Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Thực trạng hoạt động Marketing ở thị trường Campuchia của công ty Viettel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.94 KB, 20 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Khi thị trường trong nước ngày càng thu hẹp và khó khăn thì việc tìm kiếm thị trường
nước ngồi là điều cần thiết để mở rộng quy mơ của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, không
phải tất cả các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đều đạt được thuận lợi và thành
cơng. Tập đồn Viễn thơng Quân đội Viettel với những chiến lược thông minh, không chỉ tạo
ra thành công vượt bậc tại thị trường Việt Nam mà còn trên thị trường quốc tế, đặc biệt tại thị
trường Campuchia. Vậy Viettel đã làm gì để thành công như vậy? Chiến lược phát triển kinh
doanh quốc tế của Viettel như thế nào? Để trả lời câu hỏi này, nhóm 2 đã chọn đề tài “Phân
tích thực trạng bối cảnh và hoạt động Marketing ở thị trường Campuchia của Tập đồn Viễn
thơng Qn đội Viettel. Đánh giá thực trạng Chiến lược Marketing quốc tế của cơng ty thích
ứng với các điều kiện và bối cảnh Marketing TMQT. Đề xuất các giải pháp trong thời gian tới
đối với chiến lược marketing quốc tế của tập đoàn”.


PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ VIETTEL
Tập đồn Cơng nghiệp – Viễn thơng Qn đội (Viettel) có trụ sở chính được đặt tại Lô D26,
ngõ 3, đường Tôn Thất Thuyết, phường n Hịa, quận Cầu Giấy, thủ đơ Hà Nội. Viettel là
một trong những doanh nghiệp viễn thơng có số lượng khách hàng lớn nhất trên thế giới. Với
kinh nghiệm phổ cập hố viễn thơng tại nhiều quốc gia đang phát triển, Viettel hiểu rằng
được kết nối là một nhu cầu rất cơ bản của con người, kết nối con người giờ đây không chỉ là
gọi thoại và tin nhắn, mà còn là phương tiện để con người tận hưởng cuộc sống, sáng tạo và
làm giàu. Bởi vậy, bằng cách tiếp cận sáng tạo của mình, Viettel ln nỗ lực để kết nối con
người vào bất cứ lúc nào cho dù họ là ai và họ đang ở bất kỳ đâu.
Viettel hiện là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn tại Việt Nam, đầu tư, hoạt động và kinh
doanh tại 13 quốc gia trải dài từ Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi với quy mô thị trường 270 triệu
dân, gấp khoảng 3 lần dân số Việt Nam.
Bên cạnh viễn thông, Viettel còn đang cung cấp các sản phẩm và dịch vụ như sau:
·
Cung cấp sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực viễn thơng, CNTT, phát thanh, truyền
hình và truyền thông đa phương tiện
·


Hoạt động thông tin liên lạc và viễn thơng
·
Hoạt động thương mại điện tử, bưu chính và chuyển phát
·
Cung cấp dịch vụ tài chính, dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán và trung gian tiền
tệ
·
Xây dựng vận hành các cơng trình, thiết bị, hạ tầng mạng lưới viễn thơng, CNTT,
truyền hình.
Năm 2006, Viettel quyết định mở rộng kinh doanh ra nước ngoài. Tại mỗi một quốc gia,
Viettel lựa chọn một thương hiệu riêng vì coi đó là cơng ty của người dân và của chính quốc
gia đó. Viettel đã chứng minh năng lực của mình thơng qua thành công của các công ty con
khi hầu hết các cơng ty này đều giữ vị trí hàng đầu trong thị trường viễn thông về lượng thuê
bao, doanh thu, cơ sở hạ tầng.
Các Thành tựu mà Viettel đạt được:
- Thương hiệu giá trị lớn nhất Việt Nam (2019)
- Nhà mạng đầu tiên triển khai thử nghiệm thành công cuộc gọi 5G (2019)
- Nhà mạng có giá trị thương hiệu lớn nhất Đông Nam Á
- Top 10 nhà mạng giá trị nhất Châu Á
- Top 50 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới
- Viettel là một trong những nhà mạng có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. Viettel sở hữu
99.500 trạm GSM ( gồm trạm BTS 2G, 3G node B và 4G ), cùng hơn 365.000 km cáp quang.


PHẦN 2: THỰC TRẠNG, BỐI CẢNH HOẠT ĐỘNG MARKETING Ở THỊ TRƯỜNG
CAMPUCHIA CỦA CÔNG TY VIETTEL
2. Thực trạng bối cảnh ở thị trường nước ngồi của Viettel
2.1 Bối cảnh mơi trường tác nghiệp
a. Môi trường trong nước - Việt Nam
Kinh tế:

Năm 2020 được xem là một năm của những khó khăn và thách
thức lớn đối với kinh tế thế giới nói chung, trong đó có Việt Nam. Dịch
Covid-19 diễn biến phức tạp, làm gián đoạn hoạt động kinh tế – xã hội. Trong
nước, thiên tai liên tiếp đặc biệt đối với dải đất miền Trung, dịch bệnh phức
tạp trên cả nước tác động không nhỏ tới các hoạt động của nền kinh tế và cuộc
sống của người dân, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở mức cao.
Mặc dù tăng trưởng GDP năm 2020 đạt thấp nhất trong giai đoạn 2011-2020 nhưng trước
những tác động tiêu cực của dịch Covid-19 thì đó là một thành cơng của nước ta với tốc độ
tăng thuộc nhóm nước cao nhất thế giới, duy trì với tốc độ tăng GDP ước tính đạt 2,91%, một
tín hiệu tích cực cho các doanh nghiệp tiếp tục phát triển.
→ Viettel nhờ bám sát chủ trương và tinh thần của nhà nước, vẫn duy trì phát triển, thậm chí
tăng trưởng 4,4% so với 2019, đạt 102,4% so với kế hoạch năm. Lợi nhuận trước thuế đạt
39,8 nghìn tỷ, tăng 4,1%, đạt 103,9% kế hoạch.
Chính trị:
Trong thời đại cơng nghệ 4.0, chính phủ Việt Nam ln sát sao trong việc xây dựng và
phát triển dịch vụ viễn thông. Điển hình ngày 2-7-2020 đại hội Đảng bộ lần thứ
X là sự kiện chính trị đặc biệt của Tập đồn Cơng nghiệp - Viễn thông Quân đội.
Các cấp ủy, tổ chức đảng trong Tập đoàn đã chủ động triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, tập
trung vào những dự án trọng điểm về phát triển công nghiệp công nghệ
cao.
→ Kết quả tuy rằng ngay trong thời kỳ dịch bệnh diễn biến phức tạp và khó lường, bị hạn chế
nhiều nhưng Viettel vẫn xác định đường đi phát triển rõ ràng, đúng đắn và đạt được những
hiệu quả nhất định, tăng trưởng lợi nhuận, thành công chuyển đổi dịch vụ số.
Luật pháp:
Dịch vụ viễn thông cơ bản là 1 trong các ngành nghề có điều
kiện đối với đầu tư nước ngồi tại Việt Nam. Các nhà đầu tư cần thoả mãn các
điều kiện đầu tư nước ngồi về dịch vụ viễn thơng cơ bản theo Pháp luật Việt
Nam, cụ thể là Luật đầu tư và luật khác có liên quan như luật chuyên ngành.
Trong trường hợp có sự khác biệt trong quy định của pháp luật Việt Nam và điều
ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì nhà đầu tư phải thỏa mãn các điều

kiện theo quy định của điều ước quốc tế, như Bản cam kết của Việt Nam trong WTO
và hiệp định tự do thương mại khác.
→ Tạo điều kiện cho
Viettel bằng văn bản pháp luật, dựa theo để có những đầu tư đúng đắn, đối với
cả luật trong nước và điều ước quốc tế, nắm bắt cơ hội và tránh mắc phải sai lầm.
b.
Mơi trường nước ngồi - Campuchia
Kinh tế


Theo WB, cho dù rủi ro từ đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đối với Campuchia
giảm bớt, nhưng vẫn có nhiều bất ổn đe dọa triển vọng tăng trưởng kinh tế Campuchia như
lượng khách du lịch nước ngoài đến Campuchia tiếp tục giảm mạnh, cùng với đó là căng
thẳng thương mại toàn cầu và chủ nghĩa bảo hộ thương mại gia tăng.
Về mặt tích cực, WB cho rằng nhu cầu trong nước của Campuchia đang từng bước hồi phục.
Dự báo năm 2021, Campuchia nằm trong nhóm 3 quốc gia phục hồi nhanh nhất khu vực với
mức tăng trưởng đạt 6,8%. Bộ Kinh tế và Tài chính Campuchia khẳng định dự báo này của
IMF là dựa trên những cố gắng của Chính phủ trong việc ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh
Covid-19, cũng như có những giải pháp hỗ trợ nền kinh tế kịp thời.
→ Việc phục hồi với tốc độ nhanh chóng của Campuchia là điều kiện thuận lợi để Viettel
phát triển các dịch vụ của mình và người dân có đủ tiềm lực kinh tế và ổn định an sinh xã hội
để hình thành nhu cầu về dịch vụ số, tiếp nhận và sử dụng.
Thương mại
Bộ Bưu chính - Viễn thơng Campuchia cho biết chính phủ nước này đang cân nhắc việc áp
đặt thuế dịch vụ số đối với những công ty công nghệ của nước ngồi. Báo chí của Bộ này nêu
rõ lý do thu khoản thuế này là vì những doanh nghiệp trên cung cấp và tạo ra thu nhập tại
Campuchia, nhưng lại không đăng ký tại nước này, chẳng hạn như các công ty Netflix,
Amazon, Alibaba, Facebook và Google.
Theo Bộ trưởng Vandeth, Bộ Bưu chính - Viễn thơng Campuchia sẽ hợp tác với Tổng cục
Thuế và Bộ Kinh tế - Tài chính để đảm bảo “việc công bố nghĩa vụ thuế đối với những nhà

