Tải bản đầy đủ (.docx) (101 trang)

Quan hệ ngoại giao nhân dân việt – nga trường hợp của khoa tiếng nga, trường đại học ngoại ngữ đại học đà năng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 101 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
KHOA QUỐC TẾ HỌC

NGUYỄN HỒNG QUÂN

QUAN HỆ NGOẠI GIAO NHÂN DÂN VIỆT - NGA:
TRƯỜNG HỢP CỦA KHOA TIẾNG NGA,
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH ĐÔNG PHƯƠNG HỌC

Đà Nằng - Năm 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
KHOA QUỐC TẾ HỌC

QUAN HỆ NGOẠI GIAO NHÂN DÂN VIỆT - NGA:
TRƯỜNG HỢP CỦA KHOA TIẾNG NGA,
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Ngành: Đông phương học
Mã số: 52220213

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Ngọc Chinh
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Hồng Quân
Lớp

: 16CNĐPH02


Đà Nằng - Năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Ngoại trừ những nội dung đã được tham khảo có kèm theo nguồn trích dẫn,
luận văn này khơng bao gồm một phần hoặc tồn bộ nội dung của bất kỳ một cơng
trình nào đã được cơng bố để nhận một văn bằng hay học vị ở bất kỳ một cơ sở đào
tạo nào khác.

Đà Nẵng, ngày 10 tháng 5 năm 2020
Tác giả luận văn
(ký tên)

Nguyễn Hồng Quân


LỜI CẢM ƠN
Sau khoảng thời gian thực hiện, triển khai nghiên cứu theo quy định của Khoa
Quốc tế học, đề tài “Quan hệ ngoại giao nhân dân Việt - Nga: Trường hợp của Khoa
tiếng Nga, trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Năng” đã hoàn thành.
Trong suốt quá trình đó, tơi đã được sự giúp đỡ nhiệt tình từ NGƯT,PGS.TS
Nguyễn Ngọc Chinh, giảng viên cao cấp Khoa tiếng Nga. Tôi xin chân thành gửi lời
cảm ơn sâu sắc đến thầy vì những chỉ bảotrực tiếp, hướng dẫn và giúp tơi hồn thành
luận văn này.
Tơi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các thầy/cô trong Khoa tiếng
Nga,đặc biệt là thầy TS. Nguyễn Văn Hiện - trưởng Khoa và cô Lê Thị Trang - thư
ký giáo vụ Khoa đã cung cấp tài liệu, thơng tin, hình ảnh về những sự kiện ngoại
giao nhân dân mà Khoa đã thực hiện trong thời gian qua.



TĨM TẮT
Luận văn cung cấp một cái nhìn tổng qt về sự phát triển của quan hệ ngoại
giao nhân dân Việt - Nga trong trường hợp của Khoa tiếng Nga, trường Đại học
Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng từ khi Trường được thành lập cho đến cuối năm 2019.
Công trình phân tích cơ sở, yếu tố hợp tác đã và đang được chú trọng; và đề cập đến
những thuận lợi, khó khăn mà tập thể Khoa đã gặp phải trong q trình triển khai
cơng tác ngoại giao nhân dân. Bên cạnh đó, luận văn cịn cung cấp thơng tin về
những sự kiện, chương trình, chính sách liên kết đào tạo và giao lưu văn hóa cùng
các mốc thời gian quan trọng trong quá trình triển khai hợp tác với phía Nga. Cuối
cùng, phần tổng kết sẽ đánh giá khách quan toàn bộ, đưa ra dự báo và đề xuất
phương án nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động đối ngoại nhân dân của Khoa tiếng
Nga trong thời gian tới.

SUMMARY
This dissertation provides an overview on the topic about the development of
Relations of Vietnam - Russia in People's diplomacy inside Faculty of Russian,
University of Foreign Languages - University of Danang from the establishment of
University of Foreign Languages to the end of 2019. It analyzes all the reasons that
are focused on this co-operation; and mentions some advantages, disadvantages
which the Faculty encourtered while processing the policy of people's diplomacy.
Moreover, it gives datas about events, programs, joint educating policies and cultural
exchange, also important events. In conclusion path, there are general evaluations, an
prediction and some plans that offered by me to improve the effectiveness of people's
diplomacy activities that the Faculty of Russian has beenperforming in future time.


DANH MỤC BẢNG
Số hiệu


Tên bảng

Trang

Bảng 2.1

Số lượng du học sinh của Khoa tại Nga theo từng khóa

-32-

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Số hiệu
Biểu đồ 1.1.

Tên biểu đồ
Thống kê trình độ của giảng viên Khoa tiếng Nga sau
10 năm ở hai năm học 2010-2011 và 2019-2020

Trang
- 26 -


DANH MỤC HÌNH VẼ
Số hiệu
Hình 2.1.

Tên hình
Tiếp đón đồn đại biểu đến từ thành phố Tomsk - Liên
bang Nga tại Đại học Đà Nẵng (2016)


Trang
- 39 -

Hình 2.2.

Đại học Đà Nẵng vàTập thể Khoa tham dự buổi tiệc nhân
ngày Quốc khánh Liên bang Nga (2014)

- 40 -

Hình 2.3.

Cuộc thi thơ và bài hát về Chiến tranh Vệ quốc “Một dòng
thơ - Một viên đạn” do Lãnh sự quán Nga phối hợp tổ
chức cùng Khoa tiếng Nga tại thư viện trường Đại học
Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng (07/3/2013)

- 41 -

Hình 2.4.

Phó Tổng lãnh sự qn Nga - Ngài Evgheni Parshutkin
trong vai trị diễn giả tại buổi nói chuyện cùng sinh viên về
cuộc Chiến tranh Vệ quốc (07/5/2019)

- 42 -

Hình 2.5.


Cơ Ilana Vladimirovna - giảng viên tình nguyện đến từ Đại
học Viễn Đông, Liên bang Nga (năm học 2018 -2019)

- 43 -

Hình 2.6.

Tập thể Khoa tiếng Nga trong chuyến giao lưu cùng Hạm
đội Thái Bình Dương (Nga) tại cảng Tiên Sa - Đà Nẵng

- 44 -

Hình 2.7.

Lãnh đạo các phịng, ban ngành Đại học Đà Nẵng chụp
hình lưu niệm cùng phái đồn tỉnh Yaroslavl, Nga

- 46 -

Hình 2.8.

