Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Mặc cảm ngoại biên trong tập chân trời cũ của hồ dzếch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 129 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

VÕ ANH TIẾN

MẶC CẢM NGOẠI BIÊN
TRONG TẬP CHÂN TRỜI CŨ CỦA HỒ DZẾNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGHỆ AN - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

VÕ ANH TIẾN

MẶC CẢM NGOẠI BIÊN
TRONG TẬP CHÂN TRỜI CŨ CỦA HỒ DZẾNH
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60.22.01.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

TS. LÊ THANH NGA

NGHỆ AN - 2017



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ..................................................................................................... 1
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát ........................................................ 6
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................... 6
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 7
6. Đóng góp của luận văn ....................................................................................... 7
7. Cấu trúc của luận văn.......................................................................................... 7
Chƣơng 1. CƠ SỞ NGHIÊN CỨU MẶC CẢM NGOẠI BIÊN TRONG
CHÂN TRỜI CŨ ........................................................................................................ 8
1.1. Về khái niệm ngoại biên - trung tâm ............................................................... 8
1.1.1. Ngoại biên - trung tâm với tư cách là khái niệm của chính trị văn hóa .................................................................................................... 8
1.1.2. Ngoại biên - trung tâm với tư cách là khái niệm của nghiên cứu
văn học ................................................................................................... 11
1.1.3. Vấn đề vận dụng lí thuyết ngoại biên - trung tâm trong nghiên cứu
văn học ở Việt Nam ............................................................................... 17
1.2. Mặc cảm ngoại biên - một trạng thái phổ quát trong văn học - nghệ thuật
Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX ............................................................................... 22
1.2.1. Nguyên nhân của mặc cảm ngoại biên trong văn học nghệ thuật
nửa đầu thế kỉ XX .................................................................................. 22
1.2.2. Mặc cảm ngoại biên thể hiện trong văn xuôi......................................... 24
1.2.3. Mặc cảm ngoại biên thể hiện trong thơ ................................................. 27
1.2.4. Mặc cảm ngoại biên thể hiện trong một số loại hình nghệ thuật khác ...... 29
1.3. Nguồn gốc của mặc cảm ngoại biên trong văn chương Hồ Dzếnh và
Chân trời cũ .......................................................................................................... 32
1.3.1. Từ bối cảnh lịch sử - xã hội ................................................................... 32
1.3.2. Từ vấn đề quê hương - gia đình ............................................................. 34

1.3.3. Từ vị trí trên văn đàn ............................................................................. 36


Chương 2. MẶC CẢM NGOẠI BIÊN TRONG CHÂN TRỜI CŨ NHÌN TỪ
Ý THỨC THÂN PHẬN CON NGƢỜI ................................................................. 39
2.1. Con người cô đơn .......................................................................................... 39
2.1.1. Con người cô đơn trong gia đình ........................................................... 39
2.1.2. Con người cơ đơn trong thế giới ............................................................ 42
2.1.3. Con người cô đơn trong bản thể ............................................................ 46
2.2. Con người trên hành trình bi kịch .................................................................. 48
2.2.1. Con người bị rẻ rúng .............................................................................. 48
2.2.2. Con người với mặc cảm nạn nhân của việc đối xử bất bình đẳng ......... 50
2.2.3. Con người bên lề .................................................................................... 53
2.3. Sự đau đáu của khát vọng hướng đến trung tâm ........................................... 55
2.3.1. Nỗi hoài nhớ về một trung tâm xa xôi ................................................... 55
2.3.2. Những khát khao về một trung tâm trước mặt....................................... 59
2.3.3. Con người chấn thương trong những nỗ lực tuyệt vọng hướng đến
trung tâm ................................................................................................ 64
Chƣơng 3. MẶC CẢM NGOẠI BIÊN VÀ SỰ TÌM TỊI MỘT HƢỚNG
ĐI RIÊNG TRONG NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CỦA CHÂN TRỜI CŨ ....... 72
3.1. Sự độc đáo của hình thức truyện kể ............................................................... 72
3.1.1. Chân trời cũ với hình hài của một tập tự truyện .................................... 72
3.1.2. Sự thống nhất xuyên suốt của hình tượng người kể chuyện xưng tơi ....... 75
3.1.3. Sự mờ hóa cốt truyện ............................................................................. 79
3.2. Sự độc đáo của thế giới hình tượng ............................................................... 85
3.2.1. Một thế giới nhân vật biểu tỏ thân phận bên lề ..................................... 85
3.2.2. Thế giới đồ vật khiêm nhường, nhỏ bé .................................................. 91
3.2.3. Những hình tượng khúc xạ của hào quang đã xa .................................. 95
3.3. Sự tương thích của khơng gian, thời gian, ngơn ngữ, giọng điệu với việc
biểu hiện mặc cảm ngoại biên............................................................................. 100

3.3.1. Tính chất phi trung tâm của khơng gian nghệ thuật ............................ 100
3.3.2. Tính chất phi trung tâm của thời gian nghệ thuật ................................ 105
3.3.3. Nỗi ám ảnh ngôn từ, giọng điệu .......................................................... 110
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 117
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................119


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Ngoại biên và trung tâm là cặp khái niệm được sử dụng trong nghiên
cứu, phê bình văn học Việt Nam những năm gần đây và tính khả dụng của chúng
được thể hiện một cách khá mạnh mẽ. Tuy nhiên, đấy là xét trên những cơng trình
nghiên cứu cụ thể. Từ góc nhìn tổng quan, có thể thấy việc sự ứng dụng này vẫn
đang cịn khá dè dặt vì nhiều lí do. Lựa chọn tiếp cận một hiện tượng văn học từ góc
nhìn này, chúng tơi hy vọng sẽ góp phần vào việc tiếp tục giới thiệu một lí thuyết
đang mở ra những khả năng mới cho nghiên cứu văn học.
1.2. Hồ Dzếnh là một trường hợp khá đặc biệt trong văn học Việt Nam nửa
đầu thế kỉ XX xét từ nhiều phương diện. Bản thân các sáng tác của nhà văn, dù
không đồ sộ như nhiều tác giả khác cùng thời, nhưng không phải là không đáng
đọc, đáng nghiên cứu. Tuy nhiên, theo sự quan sát của chúng tôi, cho đến nay,
những sáng tác ấy ít nhiều có thể xếp vào khu vực bị lãng quên. Tiếp tục tìm hiểu
sáng tác của Hồ Dzếnh là góp phần soi tỏ khơng chỉ văn chương của ơng, mà cịn
là văn chương của cả một giai đoạn đáng ghi nhận bậc nhất trong lịch sử văn học
nước nhà.
1.3. Với thân phận của một người có nguồn gốc Minh Hương, một người
Công giáo, một kẻ hai lần mất nước, văn chương Hồ Dzếnh luôn da diết nỗi niềm
tủi hổ của một kẻ “bên lề”. Điều này thể hiện rõ, đậm trong tập chân trời cũ - tập
truyện có thể coi là kiệt tác trong sự nghiệp văn chương của tác giả. Nghiên cứu
Mặc cảm ngoại biên trong tập Chân trời cũ của Hồ Dzếnh, chúng tôi hy vọng

phơi mở được nhiều hơn nữa những vấn đề thuộc thế giới nghệ thuật của nhà văn.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Lịch sử nghiên cứu lý thuyết và ứng dụng lý thuyết
2.1.1. Các nghiên cứu lý thuyết
Lý thuyết trung tâm - ngoại biên lần đầu tiên xuất hiện vào những năm đầu
của thế kỉ XX với tư cách là đối tượng nghiên cứu của ngành xã hội học. Một học
giả người Mĩ tên là Robent Erza Part (1864-1944) khi nghiên cứu những người


