Một số vấn đề về tranh tụng - Hướng hoàn thiện Pháp luật trong
lĩnh vực tranh tụng trong tố tụng dân sự Việt Nam.
A.Mở
đầu
1
1-Lý
do
chọn
đề
tài.
.................................................................................................................................
1
2-Đối
tượng
nghiên
cứu
và
phạm
vi
nghiên
cứu
.................................................................................................................................
.2
3-Phương
pháp
nghiên
cứu
.................................................................................................................................
.3
4Bố
cục
của
tiểu
luận.
.................................................................................................................................
4
B. Nội dung:
Chương I: Một số vấn đề về tranh tụng trong tố tụng dân sự
.................................................................................................................................
.3
I- Một số vấn đề lý luận cơ bản về tranh tụng trong tố tụng dân sự
.................................................................................................................................
3.
1.1 Các quan điểm về Khái niệm tranh tụng trong tố tụng dân sự
.................................................................................................................................
3.
1.2 Đặc điểm của việc tranh tụng trong tố tụng dân sự và bản chất của
tranh tụng tại phiên tòa ...........................................................................................
5.
1.2.1.Đặc điểm của việc tranh tụng trong tố tụng dân sự.
.................................................................................................................................
5
1.2.2:
Bản
chất
của
tranh
tụng
tại
phiên
toà
.................................................................................................................................
.8
0
II-Những quy định của pháp luật về tranh tụng trong tố tụng dân sự.
.................................................................................................................................
16
2.1: Bản chất của tranh tụng trong tố tụng dân sự.
.................................................................................................................................
16
2.2:Pháp luật tố tụng với việc tranh tụng trong tố tụng dân sự.
.................................................................................................................................
17
2.2.1: Pháp luật về nghĩa vụ chứng minh của đương sự.
.................................................................................................................................
17
2.2.2:
Sự
tham
gia
của
luật
sư.
.................................................................................................................................
19
2.2.3:
Thủ
tục
tranh
tụng
tại
phiên
tịa.
.................................................................................................................................
20
Chương II- Hướng hồn thiện pháp luật trong lĩnh vực tranh tụng trong tố
tụng dân sự. ............................................................................................................
24
1. Bộ luật tố tụng dân sự cần thể hiện được các tư tưởng tranh tụng trong
tố tụng xét hỏi :........................................................................................................
24
2.Cần quy định nguyên tắc tranh tụng trong bộ luật tố tụng dân sự.
.................................................................................................................................
25
3.Cần quy định về quyền và nghĩa vụ chứng minh của đương sự cũng như
thủ tục tranh luận phiên tòa. ...................................................................................
27
4.Quy định chế định trách nhiệm của người vi phạm sự tranh tụng trong tố
tụng dân sự. ............................................................................................................
35
C.
Kết
luận.
36
1
D.Tài
liệu
tham
khảo
.
38
MỞ ĐẦU
1Lý do chọn đề tài:
Sự ra đời và phát triển của khái niệm tranh tụng trong tố tụng gắn liền với
sự hình thành và phát triển của các tư tưởng dân chủ, tiến bộ trong lịch sử tư
tưởng nhân loại. Tranh tụng không chỉ là thành tựu pháp lý đơn thuần, mà cao
hơn nó là thành tựu của sự phát triển tư tưởng, của nền văn minh nhân loại.
Trong xã hội hiện đại, ở các nước dù có tổ chức hệ thống tư pháp khác nhau, dù
là hệ thống luật án lệ (common law), hệ thống luật lục địa (legal law) hay hệ
thống luật xã hội chủ nghĩa, thì ít hay nhiều và bằng các thể hiện khác nhau,
trong hệ thống tố tụng đều có yếu tố tranh tụng. Đây là cơ chế tố tụng có hiệu
quả bảo đảm cho tòa án xác định sự thật khách quan của vụ án, giải quyết đúng
đắn vụ việc, đảm bảo sự cơng bằng và bảo vệ các quyền và lợi ích của các bên
tham gia tố tụng.
Tranh tụng, nếu hiểu theo nghĩa rộng là tồn bộ những cơng việc mà các
đương sự,bao gồm bên nguyên đơn và bên bị đơn phải tiến hành trong một vụ
kiện để bảo vệ quyền, lợi ích của bản thân họ. Với nội dung này, khái niệm vụ
kiện đã bao hàm ý nghĩa ranh tụng,bởi vì một người đi kiện trước Tòa án, họ đã
làm phát sinh một sự tranh luận về lợi ích của họ.Sự tranh tụng này,bắt đầu từ
phía người đi kiện. thể hiện bằng việc người đó phải đưa được những chứng cứ,
lí lẽ để bảo vệ lợi ích của mình là hợp pháp. Phía bên bị kiện,vì vậy cũng đưa ra
chứng cứ,lý lẽ để phản bác lại yêu cầu, lí lẽ của phía bên kia. Q trình này diễn
ra theo đúng những quy định của pháp luật tố tụng và được gọi là hoạt động
tranh tụng.
Hoạt động tranh tụng diễn ra và được thực hiện trong suốt quá trình tố
tụng. Vì vậy , sự tranh tụng là hết sức cần thiết và có ý nghĩa trong việc bảo vệ
quyền lợi hợp pháp của đương sự rong vụ án nói riêng,cũng như bảo vệ cơng lý
nói chung. Tuy nhiên, hiện nay, trình độ dân trí cũng như hiểu biết pháp luật của
người dân hiện nay còn nhiều hạn chế, trong điều kiện hoạt động tố tụng đòi hỏi
2
tính chn mơn , nghiệp vụ cao nên việc tìm hiểu ,phân tích kỹ càng các vấn đề
lý luận cũng như thực tiễn về hoạt động tố tụng là hết sức cần thiết, và có ý
nghĩa thiết thực để quá trình tranh tụng được diễn ra đúng với ý nghĩa thực của
nó.
Trên thực tế hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu khoa học của các cá nhân,
tổ chức về vấn đề tranh tụng trong tố tụng dân sự Việt Nam. Tuy nhiên, phần lớn
chỉ thiên về các vấn đề mang tính chất lý luận, chưa mang tính thực tiễn nhằm
hồn thiện hơn nữa lĩnh vực tranh tụng trong tố tụng dân sự. Đó cũng chính là lý
do bài tiểu luận của tôi đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “ Một số vấn đề về tranh
tụng- Hướng hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực tranh tụng trong tố tụng dân sự
hiện nay”.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Trong khuôn khổ một bài tiểu luận, tơi khơng có tham vọng tình bày tất cả
các vấn đề lien quan đến tranh tụng mà chỉ xin tập trung làm sang tỏ một vài
điểm theo chủ quan của bản thân liên quan đến vấn đề tranh tụng trong tố tụng
dân sự,bản chất của nó tại tịa án, từ đó đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện
hơn nữa hoạt động tranh tụng trong tố tụng dân sự hiện nay, đặc biệt đối với luật
sư - những người có trình độ chun mơn, nghiệp vụ cao, đồng thời là những
người trực tiếp tham gia vào hoạt động tranh tụng với một trong hai tư cách: Là
người đại diện cho đương sự hoặc người bảo vệ quyền lợi cho đương sư.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Bài tiểu luận sử dụng tổng hợp các phươgn pháp nghiên cứu như: phân
tích,tổng hợp,trừu tượng hóa,khái qt hóa,so sánh, đối chiếu, quy nạp ,diễn
dịch….
4. Bố cục của tiểu luận:
Ngoài mục lục, phần mở đầu và phần kết luận, bài tiểu luận được kết cấu
thành hai phần, và trong từng phần, tơi tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu và phân
tích chi tiết những vấn đề liên quan đến hoạt động tranh tụng trong tố tụng dân
sự và các biện pháp nhằm hồn thiện nó.
Trong phạm vi bài viết này, mặc dù đã hết sức cố gắng tìm hiểu và nghiên
cứu nhưng do lượng kiến thức tích lũy được chưa nhiều, thời gian hạn hẹp và
nhiều vấn đề còn thiếu thực tế,khả năng nhận thức cịn hạn chế. Vì vậy, trong bài
3
viết này tơi khó có thể tránh khỏi được những thiếu sót. Do đó, rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến,nhận xét cũng như thong cảm của quý thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TRANH TỤNG TRONG
TỐ TỤNG DÂN SỰ
I. Một số vấn đề lý luận cơ bản về tranh tụng trong tố tụng dân sự.
1.1 Các quan điểm về khái niệm tranh tụng trong tố tụng dân sự:
Khái niệm tranh tụng được biết đến ngay từ những thời đại xa xưa của xã
hội loài người. Các nhà nghiên cứu lịch sử pháp luật đều thống nhất loại hình tố
tụng đầu tiên xuất hiện trong lịch sử của các hình thái xã hội là tố tụng tranh
tụng. Loại tố tụng này được áp dụng tại Hy lạp cổ đại, sau đó nó được đưa vào
La Mã với tên gọi “thủ tục hỏi đáp liên tục”.
