Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Tìm hiểu về e learning và ứng dụng soạn bài giảng điện tử phần microsoft powerpoint trong tin học lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 59 trang )

Báo cáo thực tập

Lớp ĐHLT CNTT K59

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA KỸ THUẬT - CƠNG NGHỆ THƠNG TIN

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU E-LEARNING VÀ ỨNG DỤNG SOẠN BÀI GIẢNG
ĐIỆN TỬ PHẦN MICROSOFT POWERPOINT TRONG TIN HỌC
LỚP 3

Giáo viên hướng dẫn: TS. Đậu Mạnh Hoàn
Sinh viên thực tập:

A

Mã SV: LCQB013
Lớp : Đại học liên thơng CNTT K59

Quảng Bình, tháng 12 năm 2018
SVTH: Nguyễn Thành Trung

Trang 2

GVHD: TS. Đậu Mạnh Hoàn


Báo cáo thực tập



Lớp ĐHLT CNTT K59
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện báo cáo khố luận này để hồn thành tốt được bài
báo cáo của mình em xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới TS. Đậu Mạnh Hoàn là
người trực tiếp hướng dẫn em trong quá trình thực hiện đề tài.
Em cũng xin chân thành cảm ơn đến các thầy cơ giáo trong khoa KT-CNTT
Trường ĐH Quảng Bình đã tạo điều kiện cho em được học tập và rèn luyện tại
trường.
Em xin bày tỏ lịng biết ơn vơ hạn tới người thân và tất cả bạn bè đã ln
sát cánh bên em trong suốt q trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Trong quá trình thực tập, cũng như là trong quá trình làm bài báo cáo thực
tập, khó tránh khỏi sai sót, rất mong các thầy, cơ bỏ qua. Đồng thời do trình độ
lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo khơng thể
tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp thầy, cơ để
em học thêm được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn bài báo cáo tốt
nghiệp sắp tới.
Em xin chân thành cảm ơn!
Quảng Bình, ngày 20 tháng 12 năm 2018
Sinh viên thực tập

A

SVTH: Nguyễn Thành Trung

Trang 3

GVHD: TS. Đậu Mạnh Hoàn



MỤC LỤC
PHẦN 1: LỜI NĨI ĐẦU............................................................................................................6
3. Mục đích đề tài.......................................................................................................................8
4. Lịch sử đề tài..........................................................................................................................9
5. Phạm vi đề tài.........................................................................................................................9
PHẦN II. NỘI DUNG..............................................................................................................10
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ E-LEARNING........................................................................10
1. E-learning là gì?....................................................................................................................10
2. Lịch sử phát triển của E-Learning.........................................................................................11
3. Đặc điểm của E-learning:......................................................................................................12
4. Ưu, nhược điểm của E-Learning...........................................................................................12
5. So sánh phương pháp học tập truyền thống với phương pháp E-Learning..........................13
5.1. Phương pháp truyền thống................................................................................................14
5.2. Phương pháp E-Learning..................................................................................................14
6. E–Learning cho giáo dục ở Việt Nam..................................................................................14
7. Adobe Presenter dùng để làm gì?.........................................................................................17
8. Adobe Presenter khác PowerPoint ở điểm nào?..................................................................17
9. Presenter giúp giáo viên làm gì trong PowerPoint?.............................................................18
10. Ngồi Presenter cịn cơng cụ nào khác để tạo E-learning không?.....................................18
11. Lấy Adobe Presenter ở đâu?...............................................................................................18
CHƯƠNG II: HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ................................................19
E-LEARNING VỚI PHẦN MỀM ADOBE PRESENTER......................................................19
1. Chuẩn bị ban đầu..................................................................................................................19
1. Cách cài đặt Adobe Presenter...............................................................................................19
2. Quy trình tạo bài giảng E-learning........................................................................................20
b.Thiết kế bài giảng trên PowerPoint........................................................................................20
* Cấu trúc một bài giảng:..........................................................................................................21
3. Tiêu chuẩn một bài giảng E-learning (tiêu chí của Bộ GD).................................................21
4.1. Mục tiêu chính của việc xây dựng các bài giảng điện tử:..................................................21

4.2. Kĩ năng trình bày:..............................................................................................................22
4.3. Kĩ năng thuyết trình:..........................................................................................................22
4.5.Kĩ năng Multimedia:...........................................................................................................22
4.7. Có nguồn tư liệu phong phú liên quan đến bài học...........................................................22
4. Sử dụng phần mềm Adobe Presenter....................................................................................23
...................................................................................................................................................24
5.2.Khai báo về giáo viên (người giảng)...................................................................................24
5. Thiết lập ban đầu cho bài trình chiếu....................................................................................26
6. Thể hiện người giảng trên bài giảng khi chạy.......................................................................27
7. Biên tập âm thanh.................................................................................................................28


Báo cáo thực tập

Lớp ĐHLT CNTT K59

1.1.Ghi âm lời giảng trực tiếp vào bài giảng.............................................................................28
a)Làm thế nào để ghi được lời giảng và không bị sôi?.............................................................28
Taskbar......................................................................................................................................29
b)Ghi lời giảng như thế nào?....................................................................................................31
1.2.Chèn file audio có sẵn vào bài giảng..................................................................................32
1.3.Đồng bộ âm thanh đã chèn với từng hiệu ứng....................................................................33
1.4.Chỉnh sửa âm thanh lời giảng.............................................................................................33
8. Làm việc với Clip.................................................................................................................35
1.5.Quay hình và ghi âm trực tiếp.............................................................................................35
1.6.Chèn video (clip) vào bài giảng..........................................................................................35
* Nếu clip chèn vào khơng được thì sao?.................................................................................36
1.7.Chỉnh sửa clip.....................................................................................................................36
9. Chèn Flas vào bài giảng........................................................................................................38
10. Chèn câu hỏi tương tác.......................................................................................................38

