Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Chủ nghĩa tư bản nhà nước trong chính sách kinh tế mới của v i lênin và vận dụng của đảng ta trong chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.72 KB, 24 trang )

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Lý luận của Lênin về Chủ nghĩa tư bản nhà nước là một bộ phận quan trọng
trong tồn bộ hệ thống lí luận của Lênin về chính sách kinh tế mới và đã được
Lênin chỉ đạo, triển khai ở nước Nga Xô Viết đầu những năm 20 của thế kỷ XX.
Trước tiên, chúng ta nhận thấy rằng chính sách kinh tế mới của Lênin có ý
nghĩa vơ cùng quan trọng, nó là những ngun lí của Chủ nghĩa Mác vừa là sự sáng
tạo của Lênin về cách mạng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện thực tế, chính sách
kinh tế mới là một quốc sách mang tính chiến lược nhưng lại là một chính sách
mềm dẻo linh hoạt. Và lịch sử nước Nga những năm 1917 đến 1924 đã cho thấy rõ
điều đó.
Chính sách kinh tế mới của Lênin đã chỉ ra các biện pháp về sự vận dụng các
hình thức khác nhau của Chủ nghĩa tư bản nhà nước, xem đó là những cầu nối,
những cảng trung gian để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vai trò của Chủ nghĩa tư bản
nhà nước là xây dựng cơ sở vật chất cho Chủ nghĩa xã hội, là việc hoàn thiện quan
hệ sản xuất mới, là sự phát triển lực lượng sản xuất và là cách quản lý tiến bộ nhằm
đưa nền kinh tế phát triển đạt tới một xã hội mới.
Đảng và nhân dân ta đã vận dụng một cách đúng đắn chính sách kinh tế mới
của Lênin- đó là sự vận dụng nguyên lí của chủ nghĩa Mác, vận dụng tư tưởng Hồ
Chí Minh - đây là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động, là vấn đề có tính
ngun tắc đối với cách mạng Việt Nam, là bước phát triển về nhận thức và tư duy
lí luận của Đảng ta trong công cuộc đổi mới. Trong công cuộc đổi mới đất nước, lý
luận về Chủ nghĩa tư bản nhà nước trong chính sách kinh tế mới của Lênin là cơ sở
lý luận đồng thời là bài học kinh nghiệm để chúng ta xây dựng mơ hình chủ nghĩa
xã hội trong từng lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội...Năm 1987, với sự ra đời hai

1


đạo luật: Luật đầu tư trong nước và luật đầu tư nước ngồi khẳng định bước tiến
mới trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.


Tôi chọn đề tài “ Chủ nghĩa tư bản nhà nước trong chính sách kinh tế mới
của V.I.Lênin và vận dụng của Đảng ta trong chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài” nhằm nghiên cứu sâu hơn chủ nghĩa tư bản nhà nước trong chính sách
kinh tế mới của Lênin và đường lối, chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài của Đảng ta để thấy sự vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa tư bản nhà nước ở Việt
Nam.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.
Vấn đề chủ nghĩa tư bản nhà nước và những vấn đề áp dụng thực tiễn ở Việt
Nam đã có nhiều cơng trình khoa học, sách, báo, bài viết của các tác giả trong nước
và nước ngoài đề cập đến. Tiêu biểu là bài viết “ Lí luận của Lênin về Chủ nghĩa tư
bản nhà nước và thực tiễn vận dụng ở nước ta” của Tiến sĩ Trần Anh Phương; bài
viết “ Chủ nghĩa tư bản nhà nước từ quan niệm của Lênin đến sự vận dụng của
Đảng ta trong công cuộc đổi mới đất nước” của Nguyễn Văn Thức...hay trong tạp
chí cộng sản, trong báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam nói tới vấn đề này.
3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Nghiên cứu đề tài “Chủ nghĩa tư bản nhà nước trong chính sách kinh tế mới
của V.I.Lênin và vận dụng của Đảng ta trong chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài” để giúp chúng ta hiểu rõ hơn về Chủ nghĩa tư bản nhà nước trong
chính sách kinh tế mới của Lênin; vai trò của Chủ nghĩa tư bản nhà nước trong sự
phát triển xã hội chủ nghĩa và đường lối của Dảng ta trong việc thực hiện chính
sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi.
Để tìm hiểu đề tài này cần nắm vững nội dung, ý nghĩa, tầm quan trọng của
chính sách kinh tế mới. Từ đó thấy rõ lí luận của chủ nghĩa tư bản nhà nước của
Lênin. Trên cơ sở nhận thức sâu sắc về vai trò và ý nghĩa của Chủ nghĩa tư bản nhà
2


nước đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam nói chung và lĩnh vực kinh tế nói
riêng, nhất là vấn đề thu hút vốn đầu tư trực tiếp ở nước ngồi.


4. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin, lý luận thực
tiễn của Lênin trong bối cảnh nước Nga lúc bấy giờ và những chính sách, đường lối
phát triẻn kinh tế xã hội của Đảng cộng sản Việt Nam. Ngồi ra bài viết cịn sử
dụng các phương pháp như phân tích, phương pháp so sánh...
5. ĐĨNG GĨP CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài làm rõ vai trị, ý nghĩa của chủ nghĩa tư bản nhà nuớc trong chính sách
kinh tế mới của lênin, sự vận dụng sáng tạo của đảng ta trong thời lì đổi mới để
phát triển kinh tế.
Việc nghiên cứu đề tài giúp sinh viên có nhận thức về đường lối của đang
tatrong việc thu hút vốn đầu tư và làm giàu lí luận chính trị.
6. KẾT CẤU CỦA TIỂU LUẬN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận kết cấu
làm 2 phần, 6 tiết:
I. Lý luận của Lênin về Chủ nghĩa tư bản nhà nước trong chính sách kinh
tế mới
1.1. Chính sách kinh tế mới của Lênin
1.2. Lý luận của Lênin về Chủ nghĩa tư bản nhà nước
II. Sự vận dụng quan điểm của Lênin trong Chủ nghĩa tư bản nhà nước
về chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam thời kỳ đổi
mới
2.1. Quan điểm của Đảng ta về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi trong
cơng cuộc đổi mới

3


2.2. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngồi ở Việt Nam từ năm 1988- 2008
2.3. Những vấn đề đặt ra trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở
Việt Nam thời gian qua

2.4. Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào Việt Nam thời gian tới
NỘI DUNG

