Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

đề-8-môn-luật-tài-chính-2015. Tìm hiểu nguyên tắc cân đối ngân sách trong hoạt động ngân sách nhà nước theo luật ngân sách nhà nước 2015 và pháp luật có liên quan”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.64 KB, 15 trang )

A MỞ BÀI
Ngân sách nhà nước có vai trị rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh
tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước. Vai trị của ngân sách
nhà nước ln gắn liền với vai trò của nhà nước theo từng giai đoạn nhất định. Đối
với nền kinh tế thị trường hiện nay thì ngân sách nhà nước đảm nhận vai trò quản
lý vĩ mơ đối với tồn bộ nền kinh tế, xã hội. Do đó cần có những ngun tắc để
quản lí ngân sách nhà nước cho hiệu quả , trong đó nguyên tắc cân đối ngân sách
có vai trị đặc biệt quan trọng. Vì vậy để nghiên cứu rõ hơn nội dung của nguyên
tắc này em xin chọn đề tài : “ Tìm hiểu nguyên tắc cân đối ngân sách trong hoạt
động ngân sách nhà nước theo luật ngân sách nhà nước 2015 và pháp luật có liên
quan”.
B. NỘI DUNG
I. Khái quát về nguyên tắc cân đối ngân sách trong hoặt động ngân sách nhà
nước
1 Khái niệm cân đối ngân sách nhà nước
Cân đối ngân sách nhà nước là sự cân bằng giữa tổng số thu và tổng số chi
bằng tiền của nhà nước trong một tà khóa nhất định.
Cân đối ngân sách nhà nước khơng chỉ thực hiện định kì khi năm tài chính
kết thúc mà phải thực hiện ngay khi lập dự toán ngân sách nhà nước .Trên thực tế
dù có cố gắng đến đâu thì ngân sách nhà nước không thể đạt trạng thái cân bằng
do nhu cầu chi tiêu của nhà nước phát sinh thường xuyên trong khi thu ngân sách
nhà nước lại phát sinh định kì , vì vậy xét vào một thời điểm nhất định ngân sách
nhà nước có thể thặng dư , thâm hụt hoặc cân bằng .Xét trong năm tài chính các
quốc gia ln cố gắng tìm kiếm các biện pháp để cân bằng ngân sách nhà nước
1


.Việc cân abwfng ngân sách giúp cho nhà nước cũng như các cấp chính quyền địa
phương thực hiện được nhiệm vụ kinh tế xã hội đã được ấn định .
2 Nguyên nhân cần phải cân đối ngân sách nhà nước
Thứ nhất nguyên nhân đầu tiên của việc cân đối ngân sách nhà nước chính


là xuất phát từ việc đả bảo các mục tiêu kinh tế- xã hội của đất nước được thực
hiện đến cùng .Nếu như các nhiệm vụ chi ln cao hơn khả năng thu của đất nước
thì điều tất yếu sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện các mục tiêu khác của các
lĩnh vực khác nhau của đất nước mà cần phải có nguồn tài chính để điều chỉnh
.Ngược lại nếu chúng ta luôn được bội thu ngân sách thì tất cả các mục tiêu của đất
nước sẽ ln được hồn thành mà khơng có mục tiêu nào được thực hiện đến cùng.
Thứ hai việc cân đối trong hoạt động ngân sách còn bắt nguồn từ chủ trương
ổn định hệ thống chính sách tài khóa tiến tới ổn định việc tiến hành những công
việc đã đề ra theo kế hoạch .Như vậy việc ổn định nguồn ngân sách sẽ là điều kiện
cho việc tiến hành công việc cụ thể triệt để , giúp cho nguồn ngân sách không bị
xáo trộn do những nguồn thu đáp ứng đủ nhiệm vụ chi .
Thứ ba việc cân đối trong hoạt động ngân sách còn xuất phát từ mục tiêu có
vai trị quan trọng đó là để tăng cường nguồn dự trữ ngân sách dự trữ này để đáp
ứng cho những mục tiêu cao cả của đất nước.
Thứ tư việc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước là xuất phát từ yêu
cầu đấu tranh phòng chống tham nhũng. Bởi lẽ những nguồn thu và nhiệm vụ chi
được lên kế hoạch cụ thể , có nghĩa là nguồn thu này được phấn bổ bao nhiêu cho
nhiệm vụ chi cụ thể thì bắt buộc cơ quan có thẩm quyền thu,người có nghĩa vụ nộp
vào ngân sách nhà nước những khoản thuế theo quy định của pháp luật và những
cơ quan đơn vụ tiếp nhân phấn bổ nguồn ngân sách để trực tiếp thực hiện công
việc được giao phải làm đúng định hướng , kế hoạch mà cấp trên giao cho để đảm
2


