Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đánh giá kết quả điều trị nội nha lại có sử dụng hệ thống EQ-V trong trám bít ống tủy tại Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (504.27 KB, 8 trang )

CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NỘI NHA LẠI CĨ SỬ DỤNG
HỆ THỐNG EQ-V TRONG TRÁM BÍT ỐNG TỦY TẠI
BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HẢI PHÒNG NĂM 2020
Trần Thị An Huy*
TÓM TẮT

17

Mục tiêu: Nhận xét kết quả điều trị nội nha
lại trên lâm sàng và X- quang có sử dụng hệ
thống EQ-V trong trám bít ống tủy tại Bệnh viện
Đại học Y Hải Phòng năm 2020. Đối tượng và
phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can
thiệp lâm sàng không đối chứng trên 48 răng của
48 bệnh nhân được chỉ định điều trị tủy lại tại
Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng năm 2020. Kết
quả và kết luận: Mẫu nghiên cứu có nữ chiếm
52,09%, nam chiếm 47,91%. Triệu chứng lâm
sàng của răng điều trị nội nha thất bại là: đau
răng chiếm 83,33%, lung lay răng là 33,33%.
Trên phim CT cone beam cho thấy tỷ lệ răng
điều trị thất bại do ống tủy khơng được trám bít
hồn tồn và bỏ sót ống tủy là 33,3%; vỡ răng:
20,83%; trám thiếu: 20,83%; thủng sàn: 4,16%.
Có 4,16 % ống tủy được trám kín khít theo 3
chiều trong không gian. Điều trị tủy lại đạt kết
quả tốt sau 1 tuần: 91,66%. Sau 6 tháng điều trị,
thành cơng đạt 95,8%. Kết luận: Hệ thống trám
bít ống tủy EQV có hiệu quả trong điều trị nội


nha.
Từ khố: Điều trị lại nội nha, hệ thống trám
bít ống tủy EQV

SUMMARY
THE ASSESSMENT THE RESULTS OF
*Trường Đại học Y Dược Hải Phịng
Chịu trách nhiệm chính:
Email:
Ngày nhận bài: 13.3.2021
Ngày phản biện khoa học: 15.4.2021
Ngày duyệt bài: 31.5.2021

112

ROOT CANAL RETREATMENT BY AT
HAIPHONG MEDICAL UNIVERSITY
HOSPITAL IN 2020
Objective: The purpose of this study is
assessment the results of root canal retreatment
with filling by EQ- V. Methods: The descriptive
cross sectional study. Forty- eight cases with root
canal retreatment after examination and had Xray. Results: Prevalence of endodontic treatment
failure in woman is 52.09%, man is 47.91%.
These cases with the root canal treatment failure
have pain: 83.33%, mobile teeth: 33.33%. On CT
cone beam see that lack of apical seal: 33.33 %;
teeth fracture: 20.83%; some root canals is not
sealed: 20.83%; pulp chamber floor with holes:
4.16%. Filling root canal enough: 4.16%. Good

result after filling root canal a week is 91.66%.
After 6 months treatment, good result is 95.8%.
Conclusion: EQ-V had efficacy in filling root
canal of retreatment.
Keywords: EQ- V, retreatment

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Điều trị nội nha để phục hồi chức năng
ăn nhai cho răng bị tổn thương tủy có chỉ
định điều trị bảo tồn. Vấn đề được đặt ra đối
với các nước trên thế giới là làm sao để
mang lại kết quả cao trong điều trị nội nha.
Trong đó tạo hình, làm sạch và trám kín ống
tủy quyết định sự thành cơng của điều trị nội
nha [1].
Việc trám bít kín ống tủy cũng rất khó
khăn đặc biệt là hệ thống ống tủy phức tạp,
hơn nữa là trường hợp điều trị tủy lại càng