I. LÝ LUẬN CỦA LÊNIN VỀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN NHÀ NƯỚC
TRONG CHÍNH SÁCH KINH TẾ MỚI .
1.1. CHÍNH SÁCH KINH TẾ MỚI CỦA LÊNIN.
Ngay từ đầu tác phẩm “Bàn về thuề lương thực, Lênin đã phân tích tính chất
quá độ của nền kinh tế và chỉ rõ 5 thành phần kinh tế tồn tại ở nước Nga xô viết:
Kinh tế nông dân kiểu gia trưởng, nghĩa là một lớn có tính chất tự nhiên; sản xuất
hàng hoá nhỏ( bao gồm đại đa số nơng dân bán lúa mì), chủ nghĩa tư bản tư nhân,
chủ nghĩa tư bản nhà nước, chủ nghĩa xã hội. Trong nền kinh tế nhiều thành phần
này, thành phần tiểu nông dân sản xuất nhỏ chiếm đa số. Vì vậy, cuộc cách mạng xã
hội chủ nghĩa chỉ có thể giành thắng lợi được khi có sự liên minh chặt chẽ giữa giai
cấp vơ sản và nơng dân. Đó là một nguyên tắc, một đòi hỏi đối với các nước tiểu
nông bước vào chủ nghĩa xã hội và Đảng cầm quyền nắm rõ khi triển khai chính
sách kinh tế.
Sự kiện đánh dấu quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế nước Nga
Xô Viết là quyết định thực hiện thuế lương thực thay cho chế độ trưng thu lương
thực thừa, cho phép tự do bn bán lúa mì, coi thương nghiệp là mắt xích chủ yếu,
là hình thức các mối quan hệ kinh tế giữa công nghiệp và nông nghiệp; giữa thành
thị và nông thôn, đồng thời là biểu hiện sinh động giữa liên minh công nông trong
thời kì quá độ.

4


Ngày 8/3/1921, tại Đại hội X Đảng cộng sản Nga, V.I.Lênin đã đề xướng
việc áp dụng chính sách kinh tế mới và đã được đại hội chấp thuận.
Chính sách kinh tế mới của Lênin bao gồm nhiều nội dung quan trọng liên

quan đến tất cả các lĩnh vực đời sống, xã hội:
- Thực hiện chế độ thu thuế lương thực, cho phép tự do bn bán lúa mì, coi
thương nghiệp là mắt xích chủ yếu, là hình thức cơ bản của các mối liên hệ kinh tế
giữa công nghiệp với nơng nghiệp hàng hố, giữa thành thị với nơng thơn và sự liên
minh giai cấp về kinh tế giữa công nơng.
- Áp dụng những hình thức khác nhau của CNTBNN, coi CNTBNN là mắt
xích trung gian để xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Sử dụng các quan hệ hàng hoá tiền tệ, thực hiện khuyến khích lợi ích vật
chất và tinh thần đối với mọi người lao động, khai thác mọi nguồn lực để phát triển
sản xuất, củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới.
- Thực hiện kế hoạch điện khí hố nước Nga, coi đó như một trong những
điều kiện tiên quyết cho sự ra đời của chế độ xã hội chủ nghĩa.
- Củng cố chính quyền Xơ Viết, tăng cường vai trị của quản lý, kết hợp chặt
chẽ các biện pháp hành chính, tổ chức và kinh tế, thực hiện chế độ kiểm kê kiểm
soát của nhà nước chun chính vơ sản đối với đời sống kinh tế xã hội; trên cơ sở
liên minh kinh tế để tăng cường củng cố liên minh công nông về chính trị.
Chính sách kinh tế mới thể hiện rõ quan điểm về việc thừa nhận sự tồn tại và
phát triển quan hệ hàng hố tiền tệ; khuyến khích lợi ích kinh tế, vật chất đối với
người lao động. Khai thác và sử dụng mọi nguồn lực. Một mặt phát triển lực lượng
sản xuất, mặt khác củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN.
Thực tế nước Nga cho thấy việc tự do buôn bán trong phạm vi trao đổi háng
hố mang trong thị trường lưu thơng tiền tệ, hoạt động thương nghiệp yếu kém,
thương nghiệp quốc doanh không tồn tại. Thị trường và quan hệ hàng hoá tiền tệ đã
5


chở thành yêu càu bức thiết. Chính sách kinh tế mới ra đời dã giải quyết vấn đề đó:
Lênin quyết định cho phép tư bản tư nhân sử dụng thương nghiệp vào các quan hệ
hàng hoá - tiền tệ ở mức độ nhất định và trong thời hạn nhất định, Lênin nhấn mạnh
rằng nhà nước chun chính vơ sản phải giải quyết hai nhiệm vụ cơ bản: một là

điều tiết thương nghiệp và lưu thông tiền tệ; hai là xây dựng lợi ích chủ nghĩa xã
hội
Chính sách kinh tế mới đã phân tích những yêu cầu về củng cố chính quyền
Xơ viết, nâng cao vai trị quản lý, kết hợp chặt chẽ biện pháp hành chính với các
biện pháp kinh tế trên cơ sở liên minh kinh tế để củng cố liên minh chính trị “ ...
sau khi tiến đến chỗ có thể và quản lý đất nước, chúng ta đã khơng tiếc tiền bạc để
thu hút về phía phần tử có văn hố cao nhất do chủ nghĩa tư bản đào tạo...”
[tr261_bvtlt]
Một điểm quan trọng nữa trong chính sách kinh tế mới của Lênin đó là đã chỉ
ra các biện pháp về sự vận dụng các hình thức khác nhau của CNTBNN_ là chiếc
cầu nối, những cảng trung gian để xây dựng CNXH.
1.2. LÝ LUẬN CỦA LÊNIN VỀ CNTBNN.
Nếu như trong học thuyết của Mác, vấn đề Chủ nghĩa tư bản nhà nước trong
thời kì quá độ từ Chủ nghĩa tư bản lên Chủ nghĩa xã hội chưa được bàn tới, thì đến
Lênin những luận điểm về Chủ nghĩa tư bản nhà nước với tư cách là một thành
phần kinh tế trong điều kiện chun chính vơ sản đã được đề cập.
Theo Lênin , CNTBNN là sản phẩm của sự can thiệp tích cực của nhà nước
vào hoạt động của các xí nghiệp tư bản. Nếu trong nhà nước tư sản thì CNTBNN
phục vụ lợi ích của giai cấp tư sản, trong nhà nước XHCN lại phục vụ lợi ích giai
cấp công nhân và nhân dân lao động.
CNTBNN cũng như Chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản
độc quyền nhà nước đều có chung cội nguồn kinh tế sâu xa- đó là q trình tập
6


trung hoá và xã hội hoá lực lượng sản xuất một cách tất yếu, khách quan, gắn liền
trước hết các thành tựu khoa học, kĩ thuật hiện đại đạt được cuối thế kỉ XIX- đầu
thế kỷ XX. Tính chất cạnh tranh ngày càng gay gắt, một mất một còn của nền sản
xuất và tái sản xuất hàng hoá mở rộng không cho phép chủ nghĩa tư bản tiếp tục tồn
tại ở quy mô tư bản cá biệt hoặc công ty cổ phần của các nhà tư bản đã có từ giai

