Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Bàn về hạch toán ngoại tệ và chênh lệch tỷ giá hối đoái ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.64 KB, 37 trang )

Đề án môn học
GVHD: Th.S. Nguyễn Hà Linh

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
Thế kỉ 21- thế kỉ của đổi mới, hội nhập và tồn cầu hóa. Việt Nam cũng
đã bắt nhịp cùng thế giới, gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, cải cách
và mở cửa Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực mà
tiêu biểu nhất là những thành tựu kinh tế. Kinh tế Việt Nam ngày càng năng
động, khởi sắc thay đổi cả về lượng và chất chính nhờ những luồng gió mới từ
sự hội nhập kinh tế. Sự giao lưu kinh tế trên phạm vi tồn cầu mang lại những
lợi ích vơ cùng lớn nhưng đồng thời cũng là những thách thức đối với một
nền kinh tế còn nhiều yếu kém như Việt Nam. Mà trước nhất là những khó
khăn trong lĩnh vực kế tốn tài chính. Khi hàng hóa lưu thơng giữa các nước
thì việc kiểm sốt ngoại tệ là một vấn đề cấp thiết, do đó việc hạch tốn ngoại
tệ trong các doanh nghiệp rất cần được quy định rõ ràng, khoa học, hợp lý
nhằm phản ánh trung thực tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và luồng
tiền của doanh nghiệp tạo điều kiện cho các hoạt động liên doanh, liên kết hay
bn bán với nước ngồi phát triển hơn.Xuất phát từ những xu hướng phát
triển đó,Bộ Tài Chính đã có nhưng cải cách nhất định trong chuẩn mưc kế
tốn hiện hành,xóa bỏ đi các quy định cũ khơng cịn phù hợp với tình hình
kinh tế hiện nay. Để tạo điều kiện cho nền kinh tế hội nhập quốc tế, trên cơ
sở tiếp thu những điều khoản phù hợp của chuẩn mực kế toán quốc tế số 21
Bộ Tài chính đã cho ra đời Chuẩn mực kế tốn số 10 và Thông tư hướng dẫn
số 179 ban hành 12/2012 quy định cụ thể về ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ
giá hối đoái.Tuy nhiên việc sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp là vô
cùng đa dạng và phức tạp dẫn đến những quan điểm khác nhau về cùng một
SV: Phạm Thị Oanh
MSV: CQ522741



Đề án mơn học
GVHD: Th.S. Nguyễn Hà Linh

vấn đề.Chính vì vậy em đã chọn đề tài: “Bàn về hạch toán ngoại tệ và chênh
lệch tỷ giá hối đoái” làm đề tài nghiên cứu để có thể bàn luận, trao đổi, học
hỏi và đóng góp một số ý kiến của mình nhằm hồn thiện hơn cơng tác hạch
tốn về tỷ giá hối đoái ngoại tệ ở Việt Nam hiện nay.
Đề án bao gồm hai phần chính:
Phần I, Những vấn đề cơ bản về kế toán ngoại tệ

Phần II, Thực trạng và một số đề xuất về hạch toán tỉ giá hối
đoái ngoại tệ ở Việt Nam
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắn đế tài sẽ không tránh khỏi những
thiếu sót em rất mong rằng sẽ nhận được sự đóng góp q báu của các thầy cơ
giáo, cũng như của các bạn sinh viên để em có thể mở rộng thêm tầm hiểu
biết, đồng thời sửa chữa những thiếu sót của mình.

SV: Phạm Thị Oanh
MSV: CQ522741


Đề án môn học
GVHD: Th.S. Nguyễn Hà Linh

PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN NGOẠI TỆ
1.1 Một số vấn đề cơ bản về kế toán ngoại tệ
Khi Nhà nước thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế thì các nghiệp vụ
xuất - nhập khẩu của các doanh nghiệp ngày càng đa dạng, phong phú. Vì
vậy, các nghiệp vụ kinh tế - tài chính liên quan đến ngoại tệ, vật tư, chi phí và

các nghiệp vụ thanh toán bằng ngoại tệ của các doanh nghiệp ngày càng
nhiều. Những khái niệm cơ bản cần biết trong quá trình hạch toán ngoại tệ
bao gồm:
Theo VAS 10:
- Đơn vị tiền tệ kế toán: Là đơn vị tiền tệ được sử dụng chính thức trong
việc ghi sổ kế tốn và lập báo cáo tài chính.
- Ngoại tệ: Là đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ kế toán của một
doanh nghiệp.
- Tỉ giá hối đoái: Là tỷ giá trao đổi giữa hai đơn vị tiền tệ.
- Chênh lệch tỉ giá hối đoái: Là chênh lệch phát sinh từ việc trao đổi thực
tế hoặc quy đổi của cùng một số lượng ngoại tệ sang đơn vị tiền tệ kế toán
theo các tỷ giá hối đoái khác nhau.
- Tỉ giá hối đối cuối kì: Là tỷ giá hối đối sử dụng tại ngày lập các báo
cáo tài chính.
- Các khoản mục phi tiền tệ: Là các khoản mục không phải là các khoản
mục tiền tệ. Ví dụ như: TSCĐ, Hàng tồn kho…
Theo điều 2, thông tư số 179/2012/TT-BTC:
- Các khoản mục tiền tệ: Là tiền và các khoản tương đương tiền hiện có,
các khoản phải thu, hoặc nợ phải trả bằng một lượng tiền cố định hoặc có thể
xác định được, cụ thể bao gồm:
•Tiền hoặc các khoản tương đương tiền bằng ngoại tệ ( theo VAS 24:
tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn không quá 3 tháng có khả
SV: Phạm Thị Oanh

