Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Vấn đề bảo hộ lao động trong công ty cổ phần thủy sản nghệ an thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.79 KB, 38 trang )

A. MƠ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lao động là hoạt động chủ yếu nhất của con người, nó tạo ra của cải vật
chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và
hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước, xã hội, gia đình và
bản thân mỗi người lao động. Bất cứ một chế độ xã hội nào, lao động của con
người cũng là một trong những yếu tố quyết định nhất, năng động nhất trong sản
xuất. Trong quá trình lao động tạo ra của cải vật chất cho xã hội, con người luôn
phải tiếp xúc với máy móc, trang thiết bị, cơng cụ và mơi trường… Đây là một
q trình hoạt động phong phú, đa dạng và rất phức tạp, nên luôn phát sinh
những mối nguy hiểm và rủi ro, vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để hạn chế
được tai nạn lao động đến mức thấp nhất. Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề lao
động là hết sức quan trọng, nhất là vấn đề bảo hộ lao động trong các nghành sản
xuất và chế biến thủy sản. Nhằm bảo đảm an tồn, vệ sinh lao động trong q
trình làm việc của người lao động ở các công ty, doanh nghiệp.
Trong những năm qua, trên phạm vi toàn quốc, vấn đề tai nạn lao động và
bệnh nghề nghiệp có những diễn biến hết sức phức tạp. Theo số liệu của Tổng
cục thống kê trong những năm gần đây số vụ tai nạn lao động của Việt Nam là
5.000-6.000 vụ mỗi năm. Số người chết lên đến 1.200 - 1.300 và thiệt hại có thể
lên tới cả nghìn tỷ đồng. Cịn nếu theo cảnh báo của quốc tế thì thiệt hại do tai
nạn lao động và bệnh nghề nghiệp làm mất 4% GDP. Theo dự báo trong thời
gian tới tai nạn lao động có khả năng lên đến 120.000-130.000 vụ mỗi năm. Với
quan điểm nhất quán trong việc bảo hộ lao động, Nhà nước đã thúc đẩy việc
hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo hộ lao động, trong đó đã dành sự quan tâm
đặc biệt cho đối tượng lao động trong lĩnh vực chế biến thuỷ sản. Điều này càng
thể hiện mối quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với người lao động.
Tuy nhiên, về mặt lí luận cũng như về thực tiễn áp dụng, vấn đề bảo hộ
lao động vẫn còn nhiều vấn đề chưa thống nhất. Hơn nữa, xét về mặt lập pháp

1



còn nhiều quy định về bảo hộ lao động còn chưa chặt chẽ, chưa rõ ràng, gây khó
khăn cho việc áp dụng khi xử lí các vụ việc. Và ở một số cơng ty, chủ doanh
nghiệp vì lợi nhuận và giảm chi phí trong q trình sản x́t đã khơng tuân thủ
đầy đủ các biện pháp về an toàn, vệ sinh lao động.
Do vậy, từ lí luận cũng như tình hình thực tế về bảo hộ lao động ở nước ta
nói chung, ở các xí nghiệp và cơng ty chế biến thủy sản nói riêng thì việc nghiên
cứu một cách toàn diện, sâu rộng về vấn đề này là rất cần thiết và có ý nghĩa to
lớn góp phần đem lại một cách hiểu đúng đắn, toàn diện và thống nhất về bảo hộ
lao động. Đồng thời, góp phần vào việc hoàn thiện các quy phạm pháp luật bảo
hộ lao động, bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động.
Chính vì vậy, tác giả đã mạnh dạn đưa ra và nghiên cứu đề tài "Vấn đề
bảo hộ lao động trong công ty cổ phần thủy sản Nghệ An - Thực trạng và giải
pháp"
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề bảo hộ lao động là một đề tài có nội dung phong phú được các nhà
lập pháp, các nhà quản lý, các cơ quan bảo vệ pháp luật, cũng như cán bộ nghiên
cứu khoa học pháp lí hết sức quan tâm. Trên thực tế, vấn đề bảo hộ lao động đã
được đề cập rất nhiều ở một số giáo trình Đại học chuyên ngành luật, các bài
tham luận tại các diễn đàn khoa học, các luận án, luận văn… Điển hình như "Bộ
luật lao động Việt Nam" (Nhà xuất bản chính trị quốc gia); giáo trình “Luật lao
động Việt Nam” (trường đại học Luật Hà Nội ); “Bảo hộ lao động và kỹ thuật an
toàn trong sản xuất” (tác giả: Trần Quang Khánh)… Ngồi ra cịn có các bài viết
liên quan được đăng trên các tạp chí chuyên nghành. Hiện nay vẫn còn rất
nhiều ý kiến liên quan đến vấn đề bảo hộ như: trách nhiệm và nghĩa vụ của
người sử dụng lao động trong tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, mức bồi
thường khi người lao động bị tai nạn và bệnh nghề nghiệp... Chính vì vậy, công
tác bảo hộ lao động luôn nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu pháp
luật, các thầy cô giáo và các sinh viên cũng như các tầng lớp khác nhau trong xã
hội.

2


3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở việc xem xét các quy định liên quan đến bảo hộ lao động, cũng
như tham khảo những tài liệu liên quan đến vấn đề này, đề tài nghiên cứu của tác
giả sẽ đi một cách khái quát nhất các nội dung cơ bản thông qua việc nghiên cứu
thực trạng về bảo hộ lao động tại công ty cổ phần thuỷ sản Nghệ An, tìm hiểu
các quy định pháp luật hiện nay về bảo hộ lao động của pháp luật, thực tiễn của
việc áp dụng các chế định pháp luật về bảo hộ lao động được quy định trong Bộ
luật lao động Việt Nam; đồng thời cũng đưa ra những nhận xét, nhận định,
những biện pháp tháo gỡ những vướng mắc cịn tồn tại trong q trình thực hiện
cơng tác về bảo hộ lao động tại công ty cổ phần thuỷ sản Nghệ An để từ đó đóng
góp một số ý kiến nhằm làm hoàn thiện hơn vấn đề này.
4. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích mà tác giả thực hiện bài nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ một cách
có hệ thống những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn về vấn đề bảo hộ lao động
tại công ty cở phần thuỷ sản Nghệ An. Từ đó, tác giả nêu ra các giải pháp nhằm
hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng bảo hộ lao động tại cơng ty cở phần
thuỷ sản Nghệ An.
Về lí luận, tác giả nghiên cứu khái quát chung về quy trình bảo hộ lao
động như khái niệm, đặc điểm, các căn cứ khi tiến hành, áp dụng quy trình bảo
hộ lao động. Qua đó, thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của cơng tác bảo hộ
lao động ở các xí nghiệp và công ty.
Về thực tiễn, đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá tổng quát thực tiễn áp
dụng bảo hộ lao động tại công ty cổ phần thủy sản Nghệ An trong những năm
gần đây.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng, duy vật lịch sử; quan điểm của Đảng và Nhà nước trong công

