Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Đánh giá hiện trạng công tác thanh tra, kiểm tra về tài nguyên và môi trường 06 tháng đầu năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.32 KB, 19 trang )

I. Mở đầu
Công tác thanh tra ,kiểm tra là một biện pháp quan trọng trong việc ngăn
ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật. Chủ tịch Hồ Chí
Minh cho rằng cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý mà thiếu sự kiểm
tra, thanh tra thì sẽ dẫn đến bệnh quan liêu, tham ơ, lãng phí và chỉ có tăng
cường kiểm tra, kiểm sốt thì mới chống được các tệ nạn này. Người nói “muốn
chống bệnh quan liêu, bệnh bàn giấy; muốn biết các nghị quyết có được thi hành
khơng, thi hành có đúng không; muốn biết ai ra sức làm, ai làm cho qua chuyện,
chỉ có một cách là khéo kiểm sốt”.
Cùng với việc phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật, thanh tra ,kiểm .
cịn đóng vai trị như một biện pháp phòng ngừa hữu hiệu các vi phạm pháp luật.
Thanh tra cùng với các phương thức kiểm tra, giám sát luôn là hiện thân của kỷ
cương pháp luật; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát dù được thực hiện dưới
bất cứ hình thức nào, cũng ln có tác dụng hạn chế, răn đe những hành vi vi
phạm pháp luật của các đối tượng quản lý. Mặt khác, các giải pháp được đưa ra
từ hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát không chỉ hướng vào việc xử lý các
hành vi vi phạm pháp luật, mà cịn có tác dụng khắc phục các kẽ hở của chính
sách, pháp luật, ngăn ngừa tận gốc mầm mống phát sinh những vi phạm pháp
luật. Đánh giá hiện trạng công tác thanh tra, kiểm tra về tài nguyên và môi
trường 06 tháng đầu năm 2014 nhằm đưa ra những mặt tích cực và tiêu cực từ
đó đưa ra các biện pháp kịp thời khắc phục .
II. Cơ sở lý luận về thanh tra, kiểm tra tài nguyên môi trường
2.1. Khái niệm về thanh tra, kiểm tra
Theo từ điển tiếng việt, thanh tra với nghĩa thứ nhất là kiểm soát xem xét
lại chỗ việc làm của địa phương, cơ quan, xí nghiệp; nghĩa thứ 2 chỉ nghề
nghiệp, tên gọi chức danh như: người thanh tra, đoàn thanh tra của Bộ( Từ điển
tiếng việt trang 898). Như vậy, thanh tra luôn được gắn liền với hoạt động của
chủ thể mang thẩm quyền nhà nước. Các cơ quan tổ chức cá nhân khi được trao
1



quyền, nhân danh chủ thể quản lý nhà nước tiến hành thanh tra, kiểm soát, xem
xét tận nơi, tại chỗ của các đối tượng quản lý giúp cho quản lý được mục tiêu,
nhiệm vụ đặt ra.
Theo từ điển tiếng việt, kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá,
nhận xét như: kiểm tra sổ sách, thi kiểm tra, kiểm tra sức khỏe… theo đó kiểm
tra được hiểu với nghĩa là dạng hoạt động xem xét thực tế về sự kiện, kết quả
hoạt động nào đó để rút ra nhận xét, đánh giá và cuối cùng là nhằm tác động
điều chỉnh hoạt động của con người cho phù hợp với mục đích đặt ra.
2.2. Hệ thống tổ chức thanh tra nhà nước
2.1.1. Hệ thống tổ chức thanh tra nhà nước
2.2.1.1. Tổ chức cơ quan thanh tra cấp hành chính
-

Thanh tra chính phủ

-

Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc TW( gọi chung là Thanh tra tỉnh)

-

Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh( gọi chung là

thanh tra huyện)
2.2.1.2. Tổ chức thanh tra theo nghành, lĩnh vực.
-

Thanh tra Bộ, cơ quan ngang bộ( gọi chung là thanh tra bộ). Thanh tra

bộ có thanh tra hành chính và thanh tra chuyên nghành.

-

Thanh tra sở: được thành lập ở những sở thực hiện nhiệm vụ quản lý

nhà nước theo nghành.
2.2.2. Chức năng
Kiểm tra thực hiện chính sách, pháp luật, xem xét giải quyết khiếu nại, tố
cáo của công dân và quản lý công tác thanh tra. Pháp lệnh thanh tra quy định và
phân biệt sự khác nhau giữa tổ chức thanh tra ở các cấp với tổ chức thanh tra
thuộc các nghành ở TW và địa phương.

2


2.2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra Bộ ( điều 25 luật TT)
-

Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của các cơ

quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của bộ.
-

Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên nghành của cơ quan, tổ

chức các nhân trong phạm vi quản lý nhà nước theo nghành, lĩnh vực do bộ phụ
trách.
-

Xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm


hành chính.
-

Thanh tra các vụ việc do bộ trưởng giao.

