Tải bản đầy đủ (.doc) (172 trang)

Tài liệu Giáo án Sinh học 11 - CB (2009 - 2010) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 172 trang )

Phan Thị Quỳnh Tâm SINH HỌC 11-CB ( 2009 – 2010)
PHẦN BỐN : SINH HỌC CƠ THỂ
CHƯƠNG I : CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT
VÀ NĂNG LƯỢNG
A. CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT
TIẾT 1 BÀI 1: SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ
I. MỤC TIÊU
Khi học xong bài này HS cần đạt được mục tiêu sau:
1. Kiến thức:
- Mô tả được cấu tạo của hệ rễ thích nghi với chức năng hấp thụ nước và ion khoáng.
- Phân biệt được cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây.
- Trình bày được mối tương tác giữa môi trường và rễ trong quá trình hấp thụ nước và các ion
khoáng
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
3. Thái độ:
- Giải thích một số hiện tượng thực tế liên quan đến quá trình hút nước.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của HS:
Tập, SGK, dụng cụ học tập
2. Chuẩn bị của GV:
Tranh phóng to hình 1.1, 1.2, 1.3 SGK.
III. TRỌNG TÂM VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỦ ĐẠO
- Trọng tâm của bài : Sự thích nghi hình thái của rễ với hấp thụ nước và ion khoáng , cơ chế hấp
thụ thụ động ( với nước ), và hấp thụ chọn lọc ( với ion khoáng )
- Phương pháp chủ đạo : Trực quan, thảo luận và hỏi đáp.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số lớp
2. Giới thiệu chương trình sinh học THPT:
3. Bài mới:
Vào bài mới: Mọi sinh vật muốn tồn tại, sinh trưởng và phát triển đòi hỏi phải thường xuyên trao


đổi chất với môi trường. Vậy sự trao đổi chất đó diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài
đầu tiên của chương. " Bài 1 Sự hấp thụ nuớc và muối khoáng ở rễ "
Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1: Tìm hiểu rễ là cơ quan hấp thụ
nước:
GV yêu cầu HS quan sát hình 1.1 trả lời câu hỏi:
Dựa vào hình 1.1 hãy mô tả cấu tạo bên ngoài của
hệ rễ?
HS quan sát hình 1.1 → trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, bổ sung → KL.
? Rễ cây hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu ở
I. RỄ LÀ CƠ QUAN HẤP THỤ NƯỚC
VÀ ION KHOÁNG
1. Hình thái của hệ rễ :
H1.1 SGK
Trang 1
Phan Thị Quỳnh Tâm SINH HỌC 11-CB ( 2009 – 2010)
Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức
miền nào (miền lông hút )
? Nhiều loài không có lông hút( thông , sồi…)thì
rễ cây hấp thụ nước và ion khoáng bằng cách nào
(nhờ nấm rễ )
? Đối với cây thủy sinh hấp thụ nước và ion
khoáng bằng cách nào (toàn bộ bề mặt cơ thể )
GV yêu cầu HS nghiên cứu mục 2, kết hợp hình
1.1 trả lời câu hỏi:
- Rễ thực vật trên cạn phát triển thích nghi với
chức năng hấp thụ nước và muối khoáng ntn?.
- HS nghiên cứu mục 2, quan sát hình 1.1 → trả
lời câu hỏi.

GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
? Môi trường ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát
triển của lông hút như thế nào?
HS: Trong môi trường quá ưu trương( đất khô
hạn), quá axit hay thiếu ôxi thì lông hút sẽ biến
mất.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ chế hấp thụ nước và
muối khoáng ở rễ cây.
GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã học về cơ
chế vận chuyển các chất qua màng → cho biết:
- Nước được hấp thụ từ đất vào rễ theo cơ chế
nào? Giải thích?
- Các ion khoáng được hấp thụ vào tế bào lông
hút ntn?
- Hấp thụ động khác hấp chủ động ở điểm nào?
HS nghiên cứu SGK → trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
GV cho HS quan sát hình 1.3 SGK yêu cầu HS:
- Các con đường vận chuyển nước và các ion
khoáng từ lông hút vào mạch gỗ của rễ ?.
HS quan sát hình → trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
? Vì sao nước từ lông hút vào mạch gỗ của rễ theo
một chiều?
2. Rễ cây phát triển nhanh bề mặt hấp
thụ :
- Rễ đâm sâu, lan rộng và sinh trưởng liên
tục hình thành nên số lượng khổng lồ các
lông hút làm tăng diện tích bề mặt tiếp xúc
với đất giúp cây hấp thụ được nhiều nước

và muối khoáng.
II. CƠ CHẾ HẤP THỤ NƯỚC VÀ ION
KHOÁNG Ở RỄ CÂY
1. Hấp thụ nước và các ion khoáng từ
đất vào tế bào lông hút .
a. Hấp thụ nước :
- Nước được hấp thụ liên tục từ đất vào tế
bào lông hút theo cơ chế thẩm thấu (thụ
đông): Nước đi từ môi trường đất (nhược
trương, thế nước cao ) vào tế bào lông hút
(ưu trương, thế nước thấp )
b. Hấp thụ muối khoáng .
- Các ion khoáng xâm nhập vào tế bào rễ
cây một cách chọn lọc theo 2 cơ chế:
+ Thụ động: Cơ chế khuếch tán từ đất
(nơi có nồng độ ion cao) vào tế bào lông
hút (nơi có nồng độ ion thấp).
+ Chủ động: Một số ion khoáng mà cây
cần thiết vẫn có thể di chuyển ngược chiều
gradien nồng độ và cần năng lượng
2. Dòng nước và các ion khoáng đi từ
đất vào mạch gỗ của rễ
- Theo 2 con đường:
+Con đường gian bào: Từ lông hút →
không gian giữa các tế bào → mạch gỗ.
+ Con đường tế bào chất: Từ lông hút
→ xuyên qua tế bào chất của tế bào →
mạch gỗ
Trang 2
Phan Thị Quỳnh Tâm SINH HỌC 11-CB ( 2009 – 2010)

Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức
Học sinh nêu được: Sự chênh lệch áp suất thẩm
thấu của tế bào theo hướng tăng dần từ ngoài vào.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu ảnh hưởng của môi
trường đối với quá trình hấp thụ nước và các ion
khoáng ở rễ
?- Hãy cho biết môi trường ảnh hưởng đến quá
trình hấp thụ nước và các ion khoáng của rễ ntn? -
VD
HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
* GV lưu ý cho HS : hệ rễ cây chịu ảnh hưởng của
các tác nhân môi trường nhưng hệ rễ cũng ảnh
hưởng đến môi trường
- Hệ rễ làm giảm ô nhiễm môi trường : bèo tây ,
bèo cái,…có khả năng hấp thụ và tích lũy các kim
loại nặng ( chì, đồng, crôm…), rễ cây sậy có khả
năng hấp thụ và tích lũy các chất độc hại
( amôniac, phênol, chì nitrat, thủy ngân nitrat,
đồng sunphat…)
- Ảnh hưởng của dịch tiết của rễ đến mt : rễ cây
giải phóng CO2 từ quá trình hô hấp, thải dịch tiết
ảnh hưởng đến pH vả hệ sinh vật vùng rễ
III. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC TÁC
NHÂN MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI QUÁ
TRÌNH HẤP THỤ NƯỚC VÀ ION
KHOÁNG Ở RỄ CÂY
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp
thụ nước và các ion khoáng là: độ ẩm của
đất, độ axit (pH), lượng ôxi của môi trường

