Tải bản đầy đủ (.docx) (94 trang)

QUAN HỆ VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á DƯỚI TRIỀU LÝ – TRẦN (1009 – 1400)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 94 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngoại giao là một hoạt động quan trọng, xuyên suốt quá trình phát
triển của lịch sử Việt Nam. Dưới chế độ phong kiến, các mối quan hệ của
Việt Nam chủ yếu là với các nước có sự gần gũi về mặt lãnh thổ. Triều Lý
– Trần (1009 - 1400), Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ với các nước
trong khu vực Đông Nam Á. Thơng qua tìm hiểu các mối quan hệ giữa Việt
Nam với các nước Đơng Nam Á góp phần hiểu thêm về tình hình Việt Nam
và khu vực Đơng Nam Á trong các thế kỉ XI – XIV.
Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV, các quốc gia trong khu vực Đông Nam
Á từng bước được củng cố và tiến hành mở rộng ảnh hưởng của mình ra
bên ngồi, trong đó có việc thiết lập mối quan hệ với Việt Nam. Đặc biệt,
trong thời gian này, cả ba vương quốc mới được thống nhất và định hình ở
Đơng Nam Á lục địa là Đại Việt, Chiêm Thành và Chân Lạp lại có vị trí
liền kề về mặt lãnh thổ. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nước
thiết lập mối quan hệ với nhau trên nhiều lĩnh vực trong quá trình xây dựng
và phát triển đất nước.
Trong quan hệ của Việt Nam với các nước trong khu vực Đông Nam
Á dưới triều Lý – Trần (1009 - 1400), Việt Nam ln chủ trương hiện
chính sách giao hảo, thân thiện với các quốc gia này để tránh chiến tranh,
bảo vệ vững chắc chủ quyền dân tộc. Bên cạnh đó, nhà nước Đại Việt dưới
triều Lý – Trần cũng tiến hành ngăn chặn các âm mưu, hành động quấy
rối, xâm chiếm của các nước láng giềng như Chiêm Thành, Chân Lạp, Ai
Lao... nhằm bảo vệ vững chắc vùng biên giới phía Nam và phía Tây của Tổ
quốc.

1



Tuy nhiên, mối quan hệ của Việt Nam với các nước Đông Nam Á
dưới triều Lý – Trần (1009 - 1400) vẫn còn là một khoảng trống chưa được
các nhà sử học quan tâm nghiên cứu. Với những lý do trên, tôi chọn đề tài:
“Quan hệ Việt Nam với các nước Đông Nam Á dưới triều Lý - Trần
(1009 - 1400)” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
* Trước thế kỉ XX
Tác phẩm đầu tiên đề cập đến quan hệ của Việt Nam với các nước
Đông Nam Á dưới triều Lý – Trần được viết trước thế kỉ XX là “Việt sử
lược” do một nhà sử học khuyết danh biên soạn dưới thời triều Trần (1226
- 1400), sau này được Trần Quốc Vượng phiên dịch và chú giải. Tác phẩm
này chỉ gồm 3 quyển nhưng đã đề cập đến mối quan hệ của Việt Nam với
các nước Đông Nam Á dưới triều Lý (1009 - 1225) trong hai quyển 2 và 3
thông qua lối chép sử biên niên. Các sự kiện thể hiện mối quan hệ này được
sử gia chép lại tương đối tỉ mỉ về cả mối quan hệ chính trị, kinh tế và văn
hóa. Tuy nhiên, tác giả chưa ghi chép lại được quan hệ của Việt Nam với
các nước Đông Nam Á dưới triều Trần.
Tác phẩm thứ hai đề cập đến quan hệ của Việt Nam với các nước
Đông Nam Á dưới triều Lý – Trần là bộ sử “Đại Việt sử kí tồn thư” do
Ngơ Sĩ Liên và các sử thần nhà Lê biên soạn và hoàn thành vào năm 1697
dưới triều vua Lê Huyền Tơng. Tồn bộ các hoạt động liên quan đến mối
quan hệ của Việt Nam với các nước Đông Nam Á dưới triều Lý – Trần
được phản ánh trong Bản kỷ toàn thư từ quyển số 2 đến quyển số 8, chia
thành hai mục rõ ràng: Kỷ nhà Lý và Kỷ nhà Trần. Tác phẩm đã này được
viết theo lối biên niên theo từng triều vua. Khi viết về mối quan hệ đầu tiên
được thiết lập giữa Đại Việt với các nước Đông Nam Á, Ngô Sĩ Liên viết:
“Tân Hợi, năm thứ 2 (1011) (Tống, Đại Trung Tường Phù năm thứ 4)…
nước Chiêm Thành dâng sư tử… Nước Chân Lạp đến cống” [38;162]. Tác
phẩm cũng đề cập đến những hoạt động thông hiếu khác cũng như các cuộc
xung đột, các hoạt động giao thương, giao lưu văn hóa của Việt Nam với

2


các nước trong khu vực dưới triều Lý – Trần (1009 - 1400). Tuy nhiên, tác
phẩm chưa xâu chuỗi được các sự kiện trong mối quan hệ của Việt Nam
với các nước thành một hệ thống cụ thể.
Tác phẩm “Đại Việt sử kí tiền biên” do tác giả Ngơ Thì Sĩ biên soạn
được khắc in năm 1800 dưới triều nhà Tây Sơn cũng đã đề cập đến mối
quan hệ Việt Nam với các nước Đông Nam Á dưới triều Lý – Trần với các
sự kiện thông hiếu, xung đột... cụ thể qua từng đời vua Lý – Trần. Tuy
nhiên, tác phẩm chủ yếu xoay quanh vấn đề ngoại giao chính trị. Các yếu tố
ngoại giao kinh tế, văn hóa ít được đề cập. Trong cuộc kháng chiến chống
quân Mông - Nguyên lần thứ hai (1285), một bộ phận người Chiêm Thành
theo quân Mông - Nguyên, vua Trần bắt được đã sai người đưa về nước.
Ngơ Thì Sĩ viết: “Tướng nước Chiêm Thành là bọn Bà Lậu Kê Na Liên tất
cả 30 người vì đi theo Toa Đơ nên bị bắt. Vua sai Trung phẩm phụng ngự
là Đặng Du Chi đưa họ về nước” [53;370]. Tác phẩm cũng viết theo thể
biên niên, chủ yếu liệt kê các sự kiện hòa hiếu, xung đột của Việt Nam với
các nước Đông Nam Á chứ chưa đề cập đến bối cảnh, nguyên nhân diễn ra
các hoạt động ngoại giao đó dưới triều Lý – Trần.
Từ năm 1856 đến năm 1881, Quốc sử quán triều Nguyễn đã biên
soạn bộ sử “Khâm định Việt sử thông giám cương mục”. Trong tác phẩm
có đề cập đến những sự kiện liên quan đến quan hệ Việt Nam với các nước
Đông Nam Á dưới triều Lý – Trần (1009 - 1400) ở phần chính biên (từ
quyển số 2 đến quyển số 11) trên cả lĩnh vực thông hiếu, xung đột, giao
thương và giao lưu văn hóa. Khi trình bày về việc nước Chân Lạp sang
cống vua triều Lý, các sử gia triều Nguyễn viết: “Nước Chân Lạp ở phía
Nam nước Chiêm Thành, khoảng niên hiệu Thuận Thiên (1010 - 1026), tất
cả có bốn lần sang triều cống Đại Việt” [52;290]. Tuy nhiên, các sự kiện
về quan hệ giữa Việt Nam với các nước Đông Nam Á vẫn chưa được biên

soạn thành hệ thống mà đan xen với các sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội
trong nước.
3


