Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi pham tội quy định trong bộ luật hình sự việt nam lý luận và thực tiễn tại huyện ngọc hồi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.51 KB, 50 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

The University

HOÀNG THỊ THU HIỀN

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TRÁCH NHIỆM HÌNH Sự CỦA NGƯỜI DƯỚI 18
TUỔI TRONG LUẬT HÌNH Sự VIỆT NAM - LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN TẠI HUYỆN NGỌC HỒI

Kon Tum, tháng 05 năm 2020

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM
• • ___________•___________■__________•_______

The University


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TRÁCH NHIỆM HÌNH Sự CỦA NGƯỜI DƯỚI 18
TUỔI TRONG LUẬT HÌNH Sự VIỆT NAM - LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN TẠI HUYỆN NGỌC HỒI
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : NGUYỄN THỊ TRÚC PHƯƠNG
SINH VIÊN THỰC HIỆN : HOÀNG THỊ THU HIỀN
LỚP
: K10LK1
MSSV
:16152380107031



Kon Tum, tháng 05 năm 2020


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................... iii
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: ĐƠN VỊ THỰC TẬP .....................................................................4
1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ..............................................4
1.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN
DÂN HUYỆN NGỌC HỒI............................................................................................5
1.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN HUYỆN NGỌC
HỒI
......................................................................................................................................... 8
1.4. ĐÔI NÉT VỀ NỘI DUNG CÔNG VIỆC TRONG ĐỢT THỰC TẬP..............8

CHƯƠNG II.MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI VÀ
NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ VẤN ĐỀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH
PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI TRONG BỘ LUẬT
HÌNH SỰ NĂM 2015 ............................................................................................10
2.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA NGƯỜI
DƯỚI 18 TUỔI .............................................................................................................10
2.1.1 Khái niệm, đặc điểm của người dưới 18 tuổi....................................................10
2.1.2 Các hành vi vi phạm pháp luật hình sự của người dưới 18 tuổi .......................11
2.1.3 Trách nhiệm hình sự của người dưới 18 tuổi phạm tội.....................................14
2.2 XÁC ĐỊNH TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI
PHẠM TỘI.....................................................................................................................16
2.2.1 Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm
tội..16
2.2.2. Quy định vấn đề quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong

Bộ luật Hình sự 2015 ......................................................................................................24
2.3 NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015 ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ
SUNG NĂM 2017 ..........................................................................................................28

CHƯƠNG III.TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI ... 34
THỰC TIỄN TẠI HUYỆN NGỌC HỒI - TỈNH KON TUM............................34
3.1. THỰC TRẠNG XỬ LÝ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI
18 TUỔI TẠI HUYỆN NGỌC HỒI ............................................................................. 34
3.1.1. Thực trạng ......................................................................................................34
3.1.2. Một số vụ án điển hình áp dụng thành cơng về quyết định trách nhiệm hình sự
đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trên địa bàn huyện Ngọc Hồi .................................34
3.2. NHỮNG KHĨ KHĂN, VƯỚNG MẮC TRONG XỬ LÝ TRÁCH NHIỆM
HÌNH
SỰ TẠI CÁC CƠ QUAN TỐ TỤNG HUYỆN NGỌC HỒI ......................................41
3.2.1 Nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật của người dưới 18 tuổi .......42
3.2.2. Nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong việc áp dụng những quy định của
pháp luật vào thực tiễn ....................................................................................................43

1


3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP...........................................................................................43
3.3.1 Một số giải pháp hạn chế tình trạng người chưa thành niên phạm tội: ............43
3.3.2 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyết định hình phạt đối với người
chưa thành niên phạm tội: .............................................................................................. 44
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 46
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
BÁO CÁO CÔNG VIỆC HÀNG THÁNG TẠI ĐƠN VỊ THỰC TẬP

BẢNG ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI ĐƠN VỊ TIẾP NHẬN

2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT
VKSND
KSV
KS
KSXX
BLHS
BLTTHS

NGHĨA
Viện kiểm sát nhân dân
Kiểm sát viên
Kiểm sát
Kiểm sát xét xử
Bộ luật hình sự
Bộ luật tố tụng hình sự


MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Trên thực tế tồn tại khơng ít những đối tượng vi phạm pháp luật, và một trong những
đối tượng đáng lo ngại nhất hiện nay là đối tượng người chưa thành niên phạm tội.Trên
thực tế tồn tại khơng ít những đối tượng vi phạm pháp luật, và một trong những đối tượng

