Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

MỘT số vấn đề lý LUẬN về mặt KHÁCH QUAN của tội cư¬ớp tài sản điều 133 bộ LUẬT HÌNH sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.16 KB, 22 trang )

BÀI TẬP LỚN MƠN LUẬT HÌNH SỰ

ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MẶT KHÁCH QUAN
CỦA TỘI CƯỚP TÀI SẢN ĐIỀU 133 BỘ LUẬT HÌNH SỰ”

MỤC LỤC

Trang
A - Phần mở đầu..............................................................................................03
1.

Lý do chọn đề tài...................................................................................03

2.

Tình

hình

nghiên

cứu

đề

tài...................................................................03
3.

Mục đích và nhiệm vụ...........................................................................04

4.



Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu............................................04

5.

Ý nghĩa của đề tài.................................................................................04

6.

Bố cục đề tài.........................................................................................04

B - Phần nội dung...........................................................................................05
I - Nhận thức chung về mặt khách quan.........................................................05
1.

Khái niệm hành vi khách quan.............................................................05

2.

Vấn đề quan hệ nhân quả trong Luật hình sự.......................................06

3.

Khái niệm hậu quả nguy hiểm cho xã hội.............................................06

4.

Những

nội


dung,

biểu

hiện

quan...........................06

1

khác

của

mặt

khách


II - Mặt khách quan của tội cướp tài sản.........................................................06
1.

Các khái niệm.......................................................................................06

1.1

Khái niệm tội phạm..............................................................................07

1.2


Tội

cướp

tài

sản



gì ?..........................................................................09
2.

Nội

dung

mặt

khách

quan

của

tội

cướp


tài

sản......................................09
2.1

Hành vi khách quan của tội cướp tài sản..............................................09

2.1.1

Hành vi dùng vũ lực........................................................................09

2.1.2

Hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc......................................10

2.1.3

Hành vi làm cho người bị tấn cơng lâm vào tình trạng khơng thể

chống cự được..................................................................................11
2.2

Những biểu hiện khác của mặt khách quan..........................................12

III

-

So


sánh

tội

cướp

tài

sản

với

một

số

tội

khác.............................................13
1.

Tội

cưỡng

đoạt

tài

sản


(Điều

135

-

Bộ

luật

hình

sự)..............................14
2.

Tội cơng nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 137) và tội cướp giật tài sản

(Điều 136).............................................................................................14
IV - Những vấn đề thực tiễn trong q trình điều tra......................................15
1. Thuận lợi.................................................................................................15
2. Khó khăn...............................................................................................16
C - Phần kết luận.............................................................................................18
D - Tài liệu tham khảo.....................................................................................20
2


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, tình trạng tội phạm cướp tài sản về số

lượng và mức độ phạm tội đang ngày càng gia tăng. Thủ đọan phạm tội khơng
cịn đơn giản do bồng bột, thiếu suy nghĩ, mà đã có sự tính tốn, chuẩn bị kỹ
càng và khá tinh vi, thậm chí đã hình thành các băng nhóm tội phạm có tính
nguy hiểm cao. Hơn nữa, tỉ lệ điều tra thành công các cụ cướp tài sản khơng
cao, vì vậy vấn đề phòng ngừa loại tội phạm này là vấn đề rất khó khăn và
cần đến sự kết hợp chặt chẽ giữa người dân và các cơ quan chức năng.
Tôi chọn đề tài này vì tính cấp thiết và quan trọng của đề tài.
Chúng ta không thể lường trước được hậu quả nguy hiểm mà loại tội phạm
này gây ra. Táo tợn hơn là bây giờ các đối tượng thực hiện vào ban ngày,
khơng sợ pháp luật. Có lẽ họ chưa hiểu pháp luật, không nhận ra được hậu
quả nguy hiểm do mình gây ra sẽ để lại hậu quả khơng chỉ riêng cho bản thân
họ mà còn cho những người xung quanh (chưa kể nạn nhân), họ chỉ biết giải
quyết cái trước mắt sao cho đáp ứng được nhu cầu của họ, dù biết là sai pháp
luật nhưng vẫn làm vì để thỏa mãn nhu cầu của mình.
2.

Tình hình nghiên cứu đề tài
Như đã nói ở trên, vấn đề về tội phạm cướp tài sản là đề tài không

mới, nhưng cũng chưa bao giờ là cũ, vì mỗi ngày số lượng tội phạm lại gia
tăng với thủ đoạn tinh vi và xảo quyệt hơn trước. Hơn nữa, vấn đề này cũng
3


được nói nhiều qua báo chí, các phương tiện thơng tin đại chúng. Đây là vấn
đề mang tính thời đại và một hồi chng báo động cho xã hội nói chung.
Ngồi ra nó cịn là nội dung quan trọng trong bộ mơn Luật hình sự, là vấn đề
thực tiễn mà muốn giải quyết và ngăn ngừa được cần đến sự giúp đỡ từ nhiều
phía trong xã hội. Khi quyết định làm đề tại này bản thân tơi cũng muốn có
một đóng góp nhỏ vào lĩnh vực trên.


