Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Dấu ấn văn hóa xứ nghệ trong thơ nguyễn bùi vợi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (945.36 KB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ TÂM

DẤU ẤN VĂN HÓA XỨ NGHỆ
TRONG THƠ NGUYỄN BÙI VỢI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGHỆ AN - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ TÂM

DẤU ẤN VĂN HÓA XỨ NGHỆ
TRONG THƠ NGUYỄN BÙI VỢI
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60.22.01.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. NGUYỄN VĂN HẠNH

NGHỆ AN - 2016



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................ 1
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................... 5
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu khảo sát ........................................ 5
5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 6
6. Cấu trúc luận văn ........................................................................................... 6
Chương 1. NGUYỄN BÙI VỢI - ĐỜI VÀ THƠ ................................................... 7

1.1. Cuộc đời Nguyễn Bùi Vợi .......................................................................... 7
1.1.1. Quê hương và gia đình ....................................................................... 7
1.1.2. Những trải nghiệm cuộc đời............................................................... 8
1.1.3. Những phẩm cách cá nhân ............................................................... 10
1.2. Đời thơ Nguyễn Bùi Vợi ........................................................................... 13
1.2.1. Quá trình sáng tác............................................................................. 13
1.2.2. Những đặc điểm nổi bật của thơ Nguyễn Bùi Vợi........................... 17
Chương 2. DẤU ẤN VĂN HỐ XỨ NGHỆ TRONG CÁI TƠI TRỮ TÌNH
NGUYỄN BÙI VỢI ............................................................................................. 26

2.1. Giới thuyết khái niệm cái tơi trữ tình ........................................................ 26
2.2. Cốt cách, tâm hồn xứ Nghệ trong cái tơi trữ tình Nguyễn Bùi Vợi.......... 27
2.2.1. Sự bộc trực, thẳng thắn .................................................................... 27
2.2.2. Sự đằm thắm, mặn mà ...................................................................... 29
2.2.3. Sự mộc mạc, giản dị ......................................................................... 33
2.2.4. Nhân hậu, nghĩa tình ........................................................................ 36
2.3. Tình yêu xứ nghệ một dòng cảm hứng trong thơ Nguyễn Bùi Vợi .......... 41
2.3.1. Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên xứ nghệ .......................................... 41

2.3.2. Tự hào về con người Nghệ ............................................................... 43
2.3.3. Tự hào về văn hoá xứ Nghệ ............................................................. 50


Chương 3. DẤU ẤN VĂN HỐ XỨ NGHỆ QUA HÌNH THỨC BIỂU HIỆN
TRONG THƠ NGUYỄN BÙI VỢI ..................................................................... 56

3.1. Ảnh hưởng của hình thức dặm vè ............................................................. 56
3.1.1. Một số hình thức thơ phổ biến trong thơ Nguyễn Bùi Vợi .............. 56
3.1.2. Âm hưởng dặm vè trong thơ Nguyễn Bùi Vợi ................................ 60
3.1.3. Thơ năm chữ - một hình thức thơ mang đậm dấu ấn dặm vè .......... 64
3.2. Chất Nghệ trong ngôn ngữ thơ.................................................................. 67
3.2.1. Dung nạp nhiều từ địa phương xứ Nghệ .......................................... 67
3.2.2. Sử dụng nhiều danh từ chỉ địa danh, văn hóa xứ Nghệ ................... 71
3.2.3. Sử dụng lối nói Nghệ trong kiến trúc câu thơ .................................. 74
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 83


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Nguyễn Bùi Vợi (1933 - 2008) là một trong số những nhà thơ tài
năng, giàu cá tính của thơ ca hiện đại Việt Nam. Thơ ơng mang đậm đà bản sắc
văn hóa xứ Nghệ. “Chất Nghệ” đã trở thành một dấu ấn nổi bật làm nên phong
cách thơ Nguyễn Bùi Vợi. Nói cách khác, ông đã đi vào lịch sử thơ ca dân tộc
bằng những dấu ấn sâu đậm của văn hóa xứ Nghệ.
1.2. Với những đặc điểm trên, nghiên cứu dấu ấn văn hóa xứ Nghệ trong
thơ Nguyễn Bùi Vợi khơng chỉ để hiểu một tài năng, một phong cách thơ, mà
còn hiểu thêm văn hóa xứ Nghệ, một trong những vùng văn hóa giàu bản sắc

của văn hóa Việt Nam. Mặt khác, nó cịn gợi mở nhiều vấn đề lý luận về mối
quan hệ giữa văn hóa và văn học; giữa nguồn cội quê hương và con đường sáng
tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ.
2. Lịch sử vấn đề
Trong lịch sử thơ ca hiện đại Việt Nam, thơ Nguyễn Bùi Vợi là một hiện
tượng độc đáo, đặc sắc với những đặc trưng riêng biệt không thể trộn lẫn. Trong
lời giới thiệu Tuyển tập thơ Nguyễn Bùi Vợi, Quang Huy viết: “Sự tiếp cận đời
sống trong thơ anh thật mn hình mn vẻ, những mặt người, những nỗi niềm
trắc ẩn, những cuộc đời sóng gió, những mất mát đắng cay và cả những sự tích
anh hùng tràn ngập trong thơ anh” [63; 6]. Từ một góc nhìn khác, Trần Lê Văn
viết: “Nhìn tồn cảnh bức tranh đời dưới ngịi bút Nguyễn Bùi Vợi, thấy một
ngịi bút sắc bén tìm nguồn thi hứng chủ yếu ở cái tâm đối với cuộc đời và con
người” [63; 322]. Tuyển tập thơ Nguyễn Bùi Vợi được đánh giá là “một tuyển
tập thơ đôn hậu và cởi mở, chân thực mà sâu sắc” [63; 24]. Đây là một tuyển tập
tập hợp đầy đủ những bài thơ có chất lượng, với những khúc thơ, những con chữ
giàu cảm xúc, có sức khám phá và tính khái qt cao, thôi xao kĩ càng và tinh tế,
xứng đáng làm nên một diện mạo, một phong cách thơ. Thơ Nguyễn Bùi Vợi


2
hấp dẫn nhiều đối tượng công chúng, nhất là những người từng sống trên miền
đất xứ Nghệ. Là một người bạn, người đồng hương xứ Nghệ với Nguyễn Bùi
Vơi, Võ Văn Trực trong Gương mặt những nhà thơ đã có những nhận xét tinh
tế, xác đáng về con người và thơ Nguyễn Bùi Vợi. Ơng viết: “Nhờ cái chân tình
sâu lắng, nhờ tính tự trọng cao, anh sống rất có nghị lực, vượt qua được bao
nhiêu sự hiểu lầm oan uổng của cuộc đời, tự vực mình dậy, tự động viên mình
để làm việc. Điều này càng ngày càng tạo cho thơ anh có chiều sâu. Ngay khi
cầm bút viết, anh cũng cố uốn dịng cảm xúc của mình theo chiều hướng lạc
quan, tin yêu vào cuộc sống” [64; 25-27]. Nguyễn Khắc Xương trong bài Vợi và
Tôi - Tôi và Vợi đã nhận xét về thơ Nguyễn Bùi Vợi: “Thơ Nguyễn Bùi Vợi là

