Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Nâng cao chất lượng độ ngũ cán bộ hội liên hiệp phụ nữ các cấp ở tỉnh nghệ an giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (796.31 KB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ THỊ NGỌC BÉ

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ HỘI LIÊN HIỆP PHỤ
NỮ CÁC CẤP Ở TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

NGHỆ AN - 2016


1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ THỊ NGỌC BÉ

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ HỘI
LIÊN HIỆP PHỤ NỮ CÁC CẤP Ở TỈNH NGHỆ AN
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Chuyên ngành: Chính trị học
Mã số: 60.31.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

Người hướng dẫn khoa học:
TS. PHẠM THỊ BÌNH



NGHỆ AN - 2016


2

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập tại Trường Đại học Vinh, tôi đã nhận được rất
nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ phía Nhà trường, Thầy cơ và đồng nghiệp.
Nhân dịp luận văn được bảo vệ, tôi bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới
TS. Phạm Thị Bình, người đã định hướng đề tài và trực tiếp hướng dẫn, giúp
đỡ tơi hồn thành luận văn.
Cảm ơn các Thầy giáo, Cơ giáo trong Khoa Giáo dục Chính trị, Phịng
Đào tạo Sau Đại học, Trung tâm Thông tin - Thư viện Nguyễn Thúc Hào Trường Đại học Vinh, Hội Liên Hiệp Phụ nữ tỉnh Nghệ An, cùng gia đình
và bạn bè, đồng nghiệp đã tận tâm giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận
văn.
Mặc dù rất cố gắng trong quá trình thực hiện song luận văn sẽ khơng
tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của các Thầy cô giáo,
các anh chị và các bạn.
Nghệ An, tháng 7 năm 2016
Lê Thị Ngọc Bé


3

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA .......................................................................................... 1
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. 2
MỤC LỤC ....................................................................................................... 3

BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................... 4
A. MỞ ĐẦU .................................................................................................... 5
B. NỘI DUNG .............................................................................................. 14
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ CÁC CẤP ........ 14
1.1. Hội liên hiệp phụ nữ và đội ngũ cán bộ Hội liên hiệp phụ nữ các cấp
....................................................................................................................... 14
1.2 Yêu cầu và tiêu chí nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội liên hiệp
phụ nữ các cấp hiện nay .............................................................................. 24
1.3 Những nội dung cơ bản của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội
các cấp ........................................................................................................... 31
Chương 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ HỘI
LIÊN HIỆP PHỤ NỮ CÁC CẤP Ở NGHỆ AN HIỆN NAY ...................... 36
2.1. Những nhân tố tác động đến chất lượng đội ngũ cán bộ Hội liên hiệp
phụ nữ các cấp ở Nghệ An ............................................................................ 36
2.2. Cơ cấu và chất lượng đội ngũ cán bộ Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp ở
Nghệ An hiện nay.......................................................................................... 46
2.3. Thực trạng công tác cán bộ và việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
Hội phụ nữ các cấp ở Nghệ An hiện nay ...................................................... 59
Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ CÁC CẤP Ở
TỈNH NGHỆ AN .......................................................................................... 74
3.1. Quan điểm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội Liên hiệp phụ nữ
các cấp ở tỉnh Nghệ An ................................................................................. 74
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội Liên
hiệp phụ nữ các cấp ở tỉnh Nghệ An ............................................................. 79
C. KẾT LUẬN .............................................................................................. 96
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 98



4

BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCH

: Ban Chấp hành

BTV

: Ban Thường vụ

CLB

: Câu lạc bộ

CNH, HĐH

: Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

ĐCT

: Đồn chủ tịch

HĐND

: Hội đồng nhân dân

LHPN

: Liên hiệp Phụ nữ



5

A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử loài người từ trước đến nay đã ghi nhận phụ nữ bao giờ cũng
có vai trị quan trọng đối với gia đình và xã hội. Đối với xã hội, phụ nữ
chiếm hơn một nửa lực lượng lao động sản xuất ra của cải, vật chất. Phụ nữ
còn tái sản xuất ra bản thân con người để duy trì và phát triển xã hội góp
phần sáng tạo nên nền văn hố nhân loại. Đối với gia đình, phụ nữ vừa là
người mẹ, người thầy đầu tiên của con cái, là người sắp xếp, tổ chức cuộc
sống và giữ vai trò trọng yếu trong việc điều hòa các mối quan hệ gia đình.
Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, phụ nữ Việt Nam đã có những đóng
góp to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.
Ngày nay, phụ nữ Việt Nam tiếp tục đóng góp tích cực vào các hoạt động xã
hội, duy trì ảnh hưởng rộng rãi vai trị của mình trên nhiều lĩnh vực như:
tham gia quản lý nhà nước; tham gia xóa đói giảm nghèo; xây dựng gia đình
no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; tham gia phòng chống tệ nạn xã hội;
thúc đẩy bình đẳng giới, đối ngoại nhân dân.
Trong giai đoạn hiện nay, việc khẳng định vị trí, vai trò của phụ nữ
Việt Nam càng được Hội liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam xác định là
một nhiệm vụ quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển lớn mạnh của đất
nước, tạo bình đẳng thực sự để chị em có cơ hội thể hiện, cống hiến năng
lực của mình, đồng thời giữ vững và phát huy vai trị nịng cốt của Hội trong
cơng tác phụ nữ và công tác cán bộ nữ. Trước yêu cầu của công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, tình hình phụ nữ và cơng tác phụ
nữ có những thuận lợi đó là cơng nghệ khoa học hiện đại sức lao động của
phụ nữ được giải phóng; nhận thức, trình độ phụ nữ ngày càng được nâng
cao; cán bộ nữ ngày càng được tham gia vào các vị trí, chức danh quan trọng

