Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Quá trình hình thành, phát triển của một số doanh nghiệp tư nhân vận tải đường bộ ở tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.23 MB, 160 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN HỒNG CHƯƠNG

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN
CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VẬN TẢI
ĐƯỜNG BỘ Ở TỈNH QUẢNG BÌNH
Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Mã số: 602.203.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
Cán bộ hướng dẫn khoa học
PGS.TS NGUYỄN QUANG HỒNG

NGHỆ AN, 2017


i
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn mọi sự quan tâm giúp đỡ tận tình của
q thầy cơ ở Khoa đào tạo Sau đại học, Khoa Lịch sử trường Đại học Vinh đối
với tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài Luận văn.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS Nguyễn Quang
Hồng, người trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ, động viên, khích lệ tơi vượt qua khó
khăn, trở ngại để hồn thành chương trình đào tạo cũng như thực hiện đề tài
Luận văn tốt nghiệp Cao học Thạc sĩ.
Nhân dịp này tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn tới Huyện ủy, HĐND,
UBND, UBMTTQ huyện Lệ Thủy, Ban giám đốc Sở Giao thơng - Vận tải, Sở
Tài chính, Sở Cơng thương, Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình, Thư viện tỉnh Quảng


Bình... Liên minh HTX tỉnh Quảng Bình, cùng các tập thể, cá nhân khác đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi để tôi tiếp cận được nguồn tư liệu, thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn mọi sự quan tâm, giúp đỡ, động viên cả
về vật chất lẫn tinh thần của người thân, gia đình, bạn bè để tơi hồn thành
chương trình học cũng như thực hiện Luận văn.
Mặc dầu đã có nhiều cố gắng trong quá trình thu thập, xử lý tư liệu, thực
hiện đề tài, song do nhiều nguyên nhân, nhất là hạn chế về năng lực của bản thân
nên Luận văn chắc hẳn cịn nhiều thiếu sót, hạn chế cả về nội dung lẫn hình
thức. Tác giả kính mong q thầy cơ và bạn đọc lượng thứ, góp ý chân thành để
tác giả hoàn thiện. Xin trân trọng cảm ơn.
Nghệ An, ngày.... tháng..... năm 2017
Tác giả

Nguyễn Hồng Chương


ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả những số liệu, nội dung trong Luận văn này là
do bản thân tác giả sưu tầm, xử lý và thực hiện, chưa hề được cơng bố ở bất cứ
một cơng trình nghiên cứu nào khác.
Nếu có gì sai sót tơi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật
Tác giả
Nguyễn Hồng Chương


iii
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. vi
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 5
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu .................................................. 6
5. Đóng góp của Luận văn ................................................................................ 7
6. Cấu trúc của Luận văn .................................................................................. 9
Chương 1: QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP MỘT SỐ DOANH NGHIỆP VẬN
TẢI TƯ NHÂN ĐƯỜNG BỘ Ở TỈNH QUẢNG BÌNH ................................ 10
1.1.Những nhân tố ảnh hưởng tới quá trình thành lập một số doanh nghiệp
vận tải tư nhân đường bộ ở Quảng Bình ........................................................ 10
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 10
1.1.2. Tiềm năng và nguồn lực để phát triển .................................................. 13
1.1.3. Điều kiện xã hội .................................................................................. 16
1.2. Quá trình thành lập một số doanh nghiệp vận tải tư nhân đường bộ ở
thành phố Đồng Hới và các huyện trên địa bàn tỉnh. ..................................... 28
1.2.1. Quá trình thành lập một số doanh nghiệp vận tải tư nhân đường bộ ở thị
xã - thành phố Đồng Hới ................................................................................. 28
1.2.2. Quá trình thành lập một số doanh nghiệp vận tải tư nhân đường bộ ở
các huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ......................................................... 31
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................... 33
Chương 2: QUY MÔ, TỔ CHỨC, ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG, LĨNH VỰC
KINH DOANH CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP VẬN TẢI TƯ NHÂN
ĐƯỜNG BỘ Ở TỈNH QUẢNG BÌNH........................................................... 34


iv
2.1. Quy mô, tổ chức của một số doanh nghiệp vận tải tư nhân đường bộ ở
Quảng Bình ..................................................................................................... 34

2.1.1. Tên gọi: ................................................................................................. 34
2.1.2. Quy mô, số vốn đầu tư .......................................................................... 36
2.1.3. Bộ máy tổ chức hành chính, quản lý điều hành các công ty, doanh
nghiệp .............................................................................................................. 38
2.2. Lĩnh vực kinh doanh ............................................................................... 43
2.2.1. Kinh doanh vận tải hàng hóa ................................................................ 43
2.2.2. Kinh doanh vận tải hành khách............................................................. 47
2.3. Địa bàn hoạt động của các Công ty, HTX, Doanh nghiệp vận tải tư nhân
đường bộ ......................................................................................................... 57
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................... 61
Chương 3: ĐĨNG GĨP CỦA CÁC CƠNG TY, HỢP TÁC XÃ, DOANH
NGHIỆP VẬN TẢI TƯ NHÂN ĐƯỜNG BỘ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH QUẢNG BÌNH ......................................... 62
3.1. Đối với sự phát triển của kinh tế địa phương .......................................... 62
3.2. Đóng góp của các công ty, doanh nghiệp, HTX vận tải tư nhân đường bộ
đối với nguồn thu ngân sách của tỉnh ............................................................. 69
3.3. Các Công ty, Doanh nghiệp, HTX vận tải tư nhân góp phần giải quyết
cơng ăn việc làm cho người lao động ............................................................. 72
3.4. Đóng góp của các cơng ty, doanh nghiệp, HTX vận tải tư nhân đối với
việc phát triển ngành Du lịch - Dịch vụ .......................................................... 77
3.5. Đóng góp trên một số lĩnh vực khác ....................................................... 80
3.6. Một số tồn tại, hạn chế ............................................................................. 83
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................... 87
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 93


v
DANH MỤC BẢNG


Bảng thống kê tốc độ tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Quảng Bình từ năm 1996 đến
năm 2015 ......................................................................................................... 20
Bảng thống kê một số doanh nghiệp vận tải tư nhân được thành lập trên địa
bàn thị xã - thành phố Đồng Hới từ năm 2010 đến năm 2016 ..................... 119
Bảng thống kê việc thành lập một số công ty vận tải tư nhân đường bộ ở tỉnh
Quảng Bình từ năm 2010 đến năm 2016 ...................................................... 135


vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTTNHH

Công ty trách nhiệm hữu hạn

CTCPKD

Công ty cổ phần Kinh doanh

CTCPTM- DV

Công ty cổ phần Thương mại – Dịch vụ

CTTNHHVT- DL

Công ty trách nhiệm hữu hạn Vận tải – Du lịch

CTCPTM- DL

Công ty cổ phần Thương mại – Du lịch


CTTNHHSX- TM

Công ty trách nhiệm hữu hạn Sản xuất – Thương mại

CTCPSXVLXD

Công ty cổ phần sản xuất vật liệu xây dựng

CTCPDVTM- DL

Công ty cổ phần dịch vụ -Thương mại – Du lịch

CTTNHH XDTH

Công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng tổng hợp

CNH – HĐH

Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa

DNDV VT

Doanh nghiệp dịch vụ vận tải

DNTNTM&DVVT

Doanh nghiệp tư nhân thương mại và dịch vụ vận tải

DNTNTM&VT


Doanh nghiệp tư nhân thương mại và vận tải

HTX

Hợp tác xã

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTXCK &VT

Hợp tác xã Cơ khí – Vận tải

HĐQT

Hội đồng quản trị

HĐBT

Hội đồng bộ trưởng

UBND

Ủy ban nhân dân

VTHK

Vận tải hành khách



1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
- Năm 2015, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội, cho phát hành
cơng trình: " 70 năm giao thơng vận tải Quảng Bình (1945 - 2015)" do các tác
giả: Trần Văn Luận, Lê Quốc Cường, Võ Như Quang, Nguyễn Văn Hịa, Ngơ
Đức Hành, Nguyễn Đức Lâm biên soạn, dưới sự chỉ đạo của đồng chí Phạm
Quang Hải - Giám đốc Sở Giao thơng vận tải tỉnh Quảng Bình và cuốn sách
“Lịch sử Giao thơng vận tải Quảng Bình (1945 - 2015)”. Đây là những cơng
trình được biên soạn cơng phu, phản ánh chặng đường 70 năm hình thành, phát
triển của ngành giao thơng vận tải tỉnh Quảng Bình từ khi nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa được thành lập cho đến năm 2015. Tiếc rằng, trong các cơng trình
đó, có một mảng rất quan trọng là quá trình hình thành, phát triển của các doanh
nghiệp tư nhân chuyên kinh doanh vận tải đường sông, đường biển, đường bộ
trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong cơng cuộc đổi mới đất nước và hội nhập
quốc tế (1986 - 2015), không nhận được sự quan tâm đúng mức của các tác giả,
hay nói chính xác hơn là chưa được đề cập tới.
Trong phạm vi một Luận văn Thạc sĩ Lịch sử thuộc chuyên ngành Lịch
sử Việt Nam, chúng tôi không thể nghiên cứu một cách tồn diện, hệ thống về
lịch sử hình thành, phát triển cũng như những đóng góp to lớn,... của tất cả các
doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường bộ, đường sông, đường biển, dưới các
tên gọi như: Hợp tác xã vận tải, Doanh nghiệp vận tải, Liên minh HTX vận
tải,v.v... do các tổ chức, tập đồn, cơng ty, hay các hộ gia đình bỏ vốn thành lập
trong thời kỳ đổi mới. Do đó, chúng tơi chọn hướng nghiên cứu về q trình
hình thành, phát triển của một số doanh nghiệp vận tải tư nhân đường bộ để làm
đề tài nghiên cứu, nhằm góp phần khỏa lấp khoảng trống vừa nêu trên, đồng thời
tạo ra những nét phác thảo ban đầu cho việc nghiên cứu về các loại hình giao
thơng vận tải đường bộ, đường sông, đường biển không được nhà nước đầu tư



2
vốn, nhân lực,... thành lập và quản lý như các công ty, doanh nghiệp vận tải nhà
nước trước đây ở Quảng Bình.
- Tuy chưa có điều kiện được tiếp cận tất cả những cơng trình nghiên
cứu về Lịch sử ngành Giao thơng vận tải ở nước ta nói chung, ngành Giao thơng
vận tải đường bộ nói riêng, song qua một số cơng trình mà chúng tơi có điều
kiện tiếp cận, thì phần lớn các cơng trình đó, đều tập trung vào việc tái hiện lại
Lịch sử hình thành và phát triển của ngành Giao thông vận tải do nhà nước đầu
tư, xây dựng, có rất ít cơng trình chun sâu nghiên cứu về quá trình hình thành
phát triển, cũng như những đóng góp to lớn của các doanh nghiệp, HTX vận tải
tư nhân đường bộ, đường sông, đường biển ở các địa phương trong khoảng 30
năm qua. Quá trình hình thành, phát triển của các loại hình vận tải tư nhân ở
Quảng Bình nói riêng và các địa phương khác nói chung trong hơn ba thập kỷ
qua, thực sự là minh chứng cụ thể cho sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo các chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước nhằm xây dựng phát triển đất nước ở
từng địa phương, khu vực. Do đó, việc chúng tơi chọn đề tài nghiên cứu về quá
trình hình thành, phát triển của một số doanh nghiệp vận tải tư nhân đường bộ ở
tỉnh Quảng Bình vừa có ý nghĩa khoa học, vừa mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
- Cho đến năm 2017, Quảng Bình vẫn là một trong những tỉnh nghèo
của cả nước, ngân sách của tỉnh chưa tự cân đối giữa thu và chi và vẫn phải
trông chờ vào nguồn ngân sách hỗ trợ từ Trung ương. Do đó, việc các doanh
nghiệp vận tải tư nhân nói chung (bao gồm cả doanh nghiệp vận tải đường sông,
đường bộ, đường biển) và doanh nghiệp tư nhân vận tải đường bộ nói riêng, lần
lượt được thành lập ở các huyện từ Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ
Thủy,... đến các huyện miền núi như Minh Hóa, Tuyên Hóa,... hay tại thành phố
Đồng Hới trong thời gian qua, khơng chỉ góp phần tăng nguồn thu ngân sách
cho các huyện, thành, mà cịn góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo điều kiện
thuận lợi cho nhân dân trong và ngoài tỉnh đi lại, giao lưu, du lịch,v.v... giải



