Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Từ ngữ và câu văn trong tạp văn nguyễn ngọc tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (734.64 KB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THÀNH TÂN

TỪ NGỮ VÀ CÂU VĂN
TRONG TẠP VĂN NGUYỄN NGỌC TƯ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGHỆ AN - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THÀNH TÂN

TỪ NGỮ VÀ CÂU VĂN
TRONG TẠP VĂN NGUYỄN NGỌC TƯ
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 62.22.02.40

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

TS. NGUYỄN HOÀI NGUYÊN

NGHỆ AN - 2015



LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập, tìm tịi và tập sự nghiên cứu, Luận văn này
được hoàn thành, ngoài sự cố gắng của bản thân phải kể đến sự hướng dẫn tận
tình của thầy giáo - TS. Nguyễn Hồi Ngun cũng như sự động viên, giúp đỡ
nhiệt tình của các thầy cô trong tổ Ngôn ngữ, khoa Sư phạm Ngữ văn trường
Đại học Vinh. Nhân dịp này, xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến q thầy giáo,
cơ giáo.
Do thời gian hạn hẹp, trình độ nghiên cứu khoa học cịn nhiều hạn
chế nên luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự góp ý
của các thầy cô giáo và các bạn quan tâm vấn đề này để luận văn được
hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Nghệ An, tháng 10 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Thành Tân


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu .................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .......................................................................... 2
3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 3
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................ 4
5. Đóng góp của đề tài .................................................................................... 4
6. Bố cục của luận văn .................................................................................... 4
Chương 1. MỘT SỐ GIỚI THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ............. 5
1.1. Thể loại ký trong văn học ........................................................................ 5

1.1.1. Sự hình thành và phát triển của thể ký .......................................... 5
1.1.2. Ký và tạp văn ................................................................................. 6
1.2. Tạp văn và ngôn ngữ tạp văn ................................................................... 7
1.2.1. Khái niệm tạp văn .......................................................................... 7
1.2.2. Đặc điểm ngôn ngữ tạp văn ........................................................... 9
1.3. Nguyễn Ngọc Tư và Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư ................................... 14
1.3.1. Tác giả Nguyễn Ngọc Tư............................................................. 14
1.3.2. Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư .......................................................... 16
1.4. Tiểu kết chương 1 .................................................................................. 17
Chương 2. TỪ NGỮ TRONG TẠP VĂN NGUYỄN NGỌC TƯ .............. 18
2.1. Từ trong ngôn ngữ và từ trong tác phẩm nghệ thuật ............................. 18
2.1.1. Từ trong ngôn ngữ ....................................................................... 18
2.1.2. Từ trong tác phẩm nghệ thuật ...................................................... 20
2.2. Các lớp từ nổi bật trong Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư .............................. 23
2.2.1. Các lớp từ tiêu biểu xét về mặt phong cách................................. 23
2.2.2. Các lớp từ tiêu biểu xét về mặt cấu tạo........................................ 34
2.3. Tiểu kết chương 2 .................................................................................. 51


Chương 3. CÂU VĂN TRONG TẠP VĂN NGUYỄN NGỌC TƯ............ 52
3.1. Câu trong văn bản nghệ thuật và các hướng tiếp cận ............................ 52
3.1.1. Các hướng tiếp cận câu ................................................................ 52
3.1.2. Câu trong văn bản nghệ thuật ...................................................... 53
3.2. Đặc điểm câu văn trong tạp văn Nguyễn Ngọc Tư ............................... 55
3.2.1. Câu văn tạp văn Nguyễn Ngọc Tư xét về mặt cấu tạo ................ 55
3.2.2. Câu văn trong tạp văn Nguyên Ngọc Tư xét về mặt tu từ ........... 65
3.3. Giọng điệu trong Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư ......................................... 71
3.3.1. Giới thuyết về giọng điệu ............................................................ 71
3.3.2. Một số sắc thái giọng điệu trong tạp văn Nguyễn ngọc Tư ......... 73
3.4. Tiểu kết chương 3 .................................................................................. 79

KẾT LUẬN ..................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 83


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Hệ thống từ tiếng Việt xét về mặt cấu tạo ...................................... 20
Bảng 2.2. Từ địa phương Nam Bộ trong tạp văn Nguyễn Ngọc Tư ............... 29
Bảng 2.3. Từ láy trong tạp văn Nguyễn Ngọc Tư........................................... 35
Bảng 2.4. Từ láy trong tạp văn Gánh đàn bà của Dạ Ngân............................ 36
Bảng 2.5. Từ láy trong tạp văn Phan Thị Vàng Anh ...................................... 36
Bảng 2.6. Số lượng và tỉ lệ từ láy trong tạp văn Nguyễn Ngọc Tư ................ 37
Bảng 3.1. Số lượng câu văn trong tạp văn Nguyễn Ngọc Tư ......................... 55


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
1.1. Lí do chọn đề tài
- Văn học Việt Nam đương đại có những bước phát triển đổi mới, đã
đáp ứng nhu cầu, kì vọng của độc giả. Một thế hệ người viết trẻ có học vấn
cao, có thực tài tiếp nối cha anh tự tin đưa nền văn học nước nhà lên một tầm
cao mới. Cùng với các cây bút nữ khá nổi bật như Phạm Thị Hoài, Võ Thị
Hảo, Dạ Ngân, Trần Thuỳ Mai, Ý Nhi, Phan Thị Vàng Anh,... Nguyễn Ngọc
Tư cũng đã không ngừng sáng tạo nghệ thuật để khẳng định vị trí của mình
trên văn đàn. Nguyễn Ngọc Tư mang đến cho văn học đương đại một luồng
gió mới và đã làm cho độc giả chú ý với nhiều giải thưởng: giải nhất cuộc vận
động sáng tác văn học tuổi 20 lần II, năm 2000, do Nxb Trẻ, báo Tuổi trẻ và
Hội nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh phát động; giải B của Hội nhà văn Việt
Nam, năm 2001; giải thưởng của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học

- nghệ thuật Việt Nam, năm 2001; giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam,
năm 2006 với tác phẩm Cánh đồng bất tận; giải thưởng văn học ASEAN tại
Thái Lan, tháng 10/2008, v.v..
- Đọc văn của Nguyễn Ngọc Tư, trong đó có tạp văn, độc giả luôn luôn
bắt gặp những bất ngờ thú vị bởi cách kể chuyện chân chất, mộc mạc nhưng
giàu cảm xúc của phương ngữ miền sông nước Nam Bộ. Ngôn ngữ trong tác
phẩm rất nhẹ nhàng với những trăn trở từ những câu chuyện mà chị đã chứng
kiến, nếm trải và chiêm nghiệm. Từ ngữ và câu văn trong tác phẩm của
Nguyễn Ngọc Tư được chắt lọc, tổ chức theo một cách riêng, thể hiện dụng ý
nghệ thuật của mình. Nhà văn Hồ Anh Thái đánh giá Nguyễn Ngọc Tư có
“Cách dẫn chuyện gọn gàng, sự cắt cảnh chuyển lớp chính xác”.
- Tạp văn của Nguyễn Ngọc Tư được viết đều đặn và xuất bản nhiều
cuốn. Tác phẩm đã nhanh chóng nhận được sự chú ý, quan tâm của độc giả và
các nhà nghiên cứu, phê bình văn học. Tuy nhiên, hiện chưa có cơng trình


