Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

Thực trạng thực hiện dự án nhân giống lai kim tuyến bằng kỹ thuật nuôi cấy mô tại BQL KHU NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO MĂNG ĐEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 55 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM
The University

HOÀNG THỊ HỒNG HẠNH

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN Dự ÁN
NHÂN GIỐNG LAN KIM TUYẾN BẰNG KỸ
THUẬT NUÔI CẤY MÔ TẠI BQL KHU NÔNG
NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO MĂNG
ĐEN

Kon Tum, tháng 5 năm 2020

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG


PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM
The University

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN Dự ÁN NHÂN GIỐNG
LAN KIM TUYẾN BẰNG KỸ THUẬT NUÔI CẤY
MÔ TẠI BQL KHU NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ CAO MĂNG ĐEN

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Th.S Đào Thị Ly Sa SINH
VIÊN THỰC HIỆN : Hoàng Thị Hồng Hạnh LỚP
:


K10KN
MSSV
: 16152620114002

Kon Tum, tháng 5 năm 2020
LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến Th.S Đào Thị Ly Sa đã


tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện
đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban Lãnh đạo trường Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon
Tum, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế trường Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum, đã
tạo mọi điều kiện cho tôi học tập và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.
Trong thời gian thực hiện đề tài tôi cũng nhận được sự giúp đỡ tận tình của các anh
chị tại BQL khu nông nghiệp ứng dụng CNC Măng Đen đã giúp đỡ, đóng góp ý kiến để
tơi hồn thành chun đề tốt nghiệp này, nhân đây tôi cũng xin chân thành cảm ơn.
Cuối cùng tơi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, tạo mọi điều kiện giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian tôi học tập cũng như hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do điều kiện thời gian và trình độ chun mơn cịn
nhiều hạn chế nên khơng tránh khỏi những thiếu sót, tơi rất mong nhận được sự góp ý của
quý thầy cô để chuyên đề tốt nghiệp của tơi có thể hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Kon Tum, ngày 10 tháng 05 năm 2020


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
1.1.1.................................................................................................................
1.1.2.

Tóm tắt sơ đồ tổng qt tồn bộ quy trình sản xuất trong quá trình
nhân giống

TÀI
KHẢO
NHẬNLIỆU
XÉT THAM
CỦA GIẢNG
VIÊN HƯỚNG DẪN

4


DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

DẠNG VIẾT TẮT
DẠNG ĐẦY ĐỦ
LKT
Lan Kim tuyến

BQL
Ban quản lý
CNC
Công nghệ cao
Thực hành tốt trồng trọt và thu hái theo tiêu chuẩn của Tổ
GACP
chức Y tế thế giới WHO
XDNTM
Xây dựng nông thôn mới
UBND
Uỷ ban Nhân dân
KH & CN
Khoa học và công nghệ
KHKT
Khoa học kỹ thuật
MS
Murashige và Skoog, 1962
NAA
Naphthylacetic acid


DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU, HÌNH
STT

NỘI DUNG
Bảng số liệu
Bảng.1.1. Thống kê nguồn nhân lực cơ quan chủ trì tham gia thực hiện
nhân giống LKT
Bảng.2.1. Kết quả phân tích đất tại khu vực vườn thực nghiệm
Bảng.2.2 Thành phần cơ bản của môi trường MS

Bảng.2.3 Tiến độ thực hiện nhân giống LKT
Bảng3.1 Chủng loại và số lượng LKT được nhân giống
Bảng.3.2. Sản phâm của quá trình nhân giống
Bảng.3.3 Hiệu quả kinh tế của mơ hình trồng LKT trong nhà màng
Bảng.3.4 Bảng phân tích ma trận SWOT sản phẩm LKT
Bảng.3.5 Quy mơ mơ hình nhân giống LKT
Bảng.3.6 Danh sách các cơ quan tham gia phối hợp thực hiện nhân giống
LKT bằng kỹ thuật ni cấy mơ
Hình
Hình.1.1 Khu nơng nghiệp cơng nghệ cao Măng Đen
Hình.1.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy tại BQL khu nơng nghiệp ứng dụng CNC
Măng Đen
Hình.2.1 Đường vào BQL khu nơng nghiệp ứng dụng CNC Măng Đen
Hình.2.2 . Một số dụng cụ dùng trong phịng ni cấy tại BQL khu nơng
nghiệp ứng dụng CNC Măng Đen
Hình.2.3 Hình ảnh mơi trường ni cấy LKT
Hình.2.4 Hình ảnh LKT được trồng tại địa phương
Hình.2.5 Mơ hình LKT được trồng trong nhà màng tại BQL khu nơng
nghiệp ứng dụng CNC Măng Đen
Hình.2.6 Sơ đồ tổng qt tồn bộ q trình sản xuất trong q trình nhân
giống LKT bằng kỹ thuật ni cấy mơ
Hình.2.7 Giá thể 1
Hình.2.8 Giá thể 2

TRANG

11
14
20
30

37
38
39
40
43
43
4
6
13
15
22
25
26
30
32
33


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết đề tài
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng lớn về cây dược liệu trong khu vực
Đông Nam Á. Điều này thể hiện ở sự đa dạng về chủng loại cây dược liệu (trong số hơn
12.000 lồi thực vật Việt Nam thì có gần 5.000 lồi cho cơng dụng làm thuốc - Viện dược
liệu 2016), vùng phân bố rộng khắp cả nước, có nhiều lồi dược liệu được xếp vào lồi q
và hiếm trên thế giới.
Bên cạnh đó nhu cầu dược liệu trong nước khoảng gần 60.000 tấn/năm, trong khi đó
Việt Nam mới chỉ cung cấp được cho thị trường khoảng 15.600 tấn/năm, phần còn lại
(khoảng 70%) phải nhập khẩu từ các quốc gia và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Đài Loan...
Mặc dù có tiềm năng to lớn, song việc bảo tồn và phát triển các cây dược liệu ở nước ta
cũng đang gặp phải một số hạn chế, khó khăn. Tình trạng khai thác q mức, nhiều lồi cây

