Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Áp dụng pháp luật nước ngoài luôn là một vấn đề phức tạp và khó khăn nhưng lại là một yêu cầu khách quan trong việc giải quyết các quan hệ trong tư pháp quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.83 KB, 15 trang )

MỤC LỤC

1


ĐỀ SỐ 1: Hãy làm sáng tỏ nhận định: “Áp dụng pháp luật
nước ngồi ln là một vấn đề phức tạp và khó khăn nhưng lại
là một yêu cầu khách quan trong việc giải quyết các quan hệ
trong tư pháp quốc tế”.
A. MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay, hợp tác quốc tế là một tất yếu
khách quan và là đòn bẩy để mỗi quốc gia phát triển trên mọi lĩnh vực. Sự
hội nhập quốc tế ấy chính là tiền đề hình thành trên thực tế các quan hệ dân
sự, kinh doanh thương mại, lao động, hôn nhân gia đình,… có yếu tố nước
ngồi. Tư pháp quốc tế ra đời với tư cách là một ngành luật độc lập, nhằm
điều chỉnh các mối quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngồi đó.
Mỗi quốc gia khác nhau lại có một hệ thống pháp luật riêng biệt áp
dụng riêng trên lãnh thổ quốc gia mình, chính vì khi áp dụng pháp luật điều
chỉnh các mối quan hệ của tư pháp quốc tế có sự khơng thống nhất khi có hai
hay nhiều hệ thống pháp luật của các quốc gia cùng có thể được lựa chọn để
áp dụng. Việc giải quyết vấn đề này chính là đi thừa nhận và áp dụng pháp
luật nước ngoài.
Đề tài sẽ làm sáng tỏ nhận định: “Áp dụng pháp luật nước ngồi ln
là một vấn đề phức tạp và khó khăn nhưng lại là một yêu cầu khách quan
trong việc giải quyết các quan hệ trong tư pháp quốc tế”.

2


B. NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI


1. Khái niệm áp dụng pháp luật nước ngoài
Tư pháp quốc tế là một ngành luật là ngành luật độc lập, sử dụng hai
phương pháp cơ bản là phương pháp thực chất và phương pháp xung đột, để
điều chỉnh các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngồi. Trong
đó phương pháp xung đột là phương pháp đặc thù và chủ yếu, được sử dụng
thông qua việc xây dựng các quy phạm xung đột.
Trong tư pháp quốc tế, khi xuất hiện xung đột pháp luật, tức là hiện
tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật cùng có thể được áp dụng để giải
quyết các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngồi 1, mà các
quan hệ này khơng phải lúc nào cũng được điều chỉnh bởi các quy phạm
thực chất. Vấn đề đặt ra là phải lựa chọn một trong số hai hay nhiều hệ thống
pháp luật để giải quyết quan hệ đó. Và khi đó, quy phạm xung đột được xác
định là căn cứ pháp lý cho sự lựa chọn này. Hay nói cách khác, đây chính là
việc áp dụng pháp luật nước ngồi.
Từ đó, chúng ta có thể hiểu áp dụng pháp luật nước ngồi là việc cơ
quan có thẩm quyền của một quốc gia vận dụng các quy định cụ thể của
pháp luật một quốc gia khác để xem xét, giải quyết các quan hệ cụ thể.
2. Các trường hợp áp dụng pháp luật nước ngoài
Pháp luật nước ngoài chỉ được áp dụng trong những trường hợp nhất
định và trong các trường hợp đó thì nghĩa vụ áp dụng thuộc về các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền, của đương sự chứ không phải là nên áp dụng hay
biết thì áp dụng, khơng biết thì khơng áp dụng. Cụ thể, có bốn trường hợp áp
dụng pháp luật nước ngoài trong tư pháp quốc tế bao gồm:
Thứ nhất, khi quy phạm xung đột thống nhất dẫn chiếu đến luật nước
ngồi thì cơ quan có thẩm quyền phải áp dụng pháp luật nước ngoài. Bởi quy
phạm xung đột thống nhất được hình thành thơng qua việc quốc gia xây
1

Giáo trình tư pháp quốc tế, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2017 – trang 50