1
MSV: CQ522741


Đề án môn học
GVHD: Th.S. Nguyễn Hà Linh


năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có nhiều rủi
ro trong chuyển đổi thành tiền).
•Các khoản nợ phải thu, nợ phải trả có gốc ngoại tệ, ngoại trừ:
+ Các khoản trả trước cho người bán bằng ngoại tệ và các khoản chi phí
trả trước bằng ngoại tệ.
+ Các khoản doanh thu nhận trước bằng ngoại tệ.
•Các khoản đặt cọc, kí cược, kí quỹ bằng tiền hoặc tương đương tiền
bằng ngoại tệ được quyền nhận lại, các khoản nhận đặt cọc, kí cược, kí quỹ
bằng tiền hoặc tương đương tiền bằng ngoại tệ phải hồn trả.
•Các khoản đi vay, cho vay hoặc tiền gửi bằng ngoại tệ
- “Hoạt động ở nước ngồi” là các chi nhánh, cơng ty con, công ty liên
kết, công ty liên doanh, hợp tác kinh doanh, các hoạt động liên kết kinh doanh
khác của doanh nghiệp lập báo cáo mà hoạt động của các đơn vị này được
thực hiện ở một nước khác ngoài lãnh thổ Việt Nam.
1.2 Các trường hợp hạch toán liên quan đến ngoại tệ
1.2.1. Các giao dịch bằng ngoại tệ
Ghi nhận ban đầu
Một giao dịch bằng ngoại tệ là giao dịch được xác định bằng ngoại tệ
hoặc yêu cầu thanh toán bằng ngoại tệ, bao gồm các giao dịch phát sinh khi
một doanh nghiệp:
(a) Mua hoặc bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà giá cả được xác định
bằng ngoại tệ;
(b) Vay hoặc cho vay các khoản tiền mà số phải trả hoặc phải thu được
xác định bằng ngoại tệ;
(c) Trở thành một đối tác (một bên) của một hợp đồng ngoại hối chưa
được thực hiện;
(d) Mua hoặc thanh lý các tài sản; phát sinh hoặc thanh toán các khoản
nợ xác định bằng ngoại tệ;
(e) Dùng một loại tiền tệ này để mua, bán hoặc đổi lấy một loại tiền tệ

khác.
SV: Phạm Thị Oanh

2
MSV: CQ522741


Đề án môn học
GVHD: Th.S. Nguyễn Hà Linh

Một giao dịch bằng ngoại tệ phải được hạch toán và ghi nhận ban đầu
theo đơn vị tiền tệ kế toán bằng việc áp dụng tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền
tệ kế toán và ngoại tệ tại ngày giao dịch.
Tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch được coi là tỷ giá giao ngay.
Doanh nghiệp có thể sử dụng tỷ giá xấp xỉ với tỷ giá hối đoái thực tế tại ngày
giao dịch. Ví dụ tỷ giá trung bình tuần hoặc tháng có thể được sử dụng cho tất
cả các giao dịch phát sinh của mỗi loại ngoại tệ trong tuần, tháng đó. Nếu tỷ
giá hối đối dao động mạnh thì doanh nghiệp khơng được sử dụng tỷ giá
trung bình cho việc kế tốn của tuần hoặc tháng kế tốn đó.
Báo cáo tại ngày lập Bảng cân đối kế toán
Tại ngày lập Bảng cân đối kế toán:
(a) Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ phải được báo cáo theo tỷ giá
hối đoái cuối kỳ;
(b) Các khoản mục phi tiền tệ có gốc ngoại tệ phải được báo cáo theo tỷ
giá hối đoái tại ngày giao dịch;
(c) Các khoản mục phi tiền tệ được xác định theo giá trị hợp lý bằng ngoại tệ
phải được báo cáo theo tỷ giá hối đoái tại ngày xác định giá trị hợp lý.
Giá trị ghi sổ của một khoản mục được xác định phù hợp với các chuẩn
mực kế tốn có liên quan. Ví dụ hàng tồn kho được xác định theo giá gốc, tài
sản cố định được xác định theo nguyên giá cho dù giá trị ghi sổ được xác định

trên cơ sở giá gốc, nguyên giá hay giá trị hợp lý, giá trị ghi sổ được xác định
của các khoản mục có gốc ngoại tệ sau đó sẽ được báo cáo theo đơn vị tiền tệ
kế toán phù hợp với quy định của chuẩn mực.
Ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái
Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh tốn các khoản mục tiền
tệ có gốc ngoại tệ hoặc trong việc báo cáo các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại
tệ của một doanh nghiệp theo các tỷ giá hối đoái khác với tỷ giá hối đoái đã
SV: Phạm Thị Oanh

3
MSV: CQ522741


Đề án môn học
GVHD: Th.S. Nguyễn Hà Linh

được ghi nhận ban đầu, hoặc đã được báo cáo trong báo cáo tài chính trước,
được xử lý như sau:
(a) Trong giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của
doanh nghiệp mới thành lập, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh
toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ để thực hiện đầu tư xây dựng và
chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có
gốc ngoại tệ cuối năm tài chính được phản ánh luỹ kế, riêng biệt trên Bảng
Cân đối kế toán. Khi TSCĐ hoàn thành đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng thì
chênh lệch tỷ giá hối đối phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng được
phân bổ dần vào thu nhập hoặc chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian
tối đa là 5 năm.
(b) Trong giai đoạn sản xuất, kinh doanh, kể cả việc đầu tư xây dựng để
hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp đang hoạt động, chênh lệch tỷ giá
hối đoái phát sinh khi thanh tốn các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ và

đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính sẽ được
ghi nhận là thu nhập, hoặc chi phí trong năm tài chính
(c) Đối với doanh nghiệp sử dụng cơng cụ tài chính để dự phịng rủi ro
hối đối thì các khoản vay, nợ phải trả có gốc ngoại tệ được hạch tốn theo tỷ
giá thực tế tại thời điểm phát sinh. Doanh nghiệp không được đánh giá lại các
khoản vay, nợ phải trả có gốc ngoại tệ đã sử dụng cơng cụ tài chính để dự
phịng rủi ro hối đối.
Chênh lệch tỷ giá hối đối phát sinh được ghi nhận khi có sự thay đổi tỷ
giá hối đoái giữa ngày giao dịch và ngày thanh tốn của mọi khoản mục tiền
tệ có gốc ngoại tệ. Khi giao dịch phát sinh và được thanh toán trong cùng kỳ
kế toán, các khoản chênh lệch tỷ giá hối đối được hạch tốn trong kỳ đó.
Nếu giao dịch được thanh toán ở các kỳ kế toán sau, chênh lệch tỷ giá hối
đối được tính theo sự thay đổi của tỷ giá hối đoái trong từng kỳ cho đến kỳ
SV: Phạm Thị Oanh

4
MSV: CQ522741


Đề án mơn học
GVHD: Th.S. Nguyễn Hà Linh

giao dịch đó được thanh tốn
1.2.2. Các hoạt động tại nước ngồi
Các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ cũng phát sinh khi doanh nghiệp
chuyển đổi các báo cáo tài chính của hoạt động ở nước ngoài. Phương pháp
chuyển đổi tùy theo mức độ phụ thuộc về tài chính và hoạt động với doanh
nghiệp báo cáo. Với mục đích này, các hoạt động ở nước ngoài được chia
thành hai loại: “hoạt động ở nước ngồi khơng thể tách rời với hoạt động của
doanh nghiệp” và “cơ sở ở nước ngoài”.

- Hoạt động ở nước ngồi khơng thể tách rời với hoạt động của doanh
nghiệp báo cáo thực hiện hoạt động kinh doanh của mình như một bộ phận
của doanh nghiệp báo cáo. Ví dụ, hoạt động bán hàng nhập khẩu từ doanh
nghiệp ở nước ngoài và chuyển số tiền thu được về doanh nghiệp báo cáo.
Trong trường hợp này, sự thay đổi tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền báo cáo và
đồng tiền của nước có hoạt động ở nước ngồi, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lưu
chuyển tiền tệ từ hoạt động của doanh nghiệp báo cáo. Do đó, sự thay đổi tỷ
giá hối đoái ảnh hưởng đến từng khoản mục tiền tệ của hoạt động ở nước
ngoài hơn là khoản đầu tư thuần của doanh nghiệp báo cáo trong hoạt động
đó.
Từng khoản mục trong báo cáo tài chính của hoạt động ở nước ngoài
được chuyển đổi như giao dịch của hoạt động ở nước ngoài được thực hiệc
bởi doanh nghiệp báo cáo. Nguyên giá và khấu hao tài sản cố định được quy
đổi theo tỷ giá tại ngày mua tài sản. Nếu tài sản tính theo giá trị hợp lý thì sử
dụng tỷ giá tại ngày xác định giá trị hợp lý. Trị giá hàng tồn kho được quy đổi
theo tỷ giá tại thời điểm xác định trị giá hàng tồn kho. Khoản có thể thu hồi
hoặc giá trị có thể thực hiện của một tài sản được chuyển đổi theo tỷ giá thực
tế tại thời điểm các khoản này được xác định.
- Cơ sở ở nước ngoài là đơn vị hoạt động kinh doanh độc lập, có tư cách
SV: Phạm Thị Oanh

5
MSV: CQ522741


Đề án môn học
GVHD: Th.S. Nguyễn Hà Linh

pháp nhân ở nước sở tại, sử dụng đồng tiền của nước sở tại làm đơn vị tiền tệ
kế toán. Cơ sở này có thể cũng tham gia vào các giao dịch bằng ngoại tệ, bao

gồm cả giao dịch bằng đồng tiền báo cáo. Khi có một sự thay đổi tỷ giá hối
đối giữa đồng tiền báo cáo và đồng tiền của nước sở tại, chỉ có ảnh hưởng
nhỏ hoặc khơng ảnh hưởng trực tiếp đến hiện tại và tương lai của các luồng
tiền từ các hoạt động của cơ sở ở nước ngoài cũng như doanh nghiệp báo cáo.
Thay đổi tỷ giá hối đối ảnh hưởng đến khoản đầu tư rịng của doanh nghiệp
báo cáo hơn là đối với các khoản mục tiền tệ và phi tiền tệ riêng lẻ của cơ sở
ở nước ngồi.
Khi chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài để tổng hợp
vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp báo cáo phải tuân theo những quy
định sau:
a) Tài sản và nợ phải trả (cả khoản mục tiền tệ và phi tiền tệ) của cơ sở ở
nước ngoài được quy đổi theo tỷ giá cuối kỳ;
b) Các khoản mục về doanh thu, thu nhập khác và chi phí của cơ sở ở
nước ngồi được quy đổi theo tỷ giá tại ngày giao dịch. Trường hợp báo cáo
của cơ sở ở nước ngoài được báo cáo bằng đồng tiền của một nền kinh tế siêu
lạm phát thì doanh thu, thu nhập khác và chi phí được quy đổi theo tỷ giá cuối
kỳ;
c) Tất cả các khoản chênh lệch hối đoái khi chuyển đổi báo cáo tài chính
của cơ sở ở nước ngồi để tổng hợp vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp
báo cáo phải được phân loại như là vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp báo cáo
cho đến khi thanh lý khoản đầu tư thuần đó.
1.3 Hạch tốn ngoại tệ và chênh lệch tỉ giá hối đoái
1.3.1 Nguyên tắc hạch toán
- Đối với các doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán Việt Nam thì phải
quy đổi ngoại tệ thành tiền Việt Nam (VNĐ) để hạch tốn q trình ln
SV: Phạm Thị Oanh