3. Mục đích và nhiệm vụ
Thứ nhất, tìm hiểu về khái niệm tội cướp tài sản;
Thứ hai, tìm hiểu về mặt hành vi khách quan của tội cướp tài sản được
quy định trong điều 133 - Bộ luật hình sự;
Thứ ba, thuận lợi và khó khăn mà loại tội phạm này gây ra trong q
trình điều tra;
Thứ tư, từ đó có những biện pháp điều tra, phòng ngừa hiệu quả loại tội
phạm này.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận được viết nhờ trên cơ sở pháp luật của giáo trình Luật hình sự
và Bộ luật hình sự năm 1999 (đã sửa đổi, bổ sung năm 2009) với phương
pháp logic, hệ thống hóa, phân tích tổng hợp và liên hệ thực tiễn.
5. Ý nghĩa
Là hồi chng báo động cho tồn xã hội, qua đó để mỗi người dân cần
có sự phịng vệ tài sản của mình, để hiểu biết thêm mức độ nguy hiểm và hậu
quả cuả tội cướp tài sản. Qua đó để phịng ngừa cho bản thân và ngững người
xung quanh mình, mà nói chung là tồn xã hội.
6. Bố cục của đề tài

4


Đề tài gồm có ba phần chính :
Phần I : Nhận thức chung về mặt khách quan
Phần II : Nội dung mặt khách quan về tội cướp tài sản
Phần III : So sánh tội cướp tài sản vớp các loại tội khác
Phần IV: Những vấn đề thực tiễn trong quá trình điều tra

B. PHẦN NỘI DUNG

I - Nhận thức chung về mặt khách quan
Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm
những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách
quan.
Mặt khách quan của tội phạm bao gồm: hành vi khách quan, hậu quả
nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, các
điều kiện bên ngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội (công cụ, phương
tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian,...)
1.

Khái miệm hành vi khách quan

Trong mặt khách quan của tội phạm, hành vi khách quan là biểu hiện
cơ bản, hành vi khách quan được phản ánh trong tất cả các cấu thành tội
phạm. Khơng có hành vi khách quan thì khơng có tội phạm.
Trong luật hình sự, hành vi được hiểu là những “biểu hiện” của
con người ra bên ngồi thế giới khách quan dưới những hình thức cụ thể
nhằm đạt những mục đích có chủ định và mong muốn.
Như vậy, hành vi chỉ bao gồm những “biểu hiện” của con người ra
thế giới khách quan mà mặt thực tế của nó được ý thức kiểm sốt của ý thức
và ý chí điều khiển. Sự kiểm sốt của ý thức và sự điều khiển của ý chí ở đây
5


chỉ giới hạn đối với mặt thực tế của “biểu hiện”, vì khả năng nhận thức mặt ý
nghĩa xã hội cũng như khả năng điều khiển xã hội “biểu hiện” phù hợp với
những đòi hỏi của xã hội thuộc vấn đề khác - vấn đề tự do ý chí, vấn đề lỗi.
Nếu coi hành vi phạm tội là hành vi có lỗi, là thể thống nhất giữa mặt khách
quan (hành vi gây thiệt hại) và mặt chủ quan (có lỗi) thì bản thân hành vi
khách quan cũng là thể thống nhất giũa “biểu hiện” ra thế giới bên ngoài và

quan hệ chủ quan bên trong của chủ thể với những “biểu hiện” đó. “Biểu
hiện” của con người ra bên ngồi thế giới quan chỉ được coi là hành vi khi có
mặt bên trong là sự kiểm sốt của ý thức và sự đều khiển của ý chí. Chỉ khi có
hành vi thì lúc đó vấn đề lỗi (mặt chủ quan của tội phạm) mới được đặt ra.
Hành vi đó có thể có lỗi và có thể khơng có lỗi. Trái lại, “biểu hiện” của con
người ra bên ngoài thế giới khách quan sẽ không đượi coi là hành vi, nếu
“biểu hiện” đó khơng được ý thức kiểm sốt hoặc tuy được ý thức kiểm sốt
nhưng khơng phải là kết quả hoạt động của ý chí. Những “biểu hiện”loại này
có thể là những “biểu hiện” khơng có chủ định (như phản xạ khơng điều kiện
bẩm sinh, phản ứng trong tình trạng chống hay trong tình trạng xúc động q
mạnh...) hoặc là những “biểu hiện” trong tình trạng bộ não mất khả năng kiểm
tra, điều khiển mặt thực tế của “biểu hiện”do rối loạn ý thức...
Theo luật hình sự Việt Nam, hành vi khách quan của tội phạm có
ba đặc điểm như sau:
-

Hành vi khách quan của tội phạm phải có tính nguy hiểm cho xã

-

Hành vi khách quan của tội phạm là hoạt động có ý thức và ý

-

Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi trái pháp luật hình

2.