3
quyết công ăn việc làm và thu nhập tương đối ổn định cho hàng vạn lao động tại
địa phương.
Vì những lý do chính yếu đó, chúng tơi chọn đề tài: " Quá trình hình
thành, phát triển của một số doanh nghiệp vận tải tư nhân đường bộ ở tỉnh
Quảng Bình", làm đề tài tốt nghiệp Cao học Thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử Việt
Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Chọn hướng nghiên cứu về quá trình hình thành, phát triển của một số
doanh nghiệp tư nhân vận tải đường bộ ở tỉnh Quảng Bình làm đề tài nghiên
cứu, chúng tơi gặp khơng ít khó khăn cả về tư liệu lẫn nội dung, phương pháp
tiếp cận. Bản thân tác giả, nhờ sự giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân từ các Ban,
ngành cấp tỉnh, đến huyện, xã, phường,... sau hơn 4 tháng điền dã, khảo sát trên
địa bàn hầu hết các huyện, thành của tỉnh Quảng Bình, cũng chỉ thu được một số
ít tài liệu có nội dung liên quan đến đề tài.
Trước hết là bộ: "Lịch sử Đảng bộ Quảng Bình", gồm 3 tập, do Ban
Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Quảng Bình, chỉ đạo biên soạn và được phát hành, giới
thiệu với đông đảo cán bộ, đảng viên, nhân dân trong và ngồi tỉnh. Tuy, khơng
đề cập đến nội dung trọng tâm của đề tài mà chúng tôi thực hiện, song, qua bộ
Lịch sử Đảng được biên soạn công phu này, chúng tơi cũng có cơ hội nắm một
cách hệ thống các chủ trương, chính sách, biện pháp,v.v... của Tỉnh ủy Quảng
Bình về xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo an ninh, quốc
phịng,... qua các thời kỳ lịch sử của dân tộc. Trong đó, "Lịch sử Đảng bộ Quảng
Bình (1975 - 2000)" tập III, được xuất bản năm 2004, cung cấp cho chúng tôi
nhiều tư liệu về bức tranh kinh tế, xã hội, văn hóa, quốc phịng an ninh của địa
phương cũng như những chủ trương, chính sách đúng đắn của tỉnh trong q
trình triển khai, vận dụng các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong
15 năm đầu đổi mới (1986 -2000).



4
Các "Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII nhiệm kỳ 2001
- 2005"; "Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV nhiệm kỳ 2005 2010"; "Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV nhiệm kỳ 2010 2015";
" Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2015 2020"; thực sự là những tài liệu hữu ích, giúp chúng tơi hiểu rõ về đời sống kinh
tế, chính trị, văn hóa, xã hội,v.v... trên địa bàn tỉnh trong những thập kỷ đầu của
thế kỷ XXI, nhất là chủ trương, biện pháp của tỉnh Đảng bộ nhằm thúc đẩy sự
hình thành, phát triển các mơ hình kinh tế ngồi Nhà nước nói chung và mơ hình
kinh tế các doanh nghiệp vận tải tư nhân nói riêng ở Quảng Bình.
Các cơng trình: "Lịch sử Đảng bộ Lệ Thủy, tập 3 (1975 - 2000";" Lịch
sử huyện Bố Trạch, tập III (1975 - 2000"; " Lịch sử huyện Đảng bộ Quảng
Trạch, tập III (1975 - 2000",v.v... cung cấp thêm cho chúng tôi về diện mạo kinh
tế - xã hội ở các địa phương cuối thế kỷ XX.
Bên cạnh đó, dù không nhiều, nhưng những tài liệu mà chúng tôi thu
thập được tại Văn phịng UBND tỉnh Quảng Bình, Văn phịng Sở Giao thơng
vận tải tỉnh Quảng Bình, Chi cục Thống kê Quảng Bình, Sở Lao động Thương
binh và Xã hội tỉnh Quảng Bình, Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình v.v... đã cung cấp
cho chúng tôi nhiều cứ liệu quan trọng liên quan đến đề tài như: Năm thành lập,
quy mơ doanh nghiệp, khả năng tài chính, lĩnh vực kinh doanh, địa bàn kinh
doanh, số phương tiện sử dụng, số lao động trong một số doanh nghiệp, tiền
lương của người lao động, đóng góp vào ngân sách địa phương, v.v... của doanh
nghiệp.
Đặc biệt nguồn tài liệu mà chúng tơi có được qua các đợt điền dã, khảo
sát trên địa bàn như: Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp trong từng năm, 5 năm, 10 năm, Báo cáo tài chính của doanh
nghiệp, Bảng kê khai tiền lương, Báo cáo tình trạng các phương tiện ơ tơ vận tải


5
đang hoạt động của HTX, Doanh Nghiệp,v.v... Biên bản xử phạt của lực lượng

cảnh sát giao thông đối với lái xe vi phạm luật giao thông của HTX, Doanh
nghiệp,v.v... đến các tư liệu hồi ký của các Giám đốc, Chủ nhiệm HTX, Kế
toán, Lái xe, thợ sữa chữa,v.v... tại các Công ty, HTX, Doanh nghiệp vận tải tư
nhân, thực sự là nguồn tư liệu quý để chúng tôi thực hiện đề tài này.
Tóm lại, tuy chưa có cơng trình nào nghiên cứu về quá trình hình thành,
phát triển của một số doanh nghiệp vận tải tư nhân đường bộ ở Quảng Bình,
song, q trình thực hiện đề tài chúng tơi cũng được thừa hưởng khá nhiều kết
quả nghiên cứu của những cơng trình đã cơng bố mà chúng tơi vừa nêu trên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đề tài xác định rõ đối tượng nghiên cứu là quá trình hình thành, phát
triển của một số doanh nghiệp vận tải tư nhân đường bộ ở tỉnh Quảng Bình chứ
khơng phải tồn bộ các doanh nghiệp vận tải tư nhân bao gồm cả vận tải đường
bộ, đường sông và đường biển ở tỉnh Quảng Bình trong vịng 3 thập kỷ qua.
3.2. Nhiệm vụ khoa học của đề tài
Nhiệm vụ trọng tâm mà đề tài tập trung giải quyết là:
- Làm rõ bối cảnh lịch sử, quá trình thành lập của một số doanh nghiệp
vận tải tư nhân đường bộ ở tỉnh Quảng Bình cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI
- Thông qua nguồn tư liệu, tái hiện lại quy mô doanh nghiệp, tổ chức,
lĩnh vực kinh doanh, địa bàn hoạt động,... của một số doanh nghiệp vận tải tư
nhân đường bộ ở tỉnh Quảng Bình trong cơng cuộc đổi mới đất nước
- Đánh giá về những đóng góp của các doanh nghiệp vận tải tư nhân
đường bộ đối với đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội,... ở tỉnh Quảng Bình.
Để làm rõ những nội dung trọng tâm đó, chúng tơi, có dành một phần
nội dung trình bày khái quát về điều kiện tự nhiên, xã hội và chủ trương, chính
sách của Đảng, Nhà nước cũng như sự vận dụng, quá trình triển khai thực hiện


