Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Lập trường quan điểm của một số nước lớn đơi với vấn đề crimea trong quan hệ quốc tế (1991 2015)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 134 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN KHẮC SƠN

LẬP TRƯỜNG QUAN ĐIỂM CỦA
MỘT SỐ NƯỚC LỚN ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ CRIMEA
TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ (1991 - 2015)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

NGHỆ AN - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN KHẮC SƠN

LẬP TRƯỜNG QUAN ĐIỂM CỦA
MỘT SỐ NƯỚC LỚN ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ CRIMEA
TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ (1991 - 2015)
Chuyên ngành: Lịch sử thế giới
Mã số: 60.22.03.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học:

TS. TĂNG THỊ THANH SANG


NGHỆ AN - 2016


i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, đề tài
“Lập trường quan điểm của một số nước lớn đối với vấn đề Crimea trong
quan hệ quốc tế (1991 - 2015)” được hồn thành nhờ sự hướng dẫn tận tình,
chu đáo của TS. Tăng Thị Thanh Sang, khoa Lịch sử Trường Đại học Vinh.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Chủ nhiệm khoa Lịch sử, Phịng
Sau đại học, Bộ mơn Lịch sử Thế giới Trường Đại học Vinh, Viện Nghiên
cứu châu Âu, Trung tâm Thông tấn xã Việt Nam, Thư viện Quốc gia, Thư
viện Trường Đại học Vinh, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Thư viện Trường
Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong q trình thực
hiện đề tài này.
Tơi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia
đình, bạn bè đã động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tơi trong q
trình thực hiện luận văn.
Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn tư liệu và khả năng nghiên cứu của bản
thân cho nên luận văn này sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết cần được
góp ý, sửa chữa.
Kính mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và bạn đọc để
luận văn này được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Nghệ An, tháng 7 năm 2016
Tác giả

Trần Khắc Sơn



ii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................... iv
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài ............................................................... 5
4. Đối tuợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 5
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................... 6
6. Đóng góp của luận văn .............................................................................. 7
7. Bố cục của luận văn ................................................................................... 7
Chương 1. SỰ BÙNG NỔ VÀ DIỄN BIẾN CỦA VẤN ĐỀ CRIMEA ............... 8

1.1. Tình hình thế giới, khu vực .................................................................... 8
1.1.1. Tình hình thế giới ............................................................................ 8
1.1.2. Tình hình khu vực các nước hậu Xơ viết (khu vực SNG) ............. 10
1.2. Tình hình Nga và Ucraina..................................................................... 13
1.2.1. Tình hình Nga ................................................................................ 13
1.2.2. Tình hình Ucraina .......................................................................... 16
1.3. Vấn đề Crimea ...................................................................................... 18
1.3.1. Thời kỳ trước năm 1954 ................................................................ 18
1.3.2. Việc Liên bang Nga tuyên bố sáp nhập Crimea ............................ 19
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 38
Chương 2. LẬP TRƯỜNG QUAN ĐIỂM CỦA LIÊN HỢP QUỐC,
LIÊN MINH CHÂU ÂU VÀ MỘT SỐ NƯỚC LỚN ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ
CRIMEA ......................................................................................................... 40

2.1. Lập trường quan điểm của Liên Hợp quốc ........................................... 40

2.2. Lập trường quan điểm của Mỹ ............................................................. 43


iii
2.3. Lập trường quan điểm của Liên minh châu Âu .................................... 52
2.3.1. Lập trường quan điểm chung của EU ............................................ 52
2.3.2. Lập trường quan điểm của một số nước lớn trong EU .................. 62
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 75
Chương 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ VẤN ĐỀ CRIMEA TRONG QUAN HỆ
QUỐC TẾ ........................................................................................................ 77

3.1. Tác động của vấn đề Crimea đối với hai nước (Nga, Ucraina),
khu vực và thế giới ...................................................................................... 77
3.1.1. Đối với Nga và Ucraina ................................................................. 77
3.1.2. Đối với khu vực và thế giới ........................................................... 98
3.2. Một số bài học từ giải quyết vấn đề Crimea ....................................... 104
3.3. Triển vọng trong việc giải quyết vấn đề Ucraina của các nước lớn ... 107
KẾT LUẬN .................................................................................................. 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 115
PHỤ LỤC


iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Nghĩa

CH


Cộng hòa

CNTB

Chủ nghĩa tư bản

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

CTQG

Chính trị quốc gia

ĐHSP

Đại học sư phạm

EIB

Ngân hàng Đầu tư châu Âu

EU

Liên minh châu Âu

PACE

Hội đồng Nghị viện châu Âu


G7

Nhóm 7 nước cơng nghiệp phát triển

G8

G7 + Nga

GDP

Tởng thu nhập quốc nội

ISS

Trạm vũ trụ quốc tế

KHXH

Khoa học xã hội

NATO

Tở chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương

NMD

Hệ thống phịng thủ tên lửa

NXB


Nhà xuất bản

SNG

Cộng đồng các quốc gia độc lập

TLTKĐB

Tài liệu tham khảo đặc biệt

TTX VN

Thông tấn xã Việt Nam

UN

Liên Hợp quốc

USD

Đồng Đô la Mỹ

WTO

Tổ chức Thương mại thế giới

XHCN

Xã hội chủ nghĩa



1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bán đảo Crimea nằm ở phía nam Ucraina bên bờ biển Đen, nơi chủ yếu
là người dân nói tiếng Nga, là một phần lịch sử của Liên bang Xô viết trước
khi bị gắn vào Ucraina năm 1954 như một món quà mà người đứng đầu Liên
Xô lúc bấy giờ - Nikita Kruchtshev. Sau khi Liên xô tan rã vào năm 1991, bán
đảo này vẫn là một bộ phận của nước Ucraina độc lập. Crimea là nước cộng
hòa tự trị trong thành phần Ucraina, Cộng hòa Crimea được điều hành bằng
Hiến pháp Crimea và luật pháp Ucraina, với diện tích gần 30 nghìn km2 và số
dân gần hai triệu người.
Trong vài năm gần đây, trong làn sóng phản đối Chính quyền trung
ương tạm quyền sau chính biến lật đở Tởng thống V.Yanucovic, ở Crimea
dấy lên làn sóng địi quyền tự trị nhiều hơn, thậm chí muốn Crimea sáp nhập
Liên bang Nga. Chính quyền ở Crimea mới được bầu lại sau biến cố ở Kiev
đang thúc đẩy tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân về quy chế mới cho nước
Cộng hòa tự trị này; nhiều ý kiến người dân muốn tách khỏi chính quyền
trung ương Kiev, cũng có ý kiến địi sáp nhập Crimea trở lại Liên bang Nga.
Trước ngày 18/3/2014, Crimea là nước cộng hòa tự trị thuộc Ucraina,
nhưng đến ngày 16/3/2014, dân chúng Crimea thông qua cuộc trưng cầu dân
ý đã cho thấy nguyện vọng sáp nhập bán đảo này vào nước Nga. Sau khi sáp
nhập, tình hình quan hệ giữa nước Nga và Ucraina xung quanh vấn đề ở bán
đảo Crimea hết sức căng thẳng. Từ trong quá khứ và hiện tại, Crimea có tầm
quan trọng chiến lược đối với Nga. Nếu Ucraina gia nhập NATO tình hình trở
nên phức tạp vì ảnh hưởng đến Nga, quan hệ không chỉ Nga và Ucraina mà
cịn các nước khác nữa nhất là Mỹ. Chính vì thế mà cả Nga và Ucraina đang
tìm một giải pháp hợp lý để giải quyết tình hình căng thẳng giữa hai nước.
Trong bối cảnh đó, lập trường quan điểm của các nước lớn đối với vấn
đề Crimea trong quan hệ quốc tế có vai trị, vị trí và ảnh hưởng rất lớn tới quá