trong bộ máy tổ chức của Đảng, Nhà nước; vị trí, vai trị của phụ nữ Việt


6

Nam ngày càng được khẳng định, bên cạnh đó cũng gặp khơng ít khó khăn
đó là phụ nữ thiếu việc làm, rời quê hương đi làm ăn xa; tình trạng phụ nữ bị
lừa, bị buôn bán qua biên giới; tỷ lệ phụ nữ nghèo còn cao, vẫn còn phụ nữ
mù chữ ở vùng sâu, vùng xa; phụ nữ gặp khó khăn thách thức khi thực hiện
vai trò người mẹ, người thầy tiên trong điều kiện xã hội, gia đình Việt Nam
có nhiều thay đổi; tỷ lệ ly hơn ngày càng gia tăng; Phẩm chất đạo đức và
một số giá trị truyền thống tốt đẹp có phần bị mai một, lối sống thực dụng có
xu hướng phát triển trong một bộ phận phụ nữ. Chất lượng phong trào phụ
nữ không đồng đều giữa các vùng miền; phương thức hoạt động của Hội
phụ nữ chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu của cơng tác phụ nữ trong tình hình
mới và nhu cầu ngày càng đa dạng của các tầng lớp phụ nữ. Trình độ chun
mơn, kỹ năng của một bộ phận cán bộ nữ chưa đáp ứng được yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tất cả những vướng mắc, bất cập và những yêu cầu đặt ra đối với tổ
chức Hội phụ nữ trong tình hình mới, muốn giải quyết được, suy cho cùng
đều phải bắt đầu từ công tác các bộ và trở về với công tác cán bộ. “Cán bộ là
cái gốc của mọi công việc” [49, tr.269], là nhân tố quyết định sự phát triển
bền vững của tổ chức Hội. Bộ máy cồng kềnh, kém hiệu quả cũng là do cán
bộ xây dựng nên, công việc chồng chéo, chậm triển khai, kém hiệu quả cũng
bởi do cán bộ tham mưu. Công tác vận động, tập hợp sẽ khơng thể “đúng,
trúng và khéo” nếu khơng có những con người “óc nghĩ, mắt trơng, tai nghe,
chân đi, miệng nói, tay làm” [49, tr.699]. Chính vì thế, để giải quyết mọi vấn
đề đang tồn tại phải xuất phát từ cơng tác cán bộ. Chủ tịch Hồ Chí Minh
khẳng định “Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”
[49, tr.273]. Thực tế mọi chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước đều do

cán bộ nghiên cứu đề xuất, đồng thời cũng do cán bộ tổ chức, hướng dẫn nhân
dân thực hiện. Đường lối của Đảng đúng hay sai, tổ chức thực hiện thành hay


7

không đều phụ thuộc vào cán bộ. Động lực của mọi cuộc cách mạng là quần
chúng nhân dân, mà hạt nhân chủ yếu của nó là lực lượng cán bộ.
Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong
những năm qua, Hội LHPN các cấp luôn quan tâm đến công tác quy hoạch
và xây dựng đội ngũ cán bộ. Nghị quyết Đại hội Đại biểu phụ nữ toàn quốc
lần thứ XI nêu: “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội các cấp, đặc biệt
là cấp Trung ương và cơ sở là một trong ba khâu đột phá” [32, tr3.]. Theo
đó, chương trình hành động xây dựng các mục tiêu, giải pháp cũng nhấn
mạnh đến đối tượng là cán bộ Hội phụ nữ các cấp. Chính vì vậy, trong
những năm qua đội ngũ cán bộ Hội LHPN các cấp đã có sự chuyển biến về
số lượng, chất lượng; ln đồn kết, khơng ngừng phấn đấu, rèn luyện phẩm
chất đạo đức, nâng cao trình độ năng lực; nhiệt tình, trách nhiệm, sâu sát cơ
sở, vượt qua khó khăn hồn thành tốt nhiệm vụ góp phần quan trọng trong
thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của phong phong trào thi đua và
các hoạt động của Hội.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn cịn một bộ phận cán bộ Hội chưa nhận
thức đầy đủ vai trò nòng cốt, cũng như yêu cầu trong công tác vận động phụ
nữ của tổ chức Hội trong tình hình mới; chưa thực sự nhạy bén, sáng tạo
trước những vấn đề mới, còn lúng túng khi giải quyết vấn đề khó khăn, phức
tạp; thiếu năng lực hoạt động thực tiễn, tinh thần tự học hỏi, rèn luyện còn
hạn chế chưa đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Để góp phần khắc phục
những hạn chế nêu trên và nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ hội các cấp hội
LHPN Nghệ An hiện nay đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới,
tôi chọn vấn đề “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội Liên hiệp phụ

nữ các cấp ở tỉnh Nghệ An giai đoạn hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận
văn thạc sỹ, chuyên ngành Chính trị học.