đoạn tự do cạnh tranh. Mặt khác, các quy luật nội tại của phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa ngày càng làm sâu sắc hơn các mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp vô
sản và giai cấp tư sản, giữa đế quốc với đế quốc, giữa đế quốc với thuộc địa. Đó
chính là ngun nhân cơ bản giải thích sự ra đời tất yếu của CNTBNN với tư cách
sự kết hợp giữa nhà nước với chính các tế bào kinh tế.
Vị trí và vai trị lịch sử của CNTBNN được Lênin phân tích rõ ràng trong bài
báo “ Tai họa sắp đến và những phương pháp nhằn nhừa tai học đó”, trong bài báo
này Lênin viết “ chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự chuẩn bị vật chất đầy
đủ nhất cho CNXH, là phòng chờ đi vào CNXH, là nấc thang lịch sử mà giữa nó
với nấc thang được gọi là CNXH thì khơng có một nấc thang nào ở giữa cả”.
Quan niệm chủ yếu của Lênin là, trong một nước kém phát triển, giai cấp vơ
sản khơng thể tự mình xây dựng thành cơng CNXH. Nó cần phải và khơng thể
khơng mượn tay, mượn sức của các giai cấp khác để hoàn thành sự nghiệp đó.
CNTBNN trong khn khổ đó trở thành hình thức q độ để vừa mượn được sức
của giai cấp khác, vừa đảm bảo được tính chất XHCN. Theo nghĩa như vậy, quan
niệm sử dụng CNTBNN trở thành tư tưởng trung tâm của chính sách kinh tế mới.
Lênin khẳng định “...Chủ nghĩa tư bản nhà nước sẽ là một bước tiến so với
tình hình hiện nay trong nước Cộng hồ Xơ Viết của chúng ta”[ tr247_bvtlt]. Chủ
nghĩa tư bản nhà nước là một trong những hình thức giúp nước Nga Xơ Viết khắc
phục tình trạng suy sụp kinh tế sau chiến tranh và ngăn chặn những nảy sinh tự
phát của nền sản xuất hàng hoá nhỏ- mầm mống của sự phục hồi Chủ nghĩa tư bản.

7


Sở dĩ CNTBNN dưới điều kiện chun chính vơ sản có ý nghĩa quan trọng và tác
dụng to lớn như vậy vì theo định nghĩa của Lênin- đó là một thứ CNTB có liên
quan với nhà nước. Nhà nước đó là Nhà nước của giai cấp vô sản, là đội tiên phong
của chúng ta. Trong xã hội nước Nga, tồn tại đa dạng kết cấu kinh tế- xã hội, mà
trong khi đó đa số lại là nơng dân sản xuất hàng hoá nhỏ. Và “ cái vỏ Chủ nghĩa tư

bản nhà nước đang bị bọn đầu cơ chọc thủng khi ở chỗ này lúc ở chỗ
nọ”[ tr249_bvtlt]. Cuộc đấu tranh giữa giai cấp tư sản và Chủ nghĩa tư bản nhà
nước lẫn Chủ nghĩa xã hội ngày càng gay gắt, Lênin lấy ví dụ về việc bỏ ra 300
đồng cơ- pếch để xây dựng nền trật tự xã hội và tổ chức ổn định. Lênin nói rằng
Chủ nghĩa tư bản nhà nước vẫn là “ một bước tiến to lớn dù cho chúng ta phải trả
một khoản lớn hiện nay vì trả “học phí” là một việc đáng giá, vì cái đó có ích cho
cơng nhân, vì việc chiến thắng được tình trạng hỗn độn, tình trạng suy sụp về kinh
tế và hiện tượng lỏng lẻo...”[ tr252_bvtlt].
Lênin nhấn mạnh Chủ nghĩa tư bản nhà nước “ khơng có gì là đáng sợ đối
với chính quyền Xơ Viết”[ tr 252_bvtlt], vì Xơ Viết là một nhà nước mà trong đó
chính quyền cơng nơng được đảm bảo. Nhà nước chun chính vơ sản sử dụng chủ
nghĩa tư bản nhà nuớc như là một hệ thống các chính sách cơng cụ, biện pháp nhằm
điều tiết mọi hoạt động của các xí nghiệp tư bản tồn tại trong thời kì quá độ, nhằm
hướng tới mục đích vừa sử dụng vừa cải tạo bằng phương pháp hồ bình đối với
nền kinh tế tư bản tư nhân và sản xuất nhỏ.
“ Chủ nghĩa tư bản nhà nước về kinh tế cao hơn nhiều so với nền kinh tế
hiện nay”[ tr 252_bvtlt]. Lênin đã lấy ví dụ cụ thể là nước Đức: nước Đức có đỉnh
cao về kĩ thuật tư bản chủ nghĩa cũng như có tổ chức chặt chẽ. Nước Đức thể hiện
rõ ràng những điều kiện để thực hiện Chủ nghĩa xã hội; một mặt phát triển kinh tế
xã hội, mặt khác là điều kiện chính trị. Nước Đức có cơ sở vật chất, có lực lượng
sản xuất, là cơ sở xây dựng Chủ nghĩa xã hội.

8


Như đã nói ở trên, việc thay chế độ trưng thu bằng thuế lương thực đóng góp
vai trị quan trọng. Sự tự do buôn bán tồn tại và phát triển, những thành phần tư bản
chủ nghĩa nói chung tồn tại thì Chủ nghĩa tư bản nhà nước có thể coi là phương
tiện, con đường thúc đẩy xã hội hoá và làm tăng năng nhanh lực lượng sản xuất của
Chủ nghĩa xã hội. Lênin khẳng định có thể kết hợp, liên hợp, phối hợp nhà nước Xơ

Viết, nền chun chính vơ sản với Chủ nghĩa tư bản nhà nước. Và ông đã chứng
minh Chủ nghĩa tư bản nhà nước là một bước tiến so với thế lực tự phát tư hữu( và
tiểu gia trưởng, và tiểu tư sản). Tất cả lí luận đó đặt ra những điều kiện cần thiết
bảo đảm sự chuyển biến từ Chủ nghĩa tư bản nhà nước sang chủ nghĩa xã hội trong
một tương lai gần.
Trong thực tiễn những năm 20 ở nước Nga, những tư tưởng về Chủ nghĩa tư
bản nhà nước được vận dụng vào quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các
thành phần kinh tế Tư bản chủ nghĩa và sản xuất nhỏ. Có nhiều hình thức khác
nhau của Chủ nghĩa tư bản nhà nước đã được sử dụng như tô nhượng, các xí nghiệp
khai thác tài nguyên ở Nga, cho phép các nhà tư bản trong nước được tham gia các
xí nghiệp của nhà nước, lập các cơng ty hợp doanh giữa nhà nước vô sản với các
nhà tư bản, tổ chức mạng lưới các hợp tác xã tư sản, các đại lí thương nghiệp...
Lênin đã lấy ví dụ về việc hướng bước phát triển của Chủ nghĩa tư bản vào
con đường Chủ nghĩa tư bản nhà nước và về cách mà chính quyền Xơ Viết “ du
nhập” vào Chủ nghĩa tư bản nhà nước là chế độ tô nhượng. Lênin viết “ Tô nhượng
là một giao kèo, một sự liên kết, một liên minh giữa chính quyền nhà nước Xô viết,
nghĩa là nhà nước vô sản, với chủ nghĩa tư bản nhà nước, chống lại các thế lực phát
triển tư hữu”[ tr 269_bvtlt]. So với hình thức khác của Chủ nghĩa tư bản nhà nước
trong lịng chế độ Xơ Viết thì chủ nghĩa tư bản nhà nước dười hình thức tơ nhượng
là hình thức đơn giản nhất, rành mạch nhất, sáng tỏ nhất, có hình thù rõ rệt nhất.
Lênin lí luận “ nhà nước lơi cuốn tư bản với tư cách là một nhà buôn, trả cho họ

