Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.65 KB, 30 trang )

A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài.
Sau 25 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước cùng với sự
nỗ lực có gắng của tồn thể nhân dân đã đưa đất nước ta thốt khỏi tình trạng
khủng hoảng về kinh tế, gặt hái được những thành quả đáng ghi nhận.
Ngược dòng lịch sử trở về với khỏng thời gian trước năm 1986, lúc này
nền kinh tế nước ta là nền kinh tế sản xuất nhỏ, vận hành theo cơ chế tập trung
quan liêu bao cấp. Từ những sai lầm trong nhận thức về mơ hình kinh tế Xã hội
chủ nghĩa (XHCN) dẫn đến nước ta ngày càng tụt hậu, khủng hoảng kéo dài, đời
sống nhân dân thấp và trở nên vơ cùng khó khăn. Đứng trước tình hình đó, Đảng
ta đã có sự đổi mới về nhận thức, khẳng định rằng muốn thốt khỏi tình trạng đó
con đường duy nhất là phải đổi mới kinh tế.
Sau khi hệ thống XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, vì nước ta cũng
xây dựng mơ hình XHCN của Liên Xô và được Liên Xô viện trợ rất lớn trong
qúa trình xây dưng XHCN nên khi hệ thống XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp
đổ nước ta không tránh khỏi sự ảnh hưởng. Tuy nhiên sự sụp đổ của Liên Xô và
Đông Âu là một minh chứng khẳng định tính tất yếu phải đổi mới mơ hình kinh
tế ở nước ta, đổi mới trong nhận thức của Đảng về xây dựng XHCN sao cho phù
hợp với hoàn cảnh và tình hình cụ thể của đất nước. Vì vậy, từ sau Đại hội Đảng
lần thứ VI năm 1986, nền kinh tế nước ta đã chuyển sang một hướng đi mới:
Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có
sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN- đó chính là nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN.
Ở Việt Nam, phát triển kinh tế thị trường (KTTT) trong thực tế không
những là nội dung của công cuộc đổi mới mà hơn thế nữa đó cịn là cơng cụ, là
phương thức để nước ta đi tới mục tiêu xây dựng CNXH. Nhưng điều quan
trọng cốt lõi là KTTT cũng tồn tại trong nó những mặt tích cực và cả những hạn
chế rất phức tạp. Vậy cần phải vận hành nền KTTT như thế nào để phát huy
được tính tích cực của nó, đồng thời khắc phục những hạn chế tồn tại để có thể
1



vừa phát triển được kinh tế đất nước hội nhập cùng kinh tế quốc tế vừa đảm bảo
được mục tiêu xây dựng CNXH?
Xuất phát từ lý do đó, em đã lựa chọn đề tài: “Quá trình hình thành và
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam” . Nghiên
cứu đề tài để thấy được tính tất yếu khách quan của việc xây dựng nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Đồng thời giúp chúng ta có cái nhìn
tổng qt về mơ hình kinh tế mà Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân ta đang
xây dựng. Mặt khác, từ việc đánh giá những kết quả đã đạt được trong hơn 25
thực hiện đổi mới kinh tế để thấy được những tồn tại và khó khăn cịn gặp phải,
từ đó đưa ra nhứng giải pháp thiết thực góp phần thúc đẩy phát triển hiệu quả
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Vì đây là một đề tài tương đối rộng, trong quá trình triển khai nghiên cứu
chắc chắn cịn có một số phần em chưa bao qt hết được và vẫn cịn những hạn
chế thiếu sót. Em rất mong nhận được sự thông cảm và nhận xét góp ý của thầy
để giúp cho bài làm của em đạt kết quả tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
II. Mục đích và nhiệm vụ:
1. Mục đích:
Nghiên cứu đề tài để thấy được quá trình hình thành và các bước phát
triển của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Thấy được sự
vận động, phát triển của đất nước sau 25 năm đổi mới. Đồng thời chỉ ra dược
những hạn chế tồn tại cản trở quá trình xây dựng và phát triển kinh tế đất nước,
qua đó đề xuất được giải pháp để khắc phục tồn tại, hạn chế đó.
2. Nhiệm vụ:
- Trình bày khái quát những vấn đề cơ bản liên quan tới kinh tế thị trường
- Làm rõ tính tất yếu khách quan của việc xây dựng nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN ở Việt Nam.
- Trình bày quan điểm của Đảng về việc xây dựng nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN.


2


- Trình bày quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN ở Việt Nam.
- Làm rõ đặc trưng, bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN ở Việt Nam.
- Đánh giá những kết quả đã đạt được sau 25 năm đổi mới, những hạn chế
còn tồn tại và nêu giải pháp khắc phục.
III. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài chỉ trình bày khái quát những vấn đề cơ bản của nền kinh tế thị
trường nói chung. Tập trung đi sâu nghiên cứu về quá trình hình thành và các
bước phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
- Phương pháp lôgic - lịch sử.
- Phương pháp khảo sát và phân tích về mặt thực tiễn.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp so sánh.

3


B. NỘI DUNG
Chương 1.
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Kinh tế thị trường (KTTT)
- Kinh tế hàng hóa: Là kiểu tổ chức kinh tế mà trong đó sản phẩm sản
xuất ra để trao đổi, mua bán trên thị trường.

- Kinh tế thị trường: Là trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hóa, trong
đó tồn bộ các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất đều được quyết định thông
qua thị trường.
Kinh tế thị trường chỉ xuất hiện khi thị trường phát triển hồn chỉnh, điều
đó có nghĩa là thị trường phải là một thể thống nhất, không bị chia cắt. Thị
trường phải phát triển đồng bộ bao gồm các loại cơ bản như: thị trường hàng
hóa, thị trường dịch vụ, thị trường lao động, thị trường bất động sản, thị trường
tài chính, thị trường khoa học công nghệ.
Các yếu tố của kinh tế thị trường: Bao gồm
- Các yếu tố vật chất:
* Hàng hóa: Hàng hóa là sản phẩm của lao động, nó có thể thỏa mãn
những nhu cầu nhất định nào đó của con người thơng qua trao đổi, mua bán.
Trong mỗi hình thái kinh tế- xã hội khác nhau, sản xuất hàng hóa có bản
chất khác nhau, nhưng một vật phẩm sản xuất ra khi đã mang hình thái là hàng
hóa thì đều có hai thuộc tính cơ bản đó là giá trị sử dụng và giá trị.
Với tư cách là giá trị sử dụng, hàng hóa trước hết “là một vật nhờ có
những thuộc tính của nó mà thỏa mãn được một loại nhu cầu nào đó của con
người”. C.Mác đã chỉ rõ: “là những giá trị sử dụng, các hàng hóa khác nhau
trước hết về chất”. Giá trị sử dụng hay công dụng của hàng hóa là do thuộc tính
tự nhiên của vật thể hàng hóa quyết định. Với ý nghĩa như vậy, giá trị sử dụng là
một phạm trù vĩnh viễn. Và như C.Mác đã nói: chỉ có trong việc sử dụng hay
tiêu dùng thì giá trị sử dụng mới được thể hiện.
4