Sinh viên Khoa tiếng Nga nhận giải trên sân khấu Nhà hát
Trưng Vương
Bà Elena Zubtsova phát biểu tại buổi lễ

- 47 -

Hình 2.10.

Đại diện Lãnh sự quán Nga tham dự đêm văn nghệ chung

vui cùng tập thể Khoa tiếng Nga

- 49 -

Hình 2.11.

Cơ Vũ Thanh Tâm tại cuộc thi “Giáo viên nước ngoài dạy
tiếng Nga xuất sắc nhất” lần thứ III

- 50 -

Hình 2.12.
Hình 2.13.

Đại diện hai bên trao văn kiện hợp tác sau khi ký kết

- 51 - 53 -

Hình 2.9.

Hình 3.1.

Sinh viên Khoa tham dự vòng chung kết cuộc thi Olympic
tiếng Nga
Trang web của khoa tiếng Nga, Trường ĐH Ngoại ngữ Đại học Đà Nẵng

MỤC LỤC
••

- 48 -


- 65 -



CHƯƠNG 2. SỰ PHÁT TRIỂN TRONG QUAN HỆ NGOẠI GIAO NHÂN
DÂN VIỆT - NGA, CỦA KHOA TIẾNG NGA, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI
1.1.1.....................................................................................................
2.2.2. Thuận lợi.......................................................................................... - 36 2.2.3.

Khó khăn .......................................................................................- 37 -

1.2............................................................................................................Những
sự kiện, chương trình và mốc thời gian tiêu biểu trong hoạt động ngoại
giao nhân dân của Khoa tiếng Nga, trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học
Đà Nẵng ............................................................................................ - 38 1.2.1.

Đóntiếpnhân viên của các cơ quan đại diện ngoại giao Liên bang

Nga
trong lĩnh vực hợp tác giáo dục ......................................................................... - 38 1.2.2.

Gặp mặt thân mật nhân dịp các sự kiện thường niên của hai

nước... - 39 1.2.3...................................................................................................Các
hoạt động giao lưu văn hóa cấp trường của Khoa tiếng Nga........- 41 1.2.4.

Du học sinh Khoa tiếng Nga và giảng viên người Nga tại Khoa -

những

vị “đại sứ” ngoại giao nhân dân ......................................................................... - 42 1.2.5.

Giao lưu cùng thủy thủ Hạm đội Thái Bình Dương nhân chuyến

thăm
đến thành phố Đà Nẵn g .................................................................................... - 43 1.2.6.

Đoàn Đại sứ quán và Tổng Lãnh sự quán Liên bang Nga thăm

Trường
Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng. ............................................................. - 44 1.2.7.

Tham gia đón tiếp đồn đại biểu tỉnh Yaroslavl, Nga cùng Đại

học Đà
Nẵng. .................................................................................................................- 45 -


1.2.8.

Tập thể Khoa tiếng Nga tham dự Chương trình Giao lưu văn hóa

Việt - Nga nhân kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai
nước (16/5/2015) - 46 1.2.9....................................................................................................Kỷ
niệm 30 năm ngày thành lập Khoa tiếng Nga và 40 năm tiếng Nga
được giảng dạy Đà Nẵng .............................................................. - 47 1.2.10..................................................................................................Tham
gia Chung kết cuộc thi “Giáo viên nước ngoài dạy tiếng Nga xuất sắc”
năm 2015 ...................................................................................... - 49 1.2.11...................................................................................................Đón
tiếp, giao lưu với đồn đại diện Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia
Kurgan và cùng Đại học Đà Nẵng mở rộng liên kết đào tạo ......... - 51 1.2.12..................................................................................................Tham

gia hỗ trợ Tuần lễ cấp cao APEC 2017.......................................... - 52 1.2.13..................................................................................................Dấu
ấn của sinh viên Khoa tiếng Nga tại cuộc thi Olympic tiếng Nga lần thứ
XV (2018) .....................................................................................- 52 1.2.14..................................................................................................Sinh
viên Khoa đạt giải tại cuộc thi “Giao lộ văn hóa Nga - Việt 2018” - 53 Tiểu kết chương 2........................................................................- 54 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP DUY TRÌ, CỦNG CỐ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
MỐI QUAN HỆ NGOẠI GIAO NHÂN DÂN VIỆT - NGA: TRƯỜNG HỢP
CỦA KHOA TIẾNG NGA, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC ĐÀ
NẴNG .............................................................................................................. - 55
3.1.

Đánh giá hiệu quả q trình triển khai cơng tác ngoại giao nhân dân

trong trường hợp của Khoa tiếng Nga, trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà
Nẵng - 55 3.1.1.


3.3.1.
3.3.2.

Sắp đặt, tổ chức triển khai cùng nhiều ban ngành đồn thể khác . . - 64 -

3.3.3.

Quảng cáo hình ảnh của khoa tiếng Nga, của Trường Đại học Ngoại

ngữ-Đại học Đà Nẵng ............................................................................. - 64 3.3.4.

Phát triển, mở rộng và duy trì cầu nối liên kết giữa 3 nhà: Khoa tiếng

3.1.2....................................................................................................................Nga Trường Đại học Ngoại ngữ-Đại học Đà Nẵng - Doanh nghiệp...........................- 65 3.1.3....................................................................................................................Tiểu
kết chương 3 ..................................................................................................... - 66 3.1.4....................................................................................................................KẾT

LUẬN ............................................................................................................... - 67 3.1.5....................................................................................................................DAN
H MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ - 69 3.1.6....................................................................................................................PHỤ
LỤC .................................................................................................................. - 71 -


- 12
3.1.7. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
3.1.8. Có thể nói rằng, trong lịch sử Cách mạng Việt Nam, Nga (trước đây
với vai trị là Liên Xơ) là quốc gia có ảnh hưởng sâu sắc và có mối quan hệ ngoại
giao thân thiết nhất với Việt Nam: Cách mạng Tháng Mười đã tác động đến tư duy lý
luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh về con đường cứu nước, giải phóng dân tộc; ngay từ
buổi đầu Việt Nam Dân chủ Cộng hịa tun bố thành lập, Liên Xơ cũng là một trong
những nước đầu tiên công nhận nền độc lập, tự chủ non trẻ ấy;... Cho đến khi hai
nước chính thức thiết lập quan hệ cấp Đại sứ và mở Đại sứ quán ở thủ đô của nhau
vào năm 1950; kể từ đó và trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, đến đầu thập niên
cuối cùng của thế kỷ XX, nước bạn đã dành cho Việt Nam sự hỗ trợ và giúp đỡ hết
mình trên mọi lĩnh vực.
3.1.9. Cuối năm 1991, do đối mặt với sự khủng hoảng từ cơng cuộc “cải cách
tồn diện” từ những năm đầu thập niên 90, Liên bang Xơ-viết chính thức tan rã.
Nước Nga - với vai trò là nước kế nhiệm những thành tựu trong quá khứ, đã tiếp tục
duy trì mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp với Việt Nam. Tuy nhiên, ở thời điểm đó, do
hai bên đều có những vấn đề của riêng mình nên quan hệ hai nước gặp rất nhiều khó
khăn.
3.1.10.

