Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

hệ sinh thái rừng ngập mặn hưng hòa ở thành phố vinh và rừng ngập mặn nghi quang ở huyện nghi lộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.34 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
Trang
A. MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................1
3. Đối tượng và địa lý địa hình...........................................................................1
4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................2
B. NỘI DUNG......................................................................................................3
CHƯƠNG I: HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN........................................3
1. Sinh thái rừng ngập mặn................................................................................3
2. Tính đa dạng của hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Nghệ An..........................4
2.1. Đa dạng sinh học............................................................................................4
2.2. Hệ thực vật của rừng ngập mặn ở Nghệ An...................................................4
2.3. Hệ động vật ở rừng ngập mặn........................................................................7
3. Tái sinh và diễn thế rừng................................................................................7
4. Khai thác hợp lý và sử dụng bền vững rừng ngập mặn...............................9
5. Ý nghĩa kinh tế, phòng hộ và khoa học.......................................................10
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................12

0


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở Nghệ An do hiện tượng ngăn mặn nhằm tăng diện tích đất cho sản xuất
nông nghiệp và phong trào chặt cây để ni trồng thủy hải sản nên diện tích
rừng ngập mặn ngày càng bị thu hẹp. Đến năm 1985 hầu hết diện tích rừng bị
phá hủy để ni trồng thủy sản chỉ cịn lại một ít diện tích rừng ngập mặn ở xã
Hưng Hịa thuộc thành phố Vinh là mang tính chất tự nhiên. Chính vì những lý
do trên nên việc nghiên cứu, tìm hiểu về các rừng ngập mặn ở địa bàn thành phố
Vinh là một trong những việc cần được quan tâm.


- Rừng ngập mặn ở thành phốVinh có ý nghĩa rất lớn về mặt kinh tế,và có
ý nghĩa về mặt phòng hộ.
- Rừng ngập mặn ở Vinh còn là địa điểm quen thuộc đối với sinh viên
khmt, tiện lợi cho việc nghiên cứu, tìm hiểu.
2. Mục đích nghiên cứu
- Xác định được thành phần loài thực vật trong hệ sinh thái rừng ngập
mặn ở 2 xã Hưng Hòa và xã Nghi Quang.
- Nêu được mối liên hệ giữa mơi trường bên ngồi và thành phần lồi
thực vật trong khu hệ.
- Nhận thức được lợi ích, và vai trị của rừng ngập mặn.
- Sau khi tìm hiểu xong thì chúng ta có thể trang bị kiến thức và một số
hiểu biết về sinh thái học.
3. Đối tượng và địa lý địa hình
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu về hệ sinh thái rừng ngập mặn Hưng Hòa ở thành phố Vinh
và rừng ngập mặn Nghi Quang ở huyện Nghi Lộc.
- Nghiên cứu về sự phân bố thảm thực vật ở rừng ngập mặn,và một số
sinh vật cư trú trong rừng ngập mặn ở Nghệ An.
3.2. Địa lý, địa hình
- Địa hình
Rừng ngập mặn ở Nghệ An tập trung chủ yếu ở 2 xã: Hưng Hòa thành
phố vinh và xã Nghi Quang thuộc huyện Nghi Lộc.
1


Rừng ngập mặn ở Nghệ An hình thành trên những bãi lầy ven biển,có nơi
núi tiếp cận ngay với bờ biển.Có dốc núi quyết ở phía tây có độ dốc cao.
Bờ biển khơng được bồi tụ mở rộng, thậm chí có nơi đất liền cịn bị biển
lấn.
Vùng rừng ngập mặn ở Nghệ An có con sơng lớn chảy qua là sông Lam.

