Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

GIẢI PHÁP CHO CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CỦA HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.5 KB, 22 trang )

GIẢI PHÁP CHO CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC
NGOÀI CỦA HÀ NỘI
1.Quan điểm về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Cũng như các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng và trong cả nước thì
thủ đô Hà Nội một trung tâm phát triển kinh tế của cả nước cũng đưa ra những
quan điểm nhất quán nhằm phát triển toàn thành phố, đưa thành phố có những
vị trí quan trọng nhất trong vùng đồng bằng sông Hồng và là một trong những
thành phố phát triển nhất cả nước.
Trong giai đoạn tới tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước tiếp tục được
đẩy nhanh, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, đạt được bước
chuyển biến quan trọng theo hướng phát triển nhanh và bền vững, phấn đấu đến
năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân. Tạo được
nền tảng để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và từng bước phát triển
kinh tế tri thức. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Bảo vệ
vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Nâng cao
vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.
Dự kiến trong giai đoạn 2006-2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8-
8,5%/năm và trong giai đoạn 2011-2020 phấn đấu đạt cao hơn. Nền kinh tế - xã
hội cả nước, vùng đồng bằng sông Hồng và các tỉnh lân cận sẽ tiếp tục tăng
nhanh trong những năm tới đòi hỏi thành phố Hà Nội phải có tốc độ tăng trưởng
nhanh hơn để từng bước hoà nhập vào sự phát triển chung của cả nước.
Trong vùng đồng bằng sông Hồng, kinh tế của tiểu vùng Nam đồng bằng
sông Hồng (bao gồm 4 tỉnh Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình) chậm
phát triển so với vùng Bắc đồng bằng sông Hồng (vùng KTTĐ Bắc Bộ):
GDP/người vùng Nam đồng bằng sông Hồng chỉ bằng 46% bình quân của vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các chỉ tiêu khác như thu ngân sách, xuất nhập khẩu,
đầu tư đều thấp thua so với toàn vùng cũng như vùng kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ. Tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP của vùng còn khá cao (trên
35%), công nghiệp - xây dựng mới chiếm khoảng 30%. Trong giai đoạn tới để
toàn vùng đồng bằng sông Hồng có mức tăng trưởng kinh tế cao, nhất định phải


đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội làm trọng tâm phát triển
các tỉnh còn lại.
Để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng, Bộ
Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14 tháng 9 năm 2005 về
phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông
Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 và Thủ tướng Chính phủ ban
hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết trên.
Trong Nghị quyết 54- NQ/TW đã xác định mục tiêu phát triển của vùng
là tập trung đầu tư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại,
đáp ứng yêu cầu phát triển, khai thác tối đa các lợi thế về tài nguyên, nguồn
nhân lực, trí tuệ của đội ngũ trí thức, doanh nhân; phát huy tinh thần cần cù,
sáng tạo của nhân dân để phát triển nhanh, đạt trình độ cao, tiếp tục khẳng định
rõ vai trò của vùng kinh tế động lực, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của
cả nước, thúc đẩy hỗ trợ các vùng khác cùng phát triển, tạo sự phát triển cân
đối, hài hòa giữa các địa phương và giữa các tiểu vùng trong vùng đồng bằng
sông Hồng.
Dự kiến tổng sản phẩm của nội của vùng tăng bình quân khoảng 11-
12%/năm giai đoạn 2006-2010 và khoảng 11%/năm giai đoạn 2011-2020. Đến
năm 2010 tỷ trọng công nghiệp, xây dựng trong tổng GDP đạt khoảng 42%,
dịch vụ 48%, nông nghiệp 10% và góp phần quan trọng vào việc đảm bảo an
ninh lương thực quốc gia. Phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm
2%. Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế để vượt qua thách thức và tranh
thủ được các cơ hội để thúc đẩy phát triển, mở rộng thị trường, bảo đảm giá trị
xuất khẩu hàng năm tăng bình quân trên 18%/năm. Tốc độ đổi mới công nghệ
bình quân hàng năm đạt 20%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 55% vào năm
2010 và trên 80% vào năm 2020. Giảm tỷ lệ lao động không có việc làm xuống
6,5% vào năm 2010 và tiếp tục kiểm soát ở mức 4%.
Trên địa bàn vùng đồng bằng sông Hồng, hệ thống kết cấu hạ tầng dự
kiến được đầu tư đồng bộ, trong đó có nhiều công trình liên quan đến đồng bằng
sông Hồng nói chung và Hà Nội nói riêng. Cải tạo hệ thống giao thông trên