1.8.Việt hóa phần thơng báo khi học sinh làm bài tập và chỉnh thuộc tính..............................40
1.9.Chỉnh sửa bộ câu hỏi...........................................................................................................42
* Thẻ Quiz Settings...................................................................................................................42
- Trong ngăn Settings có nhiều lựa chọn nhưng bạn chú ý câu sau:.........................................43
* Thẻ Pass or Fail Options........................................................................................................44
1.10.Tạo thêm bộ câu hỏi..........................................................................................................45
1.11.Tạo nhóm câu hỏi:.............................................................................................................47
1.12.Tạo câu hỏi cho mỗi bộ câu hỏi........................................................................................47
1.13.Tạo câu hỏi có nhiều lựa chọn (Multiple choice).............................................................49
* Thiết kế bài tập có cơng thức tốn thì sao?............................................................................51
1.14.Tạo câu hỏi đúng sai (True/Flase).....................................................................................53
1.15.Tạo câu hỏi điền khuyết (Fill-in-the-blank)......................................................................56
1.16.Câu hỏi trả lời ngắn (short answer)...................................................................................58
1.17.Câu trả lời ghép đơi (Matching)........................................................................................59
11. Đóng gói bài giảng..............................................................................................................60
12.1.Đóng gói bài giảng:...........................................................................................................60
12.2.Chạy thử bài giảng............................................................................................................61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................................62
1. Kết luận................................................................................................................................62
2. Kiến nghị:..............................................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................64

SVTH: Nguyễn Thành Trung

Trang 5

GVHD: TS. Đậu Mạnh Hoàn


Báo cáo thực tập


Lớp ĐHLT CNTT K59
PHẦN 1: LỜI NÓI ĐẦU

Trong xu hướng của thời đại hiện nay, việc áp dụng khoa học công nghệ
vào tất cả các ngành nghề, các lĩnh vực là một trong những công việc thiết thực
và cần làm để đạt được hiệu quả làm việc cũng như chất lượng hàng hóa. Các
ứng dụng của cơng nghệ thông tin đang ngày càng mở rộng và phát triển không
ngừng. Công nghệ cao đang là mục tiêu hầu hết của các quốc gia, các ngành
nghề và từng con người trên thế giới.
Hệ thống giáo dục đào tạo ở nước ta hiện nay đang là hệ thống đào tạo
truyền thống “Thầy – trò”, “giáo viên – lớp học – sinh viên”…Trên các nước
tiên tiến hiện nay, phương pháp giáo dục như vậy đang dần bị gỡ bỏ để thay thế
bởi nền giáo dục điện tử, giáo dục công nghệ E-learning. E-learning ở nước ta
hiện nay khá mới mẻ với các phương thức giảng dạy của nó.
Với đề tài tốt nghiệp “Tìm hiểu về E-learning và ứng dụng soạn bài giảng
điện tử phần Microsoft Powerpoint trong Tin học lớp 3” em xin đưa ra những
nghiên cứu về hệ thống E-learning và hướng dẫn soạn giáo án điện tử trên phần
mềm này.
Để đạt được kết quả như vậy em xin chân thành cảm ơn Khoa Kỹ thuật –
Công nghệ thông tin trường Đại học Quảng Bình đã tạo điều kiện cho em được
học tập và nghiên cứu, xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ: Đậu Mạnh Hoàn là người
đã trực tiếp tận tình hướng dẫn em hồn thành đề tài này, xin chân thành cảm ơn
các thầy cô bộ môn cùng các bạn bè đã giúp đỡ em để giúp em có được những
kết quả như hơm nay.
Với sự hạn chế về thời gian cũng như kiến thức, không thể tránh khỏi được
những thiếu sót và sai lầm, kính mong q thầy cơ cùng các bạn đóng góp ý
kiến để em hoàn thiện đề tài một cách tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


SVTH: Nguyễn Thành Trung

Trang 6

GVHD: TS. Đậu Mạnh Hoàn


Báo cáo thực tập

Lớp ĐHLT CNTT K59

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Lý do khách quan
Việc cập nhật ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào quản lý, giảng
dạy và học tập là nhân tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng trong các
nhà trường.
Hiện nay, việc đổi mới phương pháp giảng dạy thường nhấn mạnh đến việc
tự học. Ở bất cứ bộ môn nào, lĩnh vực nào kiến thức cũng lien tục thay đổi theo
những kết quả nghiên cứu mới, đáp ứng yêu cầu do cuộc sống đặt ra. Vì vậy
việc bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh là một yêu cầu rất cần thiết của
việc dạy học.
2. Lý do chủ quan
Dạy học trực tuyến E-learning đã và đang mở ra nhiều thành tựu mới trong
giáo dục. Tuy nhiên việc ứng dụng và hướng dẫn học sinh tự học qua giáo an Elearning trong nhà trường chưa được chú trọng.
Vì vậy để thực hiện nhiệm vụ của năm học là nâng cao chất lượng dạy học,
bồi dưỡng năng lực tự học của học sinh đồng thời thực hiện đẩy mạnh ứng dụng
CNTT trong dạy học – nhu cầu mà Đảng và nhà nước ta đã đặt ra, tôi đã áp
dụng giải pháp: “ỨNG DỤNG ADOBBE PRESENTER VÀO SOẠN GIÁO
ÁN E-LEARNING TRONG DẠY HỌC TIN HỌC 3”
II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1. Cơ sở lý luận
Bài giảng E-learning là sản phẩm được tạo ra từ các cơng cụ bài giảng (ví
dụ phần mềm Adobe Presenter), có khả năng tích hợp đa phương tiện
(multimedia) gồm phim (video), hình ảnh, đồ họa, hoạt hình, âm thanh….
Bài giảng E-learning khác hoàn toàn với các khái niệm: giáo án điện tử, bài
trình chiếu hoặc bài giảng điện tử (Powerpoint) thường gọi. Nếu ta soạn bài
giảng bằng Powerpoint thì phải trực tiếp sử dụng nó, cịn bài giảng E-learning là
một bài giảng hoàn toàn phụ thuộc vào tác động của người học. Bài giảng Elearning có thể dùng để học ngoại tuyến (offline) hoặc trực tuyến (online) và có
khả năng tương tác với người học có thể tự học mà không cần đến thầy dạy,
SVTH: Nguyễn Thành Trung

