Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

TIỂU LUẬN NHẬP MÔN NĂNG LỰC THÔNG TIN TÌNH TRẠNG GIA TĂNG TỰ SÁT VÀ Ý ĐỊNH TỰ SÁT DO BỆNH TÂM LÝ Ở LỨA TUỔI THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM TRONG THẾ KỶ XXI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (557.88 KB, 18 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
VIỆN ĐÀO TẠO BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THƠNG

Học phần: Nhập môn năng lực thông tin
Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Thị Thanh Vân – Ths. Nguyễn Thị Kim Lân
TÊN ĐỀ TÀI: TÌNH TRẠNG GIA TĂNG TỰ SÁT VÀ Ý ĐỊNH TỰ SÁT DO BỆNH
TÂM LÝ Ở LỨA TUỔI THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM TRONG THẾ KỶ XXI

Hà Nội – Tháng 8/2021


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................................3
I.

MỞ BÀI...................................................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................................4
2. Mục đích nghiên cứu................................................................................................5
3. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................................5
4. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................5
5. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................................5
6. Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................................5
7. Giả thuyết nghiên cứu..............................................................................................5
8. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................5

II. NỘI DUNG.................................................................................................................6
1. Các khái niệm..........................................................................................................6
2. Phân tích dữ liệu......................................................................................................8
3. Đề xuất giải pháp...................................................................................................11
III.



KẾT LUẬN............................................................................................................12

IV.

PHỤ LỤC..............................................................................................................14

1. Ảnh......................................................................................................................... 14
2. Tài liệu tham khảo:................................................................................................16

2


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan bài tiểu luận cuối kỳ Nhập môn năng lực thông tin này là kết quả làm
việc độc lập của em bao gồm tìm hiểu, lựa chọn, thống kê và sắp xếp thông tin, cùng sự
giúp đỡ và hướng dẫn từ giảng viên bộ môn - TS. Trần Thị Thanh Vân và Ths. Nguyễn
Thị Kim Lân. Bên cạnh đó, các tài liệu trích dẫn được em sử dụng trong bài tiểu luận đều
được đánh dấu và chú thích rõ ràng tại phần cuối của bài tiểu luận. Ngồi ra khơng có sự
sao chép ý tưởng hay thành quả của người khác.
Em xin chịu trách nhiệm hồn tồn về lời nói và hành vi của mình về lời cam đoan và
tính trung thực của bài tiểu luận này trước bộ môn, khoa và Nhà trường.

Hà Nội, ngày 10 tháng 8 năm 2021
Sinh viên:
Đoàn Quỳnh Chi

3



I. MỞ BÀI
1. Lý do chọn đề tài
Thanh thiếu niên là người thuộc độ tuổi từ 15 đến 18. Đây được cho là lứa tuổi quan
trọng vì đây là giai đoạn thay đổi từ cơ thể đến tâm lý của nhiều người, theo đúng chu
trình phát triển. Khía cạnh tâm lý của nhiều đối tượng trong độ tuổi này rất nhạy cảm,
phức tạp và vô cùng dễ dàng bị tổn thương. Bất cứ tác động nào dù là lớn hay nhỏ, kéo
dài hay bộc phát cũng tạo ra những ảnh hưởng nhất định với người trong lứa tuổi “thanh
thiếu niên”. Một số liệu khảo sát dịch tễ học về sức khỏe tâm thần trẻ em được nêu ra
trong (Organization, 2001) do Unicef thực hiện tại 10/63 tỉnh thành của nước ta báo cáo
rằng có khoảng 8% – 29% thanh thiếu niên gặp vấn đề tâm lý nói chung, 12% trong số đó
(tương đương với gần 3 triệu trẻ em) có nhu cầu tìm kiếm sự giúp đỡ y khoa chuyên
nghiệp.
Hiện nay, chắc chắn những con số này đã và sẽ còn tăng nhiều hơn. Theo một báo cáo
khác – (GHO | World Health Statistics Data Visualizations Dashboard | Suicide, n.d.) –
cho thấy hàng năm có tới 800000 người chết vì tự tử, tức là cứ 40 giây sẽ có một người
lựa chọn tự kết thúc mạng sống của mình. Đồng thời, tự sát đứng thứ 2 trong những
nguyên nhân tử vong của người độ tuổi 15-24 trên toàn thế giới, và căn bệnh trầm cảm
được xác định là nguyên nhân dẫn đến hành vi tự sát.
Thực tế, con số về tình trạng trầm cảm và mắc các bệnh tâm lý ở lứa tuổi thanh thiếu niên
Việt Nam không hề nhỏ, và cũng dần trở thành một vấn đề nan giải của cộng đồng, xã hội
nói chung. Con số đó được TS. BS. Nguyễn Thị Thanh Mai ( Bộ môn Nhi- Bệnh viện
Đại học Y Hà Nội) chia sẻ cùng (, n.d.): “Theo số liệu của một
vài nghiên cứu tại Việt Nam , tỉ lệ trẻ vị thành niên bị trầm cảm là 26,3%, trẻ có suy nghĩ
về cái chết là 6,3%, trẻ lập kế hoạch tự tử là 4,6% và trẻ cố gắng tự tử là 5,8%. Tuy đây
chưa phải là nghiên cứu diện rộng mà chỉ trên nhóm nhỏ, điểm nhỏ, nhưng điều đáng nói
là phần lớn nguyên nhân dẫn đến tự tử thường do hội chứng trầm cảm.”
Do đó, những nghiên cứu và phân tích số liệu trong bài tiểu luận dưới đây được thực hiện
để tìm ra hiện trạng, nguyên nhân cũng như đề xuất giải pháp với tình trạng “Tự sát và ý

