Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

SGV giao duc cong dan 6 ( sách giành cho giáo viên )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.97 KB, 9 trang )

HS nào kể diễn cảm nhất sẽ là người chiến thắng.
– Sau khi HS đọc xong, GV mời một số HS khác phát biểu cảm nhận và trả lời các
câu hỏi liên quan đến bài học.
Câu hỏi:
– Vì sao Hồi Thương có thể tự ăn ́ng, thay quần áo, phụ giúp mẹ việc nhà và đi học?
– Từ câu chuyện về Hoài Thương, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
– Theo em, siêng năng, kiên trì là gì?

Nhiệm vụ số 2.
a) Mục tiêu: Giúp HS hiểu được ý nghĩa của sự siêng năng, kiên trì.
b) Nội dung: Em hãy nêu suy nghĩ của em về các câu danh ngôn trong SGK tr.15.
+ Trên đường thành công khơng có dấu chân của kẻ lười biếng – Lỗ Tấn.
+ Nghị lực và kiên trì sẽ chiến thắng tất cả! – Benjamin Franklin.
Qua hai câu danh ngôn trên, em hãy tự đánh giá về sự siêng năng, kiên trì của
bản thân?
c) Sản phẩm: Ý nghĩa của sự siêng năng, kiên trì: giúp con người vượt qua khó
khăn, thử thách và hướng đến thành công.
d) Tổ chức thực hiện:
– GV cho HS đọc các câu danh ngôn trong SGK tr.15
+ Trên đường thành cơng khơng có dấu chân của kẻ lười biếng – Lỗ Tấn.
+ Nghị lực và kiên trì sẽ chiến thắng tất cả! – Benjamin Franklin.
– Cho thời gian HS suy nghĩ.
– Mời HS xung phong phát biểu suy nghĩ.
– GV nhận xét; khuyến khích HS siêng năng, kiên trì trong học tập và cuộc sống.


8

Nhiệm vụ số 3.
a) Mục tiêu: Giúp HS hiểu được biểu hiện của siêng năng, kiên trì.
b) Nội dung: Em hãy quan sát các tranh trong SGK tr.16 và chỉ ra những biểu hiện


của siêng năng, kiên trì trong lao động, học tập và sinh hoạt hằng ngày.
c) Sản phẩm: Học sinh biết được những biểu hiện của sự siêng năng, kiên trì: cần
cù, chịu khó, khơng bỏ cuộc, nói không với cám dỗ.
d) Tổ chức thực hiện:
– GV yêu cầu HS quan sát các tranh trong SGK tr.16.
– GV mời HS chỉ ra những biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong lao động, học
tập và sinh hoạt hằng ngày.
– GV góp ý và nhận xét: Siêng năng, kiên trì được thể hiện qua hành động đơn
giản, cụ thể trong cuộc sống hằng ngày mà không phải chỉ là suy nghĩ hay lời hứa.
– GV kết luận.
– Siêng năng là tính cách làm việc tự giác, cần cù, chịu khó thường xun của con người.
– Kiên trì là tính cách làm việc miệt mài, quyết tâm giữ vững ý chí, làm đến cùng dù
gặp khó khăn trở ngại.
– Siêng năng, kiên trì giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách và hướng đến
thành cơng.
– Để rèn luyện tính siêng năng, kiên trì, em cần học tập chuyên cần, chăm chỉ rèn
luyện kĩ năng sống, khơng ngừng hồn thiện hành vi, thái độ và sự ứng xử trước
những khó khăn và thách thức.

3. Hoạt động 3: Luyện tập
Nhiệm vụ số 1.
a) Mục tiêu: Giúp HS rèn luyện hành vi thể hiện siêng năng, kiên trì trong các tình
huống hằng ngày.
b) Nội dung: Em hãy quan sát hình ảnh, đọc thông tin và trả lời câu hỏi ở sách
giáo khoa tr.17
c) Sản phẩm: Học sinh luyện tập hành động thể hiện sự siêng năng, kiên trì trong
cuộc sống hằng ngày.
* Tình huống 1: Em mặc áo mưa đến phịng tập võ.
* Tình huống 2: Em nỗ lực suy nghĩ để hoàn thành bài tập.