Cùng với thời gian, tranh tụng tiếp tục được kế thừa, phát triển và từng
bước được khẳng định và đến nay nó được áp dụng hầu hết ở các nước thuộc hệ
thống luật lục địa cũng như hệ thống luật án lệ.
Ở Việt nam, có thể nhận xét tranh tụng trên các bình diện dưới đây:
Về mặt lập pháp: khái niệm tranh tụng chưa được chính thức ghi nhận
hoặc giải thích trong các văn bản quy phạm pháp luật của nước ta được ban
hành từ năm 1945 đến nay.
Về mặt ngôn ngữ: theo Đại từ điển tiếng Việt năm 1998 thì tranh tụng có
nghĩa là “kiện tụng”; cịn theo Hán-Việt tự điển thì tranh tụng có nghĩa là “cãi
lẽ, cãi nhau để tranh lấy phải”.
Theo cách giải thích này, thì tranh tụng chính là q trình giải quyết vụ
kiện dân sự theo đó các đương sự được tranh luận về các yêu cầu, các chứng cứ
và chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Về mặt lý luận: Xung quanh khái niệm tranh tụng có nhiều quan điểm
khác nhau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng: “Tranh tụng chỉ là mối tương quan pháp lý
giữa các đương sự”.
4
Quan điểm thứ hai cho rằng: “Sự tranh tụng phát sinh ra hai mối tương
quan: giữa các đương sự tranh nại với nhau và giữa các đương sự và Quốc gia,
mà đại diện là Tịa án có thẩm quyền”.
Quan điểm thứ ba cho rằng: “Sự tranh tụng là quá trình từ khi tố quyền
được hành xử cho đến khi có một phán quyết của Tòa án”.
Xem xét những quan điểm nêu trên, có thể nhận thấy: Nếu tranh tụng chỉ
là mối tương quan pháp lý giữa các đương sự như quan điểm thứ nhất là chưa
chính xác, bởi vì các đương sự chỉ khởi kiện ra Tòa án khi các đương sự không
thể tự giải quyết được các mâu thuẫn, tranh chấp của mình, họ cần đến Tịa án
như là người “trọng tài” đứng ra phân xử, giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp
giữa họ. Như vậy, tranh tụng không chỉ là mối tương quan giữa các đương sự mà
còn bao hàm cả mối quan hệ giữa Tòa án và các đương sự. Tuy nhiên, nếu chỉ
quan niệm tranh tụng phát sinh hai mối quan hệ giữa các đương sự với nhau và
giữa đương sự với Tòa án như quan điểm thứ hai thì mới chỉ nói đến sự liên hệ
tranh tụng mà chưa nói lên được bản chất của tranh tụng là gì?. Cịn nếu quan
niệm tranh tụng như quan điểm thứ ba thì chưa hồn chỉnh bởi vì ở đây mới chỉ
đề cập đến tranh tụng là một q trình từ khi khởi kiện cho đến khi Tịa án ra
được một bản án, quyết định mà chưa nói lên được các chủ thể tham gia vào quá
trình tranh tụng đó được phép thực hiện những hành vi tố tụng nào và nhằm mục
đích gì?
Đặc thù của tố tụng dân sự là những người tham gia tố tụng, những người
tiến hành tố tụng cùng nhau lập lại bức tranh toàn cảnh về vụ án một cách trung
thực, khách quan, tồn diện. Vì vậy, việc xác định sự thật khách quan về vụ án
về bản chất là một quá trình nhận thức và tư duy của các chủ thể tham gia vào
quá trình tố tụng dân sự trên cơ sở xem xét đánh giá khách quan, toàn diện và
đầy đủ các chứng cứ, tài liệu, các tình tiết khác nhau của vụ án trên cơ sở các
quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Để có thể tìm ra chân lý, xác định sự thật
khách quan về vụ án thì các chủ thể tham gia vào quá trình tố tụng dân sự phải
phát huy tính chủ động, tích cực trong việc cung cấp, thu thập, nghiên cứu và
đánh giá các chứng cứ, tài liệu, các tình tiết liên quan một cách chính xác, khách
quan và đầy đủ; đưa ra các lý lẽ, các quan điểm khác nhau, viện dẫn các quy
định của pháp luật để giải quyết vụ án. Đây chính là phương pháp khoa học và
cơng bằng nhất để tiếp cận đến chân lý khách quan của vụ án. Tất cả các hoạt
5
động như cung cấp chứng cứ, đưa ra các yêu cầu và phản yêu cầu, đối chất giữa
các bên…trong giai đoạn trước khi xét xử cũng như tại phiên tòa đều có thể hiểu
là q trình tranh tụng. Như vậy, tranh tụng được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng
và nghĩa hẹp.
Theo nghĩa rộng, tranh tụng là một quá trình được bắt đầu từ khi có yêu
cầu khởi kiện, khởi tố và kết thúc khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực
pháp luật. Q trình tranh tụng này không chỉ bao gồm các giai đoạn khởi kiện,
khởi tố, thu thập chứng cứ, đối chất giữa các bên đương sự, xét xử sơ thẩm,
phúc thẩm mà cả giai đoạn xét xử theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm. Thậm
chí q trình tranh tụng có thể được tiến hành lại từ giai đoạn xét xử sơ thẩm,
phúc thẩm trong trường hợp khi bản án, quyết định về vụ kiện bị Tòa án cấp trên
huỷ để tiến hành xét xử lại.
Theo nghĩa hẹp, quá trình tranh tụng được tiến hành tại các phiên tịa sơ
thẩm và phúc thẩm khi có sự tham gia tranh luận của các bên đương sự.
Từ cách hiểu như vậy, để đảm bảo sự sự nhận thức đúng đắn và thống
nhất về khái niệm tranh tụng, thì chúng ta cần phải làm sáng tỏ các đặc điểm của
việc tranh tụng trong tố tụng dân sự và tranh tụng tại phiên tòa.
1.2. Đặc điểm của việc tranh tụng trong tố tụng dân sự và bản chất
của tranh tụng tại phiên tòa.
1.2.1: Đặc điểm của việc tranh tụng trong tố tụng dân sự:
Với cách hiểu nghĩa rộng, quá trình tranh tụng trong tố tụng dân sự có
một số đặc điểm cơ bản sau:
٭Trách nhiệm chứng minh thuộc về các bên tham gia tố tụng, Tịa án
khơng có nghĩa vụ điều tra
Trong tố tụng dân sự, các đương sự có thể là chủ thể của quan hệ pháp
luật tranh chấp hoặc họ là người đưa ra yêu cầu, khiếu nại, họ là người biết rõ
nguyên nhân, điều kiện phát sinh tranh chấp, vì vậy, họ phải có trách nhiệm làm
sáng tỏ vấn đề, chứng tỏ cho Tòa án và những người tham gia tố tụng khác thấy
được sự đúng đắn trong yêu cầu của mình, đồng thời chứng minh rằng bị đơn
phải có nghĩa vụ đối với yêu cầu của mình. Trong suốt quá trình tố tụng bên
nguyên đơn và bên bị đơn liên tục trao đổi với nhau những chứng cứ, lý lẽ, căn
cứ pháp lý để chứng minh, biện luận cho quyền lợi hợp pháp của mình trước
Tịa án trên cơ sở các quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Tịa án khơng có
6
nghĩa vụ phải tiến hành điều tra bởi vì nếu Tịa án chủ động thu thập chứng cứ
thì sẽ khơng bảo đảm sự khách quan, vô tư và công minh trong việc phân xử vụ
án, không tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự đồng thời khơng phát huy
tính tích cực, chủ động của các đương sự, gây nên tâm lý ỷ lại của các đương sự.
٭Các hành vi tố tụng của các chủ thể tham gia vào quá trình tranh
tụng tuân theo trình tự, thủ tục và thời hạn do pháp luật quy định
Pháp luật tố tụng dân sự và hoạt động tố tụng dân sự của Tịa án nói
chung và các chủ thể tham gia tố tụng dân sự nói riêng là hai mặt khơng thể tách
rời của một quy trình tố tụng. Pháp luật tố tụng dân sự là cơ sở pháp lý của hoạt
động tố tụng dân sự, vì vậy khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình các chủ
thể tham gia vào quá trình tranh tụng phải tuân theo đúng hình thức, trình tự, thủ
tục và thời hạn do pháp luật quy định. Việc tuân thủ đúng trình tự, thủ tục và
thời hạn do pháp luật quy định nhằm mục đích để cho việc điều hành cơng lý
được phân minh, có hiệu quả và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các cá
nhân, tổ chức.
