Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Thực tiễn giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa án nhân dân huyện M’ĐRAK TỈNH đăk lăk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1012.82 KB, 33 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

NGUYỄN THỊ THÀ

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN M’ĐRẮK
TỈNH ĐĂK LĂK

Kon Tum, tháng 5 năm 2021


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN M’ĐRẮK
TỈNH ĐĂK LĂK

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : TRƯƠNG THỊ HỒNG NHUNG
SINH VIÊN THỰC HIỆN
: NGUYỄN THỊ THÀ
LỚP
: K11LK1
MSSV
: 17152380107025

Kon Tum, tháng 5 năm 2021




MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................iv
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................................2
5. Bố cục ..............................................................................................................................2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN M’ĐRĂK,TỈNH
ĐĂK LĂK ...........................................................................................................................3
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
HUYỆN M’ĐRĂK, TỈNH ĐĂK LĂK .............................................................................3
1.1.1. Giới thiệu chung về huyện M’đrăk, tỉnh Đăk Lăk ................................................3
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của tòa án nhân dân huyện M’đrăk, tỉnh Đăk
Lăk .......................................................................................................................................3
1.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TÒA ÁN NHÂN
DÂN HUYỆN M’ĐRĂK, TỈNH ĐĂK L ĂK ...................................................................4
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của tòa án nhân dân huyện M’đrăk, tỉnh Đăk Lăk .............4
1.2.2. Cơ cấu tổ chức của tòa án nhân dân huyện M’đrăk, tỉnh Đăk Lăk .......................4
1.3. CÔNG VIỆC THỰC HIỆN TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN M’ĐRĂK,
TỈNH ĐĂK LĂK ................................................................................................................5
KẾT CHƯƠNG 1 ...............................................................................................................7
CHƯƠNG 2 HUYỆN M’ĐRĂK, TỈNH ĐĂK LĂK VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN
VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI VÀ PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN HUYỆN M’ĐRĂK,
TỈNH ĐĂK LĂK………………………………………………………………………..8
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI VÀ GIẢI

QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT HUYỆN M’ĐRĂK, TỈNH ĐĂK LĂK .........................8
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm giải quyết tranh chấp đất đai ...............................................8
2.1.2. Các dạng tranh chấp đất đai...................................................................................9
2.1.2. Các phương thức giải quyết tranh chấp đất đai ...................................................10
2.1.3. Ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp đất đai....................................................11
2.2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI TOÀ
ÁN HUYỆN M’ĐRĂK, TỈNH ĐĂK LĂK .....................................................................12
2.2.1. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai ............................................................12
2.2.2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa án ...........................................13
2.2.3. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa án nhân dân cấp huyện ....14
CHƯƠNG 3. THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TỊA TÒA ÁN
NHÂN DÂN HUYỆN M’ĐRĂK, TỈNH ĐĂK LĂK VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP .......16
i


3.1. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI TỊA ÁN NHÂN
DÂN HUYỆN M’ĐRĂK, TỈNH ĐĂK LĂK ..................................................................16
3.1.1. Tình hình giải quyết tranh chấp đất đai tại tịa án nhân dân huyện M’đrăk, tỉnh
Đăk Lăk ..............................................................................................................................16
3.1.2. Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa án nhân dân huyện
M’đrăk, tỉnh Đăk Lăk ........................................................................................................16
3.1.3. Nguyên dân dẫn đến hạn chế trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa
án nhân dân huyện M’đrăk, tỉnh Đăk Lăk .........................................................................18
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN M’ĐRĂK, TỈNH ĐĂK LĂK
............................................................................................................................................19
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật ............................................................................19
3.2.2. Giải pháp khác .....................................................................................................20
KẾT CHƯƠNG 3 .............................................................................................................22
KẾT LUẬN .......................................................................................................................23

TÀI LIỆU THAM KHẢO
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

ii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
BLDS
UBND

Nội dung
Bộ Luật Dân sự
Uỷ Ban Nhân Dân

iii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
Bảng 3.1

Tên bảng
Trang
Thống kê vụ án về tranh chấp đất đai được thụ lý tại tòa án
16
nhân dân huyện M’đrăk từ năm 2017-2020

iv



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tranh chấp đất đai là dạng tranh chấp phổ biến, đa dạng và khá phức tạp. Để giải
quyết các vụ án tranh chấp đất đai tại tòa án nhân dân huyện M’đrăk đúng căn cứ pháp
luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp chung của xã hội là điều rất quan trọng và hết
sức cần thiết. Đây là một công việc hết sức khó khăn địi hỏi cơ quan tịa án nhân dân
huyện M’đrăk giải quyết tranh chấp phải nắm rõ các quy định của pháp luật và cần phải
có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, phù hợp.
Trong những năm gần đây, trên địa bàn cả nước nói chung, huyện M’đrăk nói riêng
số lượng án tranh chấp về đất đai có xu hướng tăng, đây là một lĩnh vực tranh chấp rất
phức tạp, các đương sự thường khiếu nại gay gắt, kéo dài, các văn bản hướng dẫn giải
quyết tranh chấp rất nhiều và qua mỗi thời kì lại có những quy định khác nhau. Do đó, để
nhận diện và xác định đúng tính chất, đúng các dạng tranh chấp nhằm giải quyết có căn
cứ, đúng pháp luật và thấu tình đạt lý của đất đai, cơ chế, trình tự, thủ tục giải quyết tranh
chấp đất đai. Sự nhận thức đầy đủ, đúng đắn bản chất các quy định pháp luật là tính cấp
thiết và có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn hoạt động khiếu nại giải quyết tranh chấp
về đất đai nội chung và các tranh chấp về đất đai nói riêng.
Tranh chấp đất đai là một hiện tượng phổ biến trong mọi đời sống xã hội. Đối với
Việt Nam, trong suốt thời gian từ khi chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai được thiết
lập từ năm 1980 cho đến nay, tranh chấp đất đai luôn là vấn đề thời sự, có những diễn
biến rất phức tạp, ảnh hưởng xấu đến việc quản lý, sử dụng đất và gây nguy cơ tiềm ẩn sự
mất ổn định chính trị, trật tự an tồn xã hội và là điều kiện để các thế lực thù địch tuyên
truyền kích động, xuyên tạc, chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam… đặc biệt khi nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước thực hiện
cơ chế quản lý mới bằng việc trả lại đất đai những giá trị vốn có thì tranh chấp đất đai
phát sinh có xu hướng ngày càng tăng cả về số lượng cũng như tính chất phức tạp về mặt
nội dung. Để ngăn ngừa nguy cơ tiềm ẩn sự mất ổn định chính trị và duy trì khối đại đồn
kết toàn dân, vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan

tâm. Trong các đạo luật đất đai được ban hành như Luật đất đai năm 1987, Luật đất đai
năm 1993, Luật đất đai năm 2003, 2013 đều có quy định về giải quyết tranh chấp đất đai,
điều đó đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền trong việc giải quyết tranh chấp về đất đai. Theo đó, việc giải quyết
tranh chấp đất đai được thực hiện theo hai hệ thống cơ quan: hệ thống Tòa án nhân dân
các cấp và hệ thống cơ quan hành chính nhà nước. Nhằm giúp Nhà nước trong nỗ lực xác
lập cơ chế giải quyết tranh chấp đất đai một cách có hiệu quả, đã có nhiều cơng trình
nghiên cứu, tìm hiểu về tranh chấp đất đai, giải quyết tranh chấp đất đai nhưng việc đi
sâu nghiên cứu việc giải quyết tranh chấp đất đai do các cơ quan hành chính nhà nước
thực hiện trên phạm vi địa bàn tỉnh Đăk Lăk và tòa án nhân dân huyện M’đrăk nói riêng
thì dường như cịn ít có cơng trình nghiên cứu. Hơn nữa, trên địa bàn huyện M’đrăk trong
những năm gần đây các tranh chấp đất đai ngày càng gia tăng; tính phức tạp của tranh
1