-

Thực hiện nhiệm vụ giải quyết Khiếu nại- tố cáo theo quy định của

pháp luật về KN- TC.
-

Thực hiện phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo quy định

của pháp luật về chống tham nhũng.
-

Hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên nghành đối với thanh tra sở,

hướng dẫn kiểm tra các đơn vị thuộc vộ thực hiện quy định của pháp luật về
công tác thanh tra.
-

Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết KN- TC

chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của bộ.
-

Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau theo quy định của pháp


luật.
2.2.4. Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra sở ( điều 28 luật TT)
-

Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, của các cơ

quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của sở.
-

Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên nghành của cơ quan, tổ

chức cá nhân trong phạm vi quản lý nhà nước theo nghành, lĩnh vực do sở phụ
trách.
-

Xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm

hành chính.
-

Thanh tra các vụ việc khác do giám đốc sở giao.
3


-

Thực hiện nhiệm vụ giải quyết KN- TC theo quy định của pháp luật về

KN- TC.
-


Thực hiện phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo quy định

của pháp luật về chống tham nhũng.
-

Hướng dẫn kiểm tra các đơn vị thuộc sở thực hiện quy định của pháp

luật về công tác thanh tra.
-

Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết KN- TC

chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của sở.
-

Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau theo quy định của pháp

luật.
2.3. Các văn bản pháp luật quy định chung về hoạt động thanh tra
2.3.1. Theo quy định tại luật thanh tra
Luật TT được QH nước CHXHCNVN thơng qua ngày 15/6/2004 và có
hiệu lực từ ngày 01-10-2004. Pháp lệnh TT ngày 29-3-1990 hết hiệu lực từ ngày
Luật TT có hiệu lực.
Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra hành chính (TT Chính phủ, Tổng TT,
Chánh thanh tra Tỉnh; TT huyện; Chánh TT huyện được quy định rõ tại các điều
15, 16,18,19, 21, 22, 25, 26( Luật TT).
Về thanh tra chuyên ngành Nhiệm vụ của TT Bộ; Chánh TT Bộ: thanh tra
Sở; Chánh TT sở được quy định tại điều 28,29,45,49,50,52( LTT) Về quyền và
nghĩa vụ của đối tượng TT được quy định tại điều 53,54 (LTT).

2.3.2. Theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính
Năm 2002, Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và
có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/2002. Một số nội dung của Pháp lệnh mới có
thay đổi so với Pháp lệnh năm 1995, như: Thay đổi về Thẩm quyền xử phạt (ví
dụ: Thẩm quyền xử phạt về mơi trường của Chánh Thanh tra Bộ là 70 triệu
đồng, theo Pháp lệnh cũ là 20 triệu đồng; thẩm quyền xử phạt của Chánh Thanh
tra Sở là 20 triệu đồng, theo Pháp lệnh cũ là 10 triệu đồng, v.v.); Pháp lệnh mới
4


khơng quy định cho người có thẩm quyền buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm
hành chính gây ra.
2.3.3. Theo quy định tại luật Bảo vệ Môi trường
Luật BVMT 2005 được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam khố XI kỳ họp thứ tám thơng qua ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Chương XIV. Thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và
bồi thường thiệt hại về môi trường - Gồm 9 điều (từ điều 125 đến điều 134),
chia làm 2 mục.
Mục 1. Thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về môi trường
Mục 2. Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường
2.3.4. Các văn bản pháp quy ban hành dưới Luật BVMT Việt Nam Nghị định
80/2006/NĐ-CP
Để hướng dẫn thi hành Luật BVMT sửa đổi năm 2005, Nghị định
81/2006/NĐ-CP Tại chương II ( Trang 155) từ điều 8-32 của nghị định này
quy định rất cụ thể mức phạt trong các lĩnh vực: vi phạm cam kết BVMT; về
đánh giá tác động môi trường; về xả nước thải, về thải khí bụi, tiếng ồn, độ rung,
thải chất thải rắn; về quản lý, vận chuyển và xử lý rác thải; vi phạm về nhập
khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, nguyên liệu, phế liệu
III. Công tác thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại, tố cáo về tài nguyên
và môi trường

3.1. Công tác thanh tra, kiểm tra
3.1.1. Thanh tra diện rộng việc chấp hành pháp luật đất đai, bảo vệ môi
trường và tài nguyên nước tại các khu công nghiệp trên phạm vi cả nước.
Trong Quý I năm 2014, Bộ đã tổ chức tập huấn cho cán bộ, thanh tra viên
của 63 Sở Tài nguyên và Môi trường và ngày 28 tháng 3 năm 2014 Bộ trưởng đã
ban hành Quyết định số 491/QĐ-BTNMT kèm theo kế hoạch thanh tra việc chấp
hành pháp luật đất đai, bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại các khu công
5