3


dựng các điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương; hoặc gia nhập điều
ước quốc tế đa phương. Chẳng hạn, theo khoản 2 Điều 24 Hiệp định tương
trợ tư pháp và pháp lý Việt Nam với Liên bang Nga năm 1998 quy định:
“Hình thức kết hơn tn theo pháp luật của bên ký kết nơi tiền hành kết
hôn”. Như vậy việc kết hôn giữa công dân Việt Nam và cơng dân Nga nếu
tiến hành ở Việt Nam thì hình thức kết hơn tn thủ pháp luật Việt Nam cịn
nếu tiến hành trên lãnh thổ của Liên bang Nga thì phải tuân thủ luật pháp của
Nga.
Thứ hai, khi quy phạm xung đột thơng thường dẫn chiếu đến luật nước
ngồi thì cơ quan có thẩm quyền phải áp dụng pháp luật nước ngồi. Khi đó,
luật nước ngồi được dẫn chiếu phải là toàn bộ hệ thống pháp luật nước
ngoài bao gồm cả các quy phạm thực chất lẫn quy phạm xung đột.
Sự khác nhau cơ bản giữa sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột thông
thường và quy phạm xung đột thống nhất đó là nước nào được quy phạm
xung đột thống nhất dẫn chiếu thì chỉ có nghĩa là phần luật thực định của
nước đó chứ khơng phải là tồn bộ hệ thống pháp luật nước đó bao gồm cả
quy phạm xung đột như khi quy phạm xung đột thông thường dẫn chiếu đến.
Do đó mà khi quy phạm xung đột thống nhất dẫn chiếu luật không xảy ra
hiện tượng dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba.
Thứ ba, khi các bên thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngồi. Sự thỏa
thuận này khơng phải tùy tiện mà phải được pháp luật cho phép. Trong
trường hợp pháp luật khơng cho phép chọn thì dù có thỏa thuận luật áp dụng
thì sự lựa chọn ấy cũng khơng có giá trị pháp lý. Ở đây khi pháp luật nước
ngoài được áp dụng cũng chỉ là phần luật thực định giống như khi quy phạm
xung đột thống nhất dẫn chiếu đảm bảo tính thống nhất của sự thỏa thuận.
Trường hợp này cũng không dẫn chiếu ngược.
Thứ tư, khi cơ quan có thẩm quyền xác định luật nước ngồi là hệ

thống pháp luật có mối quan hệ gắn bó nhất. Trong trường hợp khơng có quy
phạm xung đột cũng như khơng có sự thỏa thuận lựa chọn pháp luật nước
4


ngồi hoặc sự thỏa thuận đó khơng hợp pháp thì luật áp dụng sẽ là pháp luật
của nước có mối liên hệ gắn bó nhất theo xác định của cơ quan có thẩm
quyền giải quyết.
3. Điều kiện áp dụng pháp luật nước ngoài
Áp dụng luật nước ngoài là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các bên
tham gia quan hệ dân sự quốc tế, đảm bảo sự ổn định, củng cố và phát triển
hợp tác về mọi mặt trong hoạt động tư pháp quốc tế giữa các quốc gia. Việc
áp dụng pháp luật nước ngoài phải được thực hiện đầy đủ, đảm bảo nó được
áp dụng và giải thích như nó đã được áp dụng và giải thích ở nước đã ban
hành ra nó. Thêm vào đó, việc áp dụng này phải đáp ứng điều kiện là luật
nước ngoài được áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của chế độ xã
hội và pháp luật trong nước của nước áp dụng pháp luật nước ngoài.
II. ÁP DỤNG PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
1. Áp dụng pháp luật nước ngồi ln là một vấn đề phức tạp và khó khăn
Có thể nhận thấy, quy phạm xung đột được áp dụng phổ biến để giải
quyết nhiều quan hệ tư pháp quốc tế. Mà việc thừa nhận quy phạm xung đột
cũng có nghĩa là thừa nhận có thể áp dụng pháp luật của các nước khác theo
sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột. Vậy nên việc áp dụng pháp luật nước
ngoài để giải quyết các vụ việc thuộc tư pháp quốc tế là điều tất yếu. Tuy
nhiên việc áp dụng pháp luật nước ngồi lại khơng hề đơn giản. Sự khó khăn
và phức tạp được biểu hiện cụ thể như sau:
Thứ nhất, xuất phát từ nguyên nhân dẫn đến việc thừa nhận và áp dụng
pháp luật nước ngoài. Các quốc gia khác nhau sẽ xây dựng những hệ thống
pháp luật khác nhau phù hợp với tình hình chính trị-xã hội của nước mình.
Từ đó làm nảy sinh xung đột pháp luật bởi các quốc gia đều muốn mở rộng

