Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Đăng ký khai sinh thực tiễn tại phòng tư pháp thành phố kon tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (680.38 KB, 42 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

ĐINH THỊ THÚY

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ĐĂNG KÝ KHAI SINH - THỰC TIỄN TẠI
PHÒNG TƯ PHÁP THÀNH PHỐ KON TUM

Kon Tum, tháng 05 năm 2020


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐĂNG KÝ KHAI SINH - THỰC TIỄN TẠI
PHÒNG TƯ PHÁP THÀNH PHỐ KON TUM

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : TRƯƠNG THỊ HỒNG NHUNG
SINH VIÊN THỰC HIỆN
: ĐINH THỊ THÚY
MSSV
: 16152380107077
LỚP
: K10LK2

Kon Tum, tháng 05 năm 2020



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ..............................................................................................iv
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết ............................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................. 2
5. Bố cục ............................................................................................................................ 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ PHÒNG TƯ PHÁP THÀNH PHỐ KON TUM,
TỈNH KON TUM ............................................................................................................. 3
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN PHỊNG TƯ PHÁP THÀNH PHỐ
KON TUM, TỈNH KON TUM ........................................................................................ 3
1.1.1. Khái quát về thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum................................................ 3
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Phịng Tư pháp thành phố Kon Tum................. 4
1.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU PHÒNG TƯ PHÁP THÀNH PHỐ
KON TUM ........................................................................................................................ 5
1.2.1. Chức năng và nhiệm vụ phòng tư pháp thành phố kon tum ................................. 5
1.2.2. Cơ cấu và tổ chức Phòng Tư pháp Thành phố. .................................................... 7
1.3. CÁC QUY ĐỊNH, NỘI QUY CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ..................................... 7
1.3.1. Quy định thời gian làm việc ................................................................................. 7
1.3.2. Quy định đối với cán bộ, công chức và nhân viên cơ quan .................................. 7
1.4. GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT CHỦ ĐỀ, NỘI DUNG, CÔNG VIỆC SINH VIÊN
HƯỚNG TỚI TRONG ĐƠN VỊ THỰC TẬP................................................................ 8
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN
HÀNH VỀ ĐĂNG KÝ KHAI SINH ............................................................................. 10
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐĂNG KÝ KHAI SINH ................................................... 10
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm đăng ký khai sinh ............................................................. 10
2.1.2. Giá trị pháp giấy khai sinh ................................................................................. 12
2.1.3. Vai trò và ý nghĩa .............................................................................................. 13

2.2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH ĐĂNG KÝ KHAI SINH ..................... 14
2.2.1. Thẩm quyền đăng ký khai sinh .......................................................................... 14
2.2.2. Nội dung và thủ tục đăng ký khai sinh ............................................................... 15
2.2.3. Đăng ký khai sinh tại khu vực biên giới: ........................................................... 19
2.2.4. Đăng ký khai sinh trong trường hợp đặc biệt. .................................................... 20
2.2.5. Đăng ký lại khai sinh ......................................................................................... 22
CHƯƠNG 3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ KHAI SINH
TẠI PHÒNG TƯ PHÁP THÀNH PHỐ KON TUM ................................................... 25
i


3.1. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ KHAI SINH TẠO
PHÒNG TƯ PHÁP THÀNH PHỐ KON TUM. .......................................................... 25
3.1.1. Tình hình đăng ký khai sinh tại phịng Tư pháp thành phố. ............................... 25
3.1.2. Đánh giá hoạt động tại PTP Thành phố ............................................................. 29
3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG TẠI
PHÒNG TƯ PHÁP THÀNH PHỐ KON TUM. .......................................................... 31
KẾT LUẬN..................................................................................................................... 34
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

ii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
BLDS
ĐKKS
DTTS
BHYT

UBND

Nội dung
Bộ Luật Dân sự
Đăng ký khai sinh
Dân tộc thiểu số
Bảo hiểm y tế
Uỷ Ban Nhân Dân

iii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
Bảng 3.1
Bảng 3.2

Tên bảng
Bảng quy trình thực hiện đăng ký khai sinh Phòng Tư pháp
Thành phố Kon Tum.
Bảng số liệu Đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngồi tại
Phịng Tư pháp Thành phố Kon Tum

iv

Số trang
25
29



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Đăng ký khai sinh và quản lý đăng ký khai sinh là nhiệm vụ quan trọng luôn được
các quốc gia quan tâm thực hiện. Hoạt động này là cơ sở để Nhà nước công nhận và bảo
hộ quyền con người, quyền, nghĩa vụ công dân, đồng thời có biện pháp quản lý dan cư
một cách khoa học, phục vụ thiết thực cho việc xây dựng, hoạch định chính sách phát
triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của đất nước. Tại hầu hết các nước, các sự kiện
hộ tịch của con người từ khi sinh ra đến khi chết đều được đăng ký và được quản lý chặt
chẽ. Ở nước ta hiện nay, lĩnh vực khai sinh được thực hiện theo Luật Hộ tịch. Trong thời
gian qua, các cấp chính quyền đã có nhiều cố gắng, tổ chức thực hiện công tác quản lý và
Đăng ký khai sinh nói riêng. Cơng tác xây dựng thể chế xây dựng thể chế được tăng
cường, việc phổ biến, giáo dục pháp luật về hộ tịch và đăng ký khai sinh ngày càng được
coi trọng. Trình tự, thủ tục đăng ký khai sinh cũng từng bước đơn giản hóa, ngày càng
tạo thuận lợi cho người dân. Vì vậy, lĩnh vực Đăng ký khai sinh đã đi vào nề nếp và đạt
được những kết quả nhất định.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được về lĩnh vực ĐKKS cịn có nhiều hạn
chế như: thủ tục đăng ký khai sinh; trình độ, năng lực của đội ngũ cơng chức làm cơng
tác quản lý về lĩnh vực khai sinh; tình trạng đăng ký khai sinh; tuyên truyền, giáo dục
pháp luật về đăng ký khai sinh chưa quan tâm đúng mức,…Những hạn chế này đã làm
giảm đi hiệu lực, hiệu quả quản lý trong lĩnh vực đăng ký khai sinh ở nước ta hiện nay.
Thực trạng này do nhiều nguyên nhân, trong đó có những ngun nhân xuất phát từ chính
các quy định các quy định của pháp luật về đăng ký khai sinh.
Là Phòng Tư pháp Thành phố Kon Tum. Trong những năm qua, Phịng Tư pháp
Thành phố có nhiều cố gắng, nỗ lực trong việc quản lý về lĩnh vực Đăng ký khai sinh trên
địa bàn Thành phố. Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy, các cấp chính quyền quản lý
về lĩnh vực khai sinh Phịng Tư pháp Thành phố từng bước được thực hiện đầy đủ, chính
xác. Tuy nhiên, thực trạng Đăng ký khai sinh ở Phịng Tư pháp Thành phố cũng có nhiều
hạn chế cần phải được hồn thiện trong thời gian tới.
Vì vậy, nghiên cứu về lĩnh vực ĐKKS nói chung cũng như thực tế của Phịng Tư
pháp Thành phố nói riêng nhằm làm rõ hơn nữa cơ sở lý luận, thực tiễn của quản lý khai

sinh, chỉ ra những nguyên nhân của các hạn chế; trên cơ sở đó, đưa ra những giải pháp
nhằm nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả về lĩnh vực Đăng ký khai sinh trên địa bàn
Thành phố Kon Tum là một điều cấp thiết hiện nay. Đây là lý do em chọn đề tài: “Đăng
ký khai sinh - Thực tiễn tại Phòng Tư pháp Thành phố Kon Tum”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ lý luận về Đăng ký khai sinh, thực tiễn Đăng ký khai sinh theo pháp luật
hiện nay nay từ thực tiễn Phòng Tư pháp Thành phố. Từ đó đáng gia thực trạng pháp luật
về Đăng ký khai sinh ở Phòng Tư pháp Thành phố Kon Tum. Trong thời gian qua, những
kết quả đạt được và hạn chế cũng như nguyên nhân.
1


