Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục trong xây dựng cơ sở vật chất ở trung tâm gdtx cấp huyện, tỉnh đắk lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 116 trang )

I
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

HÀ NGỌC ANH

QUẢN LÝ CƠNG TÁC XÃ HỘI HĨA GIÁO DỤC
TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT Ở TRUNG
TÂM GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN CẤP HUYỆN,
TỈNH ĐẮK LẮK

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Nghệ An, Tháng 7/2017


II
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

HÀ NGỌC ANH

QUẢN LÝ CƠNG TÁC XÃ HỘI HĨA GIÁO DỤC
TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT Ở TRUNG
TÂM GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN CẤP HUYỆN,
TỈNH ĐẮK LẮK

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.01.14


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Minh Hùng

Nghệ An, Tháng 7/2017


I

Lời cảm ơn
Với tình cảm chân thành, tác giả xin trân trọng cảm ơn phòng Quản lý
khoa học, phòng Sau đại học, khoa Quản lý giáo dục, các Giáo sư, Tiến sỹ,
quý thầy cô giáo của trường Đại học Vinh đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ lớp
cao học Quản lý Giáo dục K23 đại học Vinh đã cung cấp những kiến thức, kĩ
năng cơ bản, tạo điều kiện thuận lợi giúp tác giả hồn thành khố học và luận
văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm và tạo điều kiện của Sở Giáo dục
và Đào tạo Đắk Lắk, trung tâm GDTX Buôn Ma Thuột, trung tâm GDTX
Krông Pắc, trung tâm GDTX Ea Kar, các đồng chí lãnh đạo các phòng ban
của Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk, Ban giám đốc các trung tâm GDTX và
cán bộ, giáo viên, phụ huynh, học viên đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong
quá trình thực hiện luận văn. Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới PGS.TS. Phạm Minh Hùng - thầy hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp
đỡ, hướng dẫn, động viên tác giả hoàn thành luận văn khoa học này.
Do điều kiện thời gian và phạm vi nghiên cứu có hạn, luận văn khơng
tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong q thầy, cô giáo và các bạn đồng
nghiệp thông cảm, giúp đỡ và đưa ra những chỉ dẫn qúy báu để luận văn hoàn
thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Nghệ An, tháng 7/2017
Tác giả


Hà Ngọc Anh


II

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ............................................................. 3
4. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
7. Những đóng góp của luận văn ...................................................................... 5
8. Cấu trúc của luận văn ................................................................................... 5
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý cơng tác xã hội hố giáo dục
trong xây dựng cơ sở vật chất ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên cấp
huyện ................................................................................................................. 7
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 7
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài ....................................................... 7
1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước ....................................................... 9
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài............................................................... 12
1.2.1. Cơ sở vật chất và cơ sở vật chất ....................................................... 12
1.2.2. Xã hội hóa, xã hội hóa giáo dục ...................................................... 13
1.2.3. Quản lý và quản lý công tác ............................................................. 14
1.2.4. Giải pháp và giải pháp ..................................................................... 16
1.3. Khái quát về xã hội hóa giáo dục trong xây dựng .................................. 17
1.3.1. Vai trò, ý nghĩa. ................................................................................ 17
1.3.2. Mục tiêu của xã hội hóa giáo dục..................................................... 20

1.3.3. Nội dung, phương pháp, hình thức .................................................. 21
1.3.4. Sự tham gia của các lực lượng ......................................................... 22
1.4. Một số vấn đề về quản lý cơng tác xã hội hố giáo dục .......................... 22
1.4.1. Sự cần thiết phải quản lý .................................................................. 22
1.4.2. Nội dung quản lý .............................................................................. 25
1.4.3. Chủ thể quản lý công tác .................................................................. 27
1.5. Các yếu ảnh hưởng đến quản lý công tác ................................................ 28


III

1.5.1. Yếu tố chủ quan ............................................................................... 28
1.5.2 Yếu tố khách quan ............................................................................ 30
Kết luận chương 1 ........................................................................................... 32
Chƣơng 2. Thực trạng quản lý cơng tác xã hội hố giáo dục trong
xây dựng CSVC ............................................................................................. 33
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế .................................................. 33
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế ............................................................. 33
2.1.2. Khái quát về khảo sát thực trạng .................................................... 36
2.2. Thực trạng xã hội hoá giáo dục trong xây dựng cơ sở vật chất. .............. 37
2.2.1 Thực trạng thực hiện các mục tiêu xã hội hóa trong . ..................... 37
2.2.2. Thực trạng thực hiện các nội dung ................................................. 41
2.2.3. Thực trạng thực hiện các hình thức ................................................ 44
2.2.4. Thực trạng các phương pháp .......................................................... 47
2.2.5. Thực trạng các lực lượng ................................................................ 49
2.3. Thực trạng quản lý công tác xã hội hóa giáo dục .................................... 53
2.3.1. Thực trang xây dựng kế hoạch ....................................................... 53
2.3.2. Thực trạng tổ chức thực hiện .......................................................... 55
2.3.3. Thực trạng chỉ đạo công tác xã hội hóa .......................................... 56
2.3.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá ......................................................... 62

2.3.5. Thực trạng đảm bảo các điều kiện .................................................. 64
2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng ............................................................. 65
2.5. Đánh giá chung về quản lý ....................................................................... 67
2.5.1. Mặt mạnh ........................................................................................ 67
2.5.2. Mặt hạn chế..................................................................................... 67
2.5.3. Nguyên nhân của thực trạng ........................................................... 68
Kết luận chương 2 ........................................................................................... 69
Chƣơng 3. Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục
trong xây dựng cơ sở vật chất ...................................................................... 70
3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp............................................................. 73
3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu.................................................................... 73
3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn ................................................................... 73


