Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tài liệu Tiểu luận "Vai trò của hai bán cầu đại não" doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.36 KB, 14 trang )

Tiểu luận "Vai trò của hai
bán cầu đại não"
1
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
2
1. Vai trò của bán cầu não trái và bán cầu não phải
2
2. Mối liên hệ giữa bán cầu não trái và bán cầu não phải
6
3. Kết hợp sử dụng hai bán cầu trong hoạt động học tập
8
KẾT LUẬN 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO
13
2
MỞ ĐẦU
Với sự phát triển của kinh tế tri thức và lượng tri thức khổng lồ như hiện nay,
con người ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các phương pháp học để làm sao có
thể thu nạp được tối đa tri thức của thời đại. Một phương pháp hiệu quả nhất hiện
nay là phối hợp cả hai bán cầu não. Vậy vì sao muốn đạt được hiệu quả làm việc
cao nhất lại phải sử dụng cả hai bán cầu não và làm thế nào để có thể kết hợp một
cách hiệu quả tốt nhất? Trong bài tiểu luận ngắn này, nhóm chúng em xin được
phân tích vai trò của hai bán cầu não của con người đồng thời đưa ra một số cách
kết hợp sử dụng cả hai bán cầu não để đạt hiệu quả cao trong hoạt động học tập.
1. Vai trò của bán cầu não trái và bán cầu não phải
Bộ não người là một khối chất nguyên sinh phức tạp nhất và tinh xảo nhất trong
thế giới vạn vật. Nó được biết đến như một cơ quan phát triển cao cho phép con
người sống và tư duy được. Bộ não của chúng ta bao
gồm hai bán cầu đại não là bán cầu đại não trái và bán


cầu đại não phải. Theo các kết quả nghiên cứu, bán cầu
não trái điều khiển nửa thân người bên phải, bán cầu
não phải thì ngược lại. Mỗi bán cầu não có mô thức ghi
nhớ khác nhau và đều có khả năng thực hiện nhiệm vụ
nhận biết, phân biệt cảm giác, tri giác, với tính chất chuyên biệt, tính ưu việt ở một
số lĩnh vực nào đó so với bán cầu não bên kia. Các bán cầu não tựa như có khu vực
trí năng độc lập, và bán cầu não này trong khi hoạt động hoàn toàn không có ý thức
xem bán cầu não kia đang xảy ra điều gì về mặt hành vi, chúng tựa như hai não bộ
hoàn chỉnh và độc lập với nhau.
Bằng hàng loạt các thực nghiệm, Sperry đã nhận thấy bán cầu não trái có sở
trường về ngôn ngữ và tính toán; bán cầu não phải tuy không thông giỏi về nói, viết
nhưng có sự lý giải, hiểu biết nhất định, đặc biệt về mặt phân biệt không gian, cảm
3
nhận âm nhạc, nghệ thuật, tình cảm lại có ưu thế hơn bán
cầu não trái. Bán cầu não trái có thói quen phân tích từng
bước, còn bán cầu não phải lại có khuynh hướng phân tích
trực quan, chỉnh thể vấn đề. Nhiều chức năng ưu thế, ở
mức độ cao cấp đều tập trung ở bán cầu não phải chứ
không phải bán cầu não trái, luận điểm này của ông đã bác
bỏ quan niệm truyền thống đã ngự trị trong suốt hơn 100
năm, cho rằng, “bán cầu não phải là yếu, kém; ưu thế thuộc về bán cầu não trái”. …
Như vậy, mỗi bán cầu não đảm trách những nhiệm vụ cụ thể, riêng biệt và khi được
phát triển, sẽ đem lại những bộ kỹ năng hoàn toàn khác nhau.
Sau đây là một số tổng hợp về “tài sản” trong não phải và não trái
Não phải Não trái
- Thiên về hình ảnh - Thiên về chữ, ký hiệu, số học
- Thuộc về trực giác, dẫn dắt bởi cảm xúc
- Có khuynh hướng phân tích,
tìm tòi, với khả năng lý luận
chặt chẽ “làm đầu tàu"