Trên cơ sở xây dựng lý luận và phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về Đăng ký
khai sinh báo cáo hướng tới những giải pháp bảo đảm Đăng ký khai sinh theo pháp luật
từ Phòng Tư pháp Thành phố góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Đăng ký khai
sinh ở Phòng Tư pháp trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các vấn đề lý luận, thực tiễn thực hiện Đăng ký khai sinh theo pháp luật
hiện nay từ thực tiễn Đăng ký khai sinh Phòng Tư pháp Thành phố Kon Tum.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu pháp luật về Đăng ký khai sinh hiện nay ở Phòng Tư pháp Thành phố
Kon Tum, tỉnh Kon Tum từ năm 2016 - 2019
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài thì kết hợp sử dụng các phương pháp như: phân
tích đặc điểm, nội dung pháp luật về Đăng ký khai sinh, thống kê các số liệu về Đăng ký
khai sinh tại Phòng Tư pháp Thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum từ năm 2016 đến năm
2019. Trên cơ sở đó rút ra được những nhận định về thuận lợi cũng như khó khăn,
nguyên nhân, và các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về đăng ký khai sinh.
5. Bố cục

Bố cục của đề tài được xây dựng trên cơ sở phù hợp với mục đích, nhiệm vụ và
phạm vi nghiên cứu của đề tài. Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài
liệu tham khảo, đề tài bao gồm 03 chương:
Chương 1: Tổng quan về Phòng Tư pháp thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
Chương 2: Một số vấn đề lý luận và quy định pháp luật hiện hành về đăng ký khai
sinh.
Chương 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật về đăng ký khai sinh tại Phòng Tư pháp
thành phố Kon Tum.

2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ PHÒNG TƯ PHÁP THÀNH PHỐ KON TUM,
TỈNH KON TUM
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN PHÒNG TƯ PHÁP THÀNH PHỐ
KON TUM, TỈNH KON TUM
1.1.1. Khái quát về thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
a. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên.
Nhằm đáp ứng yêu cầu trong tình hình phát triển mới của đất nước nói chung và
khu vực Tây nguyên nói riêng, năm 1991, tỉnh Kon Tum đã được tái thành lập theo Nghị
quyết Quốc hội tại kỳ họp thứ IX khoá VIII. Đến tháng 4/2009, thị xã Kon Tum chính
thức được Chính phủ quyết định thành lập thành phố Kon Tum trực thuộc tỉnh Kon Tum
theo Nghị định số 15/NĐ-CP, ngày 10/4/2009, đây là niềm vinh dự, tự hào, động viên
cán bộ, chiến sỹ và nhân dân các dân tộc anh em nỗ lực hơn nữa, góp phần xây dựng quê
hương ngày càng giàu mạnh.
Diện tích tự nhiên của Thành phố Kon Tum là 43.289,74 ha. Thành phố Kon Tum
nằm ở địa hình lịng chảo phía nam tỉnh Kon Tum, trên độ cao khoảng 525 m và được
uốn quanh bởi thung lũng sơng Đăk Bla, có vị trí địa lý: Phía tây giáp huyện Sa Thầy,
Phía bắc giáp huyện Đắk Hà, Phía đơng giáp huyện Kon Rẫy, Phía nam giáp huyện Chư

Păh, tỉnh Gia Lai.
Thành phố Kon Tum là nơi có vùng đất hiền hịa, thơ mộng có dịng ĐăkBla chảy
qua. Sơng ĐăkBla là một nhánh của sông Pô Cô chảy theo hướng từ Đông sang Tây và là
con sông chảy ngược đổ vào hồ YaLy, tạo nguồn nước quan trọng để vận hành nhà máy
thủy điện YaLy ngày nay và đây cũng là tiềm năng to lớn để thành phố quy hoạch đơ thị
hài hịa gắn với phát triển du lịch.
b. Điều kiện kinh tế
Trong những năm gần đây, thành phố Kon Tum tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp – xây
dựng, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp. Giá trị sản xuất trên địa bàn
năm 2018 ước đạt 26.285 tỷ đồng, bằng 100,03% KH, tăng 18,6% so với năm 2017;
Trong đó: Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng 64,82% (tăng 0,11%), ngành thương
mại, dịch vụ chiếm 30,37% (tăng 0,05%), ngành nông lâm thủy sản 4,81% (giảm 0,16%).
Bên cạnh đó, Thành phố Kon Tum cũng đang tập trung lãnh, chỉ đạo đẩy mạnh cải cách
hành chính, hướng tới xây dựng nền Chính quyền điện tử, tạo điều kiện thuận lợi nhất để
thu hút các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư chiến lược để khai thác lợi thế sẵn có với
các lĩnh vực được ưu tiên như dịch vụ ngân hàng, tài chính, viễn thơng, dịch vụ y tế, giáo
dục chất lượng cao, các khu nghỉ dưỡng, giải trí, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao theo chuỗi liên kết gắn với phát triển cây dược liệu, đẩy mạnh xúc tiến, thu hút
đầu tư trong lĩnh vực du lịch, và chú trọng bảo tồn các giá trị văn hóa bản địa như văn
hóa nhà rơng, cồng chiêng, múa xoang, dệt thổ cẩm, rượu cần để tạo nên những điểm đến
hấp dẫn cho du khách.
3


Kinh tế phát triển tồn diện chính là động lực thúc đẩy các lĩnh vực văn hoá xã hội
và đời sống người dân ngày được nâng cao. Hệ thống trường học trên địa bàn thành phố,
từ mầm non đến các trường đào tạo chuyên nghiệp ngày càng được hoàn thiện và chuẩn
hố. Hiện nay, ngồi trường phổ thơng các cấp, thành phố đã có 01 trường cao đẳng cộng
đồng và phân hiệu đại học của đại học Đà Nẵng. Đây là những trung tâm đào tạo nhân