nghiệp trên phạm vi cả nước.Theo Kế hoạch, Bộ thành lập các Đoàn thanh tra để
tiến hành thanh tra tại 27 tỉnh, thành phố; đến nay, Bộ đang triển khai 03 Đoàn
thanh tra tại 09 địa phương là Hải Dương, Thái Bình, Hưng Yên, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Đồng Tháp, Tiền Giang và Long An (do Thanh tra
Bộ chủ trì). Đối với 36 tỉnh, thành phố cịn lại, các Sở Tài nguyên và Môi trường
tự tổ chức thanh tra, đến nay có 03 tỉnh, thành phố gửi kế hoạch thanh tra về Bộ
và đang triển khai tiến hành thanh tra.
3.1.2. Thanh tra, kiểm tra chuyên ngành
3.1.2.1. Lĩnh vực đất đai
Toàn ngành đã tiến hành 212 cuộc thanh tra, kiểm tra về đất đai đối với
662 tổ chức, cá nhân; trong đó:
- Tổng cục Quản lý đất đai đang tiến hành 01 cuộc thanh tra việc chấp
hành pháp luật đất đai của 03 tổ chức sử dụng đất trong việc đầu tư thực hiện dự
án Khu đô thị, khu nhà ở trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Các Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành 211 cuộc thanh tra, kiểm
tra đối với 659 tổ chức, cá nhân, trong đó có 192 cuộc thanh tra việc quản lý sử
dụng đất của các tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất, 09 cuộc thanh tra
việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 08 cuộc thanh tra việc sử dụng đất
của các nông, lâm trường …
Kết quả thanh tra, kiểm tra đã phát hiện 42,19% số tổ chức, cá nhân được
thanh tra kiểm tra có vi phạm trong quản lý, sử dụng đất. Trong đó tập trung vào

một số hành vi như: sử dụng đất không đúng mục đích (chiếm 31,06%); khơng
sử dụng đất hoặc tiến độ thực hiện dự án chậm so với tiến độ ghi trong dự án
được duyệt (chiếm 40,53%); chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất (chiếm
2,65%);thực hiện giao khốn đất nông nghiệp trong nông trường không đúng
quy định (chiếm 1,14%); cho thuê lại hoặc chuyển quyền sử dụng đất trái phép
(chiếm 12,5%); chưa thực hiện thủ tục hành chính về đất đai (chiếm 5,68%)...Đã
kiến nghị thu hồi 749 ha đất, truy thu 187 triệu đồng tiền sử dụng đất, xử phạt vi
phạm hành chính 76 tổ chức, cá nhân với số tiền 1 tỷ 176 triệu đồng.
6


3.1.2.2. Lĩnh vực mơi trường
Tồn ngành đã tiến hành277 cuộc thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các
quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với 762 tổ chức, cá nhân; trong
đó:
- Tổng cục Mơi trường đã tiến hành 03 cuộc thanh tra công tác bảo vệ môi
trường trên địa bàn 12 tỉnh, thành phố gồm: Bắc Kạn, Hịa Bình, Nam Định,
Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Bạc Liêu, Cà Mau,
Hậu Giang, Cần Thơ.
- Các Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành274cuộc thanh tra, kiểm
tra đối với 750 tổ chức, cá nhân, trong đó có 256 cuộc thanh tra việc chấp hành
pháp luật bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh, 18 cuộc thanh
tra, kiểm tra về môi trường tại các khu, cụm công nghiệp...
Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện 45,28% số tổ chức, cá nhân được
thanh tra có vi phạm về mơi trường chủ yếu tập trung vào các nhóm hành vi
như: khơng thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nội dung
báo cáo ĐTM được phê duyệt và cam kết Bảo vệ môi trường đã được xác nhận
(chiếm 34,03%); không có ĐTM hoặc bản cam kết Bảo vệ mơi trường (chiếm
17,92%);vi phạm về quản lý chất thải nguy hại (chiếm 12,99%); xả chất thải
vượt tiêu chuẩn cho phép ra ngoài môi trường (chiếm 12,47%); thực hiện không

đầy đủ chế độ báo cáo (chiếm 18,18%); kê khai thiếu hoặc không nộp phí bảo vệ
mơi trường (chiếm 2,6%)... Đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính 412 tổ
chức, cá nhân với số tiền là 39 tỷ 800 triệu đồng.
3.1.2.3. Lĩnh vực khống sản
Tồn ngành đã tiến hành155 cuộc thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch và đột
xuất việc chấp hành pháp luật khoáng sản của 559 tổ chức, cá nhân; trong đó:
- Tổng cục Địa chất và Khống sản tiến hành 03 cuộc thanh tra, kiểm tra
gồm: kiểm tra đột xuất việc chấp hành pháp luật trong hoạt động khai thác
khoáng sản của các tổ chức, cá nhân được cấp phép trước ngày Luật Khống sản
năm 1996 có hiệu lực tại 06 tỉnh Bắc Kạn, Tuyên Quang, Nghệ An, Thanh Hóa,
7


Phú Thọ, Thái Nguyên và 02 cuộc thanh tra việc chấp hành pháp luật về khoáng
sản trong hoạt động thăm dị, khai thác nước khống của 16 tổ chức tại 03 tỉnh
Phú Thọ, Hịa Bình và Quảng Ngãi.
- Các sở Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành152cuộc thanh tra, kiểm
tra đối với 537 tổ chức, cá nhân, trong đó có 82 cuộc thanh tra khai thác cát, sỏi
trên sơng, 27 cuộc thanh tra khai thác đá, 26 cuộc thanh tra khai thác vật liệu xây
dựng, 17 cuộc thanh tra khai thác kim loại màu ...
Kết quả thanh tra, kiểm tra phát hiện 54,65% số tổ chức, cá nhân hoạt
động khống sản có vi phạm như: Khai thác khơng có giấy phép (chiếm
67,65%); khai thác ngoài khu vực được cấp phép hoặc khai thác vượt công suất
cho phép (chiếm 2,94%); khai thác khơng có thiết kế mỏ, khơng lập bản đồ hiện
trạng mỏ (chiếm 8,82 %); chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ ký quỹ phục hồi môi
trường trong khai thác khống sản (chiếm 2,94 %); thực hiện khơng đúng không
đầy đủ các nội dung trong báo cáo ĐTM hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường
(chiếm 7,19%); không bổ nhiệm Giám đốc điều hành mỏ hoặc có bổ nhiệm
nhưng không đủ tiêu chuẩn (chiếm 4,25%)... Đã xử phạt vi phạm hành chính
180 tổ chức, cá nhân với số tiền 5 tỷ 837 triệu đồng, truy thu 559 triệu đồng giá