Theo nghĩa hẹp, quá trình tranh tụng tại phiên tịa sơ thẩm có một số đặc
điểm cơ bản sau:
٭Q trình tranh tụng tại phiên tịa được tiến hành một cách công
khai, trực tiếp và bằng lời nói.
Tại phiên tịa, các bên đương sự được trực tiếp trình bày các yêu cầu, đưa
ra các chứng cứ, lý lẽ, căn cứ pháp lý bằng lời nói. Việc các bên đương sự trực
tiếp trình bày, tranh luận bằng lời nói là một yếu tố quan trọng để đảm bảo tính
khách quan, trung thực trong lời khai của họ, giúp Hội đồng xét xử giải quyết
các yêu cầu của đương sự, ra các quyết định chính xác nhất về việc giả quyết vụ
án. Những chứng cứ, tài liệu nào đó nếu không được trực tiếp thẩm tra công khai
tại phiên tịa đều khơng được dùng làm căn cứ cho quyết định của Tòa án.
٭Các chủ thể tham gia tranh tụng được tranh luận về các yêu cầu, các
chứng cứ và chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Để có thể phán quyết một bản án cơng minh, làm sáng tỏ được các tình
tiết cần chứng minh của vụ án, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự thì các đương sự phải được tranh luận về chứng cứ, khẳng định giá trị
chứng minh của chứng cứ mà mình xuất trình trước Hội đồng xét xử, trình bày
quan điểm, lập luận của mình về các tình tiết của vụ án nhằm mục đích để Hội
7
đồng xét xử giải quyết các yêu cầu của đương sự, ra các quyết định chính xác
nhất về việc giải quyết vụ án.
٭Trong quá trình tranh tụng tại phiên tịa Thẩm phán đóng vai trị là
người trọng tài để phân xử giữa hai bên tham gia tranh tụng.
Để bảo đảm sự cơng bằng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các
đương sự trong tố tụng dân sự địi hỏi Tịa án phải khách quan, thái độ vơ tư và
cơng minh đối với cả hai bên. Tịa án có vai trị quan trọng và quyết định trong
việc bảo đảm sự bình đẳng của các chủ thể tham gia tranh tụng và giải quyết
đúng đắn vụ kiện. Trong quá trình tranh tụng tại phiên tịa vai trị chủ động
thuộc về các luật sư là người dẫn dắt việc nêu câu hỏi và kiểm tra nhân chứng,
quyết định tiến trình và nhịp độ phiên tòa. Chức năng chủ yếu của Thẩm phán là
người trọng tài “cầm cân công lý” để phân xử giữa hai bên tham gia tranh tụng,
duy trì trật tự phiên tịa và q trình tranh tụng giữa hai bên, hướng quá trình
tranh tụng vào việc giải quyết các yêu cầu của các đương sự, các căn cứ thực
tiễn và pháp lý của các yêu cầu đó cũng như các tình tiết khác nhau về quan hệ
pháp luật dân sự mà từ đó phát sinh tranh chấp giữa các đương sự. Tịa án có
quyền thẩm vấn các bên hoặc các nhân chứng trong trường hợp đặc biệt cần
thiết để làm rõ thêm lời trình bày của họ.
Như vậy, dưới góc độ khoa học luật tố tụng dân sự có thể đi đến kết luận:
Tranh tụng trong tố tụng dân sự là một quá trình xác định sự thật khách quan về
vụ án được bắt đầu từ khi có yêu cầu khởi kiện, khởi tố và kết thúc khi bản án,
quyết định có hiệu lực pháp luật, theo đó các chủ thể tham gia tố tụng được đưa
ra chứng cứ, lý lẽ, căn cứ pháp lý để chứng minh, biện luận để bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của mình trước Tịa án theo những trình tự, thủ tục do pháp luật
tố tụng dân sự quy định.
Xuất phát từ lý luận trên cho thấy tranh tụng trong tố tụng dân sự chính là
thể hiện bản chất dân chủ và nhân đạo nhằm bảo vệ các quyền con người. Thông
qua q trình tranh tụng giúp Tịa án hiểu rõ u cầu của các đương sự, có được
các chứng cứ, lý lẽ, căn cứ pháp lý để xác định chân lý khách quan của vụ kiện
trên cơ sở đó Tịa án giải quyết các yêu cầu của đương sự, xác lập lại cho đúng
các quan hệ pháp luật dân sự mà các bên tham gia hoặc những quan hệ mà pháp
luật điều chỉnh về quyền và nghĩa vụ của các bên khi có sự kiện pháp lý xẩy ra,
8
xác định đúng các quyền, nghĩa vụ của mỗi bên theo quy định của pháp luật.
Trên cơ sở của tranh tụng trong tố tụng dân sự, các đương sự được thực hiện đầy
đủ các quyền tố tụng dân sự đồng thời bảo đảm cho các chủ thể tham gia tố tụng
quyền bình đẳng tức là tạo ra khả năng để các chủ thể nói chung và các đương
sự nói riêng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trước Tòa án.
Tranh tụng trong tố tụng dân sự còn là một bảo đảm cơ bản cho một nền
công lý trong sạch, trung thực và cơng bằng…, do đó tranh tụng khơng chỉ bảo
đảm sự cơng bằng, bình đẳng về mặt pháp lý cho mọi cá nhân, tổ chức mà còn
tạo điều kiện cho việc đạt được sự bình đẳng, cơng bằng về thực tế của các cá
nhân, tổ chức đó.
1.2.2: Bản chất của tranh tụng tịa phiên tịa:
Trong tồn bộ q trình tố tụng, xét xử đóng vai trị trung tâm, thể hiện
đầy đủ nhất bản chất của hệ thống tư pháp của mỗi nhà nước, là giai đoạn quyết
định tính đúng đắn, khách quan của việc giải quyết vụ án, bảo vệ lợi ích nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
Trong xét xử, phiên tịa là giai đoạn có vai trị đặc biệt quan trọng và
mang tính quyết định trong giải quyết vụ án, thực hiện các nhiệm vụ, mục đích
tố tụng đặt ra. Vai trị quyết định đó của phiên tịa thể hiện ở những điểm sau
đây:
- Thứ nhất, phiên tòa là nơi tịa án bằng thủ tục cơng khai, tồn diện thực
hiện cuộc điều tra chính thức để xác định sự thật khách quan của vụ án. Tòa án
ra bản án, quyết định trên cơ sở các chứng cứ được thu thập và kiểm tra cơng
khai tại phiên tịa. Việc chứng minh (bao gồm cả quá trình thu thập, kiểm tra và
đánh giá chứng cứ) được các chủ thể có quyền và lợi ích khác nhau (bên buộc
tội, bên bào chữa, nguyên đơn, bị đơn) thực hiện một cách bình đẳng, dân chủ
tại phiên tòa khi xét hỏi cũng như tranh luận. Việc chứng minh và từ đó xác định
sự thật của vụ án được tòa án thực hiện trên cơ sở chứng cứ được thu thập, thẩm
tra tại phiên tòa và cân nhắc, đánh giá của các bên tham gia tố tụng khác nhau;
- Thứ hai, phiên tòa đảm bảo sự tham gia của những người tham gia tố
tụng. Hơn ở đâu hết, tại phiên tòa quyền và nghĩa vụ tố tụng của những người
tham gia tố tụng được quy định và được đảm bảo thực hiện đầy đủ nhất bằng thủ
tục tố tụng trực tiếp, cơng khai. Tại phiên tịa khó có thể xảy ra các trường hợp
vi phạm pháp luật nghiêm trọng như bức cung, ép cung, dùng nhục hình v.v…;
9
- Thứ ba, phiên tịa là nơi có điều kiện tốt nhất để thực hiện việc áp dụng
đúng đắn pháp luật. Qua phân tích nội dung các đề xuất của các bên tham gia tố
tụng về áp dụng pháp luật, Tịa án lựa chọn cho mình phương án áp dụng pháp
luật chính xác nhất để giải quyết đúng đắn vụ án;
- Thứ tư, phiên tòa là nơi tốt nhất thực hiện việc tuyên truyền, giáo dục
pháp luật. Thông qua thủ tục tại phiên tịa, việc điều tra cơng khai, việc tranh
luận và đặc biệt là qua việc công bố một bản án đúng đắn, hợp lý, hợp tình, tịa
án giúp cho những người tham gia tố tụng cũng như những người tham dự phiên
tòa nâng cao hiểu biết pháp luật, củng cố lịng tin vào pháp luật để từ đó khơng
chỉ tự nguyện tn thủ pháp luật, mà cịn tích cực tham gia vào đấu tranh phòng
chống vi phạm pháp luật v.v.