Nhìn chung, các tác phẩm do các sử gia phong kiến Việt Nam biên
soạn chủ yếu biên soạn về các sự kiện thể hiện mối quan hệ hòa hiếu, xung
đột của Việt Nam với các nước Đông Nam Á dưới triều Lý – Trần mà chưa
đề cập đến bối cảnh lịch sử, nguyên nhân diễn ra các hoạt động đó. Tuy
vậy, đây chính là nguồn tư liệu gốc cung cấp nhiều dẫn chứng quan trọng
cho tác giả khi nghiên cứu đề tài này.
* Từ thế kỷ XX đến nay
Năm 1919, Trần Trọng Kim hoàn thành tác phẩm “Việt Nam sử
lược”. Năm 1953, tác phẩm được Nxb Tân Việt, Sài Gòn in lần thứ năm có
chỉnh sửa và hồn thiện hơn. Tuy biên soạn theo từng triều đại nhưng tác
giả không theo trình tự thời gian mà theo từng nội dung lớn, trong đó có
nhiều ghi chép, đánh giá các sự kiện liên quan đến mối quan hệ Việt Nam
với các nước Đông Nam Á dưới triều Lý – Trần. Đề cập đến hành động
trấn áp của Việt Nam với Chiêm Thành dưới triều Lý – Trần, trong mục
“Đánh Chiêm Thành”, Trần Trọng Kim viết: “Thái Tông lên làm vua đa
hơn 15 năm mà Chiêm Thành không chịu thông sứ và lại quấy nhiễu ở mặt
bể. Thái Tông bèn sắp sửa binh thuyền sang đánh Chiêm Thành” [34;92].
Trong cuốn “Lược sử ngoại giao Việt Nam các thời trước” do tác
giả Nguyễn Lương Bích xuất bản năm 1996 đã nghiên cứu chi tiết về tình
hình ngoại giao Việt Nam trong lịch sử. Tuy nhiên, đối với quan hệ của
Việt Nam với các nước Đông Nam Á dưới triều Lý – Trần, ông mới dừng
lại ở việc nghiên cứu quan hệ giữa triều Trần với nước Chiêm Thành, mà
chưa chú ý đến các quốc gia khác trong khu vực.
Trong cơng trình “Vương triều Lý” của tác giả Nguyễn Quang Ngọc
(chủ biên) xuất bản năm 2010 đã tập hợp nhiều bài viết, bài báo cáo khoa

học của các nhà nghiên cứu lịch sử đề cập đến mối quan hệ của Việt Nam
với các nước Đông Nam Á dưới triều Lý. Khi đề cập đến nguyên nhân hình
thành mối quan hệ của Việt Nam với các nước Đông Nam Á dưới triều Lý,
trong bài: “Đại Việt thời Vương triều Lý trong quan hệ khu vực”, tác giả
Lương Ninh có viết: Bước vào thế kỉ XI, cả ba vương quốc phong kiến mới
4


thống nhất, định hình ở Đơng Nam Á lục địa, lại đứng sát cạnh nhau, là
Đại Việt, Chiêm Thành/Chămpa và Campuchia… Ở cạnh nhau thì đương
nhiên, liên quan với nhau về nhiều mặt” [43;792].
Ngoài ra, chúng ta cũng phải kể đến những bài viết nghiên cứu về
quan hệ ngoại giao của Việt Nam như: tác giả Nguyễn Văn Kim với bài
viết Vị thế đối ngoại của Thăng Long - Đại Việt với các quốc gia Đông
Nam Á thời Lý – Trần, đăng trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 7/2010.
Trong bài viết tác giả đã phác thảo những nét lớn về mối quan hệ hòa hiếu
của Việt Nam với các nước Đông Nam Á dưới triều Lý – Trần. Tác giả
cũng đưa ra nhận xét rằng khu vực Đông Nam Á có mối quan hệ đa dạng,
đa chiều và được thực hiện ở nhiều cấp độ khác nhau. Triều đại Lý – Trần
luôn thể hiện rõ ý thức về nền độc lập, tự chủ và khát vọng vươn lên khẳng
định vị thế của mình trong khu vực. Dưới triều Lý – Trần, nhiều quốc gia
láng giềng đã chủ động tìm đến đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
“Những mối quan hệ bang giao đó là điều kiện thuận lợi để chính quyền
Thăng Long có thể giữ vững được sự ổn định về chính trị trong nước, thiết
lập, củng cố các mối bang giao quốc tế và phát triển kinh tế đối ngoại”
[35;24].
Như vậy, qua các cơng trình nghiên cứu về mối quan hệ Việt Nam
với các nước Đông Nam Á, tác giả thấy rằng mối quan hệ Việt Nam với
các nước Đông Nam Á dưới triều Lý – Trần (1009 - 1400) đã được nghiên
cứu ở nhiều mức độ khác nhau. Tuy nhiên các cơng trình trên chưa hệ

thống được bối cảnh lịch sử, diễn biến của các mối quan hệ Việt Nam với
các nước trong khu vực Đông Nam Á dưới triều Lý – Trần (1009 - 1400).
Trên cơ sở kế thừa những thành tựu trên, tác giả tiếp tục nghiên cứu, tìm
hiểu và làm rõ hơn về bối cảnh lịch sử cũng như mối quan hệ bang giao,
kinh tế - văn hóa của Việt Nam với các nước Đông Nam Á dưới triều Lý –
Trần (1009 - 1400).
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.

Đối tượng nghiên cứu
5


Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quan hệ của Việt Nam với các các
quốc gia Đông Nam Á trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa dưới
triều Lý – Trần (1009 - 1400).
3.1.

Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian của đề tài là: thời gian diễn ra các hoạt động liên
quan đến mối quan hệ Việt Nam với các các quốc gia Đông Nam Á dưới
triều vua Lý – Trần từ năm 1009 đến năm 1400.
Phạm vi khơng gian: khơng gian nghiên cứu của khóa luận giới hạn
trên lãnh thổ Việt Nam dưới sự cai trị của triều Lý (1009 – 1225) và triều
Trần (1226 – 1400) và các nước trong khu vực Đông Nam Á trong các thế
kỉ XI – cuối thế kỉ XIV.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của khóa luận là tái hiện lại các mối quan hệ
của Việt Nam với các quốc gia Đông Nam Á dưới triều Lý – Trần từ năm

1009 đến năm 1400.

4.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề thực hiện được mục đích trên, khóa luận thực hiện những nhiệm
vụ sau: Khái quát bối cảnh lịch sử khu vực Đông Nam Á và Việt Nam; các
mối quan hệ của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á
dưới triều Lý – Trần (1009 - 1400) trên các lĩnh vực: thông hiếu và xung
đột, giao thương và giao lưu văn hóa.

5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1.

Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu đầu tiên đó là các tác phẩm sử học do các sử gia phong
kiến Việt Nam biên soạn. Ví dụ như: Việt sử lược, Đại Việt sử kí tồn thư,
Đại Việt sử kí tiền biên, Khâm định Việt sử thông giám cương mục,…
Những tác phẩm này là nguồn tư liệu đặc biệt quan trọng để tác giả tiến
hành các khai thác các sự kiện liên quan đến quan hệ Việt Nam với các
nước Đông Nam Á dưới triều Lý – Trần (1009 - 1400).
6


Bên cạnh đó, các cơng trình chun khảo về mối quan hệ Việt Nam
với các nước Đông Nam Á dưới triều Lý – Trần (1009 - 1400) như sách,
báo cũng là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng.
5.2.

Phương pháp nghiên cứu

Nguồn tư liệu cơ bản mà tác giả khai thác trong quá trình nghiên cứu
quan hệ Việt Nam với các nước Đông Nam Á dưới triều Lý – Trần (1009 1400) là nguồn tài liệu thành văn nên tác giả đặc biệt coi trọng phương
pháp làm việc với tư liệu gốc.
Bên cạnh đó, tác giả cịn sử dụng phương pháp thống kê nhằm hệ
thống các sự kiện lên quan đến mối quan hệ Việt Nam với các nước Đông
Nam Á dưới triều Lý – Trần (1009 - 1400). Đây là phương pháp nghiên
cứu hỗ trợ tác giả nhận thức được khái quát nhất những nét chính trong các
mối quan hệ thông hiếu, xung đột cũng như các mối Quan hệ kinh tế và
giao lưu văn hóa. Từ đó, đưa ra những phân tích cụ thể hơn về các mối
quan hệ đó.

6. Đóng góp của khóa luận
Thứ nhất, khóa luận đã thống kê, tập hợp một cách đầy đủ về quan
hệ của Việt Nam với các nước trong khu vực Đông Nam Á dưới triều Lý –
Trần (1009 - 1400) trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa.
Thứ hai, khóa luận đã bổ sung thêm nguồn tư liệu nghiên cứu về vấn
đề mối quan hệ của Việt Nam với các nước Đơng Nam Á thời phong kiến
nói chung và triều Lý – Trần (1009 - 1400) nói riêng. Đó cũng là nguồn tư
liệu quan trọng phục vụ cho quá trình học tập, nghiên cứu và giảng dạy về
quan hệ Việt Nam với các nước Đông Nam Á dưới triều Lý – Trần (1009 1400).
7.