2
nghiên cứu nào có tính hệ thống từ góc độ ngơn ngữ học. Với những lí do trên
đây, chúng tơi chọn đề tài: Từ ngữ và câu văn trong tạp văn Nguyễn Ngọc Tư
với mong muốn góp phần giải mã những nét độc đáo trên phương diện ngôn
từ, đặc biệt ở khía cạnh từ ngữ và câu văn.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài luận văn nhằm làm nổi rõ những nét đặc sắc trong ngôn từ tạp
văn của Nguyễn Ngọc Tư, qua đó, góp phần nhận diện cá tính ngơn ngữ văn
xuôi của Nguyễn Ngọc Tư.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Những nghiên cứu về văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn trẻ có khối lượng các tác phẩm xuất bản khá
lớn trong một thời gian ngắn. Đến nay, ngồi truyện ngắn, Nguyễn Ngọc Tư
cịn thử sức bằng tiểu thuyết, tản văn, tạp văn và thơ. Khi mỗi tác phẩm của chị

trình làng là xuất hiện những lời khen chê, những đánh giá khơng hồn tồn
thống nhất trên các báo in, báo mạng. Người giới thiệu Nguyễn Ngọc Tư sớm
nhất là GS. Nguyễn Hữu Dũng (2006), qua bài báo Nguyễn Ngọc Tư, đặc sản
miền Nam. Tác giả Trần Phỏng Diều nhận xét về Thị hiếu thẩm mỹ trong
truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Văn nghệ quân đội, số 6/2006). Tác giả Huỳnh
Cơng Tín đưa ra những nhận xét, đánh giá từ bài viết Nguyễn Ngọc Tư, một
nhà văn trẻ Nam Bộ (www.vannghecuulong). Một số nhà nghiên cứu tìm hiểu
các khía cạnh trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư như Không gian sông nước
trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư của Thụy Khê (www.Viet-studias); Hình
tượng con người cơ đơn trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư của Phạm Thái Lê
(Văn nghệ quân đội); Nguyễn Ngọc Tư, một nhà văn viết về thân phận con
người của tác giả Huỳnh Kim (www.thannien.com, 29/10/2014); Nguyễn Ngọc
Tư phiêu dạt với Đảo của Tiểu Quyên (www.nld.com.vn, 29/10/2014), v.v..
Một số khoá luận, luận văn ở các trường đại học đã bắt đầu chọn truyện
ngắn Nguyễn Ngọc Tư làm đối tượng nghiên cứu. Chẳng hạn: Đặc điểm
truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư của Nguyễn Thành Ngọc Bảo (Luận văn


3
Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh, 2008); Đặc điểm sáng tác của
Nguyễn Ngọc Tư của Nguyễn Thị Phương (Đại học Đà Nẵng, 2012); Nghệ
thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Trường đại học KHXH
&NV, Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2012); Đặc điểm sáng tác của
Nguyễn Ngọc Tư của Nguyễn Thị Phương (Trường đại học KHXH&NV, Đại
học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2012); Thế giới biểu tượng trong văn
xuôi Nguyễn Ngọc Tư của Nguyễn Thị Ngọc Lan (Đại học Đà Nẵng, 2013),
v.v.. Hiện tại, cũng đã có một số bài viết về tiểu thuyết (tiểu thuyết Sông), về
thơ (tập Chấm) của Nguyễn Ngọc Tư đăng trên các báo in và báo mạng.
2.2. Những nghiên cứu về tạp văn Nguyễn Ngọc Tư
Nguyễn Ngọc Tư viết khá nhiều về tạp văn và tản văn. Về tạp văn và

tản văn, cũng đã có một số bài viết ngắn, chẳng hạn: Nhân đọc một tản văn
của Nguyễn Ngọc Tư của Đỗ Xuân Tê (www.nguyentrongtao.info); Tạp bút
Nguyễn Ngọc Tư: những mảnh nhớ cũ (www.bantruongxua.vn), v.v.. Có thể
nói, cho đến nay, chưa có một cơng trình nào nghiên cứu tạp văn Nguyễn
Ngọc Tư một cách có hệ thống. Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư vẫn là vùng đất
trống cho những nghiên cứu có thể xuất phát từ những góc nhìn khác nhau.
3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các đặc điểm về từ ngữ và câu văn
trong tạp văn của Nguyễn Ngọc Tư.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Chúng tôi đặt ra cho luận văn phải giải quyết những vấn đề dưới đây:
- Tìm hiểu những đặc điểm nổi bật về từ ngữ trong tạp văn Nguyễn
Ngọc Tư.
- Tìm hiểu những đặc điểm nổi bật về câu văn trong tạp văn Nguyễn
Ngọc Tư.
- Trên cơ sở việc phân tích và lí giải những đặc điểm về cách dùng từ
ngữ và câu văn trong tạp văn Nguyễn Ngọc Tư, luận văn chỉ ra những nét
riêng trong phong cách ngôn ngữ của nhà văn.


4
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Tư liệu khảo sát là các bài tạp văn trong Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư, Nxb
Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2012.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai các nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi sử dụng những phương
pháp và thủ pháp nghiên cứu sau đây:
- Dùng phương pháp thống kê, phân loại: thống kê, phân loại từ ngữ và

câu văn trong tác phẩm trên các phương diện cấu tạo, ngữ nghĩa.
- Dùng các thủ pháp phân tích tổng hợp: dựa trên những cứ liệu thu
thập được, tiến hành phân tích, miêu tả và rút ra những nét mới trong việc sử
dụng từ ngữ và câu văn trong tạp văn Nguyễn Ngọc Tư.
- Dùng phương pháp đối chiếu: tiến hành đối chiếu ngôn ngữ tạp văn
Nguyễn Ngọc Tư với một số tác giả cùng thời để nhận diện cá tính ngơn ngữ
Nguyễn Ngọc Tư.
5. Đóng góp của đề tài
Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu đặc điểm từ ngữ và câu trong tạp văn
Nguyễn Ngọc Tư một cách hệ thống từ góc nhìn ngơn ngữ học. Luận văn đã
làm sáng tỏ những nét độc đáo, sáng tạo trong cách dùng từ và câu văn trong
tạp văn Nguyễn Ngọc Tư. Các kết quả của đề tài góp phần giúp người đọc
hiểu thêm về đặc điểm ngôn ngữ tạp văn nói riêng, phong cách ngơn ngữ văn
xi nói chung của Nguyễn Ngọc Tư.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung luận văn
triển khai thành ba chương:
Chương 1: Một số giới thuyết liên quan đến đề tài
Chương 2: Từ ngữ trong tạp văn Nguyễn Ngọc Tư
Chương 3: Đặc điểm câu văn trong tạp văn Nguyễn Ngọc Tư