Các con sông khác ngắn, bề rộng hẹp, độ dốc cao.Vùng này cũng chịu ảnh
hưởng trực tiếp của bão gây ra mưa với cường độ rất lớn và bị ngập lụt. Chế độ
nhật triều không đều và vùng này vẫn cịn chịu ảnh hưởng của gió mùa Đơng
Bắc. Ngồi ra cịn chịu ảnh hưởng của gió Lào khơ nóng từ phía dãy Trường
Sơn.
- Địa lý
Rừng ngập mặn ở thành phố Vinh có dạng hình phễu mở rộng ở Hưng
Hịa và thu hẹp dần cho đến núi Dũng Quyết
Rừng ngập mặn ở xã Hưng Hòa cách trung tâm thành phố Vinh khoảng 8
km về phía đơng bắc ,đi men theo đại lộ ven sông,
Rừng ngập mặn ở xã Nghi Quang thuộc địa phận của huyện Nghi
Lộc.Nằm ven sơng Cửa Lị và sông Cấm,cách thành phố vinh khoảng 20km đến
25km.
Ở giữa 2 rừng ngập mặn nay là bãi tắm Cữa Lò.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Qua sách vở và báo chí.
- Thông qua một số kết quả nghiên cứu của một tác giả trong nước.
- Thông qua những chuyến di thực tế, di thăm quan rừng ngập mặn: Để
xác định được sự phân bố và các lồi có mặt trong khu hệ,định danh các lồi.
Qua các kênh thơng tin đại chúng và intelnet, và cập nhật trong kênh thư
viện sinh học.
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN
2


1. Sinh thái rừng ngập mặn
a. Hệ sinh thái là gì ?
- Hệ sinh thái là hệ thống các quần thể sinh vật sống chung và phát triển
trong một môi trường nhất định, quan hệ tương tác với nhau và với mơi trường

đó".
- Theo độ lớn, hệ sinh thái có thể chia thành hệ sinh thái nhỏ (bể nuôi
cá), hệ sinh thái vừa (một thảm rừng, một hồ chứa nước), hệ sinh thái lớn (đại
dương). Tập hợp tất cả các hệ sinh thái trên bề mặt trái đất thành một hệ sinh
thái khổng lồ sinh thái quyển (sinh quyển). Hệ sinh thái bao gồm hai thành phần:
Vô sinh (nước, không khí,...) và sinh vật. Giữa hai thành phần trên ln ln có
sự trao đổi chất, năng lượng và thơng tin.
- Sinh vật trong hệ sinh thái được chia làm ba loại:
Sinh vật sản xuất thông thường là tảo hoặc thực vật, có chức năng tổng
hợp chất hữu cơ từ vật chất vô sinh dưới tác động của ánh sáng mặt trời.
Sinh vật tiêu thụ gồm các loại động vật ở nhiều bậc khác nhau. Bậc 1 là
động vật ăn thực vật. Bậc 2 là động vật ăn thịt,...
Sinh vật phân huỷ gồm các vi khuẩn, nấm phân bố ở khắp mọi nơi, có
chức năng chính là phân huỷ xác chết sinh vật, chuyển chúng thành các thành
phần dinh dưỡng cho thực vật.
- Trong hệ sinh thái liên tục xảy ra quá trình tổng hợp và phân huỷ vật
chất hữu cơ và năng lượng. Vịng tuần hồn vật chất trong hệ sinh thái là vịng
kín, cịn vịng tuần hồn năng lượng là vòng hở. Như vậy, năng lượng mặt trời
được sinh vật sản xuất tiếp nhận sẽ di chuyển tới sinh vật tiêu thụ các bậc cao
hơn. Trong q trình đó, năng lượng bị phát tán và thu nhỏ về kích thước.
b. Sinh thái rừng ngập mặn
- Rừng ngập mặn(RNM) là hệ sinh thái quan trọng cho năng suất cao ở
vùng cửa sông ven biển nhiệt đới. Rừng ngập mặn không những là nơi cung cấp
nhiều lâm sản có giá trị, mà còn là nơi sống và ươm mầm cho nhiều loài thủy
sinh vật. Ngoài việc cung cấp thức ăn,bãi đẻ cho nhiều loài ở rừng ngập mặn, là
nơi phát triển nghành nuôi trồng thủy sản của vùng.
3