thơ giữa đời thường, là thơ của đời thường được cảm nhận và viết ra bởi một
tâm hồn đơn hậu, giản dị, biểu hiện chính con người và tính cách mình” [73].
Nhận xét về đặc điểm thơ Nguyễn Bùi Vợi, Văn Chinh trong bài Vĩnh biệt tác
giả Qua Thậm Thình viết: “Thơ ơng với chất giọng tráng ca, thơ bồng bột, dại
khờ mê đắm, thơ quật quăng gió giật mưa sa chợt trở nên đằm thắm” [72]. Bên
cạnh những bài viết có cái nhìn bao qt về đặc điểm phong cách thơ Nguyễn
Bùi Vợi là những bài viết bàn về một vài bài thơ được xem là đặc sắc, mang dấu
ấn riêng của Nguyễn Bùi Vợi. Bàn về bài thơ Tiếng Nghệ của Nguyễn Bùi Vợi,
Lê Xuân đánh giá đây là một bài thơ giàu tình quê hương, tình yêu tiếng mẹ đẻ.
Theo Lê Xuân, Nguyễn Bùi Vợi đã đằm sâu trong một tình yêu quê hương đến
tha thiết, tình u tiếng Nghệ nói riêng và tiếng Việt nói chung đến nao lịng.
Bài Tiếng Nghệ chính là máu thịt của Nguyễn Bùi Vợi gắn bó với quê hương
[76]. Cũng theo hướng đó, Minh Quang, khi bình bài thơ Ngày em xa của
Nguyễn Bùi Vợi trên báo Phụ nữ Việt Nam (2001), viết: “Ðâu phải đến bây giờ
tôi mới biết Ngày em xa của Nguyễn Bùi Vợi. Trong trí nhớ của mình, tơi đã lưu
giữ hơn thập niên rồi kể từ khi bài thơ được giới thiệu trên nhiều báo và tuyển
thơ. Sức truyền cảm của bài thơ thật lạ. Ðọc xong tôi nhập tâm liền. Sự thường
khi đã nhập tâm rồi thì khó mà qn được. Cao hứng ngâm nga, lần nào tôi cũng


3
thưởng thức trọn vẹn hương vị đậm đà đằm ngọt mà bài thơ đem lại” [75]. Bàn
về bài thơ Qua Thậm Thình của Nguyễn Bùi Vợi, Nguyễn Ngọc Phú trong bài
Nhớ ngày giỗ Tổ qua Thậm thình của Nguyễn Bùi Vợi viết: “Bài thơ Qua Thậm
Thình của nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi viết theo thể lục bát: Giản dị mà không giản
đơn, chân thành mà không cường điệu. Cái nhịp chày giã gạo thậm thình tạo ra
tiết tấu nhịp nhàng, khoan thai mà sâu nặng tình nghĩa khi nghĩ về cội nguồn quá
khứ Bâng khuâng nhớ nước non mình nghìn năm, Đó là sự vận động cảm xúc từ
ngồi hướng nội của những vịng sóng đan xen nhau thành sự thánh thiện biết ơn
nguồn cội” [70]. Nhận xét về tình quê hương trong con người và thơ Nguyễn

Bùi Vợi, Nguyễn Bùi Lam, một người thân của cùng quê hương với Nguyễn Bùi
Vợi cho rằng, tình cảm quê hương mà Nguyễn Bùi Vợi dành cho q hương
mình đó là một thứ mắc nợ. Nguyễn Bùi Vợi như nợ quê hương, nợ giáo dục.
Có lúc nằm trong bệnh viện, nửa mê nửa tỉnh, Nguyễn Bùi Vợi vẫn kịp sáng tác
hai bài về q hương, tơi nghĩ những tiếng gọi của lịng nhớ quê cả khi tỉnh lẫn
khi mê của một tâm hồn lúc nào cũng thổn thức nhớ quê [77]. Nói về con người,
tính cách Nguyễn Bùi Vợi, Hồng Cát, một bạn thơ thân thiết, cùng quê cho rằn,
đặc điểm tính cách, tâm hồn Nguyễn Bùi Vợi là sự nhiệt huyết, sự hăng say sôi
nổi đến độ trong sáng và hồn nhiên, ít ai có được, dường như trong bất cứ hồn
cảnh nào của cuộc sống [67]. Đỗ Quang Vinh trong bài viết Nhớ anh Bùi Vợi
cho rằng, thơ Nguyễn Bùi Vợi chính là hình bóng phản chiếu cái tơi của ơng. Đó
là tận tâm chăm chút, sự tỉ mỉ, tinh tế, cẩn trọng của thâm niên nghề giáo, đó là
khí chất cương trực, khẳng khái của con người miền Trung [73]. Ở một cái nhìn
mang tính khái qt, Lê Huy Mậu trong bài viết Nguyễn Bùi Vợi, Một nhân
cách xứ Nghệ đã có những nhận xét chân thực, sâu sắc về mối quan hệ mật thiết,
nồng đượm giữa Nguyễn Bùi Vợi và quê hương xứ Nghệ. Ông viết: “Ông là
người dễ xúc động, hay ngồi một mình. Ơng nhớ q, q trọng và thương
những con người ở quê. Khi nhắc đến những con người, những kỷ niệm ở quê,
ông thường rưng rưng nước mắt, không dấu nổi những giây phút thật lịng. Ơng


4
rất tự hào về tính cách người Nghệ, ơng thường tìm ra những câu chuyện thú vị,
những ví dụ điển hình, những nét đặc trưng văn hóa q nhà, đọc mấy câu thơ
về quê, về con người ở quê một cách tha thiết và cũng rất rắn rỏi, cương nghị.
Ông nói: “Người quê ta thẳng thắn, nói là nói trửa mặt, khi tức không chịu được
mà đấm cũng đấm trửa mặt, khơng thèm nói sau lưng hay đánh lén! [69]. Có thể
thấy, qua những ý kiến, đánh giá của cơng chúng yêu thơ, nhất là của những nhà
thơ từng sống gần gũi với Nguyễn Bùi Vợi, cho thấy dù có khác nhau ở điểm
nhìn, trong cách diễn đạt, những tất cả đều nói nhiều đến tình q, chất Nghệ

trong thơ Nguyễn Bùi Vợi, và xem đó là dấu ấn một phong cách thơ.
Trong những năm gần đây, thơ Nguyễn Bùi Vợi được chọn làm đối tượng
nghiên cứu của một số khố luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ. Trong đó, hầu hết
các đề tài này đi theo hướng ngôn ngữ học, nghiên cứu đặc điểm ngôn từ trong
thơ Nguyễn Bùi Vợi. Phạm Thị Hoa với đề tài Đặc điểm ngôn ngữ thơ Nguyễn
Bùi Vợi đã đặt vấn đề nghiên cứu, giải mã thơ Nguyễn Bùi Vợi từ góc độ ngơn
ngữ học. Dĩ nhiên, do khn khổ khố luận tốt nghiệp đại học, tác giả mới chỉ ra
được những nét sơ lược về thơ Nguyễn Bùi Vợi từ góc độ ngơn ngữ thơ, chứ
chưa đi vào tìm hiểu dấu ấn văn hóa xứ Nghệ [25]. Với đề tài Tìm hiểu thơ
Nguyễn Bùi Vợi từ góc nhìn tư duy nghệ thuật (2013) luận văn của Lương Thị
Thu Hà đã chỉ ra một số đặc điểm của tư duy nghệ thuật thơ Nguyễn Bùi Vợi.
Theo đó, đặc điểm nổi bật của tư duy thơ Nguyễn Bùi Vợi là một tư duy nghệ
thuật của một nhà thơ đời thường [20; 14]. Nguyễn Hoài Nguyên trong bài viết
Tiếng Nghệ trong thơ Nguyễn Bùi Vợi (2011) nhận xét: “Có thể nói, suốt một
đời, Nguyễn Bùi Vợi đã cố gắng không biết mệt mỏi cho lao động thơ ca. Ơng
ln ln rèn luyện phẩm chất của một người làm thơ với ý thức muốn vượt lên
chính mình để có những câu thơ làm rung động lịng người. Ơng có những câu
thơ thấm đấm hồn q và tình người xứ Nghệ [43; 5]. Nguyễn Thị Thủy với đề
tài Ngôn ngữ thơ nguyễn Bùi Vợi (2009) đã công phu sảo sát những dấu hiệu
ngôn từ trong thơ Nguyễn Bùi Vợi. Qua đó có những nhận xét, đánh giá bước