Giá trị hàng hóa: muốn hiểu được giá trị hàng hóa phải đi từ giá trị trao
đổi. Mác viết: “Giá trị trao đổi trước hết biểu hiện ra như là một quan hệ về số
lượng, là một tỷ lệ theo đó những giá trị sử dụng loại này được trao đổi với
những giá trị sử dụng loại khác”.
Còn giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh

trong hàng hóa. Giá trị trao đổi chính là hình thức biểu hiện của giá trị. Giá trị là
một phạm trù lịch sử, nó gắn liền với nền sản xuất hàng hóa. Khi nào cịn sản
xuất và trao đổi hàng hóa thì cịn tồn tại phạm trù giá trị.
* Tiền tệ: Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được tách ra từ trong thế giới hàng
hóa làm vật ngang giá chung thống nhất cho các hàng hóa khác, nó thể hiện lao
động xã hội và biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa.
* Lợi nhuận: Giữa giá trị hàng hóa và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa
ln có khoảng chênh lệch cho nên sau khi bán hàng hóa theo giá cả thị trường,
nhà tư bản không những bù đắp đủ số tư bản đã ứng ra, mà còn thu về được một
số tiền lời. Số tiền này được gọi là lợi nhuận.
So sánh giữa lợi nhuận và giá trị thặng dư cho thấy:
Giống nhau: Cả lợi nhuận và giá trị thặng dư đều có chung nguồn gốc và
bản chất của nó là lao động không công của công nhân.
Khác nhau: Phạm trù giá trị thặng dư phản ánh đúng nguồn gốc và bản
chất của nó là kết quả của sự chiếm đoạt lao động không công của công nhân.
Phạm trù lợi nhuận chẳng qua chỉ là một hình thức thần bí hóa của giá trị thặng
dư. C.Mác viết: “giá trị thặng dư, hay là lợi nhuận, chính là phần giá trị dơi ra ấy
của giá trị hàng hóa so với chi phí sản xuất của nó, nghĩa là phần dơi ra của tổng
số lượng lao động chứa đựng trong hàng hóa so với số lượng lao động được trả
công chứa đựng trong hàng hóa”.
Vì vậy phạm trù lợi nhuận phản ánh sai lệch bản chất quan hệ sản xuất
giữa nhà tư bản và lao động làm th, vì nó làm cho người ta hiểu lầm rằng giá
trị thặng dư không phải chỉ do lao động làm thuê tạo ra.

5


* Giá cả: Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa, giá cả phản
ánh tình hình cung- cầu, có thể nhận biết sự khan hiếm tương đối của hàng hóa
qua sự biến đổi giá cả.

Sự biến động của giá cả có thể dẫn tới sự biến động của cung - cầu, sản
xuất và tiêu dùng, biến động về lưu chuyển tài nguyên.
Giá cả lên xuống như một bàn tay vơ hình điều tiết lợi ích của mọi người,
chỉ huy hành động của người sản xuất, điều tiết hành vi của người tiêu dùng. Giá
cả cịn có chức năng thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, giảm lượng lao động xã hội trung
bình cần thiết và chức năng phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân, thu
nhập cá nhân. Giá cả chỉ có thể phát huy chức năng trên dựa vào tiền tệ. Giá cả
có đầy đủ tính đàn hồi, thị trường phải có tính cạnh tranh đầy đủ nếu không sẽ
làm thiệt hại chức năng của giá cả.
- Chủ thể: Gồm có người bán và người mua.
Những yếu tố trên của thị trường tạo ra và đồng thời tuân theo quy luật
cung- cầu và quy luật giá trị của thị trường.
1.1.2. Thị trường.
* Khái niệm:
Theo nghĩa hẹp, thị trường là nơi trao đổi, mua bán hàng hóa.
Theo nghĩa rộng, thị trường được hiểu là tổng thể các mối quan hệ cạnh
tranh, cung- cầu, giá cả, giá trị mà trong đó giá là sản lượng hàng hóa tiêu thụ
được xác định.
* Cơ sở phát triể của thị trường:
- Phân cơng lao động xã hội: đó là sự phân chia kinh tế thành những
ngành, lĩnh vực khác nhau.
- Quy mơ, trình độ của nền sản xuất.
* Phân loại thị trường: có nhiều cách phân loại thị trường, cụ thể:
- Phân theo đối tượng mua bán thì có thị trường lúa gạo, thị trường cà
phê,...

6


- Phân theo ý nghĩa và vai trò của đối tượng mua bán: thị trường tư liệu

tiêu dùng và thị trường tư liệu sản xuất.
- Phân theo tính chất và cơ chế vận hành: thị trường tự do, thị trường cạnh
tranh khơng hồn hảo, thị trường tự do có sự điều tiết của chính phủ, thị trường
thuần túy.
- Phân theo quy mô và phạm vi: thị trường địa phương, thị trường khu
vực, thị trường trong nước, thị trường nước ngoài.
* Đặc trưng của thị trường:
+Trên thị trường, giá cả là cơng cụ quan trọng để kích thích và điều tiết
các hoạt động kinh tế.
+ Ln ln có sự cạnh tranh gay gắt giữa người bán và người mua, giữa
người sản xuất và người tiêu dùng, giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng.
+ Trong nền KTTT hiện đại, thị trường là một thể thống nhất, phát triển
đồng bộ.
* Chức năng của thị trường:
Thị trường có những chức năng cơ bản sau:
Một là, thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa. Chức năng này
thể hiện thơng qua hàng hóa bán được hay khơng bán được, bán được với giá cả
như thế nào. Nếu hàng hóa bán được có nghĩa là xã hội đã thừa nhận cả giá trị
lẫn giá cả của hàng hóa, nếu khơng bán được có nghĩa là do giá trị của hàng hóa
vượt quá khả năng thanh toán của xã hội hoặc sản phẩm hàng hóa có chất lượng
kém, mẫu mã khơng phù hợp.
Hai là, chức năng cung cấp thông tin cho ngưới sản xuất và người tiêu
dùng. Chức năng này được thực hiện thơng qua giá cả và số lượng hàng hóa tiêu
thụ, cho biết biến động nhu cầu của xã hội cả về số lượng và chủng loại của
hàng hóa.
Ba là, chức năng kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng. Từ sự
biến động của giá cả và số lượng hàng hóa trên thị trường, buộc người sản xuất