chấp đất đai không chỉ bắt nguồn từ hệ quả của sự quản lý thiếu hiệu quả của cơ quan
công quyền, sự bất hợp lý và thiếu đồng bộ của hệ thống chính sách, pháp luật đất đai, từ
những nguyên nhân có tính lịch sử trong quản lý và sử dụng đất đai qua các thời kỳ… mà
còn bị ảnh hướng lớn của nền kinh tế thị trường, đất đai ngày càng có giá trị cao thì thì
những mâu thuẫn, xung đột về lợi ích kinh tế liên quan đến đất đai càng gay gắt.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của bài báo cáo là phân tích, đánh giá thực trạng tranh chấp và
giải quyết tranh chấp ở tịa án nhân dân huyện M’đrăk hiện nay, qua đó đề xuất các giải
pháp hoàn thiện pháp luật đất đai và cơ chế áp dụng pháp luật để giải quyết có hiệu quả
hơn các tranh chấp đất đai.
Để đạt được mục đích này, bài báo cáo này có nhiệm vụ nghiên cứu những quy định
pháp luật đất đai liên quan đến việc giải quyết tranh chấp đất đai, thực trạng giải quyết
tranh chấp đất đai ở trên địa bàn tòa án nhân dân huyện M’đrăk. Trên cơ sở đó chỉ ra
những thiếu sót, tồn tại của luật đất đai hiện hành về giải quyết tranh chấp đất đai, đề xuất
giải pháp nhằm hoàn thiện luật đất đai, năng cao hiệu quả của công tác giải quyết tranh

chấp đất đai tại tòa án nhân dân huyện M’đrăk.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Là các quan hệ pháp luật về khiếu nại quyết định giải quyết
tranh chấp đất đai, quan hệ pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính và thực tiễn áp
dụng ở tịa án nhân dân huyện M’đrăk tỉnh Đăk Lăk trong giai đoạn hiện nay
Phạm vi nghiên cứu: Về giải quyết khiếu nại quyết định giải quyết tranh chấp đất
đai tại tòa án nhân dân huyện M’đrăk theo quy định của pháp luật hiện hành được quy
định rõ trong Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp của Chủ Nghĩa Mác – Lê nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, các qua điểm của Đảng, Nhà nước ta về pháp luật liên quan đến lĩnh
vực hành chính nhằm phân tích, lý giải các vấn đề liên quan đến khiếu nại quyết định giải
quyết tranh chấp đất đa tại tòa án nhân dân huyện M’đrăk và các vấn đề có liên quan.
Bên cạnh đó bài báo cáo cịn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như:
Phương pháp bình luận, diễn đạt, phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh luật học,
phương pháp đánh giá, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp…
5. Bố cục
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung có bao chương
bao gồm
Chương 1: Tổng quan về tòa án nhân dân huyện M’đrăk tỉnh Đăk Lăk.
Chương 2: Một số vấn đề cơ bản về tranh chấp đất đai và pháp về giải quyết tranh
chấp đất đai tại tòa án.
Chương 3: Thực tiễn giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa án nhân dân huyện M’đrăk
tỉnh Đăk Lăk và một số kiến nghị hoàn thiện

2


CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN VỀ TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN M’ĐRĂK

TỈNH ĐĂK LĂK
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
HUYỆN M’ĐRĂK, TỈNH ĐĂK LĂK
1.1.1. Giới thiệu chung về huyện M’đrăk
Huyện M’đrăk là một huyện nằm ở phía Đơng tỉnh Đăk Lăk, cách trung tâm thành
phố Bn Mê thuật 90Km theo Quốc lộ 26, từ Buôn Ma Thuột đi Nha Trang. Huyện lỵ là
thị trấn M’Đrăk. Diện tích:1.336,28 km². Huyện có 01 thị trấn, 12 xã.
Dân số: 59.946 người. Mật độ: 45 người/km²
Vị trí địa lý: Huyện có địa bàn rộng với nhiều đồi núi. Tồn huyện có 173 thơn,
bn, tổ dân phố, trong đó có 40 buôn đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Dân số của
huyện có 18.392 hộ với 78.186 khẩu, có 17 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân
tộc Kinh có 40.182 người chiếm tỷ lệ 51.3 %, dân tộc thiểu số có 38.004 người chiếm tỷ
lệ 48.7 %. Nền kinh tế của huyện chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp, đất đai, thổ
nhưỡng kém màu mỡ, trình độ dân trí khơng đồng đều giữa vùng trung tâm và các vùng
sâu, vùng xa, đa dạng về ngôn ngữ, phong tục tập quán và nếp sinh hoạt. Về khí hậu bị
ảnh hưởng hai vùng khí hậu Đơng Trường Sơn và Duyên hải Miền trung, vì vậy hàng
năm thường xảy ra hạn hán và mưa dài ngày, lũ lụt gây khó khăn cho sản xuất và đời
sống của nhân dân.
Dân tộc: Các dân tộc chính trên địa bàn huyện là: kinh, Êđê, H’ Mơng, Tày, Nùng,
M’Nơng, Dao, Thái,…trong đó dân tộc Kinh chiếm trên 50%.
Hành chính: Huyện M'Đrắk có 13 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị
trấn M'Đrắk (huyện lỵ) và 12 xã: Cư Króa, Cư M'ta, Cư Prao, Cư San, Ea Mlây, Ea
Lai, Ea M'Doal, Ea Pil, Ea Riêng, Ea Trang, Krông Á, Krông Jing.
Thiên nhiên: Phần lớn địa bàn của huyện là cao nguyên M'Drăk. Nơi đây, ngoài tài
nguyên rừng dồi dào, đứng vào bậc nhất của Tây Ngun cịn có những đồng cỏ lớn
thuận tiện cho chăn nuôi đại gia súc, M'Drăk là cái tên quen thuộc với rất nhiều người
Việt Nam bởi được nhắc đến trong bài hát Ơi M'Drăk của nhạc sĩ Nguyễn Cường (từng
được trích học trong "Âm nhạc" 7).
Khí hậu: Nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng do ở độ cao trên 800m nên
khí hậu huyện có nhiều nét thú vị: nhiệt độ trung bình năm khá thấp, số giờ nắng trung

bình 1.700 giờ/năm, lượng mưa trung bình hàng năm trên 2.500 mm.
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của tòa án nhân dân huyện M’đrăk
Tịa án Nhân dân huyện M'Đrăk, tỉnh Đắk Lắk có trụ sở tại số 45 Nguyễn Tất Thành,
thị trấn M’Đrăk, huyện M’Đrăk, tỉnh Đăk Lăk. M'Đrăk là huyện nằm ở cửa ngõ phía Đơng
của tỉnh Đắk Lắk. Trước năm 1975, huyện có tên là Khánh Dương, là đơn vị hành chính
thuộc tỉnh Khánh Hịa. Sau 1975, được sáp nhập về huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk. Ngày
30 tháng 8 năm 1977, huyện M'Đrăk được thành lập trên cơ sở tách ra từ huyện Krông Pắc,