IV

3.1.3. Đảm bảo tính hiệu quả .................................................................... 74
3.1.4. Đảm bảo tính khả thi....................................................................... 74
3.2. Các giải pháp quản lý cơng tác xã hội hóa............................................... 75
3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên ..................................... 75
3.2.2. Kế hoạch hóa cơng tác xã hội hóa .................................................. 78
3.2.3. Tổ chức, chỉ đạo chặt chẽ cơng tác xã hội hóa ............................... 81
3.2.4. Tăng cường kiểm tra, đánh giá ....................................................... 84
3.2.5. Đảm bảo các điều kiện.................................................................... 85
3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp ............................................................... 87
3.4. Khảo sát sự cần thiết và tính khả thi ........................................................ 90
Tiểu kết chương 3............................................................................................ 92
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 93
1. Kết luận ....................................................................................................... 93
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 94

2.1. Đối với chính phủ ..................................................................................... 94
2.2. Đối với tỉnh Đắk Lắk ............................................................................... 94
2.3. Đối với Huyện .......................................................................................... 94
2.4. Đối với Sở Giáo dục................................................................................. 94
2.5. Đối với trung tâm ..................................................................................... 95
2.6. Đối với các lực lượng ............................................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 96


V

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CMHS

:

Cha mẹ học sinh

CNH-HĐH

:

Công nghiệp hố- Hiện đại hố

CP

:

Chính phủ


CSVC

:

Cơ sở vật chất

GD& ĐT

:

Giáo dục và Đào tạo

GDQP

:

Giáo dục quốc phòng

GDTC

:

Giáo dục thể chất

GDTX

:

Giáo dục thường xuyên


KHCN

:

Khoa học công nghệ

KT-XH

:

Kinh tế - xã hội

LLXH

:

Lực lượng xã hội

NĐ-CP

:

Nghị định chính phủ

QLXD CSVC

:

Quản lý xây dựng cơ sở vật chất


QĐ-UB

:

Quyết định - ủy ban

TCCN

:

Trung cấp chuyên nghiệp

TCCN, CĐ, ĐH :

Trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học

THPT

:

Trung học phổ thông

TT

:

Trung tâm




:

Trung ương

UBND

:

Ủy ban nhân dân

XH

:

Xã hội

XHH

:

Xã hội hóa

XHHGD

:

Xã hội hóa giáo dục

XHHT


:

Xã hội học tập

XHH XD CSVC :

Xã hội hóa xây dựng cơ sở vật chất

XD

:

Xây dựng

XDCSVC

:

Xây dựng cơ sở vật chất


VI

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ TRONG LUẬN VĂN
TT

Nội dung, tên gọi các biểu bảng, sơ đồ

Trang


Bảng 2.1

Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc Tỉnh Đắk
Lắk

34

Bảng 2.2

Quy mô phát triển trung tâm GDTX

35

Bảng 2.3

Thống kê CSVC và trang thiết bị dạy học từ năm học
2013 - 2014 đến năm học 2015 - 2016

35

Bảng 2.4

Kết quả thực hiện các mục tiêu xã hội hóa xây dựng cơ sở
vật chất ở trung tâm GDTX cấp huyện

37

Bảng 2.5

Tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ thực hiện

các mục tiêu xã hội hóa xây dựng cơ sở vật chất ở trung
tâm GDTX cấp huyện

38

Bảng 2.6

Kết quả thực hiện các mục tiêu xã hội hóa xây dựng cơ sở
vật chất ở trung tâm GDTX cấp huyện

39

Bảng 2.7

Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm khách thể
về nhận thức và đánh giá mức độ thực hiện các mục tiêu
XHH

40

Bảng 2.8

Kết quả thực hiện các nội dung cơ bản về xã hội hóa xây
dựng cơ sở vật chất tại trung tâm GDTX cấp huyện, tỉnh
Đắk Lắk.

41

Bảng 2.9


Tương quan giữa nhận thức mức độ cần thiết và đánh giá
mức độ thực hiện các nội dung cơ bản trong việc xây
dựng cơ sở vật chất ở trung tâm GDTX cấp huyện, tỉnh
Đắk Lắk

43

Bảng 2.10

Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm khách thể
về nhận thức và đánh giá mức độ thực hiện các nội dung
cơ bản XHH

43

Bảng 2.11

Kết quả thực hiện các hình thức XHH trong xây dựng
CSVC ở trung tâm GDTX cấp huyện

44

Bảng 2.12

Tương quan giữa nhận thức mức độ cần thiết và đánh giá
mức độ thực hiện các hình thức XHH trong xây dựng
CSVC tại trung tâm GDTX cấp huyện, tỉnh Đắk Lắk

45


Bảng 2.13

Kết quả thực hiện các hình thức XHH xây dựng CSVC ở
trung tâm GDTX cấp huyện

45


VII

Bảng 2.14

Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm khách thể
về nhận thức và đánh giá mức độ thực hiện các hình thức
XHH xây dựng CSVC ở trung tâm GDTX cấp huyện

46

Bảng 2.15

Kết quả các phương pháp thực hiện XHH xây dựng
CSVC ở trung tâm GDTX cấp huyện, tỉnh Đắk Lắk