thẩm quyền của mình. Trong phạm vi quốc gia, một quan hệ dân sự đã có rất
nhiều vấn đề phức tạp. Do đó, đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi,
tức là đã mở rộng phạm vi của quan hệ đó ra liên quan đến cả quốc gia khác
nữa sẽ khiến cho việc giải quyết càng trở nên phức tạp hơn. Chính yếu tố
5


nước ngoài đã làm cho việc lựa chọn được một hệ thống pháp luật để giải
quyết vấn đề là một bài tốn khó.
Thứ hai, pháp luật nước ngồi chỉ được sử dụng trong một số trường
hợp nhất định như đã nêu trên. Tuy nhiên không phải cứ thuộc một trong bốn
trường hợp đó là có thể áp dụng được pháp luật nước ngoài mà cần đáp ứng
các điều kiện nhất định. Khi áp dụng pháp luật nước ngoài cần phải tn thủ
đúng ngun tắc để luật nước ngồi khơng bị giải thích và áp dụng theo ý chí
chủ quan của người áp dụng. u cầu đó là luật nước ngồi phải được áp
dụng một cách đầy đủ, đảm bảo luật nước ngồi được áp dụng và giải thích ở
nước đã ban hành ra nó. Theo Điều 667 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về
vấn đề này như sau: “Trường hợp pháp luật nước ngồi được áp dụng
nhưng có cách hiểu khác nhau thì việc áp dụng phải theo sự giải thích của
cơ quan có thẩm quyền tại nước đó.” Thực tế cho thấy trong việc chính các
quy phạm pháp luật Việt Nam cũng đã có nhiều quan điểm, nhiều cách hiểu
khác nhau. Vì thế mà rất cần thiết phải có những văn bản giải thích, hướng
dẫn của các cơ quan chuyên ngành, những người có thẩm quyền để thống
nhất trong việc áp dụng. Đối với pháp luật nước ngồi thì việc giải thích
đúng nó như thế nào lại càng khơng phải là vấn đề đơn giản mà nó địi hỏi
người áp dụng phải có trình độ pháp luật cao, tư duy rõ ràng, hiểu biết về
pháp luật nước đó thì mới có thể áp dụng và giải quyết đúng đắn các quan hệ
tư pháp quốc tế. Do đó, để áp dụng được pháp luật nước ngoài vào giải quyết
một quan hệ cụ thể là một vấn đề phức tạp.
Thứ ba, sự phức tạp và khó khăn trong việc xác định được luật nước

ngoài. Vậy phải xác định luật nước ngồi như thế nào và ai là người có trách
nhiệm tìm hiểu và xác định luật nước ngồi?
Tại một số quốc gia, luật nước ngoài được xem như một chứng cứ , tức
là đương sự phải chứng minh được sự cần thiết của việc áp dụng pháp luật
nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điều đó đặt lên vai đương

6


sự một trọng trách rất nặng nề, nếu không chứng minh được điều đó thì cơ
quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng luật của nước mình để giải quyết.
Đối với Việt Nam, vấn đề này được quy định cụ thể tại Điều 481 Bộ
luật tố tụng dân sự 2015. Theo đó, trách nhiệm xác định và cung cấp pháp
luật nước ngoài được thực hiện như sau: Trong trường hợp luật nước ngồi
do đương sự lựa chọn thì việc xác định pháp luật nước ngoài trước hết thuộc
về trách nhiệm của đương sự trong quan hệ đó. Bởi vì việc áp dụng pháp luật
nước nào cuối cùng cũng để đảm bảo lợi ích của các đương sự nên các
đương sự khơng thể đứng ngồi việc này. Trong trường hợp các đương sự
không thống nhất được với nhau về pháp luật nước ngồi hoặc trong trường
hợp cần thiết, Tịa án yêu cầu Bộ Tư pháp, Bộ ngoại giao, cơ quan đại diện
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngồi hoặc thơng qua Bộ
ngoại giao đề nghị cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam
cung cấp pháp luật nước ngồi. Bởi vì, việc áp dụng luật nước ngoài lúc này
là do các cơ quan có thẩm quyền quy định nên họ có trách nhiệm trong việc
xác định luật nước ngoài để áp dụng. Song, để xác định được pháp luật nước
nào lựa chọn giải quyết quan hệ tư pháp và áp dụng sao cho đúng cũng là
vấn đề đau đầu cho những người có trách nhiệm xác định luật nước ngồi.
Để để giải quyết một vụ việc tư pháp quốc tế thì vấn đề lựa chọn một
trong hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau có thể được áp dụng là một
vấn đề khá nan giản. Vậy nên, thứ tự áp dụng pháp luật trong một vụ việc tư

