Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Văn hóa ẩm thực tộc người Thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (888.28 KB, 43 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
BỘ MÔN DU LỊCH
---o0o---

TIỂU LUẬN MÔN VĂN HĨA ẨM THỰC VIỆT NAM
(Học kỳ III nhóm 1, năm học 2020 - 2021)

Đề tài:

VĂN HÓA ẨM THỰC TỘC NGƯỜI THÁI

Giáo viên hướng dẫn:

TS. Bùi Cẩm Phượng

Nhóm thực hiện:

1.Nguyễn Phương Thảo – A32281
2. Nguyễn Khánh Linh – A34463
3. Nguyễn Thị Thu Trà – A33870
4. Vũ Hải Yến – A33645

HÀ NỘI – 2021
MỤC LỤC



MỞ ĐẦU
Đất nước Việt Nam ta đã trải qua hơn 4000 năm lịch sử, có lúc đau thương
nhưng cũng khơng thiếu những tháng ngày hào hùng, oanh liệt. Trải suốt thời gian
ấy, dân tộc ta đã không ngừng đúc kết, vun đắp cho riên mình một nền văn hóa ẩm


thực mang đầy chất Việt, vô cùng đặc sắc và phong phú. Năm tháng xưa qua đi,
nhưng những tinh hoa trong ẩm thực mà cha ông để lại vẫn luôn thôi thúc người
nay tìm hiểu về chúng. Ẩm thực khơng cịn đơn thuần là giá trị vật chất, mà xa hơn
chính là yếu tố văn hóa, một mảnh văn hóa đậm đà, duyên dáng và cốt cách. Tìm
hiểu về ẩm thực của một đất nước chính là cách đơn giản nhất để có thể tìm hiểu về
lịch sử và con người của đất nước ấy, từng nét đẹp trong văn hóa đã mở ra qua từng
món ăn, thức uống từng nét văn hóa ẩm thực riêng biệt của mỗi cộng đồng tộc
người. Có thể nhận thấy mỗi dân tộc là một bức tranh đầy màu sắc, đa dạng không
chỉ về ngôn ngữ mà còn cả những nét đặc trưng về truyền thống văn hóa, lịch sử
hình thành phát triển:
“Dân tộc là một tập đoàn người ổn định và các tập đoàn người tương đối ổn
định dựa trên mối liên hệ chung về khu vực cư trú, tiếng nói, sinh hoạt kinh tế, các
đặc điểm sinh hoạt văn hoá. Trên cơ sở những mối liên hệ đó, mỗi dân tộc cịn có
một ý thức về thành phần dân tộc và tên gọi riêng của mình” (Viện văn hóa dân tộc,
Nhà xuất bản Khoa học xã hội & Nhân văn).
Văn hóa của người Thái rất đa dạng đặc biệt là văn hóa ẩm thực, với người
Thái việc ăn uống không chỉ đơn thuần mang lại giá trị dinh dưỡng, phục vụ sự
sinh tồn của con người, nó có đời sống riêng, giá trị riêng khi len lỏi vào cuộc sống
người dân. Từ những cách làm món ăn, cách ăn đến quy định, tập tục, thói quen, sở
thích về ẩm thực đều mang đậm dấu ấn văn hóa của vùng Tây Bắc. Mà cịn mang
đậm các giá trị văn hóa, giá trị đạo đức, nhân văn và giá trị lịch sử. Nhờ những giá
trị đó mà ẩm thực có đời sống riêng của nó, gắn bó chặt chẽ với đời sống vật chất,
tinh thần, tín ngưỡng của người dân.
3


Điều đó cho thấy, sự xuất hiện của dân tộc cùng nét văn hóa ẩm thực lâu đời
của tộc người Thái đóng một vai trị quan trọng trong tiến trình phát triển chung
của du lịch cũng như sự phát triển của loại hình du lịch cộng đồng nói riêng. Vì
vậy, việc nghiên cứu một cách tổng quát nhất về văn hóa ẩm thực tộc người Thái

đem lại kiến thức giúp đưa ra các quyết định phù hợp giúp cộng đồng tộc người
Thái cùng văn hóa ẩm thực của họ ngày càng phát triển và được biết đến nhiều hơn.

4


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA ẨM THỰC
1.1. Khái niệm về Văn hóa ẩm thực
1.1.1. Văn hóa
Trong tiếng việt, văn hóa là danh từ có một nội hàm ngữ nghĩa khá phong
phú và phức tạp. Người ta có thể hiểu văn hóa như một hoạt động sáng tạo của con
người nhưng cũng có thể hiểu văn hóa là lối sống, thái độ ứng xử, lại cũng có thể
hiểu văn hóa như một trình độ học vấn mà mỗi công nhân viên chức vẫn ghi trong
lý lịch công chức của mình.
Khi nói về vấn đề văn hóa, ở Việt Nam và trên thế giới có rất nhiều quan
điểm khác nhau định nghĩa về văn hóa. Nhìn chung có thể hiểu văn hóa là tất cả
những gì khơng phải là tự nhiên mà văn hóa là do con người sáng tạo ra, thơng qua
các hoạt động của chính mình.
Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa
nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất,
tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa
đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ
thống giá trị, truyền thống và đức tin.”
Cũng theo tổ chức giáo dục và khoa học của Liên Hiệp Quốc UNESCO: Văn
hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc kia.
Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam Bộ Giáo dục và đào tạo, do Nguyễn Như Ý chủ biên, Nhà xuất bản Văn hóa –
Thơng tin, xuất bản năm 1998, thì: "Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do
con người sáng tạo ra trong lịch sử".
Trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, PGS.TSKH Trần Ngọc Thêm
cho rằng: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con


5


người sáng tạo và tích lũy qua q trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác
giữa con người với mơi trường tự nhiên và xã hội của mình.”
Như vậy, có thể thấy rằng: Văn hóa là tất cả những giá trị vật thể do con
người sáng tạo ra trên nền của thế giới tự nhiên.
Văn hoá được chia thành hai lĩnh vực, đó là: văn hố hữu thể và văn hố vơ
thể. Có thể hiểu văn hố như là một thiên nhiên thứ hai, một môi trường thứ hai
nuôi dưỡng con người. Nền văn hố được hình thành trong một quá trình và được t
ch lũy qua nhiều thế hệ, mang tính lịch sử với một bề dày, một chiều sâu. Nó được
duy trì bằng truyền thống văn hố, tức là cơ chế tích luỹ và truyền đạt kinh nghiệm
trong cộng đồng qua khơng gian và thời gian. Nó là những giá trị tương đối ổn định
thể hiện dưới dạng những khn mẫu xã hội được tích luỹ và tái tạo trong cộng
đồng người và được cố định hoá dưới dạng ngôn ngữ, phong tục, tập quán, nghi lễ,
luật pháp, dư luận...
Vấn đề văn hoá trong sinh hoạt thường ngày là một trong những thiết chế của
văn hoá, thể hiện rõ đặc tính của văn hố trong đó ăn, mặc, ở là điều kiện sống tiên
quyết, là động cơ và môi trường lao động sản xuất của con người. Những phương
tiện và phương thức sinh hoạt hàng ngày như ăn, mặc, ở, đi lại được thể hiện trong
các món ăn, đồ đạc, nhà ở, nó được quy định trở thành lối sống cho từng cộng
đồng, từng gia đình và từng cá nhân.
Có thể xem văn hố là cái cịn đọng lại, tinh túy nhất, không dễ thay đổi của
một dân tộc, đó là nếp sống của một dân tộc. Bản sắc là cái chảy ngầm bên trong
tạo nên tính cách của dân tộc, trong khi phong cách là cái thể hiện ra bên ngồi. Ăn
uống là một khía cạnh của văn hố. Cùng với q trình lịch sử của dân tộc, ăn uống
có những thay đổi và biến hố, nhưng vẫn giữ được bản sắc của nó. Việc ăn uống
phụ thuộc vào những yếu tố thiên nhiên như thời tiết, khí hậu, nguồn nguyên liệu
thực vật, động vật. Những yếu tố này ít khi bị thay đổi.