đáng lo ngại nhất hiện nay là đối tượng người chưa thành niên phạm tội. Năm 2019 gần
đây nhất, trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã xảy ra gần 200 vụ phạm pháp hình sự, 48 vụ là do
người dưới 18 tuổi thực hiện trong đó địa bàn huyện Ngọc Hồi xảy ra 2 vụ. Tình trạng
phạm tội ở Việt Nam đang diễn ra rất phức tạp. Việc giải quyết vấn đề này để giữ nghiêm
trật tự an toàn xã hội và ổn định chính trị song đây cũng là một vấn đề hết sức phức tạp.
Như chúng ta đều biết, người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ về thể
chất, tâm sinh lí, chưa thể nhận thức đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi
mà mình thực hiện. Nhận thức của họ thường non nớt, thiếu chính chắn và đặc biệt họ dễ
bị kích động, lôi kéo bởi những người xung quanh, nếu ở môi trường xấu và khơng được
chăm sóc giáo dục chu đáo, người chưa thành niên dễ bị ảnh hưởng thói hư tật xấu dẫn
đến phạm pháp. Bên cạnh đó, so với người đã thành niên thì ý thức phạm tội của người
chưa thành niên nói chung cịn thụ động và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, họ dễ từ bỏ sự
giáo dục của xã hội, nhà trường cũng như gia đình để tham gia vào việc vi phạm pháp luật.
Do vậy, không thể coi người chưa thành niên phạm tội phải chịu trách nhiệm Hình sự
giống như người đã thành niên. Chính vì thế, hình phạt áp dụng với người chưa thành niên
phạm tội phải nhẹ hơn so với người đã thành niên.
Vấn đề không phải chỉ đơn giản là xử một vụ án, trừng phạt một tội phạm nào đó,
điều quan trọng là phải tìm ra mọi cách để làm giảm bớt những hành vi vi phạm pháp luật
và tốt hơn hết là ngăn ngừa đừng để các hành vi đó xảy ra.Vì vậy mà Bộ luật hình sự Việt
Nam năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017 đã dành nguyên một chương riêng (Chương XII)
quy định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
Đây là cơ sở pháp lý để áp dụng khi xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội.
Tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng các quy định này đã nảy sinh nhiều vướng mắc và bất
cập. Qua quá trình nghiên cứu lý luận và thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật
hình sự trong việc quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, tôi thấy,
những người tiến hành tố tụng không những phải nắm vững các quy định của pháp luật,
tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội mà còn phải có
kiến thức hiểu biết nhất định về đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi chưa thành niên để phục
vụ cho việc xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Hơn nữa, xã hội đang trong quá
trình quá độ, nền kinh tế thay đổi nhanh chóng hiện nay, tình hình người chưa thành niên

phạm tội diễn biến ngày càng phức tạp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội ngày
càng gia tăng. Chính vì vậy, trước những đòi hỏi của cuộc đấu tranh phòng ngừa,chống tội
phạm và chống vi phạm pháp luật, việc nghiên cứu sâu về hình phạt đối với người dưới 18
tuổi phạm tội trong pháp luật hình sự Việt Nam là vấn đề có ý nghĩa sâu sắc cả về mặt lý
luận cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật.Từ đó tơi đi đến quyết định chọn đề tài "trách

1


nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi pham tội quy định trong Bộ luật Hình sự Việt
Nam -lý luận và thực tiễn tại huyện Ngọc Hồi" cho bài BCTT tốt nghiệp của mình.
2. Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi, mục đích và phương pháp nghiên cứu:
2.1.
Đối tượng:
Bài chủ yếu tập trung nghiên cứu:
+ Nghiên cứu thực trạng về trách nhiệm hình sự của cơ quan tiến hành tố tụng đối
với người dưới 18 tuổi phạm tội thông qua những vụ án liên quan người dưới 18 tuổi
phạm tội trong những năm gần đây.
+ Nghiên cứu các quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 về trách nhiệm
hình sự người dưới 18 tuổi phạm tội
2.2.
Nhiệm vụ:
Bài nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng của việc quyết định hình phạt
đối với người chưa thành niên phạm tội quy định trong Bộ luật Hình sự 2015.
2.3.
Phạm vi:
Trong bài có tập trung nghiên cứu các vấn đề: khái quát chung về người dưới 18
tuổi, những quy định của pháp luật hình sự năm 2015 về trách nhiệm hình sự của người
dưới 18 tuổi phạm tội, những nét mới của BLHS 2015 so với BLHS 1999 và BLHS 2015
được sửa đổi bổ sung năm 2017, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp hạn chế của hành vi

phạm pháp do người dưới 18 tuổi thực hiện trên thực tế, hoàn thiện pháp luật và nâng cao
hiệu quả công tác của kiểm sát viên trong thực tế áp dụng.
2.4.
Mục đích:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và áp dụng thực tiễn của việc quyết định hình phạt đối
với người dưới 18 tuổi phạm tội trong các cơ quan tiến hành tố tụng, bài này góp phần làm
sáng tỏ các quy định của pháp luật hình sự về việc quyết định hình phạt đối với các vụ án
mà bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi để áp dụng vào thực tiễn công tác nghề nghiệp
nhằm đạt chất lượng và hiệu quả cao nhất, đồng thời đưa ra một số thực trạng đối với việc
áp dụng các quy định này và đề xuất hướng giải quyết.
2.5.
Phương pháp:
Tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích, so sánh,
tổng hợp, thống kê... Qua đó nghiên cứu rút ra những thành tựu cũng như những tồn tại,
hạn chế của việc quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội nhằm tìm ra
nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó. Trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị, giải
pháp khắc phục những hạn chế này.
3. Cơ sở khoa học của đề tài
3.1.
Cơ sở lý luận:
Phương pháp luận và phép duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh.
3.2.
Cơ sở thực tiễn:
Tình hình thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về trách nhiệm hình sự đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội trong địa bàn cả nước mà đặc biệt là trong địa bàn huyện

2



Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum những năm gần đây.
3.3.
Kết cấu báo cáo:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Đơn vị thực tập.
Chương 2: Một số vấn đề chung về người dưới 18 tuổi và những quy định của pháp
luật về vấn đề quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong Bộ luật hình
sự năm 2015.
Chương 3: Trách nhiệm hình sự của người dưới 18 tuổi và thực tiễn tại huyện Ngọc
Hồi - tỉnh Kon Tum.