- Trong hệ sinh thái (HST) RNM, các loài động thực vật, vi sinh vật

trong đất và môi trường tự nhiên được liên kết với nhau thơng qua qúa trình trao
đổi và đồng hóa năng lượng. Các q trình nội tại như cố định năng lượng, tích
lũy sinh khối, phân hủy vật chất hữu cơ và chu trình dinh dưỡng chịu ảnh hưởng
mạnh mẽ bởi các nhân tố bên ngoài gồm cung cấp nước, thủy triều, nhiệt độ và
lượng mưa. RNM phát triển tốt nhất ở nước có nồng độ muối 15 - 25%.
2. Tính đa dạng của hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Nghệ An
2.1. Đa dạng sinh học
- RNM là một nơi đáp ứng được nhu cầu du lịch dã ngoại cho người dân
trong thành phố Vinh.
- Đa dạng sinh học thể hiện ở 3 mức độ sau: đa dạng di truyền, đa dạng
loài và đa dạng hệ sinh thái.
Đa dạng di truyền: còn gọi là đa dạng gen, RNM ở NA có sự phong phú
về kiểu gen, số lương gen lớn trong các quần thể.
Đa dạng loài: Qua khảo sát số loài, trữ lượng loài trong RNM ở NA rất
phong phú và đa dạng về loài động thực vật đến cư trú.
Đa dạng hst: Các quần xã sinh vật có quan hệ qua lại với mơi trường tạo
thành một hst. Có sự phong phú về mơi trường trên cạn và môi trường dưới
nước của khu sinh thái tạo nên một số lượng lớn về hst.
2.2. Hệ thực vật của rừng ngập mặn ở Nghệ An
a. Rừng ngập mặn ở Hưng Hòa.

4


- Rừng ngập mặn ở Hưng Hòa là rừng tự nhiên duy nhất cịn sót lại trong
địa bàn thành phố Vinh, vì vậy nó phản ánh được đầy đủ các tính chất của khu
hệ thực vật rừng ngập mặn .
- Về chế độ triều: Rừng ngập mặn Hưng Hịa có chế độ nhật triều.
- Thảm thực vật chia làm 3 vùng rõ rệt.
+ Vùng trên triều:Là vùng đất phía trên cao hơn vùng triều cực đại .

Ở trên bãi triều cao có nhiều cát thì loại Muống biển ( Ipomoea
pescaprea ) thuộc họ Khoai lang ( Convolvulaceae ) tạo thành thảm tươi dọc ven
sơng.Cịn ở những vùng đất cao hơn (các cồn đất) ven đê thì các đại diện
như:Trinh nữ ( Mimosa pudica L. ) thuộc họ Trinh Nữ ( Mimosaceae ), cỏ Gà
( Cynodon Dactylon L. ) thuộc họ lúa ( Poaceae ), Vòi Voi ( Heliotropium
Indicum L. ) thuộc họ Vòi Voi ( Boraginaceae ) ,
( Cardiospermum Halicacabum L. ) thuộc họ Bồ Hòn
Muối biển ( Suaeda Maritima

Dâu Tầm Phong
( Sapindaceae ),

( L.) Dunn ) thuộc họ Rau Muống

( Chenopodiaceae ) , Cúc Tần ( Pluchea Indica ( L.) Lees ) họ Cúc
( Asteraceae ), Bồ Công Anh.
5


+ Vùng triều : Là nơi ngập nước có chu kì với nền đất bùn sét có nhiều
mùn bã hữu cơ ở đây có các đại diện điển hình như:
Ơ Rơ lá to ( Acanthus Ilicifolius L.) thuộc họ Ơ Rô
Náng ( Crinum Asiaticum L.) thuộc họ thủy tiên

(Acanthaceae),

( Amaryllidaceae ) ,

Ráng biển ( Acrosstichum aureum ) thuộc họ Ráng
( Pteridaceae ), Cỏ Chát ( Fimbrystylis milliaceae Vath ) thuộc họ Cói

