Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Từ ngữ và các biện pháp tu từ trong thơ bùi chí vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN THỊ MỸ LOAN

TỪ NGỮ VÀ CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ
TRONG THƠ BÙI CHÍ VINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGHỆ AN - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN THỊ MỸ LOAN

TỪ NGỮ VÀ CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ
TRONG THƠ BÙI CHÍ VINH
Chun ngành: Ngơn ngữ học
Mã số: 60 22 02 40

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN HOÀI NGUYÊN

NGHỆ AN - 2015



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu ................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ......................................................................... 2
3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................... 3
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu................................................ 3
5. Đóng góp của luận văn .............................................................................. 3
6. Bố cục của luận văn ................................................................................... 4
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ........................ 5
1.1. Mấy vấn đề về thơ và thơ Việt Nam đương đại...................................... 5
1.1.1. Mấy vấn đề về thơ............................................................................. 5
1.1.2. Vài nét về thơ ca Việt Nam đương đại ........................................... 12
1.2. Vài nét về Bùi Chí Vinh và thơ Bùi Chí Vinh ...................................... 16
1.2.1. Vài nét về tác giả Bùi Chí Vinh ...................................................... 16
1.2.2. Đặc điểm thơ Bùi Chí Vinh ............................................................ 18
1.3. Tiểu kết chương 1 ................................................................................. 23
Chương 2. TỪ NGỮ TRONG THƠ BÙI CHÍ VINH ................................ 25
2.1. Từ trong hoạt động giao tiếp và từ trong văn chương .......................... 25
2.1.1. Khái niệm từ và từ tiếng Việt ......................................................... 25
2.1.2. Từ trong hoạt động giao tiếp và từ trong văn chương .................... 30
2.2. Các lớp từ tiêu biểu trong thơ Bùi Chí Vinh......................................... 36
2.2.1. Các lớp từ tiêu biểu xét về mặt phong cách.................................... 36
2.2.2. Các lớp từ tiêu biểu xét về mặt cấu tạo........................................... 51
2.3. Tiểu kết chương 2 ................................................................................. 67
Chương 3. CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG THƠ BÙI CHÍ VINH .. 68
3.1. So sánh tu từ trong thơ Bùi Chí Vinh ................................................... 68
3.1.1. Khái niệm ........................................................................................ 68



3.1.2. Các kiểu so sánh tu từ trong thơ Bùi Chí Vinh............................... 69
3.1.3. Hiệu quả của so sánh tu từ trong thơ Bùi Chí Vinh........................ 70
3.2. Ẩn dụ tu từ trong thơ Bùi Chí Vinh ...................................................... 72
3.2.1. Khái niệm ẩn dụ .............................................................................. 72
3.2.2. Các kiểu ẩn dụ tu từ trong thơ Bùi Chí Vinh .................................. 73
3.2.3. Hiệu quả của ẩn dụ tu từ trong thơ Bùi Chí Vinh ........................... 77
3.3. Điệp và đối trong thơ Bùi Chí Vinh...................................................... 79
3.3.1. Phép điệp......................................................................................... 79
3.3.2. Phép đối .......................................................................................... 85
3.3.3. Hiệu quả của điệp và đối trong thơ Bùi Chí Vinh .......................... 87
3.4. Biện pháp nói q trong thơ Bùi Chí Vinh ........................................... 89
3.4.1. Khái niệm nói quá ........................................................................... 89
3.4.2. Biện pháp nói quá trong thơ Bùi Chí Vinh ..................................... 89
3.4.3. Hiệu quả của biện pháp nói q trong thơ Bùi Chí Vinh ............... 90
3.5. Tiểu kết chương 3 ................................................................................. 92
KẾT LUẬN .................................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 95


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Từ khẩu ngữ trong thơ Bùi Chí Vinh ............................................. 37
Bảng 2.2. Từ Hán - Việt trong thơ Bùi Chí Vinh ........................................... 44
Bảng 2.3. Từ ghép trong thơ tình Bùi Chí Vinh ............................................. 56
Bảng 2.4. Từ láy trong thơ tình Bùi Chí Vinh ................................................ 63
Bảng 3.1. Ẩn dụ tu từ trong thơ tình Bùi Chí Vinh ........................................ 74
Bảng 3.2. Phép điệp trong thơ tình Bùi Chí Vinh ........................................... 80


1
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
1.1. Lí do chọn đề tài
Bùi Chí Vinh là một trong những nhà thơ trưởng thành sau năm 1975,
khi đất nước hồn tồn thống nhất. Ơng cho rằng, mình thuộc thế hệ bị chi phối
bởi những cây đa cây đề văn nghệ trước đó. Nói đến Bùi Chí Vinh là nói đến
một thi sĩ bẩm sinh, một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết truyện, vẽ tranh, viết kịch
bản phim, v.v.. Ông đã cho ra mắt bạn đọc hàng trăm tập văn xuôi và kịch bản
phim. Nhưng đến nay, ông chỉ mới cho in hai tập thơ riêng: Thơ tình và Thơ đời.
Theo tơi, Bùi Chí Vinh thực sự là một hiện tượng độc đáo của nền thi ca Việt
Nam cuối thế kỉ XX, và sức sáng tạo của ơng cịn vắt sang thế kỉ XXI.
Thơ Bùi Chí Vinh mạnh mẽ, ngang tàng, phóng túng, bụi bặm và cũng
đầy những trắc ẩn về thân phận con người, về xã hội, về đất nước. Ơng có
một phong cách thơ riêng biệt với giọng điệu rất lạ. Tình yêu trong thơ ông
không phải là cái gì bao la, trừu tượng mà nó gắn bó với những vật chất cụ
thể, gần gũi với cuộc sống hàng ngày. Đó là những hình ảnh bình dị nhất
được khắc họa bằng ngơn ngữ có cá tính. Bên cạnh đó, thơ Bùi Chí Vinh cũng
rất giàu nhạc điệu, thứ nhạc điệu được sử dụng một cách tự nhiên, dung dị
làm nên cái riêng trong thơ Việt Nam đương đại.
Thơ Bùi Chí Vinh có nhiều sáng tạo. Ơng ln làm mới mình để khẳng
định cá tính trong thơ. Đọc thơ tình của ơng, ta bắt gặp nhiều hình ảnh so sánh
mới lạ, độc đáo. Vì thế, tiếp cận thơ Bùi Chí Vinh từ góc nhìn ngơn ngữ học,
chúng tôi tập trung nghiên cứu Từ ngữ và các biện pháp tu từ trong thơ Bùi
Chí Vinh cho luận văn của mình. Đây là vấn đề mới mẻ, bởi từ trước đến nay
chưa có cơng trình nào nghiên cứu về thơ Bùi Chí Vinh. Đó cũng là lí do mà
tôi chọn đề tài này.