3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
- Tên đơn vị: Viện kiểm sát nhân dân huyện Ngọc Hồi.
- Địa chỉ: 600 Trần Phú, Thị trấn PleiKần,Huyện Ngọc Hồi, Tỉnh Kon Tum.
- Điện thoại :02603832128
Ngày 26/7/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 20-LCT công bố Luật Tổ chức
Viện kiểm sát nhân dân và ngày này cũng chính là ngày thành lập ngành Kiểm sát nhân
dân. Theo quy định của Hiến pháp Việt Nam, Viện kiểm sát nhân dân là một hệ thống cơ
quan Nhà nước độc lập trong cơ cấu tổ chức bộ máy của các cơ quan Nhà nước.
Tháng 10/1991, tỉnh Kon Tum được tái lập trên cơ sở chia tách tỉnh Gia Lai - Kon
Tum thành 2 tỉnh Gia lai và Kon tum. Cùng với sự tái lập tỉnh Kon tum, VKSND tỉnh Kon
tum được thành lập theo quyết định số 88/QĐ-TC ngày 21/8/1991 của Viện trưởng
VKSND tối cao. Bộ máy làm việc và tổng biên chế cán bộ được thực hiện theo quyết định
số 115/V9 ngày 20/9/1991 của VKSND tối cao.

Khi mới thành lập, cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ của VKSND tỉnh Kon tum còn
nhiều thiếu thốn, bất cập. Dưới sự chỉ đạo của VKSND tối cao và Tỉnh ủy Kon tum; Ban
cán sự đảng và tập thể lãnh đạo VKSND tỉnh đã tập trung kiện tồn tổ chức, bộ máy, rà
sốt, sắp xếp đội ngũ cán bộ của các đơn vị trực thuộc và triển khai thực hiện chức năng,
nhiệm vụ theo đúng quy định của Luật tổ chức VKSND. Hoạt động của VKSND 2 cấp
luôn bám sát các nhiệm vụ công tác của ngành KSND và yêu cầu chính trị tại địa phương,
tập trung vào kiểm sát việc chấp hành pháp luật trong các lĩnh vực quản lý sử dụng đất đai,
thuế, chương trình 327, 135, nước sạch nông thôn... Qua kiểm sát đã phát hiện và xử lý
các vi phạm trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội, góp phần quan trọng vào việc củng cố,
tăng cường pháp chế và trật tự pháp luật trên các lĩnh vực. Công tác kiểm sát hình sự đã
phối hợp chặt chẽ với các cơ quan bảo vệ pháp luật kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm
minh hành vi phạm tội, bảo đảm quyền tự do dân chủ và lợi ích hợp pháp của nhà nước, tổ
chức và công dân.
Tổ chức bộ máy, chất lượng cán bộ ngày đầu thành lập:
Khi mới thành lập, bộ máy làm việc của VKSND tỉnh Kon tum có 5 phòng nghiệp
vụ và 6 VKS huyện, thị xã.
* Các phòng nghiệp vụ, gồ m:
- Văn phòng TH&TC-KT.
- Phòng KS chung.
- Phịng KS điều tra và KSXX sơ thẩm án hình sự.
- Phòng KS xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, giam giữ cải tạo và chấp hành án
hình sự.
- Phịng KS xét xử và chấp hành án dân sự.
* Các VKS huy ện, thị xã gồm:
- VKSND thị xã Kon tum thành lập tháng 8/1976.


- VKSND huyện ĐăkGlei thành lập tháng 8/1976.
- VKSND huyện ĐăkTô thành lập tháng 8/1977.
- VKSND huyện Sa thầy thành lập tháng 1/1979.

- VKSND huyện KonPlông thành lập tháng 1/1979.
- VKSND huyện Ngọc hồi thành lập tháng 12/1991.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân huyện Ngọc Hồi
Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan Thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư
pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ
bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ
Xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Phòng 1 (phịng thực hành quyền cơng tố - kiểm sát điều tra hình sự án trị an, kinh
tế, chức vụ) của Viện kiểm sát nhân dân Tỉnh Kon Tum có chức năng tổ chức, chỉ đạo hoạt
động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng
hình sự; kiểm tra, giám sát trong suốt quá trình điều tra, truy tố và ra các quyết định theo
đúng thủ tục tố tụng như: quyết định phân cơng Phó viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát
viên thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng
đối với vụ án hình sự, quyết định khởi tố vụ án hay không khởi tố vụ án, quyết định việc
truy tố, quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, quyết định trưng cầu giám định, quyết
định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm các bản án,
quyết định của Tòa án...(Điều 36 Bộ luật Tố tụng hình sự).
Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình bằng những
cơng tác sau đây.
1. Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra
các vụ án hình sự của các cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến
hành một số hoạt động điều tra;
2. Điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán
bộ thuộc các cơ quan tư pháp;
3. Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử
các vụ án hình sự;
4. Kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hơn nhân và gia đình, hành chính, kinh
tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật;
5. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành bản án, quyết định của Toà

án nhân dân;
6. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo
dục người chấp hành án phạt tù.
Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, Viện kiểm sát nhân dân có
những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; Yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố hoặc thay
đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can;


2. Đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu cơ quan điều tra tiến hành điều tra; trực tiếp tiến
hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật;
3. Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan điều tra thay đổi Điều tra viên theo quy định của
pháp luật; nếu hành vi của Điều tra viên có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố về hình sự;
4. Quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam và các
biện pháp ngăn chặn khác, phê chuẩn, không phê chuẩn các quyết định của cơ quan điều
tra theo quy định của pháp luật;
5. Huỷ bỏ các quyết định trái pháp luật của cơ quan điều tra;
6. Quyết định việc truy tố bị can; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ điều tra,
đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.
Khi thực hành quyền cơng tố trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự, Viện kiểm
sát nhân dân có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Đọc cáo trạng, quyết định của Viện kiểm sát nhân dân liên quan đến việc giải
quyết vụ án tại phiên toà;
2. Thực hiện việc luận tội đối với bị cáo tại phiên toà sơ thẩm, phát biểu quan điểm
về việc giải quyết vụ án tại phiên toà phúc thẩm; tranh luận với người bào chữa và những
người tham gia tố tụng khác tại phiên toà sơ thẩm, phúc thẩm;
3. Phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân về việc giải quyết vụ án tại
phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm.
Chức năng thực hành quyền công tố (điều 3 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân
năm 2014) là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện

việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết
tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy
tố, xét xử vụ án hình sự.
Viện kiểm sát nhân dân được thực hành quyền công tố nhằm bảo đảm:
- Mọi hành vi phạm tội, người phạm tội được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét
xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô
tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội;
- Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con
người, quyền công dân trái luật.
Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp (điều 4 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân
dân năm 2014) là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các
hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện
ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong
suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân
sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải
quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định
của pháp luật.
Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát hoạt động tư pháp nhằm bảo đảm:
- Việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; việc


giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh
doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt
động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác được thực hiện đúng quy định của pháp luật;
- Việc bắt, tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù, chế độ tạm giữ, tạm giam, quản lý
và giáo dục người chấp hành án phạt tù theo đúng quy định của pháp luật; quyền con
người và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người
chấp hành án phạt tù không bị luật hạn chế phải được tôn trọng và bảo vệ;
- Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành nghiêm
chỉnh;

Mọi vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp phải được phát hiện, xử lý kịp
thời,nghiêm minh.


1.3 Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân huyện Ngọc Hồi
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN HUYỆN NGỌC HỒI
Viện Trưởng
Nguyễn Xuân Thủy
Phó Viện trưởng

Phó Viện Trưởng

Nguyễn Văn Khanh

Hà Sỹ Thái

Bộ phận Dân
sự, khiếu tố
kinh doanh
thương mại,
hành chính,
lao động

——____J
Bộ phận

Bộ phận
kiểm sát tin
báo, kiểm
sát điều tra,

kiểm sát xét
xử hình sự

Bộ phận
Văn phịng

kiểm sát
tạm giữ,
tạm giam,
THA hình
sự, THA
dân sự

01 chun
viên;
02 kiểm
sát viên

02 kiểm sát
viên

0201
cán
kếbộ
tốn;

02 kiểm
sát viên

1.4. Đơi nét về nội dung công việc trong đợt thực tập

- Cập nhật sổ sách, kiểm sát việc thụ lí giải quyết tin báo tố giác tội phạm của Công
an huyện Ngọc Hồi.
- Phụ giúp KSV lập phiếu thống kê, phiếu kiểm sát bản án, báo cáo xét xử vụ án,
phiếu thống kê tội phạm.
- Sang Tịa án nhân dân huyện Ngọc Hồi kí thống kê liên ngành, giao một số giấy tờ
trong hồ sơ.
- Cùng KSV Hoàng Ngọc Oanh lấy lời khai bị can.
- Tham dự phiên tòa xét xử sơ thẩm tại Tòa án nhân dân huyện Ngọc Hồi.
- Cùng KSV đi tham gia khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm phương tiện, khám
nghiệm tử thi.
- Cùng kiểm sát viên đi kiểm sát trực tiếp tin báo, tố giác về tội phạm tại Công an
huyện Ngọc Hồi.
- Cùng Kiểm sát viên tham gia kiểm sát tại nhà tạm giữ Công an huyện Ngọc Hồi.
- Phụ giúp kiểm sát viên đóng dấu bút lục, nghiên cứu hồ sơ án dân sự.
- Đi cùng Kiểm sát viên Lương Văn Bình tham gia hoạt động kiểm sát tại nhà tạm


giữ Công an huyện Ngọc Hồi.
- Phụ giúp KSV cập nhật sổ thụ lý kiểm sát thi hành án dân sự đối với các quyết định
Thi hành án do Chi cục thi hành án dân sự huyện Ngọc Hồi ban hành.
- Phụ giúp KSV nhập thống kê tội phạm theo tháng vào thống kê trên máy.
> Qua quá trình thực tập thì bản thân tơi nhận thấy rằng:
- Được tiếp cận, nghiên cứu, cập nhật thông tin của nhiều hồ sơ án mới.
- Mức độ đi khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, khám nghiệm phương
tiện giao thông cùng kiểm sát viên được thực hiện nhiều hơn.
- Thành thạo công việc được giao như: lập phiếu thống kê, đánh bút kí phiên tịa, sắp
xếp hồ sơ, đánh trích cứu hồ sơ kiểm sát, nhật ký kiểm sát điều tra..
- Biết cách viết biên bản lời khai, hỏi cung bị can trong một số trường hợp VKS
tham gia lấy lời khai, hỏi cung hoặc phúc cung.
- Hồn thành cơng việc được giao và đúc kết được nhiều kinh nghiệm cho bản thân.

- Học hỏi được nhiều kinh nghiệm, phương pháp làm việc
- Có một kỳ thực tập ý nghĩa tại đơn vị.


CHƯƠNG 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI VÀ NHỮNG QUY
ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ VẤN ĐỀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐỐI
VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ
NĂM 2015
2.1 Một số vấn đề chung về trách nhiệm hình sự của người dưới 18 tuổi
2.1.1
Khái niệm, đặc điểm của người dưới 18 tuổi:
Người dưới 18 tuổi là những người chưa hoàn toàn phát triển đầy đủ về nhân cách,
chưa có đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân. Pháp luật ở mỗi quốc gia quy
định độ tuổi cụ thể của người chưa thành niên.
Điều 1 Công ước quốc tế về quyền trẻ em được Đại hội đồng Liên hợp quốc thơng
qua ngày 20/11/1989 có ghi: “Trong phạm vi Cơng ước này, trẻ em có nghĩa là người dưới
18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng đối với trẻ em có quy định tuổi thành niên sớm
hơn”.
Điều 1 Cơng ước quốc tế5 về quyền trẻ em được Đại hội đồng Liên hợp quốc thơng
qua ngày 20/11/1989 có ghi: “Trong phạm vi Cơng ước này, trẻ em có nghĩa là người dưới
18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng đối với trẻ em có quy định tuổi thành niên sớm
hơn”.
Phân tích các quy định trên có thể thấy rằng: người chưa thành niên phạm tội chỉ bao
gồm những người từ đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi (Điều 90 BLHS năm 2015);Người
từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết
người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp
dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi,
tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại (Điều 12 BLHS)6. Như vậy, khái niệm “người