6


1.1.2. Ẩm thực
Ẩm thực là một khái niệm, theo nghĩa Hán Việt thì Ẩm nghĩa là uống, thực
nghĩa là ăn, dịch ra có nghĩa là ăn uống, là một hệ thống đặc biệt về quan điểm
truyền thống và thực hành nấu ăn, nghệ thuật bếp núc. Theo từ điển Tiếng Việt thì
“ẩm thực” chính là “ăn uống”.
Ăn uống chính là nhu cầu chung của nhân loại, không phân biệt màu da, sắc
tộc, tơn gióa, chính kiến và là bản năng của con người để duy trì sự sống, chỉ khi
cung cấp đủ năng lượng cơ thể con người mới đảm bảo thể lực để làm những việc
khác. Khi con người đói khổ, họ chỉ có nhu cầu ăn no, do đó vấn đề ẩm thực chỉ
dừng lại ở mức độ no, nhưng khi con người giàu có hơn, sung túc về tiền bạc họ sẽ
có nhu cầu ăn uống ngon hơn, từ đó ẩm thực cũng lên một bước ngoặt mới. Từ đó
ăn uống khơng cịn đơn giản là ăn uống nữa mà cịn chứa đựng nét văn hóa trong
đó, mỗi cộng đồng dân tộc do sự khác biệt về hồn cảnh địa lý, mơi trường sinh
thái, tín ngưỡng, truyền thống lịch sử đã tạo ra những thức ăn, đồ uống khác nhau,
những quan niệm về ăn uống khác nhau. Từ đó dần dần hình thành những tập qn,
phong tục về ăn uống khác nhau trở thành nét riêng biệt.
Khi ấy ẩm thực trở thành “Cách ăn uống” của con người, được coi là nền văn
hóa ăn uống của một dân tộc, trở thành một tập tục, thói quen, khơng chỉ là văn hóa
vật chất mà cịn là văn hóa tinh thần. Và một khi ẩm thực có “tính văn hóa”, đạt đến
“phạm trù văn hóa” thì nó lại thể hiện cốt cách, phẩm hạnh của một dân tộc, một
con người.Trong quá trình hình thành và phát triển, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều
tạo cho mình một phong cách ẩm thực riêng phù hợp với đặc điểm tự nhiên và đời
sống văn hố của dân tộc đó.
1.1.3. Văn hóa ẩm thực
Từ cách hiểu văn hóa và ẩm thực cũng như hình dung được sự phát triển của
chúng qua từng giai đoạn có thể nhìn nhận văn hóa ẩm thực dưới hai góc độ: Văn

hóa vật chất (các món ăn ẩm thực) và văn hóa tinh thần (cách ứng xử, giao tiếp
7


trong ăn uống và nghệ thuật chế biến các món ăn cùng ý nghĩa, biểu tượng, tâm
linh,.. của cs món ăn đó). Như TS. Trần Ngọc Thêm đã từng nói” Ăn uống là văn
hóa, chính xác hơn là văn hóa tận dụng môi trường tự nhiên của con người”
Qua hai góc độ nhìn nhận trên có thể hiểu văn hóa ẩm thực – một khái niệm
khá phức tạp để có thể đưa ra được hình dung cụ thể bằng định nghĩa, khái niệm
như sau: “Văn hóa ẩm thực là những tập quán và khẩu vị ăn uống của con người;
những ứng xử của con người trong ăn uống; những tập tục kiêng kỵ trong ăn uống;
những phương thức chế biến, bày biện món ăn thể hiện giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ
trong các món ăn; cách thưởng thức món ăn,…” theo giáo trình Văn hóa ẩm thực
của ThS. Nguyễn Nguyệt Cầm
Trong cuốn “Từ điển Việt Nam thông dụng”, định nghĩa văn hóa ẩm thực
được hiểu theo 2 nghĩa:
Theo nghĩa rộng, “Văn hóa ẩm thực” là một phần văn hóa nằm trong tổng thể,
phức thể các đặc trưng diện mạo về vật chất, tinh thần, tri thức, tình cảm… Khắc
họa một số nét cơ bản, đặc sắc của một cộng đồng, gia đình, làng xóm, vùng miền,
quốc gia… Nó chi phối một phần không nhỏ trong cách thức ứng xử và giao tiếp
của một cộng đồng, tạo nên đặc thù của cộng đồng ấy.
Theo nghĩa hẹp, “Văn hóa ẩm thực” là những tập quán và khẩu vị của con
người, những ứng xử của con người trong ăn uống, những tập tục kiêng kỵ trong ăn
uống, những phương thức chế biến bày biện trong ăn uống và cách thưởng thức
món ăn.
Hay có định nghĩa nêu” “Văn hố ẩm thực là những gì liên quan đến ăn, uống
nhưng mang nét đặc trưng của mỗi cộng đồng cư dân khác nhau, thể hiện cách chế
biến và thưởng thức các món ăn, uống khác nhau, phản ảnh đời sống kinh tế, văn
hoá - xã hội của tộc người đó.”
Theo Jean Anthelme Brillat Savarin: “Văn hóa ẩm thực là một biểu hiện quan

trọng trong đời sống con người, nó cũng hàm chứa những ý nghĩa triết lý, là những
8