4



định tự sát do bệnh tâm lý ở lứa tuổi thanh thiếu niên Việt Nam” nhằm nâng cao nhận
thức của xã hội về tình trạng nguy hiểm này.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu hiện trạng, nguyên nhân, giải pháp, nâng cao nhận thức của xã hội và cộng
đồng về căn bệnh trầm cảm và các bệnh tâm lý khác ở lứa tuổi thanh thiếu niên, đồng
thời là nhận thức về hành vi tự tử hoặc có ý định tự tử do bệnh tâm lý tại Việt Nam.

-

3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ các khái niệm về bệnh tâm lý và hành vi liên quan đến bệnh tâm lý.
Tìm hiểu hiện trạng thực tế, đưa ra các số liệu về tự tử do bệnh tâm lý trong lứa tuổi

-

thanh thiếu niên.
Từ số liệu có được, tìm hiểu ngun nhân, so sánh và đề xuất giải pháp.
Nâng cao nhận thức của xã hội về hành vi tự tử hoặc có ý định tự tử do tác động của bệnh
tâm lý ở thanh thiếu niên Việt Nam.
4. Đối tượng nghiên cứu: Số liệu có sẵn về các vụ việc tự tử do tác động của bệnh tâm lý
ở thanh thiếu niên Việt Nam và thế giới.
5. Phạm vi nghiên cứu: Sách, bài báo, nghiên cứu khoa học, báo cáo khoa học, báo cáo y
khoa (bằng tiếng Việt và tiếng Anh).
6. Câu hỏi nghiên cứu: Vì sao tỉ lệ tự tử và có ý định tự tử vì bệnh tâm lý ở lứa tuổi
thanh thiếu niên Việt Nam lại tăng lên?
7. Giả thuyết nghiên cứu: Nguyên nhân chính cho nhiều thanh thiếu niên Việt Nam bị
mắc các chứng bệnh tâm lý nhiều hơn là từ bản thân họ cho đến những người xung
quanh đều chưa có nhận thức đúng đắn về bệnh tâm lý nên khơng có những cách

phịng tránh và chữa trị hiệu quả, hoặc nhận thức sai cũng khiến bệnh tâm lý ở thanh
thiếu niên trầm trọng hơn; nhận thức được nâng cao đồng nghĩa với giảm thấp số liệu
về tự sát và có ý định tự sát trong lứa tuổi thanh thiếu niên Việt Nam.

-

8. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu Thu thập số liệu: Khai thác từ các nguồn số liệu có sẵn để phân

-

tích và bàn luận về vấn đề.
Phương pháp nghiên cứu phân tích và tổng thích hợp thuyết: Tổng hợp định nghĩa, khái

-

niệm để làm rõ vấn đề.
Phương pháp nghiên cứu giả thuyết: Đặt ra các giả thuyết (câu hỏi) nghiên cứu và chứng

5


-

minh giả thuyết nghiên cứu hoặc trả lời cho nó.
Phương pháp nghiên cứu lịch sử: Dựa vào lịch sử nghiên cứu vấn đề để phát triển thêm,
khai thác sâu hơn về vấn đề.

II. NỘI DUNG


1.1.

