Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

HÌNH PHẠT tử HÌNH TRONG LUẬT HÌNH sự VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.57 KB, 27 trang )

BÀI TẬP LỚN
CHUYÊN NGHÀNH: LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
ĐỀ TÀI: HÌNH PHẠT TỬ HÌNH TRONG LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM

LỚP

:48B3_CHÍNH TRỊ -LUẬT

MỞ ĐẦU
1


1.Lý do chọn đề tài:
_Tử hình là một trong những hình phạt có lịch sử lâu đời và
nghiêm khắc nhất trong luật hình sự .Trải qua hàng nghìn măm tồn
tại ,hình phạt tử hình đã thể hiện và phát huy vai trò đặc biệt quan
trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội .Tuy nhiên ,khi xã
hội ngày càng phát triển cuộc sống con người đặc biệt được coi
trọng , ý thức pháp luật của người dân nâng cao,xã hội thiết lập
dược cơ chế kiểm soát hành vi của con người hiệu quả nhất.
_Tội phạm có nhiều loại khác nhau,mỗi loại tội phạm khi xảy
ra trong thực tế lại có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội
nhất định.Xuất phát từ yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm
cần phải có hệ thống hình phạt thể hiện chính sách hình sự của nhà
nước.
_Quyền sống là quyền tự nhiên của con người .Tử hình lại
tước bỏ đi quyền sống đó khi người đó bị kết án .khi áp dụng hình
phạt tử hìnhvới người phạm tội ,nhà nước đã loại bỏ hoàn toàn sự
tồn tại của họ trong xã hội vì lợi ích chung của cả xã hội .
_Hình phạt tử hình là một trong những cơng cụ sắc bén ,hữu


hiệu khi loại bỏ khả năng phạm tội mới của người bị kết án. Đối
với những người ý thức pháp luật cịn kém trong xã hội ,tử hình có
tác dụng răn đe mạnh mẽ,ngăn ngừa họ đi vào con đường phạm tội
.Góp phần đắc lực vào việc bảo vệ độc lập ,chủ quyền ,thống nhất
và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc việt nam xã hội chủ nghĩa ,bảo vệ
lợi ích của nhà nước,bảo vệ quyến và lợi ích hợp pháp của cơng
dân,tổ chức ,góp phần duy trì trật tự ,an toàn xã hội ,trật tự quản lý
kinh tế ,bảo đảm cho mọi người được sống trong một môi trường
xã hội và sinh thái an tồn,lành mạnh mang tính nhân văn cao.
Đồng thời cịn góp phần tích cực loại bỏ những yếu tố gây cản trở
cho tiến trình đổi mới và sự nghiệp cơng nghiệp háo ,hiện đại hố
đất nước với mục tiêu dân giàu ,nước mạnh,xã hội công bằng ,văn
minh.
_Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam là nhà nước
dân chủ,nhà nước của dân, do dân và vì dân.Nên ngun tắc nhân
đạo ln được đặt lên hàng đầu .Ngay trong quy định về hình phạt
2


tử hình cũng thể hiện tính nhân đạo sâu sắc đó.Nó thể hiện tính
tiến bộ vượt xa so với các loại hình nhà nước trước kia.
_Hiện nay vấn đề hình phạt tử hình đang là một vấn đề nóng
bỏng và được sự quan tâm nhiều nhất của các cấp chính quyền của
đảng và nhà nước, của cả người dân tong và ngoài nước.Thời gian
gần đây đã diễn ra hàng loạt các hội nghị, hội thảo,các cuộc họp
trong nước cũng như quốc tế về vấn đề nen hay không nên bỏ án tử
hình ở việt nam.Và việc nhà nước VIỆT NAM đưa ra dự thảo giảm
bớt tội danhatrong hinh phạt tử hình.
_hình phạt tử hình trong luật hình sự việt nam năm 1999 có
những điểm tiến bộ sâu sắc và nhiều giá trị to lớn, đang và sẽ tiếp

tục được các nhà khoa học nghiên cứu làm sáng tỏ.Tơi muốn góp
một phần , để các nhà nghiên cứu tiếp tục đi sâu vào nghiên cứu
vấn đề hình phạt tử hình trong luật hình sự việt nam hơn nữa, để
tim ra lời giải đáp cho vấn đề nên hay không nên bỏ án tử hình ở
nước ta hiện nay.
Từ những lý do trên đây tơi quyết định chọn đề tài “hình phạt
tử hình trong luật hình sự việt nam”, để nghiên cứu với dụng ý đi
sâu và thấy rõ vai trò cần thiết cũng như đặc biệt quan trọng của
hình phạt tử hình trong hệ thống hình phạt .Hình phạt tử hình tuy
nghiêm khắc nhưng cũng thể hiện rõ giá trị nhân văn ,nhân đạo
thông qua nhiêu quy định nhằm giảm nhẹ hoặc hạn chế khung hình
phạt tử hình.
Do năng lực cịn hạn chế lại bước đầu tập duyệt nghiên cứu
khoa học nên đề tài này của tơi hẵng cịn nhiều thiếu sót,mong
được q thầy cơ giúp đỡ và đóng góp ý kiến để những lần sau
nghiên cứu được tốt hơn.
2.Tình hình nghiên cứu:
Hình phạt tử hình trong luật hình sự việt nam 1999 đã có
nhiều điểm tiến bộ hơn so với các quy định luật về tử hình trước đó
.Thể hiện sâu sắc tinh thần nhân văn ,nhân đạo của nhà nước xã
hội chủ nghĩa việt nam.
Dù hình phạt tử hình đã có từ rất lâu đời song đến nay nó vẫn
là vấn đề gây nhiều tranh cãi,và đang có nhiều luồng ý kiến trái
ngược nhau.
3


Hình phạt tử hình đã được đề cập và được nghiên cứu ở rất
nhiều đề tài thuộc cấp trường, cấp bộ …và đề tài cho các nghiên
cứu sinh học vị thạc sĩ,tiến sĩ, giáo sư.Ngồi ra cịn có rất nhiều các

bài viết của các nhà luật sư ,tiến sĩ ,giáo sư đăng trên các tạp
chí.Thậm chí vấn đề này con được đề cập tới trong các cuốn sách
nghiên cứu về luật của một số học giả trong và ngoài nước.
Tuy đã có nhiều bài viết ,nhiều đề tài ,tác phẩm nóiđến hình
phạt tử hình trong luật hình sự việt nam,nhưng thiết nghĩ chưa có
một đề tài nào đi sâu nghiên cứu kĩ hình phạt tử hình ở góc độ tồn
diện .Nên tôi mạnh dạn đưa ra đề tài này để cùng góp sức đi
sâu,tìm hiểu rõ “hình phạt tử hinh”.
3.Phương pháp nghiên cứu
_chúng tôi khi nghiên cứu đã dựa vào các văn bản luật,các bộ
luật,những tác phẩm viết về hình phạt tử hình,cũng như các bài
viết tạp chí viết về vấn đề này.Từ đó tập hợp hố những vấn đề liên
quan rồi đưa ra những điểm cần chú ý.
_Dựa vào một số phương pháp nghiên cứu đề tài về luật và
đưa ra hướng nghiên cứu phù hợp .Căn cứ vào các tài liệu khoa
học về lịch sử ,về pháp luật được nhiều nhà khoa học trong và
ngoài nước nghiên cứu để có được hướng đi đúng cho đề tài.
_Trong đề tài có sử dụng một số phương pháp như: phân tích ,tổng
hợp,thống kê,so sanh và phương pháp lịch sử.
4.Nhiệm vụ, đối tượng nghiên cứu:
_Đề tài nhằm giải quyết các vấn đề sau:
Làm rõ một số lý luận chung về hình phạt tử hình.
So sánh vấn đề áp dụng hình phạt tử hình được quy định
trong bộ luật hình sự việt nam 1999 so với các thời kì trước đó và
một số nước trên thế giới.
Vể mặt thời gian: bộ luật hình sự được ban hành vào năm
1999
Về mặt khơng gian: -các văn bản luật được ban hành ở việt
nam
-một số văn bản luật quốc tế,liên hợp