2
nhập cư ở các thành phố Mĩ đã đưa ra vấn đề của hiện tượng trung tâm, ngoại biên.
Tuy nhiên đến năm 1961 thì cặp khái niệm trung tâm - ngoại vi (ngoại biên) mới
thực sự được đưa vào bảng từ vựng học thuật ngữ khoa học xã hội. Từ đó cặp khái
niệm này được sử dụng rộng rãi trong các ngành nghiên cứu văn hóa xã hội.
Trong văn học, lý thuyết trung tâm/ngoại biên xuất hiện từ những năm 60
của thế kỉ trước trong các nghiên cứu của các nhà khoa học theo chủ nghĩa hình
thức Nga. Khi nghiên cứu những quy luật vận động của văn học các nhà khoa học
này đã sử dụng nó để phân định, và tìm ra quy luật phát triển, phát sinh, của hình
thức cấu trúc các thể loại văn học. Tiếp sau các nhà hình thức Nga là trường phái
phê bình mới Anh - Mỹ và thuyết đa hệ do nhà phê bình người Israel Itamar EvenZohar khởi xướng. Các nhà nghiên cứu này đã sử dụng lý thuyết để tìm hiểu mối
quan hệ giữa văn học và văn hóa xã hội, tìm ra quy luật vận hành của lịch sử văn
học. Cuối thế kỉ XX đến đầu thế kỉ XXI thì được ứng dụng khá sâu rộng trong
nhiều bình diện trong đời sống văn học trên toàn thế giới.
Ở Việt Nam, tình hình nghiên cứu về ngoại biên/trung tâm xuất hiện muộn
hơn. Sau khoảng thập nên đầu của thế kỉ XXI lý thuyết này mới được nói tới. Ban
đầu là những bài viết mang tính chất giới thuyết. Người được xem là quan tâm
nhiều là Inra Sara - nhà nghiên cứu văn hóa, văn học dân tộc Chăm. Với tâm thế của
một kẻ đại diện cho một nền văn hóa mang thân phận ngoại biên, Inra Sara rất tích
cực phổ biến lý thuyết, nhằm kiến giải cho những hiện tượng ngoại biên trong văn
học Việt Nam và chính trong nền văn học của quê hương ông. Những bài viết của

Ira Sara thường có xu hướng thiên về góc nhìn văn hóa. Cũng theo tác giả này trung
tâm/ngoại biên chỉ là những hiên tượng chứ hồn tồn khơng phải là bản chất của
văn học, tuy vậy nó có tầm ảnh hưởng vơ cùng lớn đối với nền văn học của một dân
tộc, một vùng miền. “Vấn đề ngoại vi/trung tâm chắc chắn không thuộc về bản chất
của văn học, nhưng phiền nỗi nó là hiện tương có thật kéo dài dai dẳng hàng chục
thế kỉ, ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp, phát triển hay trì trệ của nhiều nền, dịng
văn học. Một dân tộc, một địa phương hay một khu vực. Bức tường được hình
thành nơi tâm lý xã hội khá phức tạp quy định bởi vị trí địa lí - lịch sử, sức mạnh
của kinh tế, chính trị, văn hóa, ngôn ngữ, số dân, nỗi to bé của giải thưởng… Thậm


3
chí cả sự cao thấp của chức vị hay địa vị chẳng dính dáng gì đến văn chương cả”
[55;1]. Bằng tầm hiểu biết khá rộng, nhà nghiên cứu văn hóa, văn học Chăm này đã
có những đóng góp đáng kể, có ý nghĩa tiên phong trong việc nghiên cứu về vấn đề
văn học đang được quan tâm này.
Cũng từ cách tiếp cận hiện tượng từ góc nhìn văn hóa, Nguyễn Văn Dân trong
bài Văn học trung tâm - ngoại vi nhìn từ góc độ văn hóa [20], từ cái nhìn khái quát,
hệ thống lịch sử nghiên cứu vấn đề văn học trung tâm/ ngoại biên, ơng đã có sự kiến
giải sâu sắc các quy luật vận động văn hóa ảnh hưởng đến văn học. Mối quan hệ
trung tâm/ngoại biên trong văn hóa nói chung và văn học nói riêng khơng phải là mối
quan hệ đối đầu mà là mối quan hệ biện chứng, quan hệ đa dạng và thống nhất.
Xuất phát thực tế trong công việc thẩm định đánh giá các thành tựu văn học,
đó là thực trạng phân biệt đối xử giữa các khu vực văn học khác nhau: miền núi hay
miền xuôi, văn học dân tộc thiểu số hay văn học người Kinh, sáng tác của các nhà
văn nữ hay nam… ở nước ta những năm gần đây. Lê Nguyên Long trong bài viết
Trung tâm và ngoại biên từ hệ hình cấu trúc luận đến hệ hình hậu cấu trúc luận
[67] đã nhận thức được yêu cầu cần có lý thuyết mới, cách tiếp cận mới trong lịch
sử văn học nước nhà. Trong cơng trình khoa học này, từ việc tiếp thu các nghiên
cứu trước đó của các nhà khoa học trên thế giới, Lê Nguyên Long chỉ ra được bản

chất cấu trúc của cặp khái niệm trung tâm/ngoại vi. Điều đáng nói ở cơng trình khoa
học này, tác giả đã nâng nhận thức về khái niệm lên tầm cao mới- tầm triết học.
Khái niệm ngoại biên/trung tâm đã được xem là khái niệm công cụ trong nghiên
cứu, phê bình văn học. Từ đây, các hiện tượng cụ thể được nhìn nhận đánh giá,
được soi chiếu trên cái nền của lý thuyết cấu trúc luận.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu lý thuyết chưa nhiều, quy mơ hẹp,
chưa có sự thống nhất cạo. Hiện nay, theo khảo sát của chúng tơi, ở Việt Nam chưa
có cơng trình mang tính lý thuyết cơ bản dùng cho nghiên cứu và giảng dạy.
2.1.2. Các nghiên cứu ứng dụng lý thuyết
Ngoài những cơng trình nghiên cứu mang tính thuần lý thuyết trên chúng tơi
cịn tiếp cận với một số tiểu luận, tham luận ứng dụng lý thuyết của các tác giả khác
trong thời gian gần đây.


4
Trần Đình Sử với tiểu luận Ngoại biên hóa trong tiến trình văn học Việt Nam
đương đại [97] ngồi việc làm rõ hơn một số khái niệm như “trung tâm /ngoại
biên”, “ngoại biên hóa”, “mở biên”, “vượt biên”. Tác giả đã đưa vấn đề lý thuyết để
khảo cứu, đánh giá một hiện tượng văn học cụ thể. Theo ông: “Ngoại biên hóa chủ
yếu là phương thức tồn tại thơng thường của văn học”. Cả sáng tác và tiếp nhận văn
học đều là một cuộc “mở biên” hay “vượt biên”. Từ quan điểm đó Trần Đình Sử đã
có những lý giải về nguyên nhân dẫn tới xu hướng ngoại biên hóa trong văn học
Việt Nam thời kì đổi mới. Tuy nhiên bài viết này cũng mới chỉ dừng lại ở những
đánh giá nhận xét mang tính khái quát, chưa đi sâu mổ xẻ vấn đề, chưa chỉ ra cụ thể
những biểu hiện của “tính ngoại biên” trong sáng tác và phê bình văn học.
Cũng nghiên cứu những sáng tác mang tính ngoại biên trong văn học Việt Nam
sau 1986 có một số bài viết của Nguyễn Văn Hùng, “Khuynh hướng ngoại biên hóa
trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1986 (Trường hợp Bùi Anh Tấn)” [47], Phan
Tuấn Anh, “Ngoại biên hóa trong văn học hậu hiện đại - Nhìn từ trường hợp Đặng
Thân” [3], Nguyễn Đức Tâm An, “Sự choán ngôi của văn học ngoại biên và một số

biểu hiện trong 3.3.3.9. Những mảnh hồn trần” [4]. Các bài viết này đã bắt đầu ứng
dụng lý thuyết để nghiên cứu những hiện tượng văn học cụ thể, đụng chạm tới một số
vấn đề về phương diện về cấu trúc, kiểu diễn ngơn, cách sử dụng chất liệu…
Vì là một bài viết mà đối tượng nghiên cứu có nhiều nét tương đồng với đối
tượng nghiên cứu của luận văn, nên bài viết của Lê Thanh Nga “Franz Kapfka: Nỗi
lo âu mang tên ngoại biên” [75] được chúng tôi dành cho sự chú ý nhất định.Tác giả
của tiểu luận đã có những kiến giải thú vị về những “hiệu ứng của mặc cảm ngoại
biên” trong sáng tác của Kafka. Ông cho rằng chính tâm thế của một kẻ “ngoại
biên” đã làm nên tài năng, là “khởi nguồn của những suy tư mang đầy màu sắc triết
học của Kafka”. Đồng thời chỉ ra rằng, mặc cảm ngoại biên chính là một nguyên cớ
dẫn đến niềm hối thúc nhà văn tìm kiếm hình thức thể hiện mới, mở ra những khả
năng mới cho tiểu thuyết hiện đại.
2.2. Lịch sử nghiên cứu tập truyện ngắn Chân trời cũ
Chân trời cũ của Hồ Dzếnh được phát hành lần đầu từ năm 1942, tính đến
nay đã hơn nửa thế kỉ đi qua, được đón nhận qua rất nhiều thế hệ, và đã khẳng định