bảo cho cơng việc được hồn thành mà ngân sách nhà nước lại vẫn ổn định , không
bị xáo trộn.
3 Vai trò của cân đối ngân sách nhà nước.

Thứ nhất,cân đối ngân sách nhà nước là việc cân đối ngân sách nhà nước sẽ
giúp cho ổn định nền kinh tế vĩ mô .Nhà nước cân đối ngân sách thông qua thuế ,

chính sách chi tiêu hàng năm và mức bội chi .Từ đó góp phần ổn định các mục
tiêu kinh tế vĩ mô .
Thứ hai,cân đối ngân sách nhà nước cịn góp phần phân bổ và sử dụng
nguồn tài chính có hiệu quả thể hiện ở việc phân cấp ngân sách giữa trung ương và
địa phương một cách hợp lí để đảm bảo mục tiêu đã đề ra.
Thứ ba ,cân đối ngân sách góp phần đảm bảo sự cân bằng xã hội , giảm thiểu
sự mất cân bằng giữa các địa phương .Nước ta thì mỗi vùng lại có một điều kiện
kinh tế xã hội giàu nghèo khác nhau nên việc cân đối ngân sách sẽ giúp cho việc
huy động nguồn lực từ những nơi thuận lợi đến nơi ít thuận lợi hơn và Nhà nước
cũng đầu tư ngân sách nhiều hơn góp phần phát huy thế mạnh vốn có của những
vùng khó khăn giúp đảm bảo sự phát triển cân bằng cho mọi địa phương .
II. Nguyên tắc cân đối ngân sách trong hoạt động ngân sách theo luật ngân
sách năm 2015 và pháp luật có liên quan.
Nguyên tắc cân đối ngân sách theo luật ngân sách 2015 có hiệu lực trong
năm ngân sách 2017 được quy định tại điều 7 và có thể cụ thể thành một số nội
dung sau :
1. Các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định
Theo khoản 1 điều 7 :”Các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu
khác theo quy định của pháp luật được tổng hợp đầy đủ vào cân đối ngân sách
nhà nước, theo nguyên tắc không gắn với nhiệm vụ chi cụ thể. Trường hợp có
3


khoản thu cần gắn với nhiệm vụ chi cụ thể theo quy định của pháp luật thì được bố
trí tương ứng từ các khoản thu này trong dự toán chi ngân sách để thực hiện. Việc
ban hành chính sách thu ngân sách phải bảo đảm nguyên tắc cân đối ngân sách
trong trung hạn, dài hạn và thực hiện các cam kết về hội nhập quốc tế”.
Theo nguyên tắc này thì việc thu ngân sách sẽ không gắn với nhiệm vụ chi cụ
thể , tao điều kiện linh hoạt cho nhà nước nói chung và các địa phương nói riêng
chủ động trong việc sử dung ngân sách một cách hợp lí và đạt hiệu quả cao hơn .

b) Ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế,
phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xun và góp phần tích lũy ngày càng
cao để chi đầu tư phát triển; trường hợp còn bội chi thì số bội chi phải nhỏ hơn số
chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu, chi ngân sách; trường hợp đặc biệt
Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định. Trường hợp bội thu ngân sách thì
được sử dụng để trả nợ gốc và lãi các khoản vay của ngân sách nhà nước.
Với quy định trên cho thấy rõ nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước ở
nước ta hiện nay và trong tương lai. Đồng thời, số bội chi NSNN bị khống chế luôn
nhỏ hơn chi đầu tư phát triển. Điều này có nghĩa là: Do nhu cầu đầu tư nhà nước
lớn mới làm cho ngân sách nhà nước bội chi, việc tìm kiếm nguồn bù đắp thâm
hụt ngân sách nhà nước cũng chính là việc tìm kiếm nguồn vốn đầu tư cho phát
triển.
Trường hợp đặc biệt như lũ lụt , hạn hạn , thiên tai .. thì phải có Quyết định
của Chính phủ trình quốc hội xem xét thì việc bội chi ngân sách mới được lớn hơn
chi cho đầu tư phát triển .
c)Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng cho đầu tư phát
triển, không sử dụng cho chi thường xuyên.

4


Cũng giống như nguyên tắc của luật ngân sách nhà nước năm 2002 bội chi
ngân sách nhà nước là bội chi ngân sách trung ương được xác định bằng chênh
lệch thiếu giữa tổng số chi ngân sách trung ương và tổng số thu ngân sách trung
ương của năm ngân sách .Việc bội chi ngân sách chỉ được sử dụng cho đầu tư phát
triển đó là những khoản chi khơng cố định , không gắn với nhiệm vụ của nhà
nước , là khoản chi nhằm duy trì và phát triển các dịch vụ kinh tế , xã hội như chi
phát triển nông nghiệp và nông thôn, cho đầu tư xấy dựng cơng trình cơng cộng ,
chi cho hoạt đơng thương mại và giao thông vân tải chứ không được sử dụng cho
mục đích tiêu dùng .

d)Bội chi ngân sách địa phương được bù đắp từ các nguồn sau:
Khoản 4 điều 7 bội chi ngân sách địa phương
Vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính phủ, cơng trái xây dựng Tổ
quốc và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;
Vay ngoài nước từ các khoản vay của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc
tế và phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế, không bao gồm các
khoản vay về cho vay lại.
Theo quy đinh trên của pháp luật bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta được
xác định trong một năm ngân sách là số chênh lệch giữa chi ngân sách trung ương
(NSTW) lớn hơn thu NSTW ở năm ngân sách đó. Bội chi ngân sách địa phương
được bù đắp từ 2 nguồn đó là vay trong nước là vay nước ngồi .Các hình thức vay
cũng được luật ngân sách nhà nước năm 2015 nêu ra cụ thể như vay trong nước đó
là hình thức phát hành trái phiếu chính phủ , công trái xây dựng tổ quốc và các
khoản vay khác ; vay nước ngồi thì có các hình thức vay chính phủ các nước , các
khoản vay nước ngồi về cho vay lại . Khi ngân sách địa phương bị bội chi ngân
sách thì có thể áp dụng một trong xác hình thức như trên để bù đắp hoặc áp dụng
5


đồng thời nhiều biện pháp cùng một lúc đẻ giải quyết việc bội chi ngân sách địa
phương .
e)Bội chi ngân sách địa phương:
Khoản 5 điều 7 luật ngân sách 2015 : bội chi ngân sách địa phương
a) Chi ngân sách địa phương cấp tỉnh được bội chi; bội chi ngân sách địa
phương chỉ được sử dụng để đầu tư các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung
hạn đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định;
b) Bội chi ngân sách địa phương được bù đắp bằng các nguồn vay trong
nước từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay lại từ nguồn Chính phủ
vay về cho vay lại và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;
c) Bội chi ngân sách địa phương được tổng hợp vào bội chi ngân sách nhà

nước và do Quốc hội quyết định. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện được phép
bội chi ngân sách địa phương để bảo đảm phù hợp với khả năng trả nợ của địa
phương và tổng mức bội chi chung của ngân sách nhà nước.
Theo luật ngân sách 2015 thì cấp tỉnh sẽ là cấp quản lí ngân sách địa phương
nên việc bội chi ngân sách chỉ được xảy ra ở cấ tỉnh , mục đích của việc bội chi chỉ
được đáp ứng khi đó là sử dụng để đầu tư các dự án đầu tư công được Hội đồng
nhân dân cấp tỉnh ra quyết định .Như vậy đây là điểm mới của luật 2015 so với luật
2002 .Thêm vào đó nguyên tắc cũng quy định luôn cách thức để bù đắp bội chi
ngân sách địa phương rất rõ ràng .
f)Mức dư nợ vay của ngân sách địa phương:
Theo quy định tại khoản 6 điều 7 luật ngân sách 2015 quy định : mức dư nợ
vay của ngân sách địa phương