5
đầu mang tính gợi mở về đặc điểm ngơn ngữ thơ Nguyễn Bùi Vợi. Theo tác giả
luận văn, Tuyển tập thơ Nguyễn Bùi Vợi đã cho ta tiếp cận với một tâm hồn đầy
yêu thương và trách nhiệm trước cuộc đời. Khơng triết lí sâu xa, cũng khơng hoa
mĩ, bóng bẩy, thơ ơng là tiếng nói mộc mạc, chân thành từ chính cuộc đời mình
và những mảnh đời quanh mình. Ngơn ngữ thơ ơng có nhiều nét đặc sắc. Trong
đó, ẩn tượng nhất là chẩt Nghệ đậm đà trong thơ ông, đem đến cho thơ ông một
vẻ đẹp khác lạ, không lẫn vởi bất cứ ai [58;110].

Điểm lại những ý kiến, những bài viết, khóa luận, luận văn về thơ Nguyễn
Bùi Vợi có thể thấy, hầu hết các ý kiến đều gặp gỡ khi cho rằng, thơ ông mang
đậm dấu ấn văn hóa, con người xứ Nghệ. Tuy nhiên, tất cả mới dừng lại ở những
lời bình, những nhận xét, đánh giá, và ở một chừng mực nào đó là khảo sát ngơn
ngữ thơ. Cho đến nay, chưa có một cơng trình nào đi vào nghiên cứu một cách
tồn diện, hệ thống dấu ấn văn hóa xứ Nghệ trong thơ Nguyễn Bùi Vợi.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Như tên đề tài đã xác định, mục đích nghiên cứu của đề tài là khảo
sát, phân tích, từ đó chỉ ra những dấu ấn của văn hoá xứ Nghệ trong thơ Nguyễn
Bùi Vợi.
3.2. Với mục đích đó, đề tài đặt ra nhiệm vụ:
Thứ nhất, chỉ ra được những đặc điểm nổi bật của thơ Nguyễn Bùi Vợi
trong bối cảnh thơ Việt Nam Hiện Đại.
Thứ hai, khảo sát, phân tích chỉ ra những dấu ấn nổi bật của văn hóa xứ
Nghệ trong thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Bùi Vợi
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu khảo sát
4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn
Bùi Vợi. Trong đó, tập trung vào hai phương diện chủ yếu: cái tơi trữ tình và các
phương thức nghệ thuật thơ Nguyễn Bùi Vợi.
4.2. Về tư liệu khảo sát, chúng tôi chọn cuốn Nguyễn Bùi Vợi, Tuyển Tập,
Nxb Văn học, Hà Nội, 2002. Ngoài ra, chúng tơi cịn khảo sát thêm một số bài
thơ của ơng đăng trên các báo.


6
5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết tốt nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sử dụng một
số phương pháp nghiên cứu, như:
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành.
- Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại, miêu tả.

- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp hệ thống.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Luận văn gồm ba chương:
Chương 1. Nguyễn Bùi Vợi - Đời và thơ
Chương 2. Dấu ấn văn hóa xứ Nghệ trong cái tơi trữ tình Nguyễn Bùi Vợi
Chương 3. Dấu ấn văn hóa xứ Nghệ qua hình thức thơ Nguyễn Bùi Vợi.
Và cuối cùng là danh mục tài liệu tham khảo.


7
Chương 1
NGUYỄN BÙI VỢI - ĐỜI VÀ THƠ
1.1. Cuộc đời Nguyễn Bùi Vợi
1.1.1. Quê hương và gia đình
Nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi sinh ngày 5/11/1943 (Quý Dậu) tại xóm Tràng
Lân, thôn Thổ Sơn, xã Cát Ngạn (nay là đội 7 xã Cát Văn) huyện Thanh Chương
tỉnh Nghệ An. Đó là vùng đất ham học, nhiều hiền tài, nhưng đói nghèo, đất cằn
sỏi đá, nắng lắm, mưa nhiều, bão lũ triền miên. Với Nguyễn Bùi Vợi, miền quê
ấy đã là một phần của cuộc sống với đủ vui, buồn da diết. Dù có phiêu bạt nơi
chân trịi góc bể nó vẫn là điểm tựa tinh thần của ơng.
Lúc cịn nhỏ ơng đi học ở trường tiểu học tư thục Thổ Sơn. Đây là sự may
mắn, niềm hạnh mà không phải đứa trẻ nào ở vùng quê nghèo này cũng có được.
Vào những năm 1939 -1940, cả huyện Thanh Chương chỉ có một trường tiểu
học 6 lớp, thế mà thơn ơng có trường - trường tiểuhọc tư thục Thổ Sơn do thầy
Mai Xn Châu đứng ra thành lập. Ơng xem đó là một may mắn, hạnh phúc của
đời mình. Bới lẽ, nêu không được học, ông chỉ là "đứa trẻ nghèo chỉ biết nhặt
cơm rơi”. Hết tiểu học, Nguyễn Bùi Vợi học Trung học phổ thông ở trường
trung học tư thục Anh Sơn. Sau đó ơng vào học lóp 7 ở trường trung học Đặng

Thúc Hứa (nay là trưởng phổ thông cấp 2 Thanh Chương), lớp 8 ở trưởng cấp 3
Huỳnh Thúc Kháng hệ 9 năm. Trong khoảng thời gian vừa dạy văn vừa tham gia
tuyên truyền giảm tô ở xã, Nguyễn Bùi Vợi gặp nhà thơ Xuân Diệu. Điều này ít
nhiều đã có ảnh hưởng đến con đường thơ về sau của ông. Năm ấy, Nguyễn Bùi
Vợi đã tập làm thơ, và được Xuân Diệu khuyến khích, chỉ bảo. Hết đợt giảm tô,
Nguyễn Bùi Vợi được Ty giáo dục Nghệ An cử đi học trưòng Trung cấp Khoa
học xã hội Khu học xá trung ương (Nam Ninh - Trung Quốc). Hai năm học ở
Trung Quốc, Nguyễn Bùi Vợi sáng tác thơ, gửi về nước và đã có một số bài in
trên các báo.


