Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Quan hệ chính trị, an ninh giữa cộng hòa ấn độ với hiệp hội các nước đông nam á (asean) từ 2002 đến 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 134 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ HĨA

QUAN HỆ CHÍNH TRỊ, AN NINH GIỮA
CỘNG HỊA ẤN ĐỘ VỚI HIỆP HỘI CÁC NƯỚC
ĐÔNG NAM Á (ASEAN) TỪ 2002 ĐẾN 2016
Chuyên ngành: Lịch sử thế giới
Mã số: 60.03.22.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS PHẠM NGỌC TÂN

NGHỆ AN - 2017


i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều
tập thể và cá nhân:
Với tình cảm chân thành, tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn đến các thầy
giáo, cơ giáo, các nhà khoa học khoa Lịch sử trường Đại học Vinh đã tham gia
giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu tại Trường.
Tơi xin được cảm ơn cán bộ, nhân viên của Thư viện Quốc gia, Học viện
ngoại giao, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Thông tấn xã Việt Nam đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi thu thập tài liệu, số liệu và tư liệu khoa học trong quá
trình nghiên cứu.
Đặc biệt, tác giả xin được trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
PGS. TS. Phạm Ngọc Tân - người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tơi


trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành Luận văn này.
Cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên cổ vũ, giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian qua.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng Luận văn khơng tránh khỏi những
thiếu sót, kính mong nhận được sự góp ý và giúp đỡ của q thầy giáo, cơ giáo,
các nhà khoa học.
Tôi chân thành cảm ơn!
Nghệ An, tháng 8 năm 2017
Tác giả

Nguyễn Thị Hóa


ii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... v
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................... 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 5
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................... 6
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu .............................................. 7
6. Đóng góp của luận văn ............................................................................. 8
7. Bố cục luận văn ........................................................................................ 8
NỘI DUNG ...................................................................................................... 9
Chương 1. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ CHÍNH
TRỊ, AN NINH GIỮA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ VỚI HIỆP HỘI CÁC NƯỚC

ĐÔNG NAM Á (ASEAN) TỪ NĂM 2002 ĐẾN NĂM 2016 .............................. 9
1.1. Bối cảnh thế giới và khu vực ................................................................ 9
1.1.1. Bối cảnh thế giới ................................................................................ 9
1.1.2. Bối cảnh khu vực Nam Á và Đơng Nam Á .....................................13
1.2. Tình hình kinh tế, xã hội, chính sách đối ngoại của Ấn Độ và
ASEAN từ năm 2002 đến năm 2016 ..........................................................16
1.2.1. Tình hình kinh tế, xã hội và chính sách đối ngoại của Ấn Độ từ
năm 2002 đến năm 2016 .............................................................16
1.2.2. Tình hình kinh tế, xã hội và chính sách đối ngoại của ASEAN từ
năm 2002 đến năm 2016 .............................................................25
1.3. Tình hình hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục giữa Ấn Độ và các
nước ASEAN từ năm 2002 đến năm 2016 ................................................29


iii
1.4. Hợp tác trên lĩnh vực chính trị, an ninh giữa Ấn Độ và ASEAN
trước năm 2002 ..........................................................................................34
1.4.1. Lĩnh vực chính trị, ngoại giao ..........................................................34
1.4.2. Lĩnh vực an ninh quốc phòng ...........................................................38
Tiểu kết chương 1 .......................................................................................44
Chương 2. QUAN HỆ TRÊN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ, AN NINH
GIỮA CỘNG HỊA ẤN ĐỘ VỚI HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG
NAM Á (ASEAN) TỪ NĂM 2002 ĐẾN NĂM 2016 ..................................45
2.1. Quan hệ trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao giữa Ấn Độ với
ASEAN từ năm 2002 đến năm 2016...........................................................45
2.1.1. Giai đoạn 2002 - 2012 .................................................................45
2.1.2. Giai đoạn 2012 - 2016 .................................................................53
2.2. Quan hệ trên lĩnh vực an ninh quốc phòng giữa Ấn Độ với ASEAN
từ năm 2002 đến năm 2016 ..........................................................62
2.2.1. Giai đoạn 2002 - 2012 ............................................................... 62

2.2.2. Giai đoạn 2012 - 2016 ...............................................................76
Tiểu kết chương 2 .......................................................................................83
Chương 3. NHẬN XÉT VỀ QUAN HỆ CHÍNH TRỊ, AN NINH GIỮA
ẤN ĐỘ VỚI HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN) TỪ
2002 ĐẾN 2016 .............................................................................................85
3.1. Thành tựu và hạn chế ..........................................................................85
3.1.1. Thành tựu ..........................................................................................85
3.1.2. Hạn chế .............................................................................................87
3.2. Tác động của sự hợp tác trên lĩnh vực chính trị, an ninh giữa Ấn Độ
và ASEAN giai đoạn 2002 - 2016 ..............................................................89
3.2.1. Đối với Ấn Độ ..................................................................................89
3.2.2. Đối với ASEAN ...............................................................................91


iv
3.3. Triển vọng trong hợp tác trên lĩnh vực chính trị, an ninh giữa Ấn
Độ và ASEAN ............................................................................................93
3.3.1. Thuận lợi ..........................................................................................93
3.3.2. Thách thức ........................................................................................98
KẾT LUẬN .................................................................................................101
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................106
PHỤ LỤC


v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TT

Tên viết


1

ASEAN

2

ASEM

3

ADMM+

4

AMM

5

APEC

6

ARF

7

Tiếng Anh

tắt


BRICS

Tiếng Việt

Association of Southeast

Hiệp hội các quốc gia Đông

Asian Nations

Nam Á

The Asia-Europe Meeting Diễn đàn hợp tác Á-Âu
ASEAN Defence
Ministers’Meeting-Plus