6


a)Đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh khơng vượt q
60% số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp;
b)Đối với các địa phương có số thu ngân sách đại phương được hưởng
phân cấp lớn hơn chi thường xuyên của ngân sách địa phương không vượt quá
30% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp
c)Đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo
phân cấp nhỏ hơn hoặc bằng chi thường xuyên của ngân sách địa phương không
vượt quá 20% số thu thu ngân sách được hưởng theo phân cấp
Đây cũng là một điểm mới đáng kể trong nguyên tắc cân đối ngân sách của
luật ngân sách nhà nước 2015 so với luật ngân sách nhà nước 2002 .Không đánh
đồng tất cả địa phương về một mức mà chia ra từng cấp độ địa phương khác nhau
để quy định mức dư nợ vay của địa phương.Theo luật ngân sách 2002 thì chỉ quy
định “Mức dư nợ khơng vượt quá 30% vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong nước
hàng năm của ngân sách cấp tỉnh “ .Điểm mới rõ nhất đó là cách tính số % cho

phép mức dư nợ ở địa phương , luật năm 2002 thì là % vốn đầu tư xây dựng cơ bản
trong nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh còn luật 2015 là % số thu ngân sách
được hưởng theo phân cấp .Việc đổi mới như vậy cũng là có lí do nếu như việc
tính % dư nợ theo luật năm 2002 khơng được linh hoạt vì đó là vốn đầu tư xây
dựng hàng năm còn % dư nợ của luật 2015 thì mang tính linh hoạt nhiều hơn , nếu
tỉnh đó mà được hưởng ngân sách theo phân cấp bao nhiều thì sẽ có mức % dư nợ
nhiều và ngược lại .
Như chúng ta đã biết thì TP.Hà Nội và TP.HCM là hai thành phố lớn nhất
cả nước , hai trung tâm đầu não của quốc gia nên việc bội chi ngân sách tất nhiên
sẽ nhiều hơn vì vậy luật để mức dư nợ là 60% số thu ngân sách được hưởng theo
phân cấp .Cịn các tỉnh khác thì theo tùy theo mức thu ngân sách địa phương được
7


hưởng phân cấp bao nhiêu thì sẽ có mức % dư nợ bấy nhiêu , cụ thể :Đối với các
địa phương có số thu ngân sách điạ phương được hưởng phân cấp lớn hơn chi
thường xuyên của ngân sách địa phương không vượt quá 30% số thu ngân sách
được hưởng theo phân cấp ;đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương
được hưởng theo phân cấp nhỏ hơn hoặc bằng chi thường xuyên của ngân sách địa
phương không vượt quá 20% số thu thu ngân sách được hưởng theo phân cấp.
II THỰC TẾ ÁP DỤNG NĂM NGÂN SÁCH 2015 CỦA NGUYÊN TẮC CÂN
ĐỐI NGÂN SÁCH :
Năm ngân sách 2015 là một năm bội thu : dự toán ngân sách nhà nước năm
2015 được Quốc hội quyết định là 911,1 nghìn tỷ đồng , nhưng kết quả đạt tới
996,87 nghìn tỷ đồng , tương đương vượt 9,4% so với dự toán .Việc thực hiện
nguyên tắc cân đối ngân sách cũng được thực hiện tốt , đúng luật và triệt để .
Dưới đây là bảng dự toán ngân sách nhà nước năm 2015 được lấy từ Tổng
thông tin điện tử của Chính Phủ nước Cơng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam .
CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2015
(Kèm theo Quyết định số 3137/QĐ-BTC ngày 10/12/2014

của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc cơng bố cơng khai số liệu dự tốn NSNN năm
2015)Đơn vị : nghìn tỷ đồng
STT