sông Hồng trở thành trục vận tải, du lịch của vùng, cải tạo sông để thoát lũ tốt
hơn và và bảo vệ môi trường nước. Từng bước bê tông hóa hệ thống đê, kè bờ
những nơi sạt lở ở các sông quan trọng, nơi xung yếu. Kiên cố hóa, nâng cấp
các công trình đầu mối, hệ thống kênh mương phục vụ nông nghiệp .
Đầu tư xây dựng một số trung tâm y tế chuyên sâu ngang tầm khu vực ở
Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh đủ điều kiện cung cấp các dịch vụ y tế chất
lượng cao phục vụ nhân dân, người nước ngoài.
Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập
trung, có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao trên một đơn vị diện tích; hình
thành các vùng sản xuất nguyên liệu cung cấp đủ cho chế biến và xuất khẩu.
Xây dựng thành phố Hà Nội trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn
hóa, làm hạt nhân phát triển đồng bằng sông Hồng.
1.1 Huy động cao nhất các nguồn lực để phát triển với tốc độ tăng
trưởng nhanh
Để các dự án có hiệu quả cao nhất tất nhiên không thể thiếu đến nguồn
nhân lực có trình độ cao.Việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực được coi là vấn
đề cấp thiết nhất là đối với Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Tiếp tục
tăng cường đầu tư cho các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá để nâng cao
trình độ dân trí, tỷ lệ lao động được đào tạo và sức khoẻ cho người lao động.
-Đào tạo, nâng cao chất lượng lao động
+Đào tạo dài hạn: tạo nguồn lao động có chất lượng đáp ứng yêu cầu lao
động kỹ thuật đa dạng của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá; nhất là
phục vụ phát triển các khu công nghiệp. Chú trọng đào tạo để xuất khẩu lao
động chất lượng cao.
+Đào tạo ngắn hạn: dạy nghề cho nông dân, dạy nghề cung cấp nguồn
lao động phục vụ cho phát triển các làng nghề, tiểu thủ công nghiệp.
Phấn đấu đến năm 2010 có trên 45%, năm 2020 trên 65% lao động qua
đào tạo. Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ sở dạy nghề trên
địa bàn. Khuyến khích thành lập thêm một số trường cao đẳng, trung cấp dạy
nghề mới ngoài công lập.

Thành lập thêm các trung tâm dạy nghề ở các huyện và thành phố Hà Nội.
Xây dựng các cơ sở đào tạo nghề quy mô vùng để đào tạo nghề cho thành phố và các địa phương lân
cận.
-Việc làm:
Chú trọng tạo việc làm, nang cao chất lượng việc làm, tăng thu nhập cho
người lao động, coi đây là nhiệm vụ xuyên suốt đối với tất cả các chương trình
kinh tế trên địa bàn tỉnh. Phát triển và nhân rộng các mô hình tạo việc làm, phát
triển hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm, các hoạt động thông tin thị trường
lao động. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi (về chính sách đất đai, hỗ trợ
xây dựng kết cấu hạ tầng, đào tạo, xúc tiến thương mại...) cho các thành phần
kinh tế phát triển để giải quyết nhiều việc làm .
Chú trọng đào tạo nghề và tạo việc làm cho dân cư tại khu vực phát triển mở rộng đô thị, xây dựng khu
công nghiệp. Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị xuống 4% vào năm 2010 và ổn định ở mức 3-4% trong giai đoạn
đến năm 2020 .
Để huy động cao nhất các nguồn lực để phát triển kinh tế cần phải nâng
cao chất lượng tăng trưởng, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
giảm nhanh tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong
GDP và cơ cấu lao động. Để tạo được sự thu hút cao nhất vốn đầu tư của nước
ngoài cần có chất lượng lao động tốt, kĩ năng nghề nghiệp cao nhằm tạo được
sự tin tưởng nhất của các nhà đầu tư. Trong các nguồn lực sẵn có thì nguồn lực
con người đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư. Đào tạo lao
động là một vấn đề cấp thiết mà các ban ngành lãnh đạo đưa ra trong quan điểm
của mình.
1.2 Phát triển thành phố Hà Nội đảm bảo vị trí vai trò của tỉnh đối với
đồng bằng Sông Hồng
Toàn bộ vùng đồng bằng sông Hồng ngày càng có lượng thu hút vốn đầu
tư ngày càng lớn. Đặc biệt trong đó phải kể đến thành phố Hà Nội - một trong
những thành phố chiếm tỷ trọng đầu tư lớn nhất trong cả nước. Quan điểm của
thành phố là cần phải đảm bảo đúng chức năng, vị trí của mình là một trọng tâm
phát triển không những trong khu vực đồng bằng sông Hồng mà toàn miền Bắc