pháp quốc tế cũng là một trong những vấn đề phức tạp, khó khăn cần phải
thực hiện. Đối với các vụ việc tư pháp quốc tế thông thường, thứ tự áp dụng
pháp luật được thực hiện như sau:
Bước 1: áp dụng quy phạm thực chất thống nhất.
Bước 2: áp dụng quy phạm xung đột thống nhất.
Bước 3: áp dụng quy phạm thực chất thông thường.
Bước 4: áp dụng quy phạm xung đột thông thường.
Bước 5: áp dụng pháp luật có mối liên hệ gắn bó nhất.
7


Đối với các quan hệ tư pháp quốc tế đặc biệt khi nảy sinh, cơ quan thẩm
quyền căn cứ vào điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên để điều chỉnh.
Nếu như khơng có điều ước quốc tế hay đối tượng điều chỉnh không thuộc
phạm vi điều chỉnh của các điều ước đó thì cơ quan có thẩm quyền sẽ áp
dụng pháp luật quốc gia khác. Hoặc một trường hợp khác, khi chủ thể tham
gia quan hệ là Nhà nước và Nhà nước thực hiện quyền miễn trừ Nhà nước thì
quan hệ sẽ chấm dứt. Nếu Nhà nước từ bỏ quyền này thì trường hợp này sẽ
áp dụng theo các trình tự thơng thường.
Như vậy, có thể thấy việc áp dụng pháp luật nước ngoài để giải quyết
các quan hệ trong vtư pháp quốc tế rất khó khăn và phức tạp. Mà để giải
quyết được vụ việc đó, phải xác định đó có phải trường hợp có thể áp dụng
được pháp luật nước ngồi hay khơng, xác định hệ thống pháp luật nào được
áp dụng đi từ các thứ tự ưu tiên, đồng thời phải đáp ứng được các yêu cầu
nhất định khi áp dụng pháp luật nước đó.
Thứ tư, hiện tượng dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật nước
thứ ba. Dẫn chiếu ngược là hiện tượng pháp luật nước được dẫn chiếu, dẫn
chiếu trở lại pháp luật nước dẫn chiếu. Còn dẫn chiếu đến pháp luật nước
thứ ba là hiện tượng pháp luật nước được dẫn chiếu, dẫn chiếu sang pháp
luật nước thứ ba. Sở dĩ có hiện tượng này là do quy phạm xung đột dẫn chiếu

tới hệ thống pháp luật nước ngoài, mà hệ thống pháp luật nước ngồi được
dẫn chiếu tới có thể bao gồm cả các quy phạm trong phần luật thực định và
các quy phạm xung đột. Như đã phân tích ở trên, quy phạm xung đột thống
nhất chỉ dẫn chiếu đến phần luật thực định của hệ thống pháp luật nước
ngồi đó thì sẽ khơng xảy ra hiện tượng dẫn chiếu ngược. Cịn quy phạm
xung đột thơng thường dẫn chiếu đến tồn bộ hệ thống pháp luật nước ngồi
thì có thể dẫn đến hiện tượng dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật
nước thứ ba. Hiện tượng này càng làm rõ sự phức tạp của việc áp dụng pháp
luật nước ngoài. Để giải quyết hiện tượng dẫn chiếu ngược, pháp luật Việt
Nam quy định như sau: “Trường hợp dẫn chiếu đến pháp luật Việt Nam thì
8