Vấn đề quan hệ nhân quả trong Luật hình sự


hội.

chí.

sự.

6


Những căn cứ khẳng định sự tồn tại quan hệ nhân quả giữa hành
vi trái pháp luật và hậu quả nguy hiểm cho xã hội đã xảy ra như sau:
-

Hành vi trái pháp luật phải xảy ra trước hậu quả nguy hiểm cho

xã hội về mặt thời gian;
-

Hành vi trái pháp luật độc lập hoặc trong mối liên hệ tổng hợp

với một hoặc nhiều hiện tượng khác phải chứa đựng khả năng thực tế làm
phát sinh hậu quả nguy hiểm cho xã hội;
-

Hậu quả nguy hiểm đã xảy ra phải đúng là sự hiện thực hóa khả

năng thực tế làm phát sinh hậu quả của hành vi trái pháp luật.
3.

Khái niệm hậu quả nguy hiểm cho xã hội

Hậu quả của tội phạm là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho

quan hệ xã hội là khách thể bảo vệ của luật hình sự.
Thiệt hại gây ra cho khách thể được thể hiện qua sự biến đổi tình
trạng bình thường của các bộ phận cấu thành quan hệ xã hội là khách thể tội
phạm. Tính chất và mức độ của thiệt hại (hậu quả) được xác định bởi tính chất
và mức độ biến đổi của các đối tượng tác động của tội phạm. Bất cứ tội phạm
nào cũng có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội, cũng có thể gây ra sự
biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm. Nhưng
không phải tất cả các cấu thành tội phạm đều có dấu hiệu phản ánh nội dung
này mà chỉ có một số cấu thành nhất định. Đó là cấu thành tội phạm vật chất,
mà cụ thể là tội cướp tài sản.
Vậy hậu quả nguy hiểm cho xã hội là thiệt hại gây ra cho quan hệ
xã hội được Luật hình sự bảo vệ, thể hiện dưới các dạng:
-

Thiệt hại về vật chất;

-

Thiệt hại về thể chất;

-

Thiệt hại về tinh thần;
7


-


Các biến đổi khác.

4.

Những nội dung, biểu hiện khác của mặt khách quan của tội

phạm
Những nội dung, biểu hiện khác của mặt khách quan bao gồm: công cụ,
phương tiện, phương pháp, thủ đoạn phạm tội, địa điểm, thời gian và hoàn
cảnh phạm tội...
Phương tiện phạm tội là những đối tượng được chủ thể của tội
phạm sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội của mình. Cơng cụ phạm tội là
một dạng cụ thể của phương tiện phạm tội.
Phương pháp, thủ đoạn phạm tội là cách thức thực hiện hành vi
phạm tội, trong đó có cách thức sử dụng cơng cụ, phương tiện. Phương pháp,
thủ đoạn không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Việc xác
định tính chất của thủ đoạn phạm tội có thể có ý nghĩa trong định tội hoặc
trong việc định khung hình phạt.
Thời gian, địa điểm, hoàn cảnh phạm tội. Trong luật hình sự Việt
Nam, thời gian khơng được phản ánh là dấu hiệu của cấu thành tội phạm.
Nhưng địa điểm và hoàn cảnh phạm tội được phản ánh ở một số tội là dấu
hiệu của cấu thành tội phạm cơ bản, cấu thành tội phạm tăng nặng hoặc giảm
nhẹ.
II - Mặt khách quan của cướp tài sản (Điều 133 - Bộ luật hình sự)
1. Các khái niệm
1.1 Khái niệm tội phạm (Điều 8 - BLHS)
Điều 8: Khái niệm tội phạm - Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ
sung năm 2009):
“1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xó hội được quy định trong Bộ
luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố

8


ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ
quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phịng, an
ninh, trật tự, an tồn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm
tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích
hợp pháp khác của cơng dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp
luật xã hội chủ nghĩa.
2. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi
được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành tội phạm ít
nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm
đặc biệt nghiêm trọng.
3. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã
hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội
phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất
là của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm
trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung
hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của
khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử
hình.
4. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy
hiểm cho xã hội khơng đáng kể, thì khơng phải là tội phạm và được xử lý
bằng các biện pháp khác.”
Từ định nghĩa đầy đủ ở điều 8 - Bộ luật hình sự, có thể định nghĩa
tội phạm một cách khái quát như sau: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã
hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt.

1.2


Tội cướp tài sản là gì ?
9


Tội cướp tài sản được quy định tại điều 133 - Bộ luật hình sự là
“Dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác là cho người bị tấn cơng
lâm vào tình trạng khơng thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản...”
2. Nội dung mặt khách quan của tội cướp tài sản
2.1

Hành vi khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội cướp tài sản được thực hiện ở ba dạng hành
vi:
-

Hành vi dùng vũ lực;

-

Hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc;

-

Hành vi làm cho người bị tấn cơng lâm vào tình trạng không thể

chống sự được.

