Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Tiểu luận: Sự xâm lược châu Á của thực dân phương Tây và phong trào chống xâm lược của các nước châu Á docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (981.57 KB, 37 trang )

TRƯỜNG
KHOA…………….
TIỂU LUẬN
Sự xâm lược châu Á của thực
dân phương Tây và phong
trào chống xâm lược của các
nước châu Á
1
MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU 2
PHẦN II: NỘI DUNG 3
A. TỔNG QUÁT VỀ SỰ XÂM LƯỢC CỦA
THỰC DÂN PHƯƠNG TÂY 3
B. SỰ ĐÔ HỘ CỦA THỰC DÂN PHƯƠNG TÂY VÀ PHONG
TRÀO CHỐNG ĐÔ HỘ CỦA CÁC NƯỚC CHÂU Á 4
I. CHẾ ĐỘ THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN
PHƯƠNG TÂY 4
II. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG ĐÔ HỘ CỦA
CÁC NƯỚC CHÂU Á 6
1. ẤN ĐỘ 6
2. TRUNG QUỐC 8
3. NHẬT BẢN 14
4. KHU VỰC ĐÔNG NAM Á 17
6. KHU VỰC TÂY Á 29
III. NHỮNG HẬU QUẢ CỦA CHẾ ĐỘ THUỘC ĐỊA
ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC CHÂU Á 33
PHẦN III: KẾT LUẬN 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO 36
2
QÚA TRÌNH XÂM LƯỢC VÀ ĐÔ HỘ CÁC NƯỚC CHÂU Á CỦA CÁC
ĐẾ QUỐC THỰC DÂN PHƯƠNG TÂY


PHẦN I. MỞ ĐẦU
Bước vào thời cận đại, sau các cuộc phát kiến địa lý của người Tây Ban
Nha, Bồ Đào Nha. Nhiều vùng đất mới trên thế giới được người châu Âu phát
hiện trong đó có châu Á là một trong những châu lục phong phú về điều kiện tự
nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Đây là những điều kiện thuận lợi để chủ nghĩa
thực dân phương Tây xâm lược. cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản thị
trường là nhu cầu cấp thiết và là nơi chủ yếu để cung cấp nguyên vật liệu, thị
trường tiêu thụ. Vì vậy mà chủ nghĩa thực dân phương Tây chạy đua, cạnh tranh
gay gắt trong việc xâm lược và đặt ách thống trị ở các quốc gia châu Á. Song
song với quá trình xâm lược của thực dân phương Tây là phong trào đấu tranh
của nhân dân các nước châu Á để bảo vệ độc lập và chủ quyền của dân tộc
mình. Tuy nhiên mỗi dân tộc mỗi quốc gia tùy theo điều kiện và hoàn cảnh lịch
sử cũng như phong trào đấu tranh của các giai cấp trong xã hội mà việc lựa chọn
đường lối đấu tranh, hình thức đấu tranh, giai cấp lãnh đạo trong phong trào đấu
tranh giải phóng dân tộc cho phù hợp và ở mỗi nước cũng có sự khác nhau.
Trong khi các nước tư bản phương tây lần lượt xác lập chủ nghĩa Tư Bản,
còn ở các nước Châu Á lạc hậu, trì trệ vì sự thống trị của chế độ phong kiến và
đã trở thành đối tượng xâm lược của thực dân phương Tây. Sự khác biệt về trình
độ phát triển và tốc độ phát triển, sự thiếu chuẩn bị của giai cấp phong kiến là
những điều kiện hết sức thuận lợi để các nước Châu Âu lần lượt chiếm các nước
Châu Á biến thành thuộc địa và phụ thuộc.
Do nội dung đề tài rộng và hạn chế về thời gian chuẩn bị nên em rất mong
được sự đóng góp ý kiến của Thầy và các bạn cho đề tài của em hoàn thiện hơn.
3
PHẦN II. NỘI DUNG
A. TỔNG QUÁT VỀ SỰ XÂM LƯỢC CỦA THỰC DÂN PHƯƠNG TÂY
Trước hết là các thương nhân sau khi tìm con đương sang phương Đông,
từ những hoạt động buôn bán, truyền đạo bọn thực dân phương tây chuyển sang
chính sách xâm lược. Lúc đầu, chung thuê hay dùng vũ khí chiếm được một
vùng đất thuận lợi cho việc buôn bán, thường là các địa điểm trên đường giao

