Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

học ki kĩ năng chung về tư vấn pháp luật: “ Phân tích vai trò của tư vấn pháp luật và ý nghĩa lồng ghép, phổ biến giáo dục pháp luật vào hoạt động tư vấn”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.16 KB, 9 trang )

MỞ ĐẦU
Trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hoạt động tư vấn pháp
luật được coi là một loại hình dịch vụ nghề nghiệp được điều chỉnh bằng các
quy định pháp luật về hành nghề luật sư và một số bộ luật liên quan khác.
Khơng chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm pháp lý cho các giao dịch
trên thực tế, hoạt động tư vấn pháp luật còn mang ý nghĩa lồng ghép phổ biến,
giáo dục pháp luật, mang pháp luật đến gần với người dân hơn. Vậy để nghiên
cứu, làm rõ hơn về vấn đề này em xin chọn đề tài “ Phân tích vai trò của tư vấn
pháp luật và ý nghĩa lồng ghép, phổ biến giáo dục pháp luật vào hoạt động tư
vấn”.

NỘI DUNG
I . Khái quát về hoạt động tư vấn pháp luật.
1 Khái niệm.
Hiện nay cịn có nhiều cách tiếp cận và định nghĩa khác nhau về tư vấn pháp
luật. Tuy nhiên, theo Điều 28 Luật Luật sư có quy định: Tư vấn pháp luật là việc
hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến
việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của họ.
Như vậy, hoạt động tư vấn pháp luật không chỉ bao gồm việc chuyển tải nội
dung của một điều luật, một văn bản pháp luật, hoặc cung cấp thông tin về
những quy định pháp luật có liên quan mà cịn là việc sử dụng kiến thức pháp
luật và kinh nghiệm của các chuyên gia pháp luật. Như vậy, người thực hiện tư
vấn phải sử dụng lao động trí óc của mình để đưa ra một lời khun, giúp khách
hàng có một hướng giải quyết đúng đắn. Đây là cách hiểu phổ biến nhất về tư
vấn pháp luật và thuật ngữ này thường được sử dụng với ý nghĩa đó trong các
văn bản pháp luật ở nước ta hiện nay.
2. Đặc điểm
1


- Tư vấn pháp luật là một loại dịch vụ pháp lý có tính chun mơn cao


- Người tư vấn pháp luật phải có kiến thức nhất định, trình độ chuyên môn nghề
nghiệp, kinh nghiệm, kĩ năng chuyên sâu.
- Tư vấn pháp luật là nghề lấy pháp luật làm công cụ để giải quyết những vấn đề
pháp lý mà khách hàng yêu cầu giải quyết.
- Phải tìm ra được giải pháp hợp lí, phù hợp với pháp luật, giải quyết được vấn
đề.
- Là nghề lao động trí óc có tính độc lập và chịu trách nhiệm cá nhân cao.
- Đòi hỏi sử dụng nhiều kĩ năng nghề nghiệp thành thạo, chuẩn xác, có khả năng
phân tích, tư duy logic, tổng hợp cao.
- Chủ thể thực hiện:
+ Thứ nhất là tư vấn pháp luật của luật sư theo quy định của Luật luật sư năm
2006 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2007);
+ Thứ hai là tư vấn pháp luật do các tổ chức đoàn thể xã hội thực hiện được
điều chỉnh bởi Nghị định số 65/2003/NĐ-CP ngày 11-6-2003 của Chính phủ về
tổ chức, hoạt động tư vấn pháp luật: Tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên pháp
luật.
+Thứ ba là trợ giúp viên pháp lý ( Luật Trợ giúp pháp lý ).
II. Vai trò của tư vấn pháp luật.
1. Tư vấn pháp luật đóng vai trị quan trọng vào việc phổ biến giáo dục
pháp luật, giúp định hướng hành vi ứng xử cho các cá nhân,tổ chức theo
khuôn khổ pháp luật.
Tư vấn pháp luật đóng vai trị quan trọng vào việc phổ biến, giáo dục pháp
luật, từ đó giúp định hướng hành vi ứng xử của cá nhân, tổ chức theo khuôn khổ
pháp luật và qui tắc đạo đức.
2


Khi đến với hoạt động tư vấn pháp luật tức là người dân đang có những
khó khăn khúc mắc nhất định mà mình khơng thể tự giải quyết được. Những
người tư vấn sẽ định hướng cho họ những hành vi ứng xử theo khuôn khổ của

pháp luật và chuẩn mực xã hội, từ đó họ có thể bảo vệ quyền và lợi ích của mình
một cách hợp pháp, tránh được những rủi ro khơng đáng có do sự thiếu hiểu biết
pháp luật.