2.1.1 Hành vi dùng vũ lực

Hành vi dùng vũ lực được hiểu là hành vi dùng sức mạnh và vật
chất ( có hoặc khơng có cơng cụ, phương tiện phạm tội) tác động vào người
khác nhằm đè bẹp hoặc làm tê liệt sự chống cự của người này chống lại việc
chiếm đoạt. Hành vi dùng vũ lực trước hết phải là hành vi nhằm vào con
người. Những hành vi không nhằm vào con người đều không phải là hành vi
dùng vũ lực theo quy định của điều luật. Người bị tấn cơng ở đây có thể là
chủ tài sản, là người có trách nhiệm quản lý hay bảo vệ tài sản hay cũng có
thể là người bất kỳ mà người phạm tội cho rằng người này đã hoặc có khả
năng sẽ ngăn cản việc chiếm đoạt tài sản của mình. Hành vi dùng vũ lực trong
tội cướp tài sản phải ở mức độ có khả năng đè bẹp hoặc làm tê liệt sự chống
cự, nghĩa là có khả năng làm cho sự chống cự về mặt thực tế khơng xảy ra
được hoặc xảy ra nhưng khơng có kết quả hoặc làm cho người bị tấn công bị

10


tê liệt về ý chí, khơng dám kháng cự. Những hành vi dùng vũ lực có tính chất
như vậy có thể là đánh, chém, trói, nhốt....
Ví dụ 1: Vì phát hiện chồng là ông Lê Văn Chiếm (SN 1966, trú tại ấp
5, xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức) có “bồ”, bà Huỳnh Thị Ngọc Hương (SN
1966, vợ ông Chiếm, cũng trú tại ấp 5, xã Thạnh Đức). Lúc15 giờ 30 phút
ngày 5-11-2010, khi ông Chiếm lên xe chạy ra khỏi nhà trọ (nơi ở của Loan “bồ” của ông Chiếm), chỉ cịn lại một mình chị Huỳnh Thị Kim Loan (SN
1972, “bồ” của ơng Chiếm) trong phịng, lập tức bà Hương ra lệnh tất cả ập
vào khống chế nạn nhân. Khơng kịp phản ứng, Loan bị một trận địn chí
mạng. Nhưng chưa thỏa mãn với hành động của mình, bà Hương kêu mọi
người khống chế đè chị Loan xuống nền gạch để bà dùng kéo cắt tồn bộ tám
chiếc vịng ciment 8,5 chỉ vàng 18k, lấy sợi dây chuyền một chỉ vàng 24k.
Sau khi thu thập đủ chứng cứ, ngày 6-11-2010, cơ quan điều tra Công an
huyện Bến Lức quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam bà
Hương về hành vi cướp tài sản.

Hành vi trên của bà Huỳnh Thị Loan đã cấu thành nên tội cướp tài
sản mặc dù mục đích chỉ là đánh ghen, nhưng hành vi dùng vũ lực cướp tài
sản đã cấu thành tội cướp tài sản.
2.1.2 Hành vi đe dọa dũng vũ lực
Dạng hành vi thứ hai của tội cướp tài sản là hành vi đe dọa dùng vũ lực
ngay tức khắc. Đây là trường hợp người phạm tội bằng lời nói hoặc bằng cử
chỉ (hoặc cả hai) dọa sẽ dùng vũ lực ngay tức khắc nếu chống cự lại việc
chiếm đoạt. Vũ lực đe dọa sẽ thực hiện có thể nhằm vào chính người bị đe
dọa nhưng cũng có thể nhằm vào người khác có quan hệ thân thuộc với người
bị đe dọa.
Bằng sự đe dọa (qua lời nói hoặc qua cử chỉ như gí dao vào lưng, cầm
gậy dọa đánh, dùng vật nhọn để đâm,...) người phạm tội có thể khống chế
11


được ý chí của người bị tấn cơng. Mức độ khống chế này phụ thuộc trước hết
vào tính chất của sự đe dọa, theo quy định của luật phải là đe dọa dùng vũ lực
ngay tức khắc. Dấu hiệu “ngay tức khắc” ở đây có ý nghĩa quan trọng để phân
biệt hành vi đe dọa dùng vũ lực ở tội cướp với hành vi đe dọa (sẽ) dùng vũ
lực ở tội cưỡng đoạt tài sản. Dấu hiệu này vừa dùng để chỉ sự nhanh chóng về
mặt thời gian (sẽ xảy ra ngay lập tức) và vừa dùng để chỉ sự mãnh liệt của
hành vi đe dọa. Hành vi đe dọa dùng vũ lực ở tội cướp tài sản có tính chất
mãnh liệt là làm cho người bị đe dọa thấy rằng vũ lực sẽ xảy ra ngay, họ
khơng hoặc khó có điều kiện tránh khỏi. Sự đe dọa đã làm ý chí của người bị
đe dọa tê liệt. Để đánh giá hành vi đe dọa dùng vũ lực có tính chất như vậy
hay khơng và qua đó khẳng định có phải là cướp tài sản hay không cần dựa
vào những tình tiết sau:
-