5
Chương 1
MỘT SỐ GIỚI THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Thể loại ký trong văn học
1.1.1. Sự hình thành và phát triển của thể ký
Ký là một loại hình văn học trung gian nằm giữa báo chí và văn học.
Trong lịch sử văn học nhân loại, ký ra đời từ rất sớm, nhưng phải sang thế kỉ
XIX, khi đời sống xã hội có những thay đổi mạnh mẽ với sự ra đời cơng nghệ

in ấn và báo chí xuất hiện, ký mới thực sự có mảnh đất màu mỡ để phát triển.
Ở văn học Việt Nam, ký là một trong những loại hình văn xi nghệ thuật
xuất hiện sớm nhất và có vai trị hết sức quan trọng. Nhiều nhà văn Việt Nam
trước khi trở thành những nhà tiểu thuyết, truyện ngắn đều đã thử nghiệm ở
thể loại ký. Thể loại văn xuôi Việt Nam đầu tiên được sáng tác bằng chữ quốc
ngữ chính là du ký (các du ký của Nguyễn Văn Vĩnh, Tản Đà, Phan Kế Bính,
Nguyễn Bá Trác, Phạm Quỳnh,…). Nếu như 30 năm đầu thế kỷ XX, hình thức
du ký là chủ yếu thì giai đoạn 1930-1945, ký được thể hiện dưới hai dạng
phóng sự và tùy bút (với hai tác giả tiêu biểu là Thạch Lam và Nguyễn Tuân).
Sau cách mạng tháng Tám, ký vẫn tỏ rõ ưu thế của thể loại trong nền văn xi
Việt Nam hiện đại. Trong q trình vận động và phát triển của thể loại văn học,
do đặc điểm và yêu cầu riêng của mỗi thời kỳ, do đặc trưng riêng của mỗi thể
loại và nhu cầu tự thân của chính nó, có lúc thể loại này nổi trội hơn thể loại kia
và có lúc các thể loại có sự xâm nhập lẫn nhau. Trong diễn trình văn học, sự
phát triển của thể loại ký gắn liền với những giai đoạn có những thay đổi to
lớn, có những biến động của cuộc sống cần được nghiên cứu và phản ánh. Thể
loại ký cho phép tái tạo những hiện tượng mới, khắc hoạ những nét cơ bản nhất
của những hiện tượng đó. Nếu yêu cầu nhà văn là người thư ký trung thành của
thời đại và tác phẩm là bức tranh chân thực về đời sống thì ký là thể loại giúp
nhà văn hồn thành sứ mệnh cao cả của mình một cách thuận lợi nhất. Nhìn lại
chặng đường văn học gắn liền với hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp


6
và đế quốc Mỹ, thể loại ký đã làm tròn sứ mệnh của mình. Ký ln có mặt ở
hàng đầu và trở thành vũ khí xung kích tham gia nhiều chiến dịch, nhiều trận
đánh (các ký sự của Trần Đăng, Nam Cao, Hoàng Lộc, Chế Lan Viên, Anh
Đức, Hồ Phương, Nguyễn Tuân, Nguyễn Khải, Xuân Thiều, Nam Hà, Nguyễn
Trọng Oánh,...). Sau năm 1975, đặc biệt là những năm bước vào thời kỳ đổi
mới, thể ký tiếp tục thể hiện vai trị của mình trong việc tiếp cận hiện thực cuộc

sống đầy ngổn ngang và bức xúc của thời kỳ hậu chiến (các tác phẩm của
Phùng Gia Lộc, Hồ Trung Tú, Hoàng Minh Tường, Võ Văn Trực, Hoàng Phủ
Ngọc Tường, Nguyễn Khải,…). Bên cạnh những tác phẩm ký phản ánh những
vấn đề kinh tế, xã hội, văn hoá xuất hiện những tác phẩm ký mang đậm yếu tố
tự truyện (các tác phẩm của Vũ Bằng, Đào Duy Anh, Đặng Thai Mai, Tố Hữu,
Tơ Hồi, Anh Thơ, Sơn Nam,…).
Ký là một thể loại văn học mang tính tự sự, giàu biểu cảm, nhạy bén và
cập thời. Nó là một hình thức nghệ thuật biểu hiện của cuộc sống trong trạng
thái trôi chảy vận động và đã phát huy được sức mạnh của thể loại vào những
bước ngoặt của lịch sử, khúc quanh của cuộc sống, của thời đại.
Trong các thể loại văn học, ký là thể loại gây nhiều tranh cãi về những
vấn đề liên quan đến nó như ký có phải là văn học không, đặc trưng của ký,
vấn đề ký văn học và ký báo chí, các dạng biểu hiện của ký, v.v..
1.1.2. Ký và tạp văn
Theo cách hiểu thông thường, ký bao gồm nhiều thể chủ yếu dưới
dạng văn xuôi tự sự như bút ký, hồi ký, du ký, nhật ký, phóng sự, tuỳ bút
và cả hồi ký tự truyện. Các tác giả Từ điển thuật ngữ văn học cũng khẳng
định: [ký] gồm nhiều thể, chủ yếu là văn xi tự sự như bút ký, hồi ký, du
ký, phóng sự, ký sự, nhật ký, tuỳ bút,… [24, 162]. Nhưng ở mục tản văn,
các tác giả Từ điển thuật ngữ văn học lại giải thích: Tản văn là loại văn
xi ngắn gọn, hàm súc, có thể trữ tình, tự sự, nghị luận, miêu tả phong
cảnh, khắc hoạ nhân vật […]. Trong văn học hiện đại, tản văn bao gồm
các thể ký, tuỳ bút, văn tiểu phẩm, văn chính luận, tạp văn, ngụ ngôn, chân


