Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

VẤN đề tổ CHỨC QUẢN lý của CÔNG TY TNHH một THÀNH VIÊN cấp THOÁT nước cần THƠ cơ sở lý LUẬN và THỰC TIỄN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.07 KB, 29 trang )

VẤN ĐỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TNHH MỘT
THÀNH VIÊN CẤP THOÁT NƯỚC CẦN THƠ. CƠ SỞ LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN.
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nhiệm vụ của đề tài
3. Tình hình nghiên cứu
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
5. Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu.
6. Ý nghĩa của đề tài.
7. Bố cục đề tài
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP
NHÀ NƯỚC.
1. Những quy định về doanh nghiệp nhà nước.
1.1. Khái niệm về doanh nghiệp Nhà nước.
1.2. Đặc điểm về doanh nghiệp nhà nước.
1.3. Các loại doanh nghiệp Nhà nước:
2. Cơ cấu, tổ chức quản lý công ty nhà nước.
2.1.. Công ty nhà nước khơng có Hội đồng quản trị.
2.2. Cơng ty nhà nước có Hội đồng quản trị.
CHƯƠNG II: THỰC TIỄN, HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ
CỦA CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN CẤP
THỐT NƯỚC CẦN THƠ. MỘT SỐ KHĨ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP.
1. Khái qt về cơng ty.
1.1. Q trình hình thành và phát triển của cơng ty.
1.2. Thực tiễn hoạt động và tổ chức quản lý của công ty.
1


2. Những tồn tại và các giải pháp khắc phục cơng ty


2.1. Các khó khăn.
2.2. Một số giải pháp hồn thiện.
C. KẾT LUẬN
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Doanh nghiệp nhà nước là một trong những doanh nghiệp được
quan tâm hàng đầu hiện nay. Trên thế giới doanh nghiệp nhà nước sớm
2


được hình thành và Việt Nam cũng khơng nằm ngồi ngoại lệ đó đồng
thời với sự phát triển loại hình doanh nghiệp khác thì doanh nghiệp nhà
nước thì doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam vẫn không mất đi vai trị của
mình trong hệ thống nền kinh tế của đất nước ta đang trong giai đoạn hiện
nay cả nước đang đẩy mạnh CNH – HĐH, hội nhập kinh tế quốc tế. Đội
ngũ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp Nhà nước đã có sự lớn mạnh khơng
ngừng về chất lượng nâng cao trình độ. Điều đó được thể hiện qua tốc độ
tăng trưởng kinh tế của từng năm của đất nước. Nhiều doanh nghiệp Nhà
nước đã tạo được uy tín và thương hiệu trên thị trường trong nước và
ngoài nước. Ngoài những yếu tố quy định đến sự thành công của doanh
nghiệp Nhà nước như vốn, Các chính sách khuyến khích phát triển của
doanh nghiệp, trình độ áp dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật... Thì ta
phải nói đến vấn đề tổ chức quản lý điều hành doanh nghiệp nhà nước mà
nòng cốt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo có chun mơn. Nếu khơng có thành
phần này thì một doanh nghiệp nhà nước sẽ không đi vào sản xuất được.
Để nắm bắt sâu sắc thêm về vai trò của doanh nghiệp nhà nước đặc
biệt là vấn đề tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước thì tác giả đã lựa
chọn vấn đề tổ chức quản lý của công ty TNHH một thành viên cấp thoát

nước Cần Thơ. Cơ sở lý luận và thực tiễn” làm vấn đề để để nghiên cứu
cho bài viết của mình, mặc dù đã có thời gian nghiên cứu và thể hiện
những nội dung nhất định về hoạt động của doanh nghiệp nhà nước,
nhưng do thời gian có hạn kiến thức thực tế chưa nhiều vì thế bài viết
khơng tránh khỏi những hạn chế kính mong sự chỉ bảo và góp ý của thầy
cơ và các bạn để cho bài viết của tác giả gày càng hồn thiện hơn Đây là
một trong những loại hình doanh nghiệp thuộc hệ thống doanh nghiệp
Nhà nước Việt Nam.

3


Khi chọn đề tài này nghiên cứu, tôi dựa trên sự yêu thích và niềm
đam mê của bản thân về loại hình doanh nghiệp này, nhằm muốn hiểu
được nhiều hơn nữa loại hình này. Và cũng qua sự nghiên cứu, tìm hiểu
của mình về doanh nghiệp Nhà nước, tơi muốn cung cấp thêm cho các
bạn sinh viên và độc giả một số kiến thức nhất định về loại hình này...
Trên đây là những lý do khiến tôi đi sâu nghiên cứu về vấn đề cơ cấu tổ
chức quản lý của cơng ty TNHH Nhà nước một thành viên cấp thốt nước
Cần Thơ.
2. Mục đích nhiệm vụ của đề tài
Thơng qua việc nghiên cứu đề tài này, tác giả muốn làm rõ tầm quan
trọng và thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
Đồng thời chỉ rõ những tồn tại trong cơ cấu tổ chức quản lý của nội
bộ doanh nghiệp để đề ra các giải pháp khắc phục.
3. Tình hình nghiên cứu
Doanh nghiệp nhà nước là một trong những vấn đề quan tâm hàng
đầu của các nhà lãnh đạo đất nước và của mỗi người dân. Bởi lẽ sự phát
triển của doanh nghiệp nhà nước, sự đóng góp của loại hình doanh nghiệp
này sẽ định hướng cho các loại hình doanh nghiệp nhà nước khác phát

triển.
Chính vì vậy, nghiên cứu về doanh nghiệp nhà nước là một trong
những nội dung được nhiều nhà nghiên cứu, nhiều bài viết, những cuộc
hội thảo đề cập....... Tuy nhiên trong bài viết của mình tác giả chỉ tổ chức
làm rõ vấn đề tổ chức quản lý loại hình doanh nghiệp này thơng qua việc
nghiên cứu của một công ty cụ thể.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4


