Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Vai trò của con người tơ lụa thời kì cổ trung đại đối với sự giao lưu kinh tế và văn hóa đông tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 89 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHÙNG THỊ HÀ GIANG

VAI TRỊ CỦA CON ĐƯỜNG TƠ LỤA
THỜI KÌ CỔ TRUNG ĐẠI ĐỐI VỚI SỰ GIAO LƯU
KINH TẾ VÀ VĂN HĨA ĐƠNG - TÂY
Chun ngành: Lịch sử thế giới
Mã số: 60.22.03.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Thị Hương

VINH - 2017


i
LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS. TS.
Nguyễn Thị Hương - người đã gợi ý đề tài và luôn hướng dẫn tận tình, chu đáo
để tơi hồn thành Luận văn Thạc sĩ “Vai trò của con đường tơ lụa thời kì cổ
trung đại đối với sự giao lưu kinh tế và văn hóa Đơng - Tây”.
Tơi xin chân thành cảm ơn phòng Sau Đại học, Khoa Lịch sử, Tổ Lịch sử
Thế giới trường Đại Học Vinh, Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Thư viện Quốc
gia Hà Nội, Thư viện trường Đại học Sư Phạm I Hà Nội, Thư viện trường Đại
học Vinh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
Tơi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia


đình, bạn bè đã động viên, tạo mọi điều kiện cho tơi trong q trình thực hiện
luận văn.
Mặc dù đã cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài, nhưng chắc chắn
luận văn vẫn cịn có thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân
thành của các nhà khoa học và quý thầy cô.
Xin chân thành cảm ơn!
Vinh, tháng 8 năm 2017
Tác giả

Phùng Thị Hà Giang


ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 7
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 8
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 8
6. Đóng góp của luận văn ...................................................................................... 9
7. Bố cục của luận văn ........................................................................................ 10
NỘI DUNG ......................................................................................................... 11
Chương 1 ............................................................................................................. 11
KHÁI QUÁT VỀ CON ĐƯỜNG TƠ LỤA CỔ TRUNG ĐẠI .......................... 11
1. 1. Khái quát về con đường tơ lụa trên bộ ........................................................ 11
1.1.1. Cơ sở hình thành con đường tơ lụa trên bộ ............................................... 11
1.1.2. Sự hình thành và phát triển của con đường tơ lụa trên bộ (khoảng từ thế kỉ
II TCN đến thế kỉ VIII, IX) ................................................................................. 12

1.1.3. Sự suy vong của con đường tơ lụa trên bộ (khoảng thế kỷ VIII đến thế kỉ
XIV)..................................................................................................................... 21
2.1.1. Cơ sở hình thành con đường tơ lụa trên biển ............................................ 24
2.2.1. Sự hình thành và phát triển của con đường tơ lụa trên biển (khoảng từ thế
kỉ V đến thế kỉ XVI) ............................................................................................ 25
2.3.1. Sự suy vong của con đường tơ lụa trên biển (khoảng từ thế kỉ XVI đến thế
kỉ XIX) ................................................................................................................ 32
*Tiểu kết chương 1: ............................................................................................ 34


iii
Chương 2: VAI TRÒ CỦA CON ĐƯỜNG TƠ LỤA ĐỐI VỚI SỰ GIAO LƯU
KINH TẾ ĐÔNG - TÂY ..................................................................................... 35
2.1. Con đường tơ lụa trên bộ với sự giao lưu kinh tế Đông - Tây..................... 36
2.2. Con đường tơ lụa trên biển với sự giao lưu kinh tế Đông - Tây .................. 45
Chương 3: VAI TRÒ CỦA CON ĐƯỜNG TƠ LỤA CỔ TRUNG ĐẠI ĐỐI
VỚI SỰ GIAO LƯU VĂN HÓA ĐÔNG - TÂY ............................................... 56
3.1. Con đường tơ lụa - con đường truyền bá tôn giáo, nghệ thuật kiến trúc và
điêu khắc.............................................................................................................. 57
3.2. Trao đổi tri thức qua con đường tơ lụa ........................................................ 64
3.3. Đánh giá vai trò của con đường tơ lụa cổ trung đại đối với sự giao lưu văn
hóa Đơng - Tây .................................................................................................... 74
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 78