2
1.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn phân tích từ ngữ và các biện pháp tu từ trong thơ Bùi Chí

Vinh nhằm làm nổi rõ cá tính ngơn ngữ và tư duy thơ Bùi Chí Vinh, khẳng
định những đóng góp của ông trong việc đổi mới ngôn ngữ thơ Việt Nam
đương đại.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Việc nghiên cứu thơ của một nhà thơ đương đại nào đó xuất phát từ góc
nhìn ngơn ngữ học qua những miêu tả định lượng và định tính, đã có nhiều
thành tựu đáng ghi nhận. Các kết quả nghiên cứu ấy đã góp phần làm rõ cá
tính ngơn ngữ trong thơ của từng nhà thơ, qua đó, phác vạch được diện mạo
của ngơn ngữ thơ đương đại Việt Nam.
Thơ Bùi Chí Vinh, cho đến thời điểm này vẫn chưa có luận án, luận
văn hay khóa luận tốt nghiệp nào đề cập đến. Thơ ơng mới chỉ được một số
bạn bè đồng nghiệp giới thiệu, một số bài viết ngắn công bố trên các tạp chí,
các báo hàng ngày. Chẳng hạn, nhà phê bình Xn Tửu với Đọc thơ tình Bùi
Chí Vinh (báo Cơng giáo và dân tộc), khẳng định: Thơ tình Bùi Chí Vinh là
một cái mốc trên con đường phát triển thơ ca. Cịn nhà phê bình Vương Trí
Nhàn nhận xét trên báo Thể thao Văn hố: Bùi Chí Vinh đã cấu tứ nên hàng
loạt bài thơ độc đáo. Các tác giả như Vũ Quần Phương viết bài tựa cho Thơ
Bùi Chí Vinh của Nxb Kim Đồng; Huỳnh Dũng Nhân, Nguyễn Thái Sơn viết
trên báo Văn nghệ; Nguyễn Quốc Chánh viết trên báo Thanh niên; các phát
biểu của Nguyễn Văn Lưu, Anh Ngọc, Lê Quang Trang, Lại Nguyên Ân trên
báo Lao động,... đều có chung đánh giá thơ tình Bùi Chí Vinh có nét ngang
tàng, gân guốc, nổi xoè hết lên chứ không trau chuốt, kín đáo; ngơn ngữ thơ
rất Nam Bộ. Như vậy, cho đến nay, chưa có một cơng trình nào nghiên cứu
thơ Bùi Chí Vinh một cách có hệ thống. Đây là luận văn đầu tiên nghiên cứu
về thơ tình Bùi Chí Vinh. Do đó, đề tài luận văn là vấn đề hoàn toàn mới mẻ.


3
3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung tìm hiểu các lớp từ ngữ và các biện pháp tu từ nổi
bật trong thơ Bùi Chí Vinh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau đây:
- Xác lập một cách hiểu về ngôn ngữ thơ, đặc trưng của ngôn ngữ thơ
làm cơ sở cho việc tìm hiểu ngơn ngữ thơ Bùi Chí Vinh.
- Miêu tả định lượng và định tính cách tổ chức từ ngữ trong thơ Bùi Chí
Vinh, làm nổi bật cá tính sáng tạo trong thơ ơng.
- Tìm hiểu những biện pháp tu từ nổi bật trong thơ Bùi Chí Vinh.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Tư liệu nghiên cứu
Tư liệu khảo sát là 109 bài thơ tình của Bùi Chí Vinh trong Bùi Chí
Vinh thơ tình, Nxb Thanh niên, H. 2007.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau đây:
- Dùng phương pháp thống kê ngôn ngữ học. Phương pháp này dùng để
thống kê, xác lập và phân loại tư liệu.
- Dùng các thủ pháp phân tích, miêu tả và tổng hợp. Các thủ pháp này
sử dụng kết hợp để làm nổi rõ những nét đặc sắc của các lớp từ và cách tổ
chức các biện pháp tu từ nổi bật trong thơ Bùi Chí Vinh.
- Dùng phương pháp so sánh đối chiếu. Luận văn tiến hành so sánh thơ
Bùi Chí Vinh với một số nhà thơ cùng thời để khẳng định đóng góp của nhà
thơ trong việc đổi mới ngôn ngữ thơ đương đại Việt Nam.
5. Đóng góp của luận văn
- Lần đầu tiên, ngơn ngữ thơ Bùi Chí Vinh được nghiên cứu một cách
có hệ thống từ góc độ ngơn ngữ học. Các số liệu cùng với những nhận xét,


4
đánh giá của luận văn sẽ giúp người đọc nhận biết những nét đặc sắc trong

ngơn ngữ thơ Bùi Chí Vinh. Luận văn khẳng định ngơn ngữ thơ Bùi Chí Vinh
thực sự có cá tính, là một thế giới thơ giàu tính sáng tạo.
- Các kết quả của luận văn cịn khẳng định những đóng góp của Bùi
Chí Vinh trên con đường hiện đại hố, tự do hố ngơn ngữ thơ Việt Nam
đương đại. Cũng qua ngôn ngữ thơ Bùi Chí Vinh, luận văn góp phần chứng tỏ
ngơn ngữ thơ hiện đại Việt Nam được chắp cánh từ những vẻ đẹp của ngôn
ngữ thơ ca truyền thống, được thăng hoa từ những nét đặc trưng của tiếng nói
dân tộc và được làm mới từ những cách tân của các nhà thơ trẻ.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung luận văn
được trình bày thành ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề liên quan đến đề tài
Chương 2: Từ ngữ trong thơ Bùi Chí Vinh
Chương 3: Các biện pháp tu từ nổi bật trong thơ Bùi Chí Vinh


5
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Khái quát về thơ và thơ Việt Nam đương đại
1.1.1. Khái quát về thơ
1.1.1.1. Định nghĩa thơ
Từ xưa đến nay, ở tất cả mọi nền văn học, đã có nhiều nhà nghiên cứu
đưa ra những định nghĩa về thơ, nhưng hiện tại vẫn chưa có một định nghĩa
nào được xem là tồn diện. Mỗi nhà thơ, mỗi nhà phê bình sẽ có những định
nghĩa khác nhau. Thế kỉ XXI là thế kỉ của văn học đương đại nói chung và
thơ ca đương đại nói riêng. Chính vì thế, vấn đề định nghĩa thơ đang được rất
nhiều nhà nghiên cứu, nhà thơ và độc giả quan tâm. Nhà thơ, hoạ sĩ, nhà hoạt
động tự do người Mĩ Lawrence Ferlinggletti đã đưa ra 52 định nghĩa về thơ
cho thế kỉ XXI. Chẳng hạn: 1. Thơ, đó là những đêm trắng và những đêm mơi

của dục vọng. 2. Thơ, là chiếc lá chói lọi của tưởng tượng. Nó phải rực sáng
và làm cho bạn gần như mù quáng. 3. Thơ, là ánh sáng mặt trời tràn qua ánh
mắt lưới buổi sáng. 4. Bài thơ là một tấm gương thả bộ theo một đường phố
đầy những lạc thú thị giác. 5. Thơ, đó là cách đi tới nơi tận cùng của ý thức.
Thơ, đó là tiếng thét lên khi người ta tỉnh dậy trong một khu rừng tăm tối vào
khoảng giữa đường đời, v.v..
Để đi tìm một định nghĩa thơ hay trả lời câu hỏi Thơ là gì, các nhà
nghiên cứu từ Đơng sang Tây, từ cổ chí kim đã có nhiều cách lí giải khác
nhau. Từ thời Aristote, đến sau này như Lưu Hiệp, Bạch Cư Dị và nhiều nhà
nghiên cứu khác cũng đã bàn luận, phát biểu về thơ. Chẳng hạn: Thơ ca làm
cho con người đi từ chân trời của một người đến chân trời của nhiều người
(Pôn Eluya). Thơ là mật chữa bệnh của những con ong hút các giọt sương
ngọt nhất của các bông hoa ý nghĩ dịu nhất (Percy Byssble Shelley). Thơ sinh