Như vậy, phiên tòa là giai đoạn trung tâm thể hiện đầy đủ nhất bản chất
quá trình tố tụng nói chung và xét xử nói riêng. Phiên tịa có sự tham gia đầy đủ
của các cơ quan tiến hành tố tụng, những người tiến hành tố tụng, những người
tham gia tố tụng với địa vị pháp lý được xác định. Thơng qua phiên tịa, bằng
thủ tục trực tiếp, cơng khai, qua nghe ý kiến và đề xuất của các bên tham gia tố
tụng, tòa án (với tư cách là cơ quan tiến hành tố tụng quan trọng nhất) tiến hành
xác định sự thật khách quan của vụ án và ra các phán quyết giải quyết vụ án một
cách đúng đắn, đầy đủ, khách quan và đúng pháp luật.
Mỗi quốc gia khác nhau có các thủ tục tố tụng khác nhau mang yếu tố đặc
trưng cũng như truyền thống của mình. Tuy nhiên trong xã hội dân chủ, tiến bộ
hiện nay, nguyên tắc hai cấp xét xử được thực hiện ở tuyệt đại đa số các nhà
nước trên thế giới. Theo nguyên tắc này, bản án, quyết định sơ thẩm bị các bên
tham gia tố tụng có quyền và lợi ích liên quan kháng cáo, hoặc bị Viện kiểm sát
kháng nghị trong thời hạn luật định thì phải được xét xử lại theo thủ tục phúc
thẩm. Vì vậy, trong tố tụng nói đến phiên tịa, tức là nói đến phiên tòa sơ thẩm,
phiên tòa phúc thẩm. Thế nhưng, là phiên tịa lần đầu xem xét và quyết định về
tồn bộ vụ án, phiên tòa sơ thẩm thể hiện đầy đủ nhất các yếu tố đặc trưng của
phiên tịa. Ngồi ra, tuỳ theo cách tổ chức của hệ thống tư pháp, ở các nước cịn
có các phiên tịa khác như phiên tòa giám đốc thẩm, phiên tòa tái thẩm, phiên
tòa phá án, nhưng đây là các thủ tục đặc biệt, nên những phiên tịa này cũng
mang yếu tố đặc biệt, khơng thể thực hiện đầy đủ các yếu tố đặc trưng của một
phiên tòa.
10
Với vai trò cực kỳ quan trọng như vậy, việc nâng cao chất lượng phiên tịa
ln ln là một nhu cầu, một đòi hỏi cấp thiết khách quan. Việc nghiên cứu
hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng phải lấy thủ tục tại phiên tòa là
tâm điểm. Việc nghiên cứu xây dựng một hệ thống tố tụng tranh tụng hay hệ
thống tố tụng khác có các yếu tố tranh tụng phải được xuất phát trước tiên từ vấn
đề tranh tụng tại phiên tịa.
Như đã nói ở trên, Sự ra đời và phát triển của khái niệm tranh tụng trong
tố tụng gắn liền với sự hình thành và phát triển của các tư tưởng dân chủ, tiến bộ
trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Tranh tụng không chỉ là thành tựu pháp lý đơn
thuần, mà cao hơn nó là thành tựu của sự phát triển tư tưởng, của nền văn minh
nhân loại. Trong xã hội hiện đại, ở các nước dù có tổ chức hệ thống tư pháp khác
nhau, dù là hệ thống luật án lệ (common law), hệ thống luật lục địa (legal law)
hay hệ thống luật xã hội chủ nghĩa, thì ít hay nhiều và bằng các thể hiện khác
nhau, trong hệ thống tố tụng đều có yếu tố tranh tụng. Đây là cơ chế tố tụng có
hiệu quả bảo đảm cho tịa án xác định sự thật khách quan của vụ án, giải quyết
đúng đắn vụ việc, đảm bảo sự công bằng và bảo vệ các quyền và lợi ích của các
bên tham gia tố tụng.
Vì thế, không thể đồng ý với quan điểm cho rằng tranh tụng là yếu tố đặc
trưng của tư pháp tư sản; rằng tranh tụng là biểu hiện của nền dân chủ tư sản
hình thức; và vì vậy nó khơng thể có chỗ đứng trong hoạt động tư pháp xã hội
chủ nghĩa; rằng trong tư pháp xã hội chủ nghĩa chỉ có tố tụng xét hỏi và kết hợp
với tranh luận để giải quyết vụ án mà thôi v.v.
Trong tố tụng bao giờ cũng có sự tham gia của các bên có quyền và (hoặc)
lợi ích trái ngược nhau u cầu tịa án phân xử. Để có cơ sở cho tịa án có thể
phân xử, pháp luật quy định cho các bên tham gia tố tụng quyền khởi kiện vụ
việc ra trước tòa án, chứng minh và tranh luận để bảo vệ yêu cầu của mình.
Như vậy, tranh tụng bao giờ cũng gắn liền với hoạt động tài phán của tòa
án. Xét xử dân sự là hoạt động phân xử vụ kiện giữa các bên có quyền và lợi ích
khác nhau. Tại phiên tòa, tòa án tiến hành xác định sự thật của vụ án bằng cách
điều tra cơng khai, chính thức về vụ việc, nghe các bên tranh luận về giải quyết
vụ án từ góc độ nội dung cũng như pháp luật áp dụng để ra phán quyết.
Tùy theo tính chất vụ án mà chức năng tố tụng, địa vị pháp lý của các bên
cũng khác nhau. Tranh tụng trong tố tụng hình sự diễn ra giữa bên buộc tội và
11
bên bào chữa, chủ yếu là giữa công tố với người bào chữa và bị cáo; trong tố
tụng dân sự diễn ra giữa nguyên đơn với bị đơn dân sự. Để những người đó thực
hiện việc tranh tụng, pháp luật tố tụng quy định cho họ các quyền và nghĩa vụ tố
tụng nhất định. Vì vậy, trong khoa học pháp lý, tranh tụng được phân thành
tranh tụng dân sự, tranh tụng kinh tế, tranh tụng hành chính.
Trong tất cả các loại tranh tụng, tòa án là cơ quan thực hiện chức năng xét
xử. Tòa án thực hiện chức năng như một trọng tài có địa vị độc lập với các bên
để phân xử một cách khách quan, theo pháp luật. Trong tố tụng hình sự, chức
năng xét xử của tịa án độc lập với chức năng buộc tội và chức năng bào chữa;
trong tố tụng dân sự, kinh tế, tòa án là người đứng ra phân xử giữa bên khởi kiện
và bên bị kiện để ra phán quyết về vụ án.
Cần phải khẳng định rằng với tính chất là sự tranh luận giữa các bên có
quyền và lợi ích khác nhau, tranh tụng ln ln có mặt trong các hệ thống tố
tụng khác nhau. Bởi vì, mục đích của các hệ thống tố tụng dân chủ, tiến bộ trong
thế giới hiện đại là xác định được sự thật và phán quyết về vụ án trên cơ sở quy
định của pháp luật.
Tuy nhiên, mỗi hệ thống tố tụng lại có phương cách xác định sự thật khác
nhau, cơ sở pháp lý khác nhau , nên phạm vi, tính chất và mức độ tranh tụng
cũng có những điểm khác nhau. Căn cứ vào phương cách mà tố tụng được thực
hiện, cơ sở pháp lý cho việc thực hiện phương cách đó, người ta phân tố tụng tư
pháp, đặc biệt là tố tụng hình sự thành các hệ thống khác nhau: hệ thống tranh
tụng, hệ thống xét hỏi (hay thẩm vấn) và hệ thống pha trộn. Và trong mỗi hệ
thống đó, mức độ tranh tụng cũng khác nhau.