dược liệu quý hiếm trong nước đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt. Tình trạng ni trồng và
khai thác dược liệu hiện nay cịn tự phát, quy mơ nhỏ dẫn đến sản lượng dược liệu không ổn
định. Dược liệu không được sản xuất theo quy trình, quy hoạch cụ thể, trồng xen lẫn lúa và
hoa màu, trồng và chăm sóc chủ yếu theo kinh nghiệm, sử dụng giống, phân bón, thuốc bảo
vệ thực vật, thu hoạch không tuân thủ theo mùa, vụ và tuổi của cây, việc chưa ứng dụng đúng
mức các thành tựu của khoa học, công nghệ vào canh tác đã làm cho năng suất, chất lượng
dược liệu thấp chưa có tính cạnh tranh cao trên thị trường.
Chuyển đổi những cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây dược liệu hàng hóa là một
trong những chủ trương của Đảng, Nhà nước trong tái cơ cấu nền nông nghiệp. Việc lựa chọn
cây trồng phù hợp, phát huy lợi thế điều kiện tự nhiên gắn với ứng dụng công nghệ cao trong
trồng trọt, thu hoạch, chế biến theo hướng dẫn GACP là một thách thức, đòi hỏi nguồn nhân
lực cao, sự đầu tư tài chính lớn mạnh để tạo ra sản phẩm đồng đều, chất lượng và năng suất
cao là xu hướng phát triển mới trong nông nghiệp ở nước ta hiện nay.
Huyện KonPlong có điều kiện tự nhiên rất phù hợp để phát triển các loại cây dược liệu,
một số loài dược liệu, đặc hữu có giá trị kinh tế cao đã được nghiên cứu trồng khảo nghiệm
và xác định phù hợp với điều kiện sinh thái, thổ nhưỡng tại huyện Kon Plơng, tổng diện tích
trồng được liệu của huyện đến nay là 38 ha, bao gồm các loại cây Đương Quy, Ba Kích, Sâm
Dây, Chi lan Kim tuyến...Chi lan Kim tuyến Anoectochilus ở Việt Nam hiện thống kê được
12 loài, trong đó có lồi lan Kim tuyến Anoectochilus setaceus Blume, tên khác
Anoectochilus roxburghii Wall. ex Lindl. phân bố rộng ở hầu hết các tỉnh trong cả nước, được
biết đến nhiều không những bởi giá trị làm cảnh, mà bởi giá trị làm thuốc của nó. Lan Kim
tuyến là lồi cây thuốc rất đặc biệt có tác dụng tăng cường sức khoẻ, làm khí huyết lưu thơng,
có tính kháng khuẩn, chữa các bệnh viêm khí quản, viêm gan mãn tính, chữa suy nhược thần
kinh. Loài lan này được dùng làm thuốc chữa bệnh trị lao phổi, phong thấp, đau nhức khớp
xương, viêm dạ dày mãn tính (Nguyễn Tiến Bân, Dương Đức Huyến). Trước đó, lan Kim
tuyến (A. setaceus) là một trong những dược thảo quý giá, giúp bổ máu, dưỡng âm, chữa trị
nóng phổi và nóng gan (Tạ A Mộc và Trần Kiến Đào, 1958). Hơn nữa mới đây người ta đã
phát hiện ra khả năng phòng và chống ung thư của loại thảo dược này. Do bị thu hái nhiều để
bán làm thuốc từ rất lâu, nên loài lan Kim tuyến đang bị đe dọa nghiêm trọng, rất có thể sẽ bị
7



tuyệt chủng ngồi tự nhiên nếu chúng ta khơng có biện pháp bảo tồn hữu hiệu. Hiện nay, lan
Kim tuyến được cấp báo trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP thuộc nhóm IA, nghiêm cấm khai
thác sử dụng vì mục đích thương mại và nhóm thực vật rừng đang nguy cấp EN A1a,c,d,
trong sách đỏ Việt Nam 2007.
Việc phát triển sản xuất chưa có điều kiện mở rộng do những khó khăn về nguồn giống,
chất lượng sản phẩm chưa đồng đều, qui mô còn nhỏ, lẻ, năng suất thấp, việc áp dụng các
tiến bộ vào sản xuất chưa nhiều, nhất là áp dụng các cơng nghệ cao. Vì vậy, việc triển khai
ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ nhằm xây dựng mơ hình sản xuất dược liệu theo
hướng cơng nghệ cao, mang lại nhiều lợi ích về kinh tế và xã hội, trình độ khoa học và cơng
nghệ cho địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đa dạng hóa sản phẩm nơng
nghiệp, phát huy lợi thế điều kiện tự nhiên, nâng cao năng suất và chất lượng cạnh tranh, thúc
đẩy phát triển kinh tế xã hội của huyện Kon Plông là yêu cầu cần thiết và cấp bách. Hiện tại
Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Măng Đen đang thực hiện các dự án Xây dựng mơ
hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất một số cây dược liệu trên địa bàn hyện Kon
Plơng. Vì vậy tôi quyết định chọn đề tài Thực trạng về việc nhân giống Lan Kim Tuyến bằng
kỹ thuật nuôi cấy mô tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Măng Đen là cần thiết, có
cơ sở khoa học, thực tiễn và pháp lý, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh và của huyện Kon Plơng, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết 02/NQ-TU của Ban
thường vụ Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến trên
địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030. Nghị quyết Đại hội
tỉnh Đảng bộ Kon Tum lần thứ XV nhiệm kỳ 2015-2020, về chủ trương tiếp tục phát triển
tồn diện nơng nghiệp đi vào chiều sâu, theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với chế biến và
tiêu thụ sản phẩm.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng về việc nhân nhanh giống cây lan Kim tuyến bằng kỹ thuật nuôi
cấy mô tế bào thực vật tại BQL khu nông nghiệp ứng dụng CNC Măng Đen.
Phân tích SWOT và đề xuất một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Cây giống lan Kim tuyến được nhân giống bằng phương pháp
nuôi cấy mô tế bào.
Phạm vi nghiên cứu:
- Khơng gian: Phịng Thí nghiệm và Tổ sản xuất thực nghiệm tại BQL khu nông nghiệp
ứng dụng CNC Măng Đen.
- Thời gian: Thời gian nghiên cứu 90 ngày từ ngày 10 tháng 02 đến ngày 10 tháng 05
năm 2020 (trong đó nghiên cứu trong phịng Thí nghiệm 30 ngày từ ngày 10 tháng 02
đến ngày 10 tháng 03 năm 2020 và nghiên cứu ngoài vườn ươm 60 ngày từ ngày 11
tháng 03 đến ngày 10 tháng 05 năm 2020).
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu được thực hiện như sau:
+ Phương pháp thu thập số liệu: Đề tài chủ yếu sử dụng số liệu thứ cấp là dữ liệu đã
được xử lý qua các cơng trình nghiên cứu, bài viết, tài liệu tại BQL khu nông nghiệp ứng
8


dụng CNC Măng Đen...
+ Phương pháp thống kê kinh tế: suy diễn thống kê và phương pháp từ mẫu đến tổng
thể.
5. Bố cục của đề tài
Đề tài nghiên cứu sẽ bao gồm các nội dung sau:
Chương 1: Tổng quan về BQL khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao măng đen.
Chương 2: Thực trạng về việc nhân giống lan Kim tuyến bằng kỹ thuật nuôi cấy mô tại
BQL khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao măng đen.
Chương 3: Đề xuất giải pháp phát triển nhân giống lan Kim tuyến bằng kỹ thuật nuôi
cấy mô tại BQL khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao măng đen.