tác bảo hộ lao động. Ngoài ra, đề tài cũng kế thừa những vấn đề lý luận và thực
tiễn được các nhà nghiên cứu đưa ra; các tài liệu được công bố trên các tạp chí,
3


bài báo, tổng kết của các ngành liên quan đến nội dung của bài viết. Các phương
pháp được sử dụng chủ yếu trong bài làm: thống kê, phân tích, so sánh, tởng
hợp, dự báo khoa học, sau đó rút ra kết luận.
Khơng chỉ vậy, để có thể tăng tính thực tế cho nội dung của bài làm, ngoài
những phương pháp trên tác giả cịn có thể sử dụng một số các phương pháp
khác như: tiếp cận trực tiếp, điều tra xã hội học, nghiên cứu mẫu …
6. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu
Đề tài "Vấn đề bảo hộ lao động trong công ty cổ phần thủy sản Nghệ An
Thực trạng và giải pháp" có ý nghĩa quan trọng cả về lí luận và thực tiễn.
Về lí luận, bài nghiên cứu đã chỉ ra một cách có hệ thống về công tác bảo
hộ lao động như khái niệm, đặc điểm, chế độ pháp lý... Qua đó góp phần nâng
cao nhận thức, tạo tiền đề cho việc xây dựng và hồn thiện quy trình áp dụng
bảo hộ lao động.
Về thực tiễn áp dụng, đề tài nghiên cứu góp phần đem lại cách hiểu toàn
diện về bảo hộ lao động cũng như tình hình áp dụng bảo hộ lao động trong cơng
ty cở phần thủy sản Nghệ An từ đó giúp cho việc áp dụng pháp luật một cách
chính xác, khách quan, đáp ứng yêu cầu, nâng cao hiệu quả của cuộc phòng,
chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
7. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, sơ đồ bảng biểu , mục lục, tài liệu tham khảo bài viết
được chia làm hai nội dung chính:
Chương I. Cơ sở lý luận về bảo hộ lao động và chế độ pháp lý bảo hộ lao
động
Chương II. Thực trạng và giải pháp về công tác bảo hộ lao động của công
ty cổ phần Thủy Sản Nghệ An


4


B. NỘI DUNG
Chương I. Cơ sở lý luận về bảo hộ lao động và chế độ pháp lý
bảo hộ lao động
1.1. Khái quát chung về bảo hộ lao động
1.1.1. Khái niệm bảo hợ lao đợng
Dưới góc độ pháp lý: bảo hộ lao động được hiểu là chế định bao gồm tổng
thể các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành, xác định các điều kiện lao
động an toàn và vệ sinh có tính chất bắt buộc, các biện pháp phòng ngừa, ngăn
chặn hoặc khắc phục những yếu tố nguy hiểm, độc hại trong môi trường lao
động nhằm bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân cách người lao động.
Theo nghĩa rộng, bảo hộ lao động được hiểu là tổng hợp các quy định về
bảo vệ người lao động khi tham gia quá trình lao động, nhằm đảm bảo tốt nhất
quyền và lợi ích của người lao động.
Theo nghĩa hẹp, bảo hộ lao động được hiểu là những quy định của nhà
nước liên quan đến việc đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động và các chế
độ lao động khác nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe và trong một số trường hợp
nhằm bảo vệ nhân cách của người lao động.
Bảo hộ lao động cịn được hiểu là mơn khoa học nghiên cứu các vấn đề hệ
thống các văn bản pháp luật, các biện pháp về tổ chức kinh tế-xã hội và khoa
học công nghệ để cải tiến điều kiện lao động nhằm:
- Bảo vệ sức khoẻ, tính mạng con người trong lao động;
- Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm;
- Bảo vệ mơi trường lao động nói riêng và mơi trường sinh thái nói chung
góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.
Từ khái niệm trên có thể thấy rõ tính pháp lý, tính khoa học, tính quần
chúng của cơng tác bảo hộ lao động ln gắn bó mật thiết với nhau và nội dung

của công tác bảo hộ lao động nhất thiết phải thể hiện đầy đủ các tính chất trên.

5


Trên cơ sở những vấn đề nêu trên, có thể đưa ra khái niệm về chế độ bảo
hộ lao động như sau: chế độ bảo hộ lao động là tập hợp các quy phạm pháp luật
do nhà nước ban hành, quy định các điều kiện an toàn, vệ sinh lao động có tính
chất bắt buộc, các biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân cách của người
lao động và giải quyết hậu quả tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gây ra đối với
người lao động.
1.1.2. Đặc điểm bảo hộ lao động
Bảo hộ lao động là hoạt động mang tính chất kỹ thuật đặc thù do sự phát
triển của bảo hộ lao động luôn gắn liền với công nghệ sản xuất. Việc khắc phục
những yếu tố nguy hiểm, độc hại trong quá trình lao động phải gắn liền với việc
thực hiện các biện pháp mang tính khoa học-kỹ thuật. Chính vì vậy, các quy
phạm pháp luật về bảo hộ lao động khơng chỉ mang tính chất pháp lý thuần t
mà cịn có tính kỹ thuật. Các tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động
(như ánh sáng, độ ẩm, tiếng ồn, nồng độ bụi… ) được quy định trong các văn
bản pháp luật và bắt buộc thực hiện đối với các doanh nghiệp đều là kết quả
nghiên cứu của nghành khoa học bảo hộ lao động và của nhiều nghành khoa học
khác, được thể chế hóa thành các quy phạm pháp luật có tính chất bắt buộc.
Phần lớn các quy định về bảo hộ lao động hoặc liên quan đến hoạt động
bảo hộ lao động đều có tính chất “ bắt buộc cứng” nhằm hạn chế những hậu quả
nghiêm trọng của việc không tuân thủ đúng các quy trình an tồn, vệ sinh lao
động. Trừ một số quy định có thể thảo thuận nhưng khơng thể thấp hơn mức tối
thiểu do pháp luật quy định (như vấn đề bồi dưỡng bằng hiện vật hay phụ cấp
nặng nhọc, độc hại…) đa số các quy định về bảo hộ lao động đều bắt buộc các
chủ thể thực hiện đúng các thơng số kỹ thuật an tồn, vệ sinh lao động cho phép.
Việc không thực hiện đúng và đầy đủ các quy định bị coi là vi phạm pháp luật

và phải chịu các chế tài tương ứng.
Bảo hộ lao động là hoạt động được thực hiện bởi đông đảo người lao
động và người sử dụng lao động. Người lao động trực tiếp làm việc với các máy
móc thiết bị, trong q trình lao động nên họ là người có khả năng phát hiện các
6


