Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Đăng ký kết hôn thực tiễn tại uỷ ban nhân dân phường quyết thắng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (624.49 KB, 34 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

PHẠM QUANG ANH

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐĂNG KÝ KẾT HÔN – THỰC TIỄN TẠI ỦY
BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG QUYẾT THẮNG

Kon Tum, tháng 5 năm 2020


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐĂNG KÝ KẾT HÔN – THỰC TIỄN TẠI ỦY
BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG QUYẾT THẮNG

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
SINH VIÊN THỰC HIỆN
LỚP
MSSV

:
:
:
:

CHÂU THỊ NGỌC TUYẾT
PHẠM QUANG ANH


K10LK1
16152380107004

Kon Tum, tháng 5 năm 2020


MỤC LỤC
LỜI NĨI ĐẦU .................................................................................................................... 1
1.Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................. 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 2
3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 2
4. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................... 2
CHƯƠNG I.TỔNG QUAN VỀ UBND PHƯỜNG QUYẾT THẮNG ......................... 3
1.1... Sự hình thành và phát triển của UBND phường Quyết Thắng và phường Quyết
thắng. ................................................................................................................................... 3
1.2. Điều kiện kinh tế và xã hội ......................................................................................... 4
1.2.1. Về kinh tế............................................................................................................... 4
1.2.2. Về xã hội ................................................................................................................ 5
11.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của UBND phường Quyết Thắng. ....................................... 6
1.4. Nội quy, quy chế làm việc của UBND phường Quyết Thắng ................................. 7
1.5. Khái quát về quá trình thực tập ................................................................................ 7
CHƯƠNG II.CƠ SỞ LÝ LUẬN KẾT HÔN VÀ ĐĂNG KÝ KẾT HƠN ..................... 8
2.1. Lược sử hình thành kết hơn, khái niệm kết hơn và đăng kí kết hơn ..................... 8
2.1.1. Lược sử hình thành kết hơn theo quy định pháp luật Việt Nam ........................... 8
2.1.2. Khái niệm về kết hôn, đăng ký kết hôn ............................................................... 10
2.2. Ý nghĩa của việc đăng ký kết hôn ............................................................................ 12
2.3. Quy định của pháp luật đối với vấn đề kết hôn ..................................................... 13
2.3.1. Điều kiện kết hôn................................................................................................. 13
2.3.2. Thẩm quyền đăng ký kết hôn .............................................................................. 16
2.3.3. Thủ tục, đăng ký kết hôn. .................................................................................... 16

2.3.4. Thủ tục đăng ký kết hôn ...................................................................................... 17
2.3.5. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn ................................................. 17
2.3.6. Xử phạt vi phạm trong lĩnh vực hôn nhân .......................................................... 17
CHƯƠNG 3.THỰC TIỄN VỀ XÁC ĐỊNH ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN TẠI UBND
PHƯỜNG QUYẾT THẮNG ........................................................................................... 21
3.1. Thực tiễn đăng kí kết hơn tại phường Quyết Thắng ............................................. 21
3.1.1. Thực tiễn .............................................................................................................. 21
3.1. Thực tiễn đăng kí kết hơn của phường Quyết Thắng từ năn 1998 đến 2018 ..... 22
3.1.2. Phân tích số liệu................................................................................................... 23
3.2. Một vài thực tế về kết hôn ở UBND phường Quyết Thắng .................................. 23
3.2.1. Trường hợp 1 ....................................................................................................... 23
3.2.2. Trường hợp 2: ...................................................................................................... 24
3.3. Những thuận lợi và khó khăn trong việc đăng ký kết hôn tại UBND phường
Quyết Thắng ..................................................................................................................... 24
3.3.1. Thuận lợi:............................................................................................................. 24
3.3.2. Khó khăn: ............................................................................................................ 25
i


3.4. Kết luận ...................................................................................................................... 27
TÀI KIỆU THAM KHẢO
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯƠNG HƯỚNG DẪN

ii


LỜI NĨI ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong đời sống xã hội, các quan hệ hơn nhân và gia đình phát sinh hàng ngày vô cùng
phong phú và đa dạng. Chế độ hơn nhân và gia đình văn minh tiến bộ chính là một trong

những tiêu chí để đánh giá trình độ dân trí cũng như sự phát triển của đất nước. Nói đến
gia đình là nói đến tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là mơi trường quan
trọng hình thành và giáo dục nhân cách góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ
quốc. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội
là gia đình. Do vậy, Nhà nước ta luôn quan tâm điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia
đình. Kết hơn là cơ sở đầu tiên và quan trọng để hình thành nên một gia đình - tế bào của
xã hội. Đây là việc thiết lập nên quan hệ vợ chồng trên cơ sở tôn trọng các quy định về
đăng kí kết hơn và điều kiện kết hơn.
Đăng kí kết hơn là điều kiện bắt buộc và cần thiết để đảm bảo cho sự hợp tác và bền
vững của cuộc hôn nhân. Hiểu một cách sát thực nhất thì hơn nhân được hình thành dựa
trên tình cảm lứa đôi, hai bên nam nữ yêu thương lẫn nhau và muốn cùng nhau “về một
nhà”, cùng nhau xây dựng gia đình nhằm thỏa mãn những nhu cầu tình cảm giữa hai cá
nhân và tương trợ lẫn nhau về những nhu cầu vật chất trong đời sống hằng ngày. Bằng việc
đăng ký kết hôn, Nhà nước sẽ thừa nhận quan hệ hôn nhân, đồng thời Nhà nước luôn quan
tâm củng cố chế độ hôn nhân và đề ra những biện pháp nhằm ổn định quan hệ này. Nhà
nước ta đã xây dựng một hệ thống các quy phạm pháp luật hơn nhân và gia đình (HN&GĐ)
nhằm điều chỉnh các quan hệ HN&GĐ cho phù hợp với tính chất, đặc điểm của xã hội Việt
Nam và phù hợp với tâm tư, tình cảm của con người Việt Nam.
Qua nhiều năm hình thành và phát triển, Nhà nước ta không ngừng xây dựng và củng
cố sự nghiệp trồng người. Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện đồng bộ trên nhiều lĩnh vực,
phương diện khác nhau như kinh tế, văn hóa, giáo dục, hơn nhân - gia đình. Trong các lĩnh
vực đó, gia đình đóng vai trị quan trọng. Nhất là ở giai đoạn hiện nay, trong điều kiện nền
kinh tế thị trường, gia đình khơng cịn đơn thuần là tổ ấm của con người mà còn là một đơn
vị kinh tế thị trường. Gia đình ít nhiều bị tác động bởi những mặt tiêu cực, tích cực. Hạn
chế của nó làm cho con người chạy theo giá trị của đồng tiền. Các giá trị tốt đẹp của gia
đình, xã hội bị xem nhẹ không được chú ý, bảo vệ. Vấn đề đặt ra là cần phải xây dựng một
hệ thống văn bản pháp luật làm chuẩn mực trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Quy định
cụ thể các chức năng cho gia đình, để gia đình thực sự trở thành tế bào xã hội.
Khi thực tế xã hội phát sinh ngày càng nhiều, những quy định của pháp luật về vấn
đề này càng đáng quan tâm hơn thì việc nghiên cứu nó là điều vơ cùng cần thiết. Cơng trình

nghiên cứu giúp cho mọi người có cái nhìn tổng qt hơn về một vấn đề nóng bỏng của xã
hội, dự liệu thêm các trường hợp phát sinh, hoàn thiện hơn nữa cách khắc phục, giải quyết
các trường hợp vi phạm nhằm hướng đến một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh hơn. Nhận
thức được những vấn đề trên và qua quá trình thực tập tại UBND phường Quyết Thắng nên
em đã chọn đề tài về Đăng kí kết hơn để làm bài Báo cáo thực tập tốt nghiệp.
1


2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận về kết hơn và đăng kí kết
hơn, quy định của hệ thống pháp luật Việt Nam về đăng kí kết hôn (đặc biệt là các quy
định về kết hôn trong Luật HN&GĐ năm 2014), tình trạng đăng kí kết hơn của UBND
phường Quyết Thắng từ năm 1998 đến năm 2018. Thực tiễn về việc thực hiện việc nâng
cao tỉ lệ đăng kí kết hơn đúng pháp luật tại phường.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu những quy định trong pháp
luật Việt Nam hiện hành về vấn đề đăng kí kết hơn dưới nhiều góc độ khác nhau. Báo cáo
sẽ chủ yếu đề cập đến các vấn đề lý luận xung quanh khái niệm đăng kí kết hơn cũng như
thực tiễn đăng kí kết hơn tại UBND phường Quyết Thắng. Từ đó, tìm ra những điểm bất
cập và đưa ra các phương hướng giải quyết phù hợp với địa phương.
3. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính sau đây:
- Phương pháp liệt kê: Liệt kê các quy định của pháp luật quy định về vấn đề đăng kí
kết hơn theo Luật HN&GĐ năm 2014.
- Phương pháp so sánh: So sánh sự khác nhau về tình hình thực tiễn kết hơn và đăng
kí kết hơn giữa các năm
- Phương pháp phân tích: Phân tích chi tiết từng nội dung của vấn đề kết hôn và đăng
ký kết hôn tại UBND phường Quyết Thắng ; phân tích tình hình đăng ký kết hôn của
phường qua các năm (Từ năm 1998 đến 2018).
- Phương pháp tổng hợp: Sau khi nghiên cứu các vấn đề được triển khai và đưa ra kết
luận cho từng vấn đề.

4. Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là:
- Làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề kết hôn và đăng kí kết hơn tại
UBND phường Quyết Thắng ;
- Chỉ ra những quy định trong pháp luật hiện hành và thực tiễn thực hiện việc đăng
kí kết hơn của phường Quyết Thắng ;
- Đưa ra các giải pháp, kiến nghị góp phần hồn thiện cơng tác vận động đăng kí kết
hơn tại địa phương một cách hiêu quả.
Ngồi phần mở đầu, mục lục và kết luận, bố cục nội dung của đề tài gồm có 3 chương:
Chương I: Tổng quan về UBND phường Quyết Thắng
Chương II: Cơ sở lý luận kết hôn và đăng ký kết hôn
Chương III: Thực tiễn về việc xác định điều kiện kết hôn tại UBND phường Quyết
Thắng.

2


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ UBND PHƯỜNG QUYẾT THẮNG
1.1. Sự hình thành và phát triển của UBND phường Quyết Thắng và phường Quyết
thắng.
- Tên : Ủy ban nhân dân phường Quyết Thắng-Thành Phố Kon tum
- Địa điểm trụ sở chính: Số 02 Bùi Thị Xuân, phường Quyết Thắng, thành phố Kon
Tum, tỉnh Kon Tum.
- Số điện thoại: 0603.862436; fax 0603. 862436
Trước đây, phường Quyết Thắng là vùng đất hoang sơ, rừng rậm là nơi cộng cư của
nhiều dân tộc. Trải qua nhiều biến động của lịch sử, phường Quyết Thắng đã trải qua một
quá trình hình thành, phát triển thay đổi địa giới hành chính, đến năm 1914 phường Quyết
Thắng có tên gọi là Làng Trung Lương thuộc Tổng Tân Hương là tên gọi tiền thân của
thành phố Kon Tum hiện nay. Vậy kể từ năm 1914 phường Quyết Thắng đã ổn định về địa

giới hành chính có tên gọi là Làng Trung Lương cho đến ngày giải phóng tỉnh Kon Tum
(16/3/1975).
Sau ngày giải phóng (16/3/1975), chính quyền nhân dân cấp phường (Ban quân quản)
được thành lập, kèm theo tên gọi là phường Quyết Thắng và có địa giới hành chính (bao
gồm Làng Trung Lương và Làng Võ Lâm cũ); có vị trí phía Đơng giáp với phường Thắng
Lợi, phía Tây giáp với xã Vinh Quang, phía Nam giáp với xã ChưHreng và xã Đồn Kết,
phía Bắc giáp xã ĐăkCấm, được chia thành 6 Khối
phố ( Khối phố 1, 2, 3, 4, 5, 6 ) với 25 tổ dân phố.
Ngày 06/12/1990 phường Quyết Thắng chia thành hai phường, phường Quyết Thắng
và phường Quang Trung. Hiện nay phường Quyết Thắng nằm ở trung tâm của thành phố
Kon Tum, có 16 tổ dân phố (tổ dân phố 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7,8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16).
Phường Quyết Thắng nằm vị trí trung tâm của thành phố Kon Tum, có địa hình tương
đối bằng phẳng, hình lịng chảo; phía Đơng giáp với phường Thắng Lợi và phường Thống
Nhất; phía Tây và phía Bắc giáp với phường Quang Trung; phía Nam có dịng sơng Đăk
Bla bao bọc và là ranh giới phường Lê Lợi và phường Nguyễn Trãi.
Diện tích đất tự nhiên 120,17ha (1,2017km 2 ), trong đó đất nông nghiệp: 0,42 ha;
đất phi nông nghiệp: 119,65 ha ( tính từ ngày 06/12/1990)
Cũng như những miền đất khác ở phía bắc Tây Nguyên Quyết Thắng thuộc vùng khí
hậu nhiệt đới gió mùa Tây ngun, điều kiện khí hậu phường Quyết Thắng hai mùa mưa,
nắng khá cực đoan, rõ rệt.; mùa mưa chủ yếu bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10. Mùa khô từ
tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Độ ẩm trung bình hàng năm dao động trong khoảng 78 87%, tháng thấp nhất là tháng 3 (khoảng 66%).
Nhiệt độ trung bình trong năm dao động trong khoảng 22 - 23 0 C, biên độ nhiệt độ
dao động trong ngày 8 - 9 0 C.
.
3


1.2. Điều kiện kinh tế và xã hội
1.2.1. Về kinh tế
Trước ngày 16/3/1975 phường Quyết Thắng có tên gọi là Làng Trung Lương, nền

kinh tế thấp kém. Người Ba Na làm nông nghiệp, trồng lúa, mỳ bắp, canh tác ở nương, rẫy
là chính, cơng cụ sản xuất thơ sơ, lạc hậu nên năng suất cây
trồng các loại đạt rất thấp, cịn nhiều tàn tích của nền kinh tế tự túc, tự cấp. Cây nông
nghiệp chủ yếu là lúa cạn, hoa màu trên đất rẫy và bãi bồi ven sông Đak Bla; ruộng nước
có ít, chỉ trồng được một vụ trong năm, năng suất đạt rất thấp. Về chăn nuôi gia súc (trâu,
bò, lợn), gia cầm (gà, vịt..) theo cách thả rông và dưới gầm nhà sàn. Nghề thủ công như dệt
vải, đan lát, rèn một số nông cụ như cuốc, xẻng rựa,dao...để phục vụ cho sinh hoạt gia đình
và sản xuất nơng nghiệp.Cách làm ăn của người kinh có khá hơn, một số người tập trung
làm nông nghiệp ở các làng khác với quy mơ diện tích đất rộng, tư liệu sản xuất hiện đại
hơn như máy cày... một số tập trung buôn bán kinh doanh ở chợ Kon Tum nên đời sống
kinh tế của người kinh có khá hơn người Ba Na nhưng bị thực dân phong kiến và Mỹ Diệm kìm hãm, hạn chế nên cũng khơng phát triển.
Làng Trung Lương (nay phường Quyết Thắng) là nơi tiêu thụ hàng hóa của nước
ngồi và của các tỉnh khác, hoàn toàn lệ thuộc nền kinh tế chiến tranh của thực dân và đế
quốc. Nhân dân và các dân tộc bị kìm hãm trong nền kinh tế sản xuất nơng nghiệp lạc hậu.
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hầu như khơng có;dịch vụ - thương mại bn bán nhỏ
lẻ, manh mún.
Giai đoạn 1913 đến trước ngày 16/3/1975 dưới sự điều khiển của chính quyền thực
dân Pháp hay Mỹ - Ngụy, mặc dù có sự chuyển biến trong việc xây dựng đường sá, cầu,
phát triển công nghiệp, mạng lưới thương mại, tạo nên một tầng lớp tiểu thương, tiểu chủ,
mở rộng giao thương, trao đổi hàng hóa nhưng mục đích cuối cùng đều nhằm vào phục vụ
cho lợi ích kinh tế của chúng. Đồng bào các dân tộc Làng Trung Lương khơng chẳng những
bị tước đoạt ruộng đất mà cịn bị nạn sưu cao, thuế nặng, quanh năm phải phục dịch cho
địch; lao động bị bốc lột, ruộng rẫy bỏ hoang, đời sống vốn đã khó khăn, lại càng thêm đói
khổ, cùng cực.
Ngày 16/301975, phường Quyết Thắng được thành lập, đất nước được thống nhấy,
cùng với cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, từ điểm xuất phát thấp của nền kinh tế,
với những hậu quả do chiến tranhđẻ lại hết sức nặng nề, dưới sự lãnh đạo của Đảng và
Chính quyền các cấp, phường Quyết Thắng đã từng bước khôi phục kinh tế, hàn gắn vết
thương chiến tranh, tập trung sản xuất, khai hoang phục hóa, xây dựng cánh đồng, đầu tư
thủy lợi, phát triển chăn nuôi, trồng trọt; xây dựng hệ thống công nghiệp, tiểu thủ công

