Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Khảo sát tình trạng các mảnh xương sọ vỡ nhiều mảnh bảo quản lạnh sâu tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản và Công nghệ Mô ghép – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (527.23 KB, 6 trang )

CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHỊNG

KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG CÁC MẢNH XƯƠNG SỌ VỠ NHIỀU MẢNH
BẢO QUẢN LẠNH SÂU TẠI TRUNG TÂM HỖ TRỢ SINH SẢN
VÀ CÔNG NGHỆ MÔ GHÉP – BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Đỗ Đình Tiệp*, Trần Thị Thanh Bình*,
Phạm Thị Thu Thủy*, Khổng Thị Vân Anh*
TĨM TẮT

28

Nghiên cứu được thực hiện trên 396 mẫu
xương sọ vỡ từ hai mảnh trở lên, được bảo quản
lạnh sâu tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản và Công
nghệ Mô ghép – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ
năm 2007 đến 2017. Kết quả: Tuổi trung bình
của bệnh nhân là 38,52 ± 17,19, độ tuổi 18 – 60
chiếm 77,7%. 87,1% người là nam giới. Nguyên
nhân mở sọ chủ yếu do tai nạn giao thông
(90,7%). 82,6% mẫu sau phẫu thuật mở sọ sạch.
75,3% mẫu xương gửi có 2 mảnh vỡ. Kết quả
cấy khuẩn lần 1 và 2 đều âm tính (100%). Tỷ lệ
ghép lại đạt 47,5%.
Từ khoá: bảo quản lạnh sâu, mảnh xương sọ

SUMMARY
SITUATION OF THE DEEP
TEMPERATURE
CRYOPRESERVATION OF MULTIPLE
– FRAGMENT BROKRN SKULL
AT HA NOI MEDICAL


UNIVERSITY HOSPITAL
Study on 396 samples have at least 2 pieces of
skull, deep temperature cryopreserved at Center
of IVF and Tissue Engineering, Ha Noi Medical
University Hospital from 2007 to 2017.
Results: Mean age was 38.52 ± 17.19,
77.7% of cases aged 18 – 60. 87.1% of cases are
*Trường Đại học Y Dược Hải Phịng
Chịu trách nhiệm chính: Đỗ Đình Tiệp
Email:
Ngày nhận bài: 13.3.2021
Ngày phản biện khoa học: 15.4.2021
Ngày duyệt bài: 31.5.2021

188

male. The traffic accidents was the main cause
(90.7%). 82.6% cases were clean after
decompresive cranectomy. 75.3% cases had 2
pieces. Bacterial culture: 100% negative.
Cranioplasty: 47.5%.
Keywords: cryopreservation, fragment skull

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sau một chấn thương sọ não nặng, đa
phần bệnh nhân đều phải tiến hành phẫu
thuật mở sọ giải áp. Khi tình trạng bệnh nhân
cho phép, phẫu thuật tái tạo hộp sọ được tiến
hành để giảm thiểu các ảnh hưởng do khuyết
sọ, trả lại tính thẩm mỹ, sự tự tin cho bệnh

nhân. Hiện nay có rất nhiều vật liệu được sử
dụng để tái tạo mảnh sọ bị khuyết [1], vật
liệu được ưu tiên lựa chọn vẫn là mảnh
xương sọ tự thân của bệnh nhân do có những
ưu điểm như: sẵn có, rẻ tiền, tránh được sự
thải loại… [2]. Trong thời gian chờ ghép lại,
mảnh xương sọ phải được bảo quản tạm thời.
Với cách bảo quản dưới da bụng trước đây,
bản thân người bệnh phải chịu thêm hai cuộc
mổ, đồng thời dễ bị nhiễm trùng, miếng
xương bị tiêu, hoặc di lệch gây khó khăn cho
người bệnh. Khi kỹ thuật bảo quản lạnh sâu
ra đời, đã giúp khắc phục được các nhược
điểm trên [3].
Labo bảo quản mô thuộc Trung tâm Hỗ
trợ sinh sản và Công nghệ mô ghép Bệnh
viện Đại học y Hà Nội từ khi thành lập đến
nay đã bảo quản hơn 12000 mẫu xương sọ.


