Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã hương bình, huyện hương khê, tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 86 trang )

Khóa luận tốt nghiệp
333.76

GVHD: TS Nguyễn Thị Trang Thanh

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA ĐỊA LÝ – QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN
________________________

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT
NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HƯƠNG
BÌNH HUYỆN HƯƠNG KHÊ TỈNH HÀ TĨNH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Giảng viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Lớp
Mã số sinh viên

: TS. Nguyễn Thị Trang Thanh
: Trần Thị Phương
: 52K2 – QLĐĐ
: 1152050662

Vinh, 5/2015

SVTH: TRẦN THỊ PHƯƠNG

LỚP 52K2 - QLDD




Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Thị Trang Thanh
LỜI CẢM ƠN

Trong q trình làm khóa luận tốt nghiệp, ngồi sự cố gắng và nỗ lực của
bản thân, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của các tập thể, cá
nhân.
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và lịng biết ơn chân thành đến
cơ giáo TS Nguyễn Thị Trang Thanh – người đã hướng dẫn chu đáo, tận tình,
chỉ bảo, giúp đỡ em trong thời gian hướng dẫn em làm khóa luận tốt nghiệp.
Em xin cảm ơn các thầy cô trong khoa Địa lý – Quản lý tài nguyên đã giúp
đỡ em trong quá trình hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo UBND xã Hương Bình huyện
Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh, cán bộ địa chính xã và các phịng ban, nhân dân xã
Hương Bình đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ em trong khi thu thập
số liệu, tài liệu.
Với tấm lòng chân thành, em xin cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó!

SVTH: TRẦN THỊ PHƯƠNG

LỚP 52K2 - QLDD


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Thị Trang Thanh
MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
A. PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 2
2.1. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................. 2
3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 2
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 2
4.1. Quan điểm nghiên cứu ................................................................................ 2
4.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 4
5. Cấu trúc của khoá luận ................................................................................... 5
B. PHẦN NỘI DUNG ...................................................................................... 6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP........................ 6
1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................... 6
1.1.1. Khái niệm đất nông nghiệp ...................................................................... 6
1.1.2. Khái niệm và ý nghĩa của sử dụng đất đai ............................................... 6
1.1.3. Phân loại đất nông nghiệp ........................................................................ 6
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất ................................... 9
1.1.5. Quan điểm sử dụng đất bền vững. ......................................................... 11
1.1.5.1. Khái quát về sử dụng đất bền vững..................................................... 11
1.1.5.2. Sự cần thiết phải sử dụng đất bền vững, tiết kiệm và có hiệu quả...... 11
1.1.5.3. Những quan điểm sử dụng đất bền vững. ........................................... 12
1.1.6. Vấn đề hiệu quả và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất ............ 13

1.1.6.1. Hiệu quả sử dụng đất và tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất. .. 13
1.1.6.2. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất................................. 16
1.1.6.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất.......................... 16
1.2. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................... 18
1.2.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam .................................. 18
1.2.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh............. 19
1.2.3. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hương Khê. .. 20
SVTH: TRẦN THỊ PHƯƠNG

LỚP 52K2 - QLDD


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Thị Trang Thanh

CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
TẠI XÃ HƯƠNG BÌNH HUYỆN HƯƠNG KHÊ TỈNH HÀ TĨNH......... 22
2.1. Tổng quan về xã Hương Bình. .................................................................. 22
2.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 22
2.1.1.1. Vị trí địa lý .......................................................................................... 22
2.1.1.2. Địa hình. .............................................................................................. 23
2.1.1.3. Đất đai, thổ nhưỡng ............................................................................. 23
2.1.1.4. Khí hậu ................................................................................................ 23
2.1.1.5. Thủy văn.............................................................................................. 24
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................... 24
2.1.2.1. Cơ cấu kinh tế và thu nhập .................................................................. 24
2.1.2.2. Dân số và lao động .............................................................................. 24
2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội ....................... 25
2.1.3.1. Thuận lợi ............................................................................................. 25

2.1.3.2. Khó khăn ............................................................................................. 25
2.1.3.3. Tồn tại, hạn chế ................................................................................... 26
2.2. Hiện trạng sử dụng đất xã Hương Bình .................................................... 26
2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp xã Hương Bình ............................ 27
2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất phi nơng nghiệp xã Hương Bình ...................... 29
2.2.3. Hiện trạng sử dụng đất chưa sử dụng xã Hương Bình ........................... 30
2.3. Tình hình biến động diện tích các loại đất xã Hương Bình ...................... 30
2.3.1. Biến động diện tích đất nơng nghiệp xã Hương Bình............................ 31
2.3.2. Biến động diện tích đất phi nơng nghiệp xã Hương Bình ..................... 32
2.3.2. Biến động diện tích đất chưa sử dụng xã Hương Bình .......................... 33
2.4. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của xã Hương Bình. .......................... 33
2.4.1. Các loại hình sử dụng đất của xã ........................................................... 33
2.4.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất về mặt kinh tế ....................................... 35
2.4.2.1. Tỷ lệ sử dụng đất ................................................................................. 35
2.4.2.2. Hệ số sử dụng đất ................................................................................ 36
2.4.2.3. Hiệu quả sản xuất của đất nông nghiệp xã Hương Bình..................... 37
2.4.2.4. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất chính ........................ 38
2.4.2.5. Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất chính.......................... 53
2.4.2.6. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất về mặt môi trường ........................... 56
2.5. Đánh giá chung ......................................................................................... 59
2.5.1. Thành tựu ............................................................................................... 59
2.5.2. Một số tồn tại, khó khăn......................................................................... 60