Nội dung và hình thức của hành vi đe dọa (dọa làm gì? thái độ đe


dọa như thế nào? );
-

Tương quan lực lượng giữa bên đe dọa và bên bị đe dọa;

-

Hồn cảnh khơng gian và thời gian;

-

Tình hình trật tự xã hội nơi và nơi xảy ra hành vi phạm

tội..v..v…
Dấu hiệu ngay tức khắc chỉ đòi hỏi người phạm tội đã có hành vi,
cử chỉ, thái độ thể hiện ra bên ngoài là sẽ dùng vũ lực ngay tức khắc cũng như
phải có đủ điều kiện để dùng vũ lực ngay tức khắc. Như vậy, những trường
hợp chỉ làm ra vẻ sẽ dùng vũ lực ngay tức khắc nhưng khơng có ý định khơng
có điều kiện dùng vũ lực ngay tức khắc cũng bị coi là cướp tài sản.
Ví dụ 2: Lúc 23 giờ ngày 10-10-2010, 4 đối tượng tổ chức chặn xe máy
cuả khách qua đường, dùng xi lanh doạ có HIV để cướp tiền. Cơng an huyện
Tương Dương vừa thi hành lệnh bắt khẩn cấp đối với Nguyễn Duy Ba (SN
1983), Lô Văn Hằng (SN 1988), Mạc Văn Sỏi (SN 1991), Lương Văn Hoàng
12


(SN 1992), đều trú tại bản Xiềng Líp, xã Yên Hồ về hành vi cướp tài sản.
Trước đó, lúc 23 giờ ngày 10/10, 4 đối tượng trên đó tổ chức chặn xe máy của
khách qua đường, dùng xi lanh doạ có HIV để cướp tiền.

Bốn đối tượng trên đã có hành vi đe dọa kim tiêm để cướp tài sản của
nạn nhân.

2.1.3 Hành vi làm cho ngời bị tấn công lâm vào tình trạng khơng
thể chống cự được
Dạng hành vi khách quan thứ 3 của tội cướp tài sản là hành vi làm
cho người bị tấn cơng lâm vào tình trạng không thể chống cự được.
Hành vi ở dạng thứ 3 này tuy không phải là dùng vũ lực cũng như
khơng phải là lời đe dọa nhưng có khả năng như những hành vi đó - khả năng
làm cho người bị tấn công không thể ngăn cản được việc chiếm đoạt. Do vậy,
những hành vi này được coi là cùng tính chất như hành vi dùng vũ lực và
hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc. Chúng đều có khả năng đè bẹp
hoặc làm tê liệt sự kháng cự. Hành vi đầu độc, hành vi dùng thuốc gây mê là
những ví dụ về dạng hành vi thứ ba này của tội cướp tài sản.
Ví dụ 3: Ơng Trương Văn Ngầm (54 tuổi, trú tại Tây Ninh) - một trong
bốn nạn nhân may mắn sống sót, tới chiều 15-5-2010 còn rất yếu - kể lại:
khoảng 4h ngày 13-5-2010, khi ông đang ngồi trên ghế đá của Bệnh viện Đa
khoa khu vực Củ Chi (ông Ngầm đi chăm vợ mổ tại bệnh viện) thì có hai
thanh niên tới làm quen, tự giới thiệu là đi nuôi vợ và chị dâu đẻ trong khoa
sản, mời ơng ra ngồi uống cà phê. Sợ vợ gọi không được, ông Ngầm từ chối,
họ lại đề nghị mua cà phê giúp. Ông Ngầm đưa cho hai người 6.000 đồng,
nhờ họ mua cà phê. Ít phút sau hai thanh niên trở lại với ba ly cà phê sữa đá,
đưa cho ơng một ly, hai ly cịn lại mỗi người cầm một ly uống một hơi hết và
giục ơng uống. Ơng Ngầm cầm ly lên uống xong ngụm thứ nhất thấy chóng
13


mặt, hoa mắt buồn ngủ. Hai người lạ mặt này dìu ơng vào ghế đá, ơng Ngầm
khơng hề nghi ngờ gì, uống tiếp ngụm thứ hai thi khơng cịn biết gì nữa. 14h
cùng ngày, ơng Ngầm tỉnh dậy thấy mình nằm trong khoa hồi sức cấp cứu của

bệnh viện. Kiểm tra lại, ông thấy mất một chiếc điện thoại mới mua giá
500.000 đồng và 800.000 đồng bỏ trong người. Theo lời các bác sĩ, ông Ngầm
được người đi nuôi bệnh phát hiện nằm trờn ghế đá trong tình trạng co giật,
sùi bọt mép nên đưa vào khoa cấp cứu. Tới 20h ngày 15-5-2010, Công an
huyện Củ Chi và PC14 Công an TP đó bắt giữ tổng cộng bảy nghi can cả nam
lẫn nữ và còn tiếp tục truy bắt các nghi can khác. Trong số bảy nghi can bi
bắt, một nghi can được xác định là đối tượng cầm đầu tổ chức là Phạm Thị
Trung (39 tuổi, trú tại Tây Ninh, thường tự giới thiệu là Nguyễn Thị Dung, 38
tuổi, ngụ huyện Củ Chi) để gây án.
Các đối tượng trên đã có hành vi đầu độc nạn nhân để thực hiện
hành vi cướp tài sản.