47

Bảng 2.16

Kết quả tương quan giữa nhận thức mức độ cần thiết và
đánh giá mức độ thực hiện các phương pháp thực hiện
XHH xây dựng CSVC ở trung tâm GDTX cấp huyện, tỉnh

Đắk Lắk

47

Bảng 2.17

Kết quả các phương pháp thực hiện XHH trong xây dựng
CSVC ở trung tâm GDTX cấp huyện, tỉnh Đắk Lắk

48

Bảng 2.18

Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm khách thể
về nhận thức và đánh giá mức độ thực hiện các phương
pháp thực hiện XHH xây dựng CSVC

49

Bảng 2.19

Kết quả sự tham gia của các lực lượng xã hội, trung tâm
giáo dục thường xuyên và gia đình học viên thực hiện nội
dung cụ thể góp phần xã hội hóa giáo dục ở trung tâm
GDTX cấp huyện

50

Bảng 2.20


Tương quan giữa nhận thức mức độ cần thiết và đánh giá
mức độ thực hiện các nội dung cụ thể góp phần XHHGD
ở trung tâm GDTX cấp huyện.

52

Bảng 2.21

Kết quả thực hiện xây dựng kế hoạch công tác xã hội hóa
xây dựng cơ sở vật chất ở trung tâm GDTX

53

Bảng 2.22

Tương quan giữa nhận thức mức độ cần thiết và đánh giá
mức độ thực hiện các mặt quản lí việc xây dựng kế hoạch
XHH trong xây dựng CSVC ở trung tâm GDTX

55

Bảng 2.23

Kết quả thực hiện các nhóm biện pháp chỉ đạo cơng tác
XHH trong xây dựng và sử dụng CSVC ở trung tâm
GDTX

56

Bảng 2.24


Tương quan giữa nhận thức mức độ cần thiết và đánh giá
mức độ thực hiện các nhóm biện pháp chỉ đạo cơng XHH
xây dựng và sử dụng CSVC ở trung tâm GDTX

61

Bảng 2.25

Thực trạng kiểm tra, đánh giá cơng tác XHHGD có sự
tham gia của các lực lượng xã hội, trung tâm GDTX và
gia đình học viên ở trung tâm GDTX cấp huyện

62


VIII

Bảng 2.26

Kết quả thực hiện các điều kiện để quản lí hiệu quả cơng
tác XHH trong xây dựng CSVC ở trung tâm GDTX

64

Bảng 2.27

Tương quan giữa nhận thức mức độ cần thiết và đánh giá
mức độ thực hiện các điều kiện quản lí hiệu quả cơng tác
XHH trong xây dựng CSVC ở trung tâm GDTX


65

Bảng 2.28

Các yếu tố ảnh hưởng đến xã hội hóa và quản lí xã hội
hóa xây dựng cơ sở vật chất ở trung tâm GDTX cấp huyện

66

Sơ đồ 3.1

Mối quan hệ giữa các giải pháp quản lý XHH xây dựng
CSVC ở trung tâm GDTX cấp huyện

89

Bảng 3.1

Kết quả khảo nghiệm nhận thức về sự cần thiết và tính
khả thi của các giải pháp quản lý cơng tác XHH trong xây
dựngCSVC ở trung tâm GDTX cấp huyện, tỉnh Đắk Lắk.

90


1

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong những năm qua, mặc dù kinh tế cịn gặp khó khăn, Nhà nước đã
tăng dần tỉ trọng chi ngân sách cho giáo dục, cụ thể năm 1992 chi 13%, năm
1993 chi 15,5%, năm 1994 chi 16,5% và năm 2017 chi khoảng 20% tổng chi
ngân sách quốc gia cho giáo dục. Tuy nhiên giáo dục trong thực tế vẫn gặp
khó khăn lớn về các điều kiện vật chất - tài chính. Hầu hết ngân sách nhà
nước chi cho giáo dục là để trả lương cho giáo viên và một phần nhỏ cho học
bổng, CSVC và thiết bị dạy học thiếu thốn và xuống cấp nghiêm trọng, khơng
khắc phục nổi tình trạng học 3 ca, đa số trường khơng có thư viện, thiết bị dạy
học đã thiếu lại không được đổi mới so với sự phát triển của khoa học, kỹ
thuật và công nghệ.
XHHGD là hoạt động nằm trong hệ thống chung các hoạt động của nền
giáo dục nước nhà và có mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít với tất cả các hoạt
động giáo dục khác và rộng hơn, XHHGD cịn có mối quan hệ khăng khít với
các nhiệm vụ phát triển KT- XH của đất nước. XHHGD bao gồm những hoạt
động hết sức đa dạng, mang tính tồn diện và đồng bộ của các lực lượng xã
hội hỗ trợ cho công tác giáo dục của nhà trường. Đến nay, XHHGD đã được
triển khai rộng khắp trên phạm vi cả nước, góp phần dựng xây nên một xã hội
học tập, một xã hội toàn dân tham gia vào các hoạt động giáo dục. Một trong
những nội dung của XHHGD là vận động nhân dân đầu tư xây dựng CSVC,
trường lớp.
Phát huy truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, thực hiện phương châm
“Nhà nước và nhân dân cùng làm giáo dục”, các cấp lãnh đạo địa phương, các
đoàn thể, các tổ chức xã hội, cha mẹ học sinh đã đóng góp nguồn tài chính
đáng kể cho GD&ĐT phục vụ cho xây dựng CSVC trường lớp, khắc phục
tình trạng thiếu và xuống cấp của CSVC; tăng cường trang thiết bị giáo dục