3


có diện tích tự nhiên khoảng 133.628 ha, dân số trên 72 ngàn người, với 17 dân tộc cùng sinh
sống.
Cùng với việc thành lập các đơn vị hành chính sự nghiệp huyện M’Đrăk, Tòa án
nhân dân huyện M’Đrăk được thành lập vào năm 1977. Trải qua gần 40 năm phát triển,
tập thể Lãnh đạo, cán bộ công chức, người lao động Tịa án nhân dân huyện M’Đrăk ln
đồn kết, nỗ lực phấn đấu hồn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao mặc dù các loại vụ
việc mà đơn vị phải thụ lý, giải quyết có xu hướng ngày càng tăng về số lượng và tính chất
phức tạp. Riêng năm 2016 đơn vị đã thụ lý 259 vụ việc các loại; giải quyết 248 vụ việc, đạt
tỷ lệ 96%.
Ngoài việc thực hiện tốt cơng tác chun mơn, Tồ án nhân dân huyện M’Đrăk đã thực
hiện tốt các mặt công tác khác của đơn vị, trong đó có cơng tác kết nghĩa với bn Suốt, xã
Krơng Jing, góp phần giữ vững an ninh, chính trị và trật tự an tồn xã hội ở địa phương.
1.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TÒA ÁN NHÂN
DÂN HUYỆN M’ĐRĂK, TỈNH ĐĂK L ĂK
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của tòa án nhân dân huyện M’đrăk, tỉnh Đăk Lăk
a. Chức năng của tịa án nhân dân huyện M’đrăk, tỉnh Đăk Lăk
- Tồ án xét xử những vụ án hình sự, những vụ án dân sự (bao gồm những tranh
chấp về dân sự, những tranh chấp về hơn nhân và gia đình, những tranh chấp về kinh
doanh, thương mại, những tranh chấp về lao động), những vụ án hành chính.

- Tồ án giải quyết những việc dân sự (bao gồm những yêu cầu về dân sự, những
yêu cầu về hôn nhân và gia đình, những yêu cầu về kinh doanh, thương mại, những yêu
cầu về lao động), giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, xem xét và kết luận
cuộc đình cơng hợp pháp hay khơng hợp pháp.
- Tồ án giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật (quyết định áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết tranh chấp thương mại tại Trọng tài,
ra quyết định thi hành án hình sự, hỗn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, ra quyết
định miễn chấp hành hình phạt hoặc giảm mức hình phạt đã tun, ra quyết định xố án
tích...).
b. Nhiệm vụ Tịa án nhân dân huyện M’đrăk, tỉnh Đăk Lăk
-Tồ án có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ
nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ
tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân.
- Bằng hoạt động của mình, Tồ án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ
quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng những nguyên tắc của cuộc sống xã
hội, ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.
1.2.2. Cơ cấu tổ chức của tòa án nhân dân huyện M’đrăk, tỉnh Đăk Lăk
Về cơ cấu tổ chức: Tòa án nhân dân huyện M’Đrắk hiện có Chánh án, 01 Phó
Chánh án, 04 Thẩm phán, 04 thư ký, 01 kế toán, 01 văn thư, lưu trữ và 01 hợp đồng lao
động.

4


Về tổ chức cơ sở Đảng: đơn vị hiện có 05 đảng viên, sinh hoạt tại Chi bộ Viện kiểm
sát – Tòa án huyện M’Đrăk (là Chi bộ ghép với Viện kiểm sát và Chi cục Thi hành án
dân sự huyện M’Đrăk) trực thuộc Đảng bộ huyện M’Đrăk.
Về tổ chức cơng đồn và tổ chức đồn thanh niên: Hiện nay, 11 đồn viên cơng
đồn của đơn vị đang sinh hoạt tại Cơng đồn Viện kiểm sát – Tịa án và 06 đoàn viên
thanh niên sinh hoạt tại Chi đoàn Viện kiểm sát –Tòa án – Thi hành án.

Lãnh đạo qua các thời kỳ:
1. Ông Nguyễn Đức Hoan - Chánh án.
2. Bà Nguyễn Thị Hồng - Chánh án.
3. Ông Lâm Tấn Đạt (Thẩm phán phụ trách).
4. Ông Phan Anh Cảnh - Chánh án.
5. Ơng Dỗn Đình Quyến - Chánh án.
6. Ơng Nguyễn Thế Dương - Chánh án.
7.Ông Võ Đức Hợi – Phó Chánh án.
1.3. CƠNG VIỆC THỰC HIỆN TẠI TỊA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN M’ĐRĂK,
TỈNH ĐĂK LĂK
Qua hơn 2 tháng thực tập tại tòa án nhân dân huyện M’đrăk tỉnh Đăk Lăk thì một
thực tập sinh như tơi đã được làm và hướng dẫn được nhiều công việc như:
- Chuyển án các bản án dân sự đã được thụ lý như: ly hơn, đơn khởi kiện.
- Trực tại phịng tiếp dân.
- Đi xem hịa giải hơn nhân và gia đình ở các thôn, xã ở huyện M’đrăk.
- Xem lại các bản án đã được xử lý như hôn nhân và gia đình.
- Tham gia tiếp các đương sự cùng thư kí tòa án nhân dân huyện M’đrăk.
- Dự phiên tòa xét xử tội cố ý gây thương tích.
- Được cùng Phó tránh án đi hịa giải hơn nhân và gia đình của nhiều hộ gia đình.
- Xem xử án khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản.
- Chuyển các đơn kiện, khiếu nại tới các phòng liên quan đề xử lý.
- Được đọc các bản hình sự như: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cố ý gây thương tích
Q trình thực hiện công việc:
- Khi nhận được các đơn khởi kiện, khiếu nại, tố cáo,…thì xem có đúng các loại
giấy tờ phù hợp không, đơn theo đúng mẫu số chưa và có thiếu các giấy tờ có liên quan
khơng như: Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu…phơtto cơng chứng có đúng theo bản gốc
không và nhận đơn.
- Xem lại các đơn và gửi lại cho Phó chánh án tịa án nhân dân.
- Chuyển các quyết định lên cho Phó chánh án tịa án nhân dân.
- Đi theo Phó chánh án đến địa điểm, mời 2 bên liên quan, phổ biến đầy đủ quyền,

nghĩa vụ của các đương sự và những người tham gia tố tụng. Nghe các đương sự trình
bày ý kiến của mình về nội dung có liên quan tới các vụ án khác nhau.
- Được đi cùng thư kí tòa án xem xử các vụ án như cố ý gây thương tích, án hơn
nhân và gia đình, án khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản…
5


Những kết quả và bài học có được sau khi thực tập tại tòa án nhân dân huyện
M’đrăk: Biết được mơi trường làm việc tại tịa án cấp huyện như thế nào, học được nhiều
kinh nghiệm trong giải quyết các vụ án hồ sơ. Được Phó chánh án tạo điều kiện đưa đi
xem các án hịa giải trong hơn nhân và gia đình cũng như thư kí và các anh, chị tại tòa án
chỉ bảo cách dẫn tiếp dân, hướng dẫn xem xét lại các vụ án đã được xử. Đặc biệt hơn là
được xem xử các vụ án diễn ra tại phiên tòa. Mọi người tại tòa án nhân dân huyện
M’đrăk rất tận tình hướng dẫn khi mình gặp khó khăn trong cơng việc.