thông thuỷ, bộ làm thương điếm. Tiếp đó, chúng độc chiếm toàn bộ quyền sử
dụng vùng đất thương điếm và nộp cho nhà vua chúa ở địa phương một số thuế,
lệ phí nhất định. Đây là thời kỳ thống trị của các công ty thương mại, thế lực
không giới hạn ở mặt kinh tế mà còn mở rộng trên các mặt chính trị, quân sự.
Chính sách bóc lột của các công ty là tận dụng nguồn tài nguyên, khai thác triệt
để nguồn nhân lực rẻ tiền hoặc không mất tiền của địa phương để làm giàu
nhanh chóng.
Vào buổi đầu tiên của thời cận đại, thuộc địa ở Châu Á, Châu Phi chưa
lớn, Bồ Đào Nha là nước Châu Âu đầu tiên xây dựng đế quốc thuộc địa của
mình ở các nước Châu Á, Châu Phi vào cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI, còn
Tây Ban Nha xâm lược thuộc địa chủ yếu ở Châu Mỹ. Nhưng dần dần Bồ Đào
Nha bị suy yếu các nước Tư bản ở Châu Âu trỗi dậy (Hà lan, Anh, Pháp) đã
canh tranh mạnh mẽ các vùng đất thuộc địa rộng lớn của Bồ Đào Nha lần lượt
rơi vào các nước đó. Indonesia là nước đầu tiên ở Châu Á bị thực dân phương
Tây đô hộ vào thế kỷ XVI, lúc đầu là Bồ Đào Nha sau đó là Hà Lan rồi đến Anh
(1811) nhưng đến năm 1814 Anh trả lại cho Hà Lan. Từ cuối thế kỷ XVIII đến
đầu thế kỷ XIX, nhất là từ nửa sau thế kỷ XIX các nước tư bản phương Tây đã
đẩy mạnh hơn nữa việc xâm chiếm thuộc địa ở các nước Châu Á, Châu Phi. Ở
Châu Á, đế quốc anh chiếm Ấn Độ, Mã Lai, Miến Điện; Pháp chiếm ba nươc
Đông Dương, Xiêm trở thành nước “đệm” giữa các nước thuộc địa Anh và Pháp
và do sự suy tân đất nước dưới triều đại của các vua Rama IV và Rama V vào
4
cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, nên Xiêm giữ được độc lập về chính trị, song
vẫn bị phụ thuộc vào các nước đế quốc trước hết là Anh.
Trung quốc là một nước rộng lớn, giàu tài nguyên đông dân nên đã trở
thành miếng mồi chia xẻ của nhiều đế quốc thực dân.
Vùng Tây Á, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội cũng lâm vào tình trạng
khủng hoảng trầm trọng. Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến và nhà thờ Hồi
Giáo với quần chúng nhân dân đã đưa đến bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh rộng
lớn của quần chúng nhân dân. Song do sự cạnh tranh quyết liệt của các đế quốc