9



CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN VỀ BQL KHU NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ
CAO MĂNG ĐEN
1.1.
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BQL KHU NÔNG
NGHIỆP
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO MĂNG ĐEN
1.1.1. Q trình thành lập

Hình 1.1: Khu nơng nghiệp CNC Măng Đen
(Nguồn: BQL khu nông nghiệp ứng dụng CNC Măng Đen)
Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Măng Đen địa chỉ tại thị trấn
Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum được thành lập tại Quyết định số 915/QĐUBND ngày 23 tháng 8 năm 2016 của UBND Tỉnh Kon Tum về việc thành lập Khu nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao Măng Đen và Ban Quản Lý Khu Nông Nghiệp ứng dụng
công nghệ cao Măng Đen.
Ngày 11/07/2018 Ban Quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Măng Đen và
Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Măng Đen được UBND tỉnh Quyết định chuyển
về trực thuộc UBND huyện Kon Plông quản lý.
Khu Nông nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao Măng Đen đóng chân trên địa bàn huyện
10


Kon Plông cách thành phố Kon Tum 54 km đi theo quốc lộ 24 hường từ Kon Tum đi tỉnh
Quảng Ngãi, có vị trí quan trọng về giao lưu kinh tế, là điểm trung chuyển của các tỉnh
Duyên hải miền Trung trên tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây đến các địa phương phía nam
Lào, Đơng - Bắc Campuchia và Đơng - Bắc Thái Lan...Cách Đà Nẵng, Hội An khoảng
250km theo đường quốc lộ 24. Cách thành phố Đà Lạt khoảng 400km theo đường Trường
Sơn Đông.
Thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Măng Đen trên cơ sở đất đai, cơ
sở vật chất, nguồn nhân lực của Trại thực nghiệm (thuộc trung tâm ứng dụng khoa học và

Chuyển giao công nghệ - Sở Khoa học và Công nghệ), Trung tâm dạy nghề Măng Đen (thuộc
Ủy ban nhân dân huyện Kon Plơng) và diện tích đất thuộc quy hoạch vùng nông nghệp ứng
dụng công nghệ cao huyện Kon Plông.
Khu nông nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao Măng Đen có diện tích, ranh giới và chứng
năng, nhiệm vụ như sau:
Diện tích: 170 ha, trong đó có diện tích đất Trại thực nghiệm và Trung tâm Dạy nghề
Măng Đen đang quản lý. Trong giai đoạn tiếp theo sẽ mở rộng quy mô để đáp ứng nhu cấp
phát triẻn.
Địa điểm: Thông Măng Đen, xã Đăk Long, huyện Kon Plông.
Chức năng: Thực hiện các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, đào tạo nhân lực, ươm tạo
phát triển công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghệp; tổ chức các hoạt động dịch vụ giống, vật
tư, tiêu thụ sản phẩm và các dịch vụ kinh doanh khác theo quy định; thu hút đầu tư, phát triển
sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; khởi nghiệp
doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đầu tư; kinh doanh cơ sở hạ tầng.
Nhiệm vụ:
- Tổ chức thực hiện hoặc liên kết thực hiện các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng. thử
nghiệm; trình diễn; sản xuất các sản phẩm nơng nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Tổ chức hoặc liên kết đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao trong lĩnh vực nông
nghiệp, các lĩnh vực khác theo đơn đặt hàng và nhiệm vụ chính trị được giao.
- Tổ chức thực hiện các hoạt động tư vấn, dịch vụ khoa học và công nghệ, hỗ trợ phát
triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; tổ chức hội chợ, triển lãm, trình diễn các
sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; tổ chức tiêu thụ sản phẩm, cung ứng
vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Thực hiện các hoạt động ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;
quảng bá thu hút đầu tư; kinh doanh khai thác sơ sở hạ tầng.
Khu nơng nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao Măng Đen có các khu chức năng sau: Khu
trung tâm hành chính; khu nghiên cứu ứng dụng; thực nghiệm và trình diễn mơ hình; khu đào
tạo; chuyển giao cơng nghệ, trình diễn và giới thiệu sản phẩm; khu đầu tư sản xuất sản phẩm
nông nghiệp; Khu xử lý chất thải; Khu lâm sinh và cảnh quan... Tùy vào điều kiện thực tế sẽ
phát triển, bổ sung các khu chức năng cho phù hợp.


11


1.1.2. Cơ cấu tổ chức

Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy tại BQL khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Măng Đen
(Nguồn: BQL khu nông nghiệp ứng dụng CNC Măng Đen)
Đối với cơ cấu tổ chức
Lãnh đạo BQL khu nông nghiệp ứng dụng CNC Măng Đen:
Bao gồm Trưởng ban và khơng q 03 phó trưởng ban.
Trưởng ban và các phó trưởng ban do Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen
thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ chính sách khác theo phân cấp quản lý hiện hành.
Phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với Trưởng ban và Phó trưởng ban thực hiện theo nghị
quyết của Chủ tịch UBND tỉnh.
Trưởng Ban Quản lý là người đứng đầu Ban Quản lý, có tránh nhiệm điều hành mọi
hoạt động của Ban quản lý, chịu tránh nhiệm trước Ủy ban nhân đân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh và pháp luật về hoạt động và hiểu quả của Ban quản lý khu nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao Măng Đen. Phối hợp với thủ trưởng các sở, ban ngành, các tổ chức chính
trị - xã hội, các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ của Ban Quản lý.
Phó Trưởng ban là người giúp Trưởng ban, chịu trách nhiệm trước Trưởng ban và trước
12


pháp luật về các nhiệm vụ được phân công. Khi Trưởng Ban vắng mặt, một phó trưởng ban
được Trưởng ban ủy quyền điều hành các hoạt động của Ban Quản lý, được chủ tài khoản ủy
quyền đăng ký chữ ký tại kho bạc Nhà nước và ngân hàng.
Các phòng thuộc BQL khu nông nghiệp ứng dụng CNC Măng Đen:
- Văn phịng hành chính tổng hợp: có chức năng tham mưu, giúp Trưởng Ban về công