1. Các khái niệm
Khái niệm “tuổi thanh thiếu niên”
Độ tuổi từ 13-19, trong giai đoạn dậy thì của con người, khi con người có những biến đổi
về cơ thể và tư duy, giai đoạn phát triển từ “trẻ con” thành “người trưởng thành”. Tuổi
“thanh thiếu niên” thường đi kèm với các từ khóa khái niệm “dậy thì”, “biến đổi tâm sinh
lý”, “tâm lý nhạy cảm”.

1.2. Khái niệm liên quan đến các chứng bệnh tâm lý
1.2.1. Khái niệm bệnh trầm cảm
Bệnh trầm cảm được The National Institute of Mental Health (NIMH) – Viện Sức khỏe
Tâm thần Quốc gia Hoa Kỳ trong chủ đề (NIMH » Depression, n.d.) được mô tả như sau
“Depression (major depressive disorder or clinical depression) is a common but serious
mood disorder. It causes severe symptoms that affect how you feel, think, and handle
daily activities, such as sleeping, eating, or working. To be diagnosed with depression,
the symptoms must be present for at least two weeks.” (Tạm dịch: Trầm cảm (rối loạn
trầm cảm nặng hoặc trầm cảm nhẹ) là một bệnh tâm lý phổ biến nhưng nghiêm trọng. Nó
gây ra những triệu chứng sẽ ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận, suy nghĩ và thực hiện các
hoạt động thường ngày như ngủ, ăn hoặc làm việc. Để được chẩn đoán mắc trầm cảm,
những triệu chứng phải xuất hiện ít nhất hai tuần.). Trong đó các triệu chứng thường thấy
ở người mắc bệnh trầm cảm bao gồm các cảm xúc hoặc cảm giác như cảm giác buồn bã,
lo lắng hoặc “trống rỗng”; cảm xúc tuyệt vọng hoặc tiêu cực; bức bối; cảm giác có lỗi, vơ
dụng, bất lực; đánh mất hứng thú trong các hoạt động hoặc sở thích; mất năng lượng;…
Bệnh trầm cảm hay chứng rối loạn trầm cảm được định nghĩa trong (Belmaker & Agam,
2008): “Depression is related to the normal emotions of sadness and bereavement, but it
does not remit when the external cause of these emotions dissipates, and it is

6



disproportionate to their cause. Classic severe states of depression often have no external
precipitating cause. It is difficult, however, to draw clear distinctions between depressions
with and without psychosocial precipitating events.” (Tạm dịch: Trầm cảm liên quan đến
những cảm xúc thông thường của nỗi buồn và sự mất mát, nhưng nó khơng giảm đi khi
những nguyên nhân bên ngoài này biến mất, và khơng cịn tương thích với nó nữa.
Những trạng thái trầm cảm cổ điển thường khơng có ngun nhân từ bên ngồi. Dù sao
cũng rất khó để phân biệt rõ ràng trầm cảm đi cùng với các sự kiện tâm lý xã hội và trầm
cảm không đi cùng với các sự kiện xã hội.)
Nhìn chung, trầm cảm dù xuất phát từ ngun nhân bên trong hay bên ngồi, thì với
người mắc trầm cảm, đó cũng là một căn bệnh gây cho họ nhiều nỗi đau lớn về mặt tinh
thần, thậm chí là thể xác.
1.2.2. Khái niệm về một số bệnh tâm lý khác thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh trầm cảm
- Bệnh rối loạn lưỡng cực có tên tiếng Anh là Bipolar Disorder, được định nghĩa bởi NIMH
(NIMH » Bipolar Disorder, n.d.): Rối loạn lưỡng cực (trước đây được gọi là bệnh hưng
cảm hoặc trầm cảm hưng cảm) là một chứng rối loạn tâm thần gây ra những thay đổi bất
thường về tâm trạng, năng lượng, mức độ hoạt động, sự tập trung và khả năng thực hiện
các công việc hàng ngày. Những tâm trạng bao gồm giai đoạn trạng thái cực kỳ hưng
phấn, cáu kỉnh hoặc tràn đầy năng lượng (được gọi là “giai đoạn hưng cảm”) đến giai
đoạn rất buồn bã, thờ ơ hoặc tuyệt vọng (được gọi là “giai đoạn trầm cảm”). Thường
những triệu chứng người bị rối loạn lưỡng cực trong “giai đoạn trầm cảm” sẽ có những
trải nghiệm cảm xúc tiêu cực và tuyệt vọng như một người mắc chứng trầm cảm khác,
-