về vùng đất giàu có này mà các nước đế quốc thực dân phải để các nước độc lập
về hình thức.
B. SỰ ĐÔ HỘ CỦA THỰC DÂN PHƯƠNG TÂY VÀ PHONG TRÀO
CHỐNG ĐÔ HỘ CỦA CÁC NƯỚC CHÂU Á
I. CHẾ ĐỘ THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHƯƠNG TÂY
- Thuộc địa là nguồn cung cấp nguyên liệu, nhân công và lương thực rẻ mạt
cho chính quốc, là thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp của chính quốc một
cách chắc chắn và thu lợi nhuận cao, là căn cứ quân sự làm bàn đạp xâm chiếm
các nước khác và là nơi xuất cảng tư bản thu nhiều lợi nhuận nhất.
Tuỳ tính chất của mỗi nước tư bản đế quốc mà chính sách khai thác thuộc
địa của chúng khác nhau; song về căn bản chúng đều tìm cách chia rẽ, làm suy
yếu nhân dân, mua chuộc giai cấp thống trị bản địa, vơ vét tài nguyên đem về
chính quốc, thực hiện việc buôn bán không bình đẳng, chúng không mở mang
công nghiệp thuộc địa, chúng chỉ xây dựng những ngành công nghiệp chế biến
và sản xuất những mặt hàng tiêu dùng nhằm xuất khẩu thu lãi lớn và phục vụ
cho đời sống của bọn thống trị ở thuộc địa. Việc mở mang đường bộ, đường sắt,
5
các bến cảng đều nhằm phục vụ việc khai thác kinh tế hoặc đàn áp các cuộc đấu
tranh của nhân dân.
- Biện pháp bóc lột phổ biến nhất đối với các thuộc địa là tăng cao thuế và
đặt ra nhiều loại thuế, mở mang đồn điền, khai thác mọi tài nguyên, đẩy mạnh
bắt lính. Những biện pháp này vừa làm cho nhân dân ngày càng kiệt quệ, vừa
gắn chặt họ vào ách thống trị.
- Về chính trị, thực dân phương Tây thực hiện chính sách “chia để trị”, với
chính sách này chúng đã chia rẽ các dân tộc, các tôn giáo, gây nên những hận
thù chém giết lẫn nhau, tiêu biểu như ở Ấn Độ. Thực dân phương Tây vừa đặt
ách thống trị tại các nước thuộc địa, vừa duy trì sự tồn tại chế độ phong kiến,
biến giai cấp phong kiến ở bản địa trở thành tay sai cho chúng. Chính vì vậy,
ách thống trị lại càng nặng nề hơn đối với nhân dân các nước thuộc địa.
- Về kinh tế, nổi bật là là chính sách cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền,

bằng nhiều biện pháp, như chiếm đoạt ruộng đất của nông dân cả ruộng công và
ruộng tư, hoặc ép triều đình nhượng quyền khai khẩn đất hoang cho chúng. Số
ruộng đất cướp đoạt được ngày càng tăng lên một cách nhanh chóng. Ví như ở
Việt Nam, năm 1890 bọn thực dân Pháp chiếm 10.900 ha ruộng đất trong cả
nước, đến năm 1900 con số này lên tới 302.000 ha và năm 1912 là 470.000 ha.
Các đồn điền trồng các loại cây quý hiếm đối với châu Âu, như cao su, chè,
cà phê… Phương thức kinh doanh ở các đồn điền vẫn là phát canh thu tô theo lối
phong kiến. Nông dân không những bị cướp đoạt ruộng đất mà họ còn phải nộp
tô, thuế.
Trong công nghiệp, tập trung vào khai thác mỏ, các công ty của chính quốc
nắm toàn bộ việc khai thác. Ngoài ra, việc sản xuất hàng tiêu dùng như gạch,
ngói, xi măng, điện, nước, rượu, đường… cũng được chú trọng.
Cùng với chính sách khai thác, bóc lột về kinh tế là hoạt động của ngân
hàng với việc cho vay nặng lãi và đặt ra các loại thuế để vơ vét về tài chính. Vì
vậy, số lãi của các ngân hàng tăng lên một cách nhanh chóng.Ví như ngân hàng
Đông Dương của Pháp, năm 1815 vốn của ngân hàng mới chỉ có 8 triệu
6
Phơrăng, năm 1910 lên 48 triệu và đến 1918 đạt 72 triệu Phơrăng. Các loại thuế
thì ngày càng nhiều và tăng lên, như các loại thuế thân, thuế nhà, thuế rượu,
thuốc phiện, nước… Inđônêxia là một điển hình của sự khai thác và bóc lột
thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á nói riêng và phương Đông
nói chung.
Mặt khác, thuộc địa còn là xuất khẩu, đầu tư lớn, có lợi đối với các nước
thực dân nói chung, nên các nước tư bản đã đưa và đây một số vốn kếch xù.
Theo bảng thống kê năm 1938, ở Inđônêxia các nước đầu tư vào với tổng số
1.411 triệu đô la, Malaixia là 372 triệu, Philíppin là 315 triệu…
- Về xã hội- văn hoá, chúng thực hiện chính sách mị dân để lừa bịp nhân
dân thuộc địa như mở một số trường học, bệnh viện… nhưng chủ yếu là chúng
thực hiện chính sách ngu dân và sự đầu độc người bản xứ bằng rượu và thuốc
phiện là công việc thường xuyên và có ý thức của bọn thực dân phương Tây ở