Hội nghị các Bộ trưởng
Quốc phòng ASEAN mở
rộng

ASEAN Ministerial

Hội nghị các Bộ trưởng

Meeting

ASEAN

Asia Pacific Economic


Hợp tác kinh tế châu Á-Thái

Cooperation

Bình Dương

ASEAN Regional Forum

Diễn đàn khu vực ASEAN

BRICS: Brasil, Russia,

Khối 5 nước: Braxin, Nga,

India, China and South

Ấn Độ, Trung Quốc và Nam

Africa

Phi

8

COC

Code of Conducts

Quy tắc ứng xử


9

EAS

East Asia Summit

Hội nghị Cấp cao Đông Á

Mekong-Ganga

Hợp tác Mê Công-Sông

Cooperation

Hằng

10 MGC

11 NPT

12 PMC
13 SAARC

Non-proliferation

Hiệp ước khơng phổ biến vũ
khí hạt nhân

ASEAN Post-Ministerial


Hội nghị Bộ trưởng Thông

Conference

tin ASEAN

South Asian Association

Hiệp hội hợp tác khu vực


vi

14 SOM
15 TAC
16 TNC

for Regional Cooperation

Nam Á

Senior Officials Meeting

Hội nghị quan chức cấp cao

Treaty of Amity and

Hiệp ước thân thiện và hợp


Cooperation

tác

Transnational Company

Công ty xuyên quốc gia


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, trên thế giới cuộc cách mạng khoa học - công nghệ phát triển
ngày càng mạnh mẽ, quan hệ quốc tế chuyển từ đối đầu sang đối thoại, xu thế
tồn cầu hóa, quốc tế hóa ngày càng được đẩy mạnh. Mỗi quốc gia đang đứng
trước nhiều lựa chọn, nhưng đều đi đến một cái đích chung là tận dụng mọi ưu
thế, mọi cơ hội để mang lại lợi ích nhiều nhất cho dân tộc. Điều này cũng có
nghĩa là muốn đưa đất nước phát triển phải biết nắm bắt thời cơ, xu thế phát
triển của thời đại và xuất phát từ nội lực vạch ra chiến lược phù hợp đảm bảo tốt
nhất lợi ích cho dân tộc mình. Cộng hịa Ấn Độ và các thành viên trong tổ chức
ASEAN không phải là một ngoại lệ.
Ấn Độ sau khi giành độc lập (1947) đến nay, duy trì đường lối đối ngoại
trung lập, nhưng ngày càng theo chiều hướng thực dụng, khôn khéo tận dụng
mọi cơ hội để tìm kiếm quan hệ hợp tác với các quốc gia khác nhằm đảm bảo
những điều kiện tốt nhất để Ấn Độ có thể khai thác, phục vụ lợi ích cho mình.
Với ASEAN, một tổ chức của 10 nước khu vực Đông Nam Á, đứng trước
xu thế mới của thế giới, cũng ra sức phát huy lợi thế về địa - chính trị, tài
nguyên thiên nhiên, dân số… để phát triển kinh tế và đang là nơi hấp dẫn khơng
chỉ đối với các nhà đầu tư, mà cịn cả các cường quốc tham gia vào việc giải
quyết những vấn đề của khu vực.

Sự gần gũi về văn hóa, tơn giáo trong mối quan hệ hàng nghìn năm lịch
sử giữa Ấn Độ và các nước ASEAN là nền tảng vững chắc để hai bên gắn kết
với nhau trong thời kỳ hiện đại. Đặc biệt, từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX,
hai bên đã tìm được tiếng nói chung để mở rộng quan hệ hợp tác trên tất cả các
lĩnh vực.
Trong tất cả các lĩnh vực hợp tác, thì hợp tác trên lĩnh vực chính trị, an
ninh giữa Ấn Độ và ASEAN là sâu sắc hơn cả và nó đã đặt tiền đề vững chắc


2
cho sự hợp tác trên các lĩnh vực khác như kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa
học...
Hiện nay, cả Ấn Độ và các nước ASEAN đang đứng trước những thách
thức về an ninh phi truyền thống, đó là khủng bố, cướp biển, dịch bệnh, ơ nhiễm
mơi trường... Điều đó địi hỏi hai bên cần có sự hợp tác, đây chính là một trong
những yếu tố thúc đẩy mối quan hệ an ninh, chính trị giữa Ấn Độ với ASEAN
lên tầm cao mới.
Tăng cường quan hệ với ASEAN là một trong những trọng tâm của chính
sách “hướng Đơng” của Ấn Độ. Thực tế mối quan hệ này đã đạt được những
bước tiến lớn kể từ khi Ấn Độ ban hành chính sách “hướng Đông” năm 1991.
Đến năm 1992, Ấn Độ trở thành đối tác đối thoại theo từng lĩnh vực với
ASEAN. Năm 1993, hai bên đã thành lập Ủy ban hợp tác khu vực chung giữa
ASEAN và Ấn Độ nhằm phối hợp các mối quan hệ đối thoại khu vực giữa hai
bên trong lĩnh vực đầu tư, mậu dịch và du lịch. Sau đó, Ấn Độ tiếp tục đẩy mạnh
quan hệ với ASEAN và trở thành đối tác đối thoại đầy đủ vào tháng 11/1995. Từ
tháng 7/1996, Ấn Độ là thành viên của Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), đây
là mốc đánh dấu quan trọng trong hợp tác an ninh, chính trị giữa Ấn Độ với
ASEAN. Năm 1997, Ấn Độ lần đầu tiên được tham dự cuộc họp các quan chức
cấp cao (SOM) lần thứ 4 của ARF. Từ đó, quan hệ đối tác chính thức giúp Ấn
Độ tham gia tích cực hơn trong các cơ chế hoạt động của ASEAN.

Từ đầu thế kỉ XXI, có thể thấy rõ những bước tiến và sự đánh giá ngày
càng cao của ASEAN đối với Ấn Độ. ASEAN đã nâng tầm quan hệ đối tác với
Ấn Độ lên cấp Thượng đỉnh ngang hàng với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn
Quốc tại Hội nghị Cấp cao các nước ASEAN lần thứ 7 tổ chức tại Brunây vào
tháng 11 năm 2001. Đặc biệt, từ năm 2002, quan hệ ASEAN - Ấn Độ có bước
đột phá quan trọng, tháng 12/2002, Hội nghị Cấp cao ASEAN - Ấn Độ lần đầu
tiên được tổ chức tại Campuchia, hai bên ra Tuyên bố chung về hợp tác ASEAN