7
dung văn học,… [24, 293-294]. Ở mục tạp văn, các tác giả giải thích:
Những áng văn tiểu phẩm có nội dung chính trị, có tác dụng chiến đấu
mạnh mẽ. Đó là một thứ văn vừa có tính nghệ thuật cơ đọng, phản ánh và
bình luận kịp thời các hiện tượng xã hội [24, 294]. Như vậy, theo cách giải

thích trên, có thể suy ra kí (cùng với các thể của nó như du ký, phóng sự,
tuỳ bút,…) và tạp văn nằm trong thể loại tản văn. Chúng tôi không quan
tâm xác định ranh giới các thể loại ký, tản văn, tạp văn mà chỉ chọn một
cách hiểu về tạp văn làm cơ sở để giải quyết đề tài luận văn. Theo đó, tạp
văn là dạng văn xi thuộc thể ký. Về điều này, các tác giả Văn học Việt
Nam thế kỷ XX cho rằng: Ký là một loại hình văn học gồm nhiều thể, chủ
yếu là văn xuôi, bút ký, hồi ký, du ký, nhật ký, phóng sự, ký sự, tự truyện,
tạp văn, bút ký chính luận,…[20, 423].
1.2. Tạp văn và ngôn ngữ tạp văn
1.2.1. Khái niệm tạp văn
Tạp văn là một khái niệm cho đến nay vẫn chưa được minh định một
cách rõ ràng, cịn có những điểm tương đồng với nhiều tên gọi khác nhau
như: tản văn, tạp bút, bút ký, tạp cảm, v.v.. Hiện nay đã có nhiều cách giải
thích của các nhà văn, nhà lý luận văn học, nhà ngôn ngữ học về khái niệm
tạp văn nhưng vẫn chưa đi đến một sự thống nhất. Khi tiếp cận với tạp văn
của nhiều cây bút đã có chỗ đứng trên văn đàn như Đỗ Trung Quân, Nguyễn
Nhật Ánh, Nguyễn Ngọc Tư, Phan Thị Vàng Anh (Thảo Hảo), Nguyễn Việt
Hà, Trần Nhã Thụy, Hồ Anh Thái, Dạ Ngân.., chúng tôi nhận thấy mỗi tác giả
khi viết thể loại này đều tạo dựng cho mình một dấu ấn, một phong cách
riêng, một diện mạo riêng.
Theo các soạn giả trong cuốn Từ điển văn học: “Tạp văn một thể loại
tản văn trong văn học Trung Quốc, thiên về nghị luận nhưng cũng giàu ý
nghĩa văn học” [33, 1601], hay “Tạp văn là những bài luận văn ngắn, giàu
tính luận chiến, thường xoay quanh một số vấn đề về xã hội, lịch sử, văn hóa,


8
chính trị,... Đặc điểm chung của tạp văn là ngắn gọn, linh hoạt, đa dạng,
phản ánh một cách nhanh nhạy, kịp thời trước những vấn đề bức xúc của xã
hội với những ý kiến đánh giá rõ ràng và sắc sảo” [33, 1601].

Đại từ điển Tiếng Việt của Nguyễn Như Ý giải thích: “Tạp văn gồm
nhiều thể tài linh hoạt như đoản thiên, tiểu phẩm, tùy bút” [76, 1495].
Từ điển thuật ngữ văn học lại giải thích: “Tạp văn là những áng văn
tiểu phẩm có nội dung chính trị, có tác dụng chiến đấu mạnh mẽ. Đó là một
thứ văn vừa có tính chính luận sắc bén vừa có tính nghệ thuật cơ đọng, phản
ánh và bình luận kịp thời các hiện tượng xã hội” [24, 294].
Trong bài Kí trên hành trinh đổi mới, nhà nghiên cứu Đỗ Hải Ninh lại
đưa ra cách hiểu riêng, xem tạp văn như một dạng nhỏ của tản văn: “Tản văn
là một loại ngắn gọn, hàm súc, với khả năng khám phá đời sống bất ngờ, thể
hiện trực tiếp tư duy, tình cảm tác giả bao gồm cả tạp văn, tùy bút, văn tiểu
phẩm” [55, 19].
Lỗ Tấn - nhà văn Trung Quốc xuất sắc, viết nhiều tạp văn lại đưa ra
cách giải thích: “Thật ra tạp văn không phải là hàng mới bây giờ, trước kia
đã có rồi. Phàm là văn chương, nếu xếp loại, thì có loại để mà xếp, bất kể thế
gì, nội thể đều xếp vào một chổ cả, thế là thành “tạp” [66, 768].
Từ những cách hiểu, cách lý giải khác nhau về tạp văn, chứng tỏ khái
niệm tạp văn vẫn chưa có một sự thống nhất, khó có thể phân biệt được một
cách rạch ròi với một số thể loại văn học khác. Tuy nhiên, có thể rút ra một số
đặc điểm của thể loại tạp văn như sau:
Thứ nhất, tạp văn là thể loại văn xuôi ngắn gọn, súc tích, khả năng
khám phá những khoảnh khắc đời sống bất ngờ, độc đáo, mang đậm dấu ấn cá
nhân. Tạp văn có sự kết hợp nhiều thể loại như tạp cảm, tùy cảm, bút ký, tùy
bút, nhật ký, hồi ức..., thành ra mới có chữ “tạp”. Phải chăng chữ “tạp” chứng
minh điều ấy? Nhưng ở đây, chúng ta không thể quy về một cách hiểu đơn
thuần là xem tạp văn là một sự gán ghép hay xáo xào nhiều thể loại, mà tạp
văn có những nét riêng với các thể loại khác và giàu chất văn.


9
Thứ hai, tạp văn thiên về nghị luận sắc bén nhưng giàu tính nghệ thuật.

Tạp văn thường có ít nhân vật, kết cấu các tình tiết, sự kiện khơng phức tạp
như các thể văn học khác như truyện, tiểu thuyết, v.v.. Tạp văn có nội dung
khá phong phú, đa dạng, nhiều khi chỉ là những việc thoáng qua, những việc
nhỏ nhặt, có khi chỉ là những hồi ức vu vơ, những tâm tình lan man..., cho
đến nhiều vấn đề xảy ra trong đời sống thường nhật, kể cả những vấn đề về
chính trị như cán bộ ở địa phương nhũng nhiễu, hách dịch người dân.
Thứ ba, tạp văn rất linh hoạt, phản ánh kịp thời, nhanh nhạy những vấn
đề có tính thời sự, đáp ứng với nhu cầu thưởng thức của độc giả hiện đại.
1.2.2. Đặc điểm ngôn ngữ tạp văn
1.2.2.1. Ngơn ngữ nghệ thuật
Mỗi một loại hình nghệ thuật sử dụng một loại chất liệu riêng. Nếu hội
họa là nghệ thuật của đường nét, màu sắc..., âm nhạc được diễn tả bằng âm
thanh, tiết tấu..., thì ngơn ngữ là chất liệu cơ bản của văn học. Văn học là một
loại hình nghệ thuật sử dụng ngơn ngữ: “Khơng có ngơn ngữ thì khơng có văn
học”. M. Gorky đã từng nói rằng: “Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ”.
M. Bakhtin lưu ý: “Bàn đến lời văn, tức là ngơn ngữ trong tính tồn vẹn cụ
thể và sinh động của nó”. Ngơn từ nghệ thuật cũng được bắt nguồn từ ngơn
ngữ chung (ngơn ngữ tồn dân) nhưng trải qua quá trình chắt lọc, gọt dũa, tái
tạo dưới bàn tay tài hoa của người nghệ sĩ nên khơng cịn là ngôn ngữ “chết
cứng trong từ điển” mà trở thành một thứ ngôn từ nghệ thuật. Điều này thể
hiện rất rõ ở cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn. Ngôn ngữ
nghệ thuật vừa là công cụ của tư duy, vừa là ngơn từ mang tính hình tượng từ
trong bản chất. Từ ngữ không chỉ là những khái niệm trừu tượng mà cịn là
hình ảnh của thế giới khách quan, là “hiện thực trực tiếp của tư duy” như Mác
đã nói.
Ngơn ngữ nghệ thuật được hiểu là ngôn ngữ được nhà văn dùng trong
sáng tạo nghệ thuật. I.M. Lotman - nhà nghiên cứu nổi tiếng người Nga cho