trị khoáng sản khai thác trái phép, kiến nghị thu hồi 06 giấy phép hoạt động
khoáng sản.
3.1.2.4. Lĩnh vực tài nguyên nước
Toàn ngành đã tiến hành195cuộc thanh tra, kiểm tra đối với 277 tổ chức,
cá nhân (do các Sở Tài ngun và Mơi trường thực hiện), trong đó có 189 cuộc
thanh tra việc quản lý, khai thác sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn
nước, 06 cuộc thanh tra hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn nước dưới
đất...
Kết quả thanh tra, kiểm tra phát hiện 22,9% số tổ chức, cá nhân được
thanh tra có một số tồn tại như: khơng có giấy phép khai thác sử dụng tài nguyên
nước (chiếm 31,75%); xả nước thải vào nguồn nước khơng có giấy phép (chiếm

8


20,63%); vi phạm các nội dung trong giấy phép đã cấp (chiếm 46,03%)... Đã xử
phạt vi phạm hành chính 18 tổ chức, cá nhân với số tiền là 76 triệu đồng.
3.1.2.5. Lĩnh vực khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu
Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu đang tiến hành kiểm tra dự
án Đồng phát nhiệt điện sử dụng bã mía tại Cơng ty cổ phần mía đường Lam
Sơn tỉnh Thanh Hóa, dự án AVN08-S-01 thu hồi khí mêtan trong hệ thống xử lý
nước thải tại tỉnh Nghệ An và tình hình thực hiện pháp luật về khí tượng thủy
văn, cảnh báo dự báo thiên tai, biến đổi khí hậu tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng
Trị, Thừa Thiên - Huế.
3.1.2.6. Lĩnh vực Đo đạc và bản đồ
Toàn ngành đã tiến hành 22 cuộc thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các
quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ của 76 tổ chức, trong đó:
- Cục Đo đạc và Bản đồ đang tiến hành 03 cuộc kiểm tra việc chấp hành
các quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ của 42 tổ chức hoạt động đo đạc
và bản đồ trên địa bàn 03 tỉnh An Giang, Tiền Giang và thành phố Hồ Chí Minh.

- Các Sở Tài ngun và Mơi trường đang tiến hành19cuộc thanh tra, kiểm
tra đối với 34 tổ chức.
3.1.2.7. Thanh tra chuyên ngành kết hợp nhiều lĩnh vực
Toàn ngành đã tiến hành 191 cuộc thanh tra, kiểm tra kết hợp nhiều lĩnh
vực đối với 528 tổ chức, cá nhân (do các Sở Tài nguyên và Môi trường thực
hiện).
Qua thanh tra, kiểm tra phát hiện 29,35 % số tổ chức, cá nhân được thanh
tracó các tồn tại tập trung vào các hành vi sau: Sử dụng đất không đúng mục
đích, chậm đưa đất vào sử dụng theo dự án được duyệt cịn để hoang hóa, lãng
phí. Khơng thực hiện đúng bản cam kết bảo vệ môi trường, xả chất thải vượt quy
chuẩn môi trường cho phép, chưa lập hồ sơ báo cáo về chất thải nguy hại.
Không cải tạo, phục hồi môi trường khi kết thúc hoạt động khai thác khống
sản, khơng làm thủ tục th đất khai thác khoáng sản. Khai thác, sử dụng nước
9


dưới đất khơng có giấy phép…Đã xử phạt vi phạm hành chính 91 tổ chức, cá
nhân với tổng số tiền 2 tỷ 952 triệu đồng, truy thu nộp ngân sách 560 triệu đồng,
kiến nghị thu hồi 03 ha đất.
3.1.2.8. Thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên và mơi trường
Tồn ngành đã tiến hành 36 cuộc thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước
về tài nguyên và mơi trường tại 78 đơn vị; trong đó:
- Bộ đang tiến hành 03 cuộc thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nướcvề tài
nguyên và môi trường tại 03 tỉnh Hải Dương, Thừa Thiên - Huế và Đồng Tháp
(do Thanh tra Bộ chủ trì), kết hợp nội dung thanh tra việc chấp hành pháp luật
đất đai, bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại các khu công nghiệp trên địa
bàn 03 tỉnh nêu trên.
- Các Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành 33 cuộc thanh tra trách
nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường của 75 đơn vị. Kết quả
thanh tra cho thấy có 34,67% số đơn vị được thanh tra còn một số tồn tại trong