nghiệp, thương mại, dịch vụ ...dần dần tháo dỡ được khó khăn. Nhất là khi thực hiện đường
lối đổi mới của Đảng (1986) trở đi và đặc biệt từ giai đoạn thành lập lại tỉnh Kon Tum
(8/1991) và tách phường Quyết Thắng thành hai phường Quang Trung, Quyết Thắng
(06/12/1990) đến nay,kinh tế phường Quyết Thắng được tỉnh, thành phố đầu tư xây dựng,
phục hồi nhanh và phát triển vượt bậc, tốc độ tăng trưởng kinh tế hành năm đạt từ 18% 20%, chuyển dịch cơ cấu đúng hướng, phù hợp với từng giai đoạn phát triển, cơ sở hạ tầng
4


từng bước được xây dựng khang trang, 100% các tuyến đường nội thị trên địa bàn phường
được thảm nhựa, 100% các con hẻm được bê tơng hóa, giao thơng thuận lợi cả hai mùa
mưa nắng... các loại hình Thương mại - Dịch vụ - Du lịch ngày càng phong phú đa dạng
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của đời sống nhân dân, thu ngân sách trên địa bàn ngày
càng tăng ( Năm 2010 là 18 tỷ đồng). Chất lượng y tế, giáo dục, văn hóa tiếp tục được nâng
lên, tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm (tỷ lệ hộ nghèo tính đến thời điểm 31/12/2013 là 0,53%)
thu nhập bình qn đầu người tăng và có tính ổn định (năm 2013 là 40.000.000
đồng/người/năm), quốc phòng - an ninh được giữ vững, ổn định. Đó là những tiền đề cần
thiết để phường Quyết Thắng tiếp tục phát triển ở những giai đoạn tiếp theo.
1.2.2. Về xã hội
Cộng đồng dân tộc Ba Na (Bahnar), Sédang đơn vị cư trú là Làng. Đó là một tổ chức
xã hội cổ truyền đơn giản và duy nhất tồn tại cho đến ngày nay. Sức mạnh của làng dựa
trên mối quan hệ chặc chẽ về dòng họ, bộ tộc tính cộng đồng và
truyền thống tự quả. Mọi người dân trong Làng đều tự giác gắn bó với nhau vì lợi ích
của cộng đồng.
Sau khi thành lập tỉnh Kon Tum (1913) chính quyền thực dân, đế quốc tiến hành
những thủ đoạn cai trị rất xa lạ với sinh hoạt dân chủ và cơ chế tự quản vốn có trong xã hội
cổ truyền, làm cho đời sống xã hội và hoạt động kinh tế của các Làng Ba Na (Bahnar),
Sédang xáo trộn nhằm mưu đồ phá vỡ cộng đồng làng, phá vỡ khối đại đồn kết, xóa bỏ
nền văn hóa cổ truyền của các dân tộc, tuy có làm cho Làng biến đổi một phần nhưng hiện
nay vẫn tồn tại cho đến nay.
Cùng với thiết chế xã hội Làng tồn tại cho đến ngày nay thì nền văn hóa cổ truyền

của người Ba Na (Bahnar), Sédang ở phường Quyết Thắng tuy có bị mai một nhưng vẫn
tồn tại trong âm nhạc, ca múa, hoa văn trang trí, phong tục tập quán, lễ hội cồng chiêng
như người Sédang tích lũy kho tàng tri thức dân gian phong phú, tiêu biểu là cách định thời
gian theo tuần trăng (lịch trăng) để triển khai việc trồng trọt trong năm và dựa vào vị trí
của mặt trời để sắp xếp cơng việc hàng ngày; Văn hóa dân gian của người Sédang đặc sắc,
thể hiện tập trung trong văn học, nghệ thuật và lễ hội. Nét nổi bậc trong tín ngưỡng cổ
truyền của người Ba Na (Bahnar) là " Vạn vật hữu linh" thế giới đa thần được
phân tầng... và chính bản sắc văn hóa dân tộc tồn tại làm cho cộng đồng Làng có sức sống
bền lâu cho đến ngày nay.
Cộng đồng người Kinh ở phường Quyết Thắng khi di cư đến sinh sống ở Làng Trung
Lương (nay phường Quyết Thắng) họ đã lập nên những làng xóm riêng như xóm Lị Kèn
(nay tổ dân phố 15), xóm Trung Lương ( nay tổ dân phố 12), xóm Huế ( tổ dân phố 10),
xóm Cá, xóm Võ Lâm...... Ở đây lối sống và nếp sinh hoạt của người Kinh vẫn giữ vững
những đặc trưng của các Làng ở đồng bằng. Những Làng của người Kinh đan xen trong
không gian sinh sống lâu đời của đồng bào các dân tộc tại chỗ.
Hầu hết các làng này là dân theo đạo Phật, khoảng 75%, số còn lại theo đạo Thiên
Chúa giáo. Đối với Làng theo đạo phật thì góp cơng xây dựng nên các ngơi chùa (Chùa
Linh Sơn Tự, tức Tổ đình Bác ái; Chùa Tỉnh hội); đối với Làng theo đạo Thiên chúa, mỗi
5


Làng đều có nhà thờ, hoặc nhà vng làm nơi sinh hoạt tín ngưỡng (nhà thờ Võ Lâm, nay
thuộc phường Quang Trung). Ở những Làng khơngtheo đạo đều có Đình làng làm nơi thờ
cúng (đình Trung Lương, đình Võ Lâm).
Tổ chức Làng vẫn là tổ chức xã hội bền vững trong thiết chế xã hội của đồng bào các
dân tộc phường Quyết Thắng. Làng là nơi cấu kết các thành viên thành một thể thống nhất.
Mọi người sống với nhan, trong tình yêu thương gia đình, nội tộc, láng giềng. Tất cả những
giá trị, tập quán văn hóa - xã hội của đồng bào vẫn được duy trì trong cộng đồng, diễn ra
song song trong đời sống xã hội bên cạnh các thiết chế văn hóa - xã hội mới do thực dân,
đế quốc thiết lập. Trong các Làng thuần nhất, từ xưa đến nay, già làng là người có uy tín,

được nhân dân tơn lên làm người đứng đầu và đại diện cho dân làng. Ở những làng người
kinh, cơ cấu tổ chức như các làng ở đồng bằng, mỗi làng đều có các chức lý trưởng, phó
lý, hương bộ, hương kiểm, hương mục, hương dịch...
Trong xã hội làng chỉ có hai tầng lớp chính, tầng lớp quần chúng lao động và tầng
lớp trên. Cơ cấu xã hội này dưới thời phong kiến, thực dân đã có những biến đổi, tầng lớp
quần chúng lao động cơ bản chiếm số đông tuyệt đối ngày càng bị nghèo khổ, bị bắt đi
11.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của UBND phường Quyết Thắng.
Đây là bộ máy trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ và mọi hoạt động của cơ sở, đảm bảo
mọi quan điểm đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước được thực hiện
một cách đúng đắn và sáng tạo tại địa phương. Nhằm thực hiện mục tiêu xây dụng xã có
kinh tế phát triển, đời sống xã hội – văn hóa phong phú lành mạnh theo định hướng xã hội
chủ nghĩa,
Dưới đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức của UBND phường quyết thắng:
Chủ Tịch UBND

Phó Chủ Tịch
UBND

Cơng an
Phường

Ban Qn
sự Phường

Văn phịng
Thống kê

Phịng Một cửa
TBXH, Địa
chính , Tư pháp

– Hộ tịch

Kế toán

1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của UBND phường Quyết Thắng
6


Theo sơ đồ ta có thể thấy, mỗi bộ phận, ban ngành đều có những chức năng và
nhiệm vụ cũng như quyền hạn cụ thể. Các bộ phận có sự liên kết, điều hành theo một hệ
thống nhất định.
1.4. Nội quy, quy chế làm việc của UBND phường Quyết Thắng
Dưới đây là nội quy, quy chế làm việc tại UBND phường Quyết Thắng
1. Ủy ban nhân dân phường làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai
trò tập thể, đề cao trách nhiệm cá nhân và tinh thần chủ động, sáng tạo của Chủ tịch, Phó
Chủ tịch, ủy viên Ủy ban nhân dân. Mỗi việc chỉ được giao một người phụ trách và chịu
trách nhiệm chính. Mỗi thành viên Ủy ban nhân dân phường chịu trách nhiệm cá nhân về
lĩnh vực được phân công.
2. Chấp hành sự chỉ đạo, điều hành của cơ quan nhà nước cấp trên, sự lãnh đạo của
Đảng ủy, sự giám sát của Hội đồng nhân dân phường; phối hợp chặt chẽ giữa Ủy ban nhân
dân phường với Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể nhân dân cùng cấp trong q trình triển
khai thực hiện mọi nhiệm vụ.
3. Giải quyết các công việc của công dân và tổ chức theo đúng pháp luật, đúng thẩm
quyền và phạm vi trách nhiệm; bảo đảm công khai, minh bạch, kịp thời và hiệu quả; theo
đúng trình tự, thủ tục, thời hạn quy định và Chương trình, kế hoạch cơng tác của Ủy ban
nhân dân phường.
4. Cán bộ, công chức phải sâu sát cơ sở, lắng nghe mọi ý kiến đóng góp của nhân
dân, có ý thức học tập để nâng cao trình độ, từng bước đưa hoạt động của Ủy ban nhân dân
phường ngày càng chính quy, hiện đại, vì mục tiêu xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh,
nâng cao đời sống nhân dân.