5
được giá trị của nó. Tuy nhiên, bởi nhiều lý do khác nhau mà việc nghiên cứu về tác
phẩm này cịn hạn chế. Qua khảo sát, chúng tơi có thể khái quát bức tranh nghiên
cứu Chân trời cũ, qua một số bài viết, cơng trình nghiên cứu được chia theo những
cấp độ như sau:
Những bài viết có tính chất giới thiệu về tập truyện của một số tác giả như:
Thạch Lam [29; 5], Phong Lê [63], Trần Ngọc Hiếu [64]. Về cơ bản đây là những
lời tựa, những bài giới thiệu, có dung lượng ngắn, nội dung khái quát, chưa đi vào
những vấn đề cụ thể. Tuy nhiên, qua đây, chúng tơi nhận thấy các tác giả có những
nhận xét, đánh giá cao giá trị của tác phẩm, đều coi Chân trời cũ là thành tựu xuất
sắc trong sự nghiệp trước tác của Hồ Dzếnh và trong văn học đương thời. Đồng thời
cũng chỉ ra một số đặc sắc cơ bản về giá trị nội dung cũng như hình thức nghệ thuật
của tập truyện.

Bên cạnh những bài tựa, cịn có một số bài phê bình, tiểu luận của một số tác
giả đăng trên các tạp chí, qua từng thời kì như: Vương Trí Nhàn, “Chân trời khơng
bao giờ cũ” [72], Phạm Thu Hương, “Hồ Dzếnh Niềm khắc khoải giữa hai bờ xứ
sở” (50), “Mặc cảm lưu lạc trong Chân trời cũ của Hồ Dzếnh” [53], Kiều Thanh
Quế, “Phê bình Chân trời cũ tập truyện ngắn của Hồ Dzếnh” [93]… Những bài viết
này tuy dung lượng chưa lớn nhưng đã đi sâu tìm hiểu, khám phá những giá trị về
nhiều mặt như đặc điểm thể loại, giọng điệu, thế giới nhân vật, và một số phương
diện về mặt hình thức khác. Tuy nhiên, hầu hết đều thể hiện những cảm nhận mang
tính chủ quan và trên cơ sở vận dụng lí thuyết truyền thống.
Đáng chú ý hơn là một số công trình nghiên cứu chuyên sâu, của các luận
văn của các tác giả như Phạm Thu Hương, Truyện ngắn trữ tình Việt Nam 19321945 (qua các tác giả Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh) [55], Lê Thanh Nga:
Đặc sắc văn xuôi Hồ Dzếnh qua tập truyện ngắn “Chân trời cũ”[77] Ngô Thị Hi,
Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Hồ Dzếnh [41], Phạm Thị Kim Trang, Thế giới nghệ
thuật tự truyện qua Sống nhờ (Mạnh Phú Tư), Những ngày thơ ấu (Nguyên
Hồng),Chân trời cũ (Hồ Dzếnh) [106].
Đây là những cơng trình nghiên cứu chính thức đi sâu tìm hiểu về tập truyện
ngắn Chân trời cũ của Hồ Dzếnh. Trong chuyên luận của mình Phạm Thu Hương


6
đã chỉ một số đặc sắc trong truyện ngắn trữ tình của Hồ Dzếnh qua tập Chân trời cũ
trên cơ sở so sánh với các sáng tác của hai tác giả cùng thời, “cùng màu sắc” là
Thạch Lam và Thanh Tịnh. Luận văn của Ngô Thi Hi cũng nêu lên một số đặc điểm
của văn xuôi Hồ Dzếnh qua tập Chân trời cũ. Tại đây, tác giả đã đi sâu vào một số
biểu hiện như: cảm thức con người, một số biểu hiện của lời văn nghệ thuật trong
tác phẩm. Với cấp độ là khóa luận tốt nghiệp, Lê Thanh Nga cũng đã đề cập tới một
số đặc sắc trong văn xuôi Hồ Dzếnh qua tập truyện như thời gian, không gian nghệ
thuật, thế giới nhân vật, giọng điệu… Luận văn này đã có những lí giải khá tỉ mỉ tập
Chân trời cũ từ cái nhìn tương đối tồn diện dưới góc nhìn của thi pháp học...
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu về tập truyện ngắn Chân trời cũ tuy

chưa nhiều nhưng đa dạng và có chiều sâu. Một số giá trị cốt lõi của tác phẩm đã
được nhắc tới và ghi nhận. Bên cạnh những bài viết xuất phát từ nền tảng của lý
thuyết phê bình truyền thống, chúng ta cũng đã thấy một số cơng trình được viết
theo quan điểm phê bình hiện đại, tiên tiến. Tuy nhiên chưa có bất kì một cơng
trình, một bài viết nào về tập Chân trời cũ được triển khai trên lý thuyết mà luận
văn này theo đuổi.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi khảo sát
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là: Mặc cảm ngoại biên trong tập
truyện ngắn Chân trời cũ của Dzếnh
3.2. Phạm vi tư liệu khảo sát
Phạm vi khảo sát của luận văn là tập truyện ngắn Chân trời cũ của Hồ Dzếnh
Ngồi ra chúng tơi cịn khảo sát một số tài liệu liên quan như: Quê ngoại,
Văn xuôi lãng mạn Việt Nam
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng lí thuyết trung tâm - ngoại biên để chỉ ra những đặc điểm cơ bản,
bản chất nhất trong văn xuôi Hồ Dzếnh qua tập Chân trời cũ.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.2.1. Tìm hiểu những vấn đề lý thuyết về trung tâm/ngoại biên làm tiền đề


7
cho việc nghiên cứu; lí giải những điều kiện hình thành mặc cảm ngoại biên trong
tập truyện ngắn Chân trời cũ.
4.2.2. Giải nghĩa được bản chất của mặc cảm ngoại biên trong văn xi Hồ
Dzếnh qua việc đọc, tìm hiểu Chân trời cũ.
4.2.3. Chỉ ra những đặc sắc nghệ thuật của Chân trời cũ trong việc thể hiện
mặc cảm ngoại biên.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để thực hiên đề tài này chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu
sau: Phương pháp hệ thống - cấu trúc, phương pháp loại hình, phương pháp so sánh,
phương pháp phân tích - tổng hợp…
6. Đóng góp của luận văn
Góp phần làm sáng tỏ một số phương diện của lý thuyết trung tâm/ngoại biên
- một vấn đề đang được quan tâm trong lý luận và phê bình hiện nay - trên tinh thần
nghiên cứu một hiện tượng văn học cụ thể.
Làm rõ hơn một phần đặc điểm của văn chương Hồ Dzếnh, đặc biệt là ở tập
Chân trời cũ.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
gồm 3 chương:
Chương1.

Cơ sở để nghiên cứu mặc cảm ngoại biên trong Chân trời cũ

Chương 2.

Mặc cảm ngoại biên trong Chân trời cũ nhìn từ ý thức thân phận
con người

Chương 3.