8

Cán bộ và cơng tác cán bộ đóng vai trị rất quan trọng trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nên đã có nhiều nghị quyết của Đảng, văn bản
của Nhà nước, nhiều cơng trình nghiên cứu, đề cập đến vấn đề này.
Các nghị quyết của Đảng, văn bản của Nhà nước về công tác cán bộ
tiêu biểu như: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương
Đảng (khóa VIII) về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước; Nghị quyết số 32-NQ/TW, ngày 26 tháng 5 năm 2014
của Bộ Chính trị (Khóa XI) về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công
tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý; Nghị
quyết số 12-NQ/TW, ngày 16 tháng 01 năm 2012 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng (khóa XI) một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay;
Kết luận số 37-KL/TW, ngày 02/02/2009 của Ban Chấp hành Trung ương
(Khóa X) về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lược cán bộ từ nay đến năm
2020; Luật cán bộ, cơng chức số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008 của Quốc
hội Khóa XII; Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/03/2010 của Chính
phủ về việc đào tạo, bồi dưỡng công chức; Quy định số 286-QĐ/TW ngày
08/02/2010 của Bộ Chính trị về việc ban hành quy chế đánh giá cán bộ,
cơng chức.
Ngồi những văn bản nêu trên Đảng và Nhà nước cũng có những văn
bản riêng nhấn mạnh về cơng tác cán bộ nữ nói chung và cán bộ Hội phụ nữ
nói riêng, như: Nghị quyết 153-NQ/TW ngày 10/1/1967 của Ban bí thư về
cơng tác cán bộ nữ; Chỉ thị số 28-CT/TW ngày 24/12/1993 của Ban Bí thư
về thực hiện Nghị quyết của Bộ chính trị về việc tăng cường công tác vận
động phụ nữ trong tình hình mới; Nghị quyết số 04-NQ ngày 12/07/1993

của Bộ Chính trị Về đối mới và tăng cường cơng tác vận động phụ nữ trong
tình hình mới. Chỉ thị 37-CT/TW 1994 của Ban bí thư về cơng tác cán bộ nữ
trong tình hình mới; Đảng đã xác định các cấp Hội phụ nữ có trách nhiệm tổ


9

chức quán triệt các quan điểm của Đảng về công tác vận động phụ nữ; Nghị
quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ chính trị Về cơng tác phụ nữ
thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Kết luận số 55KL/TW ngày 18/1/2013 về tiếp tục đẩy mạnh Nghị quyết 11-NQ-TW của Bộ
chính trị Khóa X về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH; Nghị
quyết nêu lên thực trạng tình hình phụ nữ nói chung, cán bộ nữ nói riêng,
những ưu điểm, hạn chế và đưa ra quan điểm, mục tiêu công tác cán bộ nữ;
Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19/5/2009 của Chính phủ Quy định về
các biện pháp bảo đảm Bình đẳng giới. Hội phụ nữ có trách nhiệm tham gia
đóng góp ý kiến vào chỉ tiêu nữ ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng
nhân dân.
Cán bộ và công tác cán bộ cũng là vấn đề được nhiều nhà khoa học, các
cơ quan, các tác giả nghiên cứu. Trong số các đề tài, cơng trình nghiên cứu
đã cơng bố, các bài viết liên quan đến công tác cán bộ đã đăng có những
đóng góp, kiến nghị hết sức sâu sắc, có giá trị thực tiễn cao như: Nguyễn
Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (đồng chủ biên), Luận cứ khoa học cho việc
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia (Hà Nội,
2011). Cuốn sách đã phân tích, lý giải, hệ thống hóa các căn cứ khoa học
cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh
đạo chủ chốt các cấp, từ đó đưa ra những kiến nghị về phương hướng, giải
pháp nhằm củng cố, phát triển đội ngũ này cả về số lượng và chất lượng, cơ
cấu cho phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
(CNH, HĐH) đất nước; Hồng Chí Bảo (chủ biên), Hệ thống chính trị nơng

thơn nước ta hiện nay. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia (Hà Nội, 2011). Tác
giả đã nghiên cứu vấn đề từ quan điểm lý luận đến thực tiễn, đồng thời cũng
đưa ra một số phương hướng và giải pháp chủ yếu tiếp tục đổi mới và nâng


10

cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở nơng thôn nước ta; Cao Khoa Bảng
(chủ biên) Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của hệ thống chính
trị cấp tỉnh, thành phố Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật (Hà Nội 2013). Cuốn sách đã trình bày những kinh nghiệm trong việc xây dựng đội
ngũ cán bộ lãnh đạo thuộc diện Ban Thường vụ quản lý, thực trạng, kinh
nghiệm và những yêu cầu đặt ra; PGS.TS Trần Đình Hoan (chủ biên) Đánh
giá quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ cơng nghiệp
hố, hiện đại hố đất nước Nhà xuất bản chính trị quốc gia (Hà Nội - 2009).
Tác giả đã đưa ra các đánh giá và giải pháp trong quy hoạch, luân chuyển
cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Một số đề án, luận văn, đề tài nghiên cứu các cấp liên quan tới công tác
cán bộ nữ:
Đề án “Nâng cao chất lượng hoạt động tổ chức Hội cơ sở” của Hội
LHPN Việt Nam năm 2013; Luận văn “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về
giải phóng phụ nữ và hoạt động thực tiễn của Hội LHPN Việt Nam trong
thời kỳ đổi mới”, của Đào Tố Uyên, 2003; Luận văn “Trung ương Hội
LHPN Việt Nam xây dựng đội ngũ cán bộ hội thời kỳ đổi mới”, của Hoàng
Thị Hương Nhung, năm 2009.
Những cơng trình trên tập trung nghiên cứu về quan điểm của Đảng và
Nhà nước về công tác vận động phụ nữ, việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh vào cơng tác dân vận; nêu lên các yếu tố tác động đến phụ nữ trong
thực hiện các vai trị của mình. Đồng thời đánh giá hoạt động của cán bộ
Hội phụ nữ các cấp, trên cơ sở đó nhằm đưa ra những giải pháp thiết thực
góp phần phát huy vai trị, vị trí của tổ chức Hội phụ nữ.