cung cấp dịch vụ và công ty viễn thông”.
Theo luật pháp Cam-pu-chia, hầu hết các khoản đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư nước ngoài
sẽ chịu các loại thuế sau: Thuế thu nhập doanh nghiệp (20%), thuế thu nhập cá nhân (0 20%), thuế nhà thầu (4 - 15%), thuế giá trị gia tăng (0 - 10%) và thuế nhập khẩu (0 - 35%).
→ Điều này trở thành 1 rào cản đầu tư vào Campuchia của Viettel khi phải chịu nhiều loại
thuế dành cho nhà đầu tư nước ngoài, tuy nhiên với tiềm năng lớn của thị trường này thì đây
cũng khơng đủ để ngăn bước xâm nhập của Viettel.
Chính trị
Theo quy định của Hiến pháp, Campuchia thực hiện chính sách trung lập, khơng liên kết vĩnh
viễn, khơng xâm lược hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác. Campuchia là
thành viên thứ 10 của ASEAN (tháng 4/1999),Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam
(CLV); Hợp tác bốn nước Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam (CLMV; Hành lang Đông
Tây (WEC)...
Hiện nay, Campuchia có quan hệ thương mại với 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới,
chú trọng quan hệ với các nước lớn như Trung Quốc, Mỹ, Nhật, EU, các nước tài trợ, các
nước láng giềng và đang đẩy mạnh hội nhập khu vực và quốc tế.
→ Việc Campuchia đẩy mạnh hội nhập khu vực và quốc tế là điều kiện thuận lợi để Viettel
gia nhập trong xu hướng kết nối với các quốc gia khác của đất nước này, việc chấp nhận một
hãng mới cũng dễ dàng hơn. Ngoài ra mối quan hệ khăng khít của Việt Nam và Campuchia
sẽ tăng sự uy tín của tập đồn Viettel trong mắt người tiêu dùng bản địa.
Luật pháp
Luật Đầu tư của Cam-pu-chia được ban hành năm 1994 và được sửa đổi vào tháng 3/2003 đã
tạo ra một cơ chế đầu tư nước ngồi cởi mở, tự do và tăng tính minh bạch. Chính phủ Campu-chia cho phép đầu tư 100% vốn nước ngồi vào hầu hết các lĩnh vực. Chính sách đầu tư


của Cam-pu-chia hướng đến tạo mơi trường đầu tư bình đẳng, khơng có sự phân biệt đối xử
giữa nhà đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài tại thời điểm đầu tư hoặc sau đầu tư.
Đối với việc giải quyết tranh chấp thương mại, Cam-pu-chia thông qua Luật Trọng tài thương
mại năm 2006. Năm 2010, Chính phủ quy định việc thành lập Trung tâm Trọng tài Quốc gia
cho phép các công ty giải quyết tranh chấp thương mại một cách nhanh chóng và ít tốn kém
hơn việc giải quyết thơng qua tịa án. Bên cạnh đó, các vụ tranh chấp thương mại cũng có thể

được giải quyết thơng qua trọng tài quốc tế.
Các đảm bảo khác cho nhà đầu tư nước ngồi: Khơng bị kiểm sốt giá cả và được đảm bảo
khơng bị quốc hữu hóa; khơng u cầu phải có vốn chủ sở hữu địa phương tham gia, khơng
hạn chế về chuyển đổi ngoại hối và miễn phí chuyển tiền ra nước ngoài.
-> Tạo điều kiện tối đa với các cơng ty đang có ý định xâm nhập thị trường xứ chùa Vàng
như Viettel, tối giản hoá các thủ tục và nới lỏng điều kiện để được hoạt động ở trong nước,
trao quyền chủ động lớn cho các nhà đầu tư, con đường gia nhập của tập đoàn viễn thông
Việt Nam đã bớt đi nhiều trở ngại.
c. Môi trường quốc tế
·
Kinh tế:
Về hợp tác khu vực và quốc tế: Hai nước đều là thành viên một số tổ chức quốc tế
(LHQ, WTO, ASEM) và khu vực như ASEAN, Ủy hội sông Mê Công (MRC), Tiểu vùng
sông Mê Công mở rộng (GMS), Chương trình phát triển các vùng nghèo liên quốc gia dọc
Hành lang Đông - Tây (WEC), Chiến lược hợp tác kinh tế ba dịng sơng Ayeyawady - Chao
Praya - Mekong (ACMECS), Campuchia-Lào-Mianma-Việt Nam (CLMV), Tam giác phát
triển Campuchia-Lào-Việt Nam (CLV).
—> Việc có nhiều điểm chung và cùng tham gia các tổ chức và hội nghị kinh tế quốc tế thể
hiện tư tưởng và đường hướng tương đồng giữa Việt Nam và Campuchia, dễ dàng hơn cho
Viettel có được mối quan hệ tốt đẹp với thị trường nội địa trên nền tảng đó.
Thương mại:
Kim ngạch thương mại hai chiều tăng trưởng đều qua từng năm và đạt mức tăng trưởng vượt
bậc trong năm 2018 với hơn 4,7 tỷ USD (tăng 24% so với năm 2017), 8 tháng đầu năm 2019
đã đạt hơn 03 tỷ USD. Hai bên đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, Thỏa thuận về thúc
đẩy hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Campuchia giai đoạn 2019-2020, Chiến lược hợp
tác giao thông vận tải tầm nhìn đến năm 2030
—> Tính đều đặn trong thương mại giữa 2 quốc gia thể
hiện sự lưu thơng tốt và tính duy trì ổn định, nguy cơ xung đột ít với tần suất
giao thương cao và các thỏa thuận đảm bảo được ký kết, gia tăng độ an toàn và
chắc chắn trong đầu tư và phát triển ở Campuchia của Viettel.

2.2 Phân tích thị trường, nhu cầu thị trường và đặc điểm khách hàng
a. Thị trường
Ø Cơ hội: tại thời điểm 2006, Viettel bắt đầu sang Campuchia tìm hiểu và thực hiện đầu tư
Campuchia có nền kinh tế vĩ mơ, hệ thống tài chính khá ổn định, kinh tế tiếp tục giữ được
mức tăng trưởng dưới 10% / năm trong những năm gần đây. Việc đầu tư vào Campuchia có
nhiều lợi thế hơn Thái Lan, Trung Quốc do vị trí địa lí gần, vận chuyển hàng hóa thuận lợi
khi có cả đường sơng, đường bộ, đường biển… cùng nhiều cửa khẩu quốc tế thuận tiện cho di


chuyển nhân sự, hàng hóa giữa 2 nước. Chính phủ Campuchia đang tiếp tục tăng thu hút đầu
tư từ nước ngồi nhằm tạo cơng ăn việc làm, nâng cao đời sống của người dân.
Đầu tư vào Campuchia sẽ được nhiều ưu đãi về thuế, vì tại thời điểm đó Campuchia còn
nhận được các ưu đãi thương mại tối huệ quốc (MFN) từ hơn 40 quốc gia, trong
khu vực Đông Nam Á và trên thế giới. Bên cạnh đó, quan hệ giữa 2 chính phủ Việt
Nam - Campuchia đã có bề dày truyền thống, nhất là về quân đội nên Viettel Cambodia nhận
được nhiều sự quan tâm và chỉ đạo trực tiếp của các cấp lãnh đạo.
Ø Thách thức: Thị trường cạnh tranh khốc liệt:
Thị trường cạnh tranh khốc liệt khi có tới 3 nhà khai thác đang kinh doanh hiệu quả ở thị
trường này, nắm giữ 95% thị phần, Viettel là doanh nghiệp thứ tư.
Khó khăn về vấn đề điện lưới, cơ sở hạ tầng: Có một điểm đặc biệt khi Viettel vào thị trường
này là trước đó gần như khơng có mạng cáp quang nhưng khi vào thì Metfone xây hơn
20.000 km, đó là những ví dụ về câu chuyện về việc phát triển mạng lưới hạ tầng viễn thơng
Campuchia ngang tầm khu vực, thế giới. Khi có hạ tầng, mạng lưới tốt, Viettel quyết định
cung cấp dịch vụ cho tất cả vùng sâu vùng xa, chiến lược gần giống như Việt Nam.Đã làm
viễn thông phải làm cho tất cả mọi người, coi viễn thông giống cơm ăn, áo mặc
b. Nhu cầu thị trường
Thị trường Campuchia với thị hiếu tiêu dùng có nhiều điểm tương đồng với thị trường trong
nước, rất phù hợp với sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp Việt Nam làm ra từ chất lượng đế
giá cả, cộng đồng người Việt đông đảo tại Campuchia cũng là đối tượng tiêu dùng quan trọng
cho hàng hóa Việt Nam. Viettel có thể tận dụng chiến lược kinh doanh đã áp dụng tại Việt