( Cyperaceae ).
Đại Diện điển hình nhất cho khu vực nay là cây Bần Chua ( sonneratia
Caseolaris ) thuộc họ Bần ( Sonneratiaceae ), loại này hoàn toàn chiếm ưu thế
trong khu vực, điều này chứng tỏ độ mặn ở Hưng Hòa rất thấp chỉ khoảng ( 3 –
5 % ). Bần chua là loài thực vật chỉ thị cho môi trường nước lợ. Tuy nhiên do tác
động mạnh của gió nên các cây có độ cao thấp chỉ vào khoảng 3- 5m .
+ Vùng dưới triều: Là vùng ln ngập nước ở vùng này có các đại diện
như :
Cói ( Cyperus Malaccensis Lam ) thuộc họ Cói ( Cyperaceae ).
b. Rừng ngập mặn ở Nghi Quang.

6


- Rừng ngập mặn ở Nghi Quang thuộc địa bàn xã Nghi Quang huyện
Nghi Lộc, đây cũng là vùng có chế độ nhật triều như rừng ngập mặn Hưng Hòa ,
tuy nhiên độ muối ở đây cao hơn hẳn so với rừng ngập mặn Hưng Hòa , độ mặn
khoảng ( 18 – 20% ). với độ mặn tương đối cao cho nên rừng ngập mặn ở đây
khá đơn điệu chỉ có lồi :
Trang ( Kandelia candel ( L.) Druce ) và cây Đước Vòi hay còn được gọi
là cây Đưng ( Rhizophora Stylosa ) thuộc họ Đước ( Rhizophoraceae ) là thích
nghi được. Điều này chứng tỏ cây Đước có khả năng thích nghi với độ mặn
tương đối cao .
2.3. Hệ động vật ở rừng ngập mặn
- Cho đến nay vẫn chưa có một cơng trình nghiên cứu tổng hợp về khu
hệ động vật của rừng ngập mặn Việt Nam. Nghiên cứu về động vật rừng ngập
mặn mới chỉ dừng lại ở từng hệ sinh thái rừng địa phương
- Có 22 loài động vật sống nổi trên mặt nước; 114 loài động vật đáy bao
gồm 34 loài giun, 51 loài giáp sát, 29 loài thân mềm; 137 loài cá, 9 lồi lưỡng
cư,và một số lồi chim.

- Ở đây có nhiều loài chim quý hiếm của thế giới như già đẫy
(Leptotilos javanicus), hạc cổ trắng, cị thìa, con vạc, chim rói cá, .v.v…Tôm là
7


lồi động vật có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ với rừng ngập mặn. Mối quan hệ
đặc biệt đó đã được nhân dân ta thể hiện qua câu tục ngữ" Cây đước rước con
tôm, con tôm ôm cây đước " Những xác chết của khu hệ động vật rừng ngập
mặn tham gia vào quá trình trao đổi vật chất và năng lượng của hệ sinh thái với
quy mô và cường độ rất nhanh, nhanh nhất trong các hệ sinh thái rừng.
3. Tái sinh và diễn thế rừng
Rừng ngập mặn có nhiều tiềm năng tái sinh tự nhiên do có nhiều nguồn
giống tại chỗ và điều kiện tái sinh thuận lợi. Một đặc điểm sinh vật học lí thú
của một số loài cây rừng ngập mặn là hiện tượng hạt giống nảy mầm trên cây.
Khi hạt rụng xuống thì rễ cây mầm bám ngay vào đất lầy mới bồi không bị sóng
cuốn trơi ra ngồi biển. Đây là phương thức thích nghi đặc biệt của cây rừng
ngập mặn với mơi trường sinh thái ven biển. Đặc điểm này đã được chọn lọc tự
nhiên và hình thành trong một quá trình lâu dài. Hiện tượng này khơng chỉ thể
hiện ở lồi cây đước mà cả một số loài thuộc chi mắm và sú. Để thích nghi với
mơi trường đất lầy ven biển thường xuyên bị ngập nước nên rễ cây phải có dạng
hình nơm cắm chặt vào đất lầy và vỏ cây, vỏ rễ có rất nhiều khí khổng để trao
đổi khí.
- Q trình diễn thế tự nhiên của rừng ngập mặn rất đa dạng. Tuỳ theo
từng vùng phân bố khác nhau mà diễn thế rừng ngập mặn khác nhau.