3
- Ấn Độ thế kỉ XXI. Tháng 11/2004, ASEAN - Ấn Độ đã thơng qua Tun bố
“Đối tác vì hịa bình, tiến bộ và thịnh vượng chung” và kế hoạch hành động thực
hiện tuyên bố chung. Năm 2012, Ấn Độ và ASEAN đã thiết lập quan hệ đối tác
chiến lược.
Tháng 10/2010, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN - Ấn Độ lần thứ 8 tổ chức
tại Hà Nội, hai bên nhất trí thành lập Nhóm các nhân vật nổi tiếng (EPG)
ASEAN - Ấn Độ để kiểm điểm 10 năm quan hệ đối thoại, khuyến nghị phương
hướng và các biện pháp dài hạn để phát triển quan hệ ASEAN - Ấn Độ đến năm
2020. Tại Hội nghị cấp cao kỉ niệm 20 năm quan hệ đối thoại ASEAN - Ấn Độ,
hai bên đã thơng qua Tun bố Tầm nhìn về hợp tác ASEAN - Ấn Độ trong 20
năm tới và nâng quan hệ ASEAN - Ấn Độ lên đối tác chiến lược.
Chính những điều này đã thúc đẩy sự tiếp xúc giữa các nước thành viên
ASEAN với Ấn Độ. Các lãnh đạo cấp cao của Ấn Độ đã thực hiện nhiều chuyến
viếng thăm chính thức tới các nước thành viên ASEAN và ngược lại. Điều này
cũng thể hiện rõ mối quan hệ chính trị, ngoại giao ASEAN - Ấn Độ khơng
ngừng được thắt chặt và mở rộng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tạo nền
tảng cho sự hợp tác trên các lĩnh vực khác.
Việt Nam cũng là một thành viên của ASEAN và cũng đang phải đối mặt
với những thách thức của an ninh khu vực và thế giới, để có thể đảm bảo nền
hịa bình bền vững, phục vụ u cầu cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước thì

việc hợp tác với các nước có ý nghĩa rất quan trọng. Trong bối cảnh đó, tìm hiểu
mối quan hệ hợp tác trên lĩnh vực chính trị - an ninh giữa Cộng hòa Ấn Độ và tổ
chức ASEAN là một việc làm thiết thực, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Với những lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài: “Quan hệ chính trị, an
ninh giữa Cộng hịa Ấn Độ với Hiệp hội các nước Đơng Nam Á (ASEAN) từ
2002 đến 2016” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ.


4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Quan hệ giữa Ấn Độ và ASEAN là một đề tài khá thú vị, thu hút được sự
chú ý của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Tuy nhiên, để đi sâu nghiên
cứu hợp tác trên lĩnh vực chính trị - an ninh giữa Cộng hịa Ấn Độ và tổ chức
ASEAN thì chưa có những cơng trình khái qt một cách đầy đủ, có chăng thì
cũng là những bài báo, tài liệu tản mạn, đề cập gián tiếp đến khía cạnh này. Tác
phẩm: “Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của nước Cộng hòa Ấn Độ từ năm
1991-2000”, của Trần Thị Lý, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 2000. Tác
phẩm đã trình bày về cơng cuộc cải cách kinh tế, sự điều chỉnh chiến lược của Ấn
Độ từ sau Chiến tranh lạnh. Tác phẩm cũng đề cập đến chính sách đối ngoại của
Ấn Độ đối với khu vực ASEAN và Việt Nam, trong đó có một số tư liệu đề cập
đến an ninh quốc phịng; Đinh Trung Kiên: “Ấn Độ: hơm qua và hơm nay”, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995. Cuốn sách đã đề cập đến sự thay đổi các mặt
về kinh tế, chính trị, xã hội của Ấn Độ trong đó tác giả đã tập trung đến sự thay
đổi chính sách của nước Cộng hịa Ấn Độ; Trần Thị Lý: “10 năm điều chỉnh
chính sách đối ngoại của nước Cộng hịa Ấn Độ (1991-2000): những thành tựu”,
Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 31; Võ Xuân Vinh: “Chính sách hướng
Đơng của Ấn Độ: Các ngun nhân hình thành”, Tạp chí Nghiên cứu Đơng Nam
Á, số 3, 2005; Nguyễn Cảnh Huệ: “Tìm hiểu tư tưởng hịa bình trong chính sách
đối ngoại của nước Cộng hịa Ấn Độ”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 3, 1998;
Đỗ Thanh Bình: “40 năm ASEAN: Thành tựu về an ninh, chính trị”, Tạp chí

Nghiên cứu Lịch sử, số 12, 2007; Trần Cao Thành, “ASEAN - Ấn Độ và hợp tác
sông Mê Công, sơng Hằng”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 44, bài viết này tập
trung vào sự hợp tác giữa Ấn Độ với các nước Đông Dương về việc sử dụng hợp
lý nguồn tài nguyên thiên nhiên; Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Anh Chương
(2010): “Vai trò của ASEAN trong hợp tác đa phương về an ninh ở khu vực châu
Á - Thái Bình Dương”, tạp chí Nghiên cứu Đơng Nam Á, số 7, đã đề cập đến vị


5
trí chiến lược quan trọng của ASEAN trong vấn đề hợp tác an ninh khu vực châu
Á - Thái Bình Dương; Nguyễn Hữu Nghị, Lê Thị Yến: “ASEAN: 40 năm hợp tác
an ninh-chính trị”, Tạp chí nghiên cứu Đơng Nam Á, số 10, trình bày những
thành tựu trong lĩnh vực hợp tác an ninh-chính trị của ASEAN với các đối tác
trong đó có Ấn Độ.
Ngồi ra, cịn có nhiều bài viết khác về vấn đề này được đăng trên các tạp
chí, các khóa luận, luận văn thạc sĩ… và các tài liệu Internet.
Như vậy, đến nay, ở Việt Nam chưa có cơng trình nghiên cứu nào bàn sâu
về quan hệ chính trị-an ninh giữa Ấn Độ và ASEAN trong những năm đầu thế
kỷ XXI. Tuy nhiên, những nguồn tư liệu mà chúng tôi tiếp cận được là tài liệu
quý giá, để tác giả tiếp thu, tham khảo và kế thừa, nhằm giải quyết vấn đề mà đề
tài đặt ra.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là hợp tác trên lĩnh vực chính trị, an
ninh giữa Cộng hịa Ấn Độ với tổ chức ASEAN từ 2002 đến 2016.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu sự hợp tác trên lĩnh vực chính
trị, an ninh giữa Ấn Độ và ASEAN từ năm 2002 đến năm 2016. Tuy nhiên, để
có cái nhìn liên tục và logic, luận văn có đề cập đến một số nội dung liên quan ở
thời kỳ trước năm 2002. Đề tài lấy mốc năm 2002 làm mốc mở đầu vấn đề

nghiên cứu vì đây là năm diễn ra nhiều sự kiện liên quan đến hợp tác chính trị,
an ninh giữa Ấn Độ và ASEAN, một trong những sự kiện quan trọng là Thủ
tướng A.B. Vajpayee tuyên bố tầm nhìn của Ấn Độ về một cơ cấu an ninh mới
đối với khu vực Đông Nam Á, Ấn Độ cũng bắt đầu triển khai giai đoạn II của
chính sách “hướng Đơng” nâng tầm quan hệ đối tác với tổ chức ASEAN và sau
đó, mối quan hệ được tiếp tục phát triển qua Hội nghị Cấp cao ASEAN - Ấn Độ