dưới 18 tuổi phạm tội” được quy định trong pháp luật hình sự chủ yếu nhằm xác định tính
chất tội phạm đối với hành vi do người chưa thành niên thực hiện và tạo điều kiện cho việc
áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội sao cho phù hợp với tính chất,
mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà họ đã thực hiện trên cơ sở những đặc điểm
về tâm, sinh lý của họ vào thời điểm họ phạm tội.
Từ những phân tích trên có thể khái niệm:người dưới 18 tuổi phạm tội là người từ đủ
14 tuổi đến dưới 18 tuổi, có năng lực trách nhiệm hình sự chưa đầy đủ do sự hạn chế bởi
các đặc điểm tâm, sinh lý và đã có lỗi (cố ý hoặc vơ ý) trong việc thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm.
Từ định nghĩa khoa học của khái niệm này cho thấy, người dưới 18 tuổi phạm tội
theo pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành mang những dấu hiệu cơ bản sau:
- Từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi
- Có năng lực trách nhiệm hình sự chưa đầy đủ do sự hạn chế bởi các đặc điểm về
tâm, sinh lý
5Điều 1 Công ước quốc tế về quyền trẻ em
6Điều 12 BLHS 2015


- Đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
- Hành vi mà người đó thực hiện là hành vi bị luật hình sự cấm
- Có lỗi (cố ý hoặc vơ ý) trong việc thực hiện hành vi đó
2.1.2
Các hành vi vi phạm pháp luật hình sự của người dưới 18 tuổi
Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017)7
về tuổi chịu trách nhiệm hình sự:
"1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ
những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác."
❖ Hành vi trộm cắp tài sản:
"Điều 173. Tội trộm cắp tài sản8
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới

50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169,
170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là
kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07
năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Trộm cắp tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng
thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15
năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Trộm cắp tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng
thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

7Điều 12 BLHS 2015(sđbs 2017)
8Điều 173 BLHS 2015 trộm cắp tài sản


4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20

năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Trộm cắp tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng
thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng hồn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng."
❖ Hành vi đua xe trái phép:
Hành vi đua xe trái phép sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ Luật hình sự
năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017, như sau:
Điều 266. Tội đua xe trái phép5
1. Người nào đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ
thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02
năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương
cơ thể từ 31% đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ
tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%;
c) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này,
chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000
đồng đến 150.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01
người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương
cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ
tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
đ) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý khôngcứu giúp người

bị nạn;
e) Tham gia cá cược;
g) Chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng hoặc người
có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép;
h) Đua xe nơi tập trung đông dân cư;
i) Tháo dỡ các thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua;
k) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10
năm:
a) Làm chết 02 người;
5

Điều 266 BLHS 2015 tội đua xe trái phép

12


b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương
cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ
tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15
năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương
cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ
tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

5. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
❖ Hành vi cố ý gây thương tích:
Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 20176 quy định về Tội cố ý gây thương
tíchhoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06
tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây
nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau
hoặc người khác khơng có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người ni dưỡng, chữa
bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang
chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện
pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo
dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

6

Điều 134 BLHS 2015 tội cố ý gây thương tích

13



i) Có tính chất cơn đồ;
k) Đối với người đang thi hành cơng vụ hoặc vì lý do cơng vụ của nạn nhân.
2.1.3
Trách nhiệm hình sự của người dưới 18 tuổi phạm tội
Người chưa thành niên phạm tội là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là phạm tội. Đây là chủ thể của tội phạm nhưng cũng
là đối tượng được bảo vệ đặc biệt.
a.Thứ nhất,về nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội:
1. Giáo dục là chính;
2. Có thể miễn trách nhiệm hình sự cho người chưa thành niên nếu:
- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi: phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm
trọng (trừĐiều 134; Điều 141; Điều 171; Điều 248; Điều 249; Điều 250; Điều 251; Điều
252; Khi phạm phải các tội này thì người từ đủ 16 đến dưới 18 khơng được miễn trách
nhiệm hình sự mặc dù thỏa mãn một số điều kiện).
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi: phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý quy định
tại khoản 2 Điều 12 của BLHS 2015 (trừ Điều 123; các khoản 4, 5 và khoản 6 Điều 134;
Điều 141; Điều 142; Điều 150; Điều 151; Điều 171; Điều 248; Điều 249; Điều 250; Điều
251; Điều 252. Khi phạm phải các tội này thì người từ đủ 14 đến dưới 16 khơng được
miễn trách nhiệm hình sự mặc dù thỏa mãn một số điều kiện).
Bên cạnh đó cịn phải thỏa mãn thêm các điều kiện như: Có nhiều tình tiết giảm nhẹ;
Tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả;
Tuy được miễn trách nhiệm hình sự nhưng người chưa thành niên phạm tội phải bị áp
dụng các biện pháp giám sát, giáo dục bao gồm: Khiển trách, hòa giải tại cộng đồng, giáo
dục tại xã, phường, thị trấn.
3. Người phạm tội chưa thành niên có thể bị áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại
trường giáo dưỡng.
Cùng với việc quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự, BLHS cũng quy định về xử
lý hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, bao gồm các biện pháp giám sát, giáo dục
áp dụng trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự (trong đó có biện pháp giáo dục

tại xã, phường, thị trấn) và biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng:
- Giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định của BLHS là một trong các biện
pháp giám sát, giáo dục áp dụng trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự. Theo
đó, biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình
sự(sau đây gọi là biện pháp giám sát, giáo dục) là các biện pháp được quy định tại Mục 2
Chương XII của BLHS số 100/2015/QH13, đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo
Luật số 12/2017/QH14, bao gồm: khiển trách, hòa giải tại cộng đồng và giáo dục tại xã,
phường, thị trấn. Theo quy định tại Điều 95 BLHS năm 2015 7 (sửa đổi, bổ sung năm
2017), đối tượng có thể được áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là người
dưới 18 tuổi (người chưa thành niên) phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội
nghiêm trọng thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 91của Bộ luật này;
+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng thuộc trường hợp
7