6


KẾT CHƯƠNG 1
Chỉ ra được lịch sử hình thành và phát triển, chức năng thực hiện, nhiệm vụ cũng
như cơ cấu tổ chức tại tòa án nhân dân huyện M’đrăk tỉnh Đăk Lăk. Biết được người lãnh
đạo qua các năm. Nội quy và cách thức làm việc tại tòa án nhân dân huyện M’đrăk tỉnh
Đăk Lăk.
Phân tích, đánh giá cơng trình đã được tác giải nghiên cứu, có liên quan đến các đề
tài để xác định được các cơng trình nghiên cứu khoa học trước đây đã giải quyết những
nội dung gì liên quan đến đề tài tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa
án ở nước ta hiện nay nói chung và ở tịa án nhân dân huyện M’đrăk nói riêng. Trên cơ sở
đó, thừa kế phát huy và tìm ra những vấn đề mà đề tài cần nghiên cứu, góp phần hồn
thiện pháp luật và hướng dẫn áp dụng pháp luật và giải quyết tranh chấp đất đai một cách
thống nhất đáp ứng được xu thế phát triển và hội nhập hiện nay.

Tranh chấp đất đai tại tòa án nhân dân huyện M’đrăk là một hiện tượng tất yếu xảy
ra trong giai đoạn nước ta đang xây dựng một nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội
chủ nghĩa. Đất đai từ chỗ được giao sử dụng, không phải thu tiền sử dụng chuyển thành
một thứ hàng hố có giá trị trên thị trường nên đã làm nảy sinh những mâu thuẫn về
quyền sử dụng đất. Tranh chấp đất đai ngày càng tăng khơng chỉ về số lượng mà cịn về
tính chất phức tạp của tranh chấp, có thể phân tranh chấp đất đai thành nhiều loại khác
nhau dựa trên những tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên, các tránh chấp đất đai cũng có những
đặc điểm chung nhằm giúp phân biệt với các loại tranh chấp khác.
Giải quyết tranh chấp đất đai là một việc cần thiết hiện nay vì tranh chấp đất đai kéo
dài có thể làm những thành phần phản động kích hoạt, lơi kéo người dân tạo ra “điểm
nóng” làm mất ổn định an ninh chính trị. Việc giải quyết dứt điểm tranh chấp đất đai
mang lại những lợi ích lớn về an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, tranh chấp đất
đai rất phong phú, đa dạng những việc giải quyết phải tuân theo những nguyên tắc nhất
định. Hiện nay, ở nước ta các phương thức giải quyết tranh chấp đất đai là: hòa giải, giải
quyết tại cơ quan hành chính và giải quyết bằng con đường tòa án. Tuy nhiên, theo quy
định chung của thế giới cũng như định hướng của Đảng và Nhà nước thì khi tranh chấp
đất đai xảy ra nếu khơng hịa giải được thì sẽ do hệ thống Tịa án nhân dân huyện M’đrăk
quyết định.

7


CHƯƠNG 2.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
VÀ PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI TÒA ÁN
NHÂN DÂN HUYỆN HUYỆN M’ĐRĂK, TỈNH ĐĂK LĂK
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI VÀ GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT HUYỆN M’ĐRĂK, TỈNH ĐĂK LĂK
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng

đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Tính phức tạp, gay gắt của tranh chấp
đất đai không chỉ dừng lại ở khía cạnh tranh chấp dân sự mà cịn có thể dẫn đến các vụ án
hình sự, thậm chí cịn mang tính chính trị, gây ảnh hưởng đến trật tự xã hội. Vì vậy, giải
quyết tranh chấp đất đai là một nội dung rất quan trọng và không thể thiếu của pháp luật
đất đai
Giải quyết tranh chấp đất đai là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
nhằm giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn giữa các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân để tìm
ra giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các
chủ thể trong quan hệ đất đai. Vì vậy, giải quyết tranh chấp đất đai là một nội dung rất
quan trọng và không thể thiếu của pháp luật đất đai.
Giải quyết tranh chấp đất đai là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Để giải quyết một tranh chấp, các chủ thể có thể sử dụng nhiều biện pháp như tự thương
lượng, thỏa thuận với nhau. Pháp luật đất đai không quan tâm cách thức họ thỏa thuận thế
nào, thương lượng ra sao mà chỉ đưa ra các quy định điều chỉnh hoạt động giải quyết
tranh chấp khi có sự tham gia của cơ quan nhà nước vào việc giải quyết đó mà thơi. Điều
này nhằm thể hiện sự tơn trọng của Nhà nước với tự do ý chí, tự do định đoạt của các chủ
thể và Nhà nước sẽ cung cấp một công cụ giải quyết tranh chấp cho họ nếu như họ khơng
có được sự thống nhất. Một khi đã có sự tham gia của cơ quan nhà nước thì các quy
phạm pháp luật về giải quyết tranh chấp là cần thiết, bởi lẽ có những quy phạm pháp luật
này thì người dân cũng như chính cơ quan nhà nước mới biết chủ thể nào có thẩm quyền
giải quyết tranh chấp và giải quyết theo trình tự, thủ tục gì.
- Đối tượng của hoạt động giải quyết tranh chấp là tranh chấp đất đai, trong đó các
đương sự yêu cầu cơ quan nhà nước xác định rõ những quyền và nghĩa vụ của các bên
đối với khu đất đang bị tranh chấp.
- Hệ quả pháp lý của việc giải quyết tranh chấp là quyền và nghĩa vụ của các chủ
thể trong quan hệ đất đai sẽ được làm rõ bằng bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp
luật.
- Đề cao hịa giải, huy động đồn thể địa phương tham gia.
- Liên quan đến nhiều lĩnh vực khác, như: nhà, xây dựng...
- Cần phải hiểu phong tục, tập quán địa phương để có cách giải quyết thỏa đáng.

Từ đó đưa ra khái về giải quyết tranh chấp đất đai ở tòa án nhân dân cấp huyện:
Giải quyết tranh chấp đất đai là hoạt động của cơ quan nhà nước cũng như tại tòa án nhân
8