Đối tượng: tác giả tập trung thể hiện vai trò to lớn và thực tiễn hoạt
động về tổ chức quản lý điều hành công ty nhà nước.
Phạm vi: để thể hiện tầm quan trọng và thực tiễn hoạt động của nhà
nước này tại công ty “TNHHNN một thành viên cấp thoát nước Cần
Thơ”.
5. Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện thành công bài viết, tác giả đã vận dụng nền tảng chủ
nghĩa duy vật lịch sử Mác – Lênin và thông qua các phương pháp so sánh,
đánh giá, phương pháp điều tra và thống kê và các phương pháp thu thập,
tổng hợp và phân tích các quy định, Điều lệ tại Luật doanh nghiệp Nhà
nước, các nghị định của Chính phủ và các quy định khác của pháp luật
Việt Nam... để làm nổi bật vấn đề.
6. Ý nghĩa của đề tài.
Nhằm giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc và rõ hơn về thực tiễn hoạt
động và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp nhà nước từ việc đi sâu vào
nghiên cứu đề tài này sẽ trang bị cho chúng ta những thông tin, kiến thức
về cơ cấu tổ chức và điều hành hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
Ngồi ra việc nghiên cứu loại hình này còn cho chúng ta biết được vai trò
của doanh nghiệp nhà nước là rất quan trọng, hiện nay có rất nhiều loại

hình doanh nghiệp khác đang ngày càng phát triển nhưng khơng vì thế mà
doanh nghiệp Nhà nước mất đi vai trị và tầm quan trọng của mình, trong
hệ thống nền kinh tế của đất nước. Nó đanh từng bước khẳng định mình
trên thị trường trong nước và quốc tế.
7. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo. Đề tài
bao gồm 2 chương, trong đó có những nội dung sau:

5


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP
NHÀ NƯỚC.
1. Những quy định về doanh nghiệp nhà nước.
1.1. Khái niệm về doanh nghiệp Nhà nước.
Trước khi đi vào tìm hiểu về khái niệm và đặc điểm của doanh
nghiệp Nhà nước chúng ta sẽ đi tìm hiểu sơ qua một chút về doanh
nghiệp.
Thế nào là một doanh nghiệp? Từ này bắt nguồn từ tiếng Pháp
“Entrprendre” là “đảm nhận” hay “hoạt động”. Do đó một nhà doanh
nghiệp thường được dùng để chỉ những người chấp nhận rủi ro để khởi
đầu một công việc kinh do

anh.

Doanh nghiệp là một đơn vị sản xuất kinh doanh được tổ chức,
nhằm tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên thị trường, thơng
qua đó để tối đa hóa trên cơ sở tơn trọng luật pháp của nhà nước và quyền
lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Hiện nay có rất nhiều quan điểm về doanh nghiệp.
 Quan điểm nhà tổ chức: Doanh nghiệp là một tổng thể các
phương tiện, máy móc thiết bị và con người được tổ chức lại nhằm đạt
một mục đích.
 Quan điểm lợi nhuận: Doanh nghiệp là một tổ chức sản xuất,
thơng qua đó, trong khn một tài sản nhất định, người ta kết hợp nhiều
yếu tố sản xuất khác nhau, nhằm tạo ra những sản phẩm và dịch vụ để bán
trên thị trường và thu khoản chênh lệch giữa giá thành và giá bán sản
phẩm.
 Quan điểm chức năng: Doanh nghiệp là một đơn vị sản xuất kinh
doanh nhằm thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn trong quá
6


trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện các dịch vụ
nhằm mục đích sinh lời.
 Quan điểm lý thuyết hệ thống: Doanh nghiệp là một bộ phận hợp
thành trong hệ thống kinh tế, mỗi đơn vị trong hệ thống đó phải chịu sự
tác động tương hỗ lẫn nhau, phải tuân thủ những điều kiện hoạt động mà
nhà nước đặt ra cho hệ thống kinh tế đó nhằm phục vụ cho mục đích tiêu
dùng của xã hội.
Những đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp nói chung:
* Mang chức năng sản xuất kinh doanh.
* Tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu kinh tế cơ bản, bên cạnh các
mục tiêu xã hội.
* Phải chấp nhận sự cạnh tranh để tồn tại và phát triển.
Bên cạnh khái niệm về doanh nghiệp, các quan điểm và những đặc
điểm hoạt động của doanh nghiệp bao gồm các loại sau:
 Doanh nghiệp nhà nước.
 Doanh nghiệp tư nhân.

 Doanh nghiệp chung vốn hay công ty.
 Hợp tác xã.
Sau đây là những khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp nhà
nước:
Hiện nay có rất nhiều khái niệm định nghĩa về doanh nghiệp nhà
nước. Theo Điều 1 Luật doanh nghiệp nhà nước năm 1995 quy định
doanh nghiệp nhà nước như sau: Doanh nghiệp nhà nước là một tổ chức
kinh tế do nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động
kinh doanh hoặc hoạt động cơng ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế
– xã hội do Nhà nước giao.