Trang 7

GVHD: TS. Đậu Mạnh Hoàn


Báo cáo thực tập

Lớp ĐHLT CNTT K59

không cần đến trường lớp.
Hiện nay có rất nhiều phần mềm có thể dùng soạn giáo án E-learning. Tuy
nhiên Adobe Presenter giúp chuyển đổi các bài trình chiếu Powerpoint sang
dạng tương tác multimedia, có lời thuyết minh (narration), có câu hỏi tương tác
(quizze) và khảo sát (surveys), tạo hoạt động điều khiển dẫn dắt chương trình
(animation) và tạo mơ phỏng (simulation) một cách chun nghiệp. Sau khi cài
đặt lên máy tính Adobe Presenter sẽ được gắn vào phần mềm Microsoft
Powerpoint hỗ trợ cho Microsoft Powerpoint các tính năng biên soạn bài giảng
nâng cao để tạo ra các bài giảng điện tử tuân thủ các chuẩn về E-learning.
Do vậy, việc sử dụng phần mềm Adobe Presenter để soạn giáo án Elearning là thuận lợi nhất và được nhiều người sử dụng nhất.

2. Cơ sở thực tiễn
II.1. Thuận lợi
Trong thời gian qua Bộ giáo dục đã tổ chức nhiều cuộc thi thiết kế giáo án
E-Learning. Mặt khác phần mềm Adobe Presenter được cài đặt tích hợp trên
phần mềm Microsoft Powerpoint nên có thể tận dụng các giáo án Powerpoint
sẵn có để thiết kế giáo án E-learning giúp giảm bớt được thời gian thiết kế giáo
án.
II.2. Khó khăn
Cuộc thi thiết kế giáo án E-Learning do Bộ giáo dục tổ chức trước đây có
nhiều giáo viên trong cả nước tham gia, nhưng việc thiết kế và sử dụng nó trong
nhà trường chưa được quan tâm.
Học sinh chưa quen với cách tiếp cận, tự học qua bào giảng E-learning
cũng như chưa ý thức cao trong việc học, tự đọc tài liệu để lĩnh hội kiến thức.
3. Mục đích đề tài
- Giúp học sinh bước đầu tiếp cận với giáo án E-learning, tiếp cận với cách
dạy và học trực tuyến.
- Nâng cao tính tự học, tự nghiên cứu của học sinh góp phần đổi mới
phương pháp dạy và học.
- Chia sẻ công cụ hỗ trợ cho việc soạn giáo án E-Learning đó là dùng phần
SVTH: Nguyễn Thành Trung

Trang 8

GVHD: TS. Đậu Mạnh Hoàn


Báo cáo thực tập

Lớp ĐHLT CNTT K59


mềm Adobe Presenter.
4. Lịch sử đề tài
Đề tài được viết dựa trên hiểu biết của bản thân cũng như qua tìm hiểu,
nghiên cứu thong tin trên Internet về việc khai thác các tiện ích của phần mềm
Adobe Presenter vào việc soạn giáo án điện tử phục vụ dạy và học.
5. Phạm vi đề tài
Đề tài giới thiệu cách soạn giáo án E-Learning phục vụ cho việc dạy học
cũng như giới thiệu một giải pháp về ứng dụng CNTT trong dạy học được bản
thân áp dụng trong giảng dạy Tin học 3 năm 2018 – 2019.

SVTH: Nguyễn Thành Trung

Trang 9

GVHD: TS. Đậu Mạnh Hoàn


Báo cáo thực tập

Lớp ĐHLT CNTT K59
PHẦN II. NỘI DUNG

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ E-LEARNING
E-Learning là một phương thức dạy học mới dựa trên công nghệ thông tin
và truyền thông (CNTT&TT). Với E-Learning, việc học là linh hoạt mở. Người
học có thể học bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, với bất cứ ai, học những vấn đề bản
thân quan tâm, phù hợp với năng lực và sở thích, phù hợp với u cầu cơng
việc… mà chỉ cần có phương tiện là máy tính và mạng Internet. Phương thức
học tập này mang tính tương tác cao, sẽ hỗ trợ bổ sung cho các phương thức đào
tạo truyền thống góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.

Việc nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục đào tạo là một trong những
nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của đất nước và cá nhân. E-Learning
sẽ là một phương thức dạy và học rất phù hợp trong việc đào tạo nguồn nhân lực
chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu xã hội. Mơ hình này đã tạo ra những yếu tố
thay đổi sâu sắc trong giáo dục, yếu tố thời gian và khơng gian sẽ khơng cịn bị
ràng buộc chặt chẽ, người học tham gia học tập mà không cần đến trường. Sự
chuyển giao tri thức khơng cịn chiếm vị trí hàng đầu của giáo dục, người học
phải học cách truy tìm thơng tin bản thân cần, đánh giá và xử lí thơng tin để biến
thành tri thức qua giao tiếp.
Thuật ngữ E-Learing đã trở nên quen thuộc trên thế giới trong một vài thập
kỉ gần đây. Cùng với sự phát triển của tin học và truyền thông, các phương thức
giáo dục ngày càng được cải tiến nâng cao chất lượng, tiết kiệm thời gian và tiền
bạc cho người học. Ngay từ khi mới ra đời, E-Learning đã xâm nhập vào hầu hết
các hoạt động huấn luyện và đào tạo của các nước trên thế giới, được chứng
minh qua sự thành cơng của hệ thống giáo dục hiện đại có sử dụng phương pháp
E-Learning của nhiều quốc gia như Mĩ, Anh, Nhật…
1. E-learning là gì?
E-Learning (viết tắt của Electronic Learning) là thuật ngữ mới.
Hiện nay, theo các quan điểm và dưới các hình thức khác nhau có rất nhiều
cách hiểu về E-Learning.
Hiểu theo nghĩa rộng, E-Learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học
SVTH: Nguyễn Thành Trung