gì chính tạo hóa giúp con người kiếm thức ăn, ni sống họ lại cịn cho họ nếm mùi
khối lạc với các món ăn ngon.”
Như vậy, có thể hiểu một cách ngắn gọn rằng: “Văn hóa ẩm thực là một phần
của văn hóa ứng xử, thể hiện những thói quen ăn uống và cách thức chế biến món
ăn của mỗi dân tộc, mỗi khu vực khác nhau.”
1.2. Những điều kiện hình thành văn hóa ẩm thực
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
Nước ta là một nước nơng nghiệp nhiệt đới, do đó cây trồng xanh tốt bốn
mùa, gồm đủ các loại rau, củ, quả. Bờ biển dài có nhiều sơng, lạch, ngịi, là nguồn
cung cấp thủy sản phong phú đa dạng, đủ các chủng loại. Khí hậu nước ta khơng
những thuận lợi cho việc phát triển cây trồng, trong đó cây lúa là lương thực chính,
mà cịn thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm mà chủ yếu là gà,
vịt, lợn, trâu, bò, dê, thỏ,... được phát triển tùy theo từng vùng.
Việt Nam có chung nguồn gốc lịch sử, văn hố, địa lí, kinh tế, vì vậy dù chia
làm ba miền Bắc, Trung, Nam nhưng trong chế biến món ăn vẫn có những tương
đồng mang tính thống nhất. Là một nước nông nghiệp, chủ yếu sản xuất lúa gạo,
nên cả ba miền đều lấy cơm làm thức ăn chính. Miền nào cũng thích ăn những món
ăn có nước (canh), các món ăn đều được nêm bằng muối, nước mắm, dùng các loại
rau thơm làm tăng mùi vị.
Bên cạnh đó, mỗi miền lại có phương pháp chế biến riêng tạo nên sự phong
phú cho món ăn, trở thành những ưu điểm nổi bật trong văn hoá ẩm thực Việt Nam.
Việt Nam có điều kiện khí hậu đa dạng, vì vậy các nguồn thực phẩm trong tự nhiên
hết sức phong phú. Miền Bắc có khí hậu bốn mùa; miền Trung nắng nóng khắc
nghiệt; miền Nam là một vùng đất tốt, sản vật dồi dào, nguồn lương thực, thực
phẩm sung túc. Nơi đây có rất nhiều nguồn thực phẩm, từ nơng sản cho đến hải
sản, và còn là vựa lúa lớn nhất nước. Do đó nguồn thực phẩm để chế biến món ăn

Việt Nam rất phong phú. Nhưng trước hết ta phải nói đến nguồn lương thực chính
9


là gạo. Vì người Việt sử dụng gạo để nấu cơm trong tất cả các bữa ăn cũng như
trong các buổi giỗ, tiệc. Tất cả được thể hiện rõ nét qua ba yếu tố chính: đất, nước,
khí hậu và hệ sinh vật
1.1.1.1.Đất
Đây là yếu tố rất quan trọng quyết định đến sự hình thành các phương thức
sản xuất, tập quán sinh hoạt và văn hoá ẩm thực. Việt Nam là một quốc gia nhiệt
đới với địa hình phần lớn là đồi núi (chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ), chủ yếu là đồi
núi thấp, đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích. Tính trên phạm vi cả nước, địa hình
đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1.000 m) chiếm tới 85% diện tích. Có một số dạng
địa hình, đất đai cơ bản sau:
− Đồi núi thuận lợi cho việc phát triển rừng, phát triển chăn nuôi, săn bắn và
trồng trọt các loại cây lương thực thực phẩm chịu hạn: lúa mì, su su, lê, mận,
nho, táo, oliu. Đặc biệt rừng là nguồn cung cấp gia vị phong phú với chất
lượng cao.
− Đồng bằng được chia thành 2 loại chính: Đồng bằng trũng, ngập nước: phát
triển mạnh các loại cây trồng ngập nước: lúa nước, rau …phát triển nông
nghiệp trồng trọt. Cư dân phải chọn cách sống định canh, định cư, dựa vào
cộng đồng và yếu tố nước luôn chi phối đến cuộc sống: hạn hán, lũ lụt, rủi ro
− Đồng bằng khô: phát triển các loại cao lương, rau củ quả chịu hạn phát triển
trồng trọt, chăn ni, có thể du canh, du cư.
1.1.1.2.Nước
Các khu vực gần biển, đường sông thực phẩm, gia vị; phong cách ăn cũng có
nét đặc trưng riêng. Vùng gần sơng biển, sơng ngịi tạo nguồn thực phẩm thuỷ sinh,
hình thành tập quán sống với nước và khai thác các nguồn lợi do ao hồ sơng ngịi
mang lại như trồng trọt, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản cung cấp cho bữa ăn hàng
ngày. Đồng bằng Nam Bộ đã hình thành tập qn sống chung với sơng nước, đây là

nơi phát triển nghề đánh bắt và nuôi thả thuỷ sản. Vùng có biển tạo ra nguồn lợi hải
10


sản phong phú cho đánh bắt, nuôi trồng như các loại rong, tảo, cá, tôm, cua, mực
Khẩu vị ăn hàng ngày bị chi phối và gắn liền với các sản phẩm thu được từ biển.
1.1.1.3.Khí hậu và hệ sinh vật:
Vị trí của một quốc gia hay vùng dân cư trên địa cầu, quyết định đến kiểu khí
hậu nóng/lạnh, khơ/ẩm của quốc gia đó; từ đó chi phối đến nguồn thực phẩm và
thói quen ăn uống của con người. Đối với nguồn thực phẩm: khí hậu nóng/lạnh,
mơi trường khơ/ẩm quyết định trực tiếp đến hệ động thực vật (sẵn có) trong tự
nhiên và cả việc con người có thể ni trồng được nguồn nguyên liệu tại chỗ việc
chế biến món ăn, đồ uống.
− Vùng khí hậu lạnh: hệ động thực vật phong phú và phát triển thuận lợi các
loại rau cải, su hào, súp lơ, lê, táo, nho các loại bò, cừu, cá hồi
− Vùng khí hậu nóng: gồm khí hậu nóng khơ và nóng ẩm
+ Khí hậu nóng khơ: là kiểu khí hậu khắc nghiệt tạo ra các vùng sa mạc,
hệ động thực vật nghèo nàn kém phát triển, chủ yếu là các loại cây chịu
hạn, chịu nóng và một số loại động vật hoang dã.
+ Khí hậu nóng ẩm - đặc trưng vùng nhiệt đới: hệ động thực vật phong
phú và phát triển thuận lợi: các loại rau muống, rau đay, rau ngót,
chanh, ớt, tiêu, me các loại lợn, bò, trâu, cá thu, cá chim, cá chép
Đối với ăn uống của con người: mơi trường sống và khí hậu quyết định đến
các tập quán sinh hoạt, giao tiếp cộng đồng và khẩu vị ăn uống của con người:
− Vùng khí hậu có nhiệt độ thấp: con người sử dụng nhiều thực phẩm động
vật, giàu chất béo, phương pháp chế biến chủ yếu là quay, nướng, hầm. Món
ăn đặc, nóng, ít nước và ăn nhiều bánh.
− Vùng khí hậu nóng: dùng nhiều món ăn được chế biến từ các nguyên liệu có
nguồn gốc từ thực vật; tỉ lệ thịt, chất béo trong món ăn ít hơn. Phương pháp
chế biến chủ yếu là xào, luộc, nhúng, chần, nấu các món ăn thường nhiều