vậy nên bệnh rối loạn lưỡng cực dễ bị nhầm lẫn với trầm cảm.
Bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention Deficit Hyperactivity Disorder, thường
gọi theo tên viết tắt là ADHD) là một trạng thái tâm lý ảnh hưởng đến hành vi của con
người, khiến người mắc cảm thấy lo lắng, khó tập trung và hành động thiếu kiểm soát.
(theo (ADHD Symptoms in Teens, Diagnosis, Treatment, and Coping, 2021) và gây ra
những hệ lụy ảnh hưởng đến tâm lý, sinh hoạt cuộc sống hàng ngày của con người giống

như trầm cảm, tuy nhiên người mắc ADHD khơng có xu hướng suy nghĩ tiêu cực và
muốn tổn thương bản thân giống người mắc trầm cảm.
Ngồi ra, theo (Bruce & PhD, n.d.), có rất nhiều chứng bệnh tâm lý khác có triệu chứng

7


và đặc điểm giống với trầm cảm dễ bị nhầm lẫn. Người mắc trầm cảm cũng dễ đồng thời
mắc những chứng bệnh khác như rối loạn lo âu, rối loạn hoảng sợ, rối loạn ám ảnh sợ xã
hội,.. và những chứng bệnh tâm lý này rất dễ dàng tấn công và làm tổn thương sức khỏe
tâm thần của người bệnh, thường khiến lẫn nhau tệ đi. Chúng ta cần có nhận thức và hiểu
biết tổng quan về các chứng bệnh có nhiều điểm chung này để phân biệt và với mỗi loại
1.3.

nên có phương pháp chữa trị khác nhau.
Khái niệm “tự sát”
Tự sát hay “suicide” được (Perrotta, n.d.) định nghĩa là một hành vi thể chất bởi một
người muốn tìm đến cái chết; đây là một hành vi vô cùng cực đoan gây hại cho chính
mình […] Đa phần các vụ tự sát xảy ra đều được dự tính và lên kế hoạch trước.
Khi tự tìm đến cái chết, theo (Why Do People Commit Suicide?, 2021), con người thường
mang theo những cảm xúc như buồn bã hoặc đau khổ, xấu hổ, tội lỗi, thấy như mình là
gánh nặng, thấy bản thân mình vơ dụng, chịu đả kích lớn về thể xác hoặc tâm thần. Một
phần lớn trong số những người tự sát hoặc có ý định tự sát rơi vào đối tượng từ 15-24
tuổi, và những người bị mắc bệnh tâm lý như trầm cảm hoặc những chứng bệnh liên quan
đến trầm cảm như đã nêu ở mục trước.
Trong các phương thức để tự sát, có 20% trong số đó là uống thuốc độc (theo (Suicide,
n.d.). Ngồi ra có các phương thức phổ biến khác như treo cổ, nhảy lầu, nhảy cầu, cắt cổ
tay,…

2.1.


2. Phân tích dữ liệu
Số liệu về tự sát vì trầm cảm ở thanh thiếu niên trên thế giới
Theo số liệu từ (Tóm Tắt Vấn Đề Tử Tử.Pdf, n.d.): “Các nước thu nhập thấp và trung bình
(LMICS) đặc biệt có nguy cơ về tự tử chiếm 75% số vụ tự tử trên tồn cầu năm 2012,
trong đó các nước thu nhập thấp và trung bình ở khu vực Đông Nam Á chiếm tỷ lệ cao
nhất, gần 40% tổng số vụ tự tử (WHO, 2016). Mặc dù xảy ra ở tất cả độ tuổi, tự tử là
nguyên nhân gây tử vong thứ hai đối với nhóm tuổi từ 15 đến 29 trên thế giới trong năm
2012.” Cho thấy tự tử từ lâu đã là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng trong lứa tuổi thanh
thiếu niên của thế giới và khu vực.
Năm 2017 có 17% thanh thiếu niên suy nghĩ nghiêm túc về ý định tự tử, 7% đã thực hiện

8


hành vi tự tử, 2,4% có mức độ nghiêm trọng cần sự can thiệp của y khoa sau khi tự tử,
trên toàn thế giới theo thống kê tại (Teen Suicide, n.d.).
Trong năm 2019, 1,3% nguyên nhân cái chết trên toàn cầu được xác định là tự sát; trong
đó số liệu tự tử thu thập tại các nước thu nhập thấp đã tăng lên thành 77% - gần 30% so
với số liệu năm 2012; đây là số liệu do WHO thực hiện và báo cáo trong (Suicide Data,
n.d.)
Trong 10000 thiếu niên từ 10 đến 14 tuổi thì có 1 người tự sát. Trong 100000 thiếu niên
và thanh niên trong độ tuổi 15-19 thì có 7 người mãi mãi ra đi vì tự mình kết thúc sinh
mệnh. Tự tử là nguyên nhân cao thứ 2 (chỉ sau tai nạn giao thông) cho số liệu tử vong ở
người trong độ tuổi 15-24.
2.2.