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 503 - THÁNG 6 - SỐ ĐẶC BIỆT – PHẦN 2 - 2021

khó khăn cho việc trám bít ống tủy. Một số
phương pháp trám bít ống tủy khơng đáp ứng
được việc kín khít ống tủy chính và một số
ống tủy phụ [1], [2].
Hệ thống trám bít ống tủy EQ-V đã
được ra đời để nâng cao hiệu quả trám bít
ống tủy. Cơ chế là trám bít ống tủy 3 chiều
bằng nhiệt. Hiệu quả điều trị của hệ thống

này chưa được đánh giá một cách đầy đủ ở
Việt nam.
Nghiên cứu hiệu quả trám bít ống tủy
chưa được nghiên cứu nhiều. Để rút kinh
nghiệm lâm sàng và khuyến cáo sử dụng cho
các nha sĩ, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề
tài “Đánh giá kết quả điều trị nội nha lại có
sử dụng hệ thống EQ-V trong trám bít ống
tủy tại Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng năm
2020” với mục tiêu sau: Nhận xét kết quả
điều trị nội nha lại trên lâm sàng và X-quang
có sử dụng hệ thống EQ-V trong trám bít
ống tủy tại Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng
năm 2020.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu: Tổng số 48
bệnh nhân đến khám được chẩn đốn là có
răng điều trị nội nha thất bại có chỉ định
được điều trị lại tại Bệnh viện Đại học Y Hải
Phòng năm 2020.
Bệnh nhân được chẩn đốn là có răng
điều trị nội nha thất bại khi có một trong
những triệu chứng sau: Đau răng, Sưng nề
hoặc có lỗ dị vùng cuống răng, vỡ thân răng,
thậm chí có trường hợp khơng có triệu chứng
lâm sàng mà chỉ phát hiện răng đó đã điều trị
nội nha thất bại qua chụp Xquang.
Và trên X- Quang cận chóp hoặc CT
cone beam xuất hiện một trong các triệu


chứng sau: Hệ thống ống tủy khơng được
trám bít hồn tồn; hình ảnh dụng cụ gãy
trong ống tủy; chất trám bít đi quá cuống
răng; hình ảnh di lệch lỗ cuống răng; hình
ảnh vỡ lớn thân răng; thủng vách chân răng;
thủng sàn; trám sót ống tủy
Loại trừ những bệnh nhân có ống tủy tắc,
không hợp tác
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
+ Đây là nghiên cứu can thiệp lâm sàng
không đối chứng được tiến hành từ tháng 2
đến tháng 10 năm 2020
+ Các bước tiến hành
- Bệnh nhân được làm thủ tục hành
chính, hỏi lý do tới khám và tiền sử.
- Khám lâm sàng để xác định vị trí, đặc
điểm tổn thương mơ cứng, đường rạn nứt
răng. Gõ dọc, gõ ngang răng để xác định
răng đau, khám độ lung lay của răng, phát
hiện lỗ rò và tổn thương nha chu.
- Chụp phim CT cone beam để chẩn đốn
và đánh giá tình trạng hệ thống ống tuỷ, số
lượng ống tủy, đánh giá vùng quanh răng và
cuống răng trước điều trị. Chụp phim cận
chóp trong quá trình tiến hành điều trị nội
nha.
- Tiến hành điều trị nội nha bằng trâm
One Shape có sử dụng máy X-Smart. Bơm
rửa ống tủy bằng NaOCl 3%. Sử dụng hệ
thống EQ-V để trám bít kín ống tủy


Hình 1: Hệ thống EQ-V
113


CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

- Chụp Xquang ngay sau trám ống tủy,
khám lâm sàng sau 1 tuần. Khám lâm sàng
và chụp Xquang sau 6 tháng. Đánh giá kết
quả điều trị sau sau trám bít ống tủy; 1 tuần;
6 tháng theo bảng 2.1; 2.2; 2.3.
Hình 2: Hình ảnh ống tủy răng đã được
trám bít
Bảng 2.1. Tiêu chí đánh giá XQ sau khi trám bít ống tủy
Kết quả
Tiêu chuẩn đánh giá
- Ống tuỷ trám kín thn đều hình cơn, khơng tạo khấc
Tốt
- Trám đủ số lượng và đủ chiều dài ống tủy
- Ống tuỷ trám khơng tạo được độ thn đều hình cơn, tạo khấc
Trung bình
- Trám đủ số lượng và chiều dài ống tủy
- Gãy dụng cụ
Kém
- Thủng ống tủy, thủng, rách lỗ cuống răng
- Trám sót OT hoặc thiếu chiều dài OT > 2mm hoặc quá cuống
Bảng 2.2.Tiêu chí đánh giá lâm sàng sau trám bít ống tủy 1 tuần
Triệu chứng
Tốt