7



và người tiêu dùng phải điều chỉnh hoạt động của mình cho phù hợp, từ đó làm
cho nền kinh tế đạt được xu thế cân đối.
1.1.3. Cơ chế thị trường.
* Khái niệm:
Cơ chế thị trường là cơ chế tự điều tiết của nền KTTT do sự tác động của
các quy luật kinh tế vốn có của nó. Cơ chế thị trường là hệ thống hữu cơ của sự
thích ứng lẫn nhau, tự điều tiết lẫn nhau của các yếu tố giá cả, cung- cầu, cạnh
tranh,... trực tiếp phát huy tác dụng trên thị trường để điều tiết nền KTTT.
* Tín hiệu của cơ chế thị trường đó chính là giá cả. Giá cả thị trường là
biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa trên thị trường, là giá cả thực tế trên thị
trường hay là sự thỏa thuận giữa người bán và người mua. Giá cả thị trường phụ
thuộc vào các nhân tố như giá trị thị trường, sức mua của tiền, cạnh tranh trên thị
trường, cung- cầu.
* Ưu thế của cơ chế thị trường:
- Kích thích hoạt động và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tự do của
các chủ thể kinh tế, từ đó làm cho nền kinh tế phát triển năng động, có hiệu quả.
- Tạo ra sự thích ứng tự phát giữa tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế,
do đó có thể đáp ứng tốt các nhu cầu của xã hội.
- Kích thích đổi mới kỹ thuật, hớp lý hóa sản xuất, nâng cao năng suất và
hiệu quả kinh tế.
* Khuyết tật của cơ chế thị trường: bên cạnh nhưng ưu thế thì cơ chế thị
trường cũng bộc lộ những khuyết tât của nó
- Phân hóa giàu nghèo
- Khai thác kiệt quệ tài nguyên thiên nhiên và làm ô nhiễm môi trường
sinh thái
- Nên KTTT thuần túy khó tránh khỏi khủng hoảng, lạm phát, thất nghiệp.

8



1.1.4. Kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Tìm hiểu về Kinh tế thị trường định hướng XHCN trước hết cần phài
khẳng định rằng đó khơng phải là kinh tế thị trường TBCN mà đây là hình thái
kinh tế có lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng XHCN.
Kinh tế thị trường định hướng XHCN cũng khơng phải là một mơ hình
kinh tế thị trường XHCN mà chỉ là định hướng XHCN.
Như vậy, KTTT định hướng XHCN là mốt kiểu tổ chức nền kinh tế trong
thời kỳ quá độ lên CNXH, vận hành theo các quy luật kinh tế khách quan của
nền kinh tế thị trường, các quy luật của thời kỳ quá độ, đồng thời có sự quản lý
của nhà nước nhằm đạt mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội dân chủ, công
bằng, văn minh.
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của KTTT.
1.2.1. Qúa trình hình thành nền kinh tế thị trường.
Sự hình thành nền kinh tế thị trường gắn với quá trình xã hội hóa sản xuất
thơng qua các q trình:
a. Q trình tổ chức phân cơng và phân cơng lại đối với lao động xã hội.
Sản xuất bao giờ cũng mang tính chất xã hội.Tính xã hội của sản xuất
khơng chỉ tồn tại trong buổi đầu hình thành xã hội con người, mà còn phát triển
cao hơn trong điều kiện của xã hội hiện đại.
Xã hội hoá sản xuất là sự liên kết nhiều quá trình kinh tế riêng biệt thành
quá trình kinh tế - xã hội, tồn tại, hoạt động và phát triển liên tục như một quá hệ
thống hữu cơ, đó là q trình kinh tế khách quan phù hợp với trình độ phát triển
cao của lực lượng sản xuất, phản ánh xu thế phát triển tất yếu mang tính chất xã
hội của sản xuất. Xã hội hố được biểu hiện ở trình độ phát triển của sự phân
cơng và phân công lại lao động xã hội . Phân công lao động xã hội là việc phân
chia người sản xuất vào những nghành nghề khác nhau của xã hội, là cơ sở của
sản xuất và lưu thơng hàng hố. Theo dịng lịch sử, phân cơng lao động phát
triển cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội, phân công lao động
tạo ra sự hợp tác và trao đổi lao động, hình thức đầu tiên là hiệp tác giản đơn.

9


Với hình thức này, lần đầu tiên lao động được xã hội hoá, “ người lao động tổng
hợp” xuất hiện, tiếp đến là sự phân công trong công trường thủ cơng gắn liền với
sự chun mơn hố cơng cụ thủ cơng dựa trên tay nghề của người lao động. Máy
móc ra đời là một nấc thang mới của sự phát triển lực lượng sản xuất là nền sản
xuất dựa trên cơ khí, khi mà hiệp tác lao động thực sự trở thành " tất yếu kỹ
thuật" lấy máy móc làm chủ thể. Đến lượt mình, đại cơng nghiệp cơ khí thúc đẩy
sự phân công lao động và hiệp tác lao động trên độ mới cao hơn.
b. Quá trình đa dạng hố các hình thức.
Q trình này gắn liền với điều kiện sản xuất hàng hố. Các hình thức từ
sở hữu phát triển từ thấp đến cao, từ sở hữu riêng độc lập tới sở hữu chung, sở
hữu tập thể, sở hữu nhà nước, của các hình thức tổ chức sản xuất từ công ty tư
nhân tới công ty liên doanh đến cơng ty trách nhiệm hữu hạn...từ hình thức cacten tới xanh-đi-ca, tơrớt, công-xac-xi-on, từ những công ty quốc gia đến cơng ty
đa quốc gia, xun quốc gia có các chi nhánh ở nhiều nước. Sở hữu về tư liệu
sản xuất là hình thái xã hội của sự chiếm hữu về tư liệu sản xuất, một nội dung
chủ yếu trong hệ thống các quan hệ sản xuất. Vì vậy hình thức, quy mơ, phạm vi
cũng như tính đa dạng của sở hữu không phải do ý muốn chủ quan của con
người quyết định mà là một quá trình phát triểnsở hữu đối với tư liệu sản xuất.
lịch sử tự nhiên.
c. Q trình tiến hành cách mạng cơng nghệ làm xuất hiện thị trường
mới.
Xã hội hoá sản xuất biểu hiện ở mối liên hệ giữa các ngành, các nghề, các
vùng ngày càng cao và chặt chẽ. Mối liên hệ này không chỉ diễn ra trên lĩnh vực
lưu thơng mà cịn diễn ra trong lĩnh vực đầu tư, hợp tác khoa học- cơng nghệ và
dưới các hình thức liên doanh liên kết đa dạng, phong phú. Quá trình hình thành
kinh tế thị trường gắn liền với q trình cách mạng khoa học-cơng nghệ làm
xuất hiện thị trường đầu vào sản xuất. Công nghệ là tinh hoa trí tuệ, là lao động
sáng tạo của con người để phục vụ con người. Chính cơng nghệ là chìa khố cho

sự phát triển, là cơ sở và là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội dựa trên
10