- Hệ thống tranh tụng:
Hệ thống tranh tụng thường được sử dụng trong các nước có hệ thống luật
án lệ (common law). Mục đích chính của tố tụng theo hệ thống này là phán
quyết trên cơ sở thỏa mãn với sự thật pháp lý mà các bên chứng minh tại phiên
tòa. Theo hệ thống này, hoạt động tư pháp thực chất được bó gọn trong hoạt
động xét xử tại phiên tòa với các quy định nghiêm ngặt (nhiều khi đến mức máy
móc) về thủ tục tố tụng. Tính tranh tụng trong xét xử vụ án được thực hiện một
cách triệt để. Sự thật chỉ được xác lập tại phiên tịa. Các chức năng tố tụng (cơng
tố– bào chữa– xét xử, nguyên kiện– bị kiện– xét xử) được quy định và thực hiện
minh bạch và hoàn toàn chế ước, kiểm tra lẫn nhau. Tịa án đóng vai trò là người
12
trọng tài và qua phiên tòa xác định xem “sự thật” của ai (bên nguyên và bên bị)
thuyết phục hơn để qua đó phán xét. Quyết định của tịa án dường như được
thực hiện không phải trên cơ sở sự thật khách quan của vụ án mà là trên cơ sở sự
thật được các bên chứng minh tại phiên tòa có tính thuyết phục cao hơn.
Vì vậy, tịa án khơng xét hỏi, không tranh luận và cũng không gợi ý tranh
luận, mà chỉ là người trọng tài điều khiển phiên tịa, đóng vai trị thụ động trong
q trình chứng minh, nhưng lại toàn quyền phán quyết về vụ án. Toàn bộ quá
trình tố tụng được thực hiện bằng miệng. Vì vậy, tại phiên tịa phải có mặt tất cả
những người tham gia tố tụng, đặc biệt là người làm chứng, các vật chứng phải
được các bên đưa ra xem xét tại phiên tòa v.v.
- Hệ thống xét hỏi:
Hệ thống xét hỏi thường được sử dụng trong các nước theo hệ thống luật
lục địa (legal law). Mục đích chính của tố tụng theo hệ thống này là cố gắng xác
định sự thật khách quan của vụ án để từ đó ra phán quyết. Vì vậy, quá trình tố
tụng được thực hiện bằng văn bản và bằng lời, bao gồm cả giai đoạn điều tra và
xét xử tại phiên tòa. Tòa án thực hiện việc chứng minh vụ án trên cơ sở sử dụng
kết quả đóng vai trị quyết định trong xác định sự thật khách quan tại phiên tịa.
Vì vậy thủ tục tố tụng tại phiên tịa đơn giản hơn, ít khắt khe hơn về mặt hình
thức: việc xét xử khơng nhất thiết phải có mặt tất cả những người tham gia tố
tụng, chứng cứ thu thập chỉ cần thẩm tra lại tại phiên tòa, gánh nặng xét hỏi do
tòa án đảm nhận. Phán quyết của tòa án được đưa ra trên cơ sở niềm tin nội tâm
của tòa án về sự thật khách quan của vụ án, chứ không phải là kết qủa của việc
ai thuyết phục tòa án tốt hơn tại phiên tòa v.v.
- Hệ thống pha trộn:
Hệ thống pha trộn được thực hiện trên cơ sở kết hợp hai hệ thống tranh
tụng và xét hỏi. Nhìn từ góc độ mục đích tố tụng cũng như phương cách để đạt
được mục đích đó, thì mỗi hệ thống tranh tụng (tranh tụng hay xét hỏi) đều có
mặt tích cực và hạn chế nhất định. Hệ thống tố tụng pha trộn là sự kết hợp giữa
hai hệ thống tranh tụng trên. Tùy theo việc quốc gia thuộc vào hệ thống tư pháp
nào (án lệ hay lục địa) mà “dấu ấn” của hệ thống tố tụng trong hệ thống tố tụng
pha trộn nổi rõ hơn.
Hệ thống tư pháp nước ta được tổ chức và hoạt động theo truyền thống
luật lục địa. Tố tụng nước ta được thực hiện theo hệ thống pha trộn thiên về xét
13
hỏi, tức yếu tố xét hỏi trong tố tụng nước ta rõ nét hơn. Việc nghiên cứu bản chất
của tranh tụng tại phiên tòa ở nước ta phải được xem xét từ góc độ tranh tụng
trong tố tụng xét hỏi.
Hiện nay, trong khoa học pháp lý còn nhiều ý kiến khác nhau về nội dung
tranh tụng tại phiên tịa. Có ý kiến cho rằng tại phiên tòa các bên chỉ thực hiện
việc tranh luận trong giai đoạn tranh luận, còn xét hỏi là nhiệm vụ của Hội đồng
xét xử và Viện kiểm sát. Những người khác lại cho rằng tranh tụng được thực
hiện trong hầu hết các giai đoạn của phiên tòa, đặc biệt là trong phần xét hỏi và
phần tranh luận.
Tôi cho rằng, nếu chỉ thu hẹp việc tranh tụng trong phần tranh luận thì
khơng đạt được các mục đích tranh tụng đặt ra. Để thực sự tham gia vào quá
trình chứng minh, các bên tham gia tranh tụng phải được phép đưa ra chứng cứ,
thực hiện việc xét hỏi, xem xét vật chứng, để đảm bảo tính đầy đủ, toàn diện,
chứng cứ phải được thu thập, kiểm tra, đánh giá từ góc độ, cách nhìn nhận khác
nhau cả của bên nguyên (nguyên đơn, buộc tội) cũng như bên bị (bị đơn, bị cáo).
Hơn nữa, theo tố tụng hình sự của nhiều nước, nhất là các nước theo truyền
thống án lệ, phiên tịa khơng được phân chia rõ rệt thành phần xét hỏi, phần
tranh luận thì quan điểm cho rằng tranh tụng chỉ xảy ra trong phần tranh luận là
khơng chính xác.
Theo tơi, nội dung tranh tụng tại phiên tòa bao gồm:
- Đưa ra chứng cứ mới bằng cách yêu cầu triệu tập thêm người làm
chứng, đưa ra vật chứng hoặc tài liệu mới. Hồ sơ, chứng cứ được xác lập trong
giai đoạn điều tra là rất quan trọng cho việc xét xử tại phiên tòa. Tuy nhiên, các
chứng cứ có trong hồ sơ là do các cơ quan tiến hành tố tụng thu thập, nhiều
trường hợp chưa thể đầy đủ và không loại trừ việc thiếu khách quan. Đặc biệt
đối với vụ án hình sự, trách nhiệm chứng minh thuộc về các cơ quan tiến hành
tố tụng; cho nên đa số các trường hợp Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát chỉ thu
thập chứng cứ buộc tội, không chú trọng thu thập chứng cứ gỡ tội; trong khi đó
bên bào chữa (người bào chữa, bị can, bị cáo) không được quyền chủ động thu
thập chứng cứ làm hạn chế khả năng tranh tụng của họ tại phiên tòa. Vì vậy, cho
nên pháp luật tố tụng quy định các bên tham gia tố tụng có quyền yêu cầu triệu
tập thêm người làm chứng, quyền đưa ra các chứng cứ mới tại phiên tòa. Nhiệm
vụ của tòa án là đảm bảo để các bên thực hiện quyền tố tụng này; tránh trường
14
hợp sợ phiền phức, sợ phiên tòa đi chệch quỹ đạo chuẩn bị nên không chú trọng
thủ tục này tại phần mở đầu phiên tòa.