đất ( độ thoáng khí )
4. Củng cố:
a. HS đọc phần tóm tắt trong bài học
b. Yêu cầu HS nêu cơ chế hấp thụ chủ động và thụ động. Dặc điểm của hệ rễ thích nghi với
chức năng hấp thụ
5. Dặn dò :
a. Học bài và trả lời câu hỏi trong SGK
b. Chuẩn bị bài : Vận chuyển các chất trong cây
Bài tập 1:
Dịch tế bàobiểu bì rễ ưu trương so với dịch đất do những nguyên nhân nào?
- Quá trình thoát hơi nước của lá
- Nồng độ các chất tan cao
Nước và các ion khoáng xâm nhập vào rễ cây theo cơ chế nào?
Đất Tế bào lông hút
? Thẩm thấu (Do chênh lệch thế nước )
Đất Tế bào lông hút
? Thụ động (Do chênh lệch građien nồng độ)
Đất Tế bào lông hút
?Chủ động (Ngược chiều građien nồng độ và cần ATP)
Bài tập 2. Trắc nghiệm
Trang 3
Nước
Các ion khoáng
Các ion khoáng
Phan Thị Quỳnh Tâm SINH HỌC 11-CB ( 2009 – 2010)
Câu 1: Sự hút khoáng thụ đông của tế bào phụ thuộc vào:
a. Hoạt động trao đổi chất b. Chênh lệch nồng độ ion
c. Cung cấp năng lượng d. Hoạt động thẩm thấu
Câu 2: Sự xâm nhập chất khoáng chủ động phụ thuộc vào:
a. Građien nồng độ chất tan b. Hiệu điện thế màng

c. Trao đổi chất của tế bào d. Cung cấp năng lượng
Câu 3: Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua thành phần cấu tạo nào của rễ ?
a. Đỉnh sinh trưởng b. Miền lông hút
c. Miền sinh trưởng d. Rễ chính
Trang 4
Phan Thị Quỳnh Tâm SINH HỌC 11-CB ( 2009 – 2010)
TIẾT 2 BÀI 2: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY
I. MỤC TIÊU
Khi học xong bài này HS cần đạt được mục tiêu sau:
1. Kiến thức:
- Mô tả được cấu tạo của cơ quan vận chuyển.
- Thành phần của dịch vận chuyển.
- Động lực đẩy dòng vật chất di chuyển.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
3. Thái độ:
- Giải thích một số hiện tượng liên quan đến vận chuyển các chất trong cây, dẫn đến yêu
thích bộ môn
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của HS:
Tập, SGK, dụng cụ học tập
2. Chuẩn bị của GV:
Tranh phóng hình 2.1- 2.2- 2.3-2.4-2.5-2.6
III. TRỌNG TÂM VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỦ ĐẠO
- Trọng tâm của bài : Các dòng vận chuyển vật chất :
+ Dòng mạch gỗ
+ Dòng mạch rây
- Phương pháp chủ đạo : Vấn đáp + Thảo luận nhóm
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số lớp

2. Kiểm tra bài cũ:
a.Trình bày cơ chế hấp thụ nước, ion khoáng ở rễ cây ?
b. Giáo viên treo sơ đồ hình 1.3, yêu cầu 1 học sinh lên chú thích các bộ phận cũng như chỉ ra
con đường xâm nhập của nước và muối khoáng từ đất vào mạch gỗ?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1: Tìm hiểu dòng mạch gỗ.
GV yêu cầu HS quan sát hình 2.1, 2.2 trả lời câu hỏi:
- Hãy mô tả con đường vận chuyển của dòng mạch gỗ
trong cây?
- Hãy cho biết quản bào và mạch ống khác nhau ở điểm
nào? Bằng cách điền vào PHT số 1:
Phiếu học tập số 1
Tiêu chí so
sánh
Quản bào Mạch ống
Đường kính nhỏ To
Chiều dài dài ngắn
Cách nối đầu của tế bào này nối với đầu
của tế bào kia
HS quan sát hình 2.1 → trả lời câu hỏi.
I. DÒNG MẠCH G Ỗ
1. Cấu tạo của mạch gỗ :
- Mạch gỗ gồm các tế bào chết (quản
bào và mạch ống) nối kế tiếp nhau tạo
thành con đường vận chuyển nước và
các ion khoáng từ rễ lên lá. Mặt khác
lỗ bên của tế bào này sít khớp với lỗ
bên của tế bào kế tiếp tạo lối đi cho
dòng vận chuyển ngang

Trang 5
Phan Thị Quỳnh Tâm SINH HỌC 11-CB ( 2009 – 2010)
Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức
GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
GV yêu cầu HS nghiên cứu mục 2, trả lời câu hỏi:
- Hãy nêu thành phần của dịch mạch gỗ?
HS nghiên cứu mục 2 → trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
GV cho HS quan sát hình 2.3, 2.4, trả lời câu hỏi:
- Hãy cho biết nước và các ion khoáng được vận
chuyển trong mạch gỗ nhờ những động lực nào?
HS nghiên cứu mục 3 → trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu dòng mạch rây.
GV yêu cầu HS quan sát hình 2.2, 2.5, đọc SGK, trả lời
câu hỏi.
- Mô tả cấu tạo của mạch rây?
- Thành phần của dịch mạch rây?
- Động lực vận chuyển?
2. Thành phần của dịch mạch gỗ :
- Thành phần chủ yếu gồm: Nước, các
ion khoáng ngoài ra còn có các chất
hữu cơ được tổng hợp ở rễ.
3. Động lực đẩy dòng mạch gỗ
- Áp suất rễ.
- Lực hút do thoát hơi nước ở lá (động
lực đầu trên).
- Lực liên kết giữa các phân tử nước
với nhau và với thành mạch gỗ: Tạo
thành một dòng vận chuyển liên tục từ

rễ lên lá
II. DÒNG MẠCH RÂY.
1. Cấu tạo của mạch dây .
- Gồm các tế bào sống là ống rây (tế
bào hình rây) và tế bào kèm
2. Thành phần của dịch mạch rây .
- Gồm: Đường saccarozo, các aa,
vitamin, hoocmon thực vật…
3. Động lực của dòng mạch rây.
- Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu
giữa cơ quan nguồn (lá) và các cơ
quan chứa (thân, rễ, củ, quả…)
4. Củng cố:
a. HS đọc phần tóm tắt trong bài học
b. Nêu điểm khác nhau giữa dòng mạch gỗ và dòng mạch rây. Bằng cách điền vào PHT số 2
Tiêu chí so sánh Mạch gỗ Mạch rây
Cấu tạo
Thành phần dịch
Động lực
HS trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
Tiêu chí S
2
Mạch gỗ Mạch rây
Cấu tạo
- Là những TB chết
- Thành TB có chứa linhin.
- Các TB nối với nhau thành những
ống dài từ rễ lên lá.
- Là những TB sống.

- Các ống rây nối đầu với nhau thành
ống dài đi từ lá xuống rễ.
Thành phần dịch
Nước, muối khoáng được hấp thụ ở
rễ và các CHC được tổng hợp ở rễ.
Là các sản phẩm đồng hoá ở lá:
+ Saccarozo, a.a, vitamin…
+ Một số ion khoáng được sử dụng
lại.
Trang 6
Phan Thị Quỳnh Tâm SINH HỌC 11-CB ( 2009 – 2010)
Động lực
Là sự phối hợp của 3 lực:
- Áp suất rễ.
- Lực hút do thoát hơi nước ở lá.
- Lức lk giữa các phân tử nước với
nhau và với thành mạch gỗ.
Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu
giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa
c. Sự hút nước từ rễ lên lá qua những giai đoạn nào?
5. Dặn dò :
a. Học bài và trả lời câu hỏi trong SGK
b.Đọc thêm: “Em có biết”
c. Làm thí nghiệm sau quan sát hiện tượng và giải thích.
Thí nghiệm: Lấy 1 bao polyetilen trắng bao quanh 1 cành nhỏ có lá của cây trồng trong
chậu hoặc ngoài vườn rồi cột miệng bao lại, để 1 ngày sau đó quan sát.
d. Chuẩn bị bài 3 : Thoát hơi nước
TIẾT 3 BÀI 3: THOÁT HƠI NƯỚC
Trang 7
Phan Thị Quỳnh Tâm SINH HỌC 11-CB ( 2009 – 2010)