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1. Trong xu thế ngày nay, khi khoa học và kĩ thuật đã phát triển đến trình
độ cao, sự bùng nổ của cơng nghệ thơng tin đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ thì

sự giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các quốc gia, các dân tộc, các châu lục, giữa
phương Đông và phương Tây lại càng được đẩy mạnh hơn bao giờ hết. Giao lưu
kinh tế và văn hóa đã trở thành một vấn đề nổi bật thu hút sự quan tâm của các
nhà lãnh đạo, của các học giả và của toàn xã hội.
Với sự chuyển mình vượt bậc của hoạt động thương mại thế giới do sự
phát triển của hệ thống giao thơng và chính sách “mở cửa” của nhiều quốc gia
trên thế giới đã tác động rất lớn đến giao lưu và hợp tác quốc tế. Ngoại thương
phát triển, sự giao lưu kinh tế quốc tế được tăng cường làm cho bộ mặt kinh tế
thế giới ngày càng phồn thịnh. Tạo nên sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa giữa các
quốc gia, các dân tộc trên tất cả các phương diện từ văn hóa ăn, mặc, ở, ứng xử
cho đến tôn giáo, nghệ thuật và khoa học kĩ thuật. Đó cũng là yếu tố góp phần
tạo nên tính “đa sắc, đa màu” của nền văn minh nhân loại.
Khi khoa học và cơng nghệ càng phát triển thì nó lại thúc đẩy q trình
tồn cầu hóa tăng lên một cách mạnh mẽ. Trong xu thế tồn cầu hóa, liên kết và
hội nhập quốc tế hiện nay đang đặt ra cho các quốc gia không chỉ những thời cơ
và tiềm năng để phát triển mà còn phải đối diện với rất nhiều thách thức. Để góp
phần ngăn ngừa xung đột, tạo dựng một thế giới hịa bình, ổn định và hữu nghị,
các nước lại càng phải coi trọng và tăng cường sự giao lưu kinh tế và văn hóa để
nhằm tạo dựng lịng tin, sự hiểu biết thơng cảm lẫn nhau và phát triển tình hữu
nghị. Đó là những yếu tố vô cùng quan trọng cho sự phát triển bền vững của mỗi
quốc gia và toàn thn minh của
các quốc gia dân tộc trở nên gần gũi và ảnh hưởng, tác động lẫn nhau. Có thể
gọi đây là con đường của hy vọng và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc. Hay
nói cách khác, con đường tơ lụa được xem như là con đường “hi vọng”, con
đường “hiểu biết” lẫn nhau của các dân tộc.
Thông qua những hoạt động kinh tế trên con đường thương mại này, các
quốc gia ở phương Đơng và các quốc gia ở phương Tây có điều kiện để tìm hiểu
và biết rõ về nhau. Từ giao lưu hàng hoá để làm phong phú nền văn hoá vật chất
của nhau đã dẫn đến những giao lưu cộng hưởng văn hoá lẫn nhau. Các quốc
gia, dân tộc tiếp cận, chọn lọc những thành tựu văn minh, những tinh hoa văn

hoá của nhân loại để làm giàu thêm văn hố của mình.
Có thể nói, khơng có sự giao lưu kinh tế - văn hố thì khơng có sự phát
triển. Q trình giao lưu kinh tế - văn hóa qua con đường tơ lụa đã thúc đẩy mối
liên hệ qua lại giữa phương Đơng và phương Tây thời kì cổ trung đại. Vai trò
của con đường tơ lụa đối với sự giao lưu kinh tế - văn hóa Đơng Tây không chỉ