6
ra từ tình u và lịng căm thù, từ nụ cười trong sáng hay từ những giọt nước
mắt cay đắng (Raxun Gamzatop). Thơ là một ngôn ngữ trong chức năng thẩm
mĩ của nó (R.Jakobson). Thơ là để nói lên cái chí, lời ca là để cho lời nói
được lâu dài (…). Ở trong lịng thì gọi là chí, nói ra lời thì gọi là thơ (Lưu
Hiệp). (…) Gốc của thơ là tình cảm. Lá của thơ là ngơn ngữ. Hoa của thơ là
thanh âm. Quả của thơ là tư tưởng (Bạch Cư Dị).
Ở Việt Nam, câu hỏi Thơ là gì cũng được nhiều nhà nghiên cứu bàn
đến. Chẳng hạn: Làm thơ có ba điểm chính:một là tình, hai là cảnh, ba là sự
(…) Tình là người, cảnh là tự nhiên, sự là hợp nhất cả trời và đất. Lấy tình
tham cảnh, lấy cảnh hội việc, gặp việc thì nói ra lời, thành tiếng (Lê Q
Đơn). Thơ phải là tia sáng nối cõi thực với cõi mộng, mặt đất với các vì sao.
Thơ khơng cốt tả mà gợi, gợi cảnh cũng như gợi tình,… Hình sắc đẹp là
những hình sắc khéo dẫn người ta vào thế giới ấy [50]. Thơ là cách tổ chức
ngôn ngữ hết sức quái đản để bắt người tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc và

suy nghĩ do chính hình thức ngơn ngữ này [35]. Thơ là mở ra một cái gì mà
trước câu thơ đó, trước nhà thơ đó vẫn như là bị phong kín [64]. Trong bài
Tựa tự viết cho tập thơ của mình, Sóng Hồng cũng đã đưa ra những định
nghĩa khá sâu sắc về thơ: Thơ tức là sự thể hiện con người và thời đại một
cách cao đẹp. Thơ là thơ, đồng thời là nhạc, là chạm khắc theo cách riêng.
Nhà thơ Xuân Diệu cũng có chung cảm nghĩ ấy khi viết: Thơ là tiếng gọi đàn,
là sự đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu [13].
Xoay quanh câu chuyện định nghĩa về thơ, một số người cho rằng
khơng thể có một định nghĩa chung cho thơ. Vì mỗi bài thơ hay là một định
nghĩa về thơ. Sau khi điểm qua một số ý kiến, ta thấy rằng để trả lời cho câu
hỏi Thơ là gì thật khơng đơn giản. Tuy nhiên, để tiện xử lí vấn đề, chúng tơi
chọn quan niệm về thơ của nhóm tác giả cuốn Từ điển thuật ngữ văn học: Thơ
là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện tâm trạng, những
cảm xúc mạnh mẽ bằng ngơn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp
điệu [22].


7
1.1.1.2. Đặc trưng ngôn ngữ thơ
Ngôn ngữ là chất liệu của văn học. Nếu khơng có ngơn ngữ thì khơng
thể có tác phẩm văn học. Chính vì thế mà M.Gorki cho rằng: Yếu tố đầu tiên
của văn học là ngôn ngữ. Để có từng chữ trong tác phẩm, người nghệ sĩ ngơn
từ phải lao động hết sức cơng phu, nói như Nguyễn Tuân: Mỗi nhà văn là một
anh phu chữ [64]. Cũng như khi bàn về thơ, Hoàng Đức Lương từng nói: Thơ là
sắc đẹp ở ngồi sắc, vị ngọt ở ngồi vị, khơng thể trơng bằng mắt thường, nếm
bằng miệng thường được, chỉ có thi nhân thì trơng mới thấy đẹp, nếm mới thấy
ngon. Từ đó, có thể nói ngơn ngữ thơ có một số đặc trưng cơ bản sau:
a. Ngơn ngữ thơ là ngơn ngữ giàu hình ảnh
Con đường của thơ hướng tới việc lay động những chiều sâu của tâm
hồn, đem cảm xúc mà đi thẳng vào sự suy nghĩ. Do vậy, nó cần phải có hình

ảnh. Tuy nhiên, hình ảnh thơ ở đây khơng thể là hình ảnh mang tính chất
minh hoạ thuần t cho tư tưởng hay là sự “phiên dịch” ý một cách đơn giản.
Nó cũng khơng phải là một cái gì “cầu kì”, rắc rối. Để diễn tả quan niệm về
hình ảnh thơ, Nguyễn Đình Thi đã đưa ra cách so sánh: Hình ảnh thơ phải là
hình ảnh thực nảy lên trong tâm hồn khi ta sống trong một cảnh huống hoặc
trạng thái nào đấy. Đụng chạm với hoạt động hàng ngày, tâm hồn nảy lên
bao nhiêu hình ảnh như những tia lửa bật lên khi búa đập lên sắt trên đe.
Người làm thơ lượm những tia lửa ấy, kết nên một bó sáng, nó là hình ảnh
thơ [54, 53]. Thật vậy, hình ảnh thơ là sự kết tinh của việc sử dụng ngơn ngữ.
Nó khơng phải là tổng số của nhiều hình ảnh mà đó là sự chọn lọc những hình
ảnh có tính biểu cảm, có tính hàm súc, tạo hiệu ứng nghệ thuật cao thì mới thể
hiện được tư tưởng, cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ. Nhà thơ thường mượn
những hình ảnh cụ thể để diễn đạt những ý niệm trừu tượng: Anh đứng trên
cầu đợi em/ Dưới chân cầu nước chảy ngày đêm/ Ngày xưa đã chảy, nay còn
chảy/ Anh đứng trên cầu nắng hạ/ Nắng soi bên ấy lại bên này (Vũ Quần