yếu tố nguy hiểm, độc hại, đề xuất hoặc tự mình giải qút để phịng ngừa các
tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp. Do đó, cần vận động, tở chức, thu hút
sự quan tâm, tham gia đông đảo của người lao động và người sử dụng lao động
trong việc tiến hành các hoạt động bảo hộ lao động. Bên cạnh việc quy định
quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động, pháp luật cần
xác định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các tở chức xã hội nghề nghiệp
có liên quan trong lĩnh vực bảo hộ lao động.
1.1.3. Mục đích, ý nghĩa của cơng tác bảo hợ lao đợng
- Mục đích:
+ Bảo đảm cho mọi người lao động những điều kiện làm việc an tồn, vệ
sinh, thuận lợi và tiện nghi nhất;
+ Khơng ngừng nâng cao năng suất lao động, tạo nên cuộc sống hạnh
phúc cho người lao động;
+ Góp phần vào việc bảo vệ và phát triển bền vững nguồn nhân lực lao
động;
+ Nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người mà trước hết là
của người lao động. Đây cũng là chính sách đầu tư cho chiến lược phát triển
kinh tế, xã hội trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước;
- Ý nghĩa:
+ Ý nghĩa về mặt chính trị: Làm tốt cơng tác bảo hộ lao động sẽ góp phần
vào việc cũng cố lực lượng sản xuất và phát triển quan hệ sản xuất; chăm lo đến
sức khoẻ, tính mạng, đời sống của người lao động; xây dựng đội ngũ công nhân
lao động vững mạnh cả về số lượng và thể chất;

+ Ý nghĩa về mặt pháp lý: Bảo hộ lao động mang tính pháp lý vì mọi chủ
trương của Đảng và Nhà nước, các giải pháp khoa học công nghệ, các biện pháp
tổ chức xã hội đều được thể chế hoá bằng các quy định luật pháp, nó bắt buộc
mọi tở chức, mọi người sử dụng lao động cũng như người lao động thực hiện;
+ Ý nghĩa về mặt khoa học: Được thể hiện ở các giải pháp khoa học kỹ
thuật để loại trừ các ́u tố nguy hiểm và có hại thơng qua việc điều tra, khảo
7


sát, phân tích và đánh giá điều kiện lao động, biện pháp kỹ thuật an tồn, phịng
cháy chữa cháy, kỹ thuật vệ sinh, xử lý ô nhiễm môi trường lao động, phương
tiện bảo vệ cá nhân; việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, khoa học công nghệ tiên
tiến để phòng ngừa, hạn chế tai nạn lao động xảy ra; nó cịn liên quan trực tiếp
đến bảo vệ mơi trường sinh thái. Vì thế, hoạt động khoa học về bảo hộ lao động
góp phần qút định trong việc giữ gìn mơi trường trong sạch;
+ Ý nghĩa về tính quần chúng: Nó mang tính quần chúng vì đó là cơng
việc của đông đảo những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản x́t. Họ là
người có khả năng phát hiện và đề xuất loại bỏ các yếu tố có hại và nguy hiểm
ngay chỗ làm việc; mọi cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật... đều có trách nhiệm
tham gia vào việc thực hiện các nhiệm vụ của công tác bảo hộ lao động; ngoài ra
các hoạt động quần chúng như phong trào thi đua, tuyên truyền, hội thi, hội thảo,
giao lưu liên quan đến an toàn lao động đều góp phần quan trọng vào việc cải
thiện khơng ngừng điều kiện làm việc, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
1.2. Chế độ pháp lý về bảo hộ lao động
1.2.1. Các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao đợng
Đảm bảo an tồn, vệ sinh lao động là u cầu quan trọng nhất của công
tác bảo hộ lao động. Để làm tốt công tác này, trách nhiệm trước hết thuộc về các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc nghiên cứu các tiêu chuẩn an toàn,
vệ sinh lao động. Trên cơ sở đó Nhà nước ban hành các quy phạm pháp luật có
tính chất bắt buộc nhằm đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động tại các đơn

vị sử dụng lao động.
Tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh lao động là những quy định có tính chất
nghiêm ngặt về an toàn lao động hay vệ sinh lao động, bắt buộc áp dụng đối với
các đơn vị sử dụng lao động. Theo điều 19 Nghị định của Chính phủ số
110/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002. Có hai loại tiêu chuẩn là tiêu chuẩn cấp nhà
nước và tiêu chuẩn cấp nghành. Tính đến thời điểm hiện nay, nhà nước đã thông
qua và ban hành hệ thống tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh lao động với trên 150
loại, được áp dụng trong nhiều nghành kinh tế kỹ thuật khác nhau.
8


Tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động là loại quy phạm pháp luật
lao động đặc biệt. Về hình thức, nó cũng có đầy đủ các bộ phận cấu thành như
quy phạm pháp luật thông thường. Nhưng xét về nội dung, nó chứa đựng những
yêu cầu kỹ thuật hay y tế nghiêm ngặt, là kết quả của những nghiên cứu khoa
học về an toàn, vệ sinh lao động được pháp điển hóa thành các quy phạm pháp
luật.
Việc thực hiện các tiêu chuẩn về an toàn, vệ sinh lao động được quy định
như sau: "Tiêu chuẩn, quy phạm an toàn, vệ sinh lao động là tiêu chuẩn, quy
phạm bắt buộc thực hiện. Căn cứ tiêu chuẩn, quy phạm an toàn, vệ sinh lao động
của nhà nước, của nghành ban hành, người sử dụng lao động phải xây dựng quy
trình đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động cho từng loại máy, thiết bị, vật tư và nội
quy an toàn, vệ sinh nơi làm việc" (theo điều 3 Nghị định của Chính phủ số
06/CP ngày 20/1/1995). Tính chất bắt buộc thực hiện của loại quy phạm về an
toàn, vệ sinh lao động đã thể hiện tầm quan trọng đặc biệt của nó trong việc bảo
vệ sức khỏe, tính mạng người lao động.
1.2.2. Phương tiện bảo hộ lao động
Thực hiện tốt các quy định về an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất
luôn là vấn đề được Nhà nước quan tâm. Trong điều kiện trang thiết bị còn lạc
hậu, khả năng tài chính của doanh nghiệp cịn hạn chế như tình trạng phở biến

hiện nay ở Việt Nam cơng tác đảm bảo an tồn, vệ sinh lao động thường gặp
nhiều khó khăn. Hiện nay, quy định về việc trang bị phương tiện an toàn, vệ sinh
lao động được quy định rải rác ở một số văn bản như: Điều 56 Hiến pháp nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992; Điều 100 Bộ luật lao động năm
1994; Luật Cơng đồn năm 1990; Thơng tư số 10/1998/TTBLĐTBXH ngày
28/5/1998 hướng dẫn chế độ trang bị, phương tiện bảo hộ cá nhân; Quyết định
số 722/2000/QĐ-LĐTBXH ngày 2/8/2000 về việc bổ sung, sửa đổi danh mục
trang bị, phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động làm nghề, công việc có
yếu tố nguy hiểm, độc hại;