1.5. Khái qt về q trình thực tập
Sau khi có cơng văn của trường Đại học Đà Nẵng Phân hiệu tại Kon Tum tổ chức cho
sinh viên đi thực tập thời gian bắt đầu từ ngày 10/02/2020 đến hết ngày 10/05/2020. Bản
thân em đã liên hệ và được nhà trường cũng như đơn vị đồng ý cho thực tập tại UBND
phường Quyết Thắng,thành phố Kon Tum. Với mục đích để nâng cao khả năng vận dụng
các kiến thức đã học trong nhà trường, đặc biệt là các kiến thức, kỹ năng chuyên môn
nghiệp vụ về pháp luật áp dụng vào thực tế trong q trình thực hiện cơng việc.
Nội dung mà em chọn để làm đề tài đó là Đăng ký kết hơn mà em đã trình bày ở
phần mở đầu của đề tài. Để làm rõ thêm về các vấn đề liên quan đến Đăng ký kết hôn cũng
như thực tiễn và thực tế đăng ký kết hôn tại UBND phường Quyết Thắng từ khi thành lập
phường cho đến nay, thì em sẽ làm rõ hơn ở chương 2 và chương 3 của đề tài.

7


CHƯƠNG II
CƠ SỞ LÝ LUẬN KẾT HÔN VÀ ĐĂNG KÝ KẾT HƠN
2.1. Lược sử hình thành kết hơn, khái niệm kết hơn và đăng kí kết hơn
2.1.1. Lược sử hình thành kết hôn theo quy định pháp luật Việt Nam
Lịch sử Việt Nam đi từ hình thái xã hội đầu tiên là Công xã Nguyên thủy, tiếp theo
là gắn liền với chế độ Phong kiến kéo dài hàng nghìn năm và sau đó trở thành một nước
thuộc nửa phong kiến rồi tiến lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Ở mỗi hình thái nhà nước
khác nhau, pháp luật Việt Nam cũng có sự điều chỉnh các quan hệ xã hội trong đó có quan
hệ HN&GĐ khác nhau.
a. Quy định về đăng ký kết hôn thời phong kiến
Trước thời kỳ Pháp thuộc, nước ta tồn tại chế độ quân chủ, tất cả quyền lực tập trung
vào tay vua. Xã hội phong kiến Việt Nam có những quan niệm riêng về hơn nhân và đã đặt
ra các điều kiện cần thiết bắt buộc các bên nam nữ phải tuân theo khi họ kết hôn. Tiêu biểu
cho pháp luật thời kỳ này là Bộ Luật Hồng Đức (Triều Lê) và Bộ Luật Gia Long (Triều
Nguyễn). theo các Bộ luật này, về nguyên tắc, giấy chứng nhận kết hôn là một văn bằng

pháp lý đặc biệt quan trọng, gắn bó vợ và chồng các quyền và nghĩa vụ cụ thể. Nếu đã đăng
kí kết hôn mà một hoặc cả hai bên vi phạm vào các điều cấm thì bị coi là vơ hiệu có thể bị
tiêu hủy.cụ thể tại các điều từ Điều 314 cho đến Điều 339 của Bộ luật Hồng Đức có quy
định rõ rang về các điều cấm kết hôn.
b. Quy định về đăng ký kết hôn thời kỳ thực dân phong kiến
Từ năm 1858 đến năm 1945, Việt Nam là một nước nửa thuộc địa, thực dân Pháp đã
chia nước ta thành ba miền: Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Cùng với những thay đổi về
mặt hành chính, chúng cũng lần lượt ban hành những văn bản pháp luật mới trong đó có
quan hệ HN&GĐ dựa trên cơ sở của Bộ luật Dân sự Napolen 1804. Trong Bộ luật này,
quan hệ HN&GĐ được quy định tại quyển 1 - về người (Des persons) bao gồm các quy
định về chứng thư, hộ tịch, như chứng thư khai sinh, chứng thư kết hơn, chứng thư khai tử,
nơi cư trú, mất tích, hôn nhân, ly hôn, quan hệ giữa cha, mẹ, conn; quan hệ giữa cha mẹ
nuôi và con nuôi ; quyền cha mẹ, tình trạng vị thành niên, giám hộ, tự lập, tình trạng thành
niên và những người thành niên được pháp luật bảo vệ. Trên cơ sở đó thực dân Pháp và
phong kiến đã ban hành ba bộ luật ở ba miền: Bộ dân luật giản yếu Nam Kỳ ban hành năm
1883, Bộ dân luật Bắc Kỳ được ban hành năm 1931 và Bộ Hoàng Việt Trung Kỳ ban hành
năm 1939. Trong đó, đáng chú ý nhất là Bộ dân luật Bắc Kỳ vì đây là bộ luật đã phản ánh
trung thực các phong tục tập quán điều chỉnh quan hệ HN&GĐ của người Việt. Đặc biệt
là trong đó có các quy định về đăng ký kết hôn. Để được đăng ký kết hơn thì giữa nam và
nữ khơng phạm vào những điều sau :
Thứ nhất, kết hôn giữa những người thân thích, trực hệ và một số người thuộc bàng
hệ (Điều 74 Bộ dân luật Bắc Kỳ và Bộ Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật). Ngoài ra Bộ Hoàng
Việt Trung Kỳ hộ luật cịn quy định cấm kết hơn giữa chồng với con gái riêng của vợ hoặc
vợ góa với con trai riêng của chồng.
8


Thứ hai, Pháp quy định cấm lấy vợ thiếu nếu chưa lấy vợ chính (Điều 81 Bộ Dân luật
Bắc Kỳ và Điều 79 Bộ Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật)
Thứ ba, do ảnh hưởng của chế độ phong kiến mà Bộ dân luật Bắc Kỳ và Bộ Hoàng

Việt Trung Kỳ hộ luật cịn có quy định cấm kết hơn khi một trong hai bên kết hơn đang có
tang cha hoặc tang mẹ (thời kỳ chịu tang là 27 tháng) ; nếu lễ kết hôn đã làm trước khi phát
tang hay cịn gọi là cưới chạy tang thì việc kết hơn có giá trị. Nếu vợ chính chết trước thì
chồng chỉ được lấy vợ khác khi đã hết tang vợ chính (thời hạn là 1 năm) ; người vợ phải
chịu tang chồng là 27 tháng rồi mới được tái giá ; phụ nữ đã ly dị chồng chỉ được cải giá
sau thời hạn 10 tháng kể từ thời điểm ly dị chồng (Điều 84 Bộ Hoàng Việt Trung Kỳ hộ
luật và Bộ dân luật Bắc Kỳ).
Mặt khác, việc kết hôn phải đảm bảo sự tự nguyện của hai bên nam nữ kết hôn, đồng
thời phải bảo đảm được sự đồng ý của cha mẹ. Tại Điều 77 Bộ luật Bắc Kỳ quy định:
“Phàm khơng khi nào khơng có sự bằng lịng của cha mẹ mà kết hôn được”. Nếu mẹ không
bằng lịng thì cần có sự đồng ý của người cha là đủ; Nếu khơng có cha mẹ, ơng bà hoặc
khơng thể bày tỏ ý chí được thì người dưới 21 tuổi, con trai hay con gái phải có sự bằng
lịng của người giám hộ mới được kết hơn. Ngồi các việc vi phạm các điều kiện kết hơn
nói trên thì việc kết hơn cũng có thể bị xem là vơ hiệu nếu việc kết hôn không khai với hộ
lại hoặc hương bộ theo quy định của Bộ luật Bắc Kỳ và Hồng Việt Trung Kỳ hộ luật.
Nếu việc kết hơn mà do môt bên bị nhầm lẫn hoặc bị cưỡng ép thì có thể xin Tịa án
cho tiêu hơn. Sự nhầm lẫn chỉ là duyên cớ cho tiêu hôn khi nhầm từ người nọ thành người
kia hoặc người đàn bà bị lừa dối về thứ bậc vợ chính thất, thứ thất. Về người có quyền xin
Tịa án tiêu hơn, trong trường hợp người bị nhầm lẫn, người bị lừa dối kết hơn đã thành
niên thì có thể xin Tịa án cho tiêu hơn. Trong trường hợp người đó chưa thành niên thì
người có quyền xin tiêu hơn là những người có quyền ưng thuận việc kết hơn đó. Nếu việc
kết hơn khơng được ơng bà, cha mẹ đồng ý thì những người này có thể xin Tịa án cho tiêu
hơn.
c. Quy định về đăng ký kết hôn từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay.
Cách mạng tháng Tám thành công và đã mở ra một thời kỳ mới đối với hệ thống pháp
luật về HN&GĐ. Các chế định pháp lý đã dần xóa bỏ các hủ thục phong kiến lạc hậu trong
đời sống HN&GĐ nói chung và đối với các chế định kết hơn nói riêng. Năm 1959, ở nước
ta có hai luật hơn nhân cùng được ban hành. Đó là luật HN&GĐ 1959 của Quốc hội nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa (ở miền Bắc) và Luật I/59 về gia đình của chính phủ Việt Nam
cộng hịa (ở miền Nam). Và sau đó là Luật HN&GĐ năm 2000 số 22/2000/QH10 và hiện