9


một số tiền hoa hồng để họ bán sản phẩm của nhà nước và mua sản phẩm của sản
xuất nhỏ”[ tr274_bvtlt]. Và việc phát triển lên chủ nghĩa xã hội đối với nước Nga
bấy giờ cần thiết phải điện khí hoá, là việc xây dựng trung tâm điện lực địa phương
để phát triển khoa học.
Tóm lại có thể hiểu nội dung của CNTBNN qua các mặt sau:

+ Sự kiểm kê, kiểm soát của nhà nước đối với các thành phần kinh tế
+ Các hình thức kinh tế dựa trên hình thức sở hữu hỗn hợp về vốn giữa nhà
nước XHCN với nền kinh tế tư bản tư nhân trong và ngồi nước.
+ Việc học tập, sử dụng có chọn lọc các thành tựu khoa học kĩ thuật công
nghệ và chuyển giao khoa học kĩ thuật cơng nghệ và quản lí kinh tế.
+ Việc coi trọng lợi ích kinh tế, hiệu quả kinh tế thông qua việc nhà nước vận
dụng cơ chế thị trường với tư cách là động lực kinh tế của sự phát triển nền kinh tế
quốc dân.
II. SỰ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA LÊNIN VỀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
NHÀ NƯỚC TRONG CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGỒI Ở VIỆT NAM TRONG THỜI LÌ ĐỔI MỚI.
2.1. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TA VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC
TIẾP NƯỚC NGỒI.
Trong thời kì trước 1975 do bối cảnh lịch sự nhưng một phần do nhận thức
không đúng đắn, mang tính chủ quan nóng hổi, muốn đốt cháy giai đoạn để tiến
thẳng lên chủ nghĩa xã hội. Trong thực tế, mặc dù trong nghị quyết của Đại hội III
thừa nhận nền kinh tế có nhiều thành phần nhưng sau khi Miền Nam giải phóng
cũng như trước đó chúng ta đã tiến hành cải tạo công nghiệp một cách vội vã theo
hướng trong nền kinh tế: quốc doanh và tập thể, sở hữu tư nhân bị kìm hãm một
cách tối đa. Trong bối cảnh như vậy, sự vận dụng quan điểm của Lênin trong chính

10


sách kinh tế mới không được xem trọng. Kết quả là kinh tế, xã hội nước ta rơi vào
khủng hoảng.
Đại hội Đảng VI đảng cộng sản Việt Nam( 12/1986) đánh dấu bước ngoặt về
đổi mới nhận thức; lí luận và chính sách. Những tư tưởng của Lênin trong chính
sách kinh tế mới vượt qua những nhận thức cũ, duy ý chí...vấn đề đặt ra là quan
điểm cơng nghiệp hố hiện đại hoá đất nước. Chủ nghĩa tư bản nhà nước trong

chính sách kinh tế mới được Đảng ta vận dụng sáng tạo trong quan điểm thu gút
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Năm 1987, Đảng ta ban hành 2 đạo luật đó là: “Luật đầu tư trong nước và
luật đầu tư nước ngoài “ khẳng định sự đúng đắn trong chủ trương, đường lối chính
sách mở cửa nền kinh tế của Đảng ta. Với sự ra đời của “luật đầu tư nước ngoài” đã
tạo nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt
Nam, cũng như việc nhập khẩu trang thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất.
Từ năm 1987 đến nay luật đầu tư nứơc ngoài đã được bổ sung, sửa đổi để
phù hợp với kinh tế trong nước và thị trường quốc tế. Luật đầu tư được sửa đổi vào
các năm 1990,1992, 1996, 2000 đã tạo nhiều thuận lợi cho sự đầu tư nước ngoài.
Đặc biệt vào năm 2005 Quốc hội ban hành luật đầu tư nước ngồi có hiệu lực từ
ngày 01/07/2006 và thay thế cho luật đầu tư nước ngồi và luật khuyến khích đầu
tư trong nước. Với luật đầu tư nước ngoài năm 2005 Việt Nam đã khẳng định với
toàn thế giới rằng: trong luật Việt Nam ln coi trọng bình đẳng doanh nghiệp
trong nước và nước ngồi; đã đơn giản hố thủ tục đầu tư, đáp ứng các điều kịên
yêu câù hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường sự quản lí của nhà nước. Sự ra đời của
luật đầu tư năm 2005 đã hoàn thiện hơn hệ thông pháp luật Việt Nam cũng như đáp
ứng sự biến đổi khách quan của quốc tế để nâng cao khả năng thu hút và sử dụng
có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

11


Luật đầu tư năm 2005 đã cụ thể hoá việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp đầu tư
nước ngoài từ cấp Trung ương đến cấp địa phương. Mỗi cấp khác nhau, có nhiệm
vụ khác nhau và cùng hỗ trợ để xây dựng “ đòn bẩy” cho sự phát triển kinh tế.
Trong thời gian qua Chủ nghĩa tư bản nhà nước ở Việt Nam được phát triển
mạnh nhất trong khu vực kinh tế có vốn đầu tư nứoc ngồi. Việc đất nước gia nhập
tổ chức ASEAN, WTO...càng tạo nhiều cơ hội cho Việt Nam thu hút vốn đầu tư
trực tiếp nước ngồi.

2.2. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGỒI Ở VIỆT NAM TỪ
NĂM 1988- 2008
Kinh tế thời mở cửa, việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có ý nghĩa
vơ cùng to lớn. Giai đoạn 1988- 2008 Đảng và nhân dân ta có nhiều thành tựu vượt
bậc trong sự phát triển kinh tế nhất là việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Từ năm 1988 - 1990 Việt Nam có kết quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài là 214 dự án với tổng số vốn đăng kí cấp mới 1,6 tỉ USD. Việc đầu tư trực
tiếp nước ngồi khơng ảnh hưởng đến kinh tế xã hội. Trong giai đoạn 1991-1995
vốn đầu tư nước ngoài tăng lên là 1409 dự án với tổng vốn đăng kí cấp mới là 18,3
tỉ USD. Đến thời gian từ năm 1991 -1996 con số thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngồi tăng lên nhanh chóng là 1781 dự án được cấp phép trên tổng số vốn đăng kí
là 28,3 tỷ USD. Đây là giai đoạn mà môi trường đầu tư tại việt nam thu hút nhiều
nhà đầu tư kinh doanh của một số nước trong khu vực. Trong 3 năm 1997-1999 có
961 dự án được cấp phép trên tổng số vốn đăng kí hơn 13 tỷ USD chủ yếu là các dự
án vừa và nhỏ. Từ năm 2000-2003 dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi vào việt
nam có nhiều điểm “khởi sáng”. Vốn đăng lí cấp mới năm 2000 đạt 2,7 triệu USD,
tăng 2,1% so với năm 1999; năm 2001 so với năm 2000 tăng 18,2%; năm 2003
tăng 6% so với năm 2001; năm 2005 tăng 50,8%; năm 2006 tăng 75,4%; vào năm
2007 đạt mức kỉ lục là 20,3 tỉ USD tăng 69% so với năm 2006.