tất cả các thuộc địa. Tình hình mà cứ 1.000 làng có đến 1.500 đại lý rượu và
thuốc phiện nhưng chỉ có 10 trường học mà Nguyễn Ái Quốc nói về Việt Nam
dưới thời Pháp thuộc (Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 1) là tình trạng chung, phổ
biến cho các thuộc địa khác.
Chính vì vậy, lúc bấy giờ người ta nói: “Inđônêxia là cái phao làm cho Hà
Lan nổi lên !” và “Malaixia là kho Đôla của đế quốc Anh”.
II. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG ĐÔ HỘ CỦA CÁC
NƯỚC CHÂU Á
1. ẤN ĐỘ
1. Tình hình kinh tế, xã hội Ấn Độ nửa sau thế kỷ XIX.
Quá trình thực dân xâm lược Ấn Độ
- Từ đầu thế kỉ XVII chế độ phong kiến Ấn Độ suy yếu các nước phương Tây
chủ yếu là Anh – Pháp đua nhau xâm lược.
7
- Kết Quả: Đến giữa thế kỷ XIX, thực dân Anh hoàn thành xâm lược và đặt ách
thống trị Ấn Độ.
2. Chính sách cai trị của thực dân Anh.
- Kinh tế: Đẩy mạnh khai thác, vơ vét tài nguyên thiên nhiên, bóc lột nhân công
rẻ mạt, Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất của thực dân Anh.
- Chính trị - xã hội: Cai trị trực tiếp, chia rẽ tôn giáo, chủng tộc, đẳng cấp.
- Về văn hóa – Giáo dục: Thi hành chính sách giáo dục ngu dân ,khuyến khích
tập quán lạc hậu và hủ tục cổ xưa.
- Hậu quả: Kinh tế suy yếu,đời sống nhân dân cực khổ, mâu thuẫn dân tộc, giai
cấp nổ ra….
3. Cuộc khởi nghĩa Xipay (1857 – 1859).
- Nguyên nhân:
+ Ách thống trị tàn bạo thựcdânAnh, tinh thần dân tộc và tín ngưỡng bị xúc
phạm.
+ Binh lính Ấn Độ bất mãn dẫn đến khởi nghĩa.
- Diễn biến:

+ 10-5-1857 binh lính ở Mirut nổi dậy.
+ Cuộc khởi nghĩa phát triển nhanh chóng giải phóng nhiều vùng rộng lớn ở
Bắc, Trung Ấn nghĩa quân đã lập được chính quyền giải phóng một số thành
phố lớn (lực lượng tham gia là binh lính, nông dân).
+ Đến 1859 thực dân Anh đàn áp, dập tắt cuộc khởi nghĩa.
-Ý nghĩa:
+ Nêu cao tinh thần bất khuất chống TD của nhân dân Ấn Độ. Ý thức vươn tới
độc lập của nhân dân Ấn Độ.
+ Mở dầu cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc sau này.
3. Đảng Quốc Đại và phong trào dân tộc (1885 – 1908)
8
- Sự thành lập Đảng Quốc Đại.
+ Cuối 1885 Đảng Quốc dân đại hội (Đảng Quốc đại) thành lập.
Từ(1885- 1905)Đảng đấu tranh ôn hòa, bất bạo động, đòi cải cách….
+ Do thái dộ thỏa hiệp của những người cầm đầu và chính sách hai mặt của
chính quyền Anh, nội bộ Đảng Quốc Đại bị phân hóa thành hai phái:Ôn hòa và
phái Cực đoan(cấp tiến)
- Phái dân chủ cấp tiến (Tilắc) chủ trương kiên quyết đấu tranh.
+ Đầu TK XX TD Anh tăng cường chính sách chia để trị, đàn áp Đảng Quốc
đại, bắt phái cấp tiến.
- Phong trào đấu tranh 1905 – 1908.
+ Do giai cấp tư sản lãnh đạo, mang đậm ý thức dân tộc.
+ Lần dầu tiên công nhân Ấn Độ tham gia phong trào (bãi công của công nhân
Bombay 1908).6.1908 TD Anh bắt Ti Lắc kết án 6 năm tù ,công nhân BomBay
đã tổng bãi công 6 ngày để ủng hộ Ti Lắc.
- Cao trào cách mạng 1905-1908 mang đậm ý thức dân tộc đánh dấu sự thức
tỉnh của nhân dân Ấn Độ tuy nhiên chính sách chia rẽ của thực dân Anh làm cho
phong trào tạm ngừng.
2. TRUNG QUỐC
1. Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược.