10

rằng: “Văn học có tính nghệ thuật nói bằng ngơn ngữ đặc biệt, thứ ngôn ngữ
được xây dựng chồng lên trên ngôn ngữ tự nhiên với tư cách là hệ thống thứ
hai” [53, 49]. Theo tác giả, ngôn ngữ tự nhiên được đề cập ở đây chính “là
các kí hiệu - những đơn vị ổn định và bất biến của văn bản - và các quy tắc cú
đoạn học được lẩy ra tương đối dễ dàng” [53, 49]. Ông cho rằng, ngơn ngữ
nghệ thuật được hình thành từ ngơn ngữ tự nhiên, nhưng có được phải trải qua
q trình chọn lọc, gọt dũa tạo nên ngôn ngữ nghệ thuật mang dấu ấn cá nhân.
I.M. Lotman chỉ rõ thêm: “Trong văn bản có tính nghệ thuật ngơn từ thì
khơng chỉ có ranh giới giữa các ký hiệu là khác nhau, mà bản chất khái niệm
ký hiệu cũng khác nhau” [53, 49].
Để hiểu rõ hơn về bản chất ngôn ngữ nghệ thuật, chúng tơi đối chiếu,
so sánh để tìm ra sự tương đồng và khác biệt với ngôn ngữ tự nhiên. Theo tác
giả Đinh Trọng Lạc: “ngôn ngữ phi nghệ thuật” được hiểu trùng với ngôn ngữ
tự nhiên. Ngôn ngữ phi nghệ thuật: “có thể xác định như một mã số chung,
phổ biến nhất, tức một hệ thống tín hiệu đầu tiên và quy tắc sử dụng tín hiệu
đó, mà con người dùng để vật chất hố những suy nghĩ, tình cảm của mình,
tức là để diễn đạt những ý nghĩ tình cảm này trong một hình thức được tri
giác một cách cảm tính: từ ngữ, phát ngơn...” [38, 123]. Như vậy, xét trong
mối tương quan với ngôn ngữ phi nghệ thuật, ngơn ngữ nghệ thuật có ngoại
diên hẹp hơn. Ngơn ngữ nghệ thuật được sản sinh ra từ ngôn ngữ tự nhiên
(phi nghệ thuật) đảm nhận chức năng tạo nên hệ thống mã ngôn ngữ thứ hai.
Ngôn ngữ nghệ thuật sau khi được sinh ra có thể trở lại tham gia vào ngơn
ngữ tồn dân và góp phần tích cực là làm cho ngơn ngữ giàu có, phong phú,
đẹp hơn.
Trong cuốn Lý luận văn học, Phương Lựu chỉ ra: “Văn học là nghệ
thuật ngôn từ, song không phải là ngôn từ lơgíc chỉ tác động chủ yếu vào lý
tính như trong chính trị, triết học,... Mà là ngơn từ giàu hình ảnh và tình cảm,
tác động chủ yếu vào tâm hồn người đọc. Đặc trưng của văn học với tư cách



11
là một hình thái ý thức xã hội thẩm mỹ phải là cơ sở đặc trưng cho văn học
với tư cách là một loại hình nghệ thuật là như vậy” [52, 185].
Cịn theo Trần Đình Sử: “Ngơn từ nghệ thuật là một hiện tượng nghệ
thuật (thể hiện ở tính hình tượng của ngôn từ nghệ thuật). Đồng thời ngôn từ
nghệ thuật còn được thể hiện ở nhãn quan và loại hình ngơn từ văn học (sử
thi, tiểu thuyết) thi pháp ngôn từ trên các cấp độ ngôn ngữ (từ và cụm từ, cú
pháp) thi pháp ngôn từ trên cấp độ hình thức nghệ thuật (lời trực tiếp của
nhân vật, lời gián tiếp)” [63, 123].
Như vậy, ngôn ngữ nghệ thuật bao giờ cũng tồn tại trong tác phẩm
nghệ thuật cụ thể. Ngôn ngữ là chất liệu để sáng tạo văn học. Trong sáng tác,
mỗi nhà văn có nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ nhằm tạo ra phong cách riêng.
Khi đi vào nghiên cứu về tác phẩm văn học, chúng ta phải tìm ra những nét
riêng của ngơn ngữ nhà văn đó.
1.2.2.2. Ngôn ngữ thể loại tạp văn
Nhà văn là người sử dụng chất liệu ngôn ngữ để tạo nên tác phẩm nghệ
thuật. Thể loại tạp văn cũng mang những đặc điểm của ngơn ngữ văn xi nói
chung, điều đó cũng có nghĩa là thể loại tạp văn cũng mang những đặc điểm
của ngôn ngữ nghệ thuật. Ngôn ngữ tạp văn thuộc hệ thống tín hiệu thứ hai, là
hệ thống được mã hóa phức tạp. Thể loại tạp văn ln coi trọng chức năng
thẩm mỹ, có tính hệ thống, tính truyền cảm và tính cá thể hóa. Nếu như ngơn
ngữ phi nghệ thuật coi chức năng chủ yếu, quan trọng nhất là giao tiếp, nó
đẩy chức năng thẩm mĩ về hàng thứ yếu, thì ngược lại, ngơn ngữ tạp văn nâng
chức năng thẩm mĩ ở bình diện thứ nhất, đẩy chức năng giao tiếp xuống bình
diện thứ hai.
Tính truyền cảm trong ngơn ngữ tạp văn giúp cho quá trình tiếp cận với
tác phẩm văn học được diễn ra từ một cơ chế nhất định, thơng qua hệ thống
tín hiệu thứ hai trong đại não, sẽ giúp cho người tiếp nhận cảm nhận được tâm
trạng vui, buồn, yêu, ghét,..., như chính tâm trạng của nhà văn gửi gắm vào