CHỈ TIÊU

A

TỔNG THU CÂN ĐỐI NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC
Thu nội địa
Thu từ dầu thô
Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập
khẩu
Thu viện trợ
THU CHUYỂN NGUỒN NGÂN

1
2
3
4
B

DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NĂM
2015

8

911,100
638,600

93,000
175,000
4,500
10,000


C
1
2
3
4
5
6
D

SÁCH TRUNG ƯƠNG NĂM 2014
SANG NĂM 2015
TỔNG CHI CÂN ĐỐI NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC
Chi đầu tư phát triển
Chi trả nợ và viện trợ
Chi thường xuyên
Chi cải cách tiền lương
Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính
Dự phịng
BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ
226,000
NƯỚC
Tỷ lệ bội chi ngân sách só với GDP


1,147,100
195,000
150,000
767,000
10,000
100
25,000
5,0%

1 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG NĂM NGÂN SÁCH 2015:
Trên thực tế thì ,theo Bộ Tài chính, năm 2015, cơng tác thu-chi ngân sách
nhà nước (NSNN) được triển khai trong bối cảnh còn nhiều khó khăn kèm theo
việc giá dầu thơ sụt giảm mạnh, nhưng tính đến ngày 28/12/2015, tổng thu cân đối
NSNN đạt gần 957 nghìn tỷ đồng, bằng 105% dự tốn, 103,1% số ước thu cả năm
đã báo cáo Quốc hội. Trong đó, thu nội địa đạt 110,9% dự tốn, bằng 103,1% số
báo cáo Quốc hội; thu dầu thô đạt 73,1% dự toán, bằng 111,4%; thu cân đối từ hoạt
động xuất nhập khẩu đạt 98,2% dự toán và số báo cáo Quốc hội…
Về chi NSNN cơ bản, việc bố trí, cân đối NSNN đã đảm bảo hoạt động của
bộ máy nhà nước, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế -xã hội, củng cố quốc
phòng - an ninh và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội.
Về chi đầu tư phát triển những năm gần đây đã được thực hiện theo hướng
phân bổ tập trung, chống dàn trải, giảm hẳn tình trạng đầu tư mới ồ ạt, cơng trình
xây dựng dở dang kéo dài gây lãng phí… Việc giảm đầu tư xây dựng cơng trình từ
9


nguồn ngân sách nhà nước đi đôi với thúc đẩy các hình thức hợp tác cơng - tư PPP,
BOT, tăng cường quản lý việc sử dụng vốn vay ODA.Thêm vào đó là kêu gọi các
nguồn vốn đầu tư ngồi ngân sách, đặc biệt là mơ hình hợp tác cơng tư (PPP) và
việc giảm sử dụng vốn vay ODA để cấp phát, tăng mức cho vay lại được xem là

giải pháp hiệu quả.
Về chi thường xuyên đã được thực hiện tiết kiệm tối đa theo hướng yêu
cầu tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên của từng bộ, ngành, địa phương;
giảm tối đa kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, khánh tiết; hạn chế bố trí kinh phí
đi nghiên cứu, khảo sát nước ngồi, hạn chế mua sắm ơ tơ và trang thiết bị đắt
tiền…
Mặt tích cực trong cân đối NSNN trong những năm gần đây là đã giảm
những khoản nợ của NSNN (như nợ quỹ hoàn thuế đã được xử lý dứt điểm, nợ cấp
bù lãi suất và phí quản lý của Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính
sách xã hội đã được giảm, các khoản nợ đọng xây dựng cơ bản được xử lý theo lộ
trình…).Bên cạnh đó, trong năm 2015, trước u cầu thực tế thị trường trong nước,
Chính phủ đã trình Quốc hội cho phép đa dạng hóa kỳ hạn trái phiếu chính phủ để
tăng khả năng huy động vốn, nhờ đó, đã hồn thành nhiệm vụ phát hành trái phiếu
chính phủ được giao.
Hầu hết các địa phương đều thu đạt và vượt dự toán được giao. Đặc biệt, qua
rà soát, nắm đối tượng và nguồn thu ngân sách trên địa bàn; triển khai các biện
pháp chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế; đơn đốc thu các khoản theo kết quả
kiểm tốn, thanh tra; thực hiện các biện pháp xử lý nợ đọng thuế, ngành Tài chính
đã thu hồi 39 nghìn tỷ đồng nợ thuế nội địa. Kết quả thu NSNN đạt khá đã hạn chế
cao nhất việc phải sử dụng đến khoản 10 nghìn tỷ đồng thu thối vốn Nhà nước tại
doanh nghiệp để hỗ trợ cân đối ngân sách trung ương năm 2015.
2 NHỮNG hạn chế TRONG NĂM NGÂN SÁCH 2015 :
10