Nam sang Campuchia.
Nghiên cứu thị trường Campuchia thời điểm đó cũng cho thấy có khoảng 6-7 nhà mạng
nhưng chưa “anh” nào có thể làm chủ đạo thị trường nên Viettel nghĩ mình có cơ hội để làm
tốt.
c. Đặc điểm khách hàng
Quy mô dân số: Campuchia là nước có dân số trung bình, với dân số trẻ và có nhu cầu sử
dụng điện thoại di động cao (từ 15 đến 60 tuổi) chiếm trên 65% dân số. Thị trường di động tại
Campuchia đang chuẩn bị ở giai đoạn bùng nổ và phát triển nhanh, tuy nhiên mật độ điện
thoại di động tại Campuchia vẫn còn ở mức trung bình. Người tiêu dùng có thói quen và ưu
chuộng hình thức sử dụng nhiều mạng di động: Tổng số thuê bao di động cho đến nay đã lên
đến 5,4 triệu thuê bao (thuê bao hoạt động ít nhất một chiều). Thị trường di động tại vùng
nơng thơn vẫn cịn sơ khai, tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ di động tại vùng nơng thơn cịn
thấp.
2.3.
Xác định và đánh giá mức độ tác động của đối thủ cạnh tranh
a.
Môi trường cạnh tranh
Hiện nay, thị trường bưu chính viễn thơng cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các doanh nghiệp
đẩy mạnh phát triển hạ tầng mạng lưới, tăng cường vùng phủ sóng, nâng cao chất lượng dịch
vụ, sử dụng nhiều hình thức khuyến mãi hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng, giành thị phần và
khai thác triệt để các phân đoạn thị trường.
Campuchia là nước có thị trường viễn thơng cạnh tranh khá gay gắt với sự tham gia của các
tập đồn quốc tế có tiềm lực kinh tế và giàu kinh nghiệm. Sự cạnh tranh này làm cho biến
động của thị trường mạnh hơn, nhanh hơn và thường xuyên hơn, địi hỏi bộ máy điều hành
của DN phải thích ứng rất nhanh mới có thể theo kịp. So với DN viễn thông các nước, DN


viễn thơng Việt Nam khơng có nhiều lợi thế cạnh tranh nên gặp khơng ít khó khăn, thách thức
khi đầu tư, kinh doanh ở nước ngoài.
Với dịch vụ di động, mặc dù Campuchia là một thị trường di động đầy tiềm năng bởi người

dân Campuchia chủ yếu là dùng di động (chỉ có 5% dân số sử dụng điện thoại cố định),
nhưng đây cũng là thị trường cạnh tranh khốc liệt khi có tới ba nhà khai thác đang kinh doanh
hiệu quả ở thị trường này, nắm giữ 95% thị phần. Viettel là doanh nghiệp thứ tư, gần đây vừa
có thêm một công ty mới được cấp phép. Những doanh nghiệp viễn thông đang hoạt động tại
Campuchia chủ yếu là những cơng ty liên doanh với nước ngồi như Thụy Ðiển, Thái-lan,
Nauy nên họ có rất nhiều kinh nghiệm cũng như tiềm lực tài chính để cạnh tranh. Chính vì
thế giá dịch vụ viễn thông ở Campuchia thấp hơn tại Việt Nam, cụ thể giá cước điện thoại di
động thấp hơn Việt Nam khoảng 30%. Ðây là một thách thức rất lớn đối với Viettel.
b. Các nhà khai thác di động tại Campuchia
Hiện nay, 3 nhà khai thác di động tại Campuchia là cơng ty Mobitel, Camshin và
Casacom. Trong đó, Mobitel với Millicom International Cellular là cổ đơng chính, chiếm thị
phần lớn nhất (hơn 60% - pyramidresearch.com).
Công ty CamGSM:
CamGSM là liên doanh giữa tập đồn viễn thơng Millicom (có trụ sở tại Luxembourge58,4%) và Hoàng gia Campuchia. Khai thác mạng di động với thương hiệu Mobitel từ năm
1998, sử dụng công nghệ GSM, băng tần 900Mhz. Sử dụng thiết bị chính của Alcatel (hợp
đồng 80 triệu US$).
* Điểm mạnh:
Là cơng ty di động đứng đầu tại Campuchia với tổng số thuê bao chiếm 65,4% thị phần.
Được sự đầu tư và hỗ trợ của tập đồn viễn thơng lớn là Millicom.
Có vùng phủ sóng tới tất cả các tỉnh của Campuchia với 280 trạm BTS.
Đã có thỏa thuận roaming với 42 nhà khai thác tại 19 quốc gia trên thế giới
Có sự hỗ trợ về cổng quốc tế từ công ty anh em là Tele2. Tele2 có giấy phép kinh doanh cổng
quốc tế và đã khai thác từ tháng 11/2000.
Thành công với các dịch vụ di động trả trước khi cung cấp dịch vụ này vào năm 1998. Hiện
nay thuê bao trả trước của Mobitel đang chiếm tới 99% tổng thuê bao.
Tại thành phố lớn như Phnompenh, Mobitel có thể cung cấp cho khách hàng cả gói dịch vụ
bao gồm các dịch vụ quốc tế, di động và Internet.
* Điểm yếu:
Không có mạng truyền dẫn quang, chủ yếu dùng viba, ảnh hưởng đến chất lượng, dung lượng
mạng lưới. Tốc độ phát triển thuê bao chỉ ở mức thấp.

Công ty Camshin:
Được thành lập vào năm 1993, CamShin ban đầu là công ty liên doanh giữa Công ty vệ tinh
của Thái Lan Shin Satellite thuộc tập đoàn Shinawatra và Bộ BCVT Campuchia để cung cấp
dịch vụ cố định sử dụng công nghệ WLL theo thỏa thuận ký ngày 04/03/1993. Theo thỏa
thuận này, Camshin sẽ chuyển giao quyền sở hữu toàn bộ tài sản cố định cho chính phủ
Campuchia khi thỏa thuận hết hạn (2028).
Năm 1997, Camshin được cấp phép kinh doanh cố định và di động và được mở rộng thời hạn
giấy phép từ 15 năm lên 35 năm (hết hạn vào năm 2028), đồng thời Shinawatra cũng mua
toàn bộ 100% vốn trong Camshin. Camshin trở thành công ty chi nhánh thuộc sở hữu hoàn
toàn của Shinawatra.


Camshin khai thác các mạng điện thoại cố định sử dụng công nghệ CDMA 450Mhz.
Camshin bắt đầu xây dựng mạng di động GSM vào năm 1998, sử dụng công nghệ CDMA
450Mhz và GSM băng tần 1800Mhz. Đối tác cung cấp thiết bị chính là Siemens và Huawei.
Vào Quý 3/2003, Camshin bắt đầu triển khai các dịch vụ Internet dưới thương hiệu
Camshin.net. Vào tháng 7/2005, Camshin đã thông qua việc phát hành thêm 2.200.000 cổ
phiếu mệnh giá 1US$/cổ phiếu, với tổng giá trị là 2,2 triệu USD. Công ty Shenington
Investment Pte Limited (đăng ký kinh doanh tại Singapore) đã mua toàn bộ cổ phiếu trên.
Camshin hiện có khoảng 340 nhân viên.
* Điểm mạnh:
Là công ty di động lớn thứ 2 tại Campuchia, với 255.100 thuê bao và thị phần đạt 23,3%
(hình IV.10).
Phủ trên 90% dân số, với 216 trạm BTS.
Có 4 trung tâm kinh doanh và cung cấp dịch vụ tại các thành phố lớn như: in Battambang,
Siem Reap, Kampong Cham và Sihanouk Ville.
* Điểm yếu:
Khơng có mạng truyền dẫn quang
Khai thác hai mạng di động CDMA và GSM cùng lúc nên cần nhiều vốn đầu tư trong khi đó
nguồn tài chính cho Camshin đang hạn hẹp.

Khơng có cổng quốc tế, phải kết nối thông qua trung tâm kết nối của Bộ BCVT Campuchia.
Tốc độ phát triển thuê bao thấp, chỉ đạt: 14,7%.
Công ty Casacom:
Công ty TNHH truyền thông Samart Campuchia (Casacom) là cơng ty liên doanh giữa giữa
tập đồn Samart của Thái Lan (49%), Telkom Malaysia International (51%). Tháng 3/2006,
Telkcom Malaysia đã mua lại 49% với giá 29 triệu US$. Casacom trở thành sở hữu hoàn toàn
của Telkom Malaysia.
Năm 1992, Casacom khai trương dịch vụ di động tương tự công nghệ NMT-900. Tháng
4/1999, triển khai mạng di động GSM băng tần 900MHz.
Mạng GSM của Casacom sử dụng thiết bị của Ericsson với vốn đầu tư ban đầu là 7,5 triệu
USD (Nguồn: ITU).
* Điểm mạnh:
Có tốc độ phát triển thuê bao cao nhất ở Campuchia: 32,6% với hơn 200.000 thuê bao
(nguồn: Bộ BCVT Campuchia).
Đang triển khai mạng EDGE và đã sẵn sàng cung cấp tại Phnompenh.
Có vùng phủ sóng tồn quốc.
* Điểm yếu:
Khơng có mạng cáp quang
Nguồn tài chính hạn hẹp.
Có ít trạm BTS nhất trong số 3 nhà khai thác GSM: 170 trạm BTS.
Như vậy, chỉ có 3 nhà khai thác di động GSM và là các nhà khai thác di động chính trên thị
trường Campuchia. Qua phân tích trên có thể thấy tất cả các nhà khai thác này đều chưa có
mạng truyền dẫn sử dụng cáp quang, chủ yếu dùng vệ tinh và viba để khai thác. Điều này sẽ
có ảnh hưởng lớn tới chất lượng mạng và dịch vụ. Hơn nữa sẽ rất khó khăn trong việc triển
khai các dịch vụ giá trị gia tăng, dịch vụ dữ liệu cần nhiều băng thông sau này.