quốc,của các nước phương tây.
5. Đóng góp của đề tài:
4


Thơng qua đề tài này tơi chỉ góp một phần nhỏ vào việc làm
rõ hơn một số lý luận chung về hình phạt tử hình,cũng như giá trị
sâu săc ,tiến bộ ,của quy định hình phạt tử hình trong luật hình sự
việt nam 1999 và thực trạng áp dụng.
Đề tài mở ra một hướng mới cho các nhà nghiên cứu về hình
phạt tử hình trong luật hình sự việt nam ,tiếp tục nghiên cứu sâu
hơn nữa luật hình sự việt nam.hay có cai nhin mơi hơn về hình
phạt tử hình.
6.Bố cục của đề tài:
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận của đề tài.Thì đề tài cịn
có 2 phần lớn nằm ở 2 chương nhằm đi sâu làm rõ vấn đề hình
phạt tử hình trong luật hình sự việt nam.
Chương 1:Những vấn đề lý luận chung về hình phạt tử hình
trong luật hình sự việt nam.
Chương 2:Thực trạng áp dụng hình phạt tử hình ở nước ta.

CHƯƠNG 1

5


Những vấn đề lý luận chung về hình phạt tử hình trong
luật hình sự việt nam.
1.Hình phạt và hệ thống hình phạt trong luật hình sự việt
nam 1999

1.1)khái niệm hình phạt:
Luật hình sự mang đặc tính riêng của nó, đó là nêu ra cụ thể
những hậu quả có thể xảy ra cho những ai không chấp hành
nghiêm chỉnh và nêu ra các yếu tố cấu thành tội .Những hậu quả
đươc quy định chính là các hình phạt được áp dụng tuỳ theo mức
độ hành vi tội phạm mà người phạm tội gây ra.
Trong lịch sự lập pháp hình sự nước ta từ trước cho tới nay
,khái niệm hình phạt lần đầu tiên được quy định tại Điều 26 BLHS
năm 1999: “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất
của Nhà nước tước bỏ hoặc hạn chế quyền lợi ích của người phạm
tội .
Hình phạt được quy định trong BLHS và do tồ án quyết
định”.
Từ đó ta rút ra một số đặc điểm về hình phạt:
_Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất trong
hệ thống các biện pháp cưỡng chế của nhà nước.Tính nghiêm khắc
của hình phạt thể hiện ở chỗ người bị kết án bị tước bỏ hoặc bị hạn
chế quyền tự do,quyền về tài sản ,về chính trị thậm chí là quyền
sống.Bên cạnh đó hình phạt cũng để lại hậu quả pháp lý là án tích
cho người bị kết án trong thời hạn nhất định theo quy định của
pháp luật.
Ở mỗi chế độ khác nhau, nội dung giai cấp ,tích chất mức độ
trừng trị của hình phạt áp dụng đối với người đã xâm hại tới các
diều kiện tồn tại của các nhà nước được các nhà nước quy dfdịnh
rất khác nhau.Ví dụ:Quốc triều hình luật (Bộ luật triều nhà Lê ban
hành măn 1483) thì tính trừng trị của hình phạt được quy định rất
dã man ,hà khắc,mang tính nhục hình,gây đau đớn ,hạ thấp phẩm
giá danh dự của con người.

6



_Trong mọi trường hợp khơng được áp dụng hình phạt đối
với những hành vi không được BLHS quy định là tội phạm và tất
nhiên cũng không được áp dung một loại hình phạt nào đó nếu
hình phạt ấy khơng được quy định trong hệ thống hình phạt hoặc
khơng được quy định trong chêt tài của điều luật mà hành vi bị xử
phạt thoả mãn.
Điều 127 hiến pháp năm 1992 quy định: “toà án nhân dân tối
cao, các toà án nhân dân địa phương,các toà án quân sự ,và các
toà án khác do luật địnhlà những cơ quan xét xử của nước cộng
hồ XHCN Việt nam”.Ngồi tồ án khơng có cơ quan nào khác có
quyền quyết định hình phạt .
_Hình phạt chỉ có thể áp dụng đối với người đã thực hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm .Khẳng định hình
phạt khơng thể được áp dụng đối với các thành viên trong gia đình
hoặc những người thân khác của người phạm tội ,luật hình sự việt
nam khơng cho phép việc chấp hành hình phạt thay cho người
phạm tội cho dù là hoàn toàn tự nguyện .
1.2)Mục đích của hình phạt:
Điều 27 BLHS quy định: “Hình phạt khơng chỉ nhằm trừng
trị người phạm tội mà cịn giáo dục họ trở thành người có ích cho
xã hội ,có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống
XHCN, ngăn ngừa họ phạm tội mới.Hình phạt cịn nhằm giáo dục
người khác tơn trọng pháp luật , đấu tranh phịng ngừa và chống tội
phạm”.
Hình phạt có 2 mục đích chính là phịng ngừa riêng và phịng
ngừa chung., đây là 2 mặt của thể thống nhất hình phạt .Chỉ coi
trọng mặt này hay mặt kia đều có thể dẫn đến vi phạm nguyên tắc
pháp chế XHCN khi quyết định hình phạt và làm cho mục đích

hình phạt bị triệt tiêu.Nếu quá coi trọng mặt trừng trị sẽ dẫn đến
việc quýet ddinhj hình phạt quá nặng ,xâm hại đến quyền và lợi ích
hợp pháp của người bị kết án,làm mất đi những điều kiện thuận lợi
để giáo dục người phạm tội .Ngược lại nếu quá coi trọng việc giáo
dục sẽ dẫn đến việc quyết định hình phạt quá nhẹ khơng tương
xứng với tính chất mức độ của hành vi phạm tội , đồng thời làm
mất đi lòng tin của nhân dân đối với sự công bằng của pháp luật .
7


1.2)Hệ thống hình phạt:
Hệ thống hình phạt bao gồm những hình phạt được quy định
trong luật hình sự ,có phương thức liên kết với nhau thoe trật tự
nhất định.
Các yếu tố cấu thành hệ thống hình phạt trong luật hình sự là
những hình thức hình phạt cụ thể với nội dung và điều kiện áp
dụng được quy định trong luật .Số lượng các hình thức hình phạt
của cá nước có thể khơng giống nhau ,thậm chí của mỗi nước ở các
thời kì khác nhau cũng khác nhau.Nội dung và điều kiện áp dụng
của mỗi hình thức hình phạt do sự chuyển biến của hoàn cảnh và
điều kiện xã hội ,do yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội
phạm cũng có thể thay đổi .
Hiệu quả của hình phạt phụ thuộc vào nhiều yếu tố ,trong đó
có tính hệ thống của các hình thức hệ thống hình phạt và mối quan
hệ trực tiếp của nó với các biện pháp tư pháp được quy định trong
luật hình sự .
Hệ thống hình phạt được hình thành từ hình phạt chính và
hình phạt bổ sung quy định từ Điều 28 đến Điều 40 của bộ luật
hình sự .Hình phạt chính bao gồm:Cảnh cáo,phạt tiền,cải tạo
khơng giam giữ ,trục xuất,tù có thời hạn ,tù chung thân,tử hình