dân huyện M’đrăk giải quyết những vấn đề về tranh chấp đất đai để người dân giảm được
hoặc khơng cịn những bất đồng cũng như mâu thuẫn về vấn đề đất đai. Để người dân
khơng cịn những lo nghĩ vào vấn đề tranh chấp đất đai. Giải quyết một tranh chấp đất đai
tại tòa án huyện M’đrăk các chủ thể có thể sử dụng nhiều biện pháp như tự thương lượng,
thỏa thuận với nhau. Tòa án sẽ đề ra các giải pháp cũng như đề cao quyền của các đương
sự để vấn đề về tranh chấp đất đai ở tòa án cấp huyện được giải quyết triệt để các vụ án.
Điều này nhằm thể hiện sự tôn trọng của Nhà nước nói chung cũng như tịa án nhân dân
huyện M’đrăk nói riêng với tự do ý chí, tự do định đoạt của các chủ thể và tòa án cấp
huyện sẽ cung cấp một công cụ giải quyết tranh chấp cho họ nếu như họ khơng có được
sự thống nhất. Giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa án nhân dân cấp huyện là cần thiết,
cũng như vấn đề được đặt ra hàng đầu khi các tranh chấp xảy ra.
Giải quyết tranh chấp đất đai ở tòa án nhân dân cấp huyện có đặc điểm khác với giải
quyết tranh chấp đất ở tịa án đó là xác định rõ được cơ quan giải quyết tranh chấp đất đai
là tòa án nhân tại địa bàn tòa án nhân dân huyện M’đrăk. Để giải quyết một tranh chấp,
các chủ thể có thể sử dụng nhiều biện pháp như tự thương lượng, thỏa thuận với nhau và
sẽ được cơ quan tại tòa án cấp huyện giải quyết nếu không được sự thống nhất tự thỏa
thuận của các đương sự.
- Đối tượng của hoạt động giải quyết tranh chấp là tranh chấp đất đai, trong đó các
đương sự u cầu tịa án nhân dân huyện M’đrăk xác định rõ những quyền và nghĩa vụ
của các bên đối với khu đất đang bị tranh chấp.
- Hệ quả pháp lý của việc giải quyết tranh chấp là quyền và nghĩa vụ của các chủ
thể trong quan hệ đất đai sẽ được làm rõ bằng bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp
luật.
- Đề cao hịa giải, huy động đoàn thể địa phương tham gia.
- Liên quan đến nhiều lĩnh vực khác, như: nhà, xây dựng...

2.1.2. Các dạng tranh chấp đất đai.
Chủ yếu có 3 dạng về tranh chấp đất đai phổ biến như sau:
Thứ nhất, tranh chấp về quyền sử dụng đất
Tranh chấp đất đai về quyền sử dụng đất là những tranh chấp giữa các bên với nhau
về việc ai có quyền sử dụng hợp pháp đối với một mảnh đất nào đó? Trong dạng tranh
chấp này, thường gặp các loại tranh chấp về ranh giới đất, tranh chấp về quyền sử dụng
đất, tài sản gắn liền với đất trong các quan hệ ly hôn, thừa kế, tranh chấp đòi lại đất (đất
đã cho người khác mượn sử dụng mà không trả lại, hoặc tranh chấp giữa người dân tộc
thiểu số với người đi xây dựng vùng kinh tế mới…), tranh chấp về quyền sử dụng đất có
liên quan đến tranh chấp về địa giới hành chính.
Thứ hai, tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất
Dạng tranh chấp này thường xảy ra khi các chủ thể có những giao dịch dân sự về
quyền sử dụng đất như tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng chuyển
nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất hoặc các tranh chấp liên quan đến việc bồi thường
giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất…
9


Thứ ba, tranh chấp về mục đích sử dụng đất
Đây là dạng tranh chấp ít gặp hơn, những tranh chấp này liên quan đến việc xác định mục
đích sử dụng đất là gì? Thơng thường những tranh chấp này có cơ sở để giải quyết vì
trong quá trình phân bổ đất đai cho các chủ thể sử dụng, Nhà nước đã xác định mục đích
sử dụng đất thơng qua quy hoạch sử dụng đất. Tranh chấp chủ yếu do người sử dụng đất
sử dụng sai mục đích so với khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.
2.1.2. Các phương thức giải quyết tranh chấp đất đai
Hiện nay, tranh chấp đất đai là một trong những tranh chấp dân sự diễn ra phổ
biến và phức tạp. Vì vậy đất đai hiện nay là tài sản có giá trị cao, nên khi có vấn đề tranh
chấp thì việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa án nhân dân cấp
huyện M’đrăk là một trong những vấn đề quan trọng cần lưu tâm. Có hai phương thức
giải quyết tranh chấp đất đai:

Thứ nhất, giải quyết bằng biện pháp hòa giải:
Điều 202 luật đất đai 2013:
1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hịa giải hoặc giải quyết
tranh chấp đất đai thơng qua hịa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp khơng hịa giải được thì gửi đơn đến
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hịa giải tranh chấp
đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã
hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong
thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất
đai.
4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận
hịa giải thành hoặc hịa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải
được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người
sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hịa giải đến Phịng Tài ngun và
Mơi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng
dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
Phịng Tài ngun và Mơi trường, Sở Tài ngun và Mơi trường trình Ủy ban nhân
dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Thứ hai, giải quyết tranh chấp đất đai bằng biện pháp khi khơng hồ giải được.
+ Biện pháp hành chính
+ Biện pháp thơng qua tịa án nhân dân cấp huyện nơi xảy ra tranh chấp đất đai
Căn cứ khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013, tranh chấp mà đương sự khơng có
Giấy chứng nhận hoặc khơng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy

10



định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình
thức giải quyết:
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà khơng thành thì được
giải quyết như sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại
giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do
Tòa án nhân dân giải quyết.
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự khơng có Giấy chứng nhận hoặc khơng có một
trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn
một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền
theo quy định tại khoản 3 Điều này.
b) Khởi kiện tại Tịa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố
tụng dân sự.
3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có
thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải
quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại
Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tơn giáo, người
Việt Nam định cư ở nước ngồi, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi thì Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có
quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án
nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra
quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành
phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp
hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

Như vậy, theo luật thì khi xảy ra tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện M’đrăk các
đương không tự hòa giải được và đã được hòa giải nhưng khơng thành thì có thể đến tịa
án cấp huyện nơi xảy ra tranh chấp để yêu cầu tòa án nhân dân huyện M’đrăk giải quyết
tranh chấp đất đai đó.
2.1.3. Ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp đất đai
Giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa án nhân dân huyện M’đrăk khơng những có ý
nghĩa quan trọng cịn mang ý nghĩa đối với trật tự xã hội, nếu như hòa giải tranh chấp
khơng thành thì cũng giúp cho các bên nắm rõ được các quyền và nghĩa vụ của mình,
giảm bớt được những mâu thuẫn. Vì vậy, giải tranh chấp đất đai tại tòa án nhân dân cấp
huyện còn giữ được trật tự an ninh, công bằng xã hội. Làm cho quan hệ xã hội không
bằng mệnh lệnh mà được thuyết phục và cảm thông. Mặt khác, giải quyết tranh chấp đất
11


đai tại tịa án nhân dân cấp cũng góp phần tăng cường được ý thức pháp luật trong nhân
dân.
2.2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI TOÀ
ÁN HUYỆN M’ĐRĂK, TỈNH ĐĂK LĂK
2.2.1. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai
Trong nền kinh tế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần nền kinh tế, quan
hệ pháp luật đất đai đã trở nên đa dạng, phức tạp kéo theo các tranh chấp đất đai phát sinh
cũng đa dạng, phức tạp và gay gắt. Vì vậy, việc giải quyết tranh chấp đất đai phải đáp
ứng được những yêu cầu nhất định mà thực tế đặt ra. Muốn đáp ứng được các u cầu đó,
thì việc giải quyết tranh chấp đất đai phải quán triệt các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý sau đây:
Điều 53 Hiến pháp 2013 khẳng định: “Đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân do Nhà
nước thống nhất quản lý”. Cụ thể “Nhà nước khơng thừa nhận việc địi lại đất đai đã giao
cho người khác sử dụng trong q trình thực hiện các chính sách đất đai của Nhà nước
Việt nam dân chủ cơng hịa, chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt
Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Điều đó khẳng định tồn bộ