a. Nguyên nhân:
- Các nước TB phương Tây phát triển tăng cường tìm kiếm thị trường, thuộc
địa.
- Trung quốc là nước đông dân, giàu tài nguyên, kinh tế kém phát triển.
- Chế độ phong kiến trên đà suy yếu.
- Trung Quốc trở thành “miếng mồi” ngon cho các nước đế quốc.
9
b. Quá trình xâm lược:
- Thế kỉ XVIII các nước đế quốc đi đầu là Anh đòi Mãn Thanh “mở cửa” để
buôn bán thuốc phiện.
- 6 - 1840 Chiến tranh thuốc phiện bùng nổ (6 – 1840 đến 8 - 1842) Anh nhảy
vào Trung Quốc.
10
Thực dân phương Tây nổ súng xâm lược Trung Quốc
Chính quyền Mãn Thanh phải kí Hiệp ước Nam Kinh 1842 phải chấp nhận các
điều khoản thiệt thòi: bồi thường chiến phí (21triệu Bảng) mở cửa…. Đây là
mốc mở đầu quá trình biến Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập trở
thành một nước thuộc địa nữa phong kiến.
- Cuối thế kỷ XIX các nước đế quốc Đức, Pháp, Nga, Nhật chia nhau Trung
Quốc.
2. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỷ XIX đến
đầu thế kỷ XX.
a. Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc (1851- 1864)
11
- 1-1-1851 Hồng Tú Toàn lãnh đạo nhân dân nổi dậy khởi nghĩa Kim Điền
(Quảng Tây) sau đó lan rộng khắp cả nước.
- Quân khởi nghĩa đã xây dựng được chính quyền (Thiên Kinh), thi hành nhiều
chính sách tiến bộ.
- 19-7-1864 Mãn Thanh tấn công Thiên Kinh đàn áp phong trào. Cuộc khởi
nghĩa thất bại.

b. Phong trào Duy tân
Trước nguy cơ bị xâm lược một số nhân vật tiến bộ thuộc giới sĩ phu Trung
Quốc chủ thương tiến hành cải cách để cứu vãn tình thế .Đó là cuộc vận động
Duy Tân do Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu lãnh đạo được sự đồng tình ủng
hộ của vua Quang Tự nhưng phong trào nhanh chóng thất bại.
c. Phong trào Nghĩa Hòa đoàn
- 1899 bùng nổ ở Sơn Đông và nhanh chóng lan rộng đến Bắc Kinh.
- 1900 liên quân 8 nước tấn công đàn áp phong trào và tiến vào Trung Quốc.
- Mãn Thanh kí điều ước Tân Sửu (1901) với đế quốc. Trung Quốc trở thành
nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.
3. Tôn Trung Sơn và Cách mạng Tân Hợi (1911).
a. Tôn Trung Sơn và Trung Quốc Đồng Minh Hội
- Tôn Trung Sơn:
Tôn trung sơn tên thật là Tôn Văn tự là Dật Tiên xuất thân trong một gia đình ở
Quảng Đông. Thời thiếu niên ông theo người anh họ sang Haoai (Mỹ) buôn bàn
và học tiểu học, trung học ở đó. Năm 1883 ông về nước theo học y khoa đại học
Hông kông. Từ năm 1902 – 1905, ông đã từng đi nhiều nước trên thế giới, qua
Hà nội (Việt nam), Nhật bản, Mỹ và nhiều nước châu Âu. Năm 1905, tại Tokyo
(Nhật bản), ông thành lập Trung Quốc đồng minh hội. Trên tờ Dân báo, cơ
12
quan ngôn luận của Trung quốc đồng minh hội, ông đã công bố Chủ nghĩa
Tam Dân (Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc).
- 8-1905 Tôn Trung Sơn tập hợp giai cấp tư sản Trung Quốc thành lập Trung
Quốc Đồng minh hội – chính đảng của giai cấp tư sản ra đời.
- Cương lĩnh của Trung Quốc Đồng minh hội dựa vào chủ nghĩa “Tam dân” của
Tôn Trung Sơn.
- Mục tiêu là đánh đổ Mãn Thanh, thành lập Dân quốc, bình đẳng cho dân cày.
T«n Trung S¬n
(1866 - 1925)
13