Đồng thời, khi giải quyết được vấn đề của mình họ cũng nhớ và hiểu rất
sâu sắc những quy định của pháp luật có liên quan đến vấn đề đó. Những lợi ích
to lớn mà tư vấn pháp luật đem lại cho cá nhân và tổ chức đã làm hình thành ở
họ thái độ và hành vi ứng xử tơn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật. Có
thể thấy, hoạt động tư vấn pháp luật góp phần nâng cao văn hố tư pháp cho các
cơng dân trong cộng đồng xã hội.
Nói về vai trị của tư vấn pháp luật trong việc giáo dục thái độ và hành vi
tôn trọng pháp luật trong xã hội, tác giả Vũ Minh Hồng đã nhấn mạnh: “ Hệ quả
của quá trình tư vấn pháp luật là sự chuyển biến trong nhận thức, hiểu biết của
từng cá nhân, hoặc của một nhóm người, từ đó hình thành thái độ ứng xử tích
cực, tơn trọng và tuân thủ pháp luật trong các quan hệ đời sống xã hội hoặc có
sự phản kháng, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật. Một cá nhân hoặc tổ chức
khi được tư vấn pháp luật chắc chắn sẽ có hiểu biết ở một mức độ nhất định và
hành vi ứng xử khác với trước đó” .
2. Tư vấn pháp luật cung cấp cho cá nhân, tổ chức những hiểu biết pháp luật ở
mức cơ bản, về một vấn đề nhất định, giúp họ hiểu rõ vị thế, quyền và nghĩa vụ
pháp lý của mình trong một quan hệ pháp luật cụ thể nảy sinh trong đời sống xã
hội.
Thơng qua q trình thực hiện các cơng việc cụ thể của hoạt động tư vấn
pháp luật (cung cấp thông tin, giải đáp pháp luật cho cá nhân, tổ chức …) thì tư
vấn pháp luật cịn giúp nâng cao sự hiểu biết về pháp luật của người được tư
3


vấn.Thông qua vụ việc mà họ yêu cầu tư vấn, sẽ giúp họ có cái nhìn cụ thể và rõ
hơn về vấn đề mình đang vướng mắc, đồng thời họ khơng chỉ hiểu được cụ thể

chính sách, quy định pháp luật về chính vấn đề mình cần mà cịn có thể tham
khảo thông tin liên quan một cách tổng thể, đơi khi rộng hơn hoặc sâu hơn về
vấn đề mình cần tìm hiểu.
Tư vấn pháp luật góp phần nâng cao hiểu biết của người dân về quyền và nghĩa
vụ của công dân cũng như ý thức chấp hành pháp luật cho người dân. Bởi nó
cung cấp cho cá nhân, tổ chức những hiểu biết pháp luật ở mức cơ bản, phổ
thông về một vấn đề nhất định, giúp họ hiểu rõ vị thế, quyền và nghĩa vụ pháp lý
của mình trong một quan hệ pháp luật cụ thể nảy sinh trong đời sống xã hội.
3. Làm giảm nhẹ sự căng thẳng cho các cơ quan tố tụng, tránh được quá tải
trong hoạt động xét xử
Tư vấn pháp luật góp phần hịa giải hoặc ngay cả khi có tranh chấp xảy ra
thì hoạt động tư vấn sẽ giúp các bên tìm thấy được những giải pháp tích cực để
giải quyết tranh chấp một cách nhẹ nhàng, theo một trình tự phù hợp các mâu
thuẫn, xung đột liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân. Góp phần
giảm thiểu các tranh chấp, giảm bớt tình trạng khiếu kiện tràn lan, kéo dài do
người dân hiểu pháp luật không đúng hoặc không đầy đủ .Khi mọi người đã hiểu
những quyền và nghĩa vụ của mình thì cũng tránh được những hiện tượng tiêu
cực, tệ nạn xảy ra trong xã hội .
Chẳng hạn năm 2013, A và hộ liền kề cùng lấp đất ao tại một bãi đất hoang
để xây nhà ở. Đến nay 2 gia đình họ đều khơng được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất vì lý do đất lấn chiếm. Gần đây hai hộ xảy ra việc tranh chấp
lối đi chung. Họ đã khởi kiện ra tòa nhưng tịa trả lời khơng giải quyết vì hai bên
khơng có giấy tờ về quyền sử dụng đất. Đối với tình huống trên, nhờ sự tư vấn
của luật sư mà việc tranh chấp được giải quyết theo đúng trình tự pháp luật, hai
hộ tranh chấp đã chủ động gặp gỡ để tự hòa giải và họ cũng xác định được thẩm
quyền giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp hai bên khơng có giấy tờ
chứng minh quyền sử dụng đất.
4