2.2

Những biểu hiện khác của mặt khách quan tội cướp tài sản
Một số dấu hiệu khác như: thời gian, địa điểm, công cụ phương

tiện gây án …chỉ có ý nghĩa xác định mức độ nguy hiểm của hành vi chứ ko
có ý nghĩa định tội.
Sử dụng “vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khỏe”
“Vũ khí” là một trong các loại vũ khí được quy định tại Khoản 1 Điều 1 Quy
chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và cơng cụ hỗ trợ (ban hành kèm theo Nghị
định số 47/CP ngày 12-08-1996 của Chính phủ);
“Phương tiện nguy hiểm” là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ
cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà
người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật
có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng cơng cụ,

14



dụng cụ hoặc vật đó tấn cơng người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng
hoặc sức khoẻ của người bị tấn cơng;
Về cơng cụ, dụng cụ
Ví dụ: dao phay, các loại dao sắc, nhọn…..
Về vật mà người phạm tội chế tạo ra
Ví dụ: thanh sắt mài nhọn, cơn gỗ…..
Về vật có sẵn trong tự nhiên
Ví dụ: gạch, đá, đoạn gậy cứng và chắc, thanh sắt…….
“Thủ đoạn nguy hiểm” là ngồi các trường hợp sử dụng vũ khí,
phương tiện nguy hiểm để thực hiện việc cướp tài sản, người phạm tội có thể
dựng thủ đoạn khác nguy hiểm đối với người bị tấn công hoặc những người
khác như dùng thuốc ngủ, thuốc mê với liều lượng có thể nguy hiểm đến tính
mạng, sức khoẻ của nạn nhân; đầu độc nạn nhân; nhốt nạn nhân vào nơi nguy
hiểm đến tính mạng, sức khoẻ; dựng dây chăng qua đường để làm cho nạn
nhân dùng phương tiện gia thông đi lại bị vấp ngã để cướp tài sản…

III - So sánh mặt khách của của cướp tài sản với mặt khách
quan của các tội sau:
1. Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 135 - BLHS)
Tội "Cưỡng đoạt tài sản" quy định tại Điều 135 BLHS có hành vi
khách quan "đe doạ sẽ dựng vũ lực…" là hành vi doạ sẽ gây thiệt hại đến sức
khỏe, tính mạng trong tương lai nếu khơng thỏa mãn yêu cầu chiếm đoạt của
người phạm tội. Khác với tội “Cướp tài sản” đe dọa dùng vũ lực ngay tức
khắc thì tội “Cưỡng đoạt tài sản” là đe dọa sẽ dũng vũ lực, có khoảng cách về
thời gian. Sự đe dọa nayg khơng có tính nguy hiểm như tội “Cướp tài sản”.
Người bị đe dọa cịn có điều kiện để chống cự lại, có thời gian để bảo cáo với
cơ quan có thẩm quyền xử lý trước khi hành vi chiếm đoạt xảy ra.

15



2. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản và tội cướp giật tài sản
Tội "Công nhiên chiếm đoạt tài sản", tội "Cướp giật tài sản" và tội
"Trộm cắp tài sản" quy định tại các điều 136, 137, 138 - Bộ luật hình sự, đối
với các tội phạm này, hành vi khách quan ban đầu khác nhau, người có hành
vi cướp giật tài sản và cụng nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi cơng khai,
khơng có ý định che dấu hành vi đó. Đối với tội cướp giật tài sản là lợi dụng
sơ hở của chủ sở hữu tài sản, người pham tội nhanh chóng tiếp cận chủ sở hữu
tài sản để chiếm đoạt và lẩn tránh. Đối với tội cụng nhiên chiếm đoạt tài sản
thì cơng khai, lợi dụng hồn cảnh chủ tài sản khơng có điều kiện ngăn cản để
chiếm đoạt tài sản. Đối với tội "Trộm cắp tài sản" thì người phạm tội lén lút
chiếm đoạt tài sản.
Cần chú ý là trong các trường hợp trên, nếu người phạm tội đang trong
giai đoạn chiếm đoạt tài sản như vừa lấy được tài sản trong tay người bị hại
thì người bị hại giành giật lại, hoặc đang trong lúc giằng co tài sản mà người
phạm tội đánh, đấm, đâm, chém… người bị hại để chiếm đoạt bằng được tài
sản đó thì lúc này người phạm tội đó dùng vũ lực ngay tức khắc nhằm chiếm
đoạt tài sản và do đó chuyển hố thành tội "Cướp tài sản". Tuy nhiên trong
trường hợp hành vi phạm tội trên đã hoàn thành, nhưng do bị phát hiện đuổi
bắt mà đánh, chém… người bị hại hoặc người đuổi bắt thì đây chỉ là hành
hung để tẩu thốt.
Ví dụ: A có hành vi trộm cắp tiền của B, khi A vừa móc túi người B, B
giữ được tay A đang cầm ví tiền, hai người đang giằng co, A đánh B, làm B bỏ
tay ra, A đút ví tiền vào túi của mình rồi chạy trốn thì trường hợp này tội trộm
cắp tài sản đó chuyển hố thành tội “Cướp tài sản”. Nếu A lấy được tài sản và
bỏ đi một đoạn, người bị hại phát hiện mất trộm, nên đuổi theo bắt người
phạm tội và bị đánh trả thì vẫn là tội trộm cắp tài sản với tình tiết định khung