- Thực hiện việc xét hỏi tại phiên tòa. Xét hỏi thực chất là cuộc điều tra
chính thức tại phiên tịa để xác định sự thật khách quan của vụ án. Vì vậy, các
bên tham gia tố tụng đều có quyền điều tra dưới sự điều khiển của chủ tọa phiên
tòa từ hỏi người khác, xem xét vật chứng, tài liệu. Việc xét hỏi này chỉ kết thúc
khi tịa án thấy rằng thơng qua xét hỏi sự thật khách quan, đối tượng chứng minh
trong vụ án đã được xác định đầy đủ, các tình tiết liên quan đến việc giải quyết
đã được làm rõ. Vì thế cho nên, thủ tục tố tụng quy định quyền thu thập chứng
cứ chỉ cho các cơ quan tiến hành tố tụng, quy định gánh nặng xét hỏi cho tòa án,
quy định chỉ cho phép một số ít các bên tham gia xét hỏi (đại diện Viện kiểm sát,
luật sư) cần được xem xét lại từ góc độ tranh tụng;
- Phát biểu ý kiến về đánh giá chứng cứ. Qua việc điều tra chính thức,
cơng khai tại phiên tịa, mỗi bên tham gia tố tụng đều có cách nhìn nhận, đánh
giá của mình về kết qủa chứng minh. Để thực hiện chức năng tố tụng, nhiệm vụ
tố tụng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, các bên tham gia tố tụng
phải công khai đưa ra ý kiến đánh giá của mình về sự thật khách quan của vụ án
để giúp cho tòa án cân nhắc khi ra phán quyết. Các đánh giá khác nhau, phản
biện nhau của các bên tham gia tố tụng tại phiên tòa sẽ giúp cho tịa án khách
quan hơn, tồn diện hơn, thận trọng hơn khi đánh giá để ra phán quyết;
- Phát biểu ý kiến về pháp luật áp dụng. Thực tiễn cho thấy rằng, do nhiều
lý do khác nhau như kĩ thuật lập pháp chưa tốt, quy định của pháp luật chưa rõ
ràng, thiếu cụ thể, trình độ nhận thức pháp luật chưa tốt mà pháp luật được nhận
thức rất khác nhau trong hoạt động tố tụng. Vì vậy, nội dung của tranh tụng
trong giai đoạn tranh luận tại phiên tòa bao gồm việc các bên tham gia tố tụng
đề nghị áp dụng luật để bảo vệ quan điểm của mình trong giải quyết vụ án theo
chức năng, nhiệm vụ được giao. Ví dụ: trong phiên tịa hình sự, đại diện Viện
kiểm sát đề nghị áp dụng pháp luật hình sự để bảo vệ cáo trạng, bảo vệ việc
buộc tội; người bào chữa đề nghị áp dụng pháp luật hình sự để gỡ tội, giảm nhẹ
trách nhiệm hình sự cho bị cáo v.v;
- Đề nghị biện pháp giải quyết vụ án liên quan đến quyền và lợi ích liên
quan. Mỗi bên tham gia tố tụng đều nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình. Vì vậy, nội dung không thể thiếu trong tranh tụng là các bên đề
15
xuất ý kiến và lập luận trên cơ sở chứng cứ, quy định của pháp luật để bảo vệ
quyền và lợi ích đó. Tùy theo tư cách tố tụng của mình mà phạm vi xét hỏi,
tranh luận, đề xuất ý kiến của mỗi người tham gia tố tụng cũng có khác nhau:
đại diện Viện kiểm sát bảo vệ cáo trạng, người bào chữa, bị cáo bảo vệ quan
điểm khơng có tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nguyên đơn dân sự đòi
hỏi việc bồi thường, bị đơn dân sự bác bỏ hoặc giảm mức bồi thường4 v.v
Như vậy, tranh tụng tại phiên tịa là hình thức tố tụng mà trong đó Tịa án
thay mặt nhà nước xác định sự thật của vụ án trên cơ sở điều tra công khai tại
phiên Tòa, nghe ý kiến của các bên tham gia tố tụng để ra quyết định phán xét
giải quyết vụ án một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ và đúng pháp luật.
Tranh tụng là nguyên tắc quan trọng trong tố tụng nói chung và xét xử
nói riêng. Để đảm bảo cho nguyên tắc tranh tụng được thực hiện đầy đủ trong tố
tụng nhằm giải quyết đúng đắn, khách quan vụ án, bảo vệ các quyền và lợi ích
hợp pháp của các bên tham gia tố tụng, cần thiết phải có một hệ thống các bảo
đảm về pháp lý, về tổ chức cũng như về cơ sở vật chất.
* Bảo đảm pháp lý:
Theo tôi, bảo đảm pháp lý cho việc thực hiện tranh tụng tại phiên tòa bao
gồm:
- Các quy định đầy đủ, hợp lý và khả thi về địa vị tố tụng của các bên
tham gia tố tụng tại phiên tịa để họ có đầy đủ điều kiện, khả năng thực hiện các
nội dung tranh tụng theo chức năng, nhiệm vụ hoặc lợi ích của mình: được chủ
động thu thập vật chứng, được xét hỏi những người tham gia tố tụng, đặc biệt là
người làm chứng trong giai đoạn điều tra, được yêu cầu cung cấp tài liệu;
- Quy định thủ tục tố tụng bình đẳng, nhất là tại phiên tòa; đảm bảo để các
bên tham gia tố tụng được xét hỏi, tranh luận một cách khách quan, cơng bằng
và bình đẳng; mở rộng phạm vi các vụ án có sự tham gia bắt buộc của luật sư;
- Quy định quyền khiếu nại, kháng cáo bản án, quyết định của các bên và
hiệu lực như nhau của các khiếu nại đó.Ví dụ: Viện kiểm sát và bị cáo đều phải
có quyền kháng cáo, kháng nghị như nhau đối với bản án, quyết định của tòa án.
* Bảo đảm về mặt tổ chức:
- Hình thành các cơ quan tiến hành tố tụng, các tổ chức bổ trợ với chức
năng hợp lý phù hợp với cơ chế tranh tụng. Các vấn đề như quan hệ giữa Cơ
quan điều tra, Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự, Viện kiểm sát có chức năng
16
kiểm sát tư pháp hay khơng, có cho phép thành lập các tổ chức thám tử tư để
giúp người tham gia tố tụng thu thập chứng cứ trong giai đoạn điều tra, là những
vấn đề cần được nghiên cứu thỏa đáng;
- Tăng cường các tổ chức luật sư, mở rộng phạm vi bào chữa để đảm bảo
các phiên tịa có sự tham gia của người bào chữa ngày càng nhiều; nâng cao văn
hố pháp lý trong tố tụng nói chung và tại phiên tịa nói riêng;
- Nâng cao trình độ, nhận thức của người tiến hành tố tụng, người tham
gia tố tụng, đảm bảo cho họ có đủ năng lực về chuyên môn, về phong cách, về
khả năng diễn đạt để thực hiện tốt việc tranh tụng tại phiên tòa. Những trường
hợp người tham gia tranh tụng khơng có khả năng đó thì nhất thiết phải được sự
trợ giúp của luật sư;
- Bảo đảm cơ sở vật chất cho quá trình tranh tụng. Vị trí của các bên tại
phiên tịa thế nào để đảm bảo khơng khí tố tụng bình đẳng, khách quan; tạo điều
kiện cho các bên dễ dàng tiếp xúc trong quá trình tố tụng; hệ thống âm thanh,
hình ảnh thuận tiện cho việc theo dõi tiến trình tố tụng là những điều kiện rất cần
thiết cho tranh tụng cần được nghiên cứu v.v.
II-Những quy định của pháp luật về tranh tụng trong tố tụng dân sự.
2.1: Bản chất của tranh tụng trong tố tụng dân sự.
Như đã nêu trên,Tranh tụng, nếu hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ những
công việc mà các đương sự,bao gồm bên nguyên đơn và bên bị đơn phải tiến
hành trong một vụ kiện để bảo vệ quyền, lợi ích của bản thân họ. Với nội dung
này, khái niệm vụ kiện đã bao hàm ý nghĩa tranh tụng,bởi vì một người đi kiện
trước Tòa án, họ đã làm phát sinh một sự tranh luận về lợi ích của họ.Sự tranh
tụng này,bắt đầu từ phía người đi kiện. thể hiện bằng việc người đó phải đưa
được những chứng cứ, lí lẽ để bảo vệ lợi ích của mình là hợp pháp. Phía bên bị
kiện,vì vậy cũng đưa ra chứng cứ,lý lẽ để phản bác lại u cầu, lí lẽ của phía bên
kia. Q trình này diễn ra theo đúng những quy định của pháp luật tố tụng và
được gọi là hoạt động tranh tụng. Có thể thấy hai tuyến quan hệ được hình thành
trong quá trình tranh tụng :Một là: quan hệ tranh tụng giữa nguyên đơn và bị
đơn. Thứ hai: ở một khía cạnh nhất định, sự tranh tụng còn diễn ra gữa tòa án
dân sự thể hiện trong việc tòa án bác yêu cầu hoặc chấp nhận yêu cầu của đương
sự. Tuy nhiên, trong hai tuyến quan hệ này, thì sự tranh tụng gữa các đương sự
với nhau thể hiện rõ hơn cả, bơỉ vì những người này có nghĩa vụ phải chứng
17
minh. Sự chứng minh của các đương sự là nội dung chủ yếu của sự tranh tụng
trong tố tụng dân sự.
Hoạt động tranh tụng được thực hiện trong suốt quá trình tố tụng,nhưng
nó được biểu hiện tập trung và rõ rang nhất tại phiên tòa.Việc xét xử của các tòa
án được thực hiện theo nguyên tắc xử công khai. Tại phiên tòa, các bên tham gia
vụ kiện được quyền dung chứng cứ, lí lẽ để bảo vệ quyền lợi của mình. Họ cũng
phải trả lời những câu hỏi mà hội đồng xét xử đưa ra để hội đồng xét xử có thể
đánh giá khách quan nhất về vụ án. Việc chứng minh của hai bên với lợi ích đối
lập nhau làm sự thật khách quan càng có cơ hội được làm sang tỏ.Vì vậy,sự
tranh tụng là hết sức cần thiết và có ý nghĩa trong việc bảo vệ quyền lợi hợp
pháp của đương sự trong vụ án nói riêng cũng như trong bảo vệ cơng lí nói
chung.