Các bài viết viết về cán bộ nữ:
- “Công tác cán bộ nữ - phải làm bằng cả tấm lòng và trách nhiệm”
(Lê Hoa - Cổng thông tin điện tử Đà Nẵng); Phát huy năng lực, trí tuệ đội
ngũ cán bộ nữ (Nguyễn Ngọc Lâm - Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương -


11

Tạp chí Đảng Cộng sản); Hội LHPN Việt Nam với chính sách cán bộ nữ
(Ths. Đỗ Thị Hạnh - Tạp chí Cộng sản, số 8/2013); Củng cố tổ chức, cán bộ
Ban Dân vận, Mặt trận, đoàn thể nhân dân các cấp (Nguyễn Duy Việt - Tạp
chí Cộng sản, số 5/2014); Đổi mới quy trình bổ nhiệm cán bộ (Ngơ Đặng
Tuấn - Tạp chí Cộng sản, số 9/2014); “Xây dựng và phát triển tổ chức Hội
vững mạnh ở một số cấp Hội - đơi điều cịn trăn trở”, Thơng tin Phụ nữ, số
8.3/2009 của Mai Hoa; “Phụ nữ Nghệ An những chặng đường xây dựng và
phát triển”, Thông tin Phụ nữ Nghệ An (2010) của Lê Thị Tám, Chủ tịch
Hội LHPN Nghệ An; “Nhìn lại 10 năm hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ ở
Nghệ An” của Bùi Nguyên Lân, Giám đốc Sở Lao động Thương binh & Xã
hội, Thông tin Phụ nữ Nghệ An số 20.10/2011; “Thực hiện tốt khâu đột phá,
góp phần nâng cao chất lượng tồn diện trong hoạt động Hội”, Thông tin
Phụ nữ Nghệ An (2014) của Lê Thị Tám, Chủ tịch Hội LHPN Nghệ An.
Các bài báo đã đánh giá thực trạng về công tác cán bộ nữ, những quy
định trong quá trình bổ nhiệm đề bạt cán bộ nữ. Các bài báo cũng đã phản
ánh được vai trò của đội ngũ cán bộ hội phụ nữ Nghệ An, các kết quả đạt
được dưới các góc độ khác nhau và đưa ra một số giải pháp cho các hoạt
động và công tác cán bộ trong thời gian tới.
Nhìn chung các cơng trình nghiên cứu của các tác giả nêu trên đã làm
sáng tỏ quan điểm của Đảng, Nhà nước và một số nội dung cụ thể liên quan
đến công tác cán bộ nữ, vai trò của tổ chức Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam
nói chung và Hội liên hiệp phụ nữ Nghệ An nói riêng. Song hiện nay chưa

có cơng trình nào nghiên cứu cụ thể về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
Hội LHPN các cấp ở Nghệ An. Do vậy, đề tài chúng tôi nghiên cứu không
trùng lặp với các cơng trình đã cơng bố.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về đội ngũ cán bộ Hội liên
hiệp phụ nữ các cấp ở Nghệ An, luận văn đề xuất các quan điểm và giải


12

pháp nhằm nâng cao chất lượng cán bộ Hội phụ nữ của địa phương đáp ứng
yêu cầu sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay.
3. Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
Hội liên hiệp phụ nữ các cấp hiện nay.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ Hội phụ nữ các cấp ở
Nghệ An; đồng thời chỉ ra những nguyên nhân của thực trạng này.
- Đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ Hội liên hiệp phụ nữ các cấp của tỉnh Nghệ An.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Cán bộ Hội liên hiệp phụ nữ ở Nghệ An.
- Phạm vi nghiên cứu: Cán bộ Hội liên hiệp phụ nữ các cấp Tỉnh,
huyện, xã ở Nghệ An giai đoạn 2011 - 2016.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Đề tài quán triệt phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp lịch sử và lơgíc,
phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp quy nạp và diễn dịch,
phương pháp khảo sát, phương pháp điều tra xã hội học...
6. Đóng góp khoa học của đề tài

- Góp phần làm sáng tỏ tầm quan trọng và yêu cầu của Đảng và Nhà
nước đối với cán bộ Hội liên hiệp phụ nữ các cấp.
- Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ các bộ nữ trong các
cấp Hội ở tỉnh Nghệ An, đề tài đề xuất các giải pháp phù hợp để nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ Hội các cấp tỉnh, huyện, xã của địa phương.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo để thực
hiện tốt công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội phụ nữ các cấp và


13

cịn có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc tập huấn các chuyên đề về
công tác cán bộ Hội phụ nữ các cấp ở Nghệ An.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
Hội liên hiệp phụ nữ các cấp.
Chương 2: Thực trạng và chất lượng đội ngũ cán bộ Hội liên hiệp phụ
nữ các cấp ở Nghệ An.
Chương 3: Quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ Hội liên hiệp phụ nữ các cấp ở tỉnh Nghệ An.


14

B. NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
ĐỘI NGŨ CÁN BỘ HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ CÁC CẤP

1.1. Hội liên hiệp phụ nữ và đội ngũ cán bộ Hội liên hiệp phụ nữ
các cấp
1.1.1. Hội liên hiệp phụ nữ
Theo Điều lệ Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam “Hội LHPN Việt Nam là
tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị, đại diện cho quyền và lợi
ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam; phấn đấu vì sự
phát triển của phụ nữ và bình đẳng giới.
Hội là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành viên của
Liên đoàn phụ nữ Dân chủ quốc tế và Liên đoàn các tổ chức phụ nữ ASEAN
(Hiệp hội các nước Đông Nam Á). Từ những tổ chức tiền thân cho đến ngày
nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội đoàn kết, vận
động, tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ, phát huy truyền thống yêu nước,
anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang, góp phần tích cực vào sự nghiệp
xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh” [30, tr 1].
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội LHPN Việt Nam
đã trưởng thành và phát triển. Hội đã trở thành tổ chức chính trị - xã hội
vững mạnh với hệ thống gồm bốn cấp, từ Trung ương đến cơ sở, với sự
tham gia của đông đảo hội viên và đội ngũ cán bộ Hội nhiệt tình, năng động,
sáng tạo, đã lãnh đạo phong trào phụ nữ từng bước phát triển và lớn mạnh.
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là một đồn thể chính trị - xã hội có
lịch sử 85 năm, với hơn 15 triệu hội viên, rộng khắp từ Trung ương đến cơ