8
Phương - Đợi). Vũ Quần Phương đã phác hoạ hình ảnh con người đang ôm ấp
một nỗi niềm, một tâm trạng trước thiên nhiên tạo vật. Nước thì cứ chảy, chảy
bên lịng anh, cịn anh cứ đứng đợi. Có thể nói, nhờ hình ảnh thơ mà người
đọc hình dung được trong sự tĩnh lặng của cảnh vật là một tâm trạng băn
khoăn, khắc khoải, đăm chiêu của người đứng đợi. Như vậy, từ ngơn ngữ đời
thường cịn đầy thơ ráp, các nhà thơ lại lọc lấy những cái tinh tuý để phản ánh
thế giới tư tưởng, tình cảm của mình một cách tự nhiên thơng qua ngơn ngữ
tạo hình. Hay trong Chinh phụ ngâm, người chinh phụ đứng trước nhà ngóng
theo bóng chồng, chỉ cịn nghe thấy tiếng địch thổi, bấy giờ nói lên cho ta
điều ấy, thơ Việt Nam đã có câu: Tiếng địch thổi nghe chừng đồng vọng. Câu
thơ giản dị như câu nói thường mà ngân vang mãi. Bởi thơ là nơi tư tưởng,
tình tự, quấn quýt với hình ảnh như hồn với xác để tạo ra cái biết tồn thể,

biết bằng cả tâm hồn, khơng phải chỉ biết bằng ý niệm, bằng ý thức. Thực
trong thơ, là tìm được những hình ảnh sống, những hình ảnh có sức lơi cuốn
và thuyết phục người đọc. Người làm thơ bất chợt trong lịng mình một ý nghĩ
hay tình cảm, dù thành thực và sâu sắc, cũng không vội dừng lại, đem những
tiếng có vần điệu chăng lưới bắt lấy ý nghĩ hay tình cảm ấy. Người làm thơ
cịn phải thấy được những hình ảnh trong ý nghĩ hay tình cảm của mình, thì
tiếng nói ấy mới truyền cảm sâu sắc được cho người khác. Những hình ảnh
tươi nguyên mà nhà thơ tìm thấy bao giờ cũng mới mẻ, đột ngột lạ lùng. Vì
nhà thơ nhìn bằng con mắt của người đầu tiên. Đó là những hình ảnh mới
tinh, chưa có vết nhịa của thói quen, khơng bị rập khuôn vào những ý niệm
trừu tượng định trước.
b. Ngôn ngữ thơ là ngơn ngữ giàu tính nhạc
Nhịp điệu của thơ không những là nhịp điệu bằng bằng, trắc trắc, lên
bổng xuống trầm như tiếng đàn êm tai. Thơ có một thứ nhạc riêng, một thứ
nhịp điệu bên trong, đó là nhịp điệu của hình ảnh, tình ý, nói chung là của tâm


9
hồn. Ngâm thơ véo von mới làm cho ta nghe thấy tiếng bổng trầm của bằng
trắc; chép thơ, đọc thơ bằng mắt, hoặc đọc lên như khi ta nói, có lẽ dễ cho
chúng ta nghe thấy hơn tiếng nhịp điệu thực của thơ. Đó là nhịp điệu hình
thành của những cảm xúc, hình ảnh liên tiếp hịa hợp mà những chữ gọi ra
như những ngân vang dài, ngay những khoảng lung linh giữa chữ, những
khoảng im lặng cũng là nơi trú ngụ kín đáo của sự xúc động.
Thơ phản ánh cuộc sống bắt nguồn từ những rung động tình cảm của
người làm thơ. Ngơn ngữ thơ có nhịp điệu riêng của nó. Thế giới tâm hồn của
nhà thơ khơng chỉ biểu hiện bằng ý nghĩa của từ ngữ mà bằng cả âm thanh,
nhịp điệu của từ ngữ ấy. Nhạc tính trong thơ được tạo nên từ nhiều yếu tố:
nhịp điệu, cách gieo vần, phối thanh, v.v.. Nhịp điệu là năng lượng cơ bản,
sức mạnh cơ bản của câu thơ (Maiaxcốpki). Nhạc điệu là một yếu tố của thi

ca. Thiếu nhạc thơ sẽ trở thành văn xuôi (Bằng Giang). GS. Hà Minh Đức
cũng cho rằng: Nhịp điệu là kết quả của một sự chuyển động nhịp nhàng, sự
lặp lại đều đặn những âm thanh nào đó trong thơ [19, 376]. Ngơn ngữ thơ
được tổ chức bằng nhịp điệu, được phối thanh bằng trắc, được tổ chức theo
cấu trúc bên trong và bên ngoài của câu thơ, khổ thơ, bài thơ. Nhờ có cấu trúc
này mà người ta phân ra được các thể loại thơ. Trong thơ, nhạc điệu là một
trong những yếu tố quan trọng quyết định cái hay và dẫn dắt cảm xúc nơi
người đọc: Ô hay buồn vương cây ngơ đồng/ Vàng rơi vàng rơi thu mênh
mơng (Bích Khê). Tính nhạc trong thơ cịn được thể hiện qua tiết tấu, âm
hưởng,…, tất cả đều ngân vang và mang đầy ý nghĩa. Có thể xem tính nhạc là
nét đặc trưng cơ bản của thơ.
c. Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ mang tính hàm súc
Khác với văn xi, thơ ca chỉ dùng một lượng hữu hạn các đơn vị ngôn
ngữ để biểu hiện cái vô hạn của cuộc sống, bao gồm các hiện tượng tự nhiên,
xã hội cũng như những điều thầm kín trong tâm hồn con người. Do vậy, ngơn


10
ngữ thơ là thứ ngôn ngữ biểu hiện tập trung nhất tính hàm súc của ngơn ngữ.
Thơ là thể loại “ý tại ngôn ngoại” (hay “quý hồ tinh bất quý hồ đa”). Việc
kiệm lời, kiệm chữ là yêu cầu quan trọng đối với nhà thơ. Thơ cốt ở ý, ý sâu
xa thì thơ mới hay. Khơng phải bất cứ điều gì nói ra bằng lời thì mới là thơ có
giá trị. Ý hết mà lời dừng thì là cái lời mực, song lời dừng mà ý chưa hết thì
lại càng hay tuyệt (Hải Thượng Lãn Ông). Mỗi từ ngữ trong thơ phải diễn tả
được đúng điều mà nhà thơ nhìn thấy. Lựa chọn được một từ ngữ “đắt” (nhãn
tự) để diễn đạt một ý không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Maiaxcopki cho rằng
q trình sáng tạo ngơn ngữ thơ ca cũng giống như người lập quặng Radium:
Lấy một gam phải mất hàng năm lao lực/ Lấy một chữ phải mất hàng tấn
quặng ngôn từ. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã thật tài tình, khéo léo khi
dùng từ ngữ vơ cùng chính xác để đặc tả phẩm chất, tính cách của từng nhân