Bố cục khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
chính của khóa luận bao gồm 3 chương:
Chương 1: Bối cảnh lịch sử khu vực Đông Nam Á và Việt Nam từ
thế kỉ XI đến cuối thế kỉ XIV
7



Chương 2: Quan hệ Việt Nam với các nước Đông Nam Á dưới triều
Lý (1009 - 1225)
Chương 3: Quan hệ Việt Nam với các nước Đông Nam Á dưới triều
Trần (1226 - 1400)
NỘI DUNG
Chương 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ VIỆT NAM VÀ KHU VỰC ĐÔNG
NAM Á TỪ THẾ KỈ XI ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIV
1.1. Bối cảnh lịch sử Việt Nam thế kỉ XI - XIV
Thế kỉ X, sau chiến thắng Bạch Đằng (938), Việt Nam bước vào thời
kỳ độc lập, tự chủ. Các triều Ngô, Đinh, Tiền Lê là thời kỳ lịch sử được coi
là “bản lề” của dân tộc. Chỉ trong một thời gian ngắn (938 - 1009), tình
hình chính trị Việt Nam có nhiều biến đổi với việc các vương triều thay
nhau cầm quyền. Từ thế kỉ XI - XIV, Việt Nam bước vào thời kỳ phong
kiến phát triển mạnh mẽ với tồn tại kéo dài hàng trăm năm của hai vương
triều phong kiến là Vương triều Lý (1009 - 1225) và Vương triều Trần
(1226 - 1400). Cả hai vương triều phong kiến Lý – Trần đều đã ban hành
nhiều chính sách về chính trị, kinh tế, văn hóa nhằm xây dựng một quốc gia
vững mạnh. Trên thực tế, những chính sách đó đã mang lại những thành
công nhất định trong việc xây dựng đất nước. Tiềm lực kinh tế, quốc phòng
của Đại Việt ngày càng được củng cố và tăng cường. Đây là cơ sở vô cùng
quan trọng để các vương triều tiến hành các hoạt động ngoại giao độc lập
và tự chủ với các quốc gia khác.
* Việt Nam dưới triều Lý (1009 - 1225)
Vương triều Lý được thành lập từ năm 1010. Vua Lý Thái Tổ đã dời
đô từ Hoa Lư ra thành Đại La, sau đổi tên là thành Thăng Long. Năm 1054,
đổi tên nước là Đại Việt. Từ đó vua Lý ra sức xây dựng, làm hoàn thiện
dần bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, xây
dựng các bộ luật thành văn, xây dựng củng cố khối đoàn kết dân tộc, đồng
thời, ra sức củng cố lực lượng quốc phòng vững mạnh.
8



Về tổ chức hành chính và bộ máy nhà nước: quan chế của nhà nước
dưới triều Lý có quy củ, chặt chẽ hơn các triều đại trước. Đứng đầu nhà
nước là Hoàng đế, giúp việc cho Hoàng đế là các chức quan Tam thái (Thái
sư, Thái phó, Thái bảo), Thái úy... cùng các chức quan chuyên trách giúp
vua quản lý mọi mặt của đất nước như: khu mật sứ, ngự sử đài, hành
khiển... Năm 1097, triều Lý cho biên soạn và ban hành Hội điển, quy định
các phép tắc chính trị, tổ chức bộ máy quan lại. Từ đó, quy chế tổ chức
hành chính và quan lại được xác lập một bước, thể hiện bước tiến rõ rệt của
giai cấp thống trị trong việc quản lí xã hội, đất nước. Các quan lại có cơng
với đất nước được thưởng thực phong, thực ấp. Sang triều Trần, tổ chức bộ
máy quan lại ở trung ương có bước hồn thiện hơn triều Lý.
Về tổ chức bộ máy hành chính địa phương: cả nước được chia thành
24 lộ, dưới lộ là huyện, hương. Bên cạnh đó cịn đặt ra một số trại, châu đối
với những vùng xa đổi làm phủ. Đứng đầu phủ có chức tri phủ, tri phủ sự,
phán phủ sự phụ trách. Triều Lý, các quan lại đều xuất thân từ tầng lớp quý
tộc, vua Lý cũng giao cho các hoàng tử đi trấn trị ở các địa phương.
Về pháp luật, “pháp luật triều Lý nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà
nước trung ương tập quyền, của giai cấp thống trị, trước hết là nhà vua;
củng cố chế độ đẳng cấp, hạn chế sự bành trướng thế lực của bọn quan
liêu quý tộc, bảo vệ nguồn bóc lột của Nhà nước” [53;100]. Năm 1042,
triều Lý cho biên soạn và ban hành bộ luật Hình thư, đây là bộ luật thành
văn đầu tiên của nhà nước quân chủ Việt Nam. Bộ Hình thư ra đời thay thế
cho các quy chế, luật lệ, chiếu chỉ trước đó, nhìn chung rất nghiêm khắc
trong việc giữ gìn phép nước nhằm phát triển sản xuất, củng cố thống nhất
quốc gia, ổn định trật tự xã hội, góp phần củng cố nhà nước trung ương tập
quyền vững mạnh. Bên cạnh đó, pháp luật triều Lý đã có những mặt tích
cực như coi trọng và quan tâm đến đời sống của con người, thể hiện tinh
thần nhân ái trong pháp trị, tiêu biểu là dưới triều Lý Thánh Tơng (1054 1072) đã giảm nhẹ luật hình, xây dựng đất nước hịa bình, thịnh trị.

9


Về quân đội, quân đội triều Lý đã đạt đến trình độ tổ chức và huấn
luyện khá cao; được phiên chế thành các đơn vị: quân, vệ và cơ đội, bao
gồm các binh chủng như bộ binh, thủy binh, kỵ binh và tượng binh. Trang
bị quân đội, ngoài các loại vũ khí bạch binh thơng thường như giáo mác,
cung nỏ, kiếm, khiên… cịn có thêm máy bắn đá [43;781].
Việc tuyển mộ binh lính được triều Lý quy định khá chặt chẽ “hàng
năm, vào mùa xuân, các xa quan phải lập sổ hộ tịch của xa mình kê khai
nhân số xếp theo từng hạng… tất cả đinh nam từ 18 tuổi trở lên đều được
biên vào cuốn sổ màu vàng thì được gọi là hồng nam, 20 tuổi trở lên thì
được gọi là đại hoàng nam” [68;12].
Cấm quân, sương quân và bộ phận túc vệ quân là hệ thống quân
thường trực do triều đình triều Lý trực tiếp quan lí với chức năng chủ yếu
là bảo vệ kinh thành, ngoài ra còn thực thi các nhiệm vụ khác theo chức
trách riêng của từng loại quân, từng đơn vị. Cấm quân (bảo vệ hoàng cung
và nhà vua) gồm 10 vệ gọi là Điện tiền cấm quân, về sau, từ 1059, Lý
Thánh Tông chia thành 16 vệ, với tổng số quân khoảng 3.200 người, do
một viên thiếu úy đứng đầu. Ngoài cấm quân, ở các địa phương, các lộ,
phủ, châu đều có lực lượng quân sự riêng. Đó là quân do các quan lại địa
phương tổ chức, chỉ huy, có thể đó là các vương tôn, quý tộc... Triều Lý
cho phép họ tuyển đinh tráng trong địa phương và cai quản binh trong lộ,
trong phủ đệ của mình, nhưng họ phải chịu sự chỉ đạo chung của trung
ương và có thể được huy động khi có chiến sự.
Việc trang bị, huấn luyện tướng lĩnh, quân sĩ cũng được triều Lý chú
trọng. Cung tên, đao, kiếm, voi, ngựa, thuyền là vũ khí, phương tiện cơ
động quân sự được sử dụng chính. Điện Giảng Võ, bãi Xạ Đinh (phía Nam
thành Thăng Long) là nơi vua tôi triều Lý học tập binh pháp, luyện tập võ
nghệ. Tháng 10 năm 1130, triều Lý tổ chức một cuộc duyệt binh lớn ở điện