15

sở. Cùng với sự phát triển của đất nước, trình độ, năng lực, vị trí, vai trị của
phụ nữ trong gia đình và xã hội ngày càng được nâng lên. Trong 85 năm xây
dựng và trưởng thành, Hội LHPN Việt Nam đã tổ chức thành công 11 kỳ
Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc. Trải qua từng thời kỳ cách mạng, Hội có

nhiều tên gọi khác nhau như: Phụ nữ Liên Hiệp Hội (1930), Phụ nữ Giải
Phóng (1930- 1931), Phụ nữ Dân chủ (1936-1939), Phụ nữ phản đế (19391941), Đoàn Phụ nữ cứu quốc (6.1941). Từ các tổ chức tiền thân, trước yêu
cầu mới của cách mạng và phong trào phụ nữ cả nước, ngày 20/10/1946,
Hội chính thức mang tên Hội LHPN Việt Nam cho đến nay. Dù tên gọi có
nhiều thay đổi cho phù hợp với từng giai đoạn cách mạng, nhưng trước sau
vẫn là tổ chức kiên trung của Hội LHPN Việt Nam.
Về hệ thống tổ chức Hội gồm 4 cấp: Trung ương, Tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương và tương đương (gọi chung là cấp tỉnh); Huyện,
quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và tương đương (gọi chung là cấp
huyện); Xã, phường, thị trấn và tương đương (gọi chung là cấp cơ sở). Cơ
quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc. Cơ
quan lãnh đạo ở mỗi cấp là Đại hội đại biểu hoặc Đại hội toàn thể hội viên
của cấp đó. Đại hội đại biểu phụ nữ các cấp tổ chức 5 năm một lần. Cơ quan
chuyên trách Hội cấp Trung ương, tỉnh, huyện là cơ quan tham mưu, giúp
việc cho Ban chấp hành, Đoàn Chủ tịch hoặc Ban Thường vụ cùng cấp.
1.1.2. Đội ngũ cán bộ Hội liên hiệp phụ nữ các cấp
1.1.2.1. Quy định về cán bộ Hội liên hiệp phụ nữ các cấp
Thuật ngữ “cán bộ” được sử dụng trong phạm vi rất rộng, không hạn
chế và không theo một quy tắc, quy định nào, như: cán bộ xã, cán bộ thôn,
cán bộ y tế, cán bộ lớp học, cán bộ coi thi... Theo Tô Tử Hạ, tác giả cuốn
sách Công chức và vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay,
(1998) Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội “cán bộ” là thuật ngữ được
du nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc, để chỉ những người nòng cốt, người


16

chỉ huy được sử dụng để phân biệt với nhân dân. Với cách hiểu này, người
đọc sẽ hiểu đó là những người có chức vụ, có một vị trí “lãnh đạo” thì cũng
có những quyền hạn nhất định mà nhân dân là những người khơng có quyền

hạn đó.
Cịn theo giải thích trong Từ điển tiếng Việt, “cán bộ là người làm
công tác nghiệp vụ chuyên môn trong cơ quan nhà nước” [57, tr.105]. Theo
cách giải thích này, người đọc có thể cho rằng cán bộ là “người của nhà
nước” và làm những cơng việc cho Nhà nước. Cịn những người làm trong
các tổ chức khác thì khơng được coi là cán bộ. Nhưng theo Khoản 1 Điều 4
của Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định: “Cán bộ là công dân Việt
Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm
kỳ trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức
chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau
đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau
đây gọi chung là cấp huyện) trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách
nhà nước” [59, tr.105].
Theo quy định này, tiêu chí xác định cán bộ gắn với cơ chế bầu cử,
phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ. Những người
đủ các tiêu chí chung của cán bộ, công chức mà được tuyển vào làm việc
trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội thơng qua
con đường bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm
kỳ được xác định là cán bộ. Thực tế cho thấy, cán bộ luôn gắn liền với chức
vụ, chức danh theo nhiệm kỳ; hoạt động của họ gắn với quyền lực chính trị
được nhân dân trao cho và chịu trách nhiệm chính trị trước Đảng, Nhà nước
và nhân dân. Cán bộ Hội LHPN cũng nằm trong quy định ấy. Cơ quan lãnh
đạo Hội LHPN các cấp do bầu cử lập ra, tổ chức và hoạt động theo nguyên
tắc tập trung dân chủ.


17

Ngồi khái niệm chung về cán bộ, thì khái niệm cán bộ cấp xã được
nhắc đến nhiều trong các văn bản của Nhà nước. Chủ tịch Hội LHPN xã