nèn tảng phát triển công nghệ bền vững và tăng trưởng cao. Công nghệ làm biến
đổi cơ cấu xã hội đồng thời nó cũng là kết quảcủa sự thay đổi xã hội, sự phát
triển khoa học- công nghệ làm xuất hiện thị trường vốn, thị trường lao động kỹ
thuật. Ngoài ra, xã hội hố sản xuất cịn biểu hiện ở tính chất xã hội hố của sản
phẩm. Trong nền sản xuất xã hội hoá, sản phẩm làm ra phải qua tay nhiều
người , nhiều cơng đoạn. Tính đa dạng của nhu cầu phổ biến và sự khác nhau
trong điều kiện thuận lợi cho sản xuất ở các nuức đòi hỏi bất cứ nền kinh tế nào
cũng phải có sự trao đổi kết quả hoạt động lao động với bên ngoài với mức độ
và phạm vi khác nhau. Sự tham gia vào phân cơng lao động quốc tế dưới nhiều
hình thức sẽ ra tăng sự thích ứng và phù hợp về cơ cấu của nền kinh tế với bên
ngoài. Ngày nay trong điều kiện phân cơng chun mơn hố và hợp tác quốc tế
thì một sản phẩm khơng chỉ một cơng ty hay một quốc gia sản xuất ra mà có thể
do nhiều công ty thuộc nhiều quốc gia sản xuất ra.
1.2.2. Các bước phát triển kinh tế thị trường.
Kinh tế thị trường phát triển qua 3 bước: Từ kinh tế tự nhiên sang nền
kinh tế hàng hoá giản đơn; từ kinh tế hàng hoá giản đơn sang kinh tế thị trường
tự do; từ kinh tế thị trường tự do sang kinh tế hỗn hợp.
1.Từ kinh tế tự nhiên phát triển sang kinh tế hàng hoá giản đơn.
Trong nền kinh tế tự nhiên, sản xuất nhỏ chiếm ưu thế. Nền kinh tế tự
nhiên do nhiều đơn vị kinh tế thuần nhất hợp thành(các gia đình nơng dân gia
trưởng, các cơng xã nông nông thôn, các lãnh địa phong kiến) và mỗi đơn vị
kinh tế ấy làm đủ mọi công việc đẻ tạo ra sản phẩm cuối cùng. Trong các nền
kinh tế tự nhiên, ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu; nông nghiệp là ngành sản
xuất cơ bản, công cụ kỹ thuật canh tác lạc hậu dựa vào chân tay là chủ yếu chỉ
có một số trang trại của địa chủ hoặc phường hội mới có hiệp tác lao động giản
đơn. Đây chính là mơ hình kinh tế đóng kín, khơng có sự giao lưu sản phẩm với

bên ngồi, nó tồn tại suốt một thời kỳ dài cho đến chế độ phong kiến. Bước đi
chủ yếu của sản xuất tự cung, tự cấp là tiến lên sản xuất hàng hoá giản đơn. Điều
kiện cho q trình chuyển hố này là sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Phân
11


công xã hội là cơ sở của kinh tế hàng hố. Những người sản xuất ở những vùng
khác nhau có những điều kiện tự nhiên khác nhau, có khả năng và ưu thế trong
sản xuất ra những sản phẩm khác nhau đạt hiệu quả cao hơn. Ngay trong một
vùng, một địa phương những người sản xuất cũng có những khả năng, điều kiện
và kinh nghiệm sản xuất khác nhau. Mỗi người chỉ tập trung sản xuất những sản
phẩm nào mà mình có ưu thế, đem sản phẩm của mình trao đổi lấy những sản
phẩm cần thiết cho sản xuất và đời sống của mình, họ trở thành những người sản
xuất hàng hoá cùng trao đổi mua bán hàng hoá với nhau, trên cơ sở đó thị
trường, tiền tệ cũng ra đời và phát triển. Sản xuất hàng hoá ra đời lúc đầu dưới
hình thức sản xuất nhỏ, giản đơn nhưng là một bước tiến trong lịch sử phát triển
xã hội. Sản xuất hàng hoá giản đơn là sản xuất dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu
sản xuất trong điều kiện kỹ thuật thủ cơng lạc hậu. Khi trình độ lực lượng sản
xuất phát triển cao hơn, sản xuất hàng hoá giản đơn chuyển sang sản xuất hàng
hoá quy mơ lớn hơn. Q trình đó diễn ra trong thời kỳ quá độ từ xã hội phong
kiến lên xã hội tư bản.
2.Từ kinh tế hàng hoá giản đơn lên kinh tế thị trường tự do.
Nền kinh tế thị trường tự do ra đời từ từ nền kinh tế hàng hoá giản đơn
nhưng có những đặc điểm cơ bản khác với nền kinh tế hàng hoá giản đơn. Ở đây
người sản xuất trực tiếp là công nhân làm thuê, không phải là người sở hữu tư
liệu sản xuất mà tư liệu sản xuất là của nhà tư bản. Sản phẩm lao động do những
công nhân làm ra thuộc về nhà tư bản.
Trong nền sản xuất hàng hoá giản đơn, tác động của qui luật giá trị dẫn tới
sự phát triển tự phát của lực lượng sản xuất. Do tác động tự phát đó, do sự biến
động của giá cả, cạnh tranh đã làm phân hoá những người sản xuất hàng hoá và

trong giai đoạn phát triển lịch sử nhất định làm nảy sinh chủ nghĩa tư bản. Kinh
tế hàng hoá giản đơn đẻ ra chủ nghĩa tư bản, sản xuất hàng hoá trong thời kỳ này
cạnh tranh gay gắt. Trong điều kiện sản xuất qui mô lớn, các nguồn lực tự nhiên
ngày càng khan khiếm buộc người sản xuất phải không ngừng cải tiến đổi mơí
kỹ thuật, cơng nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, sử
12


dụng tiết kiệm các yếu tố sản xuất. Đây là động lực mạnh mẽ cho sự phát triển
nền sản xuất hàng hoá.
3.Từ kinh tế thị trường tự do sang kinh tế hỗn hợp.
Xuất phát của quan điểm “kinh tế hỗn hợp” có từ cuối những năm của
thế kỷ XIX. Sau khi thời kỳ chiến tranh, nó được các nhà kinh tế học Mỹ, như
A.Hasen, tiếp tục nghiên cứu. Tư tưởng này được phát triển trong “kinh tế học”
của P.A.Samuelson. Nếu các nhà kinh tế học Cổ điển và Cổ điển mới say sưa với
“bàn tay vơ hình” và “cân bằng tổng quát”, trường phái Keynes và Keynes mới
say sưa với “bàn tay nhà nước”, thì P.A.Samuelson chủ trương phát triển kinh tế
phải dựa vào cả “hai bàn tay”, là cơ chế thị trường và nhà nước. Ông cho rằng
diều hành một nền kinh tế khơng có chính phủ hoặc thị trường thì cũng như vỗ
tay bằng một bàn tay”. Cơ chế thị trường là một hình thức tổ chức kinh tế, trong
đó, cá nhân người tiêu dùng và các nhà kinh doanh tác động lẫn nhau qua thị
trường để xác định ba vấn đề trung tâm của tổ chức kinh tế là: cái gì? Như thế
nào? Và cho ai? Cơ chế thị trường “không phải là một sự hỗn hợp mà là trật tự
kinh tế”. Một nền kinh tế thị trường là một cơ chế tinh vi để phối hợp một cách
không tự giác nhân dân và doanh nghiệp thông qua hệ thống giá cả thị trường.
Nó là một phương tiện giao tiếp để tập hợp tri thức và hành động của hàng triệu
cá nhân khác nhau, khơng có bộ não trung tâm, nó vẫ tốn mà máy tính lớn nhất
ngày nay không thể giải nổi. Không ai thiết kế ra nó. Nó tự nhiên, và cũng như
xã hội lồi người, nó đang thay đổi. Thị trường là một quá trình mà trong đó,
người bán một thứ hàng hố tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số