9

d) Tổ chức thực hiện:
– Hoạt động cá nhân.
– Cho thời gian HS làm bài tập.
– Mời HS xung phong phát biểu đáp án.
– GV nhận xét và chia sẻ đáp án.

Nhiệm vụ số 2.
a) Mục tiêu: Giúp HS rèn luyện hành động thể hiện siêng năng, kiên trì trong các
tình huống hằng ngày.
b) Nội dung: Em hãy quan sát hình ảnh, đọc các tình huống và thực hiện theo
yêu cầu ở sách giáo khoa tr.18.
c) Sản phẩm: Học sinh luyện tập cách thể hiện siêng năng, kiên trì trong cuộc
sống hằng ngày thơng qua các tình huống giả định.
* Tình huống 1: Nếu em là Hùng, em sẽ nói rằng em cần phải dọn dẹp nhà cửa
xong mới đi chơi.
* Tình huống 2: Em khơng nên đồng ý với ý kiến của Mai vì bản thân phải cố gắng
vượt khó, tìm tịi, nỗ lực để giải các bài tập. Điều này sẽ giúp em tốt hơn mỗi ngày.
* Tình huống 3: Em sẽ khuyên Hoàng việc luyện tập thể dục thể thao, cụ thể là
chạy bộ sẽ giúp cho sức khỏe bản thân mình tốt hơn. Đồng thời, Minh giữ quan niệm
muốn thử sức với cuộc thi chứ không đặt nặng vấn đề thắng thua, quan trọng nhất là
nỗ lực hết sức vì sức khỏe bản thân.
d) Tổ chức thực hiện:
Giáo viên có thể chọn một trong 2 cách sau dựa trên tình huống HS lựa chọn
• Cách 1: Tổ chức HS hoạt động cá nhân.
– GV mô tả tình huống cụ thể.
– Dành cho HS thời gian suy nghĩ.
– GV mời HS phát biểu cách ứng xử trong từng tình huống.

– GV đặt câu hỏi khơi gợi cảm xúc, suy nghĩ của HS.
– GV nhận xét, đánh giá.
• Cách 2: Tổ chức hoạt động nhóm.
– GV chia lớp thành 3 nhóm tương ứng với 3 tình huống trong hoạt động này.
– Mỗi nhóm cử một đại diện bốc thăm chọn tình huống.


10

– Các nhóm thảo luận cách xử lý tình huống được giao.
– Sau 5 phút thảo luận, GV lần lượt mời từng nhóm lên sắm vai tình huống.
– GV đặt câu hỏi khơi gợi cảm xúc, suy nghĩ của HS: cả về cách ứng xử tình huống,
về tình huống.
– GV nhận xét, đánh giá.

Nhiệm vụ số 3.
a) Mục tiêu: Giúp HS luyện tập những hành động thể hiện sự siêng năng, kiên trì
trong cuộc sống hằng ngày.
b) Nội dung: Hãy liệt kê những việc em làm hằng ngày. Em thấy mình đã siêng
năng chưa? Vì sao? Em đã từng nỗ lực hết sức vượt qua khó khăn để kiên trì hồn
thành một cơng việc hay chưa? Nếu có, hãy chia sẻ về điều đó.
c) Sản phẩm: Học sinh tự đánh giá mức độ siêng năng, kiên trì của bản thân. Từ
đó có động lực rèn luyện siêng năng, kiên trì trong cuộc sống hằng ngày.
d) Tổ chức thực hiện:
– GV yêu cầu HS đọc kĩ yêu cầu của bài tập.
– Cho thời gian HS suy nghĩ.
– Mời HS trình bày.
– GV nhận xét và chia sẻ: Hãy ghi nhớ kinh nghiệm của mình và vận dụng nó trực
tiếp trong những tình huống hay hồn cảnh khác nhau của bản thân em để thay đổi
và phát triển.