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 503 - THÁNG 6 - SỐ ĐẶC BIỆT – PHẦN 2 - 2021

Trong các trường hợp gửi xương sọ thì
những mẫu xương sọ vỡ nhiều mảnh được
cho là sẽ phức tạp hơn trong xử lý, tiềm ẩn
nhiều nguy cơ hơn, chất lượng sau ghép
cũng sẽ bị ảnh hưởng nhiều. Vì vậy, để khảo
sát thực trạng các mẫu xương sọ như vậy gửi
bảo quản tại Trung tâm, chúng tôi tiến hành
đề tài nghiên cứu với mục tiêu: “Khảo sát

tình trạng mảnh xương sọ vỡ nhiều mảnh
bảo quản lạnh sâu tại Trung tâm Hỗ trợ sinh
sản và Công nghệ mô ghép – Bệnh viện Đại
học Y Hà Nội và khả năng sử dụng để ghép
trở lại cho bệnh nhân”.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
396 mẫu xương sọ vỡ từ hai mảnh trở
lên, được bảo quản lạnh sâu tại Trung tâm

Hỗ trợ sinh sản và Công nghệ Mô ghép –
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ năm 2007
đến 2017.
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang
– hồi cứu. Thu thập các thông tin trên hồ sơ
của bệnh nhân, kết hợp với khai thác bằng
phỏng vấn qua điện thoại, số liệu được ghi
vào bảng kiểm.
- Xử lý số liệu: Số liệu sau khi thu thập
được làm sạch trước khi nhập vào máy. Xử
lý số liệu bằng phần mềm SPSS 22.0 với test
thống kê thích hợp trong y học.
2.3. Đạo đức nghiên cứu:
Nghiên cứu có sự đồng thuận của đối
tượng nghiên cứu và thông tin về đối tượng
chỉ được dùng với mục đích nghiên cứu và
hồn tồn được giữ kín.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

Sau khi tiến hành thu thập số liệu từ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản và Công nghệ mô ghép –
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, chúng tôi thu được các kết quả như sau:
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

Biểu đồ 1. Phân bố tuổi của bệnh nhân trong nghiên cứu
Nhận xét: Tuổi trung bình của bệnh nhân gửi là 38.52 ±17.19, bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là
2 tuổi và lớn tuổi nhất là 83 tuổi. Đa số bệnh nhân nằm trong khoảng 18 đến 60 tuổi (308
bệnh nhân, chiếm 77.7%).

189


CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHỊNG

Biểu đồ 2. Giới tính của bệnh nhân trong nghiên cứu
Nhận xét: Trong tổng số 396 bệnh nhân thì nam giới chiếm đa số: 345 bệnh nhân, tương
đương tỷ lệ 87.1%. Nữ giới chiếm tỷ lệ 12.6%. Có 1 trường hợp bệnh nhân khơng có thơng
tin giới tính.

Biểu đồ 3. Nguyên nhân tiến hành phẫu thuật mở sọ
Nhận xét: Đa số bệnh nhân mở sọ sau tai nạn giao thông: 359 trường hợp (90.7%).
Nguyên nhân khác: tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt, bệnh lý về não chiếm tỷ lệ nhỏ.
Bảng 1. Số mảnh vỡ trong một mẫu bảo quản
Số mẫu
Số mảnh xương
n
%
2 mảnh
298
75.3

3 mảnh
60
15.2
4 mảnh
15
3.8
5 mảnh
12
3.0
6 mảnh
5
1.3
7 mảnh
3
0.8
8 mảnh
3
0.8
Tổng
396
100

190


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 503 - THÁNG 6 - SỐ ĐẶC BIỆT – PHẦN 2 - 2021

Nhận xét: Số mảnh vỡ trong mỗi mẫu nghiên cứu trong khoảng 2 – 8 mảnh. ¾ số mẫu có
2 mảnh vỡ. Số mảnh vỡ càng nhiều tỷ lệ mẫu gửi càng giảm.
3.2. Yếu tố liên quan đến quy trình bảo quản

Bảng 2. Tình trạng mảnh xương sọ trước và sau bảo quản lạnh sâu
Cân cơ, máu tụ
Đặc điểm
Trước bảo quản
Sau bảo quản

Khơng
Khơng rõ

Khơng
n
63/396
327/396
6/396
0
396
Tỷ lệ
15.9 %
82.6 %
1.5%
0
100%
Nhận xét: Trước bảo quản có 15,9% mẫu có cân cơ máu tụ. Tất cả các mẫu đều được xử
lý rồi mới đưa vào bảo quản, do đó sau bảo quản các mẫu đều sạch.
Bảng 3. Tình hình cấy khuẩn và kết quả cấy khuẩn
Tình hình cấy khuẩn
Kết quả cấy khuẩn
Lần cấy khuẩn