7


Theo Luật doanh nghiệp nhà nước 2003 định nghĩa: Doanh nghiệp
nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc
cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức cơng ty nhà nước,
công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
Ở hầu hết các nước trên thế giớí, hiện nay đều tồn tại khu vực kinh
tế Nhà nước do đó đều có các cơ sở kinh tế của Nhà nước hay còn gọi là
doanh nghiệp nhà nước. Sự tồn tại của doanh nghiệp nhà nước bắt nguồn
từ yêu cầu giải quyết các mục tiêu kinh tế - xã hội và yêu cầu điều tiết vĩ
mô trong nền kinh tế thị trường. Vì vậy hoạt động của các doanh nghiệp
nhà nước thường kém hiệu quả kinh tế hơn hoạt động của các doanh
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác trong điều kiện kinh doanh như
nhau.
Doanh nghiệp nhà nước là những cơ sở sản xuất kinh doanh do nhà
nước sở hữu toàn bộ hay phần lớn vốn trong doanh nghiệp. Những doanh
nghiệp này thuộc quyền sở hữu của nhà nước hay cơ bản thuộc quyền sở
hữu của nhà nước. Đây là đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt doanh

nghiệp nhà nước với các loại hình doanh nghiệp khác trong nền kinh tế thị
trường.
Tuy vậy, sự xác định giới hạn của doanh nghiệp nhà nước ở các
nước trên thế giới khơng hồn tồn giống nhau. ủy ban cộng đồng Châu
Âu xác định: Doanh nghiệp Nhà nước là tất cả các doanh nghiệp mà nhà
cầm quyền có thể dựa vào quyền sở hữu, quyền khống chế cổ phần hoặc
các điều lệ quản lý đối với doanh nghiệp để gây ảnh hưởng có tính chất
chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đối với chúng.
Năm 1956, khi nước Anh thành lập Ủy ban đặc biệt về quốc hữu
hóa cơng nghiệp đã quy định các doanh nghiệp Nhà nước gồm 3 điều
kiện:
8


+ Hội đồng quản trị doanh nghiệp do Chính phủ bổ nhiệm.
+ ủy ban quốc hữu hóa cơng nghiệp kiểm tra tài khoản kinh doanh
của doanh nghiệp.
+ Thu thập của doanh nghiệp phần lớn không dựa vào sự cung cấp
của Quốc hội hoặc của các cơ quan tài chính Nhà nước.
Với quy định trên thì Cục điện lực Trung ương, Cục than đá trung
ương, Cục bưu điện, công ty sắt thép, ngân hàng Anh, công ty hàng không
Anh... Đều là các doanh nghiệp nhà nước. Có thể nói quan niệm về doanh
nghiệp nhà nước (State own entrprise) ở đây được hiểu đồng nghĩa với
doanh nghiệp công cộng (Pulic enterprise).
Ở Pháp, doanh nghiệp Nhà nước được xác định là những doanh
nghiệp thỏa mãn 3 điều kiện :
+ Tính cơng hữu của quyền sở hữu doanh nghiệp nhờ đó Chính phủ
xác lập địa vị lãnh đạo của Nhà nước đối với doanh nghiệp.
+ Có địa vị pháp nhân độc lập, nghĩa là địa vị của nó trong q trình
kinh tế giống như các doanh nghiệp pháp nhân khác.

+ Thực hiện các hoạt động cơng thương độc lập, quy định nó là tổ
chức kinh tế có hạch tốn lỗ lãi chứ khơng phải là đơn vị hành chính sự
nghiệp của chính phủ.
Có thể lấy ví dụ như ở các nước: Thủy Điển, Phần Lan, Brazil,
MêHiCơ... Đều xác định các doanh nghiệp, trong đó Nhà nước chiếm trên
50% vốn là doanh nghiệp nhà nước. Còn ở Ấn Độ, tất cả các doanh
nghiệp và các nghành dịch vụ tính thành giá được, do Chính phủ là người
sở hữu chủ yếu đều thuộc doanh nghiệp nhà nước hay cịn gọi là xí nghiệp
cơng doanh. Chính phủ ở đây có thể là Chính phủ trung ương, cũng có thể
là chính phủ địa phương.

9


Từ những sự xác định ít nhiều khác nhau trên có thể khái quát ra
những đặc trưng cơ bản sau đây của doanh nghiệp nhà nước:
- Nhà nước chiếm trên 50% vốn của doanh nghiệp nhờ đó chính phủ
có thể gây ảnh hưởng có tính chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đối với
doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp đều tổ chức theo chế độ công ty là một pháp
nhân, nguồn thu chủ yếu đều từ hoạt động kinh doanh và thường phải thực
hiện song song cả mục tiêu sinh lẫn mục tiêu xã hội.
Ở Việt Nam, doanh nghiệp Nhà nước bắt đầu được phát triển từ năm
1948. Theo Sắc lệnh số 104/SL do chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành
ngày 01 /01/ 1948, doanh nghiệp nhà nước lúc bấy giờ được gọi là doanh
nghiệp quốc gia. Điều 2 của Sắc lệnh ghi nhận: “Doanh nghiệp quốc gia là
một doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của quốc gia và do quốc gia điều
khiển”. Về sau, những đơn vị kinh tế của Nhà nước được gọi là xí nghiệp
quốc doanh (trong công nghiệp) nông trường quốc doanh, lâm trường
quốc doanh (trong nông, lâm nghiệp) cửa hàng quốc doanh (trong thương

nghiệp).
Thuật ngữ doanh nghiệp nhà nước được sử dụng chính thức trong
Nghị định 388-HĐBT ngày 20/11/1991, ban hành quy chế về thành lập và
giải thể doanh nghiệp nhà nước. Theo Điều 1 của Nghị định này, doanh
nghiệp nhà nước là một tổ chức kinh doanh do Nhà nước thành lập, đầu tư
vốn và quản lý với tư cách chủ sở hữu.
Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân có các quyền và
nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh
trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý.