Mặc cảm ngoại biên và sự tìm tịi một hướng đi riêng trong
cách biểu hiện của Chân trời cũ


8
Chƣơng 1
CƠ SỞ NGHIÊN CỨU MẶC CẢM NGOẠI BIÊN

TRONG CHÂN TRỜI CŨ
1.1. Về khái niệm ngoại biên - trung tâm
1.1.1. Ngoại biên - trung tâm với tư cách là khái niệm của chính trị - văn hóa
Trên thế giới, trong mỗi giai đoạn lịch sử, chúng ta đều chứng kiến sự phát
triển văn minh không đồng đều nhau giữa các vùng miền, các dân tộc. Ở mỗi thời kì
nhất định lại mọc lên một số trung tâm văn minh, các trung tâm này là nơi hội tụ
những giá trị nổi trội về kinh tế, văn hóa, nó có khả năng chi phối ảnh hưởng các
vùng lân cận. Ngược lại ở những vùng lân cận là những vùng kém phát triển, bị ảnh
hưởng, bị thu hút vào trung tâm và là “vệ tinh” xoay xung quanh trung tâm người ta
gọi đó là ngoại biên (hay ngoại vi).
Thời Cổ đại có một một số trung tâm văn minh lớn như trung tâm Lưỡng Hà
ở Trung Đông, trung tâm Ai Cập ở Châu Phi, La Mã ở châu Âu, Trung Nguyên ở
Đông Á. Bước sang thời kì cận - hiện đại các trung tâm văn mình tập trung ở một số
nước lớn có nhiều thuộc địa như Anh, Pháp, Bồ Đào Nha… mà ngoại biên của nó là
các nước thuộc địa. Trong thời kì hiện đại cùng với các cuộc chiến tranh thế giới I
và II đã phân chia thế giới thành hai cực. Tình trạng phân chia này tuy kéo dài trong
thời gian khơng lâu nhưng nó cũng cho thấy sự xuất hiện các trung tâm chính trị văn
hóa chi phối tới sự phát triển của các dân tộc, các vùng miền khác nhau trên toàn
thế giới. Hiện nay, chúng ta đang đứng trước một xu hướng mới của lịch sử đó là xu
hướng tồn cầu hóa. Xu hướng này dần xóa tan ranh giới và mức độ văn minh của
các vùng miền và dân tộc khác nhau. Thế giới đang kêu gọi đưa các vùng được xem
là ngoại biên hội nhập vào q trình tồn cầu hóa, cùng phát triển xây dựng một thế
giới chỉ có một trung tâm - “thế giới phẳng”.
Sự tồn tại hiện tượng trung tâm và ngoại biên trong trong đời sống văn hóa,
chính trị xã hội là khá phổ biến. Hiện tượng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân,
quy luật khác nhau và dĩ nhiên cũng tác động rất lớn đến đến đời sống con người,
sự phát triển hay tồn vong, lạc hậu hay tiến bộ của nhân loại. Chính vì thế mà mà nó
đã trở thành đối tượng nghiên cứu trong các bộ môn khoa học xã hội.



9
Song việc sử dụng khái niệm không phải bao giờ cũng thống nhất, cùng đi
với nó là hàng loạt những cặp khái niệm khác như hạt nhân và ngoại vi, đơ thành và
thành phố vệ tinh, chính thống và phi chính thống, đơ thị và dân gian… Các cặp
khái niệm này nhiều lúc còn được sử dụng chồng lấn lên nhau. Tuy chưa đồng nhất
về, nhưng nhìn chung tất cả đều nhận thấy rằng giữa trung tâm và ngoại vi ln có
mối quan hệ khăng khít với nhau. Khơng thể có trung tâm nếu khơng có ngoại biên
và ngược lại. Phương thức tồn tại của một trung tâm cũng được phản ánh trong
phương thức tồn tại của ngoai biên. Từ đó các lý thuyết về nó được xác lập, và sử
dụng trong lý luận và phê bình văn học.
Đầu thế kỉ XX các nhà dân tộc học trong trường phái nhân học Đức - Áo đã
cho ra đời lý thuyết “vịng văn hóa” trong mối quan hệ trung tâm - ngoại vi. Theo
đó, văn hóa giống như một thức thể xuất phát từ một trung tâm gốc sau đó phát triển
ra khắp các vùng trên thế giới. Theo họ, trên thế giới chỉ có một số trung tâm nhất
định, sau đó các trung tâm này ảnh hưởng và lan rộng ra theo kiểu truyền bá từ
trung tâm đến ngoại vi chứ khơng thuộc vào sự sáng tạo mang tính bản chất phổ
quát của con người.
Nhà xã hội học người Mỹ Edward Shils (1910-19950) trong bài viết Trung
tâm và ngoại vi năm 1961 đã cho rằng mối quan hệ giữa trung tâm và ngoai vi là
mối quan hệ đồng thuận chứ khơng đối đầu. Theo Shiils thì mối quan hệ này liên
quan tới một số vấn đề về tín ngưỡng và tôn giáo, các khái niệm như “truyền
thống”, “lễ nghi”, “sự tơn kính”, “uy tín” là đặc trưng của trung tâm văn hóa.
Trung tâm là cái cần được ngưỡng vọng, tối thượng, uy linh còn ngoại biên là cái
cần phải tuân theo trung tâm. Đô thành là trung tâm của sức sống, sức sáng tạo,
tỉnh lẻ thường bị coi là thô lỗ, vụng về, khơng sáng tạo… vì thế sự phát triển của
văn hóa địi hỏi có sự cầu viện từ trung tâm. Từ đây Shils được coi như là người
đặt nền móng cho lý thuyết Truyền bá luận - một học thuyết của trường phái nhân
học sau này.
Nhà nghiên cứu văn hóa, văn học M.Bakhtin cũng đã có những phát hiện
mới, tìm ra một số quy luật bản chất của trung tâm, ngoại biên. Khi nói về khái

niệm ngoại biên (dịch từ tiếng Nga rpanitxa có nghĩa là ranh giới, biên giới, giáp


10
ranh, đường biên, sự tiếp giáp) ông cho rằng bản chất văn hóa nằm ở ngoại biên.
Theo ơng khơng nên coi văn hóa là một chỉnh thể khơng gian nào đó vừa có biên
giới vừa có nội địa. Lĩnh vực văn hóa khơng có nội địa vì tồn bộ văn hóa đều nằm
trên đường biên, các đường biên đan chéo chằng chịt nhau xuyên thấm vào mỗi yếu
tố của nó. Một nền văn hóa sống động là một nền văn hóa đa ngun ln giao tiếp,
đối thoại để phát triển vì vậy khơng có nội địa. Nó giao lưu tiếp xúc cộng sinh với
nhau ngay trên đường biên tạo nên sức sống của văn hóa. Theo M.Bakhtin, từ ngoại
biên đến trung tâm là một q trình mang tính biện chứng, chính ngoại biên làm nên
trung tâm, khơng có ngoại biên thì khơng có trung tâm. Ơng cho rằng mọi hệ thống
trong cuộc sống, ban đầu chỉ là ngoại biên. Xuất phát điểm của sự sống là những tổ
chức đơn bào về sau phát triển nên trung ương thần kinh. Tương tự như vậy trong
xã hội cũng thế, ban đầu chỉ là các bộ lạc đơn lẻ sau đó tập hợp thành cộng đồng lớn
lập nên các trung tâm. Ngoại biên là hạ tầng cơ sở, trung tâm là thượng tầng kiến
trúc. Mọi sự sống đều có chức năng duy trì hạ tầng cơ sở tức là ngoại biên. Sự trung
tâm hóa hay ngoại biên hóa là hai q trình song hành, đan xen, biện chứng với
nhau tạo nên sự mâu thuẫn và thống nhất thúc đẩy sự phát triển. Trung tâm có
nhiệm vụ điều hành ngoại biên. Tuy nhiên ngoại biên vẫn có sức sống riêng của nó,
có khi ngoại biên phủ nhận sự chi phối của trung tâm và phát triển theo chiều hướng
“li tâm” để thiết lập các trung tâm mới.
Như vậy, đến M.Bakhtin thì vấn đề trung tâm, ngoại biên được bàn tới một
cách khoa học hơn, chính xác đáng hơn, đã đụng chạm tới những quy luật vận động
trong đời sống văn hóa, văn học, đặc biệt là đã cắt nghĩa được một số khía cạnh có ý
nghĩa bản chất, then chốt của vấn đề. Đây được xem là những quan niệm mang tính
khai mở định hướng soi chiếu cho những nghiên cứu sau này.
Ngày nay, khi loài người đang đứng trước xu thế toàn cầu hóa, vấn đề lý
thuyết trung tâm, ngoại biên cũ có vẻ khơng cịn được đáp ứng nữa. Một số nhà

khoa học đang theo đuổi một thuyết mới, một cách nhìn mới- cách nhìn “thế giới
phẳng”. Với quan niệm này thì thế giới đang dần rút ngắn khoảng cách giữa các
vùng miền, cuộc cách mạng công nghệ thông tin đang làm cho nó khơng cịn lưỡng
cực hay đa cực nữa. Tuy nhiên trên thực tế, vẫn tồn tại một thế giới “không phẳng”,