- Xử lý các ý tưởng cùng lúc
- Các ý tưởng được xử lý từng
bước một theo trình tự
- Thiết lập cơ chế “chụp ảnh sự vật” khi phải nhớ
một vật nào đó. Cần phải viết, vẽ hoặc dùng hình
minh họa để ghi nhớ.
- Từ ngữ là phương tiện dùng để
ghi nhớ sự vật, dễ nhớ tên hơn
là khuôn mặt, hình dáng
- Hình thành những gắn kết một chiều từ thông tin
có được
- Suy luận, tìm kiếm các mấu
chốt logic từ thông tin có được
- Chú ý đến tổng thể trước rồi mới đến chi tiết
- Từng bước, từng bước một tập
hợp các chi tiết, sau đó tổ chức
lại khi cần định hình tổng thể
- Tự do, bốc đồng
- Thích lập kế hoạch và bảng
liệt kê những gì cần làm
- Thích tìm hiểu lý do vì sao phải làm cái này mà
đừng làm cái kia, và tại sao lại cần có những quy
tắc (lý do)
- Thường làm theo quy định mà
không thắc mắc gì cả
- Không có cảm nhận về thời gian - Giỏi trong việc phân bố, làm
4
chủ thời gian
- Có thể gặp khó khăn trong việc dùng từ ngữ và
cách nói khi cần bày tỏ về bản thân

- Dễ dàng ghi nhớ các âm tiết và
công thức toán học
- Thích được đụng chạm khi quan sát vật thể - Chỉ thích ngắm mà thôi
- Gặp khó khăn trong việc phân bố tính chất ưu
tiên khi giải quyết vấn đề, nên thường trễ hạn và
làm việc bốc đồng
- Luôn lập kế hoạch giải quyết
ngay từ khi nhận nhiệm vụ
- Thích trải nghiệm hơn là phải đọc tài liệu hướng
dẫn sử dụng
- Luôn đọc hướng dẫn sử dụng
trước khi bắt đầu “táy máy”
- Thích tìm cách lắng nghe xem sự vật được diễn
đạt như thế nào
- Thích lắng nghe điều gì sẽ được nói đến
- Hiếm khi dùng điệu bộ khi nói chuyện
- Có khả năng sáng tạo thiên phú nhưng cần ép
mình vào khuôn khổ để phát triển hơn
- Nhưng đôi khi rụt rè không tin tưởng nhiều vào
khả năng sáng tạo của bản thân, cần sẵn sàng đón
nhận thử thách để phát huy khả năng tiềm tàng ấy
(trích dịch từ About.com) Theo_TuoiTre
Qua bảng tổng hợp trên có thể thấy hoạt động hằng ngày của chúng ta bị chi
phối và điều khiển của cả hai bán cầu não. Điều này cũng lí giải vì sao những người
có bán cầu đại não trái phát triển lại giỏi hơn trong việc tính toán, phân tích, lập
luận, logic, họ rất tự tin trước đám đông và là những người có kỉ luật, nghiêm
chỉnh, ngăn nắp và sạch sẽ. Họ giải quyết mọi việc một cách khoa học. Trong khi
đó, những người phát triển thiên về não phải lại là những người hay mơ mộng, họ
luôn luôn có hàng vạn câu hỏi về thế giới xung quanh. Có thể họ là những người
diễn đạt kém nhưng họ lại là những người lắng nghe rất giỏi. Chính vì vậy, nếu biết

kết hợp cả hai yếu tố này vào hoạt động học tập thì chắc chắn chúng ta sẽ thu được
những kết quả vô cùng khả quan.
Xuất phát từ những nghiên cứu về thế giới tiến bộ,trong cuốn sách “Một tư
duy hoàn toàn mới” Daniel H.Pink đã chỉ ra sáu khả năng cơ bản của não phải được
5

×