Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Vị trí, vai trò của chính phủ trong cơ cấu tổ chức quyền lực nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam qua hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.38 KB, 23 trang )

Bµi tËp lín: Lt nhµ níc

MỤC LỤC
Trang
A.

MỞ ĐẦU………………………………………………………3

1.

Lý do chọn đề tài……………………………………………….3

2.

Tình hình nghiên cứu……………………………………….......3

3.

Đối tượng, Phạm vi nghiên cứu…………………………...…….3

4.

Phương pháp nghiên cứu………………………………………..4

5.

Bố cục đề tài…………………………………………………….4

B.

NỘI DUNG…………………………………………………….6



CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM QUA HIẾN PHÁP NĂM 1992 (SỬA ĐỔI, BỔ
SUNG NĂM 2001)………………………….......…...……………………….6
1.1.

Khái niệm đặc điểm bộ máy nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ

Nghĩa Việt Nam qua Hiến Pháp năm 1992 (Sửa đổi, bổ sung năm 2001)
…...............6
1.2.

Hệ thống các cơ quan Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa qua

Hiến pháp năm 1992 ( sửa đổi, bổ sung năm 2001)…………….............……..7
CHƯƠNG 2 : CHÍNH PHỦ TRONG CƠ CẤU TỔ CHỨC QUYỀN
LỰC NHÀ NƯỚC CƠNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM QUA
HIẾN PHÁP NĂM 1992 ( SỬA ĐỔI ,BỔ SUNG NĂM 2001)……...............
………12
2.1. Vị trí của Chính phủ trong cơ cấu tổ chức quyền lực nhà nước Cộng

Hòa Xã Hội chủ nghĩa Việt Nam qua Hiến pháp năm 1992 ( Sửa đổi ,bổ sung
năm 2001)…………………………………………............……………...…...12
2.2. Vai trị của Chính phủ trong cơ cấu tổ chức quyền lực nhà nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam qua hiến pháp 1992 ( sửa đổi, bổ sung 2001) .....16
1


Bµi tËp lín: Lt nhµ níc


2.3. Phương hướng nâng cao hiệu quả hoạt động của Chính phủ trong cơ
cấu tổ chức quyền lực nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam qua
Hiến pháp 1992 ( sửa đổi, bổ sung2001)…………...................………………..18
C. KẾT LUẬN……………………...…………………………..……....21

D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………..……22

2


Bµi tËp lín: Lt nhµ níc

A. MỞ ĐẦU
1 – LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc Hội, cơ quan hành chính cao
nhất của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Chịu trách nhiệm trước
Quốc Hội và báo cáo công tác trước Quốc Hội, ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ
Tịch nước. Nhiệm vụ quyền hạn của Chính Phủ được Quy định tại Điều 109
Hiến pháp 1992 và Điều 1 Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001, qua đó. Chính
phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội, quốc phịng, anh ninh và đối ngoại của Nhà nước; Bảo đẩm hiệu lực của
bộ máy Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp
hành Hiến pháp và pháp luật. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật
chất và văn hóa của nhân dân. Vì vậy; việc nghiên cứu về “vị trí, vai trị của
Chính phủ trong cơ cấu tổ chức quyền lực nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam qua Hiến pháp 1992 ( Sửa đổi, bổ sung năm 2001)” sẽ có ý
nghĩa thiết thực và tầm quan trọng lớn lao trong việc tìm hiểu về cơ cấu tổ chức
quyền lực của Nhà nước ta, cho ta một tầm nhìn sâu sắc về bộ máy Nhà nước.

2 – TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.

Việc Nghiên cứu về đề tài: “ Vị trí, vai trị của Chính Phủ trong cơ cấu tổ
chức quyền lực Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam qua Hiến
pháp năm 1992 (Sửa đổi, bổ sung năm 2001)”. Trong xã hội ngày nay, không
phải bây giờ mới được đặt ra, mà trước đó đã được các học giả, các trường Đại
học quan tâm như: Đại học Luật Hà Nội, Đại học Luật TPHCM, Học Viện
Hành Chính Quốc Gia,...
3 - ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU.

3


Bµi tËp lín: Lt nhµ níc

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: “ Vị trí, vai trị của Chính Phủ trong
cơ cấu tổ chức quyền lực Nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam qua
Hiến pháp năm 1992(Sửa đổi, bổ sung năm 2001)”.
Đề tài tập trung, phân tích vị trí, vai trị của Chính phủ trong các mối quan
hệ với Quốc Hội, Chủ Tịch nước, với cơ quan tư pháp, với chính quyền địa
phương( Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân Dân)
4 – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

Đề tài này vận dụng tổng hợp các nguyên tắc, phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng, kết hợp giưa lý luận và thực tiền; sử dụng nhuần
nhuyễn các phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh,...
5 – BỐ CỤC ĐỀ TÀI.

Đề tài này gồm có 4 phần:
A: mở đầu : 1 – Lý do chọn đề tài.