11
một số bộ phận không nhỏ, ở những vùng miền khác nhau tình do trạng đói nghèo
và lạc hậu tạo nên sự phân bậc, không thể nào khỏa lấp được. Một lần nữa vấn đề
này được nhìn nhận theo những xu hướng mới tuy nhiên cũng có nhiều bất cập.
Theo xu thế này, thế giới ngày nay chỉ tồn tại mối quan hệ giữa một bên là trung
tâm toàn cầu hóa và một bên là thế giới ngoại biên đứng ngồi tồn cầu hóa. Khái
niệm trung tâm và ngoại biên, một lần nữa được soi chiếu ở những góc độ phức tạp,
đa diện hơn.
Như vậy, trung tâm và ngoại biên là những hiện tượng chính trị, văn hóa phổ
qt có tính quy luật của sự phát triển. Việc đưa vấn đề trở thành đối tượng nghiên
cứu trong các ngành khoa học xã hội khơng cịn xa lạ. Cho đến nay đã trở thành nền
tảng lý thuyết khoa học chính thức trong các nghiên cứu chuyên nghành. Sử dụng
khái niệm này trong nghiên cứu văn học cũng là dễ hiểu vì giữa các lĩnh vực này có
sự tương đồng và liên quan mật thiết với nhau. Có thể nói, tìm hiểu vấn đề trung
tâm, ngoại biên trong văn hóa xã hội là tiền đề, cơ sở có tính then chốt khi chúng ta
tìm hiểu trung tâm, ngoại biên trong văn học.
1.1.2. Ngoại biên - trung tâm với tư cách là khái niệm của nghiên cứu văn học
Với tư cách là là khái niệm trong văn học, ngoại biên và trung tâm trở thành
đối tượng nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng, mở ra nhiều kiến giải xác đáng và thú
vị trong lý luận phê bình hiện đại. Từ việc tìm hiểu lịch sử nghiên cứu lý thuyết,
cũng như xét từ đặc thù của văn học và mối quan hệ của nó với văn hóa xã hội,
chúng ta thấy nhiều vấn đề cần làm sáng tỏ.
Cũng như trong văn hóa, chính trị xã hội, thực tiễn của đời sống văn học
cũng đã chứng kiếnvấn đề trung tâm, ngoại biên như là một hiện tượng phổ quát.

Trên thế giới cũng như trong nền văn học mỗi dân tộc, luôn luôn tồn tại vấn đề phân
biệt giữa các luồng, các bộ phận, các xu thế văn học khác nhau. Sự phân biệt này
xuất phát từ những góc nhìn, những tiêu chí, và bình diện nhưng bản chất vẫn là
cách nhìn nhận về một một bộ phận, một hiện tượng văn học trong mối quan hệ
tương quan với bộ phận, hiện tượng khác. Điều này diễn ra hết sức phức tạp, liên
quan đến việc thẩm định, đánh giá, giải thích những vấn đề thuộc vào đời sống văn
học như: sự ra đời và tan rã của một thể loại, đánh giá giá trị một hiện tượng, căn


12
nguyên sự xuất hiện của một xu hướng, trào lưu… Từ đây mà hàng loạt các cặp
khái niệm được ra đời để gọi tên như: văn học chính thống - phi chính thống, văn
học chính thức - văn học bên lề, điển phạm - phi điển phạm, văn học và cận văn
học, chủ lưu - phụ lưu…
Như vậy không chỉ dừng lại là những cụm từ mang tính định danh, những
khái niệm này còn phản ánh các quy luật vận động mang tính bản chất trong đời
sống văn học, qua đó giúpcác nhà nghiên cứu có cách nhìn, cách đánh giá khoa học,
khách quan hơn về những hiện tượng, quy luật phát triển trong lịch sử của một nền
văn học, giúp chúng ta khai mở được nhiều vấn đề mới,có ý nghĩa quan trọng trong
đời sống văn học nói chung.
Chúng ta thử đưa vấn đề này vào lịch sử văn học học nước nhà để soi tỏ.
Trong thời kì văn học trung đại dưới nền tảng văn hóa phong kiến phương
Đông người ta phân biệt các bộ phận văn học theo trật tự các mối quan hệ như sau:
văn học bác học là chính thống văn học dân gian là phi chính thống. Các tác phẩm
văn học là sáng tác của nhà nho, vua quan, tăng lữ được lưu truyền bằng chữ viết
mới đáng được trân trọng, còn sáng tác của nhân dân lao động được truyền miệng là
bộ phận sáng tác ngồi lề khơng đáng lưu tâm. Bộ phận văn học bằng chữ Hán được
coi là chính thức xếp “chiếu trên” có vị trí trang trọng cịn những tác phẩm bằng
chữ Nôm bị xem là “nôm na mách qué” là “chầu rìa” hạ đẳng.
Bước sang thời hiện đại, từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 văn học tồn tại hai

bộ phận: văn học hợp pháp và bất hợp pháp. Bộ phận hợp pháp là những sáng tác
của các nhà văn tiểu tư sản, được chính quyền nhà nước đương thời thừa nhận, phát
hành công khai và tất nhiên là được coi là chính thống. Bộ phận văn học bất hợp
pháp là sản phẩm văn chương tuyên truyền của các nhà cách mạng bị cấm đoán,
hoạt động hạn chế phải chịu thân phận của kẻ bên lề. Từ sau năm 1945 cùng với sự
biến động của lịch sử xã hội, những “đứa con hoang vô thừa nhận” kia dần dần xác
lập vị thế của nó. Cùng với đường lối văn hóa, văn học mới của Đảng Cộng Sản,
ảnh hưởng của tư tưởng Mácxít trong sáng tác và phê bình, văn học cách mạng đã
sối ngơi và nó chiếm vị trí độc tơn trong suốt cả một thời kì dài.
Từ năm 1945 đến 1975, sau khi giành được độc lập nền văn nghệ nói chung


13
và văn học nói riêng ở Việt Nam đã phát triển theo một chiều hướng khác. Đó là
nền văn học phát triển dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản, chịu ảnh hưởng của tư
tưởng Mácxít hay cịn gọi là “Mácxít hóa văn học”. Tuy nhiên trên thực tế thời kì
này khơng phải chỉ tồn tại một nền văn học duy nhất, thống nhất, ở miền Nam dưới
chế độ Việt Nam Cộng hòa vẫn tồn tại một nền văn học riêng, độc lập với nền văn
học cách mạng. Chúng ta ít biết đến bộ phận văn học này và vẫn xem đây là “văn
chương phản động” và dĩ nhiên được xem là phi chính thống, là ngoại biên. Đặc
biệt ở miền Bắc từ năm 1955 đến 1958 xuất hiện một phong trào văn học được cho
là có xu hướng chính trị đòi thi hành tự do của một số nghệ sĩ và trí thức đó là
phong trào Nhân văn giai phẩm. Phong trào văn học này bị khép vào ý đồ chính trị
và lập tức bị đàn áp. Suốt từ đó cho đến nay nó bị quan niệm văn học Mác xít “đẩy”
“ra rìa” và ơm thân phận của “một kẻ ngoại biên”.
Sau năm 1975, đặc biệt là sau thời kì đổi mới văn học từ 1986 nền văn học
Việt Nam phát triển khá phức tạp. Cùng với xu thế được coi là chính thống của nền
văn học cách mạng., xuất hiện rất nhiều bộ phận văn học khác như các sáng tác của
các tác giả hải ngoại, một số nhóm sáng tác nhỏ lẻ hình thành, xác lập những tuyên
ngôn riêng. Và ngay trong nền văn học cách mạng cũng có sự phân hóa sâu sắc. Đã

có những quan điểm mới, những tiếng nói mới xuất hiện trên nhiều phương diện, từ
vai trò nhiệm vụ của văn học, quan niệm thẩm mĩ, cách thức phản ánh đời sống, từ
sáng tác đến lý luận phê bình… Sự phân hóa càng ngày càng rõ rệt đang đưa nền
văn học cách mạng chuyển hóa, tự chuyển hóa thành một nên văn học có diện mạo
phức tạp. Rất có thể trong tương lai gần chúng ta sẽ chấp nhận một nền văn học mới
đa sắc diện hơn. Sự phân rã hay dịch chuyển của một số bộ phận văn học nó cũng
đã phản ánh được bản chất vận động của những cái được xem là trung tâm hay
ngoại biên trong văn học.
Xét từ nền văn học dân tộc chúng ta thấy: diễn tiến của lịch sử văn học là hết
sức da dạng và phức tạp, thẩm định và đánh giá một bộ phận, một hiện tượng văn
học không đơn giản. Việc sắp xếp, phân biệt, đối xử với một bộ phận văn học nào
đó có nên chăng chỉ dừng lại ở quan điểm chính trị hay cần phải nhìn nhận từ bản
chất văn chương? Giải thích thế nào về sự xuất hiện và giá trị của một hiện tượng?