9


Theo pháp luật hiện hành, có thể chia phương tiện bảo hộ lao động thành
hai loại:
- Các phương tiện kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động chung: thường được
lắp đặt tại nơi sản xuất, có tác dụng hạn chế các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong
môi trường lao động bảo vệ sức khỏe của mọi người lao động tại nơi sản xuất.
Ví dụ như: phanh hãm, máy hút bụi, quạt thơng gió, thiết bị cứu hỏa…;
- Các phương tiện bảo hộ lao động cá nhân: mũ bảo hiểm, găng tay, quần
áo bảo hộ, ủng được trang bị cho cơng nhân chế biến; kính mắt, quần áo bảo hộ,
thiết bị bảo vệ tai trang bị cho kỹ thuật viên vận hành máy…Người sử dụng lao
động phải thực hiện đầy đủ các quy định về trang thiết bị bảo vệ cá nhân khi
không thể hạn chế hết các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong môi trường lao động.
Nghiêm cấm người sử dụng lao động cấp phát tiền thay cho việc cấp phát
phương tiện hay trả tiền để người lao động tự mua.
1.2.3. Các biện pháp bảo vệ sức khỏe người lao động
1.2.3.1. Chế độ khám sức khỏe
Theo quy định của pháp luật, khi tuyển dụng lao động, người sử dụng lao
động căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe cho người lao động và bố trí hợp lý. Ngồi

ra trong q trình lao động, người lao động cịn được khám sức khỏe định kỳ
theo chế độ quy định. Công tác khám sức khỏe không chỉ nhằm bả vệ sức khỏe
người lao động, kịp thời phát hiện và xử lí các trường hợp mắc bệnh nghề
nghiệp mà còn giúp người sử dung lao động sắp xếp lao động phù hợp, phát huy
khả năng làm việc của người lao động.
Xuất phát từ tầm quan trọng của việc khám sức khỏe cho người lao động
các văn bản pháp luật về bảo hộ lao động đã quy định cụ thể trách nhiệm của
người sử dụng lao động về các vấn đề này như sau:
- Người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe người lao động khi
tuyển dụng lao động hoặc phải yêu cầu người lao động nộp giấy chứng nhận sức
khỏe của các sở y tế Nhà nước khi làm thủ tục tuyển dụng. Căn cứ vào kết quả
khám sức khỏe người sử dụng lao động bố trí, sắp xếp cơng việc phù hợp với
10


chuyên môn và sức khỏe người lao động.Đặc biệt, đối với những nghề, công
việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, việc khám sức khỏe sẽ góp phần hạn chế
tình trạng người lao động không đủ sức khỏe làm việc hoặc mắc một số bệnh
không thể làm việc trong điều kiện lao động đó;
- Khám sức khỏe định kỳ cho người lao động (kể cả người học nghề tập
nghề) ít nhất 1 lần/năm, đối với người lao động nặng nhọc, độc hại ít nhất 06
tháng 1 lần. Các cơ sở sản xuất phải có hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân và hồ sơ
theo dõi tổng hợp về sức khỏe người lao động. Những người mắc bệnh mãn tính
phải được theo dõi, điều trị, điều dưỡng phục hồi chức năng và sắp xếp cơng
việc phù hợp.Những người có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp hoặc mới chớm
mắc bệnh nghề nghiệp phải được kịp thời phát hiện và có hướng điều trị phù
hợp.
1.2.3.2 Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật
Mục đích của việc bồi dưỡng bằng hiện vật là thông qua việc sử dụng một
số hiện vật có giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng giảm bớt hậu quả của các yếu

tố độc hại (như: đường, sữa, trứng, hoa quả…) để bồi dưỡng sức khỏe cho người
lao động, tăng sức đề kháng của sức khỏe người lao động, phòng ngừa nguy cơ
mắc bệnh nghề nghiệp. Việc bồi dưỡng bằng hiện vật phải đảm bảo các yếu tố
sau:
- Người lao động làm các công việc độc hại, nguy hiểm không đặt tiêu
chuẩn vệ sinh cho phép hoặc phải tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm có khả năng
gây bệnh nghề nghiệp được bồi dưỡng bằng hiện vật. Đối với những người lao
động làm việc trong mơi trường như thế này thì nguy cơ mắc các bệnh nghề
nghiệp ở mức cao. Chính vì vậy họ cần có sự quan tâm giúp đở từ phía người sử
dụng lao động. Đặc biệt là sự động viên bồi dưỡng bằng hiện vật;
- Người sử dụng lao động nếu chưa khắc phục hết các yếu tố nguy hiểm,
độc hại trong mơi trường làm việc, có nghĩa vụ phải thực hiện bồi dưỡng người
lao động bằng hiện vật. Trong mơi trường làm việc thì u cầu người sử dụng
phải hạn chế ở mức thấp nhất mức độ độc hại, nguy hiểm. Tuy nhiên trong một
11


số trường hợp do các nguyên nhân khách quan hay chủ quan khơng thể loại bỏ
được hết thì u cầu đặt ra đối với người sử dụng lao động đó là chế độ bồi
dưỡng bằng hiện vật cho người lao động một cách tương xứng;
- Việc bồi dưỡng bằng hiện vật phải đảm bảo đúng số lượng theo quy định
của pháp luật. Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động ở mức độ cao
hơn, không cho phép bồi dưỡng ở mức độ thấp hơn. Đây là quy định tương đối
mềm dẻo, linh hoạt so với các quy định khác trong chế định bảo hộ lao động.
- Việc thực hiện bồi dưỡng bằng vật chất phải được thực hiện tại chỗ, theo
ca làm việc. Mục đích của quy định này là buộc người lao động phải sử dụng
ngay hiện vật bồi dưỡng giải bớt độc tố ngấm vào cơ thể trong q trình làm
việc, nâng cao sức khỏe cho chính họ để tái sản xuất sức lao động tốt hơn, tránh
việc sử dụng các hiện vật này vào các mục đích khác (như bán, cho);
- Cấm trả tiền thay cho việc bồi dưỡng bằng hiện vật. Quy định này nhằm