6
các chủ trương của Đảng trên địa bàn tỉnh. Những nội dung khác không nằm

trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.
3.3. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu của đề tài
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về quá trình hình thành, phát triển
của một số doanh nghiệp vận tải tư nhân đường bộ trong khơng gian địa giới
hành chính tỉnh Quảng Bình, chứ khơng có tham vọng nghiên cứu về tồn bộ
q trình hình thành, phát triển của tất cả các doanh nghiệp vận tải tư nhân, hay
hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vận tải giao thông đường bộ, đường sơng,
đường biển ở tỉnh Quảng Bình trong cơng cuộc đổi mới.
Căn cứ vào nguồn tư liệu hiện có, chúng tôi xác định khung thời gian
nghiên cứu của luận văn vào những năm 90 của thế kỷ XX cho đến những thập
kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Ngoài các bộ Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Bình, Lịch sử Đảng bộ các
huyện, thành trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, để có tư liệu hồn thành đề tài,
chúng tơi còn tham khảo thêm một số cuốn Lịch sử các phường, xã, ban ngành
chẳng hạn như cơng trình: "70 năm Giao thơng vận tải tỉnh Quảng Bình (1945 2015)", “Lịch sử Giao thơng vận tải Quảng Bình (1945 - 2015)”, Kỷ yếu hội
thảo nhân kỷ niệm 50, 60 năm thành lập ngành Giao thơng vận tải tỉnh Quảng
Bình, các tài liệu lưu trữ tại Văn phịng UBND tỉnh Quảng Bình có nội dung liên
quan đến đề tài. Một nguồn tài liệu quan trọng khác là các tài liệu lưu trữ tại Hội
Doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Quảng Bình cũng như Hội doanh nghiệp vừa và
nhỏ ở các huyện, thành phố Đồng Hới (Có trong thư mục Tài liệu tham khảo).
Bên cạnh đó, chúng tơi cịn trực tiếp tiến hành điều tra, khảo sát tại một
số doanh nghiệp, HTX vận tải tư nhân đường bộ tại các huyện: Lệ Thủy, Quảng
Ninh, Quảng Trạch, Bố Trạch,... hay tại thành phố Đồng Hới để thu thập, bổ


7
sung tư liệu, phân loại doanh nghiệp đi đến lựa chọn doanh nghiệp và nguồn tư
liệu thực hiện đề tài. Những tài liệu thu được trong các chuyến điền dã, khảo sát

thực tế thực sự là nguồn tài liệu đáng q để chúng tơi hồn thành Luận văn.
Nguồn tài liệu niên giám thống kê của Chi cục Thống kê tỉnh Quảng
Bình và tại các huyện, thành phố Đồng Hới cũng góp phần giải quyết thêm
nhiều tư liệu đáng quý để chúng tôi so sánh, đối chiếu với các nguồn tài liệu
khác.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp Lịch sử và phương pháp lôgic là hai phương pháp mà
chúng tôi sử dụng xuyên suốt quá trình sưu tầm, xử lý tư liệu, xây dựng đề
cương và hồn thành bản thảo.
Bên cạnh đó, chúng tơi cịn sử dụng phương pháp thống kê, phương
pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh,... nhất là cách tiếp cận liên
ngành để nghiên cứu, giải quyết các nhiệm vụ khoa học và thực tiễn đề tài đặt
ra.
Thực hiện một đề tài theo một hướng nghiên cứu mới, chúng tôi đã tiến
hành điều tra, khảo sát, phỏng vấn một số Giám đốc hay Chủ nhiệm HTX, Chủ
tịch HĐQT doanh nghiệp để có thêm tư liệu và cách đánh giá khách quan về
thành tựu, hạn chế trong các lĩnh vực kinh doanh vận tải đường bộ trên địa bàn
tỉnh trong thời gian qua.
Quan điểm triết học duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác Lê nin và
Chủ trương, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam trong công cuộc đổi mới
đất nước là sợi chỉ đỏ, xuyên suốt quá trình thực hiện đề tài.
5. Đóng góp của Luận văn
Luận văn là cơng trình đầu tiên nghiên cứu về q trình hình thành, phát
triển của một số doanh nghiệp vận tải tư nhân đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng
Bình trong khoảng thời gian cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI. Cho dù còn nhiều


8
thiếu sót cả về tư liệu, phương pháp tiếp cận lẫn cách thể hiện nội dung, song
chúng tôi cho rằng, đây là sự mở đầu cho một hướng nghiên cứu mới về ngành

Giao thơng vận tải Quảng Bình nói riêng và cả nước nói chung trong cơng cuộc
đổi mới đất nước, hội nhập quốc tế.
Những kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ là tài liệu hữu ích để biên
soạn Lịch sử ngành Giao thơng vận tải tỉnh Quảng Bình nói riêng và Lịch sử các
mơ hình kinh tế - xã hội nói chung ở địa phương cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ
XXI.
Chúng tôi tập hợp một nguồn tư liệu khá phong phú liên quan đến nội
dung đề tài, tạo điều kiện thuận lợi để đối chiếu so sánh và tiếp tục mở rộng
phạm vi nghiên cứu ít nhất là với lĩnh vực Giao thông vận tải ở Quảng Bình
trong một giai đoạn lịch sử chuyển đổi từ mơ hình kinh tế tập trung quan liêu
bao cấp sang mơ hình kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ
nghĩa.
Luận văn có thể sử dụng để làm tài liệu biên soạn, giảng dạy Lịch sử địa
phương ở các trường THCS, THPT, hay Đại học, Cao Đẳng trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình. Mặt khác, thơng qua việc thực hiện đề tài chúng tơi cũng góp phần
khích lệ, động viên các Doanh nghiệp, Cơng ty, HTX, Tập đồn tư nhân, v.v...
trên địa bàn tỉnh kinh doanh có hiệu quả và đóng góp nhiều hơn cho kinh tế, thu
nhập ngân sách giải quyết công ăn việc làm cho người lao động,... trước mắt
cũng như lâu dài ở các huyện, thành phố của tỉnh.