Tuy nhiên ,theo báo cáo ngành tài chính, mặc dù thu ngân sách năm 2015
tăng khoảng 14% so với cùng kỳ năm trước đó nhưng bội chi ngân sách trong năm
qua cũng lên tới 226.000 tỷ đồng, tương đương 5,0% GDP. Trong đó, chi đầu tư
phát triển tăng 21,5% so với dự tốn đầu năm và tăng 33,66 nghìn tỷ đồng so với
số báo cáo Quốc hội, chủ yếu do tăng giải ngân 30 nghìn tỷ đồng bổ sung kế hoạch

vốn ODA; chi thường xuyên tăng 1,7% so với dự toán, tăng 528 tỷ đồng so với số
báo cáo Quốc hội; đặc biệt, chi từ nguồn vượt thu NSNN tăng 69,37 nghìn tỷ đồng.
, tỷ trọng chi thường xuyên từ NSNN ngày càng lớn, việc chi vượt dự toán vẫn
thường xuyên xảy ra ở nhiều lĩnh vực, đơn vị, nên Chính phủ cần có sự nghiên
cứu, đánh giá kỹ lưỡng hơn, cân đối giữa các nhiệm vụ chi, đề xuất các nguyên tắc,
tiêu chí, định mức chi thường xuyên trong giai đoạn tới để phù hợp với khả năng
đáp ứng của nguồn thu NSNN. Thêm vào đó , theo cơ quan giám sát tài chínhngân sách của Quốc hội, thực tế trong cân đối NSNN đã phát sinh nhiều khó khăn
về huy động vốn, nhất là vốn TPCP dài hạn, địi hỏi Chính phủ phải có chiến lược
dài hạn trong việc huy động, quản lý, sử dụng và kế hoạch vay, trả nợ của Chính
phủ nhằm tạo điều kiện và dư địa thuận lợi, giảm áp lực cạnh tranh về nguồn lực,
lãi suất cho doanh nghiệp và các thành phần kinh tế có khả năng tiếp cận với tín
dụng, vốn cổ phần để phát triển sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn.
3 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN những HẠN CHẾ :
a) Bộ máy hành chính cồng kềnh

Bộ máy hành chính nhà nước quá cồng kềnh khiến cho việc cơ cấu chi ngân
sách thường xuyên ở mức 68-69% làm cho những khoản chi khác khá hạn hẹp.
Đây là những khoản chi tiền lương, tiền cơng, chi vật tư văn phịng, chi cơng tác
phí, chi mua sắm tài sản, trang thiết bị,...Vì vậy muốn tiết giảm các khoản chi
thường xuyên, trước hết cần giảm chi cho một bộ máy hành chính cồng kềnh và
thực hiện tinh giản để có đội ngũ cơng chức tốt, phải tinh giảm bộ máy biên chế
11


bởi vì trong kinh phí bố trí chi quản lý hành chính Nhà nước thì tỷ trọng chi trả
lương chiếm rất lớn.
b) Hơn 55.800 đơn vị sự nghiệp công là quá nhiều