nước, có mùi vị mạnh: rất thơm, rất cay
11


1.2.2. Điều kiện xã hội
1.1.1.4.Phong tục tập quán, lối sống
Phong tục tập quán, lối sống trong cách sinh hoạt ăn uống tác động rất lớn
đến văn hóa ẩm thực. Những thói quen sử dụng nguyên liệu, dụng cụ ăn của Châu
Á và Châu Âu khác nhau tạo nên nét văn hóa ẩm thực khác nhau. Lối sống quyết
định đến cách thức tổ chức bữa ăn: người phương Tây có lối sống tự do, tôn trọng
quyền cá nhân đã tạo ra tập quán ẩm thực mang tính "động" và phục vụ cho cá
nhân. Người Đơng Á có lối sống cộng đồng tạo ra tập qn ẩm thực ln thể hiện
tính cộng đồng từ cách chế biến đến cách tổ chức bữa ăn Bên cạnh đó, lối tư duy
cũng có quyết định đến cách nghiên cứu sử dụng các loại sản phẩm của các ngành
nghề khác vào ẩm thực: sử dụng nguyên liệu, thực phẩm chế biến, sử dụng các
công cụ vào việc chế biến, phục vụ và trong việc tổ chức bữa ăn.
Cách tư duy thiên về kỹ thuật của người phương Tây giúp cho nền ẩm thực
áp dụng nhanh và nhiều sản phẩm công nghiệp vào trong chế biến, phục vụ như:
dùng nhiều sản phẩm đồ hộp, ứng dụng nhiều thiết bị chun dùng, chuẩn hố qui
trình chế biến, phục vụ
Cách tư duy thiên về cảm tính, ước lệ của người Đông Á đã tạo điều kiện ẩm
thực đa dạng, giàu bản sắc đậm tính địa phương nhưng thiếu sự chuẩn hố và duy
trì lối chế biến, phục vụ mang nặng tính phổ thơng, cảm tính.
1.1.1.5.Lịch sử
Lịch sử gắn liền với truyền thống ẩm thực, một dân tộc có bề dày lịch sử thì
các món ăn càng mang nặng tính cổ truyền, độc đáo truyền thống riêng đặc trưng
của dân tộc. Dân tộc nào mạnh trong lịch sử, nền kinh tế phát triển thì hình thành
nền ẩm thực cao cấp; món ăn phong phú, chế biến cầu kỳ, cách phục vụ đa dạng và
ln tìm đến sự hồn thiện cao. Chính sách cai trị của nhà nước trong lịch sử càng
bảo thủ thì tập quán và khẩu vị ăn uống càng ít bị lai tạp.

12


1.1.1.6.Tơn giáo, tín ngưỡng
Đây là yếu tố phức tạp và khá quan trọng, tuỳ theo từng tơn giáo sẽ có mức
độ ảnh hưởng hoặc chi phối đến văn hoá ẩm thực khác nhau:
Tơn giáo hay tín ngưỡng sử dụng thực phẩm, thức ăn làm vật thờ cúng, kiêng
kị đều ảnh hưởng đến tập quán và khẩu vị ăn uống. Hơn nữa, nếu việc duy trì các
giáo lý nghiêm ngặt thì sự ảnh hưởng càng nhiều văn hoá ẩm thực của các tín đồ.
Tơn giáo càng mạnh thì phạm vi ảnh hưởng càng lớn và sâu sắc. Đạo Hồi có
khoảng 900 triệu tín đồ. Trên thế giới có nhiều quốc gia coi đạo Hồi là quốc đạo
nên đã tạo ra vùng ẩm thực Hồi giáo với khoảng 20 quốc gia. Ở đó người dân
khơng mua bán hay sử dụng rượu, bia, thuốc lá hoặc những thứ gây kích thích, gây
nghiện khác.
1.1.1.7.Nghề nghiệp
Nghề nghiệp chi phối trực tiếp lối sống, suy nghĩ, hành động và khẩu phần
ăn uống, từ đó hình thành dần thói quen ăn uống của mỗi người. Điển hình ở một
số đối tượng lao động sau:
Những người lao động nặng: nhu cầu ăn uống của họ nhiều hơn về lượng và
chất, dễ tính trong việc lựa chọn các món ăn. Các món ăn nhiều chất béo, đạm,
chắc, mùi vị mạnh luôn được lựa chọn.
Những người lao động nhẹ, làm việc trí óc: nhu cầu khẩu phần ăn ít hơn
nhưng chia làm nhiều bữa. Sự đòi hỏi về khẩu vị phong phú, cẩn trọng, tinh tế và
phức tạp hơn. Các món ăn giàu đạm, chất khống, vitamin, đường món ăn có mùi
vị nhẹ, kỹ thuật chế biến cầu kỳ, món ăn cần được trình bày đẹp ln làm hài lịng
đối tượng lao động này.
Những doanh nhân: cách ăn và khẩu vị ăn cởi mở hơn, dễ chấp nhận khẩu vị
ăn mới, ít lệ thuộc vào tập quán và khẩu vị ăn uống truyền thống của bản thân mà
luôn sẵn sàng chiều theo ý đối tác để đạt được hiệu quả công việc. Cho nên họ là
13



những người cởi mở nhưng khi nghỉ ngơi giải trí hoặc chiêu đãi đối tác họ lại là
những người rất khó tính, khắt khe địi hỏi cao về chun mơn và chất lượng phục
vụ.
1.3. Đặc trưng trong văn hóa ẩm thực
1.3.1. Tính cộng đồng
1.1.1.8.Tính cộng đồng trong bữa ăn
Bữa cơm truyền thống Việt ngồi quay quần trên chiếu, chung quanh mâm
cơm cũng tròn. Cách ăn cũng cộng đồng: cùng chấm một bát nước mắm, cùng múc
một bát canh, cùng gắp món ăn từ đĩa, cùng một niêu (nồi) cơm. Khơng có chia
phần, cũng khơng có phân loại như thường thấy trong bữa ăn Âu Mỹ. Thêm khách,
thêm bát, thêm đũa, và mọi người đều nhịn một tí để chia cho người khách.
Trong lúc ăn uống, người Việt Nam rất thích chuyện trị (khác với người
phương Tây tránh nói chuyện trong bữa ăn). Thú uống rượu cần của người miền
Thượng (mọi người ngồi xung quanh bình rượu, tra những cần dài vào mà cùng
uống hoặc lần lượt chuyền tay nhau uống chung một cần) chính là biểu hiện một
triết lí thâm thúy về tính cộng đồng của người dân bn làng sống chết có nhau.
1.1.1.9.Quy luật văn hóa lễ phép trong bữa ăn
Tùy theo trật tự trên dưới. Người dưới đợi người trên, bên cạnh đó, ta cũng
thấy người trên nhường người dưới. Con cháu mời và đợi ông bà, cha mẹ gắp thức
ăn, ăn trước. Nhưng ông bà, cha mẹ thường gắp thức ăn cho con cháu trước. "Ăn
trông nồi, ngồi trơng hướng" khơng có nghĩa là tn thủ quy luật kẻ ngồi trên. Câu
này mang một ý nghĩa tương quan. Ta tuân thủ luật tương quan cộng đồng một quy
luật dựa theo sự tương quan giữa mọi người.
Do vậy, người Việt khơng có lễ nghi cố định trong các bữa tiệc, nhưng họ có
lễ phép theo tinh thần tơn kính và nhường nhịn. Con kính cha, cha nhường con,

14



cháu mời ông, ông cho cháu. Chủ nhường khách, khách nhường chủ. Ai ai cũng
nhường cho nhau.
1.1.1.10.