Năm 2000, Tổng thống Vlardimir Putin lên nhậm chức nhiệm

kỳ đầu tiên trong bối cảnh nước Nga đang khủng hoảng tồn diện. Tháng 3 năm
2001, ơng đã có chuyến thăm cấp nhà nước chính thức tới Việt Nam. Sự kiện đó

đánh dấu một mốc quan trọng trong quan hệ Việt - Nga, khi Nga cũng đã trở thành
nước đầu tiên thiết lập quan hệ “đối tác chiến lược” với Việt Nam. Năm năm sau đó,
chứng kiến sự phát triển toàn diện trong quan hệ giữa hai quốc gia, trong nhiệm kỳ
thứ hai, Tổng thống Putin đã một lần nữa sang thăm Việt Nam. Hai bên đã ra tuyên
bố chung về "Quan hệ đối tác chiến lược và sự hợp tác tồn diện”, xác định sẽ gắn bó
lợi ích lâu dài và tiếp tục giúp đỡ lẫn nhau trên nhiều lĩnh vực mà Nga có thế mạnh
và tạo ra lợi ích chung. Tiếp đến, sáu năm sau, vào tháng 7 năm 2012, Việt Nam và


- 13
Nga đã chính thức nâng tầm quan hệ ngoại giao lên thành “đối tác chiến lược tồn
diện”. Từ đó, ở cấp độ vĩ mô và lâu dài, hai bên đã xây dựng được sự tin cậy mật
thiết lẫn nhau, quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia được mở rộng và trải dài trên nhiều
lĩnh vực, trong đó có ngoại giao nhân dân.
3.1.11.Khu vực miền Trung - Tây Nguyên, Đại học Đà Nẵng được coi là một
trong ba đại học trọng điểm của Việt Nam được ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục với
chất lượng kiểm định quốc tế. Đại học Đà Nẵng hiện nay đã có mười ba cơ sở giáo
dục thành viên trong đó có trường Đại học Ngoại ngữ. Ngay từ khi mới thành lập
vào năm 2002 (tách ra từ các khoa Ngoại ngữ - Trường Đại học Sư phạm), với sứ
mạng “Đào tạo nâng cao tri thức về ngơn ngữ, văn hóa nhân loại nhằm phục vụ sự
nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế” trường đã coi trọng công
tác hợp tác giáo dục với thế giới để không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học,
đảm bảo chất lượng đầu ra.
3.1.12.Khoa Tiếng Nga của trường là một trong hai khoa đầu tiên được thành
lập thuộc cơ sở Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Đà Nẵng trước đây (1985). Điều đó cho
thấy, trên lĩnh vực giáo dục ngay từ đầu đã được chú trọng trong quan hệ hợp tác
giữa hai nước và là một phần của công cuộc ngoại giao nhân dân. Mối quan hệ giữa
người với người là mối quan hệ phức tạp và luôn thay đổi không ngừng, dù mới chỉ
đề cập đến các mối quan hệ xã hội, chưa kể đến tình bằng hữu giữa những con người
đến từ hai đất nước cách nhau muôn trùng vạn dặm. Hơn nữa, đây lại là một nhân tố

có vai trò quyết định của sự phát triển chung của quan hệ Việt - Nga. Dù chỉ xét ở
tầm vi mô như công tác đối ngoại nhân dân trong trường hợp của Khoa tiếng Nga đã
và đang triển khai, nhưng hiệu quả của nó đem đến có thể dễ dàng được nhận thấy
qua những thành tích mà Khoa đã đạt được trong giảng dạy, truyền đạt kiến thức
ngôn ngữ và văn hóa, chất lượng đào tạo khơng ngừng được nâng cao. Từ đó, điểm
nhấn mà Khoa chú trọng để thực hiện cơng tác này chính là sự tiến bộ và năng lực
của sinh viên. Càng nhiều nhân lực chất lượng mà Khoa đào tạo ra, thì càng có nhiều
cơ hội để thúc đẩy hơn nữa hợp tác song phương Việt - Nga. Vì vậy, có thể coi con
người chính là tài sản quý giá nhất, giáo dục là lĩnh vực và phương thức hiệu quả
nhất để tiến hành ngoại giao nhân dân.


- 14
3.1.13.Trong quá trình xây dựng và phát triển, tập thể Khoa bao gồm cả cán
bộ giảng viên và sinh viên đã có nhiều cố gắng, nỗ lực để khơng ngừng đa dạng hóa
và nâng cao hiệu quả của cơng tác đối ngoại nhân dân. Điều này mang tới những lợi
ích, là cơ hội để tự học hỏi kinh nghiệm và rèn luyện cho mỗi cá nhân; lợi ích chung
cho nền giáo dục đẳng cấp khu vực và quốc tế mà Khoa, Trường Đại học Ngoại ngữ
và toàn Đại học Đà Nẵng đang hướng đến. Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng
và hiệu quả của mối quan hệ ngoại giao nhân dân Việt - Nga trong thời gian qua cũng
như trong thời gian tới sẽ ảnh hưởng tới Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà
Nẵng nói riêng, tới thành phố Đà Nẵng và các tỉnh thành miền Trung-Tây Ngun
nói chung, tơi chọn đề tài “Quan hệ ngoại giao nhân dân Việt - Nga: Trường hợp của
Khoa tiếng Nga, trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Năng” để nghiên cứu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
3.1.14.Để thực hiện đề tài này, về tổng quát cần đạt được những nội dung sau:
-

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng và nhìn nhận thực tế trạng thái của quan hệ

ngoại giao nhân dân Việt - Nga trong trường hợp của Khoa tiếng Nga, trường
Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng, qua từng mốc thời gian cụ thể, tính từ
sau ngày 26/8/2002 cho đến ngày nay (hết năm 2019).