Trang 10

GVHD: TS. Đậu Mạnh Hoàn


Báo cáo thực tập


Lớp ĐHLT CNTT K59

tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông, đặc biệt là
công nghệ thông tin.
Theo quan điểm hiện đại, E-Learning là sự phân phát các nội dung học sử
dụng các cơng cụ điện tử hiện đại như máy tính, mạng vệ tinh, mạng Internet,
Intranet,… trong đó nội dung học có thể thu được từ các website, đĩa CD, băng
video, audio… thơng qua một máy tính hay tivi; người dạy và người học có thể
giao tiếp với nhau qua mạng dưới các hình thức như: thư điện tử (e-mail), thảo
luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội thảo, video…
E-Learning (còn gọi là Đào tạo điện tử, Giáo dục điện tử) là một thuật ngữ
dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền
thông.

2. Lịch sử phát triển của E-Learning
Gắn với sự phát triển của CNTT và phương pháp giáo dục đào tạo, quá
trình phát triển của E-Learning có thể chia ra làm bốn thời kì như sau:
Trước năm 1983: Thời kì này, máy tính chưa được sử dụng rộng rãi,
phương pháp giáo dục “lấy giảng viên làm trung tâm” là phương pháp phổ biến
nhất trong các sở giáo dục.
Giai đoạn 1984 – 1993: Sự ra đời của hệ điều hành Window 3.1, máy tính
Mantosh, phần mềm máy tính trình chiếu PowPoint, cùng các cơng cụ phương
tiện khác đã mở ra một kỉ nguyên mới, kỉ nguyên đa phương tiện, cho phép tạo
ra những bài giảng có tích hợp âm thanh và hình ảnh dựa trên công nghệ
SVTH: Nguyễn Thành Trung

Trang 11

GVHD: TS. Đậu Mạnh Hoàn



Báo cáo thực tập

Lớp ĐHLT CNTT K59

Computer Base Training (CBT). Bài học được phân phối qua đĩa CD – ROM
hoặc đĩa mềm. Vào bất cứ thời gian nào, ở đâu người học có thể mua và tự học.
Tuy nhiên, sự hướng dẫn của GV là rất hạn chế.
Giai đoạn 1993 – 1999: Công nghệ Web được phát minh. Các chương trình
E-mail, Web, Video tốc độ thấp cùng với ngơn ngữ Web như HTML, JAVA bắt
đầu trở nên thông dụng và đã làm thay đổi bộ mặt giáo dục đào tạo bằng đa
phương tiện.
Giai đoạn 2000 - đến nay: Các công nghệ tiên tiến bao gồm JAVA và các
ứng dụng mạng IP, công nghệ truy cập mạng và băng thông Internet rộng, các
công nghệ thiết kế Web đã trở thành cuộc cách mạng trong giáo dục và đào tạo.
Ngày nay, thông qua Web, người dạy có thể hướng dẫn trực tuyến (hình
ảnh, âm thanh, các cơng cụ trình diễn) tới mọi người học. Điều này đã tạo ra một
cuộc cách mạng trong đào tạo với giá thành rẻ, chất lượng cao và hiệu quả. Đó
chính là kỉ ngun của E-Learning.
3. Đặc điểm của E-learning:
Dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. Cụ thể hơn là công nghệ
mạng, kĩ thuật đồ họa, kĩ thuật mơ phỏng, cơng nghệ tính tốn…
Hiệu quả của E-Learning cao hơn so với cách học truyền thống do eLearning có tính tương tác cao dựa trên multimedia, tạo điều kiện cho người học
trao đổi thông tin dễ dàng hơn, cũng như đưa ra nội dung học tập phù hợp với
khả năng và sở thích của từng người.
E-Learning đang trở thành xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức. Hiện
nay, E-Learning đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nước trên thế
giới với rất nhiều tổ chức, công ty hoạt động trong lĩnh vực e-Learning ra đời.
4. Ưu, nhược điểm của E-Learning
* Ưu điểm:

- Không bị giới hạn bởi không gian và thời gian: sự phổ cập rộng rãi của
internet đã dần xóa đi khoảng cách về thời gian và không gian cho E-Learning.
Người học có thể chủ động học tập, thảo luận bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu.
- Tính hấp dẫn: Với sự hỗ trợ của công nghệ multimedia, những bài giảng
SVTH: Nguyễn Thành Trung

Trang 12

GVHD: TS. Đậu Mạnh Hoàn


Báo cáo thực tập

Lớp ĐHLT CNTT K59

tích hợp text, hình ảnh minh họa, âm thanh làm tăng thêm tính hấp dẫn của bài
học.
- Tính linh hoạt: Người học có thể tự điều chỉnh quá trình học, lựa chọn
cách học phù hợp nhất với hồn cảnh của mình.
- Tính cập nhật: Nội dung bài học thường xuyên được cập nhật và đổi mới
nhằm đáp ứng tốt nhất và phù hợp nhất với người học.
- Học có sự hợp tác, phối hợp: Người học có thể dễ dàng trao đổi thơng tin
với nhau, với giảng viên qua các diễn đàn (forum), hội thoại, trực tuyến (chat),
thư từ (e – mail)…
- Tâm lí dễ chịu: Mọi rào cản về tâm lí giao tiếp của cả người dạy và người
học dần dần bị xóa bỏ, mọi người tự tin hơn trong việc trao đổi quan điểm.
- Các kĩ năng làm việc hợp tác, tự điều chỉnh để thích ứng của người học sẽ
được hồn thiện khơng ngừng.
Do đó, khi đến với E-Learning, mọi thành phần, khơng phân biệt trình độ,
giới tính tuổi tác đều có thể tìm cho mình một hướng tiếp cận khác nhau với vấn