Vì vậy, trong khi các đối thủ cạnh tranh chỉ sử dụng viba hoặc vệ tinh để khai thác thì Viettel
xác định tập trung đầu tư vào hạ tầng. Đầu tư như vậy rất lợi cho Campuchia vì đã tạo nên hạ
tầng thơng tin rất tốt.

c.
Các rào cản chính
Đứng ở quan điểm kinh doanh, việc đầu tư này rất tốn kém. Đây là các rào cản chính đối với
Viettel trong cạnh tranh tại thị trường Campuchia. Mặt khác, thị trường cạnh tranh khốc liệt,
cũng như khó khăn trong mối quan hệ và phối hợp công việc với nhân viên Khmer do sự
khác biệt về văn hóa và ngơn ngữ, Đội ngũ CBCNV còn thiếu kinh nghiệm và năng lực trong
quá trình quản lý và tác nghiệp cũng là những rào cản trong quá trình cạnh tranh.
Ngay từ khi kinh doanh dịch vụ VoIP, Viettel đã xây dựng một đường truyền dẫn riêng về
Việt Nam, sau này các dịch vụ khác như internet... cũng sử dụng trên đường truyền này và
khi các dịch vụ được cung cấp sẽ liên kết với nhau tạo thành một hạ tầng chung. So với viba,
cáp quang có dung lượng gấp hàng trăm, thậm chí hàng nghìn lần và có chất lượng cao hơn
gấp nhiều lần. Ðây có thể được coi là một lợi thế rất lớn của Viettel vì các doanh nghiệp khác
ở Campuchia khơng có.
Cùng một sản phẩm, nếu doanh nghiệp nào đưa ra giá thấp hơn, dịch vụ tốt hơn, chăm sóc
khách hàng chu đáo hơn thì sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn. Điều đó cũng đồng nghĩa
với việc cho dù các đối thủ cạnh tranh có dày dạn kinh nghiệm, có ưu thế về thị phần thì
Viettel vẫn có thể vượt qua nếu biết nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí và ln
coi sự thỏa mãn của khách hàng là mục tiêu hướng tới.
2.4. Đánh giá yếu tố nội bộ
Các sản phẩm của Viettel có chất lượng cao và đặc biệt rất phong phú, hướng tới tối từng đối
khách hàng.
a.
Dịch vụ điện thoại
Dịch vụ Blackberry (Mạng đầu tiên hợp tác cùng RIM tại VN, ta thấy được sự nhanh nhạy,
tiềm lực lớn của Viettel, giúp Viettel ra nhập những mạng đối tác của RIM - toàn các đại gia
viễn thông)
Dịch vụ Call Blocking
Dịch vụ I-mail
Dịch vụ nạp tiền TopUp
Dịch Vụ chuyển tiền I-share

Dịch vụ Nhạc chuông chờ IMuzik
Dịch vụ ứng tiền
Dịch vụ Pay 199
Dịch vụ cơ bản
Dịch vụ thông báo cuộc gọi nhỡ
Dịch vụ Call me back
Dịch vụ 8xxx và 5x55
Dịch vụ I-chat
Dịch vụ Yahoo sms messenger
Dịch vụ nhạc nền
Dịch vụ tra cước
Dịch vụ thanh toán cước trả sau qua ATM
Dịch vụ GPRS/ MMS/ WAP


Dịch vụ Inmarsat
Dịch vụ chuyển vùng quốc tế
Nhìn qua ta có thể thấy Viettel cung cấp đủ mọi dịch vụ mà các hãng khác có, và một số
dịch vụ. Họ là người tiên phong: I-share, Yahoo sms messenger. Cập nhật 1 số dịch vụ tiên
phong của Viettel: Dịch vụ xem và chia sẻ Video trên Mobile đầu tiên tại Việt Nam; Viettel
hỗ trợ gửi tin nhắn quốc tế bằng tiếng Hàn và tiếng Hoa.
b.
Tầm phủ sóng
Viettel hy vọng nhanh chóng phổ cập dịch vụ điện thoại đến các khu vực khơng có điều kiện
cung cấp ngày dịch vụ điện thoại cố định kéo dây, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa. Có thể
nói việc khó khăn nhất trong việc phủ sóng là lắp đặt các trạm BTS. Nhưng việc này khơng là
vấn đề lớn, Viettel có số trạm BTS lớn.
c. Giá cước
Giá cước Viettel cũng khá hấp dẫn, nếu khơng nói là rẻ hơn các hãng khác. Họ cũng có nhiều
loại cước vì mục tiêu là mọi đối tượng khách hàng. Có thể dễ dàng thấy chiến lược này của

Viettel qua những gói cước rất đặc biệt Cha và Con, Sinh viên,… Tại thị trường nước ngoài
toàn mạng Viettel đạt 17,5 triệu thuê bao di động (3G đạt 1,85 triệu; 2G đạt 15k,7 triệu); cố
định 815 nghìn thuê bao.
d.
Khuyến mãi
Là nhà dẫn đầu trong các chiến dịch khuyến mãi. Có thể nói VT khuyến mãi quanh năm. Gần
đây nhất Viettel đã hợp tác với 1 số nhà sản xuất ĐT lớn và tung ra sản phẩm khuyến mãi.
e. Công nghệ phát triển sản phẩm
Luôn tiên phong RD và CORP:
Dịch vụ điện thoại cố định không dây (HomePhone)
Dịch vụ Inmarsat của Viettel cho phép thực hiện cuộc gọi từ mạng bờ (gồm điện thoại cố
định, điện thoại cố định không dây trên toàn quốc, thuê bao di động Viettel) đến các thuê bao
đầu cuối Inmarsat.
3. Thực trạng chiến lược Marketing quốc tế của công ty
3.1 Phân đoạn thị trường, định vị và phương thức xâm nhập thị trường của Viettel
a.
Phân đoạn thị trường
Viettel phân đoạn thị trường là tập trung vào tất cả mọi người sử dụng di động và đáp ứng
nhu cầu, phục vụ khách hàng từ những khách hàng có mức thu nhập trung bình-thấp đến cao.
Marketing khơng phân biệt: Viettel Telecom không xét đến những khác biệt giữa các phân
khúc thị trường và theo đuổi cả thị trường bằng một bộ hịa mạng Viettel Telecom định hình
và là một chương trình Marketing hướng tới đại đa số khách hàng.
b.
Định vị
Viettel Telecom đưa các ấn tượng tốt đặc sắc, khó qn vào tâm trí khách hàng bằng các
chiến lược Marketing mix thích hợp. Dựa vào khả năng của mình Viettel Telecom tạo sự nổi
bật đối với các đối thủ cạnh tranh.
Chiến lược định vị: giá thấp, linh loạt trong quảng bá hình ảnh và đặc biệt là có hẳn sách lược
chăm sóc khách hàng một cách thân thiện, tận tình là một chiến lược kinh doanh rất đúng
đắn.

c.
Phương thức xâm nhập thị trường của Viettel
Quá trình thâm nhập của Viettel tại thị trường Campuchia


Sau khi nghiên cứu kỹ thị trường của Campuchia và tiềm lực của mình, Viettel đã quyết định
lựa chọn phương thức đầu tư trực tiếp 100% vốn.
Ưu điểm: Với công ty cạnh tranh về công nghệ, kỹ thuật việc thành lập doanh nghiệp 100%
vốn nước ngoài là phương thức thâm nhập tốt nhất để giảm thiểu rủi ro do việc mất khả năng
kiểm sốt và giám sát cơng nghệ cạnh tranh. Hơn nữa việc thành lập công ty con giúp Tổng
cơng ty Viettel có thể tự chủ động hoạch định mọi chiến lược, kiểm soát chặt chẽ các hoạt
động ở thị trường nước ngồi, do đó thực hiện lợi thế quy mơ, vị trí, tác động kinh nghiệm và
hỗ trợ cạnh tranh giữa các thị trường.
Nhược điểm: Là phương thức tốn kém nhất vì cơng ty phải đầu tư 100% vốn xây dựng cơ sở
hạ tầng, mạng lưới... phục vụ thị trường nước ngồi. Cơng ty mẹ phải chịu tồn bộ rủi ro do
việc thành lập công ty con ở nước ngoài do sự biến động của các vấn đề kinh tế, chính trị...
Các nhà quản lý của Viettel đã lựa chọn chiến lược tăng trưởng hoạt động sản xuất kinh
doanh, tăng vị thế của Tổng công ty bằng cách tập trung phát triển các sản phẩm dịch vụ mà
hiện là thế mạnh của Tổng công ty như: điện thoại quốc tế, các dịch vụ thông tin di động,
internet, bưu chính, tài chính, nhân lực.
Thị trường viễn thơng tại đang phát triển rất mạnh, với thị phần trên dưới 40% tuy vậy các
nhà mạng cũng đang cạnh tranh chiếm lĩnh thị phần. Vì vậy Viettel đang nỗ lực tung ra
những gói cước giá rẻ, đang nỗ lực tiếp thị quảng cáo mạnh mẽ, hiệu quả nhằm tăng thị phần
của các sản phẩm.
Viettel đã tăng số nhân viên bán hàng và mở rộng đại lý tại Campuchia
Tăng cường các hoạt động quảng cáo trên truyền hình, internet, báo chí, băng rơn…
Đồng thời Viettel đang đẩy mạnh các kchiến dịch khuyến mại như đưa ra các gói cước giá rẻ:
Gói cha và con, Gói Happy Zone, Gói Tomato, Gói Sumo Sim.
Là cơng ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực với cơ cấu chủng loại sản phẩm đa dạng thích hợp,
có khả năng cạnh tranh ở thị trường rộng lớn trong nước và ngồi nước. Đồng thời khách