6
lần thứ nhất vào năm 2002 tại Phnôm Pênh, Campuchia. Kể từ đó, Hội nghị Cấp
cao ASEAN - Ấn Độ trở thành hội nghị thường niên.
Đề tài lấy mốc năm 2016 làm mốc kết thúc vấn đề nghiên cứu bởi đây
cũng là năm diễn ra nhiều sự kiện quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa Ấn Độ
và ASEAN. Ấn Độ tham gia vào một loạt các cuộc họp tham vấn với ASEAN
theo quan hệ đối thoại ASEAN - Ấn Độ, trong đó bao gồm Hội nghị Cấp cao,
Hội nghị Bộ trưởng, các cuộc họp quan chức cao cấp, và các cuộc họp ở cấp
chuyên gia, cũng như trong khuôn khổ đối thoại và hợp tác do ASEAN khởi
xướng. Những sự kiện này đánh dấu một mốc mới trong lịch sử quan hệ giữa hai
nước.
- Nội dung: Đề tài nghiên cứu sự hợp tác song phương trên lĩnh vực chính
trị, an ninh giữa Cộng hòa Ấn Độ với tổ chức ASEAN từ năm 2002 đến năm
2016.
Quá trình hợp tác giữa Ấn Độ với một số nước trong tổ chức ASEAN trên
lĩnh vực chính trị, an ninh.
Phân tích thành tựu, hạn chế, tác động trong hợp tác chính trị, an ninh
giữa Ấn Độ với tổ chức ASEAN
Dự báo triển vọng hợp tác chính trị, an ninh giữa Ấn Độ và tổ chức
ASEAN trong thời gian tới.
Do khuôn khổ dung lượng của luận văn và hạn chế về thời gian, nên vấn đề
tác động của quan hệ Ấn Độ đến các nước trong ASEAN (Mianma, Thái Lan,

Xingapo, Việt Nam....) không nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu của một luận văn tốt nghiệp, đề tài tập trung
giải quyết những vấn đề sau:
- Phân tích thực trạng quan hệ trên lĩnh vực chính trị, an ninh giữa Cộng


7
hịa Ấn Độ và ASEAN, từ đó, rút ra những thành tựu, hạn chế của quan hệ chính
trị, an ninh giữa Ấn Độ với ASEAN từ năm 2002 đến 2016 và tác động của nó
đến Ấn Độ và ASEAN và dự báo những triển vọng của mối quan hệ này đối với
Ấn Độ và ASEAN.
4.2. Nhiệm vụ của luận văn
- Nghiên cứu những nhân tố tác động đến quan hệ hợp tác chính trị, an
ninh giữa Cộng hịa Ấn Độ và ASEAN
- Nghiên cứu mối quan hệ hợp tác trên lĩnh vực chính trị, an ninh giữa
Cộng hịa Ấn Độ và ASEAN
- Nghiên cứu những thành tựu và hạn chế của mối quan hệ Ấn Độ ASEAN; tác động mối quan hệ này đối với Ấn Độ và ASEAN và triển vọng của
mối quan hệ này.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Nguồn tài liệu tác giả sử dụng để nghiên cứu là các sách chuyên khảo, các
bài viết đăng trên các tạp chí, tài liệu tham khảo đặc biệt thông tấn xã Việt Nam,
các nguồn tài liệu từ tiếng nước ngoài dịch sang tiếng Việt, các luận văn thạc sĩ,
khóa luận tốt nghiệp, thơng tin trên mạng Internet.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đây là cơng trình nghiên cứu thuộc chuyên ngành lịch sử nên trước hết
tác giả sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Bên cạnh đó, tác giả
sử dung phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp trong q trình xử

lý tư liệu và triển khai đề tài.
Về phương pháp luận: Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa MácLênin, quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam để xem xét, đánh
giá sự kiện, hiện tượng lịch sử.


8
6. Đóng góp của luận văn
Đây là cơng trình nghiên cứu cụ thể thành tựu của quan hệ hợp tác chính
trị, an ninh giữa Cộng hịa Ấn Độ và ASEAN trong giai đoạn từ 2002-2016;
Nghiên cứu cụ thể những tác động của quan hệ Ấn Độ - ASEAN đối với
tình hình chính trị, an ninh khu vực Đơng Nam Á và Nam Á, những thách thức
và triển vọng trong hợp tác trên lĩnh vực chính trị, an ninh giữa Ấn Độ và
ASEAN.
Là tài liệu tham khảo bổ ích cho sinh viên, học viên sau đại học và những
người quan tâm đến quan hệ chính trị, an ninh giữa Ấn Độ và các nước ASEAN
trong những năm đầu thế kỷ XXI.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, bố cục của luận văn
gồm có ba chương:
Chương 1:

Những nhân tố tác động đến quan hệ chính trị, an ninh giữa
Cộng hịa Ấn Độ và Hiệp hội các nước Đông Nam Á
(ASEAN) từ năm 2002 đến năm 2016

Chương 2:

Quan hệ trên lĩnh vực chính trị, an ninh giữa Cộng hòa Ấn
Độ và Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) từ năm
2002 đến năm 2016


Chương 3:

Nhận xét về quan hệ chính trị, an ninh giữa cộng hịa Ấn
Độ với Hiệp hội các nước Đơng Nam Á (ASEAN) từ 2002
đến 2016