tránh tình trạng người lao động dùng tiền vào mục đích khác, không mua thực
phẩm bồi dưỡng sức khỏe. Thông thường hiện vật dùng để bồi dưỡng sẽ do
doanh nghiệp quy định như: đường, sữa, trứng, hoa quả…Căn cứ vào mức bồi
dưỡng do Nhà nước quy định thống nhất trong các văn bản pháp luật, các bên có
thể thỏa thuận mức bồi dưỡng bằng với quy định của Nhà nước hoặc cao hơn để
đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
1.2.3.3. Các quy định về thời giờ làm việc
Dưới góc độ bảo vệ sức khỏe người lao động, các quy định về thời giờ
làm việc có ảnh hưởng quan trọng tới việc bảo vệ sức khỏe người lao động.
Được làm việc trong khoảng thời gian hợp lý, đảm bảo thời giờ nghỉ ngơi là một
trong các yếu tố góp phần đảm bảo sức khỏe người lao động. Kéo dài thời giờ
làm việc có thể đem lại lợi nhuận cho người sử dụng lao động nhưng ảnh hưởng
đến khả năng lao động và tái sản xuất sức lao động của công nhân.
Xu hướng chung của các nước là giảm dần mức tiêu chuẩn hóa thời gian
làm việc tối đa từ 48h/ tuần xuống 40h hoặc 35h/ tuần, cho phép các bên thỏa

12


thuận mức thời gian làm thêm nhưng không vượt quá giới hạn tối đa và phải
đảm bảo đầy đủ chế độ cho người lao động trong thời gian làm thêm.
1.2.4. Các quy định về khắc phục hậu quả tai nạn lao động và bệnh nghề
nghiệp
Tai nạn lao động và bệnh nghề nhiệp là những sự cố xảy ra nghiêm trọng
trong quá trình lao động là hậu quả tất yếu của việc khơng đảm bảo an tồn lao
động, vệ sinh lao động như: tổn thương đầu do không đội mũ bảo hiểm ở các
công trường xây dựng, bị bỏng da mặt do không sử dụng mặt nạ bảo vệ của thợ
hàn cơ khí… Do đó các quy phạm pháp luật về bảo hộ lao động quy định khá cụ
thể về việc khắc phục hậu quả của tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
Tai nạn lao động là những sự cố bất ngờ xảy ra trong lao động, gây tổn

thương cho bất kỳ bộ phận chức năng nào của cơ thể con người như: sập giàn
giáo ở các công trường xây dựng, bị thương ở tay do sử dụng công cụ chế biến
khơng an tồn của cơng nhân chế biến thủy sản…Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến
tai nạn lao động là việc khơng đảm bảo an tồn lao động, vệ sinh lao động.
Bệnh nghề nghiệp là những bệnh mà người lao động mắc phải trong quá
trình lao động, gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe người lao động. Nguyên
nhân của bệnh nghề nghiệp là do điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại như:
Thối hóa cột sống do bốc vác nặng trong thời gian dài của công nhân bốc vác,
sủi vảy nến trên da ở các công nhân chế biến thủy sản… tác động lên cơ thể
người lao động sau thời gian nhất định. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu những
môi trường lao động cụ thể và những bệnh nghề nghiệp có thể phát sinh khi
người lao động làm việc lâu dài trong mơi trường đó, cơ quan có thẩm quyền
quy định danh mục bệnh nghề nghiệp.
Khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, có thể được
hưởng các quyền lợi như sau:
- Được người sử dụng lao động trả các khoản chi phí sơ cứu, cấp cứu cho
đến khi điều trị ổn định.

13


- Được nhận đủ lương trong thời gian nghỉ điều trị tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp.
- Được hưởng chế độ bồi thường hoặc chế độ trợ cấp tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp khi suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên. Theo quy định
hiện hành người bị tai nạn lao động do lỗi của người sử dụng lao động hoặc bị
mắc các bệnh nghề nghiệp được người sử dụng bồi thường theo những mức cụ
thể, căn cứ vào tỷ lệ % suy giảm khả năng lao động, người bị tai nạn lao động
do lỗi của chính người lao động đó hoặc do những nguyên nhân khách quan
được người sử dụng lao động trợ cấp tai nạn lao động ở mức thấp hơn với mức

bồi thường tai nạn lao động.

14


Chương II. Thực trạng và giải pháp về công tác bảo hộ
lao động của công ty cổ phần Thủy sản Nghệ An
2.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần Thủy sản Nghệ An
2.1.1. Lịch sử hình thành
Công ty cổ phần thuỷ sản Nghệ An được chuyển đổi từ Doanh nghiệp nhà
nước theo quyết định 162/QĐ-UB ngày 24/12/1999 thành công ty cở phần Thuỷ
sản Nghệ An có 100% vốn, cở đông hoạt động theo Luật doanh nghiệp, thực
hiện đầy đủ các quy định của Hiến pháp, pháp luật nhà nước và theo điều lệ
công ty đồng thời được cụ thể hoá bằng quy chế nội bộ. Hơn 10 năm hoạt động
và phát triển công ty cổ phần thủy sản Nghệ An đã trải qua những thăng trầm,
khó khăn với những cột mốc đáng chú ý:
- Tháng 08 năm 2001: Công ty quyết định mở rộng quy mô sản xuất và
kinh doanh với việc đi vào hoạt động xí nghiệp Chế biến thủy sản Cửa Lò.
- Năm 2004: Đánh dấu một bước ngoặt lớn khi công ty cổ phần thủy sản
Nghệ An chính thức hoạt động dưới hình thức sản x́t đa sản phẩm bằng cách
đa dạng hóa chủng loại sản phẩm của mình như: tương Nam Đàn, kinh doanh
thuốc thú y… chứ không đơn thuần chế biến thủy sản như khoảng thời gian
trước đó.
- Tháng 11 năm 2006: Nhận thấy được tiềm năng phát triển của hệ thống
siêu thị, nhà hàng ăn uống…Công ty quyết định thành lập siêu thị Vạn Xuân và
hệ thống nhà hàng thủy sản tại Cửa Lị.
- Tháng 02 năm 2008: Cơng ty chính thức cho vào hoạt động Trung tâm
giới thiệu việc làm
- Năm 2009: Tiếp tục chủ trương đa dạng hóa nghành nghề kinh doanh
của Hội đồng quản trị, công ty đã tham gia vào lĩnh vực kinh doanh bất động

sản.