Tính cộng đồng qua phong cách ăn

Tính chất cộng đồng cũng thấy trong cách dùng bát, đũa, nồi và mâm. Bát,
đĩa để dùng chung và đặc biệt là mâm, nồi cơm, bát nước mắm và bát canh. Các
món ăn khác thì có thể có người ăn, người khơng, cịn cơm và nước mắm thì ai
cũng xơi và ai cũng chấm. Hai thứ đó là biểu tượng của tính cộng đồng trong bữa
ăn, giống như sân đình và bến nước là biểu tượng cho tính cộng đồng nơi làng xã.
Nồi cơm ở đầu mâm và chén nước mắm ở giữa mâm còn là biểu tượng cho cái đơn
giản mà thiết yếu: cơm gạo là tinh hoa của đất, mắm chiết xuất từ cá là tinh hoa của
nước - chúng giống như hành Thủy và hành Thổ là cái khởi đầu và cái trung tâm
trong Ngũ hành.
1.3.2. Tính hịa đồng
Tính hịa đồng trong văn hóa ẩm thực Việt Nam được thể hiện rõ nét khi
người Việt ln tiếp thu, du nhập văn hóa ẩm thực của các dân tộc khác như Hàn,
Nhật, Trung, Âu…để có thêm được nhiều các món ăn mới, các chế biến mới hay sự
biến tấu để thành những món ăn thuần Việt. Đây cũng chính là một trong những
đặc trưng nổi bật của văn hóa ẩm thực Việt Nam. Cách chế biến gia vị của 3 miền
tuy có sự khác nhau nhưng đều mang đậm đà hương vị của người Việt.
1.3.3. Tính tận dụng
Văn hóa ẩm thực của người Việt phản ánh rõ khả năng tận dụng của người
Việt từ những yếu tố thuộc môi trường tự nhiên, thức ăn, thức uống đều được chế
biến từ tự nhiên.
Thể hiện đặc trưng văn hóa nơng nghiệp lúa nước của người Việt trong cơ
cấu bữa ăn: Cơm – rau – cá - thịt. Thành phần đầu tiên và quan trọng nhất là cơm.
15



1.1.1.11.

Cơm

Cơm được làm từ gạo, gạo đứng vị trí đầu tiên trong cơ cấu bữa ăn: “Người
sống về gạo, cá bạo về nước”, bữa ăn của người Việt gọi là bữa cơm. Người Việt
trồng cả hai loại lúa: nếp và tẻ. Cây lúa tẻ là loại cây trồng chính nên gạo tẻ được
dùng trong bữa ăn hàng ngày: “Cơm tẻ là mẹ ruột”, “Đói thì thèm thịt thèm xơi, hễ
no cơm tẻ thì thơi mọi đường”. Người Việt cịn coi cây lúa là tiêu chuẩn của cái
đẹp: “Em xinh là xinh như cây lúa”. Người Việt không chỉ tận dụng cây lúa thành
gạo để nấu cơm mà còn biết tận dụng từ gạo để làm bún và làm bánh: bánh lá, bánh
đúc, bánh tráng… Gạo nếp được dùng làm xôi, làm bánh mặn, bánh ngọt…
1.1.1.12.

Rau

Là nước nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, nơng nghiệp lại là
ngành kinh tế chủ yếu nên rau quả vô cùng phong phú. Việc dùng rau trong cơ cấu
bữa ăn chứng tỏ khả năng tận dụng môi trường tự nhiên của người Việt.
Người Việt thường hay nói: “Đói ăn rau, đau uống thuốc”. Ngồi ra cịn có
những loại rau dùng làm gia vị như: hành, rau răm, rau diếp cá… Gia vị cũng là
thành phần không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt.
1.1.1.13.



Cá đại diện cho thủy sản: Việt Nam có phía Đơng giáp với biển Đơng lại có
hệ thống sơng ngòi, ao hồ chằng chịt nên dùng cá trong cơ cấu bữa ăn cũng là khả

năng tận dụng môi trường tự nhiên của người Việt. “Cơm với cá như má với con”
tận dụng các loài thủy sản để chế biến ra một thứ đồ chấm đặc biệt là nước mắm,
các loại nước mắm nổi tiếng: Nghệ An, Phan Thiết, Phú quốc. Thực phẩm được chế
biến từ thủy sản cũng rất đa dạng: nấu chín, ướp mắm, phơi khơ. Chế biến cũng có
nhiều cách: chiên, xào, kho, luộc, nướng, gỏi…

16


1.1.1.14.

Thit

Thịt cũng là một thành phần quan trọng trong cơ cấu bữa ăn. Thịt có thể
dùng kết hợp với cơ cấu nói trên, có thể thay thế cho cá trong các bữa cơm của
người Việt. Người Việt thường ăn các loại thịt như: thịt lợn, thịt vịt, thịt gà, thịt bò,
thịt trâu, thịt cầy… “Sống ở trên đời ăn miếng dồi chó, chết xuống âm phủ biết có
hay khơng?”.
1.3.4. Tính thích ứng
Tính thức ứng hay nói cách khác là biến đổi trong nghệ thuật ăn uống. Người
Việt, tự bản tính, do địa lý cũng như hồn cảnh, để có thể sinh tồn, bắt buộc phải có
óc thực dụng và nhạy cảm thích ứng với hồn cảnh.
Ứng dụng là đặc tính chung có thể thấy nơi người Việt. Đặc tính này được
phản ánh trong các món ăn và cách nấu nướng. Những chất liệu, hay những thức ăn
mà người ngoại quốc không sử dụng, đều được tận dụng chế biến thành những món
ăn bất hủ: mề gà, chân gà, tim gan gà, lịng lợn, lịng chó… Đặc biệt xương được ta
chế biến thành những bát canh, nước lèo, hay đồ nhắm rất ngon ngọt.
Đặc tính thích ứng này cũng thể hiện qua việc người Viêt tận dụng mọi thức
ăn, mọi loại rau cỏ mà trời cho. Rau muống, rau dền, rau lang, mướp đắng, rau
dại… khơng có loại gì mà người Việt bỏ qua. Làm thịt một con heo, trừ lông và

chất dơ, tất cả mọi bộ phận, cả máu (tiết) đều được tận dụng. Nhờ vào tính chất linh
động mà họ có thể chế biến mọi loại thức ăn hợp với khẩu vị, tạo nên một món ăn,
món nhắm thuần túy. Thậm chí một loại trái cây có mùi khó ngửi như sầu riêng
cũng trở thành một món nhắm hay món tráng miệng thơm tho, khiến ta mê mệt chỉ
có thể thấy nơi người Việt.
Theo nhà văn Nguyễn Tuân, sầu riêng nhắm với whisky thì “hết sảy”. Tính
thích ứng có thể thấy trong bất kì món ăn đặc sản nào của cả 3 miền Bắc Trung
Nam.
17