b. Cách mạng Tân Hợi.
- Nguyên nhân:
+ Nhân dân Trung Quốc mâu thuẫn với đế quốc phong kiến. Chính quyền nhà
Thanh trao quyền kiểm soát đường sắt cho Đế Quốc, bán rẻ quyền lợi dân tộc
phong trào giữa đường bùng nổ. Nhân cơ hội đó Đồng Minh Hội phát động đấu
tranh.
- Diễn Biến:
+ 10-10-1911 Khởi nghĩa ở Vũ Xương và nhanh chóng lan rộng khắp miền
Trung, Nam Trung Quốc.
+ 29-12-1911 Tôn Trung Sơn được bầu làm đại tổng thống. Quốc dân đại hội
họp ở Nam Kinh thành lập Trung Hoa Dân quốc. Trước thắng lợi của cách
mạng, tư sản thương lượng với nhà Thanh (Viên Thế Khải).
+ 12-2-1912 Vua Thanh (Phổ Nghi) thoái vị. Tôn Trung Sơn buộc phải từ chức.
+ 6-3-1912 Viên Thế Khải nhậm chức Đại Tổng thống Trung Hoa Dân quốc.
Kết quả cuộc cách mạng chấm dứt.
- Tính chất, ý nghĩa của Cách mạng Tân Hợi:
Tính chất: Cách mạng manh tính chất là cuộc cách mạng dân chủ tư sản không
triệt để.
Ý nghĩa:
+ Chấm dứt chế độ Phong kiến lỗi thời mở đường cho Chủ nghĩa Tư Bản phát
triển.
+ Cách mạng đã ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc các
nước ở Châu Á.
14
3. NHẬT BẢN
a. Nhật Bản từ nửa đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868.
Đầu thế kỉ XIX chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản đứng đầu là Tướng quân (Sô-gun)
làm vào khủng hoảng suy yếu.
Về kinh tế:
- Nông nghiệp: Vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Địa chủ bóc

lột nhân dân lao động rất nặng nề. Tình trạng mất mùa đói kém liên tiếp xảy ra.
- Công nghiệp: Ở các thành thị, hải cảng, kinh tế hàng hoá phát triển, công
trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều.
- Những mầm mống kinh tế tư sản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.
Về xã hội:
- Tầng lớp tư sản thương nghiệp ra đời từ lâu, tầng lớp tư sản công nghiệp hình
thành và ngày càng giàu có.
- Các nhà công thương lại không có quyền lực về chính trị.
- Giai cấp tư sản vẫn còn yếu, không đủ sức xoá bỏ chế độ phong kiến, nông dân
là đối tượng bóc lột chủ yếu của giai cấp phong kiến, còn thị dân thì không chỉ
bị phong kiến khống chế mà còn bị các nhà buôn và bọn cho vay lãi bóc lột.
Về chính trị:
- Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là quốc gia phong kiến. Nhà vua được tôn
là Thiên hoàng, có vị tối cao nhưng quyền hành chủ yếu thuộc về Tướng quân.
- Giữa lúc mâu thuẫn giai cấp trong nước ngày càng gay gắt, chế độ Mạc Phủ
15
khủng hoảng nghiêm trọng thì các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Mĩ,
dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải “mở cửa”.
- Như vậy, đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã lâm vào một cuộc khủng hoảng
trầm trọng, đứng trước sự lựa chọn: hoặc tiếp tục con đường trì trệ, bảo thủ để
các nước đế quốc xâu xé; hoặc canh tân, cải cách xoá bỏ chế độ phong kiến, đưa
Nhật Bản hoà nhập với nền kinh tế phương Tây.
b. Cuộc Duy tân Minh Trị
Nguyên nhân:
- Những hiệp ước bất bình mà Mạc phủ kí kết với nước ngoài làm cho tầng lớp
xã hội phản ứng mạnh mẽ
- Phong trào đấu tranh chống (Sô gun) nổ ra sôi nổi vào những năm 60 của thế
kỉ XX đã làm sụp đổ chế độ Mạc phủ.
- Tháng 01/1868 Sô-gun bị lật đổ. Thiên hoàng Minh Trị (Meiji) trở lại nắm
quyền và thực hiện một loạt cải cách.