12


Với việc thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài như vậy, đã tác động đến sự phát
triển kinh tế và các lĩnh vực khác, tạo nhiều cơ sở sản xuất phát triển, tận dụng
được nguồn lực lao động dồi dào, nhân công rẻ, thị trường mới. Việc tăng thu hút
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở mỗi giai đoạn khác nhau và tập trung vào các dự
án thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp và xây dựng đạt khoảng 40,6%( 19911995); 65,7% (1996-2000); 77,3%( 2001-2005). Trong 2 năm 2006-2007 tỉ lệ
tương ứng là 80,17% và 79,1% tổng vốn tăng thêm.
Việt nam hội nhập với kinh tế quốc tế vì vậy các nguồn vốn đầu tư trực tiếp

từ các nước trong khu vực như ở Châu Á chiếm tỉ lệ cao nhất 66,8% trong giai
đoạn 1991-1995 ; đạt 67% trong giai đoạn 1996-2000; đạt 70,3% trong giai đoạn
2001-2005; trong 2 năm 2006-2007 tỉ lệ tương ứng là 72,1% và 80%.
Các vùng trung tâm kinh tế có nguồn lực và có nhiều điều kiện để thu hút
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: vùng trọng điểm phiá Nam chiếm 55,5% trong giai
đoạn 1991-1995; 68,1% trong thời kì 1996-2000 và 71,5% trong giai đoạn 20012005. trong 2 năm 2006-2007 tỉ lệ tương ứng là 71% và 65%. Vùng trọng điểm
phía Bắc có tỉ lệ tương ứng là 36,7%(1991-1995); 20,4%(1996-2000); 21,1%(20012005); 24% năm 2006; 20% năm 2007. Qua khảo sát của tổ chức xúc tiến thương
mại Nhật Bản tại Việt Nam có trên 70% doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài
được điều tra có kế hoạch tăng vốn, mở rộng sản xuất tại Việt nam.
Quy mô dự án đầu tư trực tiếp nước ngồi có sự biến động thể hiện khả năng
tài chính cũng như sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngồi đối với mơi trường
đầu tư Việt Nam. Thời kì 1988-1990 quy mơ vốn đầu tư đăng kí bình qn đạt 75
triệu USD trên một dự án 1 năm. Giai đoạn 1991-1995 đã tăng lên 12,3 triệu USD
trên dự án trong 5 năm 1996-2000. tuy nhiên quy mô vốn đăng bị bị giảm xuống
3,4 triệu USD trong thời kì 2001-2005. cho thấy đa phần các dự án cấp mới trong
giai đoạn 2001-2005 thuộc dự án có quy mô vừa và nhỏ. Hai năm 2006-2007, quy

13


mơ vốn đầu tư trung bình của một dự án ở mức 14,4 triệu USD cho thấy số dự án
có quy mơ lớn có tăng lên so với thời kì trước, đó là do được sự quan tâm của một
số tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào một số dự án lớn( Intel, Panasonic, Honda...).
Cơ cấu ngành kinh tế là cơ cấu quan trọng nhất để phát triển kinh tế thị
trường. Trong năm 1987 chúng ta chú trọng thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực công
nghiệp- xây dựng. Trong những năm 1990 thực hiện chủ trương thu hút vốn đầu tư
trực tiếp nước ngồi chính phủ ban hành chính sách ưu đãi, khuyến khích các dự
án: sản xuất sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu, sản xuất hàng xuất khẩu, sử dụng
ngn nhiên liệu trong nước và có tỉ lệ nội địa hoá cao.
Nhưng sau khi gia nhập WTO, Việt nam đa dạng hơn trong vấn đề cơ cấu để

thu hút vốn đầu tư. Cụ thể: Thu hút đầu tư nước ngồi lĩnh vực cơng nghiệp- xây
dựng tuy có thay đổi về lĩnh vực, sản phẩm cụ thể nhưng cơ bản vẫn theo định
hướng khuyến khoách sản xuất vật liệu mới, sản phẩm công nghệ cao, công nghệ
thông tin, cơ khí chế tạo, thiết bị cơ khí chính xác, sản xuất sản phẩm và linh kiện
điện tử. Đây cũng chính là các dự án tạo ra giá trị gia tăng cao. Cơ cấu đầu tư có
chuyển biến tích cực theo hướng gia tăng tỉ trọng đầu tư vào lĩnh vực cao, lọc dầu
và công nghệ thông tin với sự có mặt của các tập đồn đa quốc gia nổi tiếng thế
giới như Intel, Panasonic, Canoon. Hầu hết các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
này sử dụng thiết bị hiện đại gần 100% và tự động hoá đạt 100% cho sản lượng,
năng suất, chất lượng cao. Do đó, có ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu giá trị tồn
ngành. Tính đến năm 2007 lĩnh vực cơng nghiệp và xây dựng có số dự án lớn 5745
dự án, tổng vốn đăng kí 50 tỉ USD chiếm 66,8% về số dự án, 61% tổng vốn đăng kí
và 68,5% vốn thực hiện.
Bên cạnh đó, sự phát triển ngành dịch vụ cũng là một hoạt động thúc đẩy
kinh tế, dịch vụ trở thành ngành cơng nghiệp “ khơng khói” tương đối phát triển ở
nước ta đã thu hút việc sản xuất tiêu dùng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

14


Một số ngành dịch vụ như bưu chính viễn thơng, tài chính ngân hàng, bảo hiểm,
vận tải hàng khơng, vận tải đường biển, du lịch, kinh doanh bất động sản tăng
trưởng nhanh thu hút nhiều lao động và thúc đẩy xuất khẩu. Cùng với việc thực
hiện lộ trình cam kết thương mại và dịch vụ trong WTO, Việt Nam đẩy mạnh thu
hút vốn đầu tư nước ngoài, phát triển các ngành dịch vụ trực tiếp sản xuất và xuất
khẩu. Việc đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực dịch vụ chủ yếu là bất động sản
như: kinh doanh văn phịng, xây dựng căn hộ, phát triển đơ thị mới, kinh doanh hạ
tầng khu công nghiệp, du lịch- khách sạn, giao thông vận tải, bưu điện.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi vào lĩnh vực nơng- lâm- ngư nghiệp chưa
được quan tâm và đạt kết quả còn chưa cao. Năm 2007, lĩnh vực nơng- lâm- ngư