lượng hàng hố. Như vậy, nói đến thị trường và cơ chế thị trường là phải nói tới
hành hố, người bán và người mua, giá cả hàng hoá. Hàng hoá bao gồm tiêu
dùng, dịch vụ và yếu tố sản xuất như lao động, đất đai, tư bản. Từ đó hình thành
nên thị trường hàng tiêu dùng và thị trường các yếu tố sản xuất. Trong hệ thống
thị trường, mỗi hàng hố, mỗi loại dịch vụ đều có giá cả của nó. Giá cả mang lại
thu nhập cho hàng hố mang đi bán. Và mỗi người lại dùng thu nhập đó để mua
hàng mình cần. Nếu một loại hàng hố nào đó có nhiều người mua, thì người
13


bán sẽ tăng giá lên để phân phối một lượng cung hạn chế. Giá lên cao sẽ thúc
đẩy người sản xuất làm ra nhiều hàng hố hơn. Khi có nhiều hàng hoá, người
bán muốn mua nhanh để giải quyết hàng của mình nên hạ giá xuống. Khi hạ giá,
số người mua hàng đó tăng lên. Do đó, người bán lại tăng giá lên. Như vậy trong
cơ chế thị trường có một hệ thống tự tạo ra sự cân đối giữa giá cả và sản xuất.
“Giá cả là phương tiện tín hiệu của xã hội”. Nó chỉ cho người sản xuất biết sản
xuất cái gì và như thế nào và cũng thơng qua đó thực hiện phân phối cho ai. Nói
đến cơ chế thị trường là ta phải nói đến cung - cầu hàng hố, đó là sự khái qt
của hai lực lượng người bán và người mua trên thị trường. Sự biến động của giá
cả đã làm cho trạng thái cân bằng cung - cầu thường xuyên biến đổi và đó cũng
chính là nội dung của quy luật cung - cầu hàng hoá. Nền kinh tế thị trường chịu
sự điều khiển của hai ông vua: Người tiêu dùng và kỹ thuật. Người tiêu dùng
thống trị thị trường, vì họ là người bỏ tiền ra để mua hàng hoá do doanh nghiệp
sản xuất. Song, kỹ thuật hạn chế người tiêu dùng vì nền sản xuất bằng tiền của
người mua, khơng thể quyết định vấn đề phải sản xuất hàng gì. Như vậy, nhu
cầu phải chịu theo cung ứng của người kinh doanh. Vì người sản xuất phải định
giá hàng của mình theo chi phí sản xuất. Nên họ sẵn sàng chuyển sang lĩnh vực
nhiều lợi nhuận hơn. Như vậy thị trường chịu sự chi phối của cả chi phí kinh
doanh, lẫn các quyết định cung-cầu của người tiêu dùng quy định. Ở đây, thị
trường đóng vai trị mơi giới trung gian hồ giải sở thích người tiêu dùng và hạn

chế kỹ thuật. Cũng trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận là động lực chi phối
hoạt động của người kinh doanh. Lợi nhuận đưa các nhà doanh nghiệp đến các
khu vực sản xuất hàng hoá mà người tiêu dùng cần nhiều hơn, bỏ qua các khu
vực ít có người tiêu dùng. Lợi nhuận đưa các nhà doanh nghiệp đến việc sử
dụng kỹ thuật sản xuất hiệu quả nhất. Như vậy, hệ thống thị trường luôn phải là
một hệ thống hỗn hợp để giải quyết tốt nhất ba vấn đề có bản của nền kinh tế.

14


Chương 2.
PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN
Ở VIỆT NAM.
2.1. Sự cần thiết khách quan phát triển KTTT định hướng XHCN ở
Việt Nam.
KTTT là một kiểu tổ chức kinh tế, phản ánh trình độ phát triển của nền
văn minh nhân loại. KTTT tồn tại và phát triển chủ yếu dưới chế độ TBCN, là
nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của CNTB, thúc đẩy lực lượng sản xuất
phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên KTTT TBCN khơng phải là chìa khóa vạn năng
bộc lộ nhiều hạn chế, vì vậy, để phát triển mạnh lực lượng sản xuất, khắc phục
những hạn chế của KTTT tất yếu khách quan phải là phát triển kinh tế thị trường
XHCN.
Mơ hình kinh tế XHCN kiểu Xơ Viết là hình thức tổ chức kinh tế xã hội
muốn sớm khắc phục khuyết tật của KTTT TBCN, nhanh chóng xây dựng một
xã hội tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, q trình thực hiện lại nơn nóng, chủ quan: Phát
triển một nền kinh tế phi thị trường, phi hàng hóa, dẫn tới thất bại. Từ đó địi hỏi
phải có mơ hình kinh tế thích hợp.
Việt Nam là nước có nền kinh tế lác hậu, lực lượng sản xuất thấp, trình độ
phát triển kinh tế xã hội thấp lại bị chiến tranh tàn phá. Trong điều kiện đó,
muốn xây dựng thành cơng CNXH cần phải phát triển mạnh mẽ lực lượng sản

xuất. Con đường thích hợp nhất đó chính là phát triển KTTT định hướng
XHCN.
Như vậy, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN đối với nước ta
là một tất yếu khách quan. Một nhiệm vụ kinh tế cấp bách để chuyển nền kinh tế
lạc hậu thành nền kinh tế hiện đại, hội nhập vào sự phân cơng lao động quốc tế.
Đó là con đường đúng đắn để phát triển lực lượng sản xuất, khai thác có hiệu
quả mọi tiềm năng của đất nước để thực hiện nhiệm vụ kinh tế cơng nghiệp hóahiện đại hóa đất nước, thực hiện thành công mục tiêu xây dựng CNXH.

15


2.2. Phát triển KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam trong cơng cuộc
đổi mới.
Đối với nước ta, q trình chuyển đổi từ cơ chế tập trung, quan liêu, bao
cấp sang phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế
thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa
(XHCN) thực chất là xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, được
bắt đầu từ Đại hội Đảng VI (năm 1986) và ngày càng được hoàn thiện. Đây là cả
một quá trình vừa đổi mới tư duy lý luận, nhất là tư duy kinh tế, vừa bám sát các
quy luật khách quan và kịp thời tổng kết thực tiễn đầy sống động của Việt Nam.
Trải qua các kỳ đại hội VI, VII, VIII và tới Đại hội lần thứ IX của Đảng
(năm 2001) khẳng định: “… thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển
nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự
quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; đó chính là nền kinh tế
thị trýờng ðịnh hýớng xã hội chủ nghĩa”(1).
Đại hội lần thứ X (năm 2006) Đảng tiếp tục khẳng định: “Ðể ði lên chủ
nghĩa xã hội, chúng ta phải phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa; đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng nền văn hóa tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng tinh thần của xã hội; xây dựng nền
dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết dân tộc; xây dựng Nhà nước

pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng
Đảng trong sạch, vững mạnh; bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc
gia; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế” (2). Đại hội X tiếp tục làm
sáng rõ hơn những vấn đề lý luận liên quan đến xây dựng thể chế kinh tế thị
trýờng ðịnh hýớng xã hội chủ nghĩa với 4 nội dung cơ bản là:
- Nắm vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường ở
nước ta hiện nay.
- Nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý của Nhà nước.
- Phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả sự vận hành của các loại thị
trường cơ bản theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh.
16