2

và giảng dạy cho nhà trường như máy vi tính, phịng học ngoại ngữ, các

phương tiện nghe nhìn và các đồ dùng dạy học...
Các trung tâm GDTX đã thể hiện nổi bật tinh thần XHH xây dựng
CSVC. Các trung tâm GDTX được mở ra theo nhu cầu phát triển kinh tế xã
hội của địa phương, nhà nước chỉ đầu tư phần nhỏ và chủ yếu là quản lý về
chuyên môn, còn CSVC thiết bị đều do địa phương và người học đóng góp,
nhằm đáp ứng u cầu nâng cao trình độ tay nghề hoặc đào tạo tiếp tục ngành
nghề đang có của đơng đảo người học.
Với mục tiêu phát huy tiềm năng về trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy
động toàn xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, trong những năm qua, ngành
Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk đã tích cực triển khai các giải pháp nhằm
tăng cường đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đạt được nhiều thành tựu quan
trọng, góp phần nâng cao đào tạo nguồn lực phát huy loại hình trường, lớp
ngồi cơng lập để đáp ứng nhu cầu học tập của người dân giảm bớt gánh nặng
cho ngân sách nhà nước.
Trong các năm học vừa qua, đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa giáo dục, các
doanh nghiệp, nhà hảo tâm và phụ huynh học sinh đã tự nguyện đóng góp
khoảng 25-35 tỷ đồng để sửa chữa cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị cho
nhiều trường học và các trung tâm GDTX trong tỉnh Đắk Lắk.
Trung tâm GDTX cấp huyện được tổ chức và hoạt động theo Quyết định
số 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng 01 năm 2007. Hiện nay trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk có 14 trung tâm GDTX cấp huyện và 01 trung tâm GDTX cấp
tỉnh.
Hàng năm, các trung tâm GDTX cấp huyện được cấp nguồn kinh phí tự
chủ khoảng 3 tỷ đồng, chủ yếu chi lương, chi thường xuyên và sửa chữa nhỏ.
Bên cạnh nguồn kinh phí được cấp một số trung tâm GDTX cấp huyện đã huy
động nguồn kinh phí từ cơng tác XHHGD như: cho thuê CSVC, mở các lớp
đào tạo liên kết, tổ chức dạy và học thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, tiếng


3


dân tộc thiểu số các trung tâm tiết kiệm khoảng 200-300 triệu đồng/01 năm học
để mua sắm các trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học... Tuy nhiên, công
tác XHH xây dựng CSVC ở một số trung tâm GDTX cấp huyện cịn gặp
nhiều khó khăn, cần phải tiếp tục được đẩy mạnh.
Từ những lí do trên, chúng tơi chọn đề tài “Quản lý cơng tác xã hội hóa
giáo dục trong xây dựng cơ sở vật chất ở trung tâm giáo dục thường xuyên
cấp huyện, tỉnh Đắk Lắk” để nghiên cứu.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số giải pháp
nâng cao hiệu quả quản lý công tác XHHGD trong xây dựng CSVC ở trung
tâm GDTX cấp huyện, tỉnh Đắk Lắk.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu
Vấn đề quản lý công tác XHHGD trong xây dựng CSVC ở trung tâm
GDTX cấp huyện.
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Giải pháp quản lý công tác XHHGD trong xây dựng CSVC ở trung tâm
GDTX cấp huyện, tỉnh Đắk Lắk.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu đề xuất và thực hiện được các giải pháp có cơ sở khoa học, có tính
khả thi thì có thể nâng cao hiệu quả quản lý cơng tác XHHGD trong xây dựng
CSVC ở trung tâm GDTX cấp huyện, tỉnh Đắk Lắk.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề quản lý công tác XHHGD
trong xây dựng CSVC ở trung tâm GDTX cấp huyện, tỉnh Đắk Lắk.
5.2. Khảo sát thực trạng quản lý công tác XHHGD trong xây dựng CSVC
ở trung tâm GDTX cấp huyện, tỉnh Đắk Lắk



4

5.3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác
XHHGD trong xây dựng CSVC ở trung tâm GDTX cấp huyện, tỉnh Đắk Lắk
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong q trình nghiên cứu, chúng tơi đã sử dụng phối hợp các nhóm
phương pháp nghiên cứu sau đây:
6.1. Nhóm các phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết
6.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Phương pháp này được chúng tơi sử dụng để phân tích và tổng hợp tài
liệu có liên quan nhằm hiểu biết sâu sắc, đầy đủ hơn bản chất cũng như những
dấu hiệu đặc thù của vấn đề nghiên cứu, trên cơ sở đó sắp xếp chúng thành
một hệ thống lý thuyết của đề tài.
6.1.2. Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập
Phương pháp này được chúng tôi sử dụng để rút ra những khái quát,
nhận định của bản thân về các vấn đề nghiên cứu, từ những quan điểm, quan
niệm của người khác.
6.2. Nhóm các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Phương pháp điều tra bằng ankét
Dùng các phiếu hỏi (ankét) để thu thập ý kiến của cán bộ Đảng, chính
quyền các cấp, CBQL, GV, HS ở các trung tâm GDTX cấp huyện về:
- Thực trạng công tác XHHGD trong xây dựng CSVC ở trung tâm
GDTX cấp huyện, tỉnh Đắk Lắk hiện nay;
- Thực trạng quản lý công tác XHHGD trong xây dựng CSVC ở trung
tâm GDTX cấp huyện, tỉnh Đắk Lắk hiện nay;
- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác XHHGD trong
xây dựng CSVC ở trung tâm GDTX cấp huyện, tỉnh Đắk Lắk hiện nay;
6.2.2. Phương pháp trao đổi, phỏng vấn theo chủ đề
Phương pháp này được chúng tơi sử dụng để tìm hiểu sâu thêm các vấn
đề về thực trạng công tác XHHGD trong xây dựng CSVC ở trung tâm GDTX