tại là Luật HN&GĐ năm 2014. Luật HN&GĐ 2014 quy định khá chặt chẽ về điều kiện kết
hơn, theo đó, kết hơn bị xem là trái pháp luật nếu vi phạm các điều kiện sau đây :
Một là, theo Luật HN&GĐ 2014, Nam phải từ đủ 20 tuổi trở lên, Nữ phải từ đủ 18
tuổi trở lên mới được phép kết hôn. Sở dĩ Luật HN&GĐ đặt ra điều kiện trên là vì trước đó
tại nước ta, nhiều vùng dân cư (vùng sâu, vùng xa) có tập quán cho nam nữ kết hôn quá
sớm hoặc hủ tục tảo hôn, dễ dẫn đến hậu quả xấu như nguy hại cho sức khỏe phụ nữ vì
sinh nở quá sớm…
9


Hai là, việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định không được ép buộc, cưỡng
ép hay lừa dối. Như vậy, theo luật HN&GĐ 2014 việc kết hôn dựa trên cơ sở tự nguyện
tiến bộ, không phụ thuộc vào ý chí của các chủ thể khác. Đây là bước tiến quan trọng hướng
tới xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, bình đẳng và bền vững.
Ba là, người mất năng lực hành vi dân sự (NLHVDS) mà vẫn kết hôn. Những người
bị mất NLHVDS sẽ không được kết hơn, người mất NLHVDS là người khơng có khả năng
nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Nếu vào thời điểm đăng ký kết hôn, quyết định
tuyên bố của một người bị mất NLHVDS của Tịa án có hiệu lực thì việc kết hơn của họ là
trái pháp luật. Điều này đảm bảo cho lợi ích của cả hai bên, tránh trường hợp kết hôn với
người bị mất NLHVDS dẫn đến hậu quả khơng lường trước được bởi vì người mất
NLHVDS không làm chủ được suy nghĩ và hành vi của mình, chỉ cần một chút kích động
hay là một tác động nào dó cũng dẫn đến việc người chồng hoặc người vợ bị đánh đập,
nặng có thể sẽ bị mất mạng sẽ phá vỡ hạnh phúc vốn có của gia đình (Trong đó, mất
NLHVDS được quy định tại Điều 22 BLDS 2015)
Bốn là, không thuộc trường hợp cấm kết hôn sau đây: cấm kết hôn giả tạo, ly hôn giả
tạo; cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; cấm người đang có
vợ, có chồng mà kết hơn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
cấm kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dịng máu trực hệ;
giữa những nguời có họ trọng phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người
đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng

với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng cũng không được lấy nhau.
Năm là, việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực
hiện theo quy định của luật này và pháp luật về hộ tịch. Việc kết hôn không được đăng ký
theo quy định tại khoản này thì khơng có giá trị pháp lý.
Sáu là, nhà nước khơng thừa nhận hơn nhân cùng giới tính.
LHN&GĐ trải qua các thời kỳ đổi mới đã xóa bỏ được các chế độ đa thê của thời
phong kiến, lập nên trang sử mới cho chế độ hơn nhân góp phần thúc đẩy sự phát triển của
xã hội.
Như vậy, hệ thống pháp luật HN&GĐ của nhà nước ta đều ghi nhận và bảo hộ quyền
tự do kết hôn của nam, nữ; đồng thời đều quy định việc kết hơn chỉ có giá trị pháp lý khi
hai bên nam nữ tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn và thủ tục đăng ký kết hôn. Trường
hợp kết hôn vi phạm một trong các điều kiện kết hôn sẽ không phát sinh hiệu lực. Luật
cũng quy định mọi nghi thức kết hôn khác (theo tục lệ hay tôn giáo) về nguyên tắc, đều
khơng có giá trị pháp lý.
2.1.2. Khái niệm về kết hôn, đăng ký kết hôn
a. Khái niệm kết hôn:
Theo khoản 5 Điều 3 Luật HN&GĐ 2014, kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ
chồng theo qui định của pháp luật về đăng ký kết hôn và điều kiện kết hơn. Đây là cơ sở
để hình thành một hôn nhân hợp pháp và đúng pháp luật, đúng với đạo đức, quy định của
nhà nước. Là cơ sở để hình thành một gia đình tế bào của xã hội. Hôn nhân hợp pháp là
10


khi các quan hệ giữa các chủ thể đã thực hiện đúng tiêu chuẩn về điều kiện kết hôn và thực
hiện đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật, đây cũng là cơ sở để nhà nước thừa nhận
hơn nhân của đơi nam nữ. Đồng thời qua đó quy định quyền và nghĩa vụ của vợ chồng.
Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa nam và nữ, sự liên kết đó muốn hợp pháp phải được
nhà nước thừa nhận bằng sự phê chuẩn dưới hình thức pháp lí đó là đăng ký kết hơn. Đăng
ký kết hơn là sự kiện pháp lí làm phát sinh quyền và nghĩa vụ trong quan hệ vợ chồng.
Đối với xã hội có giai cấp, quan hệ hơn nhân được biểu hiện là một quan hệ xã hội,

thực chất của nó là việc xác lập quan hệ vợ chồng. Nhưng trong đó hôn nhân là sự liên kết
đặc biệt giữa một người nam và một người nữ, sự liên kết phải được nhà nước thừa nhận,
bằng dưới hình thức phê chuẩn có giá trị pháp lý. Đó là đăng ký kết hơn. Vậy kết hôn được
hiểu như thế nào?
“Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của Pháp luật về
điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn” ( Khoản 5 Điều 3, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014).
Kết hơn là điều kiện trở thành vợ chồng được sống chung với nhau nhằm mục đích
xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bền vững và hịa thuận. Do đó, Nhà nước thừa nhận
hơn nhân thông qua sự kiện công nhận việc kết hôn của đôi bên nam nữ là cơ sở pháp lý
để ghi nhận đôi bên nam nữ đã phát sinh quyền và nghĩa vụ vợ chồng. Những quyền và
nghĩa vụ đó được Nhà nước bảo hộ kể từ ngày Ủy ban nhân dân đăng ký kết hôn cho đôi
bên nam nữ. Pháp luật về hôn nhân đảm bảo thực hiện nguyên tắc tự do và tiến bộ. Nhưng
tự do hôn nhân không có nghĩa là bừa bãi, tùy tiện, tự do ngồi pháp luật. Tự do kết hôn
phải tuân thủ nghiêm chỉnh các điều kiện kết hôn theo đúng quy định của pháp luật.
b. Khái niệm đăng ký kết hôn
Đăng ký kết hôn là thể hiện việc nhà nước công nhận quan hệ hôn nhân được xác lập,
việc đăng ký kết hôn làm phát sinh quan hệ vợ chồng, mẹ con, cha con có cùng quyền và
nghĩa vụ của mỗi cá nhân trong quan hệ đó.
Theo điều 9 của luật hơn nhân và gia đình 2014 việc kết hơn phải được đăng ký và
do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của luật này và pháp luật về
hộ tịch.
Đăng ký kết hôn là yếu tố quan trọng của sự hình thành gia đình, thể hiện ý chí của
hai người, là cơ sở pháp lí của hơn nhân thực tế, đúng pháp luật, đúng quy định của nhà
nước và chủ trương đường lối, chính sách của Đảng. Đăng ký kết hơn là cơ sở để xây dựng
gia đình bền vững và hạnh phúc, là yếu tố quan trọng làm phát sinh nghĩa vụ giữa vợ và
chồng. Bên cạnh đó nó cịn thể hiện cuộc sống thể hiện sự công bằng tự nguyện, không
lừa dối, không cưỡng ép hoặc kết hơn trái pháp luật hơn nhân gia đình và đạo đức xã hội.
Đăng ký kết hôn là điều kiện đủ để có cuộc sống hơn nhân hợp pháp, trong sáng, lành
mạnh. Nhà nước ta là nhà nước xã hội chủ nghĩa, văn minh và tiến bộ vì thế nhà nước ta
ln bảo vệ hơn nhân và gia đình.