16



hình phạt: “hành hung để tẩu thốt” quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 138 Bộ luật hình sự.
IV - Những vấn đề thực tiễn trong quá trình điều tra
1. Thuận lợi
- Trong tội cướp tài sản thì đối tượng cướp và nạn nhân được tiếp xúc
trực tiếp, nên nạn nhân sẽ nhớ được một số đặc điểm nhận dạng của tên cướp
như vũ khí tên cướp cầm, vết sẹo trên mặt, hình dáng, quần áo...của tên cướp.
Hoặc nếu tên cướp bịt mặt, thì nạn nhân cũng có thể biết được hình dáng,
quấn áo, chiều cao, có đồng phạm hay không,...Điều này rất cần thiết và quan
trọng cho công tác điều tra của lực lượng công an;
- Mục tiêu tên cướp hướng đến là những người nhiều tiền, hoặc ít
nhất có tài sản giá trị về mặt tiền bạc. Hoặc chúng đứng trước các cơ sở như
quỹ tín dụng, ngân hàng,...theo dõi nạn nhân và thực hiện hành vi của mình;
- Tội phạm cướp thường tiến hành tại nhà hoặc những nơi kinh doanh
các mặt hàng có giá trị lớn như tiệm vàng, siêu thị, cửa hàng lớn...Ngoài ra,
chúng cịn thực hiện trên các tuyến đường giao thơng vắng người qua lại.
Thời gian chúng thực hiện hành vi là sáng sớm hoặc tối muộn. Nên nếu nắm
được những điều cốt yếu quan trọng này thì lực lượng cơng an sẽ dễ dàng hơn
trong q trình phịng ngừa tội phạm.
- Trong quá trình diễn ra vụ cướp, khoảng thời gian nạn nhân và tên
cướp giằng co nhau, khác với trương hợp tội cướp giật tài sản là nhanh chóng
tiếp cận, nhanh chóng thực hiện và nhanh chóng tẩu thốt,...nên cơ quan điều
tra sẽ rất khó khăn trong việc truy tìm dấu vết. Nhưng ở cướp tài sản quá trình
ấy diễn ra có sự giằng co về tài sạn giữa nạn nhân và tên cướp nên sẽ để lại
nhiều dấu vết tại hiện trường. Qua đó mà việc điều tra sẽ dễ dàng hơn;

17



- Những biểu hiện khác về mặt khách quan giúp việc điều tra thuận
lợi hơn như công cụ, phương tiện chúng sử dụng. Ví dụ như xe máy thì nạn
nhân có thể nhớ được biển kiểm sốt, đặc điểm của xe...Cịn phương tiện
chúng sử dụng có thể là súng, dao,...nếu chúng để lại hiện trường thì việc tìm
ra nguồn gốc của cơng cụ này cũng khơng phải là khó;
- Tội phạm trong tội cướp tài sản chủ yếu là nam giới, có nữ giới
nhưng rất hiếm, là những đối tượng đã có tiền án, tiền sự. Nên việc xác định
đanh tính tội phạm sẽ dễ dàng hơn vì được lưu trong hồ sơ mật của cơ quan
điều tra.
2.

Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi trên, cơ quan điều tra cũng phải đối mặt

với những khó khăn trong q trình điều tra loại tội phạm này. Sau đây là
những khó khăn mà cơ quan điều tra gặp phải:
2.

Thủ đoạn của tội phạm cướp tài sản. Giai đoạn chúng chuẩn bị

kà kỹ lưỡng, cẩn thận; nếu có đồng phạm thì phân cơng người giúp sức, người
thực hành,...; tìm hiểu mục tiêu; chuẩn bị công cụ, phương tiện để gây
án;...Đến giai đoạn thực hiện là nhanh chóng, nên đa phần tội cướp tài sản là
thành công (trừ trường hợp trong khi giằng co với nạn nhân thì bị người khác
phát hiện);
3.