quy định của pháp luật Việt Nam về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia
quan hệ dân sự được áp dụng”. Đối với trường hợp dẫn chiếu đến pháp luật
nước thứ ba, pháp luật Việt Nam chỉ rõ: “Trường hợp dẫn chiếu đến pháp
luật của nước thứ ba thì quy định của pháp luật nước thứ ba về quyền, nghĩa
vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự được áp dụng.” Tuy nhiên, hiện
tượng này cũng có những ngoại lệ. Đó là đối với quy phạm xung đột thống
nhất, các bên đã thống nhất ý chí giữa các nước trong việc lựa chọn hệ thống
pháp luật giải quyết quan hệ đó nên sẽ loại trừ được việc dẫn chiếu ngược.
Hoặc khi các bên đã lựa chọn được hệ thống pháp luật một nước để giải
quyết vụ việc thì tức là họ mong muốn sử dụng những quy định pháp luật
thực của nước đó loại trừ dẫn chiếu ngược để đảm bảo tính thỏa thuận.
Thứ năm, hiện tượng lẩn tránh pháp luật. Lẩn tránh pháp luật là hiện
tượng các đương sự đã bằng các hành vi của mình như thay đổi quốc tịch ,
thay đổi nơi cư trú hoặc chuyển hóa tài sản… để đạt được mục đích là áp
dụng hệ thống pháp luật có lợi nhất cho mình. Và trên thực tế, những hành vi
này được thực hiện bằng các thủ đoạn vô cùng tinh vi, xảo quyệt, khiến cho
việc xác định trở nên vơ cùng khó khăn, phức tạp. Hay nói cách khác, đây là

chính là kẽ hở trong việc áp dụng nước ngoài cần thiết được khắc phục.
2. Áp dụng pháp luật nước ngoài là một yêu cầu khách quan trong
việc giải quyết các quan hệ trong tư pháp quốc tế
Thứ nhất, việc áp dụng pháp luật nước ngoài trong tư pháp quốc tế là
một hệ quả tất yếu nhằm giải quyết xung đột pháp luật.
Xuất phát từ các quan hệ là đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là
các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngồi nên khi giải quyết
các quan hệ này nếu khơng có quy phạm thực chất trực tiếp điều chỉnh quan
hệ thì các cơ quan có thẩm quyền bắt buộc phải dùng các quy phạm xung
đột, một trong các phương pháp được áp dụng phổ biến trong tư pháp quốc
tế. Thừa nhận quy phạm xung đột cũng là thừa nhận có thể áp dụng luật
nước ngoài theo sự dẫn chiếu của quy phạm này. Việc áp dụng luật nước
9


ngoài ở một mức độ nhất định trong thực tế đời sống tư pháp quốc tế được
thừa nhận ở hầu hết các nước trên thế giới.2
Khi xuất hiện quan hệ tư pháp quốc tế thì hiện tượng xung đột pháp luật
sẽ xảy ra vì khi đó hai hay nhiều hệ thống pháp luật cùng có thể được áp
dụng để điều chỉnh. Việc thừa nhận khả năng áp dụng pháp luật nước ngồi
hay khơng, áp dụng pháp luật nước ngồi nhằm điều chỉnh các quan hệ xã
hội cụ thể nào hoàn toàn thuộc về chủ quyền của các quốc gia. Tuy nhiên,
trong xu hướng hiện nay, với mục đích tăng cường, củng cố và thúc đẩy sự
phát triển bền vững các mối quan hệ quốc tế, hầu hết các quốc gia đều thừa
nhận khả năng áp dụng pháp luật nước ngoài. Hơn nữa, quan hệ Tư pháp
quốc tế với bản chất là quan hệ dân sự nên một trong những nguyên tắc điển
hình đó là tơn trọng sự thỏa thuận. Do vậy nếu áp đặt việc áp đặt phải áp
dụng pháp luật của quốc gia thì sẽ khơng dung hịa được lợi ích của các quốc
gia có liên quan.
Thứ hai, việc áp dụng pháp luật nước ngoài là nhu cầu tất yếu, khách

quan,để giải quyết các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngồi.
Qua đó, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các đương sự và thúc đẩy
giao lưu dân sự phát triển.
Việc cho phép áp dụng luật nước ngồi khơng phải là nghĩa vụ pháp lí
của mỗi quốc gia mà là thuộc chủ quyền quốc gia, nhằm bảo vệ lợi ích quốc
gia cũng như bảo hộ những quyền lợi hợp pháp của công dân, pháp nhân
nước mình, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các giao dịch dân sự quốc tế.
Thực tiễn giải quyết xung đột pháp luật đã chứng tỏ rằng, nếu cơ quan
tư pháp chỉ áp dụng pháp luật nước mình để điều chỉnh bất kì quan hệ, mang
tính chất dân sự có yếu tố nước ngồi nào, bằng mọi cách cố tình mở rộng
hiệu lực của pháp luật nước mình mà khơng tính đến trường hợp cụ thể cần
phải áp dụng pháp luật nước ngoài đều dẫn tới sự thủ tiêu tính khách quan,
cơng bằng - những ngun tắc cơ bản của bất kì quá trình tố tụng nào. Hậu
2 Trường Đại học