đề mà không bị ràng buộc trong một khuôn khổ cụ thể nào (cá nhân hoặc người
học).
* Nhược điểm:
- Sự giao tiếp cần thiết giữa người dạy và người học bị phá vỡ. Người học
sẽ không được rèn kĩ năng giao tiếp xã hội.
- Đối với những môn học mang tính thực nghiệm, E-Learning khơng thể
đáp ứng u cầu môn học, không rèn được cho người học thao tác thực hành thí
nghiệm, kĩ năng nghiên cứu thực nghiệm.
5. So sánh phương pháp học tập truyền thống với phương pháp ELearning

SVTH: Nguyễn Thành Trung

Trang 13

GVHD: TS. Đậu Mạnh Hoàn


Báo cáo thực tập

Lớp ĐHLT CNTT K59

5.1. Phương pháp truyền thống
Giáo viên

Truyền đạt kiến thức

Soạn
bài
giảng


Giảng
dạy

Kiểm
tra

Quản lý học sinh

Giải
đáp

Quản
lý lớp
học

Quản
lý việc
học

5.2. Phương pháp E-Learning
Tổ chức quản lý
học tập

E-Learning
Người học
Học tập, trao đổi
và thực hành

Tổ chức biểu
diễn tri thức

Thể hiện tri thức
trên máy tính

6. E–Learning cho giáo dục ở Việt Nam
* Những chủ trương và giải pháp lớn
CNTT đối với giáo dục Việt Nam phát triển mạnh mẽ khi bước vào thế kỉ
21. Chỉ thị 58 – CT/TW ngày 17/02/2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng
dụng và phát triển CNTT phục vụ cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa,
nêu rõ “Đẩy mạnh cơng nghệ thơng tin trong cơng tác giáo dục và đào tạo ở các
cấp học, bậc học, các ngành học. Phát triển các hình thức đào tạo từ xa phục vụ
cho nhu cầu học tập của toàn xã hội. Đặc biệt, tập trung phát triển mạng máy
tính phục vụ cho giáo dục và đào tạo, kết nối mạng internet tất cả các cơ sở giáo
dục và đào tạo”.
Thực hiện Chỉ thị số 29 (năm 2001) về việc tăng cường ứng dụng công
nghệ thông tin trong giai đoạn giáo dục 2002 – 2003 và Chỉ thị số 55 (năm
SVTH: Nguyễn Thành Trung

Trang 14

GVHD: TS. Đậu Mạnh Hoàn


Báo cáo thực tập

Lớp ĐHLT CNTT K59

2008) về việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giai đoạn giáo
dục 2008 – 2012, trong những năm qua, hạ tầng CNTT trong ngành giáo dục
được đầu tư mạnh mẽ với việc hồn thành “mạng giáo dục Edunet” năm 2010
(chương trình hợp tác giữa Bộ giáo dục và đào tạo với tập đồn viên thơng qn

đội viettel), kết nối Internet băng thông rộng đến tất cả các cơ sở giáo dục từ
mầm non đến đại học. Nhiều trường đại học, cao đẳng đã trang bị hạ tầng
CNTT, thiết bị dạy học hiện đại và từng bước triển khai E-Learning. Một số
khóa học trực tuyến, dạy học qua mạng được mở ra.
Chủ trương của Bộ giáo dục và Đào tạo trong giai đoạn tới là tích cực triển
khai các hoạt động xây dựng một xã hội học tập mà ở đó mọi công dân (từ
THPT, SV, các tầng lớp người lao động…) đều có cơ hội được học tập, bất cứ
lúc nào (any time), bất cứ nới đâu (any where) và học tập suốt đời (life long
learning). Để thực hiện được mục tiêu trên, E-Learning có một vai trị chủ đạo
trong việc tạo ra một môi trường học tập ảo.
* Một số khó khăn khi triển khai E – Learning ở Việt Nam.
- Một là: Về xây dựng nguồn tài nguyên bài giảng: Để soạn bài giảng ELearning có chất lượng địi hỏi tốn nhiều công sức của giảng viên. Hiện nay chế
độ hỗ trợ chưa phù hợp với công sức bỏ ra để soạn bài giảng E- Learning, vì vậy
chưa khuyến khích được giảng viên. Đời sống của giảng viên gặp nhiều khó
khăn, áp lực thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục… hậu quả là giảng viên
khơng có thời gian đầu tư cho E-Learning. Nhiều giảng viên giỏi về chuyên môn
và khả năng sư phạm, sử dụng phần công nghệ (ghi hình, thu âm, sử dụng phần
mềm) cịn hạn chế nên chưa phát huy được đội ngũ này.
- Hai là: Về phía người học: Học tập theo phương pháp E-Learning địi hỏi
người học phải có tinh thần tự học, do ảnh hưởng của cách học thụ động truyền
thống, tâm lí học phải có thầy (khơng thầy đố mày làm nên), nội dung quá tải tại
trường… dẫn đến việc tham gia học E-Learning chưa trở thành động lực học
tập. Nhiều sinh viên nghèo, nhất là ở vùng sâu vùng xa, chưa thể trang bị máy vi
tính kết nối Internet, nhiều thơng tin trên mạng Internet dẫn đến gia đình lo lắng
khi con em mình vào mạng cũng là lí do hạn chế E-Learning.
SVTH: Nguyễn Thành Trung