8
Gia đình Nguyễn Bùi Vợi là một gia đình có truyền thống cách mạng.
Ông thân sinh của Nguyễn Bùi Vợi tham gia phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh,và
là đảng viên từ những năm ấy. Đến thời kỳ Mặt trận Bình dân (1936 -1939), ơng
được Đảng phân cơng làm phó lý để bảo vệ quyền lợi cho dân. Trong cải cách
ruộng đất, ông đã bị quy sai, chịu nhiều oan khuất. Nhớ lại thời gian đó, Nguyễn
Bùi Vợi kể: “Gia đình tơi là một gia đình nơng dân giác ngộ cách mạng sớm.
Cha tôi, chú Đởn tôi là đáng viên 30 - 31. Tôi hăng lắm. Suốt ngày đi kẻ khẩu
hiệu, đọc tài liệu tuyên truyền trên chòi truyền thanh. Chúng tơi bàn nhau đến
các gia đình xin mỗi nhà một hai chiếc nia (trong Nghệ tôi gọi là nong hay
nống) đem quét vôi trắng rồi viết khẩu hiệu bằng than lên trên, dựng la liệt
những chỗ đông người qua lại. Tơi làm thơ rất hăng. Đó là những bài vè có vần
nói nỗi khổ của người nơng dân bị địa chủ bóc lột" [74]. Truyền thống gia đình,
tính cách cương trực, ngay thẳng của người cha đã ảnh hưởng nhiều đến tính
cách lối sống của Nguyễn Bùi Vợi. Ơng sống trung thực, tự tin, ngay thẳng đến
quyết liệt. Ông đấu tranh đến cùng để bảo vệ lẽ phải. Khi đã nhận chân ra sự
việc, ơng bảo vệ nó đến cùng. Khi đã gặp được người bạn tốt, Nguyễn Bùi Vợi
lăn xả vào để thân thiết, để cưu mang, nhất là khi bạn gặp hoạn nạn. ơng độc
ghét cái thói đời “khi vui thì vỗ tay vào”, khi thấy “người sang thì bắt quàng làm

họ”. Sự sâu lắng, chân tình của tình cảm đã cho Nguyễn Bùi Vợi những người
bạn tốt, thủy chung, trong sáng.
1.1.2. Những trải nghiệm cuộc đời
Nguyễn Bùi Vợi sinh ra và lớn lên trong một giai đoạn nhiều biến động
của quê hương, đất nước. Điều đó có ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và
con người ông. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1954), Nguyễn
Bùi Vợi được cử sang Trung Quốc học lớp trung cấp ngành khoa học xã hội.
Trong hồi ký của mình, ông nhớ lại: “Có viết đến một trăm trang cũng khơng
nói hết niềm vui sướng tự hào của lũ chúng tôi, những đứa con nông dân ba đời
trong sạch được Đảng và Chính phủ cử sang Trung Quốc học tập. Đoàn Nghệ


9
An vừa có học sinh vừa có giáo viên. Lớp 7 thì sang học trung cấp tự nhiên hoặc
xã hội. Lớp 9 thì học khoa học cao cấp. Có thầy giáo cấp 1 sang học trung cấp,
thầy cấp 2 học cao cấp, v.v… Tôi lỡ dở cấp 3 nên đành học trung cấp khoa học
xã hội” [74; 22]. Sau khi trở về từ Trung Quốc, Tháng 6 năm 1956, ông về nhận
công tác ở trường Sư phạm Sơ cấp Hà Nội. Đây là một trường Sư phạm đào tạo
nhanh giáo viên cấp I để đáp ứng nhu cầu giáo viên cho Miền Bắc. Ở đây ông đã
gặp được "nàng thơ" của đời ơng. Tình u của họ đã trải qua bao trắc trở bởi
những cái nhìn chật hẹp, định kiến của xã hội. Vượt lên tất cả, họ đã nên duyên
chồng vợ và nắm tay nhau đi suốt cuộc đời. Từ năm 1957 đến năm 1971,
Nguyễn Bùi Vợi chuyển lên dạy học ở Vĩnh Phúc. Tháng 6 năm1971 ông được
tỉnh Vĩnh Phú điều động về Ty văn hoá làm biên tập thơ. Công việc biên tập thơ
với ông là một cái duyên bền, duyên đẹp. Từ đây, Nguyễn Bùi Vợi vừa sáng tác
vừa biên tập thơ, chính thức bước vào con đường thơ, tạo lập nên một sự nghiệp
văn chương.
Năm 1972, Nguyền Bùi Vợi được cử làm uỷ viên thư kí Ban vận động
thành lập Hội văn nghệ Vĩnh Phú. Năm 1974, Hội văn nghệ Vĩnh Phú thành lập.
Tháng 8/1976, Nguyễn Bùi Vợi về Ban văn nghệ Đài tiếng nói Việt Nam làm

biên tập viên chương trình Tiếng thơ. Hai mươi năm công tác tại đài (1976 1996) là khoảng thời gian ơng có điều kiện sống trọn vẹn với thơ ca. Nghỉ hưu
từ Đài tiếng nói Việt Nam, Nguyễn Bùi Vợi được mời về làm biên tập viên trang
Văn hoá văn nghệ cho báo Giáo dục và thời đại. Từ năm 1996 đến năm 2000,
ông tổ chức thành công cuộc thi thơ lục bát hai năm 1997 - 1998 của báo này.
Từ năm 2001, ông về viết ở nhà (tại Quàng Bá - Tây Hồ - Hà Nội). Ngày
8/5/2008, ông qua đời vì căn bệnh hiểm nghèo ở tuổi 76 trong niềm thương tiếc
vơ hạn của gia đình, bạn bè và cơng chúng u thơ.
Nhìn lại cuộc đời Nguyễn Bùi Vợi có thể thấy, ơng là người đi nhiều, tiếp
xúc rộng, trải qua nhiều nghề nghiệp, sống xa quê hơn 50 năm. Trong đó, dạy
văn và biên tập thơ là hai cơng việc ơng gắn bó suốt đời. Chính ở đây, trong


10
cơng việc mà ơng u thích, gắn bó trọn đời, ông đã chứng kiến bao buồn vui,
đớn đau, hài hước... Nhờ đó, ơng hiểu hơn về con người, cuộc sống và văn
chương. Công việc dạy văn ở một trường trung cấp sư phạm, hay ở các trường
phổ thông từ trung học cơ sở đến trung học phổ thông, và làm biên tập thơ ở
nhiều cơ quan đài, báo giúp ông tiếp xúc thương xuyên với môi trường văn
chương, thơ phú. Nó giúp ơng giữ được niềm đam mê hứng thú văn chương,
ln tươi mới trong tâm hồn, tích lũy thêm nhiều tri thức, kỹ năng. Với ơng,
nghề văn khơng có chỗ cho sự lười biếng, dối lừa. Văn chương luôn đòi hỏi ở
người sáng tạo sự trung thực. Thực với người, với đời và hơn thế là với mình.
Điều này có thể thấy rõ trong những bài thơ của ơng, những bài thơ giản dị, tự
nhiên, mộc mạc mà sâu đằm. Nhiều người đã có lý khi cho rằng, thơ ông hấp
dẫn người đọc, trước hết ở sự thành thực, chân tình.
Cho đến những ngày cuối cùng trên dường bệnh, Nguyễn Bùi Vợi vẫn
làm thơ. Dường như, với ông, dạy thơ, bình thơ, làm thơ là những cơng việc đã
thấm sâu thành máu thịt. Thành công của Nguyễn Bùi Vợi có phần khơng nhỏ từ
niềm đam mê và những trải nghiệm cuộc đời. Những thăng trầm của cuộc sống
đã giúp ông "ngộ" ra rằng, trong cuộc đời này không có gì bền chặt bằng sự

chân thực, thành tâm; khơng có gì gần gũi hơn sự mộc mạc, giản dị, tự nhiên.
Thơ phải thực như đời. Chỉ có vậy, thơ mới đi được vào lịng người và sống lâu
bền ở đó.
1.1.3. Những phẩm cách cá nhân
Nguyễn Bùi Vợi từ nhỏ đã nổi tiếng là người say văn, yêu thơ. Ngay bài
làm văn đầu tiên, thầy giáo đã có nhận xét về ơng: “Em có ý thức viết câu văn
có hình ảnh nhưng sự so sánh khập khiễng, tuy vậy rất đáng khen” [74;7].
Phẩm chất này càng bộc lộ rõ nét khi ông được cử đi học ngành khoa học xá
hội ở Trung Quốc và trở thành một thầy giáo dạy văn. Những giờ dạy văn của
Nguyễn Bùi Vợi, luôn mang đến cho học sinh một niềm hứng thú mãnh liệt.
Với ông, đó là niềm vui, hạnh phúc nhưng cũng là nỗi khổ, sự bất hạnh. Trong