Trung bình
Đau răng

Không đau

Đau nhẹ khi nhai

Sưng lợi
Gõ răng

Không sưng
Không đau

Không sưng
Đau nhẹ

Kém
Đau tự nhiên, đau
tăng khi ăn nhai
Đỏ, nề, ấn đau
Đau nhiều

Bảng 2.3. Tiêu chí đánh giá kết quả điều trị nội nha sau 6 tháng
Triệu chứng
Thành công
Nghi ngờ
Thất bại
Đau
Không đau
Không đau

Đau tự nhiên
Không sưng, ấn không
Đỏ, nề, ấn đau hoặc có
Sưng lợi
Khơng sưng
đau
lỗ rị
Đau nhẹ hoặc cảm giác
Gõ răng
Khơng đau
Đau nhiều
khó chịu
Ống tủy kín khít.
Ống tủy kín khít. Tổn
Ống tủy kín khít, tổn
X quang
Tổn thương vùng
thương vùng cuống
thương vùng cuống to
cuống thu nhỏ
không thay đổi.
ra
2.3. Phương pháp thu thập và xử lí số liệu
Phân tích số liệu thu được bằng phần mềm SPSS 16.0. Các biến số được tính giá trị trung
bình, độ lệch chuẩn với độ tin cậy tối thiểu 95%.

114


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 503 - THÁNG 6 - SỐ ĐẶC BIỆT – PHẦN 2 - 2021


III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng
nghiên cứu
Tỷ lệ nữ chiếm 52,09%, nam chiếm
47,91%, khơng có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa nam và nữ với p >0,05.
Tuổi của bệnh nhân được phân ra theo 4
nhóm: nhóm tuổi 34-45 có tỷ lệ cao nhất

(41,67%), tiếp theo là nhóm tuổi 45-60
(35,41%); 15-34 tuổi (12,5%); thấp nhất là ở
tuổi trên 60 (10,42%).
3.2. Đặc điểm lâm sàng, x-quang của
những bệnh nhân có răng điều trị nội nha
thất bại
3.2.1. Đặc điểm lâm sàng của răng điều
trị nội nha thất bại

Bảng 3.1: Phân bố theo triệu chứng cơ năng
Giới
Nam
Nữ
Tổng
Triệu chứng
p
n
%
n
%

n
%
cơ năng
Đau răng
19
82,6
21
84,0
40
83,33 >0,05
Sưng lợi
7
30,43
7
28,0
14
29,17 >0,05
Lỗ rị
3
13,04
3
12,0
6
12,5
>0,05
Vỡ răng
2
8,7
2
8,0

4
8,33
>0,05
Khơng có triệu chứng
3
13,04
3
12,0
6
12,5
>0,05
Nhận xét: Bệnh nhân điều trị nội nha thất bại có đau răng chiếm tỷ lệ cao nhất 83,33%,
đau răng có kèm theo sưng lợi có tỷ lệ thấp hơn 29,17%, bệnh nhân khơng có triệu chứng
chiếm tỷ lệ đáng kể 12,50%. Khơng có sự khác biệt giữa nam và nữ về các triệu chứng cơ
năng với p>0,05.
Bảng 3.2. Phân bố theo triệu chứng thực thể
Giới
Nam
Nữ
Tổng
Triệu chứng
p
n
%
n
%
n
%
thực thể
Lung lay răng

6
26,08
8
32,0
16
33,33 >0,05
Sưng lợi
7
30,43
7
28,0
14
29,17 >0,05
Lỗ rò
3
13,04
3
12,0
6
12,5
>0,05
Vỡ răng
5
21,73
3
12,0
8
16,67 >0,05
Gõ đau
19

82,60
21
84,0
40
83,33 >0,05
Nhận xét: Răng gõ đau chiếm tỷ lệ cao nhất (83,33%), tiếp theo là lung lay răng là
33,33%. Khi khám thực thể tỷ lệ vỡ răng tăng lên tới 16,7%. Sự khác biệt giữa nam và nữ về
các triệu chứng thực thể khơng có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
3.2.2. Đặc điểm X-quang.