2 – Tình hình nghiên cứu
3 - Đối tượng, Phạm vi nghiên cứu
4 - Phương pháp nghiên cứu
5 – Bố cục đề tài
B: Nội Dung: gồm có 2 Chương
Chương 1: Khái Quát về bộ máy nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa
Việt Nam qua Hiến Pháp năm 1992 (Sửa đổi, bổ sung năm 2001).
1.1.

Khái niệm đặc điểm bộ máy nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ

Nghĩa Việt Nam qua Hiến Pháp năm 1992 (Sửa đổi, bổ sung năm 2001).
1.2.

Hệ thống các cơ quan Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa việt

nam qua qua hiến pháp năm 1992 ( Sửa đổi, bổ sung năm 2001)
1.2.1. Quốc Hội.
1.2.2. Chủ tịch nước.

4


Bµi tËp lín: Lt nhµ níc

1.2.3. Chính phủ.
1.2.4. Tịa án Nhân Dân và Viện Kiểm Soát Nhân Dân
1.2.5. Hội đồng nhân dân và Ủy Ban Nhân Dân
Chương 2: Chính Phủ trong cơ cấu tổ chức quyền lực Nhà nước Cộng
Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam qua Hiến pháp năm 1992(Sửa đổi, bổ sung

năm 2001).
2.1. Vị trí của Chính Phủ trong cơ cấu tổ chức quyền lực Nhà nước Cộng
Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam qua Hiến pháp năm 1992(Sửa đổi, bổ sung
năm 2001).
2.2. Vai trị của Chính phủ trong cơ cấu tổ chức quyền lực Nhà nước Cộng
Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam qua Hiến pháp năm 1992(Sửa đổi, bổ sung
năm 2001).
2.3. Phương hướng nâng cao hiệu quả hoạt động của Chính phủ trong cơ
cấu tổ chức quyền lực nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam qua Hiến
pháp 1992 ( sửa đổi, bổ sung năm 2001)
C: Kết luận.
D: Danh mục tài liệu tham khảo.

5


Bµi tËp lín: Lt nhµ níc

B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
KHÁI QT VỀ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM QUA HIẾN PHÁP NĂM 1992
(SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2001).
1.1.

KHÁI NIỆM ĐẶC ĐIỂM BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ

HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM QUA HIẾN PHÁP NĂM 1992 (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
NĂM 2001).


Bộ máy Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là hệ thống
các cơ quan Nhà nước từ Trung ương xuống địa phương, được tổ chức và hoạt
dộng qua nguyên tắc chung, thống nhất, cùng thực hiện nhiệm vụ chiến lược và
chức năng của nhà nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ văn minh.
Bộ máy Nhà Nước Cộng Hịa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam có một số đặc
điểm cơ bản là: Quyền lực Nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân cơng và
phối hợp giữa các cơ quan Nhà Nước trong việc thực hiện ba nhánh quyền lực:
Quyền lập pháp, Quyền Hành Pháp, Quyền lực Tư pháp; tính chất nhân dân, tính
chất dân tộc, tính chất giai cấp công nhân; được tổ chức và hoạt động qua những
nguyên tắc chung, thống nhất, xuất phát từ bản chất của chế độ dân chủ xã hội
chủ Nghĩa; đội ngũ viên chức Nhà nước xuất phát từ nhân dân và ln ln phục
vụ lợi ích của Nhân Dân; có nhiệm vụ chiến lược và mục tiêu lâu dài là xây
dựng thành công Chủ Nghĩa Xã Hội và bảo vệ vững chắc cho tổ quốc Việt Nam;
luôn luôn được cải cách và hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây
dựng và bảo vệ tổ quốc.

6


Bµi tËp lín: Lt nhµ níc

Qua Hiến pháp 1992 (Sửa đổi, bổ sung năm 2001), bộ máy Nhà nước
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam gồm có 4 hệ thống:
-

Hệ thống các cơ quan quyền lực Nhà nước: gồm có Quốc Hội và

hội đồng Nhân dân các cấp.
-


Hệ thống các cơ quan hành chính gồm có chính phủ và Uỷ ban

nhân dân các cấp
-

Hệ thống cơ quan xét xử: Gồm Tòa án nhân dân tối cao, tòa án

nhân dân các cấp và tòa án quân sự.
-

Hệ thống các cơ quan kiểm sát: gồm viện kiểm sát nhân dân tối

cao, Viện kiểm sát nhân dân các cấp và viện kiểm sát quân sự.
Ngoài bốn hệ thống các cơ quan nhà nước đã nói ở trên cịn có Chế
định của Chủ Tịch nước.
1.2.