tác thông tin, tổng hợp, điều phối hoạt động của Ban theo chương trình, kế hoạch công
tác; các công tác trong nội bộ cơ quan, gồm: tổ chức cán bộ, cải cách hành chính, văn
thư, lưu trữ, thi đua - khen thưởng, kế hoạch, tài chính, kế tốn, quản lý tài sản và
hành chính quản trị.
- Phịng nghiệp vụ: có chức năng tham mưu giúp Trưởng Ban thực hiện quản lý các hoạt
động về lĩnh vực khoa học và công nghệ, đào tạo nhân lực công nghệ cao trong nông
nghiệp, sản xuất kinh doanh trong khu nơng nghiệp.
- Phịng Tài chính - Kế hoạch và Đầu tư: Có chức năng tham mưu, giúp việc cho trưởng
ban trong công tác xây dựng và lập kế hoạch tài chính, quản lý tài chính, tài sản, xây
dựng các định mức: thu, chi, tiêu hao vật tư, kinh tế kỹ thuật trong cơng tác quản lý
nguồn vốn, bảo tồn và phát triển vốn trong BQL. Tham mưu các giải pháp và kế
hoạch tự chủ tài chính, nâng cao khả năng tự chủ tài chính, quản lý thu, chi tập trung,
xây dựng các phương án quản lý, cân đối nguồn chi theo hướng tiết kiệm, hợp lý và
hiệu quả.
- Phòng Phát triển doanh nghiệp (Khi đủ điều kiện để thành lập Trung tâm Uơm tạo
doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của Phịng
này).
Theo tình hình thực tế và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của Ban, Trưởng Ban phối hợp
với Giám đốc Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết định bổ sung thêm các bộ
phận, đơn vị, phịng chun mơn tham mưu giúp việc lãnh đạo Ban theo như Đề án của
UBND tỉnh trình Trung ương phê duyệt.
Các đơn vị trực thuộc:
- Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
- Trung tâm Dạy nghề nông nghiệp công nghệ cao.
1.1.3. Mục tiêu:
Hình thành Khu nơng nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao với nịng cốt là các tổ chức khoa
học công nghệ và các doanh nghiệp tham gia phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
để sản xuất ra các sản phẩm có năng suất, chất lượng và giá trị cao. Xây dựng các mơ hình
sản xuất nơng nghiệp công nghệ cao để nhân rộng ra các vùng trong và ngoài tỉnh.
1.1.4. Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của BQL khu nông nghiệp ứng dụng CNC

Măng Đen
a. Chức năng, nhiệm vụ
Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư thương mại, quảng bá trong và ngoài nước để
thu hút nguồn vốn, khoa học công nghệ và nguồn nhân lực.
Triển khai các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật của Khu nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao theo quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền.
13


Hợp tác đầu tư trong và ngồi nước về cơng nghệ cao trong nông nghiệp theo quy định,
tổ chức nghiên cứu và quản lý các hoạt động nghiên cứu và phát triển các sản phẩm nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Tổ chức quản lý, xây dựng và phát triển Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Măng Đen theo đúng mục tiêu, định hướng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
của Quốc gia, của tỉnh; đầu tư, phát triển sản xuất các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao tiêu thụ thị trường trong nước và xuất khẩu, góp phần nơng tỷ trọng sản xuất nơng
nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong giá trụ sản xuất nông nghiệp trung của tỉnh.
Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền: Quy hoạch, kế hoạch phát triển hàng năm, 05 năm
và dài hạn đối với khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; kế hoạch đầu tư và phát triển và
dự tốn ngân sách hằng năm; cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư; chính sách đối với các
chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ, công chức, viên chức và người lao đông làm việc tại ban
quản lý; các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn viện trợ; các văn bản quy phạm
pháp luật và các văn bản khác về Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Tổ chức thực hiện và quản lý các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, thử nghiệm, trình
diễn mơ hình và chuyển giao cơng nghệ, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao; đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đào tạo
nghề; thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ, phát triển các sản phẩm nông nghiêp ứng
dụng công nghệ cao theo quy định của pháp luật.
Tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách,
quy hoạch, kế hoạch, chường trình, đề án, dự án trong Khu nơng nghiệp ứng dụng công nghẹ

cao; quy định và hướng dẫn thi hành các hoạt động về chuyên môn, nghiệp vụ, các nguyên
tắc, quy tắc làm việc của Ban quản lý.
Tổ chức thực hiện các dự án đầu tư, thương mại, quảng bá trong nước và nước ngoài đê
thu hút nguồn lực về vốn, khoa học và công nghệ, nguồn nhân lực để phát triển Khu nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Quản lý, tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng trong khu nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao, quy hoạch chi tiết xây dựng các phân khi chức năng sau khi được cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
Tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Khu nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao hàng năm và 05 năm, phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan có liên
quan tổ chức tực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư tại Khu nơng
nghiệp ứng dụng công nghệ cao; cho thuê lại đất đã xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật theo
quy định của pháp luật; kiểm tra, giám sát việc sử dụng đất trong quá trình thực hiện các dự
án đầu tư theo quyết định giao đất, cho thuê đất.
Triển khai các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao theo quyết định đầu tư của cấp có thâm quyền; trực tiếp quản lý, khai thác, sử dụng
và duy tu, bảo dưỡng các cơng trình hạ tầng kỹ thuật do nhà nước đầu tư tại Khu nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao, hướng dẫn các nhà đầu tư, các doanh nghiệp xây dựng, kinh doanh,
khai thác, sử dụng cơ sở hạ tầng theo đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật cảu nhà nước; thỏa
thuận mức thu tiền sử dụng, dịch vụ liên quan tới hạ tầng.
14


Phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện công tác quản lý nhà nước về môi
trường trong Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; xác nhận bản cam kết bảo vệ môi
trường đối với các dự án đầu tư tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thoi ủy quyền
và thoi quy định của pháp luật; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp
luật lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
Quản lý, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định pháp luật về lao động và cư trú
trong Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo ủy quyền của cơ quan quản lý nhà nước

có thẩm quyền; chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan
ban hành quy định bảo đảm an ninh, trật tự, phòng cháy, chữa cháy và thực hiện nếp sống văn
hóa trong q trình xây dựng, quản lý và khai thác các cơng trình trong Khu nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao.
Hợp tác, đầu tư trong nước và nước ngồi về cơng nghệ cao trong nông nghiệp theo quy
định của phát luật; tổ chức và quản lý hoạt động nghiên cứu và phát triển cac sản phẩm nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Quản lý tổ chức bộ máy, biến chế và đạo tạo đối với công chức, viên chức, người lao
động làm việc tại Ban Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp
luật, thực hiện cải cách thủ tục hành chính tại Khu nơng nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao.
Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân
trong Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong việc thực hiện các quy định của pháp
luậtl xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh Quy chế quản lý, Tiêu chuẩn kỹ thuật tối thiểu đối
với các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn Măng Đen.
Thực hiện nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh, chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
Định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, các bộ, ngành có liên quan, về tình hình đầu tư,
xây dựng, phát triển, quản lý và hoạt động của Khu công nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
b. Quyền hạn
Được sử dụng vốn từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư,
liên kết đầu tư hoặc gọi vốn đầu tư xây dựng từng phân, từng hạng mục cơ sở hạ tầng hoặc
một số hạng mục khác trong Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Được giao đất (hoặc cho thuê đất) một lần để tổ chức xây dựng, phát triển Khu nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy hoạch được phê duyệt; được ủy quyền giao lại đất,
cho thuê đất cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân đầu tư trong Khu nông nghiep ứng
dụng công nghệ cao theo quy định của phát luật về đất đai.
Được trực tiếp thực hiện hoặc ủy thác cho doanh nghiệp khác thực hiện việc duy tu, bảo
dưỡng, sửa chữa các cơng trình cơ sở hạ tầng và các cơng trình xây dựng trong Khu nơng
nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao.
Được mở tài khoản tại ngân hàng, kho bạc nhà nước để quản lý các khoản thu, chỉ theo
quy định hiện hành. [6]