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VĂN HÓA ẨM THỰC TỘC NGƯỜI THÁI
2.1. Giới thiệu chung về tộc người Thái
1.1.1. Khái quát chung
Tên tự gọi: Tay hoặc Thay
Tên gọi khác: Tay Thanh, Man Thanh, Tay Mười, Tày Mường, Hàng Tổng,
Tay Dọ, Thổ.
Nhóm địa phương: Ngành Ðen (Tay Ðăm), Ngành trắng (Tay Ðón hoặc
Khao).
Dân số: 1.550.423 người (Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm
2009).
Ngơn ngữ: Thuộc nhóm ngơn ngữ Tày - Thái (ngữ hệ Thái - Ka Ðai).
1.1.2. Đặc trưng dân tộc
1.1.1.15.

Ngơn ngữ.

Người Thái có ngơn ngữ và văn tự riêng. Các nhà dân tộc học hiện nay đã
xếp tộc người này vào Nhóm nói tiếng Thái … hệ ngôn ngữ Nam Thái (Austro
Thái) tức Thái Ka-đai. Do có chung một cội nguồn, ngơn ngữ Thái có tỷ lệ thống

nhất cao. Đó là đặc điểm nổi bật mà khi tiếp xúc ai cũng nhận thấy. Đây là tiếng
đơn âm, có thanh điệu. Cấu tạo câu theo thứ tự: chủ ngữ vị ngữ các thành phần
khác. Trừ những câu mệnh lệnh thức, cịn ít có trường hợp đảo ngược thứ tự này.
1.1.1.16.

Hơn nhân

Người Thái có tục ở rể, vài năm sau, khi đơi vợ chồng đã có con mới về ở
bên nhà chồng, nhưng bây giờ hầu như không có trừ vài trường hợp gia đình bên
gái khó khăn q. Cơ gái Thái khi lấy chồng phải búi tóc (tẳng cẩu) - tục lệ này
thường chỉ có ở nhóm Thái Đen

18


Về tục lễ khi cưới xin thì trước kia người Thái theo chế độ hôn nhân mua bán
và ở rể nên việc lấy vợ và lấy chồng phải qua nhiều bước, trong đó có 2 bước cơ
bản: Cưới lên (đong khửn) - đưa rể đến cư trú nhà vợ - là bước thử thách phẩm giá,
lao động của chàng rể. Người Thái Ðen có tục búi tóc ngược lên đỉnh đầu cho
người vợ ngay sau lễ cưới này. Tục ở rể từ 8 đến 12 năm. Cưới xuống (đong lông)
đưa gia đình trở về với họ cha.
1.1.1.17.

Đời sống và quan hệ xã hội

Người Thái ở nhà sàn, dáng vẻ khác nhau: nhà mái trịn khum hình mai rùa,
hai đầu mai rùa, hai đầu mái hồi có khau cút; nhà 4 mái mặt bằng sàn hình chữ nhật
gần vng, hiên có lan can; nhà sàn dài, cao, mỗi gian hồi làm tiền sảnh; nhà mái
thấp, hẹp lòng, gần giống nhà người Mường. Bản người Thái thường gồm 50 nóc
nhà sàn

Phương tiện vận chuyển phổ biến là Gánh, ngoài ra gùi theo kiểu chằng dây
đeo vắt qua trán, dùng ngựa cưỡi, thồ nay. ở dọc các con sông lớn họ rất nổi tiếng
trong việc xuôi ngược bằng thuyền đuôi én.
Canh tác lúa nước là hoạt động sản xuất chính của người Thái. Trong từng
gia đình cịn chăn ni gia súc, gia cầm, đan lát, trồng bông, nuôi tằm để dệt vải,
một số nơi còn làm đồ gốm… Sản phẩm nổi tiếng của người Thái là vải thổ cẩm
với những nét hoa văn độc đáo sắc màu rực rỡ, bền màu.
Người Thái một năm tổ chức rất nhiều lễ hội như: Lễ cúng đầu năm mới, lễ
tết xíp xí, lễ cầu an, lễ hội hoa ban, lễ hội cầu mưa,… Người Thái có nhiều loại
nhạc cụ (sáo, tiêu, nhị, tính tẩu, đàn mơi…) có các điệu xoè, các loại sáo lam và
tiêu, có hát thơ, đối đáp giao duyên phong phú và nổi tiếng vùng tây bắc với những
điệu múa xèo, nhảy xạp. Truyện cổ Thái phong phú, đặc sắc có nhiều tác phẩm sử
thi, thơ ca nói về nguồn gốc tộc người và phong tục tập quán.
Quan hệ xã hội: Cơ cấu xã hội cổ truyền được gọi là bản mường hay theo
chế độ phìa tạo Tơng tộc Thái gọi là Ðằm. Mỗi người có 3 quan hệ dịng họ trọng
19


YẾU: ẢI Noong (tất cả các thành viên nam sinh ra từ một ông tổ bốn đời). Lung Ta
(tất cả các thành viên nam thuộc họ vợ của các thế hệ). Nhinh Xao (tất cả các thành
viên nam thuộc họ người đến làm rể). (tất cả các thành viên nam sinh ra từ một ông
tổ bốn đời). Lung Ta (tất cả các thành viên nam thuộc họ vợ của các thế hệ). Nhinh
Xao (tất cả các thành viên nam thuộc họ người đến làm rể).
1.1.1.18.

Tơn giáo, tín ngưỡng.

Người Thái Đen khơng theo đạo. Về tính ngưỡng: Người Thái Đen thờ cúng
tổ tiên. Họ tin rằng khi người đã khuất hay tổ tiên ln ở nhà mình phù hộ che trở
cho con cháu. Cứ 10 ngày một lần (tính theo can của phương đông) là ngày mà họ

gọi là ngày Vên Tơng, mỗi gia đình sẽ làm các mâm cơm như mâm cơm gia đình
ăn hằng ngày mang vào cúng cho tổ tiên. Tín ngưỡng này thể hiện sự kính trọng,
ghi nhớ cơng ơn tổ tiên của người Thái Đen. Nó còn điều chỉnh hành vi đối xử của
con cái với ông bà cha mẹ khi chung sống trở nên tốt đẹp hơn. Ngồi ra người Thái
Đen cịn tơn kính các vị thần đất (thổ địa), trời, rồng,... Người Thái Trắng tin vào
Thuyết vật linh (60%); Phật giáo Nam tông (38%) và Thiên Chúa giáo (2%)
1.1.1.19.