Điều 95 BLHS 2015

14


quy định tại điểm b khoản 2 Điều 91 của Bộ luật này.
- Biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng: Tịa án có thể áp dụng biện pháp
giáo dục tại trường giáo dưỡng từ 01 năm đến 02 năm đối với người dưới 18 tuổi phạm tội,
nếu thấy do tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do nhân thân và mơi trường sống
của người đó mà cần đưa người đó vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ
- Bản chất: cần phải có 1 kỷ luật chặt chẽ, cần phải cách ly người phạm tội khỏi môi
trường, xã hội để giáo dục, cải tạo họ.
- Điều kiện áp dụng: xem xét tính chất nghiêm trọng của việc phạm tội, nhân thân
người phạm tội, môi trường sống của người phạm tội.
- Thời hạn: 1 đến 2 năm.

- Yêu cầu: Người chưa thành niên phải thực hiện một số nhiệm vụ như: nghĩa vụ về
học tập, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường.
4. Tòa án chỉ áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nếu xét thấy
việc miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các “biện pháp Giám sát, giáo dục”
(Khiển trách, Hòa giải tại cộng đồng, Giáo dục tại xã, phường, thị trấn) hoặc việc áp dụng
“biện pháp Giáo dục tại trường giáo dưỡng” giáo dục, phòng ngừa không hiệu quả.
5. Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình.
6. Hạn chế áp dụng hình phạt tù:Tịa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác khơng
có tác dụng răn đe, phòng ngừa.
7. Cho hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên phạm
tội tương ứng:Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người dưới 18 tuổi phạm tội được
hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương
ứng và với thời hạn thích hợp ngắn nhất.
8. Khơng áp dụng hình phạt tiền với người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi từ đủ
14 đến dưới 16 tuổi.
9. Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
10. Án đã tuyên với người chưa thành niên phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi không
được tính là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm.
b.Thứ hai,các hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên
1. Cảnh cáo: Là hình thức phạt chính, áp dụng độc lập đối với vi phạm hành chính
do người chưa thành niên từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện với lỗi cố ý.
2. Phạt tiền:
- Điều kiện áp dụng: Người chưa thành niên có độ tuổi từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi, có
thu nhập hoặc có tài sản riêng.
- Căn cứ vào tình chất, mức độ nghiêm trọng của tội phạm, tình hình tài chính của
người chưa thành niên, sự biến động của giá cả.
- Mức phạt: không quá mức phạt Bộ luật hình sự quy định.
3. Cải tạo không giam giữ:
- Điều kiện áp dụng: Người chưa thành niên có độ ti từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi

phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng; hoặc phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý hoặc

15


người từ đủ 14-dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý.
- Không bị khấu trừ thu nhập (nếu có)
- Thời hạn: khơng q thời hạn mà điều luật quy định.
4. Tù có thời hạn:
- Điều kiện áp dụng: phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, khơng
đủ điều kiện áp dụng hình phạt khác nhẹ hơn.
- Hình phạt áp dụng với người từ đủ 16 - dưới 18 tuổi:
+ Nếu điều luật quy định hình phạt cao nhất là chung thân hoặc tử hình thì phạt tù
không quá 18 năm tù.
+ Nếu điều luật quy định hình phạt cao nhất là tù có thời hạn thì phạt tù khơng q %
mức phạt.
- Hình phạt áp dụng với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi:
+ Nếu điều luật quy định hình phạt cao nhất là chung thân hoặc tử hình thì phạt tù
khơng q 12 năm.
+ Nếu điều luật quy định hình phạt cao nhất là tù có thời hạn thì phạt tù khơng q số
năm phạt tù.
Thứ ba,xóa án tích:
- Người dưới 18 tuổi bị kết án được coi là khơng có án tích, nếu thuộc một trong các
trường hợp sau đây:
+ Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi;
+ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội
phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý;
+ Người bị áp dụng biện pháp tư pháp
- Người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý
hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì đương nhiên xóa án tích nếu trong thời hạn 03

năm tính từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án
mà người đó khơng thực hiện hành vi phạm tội mới.
2.2 Xác định trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
2.2.1 Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm
tội
Thứ nhất, về nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Chính sách xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội xuất hiện và tồn tại gắn liền
với lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam. Với sự cân nhắc nhiều
yếu tố khác nhau liên quan đến người dưới 18 tuổi phạm tội, việc xử lý người dưới