đất đai trên lãnh thổ Việt Nam đều thuộc quyền sở hữu toàn dân do Nhà nước quản lý.
Nhà nước giảo đất cho dân sử dụng chứ khơng chứ Nhà nước khơng có quyền sở hữu đối
với đất đai. Do đó, đối tượng của mọi tranh chấp đất đai phát sinh chỉ là quyền quản lý và
sử dụng đất chứ không phải là quyền sở hữu đối với đất đai. Vì vậy, khi giải quyết tranh
chấp đất đai phải tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu tòa dân đối với đất đai mà Nhà nước
là người đại diện: Bảo vệ quyền đại diện sở hữu đất đai của Nhà nước bảo vệ thành quả
cách mạng về đất đai mà nhân dân ta đạt được.
Nguyên tắc bảo đảm lợi ích của người sử dụng đất, nhất là lợi ích kinh tế, khuyến
khích việc tự thương lượng, tự hòa giải trong nội bộ nhân dân. Hiến pháp 2013 điều 15
quy định “Tổ chức, cá nhân dược Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử
dụng đất. Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền và
nghĩa vụ theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ”. Thể chế quy
định Hiến pháp, luật đất đai 2013 (Điều 167) thừa nhận quyền năng của người sử dụng
đất (quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, cho thuê lại, tặng cho, thế
chấp, góp vốn quyền sử dụng đất) Đã khẳng định tư tưởng đổi mới trong quá trình Nhà
nước điều hành các quan hệ xã hội về đất đai. Do đó, việc tơn trọng các quyền của người
sử dụng đất và tạo điều kiện để họ phát huy tối đa các quyền đó là nguyên tắc quan trọng
của Luật đất đai. Thực tế, đã chứng minh rằng, nếu lợi ích của người sử dụng đấtkhơng
được bảo đảm, thì việc sử dụng đất cũng khơng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đó cũng
chính là ngun tắc cơ bản trong q trình giải quyết tranh chấp đất đai.
Tơn trọng quyền định đoạt của các chủ thể khi tham gia các quan hệ pháp luật đất
đai là tôn trọng quyền tự do thoả thuận, thương lượng của họn trên cơ sở các quy định
của pháp luật. Do đó, hịa giải trở thành cách thức và cũng là nguyên tắc giải quyết tranh
chấp đất đai quan trọng và hiệu quả nhất. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai phải
12


nhằm mục đích ổn định tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, gắn với việc giải quyết tranh
chấp đất đai với việc tổ chức lại sản xuất, bố trí lại cơ cấu sản xuất hàng hóa.
Do đó ảnh hưởng tiêu cực của tranh chấp đất đai đến mọi mặt đời sống chính trị,

kinh tế, xã hội nên việc giải quyết các tranh chấp đất đai phải nhằm vào mục đích bình ổn
các quan hệ xã hội. Chú ý bảo đảm quá trình sản xuất của người dân, tránh làm ảnh
hưởng dây chuyền đến cơ cấu sản xuất hàng hóa theo chủ trườn của Đảng: “ Ai giỏi nghề
gì, làm nghề ấy”.
Nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội.Khi giải quyết tranh chấp đất đai phải chú ý
và tuân thủ các nguyên tắc, trình tự, thủ tục, thẩm quyền mà pháp luật quy định. Phát hiện
và giải quyết kịp thời các vi phạm pháp luật về đất đai, tránh tình trạng để tranh chấp đất
đai kéo dài, làm ảnh hưởng tới tâm lý và lợi ích của người dân.
2.2.2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa án
Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hịa giải hoặc giải quyết tranh
chấp đất đai thơng qua hòa giải ở cơ sở. Nếu các bên tranh chấp khơng hịa giải được thì
gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hịa giải. Nếu khơng hịa
giải được nữa thì có thể gửi đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất.
Điều 203 Luật đất đai 2013 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như
sau:
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà khơng thành thì
được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại
giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do
Tịa án nhân dân giải quyết.
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự khơng có Giấy chứng nhận hoặc khơng có một
trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn
một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo
quy định tại khoản 3 Điều này.
b) Khởi kiện tại Tịa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng
dân sự.
3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có
thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ

tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết
thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án
nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tơn giáo, người Việt
Nam định cư ở nước ngồi, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi thì Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh giải quyết. nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền

13


khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân
dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra
quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành
phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp
hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.
2.2.3. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa án nhân dân cấp
huyện
Giải quyết tranh chấp đất đai theo trình tự tố tụng (dân sự): việc giải quyết tranh
chấp đất đai tại Tòa án nhân dân cấp huyện được thực hiện theo quy định chung tại Bộ
luật tố tụng dân sự 2015. Theo đó, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc
thông qua người đại diện hợp pháp để khởi kiện vụ án tại Tòa án nhân dân cấp huyện
M’đrăk nơi tranh chấp đất đai.
Người khởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ đến Tòa án nhân dân
huyện M’đrăk, thực hiện việc tạm ứng án phí và hoàn chỉnh hồ sơ, đơn khởi kiện theo
yêu cầu của Tòa án nhân dân huyện M’đrăk. Khi Tòa án đã thụ lý giải quyết vụ án, sẽ
tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Khác
với hoạt động hòa giải trước khi khởi kiện, đây là giai đoạn bắt buộc trong q trình giải
quyết vụ án dân sự do chính Tịa án nhân dân huyện M’đrăk chủ trì và tiến hành. Nếu hịa
giải thành thì Tịa án nhân dân huyện M’đrăk sẽ lập biên bản hòa giải thành, hết 07 ngày

mà các bên đương sự không thay đổi ý kiến thì tranh chấp chính thức kết thúc. Nếu hịa
giải khơng thành thì Tịa án nhân dân huyện M’đrăk quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Ngay trong quá trình xét xử, các đương sự vẫn có thể thỏa thuận với nhau về việc giải
quyết vụ án. Nếu không đồng ý các bên vẫn có quyền kháng cáo theo trình tự phúc thẩm.
Thủ tục để giải quyết tranh chấp đất đai, khi giải quyết theo phương thức khởi kiện tại
Tòa án nhân dân huyện M’đrăk, thì trước hết thủ tục hịa giải tại Ủy ban nhân dân xã vẫn
là bắt buộc. Tuy nhiên, Luật Đất đai 2013 cịn có quy định khuyến khích các bên tranh
chấp đất đai tự hịa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thơng qua hịa giải ở cơ sở,
nếu khơng hịa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp
để hòa giải.

14


KẾT CHƯƠNG 2
Tranh chấp đất đai là một hiện tượng xảy ra trong đời sống xã hội ở một thời kì lịch
sử. Dưới chế độ chúng ta, Nhà nước là người đại diện cho tòa thể nhân dân lao động
đứng ra thực hiện quyền sở hữu duy nhất của mình đối với đất đai, vì vậy tranh chấp đất
đai trong thời kì này mang nội dung kinh tế cũng như ý nghĩa chính trị khác với tranh
chấp đất đai trong xã hội có giai cấp đối kháng.
Các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật đất đai không phải lúc nào cũng nhất trí với
nhau về tất cả các vấn đề trong quan hệ pháp luật đó, vì thế sẽ xuất hiện những ý kiến
khác nhau, những mau thuẫn, những bất đồng về quản lý, sử dụng đất. Người ta gọi đó là
hiện tượng tranh chấp đất đai.
Tranh chấp đất đai khơng những ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích các bên tham gia
tranh chấp mà còn ảnh hưởng tới lợi ích của Nhà nước. Khi xảy ra tranh chấp, trước hết
một bên không thực hiện được những quyền của mình. Do đó, ảnh hưởng đến việc thực
hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Tranh chấp đất đai xảy ra sẽ tác động không tốt đến
tâm lý, tinh thần của các bên, gây nên tình trạng mất ổn định, bất đồng trong nội bộ nhân
dân, làm cho các quy định của Luật đất đai, cũng như đường lối chính sách của Nhà nước

không được thực hiện một cách triệt để.