Loại rừng
ngập mặn

Chưa xuất
hiện rừng ngập

mặn

Rừng mắm

Rừng

Rừng

biển,rừng sú

đước vòi

trang

Chế độ ngập Ngập khi nước
nước triều

triều rất thấp

Ngập khi nước triều thấp

Rừng vẹt

Ngập khi nước triều
cao trung bình

Số ngày
ngập triều
trong tháng


30

29-25

8

24-20

19-15

14-10


Loại đất

Đất ngập mặn phèn tiềm tàng, mỏng lớp, cát pha

Quá trình diễn thế rừng ngập mặn ở Nghệ An (Theo Ngô Quế, 2003)

9


4. Khai thác hợp lý và sử dụng bền vững rừng ngập mặn

Nguyên lí chung cho việc sử dụng bền vững hệ sinh thái rừng nói chung
và hệ sinh thái rừng ngập mặn nói riêng là phải bảo đảm tính ổn định của hệ sinh
thái. Sự cân bằng giữa thành phần thực vật và động vật trong hệ sinh thái giữ vai
trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của rừng ngập mặn. Mối quan
hệ hữu cơ này nương tựa lẫn nhau và làm tiền đề cho nhau phát triển. Phá rừng
ngập mặn để nuôi tôm là làm trái với quy luật của tự nhiên. Để đạt được mục

tiêu phát triển bền vững, phải kết hợp hài hịa các lợi ích giữa lâm nghiệp, hải
sản và các lợi ích khác, giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài.
Kinh doanh rừng ngập mặn cần phải đạt được các mục tiêu cụ thể
sau đây:
- Bảo vệ, phát triển và khai thác gỗ hợp lí
Bảo vệ nghiêm ngặt rừng ngập mặn hiện có. Phịng chống cháy rừng. Quy
hoạch trồng phục hồi lại rừng đã bị phá nuôi tơm. Khai thác rừng ngập mặn
đúng theo quy trình kĩ thuật đã quy định.
- Bảo vệ, phát triển và khai thác hợp lí tài nguyên thuỷ sản
10


Bảo vệ và nuôi trồng phát triển những thuỷ sản có giá trị kinh tế cao phục
vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu trên cơ sở duy trì được tính ổn định của hệ
sinh thái rừng ngập mặn.
- Bảo vệ, phát triển và khai thác hợp lí những lâm sản ngồi gỗ.
Rừng ngập mặn có rất nhiều lâm sản ngồi gỗ có giá trị. Bảo vệ, phát triển
và khai thác nguồn tài nguyên này rất phù hợp kinh tế hộ gia đình góp phần xố
đói giảm nghèo và có khả năng làm giàu.
- Bảo đảm tái sinh tự nhiên và diễn thế tự nhiên của hệ sinh thái rừng
ngập mặn.
Đây là biện pháp kinh tế nhất và phù hợp với tiềm năng tự nhiên của rừng
ngập mặn. Biện pháp này có tính khả thi cao và nhiều khả năng thành cơng.
- Bảo tồn tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, sân chim, rừng cấm v.v…để bảo
tồn, nghiên cứu khoa học và phục vụ nhu cầu du lịch sinh thái.
5. Ý nghĩa kinh tế, phòng hộ và khoa học
- Rừng ngập mặn mang lại giá trị cho nhiều ngành kinh tế khác nhau.
Ngoài nguồn tài nguyên gỗ, rừng ngập mặn cịn có nhiều nguồn tài ngun hải
sản, tài ngun lâm sản ngồi gỗ có giá trị phục vụ nhu cầu trong nước và xuất