Trang 15

GVHD: TS. Đậu Mạnh Hoàn



Báo cáo thực tập

Lớp ĐHLT CNTT K59

- Ba là: Về cơ sở vật chất: Địi hỏi phải có hạ tầng CNTT đủ mạnh, có
đường truyền cáp quang, xây dựng Website trường học và Website E-Learning
hồn chỉnh chi phí cao, nếu không tận dụng hết khả năng của Web sẽ gây lãng
phí.
- Bốn là: Về nhân lực phục vụ Website E – Learning: Cần có cán bộ
chuyên trách phục vụ sự hoạt động của hệ thống E-Learning. Tuy nhiên, theo
quy định hiện tại chưa có cơ hế hoạt động này ở các trường.
* Đề xuất giải pháp
Trên những cơ sở bước đầu và thực trạng E-learning của sinh viên Việt
Nam chúng tôi đề xuất giải pháp sau:
- Thứ nhất: Về nhận thức: Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường đại học và
cao đẳng, các cơ sở giáo dục cần xác định E-Learning là một chiến lược trong
giáo dục mới hướng tới xã hội học tập. Cần triển khai, tuyên truyền, nhân rộng
E-Learning khơng chỉ có ngành giáo dục mà cịn với toàn xã hội. Bộ và các
trường tăng cường hợp tác doanh nghiệp trong việc xây dựng các Website ELearning của các nước.
- Thứ hai: Tăng cường tập huấn về phương pháp, kĩ năng, sử dụng tổng
hợp nhiều hợp phần để tạo bài giảng E-Learning.
- Thứ ba: Đầu tư trang thiết bị, hỗ trợ kinh phí cho giảng viên trong việc
tạo bài giảng.
- Thứ tư: Các trường phổ hướng đến online hóa trường học bao gồm
online về quản lí, điều hành, tác nghiệp và online về dạy học. Website trường
học phải trở thành địa chỉ thân thiện với cán bộ, giảng viên, học viên và sinh
viên. Hướng dẫn phương pháp tự học, học tập và trao đổi qua mạng cho người
học. Đây là kĩ năng cần thiết để học tập ở các trường ĐH và giáo dục nghề

nghiệp.
- Thứ năm: Vai trò của giảng viên là rất quan trọng trong việc triển khai ELearning. Vì vậy, giảng viên khơng chỉ nắm bắt được phương pháp học tập mà
còn là người tạo ra bài giảng phục vụ cho giảng dạy, các bài giảng E-Learning
phục vụ cho tự học của người học. Phải có hình thức đào tạo đội ngũ giảng viên
SVTH: Nguyễn Thành Trung

Trang 16

GVHD: TS. Đậu Mạnh Hoàn


Báo cáo thực tập

Lớp ĐHLT CNTT K59

đáp ứng yêu cầu dạy học hiện đại nhất: như có khả năng ứng dụng CNTT vào
dạy học, có khả năng sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, và quan trọng
hơn cả là năng lực tự học, tự nghiên cứu khoa học. Vì đó là nền tảng quan trọng
để người giảng viên không bị tụt hậu so với thời đại.
Như vậy, E-Learning có nhiều ưu điểm hơn so với phương pháp dạy học
truyền thống, tạo ra được một môi trường rất tốt phục vụ cho phương pháp dạy
học tương tác, cá nhân hóa người học. Tuy vậy, với những nhược điểm nêu trên,
E – Learning cũng không phải là một giải pháp hồn hảo và cũng khơng thể thay
thế hồn tồn phương pháp học truyền thống.
Vì vậy, một giải pháp kết hợp là sử dụng E – Learning và những phương
pháp giảng dạy truyền thống song song. Người học có thể thực hiện mọi hoạt
động học tập có thể trên E-Learning, tham gia như đang học trên một khóa học
thực sự. Trừ giờ thực hành, thí nghiệm sẽ phải lên phịng thí nghiệm để tiếp cận
thực sự với cơng việc. Ngồi ra, có thể gặp giảng viên trong một số buổi để thảo
luận, trao đổi và giải quyết một số vấn đề nhằm mục đích rèn luyện kĩ năng giao

tiếp xã hội.
E-Learning đang là xu hướng chung của giáo dục thế giới. Việc triển khai
E-Learning trong giáo dục đào tạo là một xu hướng tất yếu nhằm đưa giáo dục
Việt Nam tiếp cận với giáo dục thế giới.
7. Adobe Presenter dùng để làm gì?
Giúp chuyển đổi các bài trình chiếu powerpoint sang dạng tương tác
multimedia, có lời thuyết minh (narration), có thể câu hỏi tương tác (quizze) và
khảo sát (surveys), câu hỏi phân loại (graded), tạo hoạt động điều khiển dẫn dắt
chương trình (animation), và tạo mơ phỏng (simulation) một cách chun
nghiệp.
Adobe Presenter tạo ra bài giảng điện tử tương thích với chuẩn quốc tế về
E-Learning là AICC, SCORM 1.2, and SCORM 2004.
8. Adobe Presenter khác PowerPoint ở điểm nào?
Powerpoint thuần túy là để trình chiếu, cần phải có người dẫn chương trình
và thuyết minh (giáo viên, báo cáo viên). Powerpoint rất mạnh và mềm dẻo
trong việc soạn thảo.
Adobe Presenter đã biến Powerpoint thành công cụ soạn bài giảng
SVTH: Nguyễn Thành Trung

Trang 17

GVHD: TS. Đậu Mạnh Hoàn


Báo cáo thực tập

Lớp ĐHLT CNTT K59

E- Learning, có thể tạo bài giảng để học sinh tự học, có thể ghi lại lời
giảng, hình ảnh bạn giảng bài, chèn các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash,