lực quan trọng không chỉ cho địa phương, mà cho cả tỉnh nói chung và về lâu dài là cả
khu vực tam giác kinh tế giàu tiềm năng.
Song song với giáo dục, hệ thống y tế - chăm sóc sức khoẻ cũng từng bước được
kiện toàn. Trên địa bàn thành phố Kon Tum hiện có 01 Bệnh viện đa khoa, 01 Bệnh viện
phục hồi chức năng, 01 Bệnh viện y học cổ truyền và 01 Bệnh viện quốc tế Vạn An
(Bệnh viện tư nhân chất lượng cao) đang xây dựng, cùng hệ thống trung tâm kiểm soát
bệnh tật, các trạm y tế xã, phường đang được đầu tư đạt chuẩn quốc gia… Tất cả đều
khơng ngồi mục đích phục vụ và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân ngày càng tốt hơn..
b. Dân số
Tổng dân số hiện có của Thành phố Kon Tum (tính đến ngày 31/12/2018) khoảng
174.754 người, trong đó (DTTS 63.473 người, chiếm 36,32 % dân số toàn thành phố), 21
đơn vị hành chính gồm 10 phường (Quyết Thắng, Thắng Lợi, Quang Trung, Thống Nhất,
Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo, Ngô Mây, Trường Chinh, Lê Lợi và Duy Tân), 11 xã (Hồ
Bình, Ia Chim, Đoàn Kết, Vinh Quang, Ngok Bay, Kroong, Đăk Cấm, Đăk Blà, Chư
Hreng, Đak Năng, Đăk Rơ Wa). Toàn thành phố có 183 thơn, làng, tổ dân phố, trong đó
có 61 thơn, làng đồng bào DTTS.
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Phòng Tư pháp thành phố Kon Tum.
Nằm trong vị trí đặc biệt quan trọng nên trong tiến trình lịch sử, Kon Tum ln bị
các thế lực thù địch và giặc ngoại xâm đặt vào tầm ngắm. Thời kỳ đầu của Cách mạng,
Kon Tum được biết đến với khu Ngục tù nổi tiếng do thực dân Pháp thành lập, là nơi
giam cầm các chiến sĩ cách mạng khu vực miền Trung - Tây Nguyên trong những năm
1930 - 1931. Năm 1945, Kon Tum được giải phóng và thành lập chính quyền Việt Minh.
Năm 1946, với dã tâm thơn tính nước ta lần thứ hai, thực dân Pháp đã bằng mọi giá đánh
chiếm lại Kon Tum. Đến năm 1954, Kon Tum là tỉnh đầu tiên và duy nhất ở Tây Ngun
được giải phóng, chính quyền cách mạng thị xã Kon Tum được thành lập… Và trong
chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, chiến thắng Đắk Tô - Tân Cảnh ở Bắc Kon Tum đã mở
màn cho chiến dịch giải phóng Tây Ngun, tiến đến giải phóng hồn tồn miền Nam,
thống nhất đất nước.
Với những đóng góp, hy sinh to lớn trong hai cuộc trường chinh giải phóng dân tộc,
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã Kon Tum đã vinh dự được Nhà nước trao tặng

danh hiệu cao quý: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân…
Nhằm đáp ứng yêu cầu trong tình hình phát triển mới của đất nước nói chung và
khu vực Tây nguyên nói riêng, năm 1991, tỉnh Kon Tum đã được tái thành lập theo Nghị
quyết Quốc hội tại kỳ họp thứ IX khoá VIII. Thị xã Kon Tum ngày đó (nay là Thành phố
4


Kon Tum) trở lại với vai trị vốn có, là trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội và khoa học kỹ
thuật của tỉnh Kon Tum…
Đây là sự kiện hết sức quan trọng đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các
dân tộc anh em trên địa bàn Kon Tum, đánh dấu và khơi dậy một thời kỳ phát triển mới
cho vùng đất cực Bắc Tây Nguyên này, thời kỳ của cơng nghiệp hố, hiện đại hố một
cách tồn diện trên nền tảng của một đơ thị có truyền thống lâu đời, giàu bản sắc văn hố,
an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an tồn xã hơi luôn đảm bảo, tạo tiền đề cho việc
thu hút các nguồn lực đầu tư, xây dựng Kon Tum thành đô thị ngày càng phát triển một
cách toàn diện…
Trong những năm qua, với quyết tâm chính trị và những nỗ lực khơng ngừng nghỉ
của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn, thị xã Kon Tum đã có
những bước tiến quan trọng, tạo dựng cho mình một vóc dáng đơ thị đầy tiềm năng, với
sự phát triển đồng bộ trên mọi lĩnh vực. Từ một thị xã nghèo nàn sau giải phóng, sau thời
gian kiến thiết, Kon Tum đã vươn mình khởi sắc và minh chứng rõ nhất cho sự phát triển
đó là vào tháng 4/2009, thị xã Kon Tum chính thức được Chính phủ quyết định thành lập
thành phố Kon Tum trực thuộc tỉnh Kon Tum theo Nghị định số 15/NĐ-CP, ngày
10/4/2009, đây là niềm vinh dự, tự hào, động viên cán bộ, chiến sỹ và nhân dân các dân
tộc anh em nỗ lực hơn nữa, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh.
UBND thành phố Kon Tum có các phịng sau:
− Phịng Tài chính - Kế hoạch
− Phịng Lao động
− Phịng Tư pháp
− Phịng Tài ngun - Mơi trường

− Phịng Nội vụ
− Phịng Giáo dục và Đào tạo
− Phịng Văn hóa - Thơng tin
− Phịng Kinh tế
− Phịng Quản lý đơ thị
Trong đó, Phịng Tư pháp thành phố Kon Tum có địa chỉ tại 294 Lê Hồng Phong,
Thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
Đây là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Kon Tum và chịu sự
chỉ đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức
và công tác của Ủy ban nhân dân thành phố, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, thanh
tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tư pháp
1.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU PHÒNG TƯ PHÁP THÀNH PHỐ
KON TUM
1.2.1. Chức năng và nhiệm vụ phòng tư pháp thành phố kon tum
a. Chức năng
Phòng Tư pháp thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố
quản lý nhà nước về: Công tác xây dựng và thi hành pháp luật; theo dõi thi hành pháp
5


luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; kiểm sốt thủ tục hành chính; phổ biến,
giáo dục pháp luật; hịa giải ở cơ sở; ni con ni; hộ tịch; chứng thực; bồi thường nhà
nước; trợ giúp pháp lý; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
và cơng tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật.
Phòng Tư pháp chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế công
chức, cơ cấu ngạch công chức và công tác của Ủy ban nhân dân thành phố, đồng thời
chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tư
pháp.
b. Nhiệm vụ
Trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch

dài hạn, 05 năm và hàng năm về lĩnh vực tư pháp; chương trình, biện pháp tổ chức thực
hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng, hồn thiện pháp luật
về các lĩnh vực thuộc phạm vi thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân thành phố trong lĩnh vực tư pháp.
Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố dự thảo các văn bản về lĩnh vực tư pháp
thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố.
Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch trong lĩnh
vực tư pháp sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ về công tác tư pháp ở cấp xã.
Tổ chức triển khai thực hiện việc rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật
của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố theo quy định của pháp luật; đôn
đốc, hướng dẫn, tổng hợp kết quả rà sốt, hệ thống hóa chung của các cơ quan chuyên
môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố và của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện nhiệm vụ về xây dựng xã, phường, thị
trấn tiếp cận pháp luật theo quy định.
Thực hiện nhiệm vụ quản lý về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật.
Thực hiện nhiệm vụ trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.
Giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về thi hành án dân
sự, hành chính theo quy định của pháp luật và quy chế phối hợp công tác giữa cơ quan tư
pháp và cơ quan thi hành án dân sự địa phương do Bộ Tư pháp ban hành.
Thực hiện công tác thông tin, thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình
thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố và Sở Tư
pháp.