11
hồi ký, ông kể lại câu chuyện về một lần dạy văn cho Bộ trưởng Nguyễn Văn
Huyên dự giờ ở Vĩnh Phú. Bộ trưởng đến đột ngột, ông chỉ được báo trước hai
tiếng. Đó là một tiết dạy khá thành cơng. Học sinh xúc động, nhiều nữ sinh đã
khóc khi nghe ông giảng về tâm trạng nàng Kiều lúc viếng mộ Đạm Tiên. Bài
giảng vừa xong, Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên bắt tay khen ngợi. Ông rất vui
mừng, xen chút kiêu hãnh, tự hào, nhưng ngay sau đó phải nhận thêm nỗi khổ
vì bị ganh ghét, đố kị. Về sau ông tâm sự với bạn bè: “Đó là tiết dạy ngây ngất
nhất của tôi và cũng là tiết dạy bất hạnh của tơi”. Nếu khơng có tâm hồn và
tình u văn chương, Nguyễn Bùi vợi không thể trở thành một thầy giáo dạy
văn có tiếng ở Vĩnh Phú bấy giờ. Chính niềm đam mê ấy đã mang đến cho ơng
hạnh phúc để sống và sáng tạo văn chương, vượt lên những khen chê, đàm tiếu
của người đời. Ông như người đi lạc vào "cõi riêng". Ở đó, ơng sống thành
thực với mình.
Nguyễn Bùi Vợi là người có cá tính mạnh, yêu, ghét rõ ràng đến mức cực
đoan. Ông bộc trực, ngay thẳng trong cách nhìn, cách nghĩ, trong lối nói năng,
ứng xử thường ngày. Trong cuộc sống ông bộc trực một cách quyết liệt, nhiệt

tình đến mức ồn ào, chân thực đến thơ ráp, vụng về. Đó là kiểu: "Đã nói khi nào
cũng nói to/ Đã nhìn ai là nhìn thẳng mặt" (Chồng Nghệ). Tính cách ấy, lối
sống ấy mang lại cho ơng những tình cảm q mến, của những người bạn chần
tình, gần gũi, hiểu ơng, nhất là những người bạn xứ Nghệ cùng trang lứa, như
Võ Văn Trực, Hồng Cát, Vương Trọng... nhưng cũng mang đến cho ơng khơng
ít phiền tối trong cuộc đời. Trong hồi ký của mình, ơng kể lại câu chuyện về
một lần tranh luận nảy lửa với ông Vụ trưởng Bộ Giáo dục sau tiết dạy văn ở
trường trung cấp Sư phạm. Câu chuyện cách đây gần 40 năm. Khi đó có một Vụ
trưởng về dự giờ, kiểm tra cách dạy của giáo viên. Là tổ trưởng tổ Văn, Nguyễn
Bùi Vợi điều hành cuộc họp. Ông vụ trưởng phê phán giờ giảng từ đầu đến cuối,
chê rất nặng lời, chê khơng thương xót. Khi cả phịng im lặng, khơng có ai dám
đứng lên phản bác ý kiến, thì với cái tính thẳng thắn, bộc trực của mình Nguyễn


12
Bùi Vợi đã đứng lên trình bày ý kiến một cách tự tin, khúc triết về bài giảng, bác
lại ba bốn điểm Vụ trưởng vì thành kiến mà đánh giá thiếu khách quan [73,24].
Tính ơng là vậy, thường ương ngạnh với những người cấp trên hay góp ý "bảo
ban” một cách vơ lý, tự cho mình cái gì cũng biết, điều gì cũng hay. Ơng hay tỏ
thái độ khinh ghét những đồng nghiệp kém cỏi mà lại cứ làm ra bộ ta đây uyên
bác. Sống trong một xã hội, một tập thể mang nặng tâm lý tiểu nơng, với tính
cách ấy, lối sống ấy, Nguyễn Bùi Vợi đã phải chịu nhiều thiệt thịi, vất vả. Hàng
chục năm khơng lên được một bậc lương. Rồi lại bị điều đi dạy hết trường này
đến trường kia, điều đi làm hết việc này đến việc khác. Có lần, ơng phải đi dạy
bổ túc văn hóa ở một làng hẻo lánh… Những lúc đó, ông vẫn cắn răng chịu
đựng, cắn răng để vượt lên, không một tiếng phàn nàn, ca thán. Bởi lẽ, với ông:
“Nếu mình chán nản thì họ lại càng hả hê cười mình”. Theo Nguyễn Bùi Vợi
tính bộc trực, thẳng thắn đến quyết liệt là do một phần ông chịu ảnh hưởng tiểu
thuyết cổ điển Trung Quốc, đặc biệt là tính cách người Nghệ, điều mà với ông
đã ăn sâu vào trong tâm hồn, điều sống.

Bộc trực, ngay thẳng nhưng Nguyễn Bùi Vợi lại là người giàu tình cảm.
Ơng sống thủy chung, nặng nghĩa, sâu tình. Sống xa quê hơn 50 năm, nhưng
trong ông miền quê Thanh Chương nhút mặn, chua cà vẫn luôn sâu đằm trong
nỗi nhớ, niềm thương. Ở Hà Nội đêm nghe đài báo bão ở quê nhà, lịng ơng thổn
thức khơn ngi: "Q mình lắm nắng nhiêù mưa gió/ Trời đất cũng tai ngược
đến đầu" (Với quê). Với ơng đó khơng chỉ nỗi nhớ mà cịn là niềm đau, nỗi xót
xa khi nghĩ đến nghĩa tình q hương xứ sở, nơi có người mẹ, người anh, người
chị suốt một đời lam lũ, tảo tần nuôi ông khôn lớn: "Cả cảnh đồng anh chị tôi
cấy gặt/ Năm thảng nuôi tôi đất cũng khô gầy" (Với quê). Thương, nhớ quê
hương, nặng tình với quê hương, với Nguyễn Bùi Vợi, đó khơng chỉ là một tình
cảm mà cịn là lẽ sống, đạo lý làm người. Ông ý thức một cách sâu sắc về nguồn
cội, nơi đã chắt chiu từng bắt cơm, củ sắn, củ khoai từ đất cằn sỏi đá nuôi ông
khôn lớn, làm người. Trong bài thơ Với quê, ông viết: "Ngót nửa đời tôi ăn cơm