SVTH: TRẦN THỊ PHƯƠNG

LỚP 52K2 - QLDD


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: TS Nguyễn Thị Trang Thanh

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
ĐẤT NƠNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HƯƠNG BÌNH, HUYỆN
HƯƠNG KHÊ, TỈNH HÀ TĨNH .................................................................. 61
3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp ........................................................................... 61
3.1.1. Tiềm năng đất đai của xã Hương Bình .................................................. 61
3.1.2. Phương hường phát triển kinh tế - xã hội của xã đến năm 2020 ........... 63
3.2. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp trong tương lai trên địa bàn xã ..... 64
3.2.1. Quan điểm xây dựng định hướng........................................................... 64
3.2.2. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020 xã Hương Bình .. 65
3.3. Các giải pháp cần thực hiện ...................................................................... 66
3.3.1. Giải pháp về chính sách ......................................................................... 66
3.3.2. Công tác quy hoạch sử dụng đất ............................................................ 66
3.3.3. Giải pháp về mặt kinh tế ........................................................................ 67
3.3.3.1. Giải pháp về vốn đầu tư ...................................................................... 67
3.3.3.2. Giải pháp về thị trường ....................................................................... 67
3.3.3.3. Giải pháp tín dụng ............................................................................... 68
3.3.4 Giải pháp về kỹ thuật .............................................................................. 68
3.3.5 Giải pháp về nguồn nhân lực .................................................................. 69
3.3.6. Giải pháp về bảo vệ môi trường ............................................................. 70
3.4.7. Giải pháp về tăng cường cơ sở hạ tầng .................................................. 70
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 73
1. Kết luận ........................................................................................................ 73
2. Kiến nghị ...................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 75
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 77

SVTH: TRẦN THỊ PHƯƠNG


LỚP 52K2 - QLDD


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Thị Trang Thanh

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Chú giải

GTSX

Giá trị sản xuất

GO

Giá trị sản xuất

VA

Giá trị tăng

DC

Chi phí vật chất




Lao động

CLĐ

Cơng lao động

NVA

Thu nhập thuần

HLNVA

Thu nhập thuần trên lao động

LUT

Loại hình sử dụng đất

HLGO

Giá trị sản xuất trên lao động

HLVA

Giá trị tăng trên lao động

UBND

Ủy ban nhân dân


Ha

Hecta

GTTSL

Giá trị tổng sản lượng

NLN

Nông lâm nghư

SVTH: TRẦN THỊ PHƯƠNG

LỚP 52K2 - QLDD


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Thị Trang Thanh

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Trang
HÌNH :
Hình 2.1. Bản đồ hành chính xã Hương Bình ................................................ 22
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu diện tích đất đai xã Hương Bình ................................... 27
Biểu đồ 2.2. Hệ số sử dụng đất xã Hương Bình giai đoạn 2010 – 2014 ....... 37
Biểu đồ 2.3. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của các LUT chính trên 1 ha . 52
BẢNG:

Bảng 1.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam .......................... 18
Bảng 1.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hương Khê
năm 2014 ........................................................................................................ 20
Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Hương Bình ........ 27
Bảng 2.2. Hiện trạng sử dụng đất phi nơng nghiệp và đất chưa sử dụng xã
Hương Bình .................................................................................................... 29
Bảng 2.3. Biến động diện tích các loại đất trên địa bàn xã Hương Bình....... 30
giai đoạn 2010-2014 ....................................................................................... 30
Bảng 2.4. Biến động diện tích đất nơng nghiệp xã Hương Bình giai đoạn 2010
– 2014 ............................................................................................................. 31
Bảng 2.5. Biến động diện tích đất phi nơng nghiệp xã Hương Bình giai đoạn
2010 – 2014 .................................................................................................... 32
Bảng 2.6. Các loại hình sử dụng đất của xã Hương Bình .............................. 34
Bảng 2.7. Tỷ lệ sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2011-2014 của xã Hương
Bình ................................................................................................................ 35
Bảng 2.8. Hệ số sử dụng đất xã Hương Bình giai đoạn 2010 – 2014............ 36
Bảng 2.9. Giá trị tổng sản lượng của đơn vị diện tích nơng nghiệp xã Hương
Bình ................................................................................................................ 38
Bảng 2.10. Chi phí vật chất của kiểu sử dụng đất lúa xuân – lúa hè thu ....... 39
SVTH: TRẦN THỊ PHƯƠNG

LỚP 52K2 - QLDD


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Thị Trang Thanh

Bảng 2.11. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả trên 1 đơn vị lao động của kiểu
sử dụng đất đất lúa xuân – lúa hè thu ............................................................. 39

Bảng 2.12. Chi phí vật chất của kiểu sử dụng đất lúa đông xuân – lúa hè thu .... 40
Bảng 2.13. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả trên 1 đơn vị lao động của kiểu
sử dụng đất lúa đông xuân – lúa hè thu.......................................................... 40
Bảng 2.14. Giá trị sản xuất của kiểu sử dụng đất lạc – đậu xanh - ngô ......... 41
Bảng 2.15. Chi phí vật chất của kiểu sử dụng đất lạc – đậu xanh - ngơ ........ 41
Bảng 2.16. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả trên 1 đơn vị lao động của kiểu
sử dụng đất lạc – đậu xanh - ngô.................................................................... 42
Bảng 2.17. Giá trị sản xuất của kiểu sử dụng đất lạc – đậu xanh - ngô ......... 42
Bảng 2.18. Chi phí vật chất của kiểu sử dụng đất lạc - ngơ - ngơ ................. 43
Bảng 2.19. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả trên 1 đơn vị lao động của kiểu
sử dụng đất lạc – ngô - ngô ............................................................................ 44
Bảng 2.20. Chi phí vật chất của kiểu sử dụng đất trồng cam ........................ 44
Bảng 2.21. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả trên 1 đơn vị lao động của kiểu
sử dụng đất trồng cam .................................................................................... 45
Bảng 2.22. Chi phí vật chất của kiểu sử dụng đất trồng bưởi ........................ 45
Bảng 2.23. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả trên 1 đơn vị lao động của kiểu
sử dụng đất trồng bưởi ................................................................................... 46
Bảng 2.24. Chi phí vật chất của kiểu sử dụng đất trồng keo tràm ................. 46
Bảng 2.25. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả trên 1 đơn vị lao động của kiểu
sử dụng đất trồng keo ..................................................................................... 46
Bảng 2.26. Chi phí vật chất của kiểu sử dụng đất ni cá ............................. 47
Bảng 2.27. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả trên 1 đơn vị lao động của kiểu
sử dụng đất nuôi cá......................................................................................... 47
Bảng 2.28. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng chính đất nơng nghiệp
xã Hương Bình ............................................................................................... 47
Bảng 2.29. Phân cấp hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất và đất nơng
nghiệp theo bình qn/ha ............................................................................... 50
SVTH: TRẦN THỊ PHƯƠNG