- Phát triển mạnh các thành phần kinh tế, các loại hình tổ chức kinh
doanh.
Như vậy, trải qua các kỳ Đại hội, chúng ta luôn khẳng định con đường mà
chúng ta lựa chọn đó là CNXH và để đi lên CNXH chúng ta phải phát triển kinh
tế thị trường.
Qua 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới, chúng ta đã đạt được những
thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế
– xã hội, có sự thay đổi cơ bản và tồn diện. Vị thế nước ta trên trường quốc tế
khơng ngừng nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên rất nhiều,
tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục đi lên với những triển vọng tốt đẹp.
Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với khả năng. Sức cạnh
tranh của nền kinh tế còn kém. Nhiều vấn đề xã hội bức xúc chưa được giải
quyết tốt: Đất nước đang gặp nhiều khó khăn, thách thức không thể xem thường.
Xây dựng XHCN là một quá trình, là mục tiêu mà chúng ta phải đạt tới. Trong
q trình đó, phải từng bước xác lập, tạo ra những điều kiện, những tiền đề của
CNXH, đồng thời tránh nguy cơ chệch hướng.
Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta là sự lựa chọn

hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển khách quan và xu thế tất yếu của thời
đại. Kinh tế thị trường là một phạm trù kinh tế riêng, có tính độc lập tương đối,
phát triển theo những quy luật riêng vốn có của nó dù nó tồn tại ở đâu và bất kể
thời điểm nào của lịch sử. Song, trong thực tế khơng có một nền kinh tế thị
trường trừu tượng, chung chung cho mọi giai đoạn phát triển, mà gắn với mỗi
giai đoạn phát triển nhất định của xã hội là những nền kinh tế hàng hóa cụ thể.
Điều này phù hợp với nhận định của C.Mác: “sản xuất hàng hóa và lưu thơng
hàng hóa là những hiện tượng thuộc về nhiều phương thức sản xuất hết sức khác
nhau, tuy rằng quy mô và tầm quan trọng của chúng khơng giống nhau… chúng
ta hồn tồn chưa biết một tí gì về những đặc điểm riêng của những phương thức
sản xuất ấy và chúng ta chưa thể nói gì về những phương thức ấy, nếu như
chúng ta chỉ biết có những phạm trù trừu tượng của lưu thơng hàng hóa, những
17


phạm trù chung cho tất cả các phương thức ấy” (3). Thực tiễn lịch sử cho thấy, cơ
sở kinh tế khách quan của sự hình thành và phát triển kinh tế thị trường cũng là
cơ sở kinh tế khách quan của sự hình thành và phát triển kinh tế hàng hóa. Đó là
sự phân cơng lao động xã hội và sự tách biệt về kinh tế giữa những người sản
xuất hàng hóa quy định. Có nghĩa là kinh tế thị trýờng tồn tại cả trong chủ nghĩa
xã hội cũng như trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Do vậy, trong chủ nghĩa tư bản
và trong CNXH đều tồn tại kinh tế thị trường, nhưng có những đặc trưng khác
nhau. Kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa dựa trên chế độ tư hữu tư bản chủ
nghĩa, là nền kinh tế thị trường phục vụ lợi ích của giai cấp tư sản. Kinh tế thị
trường XHCN dựa trên chế độ sở hữu toàn dân và tập thể do Đảng Cộng sản
lãnh đạo, mục đích của nền kinh tế thị trường là phục vụ lợi ích của giai cấp
cơng nhân và nhân dân lao động, xóa bỏ chế độ bóc lột, giải phóng và phát triển
mạnh mẽ lực lượng sản xuất.
Sự lựa chọn mơ hình kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
không phải là sự gán ghép chủ quan giữa kinh tế thị trường và CNXH, mà là sự

nắm bắt và vận dụng xu thế vận động khách quan của kinh tế thị trường trong
thời đại ngày nay; là sự tiếp thu có chọn lọc thành tựu văn minh nhân loại, nhằm
phát huy vai trị tích cực của kinh tế thị trường trong việc phát triển sức sản xuất,
xã hội hóa lao động, cải tiến kỹ thuật – cơng nghệ, nâng cao đời sống nhân
dân… Đồng thời, hạn chế những mặt tiêu cực của kinh tế thị trường gây ra.
Nói kinh tế thị trường định hướng XHCN có nghĩa là nền kinh tế nước ta
không phải là nền kinh tế bao cấp, quản lý theo kiểu tập trung quan liêu; cũng
không phải là kinh tế thị trýờng tự do theo kiểu tý bản chủ nghĩa; và cũng chýa
hoàn toàn là kinh tế thị trýờng XHCN. Bởi vì Việt Nam đang trong thời kỳ quá
độ lên CNXH, vừa có, vừa chưa có đầy đủ các yếu tố của CNXH, cịn có sự đan
xen và đấu tranh giữa cái cũ và cái mới. Cần hiểu rõ nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN vừa mang tính chất chung của nền kinh tế thị trường, vừa có tính
chất đặc thù vì nó hoạt động trong khuôn khổ của những nguyên tắc và bản chất
của CNXH.
18


Đại hội lần thứ X của Đảng đã làm sáng tỏ thêm một bước nội dung cơ
bản của định hướng XHCN trong phát triển kinh tế thị trường ở nước ta với 4
tiêu chí cõ bản sau:
Thứ nhất, về mục tiêu của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở
nước ta là nhằm: thực hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ,
văn minh”; giải phóng mạnh mẽ và không ngừng phát triển sức sản xuất, nâng
cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo, khuyến khích mọi người
vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ người khác thoát nghèo và từng bước khá
giả hơn.
Như vậy, mục tiêu trên đã thể hiện mục đích của phát triển kinh tế thị
trường định hướng XHCN là vì con người. Con người phải luôn luôn được chú
trọng, đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển. Trên cơ sở giải phóng mọi tiềm
năng để phát triển lực lượng sản xuất, làm cho mọi người đều được hưởng thành