HỆ THỐNG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ

NGHĨA QUA HIẾN PHÁP NĂM 1992 ( SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2001)

1.2.1. QUỐC HỘI.
Qua điều 83 của Hiến pháp năm 1992 “ Quốc hội là cơ quan đại biểu cao
nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng Hòa Xã
Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”, “ Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và
lập pháp”.
Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại,
nhiệm vụ kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc
chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và

hoạt động của công dân.
Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của
nhà nước. Kỳ họp là hình thức hoạt động chủ yếu của quốc hội. Mỗi năm Quốc
hội họp hai lần do ủy ban thường vụ quốc hội triệu tập. Giữa hai kỳ họp Quốc

7


Bµi tËp lín: Lt nhµ níc

hội nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội do Uỷ ban thường vụ Quốc hội đảm
nhận.
Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội, gồm:
Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các ủy viên. chủ tịch quốc hội
có vị trí quan trong trong các tổ chức của Quốc hội. Để giúp cho Quốc hội giải
quyết những vấn đề liên quan đến chính sách dân tộc, Quốc hội thành lập Hội
đồng dân tộc và các ủy ban chuyên môn giúp viẹc cho Quốc hội, bao gồm:
-

Ủy ban kinh tế và ngân sách

-

Ủy ban pháp luật

-

Ủy ban quốc phịng và an ninh

-


Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng

-

Ủy ban về các vấn đề xã hội

-

Ủy ban khoa học công nghệ và môi trường

-

Ủy ban đối ngoại

Quốc hội trực tiếp và gián tiếp thành lập các cơ quan nhà nước Trung
ương và địa phương. Thực hiện bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm chủ tịch nước, Phó
Chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ , Chánh án tòa án nhân dân tối cao, Viện
trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao; phê chuẩn đề nghị của thủ tướng Chính
phủ về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, bộ trưởng và các
thành viên của Chính phủ; phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về danh sách
thành viên.
Hội đồng quốc phòng và an ninh: bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người
giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn ( Điều 84 Hiến pháp 1992 sửa
đổi, bổ sung năm 2001).
1.2.2. CHỦ TỊCH NƯỚC:

8



Bµi tËp lín: Lt nhµ níc

Qua Điều 101 Hiến pháp năm 1992 ( sửa đổi bổ sung 2001) “ Chủ tịch
nước là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt
nam về đối nội và đối ngoại”.
Chủ tịch Nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu của Quốc hội, chịu trách
nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Chủ tịch nước là Nguyên thủ quốc
gia đứng đầu bộ máy nhà nước, có quyền thay mặt nhà nước Cộng Hòa Xã Hội
Chủ Nghĩa Việt Nam trong quan hệ đố ngoại như: Tiếp nhận các đại sứ đặc
mệnh toàn quyền nước ngoài tại Việt Nam; ký kết các điều ước Quốc tế... Về đối
nội; Chủ tịch nước có quyền đề nghị quốc hội bầu, miễn nhiệm, Bãi nhiệm Phó
chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ, Chánh án tòa án nhân dân tối cao, Viện
trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao... Nhiệm vụ và quyền hạn của chủ tịch
nước được quy định cụ thể tại Điều 103 Hiến pháp năm 1992 ( sửa đổi, bổ sung
2001).
1.2.3. CHÍNH PHỦ.
Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà
nước cao nhất( điều 109, Hiến pháp năm 1992 ( sửa đổi bổ sung 2001). Chính
phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của nhà nước.
Cơ cấu của Chính phủ gồm có Thủ tướng, các phó thủ tướng, các bộ
trưởng và các thành viên khác của Chính phủ.
Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước quốc hội,
báo cáo công tác trước Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Nhiệm kỳ của Chính phủ qua nhiệm kỳ của Quốc hội. Nhiệm vụ và quyền
hạn của Chính phủ được quy định tại Điều 112 Hiến pháp năm 1992 ( sửa đổi,
bổ sung 2001). Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác
với Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
1.2.4. TÒA ÁN NHÂN DÂN VÀ VIỆN KIỂM SOÁT NHÂN DÂN.


9


Bµi tËp lín: Lt nhµ níc

1.2.4.1.

TỊA ÁN NHÂN DÂN.

Tịa án nhân dân gồm: Tòa án nhân dân tối cao, tòa án nhân dân tỉnh,
Thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân Quận, Huyện, Thị xã; các tòa
án khác do luật định ( Điều 127 Hiến pháp năm 1992 ( sửa đổi bổ sung 2001),
và tòa án quân sự.
Trong tình hình đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập tòa án đặc
biệt. Tòa án là cơ quan xét xử công khai, trừ trường hợp cần xét xử kín để giữ
gìn bí mật quốc gia hoặc thuần phong mỹ tục của dân tộc. Khi xét xử, thẩm phán
và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân qua pháp luật.
1.2.4.2.

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN.

Thực hiện quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần bảo
đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất ( Điều 137 Hiến
pháp năm 1992 ( sửa đổi, bổ sung 2001). Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ
góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa và
quyền làm chủ của nhân dân; Bảo vệ tài sản của nhà nước, của tập thể; bảo vệ
tính mạng, sức khỏe của nhân dân...( Điều 2 luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân
năm 1992)
1.2.5. HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ UBND.
1.2.5.1.


HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN.

Hội đồng nhân dân do nhân dân địa phương bầu ra, đại diện cho ý chí,
nguyện vọng, quyền làm chủ của nhân dân địa phương. Cơ cấu tổ chức của hội
đồng nhân dân gần giống như Quốc hội.
Thường trực Hội đồng nhân dân gồm:
Chủ tịch, Phó chủ tịch, thư ký Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ giúp Hội
đồng nhân dân điều hòa hoạt động các cơ cấu của hội đồng nhân dân ( Các ban
của hội đồng, các đoàn đại biểu và các đại biểu hội đồng ).