nghiệp có 933 dự án, tổng số vốn đăng ký hơn 4,4 tỷ USD, đã thực hiện khoảng
2,02 tỷ USD; chiếm 10,8% vế số dự án; 5,37% tổng vốn đăng ký và 6,9% vốn thực
hiện. Trong đó, các dự án về chế biến nơng sản, thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất
53,71% tổng vốn đăng ký của ngành, trong, các dự án hoạt động có hiệu quả bao
gồm chế biến mía đường, gạo. Tiếp là các dự án trồng rừng và chế biến lâm sản
chiếm 24,67% tổng vốn đăng ký của ngành. Cịn chăn ni và chế biến thức ăn gia
súc chiếm 12,7%. Còn chỉ chiếm gần 9% là trong các dự về trồng trọt.
Từ năm 1988 cho đến nay, đã có 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực
tiếp vào ngành nông- lâm- ngư nghiệp. Các nước châu Á như Đài Loan, Nhật Bản,
Trung Quốc,...chiếm 60% tổng vốn đầu tư vào nông nghiệp. Các nước thuộc EU
đầu tư vào Việt Nam có Pháp là 8%, quần đảo British Virgin Islands là 11%.
Việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được trải rộng cả nước, nhưng
chủ yếu được tập trung các vùng trọng điểm, thuận lợi trong phát triển kinh tế. Ở
phía Bắc có 2220 dự án với tổng vốn đầu tư trên 24 tỷ USD chiếm 26% dự án
chiếm 27% vốn đăng ký của cả nước và chiếm 24% tổng vốn dã thực hiện cả nước.
Hà Nội đứng đầu với 987 dự án, Hải Dương 271 dự án, Hải Phòng 268 dự án, Vĩnh

15


Phúc 140 dự án, Hà Tây là 74 dự án. Đó là việc đầu tư ở vúng phía Bắc, cịn ở
Miền Nam thì việc thu hút vốn rất mạnh vì nó là vùng sơi động. Với 5293 dự án,
tổng vốn đầu tư 44,87 tỷ USD, chiếm 54% tổng vốn đăng ký. Thành Phố Hồ Chí
Minh dẫn đầu cả nước với 2398 dự án, tổng vốn là 16,5 tỷ USD chiếm 36,9% tổng
vốn của cả Miền Nam. Đồng Nai 918b dự án, vốn đăng ký 11,6 tỷ USD chiếm
25,9% của Miền Nam. Bình Dương chiếm 18,8% tổng vốn của Vùng. Bà RịaVũng Tàu với 159 dự án chiếm 13,6% và các địa phương khác. ở các vùng Miền
Trung thu hút được 491 dự án với tổng vốn đăng ký là 8,6 tỷ USD trong vòng hơn
20 năm chiếm 6% tổng vốn đăng ký của cả nước. Trong đó, Phú Yên là 39 dự án
với số vốn đăng ký 1,9 tỷ USD. ở Miền Trung thì việc thu hút vốn chủ yếu bây giờ
là dự án xây dựng nhà máy lọc dầu Vũng Rơ có vốn là 1,7tỷ USD. Đà Nẵng với

113 dự án với 1,8 tỷ USD, Quảng Nam 15 dự án với vốn là 1,1tỷ USD. Ngoài ra,
việc thu hút vốn vào các khu du lịch, trung tâm nghỉ dưỡng, vui chơi cũng rất được
chú trọng và cần thiết nhằm thúc đẩy kinh tế vùng.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam chủ yếu là việc đầu tư vào các
khu công nghiệp; các khu chế xuất; khu công nghệ cao. Với 154 khu công nghiệp
được thành lập trên cả nước, sử dụng gần 33000 ha đất tự nhiên. Các khu công
nghiệp, khu chế xuất được phân bố ở 55 địa phương. Với việc xây dựng khu công
nghiêp và phát triển nó thì thấy được tầm quan trọng, các khu vực này đóng góp
ngày càng nhiều và quan trọng trong thu hút vốn đầu tư. Cuối năm 2007 đã thu hút
gần 2700 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn là 31 tỷ USD chiếm 34% về số
lượng dự án,chiếm 37% tổng vốn đầu tư cua cả nước.
Do có sự quan tâm đúng đắn của Đảng và đã đưa ra những quyết sách kịp
thời, nên việc thu hút vốn đầu trực tiếp nước ngoài ngày một cao và chất lượng.
Điều đó càng khẳng định việc mở cửa nền kinh là đúng và thấy được nền tảng tư

16


tưởng kim chỉ nam của Đảng là CN Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Vận
dụng sáng tạo của Đảng ta trong tình hình mới.
2.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC
TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA
Việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi là chính sách đúng đắn của
Đảng và nhân dân ta, nhất là trong giai đoạn phát triển cơng nghiệp hố hiện đại
hố đất nước. Việc thu hút vốn trong từng giai đoạn, từng thời kì tăng lên nhanh
chóng. Tuy nhiên, vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi vào Việt Nam vẫn cịn những
vấn đề cần phải đặt ra và xem xét. Để tìm ra những điểm chưa làm được, chưa tận
dụng tốt nguồn vốn và đưa ra các giải pháp khắc phục nhằm mục đích tăng sự thu
hút hơn nữa vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam.
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi có sự mất cân đối trong các ngành

nghề, các vùng lãnh thổ. Mục đích cao nhất của các nhà đầu tư là lợi nhuận. Do
vậy, những lĩnh vực, ngành, dự án có tỉ suất lợi nhuận cao đều được các nhà đầu tư
quan tâm, còn những dự án, lĩnh vực cần thiết cho dân sinh không đưa lại lợi nhuận
nên không thu hút được vốn đầu tư. Các nhà đầu tư trong khi lựa chọn địa điểm để
triển khai dự án thường tập trung vào những nơi thuận lợi. Thế nên các thành phố
lớn, các địa phương thuận lợi về giao thông đường thuỷ, đường hàng không, các
vùng đồng bằng là nơi tập trung nhiều dự án đầu tư nước ngồi nhất. Trong khi đó,
các tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa, những địa phương không thuận lợi về giao
thơng thì lại khơng được các nhà đầu tư quan tâm và để ý tới. Chính vì vậy, đã dẫn
đến việc mất cân đối trong thu hút vốn đầu tư giữa các vùng các địa phương và
nhiều ngành nghề. Các nhà đầu tư chỉ đầu tư các ngành sinh lợi nhuận cao, rủi ro
thấp còn các lĩnh vực có khả năng sinh lời thấp, rủi ro cao lại khơng quan tâm.
Các tranh chấp lao động là khó tránh trong khu vực có vốn đầu tư nước
ngồi chưa được giải quyết kịp thời. Đặc biệt trong những thời điểm doanh nghiệp

17


mới bắt đầu hoạt động, hay khi doanh nghiệp gặp khó khăn về sản xuất kinh doanh.
Việc tiền cơng của người lao đọng không được đáp ứng thoả đáng nên đã dẫn đến
những mâu thuẫn giữa người lao đọng và chủ doanh nghiệp, đó là ngun nhân của
tình trạng bãi công, làm thiệt hại cho doanh nghiệp.
Môi trường đầu tư ở Việt Nam luôn là tâm điểm của các nhà đầu tư bởi sự đa
dạng trong các ngành sản xuất cũng như có nguồn nhân lực dồi dào, và được sự
quan tâm cua các cấp, các ngành trong mọi lĩnh vực. Thế nhưng, yêu cầu cao nhất
đối với việc tạo ra lợi nhuận cũng như tăng năng suất lao động là khoa học, công
nghệ. ở việt nam, việc nhập một số máy móc thíêt bị có cơng nghệ lạc hậu, thậm
chí là những phế thải của các nước khác. Việc thực hiện chuyển giao cơng nghệ từ
nước ngồi vào Việt Nam được thực hiện thông qua các hợp đồng và được cơ quan
quản lí nhà nước về khoa học quản lí chuẩn y. hoạt động này là một việc khó khăn

đối với các nước tiếp nhận đầu tư nói chung, kể cả Việt Nam nên không thể không
tránh khỏi sự hạn chế, yếu kém trong sự kiểm tra, giám sát và chuyển giao công
nghệ...