Thiên Linh [52;387].
Vương triều Lý thi hành chính sách “ngụ binh ư nơng”, chia đội
qn thường trực được chia thành 5 phiên, luân phiên nhau về cày cấy
10


nhằm vừa bảo vệ đảm bảo sản xuất nông nghiệp, vừa đảm bảo số quân
thường trực cần thiết trong quân đội, vừa có được lúa gạo dự trữ cho nhiều
năm.
Về hoạt động đối ngoại, các vua triều Lý ln có mong muốn giữ gìn
đất nước thái bình, thịnh trị. Do đó, với lực lượng qn đội ngày càng được
hồn thiện đã giúp cho việc bảo vệ và củng cố biên thùy phía Bắc, Tây và
Nam của triều Lý trở nên dễ dàng hơn. Triều Lý thực hiện hòa hiếu với nhà
Tống đồng thời cũng thể hiện ý chí kiên quyết giữ vững độc lập, tự chủ của
mình. Trong cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược (1075 - 1077), trước
tình hình nhà Tống lôi kéo các nước Chân Lạp và Chiêm Thành vào công
cuộc xâm lược Đại Việt, các vua triều Lý kiên quyết đấu tranh, đánh tan
quân xâm lược Tống và phá tan âm mưu hỗ trợ nhà Tống xâm lược Đại
Việt của các nước Chân Lạp và Chiêm Thành.
Về kinh tế, triều Lý rất chú trọng đẩy mạnh phát triển kinh tế nơng
nghiệp bằng nhiều chính sách và biện pháp khuyến nông như xuống chiếu
cho những người phiêu tán về quê làm ăn, hoặc chiêu tập khai hoang lập
điền trang, thực hiện chính sách ngụ binh ư nơng trong quân đội, thực hiện
chính sách khai hoang lập đồn điền, cấm bn bán hồng nam làm nơ tỳ…
Nhà nước cũng rất chú ý bảo vệ ruộng đất công làng xã khỏi xu hướng tư
hữu hóa, đắp đê phịng lụt, đào sông, kênh để chống úng hạn, thành lập các
cơ quan chuyên trách về đê điều như Hà đê sứ có các chức Hà đê chánh
phó sứ trơng coi. Năm 1077, triều Lý cho đắp sông Như Nguyệt; năm
1103, ra lệnh đắp đê ngăn nước lụt; năm 1108, đắp đê Cơ Xá (đê sơng
Hồng). Nhờ có những biện pháp và chính sách khuyến nơng tích cực nói

trên, nền kinh tế nơng nghiệp dưới triều Lý nói chung khá phát triển, nhiều
năm được mùa lớn, đời sống nhân dân ổn định. Mặt khác, sự phát triển ổn
định của nền kinh tế nông nghiệp đã góp phần quan trọng trong việc các
vương triều quyết định chính sách ngoại giao của nhà nước Đại Việt dưới
triều Lý (1009 - 1225). Thủ công nghiệp nhà nước cũng như thủ công
nghiệp dân gian đều phát triển. Nhà nước mở rộng các quan xưởng gọi là
11


Cục bách tác chuyên chế tạo binh khí, đồ tranh sức, đóng thuyền, đúc tiền,
đúc chng, xây dựng cung điện, đền đài cho nhà nước. Thủ công nghiệp
dân gian bao gồm nhiều loại hình như các làng, các phường thủ công
quanh các thị trấn lớn và các nghề phụ gia đình. Nghề chăn tằm, ươm tơ,
dệt lụa, làm đồ gốm, xây dựng đền đài, nhà cửa… rất phát triển. Ngoài ra,
nghề làm đồ trang sức bằng vàng, bạc, nghề làm giấy, khắc in bản gỗ, đúc
đồng, rèn sắt, nhuộm vải... đều phát triển. Nghề khai mỏ (vàng, bạc, đồng)
đã bước đầu có sự phát triển. Như vậy, nền nơng nghiệp phát triển đã tác
động đến thủ công nghiệp và thương nghiệp có bước phát triển hơn thời kì
trước.
Nơng nghiệp và thủ công nghiệp phát triển dẫn đến việc buôn bán
trong nước cũng phát đạt. Khắp nơi trong cả nước, chợ lớn, chợ nhỏ mọc
lên. Số lượng chợ tương đối nhiều, có lẽ mỗi huyện cũng có vài chợ, xóm
làng nào cũng có chợ, hàng hóa đa dạng. Bên cạnh các chợ là những thành
thị, phố xá.
Nhà nước cho đúc tiền đồng để tiện việc trao đổi; các đơn vị đo
lường cũng được thống nhất; việc đắp đường, làm cầu, nạo vét, đào sơng
ngịi được tiến hành để thuận lợi trong việc giao thông, buôn bán. Lái buôn
Trung Quốc và Việt Nam hình thành những địa điểm để bn bán, gọi là
Bạc dịch trường (ở trại Vĩnh Bình và trại Hồnh Sơn). Thương nhân các
nước trong khu vực Đông Nam Á cũng đến buôn bán ở các cửa sông, cửa

biển Đại Việt.
Như vậy, sự phát triển ổn định về tình hình chính trị, kinh tế, nhất là
kinh tế nơng nghiệp vừa là kết quả của những chính sách tích cực, sáng
suốt của các vương triều Lý; đồng thời tác động tích cực đến sự ổn định
của nền chính trị, xã hội thời bấy giờ. Kinh tế phát triển ổn định cũng tác
động tích cực đến những mối quan hệ kinh tế, chính trị và văn hóa của Việt
Nam với các nước trong khu vực Đông Nam Á dưới triều Lý (1009 –
1225).
* Việt Nam dưới triều Trần (1226 - 1400)
12


Về tổ chức hành chính và bộ máy nhà nước: tổ chức bộ máy quan lại
riều Trần ở trung ương có bước hồn thiện hơn Triều Lý. Khác với Triều
Lý, triều Trần có chế độ thái thượng hồng (cha) nhưng vẫn cùng vua (con)
trơng coi chính sự. Nhìn chung bộ máy quan lại ở cấp trung ương dưới
triều Trần được tổ chức có quy củ và đầy đủ hơn so với triều Lý, song vẫn
được cấu trúc theo ba cấp: trung ương, cấp hành chính trung gian, cấp hành
chính cơ sở. Về tổ chức bộ máy hành chính địa phương: cả nước được chia
thành 12 lộ (từ năm 1242). Dưới lộ, phủ là châu, huyện, xã. Đứng đầu các
lộ là an phủ sứ, ở các phủ là tri phủ, trấn phủ... Năm 1230, triều Trần cho
ban hành bộ sách Thông chế gồm 20 quyển, lại cho soạn sách Quốc triều
thường lễ, ghi chép cơng việc của triều đình. Việc quản lý, cai trị đất nước
dưới triều Trần theo quy chế rõ ràng hơn, và có bước tiến bộ, phát triển hơn
triều Lý. Tất cả các chức vụ quan trọng trong triều đều giao cho vương hầu
quý tộc triều Trần nắm giữ. Do đó, triều Trần nắm khá chắc tồn bộ cơng
việc chủ chốt trong triều, do đó, quyền lực được tập trung vào các nhà nước
trung ương, chế độ quân chủ trung ương được củng cố thêm một bước.
Về luật pháp, năm 1230, vua Trần Thái Tông đã cho soạn Quốc triều
hình luật. Năm 1341, Trần Dụ Tơng sai Nguyễn Trung Ngạn và Trương