2
trình hình thành, xác định thái độ, chính sách đối ngoại trong quan hệ Nga Ucraina nói riêng và quan hệ quốc tế nói chung.
Chúng ta biết rằng, trong lịch sử cũng như hiện tại các nước lớn ln có
ảnh hưởng to lớn tới quá trình vận động và phát triển của lịch sử nói chung và
quan hệ quốc tế nói riêng, là yếu tố khơng thể bỏ qua trong hoạch định, triển
khai đường lối đối ngoại của các quốc gia. Trong vấn đề Crimea, các nước
lớn đã có vai trò quyết định trong việc giải quyết xung đột, quyết định thành
bại của đàm phán hiện tại và tương lai của vấn đề này. Nghiên cứu quan điểm
các nước lớn về vấn đề Crimea có thể để lại nhiều bài học quý giá trong việc
giải quyết các vấn đề khu vực phức tạp, liên quan đến nhiều bên.
Do đó, việc nghiên cứu lập trường quan điểm của các nước lớn và ảnh
hưởng của các lập trường quan điểm đó trong vấn đề Crimea có giá trị thực
tiễn to lớn trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng tham gia nhiều vào các
diễn đàn đa phương để bàn và giải quyết các vấn đề lớn trên thế giới, khu vực
cũng như những vấn đề liên quan trực tiếp đến đất nước.
Với những lí do trên, chúng tơi đã lựa chọn đề tài: “Lập trường quan
điểm của một số nước lớn đối với vấn đề Crimea trong quan hệ quốc tế
(1991 - 2015) làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về vấn đề Crimea trong quan hệ quốc tế đã trở thành đề tài
nóng hởi và thu hút được sự quan tâm chú ý của nhiều nhà nghiên cứu trên
thế giới cũng như ở Việt Nam. Trong khuôn khổ những tài liệu được tiếp cận,
trên cơ sở khảo cứu tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước, có thể điểm ra
những cơng trình có liên quan đến đề tài.
Cuốn "Quan hệ Việt Nam - Ucraina thực trạng và giải pháp” của
Nguyễn Quang Thuấn (chủ biên, Viện Nghiên cứu châu Âu, thuộc Viện khoa
học xã hội Việt Nam, 2012) đã chỉ ra những nhân tố tác động tới sự phát triển
và quan hệ của hai nước (chủ yếu trên lĩnh vực kinh tế thương mại). Hội thảo

khoa học quốc tế: "Quan hệ Việt Nam - Ucraina lịch sử hiện trạng và triển


3
vọng" do Viện Nghiên cứu châu Âu tổ chức năm 2011 sau đó, ra tập Kỷ yếu
cùng tên cung cấp nhiều nội dung có giá trị. Nội dung Hội thảo đề cập khá
toàn diện đến đất nước Ucraina cũng như mối quan hệ Việt Nam - Ucraina.
Có thể kể đến một số bài như: "Chính sách đối ngoại của Ucraina từ năm
1991 đến nay", của Trần Phương Hoa; "Tình hình chính trị Ucraina; Khủng
hoảng hệ thống và chiến lược cải cách" của Phan Anh Dũng...
Tạp chí Nghiên cứu châu Âu đã liên tục đăng các bài nghiên cứu về
nhiều mặt liên quan đến tình hình Ucraina: Nguyễn An Hà, "Khủng hoảng tại
Ucraina và phản ứng của Nga, Mỹ và Liên minh châu Âu", (Tạp chí Nghiên
cứu châu Âu số 3/2014, tr.43 - 15) đề cập đến một số nguyên nhân tác động
đến khủng hoảng Ucraina và thái độ của Nga, Mỹ và Liên minh châu Âu;
Lương Văn Kế trong "Tính chất địa chính trị của c̣c khủng hoảng Ucraina",
(Tạp chí Nghiên cứu châu Âu số 4/2014, tr.3 - 15) nhấn mạnh: yếu tố địa
chính trị là nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng Ucraina; Nguyễn Hồng
Quân qua bài "Từ cuộc khủng hoảng ở Ucraina, suy ngẫm về sự nghiệp bảo vệ
tở q́c Việt Nam XHCN"(Tạp chí Nghiên cứu châu Âu số 5/2014, tr.13 - 17)
cho rằng: Diễn biến khủng khoảng chính trị tại Ucraina rất phức tạp và trở
thành điểm nóng về an ninh chính trị và ngoại giao, đe dọa hịa bình, an ninh
khu vực châu Âu và thế giới. Tác giả cũng rút ra một số bài học đối với Việt
Nam. Nguyên Nhâm với bài "Ucraina - sự đới đầu của hai chiến lược"(Tạp chí
Nghiên cứu châu Âu số 5/2014, tr.18 - 28) thì nhấn mạnh: Khủng hoảng
Ucraina là minh chứng cho mâu thuẫn Đông - Tây, là tiền đề cho cuộc chiến
thương mại hoặc Chiến tranh lạnh mới. Bài "Vấn đề Crimea sáp nhập vào Liên
bang Nga và những hệ lụy"(Tạp chí Nghiên cứu châu Âu số 8/2014, tr.3 - 7)
nêu lên ý kiến của Đinh Công Tuấn trả lời phỏng vấn của Quỹ Konrad
Adernauuer (Đức) xung quanh vấn đề sáp nhập Crimea vào Liên bang Nga.