Do trình độ dân trí cũng như những hiểu biết pháp luật của đối tượng này
còn hạn chế, trong điều kiện hoạt động tố tụng địi hỏi tình chun mơn, trình độ
nghiệp vụ cao nên sự tham gia của luật sư là rất cần thiết để quá trình tranh tụng
được diễn ra đúng với ý nghĩa thực của nó. Nói cách khác, đề cập đến sự tranh
tụng là đề cập đến vai trò của người luật sư. Với sự tham gia của luật sư ,sự
tranh tụng càng có cơ hội được thực hiện. Điều này cũng có nghĩa là những điều
luật về tranh tụng khơng thể thiếu những quy định về vai trị của luật sư.
2.2:Pháp luật tố tụng với việc tranh tụng trong tố tụng dân sự.
Với ý nghĩa là cơ sở pháp lí cho sự tranh tụng, pháp luật tố tụng hiện hành
cũng đã có những điều luật quy định về vấn đề này.
2.2.1: Pháp luật về nghĩa vụ chứng minh của đương sự.
Như đã phân tích, một trong những biểu hiện của sự tranh tụng là việc
đương sự phải có nghĩa vụ chứng minh. Điều 3 pháp lệnh thủ tục giải quyết các
vụ án dân sự quy định: “ Đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ nhằm bảo vệ
quyền lợi của mình”. Bằng việc cung cấp chứng cứ, đương sự trở thành một bên
tranh luận. Nghĩa vụ cung cấp chứng cứ này được thể hiện ngay từ khi khởi
kiện. Khoản 3 Điều 34 – Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự quy
định : “ Người khởi kiện phải làm đơn ghi rõ họ tên, địa chỉ cuả mình, của bị
đơn, của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; Nội dung vụ việc; Yêu cầu của
mình và những tài liệu, lí lẽ chứng minh cho những yếu tố đó”. Quy định này
cũng có nghĩa là khi một người khởi kiện mà khơng có tài liệu chứng minh cho
18
u cầu khởi kiện của mình,tịa án có quyền khong thụ lý mà trả lại đơn khởi
kiện . Khoản 1 Điều 36 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự quy định
việc Tòa án trả lại đơn khởi kiện cho đương sự nếu : “ Người nộp đơn khơng có
quyền khởi kiện”
Như vậy, yếu tố chứng cứ là yếu tố không thể thiếu cuả vụ kiện. Những
cứ do bên nguyên đơn cung cấp , thông thường sẽ khác , và đối lập lai với chứng
cứ do bên bị đơn đưa ra . Trong cuộc tranh luận bằng chứng cứ , lý lẽ này, bên
nào đưa ra được hững chứng cứ, lý lẽ xác thực ,bên đó sẽ thắng kiện. Chính
đương là người quyết về bản chất sự thắng hay thua trong vụ kiện . Tòa án chỉ
căn cứ những chứng cứ mà đương sự đã trình bày, áp dụng quy định của pháp
luật để quyết định lợi ích của các bên . Điều này đòi hỏi sự chủ động , sự tích
cực , sự nỗ lực của đương sự .
Điều 6 Bộ luật tố tụng dân sự quy định :
“Các đuơng sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Toà án và
chứng minh cho u cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp”
Điều 79 Bộ luật tố tụng dân sự quy định cụ thể hơn về nghĩa vụ chứng
minh của đương sự như sau :
“ 1.Đương sự có u cầu Tịa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ hợp
pháp.
2. Đương sự phản đối yêu cầu của nguời khác đối với mình phải chứng
minh sự phản đối đó là có căn cứ và phải đưa ra chứng cứ để chứng minh
3. Cá nhân , cơ quan , tổ chức khởi kiện bảo vệ lợi ích công cộng , lợi ích
của Nhà nước hoặc yêu cầu Tịa án bảo vệ quyền lợi ích của người khác thì phải
đưa ra chứng cứ để chứng minh cho việc khời kiện , u cầu của mình là có căn
cứ và hợp pháp.
4. Đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh mà không đưa
ra được chứng cứ hoặc khơng đưa ra đủ chứng cứ thì phải chịu hậu quả của việc
không chứng minh hoặc chứng minh khơng đầy đủ đó”
Quy định việc đưa ra chứng cứ và chứng minh của các đương sự đã tạo ra
sự tranh tụng giữa các đương sự . Như vậy , pháp luật tố tụng hiện hành đã quy
định điều kiện căn bản cho sự tranh tụng
19
Trong thực tế ,việc thực hiện những định này có những hạn chế . Chẳng
hạn , đương sự muốn xuất trình một chứng cứ làm cớ sở cho yêu cầu của họ như
các giấy tờ về nhà đất , họ khơng dễ dàng , thậm chí là khơng thể u cầu cơ
quan nhà đất hoặc cơ quan liên quan cung cấp cho họ những giấy tờ về nhà đất
xác định chủ quyền của họ . Hoặc cách thức của Tòa án khi thụ lý vụ án cũng
như trong quá trình xét xử đã tạo cho đương sự tâm lý là chứng cứ của vụ án do
Tịa án có trách nhiệm thu thập . Thói quen này khơng chỉ làm cho đương sự
không thực hiện tốt nghĩa vụ cung cấp chứng cứ , mà cịn triệt tiêu tính chất
tranh tụng giữa các bên tố tụng .
2.2.2: Sự tham gia của luật sư.
Pháp luật tố tụng của Việt Nam nói riêng ,cũng như của các nước trên thế
giới nói chung đều quy định. Đó là thành quả của văn minh Tư pháp.Tính chất
chuyên nghiệp trong hoạt động bảo vệ pháp luật của luật sư làm quá trình tranh
tụng được diễn ra với những tranh luận về chứng cứ ,về pháp luật, sẽ làm rõ sự
thật khách quan của vụ án.Đây là cơ sở quan trọng để Tồ án có thể đưa ra
những phán quyết hợp pháp và có căn cư.
Vì tầm quan trọng như vậy, Pháp luật tố tụng đã quy định việc tham gia tố
tụng của luật sư có thể với một trong hai tư cách: Là người đại diện cho đương
sự hoặc người bảo vệ quyền lợi cho đương sự .
Điều 22, 23 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự quy định:
“Đương sự có thể làm giấy ủy quyền cho luật sự hoặc người khác thay
mặt mình trong tố tụng”.
“Người đại diện được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng của
đương sự trong phạm vi được ủy quyền”.
Điều 24 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự quy định :
“ Đương sự có thể nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác
được Tòa án chấp nhận làm nguời bảo vệ quyền lợi cho mình”
Điều 25 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự quy định :
“ Người bảo vệ quyền lợi của đượng sự được tham gia tố tụng từ khi khởi
kiện . Người bảo vệ quyền lợi của đương sự có quyền đề nghị thay đổi Thẩm
phán , Hội thẩm nhân dân , Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án , Người giám định ,
Người phiên dịch theo quy định của Chương III của Pháp lệnh này ; có quyền
cung cấp chứng cứ , đề đạt yêu cầu , được đọc hồ sơ vụ án và ghi chép những
20
điểm cần thiết trong hồ sơ , tham dự hòa giải , tham gia phiên tòa. Người bảo
vệ quyền lợi của đương sự có nghĩa vụ sử dụng các biện pháp do pháp luật quy
định để góp phần làm rõ sự thật của vụ án ; giúp đương sự về mặt pháp lý nhằm
bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ”.
Điều 63 Bộ luật tố tụng dân sự quy định:
“ Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người được
đương sự nhờ và được Tòa án chấp nhận để tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của đương sự ”
Luật sư cũng có thể là người đại diện do đương sự ủy quyền theo khoản 3
Điều 73 Bộ luật tố tụng dân sự .
Như vậy , có hai vị trí tố tụng cho Luật sư. Ở hai vị trí tố tụng này , Luật
sư sẽ có những quyền và nghĩa vụ tố tụng khác nhau
Thực tế cũng cho thấy , không phải lúc nào Tòa án cũng phân biệt đúng
sự khác nhau này để tạo điều kiện cho các Luật sư thực hiện vai trò tranh tụng
đúng quy định của pháp luật. Rõ ràng , đây là một hạn chế lớn trong việc thực
hiện tranh tụng tại Tòa án .
2.2.3: Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa
Thể hiện tập trung nhát của sự tranh tụng là những quy định về phiên tòa .