quả của sự phát triển.
Thứ hai, về phương hướng phát triển, phát triển nền kinh tế nhiều hình
thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ
đạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng
vững chắc của nền kinh tế quốc dân.
Thứ ba, về định hướng xã hội và phân phối: Phải thực hiện tiến bộ và
công bằng xã hội ngay trong từng bước đi và từng chính sách phát triển; tăng
trưởng kinh tế phải gắn kết chặt chẽ và đồng bộ với phát triển xã hội, văn hóa,
giáo dục và đào tạo… giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con
người. Thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh
tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và thông qua
phúc lợi xã hội.
Quan tâm giải quyết các vấn đề xã hội không chỉ để bảo đảm sự phát triển
bền vững, mà còn là sự thể hiện rõ định hướng phát triển nền kinh tế. Thể hiện
tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển, trong từng chính
sách phát triển, chính là để hạn chế tiêu cực của kinh tế thị trường, nhằm từng
19


bước thực hiện mục tiêu tất cả vì sự phát triển tồn diện của con người. Tăng
trưởng phải đi đơi với phát triển các lĩnh vực xã hội. Bởi lẽ, các lĩnh vực xã hội
vừa là mục tiêu, vừa là động lực, là điều kiện cho sự phát triển nhanh và bền
vững.
Thứ tý, định hướng XHCN trong lĩnh vực quản lý: Phát huy quyền làm
chủ xã hội của nhân dân, bảo đảm vai trò quản lý, điều tiết kinh tế của Nhà nước
pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, người lao động là người
chủ xã hội. Người công nhân dù làm trong xí nghiệp tư nhân vẫn là người làm
chủ đất nước, làm chủ xã hội. Vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của Nhà nước
pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng là sự thể hiện rõ rệt định hướng

XHCN.
Đến Đại hội XI, nội dung phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN
càng được bổ sung và hoàn thiện. Cụ thể, Đại hội nêu rõ: Phát triển nền kinh tế
thị trường định hướng XHCn với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh
tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối. Kinh tế nhà nước giữ
vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế
nhà nước và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền
kinh tế quốc dân. Quan hệ phân phối bảo đảm công bằng và tạo động lực cho
phát triển. Nhà nước quản lý nền kinh tế, định hướng, điều tiết thúc đẩy sự phát
triển kinh tế- xã hội bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách
và lực lượng vật chất.
Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, thực hiện công nghiệp hóa- hiện
đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ tài nguyên mội
trường; xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại, có hiệu quả và bền vững, gắn
kết chặt chẽ cơng nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Xây dựng nền kinh tế độc lập
tự chủ, đồng thời chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.

20


2.3. Đặc trưng, bản chất của nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam.
Kinh tế thị trường định hướng XHCN là một kiểu tổ chức nền kinh tế
trong thời kỳ quá độ lên CNXH, vận hành theo các quy luật kinh tế khách quan
của nền KTTT, các quy luật của thời kỳ quá độ, đồng thời có sự quản lý của nhà
nước nhằm đạt mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn
minh.
Nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta một mặt vùa có những tính chất
chung của nền KTTT, mặt khác vùa dựa trên cơ sở và được sự dẫn dắt, chi phối
bởi nguyên tắc và bản chất của CNXH, do đó nó có những đặc trưng bản chât
sau:

Về mục tiêu: Nhằm thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công
bằng, văn minh; Giải phóng mạnh mẽ và khơng ngừng sức sản xuất, nâng cao
đời sống của nhân dân; khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng,
đồng thời giúp đỡ người khác thoát nghèo.
Mục tiêu phát triển KTTT ở nước ta thể hiện phát triển kinh tế là vì con
người, trên cơ sở giải phóng mọi tiềm năng cho sự phát triển sản xuất, phát triển
kinh tế là để làm cho mọi người đều được hưởng những thành quả của sự phát
triển.
Về sở hữu: Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN phát triển theo
hướng tồn tại nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế khác nhau trong
đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập
thể ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Việc phát triển nền
kinh tế nhiều thành phần ở nước ta là nhằm giải phóng mọi tiềm năng, phát huy
tối đa nội lực, thúc đẩy sự phát triển nhanh của nền kinh tế. Tuy nhiên trong nền
kinh tế đó thì kinh tế nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo, là công cụ chủ yếu để
nhà nước diều tiết, định hướng sự phát triển theo mục tiêu đã đề ra. Việc xác lập
vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước là vấn đề có tính ngun tắc và là sự khác
biệt cơ bản giữa KTTT ở nước ta với các nước TBCN, là sự thể hiện định hướng
XHCN đối với nền KTTT.
21


Về phân phối: Nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta thực hiện nhiều
hình thức phân phối trong đó phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh
tế là chủ yều, đồng thời thực hiện theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác
vào sản xuất kinh doanh, thực hiện phân phối thông qua phúc lợi xã hội. Sở dĩ
trong nền KTTT ở nước ta có nhiều hình thức phân phối, đó là vì trong nền kinh
tế thị trường ở nước ta tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản
xuất. Trong các hình thức phân phối thì phân phối theo lao động là đặc trưng bản
chất của nền kinh tế thị trường ở nước ta, là sự khác biệt cơ bản giữa KTTT

TBCN với KTTT định hướng XHCN. Vì vậy, phân phối theo lao động được xác
định là hình thức phân phối chủ yếu.
Với nguyên tắc phân phối nêu trên cần giải quyết 3 vấn đề cơ bản:
Một là, kết hợp lợi nhuận với giải quyết các vấn đề xã hội nhằm vừa đảm
bảo lợi ích cho các chủ thể kinh tế vừa tạo điều kiện phát triển bình thường cho
xã hội.
Thứ hai, điều tiết hợp lý thu nhập từ đó địi hỏi nhà nước phải có chính
sách để giảm bớt sự chênh lệch giàu nghèo, đồng thời phải có chính sách, biện
pháp để nâng cao thu nhập chính đáng cho người giàu, người nghèo và người
lao động.
Thứ ba, giải quyết tốt các chính sách xã hội như chính sách việc làm,
chính sách xóa đói giảm nghèo, chính sách bảo hiểm xã hội.
Về cơ chế vận hành nền kinh tế: Là cơ chế có sự quản lý của nhà nước
XHCN, trong đó cơ chế thị trường là cầu nối giữa doanh nghiệp và nhà nước,
hướng dẫn sự hoạt động của các chủ thể kinh tế. Cịn nhà nước đóng vai trị
trung tâm, điều hành kinh tế vĩ mô nhằm sửa chữa những thất bại của thị trường,
thực hiện các mục tiêu xã hội, đảm bảo tăng trưởng kinh tế ổn định đạt hiệu quả
cao và đảm bảo công bằng xã hội.