9
6. Cấu trúc của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung
chính của Luận văn được chia làm 3 chương:
Chương I: Quá trình thành lập một số doanh nghiệp vận tải tư nhân
đường bộ ở Quảng Bình.
Chương II: Quy mơ, tổ chức, địa bàn hoạt động, lĩnh vực kinh doanh
của một số doanh nghiệp vận tải tư nhân đường bộ ở tỉnh Quảng Bình.
Chương III: Đóng góp của các doanh nghiệp vận tải tư nhân đường bộ

đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình.


10
Chương 1
QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP MỘT SỐ DOANH NGHIỆP VẬN TẢI TƯ
NHÂN ĐƯỜNG BỘ Ở TỈNH QUẢNG BÌNH
1.1.Những nhân tố ảnh hưởng tới quá trình thành lập một số doanh
nghiệp vận tải tư nhân đường bộ ở Quảng Bình
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý. Trên bản đồ địa lý hành chính của nước Việt Nam, tỉnh
Quảng Bình là cầu nối giữa vùng Bắc Trung bộ và Nam Trung bộ. Theo dòng
thời gian, tên gọi, địa giới hành chính của tỉnh Quảng Bình ngày nay đã qua
nhiều lần thay đổi. Sau khi tách khỏi tỉnh Bình Trị Thiên theo Nghị quyết của kỳ
họp thứ 5, Quốc hội khóa VIII và Quyết định số 87/QĐ HĐBT của Hội đồng Bộ
trưởng, từ ngày 01/5/1989, đến nay Quảng Bình chính thức trở thành một tỉnh
trong tổng số 63 tỉnh, thành của cả nước.
Quảng Bình là một tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ, toạ độ địa lý: Điểm cực
Nam 17005’12” vĩ độ Bắc - Điểm cực Bắc 18005’02” vĩ độ Bắc; Điểm cực Tây
105036’55” kinh độ Đông - Điểm cực Đông 106059’37” kinh độ Đơng. Phía
Bắc giáp Hà Tĩnh với chiều dài 136,5 km; phía Nam giáp Quảng Trị với chiều
dài 78,8 km; phía Đơng giáp với biển đơng, với chiều dài bờ biển 116,04 km;
phía Tây giáp với tỉnh Khăm Muộn nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào với
đường biên giới chung 201,87 km. Diện tích tự nhiên: 8.051,50 km2, chiếm
2,4% diện tích cả nước; có 8 đơn vị hành chính, gồm thành phố Đồng Hới (tỉnh
lỵ) thị xã Ba Đồn và 6 huyện: Minh Hoá, Tuyên Hoá, Quảng Trạch, Bố Trạch,
Quảng Ninh và Lệ Thuỷ.[79]
Quảng Bình là tỉnh nằm vào nơi hẹp nhất từ Tây sang Đông của lãnh thổ
Việt Nam, về phương diện vị trí, Quảng Bình là nơi giao thoa của các điều kiện
tự nhiên, kinh tế xã hội giữa miền Bắc và miền Nam



11
Về mặt tự nhiên, đây là điểm cuối của phân bố đại trà đá vôi và là nơi
bắt đầu của của sự phân bố đá Granit theo diện rộng. Dọc theo duyên hải, đây
cũng là nơi chấm dứt của kiểu bờ biển phẳng, thấp và là nơi bắt đầu của kiểu bờ
biển miền Trung với những cồn cát cao chảy dài theo bờ biển. Ở đây, mơi
trường văn hóa là sự giao thoa giữa văn hóa Đơng Sơn ở phía Bắc với văn hóa
Sa Huỳnh ở miền Trung. .[79]
- Địa hình. Quảng Bình đã hẹp lại dốc từ Tây sang Đông, về mặt cấu
trúc chia thành các khu vực địa hình sau:
- Vùng núi cao và đồi trung du chiếm khoảng 85% lãnh thổ của tỉnh.
Khu vực núi cao thuộc sườn Đơng dãy Trường Sơn, có độ cao từ 250m - 1.500m
thấp dần từ Bắc vào Nam và từ Tây sang Đông. Khu vực đồi trung du chỉ cao
50m - 250m với độ dốc trên 30, phân bổ theo kiểu bát úp, dãi đồng bằng nhỏ
hẹp ven theo bờ biển.
Một trong những nét tiêu biểu của khu vực đồi núi ở Quảng Bình là sự
phân bố tương đối rộng rãi địa hình caxtơ với diện tích lớn, có hệ thống sông
ngầm rất phát triển tạo cảnh quan hang động đẹp, điển hình là động Phong Nha,
gắn liền với vùng Kẽ Bàng tạo thành vùng Phong Nha – Kẻ Bàng, một danh
thắng nổi tiếng và một khu bảo tồn thiên nhiên có nguồn tài nguyên sinh học đa
dạng, phong phú, quý giá, được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới (Vườn
quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng).[14]
- Vùng đồng bằng: Dãi đất hẹp, nằm giữa vùng đồi trung du phía Tây và
động cát ven biển phía Đơng. Diện tích chiếm 11,0% tổng diện tích tự nhiên, tập
trung ở các huyện: Lệ Thuỷ, Quảng Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch và Đồng
Hới; hai huyện miền núi phía tây (Minh Hóa, Tun Hóa) chủ yếu là đồi núi.
- Vùng cát ven biển: có dạng lưỡi liềm hay dẻ quạt với độ cao 2-3m, có
những động cát cao đến 50m, độ dốc lớn, gây ra nhiều khó khăn đối với sản xuất
và đời sống, nhất là nạn cát bay, sự bành trướng của các cồn cát lấn vào đồng