Điều 51 pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự quy định:
“ 1. Sau khi hội đồng xét xử kết thúc việc xét hỏi , các đương sự , người
đại diện của đương sự ,người bảo vệ quyền lợi của đương sự , người đại diện tổ
chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung trình bày ý kiến của mình về đánh giá
chứng cứ, đề xuất hướng giải quyết vụ án . Người tham gia tranh luận có quyền
đáp lại ý kiến của người khác , nhưng chỉ được phát biểu một lần đối với mỗi ý
kiến mà mình khơng đồng ý. Nếu thấy cần thiết thì hội đồng xét xử cho phát
biểu thêm . Sau đó , kiểm sốt viên trình bày ý kiến về hướng giải quyết vụ án .
2. Nếu qua tranh luận mà thấy cần xem xét thêm chứng cứ , thì hội đồng
xét xử có thể quyết định xét hỏi lại và tranh luận lại.”
Bằng những quy định này , pháp luật đã tạo điều kiện cho các bên tranh
tụng được quyền trình bày chứng cứ, lý lẽ để bảo vệ quyền và lợi ích của mình
trước tịa . Thơng qua quá trình tranh luận này , Hội đồng xét xử sẽ đưa ra quyết
định giải quyết vụ án . như vậy, thủ tục tranh luận sẽ là trọng tâm của phiên tòa .
Tầm quan trọng này được tranh luận trong Nghị định số 08-NQ/TW Ngày
21
02/01/2002 của Bộ Chính Trị Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt
Nam về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới : “ Việc
phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa,
trên cơ sở xem xét đầy đủ toàn diện các chứng cứ, ý kiến của kiểm soát viên ,
của người bào chữa , bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn , và những người
có quyền , lợi ích hợp pháp để ra những bản án , quyết định đúng pháp luật , có
sức thuyết phục và trong thời hạn pháp luật quy định”. Thiếu thủ tục tranh luận
sẽ khơng cịn là phiên tồ. Hội đồng xét xử khơng phải là người tham gia tranh
luận , mà chỉ trên cơ sở sự tranh luận của đương sự mà quyết định giải quyết vụ
án .
Điều 232 , 233 Bộ luật tố tụng dân sự quy định thủ tục tranh luận tại phiên
tòa . Theo đó, trình tự tranh luận tại phiên tịa được thực hiện như sau : Người
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn phát biểu. Người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn phát biểu, Người bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của người có quyền lợi , nghĩa vụ liên quan phát biểu . Khi phát biểu
về đánh giá chứng cứ , để xuất quan điểm của mình về việc giải quyết vụ án ,
người tham gia tranh luận phải căn cứ vào tài liệu , chứng cứ đã thu thập được
và đã được kiểm tra , xem xét tại phiên tòa cũng như kết quả việc hỏi tại phiên
tòa. Người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác. Chủ tọa
phiên tịa khơng được hạn chế thời gian tranh luận , tạo điều kiện cho những
người tham gia tranh luận trình bày ý kiến , nhưng cũng có quyền cắt những ý
kiến khơng có liên quan đến vụ án.
Thực tế xét xử cho thấy, thủ tục tranh luận tại phiên tòa dân sự thường là
một thủ tục buồn tẻ , theo dó, Hội đồng xét xử cho phép các đương sự thực hiện
giống như một nguyện vọng cuối cùng trước khi hội đồng xét xử đưa ra quyết
định cuối cùng . điều này không đúng tinh thần của việc tranh luận là nếu khơng
có tranh luận thì khơng thể có phán quyết của tịa án .
Thực tế này do một số nguyên nhân chủ yếu sau :
Thứ nhất , các Hội đồng xét xử nói riêng cũng như nhiều Tịa án nói
chung chưa nhận thức hết tầm quan trọng quá trình tranh luận , chưa xác định
chủ thể thực sự của quá trình tranh luận. Cách thức làm việc của Tịa án nói
chung cũng như của nhiều Hội đồng xét xử nói riêng Làm cho đương sự có nhận
thức là khi ra Tịa , họ phải đối mặt với Hội đồnh xét xử chứ không phải là với
22
đương sự bên kia . Đây là quan niệm , một nhận thức cần phải được thay đổi ,
trước hết, từ chính những người làm cơng tác xét xử.
Thứ hai , xuất phát từ quy định của pháp luật . Theo pháp luật tố tụng ,
trước khi tiến hành thủ tục xét hỏi. Điều 50 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ
án dân sự quy định thủ tục xét hỏi sau :
“1. Hội đồng xét xử phải xác định đầy đủ các tình tiết của vụ án bằng cách
nghe lời trình bày của nguyên đơn , bị đơn , người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan , người đại diện của đương sự , người đại diện tổ chức xã hội khởi kiện vì
lợi ích chung , Kiểm sát viên trong trường hợp Viện Kiểm Sát khởi tố vụ án ,
người làm chứng , người giám định , xem xét vật chứng ;
2. Khi xét hỏi , Hội đồng xét xử hỏi trước rồi đến Kiểm sát viên , người
bảo vệ quyền lợi của đương sự . Những người tham gia tố tụng có quyền đề
xuất với Hội đồng xét xử những vấn đề cần hỏi thêm”.
Điều 221 Bộ luật tố tụng dân sự quy định về nghe lời trình bày của đương
sự trong thủ tục hỏi tại phiên tòa. Cách quy định của điều 221 làm cho việc hỏi
thực chất là quá trình làm sang tỏ vụ án , giống như việc tranh luận , cụ thể :
“1. Trong trường hợp có đương sự vẫn giữ nguyên yêu cầu của mình và
các đương sự khơng tự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết các vụ án
bằng việc nghe lời trình bày của các đương sự theo trình tự sau đây :
a)
Người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp cửa nguyên đơn trình bày
yêu cầu cua nguyên đơn và chứng cứ chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ
và hợp pháp. Nguyên đơn có quyền bổ sung ý kiến.
Trong trường hợp cơ quan ,tổ chức khởi kiện vụ án thì đại diện cơ quan,tổ
chức trình bày về yêu cầu khởi kiện và chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu
khởi kiện là hợp pháp và có căn cứ;
b)
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn trình bày ý kiến
của bị đơn đối với yêu cầu của nghuyên đơn; yêu cầu phản tố,đề nghị của bị đơn
và chứng cứ để chứng minh cho đề nghị đó là có căn cứ và hợp pháp.Bị đơn có
quyền bổ sung ý kiến.
c)
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền
lợi,nghĩa vụ liên quan trình bày ý kiến của người có quyền lợi nghĩa vụ liên
quan đối với yêu cầu,đề nghị của nguyên đơn,bị đơn;yêu cầu độc lập,đề nghị của
người có quyền lợi ,nghĩa vụ liên quan và chứng cứ để chứng minh cho đề nghị
23
đó là có căn cứ và hợp pháp.Người có quyền lợi,nghĩa vụ liên quan có quyền bổ
sung ý kiến.
2. Trong trường hợp nguyên đơn,bị đơn,người có quyền lợi,nghĩa vụ liên
quan khơng có
người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình,thì họ tự
trình bày về yêu cầu,đề nghị của mình và chứng cứ để chứng minh cho yêu
cầu ,đề nghị đó là có căn cứ và hợp pháp.
3. Tại phiên toà, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự có quyền bổ sung chứng cứ để chứng mnh cho yêu cầu ,đề nghị của
mình.”
Với quy định này, thông qua những thủ tục xét hỏi, mà người đặt câu hỏi
chủ yếu là Hội đồng xét xử và người phải trả lời là các đương sự, sự thật của vụ
án đã được Hội đồng xét xử làm sang tỏ.Như vậy thì quá trình tranh luận được
tiến hành sau này là khơng cần thiết.Trong khi đó,lẽ ra phần xét hỏi ,Hội đồng
xét xử chỉ đạt rất ít câu hỏi nhằm để xác định xem các đương sự cịn giữ các u
cầu kiện tụng khơng,nếu cịn thì họ phải chứng minh bằng cách phải tranh luận
với nhau. Việc xác định không rõ ràng giữ ranh giới giữ xét hỏi và tranh luận đã
làm cho quá trình tranh luận trong thực tế hiện nay kém hiệu quả ,thậm chí chỉ là
hình thức. Trong khi đó thì việc xét hỏi của Hội đồng xét xử lại là trọng tâm của
phiên tòa.Điều này làm mất đi ý nghĩa thự sự của sự tranh tụng ,mất đi vai trò
thực của Hội đồng xét xử.Đây cũng là một trong những lí do mà Nghị quyết số
08-NQ/TW của Bộ chính trị đã nhấn mạnh: “ cần tăng cường tranh luận dân chủ
tại phiên tòa”.
24