2.4. NHỮNG GIAI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT
VỐN ĐTTTNN VÀO VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI.
2.4.1. TRIỂN VỌNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT
NAM.
Việc đầu tư trực tiếp nwocs ngoài vào Việt Nam được Đảng ta thể hiện trong
các chính sách, các văn kiện đại hội Đảng và được tiếp tục trong Đại hội toàn quốc
lần X.

18


Triển vọng về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn
2006-2010 cần đạt tới là:
+ Vốn đầu tư thực hiện đạt khoảng 23- 25 tỷ USD( tăng 70-75% so với giai
đoạn 2001-2005) chiếm khoảng 17,8% tổng vốn đầu tư tồn xã hội.
+ Vốn đăng kí bao gồm cả vốn FDI đăng kí cấp mới và tăng vốn đạt khoảng
55 tỷ USD, trong đó vốn cấp mới đạt 41 tỷ USD và vốn bổ sung đạt khoảng 14 tỷ
USD. Bình quân mỗi năm đạt khoảng 11 tỷ USD.
+ Doanh thu khoảng 163,4 tỷ USD.
+ Xuất- nhập khẩu: xuất khẩu đạt 93,3 tỷ USD, nhập khẩu đạt 103 tỷ USD.
+ Nộp ngân sách nhà nước khoảng 8,4 tỷ USD.
+ Cơ cấu vốn thực hiện theo ngành: vốn FDI thực hiện trong ngành công
nghiệp chiếm khoảng 60%, nông- lâm- ngư khoảng 5%, dịch vụ khoảng 35%.
+ Chú trọng thu hút đầu tư các nước G7 có cơng nghệ cao, đảm bảo phát
triển lực lượng.
2.4.2. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN TRONG THU HÚT VỐN ĐẦU

TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM.
Để sử dụng tốt nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngồi, chúng ta cần phải
có những định hướng cụ thể cho từng ngành, từng vùng.
+ Thu hút vốn vào ngành công nghiệp- xây dựng: cần khuyến khích đầu tư
cơng nghệ thơng tin, điện tử, cơng nghệ sinh học; chú trọng công nghệ từ các nước
phát triển như Hoa Kì, EU, Nhật Bản. khuyến khích vốn FDI vào ngành cơng
nghiệp phụ trợ nhằm giảm chi phí đầu vào về nguyên- phụ liệu của các ngành công
nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm trong nước.
+ Thu hút vốn vào ngành dịch vụ: Dịch vụ là một ngành cơng nghiệp khơng
khói, nó đang dần góp phần quan trọng nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế. Chúng

19


ta phải từng bước mở cửa từng lĩnh vực dịch vụ theo cam kết quốc tế tạo động lực
thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển như ngân hàng, tài chính; dịch vụ vận
tải, bưu chính viễn thơng, y tế, văn hoá, giáo dục và đào tạo. Đặc biệt khuyến khích
vốn đầu tư vào các ngành du lịch, y tế, giáo dục và đào tạo. Mở cửa theo lộ trình
các lĩnh vực dịch vụ “nhạy cảm” như ngân hàng, tài chính, vận tải, bn bán và bán
lẻ, văn hố. Khuyến khích xây dựng cơ sở hạ tầng, kĩ thuật như xây dựng cảng
biển, đường sắt, viễn thông, cát nước, thoát nước...để tạo điều kiện phát triển cơ sở
hạ tầng, đáp ứng yêu càu tăng trưởng kinh tế.
+ Thu hút vốn đầu tư vào ngành nông- lâm- ngư nghiệp: Theo luật đầu tư
năm 2005, nuôi trồng, chế biến nông,lâm thuỷ sản, làm muối, sản xuất giống nhân
tạo, giống cây trồng vật nuôi mới là một trong những lĩnh vực được hưởng ưu đãi
đầu tư, phù hợp với chiến lược phát triển ngành, thu hút vốn đầu tư...
ĐTTTNN về trồng trọt và chế biến nơng sản thì chủ yếu có các dự án xây
dựng các vùng trồng và chế biến nông sản xuất khuẩu như lúa, gạo, cây lương thực,
rau, caphe, chè...Về chăn nuôi, tập trung thu hút vào các dự án sản xuất giống lợn,
bị, gia cầm có chất lượng cao tại các vùng có điều kiện thuận lợi về lao động, đất

đai bảo đảm vệ sinh môi trường...Về trồng rừng, chế biến gỗ, tập trung các dự án
sản xuất gióng cây có chất lượng, năng suất cao nhằm dáp ứng nhu cầu trồng rừng
nguyên liệu phục vụ chế biến gỗ, lâm sản.
+ Trong lĩnh vực thu hút vốn đầu tư theo vùng: ĐTTTNN tập trung chủ yếu
vào những địa phương có điều kiện thuận lợi về địa lí- tự nhiên, nhất là các vùng
kinh tế trọng điểm. ở những vùng có điều kiện kinh tế- xã hội cịn khó khăn, thu
hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, bên cạnh những ưu đãi ở
các vùng đó cịn địi hỏi sự tăng cường đầu tư xây dựng nhanh cơ sở hạ tầng kĩ
thuật, đường giao thông, điện, nước...bằng nguồn vốn của nhà nước, vốn ODA và
nguồn vốn tư nhân.

20


2.4.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM THU HÚT VỐN CÓ HIỆU
QUẢ THỜI GIAN TỚI
Để triển khai thực hiện việc thu hút và sử dụng hiệu quả vốn ĐTTTNN trong
giai đoạn 2006-2010 và một số năm sau nữa thì có những biện pháp sau:
+ Đẩy mạnh tiến độ xây dựng và phê duyệt các quy hoạch còn yếu kém, rà
sốt để định kì bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch đã lạc hậu nhăm tạo điều kiện
thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc xác định và xây dựng dự án. Thực hiện thống
nhất các quy định mới của Luật đầu tư trong công tác quy hoạch, đảm bảo việc xây
dựng các quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm phù hợp cam kết quốc tế. Cần phải
hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất, công bố rộng rãi quy hoạch, tạo điều kiện để
đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư.
+ Để cho các nhà đầu tư có nhiều điều kiện thuận lợi đầu tư vào Việt Nam,
việc đề ra những giải pháp về luật pháp, chính sách là điều cần thiết: Nước ta tiếp
tục rà sốt pháp luật, chính sách để sửa đổi hoặc loại bỏ các điều kiện áp dụng ưu
đãi đầu tư không phù hợp với cam kết của Việt Nam với WTO và có giải pháp đảm
bảo quyền lợi cho nhà đầu tư liên quan.