vật. Nhà thơ đã “giết” nhân vật của mình chỉ thơng qua một từ mà thơi. Chẳng
hạn, đối với Mã Giám Sinh: Ghế trên ngồi tót sỗ sàng. Từ tót đã thể hiện
được bản chất của một người thất học, vơ văn hố. Đối với Sở Khanh: Rẽ
song đã thấy Sở Khanh lẻn vào. Bản thân từ lẻn đã giúp người đọc nhận ra Sở
Khanh là kẻ đồi bại, bất chính.
Với tính hàm súc và giàu sức biểu hiện, ngôn ngữ thơ ca cô đúc, chặt
chẽ với số từ rất hạn định nhưng năng lực biểu hiện lại rất lớn. Vấn đề đặt ra
đối với mỗi nhà thơ là phải chọn một cách diễn đạt tốt nhất đến mức người ta
cảm thấy không thể khác được nữa: Vạt áo của nhà thơ không bọc nổi bạc
vàng rơi vãi/ Hãy nhặt chữ của đời mà chắp nên trang (Chế Lan Viên).
1.1.1.3. Các thể thơ tiếng Việt
Đặc trưng thể loại quy chiếu đặc trưng ngơn ngữ. Do đó, khi xem xét
ngơn ngữ thơ nói chung hay ngơn ngữ thơ của một tác giả cụ thể phải nắm
biết đặc trưng ngôn ngữ của từng thể thơ. Theo tác giả Hồ Hải: Lý thuyết
trường nét dư và cơ chế ngâm thơ hé lộ cách thức vận động của ngôn ngữ


11
trong quá trình hình thành đặc trưng thể loại. Dựa vào những biểu hiện về
ngữ đoạn được đánh dấu bằng hiện tượng gieo vần, người ta cho rằng vận
động tạo vần chính là khâu cơ bản nhất của q trình hình thành thể thơ [20,
31]. Ở đây, chúng tơi khơng tiếp tục bàn về quá trình vận động tạo lập các thể
thơ Việt mà chỉ quan tâm đến kết quả của q trình ấy. Theo đó, thơ tiếng
Việt có thể hai tiếng, bốn tiếng, năm tiếng, sáu tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, lục
bát, song thất lục bát, thơ tự do, thơ văn xi, v.v..
- Thơ hai tiếng, ít người làm, rất hiếm. Trước đây, Tam thiên tự (sách
dạy chữ Hán), sau này, bài Sương rơi (Nguyễn Vỹ) là thơ hai tiếng. Vần trong
thơ hai tiếng phóng túng; nhịp đơn giản, chỉ nhịp đôi.
- Thơ bốn tiếng, là thể thơ khá phổ biến trong thơ ca dân gian. Các nhà
thơ như Xuân Diệu, Huy Cận, Tố Hữu, Hàn mặc Tử,… cũng hay dùng thể

bốn tiếng. Thơ bốn tiếng có hai loại vần: vần chân và vần lưng. Nhịp thơ cũng
là nhịp hai (nhịp chẵn).
- Thơ năm tiếng, là thơ theo thể hát giặm Nghệ Tĩnh, có nhịp 3/2 nhưng
khơng cố định. Cách hiệp vần theo vần chân, có thể liên tiếp hoặc cách quảng.
Số câu, số khổ trong thơ năm chữ khơng hạn định.
- Thơ sáu chữ, là thể thơ ít dùng, có thể do nhịp thơ ít biến hố, chủ yếu
nhịp 2/2/2 hoặc 2/4.
- Thơ bảy chữ, là thể thơ phổ biến. Về cấu trúc, khổ thơ có nhiều dạng,
sử dụng vần chân, nhịp quen thuộc là 4/3, hoặc 2/2/3. Thơ hiện đại bảy chữ
thường ngắt nhịp linh hoạt và không nghiêm ngặt về phối thanh bằng trắc.
- Thể tám chữ, là thể thơ gần với thể hát nói. Vần trong thể thơ này là
vần chân, từng cặp một xen lẫn bằng trắc. Câu thơ tám chữ thường ngắt nhịp
3/2/3, có thể 4/2/2, hoặc 3/3/2.
- Thơ lục bát, là thể thơ thuần Việt gồm các cặp 6/8; số câu không cố
định. Thể lục bát có hai loại vần là vần lưng, vần chân và là vần bằng. Nhịp


12
thơ thường là nhịp chẵn 2/2/2 và 2/2/2/2. Khi có tiểu đối, nhịp thơ là 3/3
(dòng lục) và 4/4 (dòng bát).
- Thơ song thất lục bát, là thể thơ bắt đầu bằng hai câu thất, tiếp đến hai
câu lục bát. Vần được tổ chức ở câu thất là vần lưng ở tiếng thứ năm. Câu lục
và câu bát có vần như trong thể lục bát. Về nhịp, ở hai câu thất thường có
nhịp cố định (3/4), cịn ở hai câu lục bát thì nhịp rất linh động.
- Thơ tự do và thơ văn xi
Thơ tự do có cấu trúc khơng hạn định về số câu, số tiếng trong câu thơ,
về hiệp vần và tổ chức nhịp, phối thanh,…, tất cả đều tự do. Thơ văn xi, về
hình thức có cấu trúc giống câu văn xuôi, không bị ràng buộc phải xuống
dịng, khơng vần,… nhưng có nhịp rõ ràng
1.1.2. Vài nét về thơ ca Việt Nam đương đại

Đến đầu thế kỉ XX, Việt Nam trên phạm vi cả nước mới bước vào thời
kì hiện đại. Thơ Mới là một cuộc cách mạng nghệ thuật trên hành trình hiện
đại hố thơ. Trong văn học, nếu xét như một hệ thống thể loại thì thơ bao giờ
cũng là một thể loại mạnh, ln chiếm ngôi đầu bảng. Khác với văn xuôi, thơ
một phần gắn chặt hơn với những yếu tố tự nhiên trong con người như cảm
xúc, trực giác; còn nữa, tư duy thơ lại thuộc tư duy lựa chọn, theo trục dọc,
trục của không gian. Với một nước nông nghiệp như Việt Nam thì loại hình tư
duy chủ yếu là tư duy khơng gian. Điều này cắt nghĩa vì sao nước ta lại
chuộng thơ, ai cũng biết làm thơ, trở thành nhà thơ. Mà thơ là sự dồn ép ngơn
ngữ. Do đó, theo Đỗ Lai Thuý:“thơ như là mĩ học của cái khác” [58]. Bởi lẽ,
nói đến thơ là phải nói đến ngôn ngữ. Mà ngôn ngữ thơ không phải là một
phương tiện mà là mục đích, khơng phải chỉ chuyển tải thơng tin giao tiếp mà
tự thân nó là thơng tin thẫm mĩ. Trước đây, ngôn ngữ thơ không phải như một
mục đích mà chỉ như một phương tiện. Ngơn ngữ thơ cốt sao mài sắc được
công cụ ngôn ngữ để thơ chuyển tải tốt ý tưởng văn dĩ tải đạo. Do đó, phê