6


1.2.2. Cơ cấu và tổ chức Phòng Tư pháp Thành phố.
TRƯỞNG PHỊNG


PHĨ TRƯỞNG
PHỊNG

CHUN VIÊN

CHUN VIÊN

Sơ đồ.1.2.2. Sơ đồ cơ câu tổ chức phòng tư pháp thành phố Kon Tum
Phòng tư pháp thành phố Kon Tum gồm có:
− 1 trưởng phịng: Phạm Văn Nghĩa. Trình độ học vấn 12/12, trình độ chun mơn
cử nhân Luật.
− 1 phó trưởng phịng: Phạm Thị Bích Thủy. Trình độ học vấn 12/12, trình độ
chun mơn cử nhân Luật.
− 2 chuyên viên:
 Trương Nguyên Thảo. Trình độ học vấn 12/12, trình độ chun mơn cử nhân
Luật
 Lê Viết Sỹ. Trình độ học vấn 12/12, trình độ chuyên môn cử nhân Luật
1.3. CÁC QUY ĐỊNH, NỘI QUY CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.3.1. Quy định thời gian làm việc
Thời gian làm việc: Buổi sáng từ 7h00 đến 11h30
Buổi chiều từ 13h30 đến 17h00
Lịch làm việc trong tuần: Phòng Tư pháp Thành phố làm việc, giải quyết các thủ tục
hành chính váo các ngày thứ 2, 3, 4, 5, 6 trong tuần.
1.3.2. Quy định đối với cán bộ, công chức và nhân viên cơ quan
− Đến cơ quan làm việc đúng giờ quy định, trang phục gọn gàng, đeo thẻ công chức
và lịch sự trong giao tiếp
− Chấp hành tuyệt đối sự phân công, công tác của Thủ tướng đơn vị và của cấp trên
− Cán bộ, công chức và nhân viên không được uống bia, rượu trong giờ hành chính
và giờ nghỉ trưa của các ngày làm việc, ngày trực
− Chấp hành tốt nội quy, giờ làm việc theo quy định; trong giờ làm việc không được

tự ý ra ngồi khi chưa xin phép, khơng được đi lại gây ồn ào ảnh hưởng đến các phòng
khác trong cơ quan
7


− Có ý thức phịng gian bảo mật, khơng tiết lộ và cung cấp tài liệu cho người khác
khi chưa được phép của lãnh đạo cơ quan
− Có ý thức tiết kiệm, bảo quản tốt tài sản cơ quan, không tự ý di dời và làm thay
đổi vị trí các trang thiết bị và phương tiện làm việc khi chưa có sự đồng ý của lãnh đạo.
Có trách nhiệm phịng cháy chữa cháy, giữ gìn vệ sinh và thực hiện nếp sống văn minh
nơi làm việc
− Phải kính trọng và hòa nhã với nhân dân, hướng dẫn nhân dân đến nơi cần đến,
tuyệt đối không được quan liêu, sách nhiễu, gây phiền hà cho nhân dân đến liên hệ công
việc
1.4. GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT CHỦ ĐỀ, NỘI DUNG, CÔNG VIỆC SINH VIÊN
HƯỚNG TỚI TRONG ĐƠN VỊ THỰC TẬP.
Trong thời gian thực tập 3 tháng từ (10/2/2020 - 10/05/2020) tại Phòng Tư pháp
Thành phố đã được phân công làm công việc: chứng thực bản sao từ bản bản chính; cơng
chứng, chứng thực chữ ký dịch thuật; làm công việc hộ tịch.
❖ Chứng thực bản sao từ bản chính
Chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào
bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính (Khoản 2 Điều 2 Nghị định
23/2015/NĐ-CP). Bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản
chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có
quy định khác.
Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính
Thứ nhất, u cầu xuất trình bản chính giấy tờ làm cơ sở chứng thực.Người yêu
cầu chứng thực phải xuất trình bản chính giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản
sao và bản sao cần chứng thực.
Thứ hai, Tiến hành chứng thực.

Người thực hiện chứng thực kiểm tra bản chính, đối chiếu với bản sao, nếu nội
dung bản sao đúng với bản chính giấy tờ thì thực hiện chứng thực như sau:
– Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính theo mẫu quy định;
– Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào
sổ chứng thực.
Đối với bản sao có từ 02 (hai) trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu bản
sao có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
Mỗi bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản hoặc nhiều bản sao
được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản trong cùng một thời điểm được ghi
một số chứng thực.
❖ Công chứng, chứng thực chữ ký dịch thuật.
Công chứng, chứng thực chữ ký dịch thuật: là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.
Thủ tục chứng thực chữ ký dịch thuật:
8


Thứ nhất, người yêu cầu công chứng, chứng thực chữ ký dịch thuật xuất trình bản
dịch và giấy tờ, văn bản cần dịch.
Thứ hai, tiến hành công chứng, chứng thực chữ ký dịch thuật.
− Người thực hiện công chứng, chứng thực chữ ký dịch thuật xem xét và xử lý hồ
sơ.
− Trình lãnh đạo ký; đóng dấu giấy tờ, văn bản; ghi vào sổ và trả kết quả, thu lệ phí.
Đối với giấy tờ, văn bản có từ 02 (hai) trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang
cuối, nếu bản sao có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

KẾT CHƯƠNG 1
Nhằm đáp ứng yêu cầu trong tình hình phát triển mới của đất nước nói chung và
khu vực Tây nguyên nói riêng, năm 1991, tỉnh Kon Tum đã được tái thành lập theo Nghị
quyết Quốc hội tại kỳ họp thứ IX khoá VIII. Vào tháng 4/2009, thị xã Kon Tum chính

thức được Chính phủ quyết định thành lập thành phố Kon Tum trực thuộc tỉnh Kon Tum
theo Nghị định số 15/NĐ-CP, ngày 10/4/2009, đây là niềm vinh dự, tự hào, động viên
cán bộ, chiến sỹ và nhân dân các dân tộc anh em nỗ lực hơn nữa, góp phần xây dựng quê
hương ngày càng giàu mạnh. Trở lại với vai trị vốn có, là trung tâm chính trị, kinh tế, xã
hội và khoa học kỹ thuật của tỉnh Kon Tum.
Trong đó, Phịng Tư pháp Thành phố là cơ quan thuộc thẩm UBND Thành phố Kon
Tum. Với chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố về: Công tác xây dựng
và thi hành pháp luật; theo dõi thi hành pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp
luật; kiểm soát thủ tục hành chính; phổ biến, giáo dục pháp luật; hịa giải ở cơ sở; nuôi
con nuôi; hộ tịch; chứng thực; bồi thường nhà nước; trợ giúp pháp lý; quản lý công tác thi
hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và cơng tác tư pháp khác theo quy định của
pháp luật.
Bên cạnh đó, qua nội dung chương 1 nêu trên, ta có thể thấy được hoạt động quản
lý nhà nước về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phịng, hành chính
tai Phòng Tư pháp Thành phố. Thực hiện mục tiêu của cải cách hành chính nhà nước, cải
cách tư pháp và Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước địi hỏi bộ máy nhà nước từ
trung ương đến địa phương phải được tổ chức tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả,
do đó nhiệm vụ thường xuyên là phải khơng ngừng hồn thiện về tổ chức và hoạt động
của từng cơ quan trong bộ máy nhà nước trong đó có Phịng Tư pháp là tất yếu.