.Hình phạt bổ sung gơm:Cấm đảm nhiệm chức vụ,cấm hành nghề
hoặc làm công việc nhất định,cấm cư trú, quản chế ,tước một số
quyền công dân,tịch thu tài sản,phạt tiền và trục xuất(khi khơng áp
dụng hình phạt chính).
Căn cứ chủ yếu để phân biệt hình phạt chính với hình
phạt bổ sung là khả năng áp dụng hình phạt đối với mỗi tội
phạm .Hình phạt chính được tun độc lập và mỗi tội phạm chỉ có
thể bị tun một hình phạt chính .Hình phạt bổ sung khơng thể
tun độc lập mà chỉ có thể tun kèm với hình phạt chính . Đối
với mỗi tội phạm ,kèm thoe hình phạt chính có thể tun mọt
,nhiều,khơng hình phạt bổ sung nào cả.Tồ án có thể lựa chọn hình
phạt phù hợp với tính chất ,mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội
phạm và nhân thân người phạm tội .

8


Các hình phạt trong luật hình sự việt nam liên kết chặt chẽ
với nhau.Ngồi sự liên kết giữa hiịnh phạt chính và hình phạt bổ
sung,chúng cịn được sắp xếp theo thứ tự tăng dần về mức độ
nghiêm khắc .Trật tự này thể hiện chính sách hình sự của Nhà nước
ta là kết hợp giáo dục ,thuyết phục,cưỡng chế.
2.Hình phạt tử hình:
Tử hình là một trong những hình phạt có lịch sử lâu đời và
nghiêm khắc nhất trong luật hình sự. Trải qua hàng nghìn năm tồn
tại, hình phạt tử hình đã thể hiện và phát huy vai trò đặc biệt quan
trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Tuy nhiên, khi xã
hội ngày càng phát triển, quyền sống của con người đặc biệt được
coi trọng, ý thức pháp luật của người dân nâng cao, xã hội thiết lập
được cơ chế kiểm soát hành vi của con người hiệu quả... thì việc

duy trì hay bãi bỏ hình phạt tử hình đang là vấn đề được quan tâm
ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Hình phạt tử hình trên thế giới được áp dụng từ rất xa xưa
.Chúng ta có thể tìm thấy tử hình được quy định trong bộ luật hammu-ra-bi(của Babylon khoảng 1750 TCN).Từ sau đế chế LA MÃ
sụp đổ đánh dấu cho sự bắt đầu của thời kì hiện đại tử hình được
áp dụng phổ biến ở toàn châu âu và các nước khác trên thế giới.
Ở việt nam hình phạt tử hình cũng được biết đến từ rất lâu
ngay trong thế kỷ thứ 15 với bộ luật Quốc triều hình luật của nhà lê
1843 .Sau này là “ Hoàng việt luật lệ” thời Gia long ,lần lượt các
văn bản pháp luật khác ra đời va đến nay là BLHS 1999.
Điều 35 BLHS 1999 quy định: “Tử hình là hình phạt đặc biệt
có nội dung cưỡng chế nghiêm khắc nhất tước bỏ quyền sống của
người bị kết án ,chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt
nghiêm trọng”.
Tử hình chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm
trọng ,gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội .Nhưng tử hình không
phải là sự trả thù của nhà nước mặc dù nó đã thể hiện tới mức tối
đa khả năng trừng trị người phạm tội .Tử hình khơng đặt ra mục
đích cải tạo và giáo dục người bị kết án .Tuy nhiên ,tử hình vẫn có
mục đích phịng ngừa riêng ,loại bỏ khả năng phạm tội mới của
người bị kết án. Đối với những người ý thức pháp luật còn kém
9


trong xã hội ,tử hình có tác dụng răn đe mạnh mẽ,ngăn ngừa họ đi
vào con đường phạm tội .Từ thực tiễn xét xử cho thấy,tử hình chỉ
được áp dụng trong trường hợp phạm tội gây ra hậu quả đặc biệt
nghiêm trọng cho an ninh quốc gia,trật tự xã họi …có ảnh hưởng
rất xấu đến xã hội ,bị dư luận xã hội lên án kịch liệt.Tính chất đặc
biệt của tử hình con được thể hiện trong chế độ thi hành án theo

luật tố tụng hình sự (Điều 228, Điều 229).
Theo Điều 35 BLHS quy định thì: “Khơng áp dụng hình phạt
tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội , đối với phụ nữ có
thai,phụ nữ đang ni con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc
khi xét xử .
Khơng thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai ,phụ nữ
đang ni con dưới 36 tháng tuổi .Trong trường hợp này ,hình phạt
tử hình chuyển thành tù chung thân”.
Người chưa thành niên phạm tội ,phụ nữ co thai hoặc đang
nuôi con dưới 36 tháng tuổi phạm tội là những đối tượng đặc biệt
của chính sách hình sự của nhà nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa
việt nam. Quy định tại Điều 35 BLHS chủ yếu xuất phát từ
nguyên tắc nhân đạo của luật hình sư , đặc điểm tâm sinh lý của
người chưa thành niên ,phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ và
ảnh hưởng của những đặc điểm này đến khả năng nhận thức và
điều khiển hành vi của họ cũng như cân nhắc khả năng cải tạo
,giáo dục người chưa thành niên phạm tội và hậu quả áp dụng hình
phạt đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ.
Người bị kết án tử hình có quyền xin ân giảm án .Trong
trường hợp được ân giảm thì hình phạt tử hình chuyển thành tù
chung thân .

Chương 2

10


Thực trạng áp dụng hình phạt tử hình ở nước ta.
2.1.Hình phạt tử hình của việt nam so với thế giới
Hình phạt tử hình trong luật hình sự thế giới thời kỳ cổ đại

- Hình phạt tử hình trong luật hình sự thời kỳ cổ đại ở Phương
Đơng
Thời kỳ này, ở Phương Đơng đã sớm xuất hiện hình thức nhà nước
chiếm hữu nô lệ sơ khai đầu tiên. Do được hình thành trên cơ sở
điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng nhưng vô cùng khắc nghiệt
và được xây dựng trên nền tảng chế độ thủ lĩnh độc đoán, gia
trưởng với tín ngưỡng truyền thống và tơn giáo đa thần, coi người
đứng đầu nhà nước là thánh nhân – con của các vị thần – có quyền
uy và phép lạ, nhà nước và pháp luật ở các nước Phương Đông
thời kỳ này thể hiện bản chất độc tài, chuyên chế, các quy phạm
hình luật khắc nghiệt và cứng nhắc. Điều đó thể hiện rõ qua hai bộ
luật của Phương Đơng thời kỳ này là Bộ luật Hammurapi và Bộ
luậtmanu
.
Bộ luật Hammurapi là Bộ luật cổ nhất của người Babilon, được tạc
vào thời vua Hammurapi (1792-1750 tr. CN) trên một phiến đá
bazan cao 2.25 m và đường kính đáy gần 2 m. Bộ luật có 282 điều,
trong đó có nhắc tới 30 trường hợp bị xử tử hình đối với phạm
nhân. Các điều luật về hình sự thể hiện rõ tính báo thù với quan
niệm mức hình phạt phải ln tương xứng với mức độ tội ác. Điều
229 Bộ luật này quy định: “Nếu người thợ xây, xây nhà cho một
người khác mà người thợ xây không chắc chắn để nhà đổ và chủ
nhà bị chết, người thợ xây đó bị giết”. Hay Điều 1 và Điều 3 quy
định: “kẻ nào buộc tội vô cớ về tội giết người cho người khác thì
chính kẻ đó bị giết”; “nếu ai chứa chấp hay giúp đỡ nơ lệ chạy trốn
thì cũng bị tội chết”…. Hình thức thi hành hình phạt tử hình thời
kỳ này rất khắc nghiệt như đốt, dìm dưới nước hoặc đóng cọc…
Vào khoảng thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ I tr. CN, ở Ấn Độ cổ đại,
các giáo sĩ Bàlamôn đã soạn ra các luật Manu. Tên gọi Manu được
11