79
được khẳng định trong quá khứ mà còn giữ một vai trò quan trọng sự phát triển
của nền kinh tế - văn hóa hiện tại và tương lai.
Xu hướng phát triển của lịch sử là ngày nay các quốc gia, dân tộc trên thế
giới luôn luôn đề cao và không ngừng đẩy mạnh sự hợp tác, giao lưu kinh tế,
đặc biệt là kinh tế thương mại và giao lưu văn hóa với nhau. Nền kinh tế - văn
hóa của mỗi dân tộc trên thế giới đều có vị trí ảnh hưởng nhất định của nó trong
sự phát triển chung của nền kinh tế - văn hóa thế giới.
Có rất nhiều chứng tích khảo cổ học cịn tồn tại cho đến ngày nay đã
chứng minh cho sự giao lưu kinh tế và văn hóa Đơng - Tây diễn ra từ rất sớm.
Quá trình giao lưu ấy kéo dài từ thời kì cổ - trung đại, sang thời kì cận đại và
cho đến cả ngày nay. Lúc đầu, do kỹ thuật chưa phát triển, kiến thức địa lí hạn
chế, phương tiện giao thông đi lại chưa thuận lợi cho nên sự giao lưu gặp rất
nhiều khó khăn. Việc bn bán và trao đổi chủ yếu diễn ra bằng đường bộ và
con đường tơ lụa chính là tuyến đường thơng thương Đơng - Tây đầu tiên và
chính yếu trong thời kì cổ - trung đại. Càng về sau, sự giao lưu kinh tế và văn
hóa Đơng - Tây càng được tăng cường đánh dấu bằng việc khám phá ra hiện
tượng gió mùa, cho phép các con tàu viễn dương có thể vượt Ấn Độ Dương từ
Tây sang Đông, mở ra con đường tơ lụa trên biển. Lần đầu tiên, Ấn Độ Dương
trở thành một hành lang hàng hải nối liền thế giới Rôma cổ đại với các hải cảng
Ấn Độ và bờ biển Trung Hoa.
Tiếp xúc và giao lưu kinh tế - văn hoá là quy luật phát triển của văn minh,
một nhu cầu tự nhiên của con người, là quy luật của xã hội lồi người, khơng có

giao tiếp, giao lưu giữa các quốc gia, các dân tộc thì cũng khơng có sự phát
triển. Con đường tơ lụa trên bộ hay trên biển đều là những “nhịp cầu” để các nền
văn hoá xích lại gần nhau. Thơng qua con đường tơ lụa sự trao đổi hai chiều về


80
các hoạt động buôn bán, hoạt động tôn giáo và trao đổi tri thức giữa phương
Đông và phương Tây đã diễn ra.
Vì thế việc nghiên cứu quan hệ giao lưu kinh tế, văn hóa Đơng - Tây
khơng chỉ mang ý nghĩa khoa học mà còn mang ý nghĩa thực tiễn trong bối cảnh
tồn cầu hố như hiện nay. Sự nhìn nhận và đánh giá đúng đắn vị trí và ảnh
hưởng của các nền kinh tế, văn hóa ấy cũng như tác động tương hỗ giữa chúng
với nhau là điều cần thiết khi nghiên cứu lịch sử kinh tế, văn hóa của mỗi quốc
gia. Thực tế đã chứng minh, trải qua một quá trình tiếp xúc và gần gũi lâu dài,
những thành tựu của châu Âu đã để lại những ảnh hưởng sâu sắc trong nền kinh
tế văn hóa của nhiều nước phương Đông. Ngược lại, người phương Tây cũng
tiếp thu được từ người phương Đông nhiều kinh nghiệm sản xuất, tập quán sinh
hoạt nghệ thuật và khoa học kĩ thuật khác. Nhiều thành tựu của văn minh Trung
Quốc đã ảnh hưởng lớn tới phương Tây như kĩ thuật chăn tằm, ươm tơ, dệt lụa,
làm giấy, đồ gốm sứ, kĩ thuật in, thuốc súng. Cũng chính q trình giao lưu, tiếp
xúc đó người Trung Quốc có cơ hội tiếp thu các thành tựu khoa học kĩ thuật và
văn hóa vật chất, các tôn giáo mới như Phật giáo, Ấn giáo và Hồi giáo từ thương
nhân, nhà thám hiểm, tăng lữ từ phương Tây, góp phần tạo nên sự phong phú, đa
dạng trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân Trung Quốc.
Trong bối cảnh tồn cầu hóa nền kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ như hiện
nay, xu thế đối thoại, hợp tác, giao lưu kinh tế đang trở thành chủ thể trong các
mối quan hệ. Đông Nam Á - Trung Quốc đang là hai điển hình về các quốc gia,
khu vực về tốc độ phát triển kinh tế. Xét về mặt địa lí, Đơng Nam Á và Trung
Quốc là hai khu vực gần gũi nhau cho nên giao lưu về mặt kinh tế là điều kiện
để hai bên phát triển. Mối quan hệ này đã được khẳng định qua các giai đoạn

lịch sử khác nhau, Trung Quốc có vai trò là động lực thúc đẩy nền kinh tế hàng
hóa phát triển với tư cách là một thị trường lớn đầy tiềm năng và ngược lại,
Đông Nam Á lại có vai trị như là cửa ngõ để nền kinh tế - văn hóa Trung Quốc