13
bình thơ là dồn vào việc tìm chữ đặc, chữ thần, nhãn tự để rồi lí giải sự lựa
chọn ngơn ngữ bằng cuộc đời, tính cách, học vấn, hồn cảnh sống của tác giả.
Phê bình thơ hiện đại, ngược lại, coi ngơn ngữ là mục đích, ga đi và ga đến
của một hành trình thẫm mĩ [58]. Loại bỏ mọi yếu tố ngồi tác phẩm, phê
bình thơ hiện đại quy vào phê bình tác phẩm thơ, tác phẩm thơ lại quy vào
văn bản thơ, cuối cùng văn bản thơ lại quy vào ngơn ngữ thơ.
Có thể nói, thơ ca Việt Nam sau 1975 đã sải những bước chân mạnh mẽ
trên con đường hiện đại hóa. Cũng từ đây, người cầm bút đã có ý thức “tự cởi
trói” trong lĩnh vực sáng tác, có sự thay đổi sâu sắc về tư duy nghệ thuật thơ.
Bằng cái nhìn tỉnh táo và giàu màu sắc chiêm nghiệm, nhiều thi phẩm sau
chiến tranh đã thể hiện một cách khá riết róng những mặt trái của đời sống,
những thay đổi các thang bậc giá trị và khơng né tránh việc nói đến những bất

cơng xã hội. Đây là cảm hứng hiếm khi xuất hiện trong thơ ca giai đoạn 1945
- 1975, khi mà số phận dân tộc và số phận cá nhân hòa làm một, cái tơi và cái
ta hồn tồn thống nhất. Cái nhìn nghệ thuật trong thơ ca sau 1975 là cái nhìn
suồng sã, đối tượng hiện lên như một sự thật chứ khơng mang màu sắc lí
tưởng hóa. Theo đó, thể tài thế sự, đời tư trở nên nổi bật và gắn liền với nó là
chất giọng “tự thú”, chất giọng “giễu nhại”. Công cuộc đổi mới được khởi
xướng từ năm 1986 đã mở ra một bước ngoặt lớn đối với thi ca. Văn nghệ
trong tình hình mới đã dám “nói thẳng”, “nói thật” về nhiều vấn đề khúc mắc,
nhiều sự thật đau lịng. Theo đó, cá tính sáng tạo của nhà thơ cũng được giải
phóng triệt để hơn. Khát vọng đổi mới trong nghệ thuật đã được tiếp sức bởi
công cuộc đổi mới của đất nước. Thơ ca bắt đầu bứt thốt khỏi những trận
mưa trữ tình và sự ngọt ngào thường thấy trong giai đoạn 1945-1975 để tiến
đến sự đa dạng với những câu thơ trúc trắc, mang tính đối thoại cao, giọng
điệu thơ gần gũi với đời sống hàng ngày. Nhà thơ không phải là những người
rao giảng đạo đức hay minh họa cho một tư tưởng sẵn có mà anh ta phải góp


14
phần đánh thức những khát khao, những niềm trắc ẩn của con người. Tư duy
nghệ thuật này được thể hiện rõ trong sáng tác của nhiều cây bút trẻ trưởng
thành sau 1975 như: Nguyễn Quang Thiều, Mai Văn Phấn, Nguyễn Bình
Phương, Phan Huyền Thư, Vi Thùy Linh, Nguyễn Hữu Hồng Minh,… và
không thể không nhắc đến nhà thơ tuổi ngựa - Bùi Chí Vinh.
Mặc dù thơ tự do và thơ văn xuôi là hai thể thơ chiếm ưu thế trong đời
sống thơ ca sau 1975, nhưng trên thực tế các thể thơ truyền thống như lục bát,
thơ 5 chữ, 7 chữ vẫn tồn tại. Chỉ có điều, so với trước đây, các thể thơ trên
khơng cịn “ngun bản” mà đã có những thay đổi đáng kể về cấu trúc bên
trong. Thơ 5 chữ và 7 chữ trước đây gắn chặt với kỹ thuật gieo vần và nhịp
điệu thơ thường khá êm ả, ru vỗ. Đến giai đoạn sau 1975, tính “điệu nói”
được gia tăng thêm một mức nữa và cấu trúc thể loại tựa vào nhịp nhiều hơn

tựa vào vần, giọng điệu thơ gân guốc hơn. Bên cạnh chất giọng bụi bặm,
suồng sã đời thường kiểu: Con ơi cha mắc bệnh thơ / Ú a ú ớ ù ờ kinh niên
(Nguyễn Duy), nhiều cây bút lại có ý thức đưa ngôn ngữ đậm chất tượng
trưng, siêu thực vào thể lục bát khiến cho thể loại này không chỉ hồn hậu mà
cịn có khả năng biểu đạt sâu thẳm tâm thức của con người:
“Nắng em nắng đến siêu hình
Như mơi như mắt như hình như khơng
Mưa em mưa đến hãi hùng
Lìa khoang xanh xiết xuống vùng dấn thân”.
(Hoàng Cầm)
Gắn với đời sống thường nhật, khơng ít nhà thơ có ý thức đưa khẩu ngữ
vào thơ. Nhiều nhà thơ thích sử dụng cách nói dân gian, khiến cho thơ vừa dễ
nhập vào người đọc vừa có khả năng tạo ra tiếng cười. Việc tạo nên những
cách nói “xẩm giọng” và giọng điệu “bụi băm” đã khiến cho thơ trở nên “tếu
táo” hơn và cũng gần gũi với người đọc hơn. Tiêu biểu cho hướng đi này là
Nguyễn Duy:


15
“Tạnh men là tạnh la đà
Tạnh cơn một bóng ảo ra chín hình
Phàm trần bớt chút lung linh
Các em bớt xỉnh xình xinh mấy phần”.
(Kiêng)
Đặc biệt, có một cây bút khác cũng đưa chất bụi vào thơ và đã khẳng
định được vị trí của mình trong lịng độc giả, đó là Bùi Chí Vinh. Thơ Bùi Chí
Vinh ít kiêng dè mà táo tợn:
“Mưa
Đứa con gái chưa đến tuổi phát ngôn về tình yêu tỏ ra bực bội
Chiếc dù và bầu trời ngồi căn cước giống nhau cịn cùng chung mode mới

Ly cà phê sẫm hơn mọi ngày
Những giọt nước sỗ sàng đang ói”.
(Mưa, sự lặp lại)
Ngơn ngữ thơ ca sau 1975 cũng giàu chất tượng trưng. Đây là loại
ngôn ngữ thường gặp trong những nhà thơ có hướng cách tân, hiện đại thơ
mà tiêu biểu là Phan Huyền Thư, Mai Văn Phấn, Nguyễn Quang Thiều, Vi
Thuỳ Linh, v.v.. Ngôn ngữ tượng trưng khiến cho nghĩa thơ trở nên mờ
nhòe, độ mở của hình tượng thơ được nhân lên. Màu sắc lạ hóa trong ngơn
ngữ thơ trở nên nổi bật. Có thể thấy rõ điều đó trong một đoạn thơ của
Nguyễn Quang Thiều:
“Trên cánh đồng mênh mông, cỏ không đặt ra nghi lễ bốn mùa
Tơi trở về tìm nơi khơng có tiếng người, khơng có bóng cây
Bền bỉ hơn sự lặng im, lưỡi cày từ tháng giêng thuở trước
Dựng lên những luống đất của cơn mơ, người lạ đến gieo trồng”.
(Độc thoại)