5

cấp huyện, tỉnh Đắk Lắk hiện nay, thông qua việc trao đổi trực tiếp với các
đối tượng điều tra.
6.2.3. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Phương pháp này được chúng tôi sử dụng để thu thập, xin ý kiến các
chuyên gia, cán bộ Đảng, chính quyền, đồn thể các cấp, CBQL, GV các
trung tâm GDTX cấp huyện, tỉnh Đắk Lắk về vấn đề nghiên cứu, tăng độ tin
cậy của kết quả điều tra.
6.2.4. Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm giáo dục
Phương pháp này được chúng tôi sử dụng để thu thập các thơng tin
thực tế, có ý nghĩa đối với đề tài nghiên cứu.
6.3. Phƣơng pháp thống kê tốn học
Sử dụng các cơng thức thống kê để xử lý số liệu thu được, so sánh và
đưa ra kết quả nghiên cứu của luận văn.
7. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
7.1. Về mặt lý luận
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về XHHGD trong xây dựng CSVC ở
trung tâm GDTX và quản lý công tác XHHGD trong xây dựng CSVC ở trung
tâm GDTX cấp huyện.
7.2. Về mặt thực tiễn
Đánh giá khách quan thực trạng quản lý công tác XHHGD trong xây
dựng CSVC ở trung tâm GDTX cấp huyện, tỉnh Đắk Lắk; từ đó đề xuất một
số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác XHHGD trong xây dựng
CSVC ở trung tâm GDTX cấp huyện, tỉnh Đắk Lắk.
8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục
nghiên cứu, luận văn gồm có 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý công tác XHHGD trong
xây dựng CSVC ở trung tâm GDTX cấp huyện, tỉnh Đắk Lắk.


6

- Chương 2: Thực trạng quản lý công tác XHHGD trong xây dựng
CSVC ở trung tâm GDTX cấp huyện, tỉnh Đắk Lắk.
- Chương 3: Một số giải pháp quản lý công tác XHHGD trong xây
dựng CSVC ở trung tâm GDTX cấp huyện, tỉnh Đắk Lắk.


7

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CƠNG TÁC XÃ HỘI HĨA
GIÁO DỤC TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT Ở TRUNG TÂM
GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN CẤP HUYỆN
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1.1. Những nghiên cứu ở nƣớc ngồi
Có thể khái qt những nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về
XHHGD trên một số phương diện chính sau đây:
- Quan niệm về XHHGD
Trên thế giới, nhiều nước không dùng trực tiếp thuật ngữ XHHGD mà
người ta thường dùng một số thuật ngữ khác có liên quan đến XHHGD với
những nội hàm ít nhiều có sự khác nhau ở từng nước như: Phi tập trung hóa
(decentralization); Công bằng xã hội trong giáo dục (social equity in
education); Giáo dục cộng đồng (community education); Giáo dục suốt đời
(longlife education); Xã hội học tập (learning society)...
Giáo dục phải dựa trên bốn trụ cột: Học để biết, học để làm, học để làm

người và học để cùng sống với nhau. Bốn trụ cột này phải dựa trên nền tảng
“học suốt đời” và hướng về “xã hội học tập”.
- Khẳng định vai trị quan trọng của cơng tác XHHGD
Hội nghị thượng đỉnh thế giới về “Phát triển xã hội” họp ở Copenhaghen
(Đan Mạch) vào tháng 3/1995 đã khẳng định một vấn đề có tính ngun tắc
của thời đại là các chính sách kinh tế và các chính sách xã hội (bao gồm cả
chính sách giáo dục) phải gắn bó với nhau. Nhà nước có vai trị quan trọng
trong việc hoạch định và thực hiện các chính sách xã hội. Tuy nhiên, khơng
nên đề cao máy móc vai trị của Nhà nước mà phải kết hợp giữa Nhà nước với
xã hội trong việc thực hiện các chính sách xã hội. Về một ý nghĩa nào đó,
khẳng định này mang tính chất XHH. Vì thế, với tư cách là một hoạt động xã
hội rộng lớn, giáo dục cần được nhanh chóng XHH. Các nước trên thế giới,


8

tuy khơng trực tiếp nói đến XHHGD nhưng qua việc làm của họ lại thể hiện
rất rõ tính chất XHH rất cao của giáo dục.
Chẳng hạn, nước Mỹ đã có lúc rơi vào tình trạng “khốn trắng ” cơng
tác giáo dục cho nhà trường. Kết quả là vào năm 1996 có đến 40% trẻ em 8
tuổi chưa đọc thơng. Để khắc phục tình trạng này, Chính phủ đã vận động
một triệu gia sư tình nguyện đi đến các gia đình để giúp trẻ tập đọc trong thời
hạn 1 năm. Đồng thời các bậc cha mẹ cũng phải dạy con đọc vào buổi tối.
Người Mỹ gọi đó là phong trào “Cả nước Mỹ đọc”.
Chính phủ Anh cũng có một định chế bắt buộc các bậc cha mẹ có con
học kém phải theo một lớp đào tạo về cách thức chỉ vẽ cho con học ở nhà.
Lớp học kéo dài 12 năm, mội tuần học 8 giờ. Hợp đồng giữa nhà trường với
gia đình có ghi rõ: Mỗi ngày cha mẹ phải dành 20 phút để đọc cho con nghe
hoặc nghe con đọc.
Ở nhiều nước châu Á như Indonesia, Philippines, Thái Lan, Ấn Độ,