10


Bµi tËp lín: Lt nhµ níc

Căn cứ vào Hiến pháp, luật,các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên,
hội đồng nhân dân ra nghị quyết về các biện pháp bảo đảm thi hành Hiến pháp
và pháp luật; về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách, về quốc
phòng, an ninh ở địa phương, về biện pháp ổn định đời sống nhân dân, hàon
thành mọi nhiệm vụ cấp trên giao.
1.2.5.2.

ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP.

Tại Điều 123 Hiến pháp năm 1992 ( sửa đổi, bổ sung 2001) quy định: “
ủy ban nhân dân do hội đồng nhân dân bầu, là cơ quan chấp hành của hội đồng
nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp
hành hiến pháp, luật, các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên và nghị
quyết của Hội đồng nhân dân”.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân được quy định
trong Điều 124 Hiến pháp năm 1992 ( sửa đổi bổ, sung 2001).

11


Bµi tËp lín: Lt nhµ níc

CHƯƠNG 2
CHÍNH PHỦ TRONG CƠ CẤU TỔ CHỨC QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC
CƠNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM QUA HIẾN PHÁP NĂM 1992
( SỬA ĐỔI VÀ BỔ SUNG NĂM 2001)
2.1. VỊ TRÍ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG CƠ CẤU TỔ CHỨC QUYỀN LỰC
NHÀ NƯỚC CÔNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM QUA HIẾN PHÁP
NĂM 1992 ( SỬA ĐỔI VÀ BỔ SUNG NĂM 2001)

Quyền lực nhà nước của nước ta bao gồm quyền lập pháp ( đặt ra luật),
quyền hành pháp ( tổ chức thực hiện luật) và quyền tư pháp ( quyền xét xử các
vi phạm pháp luật và tội phạm). Chính Phủ là cơ quan thực thi quyền hành pháp
và đứng đầu hệ thống các cơ quan thưc thi quyền hành pháp.
Ở các nước khác kiểu ( Khác về bản chất giai cấp), việc tổ chức ba quyền
nói trên có sự khác nhau. Đối với các nhà nước cùng một kiểu ( có cùng bản
chất giai cấp), ở mỗi nước cũng có cánh thức tổ chức quyền lực nhà nước phù
hợp với đặc thù của nước mình. Mặc dầu vậy, quyền hành pháp ln ln được
tổ chức và thực hiện bởi Chính phủ – chủ thể cao nhất thực thi quyền lực nhà
nước về hành pháp. Vì thế, quyền hành pháp và Chính phủ có mối quan hệ mật
thiết, khơng tách rời nhau. Điều đó thể hiện ở các điểm cơ bản sau:
Một là, nếu quyền lực nhà nước về lập pháp được nhân dân thực hiện trực
tiếp qua phổ thơng, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín thành lập nên, thì Chính
phủ – chủ thể cao nhất thực thi quyền hành pháp, hoặc là người đứng đầu Chính

phủ do nhân dân trực tiếp bầu ra ( đối với chính thể cộng hòa tổng thống) hoặc
là do Quốc hội thành lập ( đối với cộng hòa đại nghị).

12


Bµi tËp lín: Lt nhµ níc

Hai là, quyền hành pháp là quyền lực nhà nước về tổ chức thực thi pháp
luật, đư pháp luật vào đời sống xã hội. Vì thế, quyền hành pháp luôn luôn trực
tiếp động chạm đến các lợi ích thiết thân nhất của con người. Do đó, quyền hành
pháp là thứ quyền thể hiện trực tiếp sức mạnh của quyền lực nhà nước trong
thực tế. Hiệu lực và hiệu quả của quản lý nhà nước về mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội đèu găn liền với việc tổ chức thực thi quyền hành pháp mà đứng đầu là
Chính phủ. Bởi vậy, tổ chức và thực thi quyền hành pháp trong đó Chính phủ –
chủ thể cao nhất quyền hành pháp, luôn luôn trong trạng tháI vận động và hồn
thiện khơng ngừng cùng với sự vận động và phát triển của đời sống xã hội.
Ba là, quyền hành pháp là quyền quản lý nhà nước diễn ra trên tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội cả về đối nội lẫn đối ngoại. Vì thế, quyền hành
pháp mà đứng đầu là chính phủ có vị trí cực kì quan trọng trong tổ chức quyền
lực nhà nước. Nếu nói nhà nước là bộ máy “ cai trị”, để duy trì sự thống trị của
giai cấp này đối với giai cấp khác thì trước hết vai trị đó thuộc về hệ thống các
cơ quan hành pháp mà đứng đầu là Chính phủ.
Tóm lại, trong tổ chức quyền lực nhà nước của các nhà nước hiện đại
ngày nay, hành pháp là một nhánh quyền lực có vị trí quan trọng ln ln gắn
liền với Chính phủ – cơ quan đứng đầu hệ thống các cơ quan thực thi quyền
hành pháp.
Chính phủ qua tiếng Anh là “ Government” có nghĩa là “ cao nhất”, tiếng
Đức là “ Regierung” có nghĩa là cơ quan hành chính cao nhất, đứng đầu hành
pháp. Về tiếng Việt qua một kháI niệm được Hội học giả đưa ra là “ Cơ quan