LỚP 52K2 - QLDD



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Thị Trang Thanh

Bảng 2.30. Hiệu quả sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp xã
Hương Bình tính trên 1 ha.............................................................................. 50
Bảng 2.31. Độ che phủ xã Hương Bình giai đoạn 2010 – 2014 .................... 56
Bảng 3.1. Dự kiến diện tích các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp ............. 65
xã Hương Bình đến năm 2020 ....................................................................... 65

SVTH: TRẦN THỊ PHƯƠNG

LỚP 52K2 - QLDD


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Thị Trang Thanh

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý, là nền tảng để định cư và tổ chức
các hoạt động kinh tế xã hội, nó khơng chỉ là đối tượng lao động mà cón là tư
liệu sản xuất không thể thay thế được. Việc sử dụng đất có hiệu quả và bền
vững đang trở thành vấn đề cấp thiết với mỗi quốc gia, nhằm duy trì sức sản
xuất của đất đai cho hiện tại và cho tương lai.
Xã hội phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng
tăng về lương thực thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa, xã

hội. Con người đã tìm mọi cách để khai thác đất đai nhằm thỏa mãn những
nhu cầu ngày càng tăng đó. Vậy là đất đai, đặc biệt là đất nơng nghiệp có hạn
về diện tích nhưng lại có nguy cơ bị suy thối dưới tác động của thiên nhiên
và sự thiếu ý thức của con người trong quá trình sản xuất.
Do vậy, việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp từ đó lựa chọn
các loại hình sử dụng đất có hiệu quả để sử dụng hợp lý theo quan điểm sinh
thái và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề mang tính chất tồn cầu
đang được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Đối với một nước có nền
nơng nghiệp chủ yếu như Việt Nam, nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sử dụng
đất nông nghiệp càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Hương Bình là xã nằm trong vùng thấp trũng của huyện Hương Khê. Có
diện tích đất tự nhiên 3543,61 ha. Hương Bình cách trung tâm huyện Hương
Khê 10 km về phía Tây Bắc, cách thành phố Hà Tĩnh 40 km về phía Tây
Nam; cách thành phố Vinh khoảng 85 km về phía Nam. Có trục đường Hồ
Chí Minh và tỉnh lộ 16 chạy qua xã, nối Hương Bình với các trung tâm hành
chính, kinh tế như thị trấn Hương Khê, thị trấn Vũ Quang, Thành Phố Hà
Tĩnh… Xã Hương Bình có nhiều lợi thế và tiềm năng về đất đai, lao động cho
sự phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là phát triển nông nghiệp gắn với ngành
nghề thương mại dịch vụ. Với lợi thế xã nằm trên tuyến đường Hồ Chí Minh
SVTH: TRẦN THỊ PHƯƠNG

1

LỚP 52K2 - QLDD


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Thị Trang Thanh


và huyện lộ 1 đi qua, giao lưu kinh tế hàng hoá với thị trấn Hương Khê và các
huyện lân cận. Nhân dân cần cù, chịu khó lao động, có các doanh nghiệp
mạnh đóng trên địa bàn hoạt động trên các lĩnh vực mà xã có lợi thế.
Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn và nhu cầu sử dụng đất, được sự đồng ý của
ban chủ nhiệm khoa Địa lý - Quản lý tài nguyên - trường Đại học Vinh, đồng
thời dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo: TS Nguyễn Thị Trang Thanh,
em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp trên địa bàn xã Hương Bình, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. ”
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp của xã Hương Bình,
huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Hương Bình, huyện
Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu đầy đủ, chính xác các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; các
chỉ tiêu phải đảm bảo tính thống nhất và tính hệ thống.
- Phải thu thập số liệu một cách chính xác và tin cậy.
Đánh giá đúng, khách quan, khoa học và phù hợp với tình hình thực tiễn
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề có tính lý luận, thực tiễn về hiệu quả sử dụng
đất.
- Các loại hình sử dụng đất chính trên địa bàn xã Hương Bình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Các loại hình sử dụng đất trên địa bàn xã Hương Bình, huyện Hương Khê,
tỉnh Hà Tĩnh
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1. Quan điểm nghiên cứu
4.1.1. Quan điểm hệ thống

SVTH: TRẦN THỊ PHƯƠNG

2

LỚP 52K2 - QLDD


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Thị Trang Thanh

Quản lý đất đai là một hệ thống gồm nhiều qua điểm liên kết và tương tác
chặt chẽ với nhau. Như vậy, việc thay đổi một yếu tố sẽ dẫn đến sự thay đổi
của tồn hệ thống. Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp
góp phần hồn thiện vào hệ thống quản lý đất đai ở nước ta.
4.1.2. Quan điểm tổng hợp
Quan điểm tổng hợp là quan điểm truyền thống khi xem xét, phân tích một
đối tượng và phải đặt chúng vào các mối quan hệ biện chứng giữa các thành
phần. Việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cũng được xem xét
trong tổng thể hệ thống quản lý đất đai.
4.1.3. Quan điểm lịch sử
Đặc điểm sử dụng đất được xác lập trên một nền tảng chính trị - xã hội cụ
thể. Sự thay đổi hướng sử dụng và khai thác lãnh thổ phản ánh sự lựa chọn
của ccon người phù hợp với quỹ đất, nhu cầu của thị trường, trình độ nhận
thức về chức năng của đất đai. Vì vậy, để tăng tính khả thi cần phải tìm hiểu
các loại hình sử dụng đất trong bối cảnh lịch sử của nó.
Các loại đất và các loại hình sử dụng đất chúng khơng ngừng biến động
trong khơng gian và theo thời gian. Sự hình thành và phát triển của các loại
hình sử dụng đất cũng là một q trình ln vận động và phát triển. Hiện
trạng sử dụng đất đai hiện tại là sự kế thừa của các loại hình sử dụng đất trước

đây, đồng thời cũng là cơ sở trong tương lai. Vận dụng quan điểm lịch sử
trong nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp để xem xét sự
biến đổi của nó theo khơng gian và thời gian.
4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững
Sử dụng đất đai bền vững là nhu cầu cấp bách của nhà nước ta và cũng
như nhiều nước trên thế giới. Các quan điểm sử dụng đất bền vững gồm có 3
thành phần cơ bản.
- Bền vững về an ninh lương thực trong thời gian dài trên cơ sở hệ thống
nông nghiệp phù hợp với điều kiện sinh thái và không tổn hại môi trường.