I. MỤC TIÊU
Khi học xong bài này HS cần đạt được mục tiêu sau:
1. Kiến thức:
- Nêu được vai trò của thoát hơi nước đối với đời sống thực vật.
- Mô tả được cấu tạo của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước .
- Trình bày được cơ chế đóng mở lỗ khí của khí khổng và các tác nhân ảnh hưởng đến quá
trình thoát hơi nước..
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
3. Thái độ:
- Thấy được tầm quan trọng của nước đối với đời sống thực vật và sinh giới nói chung
- Giải thích cơ sở khoa học các biện pháp kĩ thuật tạo điều kiện cho cây điều hòa thoát hơi
nước dễ dàng.
- Tích cực trồng cây và bảo vệ cây xanh ở trường học, nơi ở và đường phố.
- Tạo niềm hứng thú và say mê môn học. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của HS:
Tập, SGK, dụng cụ học tập
2. Chuẩn bị của GV:
Tranh phóng to hình 3.1, 3.2, 3.3, 3.4 SGK
III. TRỌNG TÂM VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỦ ĐẠO
- Trọng tâm của bài : Cấu tạo của lá thích nghi với sự thóat hơi nướcvà sự điều tiết hơi nước của
cây qua điều tiết độ mở khí khổng
- Phương pháp chủ đạo : Trực quan, thảo luận và hỏi đáp
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
a. chứng minh cấu tạo của mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và các ion
khoáng từ rễ lên lá?Động lực nào đẩy dòng mạch gỗ đi từ rễ đến lá ?
b.Thành phần của dịch mạch rây? Động lực nào đẩy dòng mạch rây đi từ lá đến rễ và các cơ

quan khác?
3. Bài mới:
Đặt vấn đề: Những nghiên cứu về thực vật cho thấy rằng chỉ có khoảng 2% lượng nứơc hấp thu
vào cơ thể thực vật dùng để tổng hợp nên các chát hữu cơ. Vậy 98% lượng nước còn lại đã mất
khỏi cơ thể TV bằng quá trình nào? Cơ quan nào đảm nhận nhiệm vụ này? Cơ chế xảy ra như
thế nào?. Bài học hôm nay sẽ tìm hiểu về vấn đề này
Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của thoát hơi nước.
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK kết hợp với quan sát
H3.1 và trả lời câu hỏi sau:
? Sự thoát hơi nước ở lá có ý nghĩa gì cho dòng vận
chuyển các chất trong mạch gỗ?
- HS trả lời
I. VAI TRÒ CỦA QUÁ TRÌNH
THOÁT HƠI NƯỚC
- Tạo lực hút đầu trên.
- Khí khổng mở cho CO
2
khuếch tán
vào lá cung cấp cho quá trình quang
Trang 8
Phan Thị Quỳnh Tâm SINH HỌC 11-CB ( 2009 – 2010)
Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức
- GVnhận xét và bổ sung:
BS:Trong quá trình thoát hơi nước thì lá luôn ở trạng
thái thiếu nước thường xuyên trong tế bào. Do đó làm
động lực cho sự hút nước liên tục từ đất vào rễ gọi là
động lực đầu trên.
?Cùng với quá trình thoát hơi nước qua khí khổng thì
có dòng vận chuyển của chất khí nào vào lá? Ý nghĩa

sinh học của khí này?
- HS trả lời
- Nhận xét và KL:
?Ngoài ra thoát hơi nước còn có ý nghĩa gì khi cây bị
chiếu sáng liên tục ngoài nắng?
Nhận xét và kết luận
* Hoạt động 2: Tìm hiểu thoát hơi nước qua lá.
GV yêu cầu HS đọc số liệu ở bảng 3.1, quan sát hình
3.1, 3.2, 3.3→ trả lời câu hỏi:
- Em có nhận xét gì về tốc độ thoát hơi nước ở mặt trên
và mặt dưới của lá cây ?
- Những cấu trúc tham gia nào tham gia vào quá trình
thoát hơi nước ở lá?
HS đọc số liệu, quan sát hình → trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
GV nhấn mạnh sự thoát hơi nước chủ yếu xảy ra qua
khí khổng. Vậy cấu tạo tế bào khí khổng như thế nào để
thực hiện tốt chức năng này?
Yêu cầu HS quan sát tế bào khí khổng H3.4 SGK. Và
cho biết:
- Tế bào khí khổng hình dạng như thế nào?
Thành tế bào có đặc điểm gì?
BS: khí khổng do 2 tb hình hạt đậu úp vào nhau, vách
trong dày, vách ngoài mỏng .Tế bào khí khổng chứa
nhiều tinh bột và lục lạp có nhiệm vụ làm tăng áp suất
thẩm thấu của tế bào khí khổng để nó dễ hut nước vào
gây ra sự đóng mở khí khổng.
? HS nghiên cứu SGK trả lời: Cơ chế đóng mở khí
khổng mô tả như thế nào?
-HS trả lời

-GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
?Lá non và lá già,loại lá nào thoát hơi nước qua cutin
hợp.
- Làm giảm nhiệt độ bề mặt lá.
II. THOÁT HƠI NƯỚC QUA LÁ
1. Cấu tạo của lá thích nghi với
chức năng thoát hơi nước .
- Đặc điểm của lá thích nghi với
chức năng thoát hơi nước vì:
+ Lá có nhiều khí khổng làm nhiệm
vụ thoát hơi nước
+ Số lượng khí khổng ở mặt trên
thường ít hơn ở mặt dưới và có tầng
cutin che phủ để hạn chế sự mất
nước.
+ Sự thoát hơi nước còn xảy ra qua
tầng cutin.
2. Hai con đường thoát hơi nước :
- Con đường qua khí khổng (chủ
yếu):
+ Vận tốc lớn.
+ Được điều chỉnh bằng việc
đóng mở khí khổng.
- Con đường qua cutin:
+ Vận tốc nhỏ.
+ Không được điều chỉnh.
3. Cơ chế điều tiết sự thoát hơi
nước :
* Đặc điểm cấu tạo tế bào khí
khổng:

Gồm 2 tế bào hình hạt đậu quay mặt
vào nhau và thanh trong dày hơn
thành ngoài
* Cơ chế đóng mở khí khổng:
+ Khi no nước, vách mỏng của tế
bào khí khổng căng ra → vách dày
cong theo → lỗ khí mở ra →nước
Trang 9
Phan Thị Quỳnh Tâm SINH HỌC 11-CB ( 2009 – 2010)
Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức
mạnh hơn?Vì sao?
HS trả lời
-GV nhận xét, bổ sung : Cường độ thoát hơi nước qua
bề mặt lá giảm theo độ dày của tầng cutin ( lá non tầng
cutin mỏng sự thoát hơi nước diễn ra mạnh, lá trưởng
thành giảm dần và lá già tăng lên do sự rạn nứt của tầng
cutin.
* Hoạt động 3: Các tác nhân ảnh hưởng đến quá
trình thoát hơi nước.
GV cho HS đọc mục III, trả lời câu hỏi:
- Quá trình thoát hơi nước của cây chịu ảnh hưởng của
những nhân tố nào?
HS nghiên cứu mục III → trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
* Hoạt động 4: Tìm hiểu cân bằng nước và tưới tiêu
hợp lí cho cây trồng.
GV cho HS đọc mục IV, trả lời câu hỏi:
?Cân bằng nước được tính như thế nào.
?Muốn cây phát triển bình thường, cần tưới nước hợp lí
như thế nào?