Phan Anh Dũng trong bài "Bầu cử Quốc hội trước thời hạn Ucraina: Thách
thức và triển vọng"(Tạp chí Nghiên cứu châu Âu số 11/2014, tr.9 - 18) đề cập


4
đến hai cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn của Ucraina: của cả nước và ở 2
tỉnh đòi li khai trong tháng 10 và 11 năm 2014 và những hệ quả của nó.
Ngồi ra, có thể tìm thấy một số bài viết được đăng tải trên các báo, tạp
chí, trang mạng xã hội (Internet) như: Nhân Dân, Quân đội Nhân dân, Lao
động, Tiền phong, Tin tức, Hà nội mới, An ninh thế giới, Thông tấn xã Việt
Nam, Thanh niên, Tuần báo Thế giới & Việt Nam, Pháp luật v.v.. cũng đã có
một số bài viết có đề cập đến vấn đề này. Có thể kể một số bài tiêu biểu như:
Thơng tấn xã Việt Nam có các bài: Kết quả sơ bộ cuộc bầu cử tổng
thống Ucraina 19/1/2010; Ucraina: Tổng thống Yusenko phê chuẩn luật sửa
đổi bầu cử tổng thớng - Thủ tướng Timơsenco dọa tở chức biểu tình 5/2/2010;
Những sự kiện đáng nhớ tại Ucraina kể từ cuộc “Cách mạng cam” năm 2004
2/3//2010; Tổng thống Yanukovich tổng kết một năm cầm quyền tại Ucraina
8/4/2011; Ucraina: Thông qua luật bầu cử mới 8/11/2011; Bầu cử QH
Ucraina: Thách thức đối với Đảng “Các khu vực” 8/11/2012...; Những
nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng, số 50, ngày 1/3/2014; Khủng hoảng
Ucraina dưới góc nhìn đa chiều, số 2, 29/9/2014...
Từ các ấn phẩm vừa nêu trên, chúng ta có thể nhận thấy: Những ấn
phẩm, bài viết nói trên cho thấy những vấn đề liên quan đến đất nước Ucraina
nói chung và tình hình đất nước này nói riêng đã được chú ý nhiều hơn. Một số
bài viết được đăng tải trên các báo, tạp chí, các trang mạng xã hội (Internet) có
đề cập đến vấn đề này, nhưng cũng rất hạn chế, các bài viết chủ yếu là dưới
dạng biên niên, bình luận sự kiện là chủ yếu. Một số bài viết có được lại chủ
yếu tập trung vào một mảng, hay một lĩnh vực trong một khoảng thời gian nào
đó. Mặc dù vậy, đề tài của chúng tơi ít nhiều đã tiếp thu và kế thừa các thành
tựu nghiên cứu nói trên và đây cũng là nguồn tư liệu rất cần thiết giúp tác giả

có cái nhìn tởng thể và sâu sắc hơn đến vấn đề mà đề tài đặt ra.
Bên cạnh đó, cũng đã có một số luận văn cao học nghiên cứu về các
khía cạnh có liên quan, như Phạm Thị Bình (2007) C̣c cách mạng sắc màu
ở Grudia, Ucraina và Cưrơgưxtan (những năm đầu thế kỷ XXI) Luận văn thạc


5
sĩ Đại học Vinh, Nguyễn Thị Hồng Phúc (2010), Quan hệ Ucraina - Việt Nam
từ 1992 đến 2010, Luận văn thạc sĩ Đại học Vinh, Đặng Viết Tiến (2015)
Biến động chính trị ở Ucraina từ 2005 đến nay, Luận văn thạc sĩ Đại học
Vinh, Đàm Thị Nguyệt (2015), Sự sáp nhập Crimea vào Liên bang Nga
(3/2014) và hệ quả, Luận văn thạc sĩ sử học, ĐHSP Hà Nội.
Những tác phẩm, bài viết nói trên cho thấy vấn đề Crimea trong quan
hệ quốc tế đã được chú ý nhiều hơn, tuy nhiên chưa có cơng trình nào nghiên
cứu chun sâu về vấn đề Crimea trong quan hệ quốc tế trong giai đoạn kể
trên. Một số cơng trình chun sâu lại chủ yếu tập trung vào một mảng, hay
một lĩnh vực trong một khoảng thời gian nào đó. Mặc dù vậy, đề tài của
chúng tơi ít nhiều đã tiếp thu và kế thừa các thành tựu nghiên cứu nói trên.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục đích: Nghiên cứu lập trường quan điểm của một số nước lớn
đối với vấn đề Crimea trong quan hệ quốc tế (1991 - 2015).
3.2. Nhiệm vụ: Làm rõ về vấn đề Crimea trong quan hệ quốc tế và khu
vực; Khái quát về tình hình thế giới và khu vực, tình hình của nước Nga và
Ucraina; Vấn đề Crimea trước năm 1954 và việc nước Nga tuyên bố sáp nhập
Crimea; Lập trường quan điểm các tổ chức và nước lớn đối với vấn đề Crimea;
Tác động của vấn đề Crimea đối với 2 nước Nga và Ucaina, khu vực và thế giới.
4. Đối tuợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tuợng nghiên cứu
Nghiên cứu “Lập trường quan điểm của một số nước lớn đối với vấn
đề Crimea trong quan hệ quốc tế (1991 - 2015), chúng tôi hướng đến những