10


Ở nước ta, kể từ khi có doanh nghiệp đến trước thời điểm luật doanh
nghiệp nhà nước 2003 được ban hành, doanh nghiệp nhà nước vẫn được
hiểu là doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ.
Hiện nay, quan niệm đó đã thay đổi, theo Luật doanh nghiệp nhà
nước năm 2003, “doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do nhà nước
sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức
dưới hình thức cơng ty nhà nước, cơng ty cổ phần, công ty TNHH”.
Như vậy, doanh nghiệp nhà nước hiện nay không chỉ là những
doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu tồn bộ vốn điều lệ mà cịn là những
doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước, có nghĩa là
Nhà nước chiếm 50% vốn điều lệ.
1.2. Đặc điểm về doanh nghiệp nhà nước.
Từ khái niệm doanh nghiệp nhà nước, được ghi nhận tại Điều 1
Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003, có thể nhận thấy doanh nghiệp
nhà nước có những đặc điểm sau đây:
- Đặc điểm về sở hữu: doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do
Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối.

Đó là những doanh nghiệp do Nhà nước đầu tư toàn bộ vốn điều lệ để
thành lập hoặc là những doanh nghiệp mà cổ phần hoặc vốn góp của Nhà
nước chiếm trên 50% vốn điều lệ. Như vậy, đặc điểm quan trọng của
doanh nghiệp nhà nước là vốn của nó thuộc sở hữu Nhà nước hoặc cơ bản
thuộc về Nhà nước.
- Đặc điểm về quyền quyết định hoặc quyền chi phối đối với doanh
nghiệp: vì doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước sở hữu tồn bộ vốn điều
lệ hoặc có cổ phần vốn góp chi phối nên Nhà nước có tồn quyền định
đoạt đối với doanh nghiệp hoặc quyền định đoạt đối với điều lệ hoạt động,
đối với việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý chủ
11


chốt, đối với việc tổ chức quản lý và các quyết định quan trọng khác của
doanh nghiệp.
- Đặc điểm về hình thức tồn tại; doanh nghiệp nhà nước hiện nay rất
đa dạng, nó có thể được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như cơng
ty nhà nước, cơng ty cổ phần nhà nước, công ty TNHH nhà nước một
thành viên, cơng ty TNHH nhà nước có từ 2 thành viên trở lên, doanh
nghiệp có cổ phần vốn góp chi phối của Nhà nước.
- Đặc điểm về tư cách pháp lý và trách nhiệm tài sản. Doanh nghiệp
nhà nước là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, thực hiện hạch toán
kinh doanh, lấy thu bù chi và phải đảm bảo có lãi để tồn tại và phát triển.
Doanh nghiệp Nhà nước có tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm bằng tài
sản riêng đó về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
(TNHH).
Như vậy doanh nghiệp nhà nước độc lập cả về kinh tế và pháp lý.
Trong cơ chế thị trường hiện nay Nhà nước không chịu trách nhiệm thay
cho doanh nghiệp mà doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước
về số vốn về số vốn mà Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp và chịu trách

nhiệm trước khách hàng bằng tài sản của doanh nghiệp.
1.3. Các loại doanh nghiệp Nhà nước:
Doanh nghiệp Nhà nước có thể được phân loại theo nhiều cách khác
nhau:
a. Dựa theo hình thức tổ chức, doanh nghiệp Nhà nước có thể chia
ra thành các loại sau đây:
- Công ty nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu toàn bộ
vốn điều lệ. Nhà nước thành lập tổ chức quản lý, đăng ký hoạt động công
ty nhà nước theo quy định của Luật doanh nghiệp nhà nước và các văn
bản thi hành, ví dụ như: Nghị định số 180/2004/NĐ - CP ngày
12


28/10/2004. Cơng ty nhà nước tồn tại dưới hình thức công ty nhà nước
độc lập và tổng công ty nhà nước.
- Công ty cổ phần nhà nước
Công ty cổ phần nhà nước là cơng ty cổ phần mà tồn bộ cố đông
là các công ty nhà nước hoặc tổ chức được Nhà nước ủy quyền góp vốn,
được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nước.
- Công ty TNHH nhà nước một thành viên:
Công ty TNHH nhà nước một thành viên là công ty TNHH nhà
nước do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, được tổ chức quản lý và
đăng ký hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp nhà nước.
- Công ty TNHH nhà nước có từ hai thành viên trở lên là cơng ty
TNHH trong đó tất cả các thành viên đều là cơng ty nhà nước hoặc có
thành viên là Cơng ty nhà nước và thành viên khác được Nhà nước ủy
quyền góp vốn, được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật doanh
nghiệp nhà nước.
- Doanh nghiệp có cố phần; vốn góp chi phối của Nhà nước là
doanh nghiệp mà cổ phần hoặc vốn góp của Nhà nước chiếm trên 50%