1.2.
SẢN PHẨM VÀ CÁC DỰ ÁN BQL KHU NƠNG NGHIỆP ỨNG DỤNG
CNC MĂNG ĐEN HIỆN CĨ
1.2.1. Sản phẩm BQL khu nông nghiệp ứng dụng CNC Măng Đen hiện có
BQL khu nơng nghiệp ứng dụng CNC Măng Đen hiện có rất nhiều các sản phẩm khác
15


nhau như Dược liệu, hoa, thực phẩm. và một số ít các loại cây khác.
Dược liệu có các loại như: Thạch tùng, lan Kim tuyến, Sâm dây, Sâm Đương quy.
Hoa có các loại như: hoa Hồng, Địa lan, lan Hồ điệp, lan Đenro, Anh đào Nhật Bản,
Sống đời, Hồng leo, hoa Mua tây.
Thực phẩm có các loại như: Cà chua bi, Bí đỏ Nhật Bản, Dưa leo bao tử.
Hiện các sản phẩm về hoa và thực phẩm phần lớn được đưa ra bán trên thị trường và
một số ít bán cho khách du lịch đến tham quan và muốn ma trực tiếp tại vườn, tại đây khách
tham quan có thể trực tiếp lựa chọn sản phẩm.
Các sản phẩm về Dược liệu hiện vẫn chưa được đưa ra thị trường và vẫn đang trong q
trình thực hiện ni trồng.
1.2.2. Các dự án BQL khu nông nghiệp ứng dụng CNC Măng Đen đang thực hiện
Hiện tại BQL khu nông nghiệp ứng dụng CNC Măng Đen đang thực hiện các dự án sau:
- Nhân giống lan Kim tuyến bằng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào trên địa bàn huyện Kon
Plông
- Xây dựng mơ hình ứng dụng cơng nghệ cao trong sản xuất cây Thạch Tùng trên địa
bàn hyện Kon Plông.
- Xây dựng mơ hình ứng dụng cơng nghệ cao trong sản xuất cây Thạch Tùng trên địa
bàn hyện Kon Plông.
- Nhân giống hoa Mua tây bằng phương pháp chiết cành trên địa bàn hyện Kon Plông.
- Nhân giống hoa Anh đào, Kiwi bằng phương pháp gieo hạt, chiết cành, giâm cành trên
địa bàn huyện Kon Plông
- Phương pháp trồng Dưa lưới trong nhà màng bằng phương pháp thủy canh đối lưu hồi

lưu trên địa bàn huyện Kon Plông.
- Ứng dụng tiến bộ khoa học và cơng nghệ xây dựng mơ hình sản xuất hoa chất lượng
cao quy mô công nghiệp tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.
1.3. CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ NGUỒN NHÂN LỰC CỦA BQL KHU NÔNG NGHIỆP
ỨNG DỤNG CNC MĂNG ĐEN
1.3.1. Cơ sở vật chất
Nhìn chung, cơ sở vật chất của Vườn thực nghiệm Kon Plông do được đầu tư trước đây,
một số hạng mục xây dựng đã xuống cấp, thiếu hệ thống nhà lưới cho sản xuất, chưa có hệ
thống cấp và chứa nước phục vụ cho tưới tiêu và sinh hoạt, v.v... Dó đó, phải đầu tư xây dựng
để triển khai các mơ hình.
BQL khu nơng nghiệp ứng dụng CNC Măng Đen đã có hệ thống nhà lưới kiên cố
3.000m2, 02 nhà kho, 03 khu nhà nghỉ cho nhân viên, hệ thống cấp điện nước nội bộ của Trại
thực nghiệm đã được đầu tư từ ngân sách địa phương và 2.000 m2 nhà màng bằng tầm vông
và các thiết bị, vật tư, dụng cụ được đầu tư từ kinh phí thực hiện các dự án.
1.3.2. Nguồn nhân lực
Trước mắt, BQL khu nông nghiệp ứng dụng CNC Măng Đen có 34 người bao gồm 10
cán bộ, nhân viên từ Trại thực nghiệm thuộc Trung tâm Ứng dụng khoa học và chuyển giao
công nghệ - Sở Khoa học và Công nghệ và 24 cán bộ, viên chức từ trung tâm dạy nghề Măng
Đen thuộc UBND huyện Kon Plông.
16


Trưởng ban quản lý bố trí, sắp xếp lại nguồn lực nêu trên theo cơ cấu tổ chức mới của
BQL khu nông nghiệp ứng dụng CNC Măng Đen.
Bảng 1.1: Thống kê nguồn nhân lực cơ quan chủ trì tham gia thực hiện nhân giống
LKT bằng kỹ thuật nuôi cấy mô
Số lượng
TT
Nhiệm vụ phân công
Ghi chú

(người)
Trực tiếp quản lý điều hành
1
04
Ban quản lý dự án
hoạt động của dự án
- Kỹ sư nông nghiệp
Cán bộ kỹ thuật phụ trách mô
2
06
- Cử nhân, kỹ sư cơng nghệ
hình nhân giống
Cán bộ kỹ thuật phụ trách mơ
- sinh
Kỹ sưhọc
nơng nghiệp.
3 hình sản xuất
05
- Cử nhân, kỹ sư công nghệ
sinh học.
4 Lao động phổ thông
06
5 Bảo vệ Vườn thực nghiệm
01
(Nguồn: BQL khu nông nghiệp ứng dụng CNC Măng Đen)
Đội ngũ cán bộ đều được đào tạo cơ bản, một số chuyên sâu về lĩnh vực công nghệ sinh
học, nơng nghiệp, có chun mơn kỹ thuật và kinh nghiệm, phần lớn có kinh nghiệm trên 5
năm, trong đó có một số cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm trên 10 năm. Lực lượng này có khả
năng đáp ứng công tác nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các thành tựu khoa học và công
nghệ phục vụ sản xuất.

Ngồi ra, theo nhu cầu cơng việc Trung tâm cịn hợp đồng lao động thời vụ. Bên cạnh
đó, Trung tâm còn phối hợp thường xuyên với đội ngũ chuyên gia, cộng tác với cơ quan
chuyển giao để tổ chức thực hiện các dự án.