lấy từ tên của vị thần sinh ra con người theo truyền thuyết Ấn Độ.
Các luật Manu gồm 2.650 điều, chia làm 12 chương, được trình
bày dưới dạng câu song vần. Về hình luật, trong các luật Manu thể
hiện rõ tính giai cấp và sự khắc nghiệt. Các đẳng cấp dưới như
Vaisia và Sudra không được hưởng sự khoan dung, mọi vi phạm do
họ gây ra đều phải chịu hình phạt rất nặng như bị cắt lưỡi, bị đổ
dầu đun sơi vào miệng. Trong khi đó, đẳng cấp Bàlamơn và
Kxatơria nếu vi phạm như kẻ dưới thì chỉ bị phạt tiền. Luật Manu
trừng phạt rất nặng hành vi xâm phạm sở hữu: trộm cắp đến lần
thứ 3 thì bị tử hình, nếu trộm cắp vào ban đêm thì bị đóng cọc,
trộm cắp tài sản của nhà vua hay nhà chùa thì bị giết ngay lập tức.
Tội cướp được coi như tội phạm đặc biệt. Nếu cướp cơng khai và
có sử dụng bạo lực đối với người bị hại thì “bị giết cùng với bạn bè
và người thân theo họ bố và họ mẹ”. Tội giết người ít được nói tới
trong các luật Manu, nhưng trong luật Arhasastra thì nêu rõ: “Nếu
kẻ nào dùng bạo lực giết đàn ông hoặc đàn bà… thì kẻ đó bị thiêu
trên cọc”. Tội hiếp dâm cũng bị trừng trị như vậy. Kẻ nào vô ý làm
chết người thì bị xử tử bằng cách thơng thường.
Trong pháp luật Phương Đông cổ đại không phân định rõ ranh giới
giữa hình luật, dân luật và luật tố tụng. Các quy phạm hình luật
thời kỳ này mang nặng tính trấn áp, báo thù, khắc nghiệt và tàn
khốc.
- Hình phạt tử hình trong luật hình sự thời kỳ cổ đại ở Phương Tây
Bộ luật nổi tiếng và điển hình cho pháp luật phương Tây thời cổ
đại là luật La Mã. Trong thời kỳ cộng hòa sơ kỳ, do phong trào đấu
tranh của bình dân nên năm 450 tr. CN, một ủy ban biên soạn pháp
luật được thành lập gồm 5 quý tộc và 5 bình dân. Sau một năm làm
việc, ủy ban này đã soạn thảo xong bộ luật và được ghi trên 12

bảng đồng đặt tại quảng trường thành phố (nên còn gọi là Luật 12
bảng). Bộ luật này phản ánh sâu sắc quan hệ kinh tế và xã hội giai
đoạn đầu của nhà nước cộng hòa La Mã: vẫn thừa nhận hình thức
trả thù ngang bằng (đây là tàn dư của chế độ thị tộc), thừa nhận và
12


bảo vệ quyền tư hữu tài sản. Trong Luật 12 bảng, các chế định liên
quan đến hình sự chủ yếu bảo vệ quyền sở hữu của giai cấp quý
tộc: nếu đánh gãy tay người khác thì thủ phạm cũng bị đánh gãy
tay… Kẻ nào xâm phạm tài sản của người khác như đốt nhà, trộm
cắp, phá hoại hoa màu thì sẽ bị xử tử. Nếu kẻ nào đương đêm ăn
trộm mà bị giết ngay tại chỗ thì hành vi giết người ấy được coi là
hợp pháp (Bảng 8 Điều 12). Điều kiện để đảm bảo hợp đồng vay
nợ là thịt, da và máu của con nợ. Nếu con nợ không trả nợ đúng
hạn thì Tịa án cho phép chủ nợ có quyền tạm giữ con nợ. Nếu quá
60 ngày mà khơng trả được nợ thì chủ nợ có thể xẻo thịt thân thể
con nợ, chủ nợ không phải chịu trách nhiệm về việc con nợ bị xẻo
thịt nhiều hay ít. Sau đó nếu con nợ vẫn khơng trả được nợ thì bị
kết án tử hình. Trường hợp con nợ vay nợ của nhiều người, các chủ
nợ băm con nợ ra thành nhiều mảnh (Bảng 3 Điều 6). Những quy
định này bảo vệ tuyệt đối quyền sở hữu của giai cấp quý tộc, đồng
thời đó cũng là mối đe dọa khủng khiếp đối với người lao động
nghèo khổ ở La Mã.
Đến thời kỳ cộng hòa hậu kỳ, nền luật học La Mã đã bước sang
giai đoạn thịnh vượng nhất, Luật 12 bảng trở nên lạc hậu, ngun
tắc cơng bằng, bình đẳng trước pháp luật đã dần dần được chấp
nhận. Các chế định về luật dân sự trong thời kỳ này rất phát triển.
Về hình sự, phần lớn các quy phạm pháp luật hình sự điều chỉnh
các quan hệ chính trị. Ví dụ: trong thời kỳ độc tài Xila, những

người bị nghi vào danh sách “kẻ thù của nhân dân” thì bất kỳ
người dân La Mã nào cũng có thể giết. Hình phạt tử hình thời kỳ
này vẫn mang tính chất cực hình và ơ nhục, tùy thuộc vào giai cấp
mà hình phạt được áp dụng theo cách thức khác nhau: nếu q tộc
và binh lính thì bị chém bằng gươm, dân tự do bị chết thiêu hoặc
cho ngựa xé, cịn nơ lệ thì bị giết chết dần rất khủng khiếp như
đóng cọc xuyên qua người, dìm xuống nước cho đến chết….
2. Hình phạt tử hình trong luật hình sự thế giới thời kỳ trung đại