vốn điều lệ, Nhà nước giữ quyền chi phối đối với doanh nghiệp đó.
b. Dựa theo nguồn vốn, doanh nghiệp nhà nước có thể được chia ra
các loại sau:
- Doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.
Đó là các cơng ty nhà nước, cơng ty TNHH nhà nước một thành viên,
công ty TNHH nhà nước có hai thành viên trở lên. Những doanh nghiệp
này, mặc dù được tổ chức dưới các hình thức khác nhau nhưng đều do
Nhà nước đầu tư 100% vốn.
- Doanh nghiệp nhà nước có cổ phần,vốn góp chi phối. Đó là các
công ty cổ phần nhà nước chiếm trên 50% cổ phiếu, công ty TNHH mà
13


nhà nước chiếm 50% phần vốn góp. Trong loại doanh nghiệp này có loại
đan xem sở hữu Nhà nước và sở hữu các nhà đầu tư thuộc các thành phần
kinh tế khác.
c. Dựa theo mơ hình tổ chức quản lý, doanh nghiệp nhà nước nếu
có thể được chia ra các loại sau:
- Doanh nghiệp nhà nước có Hội đồng quản trị là doanh nghiệp nhà
nước mà ở đó Hội đồng quản trị là cơ quan đại diện trực tiêp chủ sở hữu
Nhà nước thực hiện chức năng quản lý hoạt động của doanh nghiệp và
chịu trách nhiệm trước Nhà nước về kết quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp nhà nước khơng có Hội đồng quản trị: là doanh
nghiệp nhà nước mà ở đó Giám đốc doanh nghiệp được Nhà nước bổ
nhiệm hoặc thuê để điều hành hoạt động của doanh nghiệp và phải chịu
trách nhiệm trước Nhà nước về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
2. Cơ cấu, tổ chức quản lý công ty nhà nước.
Như đã phân tích, doanh nghiệp mhà nước tồn tại dưới nhiều hình

thức khác nhau. Cơng ty cổ phần mhà nước, công ty TNHH nhà nước một
thành viên, công ty TNHH nhà nước có hai thành viên trở lên đều được tổ
chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp. Chỉ có công ty nhà nước là
được tổ chức và quản lý theo luật doanh nghiệp Nhà nước. Vì vậy phần
này chỉ đề cập vấn đề tổ chức quản lý của công ty nhà nước.
2.1. Cơng ty nhà nước khơng có Hội đồng quản trị.
Cơng ty nhà nước khơng có Hội đồng quản trị có cơ cấu quản lý
gồm Giám đốc, các Phó giám đốc, Kế tốn trưởng và bộ máy giúp việc.
Cơ cấu quản lý này được áp dụng đối với cơng ty nhà nước có quy mơ
nhỏ.
14


* Giám đốc:
Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty, là người
điều hành cao nhất trong Cơng ty và phải chịu trách nhiệm một mình về
tồn bộ hoạt động của Công ty. Giám đốc do người kỹ quyết định thành
lập Công ty bổ nhiệm hoặc thuê trên cơ sở hợp đồng.
Giám đốc Công ty nhà nước hiện nay có thể là bất kỳ một người
nào, kể cả người nước ngồi, có đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định
của pháp luật. Đó là người có năng lực kinh doanh và tổ chức quản lý
Công ty có trình độ đại học, có chun mơn thuộc lĩnh vực kinh doanh
chính của Cơng ty, có ít nhất ba năm kinh nghiệm tham gia quản lý, điều
hành doanh nghiệp thuộc ngành nghề kinh doanh chính của Cơng ty.
Ngồi ra Giám đốc cịn phải có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt, trung
thực, liêm khiết hiểu biết pháp luật có ý thức chấp hành pháp luật, thường
trú tại Việt Nam. Bên cạnh đó, pháp luật cũng đã quy định những trường
hợp khơng được đảm nhận chức vụ Giám đốc, đó là: Những người đã là
Giám đốc Công ty nhà nước nhưng vi phạm đến mức bị cách chức, miễn
nhiệm hoặc để Công ty thua lỗ hai năm liên tiếp không trả được nợ và 3

tháng liên tục không trả được lương cho người lao động, người bị cấm
đảm nhận chức vụ quản lý điều hành doanh nghiệp theo quy định của
pháp luật (Điều 24 luật doanh nghiệp Nhà nước).
Giám đốc được bổ nhiệm ký hợp đồng theo thời hạn không quá 5
năm và có thể bổ nhiệm lại hoặc ký tiếp hợp đồng. Giám đốc phải chịu
trách nhiệm trước người bổ nhiệm hoặc người ký hợp đồng thuê và trước
pháp luật về việc thực hiện các quyền, nhiệm vụ được giao. Giám đốc có
thể miễn nhiệm hoặc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn trong các trường
hợp được quy định tại khoản 3 Điều 25 Luât doanh nghiệp Nhà nước.
Giám đốc được hưởng lương theo chế độ hàng năm. Mức tiền lương và
15


tiền thưởng tương ứng với hiểu quả hoạt động của công ty do người quyết
định bổ nhiệm quyết định hoặc theo hợp đồng đã ký. Nếu Giám đốc để
Công ty Nhà nước lỗ, để mất vốn Nhà nước, quyết định dự án đầu tư
không hiểu quả, thu hồi không được vốn đầu tư, không đảm bảo được tiền
lương và các chế độ khác cho người lao động trong công ty, để xảy ra sai
phạm trong quản lý vốn, tài sản, về chế độ kiểm tốn, để cơng ty lỗ hai
năm liên tiếp hoặc không đạt chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn Nhà nước đầu tư
thì sẽ khơng được thưởng, khơng được nâng lương, bị hạ lương và bồi
thường thiệt hại cho Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của Giám đốc được
quy định cụ thể trong các Điều 26 và 27 Luật doanh nghiệp nhà nước,
Giám đốc công ty nhà nước không có hội đồng quản trị có quyền tự quyết
cao trong việc quản lý điều hành cơng ty nhà nước vì không bị ràng buộc
bởi các nghị quyết, quy định của Hội đồng quản trị các Giám đốc cơng ty
có Hội đồng quản trị. Nhưng cũng vì thế mà trách nhiệm của Giám đốc
trong cơng ty nhà nước khơng có Hội đồng quản trị cũng nặng nề hơn.
Một mình quyết định và một mình chịu trách nhiệm.