hàng ln ln quan tâm đến các sản phẩm và dịch vụ của Viettel. Vì vậy mà Công ty đã và
đang nghiên cứu đưa ra chiến lược phát triển sản phẩm phù hợp với thị hiếu khách hàng, với
nhu cầu thị trường. Viettel tiếp tục mở rộng vùng kinh doanh thử nghiệm dịch vụ 5G ra các
tỉnh, thành phố khác trong cả nước, nước ngoài nhằm đẩy nhanh tiến độ kinh doanh chính
thức dịch vụ 5G. 5G cung cấp 2 dịch vụ cơ bản: Video Call, Mobile Internet và 9 dịch vụ giá
trị gia tăng khác. Đối với chất lượng: Chất lượng được đo từ đầu vào cho đến đầu ra cho các
sản phẩm và các loại hình dịch vụ của Cơng ty, do đó trước tiên cần phải đảm bảo đầu vào
đạt đúng tiêu chuẩn, dịch vụ phải tốt nhất với công nghệ mới nhất.
Phổ cập và mở rộng phạm vi thị trường cho các dịch vụ: điện thoại, bưu phẩm, dịch vụ di
động, internet, bưu phẩm chuyển phát nhanh (EMS), các dịch vụ Bưu chính Viễn thơng đặc
biệt khác.
Với tham vọng muốn thâm nhập và phủ sóng tại thị trường Campuchia. Viettel đã thực hiện
chiến lược “giá thâm nhập thị trường” khi sử dụng giá thấp để mọi người dân đều có thể tiếp
cận những dịch vụ của họ. Viettel định vị mình là một thương hiệu giá thấp. Đồng thời xây
dựng cho mình thế hệ khách hàng tương lai từ học sinh, sinh viên – chính những người sẽ là
khách hàng chủ lực trong tương lai.
Viettel luôn chú trọng đến công tác giáo dục và chăm sóc cộng đồng, thường xuyên tổ chức
những chương trình từ thiện thiết thực. Chính những hình ảnh này đã xây dựng được hình
ảnh đẹp của Viettel trong mắt khách hàng. Những chiến dịch Marketing này thật sự đã góp


phần làm cho Viettel trở thành thương hiệu hàng đầu về ngành Viễn thông tại thị trường
Campuchia.
Cơ hội của thị trường đang phát triển vì thế mà Cơng ty đã mở rộng nhiều lĩnh vực kinh
doanh để tận dụng khả năng của Công ty nhằm chiếm lĩnh thị trường với mục tiêu dẫn đầu
một số lĩnh vực có lợi thế. Cơng ty đang tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường. Khi Viettel
bước chân ra nước ngồi đầu tư, có khơng ít ánh mắt nghi ngại về quyết định của Tập đồn
Cơng nghiệp - Viễn thơng qn đội khi ấy. Nhưng nhờ thành công từ thị trường Campuchia,
nơi Viettel chỉ mang theo 1 triệu USD tiền vốn, lấy doanh thu từ dịch vụ VoIP nuôi cả mảng
internet và di động sau này, Viettel đã ghi tên mình vào kỳ tích thế giới cùng Metfone chỉ sau

hai năm với vị trí mạng di động đứng số 1 về thị phần. Sau Campuchia Viettel cũng đã thâm
nhập các thị trường khác như Châu phi, Myanmar, Dong timor,..
Sở dĩ Viettel có thể đạt được thành công ở nhiều quốc gia và châu lục khác nhau, ngoài chiến
lược kinh doanh hiệu quả, thương hiệu này ln biết cách chiếm được cảm tình của khách
hàng. Thực hiện trách nhiệm xã hội luôn là mục tiêu mà Viettel hướng tới. Viettel đặc biệt
đầu tư vào các khoản mục phát triển y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng và người nghèo. Đối với các
quốc gia kém phát triển, những khoản đầu tư như thế này càng mang nhiều ý nghĩa và thiết
thực. Điều này càng làm cho họ thêm yêu mến thương hiệu. Đây chính là những gì mà Viettel
đã từng làm tại thị trường Việt Nam khi xây dựng được thiện cảm với đối tượng khách hàng.
Chính vì lý do đó mà Viettel xây dựng được lực lượng khách hàng trung thành rất dễ dàng và
trở thành một thương hiệu mạnh tại những quốc gia mà hãng “xâm chiếm”.
3.2. Chiến lược dựa trên căn cứ phát triển, Chiến lược cạnh tranh tổng quát
Chiến lược lợi thế cạnh tranh
Chiến lược chi phí thấp
Theo nghiên cứu của Viettel về đối thủ, giá cước của đối thủ cao nhất là 3 cent/phút, thấp
nhất là 1 cent/phút. Là một doanh nghiệp đi sau, để bắt đầu tại thị trường mới, khách hàng
mới, Viettel phải lựa chọn chiến lược giá phù hợp với thị trường mới này.
Với các kinh nghiệm đã có ở thị trường Việt Nam,Viettel cũng đang thành công trên con
đường cung cấp các dịch vụ viễn thông giá thấp, vậy nên khơng có lý gì để Viettel trở nên lép
vế tại thị trường Campuchia. Viettel sử dụng chiến lược cạnh tranh về giá khi mới ra nhập thị
trường Campuchia như đưa ra các gói cước rẻ, linh hoạt, phù hợp với người bình dân, các gói
cước đa dạng với mệnh giá thấp và giá trị gia tăng phong phú. Giá của Viettel luôn rẻ hơn
của các hãng viễn thông khác tại thị trường Campuchia 20 - 25% đã nhanh chóng thu hút
đơng đảo khách hàng sử dụng dịch vụ của Viettel.
Chiến lược khác biệt hóa
Năm 2009, sau 3 năm có mặt tại Campuchia, Viettel bắt đầu kinh doanh dịch vụ di
động với cái tên Metfone. Khi đó, trên thị trường đã có 7 nhà mạng. Top 3 chiếm lĩnh thị
phần bao gồm Cellcard (thuộc Mobitel của Tập đoàn Royal), Hello và Mfone. Top “dưới”
gồm một loạt nhà mạng nhỏ hơn với thị phần từ 4-5% như Star-Cell, Beeline, Smart Mobile
(thuộc Smart Axiata của Malaysia). uy8

Với chiến lược “hạ tầng đi trước, kinh doanh theo sau”, Metfone nhanh chóng tăng trưởng dù
mới bắt đầu kinh doanh nhờ vào việc phủ sóng tồn bộ 25 tỉnh thành, từ thành phố đến các
vùng sâu vùng xa. Chỉ sau 2 năm, thương hiệu của Viettel tại Campuchia vươn lên giữ vị trí
số 1 về thị phần.


Đầu tháng 12/2010, trong bối cảnh thị phần viễn thông nhiều biến động do Metfone đang dần
trở thành nhà mạng chiếm lĩnh thị phần số 1 tại Campuchia, lợi dụng tình hình đó, Smart
Mobile mua lại Star-Cell. Đó là động thái mà Giám đốc điều hành công ty Smart Mobile,
Stephen Hundt đánh giá sẽ làm tăng vị thế và quy mơ của hãng viễn thơng này trên thị
trường. Q trình sáp nhập này không dừng lại khi mà 2 năm sau đó, Smart Mobile tiếp tục
mua Hello, Smart Mobile nhanh chóng trở thành nhà mạng lớn thứ hai tại Campuchia. Bằng
một loạt các động thái sau đó, Smart Mobile khẳng định mình là đối thủ đáng gờm nhất trong
cuộc chạy đua tranh giành thuê bao với người đứng đầu - Metfone.
Metfone đã định vị sâu sắc trong tâm trí người dùng là nhà mạng phủ sóng khắp mọi nơi.
Nhưng mặt khác, các trạm phát sóng của Metfone trải rộng trên khắp đất nước, không đặt tại
các khu vực trọng tâm như các nhà mạng cịn lại. Bên cạnh đó, việc có một số lượng thuê bao
rất lớn khiến tốc độ truyền dữ liệu của Metfone chậm hơn. Vậy nên sau thời gian đấu đá với
Smart Mobile về giá mà không đầu tư vào chất lượng dịch vụ khi số lượng người dùng tăng
lên nhanh chóng đã khiến khách hàng rời bỏ dần Metfone và chuyển qua sử dụng dịch vụ của
các đối thủ cạnh tranh. Trong 2-3 năm đầu khi kinh doanh di động, doanh thu của Metfone
tăng trưởng rất mạnh, năm sau gấp đôi năm trước. Tuy nhiên, từ năm 2015 – 2017 doanh thu
không tăng trưởng. Năm 2016, Smart Mobile tuyên bố thu hút được 3 triệu thuê bao dữ liệu
di động, còn con số tương ứng của Metfone chỉ vỏn vẹn 1,6 triệu, bằng ½ so với Smart
Mobile.
Chiến lược kinh doanh chung của Viettel tại tất cả các thị trường đều khơng có chủ trương
chạy đua về giá như vậy. Khi số lượng thuê bao tăng lên mà hạ tầng (số trạm) không tăng sẽ
dẫn tới tốc độ truyền dữ liệu của các nhà mạng chậm lại. Đó là điều mà khơng khách hàng
nào hài lịng. Dù cho ban đầu, khách hàng có thể bị lơi cuốn và chạy theo cuộc chiến về giá
nhưng cuối cùng, điều mà họ cần nhất vẫn là chất lượng mạng. Lợi thế trở về với doanh