12
trong câu chữ, trang văn và văn bản. Chẳng hạn, đọc những câu văn trong tạp
văn Nguyễn Ngọc Tư:
Tôi tới chơi một lần, tự dưng nghe buồn, nghe thất vọng q trời đất,
nghe trong lịng có một chút ghen hờn. Con Bèo học hành lỡ dở, nghề nghiệp
cũng chẳng cao sang, sao nó lại ngộ chữ “tri túc”, cịn mình thì khơng [Một
mái nhà, tr. 61].
Tơi thương chị muốn rơi nước mắt, chị bao nhiêu tuổi, bốn mươi, năm
mươi hay sáu, bảy mươi, sao tấm lòng chị chất phác, hồn hậu đến trong ngần
[Lời nhắn, tr. 73].
Tôi luôn nhớ về bạn nhiều nhất trong đám bạn cũ. Với tôi, những người
xa xứ, lìa q ln tội nghiệp. Bây giờ, tơi lại càng thương bạn hơn bởi
những gì bạn nhắc, bạn nhớ đã khơng cịn nữa [Đơi bờ thương nhớ, tr. 123].
Những câu văn đầy tâm trạng của Nguyễn Ngọc Tư và cả độc giả. Đây
chính là điều làm nên điểm mạnh của ngơn ngữ tạp văn, bởi nó tạo sự hòa
đồng, sự đồng cảm, giao cảm, gợi cảm xúc nơi người tiếp nhận.
Mang đặc điểm của ngôn ngữ nghệ thuật, ngơn ngữ tạp văn cũng mang
tính “cá thể hóa”. Đây chính là dấu ấn sáng tạo của mỗi tác giả. Trong tạp
văn, ngôn ngữ ở đây là một thứ ngôn ngữ gián tiếp mà nhà văn sáng tạo, hình
thành nên một giọng điệu riêng, một phong cách riêng và dấu ấn của mỗi
người để lại trong lòng độc giả cũng đậm nhạt khác nhau, tùy thuộc vào vấn
đề tác giả quan tâm và cách thể hiện vấn đề ấy ra sao. So sánh một số cây bút
viết tạp văn có chỗ đứng trên văn đàn, chúng tôi nhận thấy cùng là thể loại tạp
văn, nếu Phan Thị Vàng Anh có cái nhìn đầy tính tranh biện, mạnh mẽ, thẳng
thắng thì tạp văn Nguyễn Ngọc Tư có giọng điệu mộc mạc, tự nhiên mà chất
chứa nhiều day dứt.
Những đoạn văn sau trong tạp văn Phan Thị Vàng Anh phần nào thể
hiện điều đó: “Nếu như trong phim Thung lũng hoang vắng, các cô giáo chỉ
gọi “anh Tành ơi” mà không gọi là “thầy hiệu trưởng ơi” thì người ta sẽ nghĩ



13
ông Tành chỉ là một người làm tạp vụ tốt bụng trong trường: sáng ra đánh
kẻng vào lớp, vận động học sinh đến lớp; đi mua rau, thắp đèn dầu, sửa mái
lá.... Chắc rằng thầy giáo miền núi thì phái kiêm nhiều hơn thầy giáo miền
xuôi, nhưng cái ông Tành này, ngồi những việc nêu trên, hồn tồn khơng
thấy một phẩm chất gì thuộc về chun mơn nhà giáo, chưa nói gì chun
mơn hiệu trưởng. Chưa bao giờ thấy ơng đọc sách, kiểm tra giáo án. Buổi tối
thì ơng uống rượu (trong khi cô giáo vào bản dạy lớp tối), hoặc ơng sang
phịng giáo viên nữ ngồi thừ ra làm người ta khó xử. Cái tốt của ơng đi kèm
cái dốt và tình cảm lộ liễu, nếu tơi là giáo viên như Giao, như Minh, ở một
nơi hoang vắng như thế, chắc tơi phải gai người” [Có đức mà khơng có tài,
tr.55].
Hay như một đoạn văn khác:
“Trong lớp, có khi giảng viên lấy vài trang kịch bản của học sinh ra
phân tích. Tồn là những lỗi mà chúng ta thấy trên màn hình hơm nay: lời
thoại giả, tình tiết giả, tâm lý vô lý, thiếu nhất quán, và giảng viên chê không
tiết lời, nhiều khi động đến phần tự ái nhạy cảm người Việt ta, có người đâm
bực mình, Ngồi ra, có lẽ các giảng viên cũng đã phạm phải một sai lầm: đó
là bắt người ta đối mặt với sự yếu kém của chính mình nhiều q. Giảng viên
nói, các bạn phải đọc sách, các bạn phải xem phim đi thôi, phải nghe nhạc đi
thôi, phải SỐNG đi thôi. Các bạn thiếu quan sát, các bạn thiếu tập trung, các
bạn thiếu nghiêm túc, thế là các bạn bỏ nghề đi. Các bạn hãy nhìn xem, có
phải mãng đời sống nào, khu vực kiến thức nào mà các bạn hiểu kỹ nhất, thân
thuộc nhất, chịu khó đổ cơng cho nó nhất, thì bạn mới làm ra được những
thước phim hấp dẫn người xem khơng? Cịn lại, chỉ là giả...” [Sự hấp dẫn của
lưu manh, tr. 59].
Cũng vì ngơn ngữ tạp văn thuộc về ngơn ngữ nghệ thuật nên nó cịn
mang tính “cụ thể hóa”. Để có sự cụ thể hóa ngơn từ nghệ thuật, nhà văn ln