15


2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Hiện tại doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh dưới loại hình doanh
nghiệp: cơng ty cở phần. Với cơ cấu tổ chức được thiết lập theo mơ hình mạng
lưới sản phẩm.
Hình 2.1.2. Cơ cấu tở chức cơng ty cở phần thủy sản nghệ An

BAN GIÁM ĐỐC

Xí nghiệp chế biến

Xí nghiệp chế biến

Siêu thị

Nhà thuốc thú y

Trung tâm

Cửa Hội

Cửa Lò

Vạn Xuân

Nghệ An


giới thiệu việc làm

Cơ cấu nhân lực của công ty Thủy sản Nghệ An bao gồm 120 lao động
trong đó:
+ Lao động trực tiếp: 80 người
+ Lao động gián tiếp: 40 người
- Trình độ học vấn
+ Thạc sĩ:

02;

+ Đại học:

08;

+ Cao đẳng:

16;

+ Trung cấp:

28;

+ Bậc 3/7:

30;

+ Dưới PTTH: 36.
- Lao động chủ yếu thuộc các lĩnh vực như: Sản x́t, tài chính kế tốn,

bảo trì, thương mại, marketing, kho vận, mua hàng, kỹ thuật... Công ty có thành
lập tở chức cơng đồn bảo vệ quyền lợi người lao động.

16


2.1.3. Đặc điểm về sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty
Là một công ty kinh doanh theo mơ hình đa sản phẩm, nên chủng loại và
số lượng sản phẩm của công ty rất đa dạng như các sản phẩm truyền thống: nước
mắm sạch Cửa Lò, nước mắm sạch Cửa Hội, tương Nam Đàn và một số sản
phẩm thuỷ hải sản khác do công ty sản xuất và chế biến. Hệ thống cung cấp dịch
vụ mua sắm, dịch vụ lao động, dịch vụ ăn uống, thuốc thú y… Trong đó đặc biệt
chú ý đến các sản phẩm nước mắm sạch Cửa Lò, Cửa Hội và tương Nam Đàn đã
đăng ký sở hữu công nghiệp.
Những đặc điểm của sản phẩm: Để đứng vững trên thị trường và không
ngừng phát triển công ty đã mạnh dạn đầu tư vào xây dựng thêm dây
chuyền nhằm mở rộng qui mô sản x́t, tăng sản lượng. Bên cạnh đó cơng ty
cam kết với khách hàng là luôn sản xuất chế biến thuỷ sản theo phương châm:
“Năng suất – An toàn – Hiệu quả”
+ Chất lượng sản phẩm tốt và an toàn nhất;
+ Giá thành tốt nhất cho khách hàng;
+ Hỗ trợ kỹ thuật cho khách hàng.
Sản phẩm của công ty luôn đáp ứng các yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nơng thơn và cam kết khơng sử dụng hố chất bảo quản, kháng sinh
cấm, thực hiện việc công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hàng hoá cho tất cả
sản phẩm công ty đã sản xuất đúng qui định các yêu cầu về chất lượng và an
toàn thủy sản. Thủy sản Nghệ An là công ty sản xuất chế biến thủy sản chủ yếu
là thủy sản đông lạnh, nước mắm, tương... Sản phẩm của công ty luôn đảm bảo
chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành. Với tiêu chí lấy chât lượng làm
đầu, cơng ty cở phần thủy sản Nghệ An luôn phấn đấu để xây dựng thương hiệu

ngày càng vững mạnh, cơng ty trang bị phịng phân tích nhanh các chỉ tiêu trước
khi xuất hàng ra thị trường. Với sự đa dạng trong nghành nghề kinh doanh cũng
như chủng loại sản phẩm nên khách hàng của công ty cổ phần thủy sản Nghệ An
tương đối đa dạng, với phạm vi khách hàng rộng lớn trong nước cũng như ngồi
nước. Tuy nhiên, hiện nay thì thị trường mục tiêu mà công ty cổ phần thủy sản
17


Nghệ An đang hướng tới, quan tâm đó là thị trường Nghệ An, Hà Tĩnh đồng thời
cũng tiến tới các sản phẩm đạt tiêu chuẩn HACCP (chỉ tiêu phân tích mối nguy
và điểm kiểm sốt tới hạn về an tồn thực phẩm) nhằm x́t khẩu sang các thị
trường khó tính như: Mỹ, EU, Nhật Bản…
2.2. Thực trạng về bảo hộ lao động trong công ty cổ phần thủy sản Nghệ An
2.2.1. Căn cứ thành lập Hội đồng Bảo hộ lao động
- Căn cứ về mặt lý luận:
+ Căn cứ Bộ luật lao động Việt Nam 1994;
+ Căn cứ Pháp lệnh Bảo hộ lao động đã được Hội đồng Nhà nước thông
qua ngày 19/9/1991 và Chỉ thị số 20/CT-UB ngày 12/5/1992 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh Nghệ An về việc thành lập Hội đồng Bảo hộ lao động doanh
nghiệp;
+ Căn cứ Nghị định số 06/CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh
lao động.
- Căn cứ về mặt thực tiễn:
+ Xét tình trạng quản lý bảo hộ lao động của nghành thủy sản Việt Nam;
+ Xét đề nghị của Công đồn cơng ty cở phần thủy sản Nghệ An;
+ Xét tình hình thực tế về cơng tác quản lý bảo hộ lao động tại các xí
nghiệp và đơn vị sản xuất, kinh doanh của công ty cổ phần thủy sản Nghệ An.
2.2.2. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động về bảo hộ lao động
- Hàng năm khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

phải lập kế hoạch, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động, cải thiện điều
kiện lao động. Các biện pháp bảo đảm an tồn, bảo vệ tính mạng, sức khỏe và
nhân cách của con người cần được thực hiện ở mọi nơi diễn ra hoạt động lao
động;
- Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và thực hiện các biện pháp
khác về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với người lao động theo quy định
của Nhà nước. Phần lớn các quy định về an toàn, vệ sinh lao động và việc đảm
18


bảo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Nhà nước ban
hành đều là các quy định cần được thực hiên nghiêm chỉnh tại các doanh nghiệp.
Trách nhiệm của các đơn vị là đầu tư kinh phí cho cơng tác đảm bảo an tồn, vệ
sinh lao động và thực hiện đúng các quy định pháp luật về bảo hộ lao động.
- Cử người giám sát việc thực hiện các quy định nội dung, biện pháp an
toàn lao động, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp, phối hợp với Cơng đồn cơ
sở xây dựng và duy trì hoạt động của mạng lưới an tồn vệ sinh viên. Trong quá
trình sản xuất nhằm đảm bảo quy trình an tồn lao động, vệ sinh lao động thì
ngồi cơng tác tổ chức yêu cầu đặt ra đối với người sử dụng lao động đó là hoạt
động kiểm tra, giám sát. Nhằm tránh tình trạng khơng đảm bảo được các chỉ tiêu
an tồn đặt ra. Q trình giám sát đối với các doanh nghiệp thường được tiến
hành thông qua sự phối hợp với Cơng đồn của doanh nghiệp nhằm đảm bảo sự
công bằng tối đa;
- Xây dựng nội quy, quy trình an tồn lao động, vệ sinh lao động phù hợp
với từng loại thiết bị máy móc, vật tư kể cả khi đởi mới cơng nghệ máy móc
thiết bị, vật tư và nơi làm việc theo quy định tiêu chuẩn của nhà nước. Đối với
mỗi loại máy móc thì có một cơ chế vận hành cũng như mức độ an tồn riêng
cho người lao động. Vì vậy với mỗi loại thiết bị thì cần phải có một quy trình an
tồn riêng nhằm giúp người lao động tránh nhầm lẫn trong vận hành gay tai nạn
khơng đáng có;