?Bằng cách nào có thể chẩn đoán nhu cầu về nước của
cây?
- Cơ sở khoa học của việc tưới tiêu hợp lí là gì?
HS nghiên cứu mục IV → trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
thoát ra nhiều
+ Khi mất nước, vách mỏng hết
căng → vách dày duỗi → lỗ khí
đóng→ nước thoát ra it1
- Qua cutin: Điều tiết bởi mức độ
phát triển của lớp cutin trên biểu bì
lá: lớp cutin càng dày, thoát hơi nước
càng giảm và ngược lại.
III. CÁC TÁC NHÂN ẢNH
HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH
THOÁT HƠI NƯỚC
Sự thoát hơi nước mạnh hay yếu phụ
thuộc vào sự mở của khí khổng và
do hàm lượng nước trong tế bào khí
khổng quyết định.
- Các nhân tố ảnh hưởng:
+ Nước.
+ Ánh sáng.
+ Nhiệt độ, gió và một số ion
khoáng
IV. CÂN BẰNG NƯỚC VÀ TƯỚI
TIÊU HỢP LÍ CHO CÂY
TRỒNG .
- Cân bằng nước được tính bằng sự
so sánh lượng nước do rễ hút vào và

lượng nước thoát ra.
- Tưới nước hợp lí cho cây trồng:
+ Thời điểm tưới nước.
+ Lượng nước cần tưới.
+ Cách tưới.
4. Củng cố:
a. HS đọc phần tóm tắt trong bài học
b. Tại sao phải trồng nhiều cây xanh ?
5. Dặn dò :
a. Học bài và trả lời câu hỏi trong SGK.
b.Đọc thêm: “Em có biết”
c. Chuẩn bị bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng
Trang 10
Phan Thị Quỳnh Tâm SINH HỌC 11-CB ( 2009 – 2010)
TIẾT 4 BÀI 4: VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ KHOÁNG
I. MỤC TIÊU
Khi học xong bài này HS cần đạt được mục tiêu sau:
1. Kiến thức:
- Nêu được các khái niệm: nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu, nguyên tố đại lượng và nguyên
tố vi lượng.
- Mô tả được một số dấu hiệu điển hình của sự thiếu 1 số nguyên tố dinh dưỡng.
- Trình bày được vai trò đặc trưng nhất của các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu.
- Liệt kê được các nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây, dạng phân bón cây hấp thụ được.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
3. Thái độ:
- Khi bón phân cho cây trồng phải hợp lí, bón đúng và đủ liều lượng. Phân bón phải ở dạng
dễ hòa tan.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của HS:

Tập, SGK, dụng cụ học tập
2. Chuẩn bị của GV:
Tranh phóng to hình 4.1, 4.2, 4.3 SGKSGK
III. TRỌNG TÂM VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỦ ĐẠO
- Trọng tâm của bài : Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu và vai trò của chúng đối với
đời sống cây trồng
- Phương pháp chủ đạo : Vấn đáp, nghiên cứu SGK + thảo luận nhóm + trực quan
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
a. Thoát hơi nước có vai trò gì? Tác nhân chủ yếu nào điều tiết độ mở của khí khổng?
b.Vì sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng?
3. Bài mới:
*Trong bài 1, chúng ta đã n/cứu sự hấp thụ các ion khoáng ở rễ và qua bài 2, đã biết được các
con đường vận chuyển các ion khoáng từ rễ lên lá và đến các cơ quan khác của cây. Trong bài 4
này, các em sẽ tìm hiểu cây hấp thụ và vận chuyển các ion khoáng để làm gì
Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên tố dinh dưỡng
khoáng thiết yếu trong cây.
(?) Kể tên những nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết
yếu đối với sự sinh trưởng của cây.
GV cho HS quan sát hình 4.1, trả lời câu hỏi:
- Hãy mô tả thí nghiệm, nêu nhận xét và giải thích ?
- Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu là gì ?
HS trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
(?) Dựa vào nhu cầu cần của cây, nguyên tố dinh
dưỡng khoáng thiết yếu được phân thành mấy nhóm
I. NGUYÊN TỐ DINH DƯỠNG
KHOÁNG THIẾT YẾU TRONG

CÂY
- Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết
yếu là :
+ Nguyên tố mà thiếu nó cây
không hoàn thành được chu trình
sống.
+ Không thể thay thế được bởi bất
kì nguyên tố nào khác.
+ Phải trực tiếp tham gia vào quá
Trang 11
Phan Thị Quỳnh Tâm SINH HỌC 11-CB ( 2009 – 2010)
Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức
nguyên tố?
* Hoạt động 2: Vai trò NTDDKTY
GV yêu cầu HS dựa vào mô tả của hình 4.2 và hình
5.2→ trả lời câu hỏi:
- Hãy giải thích vì sao thiếu Mg lá có vệt màu đỏ, thiếu
N lá có màu vàng nhạt?
Học sinh giải thích được vì chúng tham gia vào thành
phần của diệp lục
- Hoàn thành PHT.
Nguyên tố Dấu hiệu thiếu Vai trò
Nitơ
Phốtpho
Magiê
. . .
- Các nguyên tố khoáng có vai trò gì đối với cơ thể thực
vật?
HS quan sát hình → trả lời câu hỏi và hoàn thành PHT.
GV nhận xét, bổ sung → kết luận.

* Hoạt động 3: Nguồn cung cấp các nguyên tố dinh
dưỡng khoáng cho cây.
GV cho HS đọc mục III, phân tích đồ thị 4.3, trả lời câu
hỏi :
- Vì sao nói đất là nguồn cung cấp chủ yếu các chất
dinh dưỡng khoáng?
Học sinh nêu được trong đất có chứa nhiều loại muối
khoáng ở dạng không tan và hoà tan.
(?) Rễ cây hấp thụ muối khoáng ở dạng nào?
(?) Sự chuyển hóa muối khoáng từ dạng không tan
thành dạng hòa tan chịu ảnh hưởng của nhân tố nào?
(?) Những nhân tố trên chịu ảnh hưởng của yếu tố
nào?
- Dựa vào đồ thị trên hình 4.3, hãy rút ra nhận xét về
liều lượng phân bón hợp lí để đảm bảo cho cây sinh
trưởng tốt nhất mà không gây ô nhiễm môi trường.
HS nghiên cứu mục III, quan sát đồ thị hình 4.3 → trả
lời câu hỏi.
GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
trình chuyển hóa vật chất trong cơ
thể.
- Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng
thiết yếu gồm :
+ Nguyên tố đại lượng : C, H, O,
N, P, K, S, Ca, Mg.
+ Nguyên tố vi lượng ( < 0,01%) :
Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni.
II. VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN
TỐ DINH DƯỠNG KHOÁNG
THIẾT YẾU TRONG CÂY

- Vai trò của các nguyên tố khoáng:
+ Tham gia cấu tạo chất sống.
+ Điều tiết quá trình trao đổi chất.
III. NGUỒN CUNG CẤP CÁC
NGUYÊN TỐ DINH DƯỠNG
KHOÁNG THIẾT YẾU CHO
CÂY
1. Đất là nguồn cung cấp chủ yếu
các chất khoáng cho cây .
- Trong đất các nguyên tố khoáng tồn
tại ở 2 dạng:
+ Không tan.
+ Hòa tan.
Cây chỉ hấp thụ các muối khoáng
ở dạng hòa tan.
2. Phân bón cho cây trồng.
- Bón không hợp lí với liều lượng cao
quá mức cần thiết sẽ:
+ Gây độc cho cây.
+ Ô nhiễm nông sản.
+ Ô nhiễm môi trường đất,
nước…
Tùy thuộc vào loại phân, giống
cây trồng để bón liều lượng cho phù
hợp.
4. Củng cố:
Trang 12
Phan Thị Quỳnh Tâm SINH HỌC 11-CB ( 2009 – 2010)
a. HS đọc phần tóm tắt trong bài học
b. Thế nào là nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu?