115


CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

Bảng 3.3. Phân bố theo đặc điểm X quang của răng điều trị nội nha thất bại
Trên phim cận
Trên phim CT
Đặc điểm X quang răng điều trị
chóp
cone beam
nội nha thất bại
n
%
n
%
Ống tủy khơng được trám bít hồn tồn
14
29,17
16

33,33
Hình ảnh dụng cụ gãy trong ống tủy
1
2,08
1
2,08
Chất trám bít đi quá cuống răng
4
8,33
4
8,33
Hình ảnh di lệch lỗ cuống răng
2
4,16
2
4,16
Thủng vách chân răng
0
0
1
2,08
Hình ảnh nứt vỡ răng
8
16,67
10
20,83
Trám ống tủy kín khít
10
20,83
2

4,16
Thủng sàn
2
4,16
2
4,16
Trám sót ống tủy
7
14,62
10
20,83
Tổng số
48
100
48
100
Nhận xét: Trên phim cận chóp: Ống tủy khơng được trám bít hồn tồn chiếm tỷ lệ
29,17%; nứt vỡ răng 16,67%; trám sót ống tủy 14,62%. Trên phim CT cone beam ống tủy
khơng được trám bít hồn tồn và bỏ sót ống tủy là cao hơn: 33,33%; 20,83%. Các biểu hiện
khác trên Xquang chiếm tỷ lệ thấp: trám quá cuống là 8,33%, thủng sàn là 4,16%. Tuy nhiên
4,16 % ống tủy được trám kín khít theo 3 chiều trong không gian vẫn thất bại.

Biểu đồ 3.1: Hình ảnh Xquang răng sau hàn ống tủy
Nhận xét: Hình ảnh Xquang sau khi trám bít ống tủy, tốt chiếm tỷ lệ 83,3%; trung bình
16,7%, khơng có trường hợp kém.
Sau 1 tuần, đánh giá kết quả trên lâm sàng theo tiêu chí của bảng 2.2.

116



TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 503 - THÁNG 6 - SỐ ĐẶC BIỆT – PHẦN 2 - 2021

Bảng 3.4: Kết quả điều trị sau 1 tuần
Nhóm răng
Răng cửa
Răng hàm nhỏ
Răng hàm lớn
Tổng
Kết quả
n (%)
n (%)
n (%)
n (%)
Tốt
6 (85,7 %)
10 (90,9%)
29 (96,7%)
44 (91,66%)
Trung bình
1 (14,3%)
1(9,1%)
1 (3.3%)
4 (8,34%)
Kém
0
0
0
0 (0%)
Tổng
7 (100%)

11 (100%)
30 (100%)
48 (100,0%)
Nhận xét: Kết quả tốt chiếm tỷ lệ 91,66%. Trong đó, kết quả tốt cao nhất ở răng hàm lớn
96,7%. Khơng có trường hợp kém.
Bảng 3.5: Kết quả điều trị tủy sau 6 tháng
Kết quả
Số lượng
Tỷ lệ %
Thành công
46
95,8
Nghi ngờ
2
4,2
Thất bại
0
0,00
Tổng
48
100,00
Nhận xét: Sau 6 tháng điều trị, tỷ lệ điều trị thành công là 95,8%. Tỷ lệ kết quả nghi ngờ
là 4,2%.
IV. BÀN LUẬN
4.1.Về mẫu nghiên cứu: Tỷ lệ nam và
nữ trong mẫu nghiên cứu có tỷ lệ là 52,09%;
47,91%, khơng có sự khác biệt giữa nam và
nữ vì kết quả điều trị nội nha thất bại khơng
phụ thuộc vào giới. Nhóm tuổi 30-45 chiếm
tỷ lệ cao nhất 41,67% đây là nhóm tuổi có tỷ

lệ điều trị nội nha cao vì răng tổn thương tủy
do nhiều nguyên nhân như là: tai nạn sinh
hoạt, tai nạn lao động...và chính là vấn đề
sâu răng không được điều trị.
4.2. Kết quả điều trị nội nha lại trên
lâm sàng và X- quang có sử dụng hệ thống
EQ-V trong trám bít ống tủy
4.2.1 Điểm lâm sàng, X quang của bệnh
nhân có răng điều trị nội nha thất bại
Lý do đau răng là lý do chiếm tỷ lệ cao
nhất buộc người bệnh đến viện khám bệnh.
Một số bệnh nhân có sưng lợi và đau răng
kèm theo nhưng vì đau ít nên lý do họ đến là
do có sưng lợi. Có 12,50% khơng có biểu