nghiệp sở hữu hạ tầng vượt trội.
Chiến lược kinh doanh quốc tế
Thế mạnh lớn nhất của Viettel Cambodia là mạng lưới, dùng chất lượng để chiếm lĩnh lại thị
trường. Trong 3 năm bị đối thủ cạnh tranh khốc liệt, một mặt, Metfone “nghi binh” bằng giá,
một mặt vẫn tiếp tục tăng cường xây thêm trạm, tập trung xây dựng chiến lược khách hàng
trọng tâm hơn.
Tại Campuchia, Viettel đã đầu tư một mạng truyền dẫn, đây là yếu tố quan trọng bậc nhất, là
hạ tầng của một ngành viễn thông. Hiện mạng truyền dẫn của Viettel tại Campuchia xếp hạng
thứ nhất, được đánh giá là tốt nhất vì ngay từ đầu, cơng ty đã đầu tư một mạng cáp quang len
lỏi về khắp các tỉnh thành, các huyện của Campuchia. Trên đất nước Campuchia, cáp quang
đã giăng đến 1493 xã với chiều dài 11.000 km. Hết năm 2009 con số cáp quang sẽ là 19.000
km). Trong khi đó, các doanh nghiệp viễn thơng khác chỉ chủ yếu sử dụng truyền dẫn bằng
viba.
Xây dựng các trạm thu phát sóng di động (BTS). Viettel đang đứng đầu về số lượng các trạm
thu phát sóng di động (BTS). Tính đến hết năm 2008 đã có được 1.000 trạm BTS, hết năm
2009 là 3.000 trạm. Và đến hiện tại con số này đã lên đến 11.000 trạm truyền phát và
23.000km đường dây cáp quang phủ sóng đến tận vùng sâu, vùng xa
Xây dựng các chương trình như hỗ trợ xây dựng cầu mạng truyền hình hội nghị giúp chính
phủ điều hành, và miễn phí Internet trong mạng giáo dục điện tử... hay như các chương trình


từ thiện xã hội, trợ giá viễn thông cho người có thu nhập thấp đã nhận được sự ủng hộ của
mọi thành phần, từ chính phủ đến người dân.
Đỉnh điểm của chiến lược cạnh tranh thị phần, như cách mà ông Nhong Dinthan gọi là “Cú
nốc ao”, đó là khi Metfone mua lại Beeline vào năm 2015 để lấy thêm đầu số, tần số. Bằng
cách mua lại Beeline, hạ tầng mạng lưới và khách hàng của Metfone được cải thiện đáng kể.
Trong khi đó, hạ tầng của các nhà mạng khác không đủ đáp ứng khách hàng dẫn tới chất
lượng dịch vụ giảm sút, khách hàng tìm lại về với Metfone.
Sau 10 năm hoạt động, Metfone đã góp phần đưa mật độ thuê bao di động tại Campuchia từ
25% lên tới 120%. Tỷ lệ thuê bao data tăng từ 0% lên hơn 60% với mức tiêu dùng 11GB một

thuê bao mỗi tháng, tương đương mức tiêu dùng data ở các nước phát triển.
Hiện tại, Viettel đang trang bị cho Metfone những cơng nghệ tiên tiến nhất như 5G, Trí tuệ
nhân tạo AI, Thực tế ảo VR, Big data... để cho ra đời những dịch vụ số mới như Ngân hàng
số, nội dung số, các dự án Chính phủ điện tử, trường học thông minh, bệnh viện thông minh
và hệ thống giải pháp điện tử cho doanh nghiệp. Đó là vũ khí thức thời nhất, lợi hại nhất giúp
cho Metfone vừa giữ vững vị thế viễn thông số 1 tại Campuchia, vừa bứt phá để trở thành
doanh nghiệp công nghệ số 1 tại đất nước này trong 10 năm tiếp theo.
Chiến lược mở rộng thị trường về địa lý
Đầu tư quốc tế được xác định là 1 trong 3 trụ cột chiến lược của Viettel, đó là lý do
Viettel đặt mục tiêu đến năm 2020 phải đứng trong Top 10 doanh nghiệp viễn thơng về đầu tư
ra nước ngồi trên thế giới, từ 20 đến 25 nước, thị trường nước ngoài với dân số 600-800
triệu dân. Trung bình mỗi năm, Viettel đầu tư vào 1 đến 2 thị trường mới với tốc độ, quy mô
và hiệu quả ngày càng cao. Chiến lược mà Viettel lựa chọn là chiến lược phát triển tập trung.
Viettel còn phải cạnh tranh với sáu nhà mạng khác nên sẽ phải cung cấp dịch vụ với giá từ 12 cent/phút. Trong khi hiện ở Việt Nam, Viettel đang bán trên thị trường với giá bình quân
khoảng 8 cent/phút. Do vậy, nếu không đạt được một lượng khách hàng đủ lớn thì chắc chắn
đầu tư sẽ bị lỗ. Những xu thế này trực tiếp liên quan đến Viettel, vì nếu khơng đầu tư nước
ngồi, khơng mở rộng thị trường thì sẽ khó có thể tiếp tục thành cơng như ở Việt Nam.
Sau Campuchia, Viettel đầu tư sang Lào. Ngay từ khi khai trương, nhà mạng Unitel
đã đứng đầu về mạng lưới, và nhanh chóng trở thành nhà mạng đứng đầu về thị phần với
35% chỉ sau chưa đầy hai năm kinh doanh chính thức. Doanh thu của Unitel năm 2011 cao
gấp 11 lần so với năm 2009, phủ sóng 100% huyện và 95% dân số, triển khai rộng khắp dịch
vụ 3G.
Không dừng lại ở những thị trường gần gũi, Viettel còn đầu tư tới các quốc gia xa xơi
như Mozambique, Tanzania và thử sức tại thị trường khó như Peru hay Myanmar. Được
mệnh danh là “điều kỳ diệu của châu Phi”, Movitel (thương hiệu Viettel tại Mozambique) có
kết quả kinh doanh sáu tháng đầu năm 2020 tăng trưởng cao nhất trong vòng bảy năm qua,
đạt hơn 26%, chạm mốc 4,5 triệu thuê bao.
Tất cả các thị trường do Viettel đầu tư đều thực hiện nhiều dự án chuyển đổi số cho Chính
phủ, các bộ, ngành. Trong đó Bitel (Peru) liên tiếp thắng thầu các dự án đem lại doanh thu 6
tháng đầu năm gần 10 triệu USD, lợi nhuận hơn 1,5 triệu USD.

Có thể thấy, Viettel khơng chờ khi hoạt động kinh doanh ở quốc gia đầu tiên sau khi mở rộng
thị trường thu được lợi nhuận mà liên tục mở rộng ra các quốc gia khác từ gần đến xa. Việc
phát triển kinh doanh ở các quốc gia của Viettel đang ngày càng gặt hái được nhiều thành
công, nâng cao vị thế của Viettel tại các nước sở tại và cũng tăng thêm vị thế của Viettel trên


thị trường dịch vụ viễn thông trong nước. Viettel đang và đã chứng minh được năng lực khi
đầu tư thành cơng và có lãi cả những thị trường nghèo nhất cho đến các thị trường nhiều cạnh
tranh, tạo nên những cuộc bùng nổ và kỳ tích viễn thơng tại nhiều quốc gia, ghi dấu ấn đậm
nét của thương hiệu Việt Nam trên thế giới.
Chiến lược phương thức xâm nhập
Sau khi nghiên cứu kỹ thị trường Campuchia và/’0.
tiềm lực của mình, Viettel đã quyết định lựa chọn phương thức đầu tư 100% vốn, thành lập
công ty Viettel Cambodia để thiết lập và khai thác mạng viễn thông, cung cấp dịch vụ điện
thoại đường dài trong thị trường Campuchia và các giá trị gia tăng khác.
Dù GDP còn thấp, nhưng khi Viettel đầu tư, đưa giá cước thấp và sản phẩm tới người dân thì
viễn thơng đã bùng nổ, kéo theo sự phát triển về kinh tế xã hội. Đây cũng chính là cái mà
chính phủ cũng như người dân tại các nước đang phát triển đang rất cần và mong muốn có
được từ nhà đầu tư nước ngồi. Với sự đồng cảm như vậy, Viettel coi đàm phán đầu tư là sự
chia sẻ kinh nghiệm để đem tới sự phát triển bền vững của một quốc gia thông qua đầu tư
viễn thơng.
Ngồi ra, với các chương trình xã hội như cung cấp Internet tới trường học, mổ tim miễn phí
hay điện thoại nông thôn... được Viettel triển khai tại Campuchia đã giúp Metfone thực sự trở
thành mạng của người Campuchia, phục vụ cho người dân Campuchia.
4. Đánh giá thực trạng chiến lược marketing quốc tế thích ứng với bối cảnh marketing
quốc tế của cơng ty
a. Chiến lược marketing quốc tế thích ứng với chiến lược của công ty
Viễn thông là một phần tất yếu trong cuộc sống và không thể thiếu trong sự nghiệp xây dựng
và hiện đại hóa của mỗi quốc gia. Do đó, chính phủ cũng như người dân tại các nước đang
phát triển rất cần và mong muốn có được từ nhà đầu tư nước ngồi. Trong ngành viễn thơng

hiện nay, có thể thấy nổi bật nhất là xu hướng kết hợp và sáp nhập. Nếu không đầu tư nước
ngồi, khơng mở rộng thị trường thì các nhà viễn thơng sẽ khó có thể tiếp tục thành cơng như
ở Việt Nam. Năm 2006, Viettel bắt đầu nghĩ đến việc đi ra nước ngoài và ban dự án Đầu tư
nước ngoài được thành lập. Viettel là doanh nghiệp Việt Nam, hiểu và chia sẻ những điều mà
các quốc gia đang phát triển trăn trở chính vì vậy Campuchia là nước đầu tiên Viettel nghĩ
đến khi thực hiện chiến lược mở rộng thị trường về địa lý của mình.
Viettel theo đuổi chiến lược tập trung thị trường, điều này là hoàn toàn phù hợp với doanh
nghiệp dù đứng đầu Việt Nam nhưng ra trường quốc tế chỉ là 1 doanh nghiệp mới, nhỏ. Trước
hết Viettel tham dự vào thị trường Campuchia, đây là thị trường đầy tiềm năng bởi người dân
chủ yếu dùng di động (chỉ 5% dân số sử dụng điện thoại cố định vào thời điểm đó). Hơn nữa
các cơng ty viễn thơng vẫn cịn hời hợt khi đầu tư vào thị trường này. Bên cạnh đó, các yếu tố
thuộc môi trường kinh doanh của Campuchia được cho là thuận lợi nhất và phù hợp với khả
năng nội tại của Viettel. Campuchia cũng có những nét tương đồng về văn hóa, am hiểu thị
trường và khoảng cách gần là lợi thế khi xây dựng hạ tầng. Viettel mở rộng thị trường sang
Campuchia theo phương thức đầu tư trực tiếp 100% vốn.
b. Chiến lược marketing quốc tế thích ứng với bối cảnh chính trị - pháp luật
Chính sách nhà nước: trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006 - 2010, chính
phủ Campuchia đã đưa ra 4 mục tiêu tổng quát trong đó có việc đẩy mạnh phát triển kinh tế
tư nhân, thu hút đầu tư và thúc đẩy phát triển ngành bưu chính viễn thơng. Chính phủ
Campuchia cũng đã cam kết thực hiện cải cách chính sách trong lĩnh vực ngân hàng và viễn