6
MSV: CQ522741



Đề án môn học
GVHD: Th.S. Nguyễn Hà Linh

chuyển vốn. Nguyên tắc này địi hỏi khi có các nghiệp vụ kinh tế-tài chính
phát sinh liên quan đến ngoại tệ thì phải quy đổi ra VNĐ theo tỷ giá hối đoái
hợp lý để ghi sổ kế toán.
- Các doanh nghiệp phải mở sổ chi tiết để theo dõi các loại vốn bằng
tiền, các khoản phải thu, phải trả bằng ngoại tệ theo đơn vị nguyên tệ nhằm
cung cấp đầy đủ thông tin cho công tác quản lý ngoại tệ và điều chỉnh tỷ giá
kịp thời và chính xác. Số lượng ngoại tệ được theo dõi trên tài khoản ghi đơn
TK 007 “Ngoại tệ các loại”
Bên Nợ: Ngoại tệ thu
Bên Có: Ngoại tệ chi ra.
Tài khoản này mở chi tiết cho từng theo từng loại ngoại tệ và nơi quản lý
ngoại tệ (tại quỹ hay gửi ở ngân hàng).
- Khi có sự chênh lệch tỉ gía hối đối, kế tốn phải ghi nhận kịp thời
khoản chênh lệch đó. Cuối kì hạch tốn, trước khi xác định thu nhập thực tế
của doanh nghiệp, kế tốn phải thực hiện cơng tác điều chỉnh tỷ giá hối đoái.
1.3.2 Nguyên tắc xác định tỷ giá hối đoái
Điều quan trọng trong cơng tác hạch tốn ngoại tệ là việc xác định tỷ giá
hối đoái ngoại tệ để quy đổi ngoại tệ thành VNĐ khi ghi sổ các nghiệp vụ
kinh tế - tài chính lien quan đến ngoại tệ. Tỷ giá ngoại tệ thường xuyên biến
động khi đó sẽ kéo theo sự biến động giá trị của các khoản mục tiền tệ có gốc
ngoại tệ, việc xác định tỷ giá hối đối là cơng việc hết sức phức tạp. Trong
q trình hạch tốn các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến ngoại tệ thì kế tốn
phải quy đổi ra thành VNĐ theo các nguyên tắc sau:
- Đối với doanh thu, chi phí, tài sản hình thành có gốc là ngoại tệ thì sử
dụng tỷ giá bình quân liên ngân hàng ở thời điểm phát sinh nghiệp vụ để quy
đổi thành VNĐ

- Đối với ngoại tệ mua bằng tiền Việt Nam thì tỷ giá hối đối nhập quỹ là
giá mua thực tế.
SV: Phạm Thị Oanh

7
MSV: CQ522741


Đề án môn học
GVHD: Th.S. Nguyễn Hà Linh

- Đối với ngoại tệ thu được do bán hàng hoặc thu các khoản nợ thì tỷ giá
hối đối nhập vào là tỷ giá bình qn liên ngân hàng do ngân hàng cơng bố ở
thời điểm thu tiền.
- Khi ghi nhận các khoản vay, phải thu, phải trả bằng ngoại tệ thì tỷ giá
hối đối là tỷ giá bình qn lien ngân hàng do ngân hàng công bố tại thời
điểm ghi nhận nợ.
- Khi trả nợ hoặc thu nợ có gốc là ngoại tệ thì tỷ giá hối đối là tỷ giá đã
dùng để ghi nhận nợ ( nếu thời điểm thanh toán trong cùng một năm) hoặc tỷ
giá thực tế cuối năm trước ( nếu ở hai năm khác nhau).
- Đối với ngoại tệ tại quỹ hoặc gửi ngân hàng khi xuất ra thì tỷ giá hối
đối được xác định trên cơ sở tỷ giá thực tế của ngoại tệ nhập vào theo một
phương pháp thích hợp như nhập trước- xuất trước, nhập sau- xuất trước, tỷ
giá bình qn…( giống như tính giá NVL xuất kho).
1.3.3 Hạch toán thu chi ngoại tệ
a, Chứng từ sử dụng
- Hóa đơn mua hàng
- Hóa đơn bán hàng
- Hóa đơn mua bán ngoại tệ
- Phiếu chi ngoại tệ

- Phiếu thu ngoại tệ
- Biên lai thu tiền
- Giấy báo Nợ, Có
- Bản sao kê của ngân hàng kèm UNC, UNT, SCK..
- Bảng kiểm kê tiền (dùng cho ngoại tệ)
b, Tài khoản sử dụng
* Tài khoản 1112- Ngoại tệ: Phản ánh tình hình thu, chi, tăng, giảm tỷ
giá và tồn quỹ ngoại tệ tại quỹ tiền mặt theo giá trị quy đổi ra VNĐ
Bên Nợ:
- Các khoản ngoại tệ nhập quỹ
- Số ngoại tệ thừa ở quỹ phát hiện khi kiểm kê
- Chênh lệch tăng tỷ giá hối đối do đánh giá lại số dư cuối kì
Bên Có:
- Các khoản ngoại tệ xuất quỹ
SV: Phạm Thị Oanh

8
MSV: CQ522741


Đề án môn học
GVHD: Th.S. Nguyễn Hà Linh

- Số ngoại tệ thiếu hụt ở quỹ phát hiện khi kiểm kê
- Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối kì
Số dư Nợ: Ngoại tệ cịn tồn tại quỹ
* Tài khoản 1122- Ngoại tệ: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện tại
đang gửi tại ngân hàng bằng ngoại tệ các loại đã quy đổi ra đồng Việt Nam.
Bên Nợ:
- Các khoản ngoại tệ gửi vào ngân hàng

- Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kì
Bên Có:
- Các khoản ngoại tệ rút ra từ ngân hàng
- Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kì.
Số dư Nợ: Số ngoại tệ còn gửi tại ngân hàng.
*Tài khoản 007
Là tài khoản ghi đơn, tài khoản này theo dõi ngoại tệ thuộc vốn bằng tiền
theo đơn vị nguyên tệ.
Bên Nợ:
Phản ánh số ngoại tệ thu vào.
Bên Có:
Phản ánh số ngoại tệ chi ra
c, Phương pháp kế toán
- Khi mua ngoại tệ bằng tiền Việt Nam
Nợ TK 1112, 1122: Tỷ giá mua thực tế
Có TK 1111, 1121, 311: Tỷ giá mua thực tế
- Bán ngoại tệ thu bằng tiền Việt Nam
Nợ TK 1111, 1121: tỷ giá bán thực tế
Nợ tk 635: chênh lệch khi giá bán < giá xuất
Có TK 1112, 1122: Tỷ giá thực tế xuất quỹ
SV: Phạm Thị Oanh

9
MSV: CQ522741


Đề án mơn học
GVHD: Th.S. Nguyễn Hà Linh

Có TK 515: Chênh lệch khi giá bán > giá xuất

- Khi mua hàng hóa, dịch vụ thanh tốn bằng ngoại tệ:
Nợ TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 241, 623, 627, 641,
642,...Theo tỷ giá hối đoái ngày giao dịch
Nợ TK 133: Theo tỷ giá hối đoái ngày giao dịch
Nợ TK 635: Lỗ tỷ giá hối đối hoặc
Có TK 515: Lãi tỷ giá hối đối
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) Theo tỷ giá xuất quỹ
- Khi mua chịu hàng hóa, dịch vụ thanh toán…bằng ngoại tệ:
Nợ TK151, 152, 153, 156, 211, 213, 627, 641... Theo tỷ giá hối đoái
ngày giao dịch
Nợ TK 133: tỷ giá hối đối ngày giao dịch
Có TK 331, 311, 341, 342, 336,.. Theo tỷ giá hối đoái ngày giao
dịch.
- Vay tiền bằng ngoại tệ:
Nợ TK 1112, 1122: Tỷ giá thực tế
Có TK 311, 341: Tỷ giá thực tế
- Vay tiền bằng ngoại tệ để thanh toán nợ cho nhà cung cấp:
Nợ TK 331: Tỷ giá ghi sổ
Nợ TK 635: Lỗ tỷ giá hối đối
Có TK 515: Lãi tỷ giá hối đối
Có TK 311, 341: Tỷ giá thực tế
- Khi thanh toán nợ:
Nợ TK 311, 315, 331, 336, 341, 342,... Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán
Nợ TK 635: Lỗ tỷ giá hối đối
Có TK 515: Lãi tỷ giá hối đoái
SV: Phạm Thị Oanh

10
MSV: CQ522741



Đề án mơn học
GVHD: Th.S. Nguyễn Hà Linh

Có TK 111 (1112), 112 (1122): Tỷ giá xuất quỹ
- Khi phát sinh doanh thu, thu nhập khác bằng ngoại tệ:
Nợ TK 111(1112), 112(1122), 131,... Tỷ giá hối đối thực tế
Có TK 511, 711: Tỷ giá hối đối giao dịch thực tế
Có TK 33311(nếu có): Tỷ giá hối đối giao dịch thực tế.
- Khi bán chịu cho khách hàng ghi giá bằng ngoại tệ:
Nợ TK 131: tỷ giá thực tế
Có TK 511: tỷ giá thực tế
Có TK 3331: tỷ giá thực tế
- Khi thu được nợ phải thu:
Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) : Tỷ giá hối đoái thực tế
Nợ TK 635: Lỗ tỷ giá hối đối hoặc
Có TK 515: Lãi tỷ giá hối đối
Có các TK 131, 136, 138: Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán.
Đồng thời với các bút toán tăng, giảm ngoại tệ ta phải ghi đơn vào
TK 007 để theo dõi nguyên tệ trong đơn vị.
Để thuận tiện cho việc hạch toán ngoại tệ với những đơn vị có nhiều
nghiệp vụ phát sinh liên quan đến ngoại tệ, đơn vị có thể hạch tốn theo tỷ giá
hạch toán để phản ánh ngoại tệ các khoản vốn bằng tiền, cơng nợ phải thu
phải trả. Cuối năm, tài chính doanh nghiệp vẫn đánh giá lại như hạch toán
theo tỷ giá thực tế.
1.3.4 Hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đối
a, Chứng từ sử dụng
- Hóa đơn mua hàng
- Hóa đơn bán hàng
- Hóa đơn mua bán ngoại tệ

- Phiếu chi ngoại tệ
SV: Phạm Thị Oanh

11
MSV: CQ522741


Đề án môn học
GVHD: Th.S. Nguyễn Hà Linh

- Phiếu thu ngoại tệ
- Biên lai thu tiền
- Giấy báo Nợ, Có
- Bảng sao kê kèm theo UNC, UNT, SCK….
- Bảng kiểm kê tiền (dùng cho ngoại tệ)
b, Tài khoản sử dụng
* Tài khoản 413: Chênh lệch tỷ giá hối đoái:
Tài khoản này dùng để phản ánh số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh
trong hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động); chênh lệch tỷ giá
hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài
chính; khoản chênh lệch tỷ giá hối đối khi chuyển đổi báo cáo tài chính của
cơ sở ở nước ngồi và tình hình xử lý số chênh lệch tỷ giá hối đối đó.

Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 413 - Chênh lệch tỷ giá
hối đoái
Bên Nợ:
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc
ngoại tệ (lỗ tỷ giá) cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh, kể cả hoạt
động đầu tư XDCB (doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có cả hoạt động đầu
tư XDCB);

- Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá lại các khoản mục tiền
tệ có gốc ngoại tệ (lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước
hoạt động);
- Chênh lệch tỷ giá hối đối khi chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở
nước ngoài (lỗ tỷ giá);
- Kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại khoản mục tiền tệ
có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính (lãi tỷ giá) của hoạt động kinh doanh vào
doanh thu hoạt động tài chính;
SV: Phạm Thị Oanh

12
MSV: CQ522741


Đề án môn học
GVHD: Th.S. Nguyễn Hà Linh

- Kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá lại các
khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lãi tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB
(khi kết thúc giai đoạn đầu tư XDCB) vào doanh thu hoạt động tài chính, hoặc
phân bổ dần;
- Kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái khi chuyển đổi báo cáo tài chính
của cơ sở ở nước ngồi (lãi tỷ giá) vào doanh thu hoạt động tài chính khi
thanh lý khoản đầu tư thuần đó ở cơ sở nước ngồi.
Bên Có:
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc
ngoại tệ (lãi tỷ giá) cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh, kể cả hoạt
động đầu tư XDCB (doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có cả hoạt động đầu
tư XDCB);
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh, hoặc đánh giá lại các khoản mục

tiền tệ có gốc ngoại tệ (lãi tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn
trước hoạt động);
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái khi chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở
nước ngồi (lãi tỷ giá);
- Kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục
tiền tệ có gốc ngoại tệ (lỗ tỷ giá) cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh
vào chi phí tài chính;
- Kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh, hoặc đánh giá lại các
khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (khi
hoàn thành đầu tư giai đoạn trước hoạt động) vào chi phí hoạt động tài chính
hoặc phân bổ dần;
- Kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái khi chuyển đổi báo cáo tài chính
của cơ sở ở nước ngồi (lỗ tỷ giá) vào chi phí tài chính khi thanh lý khoản đầu
tư thuần đó ở cơ sở nước ngồi.
SV: Phạm Thị Oanh

13
MSV: CQ522741


Đề án môn học
GVHD: Th.S. Nguyễn Hà Linh

Tài khoản 413 “Chênh lệch tỷ giá hối đối” có thể có số dư bên Nợ hoặc
số dư bên Có.
Số dư bên Nợ:
- Số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh, hoặc đánh giá lại các khoản
mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn
trước hoạt động, chưa hoàn thành đầu tư) ở thời điểm lập Bảng CĐKT cuối
năm tài chính;

- Số chênh lệch tỷ giá hối đoái từ chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở
nước ngồi chưa xử lý ở thời điểm lập Bảng CĐKT cuối năm tài chính.
Số dư bên Có:
- Số chênh lệch tỷ giá hối đối phát sinh và đánh giá lại các khoản mục
tiền tệ có gốc ngoại tệ (lãi tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn
trước hoạt động, chưa hoàn thành đầu tư) ở thời điểm lập Bảng CĐKT cuối
năm tài chính;
- Số chênh lệch tỷ giá hối đối từ chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở
nước ngồi chưa xử lý ở thời điểm lập Bảng CĐKT cuối năm tài chính.
Tài khoản 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đối, có 3 Tài khoản cấp hai:
Tài khoản 4131 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài
chính: Phản ánh khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản
mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lãi, lỗ tỷ giá) cuối năm tài chính của hoạt động
kinh doanh, kể cả hoạt động đầu tư XDCB (doanh nghiệp kinh doanh có hoạt
động đầu tư XDCB).
Tài khoản 4132 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giai đoạn đầu tư
XDCB: Phản ánh khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh, và chênh lệch tỷ
giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lãi, lỗ tỷ giá) của
hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động, chưa hoàn thành đầu tư).
Tài khoản 4133 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái từ chuyển đổi báo cáo tài
SV: Phạm Thị Oanh

14
MSV: CQ522741


Đề án mơn học
GVHD: Th.S. Nguyễn Hà Linh

chính: Phản ánh khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái khi chuyển đổi báo cáo tài

chính của cơ sở ở nước ngồi hoạt động độc lập.
*Tài khoản 242 - Chi phí trả trước dài hạn
Bổ sung nội dung phản ánh của Tài khoản 242 - Chi phí trả trước dài hạn:
Bên Nợ: Phản ánh số kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và
chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ
(trường hợp lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt
động) khi hồn thành đầu tư.
Bên Có: Phản ánh số phân bổ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và
đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lỗ tỷ giá) của hoạt động
đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động) khi hoàn thành đầu tư vào chi phí
tài chính.
Số dư bên Nợ: Phản ánh chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh, hoặc đánh
giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư
XDCB (giai đoạn trước hoạt động) khi hoàn thành đầu tư chưa xử lý tại thời
điểm lập Bảng CĐKT cuối năm tài chính.
Doanh nghiệp phải mở sổ chi tiết theo dõi riêng biệt chênh lệch tỷ giá
hối đoái (lỗ tỷ giá) phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động của hoạt động
đầu tư XDCB chưa phân bổ.
*Tài khoản 3387 - Doanh thu chưa thực hiện
Bổ sung nội dung phản ánh của Tài khoản 3387 - Doanh thu chưa thực hiện:
Bên Nợ:
Phản ánh số phân bổ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh, và đánh giá lại
các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lãi tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB
(giai đoạn trước hoạt động) đã hoàn thành vào doanh thu hoạt động tài chính
trong kỳ.
Bên Có:
SV: Phạm Thị Oanh