hiện gì trên lâm sàng, bệnh nhân được phát
hiện tình cờ trên X-quang có răng đã điều trị
nội nha nhưng khơng thành công qua khám
một số vấn đề của răng khác. Những trường
hợp này cần điều trị tủy lại ngay trước khi
gây ra biến chứng viêm quanh cuống răng
(2),(4).
Triệu chứng cơ năng: Có trường hợp
bệnh nhân chỉ có đau răng khơng kèm theo
các triệu chứng khác như sưng tấy mô mềm,
lỗ dò vùng cuống răng. Nhiều trường hợp
sưng lợi kèm theo đau răng hoặc vỡ răng có
đau răng… Chính vì vậy đau răng chiếm tỷ
lệ cao nhất 83,33% trong các triệu chứng cơ
năng. Có 12,50% bệnh nhân có răng điều trị

nội nha thất bại khơng có biểu hiện triệu
chứng: khơng đau, khơng sưng lợi, khơng
lung lay răng, khơng có lỗ rị, khơng vỡ
răng…. Khơng có sự khác biệt giữa nam và
nữ về các triệu chứng cơ năng.

117


CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

Khám thực thể: Răng gõ đau chiếm tỷ lệ
cao nhất là 83,33%. Răng lung lay chiếm
33,33%, chủ yếu là đang đợt cấp và bán cấp
của viêm quanh cuống mạn.
Trên phim CT cone beam ống tủy khơng
được trám bít hồn tồn và bỏ sót ống tủy
được phát hiện là: 33,33%; 20,83%, tỷ lệ cao
hơn so với phim cận chóp. Tỷ lệ răng điều trị
nội nha thất bại do trám ống tủy của nghiên
cứu chúng tôi tương tự kết quả nghiên cứu
của Khan M. ở người Pakistan, nghiên cứu
của ông ống tủy trám thiếu chiếm 34,7% và
17,3% bỏ sót ống tủy (4). Điều này được giải
thích là do bác sĩ chưa có kinh nghiệm trong
mở tủy và tìm ống tủy [8].
Trám q cuống trong nghiên cứu của
chúng tơi có tỷ lệ thấp và tương tự nghiên
cứu của Khan M. là tỷ lệ trám quá cuống
chiếm 5,3% (4). Có hai ca cho thấy chất hàn

ống tủy nằm trong tổn thương thấu quang ở
chóp răng, có thể do trám quá chóp gây phản
ứng vùng cuống tạo nang, u hạt, hoặc răng
đó có tổn thương chóp răng từ trước nên khi
trám bít ống tủy chất hàn dễ đi vào vùng tổn
thương đó. Phần lớn thất bại trong điều trị
nội nha là do không chụp X- quang răng
hoặc phim chụp xấu. X quang không thể
thiếu được trong chẩn đoán bệnh và đánh giá
kết quả điều trị nội nha (7).
Trong nghiên cứu chúng tôi phát hiện
4,16% răng bị thủng sàn và 4,16 % ống tủy
được trám kín khít theo 3 chiều trong khơng
gian vẫn thất bại. Một số ống tủy được trám
kín khít theo 3 chiều trong không gian nhưng
vẫn thất bại là do chưa làm sạch ống tủy đã
hàn (7). Phim CT cone beam với nhiều lát
cắt nên tổn thương nhỏ cũng đã phát hiện
được. Phim cận chóp là phim 2 chiều nên
những đường nứt nhỏ hoặc tổn thương bị che
khuất dễ bị bỏ sót. Khi chụp nên với CT
cone beam đã phát hiện thêm các ca nứt thân
118

và cả chân kín đáo. Tổng số bệnh nhân có
nứt răng là 10 chiếm 20,83%.
4.2.2. Kết quả điều trị
Đánh giá kết quả ngay sau khi trám ống
tủy trên Xquang cho thấy kết quả tốt chiếm
tỷ lệ 83,3%, khơng có trường hợp kém. Tỷ lệ