hành pháp, cơ quan quyền lực cao nhất quản lý công việc ở trung ương”. Trong
một số ngôn ngữ khác người ta đồng nhất Chính phủ với “ quyền hành pháp”.
Qua nghĩa pháp lý “ Chính phủ là tập thể các bộ trưởng thực hiện công quyền
của một nước ( Ph.lespouvoivs Publics)”.

13


Bµi tËp lín: Lt nhµ níc

Ở nước ta, qua Hiến pháp năm 1992 ( Sửa đổi, bổ sung 2001) Chính phủ
là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và là cơ quan
hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Như vậy, Chính phủ trong tổ chức quyền lực nhà nước ta có vị trí :
Thứ nhất, Chính phủ là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà
nước cao nhất. Điều đó có nghĩa là Chính phủ phảI chấp hành luật nghị quyết do
Quốc hội ban hành mà khơng có quyền chủ quyết hoặc khơng chấp hành như
Hiến pháp một số nước quy định. Đồng thời, Chính phủ phải báo cáo cơng tác
của mình trước Quốc hội và chịu sự giám sát tối cao cảu Quốc hội.
Thứ hai, Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Điều này có
nghĩa Chính phủ là cơ đứng đầu hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước – hệ
thống cơ quan thực thi quyền hành pháp, mà không phải là cơ quan hành pháp
độc lập và duy nhất như ở một số nước.
Vị trí pháp lý của Chính phủ trong tổ chức quyền lực nhà nước ta được
xác định bởi nhiều mối quan hệ, trong đó mối quan hệ giữa Chính phủ với Quốc
hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, là mối quan hệ quan trọng và cơ bản nhất. Bởi
vì, mối quan hệ giữa Chính phủ và Quốc hội là một nội dung quan trọng trong
việc tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta. Mối quan hệ này được xây
dựng dựa trên nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nguyên
tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân cơng và phối hợp trong

việc thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp và nguyên tắc tập trung
dân chủ – những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và thực hiện quyền lực nhà
nước của nước ta. Chính vì xây dựng trên các nguyên tắc này mà mối quan hệ
giữa Chính phủ và Quốc hội ở nước ta có những điểm khác biệt so với các nước
khác. Mối quan hệ đó thể hiện ở các điểm cơ bản sau:
Một là, Quốc hội thành lập Chính phủ: ngồi chức năng lập hiến, lập
pháp, Quốc hơI nước ta cịn thực hiện chức năng quyết định những vấn đề trọng

14


Bµi tËp lín: Lt nhµ níc

đại của đất nước , mà một trong những vấn đề đó là Quốc hội thành lập Chính
phủ bằng việc bầu Thủ tướng và phê chuẩn các thành viên của Chính phủ qua đề
nghị của Thủ tướng.
Hai là, Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Ở nước ta, nhay từ
bản hiến pháp năm 1946 đã xác định Quốc hội có chức năng giám sát hoạt động
của Chính phủ ( Ban thường vụ có quyền kiểm sốt và phê bình Chính phủ Điểm C Điều 36), các Hiến pháp tiếp qua cũng đều quy định chế độ trách nhiệm
của Chính phủ trước Quốc hội. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và
báo cáo công tác với Quốc hội, ủy ban thường vụ quốc hội. Bộ trưởng và các
thành viên khác của Chính Phủ cũng chịu thách nhiệm trước Quốc hội về ngành
và lĩnh vực mà mình phụ trách. Quốc hội thực hiện quyền giám sat tối cao đối
với toàn bộ hoạt động của Nhà nước, trong đó có Chính phủ. Các văn bản của
Chính phủ ban hành phải phù hợp với Hiến Pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội
và bị đình chỉ, bãi bỏ nếu trái với quy định của Hiến pháp và luật. Các thành
viên của Chính phủ có thể bị Quốc hội bãi nhiễm.
Chế độ trách nhiệm của Chính phủ trước Quốc hội cịn thể hiện ở mối
quan hệ giữa Chính phủ với các cơ quan của Quốc hội. Qua quy định của Hiến
pháp năm 1992 ( Sửa đổi bổ sung năm 2001), Chính phủ phải báo cáo cơng tác

trước ủy ban thường vụ Quốc hội và chịu sự giám sát của ủy ban thường vụ
Quốc hội. Các văn bản của Chính phủ ban hành còn phải phù hợp với pháp lệnh
và nghị quyết do ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành. Chính phủ với vị trí là
cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất có quyền ban hành một số nghị định để
điều chỉnh những quan hệ xã hội chưa được điều chỉnh bằng luật hay pháp lệnh
nhưng phải được sự đồng ý của ủy ban thường vụ Quốc hội. Như vậy, Chính
phủ nhận được sự ủy quyền lập pháp không phải từ Quốc hội mà từ ủy ban
thường vụ Quốc hội.
Tóm lại, mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ ở nước ta là mối quan
hệ thống nhất, phối hợp, khơng có sự biệt lập giữa các quyền lập pháp và hành
15