công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên và mơi trường như: chưa xây dựng
chương trình thanh tra, kiểm tra thường xuyên về đất đai, môi trường theo quy
định; chưa tổ chức tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ cấp xã; một số
địa phương sử dụng đất xây dựng các cơng trình cơng cộng khi chưa được cấp
có thẩm quyền giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; để cho hộ gia
đình, cá nhân lấn chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất khơng đúng quy định
nhưng chưa phát hiện, xử lý kịp thời; chất lượng Bản cam kết bảo vệ môi trường
của một số dự án chưa đạt yêu cầu; việc lưu trữ hồ sơ quản lý về đất đai, môi
trường chưa được quan tâm đúng mức... Đã xử phạt hành chính 15 tổ chức với
số tiền là 247 triệu đồng, kiến nghị thu hồi 02 ha đất.
3.2. Thanh tra hành chính
- Bộ đã ban hành Quyết định số 1127/QĐ-BTNMT ngày 13 tháng 6 năm
2014 kèm theo Kế hoạch thanh tra chuyên đề diện rộng về tăng cường quản lý
đầu tư và xử lý nợ đọng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ
do Bộ Tài ngun và Mơi trường trực tiếp quản lý. Theo kế hoạch Bộ sẽ tổ chức
10


tập huấn cho các đơn vị trực thuộc và thành lập Đoàn thanh tra tiến hành thanh
tra 19 dự án tại 10 đơn vị trực thuộc (tháng 7/2014 sẽ triển khai thực hiện thanh
tra). Đối với các chương trình, dự án còn lại các đơn vị tự tiến hành kiểm tra và
báo cáo kết quả về Bộ.
- Các Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành 13 cuộc thanh tra hành
chính tại 16 đơn vị. Qua thanh tra phát hiện một số tồn tại trong hoạt động
chuyên môn nghiệp vụ, chưa ban hành chương trình phịng, chống tham nhũng,
chưa triển khai đầy đủ việc kê khai tài sản cho một số đối tượng theo quy
định,đãchấn chỉnh kịp thời các tồn tại thiếu sót trong hoạt động cơng vụ, nâng
cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị.
3.3. Công tác đơn đốc, xử lý sau thanh tra
Tồn ngành đã tiến hành đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 473 kết luận

thanh tra, kiểm tra, trong đó: Bộ đang tiến hành đôn đốc việc thực hiện 06 kết
luận thanh tra; các Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành đôn đốc, kiểm tra
việc thực hiện 467 kết luận thanh tra. Kết quả đã đề nghị thực hiện việc thu hồi
đối với 96 ha đất, 156 triệu đồng, 17 giấy phép hoạt động khống sản, xử phạt vi
phạm hành chính 49 tổ chức với số tiền 1 tỷ 025 triệu đồng.
3.4. Công tác kiểm tra thường xuyên
Thực hiện Kế hoạch kiểm tra thường xuyên đã được Bộ chấp thuận,kết
quả thực hiện trong 06 tháng đầu năm 2014 của các đơn vị như sau:
- Cục Công nghệ Thông tin đã tiến hành kiểm tra việc thực hiện các văn
bản liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin về tài nguyên và môi trường và
việc thực hiện dự án tăng cường năng lực cho các Trung tâm công nghệ thông
tin tại Sở Tài ngun và Mơi trường các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận. Qua
kiểm tra cho thấy các Sở chưa xây dựng và ban hành các quy định về việc thu
nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác dữ liệu tài ngun và mơi trường trên địa
bàn, chưa trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Danh mục dữ liệu về tài nguyên
và môi trường và tổ chức công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng theo
quy định.
11


- Vụ Khoa học và Công nghệ đã tiến hành 17 cuộc kiểm tra các đơn vị về
tiến độ, kết quả và tình hình sử dụng kinh phí được phê duyệt đối với các đề tài
nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Bộ chuyển tiếp từ năm 2013, đề tài cấp
cơ sở và tình hình thực hiện đề tài cấp nhà nước và các nhiệm vụ Khoa học công
nghệ khác. Qua kiểm tra cho thấy các đơn vị đã thực hiện nghiêm túc yêu cầu
của Bộ về báo cáo hoạt động khoa học và công nghệ định kỳ. Việc quản lý các
đề tài được thực hiện theo đúng các qui định của Nhà nước từ khâu tuyển chọn
danh mục đề tài, xây dựng kế hoạch, xét duyệt thuyết minh, tổ chức thực hiện và
nghiệm thu kết quả nghiên cứu. Tuy nhiên tiến độ thực hiện các đề tài nghiên
cứu khoa học và cơng nghệ hầu hết cịn chậm so với tiến độ được phê duyệt.