Trang phục

Cô gái Thái đẹp nhờ mặc áo cánh ngắn, đủ màu sắc, đính khuy bạc hình
bướm, nhện, ve sầu... chạy trên đường nẹp xẻ ngực, bó sát thân, ăn nhịp với chiếc
váy vải màu thâm, hình ống; thắt eo bằng dải lụa màu xanh lá cây; đeo dây xà tích
bạc ở bên hơng. Ngày lễ có thể vận thêm áo dài đen, xẻ nách, hoặc kiểu chui đầu,
hở ngực có hàng khuy bướm của áo cánh, chiết eo, vai phồng, đính vải trang trí ở
nách, và đối vai ở phía trước như của Thái Trắng. Nữ Thái Ðen đội khăn piêu nổi
tiếng trong các hình hoa văn thêu nhiều màu sắc rực rỡ. Nam người Thái mặc quần
cắt để thắt lưng; áo cánh xẻ ngực có túi ở hai bên gấu vạt, áo người Thái Trắng có
thêm một túi ở ngực trái; cài khuy tết bằng dây vải. Màu quần áo phổ biến là đen,
có thể màu gạch non, hoa kẻ sọc hoặc trắng. Ngày lễ mặc áo đen dài, xẻ nách, bên

20


trong có một lần áo trắng, tương tự để mặc lót. Bình thường cuốn khăn đen theo
kiểu mỏ rìu. Khi vào lễ cuốn dải khăn dài một sải tay.
2.2. Những điều kiện hình thành văn hóa ẩm thực tộc người Thái
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.20.


Vị trí địa lý

Dân tộc Thái tập trung cư trú trên địa bàn các tỉnh vùng Tây Bắc như Hịa
Bình, Sơn La, Điện Biên. Người Thái thường lựa chọn nơi cư trú gần với các nguồn
nước (sơng, suối, khe, mó nước) và tận dụng lợi thế địa hình để đắp đê trên các suối
nhỏ nhằm giữ nước phục vụ canh tác. Ngồi ra, họ cịn khai thác và sử dụng nguồn
nước tự nhiên dẫn từ các khe suối về đồng lúa. Chính vì thế các món liên quan đến
gạo rất phổ biến trong mâm cơm hàng ngày của họ. Sống trên vùng đất trù phú,
được thiên nhiên ưu đãi ban tặng những sản vật tự nhiên cũng phần nào hình thành
nên sự đa dạng và độc đáo của văn hoá ẩm thực người dân nơi đây.
Vị trí địa lý là yếu tố quyết định đến nguyên liệu của các món ăn. Thực tế
cũng ta thấy rõ ràng rằng các món ăn của người Thái đều sử dụng các nguyên liệu
có sẵn từ tự nhiên, họ tận dụng những gì thiên nhiên ban tặng để chế biến ra các
món ăn mang đậm bản sắc dân tộc vùng sơn cước.
2.2.1.1.Địa hình
Các bản làng của cộng đồng dân tộc Thái ở Tây Bắc được bố trí hài hịa với
hệ sinh thái thung lũng, đó là các bản làng dựa lưng vào chân núi, đồi và nhìn ra
cánh đồng với các con suối nhỏ. Tại các bản làng, các gia đình thường xuyên vệ
sinh xung quanh nhà; đường làng, ngõ xóm trồng nhiều loại cây gỗ quý và cây ăn
quả để tạo không gian xanh cho bản làng.
Trước đây, do địa hình chia cắt, đường sá đi lại khó khăn và nền kinh tế nông
nghiệp tự cấp, tự túc lạc hậu, cho nên đời sống kinh tế, văn hóa cũng là tự cấp, tự
túc và khép kín trong phạm vi bản, mường. Ngày nay, cùng với sự phát triển của
21


kinh tế và sự giao thoa văn hóa, tập quán sản xuất, nếp sinh hoạt của đồng bào Thái
cũng có nhiều thay đổi. Các nguồn lương thực, thực phẩm cũng trở nên đa dạng,
phong phú hơn và mang đến cho đồng bào nhiều sự lựa chọn. Từ đó, lối ẩm thực
với nguyên liệu, các loại gia vị, cách thức chế biến... cũng ít nhiều có sự “biến tấu”.

Song, về cơ bản, các món ăn truyền thống của đồng bào Thái vẫn giữ được hương
vị riêng, rất tự nhiên, mộc mạc và hấp dẫn.
Địa hình có các loại rừng núi, đồng bằng nên rất phong phú về các loại rau,
củ, quả, phát triển chăn ni, đặc biệt phải kể đến món rau thập cẩm gồm 20 loại
cho vào ống bương đồ chín, chấm cùng chẩm chéo ăn vừa bùi, vừa ngọt, vừa có
hương vị rất độc đáo.
2.2.1.2. Khí hậu
Khí hậu có đủ 4 mùa xuân, hạ, thu, đông, đặc biệt vào mùa đơng, họ thường
ăn những món có tính nhiệt, hoặc cay the của chẩm chéo. Vì như vậy sẽ tạo cảm
giác ấm áp hơn trong ngày lạnh giá. Còn những ngày hè, khí hậu nóng thì món ăn
thường sẽ kết hợp với rau xanh, trái cây để món ăn thêm thanh mát hơn.
Chỉ nói đến đây ta cũng biết được khí hậu có ảnh hưởng như thế nào đến nền
văn hóa ẩm thực ở mỗi nơi như thế nào rồi.
2.2.1.3. Thủy văn
Chủ yếu sinh sống tại vùng Tây Bắc nơi có một hệ thống suối, khe khá
phong phú, song phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở vùng thấp cũng như các
khu vực núi cao tập trung nhiều sông, suối chảy qua.
Dọc các sông lớn như sông Luồng, sông Lị, sơng Âm... người Thái có tục
bắt cá tập thể. Người ta chắn dòng nước để bắt cá mắc cạn; hoặc dùng thuốc từ vỏ
cây, lá hòa vào nước để cá say rồi bắt; quây vùng để đánh bắt bằng chài, lưới, vó,
xúc. Cá sau khi bắt sẽ được dồn lại rồi đem chia theo đầu người và theo số lượng
các phương tiện đánh bắt như chài, lưới, bè, mảng... theo quy định của bản. Ngoài
đánh bắt cá tập thể, đồng bào còn tổ chức săn bắn thú tập thể. Thú sau khi được
22


săn, người ta mang đến khe nước để mổ thịt, sau đó nướng một phần để cúng thần
núi, thổ cơng. Phần thịt cịn lại được chia phần theo quy định.
Vì nguồn thức ăn thu được từ thủy văn chủ yếu là cá nước ngọt có mùi tanh
hơn so với cá nước mặn được đánh bắt ngoài biển nên các gia vị sử dụng để nấu và