Bµi tËp lín: Lt nhµ níc

pháp nhưng có sự phân công, phân nhiệm để đảm bảo cho quyền lực Nhà nước
về lập pháp cũng như hành pháp đèu mạnh và đều thuộc về nhân dân.
Từ mối quan hệ nói trên, vị trí của Chính phủ trong tổ chức quyền lực nhà
nước của nước ta là cơ quan chấp hành của Quốc hội, Cơ quan hành chính nhà
nước cao nhất của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Cơ cấu tổ chức
Chính phủ trong Nhà nước Cộng Hịa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam phải được
xây dựng, củng cố và hồn hiện qua vị trí đó.
2.2. VAI TRỊ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG CƠ CẤU TỔ CHỨC QUYỀN LỰC
NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM QUA HIẾN PHÁP
1992 ( SỬA ĐỔI, BỔ SUNG 2001)

Với vị trí là cơ quan đứng đầu hệ thống thực thi quyền hành pháp, Chính
phủ trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có các vai trị sau :
Thống nhất quản lí việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hố,
xã hội, quốc phịng, an ninh và đối nhoại của nhà nước – vai trị cực kì quan

trọng của cơ quan đứng đầu hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước.
Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, do đó vai trị hàng
đầu của Chính phủ là thống nhất quản lí nhà nước trên qui mơ tồn xã hội, đối
với tất cả các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội, quốc phòng, an ninh
đến đối nội, đối ngoại của Nhà nước. Quản lí nhà nước có nội dung khá đa dạng,
phong phú được nhiều chủ thể khác nhau thực hiện. Vì thế, quản lí nhà nước
thống nhất là nhân tố bảo đảm cho toàn bộ đời sống nhà nước và đời sống xã hội
một cách đều đặn, nhịp nhàng, ăn khớp như một guồng máy. Vai trị đó thuộc về
chính phủ.
Chính phủ là nhân tố hàng đầu bảo đảm hiệu lực và hiệu quả của bộ máy
hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở.
Bộ máy hành chính từ trung ương đến cơ sở bao gồm Chính phủ, cac Bộ,
các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan trực thuộc Chính phủ và chính quyền nhà

16


Bµi tËp lín: Lt nhµ níc

nước các cấp . Hiệu lực và hiệu quả tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ
quan này phụ thuộc phần lớn vào chính phủ trong việc bảo đảm cơ sở vật chất
cho hoạt động của bộ máy. Vì thế, hiệu lực và hiệu quả tổ chức và hoạt động của
bộ máy hành chính nhà nước mạnh hay yếu, tốt hay xấu, trước hết phụ thuộc
vào vai trò của cơ quan đứng đầu là chính phủ. Do đó có thể nói , chính phủ là
nhân tố hàng đầu đóng vai trị đảm bảo hiệu lực và hiệu quả của bộ máy hành
chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở.
Chính phủ có vai trị to lớn trong việc bảo đảm tơn trọng và chấp hành
Hiến pháp và pháp luật.
Đây là vai trò cực kỳ to lớn cuia chính phủ trong nhà nước Cộng Hịa Xã
Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Bởi vì, Hiến pháp, luật do Quốc hội ban hành là

phương tiện hàng đầu để quản lý Nhà nước và quản lý xã hội, phải đi vào cuộc
sống và được mọi người tôn trọng và chấp hành. Với vị trí là cơ quan đứng đầu
quản lý, Chính phủ phải đảm đương chức năng tổ chức việc thực hiện pháp luật,
đua pháp luật vào cuộc sống, làm cho pháp luật trở thành phương tiện đầy hiệu
lực và hiệu quả trong quản lý nhà nước. Vì thế, Hiến pháp, luật của Quốc hội
ban hành chỉ có thể trở thanh hiện thực trong đời sống nhà nước và đời sống xã
hội khi được Chính phủ tổ chức chỉ đạo trong quá trình thực hiện chức năng
quản lý nhà nước bằng hoạt động lập quy (cụ thể hoá đúng đắn và kịp thời luật
và nghị quyết của Quốc hội) đồng thời tuyên truyền phổ biến chúng. Ý thức
pháp luật, văn hố pháp lý của quần chúng có được nâng cao hay khơng phụ
thuộc phần lớn vào vai trị tổ chức, chỉ đạo thực hiện của Chính phủ trên qui mơ
tồn xã hội.
Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ tổ quốc, đảm bảo ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của
nhân dân. Đây là vai trị và là tiêu chí để đánh giá một chính phủ tổ chức và hoạt
động có hiệu lực và hiệu quả hay không. Với bản chất nhà nươc ta là một nhà
nước của dân, do dân và vì dân thì suy cho cùng, sự tồn tại của bộ máy nhà nước
17


Bµi tËp lín: Lt nhµ níc

nói chung và của Chính phủ nói riêng là để phát huy quyền làm chủ của nhân
dân trong sự nghiệp xay dựng và bảo vệ tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao
đời sống vật chất và văn hố của nhân dân. Chính phủ là cơ quan hành chính
cao nhất,cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất có vai trò
trực tiếp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, bảo đảm ổn định và
naang cao đời sống vật chất và văn hố của nhân dân. Chính phủ khơng mạnh,
khơng đảm đương được vai trị này thì quốc gia khơng thể mạnh, sẽ khơng
cường thịnh.