Papua New Guinea... và một số nước châu Mỹ Latinh như Colombia, Brasil...,
người ta tổ chức Hội phụ huynh - giáo viên tạo điều kiện cho phụ huynh và
cộng đồng tham gia vào giáo dục ở địa phương bằng cách trao đổi, đóng góp
ý kiến và giúp phương tiện cho giáo viên làm giáo dục.
- Xu hướng XHHGD
Ở các nước Châu Á - Thái Bình Dương trong các thập niên qua, có 4 xu
hướng XHHGD như: Xu hướng mở rộng giáo dục cho mọi lứa tuổi; Xu
hướng coi trọng sự tham gia của gia đình, cộng đồng vào giáo dục; Xu hướng
nhấn mạnh mối quan hệ chặt chẽ giữa giáo dục và lao động sản xuất; Xu
hướng tìm kiếm những phương thức giáo dục khơng chính quy trong phạm vi
một hệ thống giáo dục mới...


9

1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nƣớc
XHHGD trở thành vấn đề thu hút được sự quan tâm của nhiều tác giả
trong và ngồi ngành Giáo dục. Từ các cơng trình nghiên cứu của họ, có thể
khái quát thành một số nội dung sau đây:
- Quan niệm về XHHGD
Hầu hết các tác giả khi nghiên cứu về XHHGD đều đưa ra cách hiểu của
mình về vấn đề này.
Tác giả Giáp Văn Dương [10] cho rằng, XHHGD phải được hiểu trước
hết ở XHH không gian và quyền tham gia giáo dục của tất cả các thành phần
trong xã hội, gồm Nhà nước, gia đình, thị trường và các tổ chức dân sự, hội
nghề nghiệp.
Theo tác giả Nguyễn Công Giáp [15], XHHGD không chỉ đơn thuần ở
khía cạnh đóng góp tài chính mà phải ở toàn bộ nội dung và phương thức giáo
dục.
Một số tác giả khác lại cho rằng, XHHGD là thực hiện mối liên hệ có

tính chất phổ biến giữa cộng đồng và xã hội; đòi hỏi mọi người phải làm giáo
dục và phải đem giáo dục đến cho mọi người. XHHGD là đa dạng chủ thể đầu
tư, chủ thể tham gia và giám sát các hoạt động giáo dục; xây dựng XHHT,
bảo đảm điều kiện học tập suốt đời cho mọi người dân; thực hiện tốt phương
châm phối hợp chặt chẽ giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội; khuyến
khích, huy động và tạo điều kiện để tồn xã hội tham gia xây dựng môi
trường giáo dục lành mạnh.
Như vậy, khi nói đến XHHGD cần hiểu đầy đủ cả hai vế của nó: Tất cả
mọi người trong xã hội đều có trách nhiệm xây dựng sự nghiệp giáo dục,
đồng thời tất cả mọi người đều được được hưởng những phúc lợi từ giáo dục
mà trước hết là quyền đi học, quyền được nâng cao trình độ học vấn của
mình.


10

- Làm rõ thêm các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta
về XHHGD
Các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về XHHGD được
thể hiện trong các Văn kiện Đại hội Đảng, các Nghị quyết chuyên đề về
GD&ĐT. Tuy nhiên, để làm rõ các quan điểm, chủ trương này đã có nhiều bài
viết, cơng trình nghiên cứu của các tác giả như Lê Khanh [21], Võ Tấn Quang
[26], Trần Quốc Toản [33]…Theo các tác giả, khi triển khai công tác
XHHGD phải quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà
nước: XHHGD là một hoạt động nằm trong hệ thống hoạt động của nền giáo
dục nước nhà; XHHGD là sự huy động toàn dân tham gia vào sự nghiệp giáo
dục; XHHGD phải hướng đến việc tạo ra một phong trào toàn dân đi học,
tồn dân tự học, tự nâng cao trình độ văn hố của mình; XHHGD phải đặt
trong sự quản lý của nhà nước. Nếu xa rời các quan điểm, chủ trương trên thì
XHHGD sẽ dễ phiến diện, khơng đồng bộ và hơn thế nữa dễ bị lạm dụng.

- Vai trò của Nhà nước trong công tác XHHGD
Theo tác giả Phạm Thị Ly [24], XHHGD khơng có nghĩa là giao phó hệ
thống giáo dục cho thị trường và để nó vận hành theo quy luật thị trường. Vai
trò của Nhà nước khơng chỉ là thiết kế khung chính sách cho hoạt động của hệ
thống giáo dục mà còn là thực hiện nhiệm vụ bổ sung cho những khiếm
khuyết của thị trường nữa.
Cịn theo tác giả Nguyễn Văn Nam [25], XHHGD khơng phải nhà nước
chuyển giao hay phó mặc nhiệm vụ hiến định của mình cho các cá nhân, tổ
chức, doanh nghiệp mà là tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia vào giáo dục,
sao cho nó đáp ứng tốt nhất nhu cầu của mọi thành viên trong XH, sao cho ai
cũng đến trường, ai cũng có điều kiện hưởng cơ hội vào đời như nhau.
Một số tác giả khác cho rằng, XHHGD dù kiểu nào đi nữa đều phải
nhằm đạt được các mục tiêu thiết yếu của giáo dục và nhà nước trong mọi
trường hợp luôn luôn phải chịu trách nhiệm chính, khơng thể chuyển giao