Số liệu về tự sát vì trầm cảm ở thanh thiếu niên tại Việt Nam
Năm 2011, một nghiên cứu được thực hiện với 1161 học sinh cấp Hai tại Cần Thơ, Việt
Nam (Nguyen et al., 2013) cho thấy có 22,8% học sinh mắc chứng rối loạn lo âu, 41,1%

gặp vấn đề với bệnh trầm cảm; 26,3% trong số đó có suy nghĩ nghiêm túc về tự sát,
12,9% có kế hoạch tự sát và 3,8% đã thử thực hiện hành vi này.
(Tóm Tắt Vấn Đề Tử Tử.Pdf, n.d.) năm 2012 công bố số liệu về tự sát tại Việt Nam: 5,7%
năm 2000; giảm trong năm 2012 với 5%, tăng lên 7,4% vào năm 2016; những con số này
tiếp tục tăng vào năm 2017 là 7/10000 người; số liệu (GHO | World Health Statistics
Data Visualizations Dashboard | Suicide, n.d.) cho thấy số phần trăm giảm nhẹ trong 2
năm tiếp theo 2018 và 2019.
WHO (Youth Suicide, n.d.) thống kê trong năm 2016, tỉ lệ tự sát của học sinh Việt Nam là
2,0/100000 (thấp hơn so với các nước khác trong khu vực như Singapore, Malaysia hoặc
Indonesia).
Trong một khảo sát năm 2019 trên 661 học sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội cho ra số
liệu trong (Nguyen Thi Khanh et al., 2020) có 14,2% suy nghĩ về tự tử, 5,5% có kế hoạch
tự tử và 3,0% đã thực hiện hành vi tự tử.
Ngoài ra, trong 19 tháng trở lại đây, có khơng ít những vụ việc học sinh tự tử đáng tiếc
xảy ra vì vơ vàn những nguyên nhân trực tiếp khác nhau như vụ việc nữ sinh lớp 10 tại
An Giang tự tử tháng 12/2020, nữ sinh lớp 9 tự ngã xuống từ tầng 3 do bất ổn tâm lý

9


tháng 1/2021 (VCCorp.vn, 2021), nữ sinh lớp 10 Hà Nội tự tử bằng cách uống thuốc ngủ
và nhảy xuống từ tầng 9 chung cư nơi mình ở…
Tất cả những số liệu trên đều đang thể hiện một sự thật đau lịng rằng, chúng ta khơng hề
có một dự báo nào cho căn bệnh trầm cảm, cũng như khơng hề có một nhận thức đúng
đắn về nó, từ những người xung quanh đến bản thân các thanh thiếu niên đang trong
trạng thái tâm lý chuyển đổi nhạy cảm và yếu đuối nhất. Điều đó đã càng làm rõ thêm
tính quan trọng và cần thiết trong nâng cao nhận thức về vấn đề này trong xã hội Việt
Nam.
2.3.


Phân tích, bình luận
So với nhiều nước trên thế giới nói chung và với các nước trong khu vực châu Á nói
riêng, số liệu về tự sát vì trầm cảm ở thanh thiếu niên Việt Nam được đưa ra thấp hơn
nhiều và chưa nằm ở mức báo động hay đáng lo ngại.
Mặt tích cực có thể nhận thấy là những thanh thiếu niên Việt Nam không phải chịu nhiều
áp lực như những người cùng lứa tuổi tại các nơi khác trên thế giới. Hoặc những số liệu
thể hiện rằng tuy vẫn có một phần thanh thiếu niên Việt Nam mắc trầm cảm hoặc những
bệnh tâm lý tiêu cực nhưng chỉ số ít trong đó muốn và thực sự tìm đến cái chết; dù là
chưa thực hiện hay đã nhận được điều trị và khỏi bệnh thì đây thực sự là điểm tích cực
của vấn đề. Nhưng đồng thời, tuy ít nhưng ta vẫn có thể thấy số liệu đang tăng dần về các
sự vụ thanh thiếu niên Việt Nam phải chịu đựng căn bệnh trầm cảm và nhiều loại bệnh
tâm lý đáng lo ngại và tìm đến cái chết ngày một tăng. Nó đang dần trở thành một vấn đề
nan giải mang tầm cỡ quốc gia chứ khơng cịn gói gọn trong vấn đề y khoa hay vấn đề
của lứa tuổi nói riêng nữa. Để dần giảm bớt những sự vụ đáng tiếc này và cứu lấy một thế
hệ tương lai của đất nước, chúng ta cần có những bước đi thận trọng và cải thiện nhận
thức trên diện rộng tồn xã hội.
Ngun nhân chính của các căn bệnh tâm lý là những tổn thương bên trong chúng ta. Tuy
rằng ai cũng có quyền có cảm xúc và suy nghĩ của riêng mình, nhưng bên ngồi xã hội lại
tồn tại q nhiều khn mẫu, định kiến và cái nhìn thẳng vào chúng ta khiến chúng ta
ngày càng khép kín, khơng dám bộc lộ cảm xúc hay thể hiện mình nữa, dần dà biến thành
sự tự ti, sau đó càng chất chồng cảm xúc hơn. Áp lực vừa là nguyên nhân, vừa là triệu