16
Bên cạnh đó, thơ ca sau 1975 lại có sự xuất hiện của loại thơ lấy thanh
điệu, ngôn ngữ, cấu trúc ngơn bản như một “tiếng nói” góp phần tạo nên sự
thú vị trong thưởng thức và sự rộng mở trong tiếp nhận nghệ thuật. Các cây
bút ở thế hệ trước như Hồng Hưng, Lê Đạt, Đặng Đình Hưng, Dương
Tường,… là những cây bút có nhiều bài thơ tiêu biểu cho cách tổ chức trò
chơi âm - nghĩa này. Với họ cần được cảm hơn là hiểu. Loại thơ này ít khi
nhận được sự đồng cảm của số đông thích ổn định nhưng lại được những độc
giả có xu hướng tìm đến sự cách tân chia sẻ. Sau 1975, nền văn học Việt Nam
vẫn trượt theo quán tính của văn học chiến tranh. Cả dân tộc miên man với
hào quang chiến thắng trong một thời gian dài. Chỉ đến khi bảng giá trị thời
chiến nhường chỗ cho những giá trị thời bình, con người trở về với cuộc sống
thực họ mới đủ lí trí và tỉnh táo để nhìn nhận về cuộc đời, về chính mình. Một

loạt các giá trị mới về mảng màu đời tư, chất đời thường xuất hiện trong tác
phẩm: mất mát, khó khăn, dằn vặt, suy tư, v.v.. Và phải đến thời điểm 1986,
văn học nói chung và thơ ca nói riêng mới thực sự bước vào cao trào đổi mới,
có một cuộc lột xác thực sự. Hàng loạt các tác phẩm ra đời với tinh thần nhận
thức lại hiện thực, phản tỉnh hiện thực, không thể viết như cũ được nữa.
Tóm lại, thơ ca sau 1975 đến nay đã đi được một chặng đường dài trên
con đường hiện đại hóa, hội nhập vào thơ ca nhân loại. Bên cạnh những thành
tựu đã đạt được, ta khơng thể phủ nhận cịn có nhiều bài thơ sút giảm về chất
lượng. Mà sự thịnh suy của mỗi thời đại văn học lại phụ thuộc vào chất lượng
sáng tác. Để giải được bài tốn này, khơng ai khác, nhà thơ chính là người
đóng vai trị quan trọng nhất.
1.2. Vài nét về Bùi Chí Vinh và thơ Bùi Chí Vinh
1.2.1. Vài nét về tác giả Bùi Chí Vinh
1.2.1.1. Cuộc đời
Nhà thơ Bùi Chí Vinh sinh ngày 23 tháng 10 năm 1954 tại Sài Gòn, bút
danh cũng là tên thật của ông. Ông người gốc Bắc, quê cha Nam Định, quê


17
mẹ Thái Bình, nhưng sinh ra tại Sài Gịn. Bùi Chí Vinh là cây bút đa năng,
làm thơ từ năm 9 tuổi, viết văn khi còn là học sinh trung học, biên kịch điện
ảnh từ sau năm 1975. Ông từng tham gia làm báo trong phong trào học sinh sinh viên yêu nước với các bút danh thể hiện khát vọng thống nhất đất nước,
tự hào dân tộc như: Lê Đại Nam, Bùi Thăng Long, Trần Đạt Việt. Ông đã
đoạt giải thưởng truyện ngắn của báo Tin Sáng hồi đó. Sau ngày thống nhất
đất nước, Bùi Chí Vinh tiếp tục viết, hầu như khơng bị gián đoạn gì trong cảm
xúc. Người đọc biết đến tên tuổi của Bùi Chí Vinh có lẽ từ tập Thơ tình, được
in lần đầu vào năm 1989, mang tên Thơ tình của ngựa. Hiện tại ông đang
sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh. Thơ Bùi Chí Vinh rất độc đáo,
cá tính, đa dạng và gắn chặt với những vấn đề thời sự đời sống. Nhiều tác
phẩm của Bùi Chí Vinh, cả thơ và truyện được đơng đảo bạn đọc đón nhận và

được tái bản nhiều lần. Các bộ truyện viết cho tuổi teen của ơng cũng được
giới trẻ u thích và ln tìm đọc. Ơng đang sống bằng nghề nhuận bút viết
truyện và kịch bản phim, không làm việc ở cơ quan nào. Bùi Chí Vinh cũng là
hội viên sáng lập Hội nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh.
1.2.1.2. Sự nghiệp sáng tác
Bùi Chí Vinh cho rằng điều tối kị trong văn chương là sự giả dối, làm
theo đơn đặt hàng là vơ cảm. Theo ơng, người cầm bút có thể hồn tất đơn đặt
hàng một cách hoàn hảo bằng kinh nghiệm nghề nghiệp để kiếm tiền và kiếm
danh mà không hề có một chút xúc động. Căn bệnh lớn nhất của những người
chưa thành kẻ sĩ là thích mọi người chú ý đến mình, dù khơng biết mình viết
gì và nói gì. Một căn bệnh khác cũng nguy hiểm khơng kém là thích lăng mạ
và đố kị lẫn nhau.
Các giải thưởng Bùi Chí Vinh đã đạt được: Giải thưởng văn học Thành
phố Hồ Chí Minh năm 1976 - 1977 với tập thơ Hạnh phúc có thật; Giải đặc
biệt của lực lượng TNXP thành phố với kịch thơ Thành Taberd; Giải thưởng
Thơ hay báo Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh với bài thơ Blao. Tiểu thuyết


18
Tóc tiên được độc giả báo Mực tím bầu chọn là truyện hay nhất năm 1991. Bộ
truyện phiêu lưu mạo hiểm thiếu niên Năm Sài Gòn (gồm 40 cuốn) được tặng
giải thưởng đặc biệt của Nxb Kim Đồng.
Những tác phẩm đã được xuất bản: Thơ tình Bùi Chí Vinh, Thơ đời Bùi
Chí Vinh (thơ); Yểu điệu thục nữ, Tóc tiên, Cỏ ven đường, Luật nhân quả,
Tiểu thư, Anh hùng tứ xứ, Ba trong một (tiểu thuyết); Hải đại bàng (bộ truyện
tranh màu gồm 15 cuốn), Tứ quái TKKG (bộ truyện phóng tác của nhà văn
Stefan Wolf người Đức, gồm 70 cuốn), Ngũ quái Sài Gòn (bộ truyện gồm 40
tập phát hành từ năm 1997 và được tái bản nhiều lần), Z Men (bộ truyện khoa
học giả tưởng gồm 3 tập, xuất bản 2010); những tác phẩm đã chuyển thành
phim nhựa và phim truyền hình: Yểu điệu thục nữ, Mênh mơng tình buồn