 Các Phó giám đốc và Kế tốn trưởng.
Các Phó giám đốc giúp Giám đốc điều hành công ty theo sự phân
công và sự ủy quyền của Giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc,
trước pháp luật và nhiệm vụ được ủy quyền và phân cơng.
Kế tốn trưởng có nhiệm vụ thực hiện cơng tác kế tốn của cơng ty,
giúp Giám đốc giám sát tình hình tài chính của cơng ty theo pháp luật về
tài chính, Kế tốn chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về
nhiệm vụ được phân công hoặc ủy quyền.

16


Ngồi ra, Cơng ty nhà nước cịn có văn phịng và các phịng ban
chun mơn, nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp cho Giám đốc, các
Phó giám đốc trong quản lý điều hành công việc.
2.2. Công ty nhà nước có Hội đồng quản trị.
Cơng ty Nhà nước có Hội đồng quản trị có cơ cấu quản lý gồm :
Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, các Phó giám đốc, Kế
tốn trưởng và bộ máy giúp việc. Cơ cấu này được áp dụng ở các công ty
Nhà nước và các công ty Nhà nước độc lập và có quy mơ lớn.
 Hội đồng quản trị.
Hội đồng quản trị được thành lập ở trong công ty Nhà nước và cơng
ty nhà nước độc lập có quy mơ để thực hiện chức năng quản lý hợp đồng
kinh doanh của công ty. Đây là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu Nhà
nước tại cơng ty nhà nước có quyền nhân danh công ty Nhà nước để quyết
định mọi vấn đề liên quan đến việc xác định, trừ những vấn đề thuộc thẩm
quyền trách nhiệm của chủ sở hữu phân cấp cho cơ quan, tổ chức khác.
Hội đồng quản trị gồm Chủ tịch Hội đồng quản trị và các thành viên
Hội đồng quản trị, trong đó có các thành viên chun trách và có thể có
thành viên khơng chun trách những Chủ tịch Hội đồng quản trị và

Trưởng ban kiểm soát phải là thành viên chuyên trách. Tổng giám đốc có
thể là thành viên Hội đồng quản trị. Số lượng thành viên Hội đồng quản
trị do người quyết định thành lập công ty quyết định nhưng không quá 7
người. Những người này cũng do người quyết định thành lập công ty bổ
nhiệm, miễn nhiệm hoặc thay thế khen thưởng, kỷ luật. Nhiệm kỳ của
thành viên Hội đồng quản trị khơng q 5 năm và có thể được bổ nhiệm
lại.
Hội đồng quản trị làm việc theo chế độ tập thể. Mọi vấn đề thuộc
thẩm quyền của Hội đồng quản trị đều được xem xét và quyết định theo
17


đa số tại các cuộc họp của Hội đồng quản trị hoặc lấy ý kiến của các thành
viên bằng văn bản. Hội đồng quản trị phải họp ít nhất mỗi quý một lần để
xem xétvà quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền ban hành nhiệm vụ
của mình. Đối với những vấn đề khơng cần thảo luận thì Hội đồng quản
trị có thể lấy ý kiến các thành viên bằng văn bản. Hội đồng quản trị có thể
họp bất thường để giải quyết các vấn đềcấp bách của công ty do hội đồng
quản trị, Tổng giám đốc hoặc trên 50% tổng số Hội đồng thành viên Hội
đồng quản trị đề nghị.
Các cuộc họp hoặc lấy ý kiến các thành viên Hội đồng quản trị chỉ
hợp lệ khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham dự. Nhiệm vụ
và quyền hạn của Hội đồng quản trị được quy định tại Điều 30 Luật doanh
nghiệp Nhà nước. Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị phải thực
hiện một cách trung thực, có trách nhiệm các quyền hạn và nhiệm vụ được
giao vì lợi ích của cơng ty và lợi ích của Nhà nước nếu khơng thì sẽ phải
chịu trách trước Nhà nước và pháp luật (Điều 43 Luật doanh nghiệp Nhà
nước).
Đều kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của các bộ phận khác trong
công ty, Hội đồng quản trị thành lập Ban kiểm soát gồm Trưởng ban là

thành viên Hội đồng quản trị và một số thành viên khác do Hội đồng quản
trị quyết định, trong đó có một đại diện cua Cơng đồn cơng ty. Ban kiểm
soát phải báo cáo và chịu trạch nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc
thực hiện nhiệm vụ được giao.
Tổng giám đốc:
Tổng giám đốc là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày
của cơng ty, do đó Tổng giám đốc có vai trị đặc biệt quan trọng trong
cơng ty.