Như đã biết tỷ trọng chi lương cho đơn vị sự nghiệp chiếm gần 39% tổng chi
lương toàn hệ thống, trong khi đó, cơ quan hành chính từ Trung ương đến xã chiếm

tỷ lệ chi chưa đến 9% .Hơn 55.800 đơn vị sự nghiệp công là “quá nhiều, quá lớn”
khiến mấy năm nay không tăng được lương, trong khi chất lượng và dịch vụ vẫn
chưa tốt và người dân còn than phiền nhiều. những khoản chi thường xuyên nhất
quyết phải tiết kiệm là chi khánh tiết, hội nghị, hội thảo, lễ hội, động thổ, khởi
cơng, khánh thành cơng trình và đi cơng tác nước ngồi,...
4 GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH :
Thứ nhất về mặt quy định của pháp luật về cân đối ngân sách thì cần phải
quy định rõ ràng hơn và đầy đủ hơn về thẩm quyền của Quốc hội trong việc quyết
định dự toán và phân bổ ngân sách , quyết định các căn cứ thu chi ngân sách .Pháp
luật quy định rõ hơn về khâu lập dự tốn ngân sách nhà nước vì mọi khâu sau của
ngân sách nhà nước đều dựa trên cũng như là phụ thuộc vào khâu đầu tiên và quan
trọng nhất này .Nếu việc lập dự toán phải dựa trên nhiều căn cứ khác nhau : nhiệm
vụ của các cơ quan nhà nước khác nhau , việc phân bổ nguồn thu nhiệm vụ thu ..
để có một dự tốn ngân sách nhà nước hợp lí đáp ứng được nhu cầu chức năng của
Nhà nước và đảm bảo được nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước .
Thứ hai về mặt thực tiễn thì với nguyên nhân kể trên thì một trong những
giải pháp đang được áp dụng đó là tinh giảm bộ máy biên chế nhà nước .Tuy
nhiên cần phải có những bước đi thận trọng trong việc sử dung biện pháp này vì nó
sẽ để lại hậu quả về xã hội rất lớn nếu chúng ta thực hiện quá nhanh đặc biệt là tình
12


trạng thất nghiệp của những người bị tinh giảm biên chế cùng hệ lụy tiêu cực về
kinh tế - xã hội .
C KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Nói tóm lại , cân đối ngân sách là một ngun tắc có vai trị quan trọng trong
hoạt động ngân sách , được quy định qua các văn bản luật khác nhau và có sự tiến
bộ .Tuy nhiên ngun tắc có vai trị quan trọng như vậy nên trên thực tế khi thực
hiện thường sẽ gặp nhiều khó khăn và khơng đảm bảo đúng như luât quy định
.Như vậy đòi hỏi người áp dụng luật nói chung và ở đây là cơ quan thực việc thu

chi ngân sách cần linh hoạt , cố gắng để làm sao đạt hiệu quả thực hiện đúng
nguyên tắc này trong những năm ngân sách tiếp theo .

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Luật ngân sách nhà nước 2002
Luật ngân sách nhà nước 2015
/>

Báo Đất Việt :” Nghich lí tinh giảm biên chế thủ tưởng cũng lo “
Tin Tức Tài Chính :” Vượt thu ngân sách là điểm sáng trong thu chi ngân
sách 2015 “

MỤC LỤC
14


A MỞ BÀI
B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I NGUYÊN TẮC CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN
SÁCH THEO LUẬT NGÂN SÁCH
1 KHÁI NIỆM CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC :
2 NGUYÊN NHÂN PHẢI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH :
3 VAI TRÒ CỦA CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC:
4 NGUYÊN TẮC CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH THEO LUẬT NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC 2002 :
4 NGUYÊN TẮC CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH THEO LUẬT NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC NĂM 2015:
II THỰC TẾ ÁP DỤNG NĂM NGÂN SÁCH 2015 CỦA NGUYÊN TẮC CÂN
ĐỐI NGÂN SÁCH :
1 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG NĂM NGÂN SÁCH 2015:

2 NHỮNG TỒN TẠI TRONG NĂM NGÂN SÁCH 2015 :
3 MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TỒN TẠI HẠN CHẾ :
4 GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH :
C KẾT THÚC VẤN ĐỀ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

15



×