- Văn phòng Bộ đã tiến hành kiểm tra 04 đơn vị trực thuộc Bộ về công tác
tham mưu, thông tin tổng hợp; công tác ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ
chỉ đạo, điều hành, công tác văn thư lưu trữ; công tác hành chính, quản trị trụ sở
cơ quan. Qua kiểm tra cho thấy tại các đơn vị được kiểm tra việc xử lý văn bản
đến trên phần mềm hồ sơ công việc chưa thường xuyên, vẫn chờ xử lý văn bản
giấy. Việc xây dựng và gửi báo cáo định kỳ hàng tuần, hàng tháng của một số
đơn vị chưa đảm bảo yêu cầu. Trụ sở làm việc của một đơn vị chưa đảm bảo
cơng tác phịng cháy chữa cháy và mơi trường cơng sở.
- Vụ Pháp chế đã tham mưu trình Bộ phê duyệt Kế hoạch rà sốt, hệ thống
hóa và kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường
năm 2014 với dự kiến kiểm tra khoảng 145 văn bản quy phạm pháp luật liên
quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường tại 11 tỉnh, thành phố. Hoàn thành
việc thu thập, tổng hợp phân loại văn bản để kiểm tra gồm: danh mục các văn
bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành năm 2014;
danh mục văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường do Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Cần Thơ ban hành đến
năm 2014. Thường xuyên phối hợp với Thanh tra Bộ để tham mưu giải quyết
các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng kéo dài.
- Vụ Tài chính đã tiến hành kiểm tra, xét duyệt quyết tốn báo cáo tài
chính năm 2013 đối với 16/28 đơn vị trực thuộc Bộ. Qua kiểm tra cho thấy đa số
12


các đơn vị chưa thực hiện việc tự kiểm tra tài chính theo quy định tại Quyết định
số 67/2004/QĐ-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2004 của Bộ Tài chính. Bên cạnh đó
việc thanh tốn cơng tác phí cịn có sai sót trong khâu kiểm tra chứng từ, hố
đơn phịng nghỉ.
- Vụ Kế hoạch đã tham mưu trình Bộ ban hành Quyết định số 1040/QĐBTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 kèm theo Kế hoạch kiểm tra, giám sát, đánh
giá đầu tư năm 2014 đối với 10 dự án đầu tư phát triển và dự án ODA tại 07 đơn
vị trực thuộc Bộ, thời gian thực hiện trong Quý III-IV năm 2014.

IV. Nhận xét và đánh giá.
4.1. Ưu điểm
- Việc xây dựng chương trình, kế hoạch cơng tác thanh tra, kiểm tra đã
bám sát định hướng của ngành và của Thanh tra Chính phủ. Tồn ngành đã tổ
chứctriển khai cơng tác thanh tra, kiểm tra trên các lĩnh vực theo kế hoạch đã
được phê duyệt. Một số Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục tiến hành thanh
tra việc quản lý sử dụng đất của các nông lâm trường, thanh tra việc cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng chỉ đạo của Bộ.
- Giữa Bộ và các địa phương đã có sự phối hợp tích cực trong triển khai
thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch của Bộ, đặc biệt là trong
công tác giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp kéo dài và
thanh tra chuyên đề diện rộng tại các khu công nghiệp.
- Công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo
luôn được các cấp lãnh đạo quan tâm, chỉ đạo sâu sát. Tình hình khiếu nại, tố
cáo giảm so với cùng kỳ năm 2013 cả về số lượt và số vụ việc. Trong quá trình
giải quyết đã quan tâm chú trọng đối thoại, hòa giải, nhất là các trường hợp
tranh chấp đất đai. Tập trung giải quyết các vụ việc Thủ tướng Chính phủ giao,
các vụ việc thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Bộ. Các vụ việc khiếu nại, tố cáo
tồn đọng kéo dài thuộc trách nhiệm giải quyết đã được tập trung kiểm tra, rà
soát, giải quyết dứt điểm, đảm bảo khách quan đúng pháp luật.
13


- Cơng tác phịng chống tham nhũng được triển khai đồng bộ. Trong đó đã
tập trung hồn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, công tác tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luậtvề phòng, chống tham nhũng được duy trì thường
xun. Các giải pháp phịng ngừa tham nhũng được quan tâm thực hiện nhất là
việc kê khai tài sản thu nhập của cán bộ công chức, cải cách thủ tục hành chính,
quản lý sử dụng tài sản cơng.
4.2. Những tồn tại hạn chế

- Các đơn vị chậm xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai thực hiện kế
hoạch thanh tra, kiểm tra của Bộ tại Quyết định số 2345/QĐ-UBND ngày 25
tháng 11 năm 2013, cụ thể: Tổng cục Quản lý đất đai (tháng 5 năm 2014 mới
ban hành), Tổng cục Môi trường (tháng 4 năm 2014 mới ban hành), Tổng cục
Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (tháng 3 năm 2014 mới ban hành), Tổng cục
Biển và Hải đảo Việt Nam (tháng 5 năm 2014 mới ban hành).
- Hơn 50% số cuộc thanh tra, kiểm tra chưa được triển khai thực hiện theo
thời gian ghi trong kế hoạch được Bộ phê duyệt, cụ thể:
+ Thanh tra việc chấp hành pháp luật khống sản trong hoạt động thăm
dị, khai thác nước khoáng tại các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Quảng Ninh, Thái
Bình, Ninh Bình, Đà Nẵng, Quảng Trị (Tổng cục Địa chất và Khống sản chủ
trì).
+ Thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai của một số tổ chức sử dụng
đất trong việc thực hiện dự án đầu tư các khu đô thị, khu nhà ở trên địa bàn 02
tỉnh, thành phố (Tổng cục Quản lý đất đai chủ trì).
+ Kiểm tra quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo tại tỉnh
Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng (Tổng cục Biển và Hải đảo chủ trì).
+ Thanh tra việc chấp hành pháp luật tài nguyên nước trong quản lý, khai
thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước tại tỉnh Ninh
Thuận, Bình Thuận (Cục Quản lý tài nguyên nước chủ trì).
+ Kiểm tra việcthực hiện pháp luật về khí tượng thủy văn, cảnh báo dự
báo thiên tai, biến đổi khí hậu tại các tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng
(Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu chủ trì).
14