chèn các hoạt động ghi lại từ bất cứ phần mềm nào khác qua flash, có thể đưa
bài giảng lên giảng trực tuyến
9. Presenter giúp giáo viên làm gì trong PowerPoint?
- Giúp dễ dàng tạo ra các bài trình chiếu từ các slide trên Powerpoint thành
bài giảng điện tử tương tác tuân thủ theo chuẩn e-learning và có thể dạy và học
qua mạng.
- Cho phép chèn flash lên bài giảng.
- Cho phép ghi âm thanh, hình ảnh, video và đưa lên bài giảng
- Cho phép chèn các câu hỏi tương tác (bao gồm cả câu hỏi trắc nghiệm)
lên bài giảng.
- Cho phép xuất bài giảng (tuân thủ các chuẩn e-learning như SCORM,
AICC) ra nhiều loại định dạng khác nhau như là: website, đĩa CD và đưa lên hệ
thống Adobe Connect Pro để có thể dạy và học trực tuyến)
Adobe Presenter sau khi cài đặt sẽ chạy cùng phần mềm Mirosoft
Powerpoint. Tuy nhiên, Presenter vẫn chưa nhúng được trên phần mềm
Presentation của bộ OpenOffice
10. Ngồi Presenter cịn cơng cụ nào khác để tạo E-learning không?
Adobe Presenter mới chỉ là phần mềm giúp Powerpoint. Chúng tơi giới
thiệu trước tiên là vì tính đơn giản, tiện lợi. Ngồi Adobe Presenter ra, cịn có
nhiều phần mềm soạn bài giảng điện tử khác. Đây là một vài thí dụ:
- Adobe Captivate, phần mềm soạn bài giảng e-Learning độc lập, khá đắt.
Họ cũng cho tải về dùng thử 30 ngày. Adobe Authoware là công cụ e-Learning
rất nổi tiếng.
- Daulsoft Lecture Maker là công cụ soạn bài giảng Multimdia. Dễ dùng
và giá thích hợp.
- Microsoft Producer và LCDS: Miễn phí, tải về từ Internet.
- Camtasia của Techsmith: Công cụ ghi Multimedia và ghi tiến trình hoạt
động Powerpoint
11. Lấy Adobe Presenter ở đâu?
Ngày nay phần mềm này đang phổ biến, bạn có thể tải về từ: www.adobe.com

SVTH: Nguyễn Thành Trung

Trang 18

GVHD: TS. Đậu Mạnh Hoàn


Báo cáo thực tập

Lớp ĐHLT CNTT K59

CHƯƠNG II: HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
E-LEARNING VỚI PHẦN MỀM ADOBE PRESENTER
1. Chuẩn bị ban đầu
+ Máy tính xách tay có webcam và micro hoặc máy tính để bàn thì bạn có
thể mua webcam rời (hiện nay có thiết bị webcam gắn sẵn micro).
+ Phần mềm Presenter cài đặt cùng với chương trình PowerPoint.
+ Soạn bài trình chiếu bằng PowerPoint (nên sử dụng bài có sẵn để biên tập
lại).
+ Ảnh của báo cáo viên (giáo viên trực tiếp giảng).
+ Các clip, tranh ảnh và thí nghiệm ảo cần thiết cho việc thiết kế bài giảng.
1. Cách cài đặt Adobe Presenter
Tải phần mềm Adobe Presenter tại địa chỉ www.adobe.com
Sau khi cài đặt, nháy chuột vào chữ Adobe Presenter trên Menu của
Powerpoint. Kết quả hiện ra bảng điều khiển như sau:
Phiên bản 6.0

SVTH: Nguyễn Thành Trung

Phiên bản 7.0


Trang 19

GVHD: TS. Đậu Mạnh Hoàn


Báo cáo thực tập

Lớp ĐHLT CNTT K59

2. Quy trình tạo bài giảng E-learning.
a.

Tạo thư mục ban đầu cho việc chứa thiết kế bài giảng

Bạn phải thực hiện thao tác này để sau này để tránh việc sau này có chỉnh
sửa lại thì cịn bộ thiết kế gốc để làm.
Ví dụ bạn tạo thư mục trong ổ D với thư mục là tên bài của bạn (ví dụ: Bài
Người bạn mới của em) thì tạo thư mục là “Nguoi ban moi cua em”.
Mở ổ D (Mycomputer\D) chuột phải vào phần trống chọn New chọn
Folder
Khi được thư mục bạn tiến hành đặt tên: Chuột phải vào thư mục vừa tạo
chọn Rename gõ tên thư mục vào (ví dụ: TINHOC3-Nguoi ban moi cua em, tên
thư mục khơng nên gõ có dấu)
Tiếp đó bạn cho tất cả những gì cần thiết cho việc biên tập giáo án vào thư
mục
vừa tạo.

Ta thấy hình trên là một ví dụ cho thư mục chứa bài giảng mà chúng ta
chuẩn bị biên tập.

b. Thiết kế bài giảng trên PowerPoint.
Dùng phần mềm PowerPoint thiết kế bài giảng bình thường nhưng có một
số chú ý sau đây:
- Chỉ thiết kế với các kênh chữ và kênh hình (dạng tranh và ảnh), cịn clip
và audio thì dùng phần mềm Presenter để đưa vào sau.
- Nên dùng nền trắng chữ đen, phông chữ nên dùng Arial (mã nguồn
SVTH: Nguyễn Thành Trung

Trang 20

GVHD: TS. Đậu Mạnh Hoàn


Báo cáo thực tập

Lớp ĐHLT CNTT K59

Unicode); cỡ chữ 24 hoặc to hơn.
- Cấu trúc Slide như sau:
Tiêu đề bài dạy
Tên đề mục

Nội dung của đề mục

(nơi có thể chứa video
hoặc hình minh họa)
Chú ý rằng phần nội dung của từng đề mục chỉ cần đưa ra nội dung của đề
mục đó khơng cần lưu giữ nội dung đã giảng ở slide trước để học sinh đi vào
trọng tâm hơn. Một số hiệu ứng khơng cần thiết bạn có thể bỏ qua mà đưa nội
dung lên màn hình ln.