13
xứ Bắc/ Vì gạo đỏ q nhà vẫn nhớ khơn ngi". Tình cảm ấy, nghĩ suy ấy đâu
phải ai cũng có, nhất là những người đã thành danh như ơng.
Tình cảm thủy chung ở Nguyễn Bùi Vợi không phải chỉ có với q hương
xứ Nghệ mà cịn với cả những vùng đất, miền quê ông đã đi, đã sống. Trong
cuộc đời ông, Vĩnh Phú là miền quê thứ hai sau xứ Nghệ. Ơng đã sống và cơng
tác ở đó gần 20 năm trời với bao kỷ niệm buồn, vui. Chính ở nơi đây, ông đã
được biết đến nhiều trong tư cách một thầy giáo dạy văn hay, làm thơ giỏi, trở
thành người biên tập thơ cho tờ báo của tỉnh. Và cũng chính nơi đây, ơng đã gặp
người con gái của đời mình, rồi nên duyên chồng vợ, bên nhau đi hết cuộc đời.
Bởi thế, trong ông dù ở đâu, đi đâu ông vẫn không quên nhớ về Vĩnh Phú. Tình
cảm ấy tự nhiên, giản dị mà sâu sắc vơ cùng. Bởi nới đó đã là một phần đời của
ơng, "Nơi bố buồn vui thương nhở một phần đời" (Thơ viết những ngày con
xuống xã). Với Hà Nội, nơi ông từng dạy học hai năm, và gắn bó những năm
tháng cuối đời, ơng cũng ln giành một tình cảm u thương trìu mến. Khơng

một chút gượng ép, với ơng Hà Nội đã là của riêng mình - "Hà Nội của tơi":
"Tơi bình tâm trước phút đi xa/ Và hồi hộp đón ngày trở lại/ Hà Nội ơi Hà Nội/
Bao năm rồng nhớ thương".
Sống nghĩa tình, thủy chung là một đặc điểm trong tính cách con người
Nguyễn Bùi Vợi. Tình cảm ấy, đặc biệt thể hiện rõ ở tình cảm, nghĩa tình chồng
vợ, bạn bè.
1.2. Đời thơ Nguyễn Bùi Vợi
1.2.1. Quá trình sáng tác
Nguyễn Bùi Vợi đến với thơ khá sớm, song thành danh khá muộn. Với
ông đường thơ, đường đời dường như đều thăng trầm, khúc khuỷnh, không mấy
hanh thông. Ông tập làm thơ từ khá sớm, khi còn học ở quê, song không để lại
dấu ấn nào trong cuộc đời sáng tạo của ông.
Năm 1955, bài thơ Bên bờ Hiền Lương của Nguyễn Bùi Vợi được in trên
báo Cứu Quốc. Và từ đó,suốt hai mươi năm sau, theo cách nói của ơng, ơng


14
“hát đồng ca” cùng với thế hệ thơ của mình. Ông chạy theo viết hết đề tài này
sang đề tài khác rất ít có giọng điệu riêng. Hầu hết sáng tác của ông giai đoạn
này đều được bắt đầu từ sau khi ông ở Trung quốc về dạy học ở Hà Nội và Vĩnh
Phú. Ngày đó, ơng gặp người con gái (sau này trở thành vợ ông) và đã yêu một
cách chân thành, say đắm. Chuyện đến tai cán bộ tổ chức, ơng bị kiểm điểm.
Thay vì viết kiểm điểm, trong vịng một tuần ơng viết 12 bài thơ tình. Trong thơ,
ơng thể hiện tiếng nói quyết liệt địi quyền tự do u đương, phê phán những cái
nhìn xoi mói, can thiệp vào cuộc sống riêng tư của cá nhân. Nhìn chung những
bài thơ này khơng thành cơng. Nó chỉ là cách bày tỏ tiếng nói phản kháng của
một con người bộc trực, thẳng ngay, nghĩ sao nói vậy. Trong số đó, chỉ có bài
Tìm em là chân thật, dung dị mà mãnh liệt, cịn nhiều bài đại ngơn, một số câu
sáo, có bài bị kể lể…nhưng tình cảm thật nồng say, cảm động. Sau sự khởi đầu
không suôn sẻ ấy, chỉ trong vịng hơn 10 năm ơng đã cho xuất bản 5 tập thơ,

truyện thơ, với hàng trăm bài. Đó là các tập: Hạnh Phúc (Thơ 1956), Gửi
người yêu (Thơ Xanh 1956), Câu chuyện tình yêu (Thơ Thép 1957), Bông hoa
mẫu giáo (Truyện thơ 1963), Con gái cô Út Tịch (Truyện thơ 1968). Hai năm
chuyển về giảng dạy khắp các trường từ cấp 3, cấp 2 rồi đến dạy bổ túc văn hóa
tại Vĩnh Phú đã lấy đi quá nhiều thời gian và cảm hứng thơ ca Nguyễn Bùi Vợi.
Nhiều lúc ông nghĩ rằng phải chăng con đường thơ của mình đến đây chấm dứt.
Năm 1972 Nguyễn Bùi Vợi được về nhận cơng tác tại Ty văn hóa Vĩnh
Phú, làm cán bộ phòng văn nghệ, làm biên tập và phụ trách mảng thơ. Đây là
dịp thuận lợi để ông trở lại với con đường thơ. Nguyễn Bùi Vợi xông xáo trong
cơng việc, tâm huyết, say mê. Ơng khơng chỉ đọc và góp ý với các cây bút
nghiệp dư mà cịn trao đổi với những cây bút đã có chỗ đứng trong làng thơ
Vĩnh Phú. Ơng đã góp phần đưa thơ Vĩnh Phú lên các báo ở Trung ương và tỉnh
bạn như báo Văn nghệ, báo Người giáo viên nhân dân, báo Đại đoàn kết, v..v.
Sau này chuyển về Đài tiếng nói Việt Nam phụ trách biên tập thơ, ơng càng có
nhiều thời gian sáng tác hơn, hàng loạt tác phẩm đã được ra đời từ giai đoạn


15
1977-1996. Bên cạnh công việc biên tập thơ, thời gian này ơng cịn viết nhiều
bài bình thơ, nói chuyện thơ. Những cơng việc ấy đã có ảnh hưởng nhiều đến
hồn thơ, nghề thơ của Nguyễn Bùi Vợi. Đến năm 1973, với chùm thơ in trên tạp
chí Tác phẩm mới đã đánh dấu một bước chuyển trong tư duy và cách viết của
Nguyễn Bùi Vợi. Ở cái tuổi 40, mọi ngọt bùi chua cay đã ngấm, thơ ơng khơng
cịn miêu tả hời hợt, thay vào đó nhiều ưu tư, đằm thắm. Tiếng nói trữ tình cũng
mạnh mẽ, quyết liệt hơn. Hai tập thơ Quê xanh (1974) và tập Thơ giữa đời
thường (1990), vẫn có cùng giọng điệu mộc mạc, chân chất, nhưng ở tập sau có
chiều sâu chua chát mà nhân tình. Trong khi “hát đồng ca” về Quê xanh, người
đọc bắt gặp âm sắc tươi sáng: "Mặt nhân loại tươi như đóa sen hồng" (Nói với
con sắc nắng hịa bình) hoặc cái mượt mà, đằm thắm của thiên nhiên đậm đà
hồn quê:

Đêm đêm tiếng thậm …tiếng thình…
Cối gạo đầy cả nghĩa tình nước non
(Qua Thậm Thình)
Hoặc:
Đêm Vũ Di hương đồng bâng khuâng quá
Con cá nào đớp lạc một vì sao
(Với người nuôi cá)
Mười sáu năm sau, ở tuổi đã gần 60 ông xuất bản tập Thơ giữa đời
thường. Tập thơ mỏng nhưng có cái dày dặn từng trải của một con người sống
qua chặng đường chín chắn nhất của cuộc đời người đàn ông, từ tuổi 41 đến gần
tuổi 60. Ngòi bút Nguyễn Bùi Vợi đằm thắm, nhiều ưu tư trong những dòng thơ
viết về vợ con, bè bạn và những sự, việc trong cuộc sống đời thường. Kỷ niệm
600 năm ngày sinh của Nguyễn Trãi, ông viết bài thơ Vằng vặc sao khuê. Đây là
một trong những bài thơ gây được sự chú ý của đông đảo công chúng yêu thơ và
các nhà nghiên cứu, phê bình văn học. Thơ ông đã mang màu sắc triết lý, suy
tưởng: "Bài phú viết giữa hai lần giặc đuổi/ Ngọn bút lông chống trăm vạn binh


16
cuồng". Điều này càng thấy rõ hơn ở bài thơ Làng cười. Ơng trằn trọc trong
đêm để gặp mình, để giữ lấy cái cốt lõi chân thực của mình. Trong sự dằng xé
nội tâm, ơng tìm ra niềm vui để tồn tại, để làm việc - đó là một cách tự giải thoát
hữu hiệu nhất:
Đêm chết lặng nhưng con người phải thức
Bao xót xa, oan trái cựa trong hồn
Nén giọt lệ, ghìm ngang tiếng nấc
Cười được rồi, lịng thấy thảnh thơi hơn.
(Làng cười)
Sau khi nghỉ hưu, ông vẫn tiếp tục cộng tác với một vài tờ báo và tiếp tục
cho ấn hành một vài tác phẩm. Cho đến những ngày nằm trên dường bệnh,

Nguyễn Bùi Vợi vẫn làm thơ, trăn trở với đời, với nghề. Làm thơ, bình thơ với
ơng từ lâu đã là một nghề, một công việc lao động nhiều hứng thú, nhưng cũng
lắm nhọc nhằn, gian lao, vất vả. Vì nó, ơng đã đánh đổi cả cuộc đời mà không
một chút ân hận. Từ thầy giáo dạy văn, say văn, ơng trở thành một nhà thơ có
tênn tuổi, định hình được phong cách. Hơn 50 năm làm thơ, bình thơ, ơng để lại
cho đời một gia tài khá phong phú, đồ sộ. Ở đó khơng khó để nhận ra, thơ là
thành tựu nổi bật nhất. Nó cho thấy niềm đam mê, sức sáng tạo, tài năng của
Nguyễn Bùi Vợi. Các tác phẩm của ông đã in (sáng tác và biên soạn):
-

Hạnh phúc (thơ) Nxb Tre Xanh, 1956.

-

Gửi người yêu (thơ), in chung với Hà Nhật, Nxb Tre Xanh, 1956.

-

Câu chuyện tình u (thơ) Nxb Thép, 1957.

-

Bơng hoa mẫu giáo (truyện thơ), Nxb Phụ nữ, 1963.

-

Con gái cô ủt Tịch (truyện thơ), Nxb Kim Đồng, 1968.

-


Quê Xanh (thơ), Hội nhà văn Vĩnh Phú, 1974.

-

Anh là chiến sĩ (truyện đài), Nxb Kim Đồng, 1977.

-

Bông hoa cỏ - Mặt gương soi (thơ), in chung với Ngô Quân Miện,

Nxb Tác phẩm mới, 1981.


17
-

Gió và lửa (thơ) in chung với Vân Long, Nxb Lao động, 1982.

-

Nắng đất rừng (truyện dài), NXb Kim Đồng, 1983.

-

Trổng trận đêm xuân (trường ca), Nxb Kim Đồng, 1984.

-

Gươm thề Lũng Nhai (trường ca), Nxb Kim Đồng, 1985.


-

Thơ giữa đời thường (thơ), Nxb Hả Nội, 1985.

-

Chuyện vui giữa các nhà văn Việt Nam hiện đợi, Nxb Thanh Niên,

1986; Nxb Văn hoá, 1990.
-

Tuyển tập thơ lục bát Việt Nam, Tuyển chọn cùng Quang Huy, Võ

Văn Trực, Nxb Văn hoá, H, 1994.
-

Chủ biên tập thơ Thầy giáo và nhà trường, Nxb Giáo dục, 1999.

-

Tuyển tập thơ tình Việt Nam thể kỷ XX, Tuyển chọn cùng với Quang

Huy, Nxb Thanh niên, 2000.
-

Thơ với tuổi thơ, Nxb Kim Đồng, H, 2002.

-

Nguyễn Bùi Vợi, Tuyển tập thơ Nxb Văn học. H. 2002.


Nhìn lại cuộc đời mình, Nguyên Bùi Vợi đã khái quát được mất, buồn vui
trong đôi câu đối:
Sách báo chất đầy kho, vất vả gian truân. Bùi có bùi đâu, quá nửa cuộc
đời chua với chát.
Văn chương nêm chặt đụn, long đong lận đận, Vợi không Vợi hết, muôn
vàn cảnh ngộ đắng cùng cay.
Có cái hài hước, dí dỏm trong những câu chữ mộc mạc, giản dị mang tính
tự trào. Song nếu đọc kỹ, ta khơng khỏi nhận ra chút chua xót ngậm ngùi của
một con người đã trọn đời sống chết với thơ như một duyên nghiệp.
1.2.2. Những đặc điểm nổi bật của thơ Nguyễn Bùi Vợi
Nhận xét về thơ Nguyễn Bùi Vợi, Quang Huy trong lời giới thiệu Tuyển
tập thơ Nguyễn Bùi Vợi, viết: "Những mặt người, những nỗi niềm trắc ẩn, những
cuộc đời sóng gió, những mất mát đắng cay và cả những sự tích anh hùng tràn
ngập trong thơ anh" [63; 16]. Cũng cách nhìn ấy, Trần Lê Văn viết: "Nhìn tồn


18
cảnh bức tranh đời dưởi ngòi bút Nguyễn Bùi Vợi, thấy một ngịi bút sắc bén
tìm nguồn thi hứng chủ yếu ở cải tẩm đổi với cuộc đời và con người" [63,328].
Đó là những nhận xét tinh tế, xác đáng. Đọc thơ Nguyễn Bùi Vợi, một điều dễ
nhận là hầu hết sáng tác của ông đều hướng về con người với những nỗi niềm,
số phận riêng tư. Ngay trong những ngày ác liệt của chiến tranh, Nguyễn Bùi
Vợi cung xkhông viết nhiều về đạn bom, về chiên tranh, cách mạng. Ông viết
nhiều về những sự việc, những câu chuyện về con người, gắn với con người
trong cuộc sống đời thường. Thơ ơng có thiên hướng nghiêng về cảm hứng đời
tư, và một chừng mực nào đó là thế sự. Ơng viết nhiều về vợ con, bạn bè, thầy
giáo. Giọng thơ ông đằm thắm ân tình:
Anh bồn chồn như thủa mới yêu em
Nghe thật buồn cười mà lạ thế