13


Trong thời kỳ này, ở Phương Đông, pháp luật của các triều đại
phong kiến Trung Quốc phát triển mạnh và có sự ảnh hưởng mạnh
mẽ đến các quốc gia trong khu vực (Việt Nam, Triều Tiên, Nhật
Bản…), đó là sự xuất hiện các học thuyết pháp lý như thuyết nhân
trị của Khổng Tử, thuyết pháp trị của Quản Trọng, Tử Sản và Hàn
Phi Tử. Tùy thuộc vào từng triều đại bị ảnh hưởng bởi thuyết nhân
trị hay thuyết pháp trị mà tính nghiêm khắc của hình phạt trong
luật hình sự được thể hiện ở các mức độ khác nhau. Nhưng nhìn
chung, các triều đại phong kiến Trung Quốc đều quy định hệ thống
hình phạt “ngũ hình” bao gồm các hình phạt: xuy, trượng, đồ, lưu,
tử. Trong đó hình phạt tử hình có ba bậc: chém hay thắt cổ; chém
bêu đầu và lăng trì. Hình phạt chém bêu đầu có nguồn gốc tại
Trung Quốc và có lịch sử trên 3.000 năm (năm 1154 tr. CN, Trụ
Vương đã bị Võ Vương giết rồi bêu đầu trên một lá cờ trắng) và nó
cịn tồn tại trong bộ “Đại Thanh luật lệ” được vua Càn Long ban
hành năm 1740. Hình phạt lăng trì (tùng xẻo) được thi hành bằng
cách xẻo từng miếng thịt phạm nhân theo nhịp trống rồi mổ bụng,
moi ruột cho đến chết. Sau đó, thi thể tử tội bị chặt chân tay và bẻ

gãy hết xương. Ngoài ra, nhà nước phong kiến Trung Quốc cịn áp
dụng các hình phạt như tru di tam tộc, tru di cửu tộc. Các hình phạt
này chủ yếu áp dụng cho tội phản nghịch, mang tính ác nghiệt,
man rợ và tàn khốc.
Ở Phương Tây, thời kỳ này, luật hình sự vẫn cho phép duy trì
tục “trả nợ máu”. Theo Bộ luật Xalic: khi phạm tội giết người, nếu
người phạm tội là kẻ nghèo hèn đến mức khơng đủ tiền nộp phạt
và khơng có họ hàng thì “phải lấy đầu mình ra để thay thế”. Cịn
theo Bộ luật Xắc-xơng thì đối tượng của việc trả nợ máu là “kẻ giết
người và các con trai của người ấy”. Pháp luật còn quy định cụ thể
thời gian chờ trả thù (khác nhau ở mỗi nước, nhưng nhìn chung nó
kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định với mục đích làm
giảm bớt tính hung hãn của người trả thù và tạo điều kiện cho kẻ
giết người chuộc tội), và những người được trả thù (cha, con trai,
anh em trai ruột thịt mới được trả thù cho người bị hại). Ngồi ra,
pháp luật hình sự cũng quy định việc bảo vệ nghiêm ngặt chế độ
14


phong kiến: Nếu giết người thân thích của nhà vua thì kẻ giết
người bị tước đoạt tồn bộ tài sản và phải chịu hình phạt tử hình
(trong khi đó nếu giết thường dân có thể được nộp phạt bằng tiền);
tội phản quốc hoặc trộm cắp tài sản nhà nước là trọng tội. Bên
cạnh đó, pháp luật cũng bảo vệ nghiêm ngặt sự thống trị về mặt tư
tưởng của Giáo hội hay luật lệ tôn giáo: coi hành vi chống lại nhà
thờ, luật lệ tôn giáo, trộm cắp tài sản của nhà thờ là trọng tội (như
trường hợp Galileo Galilei đã bị tịa án giáo hội kết án tử hình bằng
cách hỏa thiêu do có quan điểm khoa học chống lại nhà thờ).
Thường thì Tịa án áp dụng hình phạt tử hình đối với những người
phạm trọng tội bằng cách gây đau đớn kéo dài..

3. Hình phạt tử hình trong luật hình sự thế giới thời kỳ cận đại
Năm 1789, sau cuộc cách mạng tư sản Pháp, luật hình sự Pháp bắt
đầu thay đổi cơ bản với mục đích địi hỏi quyền bình đẳng trước
luật hình sự, giảm nhẹ hình phạt, khơng xử phạt người thân thích
của người phạm tội, khơng xử phạt các tội phạm tín ngưỡng và tội
vi phạm đạo đức… Sau 2 năm soạn thảo, Bộ luật hình sự 1791 của
Pháp ra đời với những nội dung tiến bộ: giảm thiểu sự khắc nghiệt
của hình phạt, thiết lập sự bình đẳng của cơng dân trước pháp luật,
quy định nguyên tắc pháp căn (có luật có tội). Các quan điểm này
đã đi ngược lại lợi ích của chế độ phong kiến nên năm 1808,
Napoleon đã phê chuẩn ủy ban pháp điển luật hình sự và đến năm
1810, Bộ luật hình sự Pháp được ban hành. Bộ luật này đã kế thừa
nguyên tắc của luật hình sự, dấu hiệu của hành vi phạm tội trong
Bộ luật hình sự 1791, nhưng lại quy định án tử hình đối với rất
nhiều tội danh (36 trường hợp), trong đó có cả án chính trị, bảo lưu
các hình phạt làm nhục dưới dạng đóng dấu, bêu cột, chặt tay…
Hiến pháp năm 1848 đã xóa bỏ hình phạt tử hình đối với các tội
phạm về chính trị, nhưng đến năm 1960 hình phạt tử hình lại được
thiết lập lại đối với tất cả các tội xâm phạm an ninh nhà nước (đến
năm 1981, Pháp đ chnh thức xỉa bỏ hnh phạt tử hnh cho tới ng
nay)

15


Ở Anh, vào đầu thế kỷ XIX, các đạo luật quy định hình phạt tử
hình gần như cho mọi tội danh (năm 1819, Hạ nghị viện Anh đã
xác định hình phạt tử hình được quy định đối với 220 loại tội
phạm)[9]. Hình phạt tử hình khơng chỉ quy định đối với tội giết
người, cướp của mà cả đối với các tội xâm phạm súc vật, đe dọa

bằng văn bản, chặt gỗ rừng, thậm chí là ăn cắp vặt vài xu… Việc
thi hành án tử hình được thực hiện hết sức man rợ như cho xe cán,
chặt tứ chi và đầu, mổ bụng moi lục phủ ngũ tạng… Đến năm
1841, luật hình sự Anh bắt đầu quy định giảm hình phạt tử hình.
Nhìn chung, ở các nước phương Tây, vào thế kỷ XVIII đã có
những cố gắng đầu tiên trong việc áp dụng hình phạt nhằm cải tạo
tù nhân. Tuy chúng không đem lại những kết quả mong muốn song
đã dẫn tới ý tưởng quan trọng: buộc tù nhân phải cải tạo lao động
với một chế độ nhà tù nghiêm khắc có thể đem lại thu nhập, thay vì
áp dụng hình phạt tử hình. Sau đó, các cường quốc châu Âu đã
thay thế việc giam giữ bằng việc đày phạm nhân đến các nước
thuộc địa nhằm giảm bớt gánh nặng cho các nhà tù và giải quyết
một phần nhu cầu về sức lao động nặng nhọc ở các nước thuộc địa.
Bằng việc biến sự cầm tù thành hình phạt chủ yếu và đưa phạm
nhân đi đày ở các nước thuộc địa đã hạn chế hình phạt tử hình
trong luật hình sự các nước Tây Âu. Hơn nữa, dưới áp lực của xã
hội, chính phủ một loạt các nước chỉ cịn quy định hình phạt tử
hình cho một số lượng nhỏ tội danh – đó là vấn đề mà các nhà dân
chủ, các nhà khai sáng và tự do châu Âu từ lâu địi hỏi[10]. Từ đó,
xu hướng giảm dần tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình ở các nước
Tây Âu ngày càng phát triển và mở rộng cho tới ngày nay.
4. Hình phạt tử hình trong luật hình sự thế giới hiện đại
Hiện nay, việc duy trì hay bãi bỏ hình phạt tử hình vẫn cịn là một
vấn đề được pháp luật hình sự của nhiều quốc gia trên thế giới đặc
biệt quan tâm. Tùy thuộc vào tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và
quan điểm của nhà làm luật, ở mỗi quốc gia khác nhau có các quy
định khác nhau về vấn đề này.
16