- Tở chức h́n luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy định biện pháp an
toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động. Bên cạnh các nghĩa vụ về tài
chính, sức khỏe đối với người lao động thì yêu cầu về nâng cao hiểu biết cho
người lao động là hết sức quan trọng. Sự hiểu biết đó bao gồm cả hiểu biết về an
toàn lao động, vệ sinh lao động nhằm nâng cao ý thức cũng như năng lực bảo vệ
sức khỏe, tính mạng bản thân của người lao động;
- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động theo tiêu chuẩn, chế
độ quy định. Theo quy định hiện hành thì mỗi năm các doanh nghiệp các đơn vị
sử dụng lao động cần phải tiến hành khám sức khỏe định kỳ với số lượng 1 lần/
19


năm. Riêng đối với các doanh nghiệp có mức độ nguy hiểm, độc hại cao thì
hàng năm phải tiến hành 2 lần/ năm cho người lao động;
- Chấp hành nghiêm chỉnh quy định khai báo, điều tra tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp và định kỳ sáu tháng, hàng năm báo cáo kết quả tình hình thực
hiện an tồn lao động, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động với Sở
thương binh lao động và xã hội nơi doanh nghiệp hoạt động.
2.2.3. Hoạt động của công tác bảo hộ lao động trong công ty cổ phần Thủy
sản Nghệ An
Hiện tại công ty cổ phần thuỷ sản Nghệ An đang sử dụng các hệ thống
bảo hộ lao động hiệu quả nhằm đáp ứng an toàn cho người lao động trong các
khâu như: Kỹ thuật an tồn – phịng chống cháy nổ; kỹ thuật vệ sinh và cải thiện
điều kiện lao động; trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân; tổ chức tuyên truyền,
huấn luyện về công tác bảo hộ lao động; chăm sóc sức khoẻ người lao động,
phịng ngừa bệnh nghề nghiệp… Hàng năm thì chi phí bảo hộ lao động vào
khoảng 200 triệu đồng chiếm 6.3% tổng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp
bao gồm:
- Phịng chống cháy nổ: 25%;
- Kỹ thuật vệ sinh và cải thiện điều kiện lao động: 19%;

- Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân: 36%;
- Tổ chức tuyên truyền, huấn luyện về cơng tác bảo hộ lao động: 3%;
- Chăm sóc sức khoẻ người lao động, phòng ngừa bệnh nghề nghiệp : 14%;
- Bảo hộ lao động khác: 3%.
2.2.3.1. Kỹ thuật an tồn – Phịng chống cháy nở
Để cơng tác phịng cháy chữa cháy tốt nhất thì cơng ty thủy sản Nghệ An
đã đưa vào sử dụng hệ thống phòng cháy, chữa cháy bao gồm:

20


Hình 2.2.3.1. Bảng hệ thống thiết bị phòng cháy, chữa cháy của công ty cổ phần
thủy sản Nghệ An
TT
1
2
3
4
5
6
7

Tên thiết bi
Hộp nhấn khẩn cấp FMM
Bình chữa cháy bột khơ( f4-f8 )
Fire Pump TOHATSU V30
Trụ chữa cháy TM103
Camera
Vòi chữa cháy rulo xoay 360
Hochiki HCP-204


Số lượng
10
36
2
5
3
10
1

Với hệ thống phịng chống cháy nở đáp ứng yêu cầu thực tại của doanh
nghiệp và đạt tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy của cục phòng cháy chữa
cháy thì cơng tác phịng chống cháy nở tại cơng ty ln được đảm bảo, từ đó tạo
niềm tin, sự an tâm cho nhân viên trong quá trình làm việc. Giúp cho năng suất
lao động của doanh nghiệp tăng lên.
2.2.3.2. Kỹ thuật vệ sinh và cải thiện điều kiện lao động
Trong giai đoạn hiện nay thì các yêu cầu về điều kiện lao động của người
lao động càng được nâng cao. Đây là một yêu cầu thích đang của người lao động
trong tình trạng tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp có diễn biến tăng lên
khơng những về số lượng mà còn về mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe và tính
mạng người lao động. Chế biến thủy sản không phải là nghành nghề nguy hiểm,
độc hại, nhưng mức độ ảnh hưởng tới người lao động đang có sự gia tăng đáng
kể đặc biệt là các bệnh về tai–mũi–họng, gia liễu, răng-hàm-mặt, hệ hô hấp, tâm
lý…

21


Hình 2.2.3.2. Bảng số liệu về bệnh nghề nghiệp thường mắc phải trong nghành
chế biến thủy sản Việt Nam

TT

Tên gọi

Tỷ trọng(%)

Nguyên nhân

1
2
3
4
5
6
Tổng

Tai-Mũi-Họng
Gia liễu
Tâm lý
Răng -Hàm-Mặt
Hệ hô hấp
Các loại bệnh khác

31.3
39.2
2.0
9.3
14.5
3.7
100


Tiếng ồn, khí độc…
Chất thải từ nguồn nước
Áp lực cơng việc
Nước, khí thải
Khí thải


Cơng ty cở phần thủy sản nghệ An ngành nghề sản xuất chính là chế biến
và xuất khẩu thủy sản với khoảng 190 lao động đã thực hiện 2 cải tiến bao gồm
lắp đặt hệ thống che chắn tại máy công nghiệp, bổ sung thiết bị bảo hộ lao động
cho công nhân như găng tay sắt, khẩu trang. Với chi phí thực hiện khoảng 10
triệu đồng. Cơng ty đã giảm tai nạn lao động do thiết bị sắc nhọn từ 16 vụ /tháng
năm 2008 xuống còn 8 vụ/tháng năm 2009.
Bên cạnh đó thì một số cải thiện điều kiện lao động tại công ty đã đăng ký
8 cải thiện gồm lắp đặt 3 bộ phận che chắn cho các máy dập, máy cuốn, máy
nêm đầu cạnh, gắn nhãn mác điều khiển bằng tiếng Việt, lập 2 quy trình vận
hành máy nén khí và cầu trục, lập bảng giới hạn khu vực làm việc với tởng chi
phí thực hiện khoảng 3 triệu đồng. Hiệu quả mà doanh nghiệp ghi nhận lại là
công nhân tránh được việc tiếp xúc trực tiếp với máy truyền động hở giúp hạn
chế tai nạn lao động thường xuyên xảy ra, thao tác đúng quy trình vận hành, sắp
xếp vật liệu đúng nơi quy định.
Tháng 4 năm 2008 cơng ty đã thay thế hồn tồn bộ mái che cho xí
nghiệp chế biến ở hai khu vực là Cửa Hội và Cửa Lò bằng vật liệu chống nóng.
Chi phí thực hiện vào khoảng 30 triệu đồng.
2.2.3.3. Trang thiết bị bảo vệ cá nhân
Tài liệu từ Sở thống kê lao động cho thấy: Chỉ có 16% nhân viên bị
thương nơi đầu mang nón bảo hộ, mặc dầu 40% được yêu cầu đội nón này khi
22