Nội dung cải cách Minh Trị:
- Tháng 1-1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị (May-gi) đã thực hiện
một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến
lạc hâu.
Về chính trị:
- Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ, lập chính phủ mới, thực hiện
bình đẳng ban bố quyền tự do.
- Ban hành Hiến pháp 1889
16
Về kinh tế:
- Thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, xoá bỏ sự độc quyền ruộng đất của
giai cấp phong kiến.
- Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống, phục vụ giao thông liên lạc.
Về quân sự:
- Được tổ chức huấn luyện theo kiểu phương Tây.
- Chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh.
- Chú trọng đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí đạn dược.
Về giáo dục:
- Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc.
- Chú trọng nội dung khoa học - kỹ thuật trong chương trình giảng dạy. Cử
những học sinh giỏi đi du học phương Tây…
Tính chất – ý nghĩa:
- Cải cách Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản.
- Nhật thoát khỏi số phận bị các nước tư bản phương Tây xâm lược
- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật.
c. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
- Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX (sau chiến tranh Trung - Nhật 1894 - 1895),
kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ.
17

- Quá trình tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp với ngân hành đã đưa
đến sự ra đời những công ty độc quyền, Mít-xưi, Mit-su-bi-si chi phối đời sống
kinh tế, chính trị Nhật Bản.
- Đầu thế kỉ XX, Nhật thi hành chính sách xâm lược và bành trướng:
+ Năm 1874 Nhật xâm lược Đài Loan.
+ Năm 1894 – 1895 Nhật gây chiến với Trung Quốc để tranh giành Triều
Tiên, uy hiếp Bắc Kinh, chiếm cửa biển Lữ Thuận, nhà Thanh phải nhượng Đài
Loan và Liêu Đông cho Nhật
+ Năm 1904-1905 Nhật gây chiến với Nga buộc Nga phải nhường cửa
biển Lữ Thuận, đảo Xa-kha-lin, thừa nhận Nhật Bản chiếm đóng Triều Tiên.
- Năm 1914, Nhật dùng vũ lực mở rộng ảnh hưởng ở Trung Quốc và chiếm Sơn
Đông. Nhật trở thành đế quốc hung mạnh nhất châu Á.
- Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản là sự bần cùng hoá của quần chúng
nhân dân lao động.
- Chủ nghĩa đế quốc Nhật được gọi là “Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân
phiệt, hiếu chiến” .
4. KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
Đông Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng - Giàu tài nguyên thiên
nhiên, có nền văn hóa lâu đời.
18
19
a. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào các nước Đông
Nam Á.
Nguyên nhân:
Các nước tư bản cần thị trường, thuộc địa nên đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.
- Đông Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng.
- Giàu tài nguyên thiên nhiên, có nền văn hóa lâu đời.
- Chế độ phong kiến khủng hoảng . Kinh tế kém phát triển.
- Khủng hoảng triền miên về chính trị , kinh tế, xã hội.
Quá trình xâm lược:

Tên các nước
Đông Nam Á
Thực dân
Xâm lược
Thời gian hoàn thành xâm lược
In-đô-nê-xi-a Bồ Đào Nha, Tây
Ban Nha, Hà Lan
- Giữa XIX Hà Lan hoàn thành xâm chiếm và
lập ách thống trị.
Phi-lip-pin Tây Ban Nha, Mĩ
- Giữa thế kỉ XVI Tây Ban Nha thống trị.
- Năm 1898 Mĩ chiến tranh với Tây Ban Nha,
hất cẳng Tây Ban Nha khỏi Phi-lip-pin.
- Năm 1899-1902 Mĩ chiến tranh xâm lược
Philíppin, biến quần đảo, này thành thuộc điạ
của Mĩ.
Miến Điện Anh - Năm 1885 Anh thôn tính Miến Điện.
Ma-lai-xi-a Anh - Đầu thế kỉ XIX Mã - lai trở thành thuộc địa
20
của Anh.
Việt Nam -Lào
- Cam-pu-chia
Pháp - Cuối thế kỉ XIX, Pháp hoàn thành xâm lược
3 nước Đông Dương.
Xiêm (Thái
Lan)
Anh - Pháp tranh
chấp
- Xiêm vẫn giữ được độc lập.