Hán Siêu khảo soạn bộ Hình thư để ban hành [38;373] đã góp phần củng
cố, giữ vững an ninh trật tự trong nước.
Về quân đội, thay thế triều Lý bằng sự chuyển giao quyền lực một
cách hòa bình, chính sách quốc phịng của triều Trần tiếp tục được đề ra
theo hướng ngày càng hoàn thiện nhằm tăng cường sức mạnh quân đội và
khả năng phòng thủ quốc gia. Triều Trần rất chú ý xây dựng lực lượng
quân triều đình gồm cấm quân và sương quân chuyên nghiệp, thường trực
để làm cơng cụ chủ yếu bảo vệ chính quyền hoặc để giành được những
thắng lợi quyết định trong chiến tranh chống lại những kẻ thù đông và
mạnh. Bên cạnh đó, nhà nước thời bấy giờ ln lưu tâm đặc biệt đến tính
rộng khắp của lực lượng quân sự, xây dựng lực lượng quân của các vương
13


hầu, quân địa phương và dân binh giữ các nhiệm vụ canh phòng và chiến
đấu tại chỗ.
So với cấm quân triều Lý, cấm quân triều Trần cũng được tổ chức
chuyên nghiệp, được coi trọng và tổ chức theo nguyên tắc “thân quân”,
quân của vua, của dòng họ thống trị được triều đình ưu đãi, tuyển lựa kĩ và
huấn luyện chu đáo. Cấm qn Triều Trần ln thể hiện vai trị nịng cốt
của mình trong nhiệm vụ bảo vệ kinh thành và đánh giặc giữ nước. Suốt
thời kỳ tồn tại của vương quyền, về cơ bản cấm quân đã thể hiện tốt chức
năng bảo vệ kinh đô Thăng Long, phủ Thiên Trường, bảo vệ vua và triều
đình. Ngồi cấm qn và lính chun nghiệp, qn đội Triều Trần cịn có
sương qn (ngoại quân hay quân địa phương) và quân của các vương hầu,
quý tộc được tự do chiêu mộ. Bên cạnh đó, triều Trần đã viết tổ chức và
động viên dân binh các làng xã tạo nên thế mạnh của cuộc chiến tranh toàn
dân, cả nước cùng đoàn kết đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ quê hương xứ sở
của mình. Với ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên thắng lợi,
nhân dân Đại Việt dưới triều Trần đã đập tan âm mưu thơn tính của phong

kiến phương Bắc, giữ n bờ cõi. Đồng thời, dẹp yên các cuộc xung đột,
gây hấn của các nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á như Chiêm
Thành, Ai Lao ở phía biên giới phía nam và phía tây đất nước.
Triều Trần cũng thực hiện chính sách kết hợp giữa quốc phịng với
ngọai giao hết sức khơn khéo đã có tác dụng rất lớn trong thời bình nhằm
tránh những căng thẳng dẫn đến chiến tranh trong tình thế có nhiều bất lợi
khi vẫn chưa chuẩn bị được lực lượng. Những chính sách củng cố quốc
phịng, đồn kết dân tộc đã góp phần to lớn trong việc tăng cường tiềm lực
quốc gia; giúp các vương triều chủ động hơn trong quan hệ với các nước
trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, độc lập, tự chủ của dân tộc.
Về kinh tế, vương triều Trần cũng rất chú trọng đẩy mạnh hoạt động
sản xuất nông nghiệp bằng nhiều chính sách và biện pháp khuyến khích
phát triển nơng nghiệp, có tác dụng tích cực đảm bảo nhân công lao động
cho nông nghiệp, thu hút các lực lượng có thể huy động được vào làm kinh
14


tế nông nghiệp. Ruộng đất công làng xã là bộ phận ruộng đất lớn nhất trong
tổng số diện tích ruộng đất trong cả nước, cũng như trong bộ phận thuộc
quyền quản lí, sở hữu của nhà nước trung ương. Tuy nhiên, ruộng đất thuộc
quyền sở hữu và chiếm hữu tư nhân triều Trần bao gồm ruộng đất công
làng xã ngày càng bị thu hẹp dần và ruộng đất tư hữu ngày càng tăng lên.
Những năm thiên tai, mất mùa, đói kém, dịch bệnh… nhà nước cũng chú ý
giảm thuế, xá thuế, phát chẩn cho dân nghèo. Nhà nước cũng thực hiện
những biện pháp tích cực để bảo vệ sức kéo trong nông nghiệp như phạt
nặng những kẻ ăn trộm trâu, bò… Năm 1248, nhà nước tổ chức việc đắp đê
trên một quy mô khá lớn ở nhiều lộ, phủ (đắp đê từ đầu nguồn sông ra đến
biển gọi là đê Quai Vạc), ở ven biển đắp đê ngăn nước mặn… Nhờ có
những biện pháp và chính sách khuyến nơng tích cực nói trên, nền kinh tế
nơng nghiệp dưới triều Trần nói chung khá phát triển, nhiều năm được mùa

lớn, đời sống nhân dân ổn định.
Thủ công nghiệp Triều Trần được phát triển theo hướng chun
mơn, chun sâu, hình thành các làng nghề lớn: làng gốm Phù Lãng; làng
dệt Nha Xá, làng chun làm nón Ma Lơi… Cũng như các làng nghề Triều
Lý, các sản phẩm mà các làng nghề này đã trở thành các mặt hàng quý, tinh
xảo có mặt trên thị trường buôn bán và làm đồ triều cống quan trọng của
triều đình. “Những làng chun mơn ấy phát triển trong một chừng mực
nhất định nào đó đa báo hiệu sự phá vỡ nền kinh tế tiểu nông phong kiến,
phản ánh nền kinh tế thương nghiệp phát triển” [40;31].
Trong thời gian này, cảng Vân Đồn hình thành từ triều Lý cũng là
một hải cảng khá sầm uất và càng ngày càng thể hiện rõ vai trò của một
thương cảng quốc tế. Tại đây, hoạt động buôn bán diễn ra sầm uất giữa các
thương nhân trong và ngoài nước. Cảng Vân Đồn tấp nập thuyền bè ra vào
buôn bán.“Thuyền buôn các nước Giava, Lộ Lạc, Xiêm La, Hồi Hột (người
Tân Cương) đa đến buôn bán ở Đại Việt” [53;114] dưới sự kiểm sốt của
nhà nước. Ngồi Vân Đồn, thuyền bn các nước cịn bn bán ở cảng Vân
Hải và Hội Thống ở miền Trung.
15


Thăng Long là nơi diễn ra hoạt động thủ công nghiệp sầm uất, nhộn
nhịp, hình thành 61 phố phường. Phố xá ban đêm rực rỡ ánh đèn. Tại đây
các hoạt động buôn bán diễn ra rất tấp nập. Người mua, người bán, người
sản xuất đủ cả. Có cả những người trong phường, ngoài phường và cả các
thương nhân nước ngoài. Sự mở rộng bn bán với người nước ngồi cũng
khiến cho Thăng Long có vẻ quốc tế của một đơ thành [30;22].
Như vậy, thế kỉ XI - XIV, tình hình chính trị Việt Nam dưới triều Lý
– Trần (1009 - 1400) tương đối ổn định và phát triển. Sự phát triển về tình
hình kinh tế, nhất là kinh tế nơng nghiệp vừa là kết quả của những chính
sách tích cực, sáng suốt của các vương triều Lý – Trần, đồng thời tác động

tích cực đến sự ổn định của nền chính trị, xã hội. Tuy thế kỉ XIII, Đại Việt
lâm vào tình trạng hỗn loạn và nội chiến nhưng rất nhanh chóng, sự hưng
khởi của triều Trần trong một phần tư thế kỉ tiếp theo đã đưa Đại Việt hăng
hái bước vào công cuộc xây dựng và phục hưng đất nước với nhiều thành
tựu quan trọng. Đây là điều kiện chi phối rất lớn đến hoạt động ngoai giao
với các nước khác trong khu vực Đông Nam Á ở các thế kỉ XI - XIV.
1.2.