SVTH: TRẦN THỊ PHƯƠNG

3

LỚP 52K2 - QLDD


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Thị Trang Thanh

- Bền vững về tổ chức quản lý, hệ thống nông nghiệp phù hợp trong mối
quan hệ con người hiện tại và cho cả đời sau.
- Bền vững thể hiện ở tính cộng đồng trong hệ thống nông nghiệp hợp lý.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp điều tra khảo sát, thu thập số liệu
Là phương pháp dùng để thu thập số liệu, thông tin qua các báo cáo,
thống kê của xã để phục vụ cho quá trình thực hiện đề tài. Tại cơ quan chức
năng thu thập các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; các báo cáo
thống kê về đất đai; các loại giấy tờ, sổ sách và các thông tin liên quan đến đề

tài cần nghiên cứu.
Thu thập các thông tin dựa vào các báo cáo có sẵn của xã như: Báo cáo
kinh tế xã hội của xã, báo cáo thuyết minh tổng hợp, báo cáo quy hoạch sử
dụng đất, báo cáo thống kê kiểm kê đất đai, các số liệu, bảng biểu có liên
quan,.. để có được các thơng tin cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
4.2.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu
Là phương pháp phân tích và xử lý số liệu thơ đã thu thập được để thiết lập
các bảng biểu để so sánh, phân tích. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp cần
thực hiện.
4.2.3. Phương pháp thống kê
Thống kê các số liệu, tài liệu địa chính và các tài liệu có liên quan đến việc
đánh giá hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp, từ đó đưa ra hệ thống các bảng,
biểu để tiến hành phân tích và nhận xét.
4.2.4. Phương pháp điều tra thực tế, phỏng vấn hộ nông dân
Là phương pháp tiến hành bằng cách sử dụng các câu hỏi để điều tra ngẫu
nhiên các hộ gia đình nhằm đảm bảo tính thực tế và khách quan.
4.2.5. Phương pháp kế thừa
Là phương pháp sử dụng các phương pháp, số liệu có sẵn để tham khảo và
nghiên cứu.
4.2.6. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo:
SVTH: TRẦN THỊ PHƯƠNG

4

LỚP 52K2 - QLDD


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Thị Trang Thanh


Là phương pháp tham khảo ý kiến của cán bộ địa chính, các chủ hộ sản
xuất.
5. Cấu trúc của đồ án
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, kiến nghị để tài gồm có 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc đánh giá hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp.
Chương 2. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp trên địa bàn xã
Hương Bình, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
Chương 3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
trên địa bàn xã Hương Bình, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.

SVTH: TRẦN THỊ PHƯƠNG

5

LỚP 52K2 - QLDD


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Thị Trang Thanh

B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NƠNG NGHIỆP
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm đất nơng nghiệp
Đất nông nghiệp (NNP) là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu,
thí nghiệm về nơng nghiệp, lâm nghiệp, ni trồng thủy sản, làm muối và

mục đích bảo vê, phát triển rừng.
Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiêp, đất
nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác
1.1.2. Khái niệm và ý nghĩa của sử dụng đất đai
Sử dụng đất đai là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ giữa
người và đất trong tổ hợp với các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi
trường. Căn cứ vào nhu cầu của thị trường sẽ phát hiện, quyết định xu hướng
chung và mục tiêu sử dụng hợp lý nhất tài nguyên đất đai, phát huy tối đa
công dụng của đất đai nhằm đạt tới hiệu ích sinh thái, kinh tế - xã hội cao
nhất.
Vì vậy sử dụng đất đai có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội. Việc sử dụng đất đai có hiệu quả sẽ mang lại cho con người nguồn thu
nhập và những hiệu quả nhất định về kinh tế - xã hội và môi trường.
1.1.3. Phân loại đất nông nghiệp
a) Đất sản xuất nông nghiệp (SXN): là đất nông nghiệp sử dụng vào mục
đích sản xuất nơng nghiệp, bao gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây
lâu năm
 Đất trồng cây hàng năm (CHN): là đất chuyên trồng các loại cây có thời
gian sinh trưởng từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch không quá 01 năm kể cả
đất sử dụng theo chế độ canh tác không thường xuyên, đất cỏ tự nhiên có cải
tạo sử dụng vào mục đích chăn ni, đất trồng cây hàng năm khác.