17


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN DỰ ÁN NHÂN GIỐNG LAN KIM TUYẾN
BẰNG KỸ THUẬT NUÔI CẤY MÔ TẠI BQL KHU NÔNG NGHIỆP ỨNG
DỤNG CÔNG NGHỆ CAO MĂNG ĐEN
2.1. HIỆN TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG TẠI ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN QUY
TRÌNH NHÂN GIỐNG
2.1.1. Giao thơng

Hình 2.1: Đường vào BQL
Địa điểm thực hiện quy trình nhân giống tại BQL khu nơng nghiệp ứng dụng CNC
Măng Đen cách Trung tâm huyện lỵ 03 km, trong đó có 02 km đường nhựa và 01 km bê tơng
tương đối hồn chỉnh, các phương tiện giao thơng đi lại rất thuận lợi. Và hiện tại có một
đường nhánh mới cách cổng chào Măng Đen 02 km đường bê tông khá bằng phẳng, thuận lợi
cho các loại xe có trọng tải lớn khi đi vào BQL khu nông nghiệp ứng dụng CNC Măng Đen.
2.1.2.
Hệ thống tưới tiêu
Nguồn nước tưới: Nguồn nước lấy từ giếng khoan được bơm chứa vào các bể và bồn
chứa nước và được cấp qua các hệ thống ống dẫn tương đối hoàn chỉnh.
Hệ thống tiêu nước: Vùng thực hiện quy trình nhân giống ở độ cao 1.155-1.170m,
khơng có hiện tượng úng ngập ngay cả trong mùa mưa. Việc tiêu nước rất tốt, chủ yếu tự
thấm và thoát tự do.
2.1.3.
Hiện trạng hệ thống điện

Trong khu vực thực hiện quy trình nhân giống hiện đã có đường điện hạ thế 03 pha, cung
18


cấp điện phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất, cho đến hiện tại nguồn điện này vẫn chưa qua
sửa chữa.
2.1.4.
Cơ sở vật chất
Vùng thực hiện quy trình nhân giống đã có hệ thống nhà màng kiên cố 3.000 m2, nhà
kho, nhà nghỉ, kho lạnh, hệ thống cấp điện nước nội bộ của đơn vị đã được đầu tư từ ngân
sách Nhà nước trong những năm qua. Trong thời gian sắp tới ngân sách Nhà nước tiếp tục
đầu tư (UBND tỉnh đã phê duyệt chủ trương) cơ sở hạ tầng khu nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao Măng Đen giai đoạn 1 với hơn 50.000m2 nhà màng và các công trình phụ trợ.
2.1.5.
Hệ thống tưới, điều khiển
Hệ thống điều khiển tưới, ống tưới nhỏ giọt, hệ thống châm phân... đã được đầu tư
tương đối, đáp ứng đủ nhu cầu triển khai thực hiện quy trình nhân giống.
2.1.6.
Thổ nhưỡng
Bảng phân tích đất tại khu vực triển khai thực hiện quy trình nhân giống như sau:
Bảng 2.1. Kết quả phân tích đất tại khu vực vườn thực nghiệm
Đơn vị
Chỉ
Stt
Phương pháp phân tích
Kết quả
Nhận xét
tính
tiêu
Mùn

OAOC: 2007(967.05)
%
3,25
Trung bình
1
Nts
TCVN: 6498-1999
%
0,134
Trung bình
2
3 P2O5 ts
TCVN: 5815-2001
%
Trung bình
0,11
4 K2O ts
TCVN: 5815-2001
%
0,07
Trung bình
5 P2O5 dt
TCVN: 5815-2001
mg/100g
3,5
Nghèo
TCVN: 5815-2001
mg/100g
Trung bình
6 K2O dt

10,1
++
7
Mg
OAOC: 2007 (2006.03) lđl/100g
0,9
Rất nghèo
8
9

Ca
pHKCL

OAOC: 2007 (2006.03) lđl/100g
2,2
Trung bình
TCVN: 5979-2007
4,92
Chua
(Nguồn: BQL khu nông nghiệp công nghệ cao)
Cùng với nhiệt độ thấp, mưa nhiều nên q trình mùn hóa, khống hóa xảy ra chậm,
làm hạn chế các q trình chuyển hóa chất dinh dưỡng trong đất từ dạng tổng số sang dạng
dễ tiêu chậm. Mưa nhiều với lượng lớn nên đã làm cho q trình rữa trơi các cation kiềm và
kiềm thổ xảy ra mạnh mẽ, hàm lượng canxi, magie trao đổi trong đất thấp. Ngồi ra chúng tơi
tham khảo một số kết quả phân tích đất tại vườn thực nghiệm trước đây cho thấy đất khu vực
vườn thực nghiệm thuộc loại nghèo dinh dưỡng, đất chua.
2.2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN Dự ÁN NHÂN GIỐNG LAN KIM TUYẾN
BẰNG KỸ THUẬT NUÔI CẤY MƠ
2.2.1. Kỹ thuật ni cấy mơ đang được sử dụng
a. Dụng cụ và thiết bị thí nghiệm

Dụng cụ:
Phịng ni cấy mô tại BQL khu nông nghiệp ứng dụng CNC Măng Đen có trang bị
một số các dụng cụ thủy tinh như: Ống đong, pipet, bình tam giác, cốc thí nghiệm, ống
nghiệm, lọ thủy tinh, phễu, bình đun mơi trường, đèn cầy....

19


II ili lii jl i

H|H| H m 0 H I f ■■■

Hình 2.2: Một số dụng cụ dùng trong ni cấy tại BQL khu nông nghiệp ứng dụng
CNC Măng Đen
Dụng cụ dùng trong nuôi cấy bao gồm: Dao, kéo, panh, que cấy, kẹp, lưỡi dao, hộp
nhiệt thanh trùng... tất cả đều làm bằng thép không gỉ, độ dài tùy thuộc vào độ dài của bình
và ống nghiệm ni cấy. Các dụng cụ có thể khử trùng bằng nồi hấp hoặc tiệt trùng kỹ
bằng đèn cồn trước khi sử dụng.
Thiết bị:
- Phòng rửa, sấy, hấp dụng cụ và sản xuất nước cất:

Máy cất nước

Nồi hấp khử trùng

Tủ sấy đối lưu cưỡng bức

Máy chiết chai tự động

Máy rửa bình chai lọ

- Phịng chuẩn bị mơi trường ni cấy

Cân kỹ thuật

Cân phân tích

Máy khuấy từ gia nhiệt

Máy đo PH/ nhiệt độ để bàn

Lị vi sóng

Bếp điện 2 chỗ + Nồi inox 10 lít + Nồi inox 1 lít

Bể ổn nhiệt 4 - 6 vị trí

Tủ lọc khí độc

Tủ lạnh thường

Tủ mát bảo quản hóa chất

Micropipette

Máy hút ẩm

Tủ đựng hóa chất có quạt
- Phịng cấy vơ trùng

Tủ cấy vi sinh


Thiết bị khử trùng điện
20


Ống đựng dụng cụ

Quạt thơng gió

Máy hút ẩm

Đèn UV gắn tường
- Phịng ni cấy

Giàn ni cấy

Máy đo cường độ ánh sáng

Nhiệt ẩm kế

Máy hút ẩm cơng nghiệp

Tủ ấm

Kính hiển vi soi nổi
b. Môi trường nuôi cấy đang được áp dụng
Môi trường dinh dưỡng phải có đầy đủ các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết cho sự
phân chia, phân hoá tế bào cũng như sự sinh trưởng bình thường của cây.
Từ những năm 1933, Tukey đã nghiên cứu tạo ra mơi trường ni cấy thực vật, cho đến
nay đã có rất nhiều loại môi trường khác nhau được sử dụng cho mục đích này, trong đó có