15


CHƯƠNG 3.
THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TỊA TÒA ÁN NHÂN
DÂN HUYỆN M’ĐRĂK, TỈNH ĐĂK LĂK VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
3.1. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI TÒA ÁN NHÂN
DÂN HUYỆN M’ĐRĂK, TỈNH ĐĂK LĂK
3.1.1. Tình hình giải quyết tranh chấp đất đai tại tịa án nhân dân huyện M’đrăk,
tỉnh Đăk Lăk
Huyện M’đrăk tỉnh Đăk Lăk là một huyện khá rộng lớn và đang trên đà phát triển
với quyết tâm xây dựng một huyện văn minh, hiện đại và phát triển. Với các vụ án tranh
chấp đất đai ngày càng phức tạp ở cả nước nói chung và ở tịa án nhân dân huyện M’đrăk
nói riêng. Cũng như ở nhiều tỉnh trên cả nước, trong những năm gần đây, số lượng tranh
chấp về quyền sử dụng đất ngày càng gia tăng. Ở huyện M’đrăk là một trong những địa
bàn có lượng tranh chấp đất đai nhiều, cùng với sự phát triển của nền kinh tế ở địa
phương là một trong những huyện trọng điểm chiếm diện tích khá lớn trên địa bàn tỉnh
Đăk Lăk. Song cùng với sự phát triển đó đã nảy sinh ra nhiều mặt trái đáng lưu tâm nhất
là tình trạng tranh chấp đất đai ngày càng nhiều và phức tạp.
Theo số liệu thống kê của tòa án nhân dân huyện M’đrăk trong thời gian (2017-2020)
Tòa án nhân dân huyện M’đrăk đã thụ lý các vụ án tranh chấp đất đai cụ thể như sau:
Báng 3.1. Thống kê vụ án về tranh chấp đất đai được thụ lý tại tòa án nhân dân
huyện M’đrăk từ năm 2017-2020
Năm
Tổng số thụ lý Sơ thẩm
2017
15 vụ
2018

13 vụ
2019
17 vụ
2020
19 vụ
Với số liệu trên đã phản ánh số vụ tranh chấp đất đai trong thời gian gần đây tại địa
bàn huyện có xu hướng tăng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là: đất có giá trị kinh tế,
chính trị, xã hội sâu sắc đối với mỗi gia đình, cơ quan tổ chức đơn vị kinh tế xã hội và Nhà
nước.
Mặc dù số lượng giải quyết tranh chấp đất đai trong thời gian gần đây tại địa bàn
huyện có nhiều chuyển biến tích cực. Song chất lương giải quyết các vụ án về tranh chấp
đất đai còn nhiều hạn chế, nhiều vụ án xử đi xử lại nhiều lần, giảm sút lòng tin của người
dân, bị ngành cấp trên hủy để xét xử lại trong đó liên quan đến kiểm sát viên. Chất lượng
kháng nghị trong công tác này còn nhiều hạn chế, chưa kịp thời phát hiện những vi phạm
của Tòa án, ban hành kháng nghị.
3.1.2. Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa án nhân dân huyện
M’đrăk, tỉnh Đăk Lăk
a. Thành tựu
Trong những năm qua tòa án huyện M’đrăk đã đạt được những thành tựu đáng kể
đến là: giải quyết được nhiều vụ án trong thời gian ngắn, hòa giải được nhiều vụ án để
16


khơng dẫn đến hiện tượng phải lơi nhau ra tịa án để nhờ cán bộ Nhà nước giải quyết,
cũng như làm rõ được các thắc mắc của người dân trong vấn đề tranh chấp đất đai trong
thời gian sớm nhất khơng để người dân đợi lâu.
b. Hạn chế, khó khăn
Tình hình giải quyết tranh chấp đất đai tại tịa án nhân dân huyện M’đrăk cịn có
mặt hạn chế là: khó tiếp cận các bên có liên quan để giải thích cũng như hướng dẫn của
các cán bộ có liên quan. Vì điạ hình khó phức tạp cũng như tiếng Kinh của người các dân

tộc cư trú trên địa bàn còn hạn chế nên việc giao tiếp còn bị hạn chế cũng như có các khó
khăn sau đây:
Thứ nhất, quy định pháp luật còn nhiều bất cập, lỗ hỏng dẫn đến tình trạng khó
khăn trong tiến trình giải quyết tranh chấp đất đai.
Do chính sách pháp luật về đất đai thay đổi liên tục và nhanh chóng trong một thời
gian dài, nhưng mỗi lần thay đổi khơng có các quy định của pháp luật minh định rõ các
quan hệ đất đai hình thành trên thực tế trong các thời đoạn đó, tạo ra những điểm mờ
trong quan hệ về đất đai, phải nghiên cứu, xem xét nhiều quy định trong đó có cả loại văn
bản thuộc về chính sách đất đai (trong mỗi thời kỳ) khi giải quyết một vụ tranh chấp.
Một là, luật đất đai hiện hành quy định bắt buộc hòa giải tại cơ sở trong tranh chấp
đất đai. Theo đó, mọi tranh chấp đất đai, bao gồm cả tranh chấp về tài sản gắn liền với
đất và tranh chấp trong quá trình thực hiện các giao dịch liên quan đến đất đai đều phái
qua thủ tục hòa giải và phải được Ủy ban nhân dân cấp xã giải quyết trước khi vụ việc
được giải quyết tại Tòa án dân nhân huyện M’đrăk. Rất nhiều trường hợp, Ủy ban nhân
dân cấp xã khơng tổ chức hịa giải, hoặc khơng hoà giải theo yêu cầu của các bên tranh
chấp, mà nếu cấp xã khơng hịa giải, thì các bên khơng thể khởi kiện ra tịa án. Đó là chưa
kể đến năng lực chưa tương xứng của cấp xã trong việc đứng ra giải quyết tranh chấp đất
đai.
Hai là, có thể nói, quy định pháp luật đã hạn chế quyền của người sử dụng đất và sở
hữu tài sản khi quy định u cầu bắt buộc thơng qua thủ tục hịa giải tại địa phương. Giấy
tờ pháp lý của mảnh đất là cơ sở để xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.
Theo quy định tại Điều 203 Luật Đất đai 2013, Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy
chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và
tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết. Bản chất của việc
giải quyết tranh chấp đất đai là xác định phần diện tích đất tranh chấp thuộc quyền sử
dụng của ai, ai là chủ sử dụng hợp pháp đất đang tranh chấp, nhưng pháp luật lại quy
định thẩm quyền giải quyết căn cứ theo người có giấy tờ về đất. Mặt khác, các giấy tờ về
đất chỉ có một bản gốc duy nhất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp và thường do
một bên tranh chấp giữ. Vì thế, khi phát sinh tranh chấp các bên cịn lại sẽ khơng thể có
được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để nộp cho tòa và yêu cầu Tòa án thụ lý vụ án