SVTH: TRẦN THỊ PHƯƠNG

6

LỚP 52K2 - QLDD


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: TS Nguyễn Thị Trang Thanh

+ Đất trồng lúa (LUA): là ruộng, nương rẫy trông lúa từ một vụ trở lên
hoặc trồng lúa kết hợp với sử dụng vào các mục đích khác được pháp luật cho
phép nhưng trồng lúa là chính, bao gồm đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng
lúa nước còn lại, đất trồng lúa nương.
+ Đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi (COC): là đất đồng cỏ hoặc đồng cỏ,
đồi cỏ tự nhiên có cải tạo để chăn nuôi gia súc, bao gồm đất đồng cỏ và đất cỏ
tự nhiên có cải tạo.
+ Đất trồng cây hành năm khác (HNK): là đất trồng cây hành năm không
phải đất trồng lúa và đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi gồm chủ yếu để trồng
mầu, hoa, cây thuốc, mía, gai, cói sả, dâu tằm, cỏ khơng để chăn nuôi; gồm
đất bằng trồng cây hàng năm khác và đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác.
 Đất trồng cây lâu năm (CLN): là đất trồng các loại cây có thời gian sinh
trưởng trên một năm từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch kể cả cây có thời gian
sinh trưởng như cây hàng năm nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm như
Thanh long, Chuối, Dứa, Nho,…bao gồm đất trồng cây công nghiệp lâu năm,
đất trồng cây ăn quả lâu năm và đất trồng cây lâu năm khác.
+ Đất trồng cây công nghiệp lâu năm (LNC): là đất trồng cây lâu năm có
sản phẩm thu hoạch (khơng phải là gỗ) để làm nguyên liệu cho sản xuất công
nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng được, bao gồm chủ yếu là Chè,
Cà phê, Cao su, Hồ tiêu, Ca cao,…
+ Đất trồng cây ăn quả lâu năm (LNQ): là đất trồng cây lâu năm có sản
phẩm thu hoạch là quả để ăn tươi hoặc kết hợp chế biến.
+ Đất trồng cây lâu năm khác (LNK): là đất trồng cây lâu năm không phải
đất trồng cây công nghiệp lâu năm và đất trồng cây ăn quả lâu năm, gồm chủ
yếu là đất trồng cây lấy gỗ, lấy bóng mát, tạo cảnh quan không thuộc đất lâm
nghiệp, đất vườn trồng cây xen lẫn nhiều loại cây lâu năm hoặc cây lâu năm
xen lẫn cây hàng năm.
b) Đất lâm nghiệp (LNP): là đất đang có rừng tự nhiên hoặc đang có rừng

trồng đạt tiêu chuẩn, đất đang khoanh nuôi phục hồi rừng (đất đã có rừng bị
SVTH: TRẦN THỊ PHƯƠNG

7

LỚP 52K2 - QLDD


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Thị Trang Thanh

khai thác, chặt phá, hỏa hoạn nay được đầu tư để phục hồi rừng), đất để trồng
rừng mới (đất có cây rừng mới trồng chưa đạt tiêu chuẩn rừng hoặc đất đã
giao để trồng rừng mới); bao gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất
rừng đặc dụng.
+ Đất rừng sản xuất (RSX): là đất sử dụng vào mục đích sản xuất lâm
nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; bao gồm đất
có rừng tự nhiên sản xuất, đất có rừng trồng sản xuất, đất khoanh nuôi phục
hồi rừng sản xuất, đất trồng rừng sản xuất.
+ Đất rừng phòng hộ (RPH): là đất để sử dụng vào mục đích phịng hộ đầu
nguồn, bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái, chắn gió,
chắn cát, chắn sóng ven biển theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát
triển rừng; bao gồm đất rừng tự nhiên phịng hộ, đất có rừng trồng phịng hộ,
đất khoanh ni phục hồi rừng phịng hộ, đất trồng rừng phòng hộ.
+ Đất rừng đặc dụng (RDD): là đất để sử dụng vào mục đích nghiên cứu,
thí nghiệm khoa học, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, vườn rừng
quốc gia, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo vệ mơi
trường sinh thái do quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; bao
gồm đất có rừng tự nhiên đặc dụng, đất có rừng trồng đặc dụng, đất khoanh

nuôi phục hồi rừng đặc dụng, đất trồng rừng đặc dụng.
c) Đất nuôi trồng thủy sản (NTS): là đất được sử dụng chun vào mục
đích ni trồng thủy sản; bao gồm đất nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn và
đất chuyên nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
+ Đất nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn (TSL): là đất chuyên nuôi, trồng
thủy sản sử dụng môi trường nước lợ hoặc nước mặn.
+ Đất chuyên nuôi trồng thủy sản nước ngọt ( TSN): là đất chuyên nuôi
trồng thủy sản sử dụng môi trường nước ngọt
d) Đất làm muối (LMU): là ruộng muối sử dụng vào mục đích sản xuất muối.
e) Đất nơng nghiệp khác (NKH): là đất tại nông thôn sử dụng để xây dựng
nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt kể cả các hính thức
SVTH: TRẦN THỊ PHƯƠNG

8

LỚP 52K2 - QLDD


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Thị Trang Thanh

trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia
cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; xây dựng trạm, trại
nghiên cứu thí nghiệm nơng nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, xây
dựng cơ sở ươm tạo cây giống; con giống; xây dựng kho, nhà của hộ gia đình,
cá nhân để chứa nơng sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, cơng
cụ sản xuất nơng nghiệp.
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất
Phạm vi sử dụng đất, cơ cấu và phương thức sử dụng đất,… một mặt bị chi

phối bởi các điều kiện và quy luật sinh thái tự nhiên, mặt khác bị kiềm chế bởi
các điều kiện, quy luật kinh tế, xã hội và các yếu tố kỹ thuật. Vì vậy, có thể
khái qt những điều kiện và nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất theo
bốn nội dung sau đây:
 Nhóm các yếu tố về điều kiện tự nhiên.
Điều kiện tự nhiên (đất, nước, khí hậu, thời tiết,…) là các yếu tố cơ bản để
xác định cơng dụng của đất đai, có ảnh hưởng trực tiếp, cụ thể và sâu sắc,
nhất là đối với sản xuất nông - lâm nghiệp. Đặc thù của điều kiện tự nhiên
mang tính khu vực, vị trí địa lý cùng với sự khác biệt về điều kiện ánh sáng,
nhiệt độ, nguồn nước và các điều kiện tự nhiên khác sẽ quyết định khả năng,
công dụng và hiệu quả sử dụng đất. Vì vậy, trong thực tiễn sử dụng đất cần
tuân thủ quy luật tự nhiên, tận dụng các lợi thế nhằm đạt hiệu quả cao nhất về
kinh tế, xã hội và mơi trường,
 Nhóm các yếu tố về điều kiện kinh tế - xã hội.
Bao gồm các yếu tố như chế độ xã hội, dân số và lao động, thơng tin và
quản lý chính sách mơi trường, chính sách đất đai, sức sản xuất và trình độ
phát triển của kinh tế hàng hoá, cơ cấu kinh tế và phân bố sản xuất, các điều
kiện về nông nghiệp, thương nghiệp, giao thông, sự phát triển của khoa học
kỹ thuật, trình độ quả lý, sử dụng lao động, áp dụng khoa học kỹ thuật và sản
xuất.