Hơn nhân hợp pháp khi việc xác lập quan hệ giữa nam và nữ tuân thủ các quy định
của pháp luật về đăng kí kết hơn và điều kiện kết hơn. Hơn nhân như vậy được nhà nước
thừa nhận. Như vậy đăng ký kết hơn là yếu tố hình thành quan hệ hôn nhân, quan hệ vợ
11


chồng, hợp pháp, đúng thủ tục, đúng quy định pháp luật. Khi đủ các điều kiện về điều kiện
kết hôn thì việc đăng ký kết hơn được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện và
đó cũng là người làm chứng cho hôn nhân hợp pháp. Từ lúc đó giữa các bên nam, nữ phát
sinh quan hệ vợ chồng, quan hệ hơn nhân. Điều đó thể hiện sự ràng buộc quyền và nghĩa
vụ giữa họ đối với nhau.
Tóm lại, muốn hôn nhân trở thành hợp pháp và được nhà nước bảo hộ. Qua đó cho ta
thấy muốn có cuộc hôn nhân không trái với quy định của pháp luật hơn nhân và gia đình
Việt Nam, đạo đức xã hội thì khơng chỉ quan tâm đến điều cần đó là điều kiện kết hơn mà
cịn phải có điều kiện đủ nữa là đăng ký kết hôn. Pháp luật nhà nước ta quy định các điều
kiện kết hôn và đăng ký kết hơn là thể hiện tính khoa học và phù hợp với điều kiện kinh tế,
văn hóa, xã hội, với truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. Sự kiện đăng ký kết hơn là cơ
sở pháp lí ghi nhận rằng: hai bên nam nữ phát sinh quyền và nghĩa vụ vợ chồng, giữa cha
mẹ, con cái và xác định rõ thời gian phát sinh quan hệ đó. Do đó, chúng ta hiểu rằng Đăng
ký kết hơn là quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đó là thủ tục bắt buộc cần phải có đầu
tiên để bắt đầu hôn nhân, là ý thức của công dân sống tuân thủ theo pháp luật một cách
trong sáng, tiến bộ và văn minh.
2.2. Ý nghĩa của việc đăng ký kết hôn
Cũng như các thủ tục pháp lý khác, đăng ký kết hôn cũng là một thủ tục pháp lý.
Đăng ký kết hôn là cơ sở để luật pháp bảo vệ quyền lợi và sự ràng buộc về nghĩa vụ của
mỗi người. Giấy đăng ký kết hôn là một loại giấy tờ hộ tịch nhân thân được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền xác nhận một người nằm trong trình trạng hơn nhân.
Sau khi đăng ký kết hôn, sẽ phát sinh quyền lợi và nghĩa vụ đối với người chồng và
người vợ. Nếu như nam nữ sống chung mà không đăng ký kết hơn thì sẽ gặp rắc rối trong
việc xác định tài sản chung và tài sản riêng, cũng như rất khó khăn để chứng minh quyền

lợi của mình.

12


2.3. Quy định của pháp luật đối với vấn đề kết hôn
2.3.1. Điều kiện kết hôn
Theo quy định tại điều 8 Luật hơn nhân và gia đình năm 2014 đó là các điều kiện
bắt buộc phải có và các điều kiện bắt buộc khơng có (Theo quy định tại Khoản 2 điều 5
Luật hơn nhân và gia đình 2014). Cụ thể :
Thứ nhất, về độ tuổi kết hôn
“Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên” (điểm a Khoản 1 Điều 8
Luật hôn nhân và gia đình 2014) là quy định của Luật hơn nhân và gia đình về độ tuổi kết
hơn. Quy định đó được đưa ra là căn cứ vào sự phát triển tâm sinh lí của con người và căn
cứ vào các điều kiện về kinh tế, văn hóa, xã hội.
Trong thực tế ở nước ta, pháp luật hôn nhân và gia đình đề cập đến vấn đề độ tuổi là
cơ sở để xác lập hôn nhân. Sự tồn tại và phát triển của gia đình phải phù hợp với quy luật
vận động của xã hội, tự nhiên và nhân loại. Điều kiện về độ tuổi cũng là yếu tố quan trọng
trong việc tồn tại của xã hội vì gia đình có hai chức năng cơ bản đó là tế bào của xã hội, là
đơn vị kinh tế trong nền kinh tế hiện nay.
Gia đình cịn có chức năng sinh đẻ nhằm duy trì nịi giống. Theo kết quả của nền y
học hiện đại đã tìm ra rằng: Nam từ 16 tuổi trở lên, nữ từ 13 tuổi trở lên đã có khả năng
sinh sản. Nhưng với độ tuổi như vậy sẽ khơng đảm bảo con sinh ra được khỏe mạnh, nịi
giống sẽ phát triển không tốt, không đảm bảo cho sức khỏe của người mẹ khi mang thai.
Bên cạnh đó, ở độ tuổi này không thể phát triển kinh tế gia đình như vậy con sinh ra sẽ
khơng đảm bảo cho nó có cuộc sống tốt. Vì vậy Luật hơn nhân và gia đình đã quy định
điều đó để đảm bảo cho cuộc sống, sức khỏe và nòi giống phát triển tốt thì nam phải từ 20
tuổi trở lên, nữ phải từ 18 tuổi trở lên. Quy định này còn thể hiện sự quan tâm của nhà nước
đối với sức khỏe của nam và đảm bảo cho người phụ nữ có thể đảm đang được trách nhiệm
làm vợ, làm chồng, làm cha, làm mẹ của mình. Đồng thời quy định này còn đảm bảo cho

con cái sinh ra được khỏe mạnh cả về vật chất lẫn tinh thần, trí tuệ để trở thành cơng dân
tốt có ích cho xã hội.
Hơn nữa căn cứ vào sự phát triển tâm sinh lý của con người khi nam nữ đạt đến độ
tuổi này có thể tham gia lao động nhằm tạo ra vật chấtt để phát triển gia đình và ni dạy
con cái. Đó cũng là một yếu tố quan trọng để đảm bảo gia đình hạnh phúc, bền vững.
Những quy định về độ tuổi kết hơn có tầm quan trọng trong việc xác lập hôn nhân, đảm
bảo cho sự tồn tại của gia đình. Tuổi kết hơn được quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 8
Luật hơn nhân và gia đình 2014, đó chỉ là độ tuổi tối thiểu mà pháp luật cho phép kết hôn.
Khi đến tuổi đúng luật định, nam và nữ muốn kết hôn vào độ tuổi nào là tùy thuộc vào
hồn cảnh,cơng tác, sinh hoạt, sở thích của mỗi người. Hiện nay nhà nước ta các cuộc vận
động dân số - kế hoạch hóa gia đình nhằm đảm bảo cho lợi ích của gia đình, xã hội và nhân
loại.
Thứ hai, sự tự nguyện của hai bên nam nữ khi kết hôn
“Việc kết hôn do nam và nữ tự quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên
nào; không ai được ép buộc hoặc cản trở” (điểm b Khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân và gia
13