10


chứng của trầm cảm, hai yếu tố tác động đến nhau và khiến tâm trạng cũng như sức khỏe
tâm thần người bệnh tồi tệ hơn mỗi lúc, đặc biệt là vào giai đoạn cấu trúc tâm lý của con
người mỏng manh, dễ lung lay và dễ tác động như lứa tuổi thanh thiếu niên trong giai
đoạn chuyển tiếp sang giai đoạn trường thành của cuộc đời. Vì vậy, khơng chỉ cần phải
nâng cao nhận thức về bản thân căn bệnh mà chúng ta còn cần tập trung vào bản thân xã

hội, đây là lý do phải thay đổi nhận thức trên diện rộng tồn cộng đồng.
Đặc biệt tình hình dịch bệnh Covid-19 đang lên đỉnh điểm, áp lực của lứa tuổi thanh thiếu
niên càng tăng cao vì bên cạnh những vấn đề lo sợ trước tình hình đại dịch, các em còn
tăng thêm các áp lực về thay đổi cuộc sống, sinh hoạt thường ngày. Ngay cả khơng thể
kịp thích ứng với lối sống mới cũng có thể gây ra áp lực tâm lý cho con người. Việc này
lý giải cho tỉ lệ người trầm cảm dẫn đến tự tử tăng trong một năm trở lại đây.
3. Đề xuất giải pháp
Đầu tiên, nhận thức nên được bắt đầu từ những người chịu trách nhiệm giám hộ thanh
thiếu niên. Vì theo khái niệm về lứa tuổi, thanh thiếu niên vẫn là lứa tuổi nhỏ, chưa có
nhiều trách nhiệm và chịu sự quản giáo từ người lớn, gia đình. Những người giám hộ như
ba mẹ, ơng bà, cơ dì chú bác, người thân lớn hơn trong gia đình nên nhận thức được sớm
những dấu hiệu chán nản, buồn bực của con em, khi cảm thấy những dấu hiệu này khơng
cịn dừng lại ở mức cảm xúc thơng thường thì nên hỏi thăm, động viên con em của mình
kịp thời. Nếu nghi ngờ con em của mình mắc bệnh trầm cảm thì phản ứng của người
giám hộ khơng nên là chỉ trích hay thắc mắc q nhiều vì điều đó sẽ càng tạo thêm áp lực
cho các em, bất cứ tình trạng nào của trầm cảm dù là nặng hay nhẹ thì cũng cần nhận
được sự tham gia điều trị và tham khảo ý kiến y khoa chuyên nghiệp. Đồng thời để phòng
tránh cho con em của mình mắc các chứng bệnh tâm lý thì người lớn nên có phương pháp
giáo dục phù hợp, tránh tạo nhiều áp lực hay gánh nặng lên một đứa trẻ vì trầm cảm
khơng chỉ phát triển từ những cảm xúc tiêu cực nặng nề trong thời gian ngắn mà cịn có
thể bắt nguồn trong thời gian rất dài, đặc biệt là từ những tổn thương trong quá khứ. Bởi
hơn một nửa lý do dẫn đến tự tử ở thanh thiếu niên theo (Kok & Goh, n.d.-a) là vì gia
đình hoặc hồn cảnh (bgr); cịn lại mới thuộc về nhân tố bên ngồi như trường học, cơng
việc, bạn bè,… Hãy luôn quan tâm đến đứa trẻ của bạn!