-

Đánh giá sự phát triển của mối quan hệ này và hiệu quả triển khai công tác
của Khoa tiếng Nga.
2.2. Nhiệm vụ
3.1.15.Khi triển khai chi tiết và liệt kê cụ thể, các vấn đề cần thực hiện bao

gồm:
3.1.16.Thứ nhất, phân tích các yếu tố cần thiết, những điều kiện thuận lợi,
đồng thời chỉ rõ những khó khăn, vướng mắc cịn đang tồn tại, tác động đến q trình
triển khai công tác ngoại giao nhân dân Việt - Nga trong trường hợp của Khoa tiếng
Nga, trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng.
3.1.17.Thứ hai, đề cập đến các mốc thời gian và sự kiện, nhấn mạnh các sự
kiện lớn, có tầm quan trọng đặc biệt trong tiến trình phát triển mối quan hệ này.
3.1.18.Thứ ba, đưa ra đánh giá cụ thể và khách quan về hiệu quả của việc


- 15
triển khai công tác đối ngoại nhân dân của Khoa và nhận định về sự phát triển đó.
3.1.19.Thứ tư, đề xuất các phương án, giải pháp (của cá nhân) nhằm cải thiện
và nâng cao hơn nữa chất lượng công tác ngoại giao nhân dân trong trường hợp của
Khoa tiếng Nga, trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng trong tương lai.
3. Phạm vi nghiên cứu
3.1.20.Phạm vi không gian của đề tài giới hạn trong quan hệ hợp tác và ngoại
giao nhân dân giữa hai nước Việt Nam và Nga của Khoa tiếng Nga, trường Đại học
Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng.

3.1.21.Thời gian được xác định từ khi trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà
Nẵng được thành lập (26/8/2002) cho đến hết năm 2019.
4. Câu hỏi nghiên cứu
3.1.22.Đề tài trên đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi sau:
3.1.23.- Vì sao cần thiết lập mối quan hệ ngoại giao nhân dân Việt - Nga tại
khoa tiếng Nga, trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng?
3.1.24.- Những mốc thời gian và sự kiện cụ thể nào đáng chú ý trong trong
tiến trình xây dựng và phát triển mối quan hệ?
3.1.25.- Những nhân tố tác động, thuận lợi, khó khăn nào đã xuất hiện và
thành quả mà các bên đã thu nhận được?
3.1.26.- Mức độ hiệu quả của công cuộc ngoại giao nhân dân trong suốt thời
gian qua sẽ tác động như thế nào đến hợp tác trong tương lai?
3.1.27.- Cần có những phương án, giải pháp cụ thể nào để cải thiện và nâng
cao chất lượng của công tác ngoại giao nhân dân giữa Nga và Khoa tiếng Nga,
trường Đại học ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng?
5. Phương pháp nghiên cứu
3.1.28.Phương pháp được sử dụng trong luận văn là phương pháp nghiên cứu
lý thuyết, cụ thể là:
3.1.29.- Phương pháp lịch sử: Phân tích q trình xây dựng và phát triển quan
hệ ngoại giao nhân dân Việt - Nga của Khoa tiếng Nga, trường Đại học Ngoại ngữ
Đà Nẵng.
3.1.30.- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Số liệu và thông tin về các hoạt


- 16
động ngoại giao nhân dân sẽ được trích dẫn cụ thể.
3.1.31.- Phương pháp dự báo: Từ việc tổng kết thành quả của công tác đối
ngoại nhân dân của Khoa tiếng Nga, trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng,
đưa ra dự báo về sự phát triển của mối quan hệ trong thời gian tới.
6. Đóng góp của luận văn

6.1. Về mặt khoa học
3.1.32.Đề tài này trình bày một cách hệ thống hóa tiến trình xây dựng và phát
triển trong quan hệ ngoại giao nhân dân Việt - Nga của Khoa tiếng Nga, trường Đại
học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng và cho thấy những nhân tố tác động, thuận lợi,
khó khăn, thành quả mà các bên đã trải qua và đạt được. Qua đó, khẳng định tầm
quan trọng của việc xây dựng và phát huy mối quan hệ đó.
6.2. Về mặt thực tiễn
3.1.33.Chủ đề này ghi nhận lại những thành quả trong quan hệ ngoại giao
nhân dân Việt - Ngacủa Khoa tiếng Nga, trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà
Nẵng, do đó giúp nhìn nhận và đánh giá khách quan. Qua đó, luận văn định hướng
chung cho sự phát triển của mối quan hệ này trong tương lai.
7. Cấu trúc các chương của luận văn
3.1.34.Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tư liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn
gồm 3 chương, cụ thể như sau:
3.1.35.Chương 1 nêu cơ sở lý luận về quan hệ ngoại giao nhân dân Việt - Nga
và Khoa tiếng Nga, trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng
3.1.36.Chương 2 mô tả và thống kê Sự phát triển trong quan hệ ngoại giao
nhân dân Việt - Nga của Khoa tiếng Nga, trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà
Nẵng
3.1.37.
Chương
3ngoại
tổng
kếthọc
quá
trình
xây
phát
triểntiếng
lượng

và đề
mối
quan
xuất
hệ
giải
pháp
giao
duy
nhân
trì,củng
dânngữ
Việt
cố
nâng
Nga
cao
tại
chất
Khoa
Nẵng.
Nga,
trường
Đại
Ngoại
-dựng,
Đại
học
Đà



3.1.38.CHƯƠNG 1
3.1.39.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUAN HỆ NGOẠI GIAO NHÂN DÂN
3.1.40.VIỆT - NGA VÀ KHOA TIẾNG NGA, TRƯỜNG ĐẠI HỌC

NGOẠI NGỮ -ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
1.1.

Tổng quan về quan hệ ngoại giao nhân dân Việt - Nga

1.1.1.