c. Chọn đáp án đúng:
1. Trên phiến lá có các vệt màu đỏ, da cam, vàng, tím là do cây thiếu:
a. Nitơ b. Kali c. Magiê d. Mangan
2. Thành phần của vách tế bào và màng tế bào, hoạt hóa enzim là vai trò của :
a. Sắt b. Canxi c. Phôtpho d. Nitơ
5. Dặn dò :
a. Học bài và trả lời câu hỏi trong SGK
c. Đọc thêm: “Em có biết”
b. Chuẩn bị bài 5 & 6 : Dinh dưỡng nitơ ở thực vật
Phụ lục : Trả lời PHT
N tố d d Dấu hiệu thiếu NTDD trong cây Vai trò
Ni tơ Các lá già hoá vàng, cây còi cọc chết sớm Thành phần của prôtêin, axit nuclêic
Phốt pho Lá có màu lục sẫm, các gân lá màu huyết dụ,
cây còi cọc
Thành phần của axit nuclêic, ATP,
phôtpholipit, côenzim
Magiê Trên phiến lá có các vệt màu đỏ, da cam,
vàng, tím
Thành phần diệp lục
Can xi Trên phiến lá có các vệt màu đỏ, da cam,
vàng, tím
Thành phần của vách tế bào và
màng tế bào, hoạt hoá enzim
TIẾT 5 BÀI 5&6: DINH DƯỠNG NITƠ Ở THỰC VẬT
Trang 13
Phan Thị Quỳnh Tâm SINH HỌC 11-CB ( 2009 – 2010)
I. MỤC TIÊU
Khi học xong bài này HS cần đạt được mục tiêu sau:
1. Kiến thức:
- Nêu được vai trò của nitơ trong đời sống của cây.

- Trình bày được quá trình đồng hóa nitơ trong mô thực vật.
- Nêu được các nguồn nitơ cung cấp cho cây.
- Nêu được các dạng nitơ cây hấp thụ được từ đất.
- Trình bày được các con đường cố định và vai trò của quá trình cố định nitơ bằng con
đường sinh học đối với thực vật và ứng dụng thực tiễn trong ngành trồng trọt.
- Nêu được mối liên hệ giữa liều lượng phân đạm hợp lí với sinh trưởng và môi trường
2. Kỹ năng:
Tư duy phân tích , so sánh, tổng hợp.
3. Thái độ:
- Biện pháp kĩ thuật : Bón phân đạm hợp lí.
- Tận dụng con đường cố định đạm : Trồng xen cây họ đậu, thả bèo hoa dâu trong ruộng.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của HS:
Tập, SGK, dụng cụ học tập
2. Chuẩn bị của GV:
Tranh phóng to hình 5.1, 5.2 & 6.1, 6.2 SGK
III. TRỌNG TÂM VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỦ ĐẠO
- Trọng tâm của bài :
+Vai trò của Nitơ.Con đường đồng hóa Nitơ ở mô thực vật
+Quá trình chuyển hóa nitơ trong đất và cố định đạm
- Phương pháp chủ đạo : Vấn đáp + Giảng giải + Trự quan
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
a. Thế nào là nguyên tố khoáng dinh dưỡng thiết yếu trong cơ thể thực vật?
b.Vì sao cần phải bón phân hợp lí cho cây trồng ?(
3. Bài mới:
*Nêu hỗn hợp phân khoáng phỏ biến nhất trong sản xuất nông nghiệp?
HSTL :Phân NPK
Nguyên tố Nitơ có vai trò như thế nào đối với đời sống thực vật là nội dung bài 5&6

Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức
* GV cho HS quan sát hình 5.1, 5.2, trả lời câu
hỏi:
? Em hãy mô tả thí nghiệm, từ đó rút ra nhận xét
về vai trò của nitơ đối với sự phát triển của cây?
* HS quan sát hình → trả lời câu hỏi.
* GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
?Hãy nêu các hợp chất hữu cơ quan trọng của sự
I. VAI TRÒ SINH LÍ CỦA NGUYÊN
TỐ NITƠ
* Vai trò chung:
- Nitơ là nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu.
* vai trò cấu trúc :
- Nitơ là thành phần không thể thay thế của
nhiều hợp chất sinh học quan trọng như: pr,
axit nucleic, diệp lục, ATP… trong cơ thể
thực vật.
Trang 14
Phan Thị Quỳnh Tâm SINH HỌC 11-CB ( 2009 – 2010)
Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức
sống và các nguyên tố cấu tạo nên chất đó?
HS → trả lời câu hỏi
? Để xúc tiến quá trình trao đổi chất trong cơ thể
TV thì cần những hợp chất nào?
HS → trả lời câu hỏi
. Tại sao phải có quá trình khử nitrat hoá?
+ Rễ cây hấp thụ nitơ NH
4
+
(dạng khử) và

NO
3

(dạng ôxy hoá) từ đất nhưng trong các hợp
chất hữu cơ của cây chỉ tồn tại dạng khử → phải
có quá trình chuyển hoá nitơ dạng ôxy hoá thành
dạng khử (quá trình khử nitrat).
+ Nguyên tố vi lượng Mo, Fe là các
côfactor( đồng tác nhân) hoạt hoá các enzim tham
gia vào các quá trình khử nitrat trên.
? Nêu các quá trình đồng hoá amoniac ở TV, viết
phương trình và cho ví dụ minh hoạ?
+ NH
3
rất cần cho cây để tổng hợp các chất sống
nhưng nếu nồng độ NH
3
cao sẽ gây độc cho tế bào
→ cây chuyển sang dạng amit vừa không gây độc
lại tích trữ được nitơ khi cần.
- Vậy hình thành amit có ý nghĩa gì?
HS trả lời câu hỏi.
* GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
GV cho nghiên cứu mục III, trả lời câu hỏi:
? Hãy nêu các dạng Nitơ chủ yếu trên Trái đất?
- Hoàn thành PHT
Dạng nitơ
Đặc
điểm
Khả năng hấp

thụ của cây
Nitơ v/c
Nitơ h/c
* HS nghiên cứu mục III → trả lời câu hỏi.
* GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
* vai trò điều tiết :
- Nitơ tham gia điều tiết các quá trình TĐC
trong cơ thể TV thông qua hoạt động xúc
tác, cung cấp năng lượng và điều tiết trạng
thái ngậm nước của các phân tử pr trong
TBC.
II. QUÁ TRÌNH ĐỒNG HÓA NITƠ
TRONG MÔ THỰC VÂT
- Gồm 2 quá trình:
• Quá trình khử nitrat.
• Quá trình đồng hóa NH
4
+
trong mô
thực vật.
1. Quá trình khử nitrat .
- Quá trình chuyển hóa NO
3
-
thành NH
3
trong mô thực vật theo sơ đồ sau:
NO
3
-

→ NO
2
-
→ NH
4
+
2. Quá trình đồng hóa NH
3
trong mô
thực vật:
a. Amin hóa trực tiếp:
axit xêtô + NH
3
-> aa
b. Chuyển vị amin:
aa + axit xêtô → aa mới + axit xêtô mới
c. Hình thành amit:
aa đicacbôxilic + NH
3
→ amit
+ Sự hình thành amit có ý nghĩa sinh học
quan trọng: vừa giải độc NH
4
+
vừa dự trữ
NH
4
+
III. NGUỒN CUNG CẤP NITƠ TỰ
NHIÊN CHO CÂY