và cả đất nước. Việc phát triển thành phố Hà Nội đối với tiểu vùng Nam đồng
bằng sông Hồng cũng như cả vùng đồng bằng sông Hồng nhằm đảm bảo cho cả
vùng có sự tăng trưởng bằng việc thu hút vốn đầu tư đúng với tiềm năng của
mình.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản Hà Nội, các đô thị lớn trong vùng
là thị trường lớn tiêu thụ các sản phẩm nông, thuỷ sản của HN và cùng với HN
hợp tác trong việc chuyển giao công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm về sản
xuất gieo ươm hạt giống, vùng sản xuất rau an toàn đảm bảo vệ sinh thực phẩm,
sản xuất cây trồng có chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu của thị trường và đáp
ứng cho nhu cầu chế biến công nghiệp.
Về công nghiệp: Hợp tác phát triển công nghiệp chế biến rau quả, hỗ trợ
kỹ thuật và công nghệ tiên tiến cho các cụm công nghiệp, làng nghề truyền
thống, hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm .
Trong lĩnh vực thương mại, hợp tác xây dựng các trung tâm thương mại,
chợ đầu mối... Hợp tác phát triển công tác thông tin và xúc tiến thương mại,
cùng tổ chức các cuộc hội chợ, triển lãm.
Hợp tác phát triển du lịch: Phối hợp tuyên truyền và quảng bá du lịch,
hình thành các tour du lịch nhằm khai thác các lợi thế so sánh và đặc thù riêng
của mỗi địa phương về di tích lịch sử, văn hoá, các lễ hội truyền thống, các làng
nghề; đào tạo nguồn nhân lực cung cấp cho ngành du lịch, hợp tác để xây dựng
một số cơ sở lưu trú, một số hoạt động dịch vụ khác .
1.3 Phát triển kinh tế gắn với phát triển xã hội
Công cuộc phát triển kinh tế của tỉnh phải gắn liền với công cuộc xóa đói
giảm nghèo, tạo việc làm, giảm chênh lệch về phát triển xã hội giữa các khu
vực, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Không thể để chỉ phát triển kinh
tế, tăng trưởng với mức cao nhưng bên cạnh đó là sự tàn phá của việc hiện đại
hóa, sự ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân, đời sống
nhân dân không những về vật chất mà còn về cả tinh thần.
1.4 Phát triển kinh tế phải kết hợp chặt chẽ với khai thác tài nguyên
thiên nhiên hợp lý

Nếu phát triển kinh tế cần đặc biệt gắn với sự phát triển xã hội thì phát
triển kinh tế gắn với các yếu tố khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lý cũng là
vấn đề quan trọng bởi nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế
cũng như đời sống của nhân dân tầm vĩ mô. Phát triển kinh tế gắn với khai thác
tài nguyên thiên nhiên hợp lý còn là vấn đề mấu chốt để bảo vệ môi trường sinh
thái, đảm bảo phát triển bền vững và cảnh quan cho phát triển du lịch .
1.5 Phát triển kinh tế kết hợp với bảo vệ an ninh - quốc phòng
Cũng như đối với cả nước cần thực hiện một cách triệt để vấn đề phát
triển kinh tế gắn với công tác bảo vệ an ninh quốc phòng thì quan điểm của cơ
quan lãnh đạo thành phố Hà Nội cũng phải được thực hiện theo quan điểm của
thủ tướng và chính phủ. Kết hợp kinh tế và an ninh quốc phòng là quan điểm
cần thiết bởi kinh tế và an ninh quốc phòng có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Phát triển kinh tế thu hút được sự đầu tư lâu dài ổn định cần có an ninh quốc
phòng ngược lại an ninh quốc phòng muốn được tăng cường cần có một nền
kinh tế vững mạnh.
Kết hợp chặt chẽ việc thực hiện "Chiến lược an ninh quốc gia" với
"Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới". Phát huy sức mạnh của cả hệ
thống chính trị để xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an
ninh nhân dân vững chắc.
Tiếp tục xây dựng tỉnh, huyện, thành phố thành khu vực phòng thủ vững
chắc. Tổ chức tốt các cuộc diễn tập quân sự, phòng chống bão lụt, tìm kiến cứu
nạn khi có yêu cầu.
Triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án phát triển kinh tế kết hợp với
quốc phòng .Tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế và thực hiện tốt nhiệm
vụ động viên công nghiệp đáp ứng yêu cầu quốc phòng và nhiệm vụ bảo vệ Tổ
quốc trong tình hình mới. Từng bước xây dựng một số công trình phòng thủ và
công trình chiến đấu ở một số điểm trọng yếu trên địa bàn thành phố.
1.6 Phát triển các tiểu vùng
1.6.1 Vùng công nghiệp - dịch vụ thành phố Hà Nội và phụ cận
Phát triển thành phố Hà Nội theo hướng trở thành trung tâm kinh tế, văn

hoá, xã hội, làm hạt nhân phát triển của đồng bằng sông Hồng:
- Trung tâm của một số ngành công nghiệp: Công nghiệp phục vụ nông
nghiệp (cơ khí nông nghiệp, thiết bị bảo quản và chế biến nông sản...); Công
nghiệp cơ khí phục vụ dệt - may; Công nghiệp cơ khí phục vụ vận tải (lắp ráp
và sản xuất phụ tùng ô tô), trung tâm đóng và sửa chữa tầu cỡ trung bình; Công
nghiệp công nghệ cao (công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, điện tử, công
nghệ vật liệu mới.(...
-Trung tâm đào tạo (không trùng lặp với đào tạo các tỉnh xung quanh):
Xây dựng tại các cấp học các cơ sở giáo dục chất lượng cao mang tính quy mô
vùng nhằm tìm kiếm và bồi dưỡng nhân tài; Đào tạo trình độ đại học chất lượng
cao, theo hướng ưu tiên các ngành nghề phục vụ cho đồng bằng sông Hồng, §µo
tạo cán bộ phục vụ các cơ quan quản lý và hoạch định chính sách, Đào tạo cán
bộ chuyển giao công nghệ cho Đồng bằng sông Hồng.

×