16


18 tuổi phạm tội có những khác biệt đáng kể so với người đã thành niên phạm tội. Sự khác
biệt này trước hết được thể hiện trong các quy định về trách nhiệm hình sự của người dưới
18 tuổi phạm tội, trong đó quan trọng nhất là quy định về nguyên tắc xử lý đối với người
dưới 18 tuổi phạm tội. Cụ thể, việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội cần phải tuân thủ
các nguyên tắc sau đây:
Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới
18 tuổi và chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở
thành cơng dân có ích cho xã hội. Trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi
phạm tội của người dưới 18 tuổi, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải xác
định khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội,
nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm. Phù hợp với sự thiếu hụt và non nớt về kiến
thức, kinh nghiệm sống của người dưới 18 tuổi cũng như gắn liền với trách nhiệm của toàn
xã hội trong việc giáo dục người dưới 18 tuổi, nguyên tắc này hướng đến trọng tâm của
việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội là giáo dục, giúp đỡ để họ trở thành người có ích
cho xã hội. Đây là nguyên tắc chung, bao trùm và chi phối nội dung các nguyên tắc còn lại
trong xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội, thể hiện tính nhân đạo của hệ thống pháp luật
hình sự nước ta và nó hồn tồn phù hợp với tinh thần của các công ước quốc tế về tư pháp

người dưới 18 tuổi. Nguyên tắc này nhằm mục đích bảo vệ quyền của người dưới 18 tuổi
và vì lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi. Đây được coi là nguyên tắc cốt lõi của tất cả
các hoạt động liên quan đến người dưới 18 tuổi. Điều này đã được ghi nhận tại Điều 3 8 của
Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em.
Các cơ quan có thẩm quyền ưu tiên xem xét áp dụng các biện pháp thay thế xử lý
hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội bao gồm khiển trách, hòa giải tại cộng đồng,
giám sát, giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Như chúng ta đã biết, một trong những nguyên
tắc quan trọng trong việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội đó là phải bảo đảm lợi ích tốt
nhất của các em. Vì vậy, việc lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp với tâm sinh lý lứa
tuổi, tạo mơi trường phát triển bình thường cho người dưới 18 tuổi phạm tội là vô cùng
quan trọng. Trong nhiều trường hợp, việc áp dụng các biện pháp xử lý nằm ngồi hệ thống
tư pháp chính thức, mang tính răn đe, giáo dục xã hội (xử lý chuyển hướng) để áp dụng đối
với người dưới 18 tuổi mang lại hiệu quả mong muốn và đó là một biện pháp tiến bộ mà
hệ thống tư pháp thân thiện với người chưa thành niên đang khuyến khích áp dụng (tại
Điều 40 (3)(b) Côngước quốc tế về Quyền trẻ em đã thể hiện điều này).
Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ trong trường hợp
cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân
thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm. Nguyên tắc này bổ sung cho nguyên tắc
thứ nhất nhằm hạn chế tình trạng trường hợp người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ cần áp dụng
biện pháp xử lý khác nhưng lại bị truy cứu trách nhiệm hình sự và đặc biệt là bị áp dụng
hình phạt. Quy định này địi hỏi sự cân nhắc kỹ của người áp dụng pháp luật khi quyết
định hình thức và biện pháp xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội nhằm hạn chế tác động tiêu
cực của chế tài hình sự, đặc biệt là hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Những
trường hợp mà tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm cũng như nhân thân người phạm
8

Điều 3, Điều 40 Công ước quốc tế về quyền trẻ em

17



tội thể hiện cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụng hình phạt hay biện pháp tư
pháp thì Tịa án vẫn phải lựa chọn biện pháp này.
Khi xét xử, Tịa án chỉ áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nếu xét
thấy việc miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp xử lý chuyển
hướng hoặc việc áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng khơng bảo
đảm mục đích giáo dục, phịng ngừa.
Khơng xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
Trong hệ thống hình phạt ở nước ta, đây là hai hình phạt thể hiện tính trừng trị cao nhất:
Một hình phạt mang tính chất là tước tự do suốt đời và một hình phạt tước quyền sống của
người bị kết án. Với tính chất đó, các hình phạt này chỉ được áp dụng trong những trường
hợp hành vi phạm tội và nhân thân người phạm tội cho thấy người đó khó hoặc khơng cịn
khả năng cải tạo, giáo dục. Những hình phạt này trái với đường lối xử lý chung đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội.
Tịa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi
xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác khơng có tác dụng răn đe, phịng ngừa.
Khi xử phạt tù có thời hạn, Tịa án cho người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng mức án
nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng và trong thời
gian thích hợp ngắn nhất. Quy định này phù hợp với đánh giá về sự thiếu hoàn thiện trong
nhận thức và kinh nghiệm sống của người dưới 18 tuổi và cũng là biểu hiện của đường lối
xử lý khoan hồng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nhằm hạn chế tác động tiêu cực của
môi trường trại giam đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Đồng thời, quy định này cũng là
sự thể chế hóa các ngun tắc cơ bản của tư pháp hình sự người dưới 18 tuổi được ghi
nhận trong Công ước quốc tế về Quyền trẻ em, theo đó, khơng có trẻ em nào bị tước quyền
tự do một cách bất hợp pháp hoặc tùy tiện ở bất kỳ giai đoạn nào của q trình tư pháp
người dưới 18 tuổi.
Khơng áp dụng hình phạt tiền đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội.
Người trong độ tuổi này thường chưa tham gia lao động để có tài sản nên việc hiểu đún g
giá trị tài sản đối với cuộc sống cịn hạn chế. Việc áp dụng hình phạt tiền đối với họ có thể
khơng phát huy được hiệu quả giáo dục, cải tạo của loại hình phạt này.