SVTH: TRẦN THỊ PHƯƠNG

9

LỚP 52K2 - QLDD


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: TS Nguyễn Thị Trang Thanh

Điều kiện kinh tế - xã hội thường có ý nghĩa quyết định, chủ đạo đối với
việc sử dụng đất đai. Việc sử dụng đất đai như thế nào được quyết định bởi sự
năng động của con người và các điều kiện kinh tế, xã hội, kỹ thuật hiện có;
quyết định bởi tính hợp lý, tính khả thi và kinh tế kỹ thuật; quyết định bởi nhu
cầu của thị trường,…
 Nhóm các yếu tố về kỹ thuật canh tác.
Biện pháp kỹ thuật canh tác là các tác động của con người vào đất đai, cây
trồng, vật nuôi nhằm tạo nên sự hài hồ giữa các yếu tố của các q trình sản
xuất để đạt hiệu quả kinh tế cao. Trên cơ sở nghiên cứu các quy luật tự nhiên
của sinh vật để lựa chọn các động tác kỹ thuật, lựa chọn chủng loại và cách sử
dụng đầu vào nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế đề ra. Tuy nhiên, việc ứng
dụng các biện pháp kỹ thuật tiến bộ trong canh tác cịn phụ thuộc rát lớn vào
trình độ đầu tư của các cơ sở kinh tế, hạ tầng trong nông nghiệp.
 Nhóm các yếu tố kinh tế tổ chức.
Việc quy hoạch và bố trí sản xuất : Thực hiện phân vùng sinh thái nông
nghiệp dựa vào điều kiện tự nhiên, dựa trên cơ sở phân tích, dự báo, đánh giá
nhu cầu thị trường, gắn với quy hoạch công nghiệp chế biến, kết cấu hạ tầng,
phát triển nguồn nhân lực và các thể chế luật pháp về ảo vệ tài nguyên, môi
trường. Đó là cơ sở để phát triển hệ thống cây trồng, vật nuôi và khai thác đất
một cách đầy đủ, hợp lý. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư thâm
canh và tiến hành tập trung hóa, chuyên mơn hóa, hiện đại hóa nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp.
Hình thức tổ chức sản xuất: Các hình thức tổ chức sản xuất có ảnh hưởng
trực tiếp đến việc tổ chức khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nơng lâm nghiệp. Vì thế, phát huy thế mạnh của các loại hình tổ chức sử dụng đất
trong từng cơ sở sản xuất là rất cần thiết. Muốn vậy cần phải thực hiện đa
dạng hóa các hình thức hợp tác trong nơng nghiệp, xác lập một hệ thống tổ
chức sản xuất phù hợp và giải quyết tốt mối quan hệ giữa các hình thức đó.


SVTH: TRẦN THỊ PHƯƠNG

10

LỚP 52K2 - QLDD


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Thị Trang Thanh

1.1.5. Quan điểm sử dụng đất bền vững.
1.1.5.1. Khái quát về sử dụng đất bền vững.
Sử dụng đất đai bền vững là nhu cầu cấp bách của nhà nước ta và cũng
như nhiều nước trên thế giới. Những hiện tượng sa mạc hóa, lũ lụt, diện tích
đất trống đồi núi trọc ngày càng gia tăng là nguyên nhân của việc sử dụng đất
kém bền vững làm cho môi trường tự nhiên càng bị suy thoái.
Khái nệm bền vững được nhiều nhà khoa học trên thế giới và trong nước
nêu ra hướng vào 3 yêu cầu sau:
- Bền vững về mặt kinh tế: cây trồng cho hiệu quả cây trồng cao và được
thị trường chấp nhận.
- Bền vững về môi trường: loại sử dụng đất phải bảo vệ đuợc đất đai,
ngăn chặn sự thối hóa đất và bảo vệ mơi trường được tự nhiên.
- Bền vững về xã hội: thu hút được lao động và đảm bảo công bằng xã
hội.
1.1.5.2. Sự cần thiết phải sử dụng đất bền vững, tiết kiệm và có hiệu quả
Ngày nay, sử dụng đất bền vững, tiết kiệm và có hiệu quả đã trở thành
chiến lược quan trọng có tính tồn cầu. Nó đặc biệt quan trọng đối với sự tồn
tại và phát triển của nhân loại, bởi nhiều lẽ:
Thứ nhất, tài nguyên đất vô cùng quý giá. Bất kỳ nước nào, đất đều là tư

liệu sản xuất nông - lâm nghiệp chủ yếu, cơ sở lãnh thổ để phân bố các ngành
kinh tế quốc dân.
Thứ hai, tài nguyên đất có hạn, đất có khả năng canh tác càng ít ỏi. Tồn
lục địa trừ diện tích đóng băng vĩnh cửu (1.360 triệu ha) chỉ có 13.340 triệu
ha. Trong đó phần lớn có nhiều hạn chế cho sản xuất do quá lạnh, khô, dốc,
nghèo dinh dưỡng, hoặc quá mặn, quá phèn, bị ô nhiễm, bị phá hoại do hoạt
động sản xuất hoặc do bom đạn chiến tranh. Diện tích đất có khả năng canh
tác của lục địa chỉ có 3.030 triệu ha. Hiện nhân loại mới khai thác được 1.500
triệu ha đất canh tác.