14
Các bộ phận được coi là trung tâm hay ngoại biên liệu có bất biến… Điều này địi
hỏi một nền tảng lý thuyết mới, và đây chính là là căn nguyên của sự ra đời của lý
thuyết trung tâm, ngoại biên - một đối tượng nghiên cứu lý luận, phê bình hiện đại
có tính khả dụng và cấp tiến.
Từ đầu thế kỉ XX vấn đề trung tâm và ngoại biên chính thức trở thành những
khái niệm lý thuyết trong các nghiên cứu của trường phái Hình hình thức Nga, của
phê bình mới Anh - Mỹ và của thuyết đa hệ do nhà phê bình người Israel Itamar
Even-Zohar khởi xướng.
Với lập trường đề cao tính văn chương và các phương diện cấu trúc hình
thức của tác phẩm, nhiêm vụ của phê bình là phải đi tìm tính văn chương của tác
phẩm, các nhà hình thức Nga cũng đã đưa vấn đề trung tâm và ngoại vi, điển phạm phi điển phạm, truyền thống - phi truyền thống khi tìm nghiên cứu lịch sử văn học.
Theo cách nhìn này khi nhấn mạnh vào tính quy luật của sự phát triển văn chương,
vào cấu trúc của một thể loại nào đó, các nhà nghiên cứu thường đưa ra và xác định
các tác phẩm điển phạm và phi điển phạm, truyền thống và ngoại biên, thiểu số và

thứ cấp… Các tác phẩm có hình thức cấu trúc theo chuẩn mực nào đó thì được xem
là điển phạm, là mẫu mực. Ngược lại các tác phẩm lệch chuẩn, lạc nhịp, phá cách
thì cho là phi điển phạm, là ngoại biên. Cũng theo các nhà hình thức Nga, vấn đề
điển phạm hay phi điển phạm, truyền thống hay ngoại biên chỉ có ý nghĩa phân loại
để khảo sát các quy luật vận động của văn học chứ khơng xem nó là bảng giá trị của
văn chương. Từ những tiêu chí và cách nhìn cấu trúc đó, họ đã đề xuất tiến hành
khảo sát hàng loạt các bình diện như trật tự văn học, điển phạm và phi điển phạm,
văn học chủ âm, văn học cao cấp, văn học cấp thấp, nguồn gốc của các hiện tượng
văn chương. Từ đây họ đã giải quyết được nhiều vấn đề về sự phát triển của văn
học. Theo họ sự phát triển của văn học dựa theo sự tương tác và dịch chuyển các
yếu tố có vai trị như là các chức năng cấu trúc trong mỗi tác phẩm cũng như trong
toàn bộ hệ thống. Thể loại được xem là cốt lõi trong tiến trình phát triển của văn
chương. Sự tan rã của một thể loại nào đó là sự dịch chuyển từ trung tâm ra ngoại
biên và ngược lại những cái thứ yếu lại tiến vào trung tâm thay thế cái được coi là
trung tâm trước đó.


15
Từ những nghiên cứu của các nhà Hình thức Nga, đặc biệt là những đề xuất
trong việc sắp xếp trật tự văn học, trong hệ thống chức năng của cấu trúc, nhà
nghiên cứu người Israel Even Zohan và các cộng sự đã lập ra thuyết Đa hệ. Ở đây
một lần nữa vấn đề trung tâm và ngoại biên được “đưa lên bàn nghị sự”. Thuyết Đa
hệ đi tìm sự tương tác giữa các hệ thống tầng bậc của văn học và cho rằng chính sự
tương tác giữa các hệ thống này tạo nên tiến trình vận động của lịch sử văn học.
Tương đồng với quan điểm của các nhà Hình thức Nga, thuyết Đa hệ cho rằng văn
học luôn tồn tại trong một hệ thống đa hệ. Khối đa hệ đó ln ln có sự dịch
chuyển giữa vùng trung tâm và vùng ngoại biên và thường tuân theo quy luật sau:
“các hiện tượng ở trung tâm hướng dần ra khu vực ngoại biên và ở lại đó khi các
hiện tượng mới trỗi dậy ở trung tâm- và đôi khi khu vực ngoại biên cũng diễn ra các
hiện tượng này” (Even Zohar). Khác với các nhà hình thức Nga, Eve Zohar lại cho

rằng văn chương điển phạm luôn tạo ra cái mới ln làm mới mình thì văn chương
phi điển phạm vẫn tiếp tục tồn tại với những mẫu hình ước lệ tạo ấn tương sáo mịn.
Nói tóm lai trong cách nhìn của Even Zohar, văn học trong bản chất ln tồn tại
như một hệ thống được phân tầng. Một khối đa hệ mà ở đó ln có sự phân bậc
“cao” hoặc “điển phạm hóa” chiếm ưu quyền và vị trí trung tâm hơn so với hệ thống
“thấp” hoặc “phi điển phạm hóa”. Sự đối lập giữa các mơ hình chủ yếu và thứ yếu
tạo nên nguyên lý vận hành cho hệ thống văn học.
Như vậy, ứng dụng lý thuyết trung tâm, ngoại biên của các nhà Hình thức
Nga và thuyết Đa hệ của Even Zơhar đã có nhiều đóng góp đáng kể, mở ra hướng đi
mới cho nghành nghiên cứu văn hoc nói chung. Trước hết, từ đây chúng ta “hình
dung cái khung tồn tại của hầu hết các nền văn hóa, văn học. Hơn nữa nó cùng với
các nhà Hình thức Nga hậu kì trong việc vượt lên các quan điểm phi lịch sử về văn
học mở ra cơ hội nghiên cứu văn học trong sự tương tác với các lực lương xã hội kinh tế” [63; 3].
Theo Lê Nguyên Long, bên cạnh những đóng góp rất lớn của chủ nghĩa hình
thức Nga lẫn thuyết đa hệ khi nghiên cứu lý thuyết trung tâm và ngoại biên cả hai
trường phái này vẫn còn những hạn chế nhất định. Thứ nhất, quan niệm về vai trị vị
trí của cái được coi là điển phạm và văn học điển phạm trong khối đa hệ là chưa


16
thuyết phục. Ví dụ văn học dân gian ln cung cấp những điển phạm và từ đó các
điển phạm được tái sinh, trưng dụng, tiếp biến và sáng tạo nên cái mới song không
phải lúc nào văn học dân gian cũng nằm ở vị trí trung tâm như Even Zohar nghĩ.
Thứ hai cả hai trường phái này đều dường như xem nhẹ và có cách nhìn khá sơ lược
về sự tương tác giữa văn học với với văn hóa xã hội. Trong nỗ lực đi tìm cấu trúc
nội tại, quy luật nội tại của văn học các nhà nghiên cứu này thường xem văn học
như một hệ thống tự trị cũng từ đó mà bỏ qua rất nhiều những tác nhân khác của đời
sống xã hội.
Xuất hiện cùng thời với thuyết Đa hệ, từ một hướng tiếp cận khác vấn đề
trung tâm, ngoại biên cũng được hai nhà phê người Pháp Giles Deleuze và Félix

Guattari bàn đến khi nghiên cứu về hiện tượng Kaffka trong cuốn Kafka hướng tới
một nền văn học thiểu số. Khi nghiên cứu về Kafka những người theo trường phái
Hậu cấu trúc luận này đã bàn về những vấn đề về ngôn ngôn ngữ, thân phận chủ
thể, về mặc cảm của kẻ bên lề… Kafka như một tiếng nói đại diện cho cộng đồng
Do Thái trong bối cảnh nền văn học Ba Lan, Tiệp Khắc, văn học châu Âu lúc bấy
giờ. Hiện tượng Kafka là tiêu biểu cho tiếng nói của thân phận ngoại biên, cái
“thiểu số” lên tiếng khẳng định mình và tấn cơng vào cái được coi là “đa số” là
trung tâm. Ở đây một số thuật ngữ được sử dụng như “văn học thiểu số”,”văn học
số đông”, “ngôn ngữ thiểu số”, “ngôn ngữ số đơng”, “ngơn ngữ giải lãnh thổ hóa”.
Họ cho rằng việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Đức trong sáng tác của Kafka là cách sử
dụng diễn ngôn của cái quan hệ trung tâm/ngoại vi đầy tính tơn ti bá quyền để tấn
công vào cái quan hệ trung tâm/ ngoại vi đầy tính tơn ti bá quyền trước đó. Nói
chung Deleuze và Guattari đã có những cách nhìn thấu đạt hơn khi nghiên cứu về
vấn đề trung tâm/ngoại biên thông qua trường hợp cụ thể. Từ những nghiên cứu
này, lý thuyết trung tâm, ngoại biên được phơi mở nhiều chiều. Vấn đề diễn ngôn
trung tâm/ngoại biên được nhắc đến như là những biểu hiện sinh động của lý thuyết.
Hơn nữa hai nhà nghiên cứu này đã đưa vấn đề trung tâm, ngoại vi vào trong góc
nhìn mới liên quan đến chính trị xã hội, bối cảnh văn hóa, cái mà các nhà cấu trúc
luận Nga và thuyết đa hệ chưa có được.
Như vậy nghiên cứu vấn đề trung tâm- ngoại biên trong văn học không thể