khẩu
- Rừng ngập mặn giữ vai trị quan trọng trong việc điều hịa khí hậu,
phịng hộ đê ven biển chống xói mịn sạt lỡ đất đê điều, ngăn cản sóng biển,
chống xâm thực nước bảo vệ sản xuất nông nghiệp vùng ven biển, cung cấp thức
ăn cho nhiều loài sinh vật . Đặc biệt, rừng ngập mặn cịn có ý nghĩa mở rộng đất
liền nhờ quá trình bồi tụ lấn biển.
- Về ý nghĩa khoa học:
Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái rừng đặc biệt chỉ có ở bờ biển vùng
nhiệt đới. Rừng ngập mặn là nơi gặp gỡ giữa hệ sinh thái biển và hệ sinh thái
trên đất liền. Quá trình trao đổi vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái này
diễn ra với cường độ lớn nhất và tốc độ nhanh nhất trong các hệ sinh thái rừng.
11


Đây là một hệ sinh thái rừng có tính đa dạng sinh học rất cao kể cả về
thành phần loài thực vật và động vật biển, nước lợ, bãi lầy cho đến động vật bị
sát, thú rừng, chim v.v…Vì vậy, nghiên cứu và bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập
mặn khơng chỉ có ý nghĩa cho thế hệ hơm nay mà cho cả thế hệ mai sau.

12


C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
- Những kết quả nghiên cứu trên có thể khẳng định :
+ Những thành phần loài trong rừng ngập mặn chịu tác động mạnh của
độ mặn, ở những nơi có độ mặn càng cao thì thành phần cây càng ít, cịn những
nơi độ mặn càng thấp thì thành phần cây trong đó sẽ đa dạng hơn ( Điều này thể
hiện rất rõ trong sự phân bố của loài trong khu vực. Ở rừng ngập mặn Hưng Hịa
có độ mặn thấp hơn thì có nhiều lồi sinh sống cịn ở Nghi Quang có độ mặn cao

hơn nhiều thì chỉ có 2 lồi ).
+ Các cây cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ gió, ở những nơi có
chế độ gió to thì cây thường thấp để tránh bị đổ gãy.
+ Cây ngập mặn thích ứng với nền đất sét có nhiều mùn bã hữu cơ (ở
những nơi có nhiều mùn bã hữu cơ thì ở đó có nhiều lồi sinh sống và phát triển
tốt và ngược lại )
Cây Bần thích ứng với những nơi có độ mặn từ 3 – 15%
Cây Trang, Đước Vịi thích nghi với nơi có độ mặn khoảng

10 - 35 %

KIẾN NGHỊ
- Rừng ngập mặn có vai trị rất to lớn trong hệ sinh thái cửa sông tuy
nhiên trong những năm gần đây diện tích rừng ngập mặn bị thu hẹp một cách
đáng kể điều này do nhiều nguyên nhân khác nhau như :Chặt đốn rừng lấy gỗ,
củi đốt và đặc biệt là phong trào chặt phá rừng để lấy đất ni trồng thủy sản.
Diện tích rừng ngập mặn đã bị thu hẹp đã gây nên hiện tượng xâm thực của
nước biển, đất đai bị phèn chua, nhiều loại thủy hải sản khơng cịn nơi sinh sống.
Chính vì vậy để bảo vệ rừng ngập mặn thì nhà nước, chính quyền địa phương,
các ban ngành, các nhà nghiên cứu cần có những biện pháp, chính sách về điều
tra và bảo vệ rừng ngập mặn, đồng thời tuyên truyền cho người dân hiểu được
vai trò của rừng ngập mặn.

13


- Nâng cao nhận thức của người dân-không ở mức bình thường mà là
báo động. Cộng đồng dân cư cùng tham gia trồng rừng ngập mặn,thay vì chỉ nhà
nước.Và sự tham gia của các nhà khoa học, nhà quản lý dự đoán nguy cơ xảy ra
nếu thiếu rừng ngập mặn.

- Nhà nước phải rà sát quy hoạch các vùng phát triển thủy sản ven biển,
điều chỉnh hướng ưu tiên phát triển rừng ngập mặn.Cần phải có chế tài xử phạt
đủ mạnh.

14



×