SVTH: TRẦN THỊ PHƯƠNG

11

LỚP 52K2 - QLDD


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Thị Trang Thanh

Thứ ba, diện tích tự nhiên và đất canh tác trên đầu người ngày càng giảm
do áp lực tăng dân số, sự phát triển đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa và các hạ tầng
kỹ tht. Bình qn diện tích đất canh tác trên đầu người của thế giới hiện nay
chỉ còn 0,23 ha, ở Việt Nam chỉ cịn 0,11 ha. Theo tính tốn của Tổ chức
Lương thực thế giới (FAO), với trình độ sản xuất trung bình hiện nay trên thế
giới, để có đủ lương thực, thực phẩm, mỗi người cần có 0,4 ha đất canh tác.
Thứ tư, do điều kiện tự nhiên, hoạt động tiêu cực của con người, hậu quả
của chiến tranh nên diện tích đáng kể của lục địa đã, đang và sẽ cịn bị thối
hóa, hoặc ơ nhiễm dẫn tới tình trạng giảm, mất khả năng sản xuất và nhiều

hậu quả nghiêm trọng khác. Trên thế giới hiện có 2.000 triệu ha đất đã và
đang bị thối hóa, trong đó 1.260 triệu ha tập trung ở châu Á, Thái Bình
Dương. Ở Việt Nam hiện có 16,7 triệu ha bị xói mịn, rửa trơi mạnh, chua
nhiều, 9 triệu ha đất có tầng mỏng và độ phì thấp, 3 triệu ha đất thường bị khơ
hạn và sa mạc hóa, 1,9 triệu ha đất bị phèn hóa, mặn hóa mạnh. Ngồi ra tình
trạng ơ nhiễm do phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật, chất thải, nước thải đô
thị, khu công nghiệp, làng nghề, sản xuất, dịch vụ và chất độc hóa học để lại
sau chiến tranh cũng đáng báo động. Hoạt động canh tác và đời sống còn bị
đe dọa bởi tình trạng ngập úng, ngập lũ, lũ quét, đất trượt, sạt lở đất, thối hóa
lý, hóa học đất...
Thứ năm, lịch sử đã chứng minh sản xuất nông nghiệp phải được tiến hành
trên đất tốt mới có hiệu quả. Tuy nhiên, để hình thành đất với độ phì nhiêu
cần thiết cho canh tác nơng nghiệp phải trải qua hàng nghìn năm, thậm chí
hàng vạn năm. Vì vậy, mỗi khi sử dụng đất đang sản xuất nơng nghiệp cho
các mục đích khác cần cân nhắc kỹ để khơng rơi vào tình trạng chạy theo lợi
ích trước mắt.
1.1.5.3. Những quan điểm sử dụng đất bền vững.
Theo FAO, nông nghiệp bền vững bao gồm quản lý hiệu quả về tài nguyên
cho nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu cho cuộc sống của con người, đồng thời
giữ gìn và cải thiện tài nguyên thiên nhiên môi trường và bảo vệ tài nguyên
SVTH: TRẦN THỊ PHƯƠNG

12

LỚP 52K2 - QLDD


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Thị Trang Thanh


thiên nhiên. Hệ thống nơng nghiệp bền vững là hệ thống có hiệu quả kinh tế,
đáp ứmg cho nhu cầu xã hội về an ninh lương thực, đồng thời giữ gìn và cải
thiện tài nguyên thiên nhiên và chất lợng môi trường cho thế hệ mai sau.
Một hệ thống nông nghiệp bền vững phải đáp ứng cho nhu cầu ngày càng
cao về ăn mặc thích hợp cho hiệu quả kinh tế, mơi trường và xã hội gắn với
việc tăng phúc lợi trên đầu người. Đáp ứng nhu cầu là một phần quan trọng, vì sản
lượng nơng nghiệp cần thiết được tăng trưởng trong những thập kỷ tới. Phúc lợi
cho mọi người vì phúc lợi của đa số dân trên thế giới đều còn rất thấp.
Về nội dung, các quan điểm sử dụng đất bền vững gồm có 3 thành
phần cơ bản.
- Bền vững về an ninh lương thực trong thời gian dài trên cơ sở hệ thống
nông nghiệp phù hợp với điều kiện sinh thái và không tổn hại môi trường.
- Bền vững về tổ chức quản lý, hệ thống nông nghiệp phù hợp trong mối
quan hệ con người hiện tại và cho cả đời sau.
- Bền vững thể hiện ở tính cộng đồng trong hệ thống nông nghiệp hợp lý.
Phát triển nơng nghiệp bền vững chiếm vị trí quan trọng, nhiều khi có tính
quyết định trong sự phát triển chung của xã hội. Trong việc phát triển nông
nghiệp bền vững điều quan trọng là cải thiện chất lượng cuộc sống trong sự
tiếp cận đúng đắn về mơi trường để giữ gìn tài nguyên đất đai cho thế hệ mai
sau. Bên cạnh đó phải biết sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai, giữ gìn, cải tạo
chất lượng mơi trường, có hiệu quả kinh tế, năng suất cao và ổn định, tăng
trưởng chất lượng cuộc sống bình đẳng các thế hệ và hạn chế rủi ro.
1.1.6. Vấn đề hiệu quả và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất
1.1.6.1. Hiệu quả sử dụng đất và tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất.
a, Hiệu quả sử dụng đất.
Những quan điểm về hiệu quả:
- Quan điểm 1: Trước đây người ta coi hiệu quả là kết quả đạt được trong
hoạt động kinh tế. Ngày nay, quan điểm này khơng cịn phù hợp, bởi lẽ nếu
cùng 1 kết quả sản xuất nhưng 2 mức chi phí khác nhau thì quan điểm nayd

chúng có cùng một hiệu quả, điều đó khơng đúng.
SVTH: TRẦN THỊ PHƯƠNG

13

LỚP 52K2 - QLDD


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Thị Trang Thanh

- Quan điểm 2: Hiệu quả được xác định bằng nhịp độ tăng tổng sản phẩm
xã hội hoặc thu nhập quốc dân. Hiệu quả sẽ cao khi nhịp độ tăng trưởng của
các chỉ tiêu đó cao, nhưng chi phí hoặc nguồn lực được sử dụng nhanh hơn thì
sao? Hơn nữa điều kiện sản xuất của các năm có thể khác nhau, do đó quan
điểm này cũng chưa được thỏa đáng.
- Quan điểm 3: Hiệu quả là mức độ thỏa mãn yêu cầu của quy luật kinh tế
cơ bản của chủ nghĩa xã hội. Quan điểm này cho rằng mức độ tiêu dùng với
tính cách là đại diện cho mức sống của nơng dân là chỉ tiêu phản ánh hiểu quả
của nền sản xuất xã hội.
- Quan điểm 4: Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi
phí trong 1 đơn vị kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một
thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích của xã hội, của nền kinh tế quốc dân.
Vì vậy, bản chất của hiệu quả là đáp ứng nhu cầu của con người trong đời
sống xã hội; bảo tồn tài nguyên, nguồn lực để phát triển bền vững.
b, Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất.
- Mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội và sử dụng tiết kiệm lớn nhất về chi phí
các nguồn tài nguyên, sự ổn định lâu dài của hiệu quả.
- Mức độ đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội - môi trường.

- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất phải theo quan điểm sử dụng đất bền
vững hướng vào 3 tiêu chuẩn chung là bền vững về mặt kinh tế, xã hội và môi
trường.
c, Đánh giá hiệu quả sử dụng đất.
Nói đến hiệu quả ai cũng nghĩ rằng đó là cơng việc đạt kết quả tốt. Như
vậy, hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người mong
đợi và hướng tới. Trong sản xuất hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, năng suất.
Trong kinh doanh hiệu quả là lãi suất, lợi nhuận; trong lao động hiệu quả là
năng suất lao động được đánh giá bằng số lượng thời gian hao phí để sản xuất
ra một đơn vị sản phẩm hoặc là bằng số lượng sản phẩm được sản xuất ra
trong một đơn vị thời gian. Trong xã hội, hiệu quả xã hội có tác động tích cực
đối với một lĩnh vực xã hội nào đó.
SVTH: TRẦN THỊ PHƯƠNG

14

LỚP 52K2 - QLDD


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Thị Trang Thanh

 Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt hiệu quả
kinh tế và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá
trị đều tính đến khi xem xét sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu
đạt được một trong hai yếu tố hiệu quả kỹ thuật và phân bổ thì khi đó hiệu
quả sản xuất mới đạt được hiệu quả kinh tế.
Có thể thấy được bản chất của hiệu quả kinh tế sử dụng đất là: Trên một

diện tích đất nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất nhiều nhất,
với một lượng đầu tư chi phí về vật chất và lao động thấp nhất nhằm đáp ứng
yêu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội. Xuất phát từ vấn đề này mà
trong quá trình đánh giá đất nơng nghiệp cần phải chỉ ra được loại hình sử
dụng đất có hiệu quả kinh tế cao.
 Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xã hội
và tổng chi phí bỏ ra. Hiệu quả về mặt xã hội trong sử dụng đất nông nghiệp
chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một đơn vị diện tích
đất nơng nghiệp.
Do vậy có thể thấy rằng giữu hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối
quan hệ mật thiết với nhau, chúng là tiền đề của nhau và là một phạm trù
thống nhất, phản ánh mối quan hệ giữa kết quả sản xuất với các lợi ích xã hội
mà nó mang lại. Trong giai đoạn hiện nay, việc đánh giá hiệu quả xã hội của
các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp là nội dung được nhiều nhà khoa học
quan tâm.
 Hiệu quả môi trường
Hiệu quả môi trường là xem xét sự phản ứng của môi trường đối với hoạt
động sản xuất. Từ các hoạt động sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp
đều ảnh hưởng khơng nhỏ đến mơi trường, đó có thể là ảnh hưởng tích cực
cũng có thể là ảnh hưởng tiêu cực. Thông thường, hiệu quả kinh tế thường
mâu thuẫn với hiệu quả mơi trường nên cần phải đảm bảo tính cân bằng về
phát triển kinh tế.
SVTH: TRẦN THỊ PHƯƠNG

15

LỚP 52K2 - QLDD



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Nguyễn Thị Trang Thanh

Hiệu quả môi trường đất là việc đảm bảo chất lượng đất khơng bị thối
hóa, bạc màu và nhiễm các chất hóa học trong canh tác. Bên cạnh đó cịn có
các yếu tố như độ che phủ, hệ số sử dụng đất, bảo quản chế biến, tiêu thụ
hàng hóa.
1.1.6.2. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất.
- Dân số tăng nhanh, diện tích đất nơng nghiệp giảm dần, hiệu quả sản
xuất trên một đơn vị diện tích trở nên rất quan trọng.
- Điều tra, nghiên cứu đất đai để nắm vững số lượng và chất lượng, bao
gồm: điều tra thành lập bản đồ đất, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, đánh giá
phân hạng đất và hiệu quả sử dụng đất.
- Xây dựng quyết định về sử dụng và quản lý đất đai sao cho đất đai có thể
được khai thác tốt nhất mà vẫn duy trì được sức sản xuất của nó trong tương
lai.
1.1.6.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất.
Hiệu quả sử dụng đất là tiêu chí đánh giá mức độ khai thác sử dụng đất và
được đánh giá thông qua một số tiêu chí sau:
 Chỉ tiêu hiệu quả về mặt kinh tế, bao gồm các chỉ tiêu sau:
Tổng diện tích đất đai - Diện tích đất chưa sử dụng
Tỷ lệ sử dụng
=
 100
đất đai (%)
Tổng diện tích đất đai
Diện tích các loại đất
Tỷ lệ sử dụng
=

 100
loại đất đai (%) Tổng diện tích đất đai
Tổng diện tích gieo trồng hàng năm
Hệ số sử dụng
=
đất
Tổng diện tích đất trồng cây hàng năm
 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất trên 1 đơn vị diện tích đất (ha).
- Giá trị sản xuất GO/ha. ( Gross Output): Là toàn bộ giá trị sản phẩm
được tạo ra trong một thời kỳ nhất định ( thường là 1 năm) trên một hecta đất.
GO = Năng suất x Giá bán sản phẩm
SVTH: TRẦN THỊ PHƯƠNG

16

LỚP 52K2 - QLDD


×