11


Đối tượng tiếp theo cần phải nâng cao nhận thức là chính bản thân thanh thiếu niên,
những người trẻ về nguy cơ mắc trầm cảm của mình và phịng tránh nó. Chỉ khi có một

nhận thức đúng đắn và rõ ràng về vấn đề thì chúng ta mới có biện pháp phòng tránh trầm
cảm và tự sát một cách hiệu quả. Hiện nay ta ln có thể dễ dàng tìm kiếm các thông tin
về căn bệnh này, từ định nghĩa, dấu hiệu cho đến cách chữa trị, giải pháp phòng tránh
trước từ các thông tin trên internet và nguồn tài liệu sách báo, tạp chí y khoa hoặc tạp chí
xã hội đáng tin cậy. Tự bản thân chúng ta cũng nên có một tư duy đúng đắn hơn về cách
nhìn nhận và thể hiện cảm xúc của chính mình. Chúng ta đều là con người, con người thì
ai cũng có cảm xúc, dù là cảm xúc buồn hay vui thì cũng là cảm xúc, và đó là điều đáng
được tơn trọng cũng như trân trọng ở mức độ cao nhất. Để tránh tự tạo áp lực cho mình
hay tự vùi mình vào những suy nghĩ tiêu cực của bản thân, chúng ta ln có thể tìm đến
một người chúng ta tin tưởng để chia sẻ và bộc lộ cảm xúc của mình. Một cách khác để
phịng tránh hoặc khắc phục bệnh trầm cảm theo (Exercise Is an All-Natural Treatment to
Fight Depression, 2013) là tập thể dục: Tuy rằng bệnh trầm cảm khiến chúng ta hầu như
khơng có sức lực để tập thể dục nhưng đây thực sự là biện pháp chữa trị hiệu quả và lâu
dài, bắt đầu từ 5 phút đến 10 phút mỗi ngày. Ngoài ra, chúng ta ln có thể dành ra thời
gian cho chính mình để nghỉ ngơi, nhìn nhận, tha thứ cho bản thân; gợi ra những giá trị
cho sự hiện diện và công sức của mình cho tất cả mọi việc là một liệu pháp tâm lý ai ai
cũng có thể thực hiện để cảm thấy tốt hơn về bản thân.
Đặc biệt một nhận thức chúng ta đều nên cải thiện hơn, đó là trầm cảm hay tự sát không
phải là lỗi của bất kỳ ai.
III.

KẾT LUẬN

Trầm cảm hay bất kỳ bệnh tâm lý nào cũng không phải một lựa chọn hay một vấn đề
chúng ta có thể xem nhẹ. Khơng ai có thể biết cách nó bắt đầu, nhưng một kết thúc chung
nhìn thấy được lại là điều không ai mong muốn xảy ra. Vì vậy, thay vì chờ đợi đến khi nó
xảy đến với những người thân yêu xung quanh thì mới bắt đầu có nhận thức đúng đắn,
chúng ta nên tự hành động, tìm hiểu về nó để phịng tránh cho bản thân mình (vì trầm
cảm có thể đến với bất kỳ ai, bất kỳ hoàn cảnh nào) và những người xung quanh, những


12


người thân yêu nhất của chúng ta.
Mọi bệnh nhân bị trầm cảm và có ý nghĩ tự sát nên tìm kiếm sự giúp đỡ y khoa chuyên
nghiệp, từ bác sĩ tâm lý để có được liệu trình và phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Nếu
không loại bỏ được trầm cảm, chúng ta sẽ chỉ mãi giãy dụa trong vũng bùn của cảm xúc
tiêu cực, khơng giải phóng được bản thân đồng nghĩa với việc tự giết chết mình trong tư
duy và xúc cảm, tồi tệ nhất là cái chết này xảy đến với cơ thể vật lý của chúng ta. Một
liệu pháp tâm lý khác chúng ta ln có thể sử dụng miễn phí đó là tâm sự, mở lịng mình
với người thân quen như ba mẹ, anh chị em trong gia đình, q trình điều trị trầm cảm
ln rất lâu dài và khó khăn, hãy cùng người mình tin tưởng trải qua nó.
Về mặt xã hội, chúng ta nên có nhiều hơn những chương trình và cách đưa kiến thức về
trầm cảm tiếp cận gần, nhiều và hiệu quả hơn với mọi đối tượng trong cộng đồng. Bớt đi
mỗi phần định kiến là bớt đi một lý do áp lực lên người khác, cuộc sống hiện đại đã đủ
khó khăn rồi. Thay vì phán xét, chúng ta hãy cùng học cách cảm thơng cho người khác.
Bởi vì những cái nhìn khắt khe, những bình phẩm vơ tình chính là sức mạnh của mỗi lưỡi
dao trên cổ một con người bị trầm cảm.
“Một người tự tử, là nghĩ thông rồi hay nghĩ khơng thơng?” Khơng ai có thể thay họ trả
lời câu hỏi này, nên khơng ai có quyền phán xét sự lựa chọn của họ. Hãy là một người có
tư tưởng văn minh, tiến bộ trong cuộc sống hơn để hướng tới một xã hội công bằng, đồng
cảm và phù hợp cho tất cả mọi người vì một tương lai vấn đề “Tự sát ở độ tuổi thanh
thiếu niên do các vấn đề tâm lý” sẽ khơng cịn là một mối nguy hại của quốc gia nữa!