9


CHƯƠNG 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH
PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ ĐĂNG KÝ KHAI SINH
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐĂNG KÝ KHAI SINH
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm đăng ký khai sinh
a. Quyền được đăng ký khai sinh
Quyền được khai sinh là một trong những quyền đầu tiên của trẻ em được quy định

trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của nhà nước ta cũng như trong Công
ước của Liên hợp quốc về quyền của trẻ em.
Điều 30, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định “Cá nhân khi sinh ra có quyền được
khai sinh” và Điều 11 của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định
“Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch”.
Quyền được khai sinh là quyền đầu tiên khẳng định trẻ em là một công dân một
quốc gia, một công dân bình đẳng như mọi cơng dân khác và đây là cơ sở phát sinh các
quyền và nghĩa vụ của công dân. Quyền đầu tiên của trẻ em là quyền được chăm sóc và
bảo vệ, được pháp luật quy định khẳng định sự bảo vệ của Nhà nước đối với giá trị của
quyền khai sinh.
Để bảo đảm quyền khai sinh cho trẻ em pháp luật nước ta đã quy định cụ thể tại
Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch trong đó có những trường hợp đặc biệt như trẻ
em bị bỏ rơi; trẻ em chưa xác định được cha, mẹ; trẻ em sinh ra do mang thai hộ. Theo
các quy định này, với các trình tự, thủ tục khác nhau, các tổ chức, cá nhân có liên quan có
trách nhiệm xác minh, đăng ký khai sinh cho trẻ để đảm bảo quyền được khai sinh theo
quy định của pháp luật.
Ngoài ra, Quyền khai sinh của trẻ cịn được cụ thể hóa với quy định đăng ký khai
sinh lưu động tại Thông tư 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015. UBND xã tiến hành đăng
ký khai sinh lưu động trong trường hợp trẻ em sinh ra mà cha mẹ bị khuyết tật, ốm bệnh
không thể đi đăng ký khai sinh cho con; cha mẹ bị bắt, tạm giam hoặc đang thi hành án
phạt tù mà khơng cịn ơng bà nội, ngoại và người thân thích khác hoặc những người này
khơng có điều kiện đi đăng ký khai sinh cho trẻ. UBND xã có trách nhiệm bố trí thời
gian, kinh phí, nhân lực để thực hiện đăng ký khai sinh lưu động theo quy định của pháp
luật với hình thức phù hợp, đảm bảo quyền khai sinh của trẻ em được đảm bảo kịp thời.
Như vậy, Quyền được khai sinh là quyền đầu tiên để khẳng định mỗi trẻ em là một
cơng dân của một quốc gia, một cơng dân bình đẳng như mọi công dân khác, là một trong
những quyền nhân thân quan trọng của trẻ em không chỉ được pháp luật quốc tế quy định
và bảo vệ mà pháp luật nước ta cũng đã thể chế hóa quyền được khai sinh này. Bên cạnh
đó, quyền được khai sinh là dấu mốc pháp lý quan trọng, tạo ra cơ sở pháp lý bảo đảm

một số quyền nhân thân cơ bản và đó là căn cứ để xác định tư cách công dân của cá nhân
và xác định các điều kiện được hưởng các quyền như: xác định tuổi đi học, xác định tuổi
được hưởng những phúc lợi xã hội dành cho trẻ em,…
10


b. Khái niệm đăng ký khai sinh
Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Hộ tịch 2014: Đăng ký hộ tịch là việc cơ
quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của
cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực
hiện quản lý về dân cư. Nội dung Đăng ký hộ tịch, gồm có:
Những sự kiện hộ tịch: Khai sinh; Kết hôn; Giám hộ; Nhận cha, mẹ, con; Thay đổi,
cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch; Khai tử.
Thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền: Thay đổi quốc tịch; Xác định cha, mẹ, con; Xác định lại giới tính; Ni con ni,
chấm dứt việc ni con ni; Ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết
hôn; Công nhận giám hộ; Tuyên bố hoặc hủy tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị
mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Đăng ký hộ tịch là một trong những nguyên tắc chung xét ở gốc độ pháp lý về mặt
quyền thì đăng ký hộ tịch. Thể hiện quyền và nghĩa vụ của mọi công dân. Về mặt quyền
thì thể hiện quyền dân sự của cơng dân, về mặt nghĩa vụ cơng dân phải có trách nhiệm
thực hiện đăng ký hộ tịch. Do vậy, đăng ký hộ tịch là quyền và nghĩa vụ của mỗi người,
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo trình tự và thủ tục do pháp luật về
hộ tịch quy định.
Trong đó, khai sinh là việc vơ cùng quan trọng và ý nghĩa đối với mỗi cá nhân kể từ
khi sinh ra. Mọi cá nhân từ khi sinh ra có quyền được ĐKKS.
Từ khái niệm đăng ký hộ tịch chúng ta có thể suy ra khái niệm đăng ký khai sinh là
việc cơ quan nhà nước công nhận, xác nhận sự kiện một người được sinh ra và ghi vào sổ
các thông tin hộ tịch cơ bản của người đó gồm: họ, chữ đệm, tên; giới tính; ngày, tháng,
năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán;…

Việc ĐKKS có ý nghĩa pháp lý đầu tiên chứng minh nhân thân của công dân, cá
nhân từ khi sinh ra cho đến chết, là cơ sở pháp lý chứng minh quyền và nghĩa vụ của cá
nhân trong các mối quan hệ xã hội, như: quan hệ cha mẹ và con; quyền đi học; quyền
thừa kế,…
c. Đặc điểm của đăng ký khai sinh
Về chủ thể đăng ký khai sinh: ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện đăng ký khai
sinh có yếu tố nước ngoài, ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện đăng ký khai sinh cho công
dân việt nam cư trú trên địa bàn; bảo đảm mọi trẻ em đều được đăng ký khai sinh; nếu
trên địa bàn có trường hợp thuộc diện đăng ký khai sinh lưu động thì bố trí điều kiện, cơ
sở vật chất, nhân lực thực hiện việc đăng ký
Về đồi tượng đăng ký khai sinh: đăng ký khai sinh là hoạt động của cơ quan hành
chính nhà nước, tạo cơ sở pháp lý để xác định tư cách cơng dân, qua đó chính thức thiết
lập mối quan hệ giữa công dân với nhà nước.
Về yêu cầu đăng ký khai sinh: đăng ký khai sinh được chính xác kịp thời , đầy đủ,
góp phần bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền cơng dân. Bởi vì, thực tế cho thấy
giay khai sinh nếu trong quá trình thực hiện có sai sót mà khơng được phát hiện kịp thời
11


sẽ gây khó khăn cho cơng tác quản lý cũng như khắc phục, sửa chữa sai sót và đặc biệt sẽ
gây khơng ít khó khăn cho cơng dân trong việc thống nhất giấy tờ quan trọng sau này: hồ
sơ đi học, hồ sơ xin việc làm, thậm chí cịn liên quan đến việc định độ tuổi để đánh giá
năng lực chịu trách nhiệm pháp lý của từng cá nhân con người
2.1.2. Giá trị pháp giấy khai sinh
a. Khái niệm giấy khai sinh
Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch được cấp đầu tiên, ghi nhận sự ra đời, tồn tại của cá
nhân, xác đinh các thông tin nhân thân cơ bản, quan trọng của cá nhân, trong đó thơng tin
về quốc tịch là cơ sở để xác lập các quyền, nghĩa vụ khác nhau của công dân
Là một hồ sơ quan trọng ghi lại việc ra đời của một đứa trẻ. Thuật ngữ “giấy khai
sinh” có thể đề cập đến tài liệu gốc xác nhận hoàn cảnh sinh nở hoặc bản sao có chứng

thực hoặc đại diện cho việc đăng ký tiếp theo của lần sinh đó
Căn cứ quy định tại khoản 6 Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014: “Giấy khai sinh là văn
bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh;
nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định.”
Theo quy định trên, giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
cấp cấp cho cá nhân khi đã thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh. Giấy khai sinh bao gồm
những thông tin quan trọng cơ bản như sau:
− Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày,
tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch
− Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm
sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú
− Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh
b. Giá trị pháp lý giấy khai sinh
Tại Điều 6 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP quy định giá trị pháp lý như sau:
− Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc.
− Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm
sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy
khai sinh của người đó.
− Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy
khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có
trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.
Như vậy, theo quy định trên thì giấy khai sinh được xem là giấy tờ hộ tịch gốc, thể
hiện những thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân và là cơ sở để xác định các thông tin của
một cá nhân trên các loại hồ sơ giấy tờ liên quan đến nhân thân của cá nhân đó. Mọi hồ
sơ, giấy tờ cá nhân như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, bằng tốt nghiệp,… đều phải
thống nhất nội dung trong giấy khai sinh.
Giấy khai sinh có giá trị pháp lý và không bị giới hạn bởi không gian và thời gian.
Nếu có thay đổi, sai sót cần chỉnh sửa trên giấy khai sinh thì người có quyền u cầu thay
12