làm việc tại một số nơi chốn đặc thù; chỉ có 1% mang thiết bị bảo vệ mặt trong
số 770 nhân viên bị thương nơi mặt; chỉ có 23% mang giầy bảo hộ trong số nhân
viên bị thương nơi bàn chân; chỉ có khoảng 40% mang dụng cụ bảo vệ mắt trong
số nhân viên bị thương nơi mắt. Đa số những nhân viên này bị thương khi thi
hành công việc bình thường ở nơi làm việc hàng ngày.
Trang thiết bị bảo vệ cá nhân được xem là công cụ bảo hộ lao động phổ
biến nhất. Là điều kiện gần như bắt buộc đối với các doanh nghiệp. Công ty cổ
phần thủy sản Nghệ An hiện đang áp dụng một cách khắt khê hệ thống bảo vệ
này. Đây là bảng số liệu về thiết bị bảo hộ cá nhân của công ty:
Hình 2.2.3.3.a. Hệ thống thiết bị bảo hộ cá nhân của Công ty Cổ phần
Thủy sản Nghệ An
Đối tượng

Số lượng/ 1

Màu

CN/ 1 năm

sắc

2

Trắng

4

Trắng


2

Trắng

TT

Tên thiết bi

1

Quần áo bảo hộ lao động

2

Trang thiết bị bảo vệ tay chân

3

Trang thiết bị bảo vệ đầu

4

Trang thiết bị bảo vệ mắt

Kỹ thuật viên

1

5


Trang thiết bị bảo vệ thính giác

Kỹ thuật viên

1

Cơng nhân và kỹ
thuật viên
Cơng nhân và kỹ
thuật viên
Công nhân và Kỹ
thuật viên

Không
màu
Vàng

Với hệ thống bảo hộ lao động trên thì hàng năm cơng ty phải bỏ ra 51.2
triệu đồng chi phí tài chính nhằm có được trang bị bảo hộ cá nhân tốt nhất cho
nhân viên của mình.
Hình2.2.3.3.b. Chi phí tài chính cho thiết bị bảo hộ cá nhân
TT

Tên thiết bi

Chi phí (tr.đ)

1
2
3


Quần áo bảo hộ lao động
Trang thiết bị bảo vệ tay chân
Trang thiết bị bảo vệ đầu

28.8
16.8
3.6

23


4
5
Tổng

Trang thiết bị bảo vệ mắt
Trang thiết bị bảo vệ thính giác

1.2
0.8
51.2

2.2.3.4. Chăm sóc sức khoẻ người lao động, phịng ngừa bệnh nghề nghiệp
2 phịng y tế (1 ở xí nghiệp Cửa Hội, 1 ở xí nghiệp Cửa Lị), 2 y tá, 4
giường chăm sóc bệnh nhân, cùng đầy đủ hệ thống sơ cứu tại chỗ đáp ứng yêu
cầu theo quy định của Bộ Y tế. Đây chính là những cam kết và đã được công ty
thủy sản Nghệ An thực hiện nhằm đảm bảo công tác khám bệnh và sơ cứu tại
chỗ cho đội ngũ nhân viên và kỹ thuật viên của cơng ty. Ngồi ra, để đảm bảo
sức khỏe người lao động và phòng ngừa bệnh nghề nghiệp công ty đã áp dụng

hệ thống:
- Khắc phục điều kiện vi khí hậu xấu;
+ Cơ giới hóa tự động hóa hệ thống máy móc;
+ Áp dụng thơng gió và điều hịa khơng khí: Tại các xưởng chế biến thủy
sản thì cơng ty đều lắp đặt hệ thống thơng gió và điều hịa khơng khí theo tiêu
chuẩn HACCP (chỉ tiêu phân tích mối nguy và điểm kiểm sốt tới hạn về an
tồn thực phẩm).
- Chống tiếng ồn và rung sóc;
- Hệ thống chiếu sáng
Tuy là Trung tâm y tế nhỏ mang quy mô của một doanh nghiệp nhưng hệ
thống y tế của công ty cổ phần thủy sản Nghệ An luôn đảm bảo cung cấp đầy đủ
trang thiết bị sơ cứu ban đầu cho người lao động khi có những tình huống xấu
xảy ra:
Hình 2.2.3.4. Hệ thống "Túi cấp cứu" (hệ thống trang bị tối thiểu cho hoạt động
sơ cứu) ban đầu của phịng khám cơng ty cở phần thủy sản Nghệ An
STT

Các trang bi tối thiểu

Túi A (cho 25
công nhân)

Túi B (cho 50
cơng nhân)

Túi C (cho 100
cơng nhân)

1
2

3
4

Băng dính (cuộn)
Băng 5 x 200 cm (cuộn)
Băng trung bình 10 x 200 cm (cuộn)
Băng to 15 x 200 cm (cuộn)

02
02
02
01

02
04
04
02

04
06
06
04

24


5
6
7
8

9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

Gạc thấm nước (10 miếng/gói)
Bơng hút nước (gói)
Băng tam giác (cái)
Garo cao su cỡ 6 x 100 cm (cái)
Garo cao su cỡ 4 x 100 cm (cái)
Kéo
Panh không mấu
Găng tay dùng một lần (đơi)
Mặt nạ phịng độc thích hợp
Nước vơ khuẩn hoặc dung dịch nước
muối trong các bình chứa dung một lần
kích thước 100ml (khơng có nước máy)
Nẹp cánh tay (bộ)
Nẹp cẳng tay (bộ)
Nẹp đùi (bộ)
Nẹp cẳng chân (bộ)
Thuốc sát trùng (lọ)

Phác đồ cấp cứu

25

01
05
04
02
02
01
04
02
01

02
07
04
02
02
01
04
02
01

04
10
06
04
04
01

06
04
02

01

03

06

01
01
01
01
01
01

01
01
01
01
01
01

01
01
02
02
02
01



×