11

trách nhiệm cho ai khác. Càng không thể lợi dụng XHHGD để biến giáo dục,
nhiệm vụ chính danh của nhà nước, thành một ngành kinh doanh lấy lợi
nhuận làm mục tiêu thay thế.
- Các giải pháp đẩy mạnh công tác XHHGD
Đây là nội dung được nhiều tác giả đề cập tới. Theo tác giả Nguyễn Thị
Hoàng Yến và Đỗ Thị Bích Loan [36], để đẩy mạnh XHHGD cần thực hiện
đồng bộ các giải pháp sau đây: Triển khai các chính sách cụ thể để hỗ trợ cho
các cơ sở giáo dục ngồi cơng lập về đất đai, thuế và vốn vay; Khuyến khích
và bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước, người
Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngồi đầu tư cho giáo
dục; Khuyến khích và tạo điều kiện cho việc mở các trường ĐH 100% vốn
nước ngoài ở Việt Nam; Xây dựng cơ chế, chính sách quy định trách nhiệm

của doanh nghiệp trong đầu tư phát triển đào tạo nhân lực chất lượng cao và
nhân lực thuộc ngành nghề mũi nhọn; Thể chế hóa vai trị, trách nhiệm và
quyền lợi của các tổ chức, cá nhân và gia đình trong việc giám sát và đánh giá
giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi
trường giáo dục lành mạnh và an tồn; Xây dựng và thực hiện chế độ học phí
mới nhằm đảm bảo chia sẻ hợp lý giữa nhà nước, người học và các thành
phần xã hội.
Tác giả Phạm Văn Thanh [28] cho rằng, để đẩy mạnh XHHGD có hiệu
quả cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền trong toàn xã hội về chủ
trương, nội dung XHHGD của Ðảng và Nhà nước; đẩy mạnh công tác giáo
dục hướng nghiệp trong học sinh trung học và trong xã hội; tiếp tục đổi mới
công tác quản lý, giao quyền và trách nhiệm cho các nhà trường trong việc tự
chủ tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự và hoạt động GD&ĐT; tăng cường
nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn công tác XHHGD; tăng cường sự lãnh
đạo của Ðảng, quản lý của Nhà nước đối với công tác XHHGD.


12

Các tác giả Trần Quốc Toản [33], Nguyễn Công Giáp [15] cũng đưa ra
nhiều giải pháp để đẩy mạnh công tác XHHGD ở nước ta hiện nay: Đẩy mạnh
công tác thơng tin tun truyền trong tồn xã hội về chủ trương, nội dung
XHHGD của Đảng và Nhà nước; Huy động nguồn lực của các ngành, các
cấp, các tổ chức KT - XH và cá nhân để phát triển GD&ĐT; Tiếp tục đổi mới
công tác quản lý, giao quyền và trách nhiệm cho các nhà trường trong việc tự
chủ tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự và hoạt động GD&ĐT; Phát triển các
mơ hình giáo dục mới đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, suốt đời của
mọi người, mọi nơi, mọi trình độ và mọi lứa tuổi…
Tuy nhiên, có rất ít các cơng trình nghiên cứu về quản lý cơng tác
XHHGD nói chung, quản lý cơng tác XHHGD trong xây dựng CSVC ở các

trung tâm GDTX cấp huyện ở phạm vi cả nước cũng như ở tỉnh Đắk Lắk. Đây
chính là vấn đề mà luận văn của chúng tơi tập trung nghiên cứu.
1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Cơ sở vật chất và cơ sở vật chất của trung tâm GDTX
1.2.1.1. Cơ sở vật chất
CSVC là hệ thống các phương tiện vật chất và kỹ thuật khác nhau được
sử dụng vào việc giảng dạy – học tập và các hoạt động mang tính giáo dục
khác để đạt được mục đích giáo dục.
CSVC bao gồm các cơng trình xây dựng (lớp học, phịng học bộ
mơn…), sân chơi, bãi tập, trang thiết bị chuyên dùng, thiết bị dạy học của các
mơn học, các phương tiện nghe, nhìn….
1.2.1.2. Cơ sở vật chất của trung tâm GDTX
Theo Quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng 01 năm 2007
quy định: CSVC của trung tâm GDTX phải có đủ các phịng học, phịng thí
nghiệm, thư viện, phịng thực hành lao động sản xuất đáp ứng yêu cầu giảng
dạy, học tập.


13

1.2.2. Xã hội hóa, xã hội hóa giáo dục và xã hội hóa giáo dục trong xây
dựng cơ sở vật chất ở trung tâm GDTX cấp huyện
1.2.2.1. Xã hội hóa
Thuật ngữ XHH được dùng khá phổ biến trong một số lĩnh vực thuộc
khoa học xã hội để chỉ quá trình biến một “cá thể” (con người, một hiện tượng
xã hội, một cơng cụ lao động, một q trình sản xuất…) nghèo nàn về bản
chất xã hội trở thành một “cá thể” mang bản chất xã hội sâu sắc và phong
phú; làm cho con người từ một thực thể tự nhiên trở thành một thực thể xã
hội, một “tổng hòa các mối quan hệ xã hội”, như C.Mác đã từng nhấn mạnh.
Trong Kinh tế - Chính trị học, khi nói XHH người ta hiểu đó là q trình