cũng được quy định tại Điều 3 Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009.
Cấp xã là cấp có mối quan hệ trực tiếp với nhân dân, là nơi đầu tiên giải
quyết các yêu cầu của nhân dân, tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện tốt các
quyền và nghĩa vụ của mình đồng thời là nơi thực hiện các đường lối, chủ
trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
khẳng định: “Cấp xã là cấp gần gũi nhân dân nhất, là nền tảng của hành
chính. Cấp xã làm được việc thì mọi việc đều xong xi” [48, tr.169]
Cán bộ Hội LHPN Nghệ An có 3 cấp: cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
Cán bộ Hội LHPN Tỉnh làm việc tại cơ quan Hội LHPN Tỉnh, chịu sự quản
lý về tổ chức, biên chế của Tỉnh ủy; sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về
chuyên môn, nghiệp vụ của Trung ương Hội LHPN Việt Nam. Cán bộ
huyện làm việc tại cơ quan Hội LHPN huyện chịu sự quản lý về tổ chức,
biên chế của Huyện ủy; sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn,
nghiệp vụ của Hội LHPN Tỉnh. Cán bộ cấp cơ sở làm việc tại Hội LHPN cơ
sở chịu sự quản lý về tổ chức, biên chế của Đảng ủy xã; sự chỉ đạo, hướng
dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Hội LHPN huyện. Cán bộ Hội
cấp cơ sở theo quy định hiện hành thì chỉ có Chủ tịch Hội LHPN cơ sở được
cơng nhận là cán bộ được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, cịn Phó chủ
tịch và Thường vụ đang hưởng trợ cấp từ ngân sách xã.
1.1.2.1. Vai trò của cán bộ Hội liên hiệp phụ nữ các cấp
Bàn về vị trí, vai trị của cán bộ lãnh đạo đối với sự nghiệp cách mạng,
C. Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định: “Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có
những người sử dụng lực lượng thực tiễn” [55, tr.184]. Theo quan điểm của
hai ông, cán bộ là những người tiêu biểu cho phong trào cách mạng; có tri
thức và có trình độ nhận thức cao, biết kết hợp vận dụng lý luận cách mạng


18

với thực tiễn để tổ chức phong trào cách mạng của quần chúng, lãnh đạo

quần chúng thực hiện cải cách có ý nghĩa cách mạng.
Kế thừa và phát triển sáng tạo tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về
Đảng của giai cấp công nhân, V.I. Lênin đã đề ra những quan điểm quan
trọng về cán bộ. Theo V.I.Lênin, vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ trước
hết là ở chỗ đảm bảo tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối chính trị của
Đảng. Bởi vì, họ vừa là người xây dựng đường lối, vừa tiến hành lựa chọn
phương pháp chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra quá trình vận động cách
mạng, hướng tới mục tiêu đề ra. Với Lênin, việc lựa chọn con người là mấu
chốt; rằng, trong lịch sử, chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền
thống trị, nếu nó khơng đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những
lãnh đạo chính trị, những đại biểu tiên phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh
đạo phong trào.
Để có được đội ngũ cán bộ am hiểu nhiều lĩnh vực, V.I.Lênin coi trọng
công tác đào tạo, bồi dưỡng, lựa chọn, đề bạt cán bộ vào các cương vị công
tác, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của họ, chú ý giáo dục,
rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng và năng lực công tác cán
bộ, chống bệnh quan liêu, xa dân, kiêu ngạo, thối hóa, biến chất. Về vấn đề
này, Hồ Chí Minh cũng đã từng nhấn mạnh: “Người cách mạng phải có đạo
đức, khơng có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng khơng lãnh đạo nhân dân” [49,
tr.253].
Vai trị của cán bộ được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định một cách rõ
ràng, cụ thể, “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” [49, tr.269]. “Mọi việc
thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [49, tr.273]. Đánh giá rất
cao vai trò của cán bộ, Người viết: “cán bộ là tiền vốn của đồn thể. Có vốn
mới làm ra lãi. Bất cứ chính sách, cơng tác gì nếu có cán bộ tốt thì thành
cơng, tức có lãi. Khơng có cán bộ tốt thì hỏng việc, tức lỗ vốn” [50, tr.46].


19


Khơng những vai trị, tầm quan trọng của cán bộ nói chung được ghi
nhận, khẳng định mà cán bộ nữ và cơng tác cán bộ nữ nói riêng cũng được
Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm. Sinh thời, Chủ tịch Hồ
Chí Minh ln đề cao vai trị, vị trí của người phụ nữ, đặc biệt là trong sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Người coi chăm lo xây dựng đội ngũ cán
bộ nữ là một nhiệm vụ quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến một nửa số
dân, đến từng gia đình trong cộng đồng xã hội. Người khẳng định: lực lượng
phụ nữ là một bộ phận không thể tách rời của cách mạng, một trong những
nhân tố quan trọng bảo đảm mọi thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh vì độc
lập, tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân. Chính vì vậy, Người ln
căn dặn: “Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng
cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc
lãnh đạo” [49, tr.432].
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Người ln quan tâm
tới các phong trào của phụ nữ. Dù bận trăm công ngàn việc khác nhau, vị
lãnh tụ kính yêu của dân tộc vẫn dành thì giờ tham dự, nói chuyện tại các
hội nghị và đại hội của tổ chức phụ nữ, nếu khơng, ít nhất Người cũng gửi
thư căn dặn với tấm lòng của một người Cha, người Bác thân yêu trong đại
gia đình các dân tộc Việt Nam.
Hồ Chí Minh ln khẳng định: lực lượng phụ nữ là một bộ phận
không thể tách rời của cách mạng, một trong những nhân tố quan trọng bảo
đảm mọi thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc, vì
hạnh phúc của nhân dân. Người nói: “Non sơng gấm vóc Việt Nam do phụ
nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”. Đó cũng là
sự khẳng định vị trí, vai trị của phụ nữ là rất to lớn trong sự nghiệp xây
dựng đất nước. Trong nhiều bài viết, bài nói của mình, Chủ tịch Hồ Chí
Minh ln nhắc nhở các cơ quan Đảng, chính quyền, các tổ chức phải tạo
điều kiện thuận lợi cho phụ nữ tham gia hoạt động. Trong bài Phải thật sự