4. Tư vấn pháp luật góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, hoàn thiện pháp luật,
giám sát việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. củng cố niềm
tin của người dân đối với cơ quan nhà nước, cơ quan bảo vệ pháp luật
Thông qua hoạt động tư vấn sẽ phát hiện được những điểm cịn thiếu
sót.những quy định cịn hạn chế, những bất cập tồn tại trong việc xây dựng pháp
luật, từ đó kịp thời có những kiến nghị sửa đổi bổ sung cho phù hợp với thực
tiễn. Hoạt động tư vấn pháp luật cịn góp phần giám sát việc tn thủ pháp luật,
nâng cao hiệu quả quản lý, tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, củng
cố niềm tin của người dân đối với cơ quan nhà nước, cơ quan bảo vệ pháp luật .
Khi sự hiểu biết pháp luật được nâng cao, sẽ tránh được tình trạng cơ quan nhà
nước lạm quyền,lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân để thực hiện những
hành vi trái với quy định của pháp luật,những tổ chức, cá nhân không thể lách
luật ,cố tình làm sai những quy định mà pháp luật đề ra.
Thơng qua hoạt động tư vấn pháp luật có thể nắm bắt được tâm tư nguyện
vọng, nhu cầu của nhân dân, thực trạng áp dụng pháp luật cũng như thực trạng
vi phạm pháp luật ở địa phương cũng như trên cả nước, trên cơ sở đó có những
kiến nghị kịp thời để xây dựng, bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Mặt
khác, hoạt động tư vấn pháp luật giúp phát hiện những lỗ hổng của pháp luật,
giúp các cơ quan nhà nước thấy được những khiếm khuyết của mình trong q
trình hoạt động, nhờ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết, có những
khắc phục kịp thời, để không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý.
III. Ý nghĩa của việc lồng ghép , phổ biến giáo dục pháp luật vào hoạt động
tư vấn.
1. Giới thiệu chung về hoạt động lồng ghép, phổ biến giáo dục pháp luật vào
hoạt động tư vấn pháp luật.
Tư vấn pháp luật là một hình thức ngày càng phát huy nhiều ưu điểm trong
công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân nói chung và
nơng dân nói riêng. Trong quá trình thực hiện tư vấn pháp luật, thông qua các
5



hoạt động giao tiếp với đối tượng, tìm hiểu những thông tin trung thực về vụ
việc, hiểu rõ bản chất yêu cầu của đối tượng, trên cơ sở đó người thực hiện tư
vấn pháp luật thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật có liên quan đến vụ việc,
góp phần nâng cao hiểu biết và ý thức pháp luật cho người được tư vấn. Khi tư
vấn, người thực hiện tư vấn pháp luật có thể cung cấp cho đối tượng các văn
bản pháp luật đã vận dụng trong quá trình tư vấn cùng với giải pháp đưa ra để họ
đối chiếu, tham khảo, chọn giải pháp phù hợp nhất cho từng trường hợp cụ thể.
Tư vấn pháp luật chính là một hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cá biệt.
Tư vấn pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ với công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật. Thông qua q trình thực hiện các cơng việc cụ thể của hoạt động tư
vấn pháp luật, thì các mục tiêu và nội dung chính của phổ biến, giáo dục pháp
luật đồng thời cũng được triển khai, lồng ghép.
2. Ý nghĩa của việc lồng ghép phổ biến giáo dục pháp luật vào hoạt động tư
vấn pháp luật.
- Việc kết hợp lồng ghép phổ biến giáo dục pháp luật vào hoạt động tư vấn
pháp luật sẽ giúp cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đi vào quần chúng
khơng mang tính một chiều, đơn điệu, gắn quy định pháp luật vào các tình
huống cụ thể, trả lời các câu hỏi thực tế đặt ra. Như vậy, đây cũng là một cách
thức hữu hiệu thúc đẩy phổ biến, giáo dục pháp luật phát triển, đa dạng hóa các
kênh tuyên truyền pháp luật.
- Khi người tư vấn cung cấp thông tin, văn bản pháp luật, tài liệu pháp lý cho
cá nhân, tổ chức cũng chính là việc tuyên truyền phổ biến pháp luật tới người
yêu cầu tư vấn. Trước khi đưa ra một lời khuyên hay các giải pháp để khách
hàng lựa chọn, người tư vấn thường phải đưa ra những thông tin pháp lý cơ bản,
văn bản pháp luật trực tiếp điều chỉnh về vấn đề đó hoặc nội dung chính sách,
pháp luật khác có liên quan nhiều nhất. Nhờ vậy, đối tượng đến yêu cầu tư vấn
không chỉ hiểu được cụ thể chính sách, quy định pháp luật về chính vấn đề mình