Khơng

Dương tính
Âm tính
Lần 1
43/396
353/396
43
0
(trước bảo quản)
10,9%
89,1%
100%
Lần 2
153/396
243/396
153
0
(trước ghép lại)
38,6%
61,4%
100%
Nhận xét: Trong tổng số 396 mẫu xương trong nghiên cứu có 43 mẫu được cấy khuẩn lần
1 (10,9%); 153 mẫu cấy lần 2 (38,6%). Trong cả 2 lần cấy khuẩn, 100% số mẫu đều cho kết
quả âm tính.

Biểu đồ 4. Tỷ lệ bệnh nhân phẫu thuật ghép lại
Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân được ghép lại và tử vong không chênh lệch nhiều (47,5%
ghép lại – 52% tử vong).
191



CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

IV. BÀN LUẬN
Từ biểu đồ 1, 2 và 3 cho thấy bệnh nhân
có mẫu xương sọ gửi tại trung tâm tập trung
nhiều nhất ở độ tuổi 18 – 60 (77% số bệnh
nhân), nam giới nhiều hơn nữ giới (gấp
khoảng 7 lần) và nguyên nhân thường gặp
nhất là do tai nạn giao thông (hơn 90%). Kết
quả này phù hợp với thực tế và tương đồng
với nhiều nghiên cứu trước đó [4],[5],[6]. Độ
tuổi 18 – 60 là độ tuổi lao động, con người
tham gia nhiều vào các hoạt động xã hội,
hoạt động giao thơng, do đó tỷ lệ gặp chấn
thương ở nhóm này cũng cao nhất. Người
nam giới khi lao động thường làm những
công việc nặng hơn nữ giới nên dễ gặp phải
tai nạn lao động hơn; khi tham gia giao
thơng thường là người cầm lái, nếu có tai nạn
xảy ra sẽ hay gặp chấn thương vùng đầu hơn
người ngồi sau. Tình trạng sử dụng rượu,
chất kích thích khi tham gia giao thông gây
gia tăng tai nạn cũng thường gặp ở nam giới
hơn nữ giới.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, số mẫu
xương vỡ 2 mảnh chiếm tỷ lệ cao nhất, tới
75,3%. Số mảnh vỡ của mẫu càng nhiều thì
tỷ lệ gặp càng thấp. Những mẫu vỡ nhiều
hơn 8 mảnh được xếp vào nhóm vỡ vụn,
thường gặp sau một chấn thương rất mạnh,

khả năng liền của những mẫu xương này
kém, tỷ lệ được ghép trở lại cũng rất thấp
nên không cần thiết tiến hành nghiên cứu sâu
hơn trên nhóm này.
Quy trình bảo quản lạnh sâu mẫu xương
sọ đòi hỏi các nhà phẫu thuật cũng như nhân
viên bảo quản tuân thủ rất nghiêm ngặt từng
bước trong quy trình. Từ khâu lấy mẫu
xương sọ, khâu vận chuyển từ nơi phẫu thuật
về Trung tâm, khâu xử lý mảnh xương và

192

cuối cùng là khâu chiếu xạ và cấy khuẩn lần
2 trước khi ghép lại. Chỉ cần làm không tốt,
không đảm bảo một trong các khâu, đều có
thể ảnh hưởng đến chất lượng mẫu xương,
chất lượng bảo quản, và cuối cùng là ảnh
hưởng đến hiệu quả sau ghép lại cho bệnh
nhân.
Trước nghiên cứu của chúng tôi, Quách
Thị Yến cũng tiến hành nghiên cứu tương tự
tại cùng địa điểm với các mẫu xương gửi từ
2002 - 2010, kết quả cho thấy có 76,9% mẫu
xương khơng cân cơ, máu tụ và khi cấy
khuẩn cả 2 lần đều có một số mẫu dương
tính [7]. Ở nghiên cứu của chúng tơi, trước
bảo quản chỉ có 15,9% mẫu có cân cơ, máu
tụ; tất cả các kết quả cấy đều âm tính. Điều
đó cho thấy sau thời gian dài hoạt động, cơng