81
vươn ra thế giới. Thông qua những hoạt động kinh tế trên con đường thương mại
này, các dân tộc ở Đơng Nam Á và Trung Quốc có điều kiện để tìm hiểu và biết
rõ về nhau. Và từ sự giao lưu hàng hóa để làm phong phú nền văn hóa vật chất
của nhau đã dẫn đến những giao lưu cộng hưởng văn hóa lẫn nhau. Các quốc gia
Đơng Nam Á tiếp cận, chọn lọc những thành tựu văn minh, những tinh hoa văn
hóa Trung Quốc để làm giàu thêm văn hóa của dân tộc mình và ngược lại.
Q khứ bao giờ cũng để lại bài học tốt cho tương lai, con đường tơ lụa
xưa là cầu nối cho sự giao lưu kinh tế và văn hóa Đơng - Tây, thì nay sự giao
lưu ấy lại được đẩy mạnh với tốc độ nhanh hơn. Trong xu thế hội nhập và phát
triển như hiện nay các quốc gia, dân tộc không thể tồn tại một cách biệt lập mà
ngày càng phải xích lại gần nhau hơn. Và thêm một lần nữa khẳng định, con
đường tơ lụa ở thời kì cổ trung đại có một ý nghĩa hết sức quan trọng và to lớn
đối với sự phát triển của quá trình giao lưu kinh tế, văn hóa trong lịch sử nhân
loại. Nó là một minh chứng cho sự vươn lên và khám phá không ngừng của con
người về thế giới.


82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
*Tài liệu tiếng Việt và tài liệu dịch:
1. Đặng Đức An (chủ biên), (2003), Những mẩu chuyện lịch sử thế giới,
tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. Đặng Đức An, Phạm Hồng Việt, (1978), Lịch sử thế giới trung đại,
quyển 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

3. Chu Hữu Chí, Khương Thiếu Ba (chủ biên), (2002), Thế giới 5000 năm,
Nxb Văn hóa Thơng tin, Hà Nội.
4. Chu Hữu Chí, Khương Thiếu Ba, (2006), Almanach 5000 năm nền văn
minh thế giới, Nxb Văn hóa Thơng tin, Hà Nội.
5. Shijie Congshu (2001), Những nền văn minh thế giới, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
6. Abmad Hasan Dani, (tháng 3 - 1989), Những con đường tơ lụa, những
con đường của tri thức, Tạp chí Người đưa tin UNESCO.
7. Ngơ Văn Doanh (1994), Tìm hiểu lịch sử Đơng Nam Á hải đảo, Nxb
Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
8. Đặng Tân Dụ, Con đường tơ lụa và tác dụng của nó trong giao lưu văn
hóa Trung Quốc - phương Tây (Đào Duy Đạt dịch), Nghiên cứu Trung
Quốc, 4(20), tr.39-40.
9. Will Durant (1995), Lịch sử văn minh Ấn Độ (Nguyễn Hiến Lê dịch),
Nxb Văn học, Tp Hồ Chí Minh.
10. Thái Thị Ngọc Dư (1993), Địa lí các nước Đông Nam Á, Đại học Mở Bán công, Tp. Hồ Chí Minh.
11. Lâm Hán Đạt, Tào Dư Chương (Trần Ngọc Thuận dịch), ( 1998), Lịch
sử Trung Quốc 5000 năm, tập 1,2,3, Nxb Văn hóa Thơng tin, Hà Nội.
12. Nguyễn Tấn Đắc (2000), Văn hóa Ấn Độ, Nxb Tp. Hồ Chí Minh.
13. Gaballa Aly Gaballa (9 - 1988), Ai Cập và thế giới Địa Trung Hải, Tạp


83
chí Người đưa tin UNESCO.
14. Đỗ Văn Hãng (1996 ), Những nền văn minh rực rỡ cổ xưa, tập 3, Nxb
Quân đội nhân dân.
15. Lê Phụng Hoàng (chủ biên), Nguyễn Thị Kim Dung, Hà Bích Liên,
Tưởng Phi Ngọ, Ngơ Minh Oanh, Trần Phi Phượng, Nguyễn Văn Sơn,
Nguyễn Thị Thư, Trịnh Tiến Thuận (2000), Lịch sử văn minh thế giới,
Nxb Giáo dục, Tp Hồ Chí Minh.