4. Hoạt động 4. Vận dụng
Nhiệm vụ số 1.
a) Mục tiêu: Giúp HS vận dụng một cách sáng tạo kiến thức đã học để thể hiện
sự siêng năng, kiên trì một cách cụ thể.
b) Nội dung: Hãy thiết kế khẩu hiệu về siêng năng, kiên trì.
Em hãy thiết kế một khẩu hiệu về siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và
các hoạt động khác của em và bạn bè.
Em hãy ghi nhớ khẩu hiệu này và thực hành nó trong những tình huống hay
hoàn cảnh khác nhau mà bản thân gặp phải.
c) Sản phẩm: Học sinh vận dụng để tạo nên khẩu hiệu về siêng năng, kiên trì
trong học tập, lao động… Từ đó tạo động lực để vận dụng siêng năng, kiên trì vào
những tình huống, hồn cảnh khác nhau trong cuộc sống.


11

d) Tổ chức thực hiện:
– GV yêu cầu HS đọc kĩ yêu cầu của bài tập.
– Cho thời gian HS suy nghĩ và thiết kế khẩu hiệu.
– Mời HS trình bày khẩu hiệu của mình.
– GV nhận xét và chia sẻ: Em hãy ghi nhớ khẩu hiệu này và thực hành nó trong
những tình huống hay hồn cảnh khác nhau mà bản thân gặp phải.

Nhiệm vụ số 2.
a) Mục tiêu: Giúp HS vận dụng một cách sáng tạo kiến thức đã học để thể hiện
sự siêng năng, kiên trì một cách cụ thể.
b) Nội dung: Hãy thực hiện một trong các gợi ý:
– Em hãy tìm câu chuyện kể về sự siêng năng, kiên trì của một bạn cùng tuổi mà
em biết. Sau đó, chia sẻ với bạn thân hoặc viết đăng trên báo tường của lớp.

– Em hãy trồng một hạt giống bất kì, chăm sóc và theo dõi sự trưởng thành của
cây. Sau đó, chia sẻ niềm vui với người thân, bạn bè. Từ đó, tiếp tục thử nghiệm gieo
trồng nhiều hạt giống hơn dựa trên điều kiện của gia đình, lớp học.
c) Sản phẩm: Học sinh vận dụng kiến thức đã học để nhận diện những câu
chuyện về siêng năng, kiên trì của một bạn cùng tuổi. Từ đó có động lực để vận dụng
siêng năng, kiên trì vào cuộc sống bản thân. Đồng thời việc trồng một hạt giống bất
kì và theo dõi sự trưởng thành của cây cũng là một cách thức giúp học sinh vận dụng
sự siêng năng, kiên trì trong cuộc sống.
d) Tổ chức thực hiện:
Yêu cầu HS chọn 1 trong 2 hành động về nhà thực hiện, làm bài thu hoạch cho
buổi học kế tiếp:
– Hãy tìm một câu chuyện kể về sự siêng năng hoặc kiên trì của một bạn cùng
tuổi ở cùng trường hay gần nơi em ở mà em biết. Từ đó, viết lại thành một truyện
ngắn tặng cho bạn thân, hoặc đăng báo tường của lớp hay tham gia giải báo Xuân
của trường.
– Hãy trồng một hạt giống bất kì, chăm sóc và chụp hình từ khi cây đâm chồi đến
lúc ra lá, ra hoa, ra trái. Sau đó, hãy chia sẻ niềm vui đó với người thân, bạn bè. Từ đó,
tiếp tục thử nghiệm gieo trồng nhiều hạt giống hơn dựa trên điều kiện của gia đình,
lớp học.



×