17
chỉ thu hẹp trong phạm vi tự thân nó mà cần được soi chiếu trong phạm vi rộng hơn
đó là bối cảnh văn hóa xã hội. Văn học là một phần của văn hóa, khơng có văn
chương thuần khiết khơng chịu những ảnh hưởng của những thiết chế chính trị văn
hóa. Trung tâm hay ngoại biên suy đến cùng cũng là phản ánh tính quan niệm, phản
ánh cách đánh giá của con người trước một hiện tượng trong cuộc sống nói chung
và trong văn học nói riêng. Nhiệm vụ của phê bình khi nghiên cứu vấn đề này
khơng chỉ ở việc tìm ra, phân biệt biệt được cái được coi là trung tâm hay ngoại

biên mà còn ở việc lý giải được căn nguyên cũng như bản chất sâu xa của vấn đề, từ
đó tìm ra những bản chất, những giá trị đích thực trước một hiện tượng văn học.
1.1.3. Vấn đề vận dụng lí thuyết ngoại biên - trung tâm trong nghiên cứu
văn học ở Việt Nam
Ở Việt Nam việc nghiên cứu và ứng dụng lý thuyết ngoại biên - trung tâm
chưa nhiều, có thể nói là đang mới. Các nghiên cứu chủ yếu chỉ dừng lại ở quy mơ
của những bài viết, những tiểu luận, chưa có một cơng trình khoa học nào lớn. Điều
này tạo nên những mặt thuận lợi và bất lợi khi chúng tôi thực hiện luận văn này.
Thuận lợi là vấn đề đang còn mới ít có khả năng trùng lặp và mang tính thời sự. Cái
bất lợi đó là khó khăn về vấn đề tài liệu tham khảo và việc triển khai đường hướng
nghiên cứu.
Qua thu thập tìm hiểu về tình hình vận dụng lý thuyết trong văn học Việt
Nam, chúng tôi phân tành thành hai nhóm: một nhóm thiên về lý thuyết, và một
nhóm ứng dụng lý thuyết.
Ở nhóm thiên về lý thuyết có thể kể đến một số tên tuổi gắn liền với các bài
viết tiêu biểu như: Lê Huy Bắc với Trung tâm - ngoại biên: vua thất thế sãi làm
vua, Lại Nguyên Ân với Từ trung tâm ra ngoại biên và Trở lại vấn đề trung tâm
ngoại biên, Nguyễn Văn Dân với Văn học nhìn từ lý thuyết trung tâm - ngoại vi, và
Văn học trung tâm và ngoại vi nhìn từ góc độ văn hóa, Lê Ngun Long với Trung
tâm - Ngoại vi: từ hệ hình cấu trúc luận đến hệ hình hậu cấu trúc luận, Lại Nguyên
Ân với Trở lại vấn đề trung tâm - ngoại vi…
Nhìn chung, việc nghiên cứu lý thuyết chưa nhiều, nhưng từ những bài viết
này, một lí thuyết ít nhiều mang tính hệ thống đã được xác lập trong đời sống


18
nghiên cứu, phê bình văn học nước nhà. Các nhà nghiên cứu đã cố gắng làm rõ hơn
các thuật ngữ, khái niệm và những phạm trù cơ bản. Tuy nhiên, bởi là một lí thuyết
mới, và bởi sự tiếp nhận từ những góc khác nhau nên khó tránh khỏi hiện tượng
chưa thống nhất trong quan niệm.

Lê Huy Bắc trong bài viết Trung tâm - ngoại biên: Vua thất thế sãi làm vua
[14] nêu lên một số vấn đề về quy luật vận động của trung tâm và ngoại biên. Một
số thuật ngữ như “hỗn độn”, “trật tự” được tác giả được sử dụng để miêu tả trạng
thái vận động của hiện tượng này. Từ vua và sãi là cách nói ẩn dụ để chỉ cái trung
tâm đầy quyền lực và cái ngoại biên thấp hèn. Theo ông quy luật vận động của
trung tâm và ngoại biên trong văn học là quá trình chuyển từ “hỗn độn” sang “trật
tự”. “Hỗn độn” là cái có trước là biểu hiện trạng thái bản chất của tự nhiên cịn “trật
tự” là cái có sau được xác lập bởi bản chất xã hội. Nhưng cái “trật tự” chỉ được xác
lập tạm thời, cái “hỗn độn” luôn can thiệp tấn công vào trật tự để tạo nên những trật
tự mới. Mối quan hệ giữa vua và sãi là mối quan hệ trật tự giữa cái trung tâm đầy
quyền uy và cái ngoại biên thấp hèn nhỏ bé. Tuy nhiên trật tự này luôn tiềm ẩn sự
bất ổn bởi cái hỗn độn. Cái ranh giới mong manh ấy sẽ được thay đổi theo tinh thần
của câu ca dao: “Con vua thì lại làm vua. Con sãi ở chùa lại quét lá đa. Bao giờ dân
nổi can qua, con vua thất thế lại ra quét chùa”. Sự dịch chuyển giữa cái trung tâm ra
ngoại biên và ngược lại là bản chất của văn học. Đây không phải là phát hiện mới
của Lê Huy Bắc. Điểm quan trọng trong bài viết này là ông đã chỉ ra sự cần thiết
khi phải tìm ra tác nhân dẫn đến quá trình biến đổi để có đánh giá chính xác hơn về
giá trị tích cực hay chưa tích cực trong tiến trình phát triển của văn học. Và quan
trong hơn đã soi tỏ vấn đề này trong tiến trình lịch sử văn học một cách sâu sắc và
dễ hiểu.
Bài viết của Lê Nguyên Long, “Trung tâm - Ngoại vi: từ hệ hình cấu trúc
luận đến hệ hình hậu cấu trúc luận” [68] lại đi sâu nghiên cứu lý thuyết trung tâm ngoại biên của các nhà cấu trúc luận và hậu cấu trúc luận. Ở đây Lê Nguyên Long
đã phân tích khá kĩ lí thuyết từ đó có các nhận xét đánh giá cũng như đưa ra những
quan điểm riêng của mình. Ngồi việc tường minh lý thuyết tác giả cịn có những
lập luận mới. Theo ông lý thuyết trung tâm - ngoại biên của các nhà cấu trúc còn


19
hạn chế ở việc đánh giá vai trò của trung tâm và ngoại biên nhiều lúc chưa xác
đáng, hơn nữa họ tập trung vào bản chất nội tại của văn học mà xem nhẹ những tác