một số mơi trường cơ bản được sử dụng rất phổ biến như MS (Murashige&Skoog, 1962) , LS
(Linsmainer và Skoog, 1%5)... Môi trường MS (Murashige&Skoog, 1962) là môi trường
được sử dụng rộng rãi nhất trong nuôi cấy mô của tế bào thực vật, môi trường MS thích hợp
cho cả thực vật 1 lá mầm, 2 lá mầm. Mơi trường Gramborg (1965) cịn gọi là B5 dùng thử
nghiệm trên đậu tương, được sử dụng trong tách và nuôi tế bào trần.
Thành phần dinh dưỡng của mơi trường ni cấy mơ đóng vai trị quyết định đến sự
thành công hay thất bại của nuôi cấy tế bào và mô thực vật. Mỗi một loại vật liệu nuôi cấy
hay loại cây khác nhau cần những thành phần mơi trường thích hợp để phù hợp với mục đích
việc ni cấy mơ tế bào thực vật.
Nhìn chung, mơi trường nuôi cấy mô tế bào thực vật gồm các thành phần cơ bản sau:
- Các khoáng đa lượng
- Các khoáng vi lượng
- Nguồn cacbon
- Các vitamin
- Amino acid và các nguồn cung cấp nitrogen khác
- Các chất điều hòa sinh trưởng.
- Các chất bổ sung khác: nước dừa, dịch chiết nấm men, than hoạt tính, Agar
Khống đa lượng:
Các khống đa lượng bao gồm các nguyên tố khoáng được sử dụng ở nồng độ trên 30
ppm tức là 30mg/l. Những nguyên tố đó là:
N, Fe, P, K, Ca, Mo. Riêng Na và Cl cũng được sử dụng trong một vài loại mơi trường,
nhưng chưa rõ vai trị của chúng
Nitrogen: Mơ, tế bào thực vật có thể sử dụng nitrogen khống như ammonium và
nitrate. Tỷ lệ ammonium và nitrat thay đổi tùy theo loại cây và trạng thái phát triển của mô.
Nitrogen được cung cấp dưới NO3 -, NH4+.[1]


21



Khoáng vi lượng:
Cu, Zn, Mn, Bo, I, Co là các nguyên tố vi lượng thường được dùng trong môi trường
nuôi cấy mô tế bào thực vật. Các nguyên tố này đóng vai trị quan trọng trong các hoạt động
của enzyme. Chúng được dùng với nồng độ thấp hơn nhiều so với các nguyên tố đa lượng.
Các dung dịch vi lượng thường dùng là: Nistch (1951), Heller (1953), Murashige - skoog
(1962).[4]
Nguồn cacbon:
Trong ni cấy mơ TBTV, các mẫu ni cấy nói chung không thể quang hợp hoặc
quang hợp ở cường độ rất thấp, vì vậy trong mơi trường ni cấy cần bổ sung các hợp chất
hydratcacbon. Nguồn hydratcacbon được sử dụng phổ biến là đường 13 saccarozơ với hàm
lượng từ 2-6% (W/V). Những loại đường khác như fructose, glucose, maltose, sorbitol...rất ít
dùng. [4]
Các vitamin:
Thông thường thực vật tổng hợp các vitamin cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển
của chúng. Thực vật cần vitamin để xúc tác các quá trình biến dưỡng khác nhau. Khi tế bào
và mô được nuôi cấy invitro một vài vitamin trở thành yếu tố giới hạn sự phát triển của
chúng.
Các vitamin thường được sử dụng nhiều nhất trong nuôi cấy mô là: thiamine (B1), acid
nicotinic (PP), pyridoxine (B6) và myo-inositol. Thiamine là một vitamin căn bản cần thiết
cho sự tăng trưởng của tất cả các tế bào. Thiamine thường được sử dụng với nồng độ từ 0,1 10mg/l. Acid nicotini và pyridixine thường được bổ sung vào môi tường nuôi cấy nhưng
cũng không cần thiết cho sự tăng trưởng của nhiều loài thực vật. Acid nicotinic được sử dụng
với nồng độ từ 0,1 - 5 mg/l. Pyrdoxine thường được sử dụng với nồng độ 0,1 - 10mg/l. Myoinositol thường được pha chung với dung dịch mẹ của vitamin. Mặc dù đây là một
cacbonhydrate chứ không phải là vitamin nhưng nó cũng được chứng minh là kích thích sự
tăng trưởng tế bào đa số lồi thực vật.
Các vitamin khác như biotine, acid folic, acid ascorbic, panthothenic acid, vitamin E ...
cũng được sử dụng trong một số môi trường nuôi cấy. Inositol cũng được đề cập tới như một
loại vitamin có tác dụng kích thich sự sinh trưởng và phát triển của cây một cách đáng kể.[2]
Inositol cũng được đề cập tới như một loại vitamin có tác dụng kích thich sự sinh
trưởng và phát triển của cây một cách đáng kể. [8]
Amino acid và các nguồn cung cấp nitrogen khác:

Mặc dù tế bào có khả năng tổng hợp tất cả các aminoacid cần thiết nhưng sự bổ sung
các aminoacid vào môi trường nuôi cấy là để kích thích sự tăng trưởng của tế bào. Việc sử
dung amino acid đặc biệt quan trọng trong nuôi cấy tế bào và tế bào trần. Amino acid cung
cấp cho thực vật nguồn amino acid sẵn sàng cho nhu cầu của tế bào và nguồn nitrogen này
được tế bào hấp thu nhanh hơn nitrogen vô cơ. [1]
Các nguồn nitrogen thường sử dụng trong nuôi cấy mô TBTV là hỗn hợp amino acid
như casein hydrolysate, L-glutamine, L-asparagine và adnine.
Các chất điều hòa sinh trưởng thực vật:
Chất điều hòa sinh trưởng thực vật là các chất hữu cơ có bản chất hóa học khác nhau
22