Pháp lí, Giáo trình tư pháp quốc tế, Hà Nội, 1992, trang 52

10


quả là sẽ gây khó khăn cho việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của cơng
dân, pháp nhân nước ngồi.
Thơng qua việc áp dụng pháp luật nước ngồi, giúp điều chỉnh các quan
hệ tư pháp quốc tế được khách quan và công bằng hơn, đảm bảo tốt nhất lợi
ích của cơng dân tham gia quan hệ tư pháp quốc tế.
Đồng thời, việc áp dụng pháp luật nước ngoài đảm bảo sự ổn định, củng
cố và phát triển hợp tác về mọi mặt trong giao lưu dân sự giữa các quốc gia
vì sự thịnh vượng chung của cả thế giới; đáp ứng việc củng cố, tăng cường
và mở rộng quan hệ đa phương, đa diện của quốc gia với nước ngồi.
III. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT NƯỚC NGỒI TRONG

VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC QUAN HỆ TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
TẠI VIỆT NAM
1. Thực tiễn áp dụng pháp luật nước ngoài trong việc giải quyết các
quan hệ trong tư pháp quốc tế tại Việt Nam
Xu thế tồn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại
đang là vấn đề nổi bật của kinh tế thế giới hiện nay. Chính đặc điểm này tạo
ra sự liên kết và phụ thuộc lẫn nhau càng cao giữa các quốc gia và khu vực.
Điều đó cũng đồng nghĩa rằng việc áp dụng pháp luật nước ngoài là một nhu
cầu khách quan không thể tránh khỏi ở tất cả các quốc gia trên thế giới nói
chung và ở Việt Nam nói riêng, nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng
của các đương sự và thúc đẩy giao lưu dân sự phát triển.
Thời gian qua, cùng với sự phát triển của các giao lưu dân sự, thương
mại, đầu tư, lao động,... giữa nước ta với cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các
nước trong khu vực, số lượng các vụ án dân sự có yếu tố nước ngồi được
các tòa án Việt Nam thụ lý giải quyết cũng gia tăng.
Mặc dù việc áp dụng pháp luật nước ngoài để giải quyết các vụ việc dân
sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài là một trong những hoạt động diễn
ra từ rất lâu và rất phổ biến trên thế giới, và mặc dù pháp luật Việt Nam đã có
rất nhiều quy định cho phép áp dụng pháp luật nước ngoài để giải quyết
11


những vụ việc dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài trong những
trường hợp nhất định với những nguyên tắc nhất định nhưng đây vẫn là một
hoạt động hồn tồn mới mẻ đối với các tịa án. Mới mẻ ở đây khơng phải vì
thực tế ở Việt Nam khơng có vụ án nào địi hỏi phải áp dụng pháp luật nước
ngoài để giải quyết, và chúng ta cũng khơng thể nói rằng trong lĩnh vực này,
các quy định của pháp luật đã đi trước thực tiễn, mà thực tế là việc các tòa
án, trọng tài Việt Nam áp dụng pháp luật nước ngồi trong q trình giải
quyết một vụ án là rất hãn hữu, do đó, việc tích lũy kinh nghiệm hoạt động

áp dụng pháp luật nước ngoài để giải quyết vụ việc dân sự theo nghĩa rộng
có yếu tố nước ngồi là hồn tồn chưa có.
2. Một số hạn chế và kiến nghị hoàn thiện
Thứ nhất, pháp luật Việt Nam đã có quy định nhưng mới dừng lại ở
mức chung chung, thường dưới dạng “theo quy định của Chính Phủ”. Và sau
khi các quy định trong các luật, bộ luật được ban hành thì lại cần phải chờ
được hướng dẫn thi hành bởi các nghị quyết, thông tư.. thì mới có thể được
thi hành trên thực tế. Tức là phải mất rất nhiều thời gian để các quy định về
việc áp dụng pháp luật nước ngoài được ban hành và hướng dẫn thi hành để
áp dụng trên thực tế. Trong khi đó, các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có
yếu tố nước ngồi diễn ra ngày càng phổ biến, đa dạng và phong phú, đòi hỏi
phải được giải quyết nhanh chóng và kịp thời. Bên cạnh đó, tình trạng mâu
thuẫn, chồng chéo quy định về cùng một vấn đề cũng là một hạn chế trong
pháp luật Việt Nam hiện nay.
Thứ hai, về các trường hợp không áp dụng pháp luật nước ngoài, theo
quy định tại Điều 670 Bộ luật dân sự 2015 thì pháp luật nước ngồi được dẫn
chiếu đến khơng được áp dụng trong trường hợp “hậu quả của việc áp dụng
pháp luật nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt
Nam”.
Tuy nhiên, một số văn bản quy phạm pháp luật hiện hành chưa có sự
thống nhất với quy định của BLDS năm 2015, ví dụ: Luật chuyển giao cơng
12