ống tủy trám tốt chưa cao vì một số ống tủy
khơng thn đều do lỗi bác sĩ tạo hình trước
đây.
Sau trám ống tủy 1 tuần, khám lâm sàng
cho kết quả tốt chiếm tỷ lệ: 91,66% trong đó
tốt ở răng hàm lớn với tỷ lệ cao. Khơng có
trường hợp kém. Có 4 trường hợp khơng có
đau tự nhiên nhưng nhai vào cịn đau hoặc
khi gõ ngang cịn đau nhẹ vì đây là trường
hợp răng có tổn thương vùng cuống. Kết quả
điều trị này gần tương tự với nghiên cứu của
Jianing He và cộng sự năm 2017 [5], kết quả
điều trị tủy lại trong nghiên cứu của ông là
90,4%. Số bệnh nhân theo dõi sau 6 tháng là
48 bệnh nhân với tỷ lệ thành công của điều
trị tủy sau 6 tháng là 95,8%. So sánh với tỷ
lệ thành công trong điều trị tủy lại của một
số tác giả như là Keziban Olcay: 88.6%;
Gilbert B.E.: 92%, thì nghiên cứu của chúng
tơi tỷ lệ thành cơng là cao hơn. Có thể đạt
được tỷ lệ thành cơng cao trong nghiên cứu
của chúng tôi là do nghiên cứu đã sử dụng
dụng cụ tạo hình hiệu quả và trám bít ống
tủy bằng hệ thống EQV đảm bảo ống tủy
trám kín khít 3 chiều trong khơng gian. Mặt
khác trong nghiên cứu đã sử dụng dung dịch
bơm rửa là NaOCL và đặt Ca (OH)2 giữa các
lần hẹn [3], [6].
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận: Qua nghiên cứu 48 bệnh

nhân được điều trị lại nội nha tại Bệnh viện
Đại học Y Hải Phịng năm 2020 chúng tơi rút
ra kết luận sau:


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 503 - THÁNG 6 - SỐ ĐẶC BIỆT – PHẦN 2 - 2021

*Đặc điểm mẫu nghiên cứu: Nữ có
răng điều trị nội nha thất bại là 52,09%, nam
có răng điều trị nội nha thất bại là 47,91% (p
> 0,05), lứa tuổi 34-45 chiếm tỷ lệ cao nhất
(41,67%).
* Đặc điểm lâm sàng, X quang của
điều trị nội nha thất bại
- Biểu hiện của răng điều trị nội nha thất
bại là đau: chiếm cao nhất (83,33 %).
-Trám thiếu ống tủy: 20,83%; nứt vỡ
răng; 20,83%; thủng sàn hoặc bỏ sót ống tủy
(4,16%); (20,83%). Ống tủy được trám kín
khít theo 3 chiều trong khơng gian vẫn thất
bại: 4,16%.
- Kết quả điều trị tủy có sử dụng hệ
thống EQV trong trám bít ống tủy trên lâm
sàng và Xquang:
+ Kết quả điều trị tủy lại đạt kết quả tốt
ngay sau trám ống tủy là 83,3%, sau 1 tuần
là 91,66%. Sau 6 tháng điều trị tỷ lệ thành
công là 95,8%.
5.2. Khuyến nghị: Hệ thống EQV có
hiệu qủa cao trong trám bít ống tủy và

khuyến nghị các nha sĩ nên sử dụng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trịnh Thị Thái Hà (2012). Chữa răng và
Nội nha tập 2, Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt

2.

3.

4.

5.

6.

7.

8.

Trường Đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản
giáo dục Việt Nam.
Chaurasiya S et al (2016). Endodontic
Failures and its Management a rewiew. Int J
Oral Health Med Res, 2(5), 144-148.
Gilbert B. E.
(2012). Endodontic
retreatment: Achieving success the second
time around, Clinical article International, 13.
Khan. M et al (2010). Cause of endodontic
treatment Failures- A study. Pakistan Oral &

Dental Journal, Vol 30, No1, 232-236.
Jianing He et al (2017). Clinical and
Patient-centered Outcomes of Nonsurgical
Root Canal Retreatment in First Molars
Using Contemporary Techniques, JOE,
Volume 43(2), 231-236.
Keziban Olcay (2019). Clinical outcomes of
non-surgical multiple-visit root canal
retreatment: a retrospective cohort study,
Odontology, Volume 107, 536-545.
Louis M. Lin, Elizeu A. Pascon (1991).
Clinical, radiographic, and histologic study
of endodontic treatment failure. Oral surgery,
Oral medicine, Oral pathology. Volume 71,
Issue 5, 525-650.
Yamaguchi M. et al (2018). Factors that
cause endodontic failures in general practices
in Japan. BMC Oral Health, Volume 18, 70.

119



×