đình 2014). Quy định này là một trong những điều kiện kết hơn quan trọng, nó là điều kiện
để hơn nhân có giá trị pháp lí. Hai bên nam nữ tự mình quyết định việc kết hơn thể hiện sự
đồng ý mong muốn trở thành vợ chồng phải xuất phát từ tình u chân chính để xây dựng
cuộc sống gia đình ấm no, hạnh phúc, bền vững cùng với sự giúp đỡ của gia đình, nhà nước
và xã hội. Sự tự nguyện của các bên tùy thuộc vào ý chí của họ (bên nam và bên nữ) nhưng
đảm bảo theo quy định của pháp luật. Khi sự tự nguyện đó là hoàn toàn tự nguyện, đúng
pháp luật và theo quy định tại điều 39 bộ luật Dân sự. “Nam nữ có đủ điều kiện kết hơn
theo quy định của pháp luật về hơn nhân và gia đình có quyền tự do kết hôn”.
Thực tế ta thấy rằng pháp luật quy định sự tự nguyện giữa các bên hết sức quan trọng
trong việc xây dựng và hình thành hơn nhân và gia đình. Nó quyết định cho sự tồn tại, phát
triển của gia đình và xã hội. Pháp luật quy định sự tự nguyện giữa hai bên là đảm bảo cho
họ tự do thể hiện ý chí và tình cảm khi kết hơn. Vì yếu tố đó đã làm cho mọi người trong

xã hội thấy tầm quan trọng của nó. Tự nguyện kết hôn là yếu tố để sự bền vững, tồn tại của
gia đình được lâu dài. Nhà nước thừa nhân và phát huy tinh thần tự nguyện trong hôn nhân.
Để đảm bảo cho việc kết hơn hồn tồn tự nguyện, những người muốn kết hôn phải trực
tiếp đến UBND xin đăng ký kết hôn. Trước khi trao giấy chứng nhận kết hôn phải hỏi lại
hai bên đương sự, nếu họ đồng ý mới trao giấy chứng nhận và tuyệt đối UBND cơ sở và
hai bên đương sự không được ký trước vào giấy chứng nhận kết hôn. Việc kết hôn, pháp
luật không cho phép ai được cử người đại diện và cũng không cho kết hôn vắng mặt. Pháp
luật quy định việc kết hơn phải có sự tự nguyện của hai người là nhằm đảm bảo chon nam
và nữ được thể hiện tình cảm và ý chí của mình khi kết hơn.
Do vậy đối với những người khơng có năng lực, hành vi dân sự do đang mắc bệnh
tâm thần, pháp luật cấm không cho phép họ được kết hơn. Luật hơn nhân và gia đình 2014
quy định phải có sự tự nguyện thật sự của các bên khi kết hơn nhằm xóa bỏ hồn tồn chế
độ hơn nhân cưỡng ép, ép buộc phụ thuộc vào cha mẹ của chế độ hơn nhân và gia đình
phong kiến và xây dựng chế độ hơn nhân và gia đình mới xã hội chủ nghĩa trên nguyên tắc
tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, bình đẳng, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về
mọi mặt trong gia đình.
Tóm lại, kết hơn có sự tự nguyện của các bên là nhằm để xây dựng gia đình được tồn
tại lâu dài, ấm no, hạnh phúc, bền vững. Và đó là hơn nhân hợp pháp đúng quy định của
Luật hơn nhân và gia đình Việt Nam.
Thứ ba, những trường hợp cấm kết hôn
Theo quy định tại điểm d, khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình có quy
định “Việc kết hơn khơng thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại
các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5” Các trường hợp cấm kết hôn được quy định như sau:
* Cấm kết hôn đối với người đang có vợ có chồng
Người đang có vợ, có chồng là người đang tồn tại một quan hệ hôn nhân được Nhà
nước thừa nhận bao gồm:
- Người đã kết hôn theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình và quan
hệ hơn nhân đó vẫn đang tồn tại.
14



- Người chung sống với người khác như vợ chồng từ trước ngày 3/1/1987 và đang
chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.
Như vậy, chỉ những người chưa có vợ, có chồng hoặc đã có vợ, có chồng nhưng hơn
nhân trước đã chấm dứt thì mới được phép kết hơn. Nếu người đang có vợ, có chồng mà
kết hơn với người khác hoặc người chưa có vợ, có chồng mà kết hơn với người đang có vợ
hoặc có chồng thì việc kết hơn đó là trái pháp luật. Quy định đây là một trong các trường
cấm kết hôn là nhằm bảo đảm nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng góp phần xây dựng
gia đình hịa thuận, hạnh phúc; góp phần xóa bỏ chế độ đa thê, giải phóng và nâng cao vị
thế của người phụ nữ trong xã hội.
* Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn.
Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn
theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014. Như vậy, đây là
một quy định xuất phát từ nghiên cứu y học về sự phát triển của con người Việt Nam. Do
đó, quy định này là hoàn toàn phù hợp với độ tuổi mà pháp luật quy định. Việc tảo hôn vẫn
diễn ra trên thực tế khá phổ biến, do vậy để hạn chế tình trạng này thì trước hết cần có sự
tun truyền, phổ biến pháp luật đến mọi người. Đối với các trường hợp cưỡng ép kết hôn,
lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn được coi là các trường hợp cấm kết hôn thì hồn tồn phù
hợp với điều kiện để được kết hơn là phải thể hiện ý chí tự nguyện của nam, nữ.
* Cấm kết hơn giữa những người cùng dịng máu về trực hệ; giữa những người
có họ trong phạm vi ba đời.
Những người có cùng dịng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống,
trong đó người này sinh ra người kế tiếp nhau – khoản 17 Điều 3 Luật hơn nhân và gia đình
2014. Ví dụ: Ông bà với cháu, cha mẹ với con.
Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm
cha, mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha, mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha
là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba. Vì vậy,
cấm kết hơn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời được xác định cụ thể như sau:
Cấm kết hôn giữa anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; cấm kết
hôn giữa bác ruột, chú ruột, cậu ruột với các cháu gái, bác ruột, cô ruột, dì ruột với các

cháu trai và cấm kết hơn giữa anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì với
nhau.
Quy định như trên là dựa trên kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực y học, các nhà nghiên
cứu đã chỉ rõ việc kết hôn gần gũi về huyết thống trong phạm vi trực hệ hoặc ba đời sẽ để
lại nhiều di chứng cho thế hệ đời sau. Thế hệ con cái của những cuộc hôn nhân này thường
hay mắc các bệnh về nhiễm sắc thể, tỷ lệ tử vong sau sinh cao. Điều này là nguyên nhân
làm suy giảm giống nòi, ảnh hưởng đến chất lượng dân số. Do đó, cấm kết hơn giữa những
người Ơó mối liên hệ huyết thống trong phạm vi ba đời là hồn tồn phù hợp, góp phần
duy trì và bảo tồn nòi giống, giúp thực hiện tốt chức năng của gia đình, thúc đẩy sự phát
triển của xã hội.
15


* Cấm kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha mẹ nuôi
với con nuôi; bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ,
mẹ kế với con riêng của chồng.
Ngồi việc cấm kết hơn giữa những người có quan hệ huyết thống trực hệ hoặc giữa
những người có họ trong phạm vi ba đời, Luật hơn nhân và gia đình 2014 cịn cấm kết hơn
giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng
với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của
chồng. Đây là quy định hoàn toàn phù hợp với đạo đức, văn hóa của người Việt Nam; góp
phần bảo vệ những nét đẹp mang giá trị văn hóa, truyền thống của người Việt Nam đối với
đời sống hơn nhân và gia đình, đồng thời góp phần ổn định các quan hệ hơn nhân và gia
đình.
* Cấm kết hơn giả tạo
Quy định kết hôn giả tạo là một trong các hành vi bị cấm thể hiện rõ thái độ của Nhà
nước ta trong việc bảo vệ quyền tự do kết hôn của cá nhân, góp phần xây dựng gia đình
Việt Nam tiến bộ, hạnh phúc.
2.3.2. Thẩm quyền đăng ký kết hôn
Căn cứ Điều 17 Luật hộ tịch 2014: “Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong

hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn”.
Nơi cư trú của công dân được Luật cư trú giải thích cụ thể như sau: “Nơi cư trú của
công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân
là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Mỗi công dân chỉ được đăng ký thường trú tại một chỗ
ở hợp pháp và là nơi thường xuyên sinh sống.”
Theo như quy định trên, thẩm quyền đăng ký kết hôn thuộc về Ủy ban nhân dân cấp
xã nơi thường trú hoặc tạm trú của một trong các bên thực hiện đăng ký kết hôn.
* Thẩm quyền đăng ký kết hơn có yếu tố nước ngồi
Luật Hộ tịch mới số 60/2014/QH13 có hiệu lực từ ngày 1-1-2016 thì thẩm quyền đăng
ký kết hơn có yếu tố nước ngồi do UBND huyện thực hiện. Cụ thể như sau:
“UBND cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa
công dân trong nước với người nước ngồi, giữa cơng dân trong nước với cơng dân Việt
Nam định cư ở nước ngồi, giữa cơng dân Việt Nam định cư ở nước ngồi với nhau, giữa
cơng dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngồi với cơng dân Việt Nam hoặc với
người nước ngồi.”
Trường hợp người nước ngồi cư trú tại Việt Nam có u cầu đăng ký kết hơn tại
Việt Nam thì UBND cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn.
Như vậy, thẩm quyền đăng ký kết hơn có yếu tố nước ngồi đã được chuyển từ Sở tư
pháp sang Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Sự thay đổi này sẽ giúp giảm bớt được chi phí, thời
gian cho cơng dân trong việc đăng kí kết hơn có yếu tố nước ngồi.
2.3.3. Thủ tục, đăng ký kết hôn.
Khi đăng ký kết hôn, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu;
16


- Chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước cơng dân hoặc giấy tờ khác có dán
ảnh;
- Giấy xác nhận tình trạng hơn nhân do UBND cấp xã nơi cư trú cấp.
Trường hợp đã từng kết hơn thì phải nộp thêm Quyết định ly hơn của Tịa án.