9
NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ CHÍNH TRỊ,
AN NINH GIỮA CỘNG HỊA ẤN ĐỘ VỚI HIỆP HỘI CÁC NƯỚC
ĐÔNG NAM Á (ASEAN) TỪ NĂM 2002 ĐẾN NĂM 2016
1.1. Bối cảnh thế giới và khu vực
1.1.1. Bối cảnh thế giới
Có thể nói rằng, kể từ khi giành độc lập (1947), chưa bao giờ mối quan hệ
chính trị, an ninh của Ấn Độ với Đông Nam Á lại có mơi trường quốc tế thuận
lợi như trong những năm đầu thế kỷ XXI.
Từ nửa sau thập niên 80 của thế kỉ XX, trên diễn đàn chính trị quốc tế xuất
hiện xu thế mới, chuyển từ đối đầu sang đối thoại. Với ưu thế vượt trội, Mỹ có
tham vọng chuyển về thế giới một cực do Mỹ lãnh đạo. Mặt khác, sự gia tăng ảnh
hưởng của Mỹ ở khu vực châu Á cũng làm cho nhiều nước lớn, trong đó có cả Ấn
Độ phải quan tâm, xem xét vị trí của mình trong khu vực này.
Sau Chiến tranh lạnh, mâu thuẫn giữa các nước lớn không lấy đối kháng
làm mục tiêu mà lại có xu hướng tìm kiếm sự hợp tác, thậm chí cịn thỏa hiệp và
nhân nhượng lẫn nhau, có thể hình dung “Cục diện an ninh thế giới hiện nay như
là kết quả của sự vận động, phát triển của mối quan hệ chính trị an ninh giữa
Mỹ, Nga và Trung Quốc với xu thế chủ đạo là hịa hỗn, hợp tác, nhân nhượng,
thỏa hiệp song song với đấu tranh, cạnh tranh nhau, kiềm chế lẫn nhau, nhưng

không dẫn đến đối đầu xung đột. Cục diện an ninh thế giới đến năm 2020 như
đại dương khơng có bão nhưng thường xuyên có sóng ngầm” [9; tr.104].
Chiến tranh lạnh kết thúc và sự sụp đổ trật tự hai cực Ianta (1989 - 1991)
đã tác động to lớn đến quan hệ quốc tế, các cường quốc khơng ngừng tìm kiếm
con đường, cách thức để từng bước xác lập vị thế của mình. Mỹ, quốc gia siêu


10
cường duy nhất cịn lại vẫn cố gắng duy trì sức mạnh hàng đầu thế giới, trong
khi đó các cường quốc khác muốn vươn lên nắm giữ vai trò lớn hơn trong quan
hệ quốc tế, một trật tự thế giới “nhất siêu đa cường” từng bước được hình
thành. Điều cần nhấn mạnh là trật tự này chủ yếu được xây dựng dựa trên cơ sở
kinh tế - chính trị chứ không phải dựa trên sự đối đầu về sức mạnh quân sự giữa
hai siêu cường Xô - Mỹ như trước đây, trong đó lấy phát triển kinh tế làm chiến
lược trọng tâm của mỗi quốc gia trở thành xu thế chủ đạo. Trong trật tự thế giới
mới, các nước đang và sẽ chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hòa hỗn, đa dạng
hóa và đa phương hóa quan hệ quốc tế phù hợp với xu thế hịa dịu trên tồn thế
giới. Bên cạnh đó, xu thế liên kết quốc tế, khu vực hóa, tồn cầu hóa đang ngày
càng trở thành xu thế áp đảo trong quan hệ kinh tế quốc tế; với sự ra đời của
hàng loạt tổ chức quốc tế, khu vực như: Liên minh châu Âu (EU), Khu vực mậu
dịch tự do Bắc Mỹ (MERCOSUR); Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Nhóm
BIRIC (Braxin, Ấn Độ, Nga, Trung Quốc)… Do đó, tính liên kết chặt chẽ hơn,
phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng gia tăng về nhiều mặt.
Mặt khác, thế giới ngày nay đang bước vào “kỷ nguyên số”, một “thế giới
phẳng” đang từng bước được hình thành và phát triển nhanh hơn. Trong thế giới
đó, các dịch vụ điện tử viễn thơng, cơng nghệ vũ trụ, sóng điện từ đã đưa loài
người kết nối lại gần nhau, các quốc gia trên thế giới liên kết với nhau bằng
mạng lưới thông tin dày đặc đã tạo nên tần suất quan hệ quốc tế rộng mở và
khơng có giới hạn. Hoạt động mạnh mẽ của các tập đoàn xuyên quốc gia, các tổ

chức phi chính phủ đã làm cho q trình ln chuyển hàng hóa trên thế giới diễn
ra một cách mau lẹ, với quy mô và tốc độ lớn đã làm cho các nền kinh tế dù lớn
hay nhỏ đều phụ thuộc chặt chẽ vào nhau, quy định, chi phối lẫn nhau trong các
mối quan hệ đa chiều, phức tạp. Điều này đã mở ra cơ hội to lớn cho quá trình
hội nhập và phát triển của các quốc gia dân tộc trên khắp thế giới, nhất là các


11
nước đang phát triển như Ấn Độ và các quốc gia ở Đông Nam Á.
Tuy nhiên, bên cạnh những dấu hiệu lạc quan về một thế giới mới với
nhiều tiến bộ khoa học - kỹ thuật hiện đại, các nhà tương lai học phân tích tình
hình tồn cầu khơng khỏi lo ngại về những bất ổn đang và sẽ xảy ra. Sự thiếu
hụt về thực phẩm, nước uống, ô nhiễm, các xung đột chính trị gay gắt, nạn bùng
nổ dân số hoặc hiện tượng đơ thị hóa một cách mất trật tự… là những mối lo
hàng đầu đối với nhiều chính phủ. Nền an ninh - chính trị thế giới vẫn diễn tiến
trong trạng thái phức tạp khó lường, nhiều điểm nóng trên thế giới ngày càng
xuất hiện và lan rộng. Sau chiến tranh Iraq, Afghanistan, là cuộc cách mạng
“Mùa xuân Ả rập” diễn ra tại châu Phi và Trung Cận Đông đã kéo một loạt quốc
gia tại lục địa đen vào vịng xốy chiến tranh đẫm máu như ở Lybia, Ai Cập,
Syria, Yemen… Ở châu Âu, cuộc khủng hoảng nợ công của nhiều quốc gia
thuộc khu vực đồng tiền chung, sự tách rời EU của nước Anh, đã đẩy tình hình
kinh tế lục địa này vào khủng hoảng, khó khăn và làm ảnh hưởng sâu sắc đến
tình hình kinh tế thế giới. Nước Mỹ, siêu cường duy nhất cũng có những dấu
hiệu của sự sụt giảm về kinh tế, theo sau đó là Nhật Bản, nền kinh tế được xem
là vững mạnh cũng gặp nhiều khó khăn sau động đất sóng thần, Trung Quốc
đang phát triển mạnh mẽ nhưng có những dấu hiệu khơng bền vững. Khu vực
Đơng Nam Á đang trên đà phát triển, trở thành một trong những khu vực năng
động nhất thế giới, tuy nhiên, sự bất ổn trong lòng các quốc gia tại khu vực này
khơng phải là nhỏ, ví dụ các cuộc bạo loạn ở Philippin, bất ổn chính trị tại Thái
Lan, tranh chấp biên giới giữa các quốc gia. Bên cạnh đó, vấn đề hạt nhân trên

bán đảo Triều Tiên và quan hệ Nam - Bắc Triều vẫn đang diễn biến phức tạp.
Vấn nạn khủng bố hiện nay cũng được xem là một nguy cơ nghiêm trọng đối
với an ninh của nhân loại, mặc dù cộng đồng quốc tế đã ra sức loại bỏ các nhóm
khủng bố cực đoan, song con số đó là rất nhỏ bé so với thực tế tồn tại của mạng
lưới phức tạp này.