Bối cảnh lịch sử khu vực Đông Nam Á thế kỉ XI - XIV
Đông Nam Á là khu vực rộng lớn nằm ở phía Đơng Nam của Châu
Á với vĩ độ khoảng 92o kinh độ Đông đến 140o kinh độ Đông, và khoảng
từ 28o vĩ độ Bắc chạy qua xích đạo đến 15o vĩ độ Nam bao gồm nhiều quốc
gia hải đảo và lục địa. Nói cách khác, khu vực này bao gồm hai bộ phận là
Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.
Ý niệm về Đông Nam Á như là một khu vực riêng biệt đã có từ lâu,
tuy vậy, trong các thế kỉ XI - XIV thì khu vực này chưa được gọi tên là khu
vực Đông Nam Á. Người Trung Quốc xưa kia thường gọi khu vực này với
cái tên: Nam Dương (tức là những nước nằm trong vùng biển phía Nam).
Trong khi đó, người Nhật thường gọi vùng này là “Nan Yo”. Người Ả-rập
xưa gọi vùng này là “Qumr” hay “Waq - Waq” và sau này chỉ gọi là
“Zabag”. Còn người Ấn Độ từ xưa vẫn gọi vùng này là “Suvarnabhumi”
(đất vàng) hay “Suvarnadvipa” (đảo vàng). Mãi đến thời kỳ Chiến tranh thế
16


giới thứ 2, tên gọi “Đơng Nam Á” mới chính thức đi vào lịch sử với ý
nghĩa là một khu vực địa - chính trị và qn sự (1943).
Trong khóa luận, tác giả sử dụng khái niệm “Đông Nam Á” như một
khái niệm chung để chỉ các quốc gia thuộc khu vực phía Nam Dương, phía
Nam Trung Hoa, phía Bắc Ấn Độ và các nước Nam Đảo, để cụ thể hóa mối

quan hệ của Việt Nam Triều Lý – Trần (Đại Việt) với các quốc gia trong
khu vực Đông Nam Á dưới triều Lý – Trần (1009 - 1400).
Khu vực Đơng Nam Á có một hệ thống gồm các bán đảo, đảo và
quần đảo, các biển và vịnh biển xen kẽ với nhau rất phức tạp gồm các bán
đảo Trung Ấn (cịn gọi là bán đảo Đơng Dương) và quần đảo Mã Lai. Nằm
giữa các đảo nói trên có nhiều biển lớn và quan trọng, trong đó đáng chú ý
nhất là biển Đông (tên quốc tế là biển Nam Trung Hoa), biển Giava, biển
Sulu, biển Sulawesi, biển Banda... Biển Đông là biển lớn nhất, nối với biển
Giava qua một eo biển rộng là Karimata nằm giữa đảo Borneo và Billiton.
Mặt khác, Đơng Nam Á cịn nằm ở vị trí trung chuyển, cầu nối giữa
các nước phương Đông (Trung Quốc, Nhật Bản...) với các nước phương
Tây (Tây Á, Địa Trung Hải...). Khu vực này đã trở thành nga tư đường,
ống thông gió kết nối hai thế giới Đơng - Tây. Đây chính là một lợi thế để
Đơng Nam Á phát triển quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa giao lưu giữa
các nước trong khu vực nói riêng và giữa khu vực Đông Nam Á với các
khu vực khác trên thế giới nói chung, nhất là giao lưu bằng đường biển.
Đơng Nam Á được coi là quê hương của cây lúa nước. Cùng với việc
trồng lúa nước, cư dân Đông Nam Á đã thuần dưỡng trâu bò làm sức kéo,
xuất hiện các nghề thủ cơng. Từ đó, nơng nghiệp lúa nước đã trở thành một
cơ sở quan trọng của nền văn minh khu vực. Đó là một nền văn minh mang
đủ các sắc thái của những nền văn minh đồng bằng, biển, nửa đồi núi, nửa
rừng với đủ các dạng kết cấu đan xen phức tạp... cơ sở chung của nền văn
minh này là nơng nghiệp trồng lúa nước, văn hóa xóm làng. Bên cạnh đó,
các hoạt động thủ cơng nghiệp, thương nghiệp cũng bắt đầu được đẩy
17


mạnh, nhất là trong thời kỳ xác lập và phát triển thịnh đạt của các quốc gia,
dân tộc (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV) [1;104-105]
Từ thế kỉ VII đến thế kỉ IX được coi là giai đoạn chuẩn bị tích lũy

của các vương quốc phong kiến Đơng Nam Á. Từ khoảng thế kỉ X đến thế
kỉ XV là thời kỳ phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông
Nam Á. Thế kỉ X được coi là thế kỉ bản lề trong quá trình phát triển của các
vương quốc này. Bởi lẽ, từ thế kỉ X trở đi đánh dấu một kỉ nguyên mới đối
với các quốc gia Đông Nam Á: “kỉ nguyên độc lập, mở đầu cho một thời
đại phục hưng trên tồn Đơng Nam Á với đặc điểm nổi bật là trở lại chính
mình, là sự khẳng định ý thức dân tộc, một nền văn hóa dân tộc đa định
hình” [39;31].
Trong các thế kỉ XI - XIV, ở Đơng Nam Á đã hình thành và phát
triển với nhiều vương quốc phong kiến, đó là Đại Việt, Chiêm Thành, Chân
Lạp, Ai Lao (sau là Lan Xang), Pagan, Ayuthaya, Sukhothay, và một vài
tiểu quốc Haripunjaya trên lưu vực sông Mê-nam... ở khu vực Đông Nam
Á lục địa và hai quốc gia phong kiến hùng mạnh, thu phục được hầu hết
các tiểu quốc còn lại là Mataram ở Giava và Sri Vijaya ở Sumatra khu vực
Đông Nam Á hải đảo. Ngay từ khi thành lập, các vương quốc phong kiến
Đông Nam Á đã rất chú ý phát triển nền kinh tế nhằm đảm bảo cuộc sống
ấm no cho nhân dân, và cũng là cơ sở để xây dựng tiềm lực đất nước vững
mạnh.
Vương quốc Chiêm Thành (Chămpa) hình thành và phát triển ở khu
vực gồm các tỉnh từ Quảng Bình, Quảng Trị cho đến Ninh Thuận, Bình
Thuận (thuộc lãnh thổ Việt Nam ngày nay). Trong lịch sử tồn tại, Chiêm
Thành từng có các tên gọi như: Lâm Ấp, Hồn Vương, Chiêm Thành
(Champapura). Đất đai Chiêm Thành khơng phì nhiêu nhưng Chiêm Thành
lại là một khu vực giàu có về sản vật, đặc biệt là hương liệu, thú quý và
thủy sản quý. “Nicolo de Couti đa từng đến thăm Chiêm Thành một tháng
nửa đầu thế kỉ XV, đa kể lại: “Một thành phố ở sát biển, gọi là Chiêm
Thành (tức Chiêm Thành) có nhiều gỗ tầm, long nao và vàng” Chiêm
18



Thành có các loại trầm hương, già lan hương, sinh hương, xạ hương…”
[29;40].
Trong An Nam chí lược, một bộ sử do Lê Tắc biên soạn vào khoảng
nửa đầu thế kỉ XIV, phần các dân biên cảnh phục dịch có ghi về Chiêm
Thành như sau: “Nước Chiêm Thành: Lập quốc tại mé biển, thương thuyền
Trung Quốc vượt bể đi qua các nước phiên phục, thường tập trung tại đấy
để chứa củi và nước, là bến tàu lớn nhất tại phía Nam” [58;16]. Từ thế kỉ
XI, vương quốc Chiêm Thành bước vào thời kỳ mới với nhiều thách thức
phát sinh từ những biến đổi cục diện chính trị trên bán đảo Đơng Dương:
nước Đại Việt ra đời, sự hình thành vương quốc Ăng-co (Chân Lạp) ngay
sát biên giới Chiêm Thành. Do đó, trong thời kỳ này, Chiêm Thành thường
xuyên có chiến tranh với các nước láng giềng là Đại Việt ở phía Bắc
và Chân Lạp ở phía tây nam. Các cuộc chiến tranh với Chân Lạp đã dẫn tới
có hai giai đoạn Chiêm Thành thuộc sự cai trị của người Khơ-me, đó là các
giai đoạn 1145 - 1149 và giai đoạn 1190 - 1220, tiếp đó là cuộc chiến thành
cơng chống lại đạo quân xâm lược của đế quốc Nguyên Mông vào năm
1283 do tướng Toa Đô cầm đầu. Tuy nhiên dấu ấn mạnh nhất vẫn là các
cuộc chiến tranh với Đại Việt, không như các cuộc chiến với Chân Lạp và
Trung Quốc, những cuộc chiến tranh với người Việt đã làm vương quốc
Chiêm Thành lần lượt mất lãnh thổ và dần suy yếu dẫn tới sụp đổ.
Vương quốc Chân Lạp (hay Cao Miên, Campuchia) được hình thành
vào khoảng thế kỉ VI, là nhà nước đầu tiên của người Khơ-me tồn tại trên
phần phía nam của bán đảo Đơng Dương (gồm cả Campuchia và một số
tỉnh phía Nam của Việt Nam ngày nay). Từ thế kỉ IX trở đi Chân Lạp được
khôi phục dưới vương triều Jayavarman II (802 - 944) và nhanh chóng
bước vào thời kì Ăng-co (802 - 1434) huy hoàng. Chân Lạp trở thành một
trong những vương quốc mạnh và hiếu chiến nhất trong khu vực [39;32].
Những năm đầu thế kỉ XI, tình hình chính trị Chân Lạp diễn biến rất phức
tạp. Trong khi đó, một vương triều do hoàng thân Suriavarman lập nên
(1001 - 1002) thay thế vương triều cũ sau hàng loạt những cuộc chinh phạt