Hậu quả của tội cướp tài sản có thể là gây thương tích cho nạn

nhân, hoặc giết nạn nhân. Nên việc xác định được người bị hại là rất khó

khăn. Bởi vì nếu nạn nhân cịn sống thì do tấm trí hoảng loạn, sốc với những
gì đã xảy ra với mình nên khi khai báo sẽ khơng chính xác, có một số người
do căm phẫn nên khai báo sai sự thật như khai báo tài sản mình bị cướp nhiều
hơn tài sản mình có, khai báo các tình tiết bất lợi cho tên cướp. Điều này sẽ
khiến cho việc điều tra đi sai hướng.

18


4.

Sau khi thực hiện thì bọn cướp sẽ tẩu tán tài sản mà chúng cướp

được. Ví dụ là thay đổi màu sơn, hình dán, đặc điểm của xe, đưa vào các hiệu
cầm đồ,...Nên việc khó khăn cho bên điều tra trong việc chứng minh tài sản bị
cướp;
5.

Tội phạm gây án tinh vi hơn trước, chủ yếu là chúng thực hiện

cùng nhau, theo đường dây, băng nhóm...Khi bàn bạc, phân cơng từng
người,...nên khó khăn trong việc xác định được đâu là người thực hành đâu là
người giúp sức,...

C - KẾT LUẬN
Tội cướp tài sản được xếp vào nhóm tội đặc biệt nghiêm trọng, vì ngồi
việc cướp tài sản ra, cịn đe dọa đến tính mạng, sức khỏe mà có thể dẫn đến
hậu quả chết người.
Trên đây là những nghiên cứu của tơi về tội cướp tài sản, có lý luận về
mặt lý thuyết và thực tiễn.


19


Đây là biểu đồ thống kê tội cướp tài sản từ tháng 01 đến tháng 12
năm 2008 của Tổng cục cảnh sát.
Vậy chúng ta phải làm gì khi bị cướp?
- Giữ bình tĩnh (vì điều này rất quan trọng đến tính mạng và tài sản
của mình);
- Hãy thực hiện những yêu cầu của tên cướp (hoặc những tên cướp);
- Đừng có hành động gì gây ra để chọc tức hoặc gây ra sự đối kháng
với tên cướp;
- Hãy kín đáo quan sát tên cướp. Chú ý đến: độ tuổi, chiều cao, đặc
điểm trên khn mặt, giọng nói,...của tên cướp;
- Hãy lưu ý vũ khi tên cướp sử dụng;
20


- Hãy lưu ý hướng di chuyển, hướng đến và đi của tên cướp. Nếu
chúng có di chuyển bằng phương tiện giao thơng thì cố gắng ghi nhớ loại xe,
mẫu xe, biển kiểm soát và đặc điểm khác của xe.
Sau khi bọn cướp rời đi, chúng ta phải làm những việc sau:
- Gọi cho cảnh sát ngay lập tức;
- Mô tả chính xác những gì đã diễn ra;
- Thơng báo về vũ khí mà bọn cướp sử dụng;
- Cố gắng bảo vệ hiện trường, đừng để xáo trộn hoặc thất lạc;
- Đề nghị những người chứng kiến chờ cảnh sát đến;
- Không được sờ vào bất cứ vật chứng nào liên quan đến vụ cướp;
- Hợp tác đầy đủ với cảnh sát nhằm nhanh chóng tìm ra bọn cướp.
Tình trạng về tội phạm cướp ngày càng nhiều nên công tác phịn ngừa

khơng phải là của riêng lực lượng cơng an mà là của toàn xã hội.

D - DANH MỤC THAM KHẢO
Giáo trình Luật hình sự Việt Nam tập I - Trường Đại học Luật Hà Nội
do Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hịa chủ biên - Nxb Cơng an nhân dân năm
2009;

21


Giáo trình Luật hình sự Việt Nam tập II - Trường Đại học Luật Hà
Nội do Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hịa chủ biên - Nxb Cơng an nhân dân
năm 2009;
Bộ luật hình sự nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) - Nxb Lao động năm 2009;
Tâm lí phạm tội và vấn đề phòng chống tội phạm - Lê Văn Cương
chủ biên - Nxb Công an nhân dân năm 1999;
Nghị định số 47/CP ngày 12-08-1996 của Chính phủ) về quản lý


khí,

vật

liệu

nổ




cơng

cụ

hỗ

trợ;

Bình luận khoa học Luật hình sự tập IX phần các tội xâm phạm an tồn,
cơng cộng, trật tự cơng cộng - Đinh Văn Quế - Nxb tổng hợp Thành phố Hồ
Chí Minh năm 2006;
Sách Hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam - Tập I - Bình luận
khoa học, Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi, bổ sung năm 2009) - Tác giả Trần
Minh Hưởng năm 2009;
Sổ tay điều tra hình sự - Giáo sư tiến sỹ Nguyễn Huy Thuật và
Nguyễn Văn Nhật;
Sổ tay điều tra các tội phạm xâm phạm trật tự xã hội - Giáo sư tiến
sỹ Nguyễn Huy Thuật và Nguyễn Văn Nhật;
Báo Nghệ An;
Tạp chí Luật học;
Báo Cơng an nhân dân;

22



×