Căn cứ: Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP1
2.3.4. Thủ tục đăng ký kết hôn
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ nêu trên, các cặp đôi cần đến UBND xã,
phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên để đăng ký kết hôn.
Nếu thấy đủ điều kiện kết hôn, cán bộ tư pháp ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch. Hai
bên nam nữ ký tên vào Sổ hộ tịch và Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Đồng thời hai bên
nam, nữ cùng ký vào Sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Cán bộ tư
pháp báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
Căn cứ: Điều 18 Luật Hộ tịch 20142
2.3.5. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn
Giấy chứng nhận kết hôn được cấp ngay sau khi cán bộ tư pháp nhận được đầy đủ
hồ sơ hợp lệ và xét thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định.
Trong trường hợp nếu cần xác minh thêm các điều kiện kết hơn của hai bên nam, nữ
thì thời hạn cấp Giấy chứng nhận kết hôn không quá 05 ngày làm việc.
Nếu đăng ký kết hôn của công dân Việt Nam cư trú trong nước thì được miễn lệ phí
đăng ký kết hơn (trước đây mức lệ phí này được quy định tối đa 30.000 đồng).
2.3.6. Xử phạt vi phạm trong lĩnh vực hôn nhân
Xử phạt vi phạm trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình được quy định rõ Mọi hành
vi vi phạm pháp luật về hơn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp
luật.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền u cầu Tịa án, cơ quan khác có thẩm quyền áp
dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về hơn
nhân và gia đình.
a) Về xử phạt hành chính:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013, phạt
tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người thực hiện một trong các hành vi
sau: đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác; chưa
có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang
có chồng hoặc đang có vợ.
Người u cầu đăng ký kết hơn xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này,

nộp giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 của Luật Hộ tịch khi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân
cấp xã hoặc giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch khi đăng ký kết hôn tại UBND
cấp huyện và nộp bản chính Giấy xác nhận tình trạng hơn nhân theo quy định.
2
Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo
quy định của Luật hơn nhân và gia đình, cơng chức tư pháp - hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng
hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn; công chức
tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai
bên nam, nữ.
1

17


* Hành vi vi phạm quy định về đăng ký kết hôn và môi giới kết hôn
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sửa
chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp để làm thủ tục
đăng ký kết hôn.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cho người khác mượn giấy tờ để làm thủ tục đăng ký kết hôn; sử dụng giấy tờ của
người khác để làm thủ tục đăng ký kết hôn;
b) Sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục đăng ký kết hơn;
c) Cam đoan khơng đúng về tình trạng hôn nhân để làm thủ tục đăng ký kết hôn.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy tờ để
làm thủ tục đăng ký kết hôn.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
sau:
a) Lợi dụng việc kết hơn nhằm mục đích xuất cảnh, nhập cảnh; nhập quốc tịch Việt
Nam, quốc tịch nước ngoài;
b) Lợi dụng việc kết hôn để hưởng chế độ ưu đãi của nhà nước hoặc để thực hiện các

mục đích trục lợi khác.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi môi giới kết
hôn trái pháp luật.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2, Khoản 3 Điều
này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Khoản
4 và Khoản 5 Điều này.
* Hành vi vi phạm quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm tư vấn, hỗ trợ
hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong
các hành vi sau:
a) Không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có sự thay đổi về tên
gọi, trụ sở, người đứng đầu;
b) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp
trong hồ sơ đề nghị đăng ký thay đổi nội dung hoạt động.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy đăng ký hoạt động;
b) Không thực hiện chế độ báo cáo; không lập, quản lý hoặc sử dụng không đúng các
loại sổ sách, biểu mẫu.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng giấy tờ giả trong hồ sơ đề nghị đăng ký thay đổi nội dung hoạt động;
b) Khai không đúng sự thật trong tờ khai đăng ký hoạt động;
c) Cung cấp giấy tờ chứng minh về địa điểm đặt trụ sở không đúng sự thật;
18


d) Thay đổi tên gọi, địa điểm đặt trụ sở, người đứng đầu hoặc nội dung hoạt động mà
khơng có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi

sau:
a) Thực hiện các hoạt động tư vấn, hỗ trợ hơn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
khi chưa hoàn tất thủ tục đăng ký hoạt động;
b) Sử dụng giấy đăng ký hoạt động giả;
c) Hoạt động vượt quá phạm vi, nội dung ghi trong giấy đăng ký hoạt động;
d) Đòi hỏi tiền hoặc lợi ích vật chất khác ngoài khoản thù lao theo quy định khi thực
hiện tư vấn, hỗ trợ về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
sau:
a) Làm giả giấy đăng ký hoạt động;
b) Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi hoạt động
trong trường hợp khơng cịn đủ điều kiện hoạt động.
6. Tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành
vi hoạt động tư vấn, hỗ trợ hơn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi để trục lợi.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với các
hành vi quy định tại Khoản 3, Điểm c và Điểm d Khoản 4 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 3, Điểm b Khoản 4,
Điểm a Khoản 5 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các
Điểm a, b và d Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6 Điều này.
* Hành vi vi phạm quy định về cấp giấy xác nhận tình trạng hơn nhân
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sửa
chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp để làm thủ tục
cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hơn
nhân;
b) Cam đoan khơng đúng về tình trạng hơn nhân để làm thủ tục cấp giấy xác nhận

tình trạng hơn nhân;
c) Sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy tờ để
làm thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hơn nhân.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 2, Khoản 3 Điều này.
19


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Từ những phân tích trên về điều kiện kết hơn chúng ta có thể thấy được rằng Luật Hơn
nhân và gia đình năm 2014 đã có sự điều chỉnh và hoàn thiện các quy định của pháp luật
về điều kiện kết hôn cho phù hợp với thực tiễn nước ta so với những quy định của Luật
Hôn nhân và gia đình năm 2000. Như vậy để việc kết hôn trong thời điểm này không trái
với các quy định của pháp luật thì hai bên khi đăng ký kết hôn phải đảm bảo được đầy đủ
các điều kiện kết hôn được quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Mong
rằng những phân tích trên về điều kiện kết hôn phần nào giúp mọi người hiểu rõ về nó và
vận dụng vào thực tế và tránh được việc kết hôn trái pháp luật .

20


CHƯƠNG 3
THỰC TIỄN VỀ XÁC ĐỊNH ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN TẠI UBND PHƯỜNG
QUYẾT THẮNG
3.1. Thực tiễn đăng kí kết hơn tại phường Quyết Thắng
3.1.1. Thực tiễn
Tình trạng hơn nhân trải qua các năm đã có nhiều tiến bộ và phát triển nhưng trên địa
bàn phường vẫn xuất hiện một số cặp vợ chồng kết hơn bởi có nhiều ngun nhân khác
nhau.

Công tác tuyên truyền,phổ biến giáo dục pháp luật về hôn nhân cũng như công tác
quản lý ở địa bàn phường cịn lơi lỏng,thiếu sự quan tâm của chính quyền địa phương và
nhà nước ...nên còn xảy ra khá nhiều trường hợp vi phạm Luật hơn nhân và gia đình.
Qua việc tổng hợp, theo dõi và ghi chép các số liệu qua các năm, ta sẽ thấy rõ được
tình hình kết hơn tại phường. Qua đó, chúng ta thấy được những giải pháp nào thực sự hiệu
quả và phù hợp với địa phương.
Thực tiễn đăng ký kết hôn tại UBND phường Quyết Thắng. Dựa theo số liệu lưu trữ
hồ sơ qua các năm của cán bộ Tư pháp – Hộ tịch thì từ khi thành lập phường.

21


×