đổi, cải chính giấy khai sinh có thể u cầu Cơ quan có thẩm quyền để được xem xét giải
quyết.
2.1.3. Vai trò và ý nghĩa
Đăng ký khai sinh là một loại sự kiện đăng ký hộ tịch, là sự kiện đăng ký đầu tiên
có liên quan đến nhân thân của một người mới sinh ra. Cùng với sự phát triển của đất
nước, ngày nay việc đăng ký khai sinh đang được hồn thiện dần cùng với cơng tác đăng
ký hộ tịch qua các văn hộ tịch mà nhà nước đã ban hành. Đăng ký khai sinh là một lĩnh
vực trong công tác đăng ký hộ tịch, đăng ký khai sinh có vai trị ý nghĩa rất quan trọng
đối với cơng dân và đối với Nhà nước đăng ký khai sinh tạo mối quan hệ giữa nhà và
công dân.
Đối với nhà nước, đăng ký khai sinh là để nhà nước quản lý về mặt pháp lý từng
người dân. Giúp nhà nước có cơ sở hoạch định chính sách dân số và kế hoạch hóa gia
đình. Qua đó, có cơ sở khoa học để hoạch định các chính sách phát triển kinh tế, văn hóa
xã hội, quốc phịng - an ninh và trật tự an tồn xã hội. Bên cạnh đó, việc đăng ký khai
sinh là một yêu cầu không thể thiếu trong quản lý nhà nước về hộ tịch, ghi nhận về mặt
pháp lý sự tồn tại của một cá nhân, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của người
dân. Đối với nhà nước thông qua việc đăng ký này đảm bảo được quyền của công dân,
quyền được khai sinh mà pháp luật đã quy định. Đặc biệt đối với trẻ em đối tượng Nhà
nước quan tâm bảo vệ, thì đăng ký khai sinh cho trẻ em là nghĩa vụ phải làm của Nhà
nước nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của trẻ em, đối tượng được quan tâm hàng đầu
trong mọi xã hội.
Đối với công dân, đăng ký khai sinh là cơ sở đầu tiên để cá nhân đó trở thành cơng
dân một quốc gia, làm phát sinh quyền của mình,cơng dân thực hiện được các quyền của
mình được Nhà nước ghi nhận và là cơ sở để Nhà nước bảo vẹ quyền và lợi ích hợp pháp
của cá nhân; Là cơ sở xác định nguồn gốc các mối quan hệ nhân thân, quan hệ gia đình,
đây cịn là một trong những chứng cứ pháp lý tạo sự ràng buộc về mặt pháp lý, có giá trị
chứng minh đối với các mối quan hệ khác trong xã hội ví dụ như: thừa kế, truy nhận cha,
mẹ, con,…Nếu cá nhân không đăng ký khai sinh cá nhân sẽ không được hưởng các
quyền và lợi ích dành cho cơng dân mà Nhà nước quy định, cũng như việc công dân sẽ

khơng được bảo vệ khi có quyền và lợi ích xâm hại.
Đăng ký khai sinh có vai trị rất quan trọng trong quá trình phát triển xã hội. Thực
hiện tốt việc đăng ký khai sinh sẽ giúp cho việc hoạt động quản lý dân cư trên địa bàn địa
phương và cả nước có các chính sách, kế hoạch phát triển y tế xã hội, chính sách y tế,
giáo dục,… phù hợp quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi cá nhân. Trên cơ sở đó, nhà nước
hướng đến mục tiêu “xây dựng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn
minh”. Tuy nhiên nếu không thực hiện đúng quy định pháp luật thì sẽ gây thiệt hại đến
quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân. Đăng ký khai sinh địi hỏi chính xác tuyệt đối
các thơng tin liên quan đến nhân thân của một cá nhân. Nếu trong việc đăng ký khai sinh
có sự khơng chính xác trong việc ghi nhận các thông tin đã đăng ký thì hệ lụy này do
người dân gánh chịu.
13


2.2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH ĐĂNG KÝ KHAI SINH
2.2.1. Thẩm quyền đăng ký khai sinh
a. Thẩm quyền đăng ký khai sinh cấp xã
Xác định thẩm quyền theo đối tượng:
Theo quy định của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP, UBND cấp xã
có thẩm quyền ĐKKS cho cơng dân Việt Nam cư trú trong nước, ĐKKS cho trẻ em sinh
ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tại khu vực biên giới,
cịn người kia là cơng dân nước láng giềng thường trú tại khu vực biên giới Việt Nam,
ĐKKS cho trẻ bị bỏ rơi, ĐKKS chưa xác định được cha mẹ, ĐKKS do mang thai hộ.
Xác định thẩm quyền ĐKKS theo nơi cư trú cha, mẹ trẻ em:
Theo quy định của Luật Hộ tịch 2014 và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP, UBND
cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ đều có thẩm quyền như nhau trong việc
ĐKKS cho trẻ em do cha mẹ lựa chọn. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của
cha, mẹ thì UBND cấp xã của cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ có thẩm quyền
ĐKKS sau khi hết thời hạn niêm yết hoặc UBND cấp xã nơi trẻ đang cư trú có thẩm
quyền ĐKKS cho trẻ.

Khái niệm “nơi cư trú” được theo Luật Cư trú 2006, bao gồm: nơi đăng ký thường
trú, nơi đăng ký tạm trú hoặc nơi đang sinh sống hợp pháp. Người yêu cầu ĐKKS có
quyền lựa chọn bất kỳ cơ quan nào để ĐKKS cho trẻ em. UBND cấp xã nơi sinh sống
thực tế thực hiện ĐKKS. Quy định này đã thể hiện cải cách mạnh mẽ nhằm tạo thuận lợi
tối đa cho người dân trong việc ĐKKS cho trẻ em.
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha, mẹ có trách nhiệm đăng ký khai
sinh cho con. Trường hợp cha hoặc mẹ không ĐKKS cho con được thì ơng, bà, người
thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang ni dưỡng trẻ em có trách nhiệm ĐKKS.
b. Thẩm quyền đăng ký khai sinh cấp huyện
Theo quy định của Luật Hộ tịch 2014, UBND cấp huyện có các thẩm quyền sau:
Xác định thẩm quyền theo đối tượng ĐKKS:
UBND cấp huyện có thẩm quyền ĐKKS cho các trường hợp sau:
Trẻ em được sinh ra tại Việt Nam: Có cha hoặc mẹ là cơng dân Việt Nam cịn người
kia là người nước ngồi hoặc người khơng quốc tịch; Có cha hoặc mẹ là cơng dân Việt
Nam cư trú ở trong nước cịn người kia là cơng dân Việt Nam định cư ở nước ngồi;
Có cha và mẹ là cơng dân Việt Nam định cư ở nước ngồi; Có cha và mẹ là người nước
ngồi hoặc người khơng quốc tịch;
Trẻ em được sinh ra ở nước ngoài chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại Việt
Nam: Có cha và mẹ là cơng dân Việt Nam; Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam
Xác định thẩm quyền ĐKKS theo nơi cư trú:
UBND cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc nơi cư trú của người mẹ đều có
thẩm quyền ĐKKS cho trẻ em thuộc trường hợp nêu trên.