1. Nitơ trong không khí
- Cây không thể hấp thụ được Nitơ phân tử
(N
2
) trong không khí.
- Nhờ các vi sinh vật cố định nitơ chuyển
hoá N
2
→ NH
3
cây mới hấp thụ được.
2. Nitơ trong đất :
- Nguồn cung cấp Nitơ cho cây chủ yếu từ
đất.
- Nitơ trong đất gồm :
• Nitơ khoáng : NO
3
-
và NH
4
+
. Cây
hấp thụ trực tiếp.
• Nitơ hữu cơ : Xác sinh vật. Cây
không hấp thụ trực tiếp được.Phải
Trang 15
Phan Thị Quỳnh Tâm SINH HỌC 11-CB ( 2009 – 2010)
Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức
* GV yêu cầu HS nghiên cứu mục IV, quan sát
hình 6.2 trả lời câu hỏi :

- Quá trình chuyển hoá nitơ trong đất diễn ra như
thế ?
- Làm thế nào để ngăn chặn sự mất mát nitơ trong
đất ?
* GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
- Thế nào là quá trình cố định nito trong đất ?
- Trong tự nhiên các nhóm sinh vật nào có thể cố
định nitơ
* GV yêu cầu HS nghiên cứu mục V, trả lời câu
hỏi :
? Thế nào là bón phân hợp lí
Nêu các phương pháp bón phân ?
? Khi lượng phân bón vượt quá mức sẽ ảnh hưởng
ntn đến môi trường ?
* HS nghiên cứu mục V.3 → trả lời câu hỏi.
* GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
nhờ VSV biến đổi thành dạng NH
4
+
và NO
3

cây mới hấp thụ được.
IV. QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA NITƠ
TRONG ĐẤT VÀ CỐ ĐỊNH NITƠ .
1 . Quá trình chuyển hóa nitơ trong đất:
-N
2
không khí → VSV cố định nitơ→
NH

4
+
-Vật chất hữu cơ→VK amôn hoá → NH
4
+
- NH
4
+
được cây hấp thụ hoặc nhờ VSV
nitrat hoá → NO
3

rồi cây hấp thụ.
- Từ NO
3

có thể bị VK phản nitrat→ N
2
2. Quá trình cố định nitơ :
- Con đường hóa học cố định nitơ:
N
2
+ H
2
→ NH
3
- Con đường sinh học cố định nitơ: do các
VSV thực hiện.
+ Nhóm VSV sống tự do: Vi khuẩn lam.
+ Nhóm VSV sống cộng sinh: các vi

khuẩn thuộc chi Rhizobium…
V. PHÂN BÓN VỚI NĂNG SUẤT CÂY
TRỒNG VÀ MÔI TRƯỜNG:
1. Bón phân hợp lí và năng suất cây
trồng:
- Để cây trồng có năng suất cao phải bón
phân hợp lí:
+ Đúng loại, đúng nhu cầu của giống,
đúng thời điểm...
+ Đủ lượng.
+ Điều kiện đất đai, thời tiết.
2. Các phương pháp bón phân:
a. Bón qua rễ: bón vào đất
• Bón lót.
• Bón thúc.
b. Bón qua lá: phun lên lá cây
Dựa vào sự hấp thụ các ion khoáng qua khí
khổng: dung dịch phân bón qua lá phải:
• Có nồng độ các ion khoáng thấp.
• Chỉ bón khi trời không mưa và nắng
không quá gắt.
3. Phân bón và môi trường
- Lượng phân bón quá mức ảnh hưởng
tớitính chất lý hoá của đất và khi bị rửa trôi
gây ô nhiễm môi trường nước.

4. Củng cố:
Trang 16
Phan Thị Quỳnh Tâm SINH HỌC 11-CB ( 2009 – 2010)
a. HS đọc phần tóm tắt trong bài học

b. Vì sao khi trồng các cây họ đậu người ta chỉ cần bón 1 lượng phân đạm rất ít?
c. Nitơ có vai trò gì đối với cây xanh?
d.Vì sao trong mô thực vật diễn ra quá trình khử nitrat?
5. Dặn dò :
a. Học bài và trả lời câu hỏi trong SGK
b. Chuẩn bị bài : thực hành.
Dạng Nitơ Đặc điểm Khả năng hấp thụ của cây
Nitơ vô cơ trong các
muối khoáng
+ NH
+
4
ít di động, được hấp thụ trên bề mặt
của các hạt keo đất.
+ NO
3
dễ bị rửa trôi
Cây dễ hấp thụ
Nitơ hữu cơ trong xác
sinh vật
Kích thước phân tử lớn. Cây không hấp thụ được.
Trang 17
Phan Thị Quỳnh Tâm SINH HỌC 11-CB ( 2009 – 2010)
TIẾT 6 BÀI 7: THỰC HÀNH:
THÍ NGHIỆM THOÁT HƠI NƯỚC
VÀ THÍ NGHIỆM VỀ VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN
I. MỤC TIÊU
Khi học xong bài này HS cần đạt được mục tiêu sau:
- Làm được thí nghiệm phát hiện thoát hơi nước ở 2 mặt lá.
- Làm được các thí nghiệm để nhận biết sự có mặt của các nguyên tố khoáng đồng thời vẽ được

hình dạng đặc trưng của các nguyên tố khoáng.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của HS và GV:
1. Thí nghiệm 1:
- Cây có lá nguyên vẹn.
- Cặp nhựa hoặc gỗ.
- Giấy lọc.
- Đồng hồ bấm tay.
- Dung dịch coban clorua 5 %.
- Bình hút ẩm.
2. Thí nghiệm 2:
- Hạt lúa đã nảy mầm 2 - 3 ngày.
- Chậu hay cốc nhựa.
- Thước nhựa có chia mm.
- Tấm xốp đặt vừa trong lòng chậu có khoan lỗ.
- Ống đong dung tích 100ml.
- Đũa thủy tinh.
- Hóa chất: Dung dịch dinh dưỡng (phân NPK) 1g/lit.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
a.Vì sao thiếu nitơ trong môi trường dinh dưỡng, cây không thể phát triển bình thường
được?
b. Nêu các con đường đồng hóa nitơ trong mô thực vật ?
3. Bài mới:
- Chia lớp thành 4 nhóm:
1. Thí nghiệm 1: So sánh tốc độ thoát hơi nước ở hai mặt lá.
- Dùng 2 miếng giấy có tẩm coban clorua đã sấy khô đặt lên mặt trên và mặt đưới của lá.
- Đặt tiếp 2 lam kính lên cả mặt trên và mặt đưới của lá, dùng kẹp, kẹp lại.
- Bấm đồng hồ để tính thời gian giấy chuyển từ màu xanh sang màu hồng.

2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu vai trò của phân bón NPK.
Mỗi nhóm 2 chậu:
- Một chậu TN (1) cho vào dung dịch NPK.
- Một chậu đối chứng (2) cho vào nước sạch.
Cả 2 chậu đều bỏ tấm xốp có đục lỗ, xếp các hạt đã nảy mầm vào các lỗ, rễ mầm tiếp xúc với
nước.
- Tiến hành theo dõi cho đến khi thấy 2 chậu có sự khác nhau.
IV. THU HOẠCH :
Trang 18
Phan Thị Quỳnh Tâm SINH HỌC 11-CB ( 2009 – 2010)
- Mỗi HS làm một bản tường trình, theo nội dung sau:
1. Thí nghiệm 1:
Bảng ghi tốc độ thoát hơi nước của lá tính theo thời gian
Nhóm Ngày, giờ
Tên cây, vị trí
của lá
Thời gian chuyển màu của giấy
coban clorua
Mặt trên Mặt dưới
Giải thích vì sao có sự khác nhau giữa 2 mặt lá?
2. Thí nghiệm 2
Tên cây Công thức TN
Chiều cao cây
(cm/cây)
Nhận xét
Mạ lúa
Đối chứng (nước)
Thí nghiệm (dung dịch NPK)
V. Dặn dò.
• Hoàn thành thí nghiệm 2.