Theo báo cáo của Tổ chức Ân xá quốc tế (Amnesty International),
tính đến ngày 06.8.2006, trên thế giới có 88/197 (45%) quốc gia và
vùng lãnh thổ (sau đây gọi chung là các quốc gia) đã xóa bỏ hình
phạt tử hình đối với tất cả các tội phạm; 11/197 (6%) quốc gia xóa
bỏ hình phạt tử hình đối với các tội phạm thường, chỉ quy định
hình phạt tử hình đối với các tội phạm chiến tranh; 30/197 (15%)
quốc gia tuy vẫn quy định hình phạt tử hình trong luật hình sự
nhưng từ năm 1999 đến nay khơng áp dụng hình phạt tử hình trên
thực tế; 68/197 (34%) quốc gia vẫn duy trì hình phạt tử hình trong
luật và áp dụng trên thực tế.
Như vậy, hiện nay trên phạm vi toàn thế giới, đã có 88 quốc gia
khơng quy định hình phạt tử hình trong luật hình sự đối với tất cả
các tội phạm. Con số này có xu hướng gia tăng ngày càng nhanh.
Nếu tính từ thời điểm quốc gia đầu tiên xóa bỏ hình phạt tử hình
vào năm 1863 (Venezuela) đến năm 1969 (Vatican xóa bỏ hình
phạt tử hình), trải qua 106 năm, chỉ có khoảng 21 quốc gia xóa bỏ
hình phạt tử hình. Nhưng kể từ đầu những năm 1970 trở lại đây, xu
hướng xóa bỏ hình phạt tử hình trong luật hình sự ngày càng gia
tăng rõ nét. Trong thập niên 1970, trên thế giới có 7 quốc gia xóa
bỏ hình phạt tử hình, thập niên 1980 có 11 quốc gia; đến thập niên
1990, con số này tăng lên là 34 quốc gia (riêng năm 1990 có 9
quốc gia) và từ năm 2000 đến tháng 8.2006, có 15 quốc gia xóa bỏ
hình phạt tử hình. Sở dĩ từ năm 1990 có sự gia tăng số lượng các
quốc gia xóa bỏ hình phạt tử hình, một phần vì năm 1989 Đại hội
đồng Liên hợp quốc đã thông qua Nghị định thư không bắt buộc
thứ hai của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, về
việc hủy bỏ án tử hình (tính đến ngày 20.9.2006, Nghị định thư
này đã có 58 quốc gia thành viên và 8 quốc gia đã ký nhưng chưa
phê chuẩn). Hơn nữa, phần lớn các quốc gia xóa bỏ hình phạt tử
hình trong những thập niên gần đây thuộc Liên minh Châu Âu, vì

theo quy chế của Tổ chức này, việc xóa bỏ hình phạt tử hình trong
luật hình sự là một trong những tiêu chí quan trọng để xét gia nhập.
Vì vậy, sau năm 1990, một loạt các nước Đông Âu trước đây khi
gia nhập Liên minh Châu Âu đã xóa bỏ hình phạt tử hình (Croatia,
17


Cộng hòa Czech, Hungary, Cộng hòa Slovakia, Bulgaria,
Moldova…). Hiến chương về các quyền cơ bản của Liên minh
Châu Âu năm 2000 tuyên bố: “Nhân phẩm của con người là bất
khả xâm phạm. Nó phải được tơn trọng và bảo vệ” (Điều 1); “Tất
cả mọi người có quyền được sống, khơng ai có thể bị kết án tử
hình hoặc thi hành án tử hình” (Điều 2).
Cũng trên xu thế xóa bỏ hình phạt tử hình trong luật hình sự, hiện
nay có 11 quốc gia chỉ xóa bỏ hình phạt tử hình đối với các tội
phạm thường (xâm phạm tính mạng, sức khỏe, sở hữu, trật tự, an
tồn cơng cộng…) và vẫn quy định hình phạt tử hình đối với các
tội xâm phạm an ninh quốc gia (Cook Islands, Israel, Brazil, Fiji,
Peru, El Salvador, Argentina, Bolivia, Latvia, Albania, Chile). Hầu
hết các quốc gia này, kể từ khi tun bố xóa bỏ hình phạt tử hình
đối với các tội phạm thường đến nay đã khơng áp dụng hình phạt
tử hình đối với tất cả các tội phạm (ngoại trừ Israel tuyên bố xóa
bỏ hình phạt tử hình đối với tội phạm thường năm 1954, và thi
hành hình phạt tử hình lần cuối là năm 1962). Đây có thể được coi
là một bước đệm để tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình đối với tất cả
các tội phạm trong luật hình sự (trong số 88 quốc gia đã xóa bỏ
hình phạt tử hình thì có 23 quốc gia trước đó đã xóa bỏ hình phạt
tử hình đối với các tội phạm thường).
Ngồi 99 quốc gia đã xóa bỏ hình phạt tử hình đối với tất cả các tội
phạm và đối với các tội phạm thường, hiện nay trên thế giới có 30

quốc gia tuy vẫn quy định hình phạt tử hình trong luật hình sự,
nhưng cách đây từ vài năm đến vài chục năm đã khơng áp dụng và
khơng thi hành hình phạt tử hình trên thực tế. Trong số các quốc
gia này, nước áp dụng hình phạt tử hình gần đây nhất là Bahrain
(1996), Kyrgyzstan (1998), Liên bang Nga (1999) và nước áp dụng
hình phạt tử hình cách nay lâu nhất là Papua New Guinea (1950),
Maldives (1952), Brunei (1957), Madagascar (1958)… Tính đến
tháng 10/2008, đã có 92 quốc gia và vùng lãnh thổ xố bỏ hình
phạt tử hình đối với tất các các loại tội phạm. Còn 105 quốc gia và
vùng lãnh thổ khác vẫn duy trì hình phạt tử hình. Đáng chú ý,
18


trong số này có 35 quốc gia duy trì nhưng không áp dụng trên thực
tế. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Ân xá quốc tế, trên thế giới,
ngoài hình thức thi hành án tử hình phổ biến là xử bắn, cịn có 6
hình thức khác đang được áp dụng là: treo cổ, ném đá đến chết,
chém đầu, ngồi ghế điện, ngửi khí độc, tiêm thuốc độc.
Việc phân tích những dữ liệu trên đây cho thấy: xu hướng
của phần lớn các quốc gia trên thế giới hiện nay là tiến tới xóa bỏ
hình phạt tử hình trong luật hình sự. Nhưng tùy thuộc vào điều
kiện lịch sử, văn hóa, kinh tế, chính trị và đạo đức, tơn giáo khác
nhau mà mỗi quốc gia có các cách xử lý khác nhau về vấn đề này.
Một số quốc gia mạnh dạn đi đầu trong việc xóa án tử hình cho tất
cả các tội phạm (chủ yếu là các nước ở châu Âu và Mỹ La tinh);
một số quốc gia khác còn thể hiện thái độ dè dặt khi hủy bỏ án tử
hình nên chỉ hủy bỏ đối với các tội phạm thường hoặc không áp
dụng trong thực tế nhưng vẫn quy định trong bộ luật hình sự của
mình với tính chất răn đe.
Tuy nhiên, trên thế giới vẫn còn 68 quốc gia quy định và thi hành