Tóm lại, trong tổ chức quyền lực nhà nước, Chính phủ có vai trị cực kỳ
quan trọng, là “người” thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị,
kinh tế, văn hố, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của nhà nước, là
“người” bảo đảm hiệu lực của bộ máy nhà nước từ Trung ương đến cơ sở; bảo
đảm việc tôn trọng và chấp hành hiến pháp và pháp luật; Phát huy quyền làm
chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, bảo đảm ổn định
và nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.

2.3. PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
CHÍNH PHỦ TRONG CƠ CẤU TỔ CHỨC QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM QUA HIẾN PHÁP 1992
( SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2001)
Chính phủ có vị trí và vai trị cực kỳ quan trọng trong tổ chức quyền lực
nhà nước ở nước ta như đã nói ở trên. Với vị trí, vai trị ấy, Chính phủ đã đảm
đương tốt các chức năng cơ bản cua mình như: Chức năng quản lí nhà nước;
Chức năng tổ chức chỉ đạo cung cấp dịch vụ công; Chức năng đại diện chủ sở
hữu nhà nước đối với bộ phận kinh tế nhà nước và tài sản công;…
Bên cạnh những ưu điẻm trên, Chính phủ nước ta cịn bộc lộ một số
nhược điểm cần khắc phục như sau: Đó chính là những bất cập hiện nay trong

18


Bµi tËp lín: Lt nhµ níc

cơ cấu tổ chức và hoạt động Chính phủ. Có thể thấy rằng, thể chế quản lí hành
chính nhà nước mà Chính phủ đã lập ra để quản lí và xây dựng bộ máy nhà nước
còn chưa đồng bộ, thiếu những định chế quan trọng cho việc tách bạch giữa vai
trò của bộ chủ quản quản lí và điều tiết thị trường với hoạt động sản xuất, kinh
doanh của các thành phần kinh tế. Thể chế về thực hiện quyền tự do, dân chủ

của nhân dân ở cơ sở, các cấp, các ngành cần phải có thêm thời gian và nỗ lực
để trở thành hiện thực. Nền hành chính chưa hướng mạnh vào vào việc xác định
những hình thức tổ chức dịch vụ cơng cho nhân dân. Thể chế về tổ chức và hoạt
đoọng của bộ máy Chính phủ chưa hợp lí về thẩm quyền và trách nhiệm, có biểu
hiện vừa tập trung vừa phân tán, vừa tranh giành quyền lợi vừa đùn đẩy trách
nhiệm giữa các Bộ, nghành. Còn quá nhiều cơ quan hành chính ban hành thủ tục
hành chính, vừa phân tán vừa không đúng pháp luật, không thống nhất. Tổ chức
bộ máy hành chính chưa thật thơng suốt. Qui trình kỹ thuật trong tổ chức và vận
hành bộ máy nhà nước chưa được chú ý đúng mức. Thiếu các qui chế pháp lí có
hiệu lực nhằm hạn chế nạn tham nhũng, cửa quyền, vi phạm quyền làm chủ của
nhân dân. Chưa xây dựng được quan điểm thống nhất về công chức hành chính,
phân biệt cơng chức hành chính với viên chức sự nghiệp. Thi tuyển, xếp ngạch
bậc cịn nặng về hình thức. Đội ngũ cơng chức phình ra, dư thừa về số lượng
nhưng lại thiếu cơng chức có năng lực thực sự, nhất là ở cấp hoạch định chiến
lược. Thủ tục hành chính ở nhiều bộ, nghành chuyển sang “một cửa” nhưng vẫn
cịn “nhiều khố”. Bộ máy cồng kềnh, thủ tục phiền hà, điều hành phân tán, hiệu
lực tháp…Thiếu cơ chế phù hợp để phat huy vai trò của nhân dân, nhất là làm
chủ về kinh tế,..
Trong điều kiện nhà nước ta đang phát triển nền kinh tế theo định hướng
xã hội chủ nghĩa, xu hướng hội nhập, mở cửa nền kinh tế thì phương hướng đặt
ra là tiếp tục tiến hành cải cách Chính phủ, nhằm xây dựng một chính phủ mạnh
và năng động, phù hợp với thời đại hiện nay.