13


IV.

PHỤ LỤC

1. Ảnh

(GHO | World Health Statistics Data Visualizations Dashboard | Suicide, n.d.)

(GHO | World Health Statistics Data Visualizations Dashboard | Suicide, n.d.)

14


(Teen Suicide, n.d.)

(Youth Suicide, n.d.)

15


(Kok & Goh, n.d.-b)
2. Tài liệu tham khảo:
1) ADHD Symptoms in Teens, Diagnosis, Treatment, and Coping. (2021, May 1).

Healthline. />2) Belmaker, R., & Agam, G. (2008). .Major depressive disorder (invited review). The New
England Journal of Medicine, 358, 55–68. />3) Bruce, D. F. & PhD. (n.d.). The Link Between Depression and Other Mental Illnesses.
WebMD.

Retrieved

August

9,


2021,

from

/>4) Exercise is an all-natural treatment to fight depression. (2013, July 17). Harvard Health.
/>5) GHO | World Health Statistics data visualizations dashboard | Suicide. (n.d.). WHO;
World

Health

Organization.

Retrieved

August

8,

2021,

from

/>6) . (n.d.). Tự tử ở người trẻ tuổi- Đau lịng thơi khơng đủ!
Retrieved August 8, 2021, from />7) Kok, J. K., & Goh, L. Y. (n.d.-a). Young People and Suicide Issue. 5.
8) Nguyen, D. T., Dedding, C., Pham, T. T., Wright, P., & Bunders, J. (2013). Depression,
anxiety, and suicidal ideation among Vietnamese secondary school students and proposed
solutions:

A


cross-sectional

study.

BMC

16

Public

Health,

13(1),

1195.


/>9) Nguyen Thi Khanh, H., Nguyen Thanh, L., Pham Quoc, T., Pham Viet, C., Duong Minh,
D., & Le Thi Kim, A. (2020). Suicidal behaviors and depression “among adolescents in
Hanoi, Vietnam: A multilevel analysis of data from the Youth Risk Behavior Survey
2019.

Health

Psychology

Open,

7(2),


2055102920954711.

/>10)NIMH »

Bipolar

Disorder.

(n.d.).

Retrieved

August

9,

2021,

from

/>11)NIMH »

Depression.

(n.d.).

Retrieved

August


8,

2021,

from

/>12)Organization, W. H. (2001). The World Health Report 2001: Mental Health : New
Understanding, New Hope. World Health Organization.
13)Perrotta, G. (n.d.). Suicidal Risk: Definition, Contexts, Differential Diagnosis, Neural
Correlates and Clinical Strategies. 6, 5.
14)Suicide. (n.d.). Retrieved August 10, 2021, from />15)Suicide data. (n.d.). Retrieved August 9, 2021, from />16)Teen

Suicide.

(n.d.).

Child

Trends.

Retrieved

August

10,

2021,

from


9,

2021,

from

/>17)Tóm

tắt

vấn

đề

tử

tử.pdf.

(n.d.).

Retrieved

August

/>%E1%BA%A5n%20%C4%91%E1%BB%81%20t%E1%BB%AD%20t%E1%BB
%AD.pdf
18)VCCorp.vn. (2021, January 28). Nữ sinh lớp 9 ở TP.HCM tự té từ lầu 3 xuống sân
trường.

/>

2021012812201241.chn
19)Why do people commit suicide? Risk factors and more. (2021, January 15).

17


/>20)Youth suicide: Asian teens crack under growing family pressure. (n.d.). Nikkei Asia.
Retrieved August 10, 2021, from />
18



×