phát triển của lực lượng sản xuất từ trình độ hợp tác đơn giản lên trình độ hợp
tác có phân cơng, chun mơn hóa cao trên phạm vi toàn xã hội.
Trong Tâm lý học và Xã hội học, thuật ngữ XHH được dùng để chỉ quá
trình cá nhân (đứa trẻ từ lúc sơ sinh) tiếp thu những kinh nghiệm xã hội - lịch
sử mà lồi người đã tích lũy được, biến thành kinh nghiệm riêng, từ đó hình
thành và phát triển những năng lực người, đảm bảo cho mọi người có thể
sống và hoạt động với tư cách là một thành viên tích cực của xã hội. Với ý
nghĩa đó, người ta nói tới quá trình XHH đứa trẻ (một con người); quá trình
làm cho đứa trẻ từ lúc mới sinh (chưa có tâm lý người) dần dần hình thành và
phát triển tâm lý người có bản chất xã hội sâu sắc.
1.2.2.2. Xã hội hố giáo dục
XHHGD là q trình đổi mới phương thức tổ chức hoạt động trong lĩnh
vực GD&ĐT, tạo cơ chế và động lực phát triển giáo dục, thực hiện công bằng
xã hội trong giáo dục, đáp ứng kịp thời yêu cầu CNH - HĐH đất nước trong
xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. XHHGD là đổi mới phương thức tổ
chức hoạt động trong lĩnh vực GD&ĐT, tạo cơ chế và động lực phát triển
GD&ĐT, thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục; thay đổi cách vận hành
và hình thức hoạt động để mọi nguồn lực cả về tài chính, vật chất và trí tuệ


14

trong xã hội đều được phát huy; chuyển giao một phần công việc của các cơ
quan nhà nước cho các tổ chức, tập thể, cá nhân dưới sự quản lý của nhà
nước.
Nghị quyết 90- CP của Chính phủ do Thủ tướng ký ngày 21/8/1997 cũng
đã xác định khái niệm XHHGD là: Vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi
của nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển sự nghiệp giáo dục; Xây dựng
cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân và đảng bộ, Hội đồng nhân
dân, Ủy ban nhân dân, các cơ quan nhà nước, các đoàn thể quần chúng, các tổ

chức kinh tế, các doanh nghiệp đóng tại địa phương và của từng người dân
đối với việc tạo lập và cải thiện môi trường kinh tế xã hội lành mạnh thuận lợi
cho hoạt động giáo dục; Mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng
về nhân lực, vật lực và tài lực trong xã hội (kể cả từ nước ngoài); phát huy và
sử dụng có hiệu quả các nguồn lực này [6].
Như vậy, XHHGD là một quan điểm cơ bản, có tính chất chiến lược
trong xây dựng và phát triển giáo dục. Làm cho hoạt động giáo dục vốn là
hoạt động có tính chun mơn nghiệp vụ của một thiết chế xã hội (Ngành
GD&ĐT) trở thành một hoạt động rộng lớn, sâu sắc, toàn diện, thâm nhập vào
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học - kỹ
thuật…). Vì thế, khơng phải xem giáo dục như là một đối tượng tác động của
XHH mà là “XHH cách làm giáo dục”.
1.2.2.3. Xã hội hóa trong xây dựng cơ sở vật chất ở trung tâm GDTX
cấp huyện
XHH trong xây dựng CSVC ở trung tâm GDTX cấp huyện được hiểu là
huy động sự đóng góp của xã hội vào việc xây dựng CSVC ở trung tâm
GDTX. Sự đóng góp này có thể là tài chính, cơng sức vật tư, thiết bị, máy
móc...
1.2.3. Quản lý và quản lý cơng tác xã hội hóa giáo dục trong xây dựng
cơ sở vật chất ở trung tâm GDTX cấp huyện


15

1.2.3.1. Quản lý
Quản lý là một chức năng lao động xã hội bắt nguồn từ tính chất xã hội
của lao động. C.Mác đã viết: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hoặc lao
động chung nào đó tiến hành trên quy mơ tương đối lớn thì ít nhiều cũng dẫn
đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những
chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác

với sự vận động của những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ
cầm tự mình điều khiển lấy mình cịn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc
trưởng” [Theo 17].
Ngày nay, thuật ngữ quản lý được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh
vực nhưng vẫn chưa có một cách hiểu thống nhất.
Theo Mary Parker Follett, quản lý là nghệ thuật khiến công việc được
thực hiện thông qua người khác. Một số tác giả khác lại cho rằng, quản lý là
quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành
viên trong tổ chức và sử dụng mọi nguồn lực sẵn có của tổ chức để đạt những
mục tiêu của tổ chức” [Theo 17].
Ở Việt Nam, nhiều tác giả [14], [16 ], [20 ] cũng đã đưa ra định nghĩa
về quản lý, nhưng tựu chung lại đều cho rằng: Quản lý là sự tác động có tổ
chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục
tiêu đề ra.
Từ nội hàm của khái niệm quản lý, có thể rút ra một số nhận định sau
đây: Quản lý bao giờ cũng là một tác động hướng đích, có mục tiêu xác định;
Quản lý được tiến hành trong một tổ chức hay nhóm xã hội; Quản lý chủ yếu
là quản lý con người; Quản lý gồm công việc chỉ huy, tạo điều kiện cho người
khác thực hiện cơng việc và đạt mục đích của nhóm; Quản lý thể hiện mối
quan hệ giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý…


×