Lược đồ Đông Nam Á cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
c. Phong trào chống thực dân xâm lược của các nước Đông Nam Á.
c.1. Phong trào chống thực dân Hà Lan của nhân dân In-đô-nê-xi-a.
Chính sách thống trị thực dân Hà Lan đã làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc.
21
- 1825-1830:Cuộc khởi nghĩa A – chê: Do hoàng tử Di-pô-nê-gô-rô vương
quốc Yogyacata lãnh đạo, được đông đảo nhân dân trên đảo Giava và các đảo
khác đi theo, là cuộc nổi dậy lớn nhất của người Inđônêxia hồi đầu thế kỉ XIX.
- Cuộc khởi nghĩa nông dân do Sa-min lãnh đạo năm 1890
- Các tổ chức chính trị của công nhân ra đời như: Hiệp hội công nhân đường
sắt (1905), Hiệp hội công nhân xe lửa (1908). Tháng 12/1914, Liên minh xã hội
dân chủ Inđônêxia ra đời nhằm tuyên truyền chủ nghĩa Mác trong công nhân đặt
cơ sở cho Đảng Cộng sản ra đời (5/1920). Giai cấp tư sản dân tộc, tầng lớp trí
thức tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản châu Âu, đóng vai trò nhất định trong
phong trào yêu nước ở Inđônêxia đầu thế kỉ XX. Vì vậy phong trào yêu nước
mang màu sắc mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản với sự tham gia của công
nhân và tư sản.

Pangeran Diponegoro lãnh đạo phong trào cách mạng ở Indonesia 1825-1830
22

Khởi nghĩa A - chê
c.2. Phong trào chống thực dân ở Phi-lip-pin.
- Nguyên nhân:
- Thực dân Tây Ban Nha đặt ách thống trị trên 300 năm ở Philíppin, khai thác
bóc lột triệt để tài nguyên và sức lao động .
- Mâu thuẫn giữa nhân dân Phili ppin và thực dân Tây Ban Nha ngày càng gay
gắt dẫn đến phong trào đấu tranh bùng nổ.
- Phong trào đấu tranh:

- Năm 1872 có khởi nghĩa ở Ca-vi-tô, nghĩa quân làm chủ Ca-vi-tô được 3 ngày
thì thất bại.
- Vào những năm 90 của thế kỉ XIX, ở Philíppin xuất hiện 2 xu hướng chính
trong phong trào giải phóng dân tộc.
Nội dung Xu hướng cải cách Xu hướng bạo động
23
Lãnh đạo - Hô-xê-Ri-dan -Bô-ni-pha-xi-ô
Lực lượng
tham gia
“Liên minh Philíppin”, bao gồm
trí thức yêu nước, địa chủ, tư sản
tiến bộ, một số hộ nghèo
“Liên hiệp những người con yêu
quý của nhân dân” tập hợp chủ
yếu là nông dân, dân nghèo
thành thị
Hình thức
đấu tranh
Đấu tranh ôn hòa Khởi nghĩa, vũ trang tiêu biểu
là cuộc khởi nghĩa tháng
8/1896
Chủ trương
đấu tranh
Tuyên truyền, khơi dậy ý thức
dân tộc, đòi quyền bình đẳng với
người Tây Ban Nha.
Đấu tranh lật đổ ách thống trị
của Tây Ban Nha, xây dựng
quốc gia độc lập.
Kết quả - ý

nghĩa
Tuy thất bại nhưng Liên minh đã
thức tỉnh, tinh thần dân tộc,
chuẩn bị tư tưởng cho cao, tráo
cách mạng sau này
Khởi nghĩa tháng 8/1896 đã
giải phóng nhiều vùng, thành
lập được chính quyền nhân dân,
tiến tới thành lập nền cộng hòa.
- Phong trào đấu tranh chống Mĩ:
+ Năm 1898 Mĩ gây chiến với Tây Ban Nha hất cẳng Tây Ban Nha và chiếm
Philíppin.
+ Nhân dân Philíppin anh dũng chống Mĩ đến năm 1902 thất bại. Philíppin trở
thành thuộc địa của Mĩ.
24

BONIFACIO ( Philippin )

JOSE RIZAL- Hô-xê Ri-dan (Philippin)
c.3. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Campuchia.
- Bối cảnh Cam-pu-chia giữa thế kỉ XIX:
25

×