Khái niệm “ngoại giao nhân dân”

3.1.41.Có thể khẳng định rằng, cho đến nay, vẫn chưa có bất kỳ một một khái
niệm hay định nghĩa cụ thể nào về “ngoại giao nhân dân” (hay “đối ngoại nhân
dân”). Đây là một phạm trù thuộc lý thuyết tương quan có mối liên hệ đến lĩnh vực
quan hệ quốc tế, rất chuyên sâu, phức tạp và chứa đựng trong nó nhiều tầng nghĩa.
Nhưng, vấn đề chưa hẳn dừng lại ở đó, cũng cần nói thêm rằng, quan điểm của mỗi
quốc gia, mỗi học giả, mỗi chuyên gia cũng rất khác nhau, sự mâu thuẫn trong các
quan điểm đó lại ít khi có được điểm chung nào.
3.1.42.Vì vậy, khi đề cập đến vấn đề này, mọi nghiên cứu học thuật chỉ mang
tính chất tham khảo tương đối bao quát, và khơng thể tồn diện về mọi mặt, các trích
dẫn để phân tích cũng từ nhiều quan điểm khác nhau, nhưng nó vẫn phải được chấp
nhận rộng rãi trong mơi trường quan hệ quốc tế.
3.1.43.Cách hiểu thứ nhất, nếu loại trừ và có thể bỏ qua sự chi tiết lẫn tính
logic trong khái niệm, cắt nghĩa để phân tích theo kiểu “ngoại giao” và “nhân dân”,
đã làm xuất hiện hai thành tố, có thể hiểu như sau: “Ngoại giao” nghĩa là giao tiếp
với bên ngoài. Trong quan hệ quốc tế, ngoại giao có vai trị đặc biệt quan trọng đối
với việc duy trì sự ổn định và phát triển bền vững của của mỗi quốc gia nói riêng và

của khu vực và thế giới nói chung. Cịn “nhân dân” là chủ thể thực hiện hành động
“giao tiếp” đó. Như vậy, nhân dân đóng vai trị là chủ thể giao tiếp với bên ngoài (ở
đây là với các nước trên thế giới và tồn cầu).
3.1.44.Để hiểu rõ được nó, địi hỏi tư duy lý luận ở mức nhất định, vì khái
niệm vốn đã chứa trong nó tính lịch sử và thực tiễn: Nền văn minh nhân loại được
đánh dấu bằng thời điểm các nhà nước và quốc gia đầu tiên trên thế giới hình thành ở


khu vực Lưỡng Hà - Ai Cập cổ đại. Các quốc gia khi đó đã coi trọng việc giao
thương bn bán và có quan hệ mật thiết với nhau. Tuy nhiên, mỗi nước chỉ có duy
nhất một người làm đại diện đi làm việc công cán ở nước khác, họ được gọi là sứ giả.
Đây là người được vua (hoàng đế/pharaoh) hết sức coi trọng, vì mang chức vụ lớn,
thực hiện một nhiệm vụ lớn lao khơng kém. Hình thức thời bấy giờ chỉ có sứ giả gặp
mặt vua của nước khác (nếu được sự đồng ý) để nhắn lời chào hỏi, biếu tặng sản vật,
gửi lời mời thiết lập liên minh hoặc tiếp nhận sự tham mưu từ vua của nước họ. Trải
qua hai giai đoạn lịch sử kéo dài hơn 17 thế kỷ tính từ sau Cơng ngun, thuộc hai
kiểu nhà nước chiếm hữu nô lệ và phong kiến, đến thời kỳ khai phá thuộc địa của tư
bản chủ nghĩa, các hình thức ngoại giao dần được mở rộng và củng cố hơn. Tuy
nhiên, vì chưa có nhiều quốc gia xác lập chủ quyền lãnh thổ nên sau khi cuộc Cách
mạng công nghiệp lần thứ nhất nổ ra vào thế kỷ XVI, chỉ có các nước trong khối tư
bản chủ nghĩa thiết lập quan hệ ngoại giao với nhau, đi xâm chiếm và tranh giành
thuộc địa. Thời kỳ này, ngoại giao chỉ phục vụ cho nhà nước, các nhà tư bản và giới
tài phiệt với mục đích là tìm kiếm, mở rộng thị trường và sức ảnh hưởng. Sự tranh
giành nguồn lợi và phát triển không đồng đều giữa các nước thực dân đế quốc là một
phần nguyên nhân của hai cuộc chiến tranh đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại.
Như vậy, có thể thấy, ban đầu, ngoại giao chỉ được thực hiện bởi nhà nước và phục
vụ cho các tầng lớp thống trị. Sau này, đỉnh cao của Cách mạng Tháng Mười dẫn đến
ra đời của nhà nước Xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới - Liên bang Xô-viết đã
thay đổi tất cả. Từ đây, nhân dân từ mọi tầng lớp trong xã hội đã được đề cao với vai
trò là người lãnh đạo, được hưởng sự dân chủ đích thực, tham gia vào các công việc

của nhà nước. Điều này cũng đã phá bỏ hoàn toàn phạm trù ngoại giao “kiểu cũ”.
Tiền đề của ngoại giao hiện đại đã ra đời từ đây, nơi mà nền ngoại của một quốc gia
sau này sẽ liên quan trực tiếp đến mọi lĩnh vực của nền chính trị - kinh tế và ảnh
hưởng đến xã hội. Có thể coi ngoại giao nhân dân cũng đã ra đời trong thời kỳ này,
bởi ngoại giao là để phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân, và nhân dân của mỗi quốc
gia được tham gia trực tiếp vào công cuộc đối ngoại.
3.1.45.Cách hiểu thứ hai của “ngoại giao nhân dân” dựa trên sự mở rộng về