thơng. Tình hình chính trị tại Campuchia cũng đang dần ổn định, vì vậy các nhà đầu tư nước
ngồi đang chờ cơ hội để đầu tư.
Chính sách quản lý: tháng 1/2006, Campuchia đã thực hiện tách chức năng quản lý ra khỏi
hoạt động khai thác kinh doanh. Đây là bước tiến lớn làm minh bạch môi trường quản lý viễn
thông, chấm dứt mâu thuẫn giữa quản lý và khai thác, đồng thời tạo sân chơi bình đẳng cho
các nhà khai thác viễn thơng tại quốc gia này.
Ngồi ra, quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia đã có về dày truyền thống, nhất là về quân
đội nên Viettel nhận được sự quan tâm và chỉ đạo của các cấp lãnh đạo. Hai nước đã cùng ký

kết các hiệp định song phương để cùng nhau phát triển như: Hiệp định Khuyến khích và Bảo
hộ Đầu tư giữa Việt Nam và Campuchia, Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần, Hiệp định thương
mại giữa Việt Nam và Campuchia, ...
Đánh giá: Bối cảnh này tạo thuận lợi cho chiến lược marketing quốc tế của Viettel
xâm nhập vào thị trường Campuchia. Mối quan hệ thân thiết và những chính sách pháp luật
cởi mở đối với ngành viễn thơng của chính phủ từ Campuchia thúc đẩy Viettel nắm bắt cơ hội
khai thác, hành động cạnh tranh lành mạnh trên thị trường. Hay nói cách khác, chiến lược mở
rộng thị trường về địa lý của Viettel sang Campuchia là hồn tồn phù hợp.
c.

Chiến lược marketing quốc tế thích ứng với tình hình kinh tế Campuchia
Cam-pu-chia thi hành chính sách mở cửa kinh tế, hội nhập khu vực và thế giới, tích
cực thúc đẩy chính sách phát triển kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, du lịch, hội nhập quốc
tế và khu vực. Cam-pu-chia là thành viên LHQ, Phong trào không liên kết (NAM), thành
viên của Hiệp hội các nước Ðơng-Nam Á (ASEAN tháng 4-1999), thành viên chính thức của
Tổ chức thương mại thế giới (WTO tháng 9-2003), gia nhập ASEM tại Hội nghị cấp cao
ASEM 5 tại Hà Nội (tháng 10-2004). Cam-pu-chia cũng tích cực tham gia các khuôn khổ hợp
tác khu vực khác như: Ủy hội Mê Công quốc tế (MRC); Tam giác phát triển Việt Nam-LàoCam-pu-chia (CLV); Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng (GMS); Hợp tác kinh tế ba dịng
sơng A-y-e-a-oa-di Chao Phai-a Mê Công (ACMECS); Hành lang Ðông Tây (WEC)...
Khi xâm nhập vào thị trường Campuchia, Viettel không chỉ áp dụng chiến lược mở rộng thị
trường về địa lý mà còn kết hợp với chiến lược tạo lợi thế cạnh tranh. Campuchia là nước
đang phát triển, có bình qn mức sống cịn khiêm tốn, có nền tảng cơng nghiệp chưa được
phát triển hồn tồn. Vì vậy, Viettel tập trung tạo chi phí thấp. Doanh nghiệp là hãng viễn
thơng duy nhất tính cước theo block 1 giây, cách tính chia nhỏ hơn so với cách tính cước của
các nhà cung cấp khác đã làm. Áp dụng cho tất cả các hướng gọi, cả liên mạng và quốc tế,
tiết kiệm 25% chi phí cho người dân. Metfone cũng là mạng đầu tiên và duy nhất tại
Campuchia có chính sách nghe cũng được nhận tiền. Đây là chiến lược định vị đúng, Viettel
còn thể hiện lối tư duy kinh doanh “vì khách hàng trước, vì mình sau”. Tuy chưa đậm nét và
đạt mức độ cao nhưng đã tạo được sự tin cậy cho người tiêu dùng. các gói cước tính có lợi
cho khách hàng, cách chăm sóc khách hàng tốt, các tiện ích mang lại giá trị ngoại sinh cho

khách hàng như chọn số … thật sự đã góp phần làm cho Viettel bước đầu thành công khi
vươn tầm quốc tế.
d. Chiến lược marketing quốc tế thích ứng với mơi trường thương mại và tài chính
của Campuchia
Năm 2005 lần đầu trong vòng năm năm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Campuchia đạt
216 triệu USD. Các tổ chức tài chính quốc tế đánh giá rằng, trên cơ sở thành tựu tốt đẹp của


năm 2006 với mức tăng GDP 6%; xuất khẩu đạt hơn 2,6 tỷ USD (nửa đầu năm tăng hơn
30% so với cùng kỳ năm trước). Năm 1994, Chính phủ Hồng gia Campuchia thành lập Hội
đồng Phát triển Campuchia (CDC) - Trung tâm Dịch vụ đầu tư một cửa - gồm hai cơ quan
điều hành quan trọng là Cục Ðầu tư Campuchia (CIB) chịu trách nhiệm cấp phép đầu tư cho
khu vực tư nhân và Cục Phục hồi và Phát triển Campuchia (CRDB) phụ trách các lĩnh vực
xây dựng hạ tầng cơ sở, dự án công cộng, đầu tư quốc tế.
Theo Luật Ðầu tư của Campuchia, các cơng ty đóng 9% số thuế thu nhập; nộp thuế những
ngày nghỉ lễ trong 8 năm đầu; miễn hoàn toàn thuế nhập khẩu đối với các dự án làm hàng
xuất khẩu… Campuchia hiện là thành viên WTO, được 26 nền kinh tế, trong đó có EU, Nhật
Bản, Canada, Australia dành cho quy chế Hệ thống ưu đãi chung (GSP). CDC liên tục có
những sửa đổi về miễn trừ hải quan, thuế, đơn giản hóa thủ tục đăng ký công ty, cấp thị thực,
đồng thời thường xuyên cung cấp cho giới đầu tư thông tin cập nhật về tình hình kinh tế-xã
hội của đất nước.
Sự phát triển vượt bậc của Campuchia về thương mại, tài chính góp phần thúc đẩy mạnh mẽ
sự đầu tư tham gia của Viettel - Chiến lược mở rộng thị trường về địa lý. Khi tham gia,
Viettel còn gặp nhiều vấn đề tuy nhiên nhìn nhận lại những bước đi của doanh nghiệp mang
tính chiến lược bài bản. Việc Viettel đặt được chân vào thị trường Campuchia - một quốc gia
có thị trường viễn thơng cạnh tranh cao, chính là cơ hội tuyệt vời để doanh nghiệp này cọ xát,
đúc rút kinh nghiệm cạnh tranh quốc tế. Và như thế, bước đột phá khiến nhiều người “khơng
hiểu vì sao” đó của Viettel đã như mũi tên trúng hai đích: mở ra một thị trường mới đầy tiềm
năng và thu hái được những kinh nghiệm từ cạnh tranh quốc tế. Cũng giống như khi bắt đầu
gia nhập thị trường viễn thông ở Việt Nam, dịch vụ đầu tiên mà Viettel lựa chọn khi đầu tư

vào Campuchia là dịch vụ thoại quốc tế VoIP, bởi đây là dịch vụ ít phải đầu tư cơ sở hạ tầng
trong khi khả năng thu lời cao. Thực tế đã chứng minh, chỉ sau hai tháng được Bộ Kế hoạch
và Đầu tư cấp phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ VoIP tại Campuchia, Viettel đã chiếm
tới gần 20% thị trường điện thoại quốc tế tại nước này. Trên cơ sở những kinh nghiệm khi
triển khai dịch vụ VoIP, Viettel tiếp tục nghiên cứu thị trường và quyết định đầu tư thêm hai
dịch vụ nữa là di động và Internet.
=> Thị trường viễn thông Campuchia là một thị trường tiềm năng, là cơ hội cho các
nhà cung cấp mạng viễn thơng nói chung và Viettel nói riêng. Viettel đã nắm bắt cơ hội, xây
dựng chiến lược marketing quốc tế đúng đắn, hình thành nên thương hiệu Metfone, là cơng ty
100% vốn do Tập đồn Viễn thơng Quân đội Viettel nắm giữ, thương hiệu này ở Campuchia
vẫn giữ vững vị trí mạng dẫn đầu với hạ tầng mạng lưới rộng quy mô lớn nhất. Tổng số cáp
đường trục tồn Campuchia đã tăng gần 17 lần trong vịng 5 năm, đạt 20300 km. Mạng lưới
do công ty Metfone triển khai đã lớn gấp 13 lần tổng số cáp quang mà tồn bộ thị trường
Campuchia trước đó. Bên cạnh đó, cơng ty cịn tạo cơng ăn việc làm cho hàng nghìn cơng
dân Campuchia, tăng thu nhập, … Tất cả những thành công trên là minh chứng rõ ràng cho
chiến lược marketing quốc tế thích ứng với bối cảnh marketing quốc tế của công ty.
5. Đề xuất giải pháp với chiến lược Marketing quốc tế của công ty
Hiện nay, Viettel đang tích cực đẩy mạnh thị trường ra nước ngồi, nhưng đa số các thị
trường đó đều là các thị trường chưa phát triển, hoặc sự canh tranh chưa thực sự mạnh mẽ.
Việc đánh vào những nhu cầu cơ bản và giá rẻ như hiện nay của Viettel sẽ không phù hợp cho
một chiến lược dài hạn, khi mà thị trường càng ngày càng thay đổi, phát triển và đầy sự cạnh
tranh từ các doanh nghiệp khác.