hình phạt tử hình, chủ yếu ở châu Á, Trung Đông và châu Phi. Trên
thực tế, không phải tất cả các quốc gia nằm trong danh sách này
đều thi hành án tử hình hàng năm. Theo thống kê của Tổ chức Ân
xá quốc tế, từ năm 1980 đến năm 2005: năm có số quốc gia thi
hành án tử hình cao nhất là năm 1985 (với 44 quốc gia) và năm có
số quốc gia thi hành án tử hình thấp nhất là năm 2005 (với 22 quốc
gia). Trong số các quốc gia có thi hành hình phạt tử hình trên thực
tế thì số lượng án tử hình cũng chỉ tập trung vào một số quốc gia
nhất định: mỗi năm chỉ có từ một đến bốn quốc gia có trên 100 tử
tội bị hành quyết, nhưng lại chiếm từ 56% đến 94% số người bị tử
hình trên toàn thế giới. Các quốc gia tập trung số lượng tử tội bị
hành quyết nhiều nhất hiện nay là Trung Quốc, Iran, Saudi Arabia,
Mỹ và Việt Nam. Ví dụ: năm 2005, tồn thế giới có 2.148 người bị
hành quyết ở 22 quốc gia, thì có 1.770 người bị hành quyết ở
Trung Quốc, 94 người ở Iran, 86 người ở Saudi Arabia và 60 người
ở Mỹ. Như vậy, trong năm 2005, riêng bốn quốc gia này đã hành
19


quyết 2010 người, chiếm 94% tổng số người bị hành quyết trên
toàn thế giới. Số tử tội bị hành quyết mỗi năm cũng có sự chênh
lệch đáng kể. Từ năm 1980 đến 2005, năm có số người bị hành
quyết thấp nhất là 1986 (743 tử tội) và 1987 (769 tử tội); năm có số
người bị hành quyết cao nhất là 2004 (3.797 tử tội) và 1996 (4.272
tử tội). Đây là con số thống kê được của Tổ chức Nhân quyền thế
giới, con số trên thực tế còn lớn hơn nhiều.
Nghiên cứu về tình hình thi hành và áp dụng hình phạt tử hình hiện
nay trên thế giới, chúng ta cũng cần nói đến tình trạng một số quốc
gia đã xóa bỏ hình phạt tử hình trong luật hình sự, sau đó lại khơi
phục. Tiêu biểu cho các quốc gia này là Philippines: năm 1987,

Philippines là quốc gia đầu tiên ở châu Á xóa bỏ hình phạt tử hình
đối với tất cả các tội phạm. Tuy nhiên, do tình hình tội phạm gia
tăng nên năm 1993, hình phạt tử hình được khơi phục, nhưng đến
tháng 6.2006 Philippines lại chính thức xóa bỏ hình phạt tử hình.
Ngồi ra, cịn có Indonesia, Nepal, Gambia, Papua New Guinea…
là những quốc gia đã khôi phục hình phạt tử hình sau khi xóa bỏ.
Trong những năm gần đây, trước tình hình bất ổn về chính trị,
khủng bố gia tăng, sức ép của dư luận xã hội… một số quốc gia
đang cân nhắc việc khơi phục hình phạt tử hình (Australia, New
Zealand…). Hàng năm VN tử hình rất nhiều, đôi khi tuyên án 1 lúc
15 án tử hình nhiều nhất từ trước đến giờ, năm 2004 số án tử hình
của VN cao hơn cả Mỹ, quốc gia thường xuyên bị khủng bố...
Sao VN ko bỏ án tử hình như các nước châu âu, châu úc, mỹ la
tinh...thậm chí Philispil, camphuahcia có bất ổn hơn VN về chính
trị và xã hội mà họ vẫn bỏ vĩnh viễn với mức án tử hình với mọi
loại tội phạm.
2.2 Hình phạt tử hình trong BLHSVN 1999 so với thời kì trước
:
Nếu như hình phạt tử hình được nhắc đến vào thời kì trước
khơng ai khơng khỏi giật mình bởi sự dã man,tàn khốc của
nó.Những người thực thi án tử hình được xem là “Đao
20


phủ”.Những tù nhân lãnh án tử hình khơng kể già ,trẻ,gái,trai đều
phải chung số phận thậm chí có những tội danh tử hình cả dịng
họ,một gia đình”Chu di tam tộc”,”Chu di cửu tộc”. Điển hình như
vụ án Lệ Chi Viên nổi tiếng làm cho đại thi hào Nguyễn Trãi phải
chịu án “Chu di tam tộc”.
Hình phạt tử hình được nhắc đến với các bộ luật Quốc triều

hình luật thời nhà Lê do Lê Thánh Tơng ban hành vào năm
1483,”Hồng Việt Luật Lệ”thời vua Gia Long,các văn bản thi hành
bởi bọn thực dân pháp trước 1945 và bọn đế quốc mỹ ở miền nam
sau 1954-1975.Với mọi hình thức dã man nhất để hành hạ và làm
nhục nhân phẩm,giá trị của một con người:Trảm(Long đầu trảm
dùng cho người quyền quý,cẩu đầu trảm dùng cho dân
thường),Ngựa xéo,lăng trì,treo cổ,phanh thây, đóng cọc …
Sau này vào năm 1985 bộ luật hình sự mới của nước
CHXHCNVN ra đời,nó đã đánh dấu sự tiến bộ vượt trội hơn so với
các bộ luật trước đó.Tuy nhiên bộ luật năm 1985 hình phạt tử hình
cịn được duy trì khá nhiều ở 43 điều luật quy đinh 44 hình phạt tử
hình, thì đến BLHS 1999 chỉ cịn 29 điều quy định 30 hình phạt tử
hình. BLHS 1999 đã 15 loại tội phạm bị xữ phạt tử hình so với
BLHS 1985. Ví dụ:trong bộ luật hình sự năm 1985, tội chế tạo tàng
trử, sử dụng,mua bán trái phep hoặc tước đoạt vũ khí quân dụng,
phương tiện kỹ thuật quân sự được quy định tai Điều 95 muc B
chương 1: “các tội xâm phạm an ninh quốc gia” trong trường hơp
đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù ỳư 12 năm đến 20 năm, tù
chung thân hoặc tử hình. Trong bộ luật hình sự năm 1999 tội chế
tạo tàng trử, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm
đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự được quy
định tại điều 230 của chương 19: “các tội xâm phạm an tồn cơng
cộng, trật tự cơng cộng” trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng
chỉ áp dụng hình phạt cao nhất là tù chung thân.
1.
2.3.Hình phạt tử hình ở nước ta hiện nay :
Trên cơ sở điều kiện kinh tế ,chính trị ,xã hội ,tình hình tội
phạm ở việt nam trong những năm qua và qự báo trong thời gian
tới . Đảng cộng sản việt nam đã ban hành nghị quyết 49 NQ-TW
và chiến lược cải cách tư pháp đến năm 20020,trong đó nêu ra định