19


để “chiếm được vương quốc từ tay một ông vua ở trong những đám ông
vua khác” [47;92]. Nhà vua đã cho khôi phục đất nước đồng thời mở rộng
ảnh hưởng của mình về phía Tây. Từ nửa sau thế kỉ XI đến hết thế kỉ XII,
vương quốc Chân Lạp có sự phát triển mạnh hơn nữa cả về kinh tế, văn
hóa, tổ chức chính trị cũng như sức mạnh qn sự của nó trong khu vực.
Chính quyền trung ương đã được củng cố trên toàn bộ lãnh thổ và cư dân.
Tuy nhiên xu hướng phân lập vẫn còn tồn tại. Dưới thời Jayavarman VII
(1181 - 1201),“ở thượng Mê Nam, Jayavarman VII đa tiến hành thu phục
địa bàn vương quốc Môn - Hazipunayja, tiến tới sát biên giới Mianma về
phía Nam; lanh thổ biên giới Campuchia được mở rộng tới miền Bắc bán
đảo Ma Lai [37;32]. Để thực hiện chính sách mở rộng ảnh hưởng ra bên
ngồi, Jayavarman VII ln giữ quan hệ hòa hiếu với các vương quốc
mạnh khác như Trung Quốc, Đại Việt, Giava... Trong thời gian “ở ngôi
khoảng 20 năm, Jayavarman VII đa làm được rất nhiều việc, để lại dấu ấn
khơng thể phai mờ và một hình ảnh rực rỡ nhất trong lịch sử trung đại
Campuchia” [39;98]. Tuy nhiên, với tham vọng bá chủ khu vực. Chân Lạp
thường xuyên gây hấn với các nước xung quanh, trong đó có Đại Việt và
Chiêm Thành.
Năm 1044, vương quốc Pagan trên lưu vực sông Iraoađi được thành
lập dưới vương triều Anthôratha [1;107]. Anthôratha đã thống nhất xứ
Miến Điện trên cả lĩnh vực chính trị, kinh tế và văn hóa. Về chính trị, ơng
thiết lập “cường lực của Pagan” [1;108] biến nhà nước của người Miến từ
một tiểu quốc ở vùng đất khô ở Thượng Miến thành một trong hai đế quốc
ở Đông Nam Á lục địa lúc bấy giờ, tạo lập cơ sở cho đất nước Myanma
hiện nay. Vương quốc Pagan sống trong cảnh hịa bình, thịnh trị, đến năm
1254, vua Narathihapate (1238 - 1287) - vị vua cuối cùng của triều đại
Pagan đã thiết lập một chế độ chuyên chế cao độ ở Miến Điện (Myanmar)

trong những năm 1256 - 1287. Vương quốc Miến Điện - Pagan mạnh mẽ
đã bộc lộ những nhược điểm của nó khi thành phần dân cư trong nước rất
phức tạp, bao gồm cư dân người Mơn, người Thái, người Miến. Điều đó
20


làm cho vương quốc này không đủ khả năng để tổ chức nền hành chính
chặt chẽ, thống nhất.
Khoảng từ thế kỉ IX, trên lưu vực sông Mê Nam xuất hiện quốc gia
Haripunjaya của người Môn trên trung và thượng lưu sơng Mê Nam. Từ
giữa thế kỉ XIII, một làn sóng di cư ồ ạt của những người Thái ở phía Tây
Nam Trung Hoa xuống lưu vực sông Mê Nam. Khoảng giữa thế kỉ XIII,
hình thành ba vương quốc của người Thái Chiềng Mai, Sukhothay và
Ayuthaya.
Năm 1353, nhà nước đầu tiên của người Lào ra đời với tên gọi là
Lan Xang, nghĩa là “đất nước triệu voi” (Lan: triệu, Xang: voi). Lịch sử
của Lào trước khi thành lập gắn liền với sự thống trị của vương quốc Nam
Chiếu. Cho đến thế kỉ XIII, lãnh thổ nước Lào hiện nay thuộc về đế chế
Khơ-me, rồi đến vương quốc Sukhothay.
Ở khu vực Đông Nam Á hải đảo, quốc gia hải đảo hình thành dưới
triều vua Erơranga trên cơ sở thống nhất cả hai đảo Xumatơra và Giava.
Kinh tế của Majapahit thời Vijaya phát triển mạnh cả về kinh tế nông
nghiệp, nghề thủ công nghiệp lẫn thương mại. Sau khi thắng quân Nguyên,
Vua Vijaya (1293 - 1309) chuyển kinh đơ về Mơgiơpahít ở Inđơnêxia với
lãnh thổ rộng lớn bao gồm đảo Giava, Xumatơra, phần lớn Kalimanta, đảo
Xulavêđi, bán đảo Mã Lai và quần đảo Mơlucu [39;34]. Nhà nước này có
quan hệ ngoại giao kinh tế, văn hóa với hầu hết các nước trong khu vực
Đơng Nam Á, trong đó có Đại Việt [16;24-25]. Trong Việt sử thơng giám
cương mục cũng có ghi thời vua Lý Anh Tông (1149), nhiều thuyền Giava
đến buôn bán ở Hải Đông và lập thương điếm ở Vân Đồn [39;35]. Như

vậy, vua Erơranga là người đặt cơ sở đầu tiên cho sự thống nhất Inđônêxia,
là người tiêu biểu cho sự khôi phục và phồn thịnh của quốc gia này.
Như vậy, trong các thế kỉ XI - XIV, với sự hình thành và phát triển
của các quốc gia phong kiến độc lập ở Đông Nam Á như Đại Việt, Chân
Lạp, Chiêm Thành, Giava... đã tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế khu
vực này có bước phát triển rõ rệt, nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước
21


được sự quan tâm của các vương triều phong kiến, kĩ thuật canh tác được
nâng cao; các nghề thủ công cũng được phát triển và cùng với những sản
vật quý hiếm, các sản phẩm thủ cơng đã góp phần làm cho hoạt động giao
lưu thương mại ở từng quốc gia nói riêng, trong nội bộ khu vực và giữa khu
vực với các nước khác nói chung có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Cư dân
Đơng Nam Á ở đây có chung một nền tảng kinh tế lấy sản xuất nông
nghiệp lúa nước làm phương thức hoạt động kinh tế chính. Điều này đã tác
động đến văn hóa khu vực, tạo nên những nét chung thống nhất về mặt văn
hóa trong tồn khu vực. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành
các mối quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa giữa các nước với nhau, trong
đó có quan hệ Việt Nam với các nước Đông Nam Á dưới triều Lý – Trần
(1009 - 1400)
Tiểu kết chương 1
Thế kỉ XI - XIV, bối cảnh lịch sử Việt Nam và Đông Nam Á là yếu
tố quan trọng tác động đến quan hệ của Việt Nam với các nước Đông Nam
Á dưới triều Lý – Trần (1009 - 1400). Dưới triều Lý, Việt Nam đã kế thừa
thành quả dựng nước và giữ nước thời Đinh - Tiền Lê, đồng thời tập trung
xây dựng, phát triển nền chính trị - kinh tế, văn hóa – xã hội. Đặc biệt, nền
kinh tế nông nghiệp đã làm cho đời sống xã hội Việt Nam dưới triều Lý ổn
định, tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với
các nước Đông Nam Á. Dưới triều Trần, các vua Trần cũng tìm cách thực

hiện chính sách “thân dân”, “khoan thư sức dân” cùng các chính sách
khuyến khích phát triển kinh tế, ổn định xã hội… Nhất là thực hiện chính
sách quốc phòng đã đưa Việt Nam trở thành một trong những nhà nước
phong kiến mạnh trong khu vực Đông Nam Á. Do vậy, Việt Nam dưới
triều Lý – Trần (1009 - 1400) có điều kiện thuận lợi trong việc thiết lập các
mối quan hệ với với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Ở khu vực
Đông Nam Á, trong các thế kỉ XI – XIV cũng bước vào thời kỳ phát triển
mạnh mẽ với sự ra đời của nhiều vương quốc thống nhất, tăng cường mở
22


rộng tầm ảnh hưởng của mình ta bên ngồi, trong có quan hệ với Việt Nam
dưới triều Lý – Trần (1009 - 1400).