18


Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty đồng
thời Tổng giám đốc cũng là người chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả
hoạt động kinh doanh công ty (nếu Điều lệ công ty quy định). Tổng giám
đốc phải điều hành hoạt động của công ty theo mục tiêu kế hoạch, phù
hợp với điều lệ của công ty và các nghị quyết, quyết định của Hội đồng
quản trị. Tổng giám đốc có thể là người của Nhà nước do Hội đồng quản
trị bổ nhiệm, miễn nhiệm nhưng cũng có thể khơng phải là người của Nhà
nước mà do Hội đồng quản trị thuê trên cơ sở hợp đồng.
Tổng giám đốc có thể là thành viên Hội đồng quản trị. Trong trường
hợp này, Tổng giám đốc sẽ do hội đồng quản trị bổ nhiệm còn trong
trường hợp th Tổng giám đốc thì Tổng giám đốc khơng thể là thành
viên hội đồng quản trị, vì thành viên Hội đồng quản trị phải do người ký
quyết định thành lập bổ nhiệm.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc được quy định cụ thê tại Điều
41 luật doanh nghiệp nhà nước. Luật doanh nghiệp nhà nước cũng quy
định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của Tổng giám đốc tại Điều 43. Để thực
hiện công việc điều hành công ty, Tổng giám đốc có các Phó tổng giám
đốc, Kế tốn trưởng và các phồng ban chun mơn, nghiệp vụ giúp việc.


19


CHƯƠNG II
THỰC TIỄN, HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CƠNG TY
TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN CẤP THỐT NƯỚC CẦN
THƠ. MỘT SỐ KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP.
1. Khái quát về cơng ty.
1.1. Q trình hình thành và phát triển của cơng ty.
Cơng ty TNHH cấp thốt nước Cần Thơ là một doanh nghiệp có
100% vốn Nhà nước. Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, và dịch vụ: sản
xuất nước sạch, dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải. Xây dựng các cơng
trình chun nghành và dân dụng có cơng suất 20000m 3 /ngày trở xuống
và các cơng trình kỹ thuật hạ tầng, cơng trình cơng nghiệp xây dựng cầu
đỡ. ống cấp thoát nước, sàn lắp mặt bằng. Dặm và đường, sản xuất kinh
doanh vật tư chuyên nghành cấp thốt nước và nước tinh khiết đóng chai.
Dịch vụ tư vấn, thiết kế giám sát cơng trình cấp thốt nước và dân dụng
công nghiệp.
20


Công ty cấp nước từ năm 1932, trụ sở tại đường Nguyễn Trãi, thị xã
Cần Thơ. Đến năm 1970 thị xã Cần Thơ phát triển. Được chính phủ úc tài
trợ, nhà máy nước mới được xây dựng và đưa vào sử dụng năm 1973 với
công suất 31200m3 /ngày. Nay là nhà máy Cần Thơ 1.
Đến ngày 30/04/1975 tiếp quản cơ sở nhà máy nước và hoạt động
bình đẳng cung cấp cho 3000 hộ khách hàng. Hiện nay, Công ty TNHH
cấp thốt nước Cần Thơ là Cơng ty TNHH nhà nước một thành viên hoạt
động theo Luât doanh nghiệp.

Sự phát triển của Công ty được thể hiện qua từng giai đoạn:
 Giai đoạn 1975-1984.
Trung tâm cấp thốt nước tên là xí nghiệp cấp nước của công ty
công nghiệp, chuyển đổi nhiều cơ quan chủ quản như: cơng nghiệp, xây
dựng, cơng trình công cộng, Sở nhà đất, Sở xây dựng, năm 2005 về Sở
giao thơng cơng chính.
Năm 1975 với gần 3000 khách hàng đến năm 1984 được 11000
khách hàng và ghi thu được 65000000m3 / năm.
 Giai đoạn 1985-1994
Năm 1984 thành lập Cơng ty cấp thốt nước Hậu Giang trên cơ sở
hợp nhất các xí nghiệp cấp nước thành phố Cần Thơ, Sóc Trăng và Vỹ
Thành, Phú Lộc, Vĩnh Châu… Năm 1993 chia tỉnh Hậu Giang thành tỉnh
Cần Thơ và Sóc Trăng.
 Giai đoạn 1994 -2004.
Thực hiện chỉ thị 200/TTG ngày 29/04/2004 của Thủ Tướng Chính
Phủ về việc nước sạch và vệ sinh môi trường, Công ty tiếp tục đầu tư các
hệ thống cấp nước như Trà Nóc 1800m 3 / ngày đêm, Thốt Nốt 2400m3
/ngày đêm và các trạm cấp nước tại Hịa Mỹ, Hịa An, Tân Phước Hưng,
Hóa Lựu, Cái Tắc, Thạch Thắng.
21


 Giai đoạn 2004 đến nay.
Dưới sự lãnh đạo của ông La Quốc Nghĩa, Chủ Tịch công ty TNHH
cấp thoat nước Cần Thơ. Công ty đạt được các thành tựu như sau:
- Đầu tư mở rộng công suất nhà máy nước Cần Thơ 1 lên 50000m 3 /
ngày.
- Đầu tư xây dựng nhà máy nước Trà Nóc có cơng suất thiết kế
10000m3 / ngày.
- Đầu tư xây dựng nhà máy nước Thốt Nốt có cơng suất thiết kế