21


hướng chính sách hình sự của chung ta,duy trì hình phạt tử hình
nhưng hạn chế áp dụng hình phạt tử hình theo hướng chỉ áp dụng
đối với một số ít loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng . Đây là chủ
trương đúng đắn phù hợp với điều kiện của nước ta va xu hướng
giảm dần tiến tới xố bỏ hình phạt tử hình trên thế giới .
LHQ kêu gọi đình chỉ hình phạt tử hình: Việt Nam chưa bãi
bỏ nhưng sẽ giảm dần: Hôm 18-12, với 104 phiếu thuận, 54 phiếu
chống, 29 phiếu trắng, năm quốc gia vắng mặt, Đại hội đồng LHQ
đã thông qua nghị quyết về việc sử dụng hình phạt tử hình.
Nghị quyết nhắc lại cơng ước về quyền dân sự, chính trị rằng
quyền được sống là một quyền con người có tính phổ biến, vì vậy
bày tỏ quan ngại một số nước tiếp tục quy định, áp dụng hình phạt
tử hình và cho rằng như vậy là hạ thấp phẩm giá con người. Nghị
quyết kêu gọi các nước thành viên LHQ bãi bỏ quy định hình phạt
tử hình hoặc nếu cịn quy định trong luật pháp thì đình chỉ áp dụng
trên thực tế. Ngồi ra, các nước cịn duy trì hình phạt này cần
thơng báo lên Tổng thư ký LHQ về số liệu án tử hình ở quốc gia
mình.
Hội thảo diễn ra trong hai ngày 23 - 24 tháng 10 năm 2008,
tại Hà Nội do Viện Nhà nước và Pháp luật phối hợp với Viện
Konrad Adenauer Stiftung - KAS (Đức) tổ chức với mục đích thảo
luận các vấn đề nghiên cứu liên quan đến việc hạn chế hoặc giới
hạn các loại hình phạm tội áp dụng án tử hình tại Việt Nam. Trong
bài phát biểu tại Hội thảo GS.TSKH. Đào Trí Úc, Viện trưởng Viện
Nhà nước và Pháp luật, nhấn mạnh việc hạn chế hoặc giảm sử
dụng hình phạt tử hình đang là một xu thế xử phạt hình sự của Nhà
nước Việt Nam, khi chúng ta hiểu rõ và nắm chắc những nội dung

cơ bản về án tử hình tức là chúng ta đang sử dụng tốt các công cụ
điều tiết xã hội của một nhà nước pháp quyền nhằm nâng cao hiệu
quả giáo dục và làm bình ổn xã hội dựa trên tiêu chí coi trọng mục
đích, tác động và các ảnh hưởng xã hội khác liên quan đến khía
22


cạnh quyền con người, đạo đức, xã hội học, triết học, nhân văn…
trước khi tuyên án tử hình một người. Ngoài ra GS cũng bày tỏ
mong muốn Hội thảo sẽ nhận được các ý kiến trao đổi nhiều hơn
nữa của các chuyên gia, những nhà nghiên cứu của Việt Nam và
Đức về vấn đề này, nhất là các ý kiến của những cán bộ đang làm
công tác trực tiếp tại các toà án nhân dân các cấp của Việt Nam.
Ngày 12/6, tổ biên tập dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Bộ luật Hình sự năm 1999 đề xuất bỏ việc áp dụng hình phạt tử
hình đối với 12 tội.
12 tội được đề xuất gồm: lừa đảo chiếm đoạt tài sản; buôn lậu;
sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc
chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu
hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả; tổ chức sử dụng
trái phép chất ma túy; tham ô tài sản; nhận hối lộ, đưa hối lộ...
Ngoài ra, Điều 35 dự án sửa đổi cũng hạn chế tối đa việc áp dụng
tử hình bằng quy định chỉ áp dụng hình phạt này đối với người
phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, thực hiện tội phạm một cách dã
man, tàn bạo, mất nhân tính hoặc là mối đe dọa nghiêm trọng cho
cộng đồng, cho an ninh quốc gia.
Trong số 17 điều được đề nghị bỏ khung phạt tử hình,
UBTVQH chỉ đồng tình với 8 điều, trong đó có Điều 111 về tội
hiếp dâm. Đại diện Bộ Công an, Thứ trưởng Trần Đại Quang, đề
nghị giữ lại hình phạt tử hình đối với tội này để đảm bảo cho cơng

tác đấu tranh phịng ngừa, ngăn chặn. Đồng tình, Phó chủ nhiệm
Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý và đại biểu Nguyễn Văn Tuyết
phân tích: Tội hiếp dâm gây tổn hại sức khỏe, thương tật từ 61%
trở lên, gây tự sát, chết người thì khơng thể bỏ tội tử hình được.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận cho rằng: Áp
dụng án tử hình xuất phát từ nhận thức xã hội và phong tục tập
quán. Các nước châu Á sử dụng nhiều hình phạt này là từ quan
23


niệm “máu trả nợ máu”. Mình sửa lần này là để xây dựng văn hóa,
nâng cao tính nhân văn của xã hội. Theo ông: “Nếu kẻ phạm tội chỉ
hiếp dâm khơng thơi, khơng có hành vi giết người, cướp của mà tử
hình thì cũng phân vân. UBTVQH cho rằng “Đối với những người
phạm tội hiếp dâm thì hình phạt tù chung thân là đủ tính nghiêm
khắc và vẫn đảm bảo răn đe, phòng ngừa chung. Trường hợp người
phạm tội vừa hiếp dâm vừa giết người hoặc cướp tài sản thì tùy
mức độ phạm tội mà áp dụng hình phạt tử hình về tội giết người
hoặc tội cướp tài sản.
Hiện nay đang diễn ra rất nhiều cuộc hội thảo ,cũng như
nhiều phiên họp của quốc hội tiếp tục bàn về vấn đề này.

Kết luận
24


Trước tiên phải khẳng định rõ ràng là luật phápViệt Nam
nhân đạo và khoan hồng. Tinh thần pháp luật nước ta là chỉ áp
dụng hình phạt tử hình hoặc chung thân với trường hợp phạm tội
đặc biệt nghiêm trọng. Có nghĩa là việc tước đi mạng sống của một

con người đã có sự cân nhắc, xem xét giữa chung thân và tử hình.
Hải "Bánh" trong vụ án Năm Cam và đồng bọn là một ví dụ. Hiện
nay, các tội danh bị mức án tử hình cũng đã giảm nhiều.Việc hình
thành và phát triển nhân cách, tính khí, bản chất của con người là
một q trình, và có tính biện chứng. Do đó, áp dụng án tử hình
cho loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng này là cần thiết, khơng chỉ
vì bản chất khơng thể cải tạo được (Phước "Tám Ngón" là một ví
dụ) mà cịn loại trừ nguy hiểm cho mọi người, cho xã hội mà tôi và
các bạn là thành viên.Việc lấy cớ rằng tinh thần căng thẳng tột độ,
khơng tự chủ, sự nóng nảy... để lý giải cho việc phạm tội đặc biệt
nghiêm trọng là không thể chấp nhận được. Đây chỉ là sự ngụy
biện. Giả sử kẻ phạm tội dùng súng bắn chết bạn trong lúc hắn ta
nóng nảy, tâm lý bị kích động... và những gì tương tự thế, nhưng
nạn nhân là bạn người thân của hắn. Bạn nghĩ sao về án tử hình, có
nên hay không nên tuyên cho tên tội phạm này? Bạn và người thân
đã chết rồi thì cịn ý kiến gì nữa. Thưa bạn, khơng bị đứt tay thì sẽ
khơng biết đau đâu.Đào tạo, giáo dục con người, phát triển chỉ số
con người... là vấn đề được xác định trong nhiều văn bản: "Không
ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân". Đây là
chủ trương đúng đắn, lâu dài, nhất quán của Nhà nước và nhân dân
Việt Nam đã, đang và sẽ thực hiện. Tôi tin rằng chúng ta sẽ đạt
25


×