16. Lê Phụng Hồng (2001), Một số vấn đề về lịch sử - văn hóa Đơng Nam
Á, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh.
17. Trịnh Huy Hóa (chủ biên), (2003), Đối thoại với các nền văn hóa
Trung Quốc, NXB trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.
18. Nguyễn Quốc Hùng (chủ biên), (1993), Những nền văn minh rực rỡ cổ
xưa, tập 1, Nxb Quân đội nhân dân.
19. Xa Mộ Kỳ (2008), Con đường tơ lụa (Nguyễn Phố dịch), Nxb trẻ.
20. Hịa Thượng Thích Thanh Kiểm (2001), Lịch sử Phật giáo Trung
Quốc, NxbTôn giáo, Hà Nội.
21. Đàm Gia Kiện (chủ biên), (1999), Lịch sử văn hóa Trung Quốc, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
22. N.Konrat (1997), Phương Đông và phương Tây, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
23. Vũ Linh (2003), Con đường tơ lụa trên biển và vị trí của Việt Nam,
Tạp chí Xưa và Nay, (số 131), tr.19-20.
24. Phan Ngọc Liên (chủ biên), (2000), Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ
thông, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
25. Nguyễn Minh Mẫn, Hoàng Văn Việt (2007), Con đường tơ lụa - quá
khứ và tương lai, Nxb Giáo dục.
26. Nguyễn Minh Mẫn (2008), Trịnh Hòa - người thúc đẩy con đường tơ


84
lụa trên biển phát triển đến cực thịnh, Kỷ yếu Hội thảo khoa học
Những vấn đề về nghiên cứu và giảng dạy lịch sử văn minh thế giới,
ĐHKHXH&NV, Tp. Hồ Chí Minh.
27. V. Msơten (1960), Mối quan hệ về kinh tế, văn hóa giữa Trung Quốc
và Ấn Độ thời cổ đại (Phạm Hồng Việt dịch) - Tư liệu trường Đại học
Sư phạm I.
28. Vũ Dương Ninh (1996), Lịch sử Ấn Độ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

29. Vũ Dương Ninh (2009), Lịch sử văn minh thế giới, Nxb Giáo dục.
30. Lương Ninh (chủ biên), (1998), Lịch sử văn hóa Trung Quốc cổ đại,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
31. Lương Ninh (1998), Lịch sử thế giới trung đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
32. Điền Triệu Nguyên (chủ biên), Điền Lương (2001), Lịch sử thương
nhân, Cao Tự Thanh dịch, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.
33. Ngô Minh Oanh (2005), Tiếp xúc và giao lưu văn minh trong lịch sử
nhân loại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
34. Nguyễn Gia Phu (chủ biên), (2009), Lịch sử thế giới trung đại, Nxb
Giáo dục.
35. Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Như Quý, (2009), Lịch sử Trung Quốc, Nxb
Giáo Dục.
36. Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Văn Ánh, Đỗ Đình Hãng, Trần Văn La,
(2000), Lịch sử thế giới trung đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
37. Nguyễn Gia Phu (1995), Lịch sử các nước phương Đông trước thế kỉ
XIX, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
38. Vương Hồng Sến (1971), Khảo về đồ sứ Trung Hoa, Nxb Sài Gòn.
39. Chiêm Tế (2000), Lịch sử thế giới cổ đại, tập 1, tập 2, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội.
40. Lương Thị Thoa, Vài ý kiến về giao lưu văn hóa Đơng Tây trong tình


85
hình hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, (số 4- 1998).
41. Nguyễn Thị Thư, Nguyễn Hồng Bích, Nguyễn Văn Sơn, (2009), Lịch
sử Trung - Cận Đông, Nxb Giáo dục.
42. Nguyễn Anh Thái (chủ biên), (1991), Lịch sử Trung Quốc, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
43. Nghiêm Đình Vỳ (chủ biên), (2008), Lịch sử thế giới Cổ - Trung đại,
Nxb Đại học sư phạm.

44. Nhiều tác giả, (1995), Almanach - Những nền văn minh thế giới, Nxb
Văn hóa Thơng tin, Hà Nội.
45. Từ điển Bách Khoa toàn thư mở tại trang: />duong tolua.
46. />* Tài liệu tiếng Trung:
47. 刘治娟 (2006), 丝绸的历史 (Lịch sử con đường tơ
lụa),新世界出版社,北京。
48. 巫新华,中国古代丝绸之路 (con đường tơ lụa cổ đại Trung Quốc),
四川人民出版社。
49. 张一平(2005), 丝绸之路 (con đường tơ lụa),五洲传播出版社, 北京
50. 李庆新(2006),海上丝绸之路 (con đường tơ lụa trên biển) 五洲传
播出版社,北京。



×