15
MSV: CQ522741



Đề án môn học
GVHD: Th.S. Nguyễn Hà Linh

Phản ánh số kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá
lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (trường hợp lãi tỷ giá) của hoạt động
đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động) khi hoàn thành đầu tư để phân bổ
dần vào doanh thu hoạt động tài chính.
Số dư Bên Có:
Phản ánh chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh, và đánh giá lại các khoản
mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lãi tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn
trước hoạt động) khi hoàn thành đầu tư chưa xử lý tại thời điểm lập Bảng
CĐKT cuối năm tài chính.
Doanh nghiệp phải mở sổ kế toán chi tiết theo dõi riêng biệt về chênh
lệch tỷ giá hối đoái (lãi tỷ giá) chưa phân bổ.
*Tài khoản 515 - Doanh thu hoạt động tài chính
Bổ sung nội dung phản ánh của Tài khoản 515 - Doanh thu hoạt động tài
chính:
Bên Nợ:
- Kết chuyển số phân bổ chênh lệch tỷ giá hối đoái của hoạt động đầu tư
XDCB (lãi tỷ giá) (giai đoạn trước hoạt động, khi hoàn thành đầu tư) để xác
định kết quả kinh doanh.
- Kết chuyển khoản xử lý chênh lệch tỷ giá hối đối từ chuyển đổi báo
cáo tài chính của hoạt động ở nước ngoài để xác định kết quả kinh doanh.
Bên Có:
- Phản ánh số phân bổ chênh lệch tỷ giá hối đoái của hoạt động đầu tư
XDCB (lãi tỷ giá) (giai đoạn trước hoạt động) đã hoàn thành đầu tư vào
doanh thu hoạt động tài chính;
- Phản ánh khoản xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái từ chuyển đổi báo cáo tài

chính của hoạt động ở nước ngồi vào doanh thu hoạt động tài chính.
SV: Phạm Thị Oanh

16
MSV: CQ522741


Đề án môn học
GVHD: Th.S. Nguyễn Hà Linh

*Tài khoản 635 - Chi phí tài chính
Bổ sung nội dung phản ánh của Tài khoản 635 - Chi phí tài chính:
Bên Nợ:
- Phản ánh số phân bổ chênh lệch tỷ giá hối đoái của hoạt động đầu tư
XDCB (lỗ tỷ giá) (giai đoạn trước hoạt động) đã hoàn thành đầu tư vào chi
phí tài chính;
- Phản ánh khoản xử lý chênh lệch tỷ giá hối đối từ chuyển đổi báo cáo
tài chính của hoạt động ở nước ngoài (lỗ tỷ giá) vào chi phí tài chính.
Bên Có:
- Phản ánh số kết chuyển khoản xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái của hoạt
động đầu tư XDCB (lỗ tỷ giá) (giai đoạn trước hoạt động) đã hoàn thành đầu
tư để xác định kết quả kinh doanh;
- Phản ánh khoản xử lý chênh lệch tỷ giá hối đối từ chuyển đổi báo cáo
tài chính của hoạt động ở nước ngoài (lỗ tỷ giá) để xác định kết quả kinh
doanh.
Số dư Nợ: Phản ánh số ngoại tệ thuộc vốn bằng tiền hiện có.
c, Phương pháp kế toán
Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh tốn các khoản mục tiền tệ
có gốc ngoại tệ của một doanh nghiệp theo các tỷ giá hối đoái khác với tỷ giá
hối đoái đã được ghi nhận ban đầu hoặc đã được báo cáo trong báo cáo tài

chính trước, được xử lý tùy vào từng trường hợp:
* Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái của nghiệp vụ ngoại tệ trong thời
kỳ doanh đang hoạt động sản xuất kinh doanh
Trong giai đoạn sản xuất, kinh doanh, kể cả việc đầu tư xây dựng để
hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp đang hoạt động, chênh lệch tỷ giá
hối đoái phát sinh từ các giao dịch bằng ngoại tệ của các khoản mục tiền tệ có
gốc ngoại tệ sẽ được hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí
SV: Phạm Thị Oanh

17
MSV: CQ522741


Đề án mơn học
GVHD: Th.S. Nguyễn Hà Linh

tài chính trong năm tài chính.
Một số nghiệp vụ chủ yếu:
- Bán ngoại tệ thu bằng tiền Việt Nam
Nợ TK 1111, 1121: tỷ giá bán thực tế
Nợ tk 635: chênh lệch khi giá bán < giá xuất
Có TK 1112, 1122: Tỷ giá thực tế xuất quỹ
Có TK 515: Chênh lệch khi giá bán > giá xuất
- Khi mua hàng hóa, dịch vụ thanh toán bằng ngoại tệ:
Nợ TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 241, 623, 627, 641, 642,
133,...Theo tỷ giá hối đoái ngày giao dịch
Nợ TK 635: Lỗ tỷ giá hối đối hoặc Có TK 515: Lãi tỷ giá hối đối
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) Theo tỷ giá xuất quỹ
- Khi thanh toán nợ:
Nợ TK 311, 315, 331, 336, 341, 342,... Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán

Nợ TK 635: Lỗ tỷ giá hối đối hoăc Có TK 515: Lãi tỷ giá hối đối
Có TK 111 (1112), 112 (1122): Tỷ giá xuất quỹ
- Khi thu được nợ phải thu:
Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) : Tỷ giá hối đoái thực tế
Nợ TK 635: Lỗ tỷ giá hối đối hoặc Có TK 515: Lãi tỷ giá hối đối
Có các TK 131, 136, 138: Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán.
* Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối
kỳ kế toán (quý, bán niên, năm):
1. Cuối kỳ kế toán, doanh nghiệp phải đánh giá lại số dư tiền mặt, tiền
gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu, nợ phải trả có gốc ngoại tệ ra
“đồng Việt Nam” theo tỷ giá hối đối cuối kì do Ngân Hàng Nhà nước cơng
bố. Khoản chênh lệch tỷ giá hối đối do việc đánh giá lại số dư cuối kỳ sau
khi bù trừ chênh lệch tăng và chênh lệch giảm, số chênh lệch cịn lại được
hạch tốn vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính trong kỳ.
SV: Phạm Thị Oanh

18
MSV: CQ522741


Đề án môn học
GVHD: Th.S. Nguyễn Hà Linh

2. Doanh nghiệp không được chia lợi nhuận hoặc trả cổ tức trên lãi chênh lệch
tỷ giá do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ kế toán của các khoản mục tiền tệ
có gốc ngoại tệ.
- Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái:
Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122), 131, 136, 138, 311, 315, 331, 341,
342,...
Có TK 413: Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131, 4132).

- Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái:
Nợ TK 413- Chênh lệch tỷ giá hối đối (4131, 4132)
Có các TK 111(1112), 112(1122), 131, 136, 138, 311, 315, 331,
341,342,...
- Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm
Đối với các khoản mục tiền tệ của hoạt động sản xuất kinh doanh, và
hoạt động đầu tư xây dựng của doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh.
Kết chuyển lãi chênh lệch tỷ giá hối đối:
Nợ TK 4131
Có TK 515.
Kết chuyển lỗ chênh lệch tỷ giá hối đối:
Nợ TK 635
Có TK 4131.
* Xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giai đoạn đầu tư
xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mới thành lập,
chưa đi vào hoạt động:
Trong giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh
nghiệp mới thành lập, chưa đi vào hoạt động, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát
sinh khi thanh tốn các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ để thực hiện đầu tư
xây dựng và chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi đánh giá lại các khoản
SV: Phạm Thị Oanh

19
MSV: CQ522741


Đề án môn học
GVHD: Th.S. Nguyễn Hà Linh

mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính được phản ánh luỹ kế, riêng

biệt trên Bảng cân đối kế toán. Khi tài sản cố định hoàn thành đầu tư xây
dựng đưa vào sử dụng thì chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong giai đoạn
đầu tư xây dựng (sau khi bù trừ số chênh lệch tăng và chênh lệch giảm) được
phân bổ dần vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính, thời
gian phân bổ khơng q 5 năm kể từ khi cơng trình đưa vào hoạt động.
- Mua hàng hóa dịch vụ, TSCĐ, thiết bị, lắp đặt:
Nợ các TK 151, 152, 211, 213, 241,...Tỷ giá hối đoái ngày giao dịch
Nợ TK 4132: Lỗ tỷ giá hối đối hoặc Có TK 4131: Lãi tỷ giá hối đối
Có các TK 111 (1112), 112 (1122): Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán.
- Khi thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ:
Nợ các TK 311, 315, 331, 336, 341, 342,... Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán
Nợ TK 4132: Lỗ tỷ giá hối đối hoặc Có TK 4132: Lãi tỷ giá hối đối
Có các TK 111 (1112), 112 (1122): Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán.
- Hàng năm, chênh lệch tỷ giá thực hiện phát sinh trong giai đoạn đầu tư
xây dựng được phản ánh luỹ kế trên TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đối
(4132) cho đến khi hồn thành đầu tư XDCB.
- Kết thúc giai đoạn đầu tư xây dựng kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối
đoái đã thực hiện của hoạt động đầu tư trên TK 4132 tính ngay vào chi phí tài
chính, hoặc doanh thu hoạt động tài chính, hoặc kết chuyển sang TK 242 nếu
lỗ tỷ giá; hoặc TK 3387 nếu lãi tỷ giá để phân bổ trong thời gian tối đa là 5
năm, ghi:
Nợ TK 4132
Có TK 3387: Lãi tỷ giá hối đoái.
Hoặc
Nợ TK 242: Lỗ tỷ giá hối đoái
SV: Phạm Thị Oanh

20
MSV: CQ522741



Đề án mơn học
GVHD: Th.S. Nguyễn Hà Linh

Có TK 4132.
Bút tốn phân bổ:
Nợ TK 635 Lỗ tỷ giá hối đối
Có TK 242.
Hoặc
Nợ TK 3387
Có TK 515: Lãi tỷ giá hối đoái.
* Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái khi hợp nhất báo cáo tài chính của
các hoạt động, các cơ sở ở nước ngồi vào báo cáo tài chính của doanh
nghiệp:
1. Chênh lệch tỷ giá hối đoái do chuyển đổi báo cáo tài chính các hoạt động ở
nước ngồi sang đơn vị tiền tệ kế toán doanh nghiệp Việt Nam được hạch
tốn vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính của doanh
nghiệp.
2. Chênh lệch tỷ giá hối đối do chuyển đổi báo cáo tài chính cơ sở ở nước
ngoài sang đơn vị tiền tệ kế toán doanh nghiệp Việt Nam được phản ánh luỹ
kế, riêng biệt trên Bảng cân đối kế toán cho đến khi thanh lý cơ sở ở nước
ngồi và khi đó chênh lệch tỷ giá hối đoái sẽ được hạch toán vào doanh thu
hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính của doanh nghiệp.
- Khi hợp nhất báo cáo tài chính của cở sở ở nước ngoài hoạt động độc
lập để tổng hợp vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp báo cáo, nếu phát
sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái khi chuyển đổi báo cáo tài chính, ghi:
Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đối
Có các TK có liên quan.
Hoặc
Nợ các TK có liên quan

Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái.
SV: Phạm Thị Oanh

21
MSV: CQ522741


Đề án môn học
GVHD: Th.S. Nguyễn Hà Linh

- Khi xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái luỹ kế đã bị hỗn lại do chuyển đổi
báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài hoạt động độc lập, khi hợp nhất báo
cáo tài chính của doanh nghiệp báo cáo tại thời điểm thanh lý khoản đầu tư
này, ghi:
Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đối (4133)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.
Hoặc
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4133).
* Xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái thời kỳ giải thể, thanh
lý doanh nghiệp:
Trong giai đoạn giải thể, thanh lý doanh nghiệp, chênh lệch tỷ giá hối
đoái phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ của các khoản mục tiền tệ có gốc
ngoại tệ sẽ được hạch toán vào thu nhập thanh lý hoặc chi phí thanh lý doanh
nghiệp.

SV: Phạm Thị Oanh

22
MSV: CQ522741



Đề án môn học
GVHD: Th.S. Nguyễn Hà Linh

SV: Phạm Thị Oanh

23
MSV: CQ522741


×