động từ bên ngoài của đời sống xã hội. Văn học bao giờ cũng bị ảnh hưởng nặng nề
của các thiết chế xã hội, không có mơi trường thuần khiết văn học, khơng có sự tiếp
nhận nào là “trung tính” “trong suốt” “phi chính trị”. Vị thế, vai trò, tầm quan trọng
của văn bản, một tác giả, một hiện tượng được xác định bởi ảnh hưởng của rất nhiều
yếu tố về thiết chế hay quyền lực chính trị. Từ quan điểm đó tác giả đã đi đến đề
xuất một hướng tiếp cận mới lý thuyết. Vấn đề trung tâm - ngoại biên cần phải được
đặt trong hệ quy chiếu rộng hơn của văn hóa học. Theo đó trung tâm- ngoại biên
thực chất là vấn đề của mối quan hệ giữa tri thức và quyền lực, giữa chủ thể với các
thiết chế văn hóa và các mơ thức quyền năng. Có thể nói những đề xuất của Lê
Nguyên Long - theo chúng tôi - đã mở ra một cách tiếp cận rất xác đáng cho các
nhà nghiên cứu khi giải quyết vấn đề trung tâm - ngoại biên. Đây cũng là quan điểm
soi tỏ đường hướng cho chúng tôi thực hiện luận văn này.
Cũng quan tâm về vấn đề trung tâm - ngoại biên, nhà nghiên cứu văn hóa,
văn học Chăm Irasara có rất nhiều những bài viết về cả lĩnh vực văn hóa lẫn văn
học. Đây là một nhà nghiên cứu văn hóa, văn học ở Việt Nam có những quan tâm
đặc biệt về vấn đề này. Bản thân ông là người dân tộc Chăm - một một dân tộc có
nền văn hóa đang được xem là ngoại biên trong văn hóa, văn học Việt Nam đương
đại - có lẽ cũng chính vì thế mà vấn đề này được ơng quan tâm khá riết róng. Hàng
loạt bài viết của Inrasara nhằm chứng minh, khẳng định giá trị của một số thành tựu
trong văn hóa văn học lâu nay bị xem là ngoại biên và cố gắng đánh đổ những thành
kiến khi đánh giá, thẩm định các hiện tượng văn học nước nhà. Hoạt động của
Inrasara thường tập trung kiến giải sự ảnh hưởng của những thiết chế chính trị trong
việc “đối xử” với những hiện tượng văn học cụ thể.
Thực chất - theo chúng tôi - về phương diện lý thuyết, Inrasara khơng có
nhiều phát hiện mới mẻ để làm sâu sắc hơn về vấn đề nhận thức lý luận. Cái đáng
ghi nhận ở ông là nỗ lực trong việc truyền bá lý thuyết, ứng dụng lý thuyết trong
việc khảo cứu một số hiện tượng văn học nước nhà nói chung và văn học dân tộc
Chăm nói riêng. Nhiều năm trở lại đây nhà nghiên cứu này đang nỗ lực đấu tranh



20
góp phần làm cơng bằng hơn, khách quan hơn trong việc đánh giá văn hóa văn học
trong nước và khu vực Đông Nam Á. Hiện tượng Inrasara về cả phương diện
nghiên cứu lẫn sáng tác, cũng có thể được xem là hiện tượng ngoại biên điển hình
trong văn học Việt Nam đương đại.
Ở nhóm thiên về ứng dụng lý thuyết người đầu tiên cần phải kể đến có lẽ là
Trần Đình Sử với bài viết Ngoại biên hóa trong tiến trình văn học Việt Nam đương
đại [102] Từ việc tiếp tục tường minh hóa khái niệm trung tâm - ngoại biên tác giả
đưa ra những quan niệm riêng của mình về vấn đề này. Cũng giống như quan điểm
của M.Bakhtin, Trần Đình Sử cho rằng bản chất của văn hóa nằm ở ngoại biên. Theo
ông: “Sáng tác văn học là một cuộc ngoại biên hóa”, “ngoại biên hóa chủ yếu là
phương thức tồn tại thông thường của văn học”, “đọc văn cũng là một q trình ngoại
biên hóa”… Dưới nền tảng lý luận này, qua việc khảo sát quá trình ngoại biên hóa
của văn học Việt Nam trong thời kì đổi mới, Trần Đình Sử cho rằng sáng tác và phê
bình văn học đã có xu hướng ngoại biên hóa từ những năm 70-80 của thế kỉ trước. Xu
hướng này xuất phát từ những yêu cầu bức thiết từ đời sống xã hội và văn học, và là
xu thế hoàn tồn tự nhiên, cần có và tích cực. Ngoại biên hóa dẫn tới tạp giao, đối
thoại, đa nguyên và là động lực thúc đẩy sự phát triển củavăn học nói chung và văn
học Việt Nam nói riêng. Bài viết có dung lượng vừa phải nhưng có thể coi là những
bước khai phá và có tính định hướng rõ rệt.Theo Trần Đình Sử, ngoại biên, ngoại
biên hóa là một hiện tượng hết sức bình thường và có ý nghĩa tiến bộ.
Văn học Việt Nam từ thời kì đổi mới đã chứng kiến những cuộc “mở biên”
và “vượt biên”, đánh dấu những bước phát triển mới. Đầu thế kỉ XXI xu thế ngoại
biên hóa càng ngày càng rõ nét trong những sáng tác của các tác giả trẻ thế hệ “8X”,
“9X”. Lý luận phê bình vì thế cũng quan tâm nhiều tới vấn đề này. Một số tác giả,
hoc giả đã bắt đầu sử dụng lý thuyết trong các công việc phê bình văn học. Vấn đề
trung tâm - ngoại biên khơng cịn là lý thuyết xa lạ nữa, nó đã được ứng dụng trong
nghiên cứu, phê bình trên cấp độ tác giả, tác phẩm. Chúng ta có thể bắt gặp rất
nhiều những bài viết có quy mơ và có đầu tư như: Vũ Anh Tuấn, “Về một bộ phận
văn học ngoại biên thời kì trung đại nhìn từ góc độ văn học dân gian” [105].

Nguyễn Văn Hùng “Khuynh hướng “ngoại biên hóa” trong tiểu thuyết lịch sử Việt


21
Nam sau 1986 (Trường hợp Bùi Anh Tấn)” [49], Phan Tuấn Anh,“Đặc trưng ngoại
biên hóa trong văn học Hậu hiện đại - nhìn từ trường hợp Đặng Thân [3], Nguyễn
Đức Tâm An, “Sự chốn ngơi của văn học ngoại biên và một số biểu hiện trong
3.3.3.9 (Những mảnh hồn trần) của Đặng Thân” [2]. Điều chúng ta dễ dàng nhìn
thấy trong các bài viết này đó là họ khơng cịn nặng về kiến giải những khái niệm lý
thuyết, mà vận dụng, khai thác lý thuyết trong phê bình trước những đối tượng cụ
thể trong đời sống văn học. Tác giả của các bài viết này đã đi sâu khám phá khảo
cứu và có những đánh giá về những biểu hiện, những giá trị mà “hiệu ứng ngoại
biên” mang lại trong sáng tác của mỗi tác giả, tác phẩm cụ thể. Một điểm chung nữa
đó là tất thảy đều cổ vũ cho tinh thần “ngoại biên hóa” trong văn học Việt Nam
trong thời kì hiện đạị và hậu hiên đạị. Cũng qua đây người đọc có thể bổ sung nhận
thức về lịch sử văn học nước nhà đặc biệt là văn học đương đại. Gần đây đã bắt đầu
nổi lên phong trào nghiên cứu về văn học ngoại biên, đâu đó cũng có những tai nạn
nghề nghiệp đáng tiếc xảy ra khi đưa những vấn đề “ngoại biên nhạy cảm” vào
nghiên cứu trong các “cơng trình chính thống” nhưng thiết nghĩ: cái gì mới nó cũng
khơng dễ dàng chấp nhận.
Như chúng tơi đã nói trên một bài viết rất gần với tinh thần của luận văn này
đó là “Franz Kafka: Nỗi lo âu mang tên ngoại biên” của Lê Thanh Nga [ 80] Trong
bài viết này tác giả sử dụng thuyết trung tâm - ngoại biên để nghiên cứu về một tác
giả cụ thể. Lê Thanh Nga cho rằng chính mặc cảm về thân phận một kẻ bên lề trong
con người Kafka hình thành nên tâm thế sáng tạo làm nên giá trị trong sáng tác của
ông. “Khác biệt lớn nhất có tính chất quyết định đối với những thành cơng của
Kafka chính là thân phận bên lề - yếu tố tạo nên mặc cảm bệnh hoạn để ơng có thể
trở thành thiên tài với những cảm nhận của mình về con người và thế giới, nó hối
thúc ơng phải thay đổi cách viết. Có thể nhìn thấy phía sau những nỗ lực của Kafka
một thái độ tự ti vượt ngưỡng - một thứ tự ti có thể biến thành những xung năng

mãnh liệt khiến người ta vượt lên trước - một sự vượt trội xuất phát từ ý đồ trốn
chạy khỏi trung tâm để xác lập một trung tâm mới” [76; 1]. Bài viết đi sâu phân tích
một số hiệu ứng ngoại biên qua những biểu hiện trên phương diện hình thức cụ thể
như giọng điệu, thế giới biểu tượng, ý thức về thân phận con người… Và từ đây


×