Nhà nước xây dựng văn bản hướng dẫn các địa phương và doanh nghiệp về
lộ trình cam kết mở cửa đầu tư nước ngoài làm cơ sở xem xét cấp giấy chứng nhận
đầu tư, theo dõi giám sát việc thi hàn pháp luật về đầu tư và doanh nghiệp để kịp
thời phát hiện và sử lí những vướng mắc phát sinh. Khẩn trương ban hành các văn
bản hướng dẫn các luật mới nhất là các luật mới được Quốc hội thơng qua năm
2006 có liên quan đến đầu tư kinh doanh. Ban hành các ưu đãi khuyến khóch đầu
tư với các dự an xây dựng, các cơng trình phúc lợi như nhà ở, bệnh viện, trường
học, nhà văn hoá, thể thao...cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp,
khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, đảm bảo sự tương thích với các luật
hiện hành. Nghiên cứu, đề xuất chính sách vận động thu hút vốn đầu tư trực tiếp

21


đối với các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới như các nước thuộc thành viên EU,
Hoa Kì. Chấn chỉnh tình trạng ban hành và áp dụng các ưu đãi hỗ trợ đầu tư trái với
quy định của pháp luật. Tăng cường tập huấn, phổ biến, nội dung và lộ trình cam
kết quốc tế của Việt Nam.
+ Các Bộ ngành từ trung ương đến địa phương cần rà soát, cập nhật , bổ sung
danh mục kêu gọi đầu tư phù hợp với yêu cầu đầu tư phát triển và quy hoạch từng
vùng từng địa phương, từng ngành. Triển khai nhanh việc thành lập bộ phận xúc
tiến đầu tư tại một số địa bàn quan trọng, xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ giữa
các cơ quan xúc tiến đầu tư đồng thời thực hiện tốt các chương trình xúc tiến đầu tư
quốc gia trong các giai đoạn. Tổ chức các hội thảo trong nước và nước ngoài về
việc thu hút vốn đầu tư. Tăng cường các đoàn vận động đàu tư theo phương thức
làm việc trực tiếp với các tập đoàn lớn, tại các địa bàn trọng điểm để kêu gọi đầu tư
vào các dự án lớn, quan trọng. Hỗ trợ các nhà đầu tư có tiềm năng, có nhu cầu đầu
tư vào Việt Nam.
+ Muốn thu hút đầu tư từ nước ngồi vào Việt Nam thì việc cải thiện cơ sở
hạ tầng là rất quan trọng nên chúng ta tăng cường công tác kế hoạch, thực thi các

quy hoạch về cơng trình giao thơng vận tải, năng lượng. Tranh thủ tối đa các nguồn
lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà
nước. Ưu tiên các lĩnh vực cấp thốt nước, vệ sinh mơi trường, xử lí chất thải rắn,
nước thải; hệ thống đường bộ cao tốc, hai hành lang kinh tế Việt Nam- Trung Quốc;
nâng cao chất lượng dịch vụ đường sắt, đường hàng không. Ban hành cơ chế
khuyến khích các thành phần kinh tế ngồi nhà nước tham gia phát triển các cơng
trình kết cấu hạ tầng trong đó có các cơng trình giao thơng, cảng biển, các nhà máy
điện độc lập...Đẩy mạnh tập trung thu hút vốn đầu tư vào một số dự án thuộc bưu
chính viễn thông, vào công nghệ thông tin để phát triển các dịch vụ mới và phát
triển hạ tầng mạng.

22


+ Thực hiện tốt việc phân cấp quản lí nhà nước đối với việc đầu tư trực tiếp
nước ngoài đặc biệt trong việc phê duyệt, cấp giấy chứng nhận đầu tư, quản lý tốt
các dự án đầu tư, phối hợp hiệu quả công tác, kiểm tra, giám sát thi hành luật, pháp
luật về đầu tư, nâng cao trình độ đội ngũ, cán bộ công chức nhằm đảm bảo thực
hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và quy định mới về phân cấp, quản lí
đầu tư nước ngồi. Đơn giản hố các thủ tục hành chính đối với đầu tư nước ngoài,
thực hiện cơ chế một cửa trong việc giải quyết thủ tục đầu tư đảm bảo sự thống
nhất các quy trình thủ tục tại các địa phương và phù hợp với các điều kiện cụ thể.
Sử lí kịp thời và dứt điểm các vần đề vướng mắc trong quá trình cấp phép, điều
chỉnh giấy chứng nhận đầu tư, tăng cường phối hợp quản lí giữa trung ương và địa
phương, bộ ngành liên quan đến việc quản lí vốn đầu tư nước ngồi.
Ngồi ra chúng ta cần phải tính đến yếu tố vùng miền cho các định hướng ưu
tiên, đặc thù phù hợp thực tế để dần thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền trong
thu hút vốn đầu tư vào nước ngoài phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn nói
riêng và cả nước nói chung. Nâng cao hiệu quả việc chống tham nhũng, tiêu cực và
tình trạng nhũng nhiễu đối các nhà đầu tư, đề cao tinh thần trách nhiệm cá nhân

trong sử lí cơng việc, thực hành tiến kiệm chống lãng phí ở các cơ quan quản lí nhà
nước.

KẾT LUẬN

23


Lí luận CNTBNN trong chính sách kinh tế mới của Lênin có vai trị quan
trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế của nước Nga Xô Viết nói
riêng và các quốc gia trên thế giới nói chung.
Việt Nam- một đất nước xã hội chủ nghĩa đang đứng trước những thời cơ và
thách thức. Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập kinh tế quốc tế, từ một
nền kinh tế bao cấp chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, đa dạng
hoá sản xuất. Việt Nam đã vận dụng đúng đắn và sáng tạo CNTBNN trong việc thu
hút vốn đầu tư nước ngoài, đề ra những giải pháp hiện tại và tương lai để phát triển
kinh tế, nâng cao năng suất lao động, phát triển đất nước của dân, do dân, vì dân.
Thực tiễn cho thấy qua 20 năm đổi mới nền kinh tế của nước ta ngày càng
phát triển, với việc thực hiện thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã kích thích
và thúc đẩy các ngành, các địa phương phát triển về mọi mặt kinh tế- xã hội. Qua
việc đâù tư thu hút vốn đầu tư, hình ảnh Việt Nam được khẳng định trên trường
quốc tế, Việt Nam trở thành trung tâm, môi trường thu hút đầu tư của các nước trên
thế giới. Đó chính là kết quả của sự đoàn kết, đổi mới đúng đắn và sự cố gắng nỗ
lực trong lãnh đạo, điều hành và tổ chức thực hiện đường lối, chính sách mở cửa
nền kinh tế của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân ta.

24




×