12
ruộng do cấu tạo kém bền vững.
Ngoài khơi của vùng biển có 5 hịn đảo nhỏ: Hịn La, Hịn Gió, Hịn
Nồm, Hịn Cọ, Hịn Chúa, trong đó đảo Hịn La nằm ở phía Bắc tỉnh tạo thành
vùng biển sâu, gió kín, có điều kiện để phát triển cảng nước sâu với quy mơ lớn.
Địa hình Quảng Bình có cấu tạo phức tạp, song chính sự cấu tạo phức
tạp đó đã tạo hố cho Quảng Bình nhiều cảnh quan đẹp kỳ vĩ như Phong Nha,
Đá Nhảy, Cổng Trời,… hoặc tài nguyên q như suối nước nóng, điển hình là
suối nước nóng Bang (Thanh Sơn). Những đồi núi, đồng bằng, ven biển là
những điều kiện để phát triển đa dạng nền kinh tế tỉnh theo hướng kết hợp kinh
tế biển với phát triển nơng nghiệp và dịch vụ.
- Sơng ngịi. Quảng Bình có 5 con sơng chính, tính từ Bắc vào Nam có:
sơng Rn dài 30 km; sơng Gianh dài 158 km; sơng Lý Hồ dài 22 km; sơng
Dinh dài 37 km và sông Nhật Lệ dài 96 km. Tổng lưu lượng nước được tính
tốn khoảng 4 tỷ m3/năm.
Hệ thống sơng ngịi có giá trị kinh tế cao, cung cấp nguồn nước cho nhu
cầu sản xuất đời sống dân sinh. Với tổng diện tích lưu vực rộng lớn, hệ thống
sơng ngịi là nơi tạo nguồn sinh thuỷ lớn để cung cấp nước và thực phẩm cho
mọi nhu cầu của đời sống xã hội.
- Phục vụ giao thơng vận tải, có 2 tuyến sông được khai thác phục vụ
vận tải sông nội địa: sơng Gianh, khai thác 62 km, tàu thuyền có trọng tải dưới
100 tấn lưu thơng an tồn; sơng Nhật Lệ, tàu thuyền có trọng tải dưới 100 tấn
lưu thơng an toàn trên các tuyến với tổng chiều dài 62,5 km. [15]
- Hệ thống sơng ngịi cũng là nơi cung cấp nguồn thuỷ sản có giá trị
kinh tế cao, trữ lượng tơm có từ 200 – 240 tấn, ngồi ra cịn có các loại khác như
cua, cá các loại… Ngồi ra lưu vực hệ thống sơng ngịi cũng tạo điều kiện để
phát triển ngành nuôi trông thủy sản, làm nguyên liệu đầu vào cho ngành công
nghiệp chế biến thủy sản.



13
- Khí hậu, thời tiết
Quảng Bình nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của
khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam, có sự ảnh hưởng mạnh mẽ của
giải hội tụ nhiệt đới, với đặc trưng của khí hậu nhiệt đới điển hình của miền
Nam và một mùa đông tương đối lạnh của miền Bắc. Nhiệt độ trung bình hàng
năm là 240C, lượng mưa bình qn là 2.200 – 2.500mm/năm. Khí hậu Quảng
Bình chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa.
Mùa khô từ trung tuần tháng 3 đến tháng 9. Nhiệt độ trung bình từ 25260C. Nhiệt độ đạt cực đại vào tháng 7, trị số lên tới 35-360C, có khi lên tới
400C. Trong thời gian này, lượng mưa rất thấp, thường xun xuất hiện gió Tây
Nam (gió Lào) khơ nóng, lượng nước bốc hơi lớn.
Mùa mưa bắt đầu từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 3 năm sau. Mưa nhiều
tập trung vào các tháng 9, 10, 11 gây ngập úng, lũ lụt. Trong thời gian có lượng
mưa lớn thường xuất hiện bão. Hiện tượng mưa và bão trùng hợp là hiện tượng
phổ biến xảy ra ở Quảng Bình, tạo nên bão lụt, gây thiệt hại trên nhiều mặt. Sau
mùa mưa bão, thời tiết lạnh; độ ẩm tương đối cao, trị số trung bình: 83-84%.
Các hiện tượng thời tiết bất lợi của Quảng Bình là gió Tây nam nóng và
bão, đây là 2 hiện tượng thời tiết có hại cho sản xuất và đời sống. Đây là điều
kiện gây cản trở lớn cho phát triển kinh tế nói chung và sản xuất cơng nghiệp
nói riêng.[14]
1.1.2. Tiềm năng và nguồn lực để phát triển
- Quy mô dân số và nguồn nhân lực
Dân số Quảng Bình đang ổn định dần về quy mơ số lượng, tăng dần chất
lượng. Tốc độ tăng dân số hàng năm giai đoạn 2001-2012 là 0,56% (dân số
trung bình) và tốc độ tăng có xu thế ngày càng giảm. Quy mơ dân số năm 2012
Quảng Bình có 857.924 người.
Dân số trong độ tuổi lao động năm 2012 là khoảng 556.542 người,