12
Ngồi ra, xu thế tồn cầu hóa, khu vực hóa, liên minh quốc tế cũng tạo ra
những hệ lụy xấu cho cộng đồng thế giới, nhất là các quốc gia chậm phát triển.
Đói nghèo bệnh tật, hủy hoại mơi trường là những tác hại to lớn mà loài người
đang đối mặt trong khi đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội khơng tính đến việc
cân đối hài hịa mơi trường sống. Vấn đề an ninh quốc gia càng trở nên khó khăn
khi việc ngăn chặn các luồng tội phạm, hạn chế sự gia tăng của nguy cơ an ninh
phi truyền thống trong một mơi trường mà ở đó những quyền cơ bản của con
người và lợi ích số đơng không được tôn trọng và đảm bảo.
Như vậy, cục diện thế giới chủ yếu vẫn do các nước lớn chi phối song
các nước đang phát triển tiếp tục tăng cường hợp tác trên nhiều diễn đàn để bảo
vệ lợi ích chung. Xu thế của một thế giới mà tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các
quốc gia ngày càng đậm nét, q trình tồn cầu hóa đi đơi với khu vực hóa
diễn biến với nhịp độ ngày càng nhanh. Tình hình đó đặt các nước trước cả cơ
hội lẫn thách thức, trong đó các nước đang phát triển và chậm phát triển chịu
nhiều thách thức gay gắt hơn. Đồng thời nó cũng đặt sự phát triển của thế giới
trong một tổng thể với mối liên quan chặt chẽ và sự tác động lẫn nhau giữa chủ
thể này với chủ thể khác. Trong điều kiện cách mạng khoa học và công nghệ
đạt được những thành tựu vượt bậc, khơng ai có thể phủ nhận vai trị của các
nước cơng nghiệp phát triển cao, nhưng sự phát triển của nền kinh tế thế giới
như một tổng thể có được nếu khơng có sự tham gia tích cực của các nước
đang phát triển chiếm số đông trong cộng đồng các quốc gia dân tộc.
Những biến động to lớn của cục diện chính trị thế giới đã tác động sâu sắc

đến tình hình chính trị, kinh tế -xã hội của hầu hết mọi quốc gia dân tộc. Đó là
một cuộc chạy đua tồn cầu về nhiều mặt trong đó bao trùm lên tất cả là lĩnh vực
an ninh-chính trị. Trong bối cảnh các nước trên thế giới vừa đấu tranh vừa hợp
tác trong cùng tồn tại hịa bình, hợp tác trên lĩnh vực chính trị- an ninh giữa các
nước trong khu vực là một nhu cầu tất yếu.


13
1.1.2. Bối cảnh khu vực Nam Á và Đông Nam Á
Tại khu vực Nam Á, tình hình chính trị ln bất ổn do quan hệ căng thẳng
giữa Ấn Độ và Pakixtan. Hợp tác khu vực Nam Á (SAARC) phát triển chậm
chạp và kém hiệu quả khiến Ấn Độ khó có thể dựa vào tổ chức này, điều này
thúc đẩy Ấn Độ hướng tầm nhìn ra ngồi khu vực. Trong mối quan hệ với Trung
Quốc chừng nào Ấn Độ vẫn còn có ảnh hưởng ở Đơng Á thì nước này vẫn phải
đối mặt với sự khó chịu của Trung Quốc. Ai cũng biết chính sách “hướng Đơng”
của Ấn Độ đã tạo ra những tình huống cạnh tranh tiềm ẩn với Trung Quốc,
chẳng hạn ở Mianma, tại vịnh Bengal hoặc thậm chí ở Biển Đơng. Nhưng dù
sao thì Ấn Độ vẫn muốn duy trì một chính sách tránh để xảy ra các cuộc xung
đột với nước láng giềng lớn của mình.
Từ năm 2006, Ấn Độ cũng phải chịu những sức ép của Trung Quốc về các
vùng biên giới. Cùng với những yêu sách đang nổi lên của Trung Quốc về chủ
quyền khu vực Arunachal Pradesh, là những sự vi phạm thường xuyên của phía
Trung Quốc ở đường kiểm sốt thực tế từ cuối năm 2008, đã gây tổn hại đến chủ
quyền của Ấn Độ ở Giamu và Casơmia. Nhà cầm quyền Ấn Độ đã phản ứng
bằng cách ngừng hợp tác quân sự song phương trong một năm, bắt đầu vào mùa
hè năm 2010, và dọa sẽ xem xét lại lập trường của mình về vấn đề Tây Tạng nếu
Trung Quốc vẫn tiếp tục tranh chấp chủ quyền đối với Giamu và Casơmia của
Ấn Độ. Thái độ kiên quyết về ngoại giao này chỉ giảm bớt vào đầu năm 2012,
với cuộc họp sau nhiều lần bị trì hỗn, về vấn đề biên giới và thiết lập một cơ
chế trao đổi thông tin để giải quyết những hành động vi phạm đường kiểm soát

thực tế. Sẽ khơng thể hiểu được tình hình căng thẳng gắn liền với chính sách của
Ấn Độ ở Đơng Á và lập trường của nước này đối với Trung Quốc trong khu vực
rộng lớn này nếu người ta không thấy được tầm quan trọng của những gì đang
diễn ra trên vùng biên giới Himalaya, nhất là ở Giamu và Casơmia, nơi Ấn Độ
đang phải đối phó với cả Trung Quốc lẫn Pakixtan. Sở dĩ Ấn Độ thực hiện một
đường lối thận trọng trong những sự lựa chọn quốc tế lớn là do tính dễ bị tổn