Viettel nên đầu tư mạng lưới trước, kinh doanh sau theo hướng đầu tư rộng và bền vững với
chiến lược ABC + S. Trong đó:
Advanced : Cơng nghệ tiên tiến nhất, mạng lưới thông minh nhất, chất lượng mạng tốt nhất.
Big : Mạng lưới phủ sóng rộng nhất, dung lượng lớn nhất.
Cheap : Chính sách giá tốt nhất ; tối ưu hố chi phí để có xuất đầu tư thấp nhất.
S- Speed : Tốc độ, làm gì cũng nhanh và nhanh hơn so với các đối thủ.

Xây dựng, đào tạo đội ngũ CBCNV, chuyên gia của Viettel có đủ năng lực, phẩm chất, kinh
nghiệm làm việc trong môi trường cạnh tranh quốc tế.
Mở rộng lĩnh vực kinh doanh:
Giải pháp: Nghiên cứu và hợp tác về lĩnh vực sản xuất linh kiện
Thành lập một bộ phận chuyên trách R&D
Đào tạo đội ngũ cơng nhân viên, cử người đi học,tìm hiểu về khoa học kĩ thuật cao.
Việc cốt lõi là phải có một đội ngũ thật vững chắc về trình độ chuyên mơn.
Mạnh dạn đầu tư, mua sắm máy móc trang thiết bị công nghệ hiện đại.
Hiện nay, các linh kiện điện tử đa số vẫn phải nhập từ nước ngoài về với mức thuế 15-25%
trong khi đối với 1 sản phẩm nguyên vẹn nhập về là 0%, vì vậy chỉ so về mặt giá thành thì rất
khó để cạnh tranh chứ chưa nói đến về chất lượng sản phẩm. Mua lại các công ty chuyên về
phần mềm, linh kiện hoặc hợp tác sản xuất( nhanh chóng và khơng cần vốn q nhiều) Điều
này giúp cho Viettel có thể mở rộng lĩnh vực, đảm bảo được linh kiện chất lượng nhưng với
giá thành cạnh tranh.
Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm:
Tạo ra sản phẩm độc đáo, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Thu hút sự quan tâm, tin tưởng
và hài lòng về sản phẩm mới. Hình thức phân phối, các dịch vụ khách hàng tốt, đảm bảo.
Viettel đang áp dụng phương thức tiếp cận là chuyển nhượng License và thành lập cơng ty
con (sở hữu 100% vốn) nhưng ngồi ra cịn có những phương thức tiếp cận khác mà Viettel
có thể áp dụng như:
Xuất khẩu: phát triển, đưa các sản phẩm của mình vào danh sách các mặt hàng xuất khẩu –
tiếp cận gián tiếp vào các thị trường trên toàn cầu. Có liên kết với nhà nhập khẩu để qua đó
thành lập các kênh phân phối mạnh, các liên minh chiến lược, tạo mọi cơ hội tiếp cận với thị
trường nước ngoài. Ngoài việc chia sẻ các năng lực cốt lõi để bành trướng hoạt động, chúng
ta cịn có thể chia sẻ rủi ro gặp phải với các công ty liên minh.
Xây dựng một thương hiệu mang tính cộng đồng thông qua hoạt động Marketing. Mang
những thông điệp tới cộng đồng. Kết nối vô hạn, Mang mọi người đến gần nhau hơn. Thực
hiện các hoạt động từ thiện qua đó mang lại những giá trị của thương hiệu đến khách
hàng.Bán các dịch vụ trọn gói cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chẳng hạn như cung cấp
dịch vụ thuê bao, nhà mạng, thiết bị viễn thông…

Viettel nên nhắm tới các cơ hội M&A (mua lại và sáp nhập) tại Tây Phi khi tìm kiếm cơ hội
tăng cường sự hiện diện khắp khu vực này. Và khi tập đoàn quân đội Viettel đã cảm thấy sản
phẩm của mình có chất lượng tốt nhất, các dịch vụ cung ứng đã đáp ứng tốt nhất những nhu
cầu của khách hàng,… Viettel có thể tự tin gia nhập vào thị phần của các nước phát triển.
Kiến nghị
Duy trì vị thế dẫn đầu trong thị trường viễn thông trong nước: Tiếp tục đẩy mạnh phát
triển mạng lưới th bao, đồng thời cơng ty cịn phải phát triển hệ thống đường truyền, các
trung tâm dữ liệu, số lượng điểm kết nối,…


Đầu tư nhiều hơn vào R&D: Cần nắm bắt và hiểu được về nhu cầu của khách hàng để
nghiên cứu và phát triển sản phẩm phù hợp.
Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực: tích cực đào tạo kiến thức và cập nhật kĩ thuật tiến
bộ mới cho đội ngũ chuyên gia và nhân cơng, cử người đi học và tìm hiểu để xây dựng nịng
cốt về kiến thức cho cơng ty.
Cung cấp các ứng dụng công nghê thông tin:
Về đa dạng hóa các loại hình kinh doanh: dường như Viettel đã vận dụng và áp dụng
một cách linh hoạt. Tuy nhiên cần có chính sách thu hút sự quan tâm của khách hàng hơn.
Tăng cường công tác quảng cáo, giới thiệu sản phẩm dịch vụ: cụ thể như Internet,
Website cần phải phù hợp và đáp ứng đủ nhu cầu, không chỉ dành cho trong nước mà dành
cho cả quốc tế như sử dụng cả ngôn ngữ Việt Nam và tiếng Anh, chú trọng việc thiết kế sao
cho bắt mắt và ấn tượng,cập nhật đầy đủ thông tin và nhanh nhất, lập một kênh thơng tin lấy
ý kiến đóng góp từ khách hàng…
Tập trung đầu tư cho nghiên cứu phát triển: Kết hợp một cách hài hòa giữa các dự án
chuyển giao công nghệ và tự nghiên cứu phát triển trong đó lấy tự nghiên cứu phát triển làm
trọng tâm. Các sản phẩm phần cứng, phần mềm, dịch vụ CNTT của Viettel phải được nghiên
cứu và thiết kế theo hướng cá thể hóa.
Có một cơ cấu tổ chức và cách làm việc phù hợp với thị trường quốc tế, trong đó: Lao
động quản lý cần phân cấp quyền rõ ràng, tránh lạm quyền, khuyến khích sự độc lập, sáng
tạo. Lao động kỹ thuật: tạo sự liên kết giữa trong nước và nước ngồi, trao đổi thơng tin, kinh

nghiệm, theo kịp sự phát triển và nâng cao hiệu quả cạnh tranh quốc tế. Nâng cao trình độ
hiểu biết về nghiệp vụ để tránh lúng túng khi xử lí. Cần đưa ra những điều kiện hấp dẫn để
thu hút các chuyên viên, kỹ sư giỏi ở bản địa.
Đẩy mạnh hoạt đôngê truyền thông, quảng bá sản phẩm, dịch vụ: phải phù hợp
vớiđiều kiện từng vùng miền địa phương.
Tạo ra sự khác biệt: Viettel là một doanh nghiệp xuất thân từ quân đội, cần đẩy mạnh
điểm này để tạo sự ấn tượng và khác biệt tới người tiêu dùng bởi những đặc tính: kiên trì, bền
bỉ, quyết đốn . Đưa ra những thơng điệp, quảng cáo thể hiện mạnh mẽ những giá trị cốt lõi
mà Viettel mang lại để tạo sự ấn tượng và niềm tin nơi người tiêu dùng.
Cần truyền tải thông tin đầy đủ đến người tiêu dùng, liên hệ với mạng lưới trong nước
và các nước khác để người tiêu dùng thấy được sự quy mơ và tầm vóc của doanh nghiệp, qua
đó có một cách nhìn khác và tạo dựng được thương hiệu trong lòng họ.


PHẦN 3: KẾT LUẬN
Có thể nói, Viettel đã tiên phong đưa ngành viễn thông Việt Nam hội nhập với thế giới bằng
cách đầu tư cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ viễn thơng tại thị trường nước ngồi. Với
những nỗ lực của mình, VIETTEL đã lần đầu tiên lọt vào top 100 thương hiệu viễn thông lớn
nhất thế giới. Đây không chỉ là thành công của Viettel mà cịn là thành cơng của ngành viễn
thơng Việt Nam. Qua việc phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế của Tập đồn Viễn thơng
qn đội Viettel chúng ta có thể hiểu được tình hình hoạt động của Cơng ty và các quyết định
đã giúp cho thương hiệu Viettel lần lượt vượt qua khó khăn để trở thành thương hiệu viễn
thơng hàng đầu Vietnam trên thị trường quốc tế. Chiến lược kinh doanh toàn cầu cộng với sự
linh động khi sử dụng các chiến lược thâm nhập vào từng thị trường riêng đã góp phần làm
cho Viettel ngày càng thành cơng hơn trên thị trường quốc tế. Vị thế mới của Viettel ngày
càng được củng cố và khẳng định trong nước và quốc tế.




×