Chương 2: QUAN HỆ VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
DƯỚI TRIỀU LÝ (1009 - 1225)
2.1. Quan hệ thông hiếu và xung đột
* Quan hệ thông hiếu
Hoạt động thông hiếu của vương triều Lý đối với các quốc gia Đông
Nam Á, chủ yếu bao gồm các hoạt động dâng tặng lễ vật, báo tang, hoạt
động xin cầu phong của các nước Đông Nam Á đối với Đại Việt và các
hoạt động như sách phong và cử quân sang giúp đỡ các nước trong khu vực
của triều Lý, điển hình là với Chiêm Thành và Chân Lạp.
Đối với Chiêm Thành, từ trước thế kỉ X, ngay từ khi nhà nước phong
kiến độc lập, tự chủ chưa hình thành, nhân dân hai nước Việt Nam và
Chiêm Thành đã hình thành những mối quan hệ hòa hiếu tốt đẹp với nhau
trong cuộc đấu tranh chung chống lại sự đô hộ của phong kiến phương Bắc.
Trong suốt thời Bắc thuộc, Chiêm Thành và Việt Nam có quan hệ đồn kết
giúp đỡ lẫn nhau. Năm 40, cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng lên
mạnh mẽ ở quận Giao Chỉ, nhân dân quận Nhật Nam cũng hưởng ứng

chống lại nhà Hán. Năm 722, cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan ở Hoan
Châu (Nghệ An, Hà Tĩnh) chống lại nhà Đường đã thu hút đông đảo nhân
dân tham gia, người Chiêm Thành, Chân Lạp cũng hưởng ứng mạnh mẽ.
Vào thế kỉ X, quan hệ Việt Nam - Chiêm Thành thế kỉ X diễn ra
thường xuyên hơn với các mối bang giao hòa hiếu, song có nhiều biến đổi
sâu sắc, nhất là vào những năm cuối cùng của thế kỉ X đã diễn ra các cuộc
chiến tranh liên tiếp giữa Đại Cồ Việt và Chiêm Thành. Tuy nhiên, hai nhà
nước trong thời kỳ này chưa chú ý xây dựng quan hệ hòa hiếu, những mối
xung đột cũng chưa thực sự nhiều và gay gắt.
23


Sang thế kỉ XI, nước Đại Việt độc lập, tự chủ dưới triều Lý. Cùng
với đó, nước Chiêm Thành cũng đang trong thời kỳ phát triển. Khoảng 999
- 1010, con vua Harivarman lên kế ngôi, xưng hiệu là Yang Po Ku Vijaya
Sri (Đức vua thiêng liêng thắng lợi), lấy tên ông đặt tên kinh đô - Vijaya
(Thắng Lợi). Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nhà nước Chiêm Thành quản
lý được cả ba vùng, phía bắc đến sơng Thạch Hãn, vùng núi Thượng
Nguyên, cả phía nam, Panduranga và được nhiên, vùng giữa, vùng kinh đơ,
nơi có các đền, tháp Vàng, tháp Bạc, tháp Đồng hay Cánh Tiên… [43;794].
Quan hệ Đại Việt với Chiêm Thành dưới triều Lý chủ yếu là hoạt
động thông hiếu. Sự giao hảo ấy được thể hiện chủ yếu qua hoạt động
thông hiếu, dâng tặng lễ vật của Chiêm Thành đối với Đại Việt. Lý giải về
hoạt động cống nạp của Chiêm Thành đối với Đại Việt, sử thần Ngơ Thì Sĩ
bàn rằng: “Xét thấy biên giới nước Chiêm Thành thì phía nằm liền với
Nghệ An, sợ ta lấn bức cho nên sửa lễ cống hiến, cịn như sự Chiêm Thành
giao thơng với Trung Quốc, thì là theo lệ các nước phiên bang” [56;239].
Dựa vào Bảng thống kê hoạt động thông hiếu giữa Đại Việt với
Chiêm Thành dưới triều Lý (1009 - 1225) (Phụ lục 1) cho thấy thời gian
các sứ thần Chiêm Thành sang Đại Việt dâng lễ vật rất gần nhau, có giai

đoạn hầu như năm nào Chiêm Thành cũng sang thông hiếu với Đại Việt
như trong các năm từ 1071 đến 1112, hay khoảng 2 - 3 năm một lần như
trong các năm 1066 - 1068; 1120 - 1124; 1164 - 1167, Những lần dâng
tặng lễ vật của Chiêm Thành trải dài suốt các đời vua Lý, từ vua Lý Thái
Tổ đến vua Lý Cao Tơng. Trong vịng 217 năm tồn tại của vương triều Lý,
Chiêm Thành đã cử 43 sứ đoàn sang Đại Việt dâng tặng sư tử, voi trắng, cá
sấu... với đủ các loại sản vật quý hiếm như tơ lụa, trân châu, vàng bạc...
[29;57]. Hành động đó đã thể hiện mong muốn thiết lập một mối bang giao
hịa bình, hữu nghị của Chiêm Thành đối với Đại Việt.
Quan hệ thông hiếu, gắn bó giữa hai quốc gia này cịn ở quan hệ hôn
nhân: năm 1154, “tháng 10, mùa đông, Chúa Chiêm Thành chế Bì La Bút
đem dâng con gái, được nhà vua thu nạp” [52;408]. Sự kiện này chứng tỏ
24


quan hệ giữa Chiêm Thành và Đại Việt ngày càng gần gũi, thể hiện sự hòa
hợp giữa hai quốc gia. Một năm sau đó (1307), vua Chế Mân mất, “thế tử
Chế Đa Gia sai bầy tôi là Bảo Lộc Kê sang dâng voi trắng và báo cáo tin
buồn” [52;572] cũng thể hiện mối bang giao thông hiếu, thân thiết giữa hai
quốc gia.
Vua Chiêm Thành là Harivarman IV đã thi hành chính sách vun đắp
quan hệ tốt đẹp hơn với người Việt. Do đó, vua rất do dự khi bị lơi cuốn
vào liên minh do nhà Tống tổ chức tấn công Đại Việt. Khi cuộc tấn cơng
đó thất bại, Harivarman đã rất quan tâm xoa dịu sự tức giận của người Việt
bằng cách đưa ra các đề nghị hòa hiếu [15;298]. Mặt khác, từ năm 1081
đến năm 1091, năm nào sứ Chiêm cũng đến dâng tặng lễ vật nhằm xoa dịu
sự căng thẳng của triều Lý.
Quan hệ thông hiếu giữa hai nước Đại Việt và Chiêm Thành còn
được thể hiện trong việc vua Chiêm Thành sang Đại Việt xin quy phục, cầu
phong. Ví dụ như đời vua Lý Nhân Tơng, năm 1124,“tháng 5, người nước

Chiêm Thành là bọn Ba Tư Bồ Đa La 30 người sang quy phục” [39;214];
đời vua Lý Cao Tông, sứ Chiêm sang dâng lễ vật và cầu phong năm 1189
và một năm sau, vua Cao Tông đã sai sứ sang phong vương cho Chiêm
Thành [29;57]. Điều đó, chứng tỏ chính sách ngoại giao hết sức mềm dẻo
của vương triều Lý và cũng chính sự phát triển hùng mạnh của Đại Việt
dưới sự trị vì của vương triều Lý đã có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đối với
Chiêm Thành.
Đối với Chân Lạp, là một quốc gia phong kiến được thống nhất cùng
thời gian với Đại Việt và Chiêm Thành, Chân Lạp cũng ngày càng khẳng
định địa vị chính trị của mình trong khu vực. “Nước Chân Lạp ở phía nam
nước Chiêm Thành, cách quận Nhật Nam đi bằng thuyền 60 ngày mới đến.
Cách đặt huyện, trấn và phong tục của nước Chân Lạp cũng giống như
nước Chiêm Thành. Tục của nước đó hướng đơng là trên, tay phải là tay
sạch. Sau đời Thần Nghiêu nhà Đường chia làm hai, nửa nước phía bắc
nhiều đồi núi, gọi là Lục Chân Lạp, nửa nước phía nam sát biển, nhiều
25


×