chế biến các món ăn của người Thái thường cay và nhiều các gia vị gia giảm như
các loại hạt có tính giúp khử mùi tanh của cá.
2.2.1.4. Sinh vật
Sinh vật nơi đây cũng khá đa dạng, từ gia súc, gia cầm đến thuỷ sản, chúng
đều là những nguyên liệu không thể thiếu trên những mâm cơm của dân tộc Thái.
Với nguồn sản vật phong phú đa dạng từ rừng và nguồn thủy hải sản từ sông, suối
càng làm đa dạng sự phong phú trong việc sử dụng các loại nguyên liệu khi chế
biến và nấu các món ăn của người Thái.
Qua bàn tay chế biến khéo léo, người Thái đã tạo ra nhiều món ăn dân dã
nhưng mang đậm hương vị núi rừng, ví như gà đồi, ốc đá, măng chua, măng đắng,
canh đắng, cơm lam, nộm hoa chuối rừng, lợn rừng quay, măng vịt, rượu ngô, rượu
cần... Một đặc trưng nổi bật trong ẩm thực của người Thái là đồng bào thường chế
biến các món ăn khơ bằng cách nướng, luộc, đồ. Ngồi các món nướng, món đồ, thì
đồng bào Thái cịn nhiều món ăn đậm miệng rất được u thích.
2.2.2. Điều kiện xã hội
2.2.2.1.Dân cư
Đặc điểm dân cư và xã hội của dân tộc Thái thể hiện qua việc khu vực chúa đất cai
quản gọi là mường và có bộ máy cai trị cũng như có luật lệ riêng. Mỗi mường có
một mường trung tâm và các mường ngoại vi. Chúa đất cai quản toàn mường, con
trai cả của chúa đất sẽ cai quan rmường trung tâm, các con trai thứ và các cháu sẽ
cai quản các mường phụ thuộc. Bộ máy thống tri toàn mường lớn gọi là Xiêng hay
Chiềng. ...
23


Hai đặc điểm về dân cư và kinh tế nói trên ảnh hưởng ít nhiều đến nền ẩm thực của
họ, tạo ra sự đa dạng và đặc trưng trong văn hoá ẩm thực dân tộc.
2.2.2.2. Kinh tế
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi quanh năm mưa thuận gió hồ kết hợp với
các kỹ thuật canh tác truyền thống (Người Thái đen nơi đây nổi tiếng với các kỹ

thuật canh tác như các phương pháp "dẫn thuỷ nhập điền" bằng hệ thống mương phai - lái - lín, mà trong đó chiếc cọn nước là một phát minh lớn của đồng bào
trong việc lợi dụng chính sức nước để đưa nước từ thấp lên cao, bằng phương pháp
"Hỏa - Canh - Thủy - Nậu" (đốt rơm rạ cày bừa sản xuất nơng nghiệp”.
Cùng với trồng trọt thì chăn ni cũng được phát triển rất mạnh tại đây, như
trâu, bò, dê, ngựa… Bên cạnh gia súc, thì gia cầm, thủy cầm là nguồn thực phẩm
chính được chăn ni để cải thiện các bữa ăn hàng ngày nhất là trong các dịp lễ, tết,
hội. Trước đây săn bắt hái lượm đã mang lại nguồn thực phẩm chủ yếu cho đồng
bào, ngày nay nghề săn bắt cá vẫn còn khá phổ biến trong cộng đồng người Thái ở
Mường Lò với nhiều kỹ thuật đánh bắt điêu luyện.
Đặc điểm kinh tế của đồng bào dân tộc Thái chủ yếu qua chăn ni theo hộ
gia đình, làm một số nghề thủ cơng, thực hiện nhiều hình thức chiếm đoạt các
nguồn lợi tự nhiên sẵn có trong rừng quanh khu vực cư trú. Nhìn chung, mặc dù
nền kinh tế thị trường đã phổ biến ở đồng bằng và một số khu vực miền núi nhưng
về cơ bản vẫn duy trì các phương thức sản xuất truyền thống.
2.2.2.3. Văn hóa
Gia đình người Thái thường có 3 đến 4 thế hệ chung sống đầm ấm, ngày nay
mỗi gia đình thường có từ 1 đến 3 thế hệ, chính vì vậy sinh hoạt ẩm thực của đồng
bào Thái cũng khá cầu kỳ trong cách chế biến, sắp đặt, sử dụng gia vị và các phụ
gia, gia vị nào đi theo món ăn đó, một món ăn của người Thái thường được chế
biến khá công phu với các kỹ thuật chế biến làm sao không mất đi các hương vị đặc
trưng của món ăn. Cách chế biến của người Thái có nhiều loại như nướng, lam, xôi,
24


đồ, ủ, hấp, luộc, sấy, xào, rán và ăn sống trong đó cách xơi và nướng, lam, sấy được
đồng bào sử dụng nhiều hơn cả. Cá là một thực phẩm khá phổ biến trong sinh hoạt
hàng ngày của người dân trong đó món cá nướng “Pa Pỉnh tộp” là một đặc sản nổi
tiếng của người Thái Nghĩa Lộ.
Dân tộc Thái ln gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của
đồng bào dân tộc với những nếp nhà sàn truyền thống, trang phục và những điệu

dân ca, dân vũ, các món ăn đặc trưng, các trị chơi dân gian. Một trong những nét
văn hóa đặc trưng mà du khách khi đến thăm không thể không nhớ đến là văn hóa
ẩm thực.
Đối với dân tộc Thái, việc làm món ăn trong dịp lễ, Tết hay tiếp khách có vai
trị rất đặc biệt. Họ chế biến món ăn một cách cầu kỳ theo nhiều phương thức, sử
dụng những loại nguyên liệu riêng, các loại gia vị độc đáo mang đặc trưng phong
tục tập quán của dân tộc mình để tỏ lịng thành kính.
2.3. Đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của tộc người Thái
1.1.3. Đặc điểm đặc trưng
Dân tộc Thái chế biến các món ăn từ những nguyên liệu là những sản vật quen
thuộc trong đời sống hàng ngày lấy từ thiên nhiên hoặc do chính bàn tay lao động
làm ra nhưng cách thức chế biến và ăn uống đã khác, mang tính cầu kỳ hơn. Từ nhu
cầu lương thực để đủ ăn, nay lại là nhu cầu được thưởng thức món ăn. Trong các
món ăn hàng ngày cũng như lễ hội, họ rất chú trọng đến gia vị và màu sắc vì đặc
điểm thiên nhiên ở đây giá lạnh, rất cần có những món ăn ấm, nóng với màu sắc
mạnh. Đó là một hình ảnh đẹp thể hiện cảm quan thẩm mỹ của người Thái và sự
hài hòa trong các món ăn.
Tất cả món ăn của người Thái đều được chế biến từ nguồn nguyên liệu hoàn
toàn tự nhiên, không dùng dầu mỡ và rất chú trọng tới việc điều phối các vị đắng –
cay – mặn – chát. Những vị này được phối hợp hài hòa bởi các nguyên liệu thiên
25


×