được. Trong trường hợp này, Tịa án có thể từ chối thụ lý vụ án do viện vào quy định của
pháp luật là đương sự khơng có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất. Trên thực tế, theo
quy định của pháp luật, những bên còn lại trong tranh chấp đất đai chỉ có thể xin được
17


bản sao của giấy tờ đất hoặc xin thông tin liên quan đến đất tranh chấp từ Văn phòng
đăng ký nhà và đất mà thơi. Có thể nói, đây cũng là kẽ hở phát sinh tiêu cực vì thực tế
Tịa án có thể thụ lý hoặc khơng thụ lý vụ án.
Thứ hai, thực tiễn thực hiện thủ tục đất đai tại tòa án nhân dân huyện M’đrăk:
trong suốt thời gian dài về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, việc ghi nhận
chủ sử dụng trên giấy chứng nhận đã mang đến nhiều cách hiểu khác nhau, do vậy, các
giao dịch dân sự liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong thực tế gặp
nhiều khó khăn, và mang những rủi ro cao.
Trên đây chỉ là một vài khó khăn vướng mắc trong việc giải quyết tranh chấp đất
đai trong thực tiễn. Bên cạnh đó những thủ tục rườm rà, thiếu sự linh hoạt, cách thức
quản lý đất đai yếu kém là những nguyên nhân sâu xa khác dẫn đến tình trạng tranh chấp
đất đai ngày càng nhiều và quá trình giải quyết tranh chấp gặp nhiều khó khăn.
3.1.3. Nguyên dân dẫn đến hạn chế trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai
tại tịa án nhân dân huyện M’đrăk, tỉnh Đăk Lăk
Việc đo đạc đất của các cơ quan có thẩm quyền khi lập bản đồ địa chính cho cá
nhân, hộ gia đình trong từng thồ kì thiếu chính xác cũng gây khó khăn cho việc giải quyết
tranh chấp đất đai tại tòa án nhân dân huyện M’đrăk.
Luật đất đai 2013 đã quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai đối tượng
cụ thể, chính sách, pháp luật về đất đai của Đảng và Nhà nước ta có nhiều thay đổi tương
thích với từng giai đoạn phát triển của cách mạng, Tạo ra cơ sở pháp lý để các cơ quan có
thẩm quyền áp dụng giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu quả hơn. Song bên cạnh đó thì
ở tịa án nhân dân huyện M’đrăk có những nguyên dân dẫn đến các khó khăn cũng hạn
chế trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai. Việc giải thích, hướng dẫn của cơ quan
song cịn chưa đầy đủ và kịp thời tới các bên có liên quan. Do đó, tình hình giải quyết

tranh chấp đất đai trên địa bàn vừa bị chậm trễ, vừa không thống nhất. Các vụ kiên về
giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan tòa án phải giải quyết nhiều lần kéo dài trong
nhiều năm.
Tòa án nhân dân huyện M’đrăk nói riêng và các cơ quan Tịa án nhân khác nói
chung mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng nhìn chung đội ngũ chuyên gia làm công tác
xây dựng pháp luật còn thiếu và yếu, đội ngũ cán bộ nghiên cứu chuyên sâu về các lĩnh
vực, nhất là lĩnh vực giải quyết tranh chấp đất đai còn rất hạn chế, cũng như chưa tập
trung tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, đúc rút thành lý luận để giải quyết những vấn đề
thực tiễn đặt ra.
Trình độ chun mơn, trách nhiệm cơng vụ của một số bộ phận cán bộ tại tòa án
nhân dân huyện M’đrăk còn chưa cao. Một số kiểm sát viên còn thiếu kinh nghiệm, chưa
nắm vững được các quy định của pháp luật, thiếu kiến thức về quản lý kinh tế, xã hội, lại
cịn chủ quan khơng thực hiện đầy đủ quy trình giải quyết tranh chấp đất đai nên chưa
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

18


Công tác tổ chức cán bộ, trước hết là việc bố trí, điều động và sử dụng cán bộ các
cấp có nơi, có lúc chưa thật sự phù hợp với trình độ, năng lực cán bộ; một số chính sách
về lương, phụ cấp trách nhiệm của cán bộ.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ yêu cầu công tác, nhất là trang
bị công nghệ thông tin của Tòa án nhân dân huyện M’đrăk đã được tăng cường song
nhiều nơi còn thiếu cán bộ vận hành và trang thiết bị máy vi tính, chất lượng đường
truyền, phần mềm ứng dụng chưa đáp ứng yêu cầu của việc đổi mới quản lý, chỉ đạo,
điều hành tại tòa án nhân dân cấp huyện.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN M’ĐRĂK, TỈNH ĐĂK LĂK
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật
Để khắc phục những bất cập do quy định pháp luật chưa thật đầy đủ, thì nên thống

nhất cộng với nhận thức chưa rõ quyền, nghĩa vụ các nhân đối với tài sản trong khái niệm
hộ gia đình, các cơ quan, ban ngành chưc năng có liên quan cần phối hợp với nhau để
tháo gỡ những vướng mắc càng sớm càng tốt trong thực tiễn thi hành các quy định nêu
trên. Trong trường hợp cấp giấy chứng quyền sử dụng đất cho giai đình, tộc họ cần ghi
đầy đủ các thành viên (có thể có danh sách kèm theo), đối với các tộc họ có q đơng các
thành viên thì có thể căn cứ vào ý chí của tộc họ thể hiện trong biên bản họp của hội đồng
thành viên thì có thể căn cứ vào ý chí của tộc họ nhất trí cho một số thành viên trong tộc
họ là người đại diện theo ủy quyền thay tộc họ đứng tên trong Giấy chứng nhận quyền sử
dung đất của tộc họ.
Những giấy chứng nhận đã cấp cho hộ giai đình thì cần thiết phải đính chính bổ
sung chủ sở dụng đất từ hộ giai đình sang cá nhân là chủ sở dụng đất từ hộ gia đình sang
các cá nhân là thành viên của hộ gia đình sang các cá nhân là thành viên, nghĩa là ghi đầy
một hoặc một số các nhân là chủ sử dụng đất thực sự khi có đầy đủ căn cứ chứng minh
nguồn gốc đất đó cá nhân được chuyển nhượng, chia tách hoặc do thừa kế, tặng cho
riêng. Với những giấy chứng nhận đang trong quá trình xét, cấp thì chỉ cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất cho hộ giai đình khi có các thành viên trong hộ sử dụng đất cùng
làm đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ giai đình, có xác nhận
của ủy ban nhân dân cấp xã. Đây sẽ là căn cứ để xác thực người dân có thực hiện các
quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất và cơ quan Tịa án có thể xác định chính xác số
lượng thành viên trong hộ sử dụng đất khi giải quyết tranh chấp. Trường hợp đất đã cấp
cho hộ gia đình mà một trong các thành viên trong hộ muốn tách ra một thửa riêng bằng
văn bản thỏa thuận phân chia quyền sử dụng đất thì diện tích cịn lại phải được xác định
rõ thuộc quyền sử dụng đất của những cá nhân nào trong các thành viên còn lại trong hộ.
Để tránh việc lấn chiếm ranh giới đất, đối với các giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất không ghi độ dài của các thửa đất (theo điều 12 Nghị định số 23/2014/TT – BTNMT)
thì đính chính lại. Việc giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng trên
thực địa phải có biên bản bàn giao đất và xác nhận của những người sử dụng đất xung

19



×