Mười hôm em đi không thư không điện
Anh vào ra tha thẩn một mình
(Ngày em xa)
Những lúc xa nhau mớỉ cảm hết lịng yêu thương dành cho nhau. Vợ xa
nhà mười hôm mà Nguyễn Bùi Vợi cảm thấy thời gian như kéo dài ra, một sự
thiếu vắng tình yêu và bàn tay vợ không thể nào bù đắp được. Nỗi nhớ vợ cồn
cào đến trong mỗi bữa ăn.
Trưa về nhà cơm không đúng bữa
Bát mì này em nấu thì ngon
(Ngày xa em)
Hay những lúc ơng xa nhà, hình ảnh thân thương của vợ là ngọn lửa ấm
áp sưởi ấm tâm hồn ông.
Anh ngồi viết
Chắc em đang nhóm bếp
Nên câu thơ thoảng vị khói quê nhà
(Viết cho em từ Mat-xcơ-va)


19
Với con, ông luôn dõi theo từng bước đi của các con. Vui mừng khi thấy
con trưởng thành: "Bố mẹ mừng thao thức suốt bao đêm" (Nói với con ở trời
Tây). Ơng lo cho con mỗi khi con đi xa:
Hơm con đi bố bận việc cơ quan
Không đèo con ra ga ân hận mãi
Đêm bất chợt nghe còi tàu vọng lại
Lòng bồi hồi bố nghĩ về con
(Thơ viết những ngày con xuống xã)
Hoặc:
Cao Bằng mùa này đêm cịn lạnh khơng con
Mền chăn mỏng con mang sao đủ ấm?

Cao Bằng chia nhớ thương đi cả nước
Để bao chiều bố mẹ nghĩ về con
(Thơ cho con)
Với bạn bè, ông là người chân thành giàu tình cảm. Ơng có nhiều bạn,
những người bạn thân nhất là dân xứ Nghệ, như Võ Văn Trực, Hoàng Cốt,
Vương Trọng...và khác quê như Hà Nhật, Thúc Hà, Quang Huy, Lữ Huy
Nguyên, Sao Mai...[67]. Trong số đó, bạn thân nhất phải kể đến nhà thơ - nhà
giáo Hà Nhật. Thơ vui tặng bạn là lời đùa vui hóm hỉnh, nhưng đằng sau nụ cười
ấy là biểu hiện của một tình bạn chân tình, nồng đượm, gắn bó bền lâu:
Chơi với nhau khá thân
Viết cùng nhau một lứa
Một thằng đã làm ông
Một thằng chưa lấy vợ
(Thơ vui tặng bạn)
Trước hương hồn Lữ Huy Nguyên, một năng lực, một tấm lòng giàu tâm
huyết cống hiến cho vãn chương nghệ thuật, nguyễn Bùi Vợi đớn đau thổn thức:
"Đã có lúc mình tưởng/ Người mất mà thơ cịn/ Khơng để đâu Lữ ạ/ Người đi


20
thơ đi luôn" (Chiêm bao). Bạn bè đã trở thành một phần không thể thiếu trong
cuộc sống và thơ Nguyễn Bùi Vợi. Ông viết về họ, cho họ một cách chân tình,
thành thực, với một lối viết giản dị như một lời sẻ chia tâm tình: “Xa dăm ba
hơm đã thấy nhớ rơi/ Đêm trở rét lo bạn mình thức gối /Có chiều gặp khơng
chuyện gì để nói /Cứ ngồi nhìn cũng đủ để thương nhau” (Bạn mùa xuân). Một
tình cảm nồng hậu, giản dị mà sâu đằm như thế dễ gì có được trong cuộc sống
nhiều giả dối, bon chen, giành dật này. Gặp lại bạn cũ ở thành phố Vinh trong
đêm mất điện. Khơng nói gì lịng đã hiểu. Chưa kịp nắm tay bạn đã kịp nhận ra
những vết chai trên bàn tay ngày tháng tảo tần vất vả của bạn nơi q nhà:
Khơng phải nói gì. Thơ nói cả

Chưa nắm tay đã biết tay chai
Đêm bè bạn thành Vinh mất điện
Thức cho nhau mới thấy ngày dài
(Đêm bạn bè thành Vinh)
Trong cuộc sống nhiều thăng trầm của Nguyễn Bùi Vợi, bên cạnh vợ, con,
bạn bè, những người thầy ln có một vị trí đặc biệt trong tâm trí ơng. Họ là
những người trực tiếp dạy dỗ, dìu dắt ơng trên con đường học tập,tích lũy tri
thức, biết sống làm người. Đó có thể là những người thầy ông đã từng trực tiếp
thụ giáo, như: Mai Xuân Châu, Hồng Như Mai, Đinh Gia Khánh... và cịn là
những người thầy đã đi vào sử sách như Chu Văn An. Thơ ơng có nhiều bài viết
về người thầy, và dường như bài nào cũng đằm thắm, nghĩa tình. Trước mộ Chu
Văn An, một người thầy đã đi vào sử sách với trí tuệ, tài năng, nhân cách của
mình, ơng bày tỏ tình cảm kính trọng, ngưỡng mộ: "Thầy vằng vặc tấm gương
soi mãi mãi/ Để muôn đèn nhân nghĩa ấm lòng dân" (Trước mộ thầy Chu Văn
An). Nhớ về người thầy ở quê hương, người đã khai tâm mở trí cho ông từ thở
trẻ thơ, Nguyễn Bùi Vợi đã dành một tình cảm trận trọng, biết ơn vơ bờ bến:
Khơng có thầy Vận, thầy Châu dắt tơi thưở nhỏ
Tơi đứa trẻ nghèo chỉ biết nhặt cơm rơi.


21
Và:
Tóc thầy bạc tóc chúng con cũng bạc
Nói làm sao hết nghĩa nặng ơn dày
(Nhở thầy thủa khai tâm)
Đó khơng cịn là tình cảm quan hệ riêng tư, mà là đạo lý làm người, là
tình nghĩa thủy chung củacon người trong cuộc sống. Trông cuộc đời, Nguyễn
Bùi Vợi sống giản dị, mộc mạc. Và trong thơ, tình cảm của ơng cũng được thể
hiện bằng một lối nói hồn hậu, chất phác như lối nói của người dân xứ Nghệ.
Độc thơ ông, cái đọng lại là tình người, tình đời tha thiết, đằm sâu.

Sống tình nghĩa, thủy chung, Nguyễn Bùi Vợi đặc biệt nhạy cảm với
những cảnh đời, những số phận bất hạnh. Đó là cuộc sống của người đội viên
đầu tiên của đội Tuyên truyền Giải phóng quân; là vợ chồng người thương binh
mà cả hai người đều chỉ còn lại một chân; là người hộ lý ở một quân y viện đã
hết lịng vì người bệnh; là một nhà văn Hà Nội lên khai hoang trên tận mãi
huyện Thanh Sơn... Đó cịn là những phẩm chất tinh thần ngời sáng của những
vĩ nhân, như Lênin, vua Hùng, Nguyễn Huệ, Nguyễn Trãi, Võ Ngun Giáp...,
Đó cịn là những nhà thơ đàn anh tài năng mà ông mến mộ, như: Xuân Diệu,
Nguyễn Bính, Hồng Trung Thơng, Nguyễn Khoa Điềm... Trước các vĩ nhân,
nhà thơ nghiêng mình kính cẩn với một tình cảm thành kính, sáng trong:
Trên nhung lụa mà đêm khơng chợp mắt
Áo vua ban chưa ấm một bên lồng
Đánh xong giặc, trở về, đầu bạc
Tìm vẫn đau vì trăm nối nhân gian
(Vẳng vặc sao Khuê)
Người ghét đắng ghét cay những trị phù phiếm
Những thói hnh hoang.
Những giọng hồ đề Việt Nam gặp Lênin
Trong giản dị Bác Hồ
(I lích, vài nét)


×