• Chuẩn bị bài 8 “QUANG HỢP Ở THỰC VÂT”
TIẾT 7 BÀI 8: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT
Trang 19
Phan Thị Quỳnh Tâm SINH HỌC 11-CB ( 2009 – 2010)
I. MỤC TIÊU
Khi học xong bài này HS cần đạt được mục tiêu sau:
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm quang hợp.
- Nêu được vai trò quang hợp ở thực vật.
- Trình bày được cấu tạo của lá thích nghi với chức năng quang hợp.
- Liệt kê được các sắc tố quang hợp
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
3. Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ cây xanh
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của HS:
Tập, SGK, dụng cụ học tập
2. Chuẩn bị của GV:
Tranh phóng to hình 8.1, 8.2, 8.3 SGK.
III. TRỌNG TÂM VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỦ ĐẠO
- Trọng tâm của bài : Vai trò của quang hợp, đặc điểm hình thái và giải phẫu của lá thích nghi với
chức năng QH
- Phương pháp chủ đạo : Trực quan, thảo luận và hỏi đáp.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
a. Vì sao thiếu nitơ trong môi trường dinh dưỡng, cây không thể phát triển bình thường được?
b. Nêu các con đường đồng hóa nitơ trong mô thực vật ?
3. Bài mới:

Nguồn thức ăn và năng lượng cần để duy trì sự sống trên trái đất bắt nguồn từ đâu? Trả lời: Từ
quang hợp. Vậy quang hợp là gì, bộ phận nào tham gia vào quá trình quang hợp, chúng ta tìm
hiểu trong bài 8.
Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức
* GV cho quan sát hình 8.1, trả lời câu hỏi:
- Em hãy cho biết quang hợp là gì?
- Viết phương trình tổng quát.
HS quan sát hình → trả lời câu hỏi.
* GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
* GV cho HS nghiên cứu mục I.2, kết hợp với
kiến thức đã học trả lời câu hỏi:
I. KHÁI QUÁTVỀ QUANG HỢP Ở
CÂY XANH.
1. Quang hợp là gì ?
- Quang hợp là quá trình trong đó năng
lượng ánh sáng mặt trời được lá hấp thụ để
tạo ra cacbohidrat và oxy từ khí CO
2

H
2
O.
- Phương trình tổng quát :

6 CO
2
+ 12 H
2
O
 →

DLASMT ,
C
6
H
12
O
6
+6O
2

+ 6 H
2
O
2. Vai trò quang hợp của cây xanh :
- Cung cấp thức ăn cho mọi sinh vật,
nguyên liệu cho xây dựng và dược liệu cho
Trang 20
Phan Thị Quỳnh Tâm SINH HỌC 11-CB ( 2009 – 2010)
Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức
? Em hãy cho biết vai trò của QH?
* HS nghiên cứu mục I.2→ trả lời câu hỏi.
* GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
* GV yêu cầu HS quan sát hình 8.2 → hoàn thành
PHT
Tên cơ quan
Đặc điểm
cấu tạo
Chức
năng
Bề mặt lá

Phiến lá
Lớp biểu bì dưới
Lớp cutin
Lớp TB mô giậu
Lớp TB mô khuyết
? Lá có cấu tạo thích nghi với chức năng quang
hợp ntn ?
* HS nghiên cứu mục II → hoàn thành PHT, trả
lời câu hỏi.
* GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
* GV yêu cầu HS quan sát hình 8.3, hoàn thành
PHT :
Các bộ phận
của lục lạp
Cấu tạo Chức năng
Màng
Tilacoit
Chất nền
* HS quan sát hình 8.3→ hoàn thành PHT
* GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
* GV yêu cầu HS nghiên cứu mục II. 3 SGK, trả
lời câu hỏi :
? Em hãy nêu các loại sắc tố của cây, và vai trò
của chúng trong QH ?
* HS nghiên cứu SGK → trả lời câu hỏi.
* GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
y học.
- Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động
sống.
- Điều hòa không khí.

II. LÁ LÀ CƠ QUAN QUANG HỢP
1. Hình thái, giải phẫu của lá thích nghi
với chức năng quang hợp :
a. Hình thái :
- Diện tích bề mặt lớn : hấp thụ được nhiều
ánh sáng mặt trời.
- Phiến lá mỏng : thuận lợi cho khí khuếch
tán vào và ra được dễ dàng.
- Trong lớp biểu bì của mặt lá có khí khổng
giúp cho khí CO
2
khuếch tán vào bên trong
lá đến lục lạp.
b. Giải phẫu :
- Hệ gân lá phát triển đến tận từng tế bào
nhu mô lá, chứa các mạch gỗ và mạch rây.
- Trong phiến lá có nhiều TB chứa lục lạp là
bào quan quang hợp.
2. Lục lạp là bào quan quang hợp :
- Màng tilacoit là nơi phân bố hệ sắc tố
quang hợp, nơi xảy ra các phản ứng sáng.
- Xoang tilacoit là nơi xảy ra các phản ứng
quang phân li nước và quá trình tổng hợp
ATP trong quang hợp.
- Chất nền là nơi xảy ra các phản ứng tối
3. Hệ sắc tố quang hợp :
- Hệ sắc tố gồm: Diệp lục: diệplục a và
diệplục b), các sắc tố khác: Carôten và
xantôphyl
- Diệp lục: hấp thụ năng lượng ánh sáng

chuyển hoá thành năng lượng trong ATP và
NADPH.
- Các sắc tố khác (carôtenôit) hấp thụ và
truyền năng lượng cho diệp lục a
- Sơ đồ :
Carotenoit → Diệp lục b → Diệp lục a
→ Diệp lục a ở trung tâm.
4. Củng cố:
a. HS đọc phần tóm tắt trong bài học
b. Mô tả sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của lá?
5. Dặn dò :
a. Học bài và trả lời câu hỏi trong SGK
b. Đọc thêm: “Em có biết”
c. Chuẩn bị bài : QUANG HỢP Ở THỰC VẬT C
3
, C
4
và CAM
Trang 21
Phan Thị Quỳnh Tâm SINH HỌC 11-CB ( 2009 – 2010)
1. Đáp án hoàn chỉnh PHT 1:
Hình thái giải phẩu của lá Cấu tạo Chức năng
Bên ngoài
-Bề mặt lá
-Phiến lá
-Lớp biểu bì dưới
-Lớn
-Mỏng
-Có nhiều khí khổng
-Tăng khả năng hấp thụ

ánh sáng
-Thuận lợi cho khí khuếch
tán vào ra dễ dàng.
-Thuận lợi cho khí co2
khuếch tán vào dễ dàng.
Bên trong
- Hệ gân lá
-Cutin
-Lớp tế bào mô
giậu
- Lớp tế bào mô
khuyết
-Gồm mạch gỗ và mạch
rây, xuất phát từ bó
mạch ở cuống lá đi đến
tận từng tế bào nhu mô

-Chứa các hạt màu lục
xếp sít nhau
- Có nhiều khoảng
trống
-Vận chuyển nước và
muối khoáng đến tận từng
tế bào
-Ánh sáng xuyên qua dẽ
dàng
-Trực tiếp hấp thụ được
ánh sáng
-Thuận lợi cho khí khuếch
tán vào dễ dàng

2.Đáp án hoàn chỉnh PHT 2:
Các bộ phận của
lục lạp
Cấu tạo Chức năng
Các tilacôit (Grana) Các tilacôit xếp chồng lên nhau nhưchồng đĩa.
Các tilacoit còn nối với nhau tạo nên hệ thống các
tilacoit.
Trên màng tilacoit chứa sắc tố quang hợp
Thực hiện pha sáng
trong quang hợp
Chất nền (strôma) Là chất lỏng giữa màng trong của lục lạp và màng
của tilacoit
Thực hiện pha tối
của quang hợp
TIẾT 8 BÀI 9: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT C
3
, C
4
và CAM
Trang 22
Phan Thị Quỳnh Tâm SINH HỌC 11-CB ( 2009 – 2010)
I. MỤC TIÊU
Khi học xong bài này HS cần đạt được mục tiêu sau:
1. Kiến thức:
- Phân biệt được pha sáng và pha tối ở các nội dung sau: sản phẩm, nguyên liệu, nơi xảy ra.
- Phân biệt được các con đường cố định CO
2
trong pha tối ở các nhóm thực vật C
3
, C