14
chiếm 64,9% dân số toàn tỉnh. Số lao động làm việc trong các ngành kinh tế
năm 2012 là 459.547 người, chiếm 82,6% số người trong độ tuổi lao động. Tỷ lệ
lao động qua đào tạo chiếm gần 40%, trong đó, lao động đã qua đào tạo nghề
chiếm khoảng 22%.
Về phân bố dân cư: Hiện tại Quảng Bình có 8 đơn vị hành chính cấp
huyện: huyện Minh Hố; huyện Tun Hố; huyện Quảng Trạch; huyện Bố
Trạch; huyện Quảng Ninh; huyện Lệ Thuỷ, thị xã Ba Đồn và thành phố Đồng
Hới. Dân số trung bình năm 2012 là 857.924 người, mật độ dân số đạt: 106,5
người/1km2, dân cư chủ yếu tập trung ở khu vực thành thị và đồng bằng, mật độ
dân số các huyện thành phố như sau: Thành phố Đồng Hới 723 người/1km2; Thị
xã Ba Đồn 706 người/1km2, Quảng Trạch 212 người/1km2 ; Lệ Thuỷ 99
người/1km2; Bố Trạch 84 người/1km2; Quảng Ninh 73 người/1km2; Tuyên
Hoá 68 người/1km2 và Minh Hoá 34 người/1 km2. [16]
- Tài nguyên rừng, biển
Về tài nguyên thực vật, Quảng Bình là nơi giao thoa của 2 luồng thực
vật từ Bắc xuống và từ Nam lên nên tương đối phong phú và đa dạng. Theo
thống kê, không kể các lồi thực vật bậc thấp, thì khu hệ thực vật bậc cao có 134
họ, 285 chi và 577 lồi. Trong đó quyết thực vật có 22 lồi, hạt trần 4 lồi, hạt
kín 554 lồi. Rừng có nhiều loại gỗ quý hiếm như: mun, nghiến, lim, sưa,
trầm,... Ngoài ra cịn có các lâm sản dùng làm ngun liệu cho công nghiệp
như: nhựa thông, mủ cao su, hồ tiêu..., diện tích thơng nhựa tồn tỉnh năm 2012
là 20.000 hecta, diện tích cây hồ tiêu 909,6 hecta, diện tích cao su tồn tỉnh là
15.763 hecta.[16]
Diện tích rừng hiện có 549.540 hecta, độ che phủ 67,2%. Trong đó, diện
tích rừng tự nhiên 456.537 hecta, chiếm 83,07%; diện tích rừng trồng 93.003
hecta, chiếm 16,9%, trong đó có bộ phận đã trở thành rừng có giá trị kinh tế cao:
rừng thơng nhựa có 20.000 hecta, chiếm 21,5% tổng diện tích rừng trồng. Phân



15
theo chức năng rừng đặc dụng 91.774 ha, chiếm 16,7%; rừng phòng hộ 221.222
ha, chiếm 40,3%; rừng sản xuất 236.544 ha, chiếm 43,4%.
Quảng Bình có khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha thuộc huyện Bố
Trạch với diện tích 41.132 hecta, trong đó khu bảo vệ nghiêm ngặt 28.437 hecta.
Hệ thực vật ở đây rất đa dạng với một số loài quý hiếm và đặc hữu như mun sọc,
giáng hương, sến mật, lim xanh, kim giao, trầm hương, bách xanh...
Quảng Bình có chiều dài bờ biển 116,04 km, bắt đầu từ địa phận xã
Quảng Đơng thuộc huyện Quảng Trạch ở phía Bắc đi qua các huyện, thị xã Ba
Đồn, Bố Trạch, Đồng Hới, Quảng Ninh, đến xã Ngư Thủy Nam thuộc huyện Lệ
Thủy phía Nam vùng đặc quyền lãnh hải 2,2 vạn km2, 4 cửa lạch: Roòn, Gianh,
Lý Hòa và Nhật Lệ. Tài nguyên biển Quảng Bình phong phú, đa dạng có giá trị
về nguồn lợi hải sản, giao thơng và du lịch. Trữ lượng cá khoảng 50-60 ngàn
tấn/năm, khả năng khai thác 30-35 ngàn tấn/năm. Trong đó một số hải sản có giá
trị cao, đặc biệt một số lồi chỉ riêng có ở biển Quảng Bình như tơm hùm, trữ
lượng 200 - 300 tấn, mực nang trữ lượng 1.600 - 2.000 tấn, ngồi ra cịn có trữ
lượng khá lớn tơm sú, mực ống, san hơ… Ven biển cịn có nhiều diện tích để
ni trồng thủy sản, bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp.
Tại đây có điều kiện phát triển kinh tế tổng hợp bao gồm các ngành
đánh bắt và nuôi trồng, cảng và dịch vụ cảng, du lịch khai thác khoáng sản ven
biển...
Theo số liệu thống kê của UBND tỉnh Quảng Bình đến cuối năm 2016,
đội thuyền đánh bắt xa bờ của tỉnh Quảng Bình có: 7.584 chiếc, trong đó tàu có
cơng suất 90CV trở lên 1.245 chiếc tham gia khai thác xa bờ. Ngành Giao thông
vận tải đường biển Quảng Bình có lịch sử hình thành, phát triển từ khá sớm, và
có nhiều đóng góp to lớn đối với đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội của ngư dân
Quảng Bình nói riêng, người dân Quảng Bình nói chung. Cuối thế kỷ XX, ngồi
các doanh nghiệp vận tải đường biển do Sở Giao thông vận tải Quảng Bình trực



16
tiếp quản lý, có khơng ít HTX, Doanh nghiệp, Cơng ty vận tải tư nhân đường
biển được thành lập, góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy kinh tế biển, kinh
tế gần bờ ở tỉnh Quảng Bình phát triển. Do khn khổ của Luận văn, chúng tơi
xin phép khơng trình bày nội dung này.
Tóm lại: Với điều kiện tự nhiên có nhiều điểm chung và khơng ít nét
đặc thù so với một số tỉnh, thành khác của cả nước, đẩy nhanh tốc độ phát triển
ngành Giao thông vận tải đường bộ dưới các hình thức, mơ hình khác nhau là
một đòi hỏi cấp thiết để thúc đẩy kinh tế phát triển, ổn định đời sống văn hóa xã hội cho người dân và tăng cường giao lưu văn hóa giữa các vùng miền, nhất
là trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay.
1.1.3. Điều kiện xã hội
- Cơ sở hạ tầng phát triển giao thông vận tải
Hạ tầng giao thông: Hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh khá thuận lợi,
bao gồm đường không, đường sắt, đường bộ, đường thủy, đảm bảo liên kết
Quảng Bình với các tỉnh, thành phố trong cả nước. Riêng hệ thống đường bộ có
Quốc lộ 1A, Đường Hồ Chí Minh qua tỉnh Quảng Bình có 2 nhánh (Đơng
Trường sơn và Tây Trường sơn) chạy suốt chiều dài của tỉnh; trên hành lang
giao thơng Đơng – Tây có Quốc lộ 12A kết nối Cảng biển Hòn La qua cửa khẩu
quốc tế Cha Lo thông thương với nước bạn Lào, Thái Lan, Myanma… Trong
khuôn khổ hợp tác tiểu vùng sơng Mê Kơng, Quảng Bình là tỉnh nằm trong hành
lang kinh tế Đông Tây sẽ trở thành đầu mối quan trọng thông thương ra khu vực
và thế giới, giao lưu buôn bán, hợp tác phát triển và là cửa ngõ kinh tế phía
Đơng của cả vùng kinh tế rộng lớn Trung Lào, Đông bắc Thái Lan và Myanma –
khu vực có nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển.
Hạ tầng viễn thông, điện, nước… trên địa bàn tỉnh đã được đầu tư xây
dựng khá đồng bộ. Hệ thống điện 220 KV và 110 KV được xây dựng đáp ứng
nhu cầu cung cấp năng lượng cho các khu kinh tế, khu công nghiệp, đô thị và