chủ thể, bản chất, mục đích, và phạm vi thực hiện. Tuy có phần phức tạp hơn nhưng
lại mang tính thực tiễn cao hơn vì có thể nhận thấy rõ và liên hệ trực tiếp đến thực
trạng quan hệ quốc tế trong bối cảnh tồn cầu hóa ngày nay. Về chi tiết, có thể diễn
giải như sau: Xét về chủ thể, khơng những thuộc nhà nước như chính phủ hoặc người
đại diện cho chính phủ của một quốc gia nào đó là chủ thể thực hiện, mà cịn có các
cơ quan ngồi nhà nước, các tổ chức phi chính phủ bao gồm cả người đại diện đang
hoạt động tại quốc gia đó; chủ thể mục tiêu chính là cơ quan, tổ chức, người dân ở
một nước đối tác hoặc công chúng trong khu vực và quốc tế. Tuyên truyền và quảng
bá hình ảnh quốc gia được xem là bản chất và mục đích chính của hoạt động đối
ngoại nhân dân. Ngồi ra cịn có thể kể thêm các mục đích hướng đến trên lĩnh vực
kinh tế, là để chiếm hữu thị trường; hoặc trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục, là để phát
huy sự ảnh hưởng của “sức mạnh mềm”; hay trên lĩnh vực an ninh, là để nâng cao vị
thế của sự bảo hộ;... Tuy nhiên, dù là vì mục đích gì, tất cả đều phụ thuộc rất lớn vào
quan điểm chính trị, đường lối đối ngoại của quốc gia triển khai nó và các nhân tố
tác động (thuận lợi và khó khăn) lên chủ thể mục tiêu. Như vậy, có thể thấy phạm vi
triển khai của ngoại giao nhân dân rất sâu rộng. Ở mức độ vĩ mơ có thể kể đến như
quan hệ giữa một nước và các tổ chức quốc tế, quan hệ giữa nhiều nước trong khu
vực, quan hệ song phương hai nước,... Còn ở mức độ vi mơ, lấy ví dụ như cặp quan
hệ giữa hai thành phố của hai quốc gia, hay cặp quan hệ đối tác giữa một doanh
nghiệp nước ngoài và một doanh nghiệp bản địa,.
3.1.46.Trong quyển “Ngoại giao và công tác Ngoại giao” của PGS.TS Vũ

Dương Huân đã nêu khái niệm về “ngoại giao nhân dân” như sau: “... là những hoạt
động đối ngoại do các tổ chức nhân dân như thanh niên, phụ nữ, cơng đồn, Hội cựu
chiến binh, Hội nông dân. hoạt động đối ngoại của các tổ chức nghề nghiệp (Hội văn
học, nghệ thuật, Hội kiến trúc, Hội Sử học.) thực hiện”[5].
3.1.47.Tóm lại, đối ngoại nhân dân nhấn mạnh đến vai trị của người dân
trong cơng tác đối ngoại của mỗi quốc gia. Trong bối cảnh tồn cầu hóa, hội nhập
quốc tế và sự tác động to lớn của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư như hiện
nay, đối ngoại nhân dân trở thành một động lực quan trọng để phát triển đối với mỗi


quốc gia và vai trị của nó sẽ cịn được khẳng định và đề cao hơn nữa trong thế kỷ
XXI.
1.1.2.

Chính sách ngoại giao nhân dân của Đảng, Nhà nước Việt Nam và

sự phát triển trong mối quan hệ ngoai giao nhân dân Việt - Nga qua từng
giai đoạn
1.1.2.1.
3.1.48.

Bối cảnh
Như đã đề cập trong phần “Lý do chọn đề tài”, mối quan hệ Việt

- Nga là một trong các mối quan hệ đặc biệt, được gây dựng, phát triển và kế thừa
qua nhiều giai đoạn lịch sử. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ,
sự ủng hộ của Nga Xô-viết không chỉ dừng lại ở sự viện trợ trên lĩnh vực chính trị,
qn sự mà cịn hỗ trợ trên lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế,... Hòa bình lặp lại sau khi
Việt Nam thống nhất hai miền, nước bạn cũng giúp đỡ chúng ta tái thiết đất nước,
khắc phục hậu quả chiến tranh. Trong điều kiện hết sức thuận lợi đó, quan hệ hai

nước từng bước đi vào chiều sâu thực tế. Năm 1978, trong bối cảnh có sự rạn nứt
trong mối quan hệ giữa Liên Xơ và Trung Quốc và bất ổn tại khu vực biên giới phía
Tây Nam giữa Việt Nam và Campuchia, Việt Nam và Liên Xơ chính thức ký Hiệp
ước hữu nghị và hợp tác, thể hiện sự hỗ trợ toàn diện của Liên Xô dành cho Việt
Nam, khẳng định một lần nữa về mối quan hệ chiến lược lâu dài[13]. Các hoạt động
trao đổi đoàn các cấp và thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau bắt đầu được triển khai nhiều
hơn.
3.1.49.

Từ thời điểm năm 1979 đến cuối thập niên 80 là thời điểm hai

nước trải qua rất nhiều khó khăn, thăng trầm.Với Việt Nam là ba cuộc chiến để bảo
vệ vững chắc biên giới, biển đảo và chật vật trong nỗ lực thực hiện kế hoạch 5 năm
lần thứ nhất sau khi đề ra chính sách Đổi mới; cịn với Liên Xơ là sự chống phá của
các thế lực thù địch, công cuộc cải cách đã thất bại ngay từ bước đầu vì Đảng viên
thối hóa, biến chất, tham những tràn lan,. dù vậy, hai nước vẫn cố gắng duy trì mối
quan hệ vẹn tồn. Tuy nhiên, đến cuối năm 1991, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên
Xô lúc bấy giờ là Mikhail Gorbachev tuyên bố giải thể Đảng, lá cờ đỏ với ngơi sao
và búa liềm trên nóc Điện Kremlin được kéo xuống, Liên bang Xơ - viết chính thức


tan rã, tên hiệu Liên bang Nga ra đời. Sự kiện trên là một cú sốc lớn đối với các quốc
gia XHCN, nhưng khơng vì thế mà mối quan hệ bang giao giữa hai nước bị gián
đoạn, mà được tiếp nối và kế thừa từ những thành tựu trong quá khứ.
3.1.50.Mốc thời gian giữa năm 1991 đã đánh dấu nhiều bước chuyển biến
trong chính sách, phương châm và đường lối đối ngoại của Việt Nam khi Đảng đã
nhận thức rõ được tình hình thế giới đang diễn biến phức tạp, khó lường và rất khơng
thuận lợi với các quốc gia XHCN. Tại Đại hội VII, với mục tiêu "giữ vững hịa bình,
mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc
xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc đồng thời góp phần tích cực vào cuộc

đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến
bộ xã hội"[2]; Đảng đã vận dụng sát sao tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao - “kết
hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại”[3, tr.69-70], đề ra đường lối đối ngoại
độc lập tự chủ, chủ động mở rộng chính sách, đa dạng hóa, đa phương hóa với
phương châm "Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế,
phấn đấu vì hồ bình, độc lập và phát triển"[14].
3.1.51.Khi mà trật tự hai cực sụp đổ, xu hướng tồn cầu hóa tiếp tục khẳng
định vị thế của nó, sự xuất hiện các nước có thể được xem là “siêu cường” mới, tạo
nền tảng cho một thế giới đa cực phức tạp hơn về an ninh - chính trị và tác động của
cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang ngày một thay đổi cuộc sống của con
người, thì có thể thấy đường lối ngoại giao mà Đảng đã đề ra là hồn tồn đúng đắn.
Kế thừa trong đó có tinh hoa của nền ngoại giao nhân dân theo tư tưởng của Chủ tịch
Hồ Chí Minh mà Việt Nam đã đúc kết trong suốt thời gian dài. Công cuộc ngoại giao
nhân dân trong giai đoạn Xô-viết trước đây chỉ được vận dụng trong tuyên truyền, để
gây được sự chú ý của công chúng thế giới đến cuộc chiến ở Việt Nam và lúc đó Việt
Nam cũng đang tập trung tồn lực cho kháng chiến. Ngày nay, nó đã thực sự cần
thiết trong việc tạo dựng mối quan hệ chiến lược tồn diện giữa hai nước, qua đó
khẳng định, đây là cầu nối quan trọng thúc đẩy sự hiểu biết giữa nhân dân hai nước,
hai dân tộc với nhau, góp phần phát triển mối quan hệ tốt đẹp, bền vững lâu dài.
1.1.2.2.

Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác đối ngoại nhân dân


3.1.52.Thực tế là, tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh ln ln được
xem là “kim chỉ nam” đối với mọi tư duy, hành động của Đảng, của những người
chiến sỹ cách mạng trên lĩnh vực ngoại giao, trong đó có ngoại giao nhân dân. Cụ
thể, từ những năm tháng từng trải, Người quan niệm, sức mạnh của nhân dân là sức
mạnh to lớn nhất, vì nhân dân là cội nguồn, gốc rễ của lịch sử, văn hóa; là nhân tố
khơng thể thiếu trong tiến trình phát triển của một quốc gia, góp phần thúc đẩy tiến

bộ của xã hội. Khi huy động được quần chúng nhân dân tham gia làm Cách mạng,
Cách mạng ắt sẽ thành công. Nhân dân cũng chính là cầu nối hịa bình, hữu nghị,
thúc đẩy hợp tác, giao lưu, đoàn kết quốc tế với các dân tộc anh em và bè bạn trên
thế giới. Tư tưởng đó chính là thành quả của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa MácLenin vào thực tiễn. Đồng thời, với tư duy chiến lược trong công tác ngoại giao - “dĩ
bất biến, ứng vạn biến”[8], có nghĩa là luôn kiên định với mục tiêu Cách mạng (là
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam) để ứng phó với những thách thức
ln ở trước mắt dù chúng thay đổi và chuyển biến không ngừng. Đó chính là nét
độc đáo trong phong cách làm ngoại giao toàn diện mà chúng ta cần phải học hỏi từ
Người, bản lĩnh chính trị phải vừa cứng rắn nhưng cũng phải vừa linh hoạt, uyển
chuyển trong mọi hoàn cảnh.
3.1.53.Di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên lĩnh vực đối ngoại nhân dân vẫn
còn mang nguyên vẹn giá trị của nó với thời đại ngày nay, vì khi được kết hợp chặt
chẽ với ngoại giao Nhà nước dưới sự chỉ đạo của Đảng, chúng ta sẽ có được sức
mạnh tổng hợp trong thế trận ngoại giao. Vì sự nghiệp phát triển bền vững và lâu dài,
ngoại giao nhân dân giúp bạn bè quốc tế hiểu thêm về Việt Nam, giúp mở rộng quan
hệ từ tinh thần “Giang sơn muôn dặm khoan hịa/Bốn phương vơ sản đều là anh
em”[9] đến “sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên có trách nhiệm của cộng
đồng quốc tế” [3, tr.35].
3.1.54.Như một chân lý đã được Người khẳng định, trong giao lưu với các
nước trên thế giới, cả bộ máy chính trị ln được nhân dân nhiệt tình hỗ trợ và ủng
hộ, vì vậy phải biết phát huy lợi thế này. Tiếng nói của nhân dân rất có lý có tình, có
trọng lượng và tác động to lớn nên được xem là đại diện để biểu đạt,cốt lõi bằng


những suy nghĩ, tâm tư, nguyện vọng của một dân tộc đang trên đường “sánh vai với
các cường quốc năm châu”. Qua đó, nó thể hiện rõ nét mong muốn xây dựng hịa
bình, hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau để hợp tác, cùng phát triển. Để làm được điều đó
địi hỏi cần thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia hoạt động đối ngoại trên
nhiều lĩnh vực, phương diện và hình thức. Ngày nay, sự phân biệt đến tầng lớp, nghề
nghiệp, thuộc tổ chức chính phủ hay ngồi chính phủ, mối quan hệ rộng hay hẹp và

các yếu tố cá nhân ít được đề cập đến trong đối ngoại, sau cùng, sự hiểu biết lẫn
nhau, lợi ích quốc gia và lòng tin chiến lược là thứ mà mọi mối quan hệ cần gây
dựng. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh, khơng như đối đầu chính trị, khi nói đến
mối quan hệ giữa người với người, giữa các nền văn hóa với nhau, thái độ mềm
mỏng, chân thành dễ thuyết phục hơn cả [6]. Với tinh thần đó, phương châm của
công tác đối ngoại nhân dân được người dặn dò là phải “chủ động, linh hoạt, sáng
tạo và hiệu quả” [3, tr.153].
3.1.55.Tóm lại, sự chỉ đạo với hoạt động đối ngoại nhân dân của Hồ Chủ tịch
dựa trên những tư tưởng thống nhất của Người đã được đúc kết, là chủ nghĩa yêu
nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, phục vụ một mục đích duy nhất là độc lập dân
tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, lấy nhân dân làm gốc và chỉ phục vụ lợi ích của
nhân dân và đất nước [4]. Nền tảng vũng chắc đó của đối ngoại nhân dân luôn được
Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân Việt Nam tiếp thu, vận dụng và phát triển sáng
tạo trong thời kỳ quá độ và với sự nghiệp Đổi mới ngày nay.
1.1.2.3.