14
thương về các đường biên giới giữa Ấn Độ với Trung Quốc. Đối với Ấn Độ,
thách thức là không để bị đẩy vào vai trò đối trọng với Trung Quốc hay động lực
chính trong chiến lược của Mỹ ở châu Á.
Trong khi đó, khu vực Đơng Nam Á, nằm trong vành đai châu Á - Thái
Bình Dương nơi tập trung những quốc gia có ưu thế về dân số, diện tích, tài
nguyên, đây cũng là khu vực tương đối ổn định so với các khu vực khác, chính
vì sự năng động và ổn định của khu vực đã thu hút sự chú ý tranh giành ảnh
hưởng và lợi ích giữa các nước lớn… Song ASEAN vẫn giữ được chiến lược
cân bằng với các nước lớn. Mỹ đang tăng cường sự hiện diện về quân sự ở Đông
Nam Á và lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền, chống
khủng bố, an ninh hàng hải để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước ở
khu vực này.
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung, Đơng Nam Á nói riêng
vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ có thể gây ra khủng hoảng chính trị và làm mất đi sự
hịa bình trong khu vực. Sự vươn lên mạnh mẽ của Trung Quốc bằng việc phô
trương sức mạnh ra bên ngồi đã làm cho tình hình Biển Đơng trở nên căng
thẳng, điều đó khiến các quốc gia trong khu vực thực hiện biện pháp bảo vệ chủ
quyền lãnh hải bằng q trình hiện đại hóa nền an ninh quốc phòng, tăng cường
tiềm lực quân sự, đặc biệt là sức mạnh của lực lượng hải quân nhằm đối phó với
Trung Quốc ở Biển Đơng. Vấn đề vũ khí hạt nhân của Triều Tiên vẫn là vấn đề
nóng, đe dọa an ninh, ổn định khu vực. Tại một số quốc gia Đông Nam Á như

Thái Lan, Philipin, Mianma… nền chính trị khơng được ổn định với các phong
trào đấu tranh giữa các phe phái chính trị diễn ra liên tục đã dấy lên sự lo ngại
cho toàn khu vực. Không những thế, khu vực này đang ngày càng lộ rõ sự cạnh
tranh quyền lực hết sức gay gắt của các nước lớn, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
Ngoài ra, sự đa dạng về thể chế chính trị, tơn giáo, văn hóa càng làm cho quan
hệ giữa các nước thêm phần phức tạp.
Trong bối cảnh trên, một số vấn đề của thời kì Chiến tranh lạnh đã từng


15
gây trở ngại và ảnh hưởng tới việc phát triển mối quan hệ chính trị, an ninh giữa
Ấn Độ với các nước Đông Nam Á đã được loại bỏ. Một hình ảnh ASEAN thân
phương Tây dưới con mắt Ấn Độ và một hình ảnh Ấn Độ thân Liên Xơ, thiên vị
cộng sản dưới con mắt của khối ASEAN cũ đã bị xóa nhịa, một giai đoạn mới
với nhiều triển vọng mở ra, đúng như một chuyên gia Ấn Độ nhận xét “ngày
nay, Ấn Độ và Đơng Nam Á nhìn về nhau một cách tích cực hơn có lẽ bất kì
thời điểm nào trong ba thập kỉ qua… Giờ đây Ấn Độ nhận thức được rằng vì lợi
ích của chính mình Ấn Độ phải thay đổi một cách kiên quyết và đầy ấn tượng để
tận dụng những cơ hội hơn là chờ đợi sự khởi đầu từ phía các nước Đơng Nam
Á” [2, tr.214].
Việc Ấn Độ can dự vào các thể chế ở khu vực Đông Nam Á sẽ tránh cho
Ấn Độ bị đẩy ra ngoài các “cuộc chơi” của khu vực này, cùng chia sẻ và giải
quyết các vấn đề toàn cầu, các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống,
tăng cường vai trò và ảnh hưởng tại vùng Biển Đông trọng yếu về mặt địa lý
chiến lược, ngoài ra sẽ kiềm chế Trung Quốc một quốc gia đang phát triển rất
nhanh và ngày càng mở rộng ảnh hưởng ra xung quanh, gây áp lực rất lớn lên
Ấn Độ.
Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, Ấn Độ thực hiện chính sách thực dụng
hơn, tập trung vào các mục tiêu kinh tế, giải quyết vấn đề biên giới, hạt nhân và
an ninh hàng hải. Theo đó, Ấn Độ tìm cách hịa dịu căng thẳng với Pakixtan, bình

thường hóa và cải thiện quan hệ với Trung Quốc, tăng cường quan hệ với Mỹ
nhằm tranh thủ Mỹ trong vấn đề hạt nhân và cơng nghệ quốc phịng.
Điểm đáng chú ý là, chủ nghĩa khủng bố quốc tế, các thế lực tôn giáo cực
đoan và chủ nghĩa ly khai dân tộc ở trong khu vực nhất là ở Trung và Nam Á
đang có xu hướng lan rộng, xuyên quốc gia, đe dọa đến an ninh của Đơng Nam
Á nói riêng và khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung.
Mơi trường quốc tế và khu vực sau Chiến tranh lạnh vừa có lợi vừa đặt ra
thách thức đối với mối quan hệ chính trị, an ninh của Ấn Độ với ASEAN. Xu


16
thế đối thoại, hợp tác và phát triển trong khu vực ngày càng tăng lên, làm cho
quan hệ ASEAN với các nước lớn trong đó có Ấn Độ ngày càng trở nên quan
trọng.
1.2. Tình hình kinh tế, xã hội, chính sách đối ngoại của Ấn Độ và
ASEAN từ năm 2002 đến năm 2016
1.2.1. Tình hình kinh tế, xã hội và chính sách đối ngoại của Ấn Độ từ
năm 2002 đến năm 2016
Ấn Độ là một quốc gia có lịch sử phát triển từ lâu đời với nền văn minh
sông Hằng, sông Ấn nổi tiếng thế giới. Nằm trong khu vực Nam Á, từ những
năm đầu thập kỉ 90 của thế kỷ XX đến nay, nhờ những cải cách tương đối mạnh
mẽ của các chính phủ Narasimha Rao, Atal Bihari Vajpayee, Manmohan Singh
và Narendra Modi, nền kinh tế Ấn Ðộ tăng trưởng với tốc độ nhanh và trở thành
một nền kinh tế lớn, đứng vào hàng ngũ các nước có GDP 1.000 tỉ USD của thế
giới.
Ấn Độ hiện được coi là nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất thế giới
với tốc độ tăng GDP 7,6% trong năm tài khóa 2015-2016, một “điểm sáng”
trong nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, những dấu hiệu lạc quan gần đây của kinh
tế Ấn Độ không chỉ là kết quả từ những nỗ lực của chính phủ mới do Thủ tướng
Narendra Modi đứng đầu mà cịn dựa trên nền tảng của q trình cơng nghiệp