19


Bµi tËp lín: Lt nhµ níc

Về cơ cấu tổ chức: cơ cấu tổ chức của Chính phủ nước ta cần đươc xây
dựng theo các hướng sau :

Thứ nhất, Chính phủ phảI có tổ chức tinh gọn với việc đề cao trách nhiệm
của từng tổ chức và cá nhân bằng hệ thống thể chế đầy đủ, đồng bộ và cụ thể,
qui định rõ chức năng nhiệm vụ, them quyền và trách nhiệm của từng bộ phận
cấu thành, của từng người, từng vị trí cơng tác từ Thủ tướng Chính phủ đến bộ
trưởng và từng chức danh công chức trong bộ máy.
Thứ hai, Thủ tướng_người đứng đầu Chính phủ có quyền hạn và trách
nhiệm rộng lớn trong việc quyết định phương hướng hoạt động của Chính phủ,
lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động trực tiếp của Chính phủ. Giúp việc cho Thủ tướng
Chính phủ cũng chỉ nên có một phó thủ tướng và coi các phó thủ tướng như một
cấp lãnh đạo của Chính phủ.
Thứ ba, Bộ trưởng và các cơ quan ngang bộ là thành viên của chinh phủ,
là người đứng đầu ngành hoặc lĩnh vực, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Thủ
tướng Chính phủ về ngành, lĩnh vực ma mình phụ trách. Khơng nhất thiết thành
viên của Chính phủ là đại biểu Quốc hội. Giúp việc cho Bộ trưởng chỉ nên có
một đến hai thứ trưởng, trong đó có một thứ trưởng Tổng thư ký Bộ.
Thứ tư, phân cấp rành mạch thẩm quyền của Chính phủ và thẩm quyền
của chính quyền địa phương. Đồng thời, đẩy mạnh xã hội hoá một số dịch vụ
cơng. Thực hiện ngun tắc Chính phủ “cầm lái chứ khơng chèo thuyền”,
“Chính phủ gầy nhưng mạnh”. Bộ không phải là cơ quan chủ quản và cấp hành
chính đối với doanh nghiệp nhà nước.
Đồng thời, để phát huy vai trị hoạt động của chính phủ cần giải quyết
đúng đắn các mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân, giữa Chính phu va Thủ tướng
Chính phủ; Giữa Thủ tướng Chính phủ với các Phó Thủ tướng, với Bộ trưởng,
thủ trưởng các cơ quan… Nhằm phân định một cách minh bạch, hợp lí nhiệm

20


Bµi tËp lín: Lt nhµ níc


vụ, quyền hạn của Thủ tướng, Phó Thủ tướng và các Bộ trưởng trong mối quan
hệ với Chính phủ .

C. KẾT LUẬN

Trong cơ chế tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta; Chính Phủ
là thiết chế có vị trí và vai trị quan trọng nhằm bảo đảm hiệu lực và hiệu quả
của bộ máy nhà nước.
Hiện nay, đất nước ta đã và đang bước vào thời kì phát triển mới trên cơ
sở phát huy những kết quả đã đạt được, tiếp tục sự nghiệp đổi mới tồn diện, đẩy
mạnh cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Nhằm tiếp tục phát huy vị trí và
vai trị của Chính phủ trong q trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam; Trong báo cáo của ban chấp hành trung ương khóa X về
phương hướng, nhiệm vụ và phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006- 2010 tại Đại
hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X đã xác định: “ … Điều chỉnh chức năng của
Chính Phủ với vị trí và vai trị là cơ quan hành chính cao nhất …”
Mặt khác, trong điều kiện đổi mới đất nước hiện nay và tình hình quốc tế
có nhiều biến đổi với xu hướng hội nhập và tồn cầu hóa mạnh mẽ đòi hỏi phải
21


Bµi tËp lín: Lt nhµ níc

có sự phân tích, đánh giá và nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trị của Chính Phủ
trong bộ máy nhà nước Cộng Hịa Xã Hội Chủ Nghĩa Việ Nam. Để từ đó có giải
pháp đúng đắn, nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả và hiệu lực hoạt động của
Chính Phủ và mục đích hoàn thiện nhà nước pháp quyền Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam.

D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992
( Sửa đổi, bổ sung năm 2001)
Nhà xuất bản chính trị quốc gia năm 2007

2.

Giáo trình luật Hiến pháp Việt Nam – Trường Đại học luật Hà Nội
Nhà xuất bản Công an nhân dân năm 2007

3.

Luật tổ chức Chính phủ
Nhà xuất bản chính trị quốc gia năm 2007

4.
Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật – Trường Đại
học Quốc gia Hà Nội
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia năm 2007
5.
Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật - Trường Đại
học luật Hà Nội
Nhà xuất bản tư pháp năm 2007

22


Bµi tËp lín: Lt nhµ níc


6.

Mơ hình tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội, Chính phủ
GS.TS Trần Ngọc Đường
TS Ngơ Đức Mạnh
Nhà xuất bản chính trị quốc gia 2008

7.

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội

8.

Luật hiến pháp nước ngoài
PGS.PTS. Luật học – Nguyễn Đăng Dung
Nhà xuất bản Đồng Nai năm 1997

9.

Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật
Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội

10. Các trang Web : Google.com.vn
Hanhchinh.vn
Chinhphu.vn
Gis.chinhphu.vn

23




×