Các hiệu ứng click chuột vào nút như phần trị chơi khơng thực hiện được
khi bạn đóng gói, cho nên cần tư duy tạo phương án khác.
* Cấu trúc một bài giảng:
a. Trang mở đầu: Có tên bài và tên tác giả, thông tin về tác giả, thông báo
copyright (bản quyền) nếu thấy cần, giống như trang đầu của bài giảng
PowerPoint thường làm.
b. Tạo các trang phân cách chủ đề nếu bài quá dài (xem phần trên). Tạo các
câu hỏi tương tác (quizze) giúp người học chủ động, hứng thú theo dõi bài giảng
(câu hỏi không nhất thiết cứ phải cho điểm). Sử dụng đa phương tiện để truyền
tải bài giảng: âm thanh, video, hình ảnh...
c. Trang thể hiện nội dung tồn bài giảng.
d. Tài liệu tham khảo: có thể là tài liệu .doc, có thể là đường link tới trang
web hay các hình ảnh. Thường nằm ở trang gần kết thúc.
e. Trang kết thúc: Cám ơn.
3. Tiêu chuẩn một bài giảng E-learning (tiêu chí của Bợ GD)
4.1. Mục tiêu chính của việc xây dựng các bài giảng điện tử:
a. Giúp người học hiểu bài dễ hơn, chính xác hơn.
b. Đề cao tính có thể tự học nhờ bài giảng điện tử, đáp ứng tính cá thể trong
học tập.
SVTH: Nguyễn Thành Trung

Trang 21

GVHD: TS. Đậu Mạnh Hoàn


Báo cáo thực tập

Lớp ĐHLT CNTT K59


c. Giúp người học có thể tự học ở mọi nơi, mọi lúc.
4.2. Kĩ năng trình bày:
- Mầu sắc khơng lịe loẹt.
- Khơng có âm thanh ồn ào, nhạc nổi lên lia lịa.
- Chữ đủ to, rõ, không bé quá.
- Không ghi nhiều chữ chi chít.
- Mỗi slide nên có tít chủ đề.
- Có slide ngăn cách khi chuyển chủ đề lớn.
4.3. Kĩ năng thuyết trình:
- Tránh khơng thao thao bất tuyệt từ đầu đến cuối,
- Hãy đặt câu hỏi trao đổi, khuyến khích người học phát biểu.
- Trước khi đi thuyết trình, giảng bài, cần tìm hiểu đối tượng nghe giảng là
ai ? tâm lý và mong muốn có họ? Cố gắng hãy nói cái họ cần hơn là nói cái
mình có.
4.4. Đáp ứng tiêu chí tự học:
- Có nội dung phù hợp.
- Có tính sư phạm.
4.5.Kĩ năng Multimedia:
a) Có âm thanh
b) Có video ghi giáo viên giảng bài.
c) Có hình ảnh, video clips minh họa về chủ đề bài giảng.
d) Công nghệ: Chuẩn SCORM, AICC, cơng cụ dễ dùng, có thể online hay
offline… (Giải quyết vấn đề mọi lúc, mọi nơi).
4.6. Soạn các câu hỏi:
Các câu hỏi ở đây không phải là để thi cử, lấy điểm. Các câu hỏi được xây
dựng nhằm kích thích tính động não của người học, thực hiện phương châm lấy
người học làm trung tâm, chú trọng tính chủ động. Có những nội dung khơng
nên giảng ln, mà chuyển sang thảo luận, trả lời câu hỏi gợi ý.
4.7. Có nguồn tư liệu phong phú liên quan đến bài học.
Tài liệu, website tham khảo để người học tự chủ đọc thêm.

SVTH: Nguyễn Thành Trung

Trang 22

GVHD: TS. Đậu Mạnh Hoàn


Báo cáo thực tập

Lớp ĐHLT CNTT K59

Tuy nhiên cũng nên tránh việc trích dẫn tràn lan.
4. Sử dụng phần mềm Adobe Presenter
5.1.Thiết lập ban đầu cho bài giảng điện tử
Nhấn vào nút lệnh

sẽ cho màn hình sau:

Đặt title (Tiêu đề) và Themes (giao diện) phù hợp sau đó chọn sang thẻ
Playback

Sau khi lựa chọn thích hợp các chỉ mục trên thì chuyển sang thẻ Quality để
hiệu chỉnh chất lượng cho âm thanh và phim ảnh (nên để chế độ mặc định là phù
hợp nhất)
SVTH: Nguyễn Thành Trung

Trang 23

GVHD: TS. Đậu Mạnh Hoàn



Báo cáo thực tập

Lớp ĐHLT CNTT K59

Cuối cùng chọn thẻ Attackment để đính kèm thêm tài liệu văn bản hoặc
bảng tính bằng nút lệnh

. Khi này một hộp thoại sẽ xuất hiện cho phép

người dùng lựa chọn tệp tin từ bất cứ nguồn tài nguyên nào (trên máy, trên
website khác).
Click vào đây để lựa chọn
đối tượng cần chèn thêm.
File: Tệp tin trên máy
Link: Tệp tin từ website
khác

5.2.Khai báo về giáo viên (người giảng).
Từ thực đơn Adobe Presenter bạn chọn

Prefernces lúc đó một hộp

thoại xuất hiện.
Trên thẻ Presenters bạn chọn Add… lúc này xuât hiện một hộp thoại tiếp
theo bạn tiến hành điền thông tin:
SVTH: Nguyễn Thành Trung

Trang 24


GVHD: TS. Đậu Mạnh Hoàn


Báo cáo thực tập

Lớp ĐHLT CNTT K59

Ví dụ minh họa

SVTH: Nguyễn Thành Trung

Trang 25

GVHD: TS. Đậu Mạnh Hoàn


Báo cáo thực tập

Lớp ĐHLT CNTT K59

Cuối cùng nhấn OK.
Sau khi nhấn OK bạn muốn chỉnh sửa thơng tin thì nháy nút Edit ở hộp
thoại đầu, hoặc muốn xóa thơng tin thì chọn Delete.
5. Thiết lập ban đầu cho bài trình chiếu
Trên thực đơn Adobe Presenter bạn chọn Presenter Settings xuất hiện
hộp thoại dưới đây:

Bạn chọn thẻ Appearance:
- Bạn gõ tiêu đề bài giảng vào ngăn Title
SVTH: Nguyễn Thành Trung


Trang 26

GVHD: TS. Đậu Mạnh Hoàn


×