hóa cùng với cuộc cải cách tự do hóa kinh tế mạnh mẽ do cựu Thủ tướng
Narasimha Rao phát động từ tháng 7/1991 đến nay. Có thể nói, đây là một cuộc
cải cách tồn diện nhằm điều chỉnh các chính sách kinh tế vĩ mô theo hướng vừa
mở cửa vừa tái cơ cấu kinh tế nhằm chuyển từ một nền kinh tế tập trung, quan
liêu, hướng nội với vai trò chủ đạo của nhà nước sang một nền kinh tế thị
trường, tự do hoá, mở cửa và nâng cao khả năng cạnh tranh của khu vực tư nhân
để từng bước tham gia vào nền kinh tế toàn cầu.
Nhờ cải cách tự do hóa một cách cơ bản và tồn diện, Ấn Độ đã thốt
khỏi tình trạng khủng hoảng, trì trệ để bước vào nền kinh tế tăng trưởng tương


17
đối nhanh và liên tục. Tốc độ tăng GDP đạt bình quân 7,5% trong giai đoạn từ
2002 đến 2012, lạm phát từ hai con số đã xuống còn dưới 5%. Nhờ đó, qui mơ
của nền kinh tế Ấn Độ đã tăng từ 274 tỉ USD (1991) lên 2,3 nghìn tỉ USD
(2016). Hiện nền kinh tế Ấn Độ được Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá là lớn
thứ 10 trên thế giới nếu tính theo tỷ giá so với đồng USD và đứng thứ ba thế
giới nếu tính theo sức mua tương đương (PPP) [6].
Đến nay, Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc công nghiệp trên
thế giới với tiềm lực mạnh về sản xuất và xuất khẩu phần mềm máy tính, năng
lượng hạt nhân, cơng nghệ sinh học, cơng nghệ nano, viễn thơng, đóng tàu và
hàng khơng. Nhờ cải cách và tự do hóa, một loạt tập đồn kinh tế có tên tuổi của
Ấn Độ như TATA, Reliance, Essar... đã ra đời, đóng góp tích cực cho phát triển
kinh tế trong nước đồng thời vươn ra nước ngoài bằng đầu tư trực tiếp hoặc sáp
nhập các công ty đối tác.
Một điểm đáng chú ý nữa là sự phát triển nhanh chóng của ngành dịch vụ,
ngành trở thành động lực tăng trưởng chính giúp Ấn Độ vượt trên các nền kinh
tế đang phát triển khác để có thể sánh ngang với các nước phát triển. Trong giai
đoạn 2001-2013, ngành dịch vụ đã tăng trưởng với tốc độ trung bình 8,1%,
chiếm gần 60% GDP và 32% giá trị xuất khẩu của nước này [6].

Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn cịn khơng ít khó khăn, thách thức trước mắt cũng
như lâu dài, đặc biệt là những vấn đề mang tính cơ cấu, địi hỏi Chính phủ phải
cải cách mạnh mẽ hơn nữa.
Khu vực quốc doanh đã được tái cơ cấu nhưng vẫn còn lớn và hoạt động
kém hiệu quả. Mặc dù Chính phủ đã từng bước nới lỏng các quy định nhằm tự do
hóa FDI trong nhiều ngành song mơi trường đầu tư kinh doanh ở quốc gia này vẫn
thiếu tính cạnh tranh do mơi trường pháp quy yếu, bộ máy hành chính quan liêu, trì
trệ, thủ tục rườm rà, triển khai dự án chậm, tệ tham nhũng...
Theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế Ấn Độ, kết quả “mở cửa” đã
rõ nhưng “tái cơ cấu” và tạo việc làm dường như chưa thành công, nhất là với tỷ


18
trọng ngành sản xuất chế tạo gần như giữ nguyên nên không tạo ra nhiều việc
làm mới và khiến nước này khó đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng GDP trên 8% như
mong muốn.
Mặt khác, tỉ trọng lao động giản đơn (phi chính thức) trong lực lượng lao
động cịn lớn, năng suất và sức cạnh tranh còn thấp, chưa kể sự tham gia của lao
động nữ còn hạn chế. Khu vực nông nghiệp là nguồn thu nhập trực tiếp hoặc gián
tiếp của khoảng 2/3 dân số song vẫn trong tình trạng lạc hậu, năng suất thấp và
thường xuyên chịu tác động của thời tiết thất thường... Trong khi đó, một số ngành
công nghiệp và dịch vụ phát triển cao lại không phải là ngành tạo nhiều việc làm nên
tỷ lệ thất nghiệp nói chung vẫn cao. Ngồi ra, quốc gia sơng Hằng vẫn bị coi là một
trong những thị trường có nhiều hàng rào bảo hộ mậu dịch (thuế và phi thuế) so với
các nước trong khu vực.
Đặc biệt, ngoài những bất ổn tiềm tàng về an ninh nội bộ cũng như trong
khu vực, Ấn Độ còn phải đối mặt với một áp lực xã hội lớn do dân số đông và
tăng nhanh, trong đó trên 1/3 dân số vẫn cịn sống trong nghèo đói và khoảng
cách giàu nghèo ngày càng tăng [6]. Ấn Độ vẫn được xếp vào nhóm các nước có
thu nhập trung bình thấp. Tại các thành phố, vấn đề dân cư quá tải, thiếu điện,

nước, ô nhiễm môi trường, ách tắc giao thông vẫn thường xuyên xảy ra. Sự phát
triển không đều giữa các bang, mâu thuẫn tơn giáo, đẳng cấp cịn tồn tại cùng
một số hủ tục, tâm lý thói quen ăn sâu trong dân chúng vẫn là những lực cản
không nhỏ đối với sự phát triển của Ấn Độ. Trước những thách thức trên, ngay
sau khi nhậm chức vào tháng 5/2014, Thủ tướng N. Modi đã cho triển khai một
số biện pháp chống tham nhũng, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trong
nước, tăng đầu tư cơng, tăng quyền tiếp cận tài chính cho người dân, tái cơ cấu
một số ngành và bỏ dần một số loại trợ cấp, đưa ra một số đợt nới lỏng qui định
về FDI và các dự luật quan trọng để đẩy mạnh cải cách, trong đó có dự luật đồng
nhất Thuế Hàng hóa và Dịch vụ (GST) trên toàn Ấn Độ dự kiến sẽ được triển
khai từ ngày 01/4/2017.


×