được tổng hợp với một lượng rất nhỏ trong các cơ quan, bộ phận nhất định của cây để điều
hòa hoạt động sinh lý cũng như quá trình sinh trưởng và phát triển của cây nhằm duy trì mối
quan hệ hài hòa giữa các cơ quan, các bộ phận trong cơ thể thực vật. Chất điều hòa sinh
trưởng thực vật tham gia vào quá trình phân chia tế bào, phân hóa các mơ, phát sinh phơi, tác
dụng lên chức năng của DNA và RNA làm ảnh hưởng mạnh đến những quá trình chủ yếu của
hoạt động sống thực vật như q trình sinh tổng hợp các enzyme, hơ hấp, dinh dưỡng rễ,
quang hợp . Chính vì vậy chúng có tác dụng điều hòa sinh trưởng phát triển của cây.
Các chất điều hòa sinh trưởng bao gồm những chất sau: Auxin là chất điều hòa sinh
trưởng được nghiên cứu đầu tiên với việc xác định cấu trúc hóa học đầu tiên vào năm 1934.
Auxin là chất xúc tác cho sự sinh trưởng của cây trồng, có phổ hoạt động rộng hơn giberelin.
Tác động sinh lý của auxin đối với thực vật rất phức tạp. Các mơ thực vật khác nhau có phản
ứng khác nhau đối với tác động của auxin. Hoạt động của auxin tùy thuộc vào nồng độ và sự
tác động tương hỗ giữa chúng với các chất điều hòa sinh trưởng khác. Auxin kết hợp chặt chễ
với các thành phần dinh dưỡng trong mơi trường ni cấy để kích thích sự tăng trưởng của
mơ sẹo, huyền phù tế bào và điều hịa sự phát sinh hình thái, đặc biệt là khi nó được sử dụng
phối hợp với cytokinine. Auxin đẩy mạnh sự sinh trưởng thông qua sự kéo dài tế bào, chúng
có tác dụng làm chậm trễ q trình già hóa, kích thích ra rễ và xúc tiến sự sắp xếp của những
rễ bất định. [1] [5]

Các chất điều hịa sinh trưởng trong nhóm auxin được biết đến như IBA (3Indolbutyric acid); IAA (3-Indolacetic acid); NAA (Naphtalenacecetic acid); 2,4D ( acid 2,4
Dichloropphenoxy acetic).
Cytokinine Cytokine được phát hiện trong quá trình nghiên cứu ni cấy mơ thực vật
vào năm 1945-1955. Nhưng đến năm 1965, Miller mới tách được chất hoạt tính sinh học này
với tên gọi là kinetin, sau đó mới xác định được cấu trúc hóa học của nó. Cytokine là chất
điều hịa sinh trưởng thực vật có tác dụng đẩy mạnh sự sinh trưởng của cây trồng. Cytokinine
có khả năng kích thích sự phân chia tế bào, tính đặc hiệu của nó là kích thích q trình phân
bào giảm nhiễm. Bên cạnh đó cytokinine có vai trị quan trọng trong q trình phân hóa tế
bào và tạo mới các cơ quan. Trong nuôi cấy mô tế bào thực, cytokinine đẩy mạnh quá trình
hình thành chồi mầm trong nhiều mơ bao gồm mơ sẹo. Cytokinine rất có hiêu quả trong vai
trị kích thích tạo chồi trực tiếp hoặc gián tiếp trên thực vật nguyên vẹn cũng như trên mô
thực vật nuôi cấy mô. [3]
Các chất bổ sung khác:
Nước dừa đã được xác định là rất giàu các hợp chất hữu cơ, chất khống và chất kích
thích sinh trưởng. Nước dừa đã được sử dụng để kích thích phân hóa và nhân nhanh chồi ở
nhiều loại cây. Nước dừa thường được lấy từ quả dừa để sử dụng tươi hoặc sau bảo quản.
Nước dừa thường sử dụng với nồng độ 5- 20% thể tích mơi trường, kích thích phân hóa và
nhân nhanh chồi. [2]
Dịch chiết nấm men Có tác dụng kích thích sự sinh trưởng và phát triển của mơ và tế
bào. Dịch chiết nấm men là chế phẩm thường dùng trong nuôi cấy vi sinh vật, mô tế bào
động vật với nồng độ thích hợp. Ngồi ra, có thể sử dụng dịch thủy phân casein hydrolyase
(0,1- 1%) hoặc bột chuối với hàm lượng 40g bột tăng cường sự phát triển của mô sẹo hay cơ
23


quan nuôi cấy.
Agar Trong môi trường nuôi cấy đặc, người ta thường sử dụng agar để làm rắn hố mơi
trường. Nồng độ agar sử dụng thường là 0,6- 10%, đây là loại tinh bột đặc chế từ rong biển
để tránh hiện tượng mơ chìm trong mơi trường hoặc bị chết vì thiếu O 2 nếu ni trong mơi
trường lỏng và tĩnh.

Than hoạt tính Thường được dùng để hấp thụ các chất màu, các hợp chất phenol, các
sản phẩm trao đổi chất thứ cấp... Trong trường hợp những chất đó có tác dụng gây ức chế
sinh trưởng của mẫu nghiên cứu. Mặt khác, khi bổ sung vào môi trường, than hoạt tính làm
thay đổi mơi trường ánh sáng do mơi trường trở nên sẫm vì vậy có thể kích thích q trình
tạo rễ, một số trường hợp cịn có tác dụng thúc đẩy phát sinh phơi vơ tính và kích thích sinh
trưởng phát sinh cơ quan ở các loài cây gỗ. Tuy nhiên, than hoạt tính lại làm giảm hiệu quả
của các chất điều hoà sinh trưởng. Nồng độ than hoạt tính thường sử dụng từ 0,2 - 0,3 %
(w/v).
Tại BQL khu nông nghiệp ứng dụng CNC Măng Đen, Môi trường nhân nhanh giống
LKT có 02 mơi trường chính là mơi trường nhân nhanh thể chồi mắt đốt ngang thân LKT và
môi trường nhân nhanh cây (ngọn) LKT. Để pha được 02 môi trường sống này cần phải pha
dung dịch stock MS.
Sau khi pha chế được môi trường Stock MS tiến hành nấu dung dịch đến khi sơi và rót
vào các chai thủy tinh đã được hấp tiệt trùng để đem hấp tiệt trùng với 2000W trong thời gian
2 giờ đồng hồ.

24


Sau khi hấp tiệt trùng môi trường nuôi cấy sẽ được rót vào các bao bì ni lơng trong mơi
trường vơ trùng và để đơng.

Hình 2.3: hình ảnh mơi trường sống của LKT
Môi trường MS là tên của loại môi trường tổng hợp được pha sẵn, là tên viết tắt
của Murashige and Skoog medium, được phát minh bởi nhà khoa học thực vật Toshio
Murashige và Skoog Folke K. vào năm 1962 khi Murashige đang tìm kiếm một loại hormone
mới.
Mơi trường MS pha sẵn có 2 dạng đó là bột và nước. Ở dạng bột, hiện tại loại đang
được sử dụng phổ biến đó là Duchefa, SIGMA. Mỗi lần pha chỉ cần lấy 4,4g cho 1 Lít nước.
Ở dạng nước, BQL khu nơng nghiệp ứng dụng CNC Măng Đen tích hợp MS theo dạng stock.

Thông thường, mỗi lần lấy 1ml MS cho 1L môi trường.
Hiện nay MS pha sẵn được sử dụng cho sản xuất cây chuối mô, tiêu, đinh lăng, cây
vani, lan Kim tuyến, Mỗi lần pha ta chỉ bổ sung thêm than hoạt tính, kích thích tố và điều
chỉnh pH.
Những ưu điểm của môi trường MS:
25


×