17
cộng đồng dân cư. Hệ thống cấp thoát nước phục vụ sản xuất theo tiêu chuẩn
quốc gia được lắp đặt tới tường rào các dự án và các khu công nghiệp, cụm công
nghiệp…
Nhờ sự đầu tư của Nhà nước và những nỗ lực của Đảng bộ, nhân dân
tỉnh Quảng Bình, cho đến cuối năm 2016, trên 70% các tuyến đường liên xã,
trên 80% các tuyến đường liên huyện trên địa bàn tỉnh đã được nhựa hóa và bê
tơng hóa, đủ điều kiện để các loại xe vận tải có tải trọng từ 1,5 đến 10 tấn có thể
đi lại thuận tiện. Theo số liệu Báo cáo của Ban chỉ đạo xây dựng nơng thơn mới
tỉnh Quảng Bình, đến q I năm 2017, tất cả các cầu, cống trên các tuyến đường
liên huyện trên địa bàn tỉnh đã và đang được đầu tư vốn để tiến hành xây dựng,
hoặc nâng cấp sửa chữa, phù hợp với những tiêu chí do Bộ Giao thơng vận tải đề
ra trong bộ Tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Đây là một trong những yếu tố hết
sức thuận lợi để các hộ gia đình có điều kiện kinh tế khá giả trên địa bàn các
huyện, xã từ miền núi đến đồng bằng ven biển của tỉnh đầu tư mua sắm xe,
thành lập công ty vận tải tư nhân.
Bên cạnh đó, từ những năm 80 - 90 của thế kỷ trước, việc đầu tư xây
dựng mới hay nâng cấp hệ thống đường bộ từ trung tâm tỉnh (tỉnh lộ) đi các
huyện, hay các tuyến đường quốc lộ, đường Hồ Chí Minh đi qua tỉnh Quảng
Bình đã cơ bản được đầu tư, xây dựng một cách đồng bộ. Cụ thể, trên địa bàn
tỉnh Quảng Bình hiện có các tuyến đường Quốc lộ chính chạy qua sau đây:
- Quốc Lộ 1A, đi qua tỉnh Quảng Bình có chiều dài 121,6 km, bắt đầu từ
chân Đèo Ngang tiếp giáp với huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh), chạy qua các huyện:
Quảng Trạch, thị xã Ba Đồn, huyện Bố Trạch, Thành phố Đồng Hới, huyện
Quảng Ninh, đến xã Sen Thủy thuộc huyện Lệ Thủy giáp với tỉnh Quảng Trị.


18
- Đường Hồ Chí Minh nhánh Đơng dài 200 km và nhánh Tây dài
197 km, Quốc lộ 12A(1), Quốc lộ 12C(2), Quốc lộ 9B (3), Quốc lộ 15A(4).

Quốc lộ 12A, Quốc lộ 12C, Quốc lộ 9B là những tuyến đường chính nối
với Lào - Thái Lan qua cửa khẩu quốc tế Cha Lo và một số cửa khẩu phụ khác
đến các cảng biển Vũng Áng, Gianh, Hòn La,v.v...
Nhờ sự đầu tư nguồn vốn của Nhà nước, vốn vay ODA,... các cầu, dự án
quan trọng như, Dự án đường Hồ Chí Minh. So với các địa phương từ Hịa Bình
tới Bình Phước, Quảng Bình là địa phương có hệ thống đường Hồ Chí Minh
(Bao gồm nhánh Đơng và nhánh Tây) đi qua dài nhất Việt Nam có tổng chiều
dài 320km. Khu neo đậu tàu Hòn La; các dự án cầu Nhật Lệ, Kiến Giang, Quảng
Hải và sân bay Đồng Hới, đường ven biển các xã bãi ngang từ Bảo Ninh vào
Ngư Thủy… cũng đã được đầu tư xây dựng xong, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc phát triển giao thông vận tải đường bộ trên địa bàn toàn tỉnh dưới mọi hình
thức, mơ hình khác nhau.
- Các khu kinh tế, khu công nghiệp và cụm điểm tiểu thủ công nghiệp
- Khu kinh tế Cảng Biển Hòn La: Theo Quyết định số 79/QĐ-TTg, ngày
10/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập và ban hành quy chế hoạt
động khu kinh tế Hịn La với quy mơ diện tích hơn 10.000 hecta, lấy khu vực
cảng Hòn La làm trung tâm phát triển cơng nghiệp - dịch vụ. Khu kinh tế Hịn
La được xây dựng với mục tiêu phát triển kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực với
trọng tâm là công nghiệp nặng, công nghiệp cơ bản như: công nghiệp nhiệt điện;
(1)

Quốc lộ 12A xuất phát từ thị trấn Ba Đồn (Km621+100/QL.1) đến thị trấn Đồng Lê - Hồng Hóa - ngã ba
Pheo (Km 898+050/ĐHCM), đi chung với đường Hồ Chí Minh đến ngã ba Khe Ve (Km873+400/ĐHCM) đi
theo quốc lộ 12A và kết thúc tại cửa khẩu Cha Lo.
(7)

Quốc lộ 12C là một tuyến đường bộ cấp quốc gia chạy qua hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Điểm đầu tuyến
là Cảng Vũng Áng. Điểm cuối tuyến là điểm giao với đường Hồ Chí Minh tại km 879+800. Đây là tuyến mới
xây dựng trên cơ sở mở rộng và nâng cấp một phần tỉnh lộ đã có, nhằm rút ngắn lộ trình từ cảng Vũng
Áng tới cửa khẩu quốc tế Cha Lo.

(3)

Quốc lộ 9B thuộc địa phận huyện Quảng Ninh (Quảng Bình)
Quốc lộ 15 (còn gọi là QL 15A) là quốc lộ bắt đầu từ Tòng Đậu (km118, quốc lộ 6, tỉnh Hịa Bình), đến thị
trấn Cam Lộ (tỉnh Quảng Trị), qua các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
(4)


×