Khơng áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Các hình phạt
được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ là các hình phạt chính. Quy định này
phù hợp với ngun tắc tiết chế hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
Án đã tuyên đối với người chưa đủ 16 tuổi thì khơng tính để xác định tái phạm hoặc
tái phạm nguy hiểm. Quy định này thể hiện tính khoan hồng cao hơn trong xử lý hình sự
người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội so với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
Thứ hai, về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự của người dưới 18 tuổi
Tinh thần xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội phải thể hiện sâu sắc tính nhân
đạo, vì vậy, tại Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 20159 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định:
“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ
những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
9Điều 12 BLHS 2015

18


2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm
rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123,
134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252,
265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này”.
Trong tương quan so sánh với Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 1999 10 quy định tuổi
chịu trách nhiệm hình sự: “1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về
mọi tội phạm. 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng” thì Bộ
luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã thu hẹp phạm vi các tội phạm mà
người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự, theo đó người từ đủ 14
tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại 28 điều luật. Việc quy định này thể hiện rõ chính
sách hình sự khoan hồng, nhân đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong xử lý đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội nhằm bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ

yếu nhằm mục đích giáo dục họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành cơng
dân có ích cho xã hội.
Thứ ba, về trách nhiệm hình sự của người dưới 18 tuổi ở giai đoạn chuẩn bị
phạm tội
Điều 14 Bộ luật Hình sự năm 201511 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định:
“1. Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn cơng cụ, phương tiện hoặc tạo ra
những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm, trừ
trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm quy định tại Điều 109, điểm a khoản 2
Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 của Bộ luật này.
2. Người chuẩn bị phạm tội quy định tại một trong các điều 108, 109, 110, 111, 112,
113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 123, 134, 168, 169, 207, 299, 300, 301, 302,
303 và 324 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội quy định tại Điều 123,
Điều 168 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự”.
Thay vì người dưới 18 tuổi chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng, một tội đặc biệt
nghiêm trọng phải chịu trách nhiệm hình sự, thì hiện nay người 18 tuổi chuẩn bị phạm tội
phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp chuẩn bị phạm tội đối với các tội phạm
quy định tại 25 điều luật của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Bên
cạnh đó, đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội giết người hoặc
tội cướp tài sản thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Ngồi ra, Bộ luật Hình sự năm 2015
(sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã quy định theo hướng mở rộng phạm vi loại tội phạm mà
người dưới 18 tuổi có thể phải chịu trách nhiệm hình sự ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội,
điều đó có nghĩa người dưới 18 tuổi khơng chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với việc
chuẩn bị phạm tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng mà có thể cịn phải chịu
trách nhiệm hình sự đối với việc chuẩn bị phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng.
10Điều 12 BLHS 1999
11Điều 14 BLHS 2015

19



Quy định này nhằm thể chể hóa nguyên tắc mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp
thời, xử lý nhanh chóng, cơng minh theo đúng pháp luật, đồng thời, đáp ứng thực tiễn cơng
tác đấu tranh phịng, chống tội phạm trong những năm sắp tới.
Thứ tư, về các biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự
Như chúng ta đã biết, một trong những nguyên tắc quan trọng trong việc xử lý người
dưới 18 tuổi phạm tội đó là phải bảo đảm các lợi ích tốt nhất của các em. Vì vậy, việc lựa
chọn phương pháp xử lý phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, tạo mơi trường phát triển bình
thường cho người dưới 18 tuổi phạm tội là vô cùng quan trọng. Trong nhiều trường hợp,
việc áp dụng các biện pháp xử lý nằm ngồi hệ thống tư pháp chính thức, mang tính răn
đe, giáo dục xã hội (xử lý chuyển hướng) để áp dụng đối với người dưới 18 tuổi mang lại
hiệu quả mong muốn và đó là một địi hỏi của Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em
và các chuẩn mực quốc tế khác mà Việt Nam là thành viên. Cách thức xử lý không viện
dẫn đến các thủ tục tố tụng chính thức đối với người dưới 18 tuổi phạm tội đang được sử
dụng phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới, đã và đang đem lại nhiều hiệu quả trong
việc giáo dục và phòng ngừa tội phạm vị thành niên cũng như đảm bảo lợi ích cộng đồng.
Trong bối cảnh hiện nay, tình hình người dưới 18 tuổi phạm tội đang có chiều hướng
gia tăng và diễn biến phức tạp, tỷ lệ tái phạm tương đối cao, thực tiễn áp dụng những quy
định về tư pháp hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội gặp nhiều khó khăn, vướng
mắc. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển và thay đổi nhanh chóng về mọi mặt kinh tế, xã
hội, văn hóa, đối ngoại hiện nay và trước những yêu cầu hội nhập quốc tế theo hướng bảo
vệ tốt hơn nữa cho người dưới 18 tuổi phạm tội, hệ thống tư pháp hình sự của Việt Nam đã
bộc lộ một số hạn chế nhất định như các biện pháp thay thế xử lý chính thức chưa được
quan tâm, các quy định chưa thực sự bảo đảm vì lợi ích tốt nhất của trẻ em và tính thân
thiện trong quy trình tố tụng cũng như yêu cầu của các chuẩn mực quốc tế về bảo vệ trẻ
em... Những bất cập này đặt ra yêu cầu phải xem xét, nghiên cứu để có những sửa đổi, bổ
sung kịp thời hệ thống pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự nói chung, pháp luật liên
quan đến hệ thống xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội nói riêng mà trong đó việc xây dựng
một hệ thống các biện pháp chuyển hướng và quy trình xử lý chuyển hướng cụ thể đối với

người dưới 18 tuổi phạm tội là hết sức cần thiết nhằm bảo vệ tốt hơn lợi ích của người
dưới 18 tuổi, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn cũng như đảm bảo thực thi các nghĩa vụ quốc
tế của Việt Nam.
Trong Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), nguyên tắc áp dụng
xử lý chuyển hướng được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 91, theo đó:
“2. Người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây và có
nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trường
hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp
dụng một trong các biện pháp quy định tại Mục 2 Chương này:
a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm
trọng, trừ tội phạm quy định tại các điều 134, 141, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ
luật này.

20


×