6



cần mà cịn có thể tham khảo thơng tin liên quan một cách tổng thể, đôi khi rộng
hơn hoặc sâu hơn về vấn đề mình cần tìm hiểu.
- Hướng dẫn cho các đối tượng ứng xử đúng pháp luật trong từng hoàn cảnh
cụ thể để thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Đây là hoạt
động mang lại kết quả trực tiếp, dễ nhận thấy và đánh giá sau một quá trình tư
vấn, tuyên truyền pháp luật. Từ những phân tích bên trên, người tư vấn sẽ hướng
dẫn và chỉ ra những giải pháp nào là tối ưu nhất, bảo vệ tốt nhất lợi ích của
khách hàng, giảm thiểu tối đa nhất những rủi ro, gỡ rối những khó khăn mà
khách hàng đang gặp phải.
- Giúp cho người được tư vấn nâng cao hiểu biết pháp luật thông qua nhận
thức, thái độ và hành vi ứng xử, hình thành và phát huy ý thức tơn trọng và thi
hành nghiêm chỉnh pháp luật. Mục đích cuối cùng của quá trình tư vấn, truyên
truyền pháp luật là đem đến sự chuyển biến trong nhận thức, hiểu biết của từng
cá nhân, hoặc một nhóm người, từ đó hình thành thái độ xử sự tích cực, tơn
trọng và tn thủ pháp luật trong các quan hệ đời sống xã hội hoặc có sự phản
kháng, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật. Một cá nhân hoặc tổ chức khi đã
được tư vấn, phổ biến pháp luật chắc chắn sẽ có hiểu biết ở mức độ nhất định và
hành vi ứng xử khác với cá nhân, tổ chức không được tư vấn.
Việc lồng ghép việc phổ biến tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong hoạt
động tư vấn không những giúp cho người tư vấn giải quyết được khó khăn của
người dân một cách hợp lý nhất – căn cứ vào những quy định cụ thể của pháp
luật mà còn thể hiện sự hợp lý khi những sự giải thích đó cịn hợp tình – người
dân hiểu được những quy định đó, sẵn sàng tn theo để bảo vệ lợi ích của chính
bản thân mình. Từ đó ý thức pháp luật của mỗi người dân được nâng cao, pháp
luật gần gũi với đời sống hơn bao giờ hết.
- Lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động tư vấn pháp luật
sẽ góp phần tăng thêm hiệu quả, ý nghĩa xã hội của hoạt động tư vấn pháp luật.
Bởi vì, khi đó tư vấn pháp luật khơng chỉ phục vụ một người mà là phục vụ

7


nhiều người cùng lúc. Kết quả là một lời khuyên đúng đắn không chỉ được áp
dụng trong một trường hợp mà được nhân lên nhiều trường hợp, được sử dụng
nhiều lần thay vì một lần.
- Việc kết hợp tư vấn pháp luật sẽ giúp cho công tác phổ biến, giáo dục pháp
luật đi vào quần chúng khơng mang tính một chiều, đơn điệu, gắn quy định pháp
luật vào các tình huống cụ thể, trả lời các câu hỏi thực tế đặt ra. Như vậy, đây
cũng là một cách thức hữu hiệu thúc đẩy phổ biến, giáo dục pháp luật phát triển,
đa dạng hóa các kênh tuyên truyền pháp luật.
Như vậy, xuất phát từ đặc trưng của hoạt động tư vấn pháp luật, mối liên
hệ giữa tư vấn pháp luật với cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật được hình
thành hết sức tự nhiên và gắn bó với nhau khá chặt chẽ. Tư vấn pháp luật là quá
trình phổ biến pháp luật.Thơng qua q trình thực hiện các cơng việc cụ thể của
hoạt động tư vấn pháp luật (cung cấp thông tin, giải đáp pháp luật cho cá nhân,
tổ chức …), thì các mục đích và nội dung chính của phổ biến, giáo dục pháp luật
đồng thời cũng được triển khai, lồng ghép.

KẾT LUẬN
Từ sự phân tích trên, ta càng hiểu rõ hơn vai trò của hoạt động tư vấn và ý
nghĩa của việc lồng ghép giáo dục tuyên truyền pháp luật vào hoạt động tư vấn.
Nókhơng chỉ giúp cho người dân biết được quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình,
hành xử theo đúng pháp luật, đạo đức xã hội từ đó tránh được những xung đột
pháp luật khơng đáng có và giảm tải cơng việc cho các cơ quan tố tụng…

8


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Kỹ năng tư vấn pháp luật – TS. Phan Chí Hiếu, ThS. Nguyễn Thị
Hằng Nga, NXB Công an nhân dân, năm 2012.
2. />?ItemId=275
3. />Luật Dương gia -

9



×