14


2.2.2. Nội dung và thủ tục đăng ký khai sinh
a. Nội dung đăng ký khai sinh
Theo Điều 14 Luật Hộ tịch nội dung đăng ký khai sinh gồm:
− Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày,

tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;
− Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm
sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;
− Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.
Việc xác định quốc tịch, dân tộc, họ của người được khai sinh được thực hiện theo
quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam và pháp luật dân sự.
Xác định họ, tên
Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP quy định khi đăng ký khai
sinh, việc xác định họ, chữ, tên đệm, tên trẻ em được thực hiện theo văn bản thảo thuận
của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong tờ khai đăng ký
khai sinh. Nếu cha, mẹ không có văn bản thỏa thuận hoặc khơng thỏa thuận được, thì xác
định theo tập qn.
Quy định này khơng chỉ đưa ra cách xác định họ, tên của một cá nhân mà còn nêu
ra cách xác định chữ đệm trong khi BLDS năm 2015 mới chỉ dừng ở việc quy định các
nguyên tắc xác định họ, tên. Trường hợp chưa xác định được cha thì “khi đăng ký khai
sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán,
quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống”
(khoản 2 Điều 15 Nghị định số 123)
Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123 của Chính phủ quy định chi tiết
một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch cũng đưa ra những hướng dẫn đối với
cách xác định tên trong một số trường hợp đăng ký khai sinh. Theo đó, đối với trường
hợp đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngồi, có cha hoặc mẹ là cơng dân Việt
Nam hoặc cha và mẹ đều là công dân Việt Nam, chưa được đăng ký khai sinh ở nước
ngoài, về cư trú tại Việt Nam thì “Họ, chữ đệm, tên của trẻ được xác định theo quy định
tại điểm a khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 123”. Tức là chữ đệm và tên của trẻ em được
xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện
trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ khơng có thỏa thuận hoặc khơng
thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán
Xác định dân tộc

Khi đăng ký khai sinh, dân tộc của trẻ em được xác định theo văn bản thỏa thuận
của cha, mẹ được thể hiện qua Tờ khai đăng ký khai sinh. Theo đó, khi sinh ra dân tộc
của con được xác lập theo thỏa thuận của cha, mẹ đẻ, nếu cha mẹ khơng thỏa thuận được
thì xác định theo tập quán. Trường hợp tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác
định theo tập quán của dân tộc ít người hơn (theo quy định tại Khoản 1, Điều 4 Nghị định
số 123/2015/NĐ-CP).
15


Do đó, việc bệnh viện làm giấy chứng sinh cho con bạn theo dân tộc của người mẹ
là không trái với quy định của pháp luật. Khi bạn đi làm thủ tục khai sinh cho con thì bạn
có thể làm văn bản thỏa thuận với vợ về việc con theo dân tộc và họ cha. Bên cơ quan
nhà nước có thẩm quyền sẽ căn cứ vào văn bản thỏa thuận của cha mẹ đẻ để xác định
dân tộc và họ cho con.Trong trường hợp đã làm giấy chứng sinh, giấy khai sinh cho con
theo họ và dân tộc của mẹ thì có thể làm thủ tục thay đổi, xác định lại dân tộc và họ theo
cha đẻ
Xác định về quốc tịch, Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số
123/2015/NĐ-CP quy định khi đăng ký khai sinh, việc xác định quốc tịch được xác định
theo quy định của pháp luật về quốc tịch .
Theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 thì trẻ em sinh ra có cha mẹ đều
là cơng dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam, khơng kể trẻ em đó được sinh ra trong
hay ngoài lãnh thổ Việt Nam. Đối với trường hợp, có cha hoặc mẹ là cơng dân nước
ngồi cịn người kia là cơng dân Việt Nam thì là công dân Việt Nam nếu cah, mẹ thỏa
thuận được. Nếu không thỏa thuận được, mà trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam thì trẻ
em có quốc tịch Việt Nam.
Việc xác định quốc tịch rất quan trọng vì nếu khơng có quốc tịch thì cá nhân đó sẽ
khơng được hưởng tất cả các quyền và nghĩa vụ thiêng liêng của một công dân ở bất kỳ
một quốc gia nào, đặc biệt là họ sẽ không được quốc gia nào thực hiện việc bảo hộ ngoại
giao nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng khi tham gia vào các quan hệ pháp luật.
Do đó việc xây dựng, hồn thiện các quy định của pháp luật về xác định quốc tịch, trước

tiên là đối với trẻ sơ sinh của các quốc gia, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo
quyền có quốc tịch của mọi cá nhân.
Xác định ngày tháng năm sinh, nơi sinh, giới tính. Theo quy định Nghị định
123/2015/NĐ-CP khi đăng ký khai sinh, việc xác định ngày tháng năm sinh được xác
định theo ngày dương lịch và được ghi bằng số và bằng chữ.
Nơi sinh, giới tính của trẻ em được xác định theo Giấy chứng sinh do cơ sở y tế có
thẩm quyền cấp; trường hợp khơng có Giấy chứng sinh thì xác định theo giấy tờ thay
Giấy chứng sinh theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch.
Đối với trẻ em sinh tại cơ sở y tế thì nơi sinh phải ghi rõ tên của cơ sở y tế và tên
đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi có cơ sở y tế đó, ví dụ: Bệnh viện 221, Thành
phố Pleiku, tỉnh Gia Lai,… ; trường hợp trẻ em sinh ngồi cơ sở y tế thì ghi rõ tên đơn vị
hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi trẻ em sinh ra. Ví dụ: xã Nghĩa Thắng, huyện Tư
Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi; trường hợp trẻ em sinh ra ở nước ngồi thì “Nơi sinh” được ghi
theo tên thành phố và tên quốc gia, nơi trẻ em được sinh ra; trường hợp trẻ em sinh ra tại
quốc gia liên bang thì ghi tên thành phố, tên tiểu bang và tên quốc gia đó. Ví dụ: Paris
Cộng Hịa Pháp,…
Xác định q qn, Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐCP quy định khi đăng ký khai sinh, việc xác định quê quán được xác định theo quê quán
16


của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai
khi đăng ký khai sinh.
Do vậy, khi đi đăng ký khai sinh, thì việc ghi mục quê quán của người được đăng
ký khai sinh sẽ do người đi làm thủ tục tự kê khai trong tờ khai đăng ký khai sinh dựa
trên nội dung thông tin về quê quán của người cha, người mẹ và sự thỏa thuận của họ
hoặc theo tập quán của từng địa phương. Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể nào
về việc thay đổi quê quán trong giấy khai sinh. Vậy nên, khai sinh cho con thì bố mẹ có
thể lựa chọn q qn của con theo cha hoặc mẹ. Khi cha mẹ thấy để quê quán của con ở
đâu thuận lợi nhất cho con về sau này.
Đối với trường hợp, xác định quê quán cho trẻ em chưa xác định được cha,mẹ thì