+ Kiểm tra các nội dung liên quan đến công tác tổ chức cán bộ tại một số
đơn vị (Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì).
- Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện, xử lý nhiều hành vi vi phạm pháp
luật, nhưng tỷ lệ thu hồi tiền, đất qua thanh tra vẫn còn thấp chưa đáp ứng được

yêu cầu, hiệu quả chưa cao; việc phát hiện hành vi tham nhũng qua hoạt động
thanh tra, kiểm tra còn hạn chế, chưa tương xứng với thực trạng vi phạm nhất là
trong lĩnh vực quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản.
- Cơng tác theo dõi nắm tình hình và đơn đốc triển khai thực hiện nhiệm
vụ của Thanh tra Bộ đối với các đơn vị trực thuộc Bộ còn chưa sâu sát.
- Việc xây dựng kế hoạch triển khai thanh tra môi trường chưa bám sát nội
dung kế hoạch được phê duyệt, nhiều đối tượng được thanh tra nhưng không
thuộc thẩm quyền thanh tra, kiểm tra của Bộ theo phân cấp của Luật Bảo vệ môi
trường dẫn đến chồng chéo, trùng với kế hoạch thanh tra của địa phương, đã có
nhiều địa phương, doanh nghiệp phản ảnh về Bộ (Nam Định, Cần Thơ, Cà
Mau…).
- Theo quy định của Luật Thanh tra và Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày
09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ Quy định về cơ quan được giao thực hiện
chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành, thì sau
khi kế hoạch thanh tra được Bộ trưởng phê duyệt, Thủ trưởng cơ quan được giao
chức năng thanh tra chuyên ngành có trách nhiệm ban hành quyết định thanh tra.
Tuy nhiên, vừa qua Tổng cục mơi trường trình Thứ trưởng kiêm Tổng cục
trưởng ký, đóng dấu Bộ, dẫn đến có nhiều địa phương có ý kiến.
- Công tác xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra chưa sát thực tế và yêu
cầu của công tác quản lý nhà nước do đó dẫn đến tình trạng phải điều chỉnh, bổ
sung kế hoạch thanh tra, kiểm tra đã được phê duyệt. Việc đôn đốc thực hiện kết
luận thanh tra chưa được quan tâm đúng mức.
- Công tác tham mưu ban hành văn bản giải quyết tranh chấp, khiếu nại
sau khi thẩm tra, xác minh đối với các vụ việc Thủ tướng Chính phủ giao, các vụ
việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ và việc báo cáo kết quả thanh tra, kiểm
tra, ban hành các kết luận thanh tracòn chậm.
15


- Các đơn vị chưa chủ động nắm thông tin để tham mưu, đề xuất thực hiện

công tác thanh tra, kiểm tra đột xuất. Công tác thông tin báo cáo cơng tác thanh
tra, kiểm tra và phịng chống tham nhũng của tất cả các đơn vị đều chậm và
không đầy đủ nội dung theo yêu cầu.
- Còn 33/36 địa phương chưa xây dựng kế hoạch thanh tra diện rộng việc
chấp hành pháp luật đất đai, bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại các khu
công nghiệp trên địa bàn.
- Sự phối hợp giữa các Bộ, ngành Trung ương và các địa phương trong
công tác tiếp công dân, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo đã có chuyển biến tích
cực, song vẫn cịn một số vụ việc đã có ý kiến chỉ đạo của các cấp, các ngành,
nhưng địa phương vẫn chậm xem xét, giải quyết. Việc tổ chức thực hiện các
quyết định đã có hiệu lực thi hành tại một số địa phương còn hạn chế.
4.3. Nguyên nhân của các tồn tại
- Các đơn vị chưa chủ động triển khai công tác thanh tra, kiểm tra theo
đúng thời gian trong kế hoạch được phê duyệt. Việc thu thập thông tin, tài liệu
có liên quan phục vụ cơng tác thanh tra, kiểm tra chưa được các đơn vị quan tâm
thực hiện, dẫn đến việc xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện chậm.
- Lực lượng làm công tác thanh tra tài ngun và mơi trường cịn mỏng,
nhiều cơng việc đột xuất phát sinh, bên cạnh đó cịn phải cử cán bộ tham gia,
phối hợp các đồn cơng tác liên ngành do các Bộ, Ngành khác chủ trì nên thiếu
nhân lực để triển khai các Đoàn thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch.
- Kinh phí được cấp cho cơng tác thanh tra, kiểm tra chưa tương xứng với
yêu cầu, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số cán bộ làm công tác thanh
tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo cịn hạn chế.
- Một số địa phương có khiếu kiện đông người nhưng chưa thực sự quan
tâm để giải quyết dứt điểm dẫn đến tình trạng cơng dân kéo lên các cơ quan
Trung ương hoặc đến Bộ Tài nguyên và Môi trường khiếu kiện vượt cấp và tập
trung đông người với thái độ bức xúc, tuy không thường xuyên nhưng cũng làm
ảnh hưởng đến các hoạt động chung của Bộ.
V. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm về TNMT
16