nghệ năm 2006; Luật đầu tư năm 2014; Luật hôn nhân và gia đình năm
2014; Luật thương mại năm 2005; Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày
14/2/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư… quy
định việc áp dụng pháp luật nước ngoài nếu pháp luật nước ngồi khơng trái
với ngun tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật Việt Nam.3
Thứ ba, các chủ thể áp dụng pháp luật nước ngồi chưa có kinh nghiệm

xét xử, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu mới cả về số lượng và chất
lượng. Như đã khẳng định ở trên, áp dụng pháp luật nước ngoài là việc hết
sức khó khăn và phức tạp. Do đó, địi hỏi đội ngũ thẩm phán có chun mơn
cao, hiểu biết rộng, có như vậy việc áp dụng mới đúng đắn được.
Để khắc phục những hạn chế này, nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp
dụng pháp luật nước ngoài tại Việt Nam, cần thiết phải có những giải pháp
kịp thời:
Một là, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm
pháp luật để bảo đảm thống nhất với quy định của Bộ luật dân sự năm 2015.
Các quy định trong các văn bản pháp luật cần phải rõ ràng, dễ hiểu.
Hai là, nâng cao trình độ, năng lực của các chủ thể áp dụng pháp luật
nước ngoài, đáp ứng xu thế mới cả về số lượng và chất lượng của đội ngũ
cán bộ. Đồng thời, quán triệt tinh thần áp dụng pháp luật nước ngoài, phải áp
dụng đầy đủ, thiện chí và trung thực. Khơng thể chỉ áp dụng những quy định
có lợi hơn cho các chủ thể mang quốc tịch quốc gia mình hoặc cố tình hiểu
sai lệch ý nghĩa của các quy phạm pháp luật nước ngoài.

3

/>
13


C. KẾT LUẬN
Từ những phân tích trên đây, có thể khẳng định việc áp dụng các quy
phạm xung đột cũng đồng nghĩa với việc quốc gia đó thừa nhận và cho phép
áp dụng luật nước ngồi dù có khó khăn và phức tạp; nhưng đó là một địi
hỏi thực tế khách quan đáp ứng việc củng cố, tăng cường và mở rộng quan
hệ đa phương, đa diện của quốc gia với nước ngoài. Thực tiễn tư pháp quốc
tế đã chứng tỏ ở những mức độ và với những điều kiện khác nhau, việc thừa

nhận và áp dụng pháp luật nước ngồi là khơng tránh khỏi, là đặc thù của tư
pháp quốc tế. Khi áp dụng pháp luật nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền
phải tuân thủ các điều kiện, cơ sở và thể thức pháp lý nhất định. Mỗi quốc
gia các điều kiện, cơ sở và thể thức pháp lý về áp dụng luật nước ngoài là
khác nhau. Tuy nhiên, phạm vi cho phép áp dụng pháp luật nước ngoài phải
được xác định trên cơ sở chủ quyền quốc gia và bình đẳng chủ quyền giữa
các quốc gia; đồng thời bảo đảm hiệu quả của việc áp dụng pháp luật nước
ngồi khơng trái với những ngun tắc cơ bản của chế độ xã hội và pháp luật
của chính quốc gia mình.

14


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Tư pháp quốc tế, trường Đại học Luật Hà Nội, nhà xuất
bản tư pháp, 2017.
2. Bộ luật dân sự 2015
3. Trường Đại học Pháp lí, Giáo trình tư pháp quốc tế, Hà Nội
4. Một số website tham khảo:
/> />
15



×