có sự lựa chọn ngôn từ sao cho tinh tế và cách thức tổ chức hợp lý. Nhà


14
nghiên cứu ngôn ngữ học Lưu Văn Lăng cho rằng: “Mỗi ngơn ngữ có một kết
cấu nhất định, trong đó tất cả các yếu tố tạo thành kết hợp với nhau tạo thành
một hệ thống chặt chẽ” [42, tr. 40]. Trong ngơn ngữ tạp văn, tính hệ thống
nghệ thuật gắn được xác định bởi vị trí, vai trị của nó trong hệ thống các hình
tượng của tác phẩm và phong cách cá nhân của tác giả. Cịn đối với ngơn ngữ
phi nghệ thuật, tính hệ thống gắn với sự khu biệt xã hội đối với ngơn ngữ.
Tạp văn có những đặc điểm chung của ngơn ngữ nghệ thuật nói chung,
ngơn ngữ tạp văn cũng có những nét đặc thù. Song, tính đặc thù của tạp văn
có sự kế thừa, tiếp nối nghệ thuật ngơn từ nói chung. Điều này thể hiện rõ nét
nhất trong Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư.
1.3. Nguyễn Ngọc Tư và Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư
1.3.1. Tác giả Nguyễn Ngọc Tư
Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nữ, tuổi đời còn rất trẻ (sinh năm 1976).
Chị sinh ra ở Bạc Liêu rồi về sống ở xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà
Mau từ khi bốn tuổi. Trên trang web t-studíes.ifo/NNTu/ nhận
xét về con người Nguyễn Ngọc Tư: “Nguyễn Ngọc Tư là một người phụ nữ
rất trẻ, dung dị, bình thường, nhưng kiên cường và bản lĩnh. Tư sống gần ba
má, anh chị. Từ thế hệ nội, ngoại, cả gia đình của Tư đều là bộ đội trong
chiến tranh chống Mỹ”.
Chị vốn là một học sinh giỏi văn của trường Phan Ngọc Hiển, nhưng
từ nhỏ chưa bao giờ Nguyễn Ngọc Tư nghĩ mình sẽ trở thành một nhà văn.
Ngay thời điểm này, cô vẫn “im hơi lặng tiếng”. Phải chăng, Nguyễn Ngọc
Tư vốn sinh ra trong gia đình nghèo khó, nhưng cái nghèo, sự từng trải về
thiếu thốn trong những năm tháng sống cùng với ơng ngoại có lẽ là một trong
những cái duyên dẫn chị bước vào vào lĩnh vực viết văn.
Hiện nay, chị là nhà văn trẻ của Hội nhà văn Việt Nam. Nguyễn Ngọc

Tư là một hiện tượng văn học độc đáo khiến cho đông đảo bạn đọc quan tâm,
bởi chị cho ra đời những tác phẩm đặc sắc ở nhiều thể loại khác nhau. Sự xuất


15
hiện của Nguyễn Ngọc Tư mang đến cho văn xuôi đương đại Việt Nam luồng
gió mát, tạo nên một sức sống cho văn học nước nhà. Chị trở thành gương
mặt quen thuộc trên các tạp chí qua nhiều tạp văn, tản văn.
Thể loại sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư rất đa dạng, phong phú như tiểu
thuyết, truyện ngắn, bút kí, tản văn, tạp bút, v.v.. Năm 1996, truyện ngắn đầu
tay Đổi thay của chị được đăng trên tạp chí Văn nghệ Cà Mau. Nhưng
Nguyễn Ngọc Tư thực sự được độc giả biết đến với tập truyện ngắn Ngọn đèn
không tắt được giải I sáng tác Văn học tuổi 20 lần 2 của Hội nhà văn TP. Hồ
Chí Minh. Cho đến nay, ngoài những truyện đăng với các tác giả khác trong
những tuyển tập chung, Nguyễn Ngọc Tư đã có những tác phẩm để đời như:
Biển trời mênh mông (Nxb Kim Đồng, 2003), Giao thừa (Nxb Trẻ, 2003),
Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Nxb Văn hóa Sài Gịn, 2005). Tập truyện
Cánh đồng bất tận (Nxb Trẻ, 2005) của chị được phát hành gây nên một tiếng
vang mới và thực sự đã khẳng định được tên tuổi và tài năng chín muồi của
mình trên văn đàn.
Bên cạnh đó, Nguyễn Ngọc Tư cũng xuất sắc về tạp văn và cho ra đời
cuốn tạp văn nặng kí đầu tiên có tên là Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư (Nxb Trẻ,
2005) tập họp những bài viết của chị đã đăng trên các tạp chí. Năm 2007, chị
cho ra đời một tập tạp văn mới Ngày mai của những ngày mai. Khơng dừng
lại ở đó, chị liên tiếp cho ra đời một số tập Biển của mỗi người (2008), Yêu
người ngóng núi (2010), v.v..
Trong những sáng tác văn xi nói chung, tạp văn nói riêng, văn
phong của Nguyễn Ngọc Tư nhẹ nhàng như trải ra từ một tấm lòng trong
trẻo, một sự mộc mạc rất đỗi tài hoa. Trong bài viết Nguyễn Ngọc Tư, đặc
sản miền Nam, GS. Trần Hữu Dũng đặc biệt đề cao tài năng sử dụng ngơn

ngữ Nam Bộ của Nguyễn Ngọc Tư. Ơng đánh giá là một cái riêng đặc sắc
không thể lẫn lộn với bất kì nhà văn khác, như là đặc sản miền Nam. Huỳnh
Cơng Tín với bài viết Nguyễn Ngọc Tư - nhà văn trẻ Nam bộ trên trang Web


16
Văn nghệ Sông Cửu Long cũng dành cho Nguyễn Ngọc Tư những lời khen
tặng xứng đáng với tài năng của chị. Ơng đánh giá cao khả năng xây dựng
khơng gian:“Đặc biệt, vùng đất và con người Nam Bộ trong các sáng tác
của chị được dựng lại bằng chính chất liệu của nó là ngơn từ và văn phong
nhiều chất Nam bộ của chị”.
Trên đà viết văn như thế này, tài năng Nguyễn Ngọc Tư sẽ chín, càng
ngày lớn thêm. Có thể nói, Nguyễn Ngọc Tư đã bắt kịp những đàn anh, đàn
chị trong giới văn học. Tài năng của chị vừa là kết quả của một tu dưỡng rèn
luyện vừa như có yếu tố thiên phú.
1.3.2. Nguyễn Ngọc Tư và tạp văn
Bước đầu những sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư chủ yếu là ở thể loại
tiểu thuyết, truyện ngắn, nhưng về giai đoạn sau, Nguyễn Ngọc Tư chuyển
sang sáng tác theo thể loại mới như: bút ký, tạp bút, tạp văn, tản văn, v.v.. Tác
phẩm của Nguyễn Ngọc Tư ra mắt đều đặn và được đăng trên các tờ báo uy
tín, chứng tỏ chị là cây bút giàu nội lực. Chị đã cho ra đời những tác phẩm
như: Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư (Nxb Trẻ, 2006), Ngày mai của những ngày
mai (Nxb Phụ nữ, 2007), Yêu người ngóng núi (Nxb Trẻ, 2009), v. v.. Tạp
văn của chị ra đời đã gây được tiếng vang trong giới văn học và được độc giả
đón nhận một cách tích cực.
Trong Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư, mỗi tác phẩm là một tâm trạng, một
câu chuyện kể về một kỷ niệm nào xưa lắc xưa lơ, một cái quán ven sông, hay
những trăn trở về nghề làm báo, viết văn, v.v.. Đọc Tạp văn Nguyễn ngọc Tư,
phần lớn tác phẩm ta đều cảm nhận được nỗi đau của thân phận con người,
nhất là những người nơng dân ở vùng q nghèo khó, suốt đời khơng sao

thốt được cái nghèo đeo bám. Đó là những câu chuyện mà chị chứng kiến và
gắn bó với vùng đất Nam Bộ bình dị mà thân thương, nơi ni dưỡng tâm hồn
chị. Tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư nói chung và tạp văn nói riêng vẫn mãi
mãi xanh tươi.