22


2.4. Thành tựu và những vấn đề đặt ra trong phát triển KTTT ở nước ta
Từ đường lối đổi mới do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI xác lập đã tạo
ra sinh lực mới cho đất nước tăng tốc phát triển nhanh trong mọi lĩnh vực. Sau
hơn 25 năm đổi mới kinh tế, đất nước ta đã gặt hái được những thành tựu đáng
ghi nhận.
Ngoài thành phần kinh tế nhà nước và tập thể, kinh tế tư nhân dần dần
được pháp luật thừa nhận, ngày càng được xã hội tơn vinh. Kinh tế có vốn đầu
tư nước ngồi nẩy nở, đâm chồi nẩy lộc. Từ năm 1992-1993 các nước và các tổ

chức tài chính quốc tế nối lại tài trợ cho Việt Nam, hàng chục tỷ USD vốn hỗ trợ
phát triển chính thức (ODA) đã được đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng, thay vì
cấm vận trước kia. Từ khu vực thị trường nhỏ hẹp trong Hội đồng tương trợ kinh
tế (SEV) xưa kia, nay hàng hoá Việt Nam vươn ra hơn 100 nước và khu vực.
Việt Nam trở thành một trong những chuỗi giá trị toàn cầu, đáp ứng nhiều mặt
hàng thiết yếu cho thị trường thế giới, thay vì phải nhập khẩu mọi thứ như 2 thập
niên trước đây. Từ nước đói nghèo, nay trở thành nước thu nhập trung bình
(thấp) của thế giới...
Trên chính trường, từ nước bị cấm vận và hầu như bị cơ lập, trở thành
thành viên tích cực của ASEAN, của Liên hợp quốc, WTO…Có nhiều mốc son
đánh dấu sự trưởng thành và phát triển chưa từng thấy của đất nước, trong đó
nổi bật một vài mốc son quan trọng nhất sau đây.
Năm 1987 Luật Đầu tư nước ngoài được Quốc hội thơng qua. Năm 1995
bình thường hố quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ; Việt Nam gia nhập ASEAN và ký
Hiệp định khung với EU. Năm 1998 Việt Nam gia nhập APEC. Năm 2000 ký
Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ. Năm 2007 Việt Nam
chính thức là thành viên Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO). Năm 2010 Hiệp
ước Đối tác kinh tế toàn diện (EPA) Việt Nam-Nhật Bản có hiệu lực.
Theo Chỉ số Thịnh vượng (Prosperity Index) của 110 nước năm 2010 do
Viện Nghiên cứu chính sách Legatum (Vương quốc Anh) thực hiện qua thẩm
định 89 tiêu chí thuộc 8 lĩnh vực kinh tế-xã hội cơ bản, Việt Nam được xếp ở vị
23


trí thứ 61 thế giới, tăng 16 bậc so với năm 2009 (đứng thứ 77), kém Trung Quốc
3 bậc, hơn LB Nga 2 bậc và hơn Ấn Độ 27 bậc, trong khi Na Uy đứng đầu bảng,
dẫn đầu thế giới, Singapore đứng thứ 17 (dẫn đầu châu Á)… Rõ ràng, thành tựu
của 25 năm đổi mới là rất to lớn, được dư luận quốc tế đánh giá cao. Tầm vóc
Việt Nam ngày nay đã khác xưa. Đó là thực tế khơng ai có thể phủ nhận.
Tuy nhiên, sau 20 năm đầu “cất cánh”, trong 4 năm trở lại đây, kinh tế đất

nước đang đứng trước nguy cơ trì trệ, lạm phát phi mã, nhập siêu gia tăng, hệ số
ICOR mỗi năm một lớn (thời kỳ 1991-1995 mới là 2,2 thì năm 2009 đã lên tới
8,2), đồng tiền quốc gia (VND) liên tục hạ giá, kinh tế vĩ mô thiếu ổn định vững
chắc…
Tương tự như hồi 1985-1986 trước kia, các văn kiện của Đảng và Nhà
nước vừa qua và hiện nay đã thừa nhận tình trạng đầu tư kém hiệu quả, tình
trạng phát triển chủ yếu theo chiều rộng dựa vào lợi thế tài nguyên thiên nhiên,
lao động rẻ và vốn, chưa chú trọng tăng năng suất lao động xã hội chủ yếu bằng
việc áp dụng công nghệ cao và sử dụng nguồn lực được đào tạo.
Sự bình đẳng thực sự theo pháp luật giữa các thành phần kinh tế vẫn chưa
được xác lập thực sự, trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa được
đổi mới thực chất, một bộ phận không nhỏ vẫn tiếp tục làm ăn thua lỗ, trong khi
các thế mạnh của khu vực doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa được khai thác ở mức
cần thiết. Các loại hình thị trường vẫn chưa hình thành đồng bộ và đi vào hoạt
động sn sẻ.
Vì vậy, để vượt qua những thách thức, để đưa kinh tế đất nước phát triển
nhanh, mạnh, bền vững, thân thiện với môi trường, thì khơng thể chỉ thực hiện
thật tốt ba khâu đột phá chiến lược là hoàn thiện thể chế, phát triển nguồn nhân
lực và phát triển kết cấu hạ tầng, mà còn cần khẩn trương tái cấu trúc nền kinh
tế, trong đó, các định chế về đầu tư cơng, tài chính cơng, doanh nghiệp nhà nước
và tập đồn kinh tế, đất đai và tài ngun, vai trị của trí thức và nền kinh tế tri
thức…là những nội dung cần được thể chế hố rõ ràng, minh bạch và kích thích
thực thi hiệu quả phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
24


Đó chính là nội dung của cơng cuộc đổi mới trong giai đoạn tới. Những
mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội tới năm 2020 chỉ có thể về
đích với cơng cuộc đổi mới được cách tân triệt để hơn, toàn diện hơn và thực thi
quyết liệt hơn.

Càng tự hào về những kết quả đã đạt được trong 25 năm qua, càng cần
quyết tâm, kiên trì thực hiện thành cơng sự nghiệp đổi mới. Có vậy, mới tránh
được bẫy của nước có thu nhập trung bình, mới thu hẹp được khoảng cách tụt
hậu về kinh tế so với nhiều nước trên thế giới, và suy cho cùng, mới bảo vệ và
phát triển chế độ chính trị - xã hội lên tầm cao văn minh, hiện đại.
2.5. Giải pháp phát triển KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam trong
bối cảnh hiện nay.
Hiện nay thế giới đã và đang bước sang kỷ nguyên mới- kỷ nguyên của
nền kinh tế tri thức. Nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ với xu
thế tồn cầu hóa ngày càng cao. Sự phát triển như vũ bão của khoa học công
nghệ đã đưa nhân loại tiến những bước dài và mạnh mẽ trong nền kinh tế tri
thức. Điều đó đã tạo ra cho nền kinh tế nước ta những thời cơ và thách thức mới.
Ở trong nước, dựa trên cơ sở những kết quả đã đạt được trong suốt những
năm qua, Đảng và Nhà nước ta chủ trương tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường định hướng XHCN, phát triển nền kinh tế đất nước trong thời kỳ hội
nhập kinh tế quốc tế. Thực hiện xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước gắn với phát triển nền kinh tế tri thức. Phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta
trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Để đạt được mục tiêu đó và khắc phục được những tồn tại trong nền
KTTT mà hiện nay chúng ta đang gặp phải, cần thực hiện tốt những giải pháp
sau:
- Thứ nhất, thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần.
Thừa nhận trên thực tế tồn tại nhiều thành phần kinh tế trong thời kỳ quá
độ là một trong những điều kiện, cơ sở để thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển,
nhờ đó mà sử dụng có hiệu quả sức mạnh tổng hợp của mọi thành phần kinh tế.
25


×