- Hoàn thiện các văn bản hướng dẫn liên quan đến hoạt động thanh tra và
giải quyết khiếu nại, tố cáo về tài nguyên và môi trường, trước mắt tập trung xây
dựng quy chế phối hợp giữa các đơn vị trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu
nại tố cáo.
- Các đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ, Tổng cục được giao chức
năng thanh tra chuyên ngành cần bám sát kế hoạch thanh tra đã được Bộ trưởng
phê duyệt. Việc lựa chọn đối tượng được thanh tra phải căn cứ kế hoạch được
duyệt và quy định của pháp luật. Cần có sự phối hợp với địa phương, các cơ
quan liên quan tránh chồng chéo.
- Lãnh đạo các đơn vị cần giám sát chặt chẽ việc xây dựng kế hoạch cho
từng cuộc thanh tra, xác định rõ nội dung thanh tra, đối tượng thanh tra, thời
gian thanh tra và trách nhiệm từng thành viên đoàn thanh tra. Nâng cao chất
lượng giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai. Thực hiện
nghiêm túc chế độ báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và
phòng, chống tham nhũng.
- Các đơn vị tập trung mọi nguồn lực về con người, vật chất để thực hiện
các nhiệm vụ trong kế hoạch thanh tra, kiểm tra của Bộ. Các đơn vị và địa
phương cần chủ động phối hợp với nhau để tháo gỡ những tồn tại, vướng mắc
trong chính sách, pháp luật về tài ngun và mơi trường cũng như việc tổ chức
thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra và trong công tác tiếp dân giải quyết đơn
thư.
- Tiếp tục sắp xếp, kiện toàn tổ chức thanh tra về tài nguyên và môi
trường, đồng thời rà sốt, đánh giá lại đội ngũ cán bộ, cơng chức làm công tác
thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo để có kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ.
- Các địa phương chưa xây dựng kế hoạch thanh tra diện rộng việc chấp
hành pháp luật đất đai, bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại các khu công
nghiệp trên địa bàn cần khẩn trương xây dựng và tổ chức thực hiện theo đúng

hướng dẫn của Bộ.
17


MỤC LỤC
Trang

I. Mở đầu..............................................................................................................1
II. Cơ sở lý luận về thanh tra, kiểm tra tài nguyên môi trường......................1
2.1. Khái niệm về thanh tra, kiểm tra................................................................1
2.2. Hệ thống tổ chức thanh tra nhà nước.........................................................2
2.1.1. Hệ thống tổ chức thanh tra nhà nước.......................................................2
2.2.1.1. Tổ chức cơ quan thanh tra cấp hành chính...........................................2
2.2.1.2. Tổ chức thanh tra theo nghành, lĩnh vực..............................................2
2.2.2. Chức năng..................................................................................................2
2.2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra Bộ ( điều 25 luật TT)......................2
2.2.4. Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra sở ( điều 28 luật TT).......................3
2.3. Các văn bản pháp luật quy định chung về hoạt động thanh tra..............4
2.3.1. Theo quy định tại luật thanh tra...............................................................4
2.3.2. Theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.......................4
2.3.3. Theo quy định tại luật Bảo vệ Môi trường...............................................4
2.3.4. Các văn bản pháp quy ban hành dưới Luật BVMT Việt Nam Nghị định
80/2006/NĐ-CP.....................................................................................................5
III. Công tác thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại, tố cáo về tài nguyên
và môi trường.......................................................................................................5
3.1. Công tác thanh tra, kiểm tra.......................................................................5
3.1.1. Thanh tra diện rộng việc chấp hành pháp luật đất đai, bảo vệ môi
trường và tài nguyên nước tại các khu công nghiệp trên phạm vi cả nước......5
3.1.2. Thanh tra, kiểm tra chuyên ngành............................................................5
3.1.2.1. Lĩnh vực đất đai.......................................................................................5

3.1.2.2. Lĩnh vực mơi trường...............................................................................6
3.1.2.3. Lĩnh vực khống sản...............................................................................7
3.1.2.4. Lĩnh vực tài nguyên nước.......................................................................8
18


3.1.2.5. Lĩnh vực khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu..................................8
3.1.2.6. Lĩnh vực Đo đạc và bản đồ.....................................................................8
3.1.2.7. Thanh tra chuyên ngành kết hợp nhiều lĩnh vực..................................9
3.1.2.8. Thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên và mơi trường
...............................................................................................................................9
3.2. Thanh tra hành chính................................................................................10
3.3. Cơng tác đơn đốc, xử lý sau thanh tra......................................................10
3.4. Công tác kiểm tra thường xuyên...............................................................11
IV. Nhận xét và đánh giá...................................................................................12
4.1. Ưu điểm.......................................................................................................12
4.2. Những tồn tại hạn chế................................................................................13
4.3. Nguyên nhân của các tồn tại......................................................................15
V. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm về TNMT...........16

19



×