17
1.4. Tiểu kết chương 1
Tuy có nhiều khái niệm về tạp văn, nhưng qua nghiên cứu, chúng tơi có
thể rút ra được một số đặc điểm về thể loại tạp văn như: ngắn gọn, hàm súc,
khám phá được những khoảnh khắc đời sống và mang đậm dấu ấn của cá
nhân. Ngôn ngữ tạp văn cũng là ngôn ngữ văn chương.
Ngôn ngữ tạp văn là một loại hình trong ngơn ngữ nghệ thuật nhưng có
những nét riêng. Nguyễn Ngọc Tư là một cây bút văn xuôi vững vàng của
miền sông nước Nam Bộ. Tuy còn trẻ tuổi nhưng chị đã để lại lượng tác phẩm
khá lớn, chị đã khẳng định được vị trí vững vàng trong nền văn xi đương
đại Việt Nam. Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư là một trong số những cuốn tạp văn
góp phần làm nên sự đa dạng trong sáng tác, cũng như khẳng định được tên
tuổi của nhà văn trên con đường nghệ thuật.


18
Chương 2
TỪ NGỮ TRONG TẠP VĂN NGUYỄN NGỌC TƯ
2.1. Từ trong ngôn ngữ và từ trong tác phẩm nghệ thuật
2.1.1. Từ trong ngôn ngữ
2.1.1.1. Khái niệm từ
Trong ngôn ngữ, từ là một đơn vị đóng một vai trị hết sức quan trọng,
giống như những viên gạch để xây dựng nên tịa lâu đài ngơn ngữ. Từ là cơ
sở để cấu tạo nên các đơn vị lớn hơn là cụm từ, câu và văn bản. Trong các

đơn vị ngôn ngữ, từ đảm nhiệm rất nhiều chức năng như: định danh, phân
biệt nghĩa, làm thành phần câu, v.v.. Thuộc tính nhiều chức năng của từ cho
phép nó trở thành một loại đơn vị có tính chất phổ biến và chiếm vị trí trung
tâm trong cấu trúc của ngôn ngữ. Từ trước tới nay, hầu hết các nhà ngôn ngữ
học thừa nhận từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ nhưng lại đưa ra rất nhiều
định nghĩa về đơn vị từ.
J.Lions, trong cuốn Nhập môn ngôn ngữ học lý thuyết định nghĩa: “Từ
là một sự kết hợp của một nghĩa nhất định với một phức thể âm thanh nhất
định, có thể giữ một vai trò ngữ pháp nhất định” [42, 321].
E.Sapir đưa ra khái niêm: “Từ là một đoạn nhỏ nhất có ý nghĩa, hồn
tồn có khả năng độc lập và bản thân có khả năng làm thành phần câu tối
giản”[Ngơn ngữ, bản dịch tiếng Nga, M, 1934].
Nguyễn Thiện Giáp định nghĩa: “Từ của tiếng Việt là một chỉnh thể
nhỏ nhất, có ý nghĩa dùng để cấu tạo câu nói, nó có hình thức của một âm
tiết, một “chữ” viết rời” [22, 72].
Theo tác giả Đỗ Hữu Châu: “Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm
tiết cố định, bất biến, có một ý nghĩa nhất định, nằm trong một phương thức
cấu tạo (hoặc kiểu cấu tạo) nhất định, tuân theo những kiểu đặc điểm ngữ pháp
nhất định, lớn nhất trong các từ vựng và nhỏ nhất để tạo câu”[14, tr. 336].


19
Tác giả Diệp Quang Ban lại cho rằng: “Từ là đơn vị nhỏ nhất mà có
nghĩa và hoạt động tự do trong câu”, từ chi phối toàn bộ cú pháp tiếng Việt,
đảm nhận và san sẻ các chức năng ngữ pháp của câu” [4, 35].
Theo Đỗ Thị Kim Liên: “Từ là một đơn vị của ngôn ngữ, gồm một
hoặc một số âm tiết có nghĩa nhỏ nhất, cấu tạo hồn chỉnh và được vận dụng
tự do để cấu tạo nên câu” [47, 207].
Tuy có khác nhau trong cách giải thích, nhưng hầu hết các nhà nghiên
cứu khi định nghĩa về từ đều thống nhất ở chỗ: Từ là một đơn vị ngơn ngữ

có âm thanh, có ý nghĩa nhỏ nhất, có cấu tạo hồn chỉnh, và có khả năng
hoạt động tự do để cấu tạo nên cụm từ và câu. Trong q trình nghiên cứu,
chúng tơi nhận thấy, từ có tính tồn vẹn bên trong, khơng thể tách khỏi nhau
bằng việc xen thêm các từ thực (hoặc hư từ) khác vào các bộ phận từ. Cịn
giữa các từ có thể xen thêm một chuỗi từ mà về lý thuyết là khơng hạn chế
những đơn vị thực. Tóm lại, từ các định nghĩa trên, chúng tôi rút ra một số
đặc điểm về từ:
1. Từ là đơn vị lớn nhất trong ngôn ngữ, nhỏ nhất trong lời nói, có sẵn.
2. Từ có kết cấu chặt chẽ về hình thức và ý nghĩa.
3. Từ là đơn vị để tổ chức câu.
2.1.1.2. Phân loại từ
Từ trong tiếng Việt có thể có nhiều cách phân loại; mỗi tiêu chí phân
loại cho ta các lớp từ khác nhau, chúng có vị trí và vai trị khác nhau trong
hoạt động giao tiếp. Để triển khai nhiệm vụ của luận văn, chúng tôi chỉ quan
tâm phân loại từ dựa vào hai tiêu chí: tiêu chí cấu tạo và tiêu chí phong cách.
Theo tiêu chí phong cách, từ tiếng Việt gồm các lớp: từ hội thoại, từ
thông tục, từ Hán - Việt, từ thi ca, từ cổ, v.v..
Theo tiêu chí cấu tạo, từ tiếng Việt gồm từ đơn, từ phức; từ phức gồm
từ láy và từ ghép. Về cấu tạo, những từ có cấu trúc hay đặc điểm cấu tạo
giống nhau tập hợp thành một tiểu hệ thống. Theo một quan niệm phổ biến,


×