5000m3 / ngày.
- Đầu tư xây dựng nhà máy nước Thới Lai công suất thiết kế
2500m3 / ngày.
- Đầu tư xây dựng nhà máy nước Cờ Đỏ công suất thiết kế 5000m 3 /
ngày.
Ngoài ra để nâng cao hiệu quả quản lý và theo chủ trương của
UBND Thành Phố Cần Thơ, công ty TNHH cấp thốt nước Cần Thơ đã
có phân hóa và thành lập các công ty cổ phần như sau :
- Cơng ty cổ phần cấp thốt nước Thốt Nốt
- Cơng ty cổ phần cấp thốt nước Ơ Mơn
- Cơng ty cổ phần cấp thốt nước Trà Nóc
- Cơng ty cổ phần cấp thốt nước Cài Răng
- Cơng ty cổ phần cấp thốt nước Long Hà
- Cơng ty cổ phần Nhựa Tân Tiến Cần Thơ.
- Công ty cổ phần Tư vấn, Thiết kế cấp thoát nước Cần Thơ.
1.2. Thực tiễn hoạt động và tổ chức quản lý của công ty.
Cơ cấu tổ chức, quản lý của Cơng ty TNHH cấp thốt nước Cần
Thơ Bao gồm có Chủ Tịch Cơng ty, Ban giám đốc (các nhà máy, các xí

22


nghiệp và các công ty cổ phần) phụ trách các lĩnh vực chuyên nghành cụ
thể như sau:
- Chủ tịch Công ty .
Ông La Quốc Nghĩa
ĐT: 071810392
- Ban giám đốc
1.


Giám đốc điều hành
Ông Trương Quốc Trọng
ĐT: 071810188

+ Giám đốc điều hành là người đại diện theo pháp luật của công ty
và phải chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của công ty. Giám đốc do
Chủ Tịch Công ty quyết định bổ nhiệm.
+ Giám đốc phải có tiêu chuẩn và điều kiện như quy định tại Điều
32 Luật doanh nghiệp nhà nước 2003.
+ Giám đốc có nhiệm vụ quyền hạn sau: Tổ chức hoạt động của
cơng ty.
 Trình người quyết định thành lập công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm,
khen thưởng, kỷ luật Phó giám đốc, Kế tốn trưởng.
 Quyết định tuyển chọn, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng hoặc bổ
nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Trưởng phịng, Phó trưởng
phịng và các chức danh tương đương trong công ty, người đại diện phần
vốn góp của cơng ty ở các doanh nghiệp khác, quyết định lương và phụ
cấp đối với người lao động trong công ty, kể cả cán bộ thuộc thẩm quyền,
bổ nhiệm của mình.
 Giám đốc phải thực hiện trung thực, có trách nhiệm các quyền và
nghĩa vụ được giao vì lợi ích của cơng ty và của Nhà nước, tổ chức thực
hiện pháp luật tại công ty .
23


 Không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng vốn và tài sản
của công ty để thu lợi riêng cho bản thân và người khác, không được tiết
lộ bí mật của cơng ty trong thời gian đang thực hiện trách nhiệm của giám
đốc.
 Trường hợp vi phạm Điều lệ công ty, quy định vượt thẩm quyền,

lợi dụng chức vụ, quyền hạn, gây thiệt hại cho công ty và Nhà nước thì
phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật và Điêu lệ cơng ty.
2.

Phó giám đốc.
Bà Phan Thị Thiêm
ĐT: 071821710

3.

Phó giám đốc
Ơng Hồng Ngọc Tâm
ĐT: 071839946

Các Phó giám đốc điều hành cơng ty theo sự phân công và ủy quyền
của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được Giám
đốc phân công và ủy quyền.
- Kiểm sốt viên:
Ơng Nguyễn Văn Chinh
ĐT: 071849950
Kiểm sốt viên có vai trị kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của các
bộ phận khác trong cơng ty. Kiểm sốt viên phải báo cáo và chịu trách
nhiệm trước Chủ tịch công ty và Giám đốc công ty về việc thực hiện được
giao.
Ngồi ra cơng ty cịn có các đơn vị thành viên trực thuộc cơng ty đó
là :
- Nhà máy cần thơ 1.
Giám đốc : Ông Huỳnh Thiện Định
24



- Nhà máy Cần Thơ 2
Giám đốc : Ông Huỳnh Văn Nghị
- Cơng ty cổ phần cấp thốt nước Trà Nóc
Chủ tịch hội đồng quản trị: Ơng La Quốc nghĩa
Giám đốc : Ơng Phạm Tuấn Hải
- Xí nghiệp cấp thốt nước Hưng Phú
Giám đốc Ơng Nguyễn văn Qn
- Cơng ty cổ phần thoát nước Thốt nốt
Chủ tịch hội đồng quản trị: Ơng La Quốc Nghĩa
Giám đốc cơng ty : Ơng Ngơ Hồng Thảo
- Cơng ty cổ phần thốt nước Ơ Mơn:
Chủ tịch hội đồng quản trị : Ơng La Quốc Nghĩa
Giám đốc: Ông Lê Thanh An
- Chi nhánh cấp nước số 1
Giám đốc: Ônh Hồng Ngọc Tâm
- Chi nhánh cấp nước số 2
Giám đốc: Bà Huỳnh Thị Mai Phương
- Chi nhánh cấp nước An Bình
Giám đốc: Ơng Nguyễn Việt Dũng
- Chi nhánh cấp nước Bình Thủy
Giám đốc: Bà La Thị Thu Lan
- Công ty cổ phần nhựa Tân Tiến – Cần Thơ
Phó chủ tịch Hội đồng quản trị: Ơng Trương Quốc Trọng
- Công ty cổ phần tư vấn – thiết kế cấp thốt nước
Chủ tịch hội đồng quản trị: Ơng La Quốc Nghĩa
Giám đốc cơng ty: Ơng Phan Quang Khải
- Xí nghiệp nước Cần Thơ.
25



×