(Luật nhân quả), Ngũ qi Sài Gịn.
Đặc biệt, tập thơ Thiếu nữ (gồm 10 bài) của Bùi Chí Vinh đã được nhạc
sĩ Nguyễn Hiệp và Nguyễn Lâm phổ thành 10 ca khúc rất đặc sắc in thành tập
sách thơ nhạc mang tên Thiếu nữ do Nhà xuất bản Trẻ ấn hành. Tập thơ nhạc
này đã chính thức ra mắt độc giả theo hệ thống các nhà sách tại Việt Nam và
tại Califonia (Mĩ) trong dịp tết Nguyên đán 2012. Ngồi ra, một số bài thơ
khác của ơng cũng được các nhạc sĩ tên tuổi phổ nhạc, chẳng hạn: Ngón út
(Lã Văn Cường), Hậu chùa Hương (Thảo Linh), Thiếu nữ (Huy Đức), Phản
tống biệt hành (Quỳnh Hợp).
1.2.2. Đặc điểm thơ Bùi Chí Vinh
1.2.2.1. Những hình ảnh, biểu tượng trong thơ Bùi Chí Vinh
Trong q trình sáng tác, nhìn chung các nhà thơ đều chú trọng đến
việc sáng tạo hình ảnh thơ. Xuân Diệu từng quan niệm: “Hình ảnh động tới
con mắt, nhất là động tới nhận thức, tới trí tuệ, lại có hình ảnh dùng trong
cục bộ của đoạn thơ, câu thơ. Thơ nói bằng nhạc điệu và hình ảnh, mà tơi xin
nhắc lại, theo ý tơi, hình ảnh là mãnh liệt nhất [13, 42]. Thật vậy, hình ảnh


19
thơ càng độc đáo thì sức quyến rũ của thơ càng mãnh liệt, thơ càng có sức ám
ảnh đối với người đọc. Nhận thức sâu sắc về vị trí và tầm quan trọng của hình
ảnh trong thơ, Bùi Chí Vinh đã sáng tạo ra nhiều hình ảnh mới lạ, độc đáo. Sự
đa dạng, biến hóa về hình ảnh thơ của Bùi Chí Vinh đã phản ánh một cách
sinh động ở nhiều phương diện, cung bậc, sắc màu trong đời sống xã hội.
Thơ Bùi Chí Vinh, ngồi sự mới lạ trong cách sử dụng ngơn từ, ta cịn
bắt gặp sự mới lạ trong việc sử dụng hình ảnh. Những sự vật rất đỗi bình
thường trong đời sống sinh hoạt như dép quốc doanh, quả bóng, chiếc guốc,
cái chuồng ngựa,…đã được tác giả đưa vào trong thơ một cách tự nhiên. Với
cái giọng tưng tửng đùa cợt, phóng túng, bụi bặm, Bùi Chí Vinh đã dùng
nhiều hình ảnh so sánh thật mới lạ, khơng lẫn với bất kì ai:

Các em như miếng cá kho
Ngó thì thấy đã, cắn vơ thấy… bà.
Các cơ gái thanh tú, xinh đẹp như tiên như mộng ấy lại bị nhà thơ ví như
“miếng cá kho” thì có vẻ ngạo quá. Nhưng chúng ta đừng bận tâm nhiều vì sự ví
von hay cách nói “khơng ra vẻ văn chương” ấy. Bởi chính cái khơng tế nhị trong
ngơn ngữ này lại ẩn giấu một sự tế nhị của tâm trạng. Bùi Chí Vinh đã thử thách
thơ mình bằng cách cứ nói cái khơng tiện nói, miễn là cái được nói ấy thật sự có
ích, mở rộng nhận thức cho người và được giãi bày lịng mình.
Nếu đọc thơ Ngun Sa, ta bắt gặp những nhân vật trữ tình có tên tuổi cụ
thể như Nga, Kiều, Thu, Đam,… thì trong thơ Bùi Chí Vinh ta cũng bắt gặp những
nhân vật trữ tình được ơng gọi bằng những cái tên thân thương, gần gũi:
Bích ơi, Dung ơi, Thảo ơi
Phương ạ, Giang ạ, Kim ạ
Các em có mặt như những điếu thuốc lá
Để vành môi anh thở ra sương mù.
(Điểm danh)


20
Có thể nói, thơ tình Bùi Chí Vinh vừa có chất ngổ ngáo vừa mang tính
hóm hỉnh. Từ xưa đến nay có rất nhiều thi sĩ bày tỏ nỗi nhớ trong tình u qua
những dịng thơ ướt át, thấm đẫm tâm trạng. Nhưng đối với Bùi Chí Vinh, nỗi
nhớ ấy được so sánh bằng những sự vật vô cùng lạ lẫm và cũng rất cụ thể.
Điều đó khiến cho nỗi tương tư, thương nhớ chẳng những không mang màu
sắc bi lụy mà cịn trở nên tếu táo vơ cùng:
Cơ gái ơi, anh nhớ em
Như con nít nhớ cà rem vậy mà
Như con dế trống đi xa
Một hôm nhớ đến quê nhà gáy chơi
Con dế thì gáy một hơi

Riêng anh gáy hết một thời con trai
Tiếng gáy bò lên lỗ tai
Làm em nhột suốt một ngày một đêm.
(Thiếu nữ)
Bằng tài năng nghệ thuật của mình, Bùi Chí Vinh đã sáng tạo ra một
thế giới hình ảnh thơ đa dạng, biến hóa. Nó đã góp phần khơng nhỏ trong việc
mang lại sức sống, sức hấp dẫn lâu bền của thơ ông đối với người đọc.
1.2.2.2. Thơ Bùi Chí Vinh làm mới những giá trị truyền thống
Nhận thức đúng đắn về vấn đề truyền thống và sáng tạo, Bùi Chí Vinh
khơng rơi vào sự sáo mịn nói mãi, nói hồi cái hồn nhiên, cái bốn nghìn năm,
v.v.. Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, tác giả đã bỏ ra khơng ít thời gian
để tìm hiểu kĩ nền thơ ca dân tộc và thơ ca nhân loại. Nhiều hình ảnh thơ của
Bùi Chí Vinh giúp người đọc hình dung được những gì rất đỗi giản dị, gần
gũi, thân thương trong đời sống của người Việt Nam. Bên cạnh đó, Bùi Chí
Vinh cũng đưa thơ ca Việt Nam bước nhanh trên con đường thơ ca đương
đại.Vốn là người nhạy bén với cái mới kết hợp với cá tính mạnh mẽ, phóng


×