tác phổ biến kiến thức về kỹ thuật bảo quản
đến các bác sĩ ngoại khoa của các bệnh viện
đã được cải thiện; quy trình của bảo quản,
quá trình xử lý mẫu xương sau khi mở hộp
sọ được đảm bảo hơn rất nhiều.
Về tỷ lệ bệnh nhân ghép lại, nghiên cứu
của chúng tôi cho kết quả 47,5%, thấp hơn
và chỉ bằng 70% tỷ lệ ghép lại của Quách
Thị Yến (61,8%) [7]. Giữa hai nghiên cứu có
sự khác biệt về chọn mẫu: Nguyễn Thị Yến
nghiên cứu trên tất cả các mẫu gửi còn chúng
tôi lựa chọn các mẫu vỡ nhiều mảnh, loại bỏ
các ca vỡ đơn giản. Như vậy có thể thấy khi
lực tác động gây tổn thương là rất mạnh,
xương sọ vỡ thành nhiều mảnh thì khả năng
hồi phục sẽ thấp hơn rõ rệt so với vỡ đơn
mảnh. Khi tiến hành ghép trở lại thì các
trường hợp vỡ đơn mảnh cũng dễ dàng hơn
trong việc tái thiết vòm sọ để đảm bảo được
hình dáng và chức năng như ban đầu.


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 503 - THÁNG 6 - SỐ ĐẶC BIỆT – PHẦN 2 - 2021

V. KẾT LUẬN
Nghiên cứu 396 mẫu xương sọ vỡ từ hai
mảnh trở lên, được bảo quản lạnh sâu tại
Trung tâm Hỗ trợ sinh sản và Công nghệ Mô
ghép – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ năm
2007 đến 2017 thấy: độ tuổi hay gặp là 18 –

60, nam giới nhiều hơn nữ giới và nguyên
nhân chính là tai nạn giao thông. 82,6% mẫu
sau phẫu thuật mở sọ sạch. 75,3% mẫu
xương gửi có 2 mảnh vỡ. Kết quả cấy khuẩn
lần 1 và 2 tất cả đều âm tính. Tỷ lệ ghép lại
đạt 47,5% (thấp hơn so với tỷ lệ trong nghiên
cứu tương tự được thực hiện trên cả mẫu vỡ
đơn mảnh và nhiều mảnh)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Zanotti B, Zingaretti N, Verlicchi A, et al.
(2016), Cranioplasty: Review of Materials, J
Craniofac Surg, Nov; 27(8): 2061 – 2072
2. Fan MC, Wang QL, Sun P, et al. (2018),
Cryopreservation of Autologous Cranial
Bone Flaps for Cranioplasty: A Large
Sample
Retrospective
Study,
World
Neurosurgery, Jan; 109: e853 – e859.

3. Rosinski CL, Chaker AN, Zakrzewski J,
et al (2019), Autologous Bone Cranioplasty:
A Retrospective Comparative Analysis of
Frozen and Subcutaneous Bone Flap Storage
Methods, World Neurosurg, Nov; 131:e312e320.
4. Bùi Thanh Thuỷ, Trần Chiến (2018). Đánh
giá quy trình bảo quản lạnh sâu mảnh xương
sọ người tại Trường Đại học Y Dược Thái
Nguyên. Tạp chí Y học Việt Nam, 462(1), 41

– 44.
5. Nguyễn Đình Hưng, Nguyễn Cơng Tơ, Vũ
Văn Hoè và cộng sự (2017). Hiệu quả giảm
áp lực nội sọ sau phẫu thuật mở sọ giảm áp ở
bệnh nhân chấn thương sọ não nặng. Tạp chí
Y học Việt Nam, 454(2), 1 – 4.
6. Vũ Minh Hải, Phạm Thị Tỉnh (2017). Kết
quả phẫu thuật chấn thương sọ não nặng do
máu tụ dưới màng cứng cấp tính tại Bệnh
viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Tạp chí Y học
Việt Nam, 455(2), 48 – 50.
7. Qch Thị Yến, Ngơ Duy Thìn (2012). Đặc
điểm hình thái các mảnh xương sọ bảo quản
lạnh sâu tại labo bảo quản mô ĐHY HN từ
2002 đến 2010 – liên quan giữa tình trạng
mảnh xương và khả năng nhiễm khuẩn. Tạp
chí Nghiên cứu Y học, số 3C, 228 – 233.

193



×