20

tôn trọng quyền lợi của phụ nữ, Người đã nhấn mạnh phụ nữ chiếm một nửa
tổng số nhân dân; Để xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải thật sự giải phóng
phụ nữ và tơn trọng quyền lợi của phụ nữ. Hiến pháp và pháp luật của nước
ta đã quy định rõ điều đó.
Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ khi thành lập
đến nay, Đảng ta luôn quan tâm đặc biệt đến Hội LHPN đã ban hành nhiều
chủ trương, chính sách đồng bộ khẳng định vai trị to lớn của Hội phụ nữ
trong hệ thống chính trị. Nghị quyết số 17-NQ/TW, Hội nghị lần thứ 5 Ban
chấp hành Trung ương Đảng khóa IX Về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ
thống chính trị cơ sở, trong đó nhấn mạnh: “Mặt trận và các đồn thể nhân
dân đóng vai trị nịng cốt xây dựng khối đồn kết toàn dân và thực hiện quy
chế dân chủ ở cơ sở” [5, tr.3]. Nghị quyết yêu cầu cán bộ Mặt trận Tổ quốc
và các đoàn thể nhân dân phải “Đổi mới nội dung và phương thức hoạt
động”, “sát hợp với nhu cầu và lợi ích của hội viên, đồn viên; trên cơ sở
đó, tập hợp rộng rãi và nâng cao tính tự giác của hội viên, đồn viên, xây
dựng tổ chức vững mạnh” [5, tr.3]. Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính
trị xác định rất rõ nhiệm vụ xây dựng, củng cố Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt
Nam thực sự vững mạnh, phát huy đầy đủ vai trò nòng cốt trong cơng tác
vận động phụ nữ, trong đó nhấn mạnh yêu cầu “Hội cần mở rộng tính liên
hiệp, tập hợp rộng rãi các đối tượng là phụ nữ trên ngun tắc dân chủ, tự
nguyện; đa dạng hóa các hình thức tập hợp để phát triển hội viên trong các
lĩnh vực” [9, tr.7]. Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước bổ sung, sửa đổi năm 2011 và các nghị
quyết sau đó của Đảng đều khẳng định vị trí, vai trị của Hội LHPN Việt
Nam và sự cần thiết phải xây dựng, phát triển, nâng cao chất lượng đôi ngũ
cán bộ hội.
Vai trò của người cán bộ Hội thể hiện trong bốn mối quan hệ: một là
với đường lối, chính sách, hai là với bộ máy (các cơ quan lãnh đạo, quản lý,



21

Hội phụ nữ cấp trên), ba là với công việc, bốn là với quần chúng. Chỉ khi
nào hoàn thành sứ mạng do các quan hệ đó địi hỏi thì thì người cán bộ Hội
mới thực hiện đúng vai trò của mình.
Đối với đội ngũ cán bộ Hội LHPN các cấp, vai trò của họ được thể hiện
trên nhiều mặt như:
Thứ nhất: Vị trí, vai trị của đội ngũ cán bộ Hội trong cơng tác cán bộ
nữ
Là một tổ chức chính trị xã hội, Hội LHPN Việt Nam có chức năng đại
diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp
phụ nữ, tham gia xây dựng Đảng, phối hợp tham gia quản lý Nhà nước. Chính
vì vậy, vai trị, vị trí và trách nhiệm của tổ chức Hội LHPN trong công tác cán
bộ nữ đã được xác định rõ trong pháp luật và các văn bản của Đảng, Nhà
nước về xây dựng đội ngũ cán bộ nữ, thể hiện vị trí pháp lý của Hội.
Khoản 3, Điều 30 Luật bình đẳng giới nêu rõ: “Hội LHPN Việt Nam
phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan bồi dưỡng, giới thiệu phụ nữ đủ
tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; phụ nữ đủ
tiêu chuẩn tham gia quản lý, lãnh đạo các cơ quan trong hệ thống chính trị”
[58, tr.18].
Nghị quyết 153-NQ/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác
cán bộ nữ xác định trách nhiệm của Đảng đoàn Hội LHPN Trung ương là “đề
xuất và tham gia ý kiến với các cơ quan có trách nhiệm và Ban tổ chức Trung
ương những vấn đề cần chú trọng bổ sung trong các chính sách, chế độ đối với
cán bộ nữ” [1, tr.4]. Chỉ thị 44-CT/TW ngày 7/6/1984 của Ban Bí thư về một số
vấn đề cấp bách trong công tác cán bộ nữ cũng nêu rõ trách nhiệm của Đảng
đoàn Hội LHPN các cấp là giúp cấp ủy Đảng tổ chức thực hiện Chỉ thị: “Phối
hợp với Ban Tổ chức Trung ương xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chính sách

tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ nữ” [3, tr.3].


22

Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị nhấn mạnh: “Hội LHPN
các cấp, cán bộ, đảng viên nữ cần chủ động, tích cực tham mưu, giới thiệu,
tạo nguồn cán bộ nữ và giới thiệu quần chúng là phụ nữ ưu tú cho Đảng” [7,
tr.3]; “Hội có trách nhiệm tham gia đóng góp ý kiến vào chỉ tiêu nữ ứng cử
đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân” [17, tr.6].
Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24/12/2010 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới 2011 - 2020 yêu cầu
Hội tham gia cùng Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các
cơ quan liên quan xây dựng, trình Chính phủ ban hành, hướng dẫn và tổ
chức thực hiện quy định về quy hoạch, tạo nguồn cán bộ nữ, tỷ lệ nữ đã bổ
nhiệm các chức danh trong các cơ quan nhà nước, rà sốt, kiến nghị cơ quan
có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy định
về tuổi bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng nữ cán bộ, công chức, viên chức.
Địa vị pháp lý của Hội LHPN Việt Nam cũng được thể hiện qua Nghị
định 56/2012/NĐ-CP ngày 16/7/2012 của Chính phủ quy định trách nhiệm
của bộ, ngành, ủy ban nhân dân các cấp trong việc bảo đảm cho các cấp Hội
LHPN Việt Nam tham gia quản lý Nhà nước (trước đây là Nghị định số
19/2003/NĐ-CP ngày 7/3/2003 của Chính phủ). Theo đó, quan hệ giữa Hội
LHPN Việt Nam với Nhà nước, các bộ, ngành, ủy ban nhân dân cùng cấp là
quan hệ phối hợp để thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của
Hiến pháp và pháp luật.
Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết, Ban Bí thư đã ban hành
Kết luận số 55-KL/TW ngày 18/1/2013 về tiếp tục đẩy mạnh Nghị quyết
11-NQ-TW của Bộ chính trị Khóa X về cơng tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhấn mạnh các chỉ tiêu đã đề ra