Chính sách ngoại giao nhân dân của Đảng, Nhà nước Việt Nam

3.1.56.Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp khó
lường và Việt Nam đang mở cánh cửa hội nhập quốc tế sâu rộng, các hoạt động đối
ngoại nhân dân cần phải phát huy vai trò nhiều hơn nữa để cho cơng chúng ngồi
nước thấy được một hình ảnh Việt Nam nổi bật. Tuy nhiên, với những thuận lợi mà
Việt Nam đang có, làm sao để có thể tận dụng phát huy tốt và hạn chế giải quyết
những thách thức cịn tồn tại là việc khơng hề đơn giản. Muốn vậy, các cơ quan, tổ
chức chính phủ và phi chính phủ cần phát huy vai trị là lực lượng tiên phong lãnh
đạo, tổ chức, tăng cường triển khai hoạt động trên nhiều quy mơ, địa bàn, tránh tính


hình thức nhất thời, để thu hút đơng đảo nhân dân tham gia, đòi hỏi đáp ứng đủ
những yêu cầu của họ, vì họ chính là chủ thể quan trọng nhất trong cơng tác này.

3.1.57.Trên phương diện chính trị, ngoại giao nhân dân được Nhà nước Việt
Nam coi như một mặt trận tuyên truyền hiệu quả trên tổng lực thế trận ngoại giao
quốc gia để giới thiệu hình ảnh đất nước và con người Việt Nam đến bạn bè khắp
năm châu. Chính sách đối ngoại nhân dân lần đầu tiên được đưa vào văn kiện Đại
hội Đảng lần thứ II năm 1951. Trải qua 10 kỳ đại hội và nhiều lần sửa đổi, định
hướng và bổ sung chính sách, văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI và XII khẳng định sẽ
“tiếp tục coi trọng và nâng cao hiệu quả công tác ngoại giao nhân dân”; như vậy,
Đảng vẫn giữ vững và phát huy lập trường vững vàng từ Đại hội IX với chủ trương
“mở rộng hơn nữa công tác đối ngoại nhân dân, tăng cường quan hệ song phương và
đa phương với các tổ chức và nhân dân các nước, nâng cao hiệu quả hợp tác với các
tổ chức phi chính phủ quốc gia và quốc tế, góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn
nhau, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân ta và nhân dân các nước trong khu
vực và trên thế giới. Phối hợp chặt chẽ hoạt động ngoại giao của nhà nước, hoạt động
đối ngoại của Đảng và hoạt động đối ngoại nhân dân,... làm cho thế giới hiểu rõ hơn
đất nước, con người, công cuộc đổi mới của Việt Nam, đường lối chính sách của
Đảng và nhà nước ta” [1].
3.1.58.Dù trong bất kỳ hồn cảnh nào, cơng tác đối ngoại nhân dân luôn đi
theo định hướng rõ ràng của Đảng và Nhà nước, kiên định tuyệt đối với đường lối,
chủ trưởng, chính sách, đồng thời phải là một trụ cột bổ trợ hiệu quả, tạo nên thế
vững chắc của nền ngoại giao nước nhà. Theo đó, Việt Nam cần quán triệt hơn nữa
trong việc thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hịa bình, hợp tác, phát
triển; đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động tích cực hội nhập quan hệ quốc tế; phát
huy lợi thế từ sự đan xen lợi ích, ngăn ngừa xung đột, tránh đối đầu, tuyệt đối không
để bị bao vây cô lập hay lệ thuộc, bảo vệ vững chủ quyền lãnh thổ, đảm bảo lợi ích
quốc gia, dân tộc là tối cao và luôn được đặt lên hàng đầu.
3.1.59.Kết thúc thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, sau hơn 25 năm thốt tình
cảnh bị cấm vận quốc tế, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực đối


ngoại được thế giới công nhận và đánh giá cao. Tăng cường hiểu biết lẫn nhau chính

là nhân tố cốt lõi giúp xây dựng và giữ vững tình hữu nghị, nhất là với các nước đối
tác chiến lược, đối tác toàn diện, đối tác chiến lược toàn diện, đối tác đặc biệt và hơn
cả là cộng đồng ASEAN. Để tiếp tục phát huy những điểm mạnh và gặt hái thêm
những thành công trong tương lai, điều đầu tiên cần phải chú ý đó là nghiên cứu, dự
báo tình hình quốc tế, mối quan hệ giữa các nước và sự thay đổi chính sách của họ.
Có như vậy, Việt Nam mới tìm được hướng đi trong tình hình cụ thể, chủ động tham
mưu cho Đảng một cách phù hợp để lãnh đạo, đưa cơng tác ngoại giao nói chung và
ngoại giao nhân dân nói riêng lên tầm cao mới, xứng đáng với uy tín, vị thế của đất
nước trong tương lai.
3.1.60.ì.1.2.4. Sự phát triển trong quan hệ ngoại giao nhân dân Việt - Nga
qua từng giai đoạn
3.1.61.Nước Cộng hòa Liên bang Nga được thành lập vào ngày 12 tháng 6
năm 1990, nhưng đó khơng phải là thời điểm mà Việt Nam và Nga chính thức thiết
lập quan hệ ngoại giao. Sự kiện đó thực tế đã diễn ra cách đây bảy thập kỷ. Vào ngày
30 tháng Một năm 2020, Việt Nam và Liên bang Nga đã tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm
tròn 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai chính thể ban đầu là Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa và Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xơ-viết. Đây là sự kiện có ý
nghĩa lịch sử, khẳng định sự một mối quan hệ bền vững lâu dài qua thời gian, đồng
thời thể hiện sự tiếp nối và thừa hưởng của những giá trị truyền thống mà hai bên đã
gây dựng trong quá khứ. Sau khi Liên Xô tan rã, mối quan hệ giữa hai nước trải qua
ba giai đoạn phát triển, ngoại giao nhân dân Việt - Nga vì thế mà cũng có ba giai
đoạn:
3.1.62.- Từ năm 1991 - 2000 (định hình chính sách):
3.1.63.Ngày 16/6/1994, hai bên đã ký “Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản
của quan hệ hữu nghị giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga”
tại Thủ đô Moskva, nhân chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Võ Văn Kiệt sang
Nga. Đây là văn kiện cấp cao toàn diện đầu tiên được ký làm cơ sở về hợp tác Việt
Nam - Nga kể từ năm 1978. Hiệp ước trên xuất phát từ sự thay đổi trong chính sách



×