4
và CAM
- Giải thích được phản ứng thích nghi của nhóm thực vật C
4
và CAM đối với môi trường sống ở
vùng nhiệt đới và hoang mạc
2. Kỹ năng:
- Quan sát tranh hình, sơ đồ để mô tả được chu trình C3, C4
- Phân tích tổng hợp để so sánh quang hợp ở C3,C4 và CAM
3. Thái độ:
- Giải thích được phản ứng thích nghi của các nhóm thực vật trong môi trường sống, liên hệ
thực tế
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của HS:
Tập, SGK, dụng cụ học tập
2. Chuẩn bị của GV:
Tranh phóng to hình 9.1, 9.2, 9.3, 9.4 SGK.
III. TRỌNG TÂM VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỦ ĐẠO
- Trọng tâm của bài : Đặc điểm quang hợp ở thực vật C3, C4, CAM thể hiện sự thích nghi kì
diệu của thực vật với điều kiện môi trường.
- Phương pháp chủ đạo : Hoạt động nhóm + Vấn đáp tái hiện + Đàm thoại
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Quang hợp là gì? Giải thích lá cây thích nghi với chức năng quang hợp?
3. Bài mới: Trong bài quang hợp ở cây xanh chúng ta đã biết lá cây là cơ quan quang hợp có cấu
tạo phù hợp với chức năng của nó . Còn bản chất quá trình quang hợp ra sao chúng ta cùng tìm
hiểu bài 9
Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức
* GV cho quan sát hình 9.1.Quá trình quang hợp

diễn ra gồm những pha nào ?
* HS đọc mục I.1 hoàn thành PHT, trả lời câu hỏi:
? Pha sáng diễn ra ở đâu, những biến đổi nào xảy ra
trong pha sáng?
- PHT
Khái niệm
Nơi diễn ra
Nguyên liệu
Sản phẩm
* HS quan sát hình, nghiên cứu SGK → hoàn thành
PHT và trả lời câu hỏi.
* GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
* GV cho HS nghiên cứu mục I.2, quan sát H9.2,
I. THỰC VẬT C
3
1.Pha sáng
Pha sáng là pha chuyển hóa năng lượng
ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành
năng lượng của các liên kết hóa học
trong ATP và NADPH
- Diễn ra ở tilacoit.
- Nguyên liệu : nước, ánh sáng.
- Sản phẩm: ATP, NADPH và O
2
.
2. Pha tối
- Diễn ra ở chất nền của lục lạp.
Trang 23
Phan Thị Quỳnh Tâm SINH HỌC 11-CB ( 2009 – 2010)
Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức

9.3, 9.4 trả lời câu hỏi :
? Pha tối ở thực vật C
3
diễn ra ở đâu, chỉ rõ nguyên
liệu, sản phẩm của pha tối ?
* HS nghiên cứu mục I.2, quan sát hình → trả lời
câu hỏi.
? GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
* GV yêu cầu HS nghiên cứu mục II, quan sát hình
9.2, 9.3, 9.4 → trả lời câu hỏi :
- Hãy rút ra những nét giống nhau và khác nhau giữa
thực vật C
3
, C
4
?
- Hoàn thành PHT
QH ở TV
C
3
QH ở TV
C
4
Nhóm thực vật
Chất nhận CO
2
đầu tiên
SP đầu tiên của pha tối
Các giai đoạn
Thời gian diễn ra quá

trình cố định CO
2
TB quang hợp
* HS nghiên cứu mục II → hoàn thành PHT, trả lời
câu hỏi.
* GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
* GV yêu cầu HS nghiên cứu mục III, trả lời câu hỏi:
? Pha tối của thực vật CAM diễn ra ntn ? Chu trình
CAM có ý nghĩa gì đối với thực vật ở vùng sa mạc.
? Pha tối ở thực vật C
3
, C
4
và CAM có điểm nào
giống và khác nhau?
* HS nghiên cứu mục III → trả lời câu hỏi.
* GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
- Cần CO
2
và sản phẩm của pha sáng
ATP và NADPH.
- Sản phẩm : Cacbohidrat
- Pha tối được thực hiện qua chu trình
Calvin. Gồm 3 giai đoạn :
+ Giai đoạn cố định CO
2
.
+ Giai đoạn khử APG.
+ Giai đoạn tái sinh chất nhận ban
đầu là Ri-1,5-điP

II. THỰC VẬT C
4

- Gồm một số loài thực vật sống ở vùng
nhiệt đới và cận nhiệt đới như: mía, rau
dền, ngô, cao lương, kê…
- Gồm chu trình cố định CO
2
tạm thời
(chu trình C
4
) và tái cố định CO
2
theo
chu trình Calvin. Cả 2 chu trình này đều
diễn ra vào ban ngày và ở lục lạp của 2
loại TB (mô dậu và bao bó mạch) khác
nhau trên lá.
III. THỰC VẬT CAM
- Gồm những loài mọng nước sống ở các
sa mạc, hoang mạc và các loài cây trồng
như dứa, thanh long…
- Chu trình C
4
(cố định CO
2
) diễn ra vào
ban đêm lúc khí khổng mở và giai đoạn
tái cố định CO
2

theo chu trình Calvin
diễn ra vào ban ngày. Xảy ra ở 1 loại tế
bào (nhu mô)
4. Củng cố:
a. HS đọc phần tóm tắt trong bài học
b. Trả lời câu hỏi trong SGK
5. Dặn dò :
a. Học bài và trả lời câu hỏi trong SGK
b. Chuẩn bị bài : Ảnh hưởng các yếu tố ngoại cảnh đến QH
Bảng phụ phiếu học tập số 1: PHA SÁNG CỦA QUANG HỢP
Khái niệm Pha sáng là pha chuyển hoá năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành
năng lượng của các liên kết hoá học trong ATP và NADPH
Trang 24
Phan Thị Quỳnh Tâm SINH HỌC 11-CB ( 2009 – 2010)
Nơi diễn ra ở tilacôit
Nguyên liệu H
2
O và ánh sáng
Sản phẩm và vai
trò
ATP,NADPH và O
2
cung cấp cho pha thứ
Bảng phụ phiếu học tập số 2: SO SÁNH PHA TỐI Ở THỰC VẬT C
3
,C
4,
CAM
Chỉ số so sánh Thực vật C
3

Thực vật C
4
Thực vật CAM
Nhóm thực vật Đa số thực vật Một số thực vật nhiệt đới và
cận nhiệt đới như:mía,rau
dền,ngô, cao lương…
Những loài thực vật sống ở vùng
hoang mạc khô hạn như dứa ,
xương rồng, thuốc bỏng, thanh
long, …
Chất nhận CO
2
Ribulôzơ 1-5-
diP
PEP (phôtphoenolpiruvat) PEP
Sản phẩm đầu
tiên
APG(hợp chất 3
cacbon)
AOA(hợp chất 4 cacbon) AOA
Thời gian cố
định CO
2
Chỉ 1 giai đoạn
vào ban ngày
Cả 2 giai đoạn đều vào ban
ngày
Giai đoạn 1 vào ban đêm Giai
đoạn 2 vào ban ngày
Các tế bào

quang hợp của

Tế bào nhu mô Tế bào nhu mô và tế bào bao
bó mạch
Tế bào nhu mô
Sự phân bố lục
lạp
Một Hai Một
TIẾT 9 BÀI 10: ẢNH HƯỞNG CỦA
CÁC YẾU TỐ NGOẠI CẢNH ĐẾN QUANG HỢP
Trang 25

×