trong công tác cán bộ nữ và yêu cầu: “Hội LHPN các cấp cần chủ động
hơn nữa trong việc tham mưu, giới thiệu, tạo nguồn cán bộ nữ và giới
thiệu quần chúng cho Đảng” [6, tr.27].


23

Các văn bản trên đã khẳng định địa vị pháp lý của Hội LHPN Việt
Nam trong hệ thống chính trị cũng như góp phần tạo cơ chế để Hội LHPN
thực hiện chức năng đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính
đáng của các tầng lớp phụ nữ, tham gia xây dựng Đảng, tham gia quản lý
Nhà nước. Có thể thấy, trong cơng tác cán bộ nữ, các nhiệm vụ cơ bản của
Hội LHPN Việt Nam bao gồm: Tham mưu đề xuất chính sách cho cán bộ nữ
trong cơng tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, chính sách nhằm đảm bảo tỷ
lệ nữ tham gia cấp ủy Đảng, cơ quan dân cử và chính quyền các cấp; Tham
gia giới thiếu cán bộ nữ cho Đảng, Nhà nước, đặc biệt là trước kỳ đại hội
Đảng và bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp. Bồi dưỡng kiến thức,
kỹ năng và trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực cho nữ lãnh đạo
và cán bộ nữ tiềm năng, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nữ;
Tuyên truyền nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho người dân trong
cộng đồng và đội ngũ lãnh đạo, quản lý; Phối hợp với các ban, ngành chức
năng trong triển khai thực hiện, kiểm tra, sơ, tổng kết và đánh giá việc thực
hiện công tác cán bộ nữ.
Thứ hai: Vai trò của cán bộ Hội LHPN các cấp trong chỉ đạo, tổ chức, thực
hiện các phong trào thi đua, các nhiệm vụ công tác Hội và nhiệm vụ tại địa phương.
Vai trò của cán bộ Hội LHPN các cấp trong công tác vận động phụ nữ
đã được Bộ Chính trị xác định: “Các cấp Hội phụ nữ có trách nhiệm tổ chức
quán triệt các quan điểm của Đảng về công tác vận động phụ nữ, cụ thể hóa
thành chế độ, chính sách, xây dựng chương trình hành động cụ thể và đôn
đốc kiểm tra việc thực hiện, rút kinh nghiệm kịp thời” [3, tr.7]. Bộ Chính trị

tiếp tục u cầu: “Đảng đồn Hội LHPN Việt Nam có trách nhiệm giúp Ban
Bí thư trực tiếp chỉ đạo phong trào phụ nữ, đổi mới nội dung, tổ chức và
phương thức hoạt động của Hội LHPN” [7, tr.6]. Nghị quyết số 04-NQ/TW,
Chỉ thị 37-CT/TW của Ban Bí thư cịn khẳng định Đảng đoàn Hội LHPN
Việt Nam được trao trách nhiệm cùng Ban Dân vận Trung ương, Ban Tổ


24

chức Trung ương và Văn phòng Trung ương theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc
thực hiện Nghị quyết, Chỉ thị.
Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy, lãnh đạo cấp trên, cán bộ Hội
LHPN các cấp cũng đã phát huy tốt vai trị chỉ đạo của mình, thường xun
đổi mới nội dung, phương pháp chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc
tập trung dân chủ trong lãnh đạo, điều hành hoạt động theo đúng quy chế, từ
đó xây dựng được nề nếp làm việc và sự đoàn kết thống nhất trong nội bộ hệ
thống cán bộ tổ chức Hội; duy trì nề nếp sinh hoạt định kỳ; lãnh đạo, chỉ đạo
xây dựng kế hoạch, triển khai, tổ chức thực hiện kịp thời các nhiệm vụ chính
trị của ngành, của cấp uỷ; cơng tác chỉ đạo, điều hành có nhiều đổi mới đã
nâng cao vai trò, chất lượng tham mưu, điều hành, chủ động sáng tạo của
đội ngũ cán bộ hội từ tỉnh xuống đến cơ sở.
Tuy nhiên, trước yêu cầu mới của tiến trình đẩy mạnh sự nghiệp CNH,HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế, nhìn chung đội ngũ cán bộ, lãnh đạo Hội
LHPN các cấp vẫn còn những mặt hạn chế. Đó là, tình trạng khơng đồng
đều về trình độ chun mơn đào tạo, năng lực thực tiễn; Một số cán bộ lãnh
đạo, quản lý cịn có biểu hiện chủ quan, tự mãn; một số tuy có tâm huyết với
công tác hội, phong trào thi đua nhưng trình độ hạn chế, thiếu sáng tạo, v.v..
1.2 Yêu cầu và tiêu chí nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội
liên hiệp phụ nữ các cấp hiện nay
1.2.1 Yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hội các cấp
hiện nay

Nâng cao chất lượng cán bộ hội các cấp nhằm xây dựng đội ngũ cán
bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ, có
năng lực hoạt động thực tiễn, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu
đáp ứng yêu cầu công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.


×