căn cứ vào nơi sinh (nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi). Vấn đề này gặp khó khăn trong thực tiễn
vì điều đó khó áp dụng đối với trẻ em chưa xác định được cha, mẹ
Nội dung đăng ký khai sinh quy định tại khoản 1 Điều này là thông tin hộ tịch cơ
bản của cá nhân, được ghi vào Sổ hộ tịch, Giấy khai sinh, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ
tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Hồ sơ, giấy tờ của cá nhân liên quan đến
thông tin khai sinh phải phù hợp với nội dung đăng ký khai sinh của người đó. Chính phủ
quy định việc cấp Số định danh cá nhân cho người được đăng ký khai sinh.
b. Thủ tục đăng ký khai sinh
Thời hạn đăng kí khai sinh cho trẻ là 60 ngày, kể từ ngày được sinh ra “Trong thời
hạn 60 ngày, kể từ ngày sinh con, cha, mẹ có trách nhiệm đi khai sinh cho con; nếu cha,
mẹ khơng thể đi khai sinh, thì ơng, bà hoặc những người thân thích khác đi khai sinh cho
trẻ em”
Nếu ngồi thời hạn nêu trên mà khơng đi đăng kí khai sinh cho trẻ thì phải đăng kí
khai sinh theo thủ tục khai sinh quá hạn và người đi đăng kí khai sinh sẽ bị phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực hộ tịch.
Thủ tục đăng ký khai sinh cấp xã:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Khi đi ĐKKS người đi đăng ký khai sinh phải chuẩn bị những giấy tờ sau: Tờ khai
theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp khơng
có giấy chứng sinh thì nộp các văn bản, giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật
Hộ tịch.
Người đi đăng ký khai sinh phải xuất trình một trong các giấy tờ sau: hộ chiếu,
chứng minh nhân dân, thẻ căn cước cơng dân hoặc một số giấy tờ có dán ảnh và thông tin
cá nhân do cơ quan thảm quyền cấp còn giá trị sử dụng để chứng minh nhân thân. Xuất
trình giấy chứng nhận kết hơn nếu bố mẹ đã đăng ký kết hôn.
Bước 2: Nộp giấy tờ tại UBND cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú của cha hoặc
mẹ; không xác định được nơi cư trú của cha, mẹ thì nộp tại UBND cấp xã, nơi trẻ đang
sinh sống
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai sinh và cấp giấy khai sinh
17



Sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù
hợp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định Luật Hộ tịch vào
Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
để lấy Số định danh cá nhân.
Thông thường, sau khi xuất trình được đầy đủ giấy tờ cần thiết để tiến hành khai
sinh cho trẻ, công chức tư pháp hộ tịch sẽ tiến hành lập giấy khai sinh cho trẻ ngay và
trình Chủ tịch UBND cấp xã ký. Trừ trường hợp liên thông thủ tục đăng ký khai sinh sẽ
mất thời gian lâu hơn, tối đa là 20 ngày với liên thông khai sinh, đăng ký thường trú và
cấp thẻ BHYT cho trẻ.
Công chức tư pháp - hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ
tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai
sinh.
Trường hợp trẻ em có cha và mẹ họ, dân tộc khác nhau thì việc xác định họ, dân tộc
của trẻ có thể lấy họ cha hoặc mẹ để ghi vào giấy khai sinh. Hiện nay, pháp luật không
quy định họ của trẻ là họ của cha hay họ của mẹ, như vậy trẻ em sinh ra có thể lấy bất kì
họ nào đó. Khi đi ĐKKS, cán bộ Tư pháp hộ tịch sẽ hướng dẫn cho người đi ĐKKS nên
lấy họ của cha hay họ của mẹ.
Lưu ý: Giấy khai sinh chỉ được cấp 1 bản chính. Bản sao của giấy khai sinh được
cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.
Thủ tục đăng ký khai sinh cấp huyện
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.
Tờ khai theo mẫu quy định
Giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng
sinh thì nộp các văn bản, giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Hộ tịch.
Trường hợp cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ đều là người nước ngồi thì phải nộp
văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc chọn quốc tịch cho con. Trường hợp cha, mẹ
chọn quốc tịch nước ngoài cho con thì văn bản thỏa thuận phải có xác nhận của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền của nước ngồi mà người đó là cơng dân.

Bước 2: Nộp hồ sơ
Người yêu cầu đăng khai sinh nộp hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân cấp huyện có thẩm
quyền
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả
Người tiếp nhận hồ sơ sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thơng tin khai
sinh đầy đủ và phù hợp. Phịng Tư pháp báo cáo Chủ Tịch UBND cấp huyện xem xét.
Trường hợp, UBND cấp huyện đồng ý giải quyết công chức làm công tác hộ tịch ghi nội
dung khai sinh theo quy định; trường hợp trẻ em có quốc tịch nước ngồi thì khơng ghi
nội dung quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 của Luật Hộ tịch.
Công chức làm công tác hộ tịch, người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ
tịch. Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy khai sinh cho
người được đăng ký khai sinh.
18


Nếu hồ sơ chưa hồn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ hoàn thiện, bổ sung theo
quy định của pháp luật; trường hợp khơng thể bổ sung, hồn thiện hồ sơ ngay thì phải lập
văn bản hướng dẫn.
Lưu ý: Giấy khai sinh chỉ được cấp 1 bản chính. Bản sao của giấy khai sinh được
cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.
2.2.3. Đăng ký khai sinh tại khu vực biên giới:
Tại Điều 17, Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định: Ủy ban nhân xã ở khu vực biên
giới đăng ký khai sinh cho trẻ sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam
thường trú tại địa bàn xã đó cịn mẹ hoặc cha là cơng dân nước láng giềng thường trú tại
đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam tiếp giáp với xã ở khu vực biên giới
của Việt Nam nơi công dân Việt Nam thường trú.
Đối tượng: Trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là cơng dân Việt Nam
thường trú tại địa bàn xã ở khu vực biên giới, người kia là công dân nước láng giềng
thường trú tại đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam tiếp giáp với xã ở
khu vực biên giới của Việt Nam nơi công dân Việt Nam thường trú.

Thủ tục đăng ký:
Thẩm quyền: UBND cấp xã ở khu vực biên giới nơi cha hoặc mẹ trẻ em là cơng dân
Việt Nam thường trú
Trình tự thực hiện
Bước 1: Nộp hồ sơ
Người đi đăng ký khai sinh nộp hồ sơ tại UBND cấp xã có thẩm quyền
Người yêu cầu đăng ký khai sinh phải xuất trình: hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ
căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thơng tin cá nhân do cơ quan có
thẩm quyền cấp, cịn giá trị sử dụng để chứng minh nhân thân.
Sau đó, nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ
tịch. Trường hợp khơng có giấy chứng sinh thì nộp các văn bản thỏa thuận của cha, mẹ
về việc chọn quốc tịch cho con; bản sao giấy tờ, chứng minh nhân thân, chứng minh nơi
thường trú ở khu vực biên giới của công dân nước láng giềng.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ, xác định tính hợp lệ hồ sơ và viết giấy tiếp
nhận, trong đó ghi rõ, ngày tháng năm. Trường hợp nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn
người u cầu theo quy định.
Nếu khơng thể hồn thiện hồ sơ thì phải lập văn bản trong đó ghi rõ: loại giấy tờ, nội
dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ tên người tiếp nhận.
Bước 3: Trả hồ sơ
Nếu hồ sơ đầy đủ thì cơng tư pháp báo cáo chủ tịch UBND cấp xã.
Sau khi Chủ tịch UBND đồng ý thì cơng chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai
sinh vào Sổ đăng ký khai sinh, cùng người đăng ký khai sinh ký tên vào Sổ đăng ký khai
sinh.
19


×