vấn đề sau:
- Tập trung hệ thống tình hình Crimea trên tất cả các lĩnh vực từ năm
1991 đến năm 2015.
- Trình bày một số nhân tố (khách quan, chủ quan) tác động đến quan hệ
quốc tế của vấn đề Crimea nói trên. Trong đó, đi sâu nghiên cứu vai trò của các
nước Nga, Ucraina và tác động của hai nước này đến đất nước Crimea.


6
- Tìm hiểu lập trường quan điểm của một số tổ chức (Liên Hợp quốc,
Liên minh châu Âu) và nước lớn Mỹ, Đức, Pháp, Anh…) đối với vấn đề
Crimea trong quan hệ quốc tế (1991 - 2015).
- Xu thế cũng như triển vọng của khu vực Crimea trong thời gian tới.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được chúng tôi giới hạn như sau:
* Về nội dung: Nghiên cứu lập trường quan điểm của một số nước lớn
đối với vấn đề Crimea trong quan hệ quốc tế (1991 - 2015). Chúng tơi giới
hạn trong đề tài của mình là lập trường, quan điểm của Liên Hợp quốc, Mỹ,
Liên minh châu Âu cùng với các thành viên chủ chốt là Đức, Pháp và Anh.
Còn lập trường, quan điểm của các nước lớn khác như Trung Quốc, Ấn Độ,
Nhật Bản… không được đề cập trong nội dung đề tài này.
* Về thời gian: Chúng tôi tập trung đi sâu nghiên cứu về lập trường quan
điểm của một số nước lớn đối với vấn đề Crimea trong quan hệ quốc tế từ sau
Chiến tranh Lạnh đến 2015. Đề tài cũng đề cập khái quát một số nội dung của
thời kì trước qua đó thấy được tiến trình liên tục của tình hình đất nước này.
* Về khái niệm: Hiện nay, tồn tại nhiều cách gọi về địa danh Crưm:
"Crimea", "Krym"… Trong Luận văn của mình, chúng tơi sử dụng địa danh
này theo tiếng Anh là Crimea.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu

Luận văn sử dụng các nguồn tư liệu sau:
- Các tư liệu có tính chất chung về lịch sử, văn hoá, kinh tế Crimea
- Các bài viết đăng trên các tạp chí khoa học như: Viện Nghiên cứu
châu Âu, Tạp chí Cộng sản, những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, Nghiên
cứu quốc tế...
- Nguồn của Thông tấn xã Việt Nam: Tin hàng ngày, Tài liệu tham
khảo đặc biệt trong các năm từ 1991 đến nay.
- Hệ thống tin, bài có liên quan đến chủ đề nghiên cứu được đăng tải


7
trên báo như: báo Nhân dân, báo Qân đội Nhân Dân, báo Hà Nội mới, Lao
động, báo Sài Gòn giải phóng….
- Các luận văn, luận án liên quan đến chủ đề.
- Nguồn tài liệu trên internet...
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài này chúng tôi sử dụng phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác- Lênin, phương pháp nghiên cứu lịch sử và phương pháp logic.
Ngồi ra chúng tơi cịn sử dụng một số phương pháp khác: Định lượng, thống
kê, so sánh để giải quyết các vấn đề mà luận văn đưa ra.
Tất nhiên, sự phân chia các loại phương pháp như trên chỉ mang tính
chất tương đối bởi khả năng kết hợp và vận dụng do tính chất liên ngành của
quan hệ quốc tế.
6. Đóng góp của luận văn
- Với cái nhìn tởng thể dưới góc độ sử học về vùng đất Crimea, luận
văn góp phần giúp người đọc hiểu hơn về khu vực Crimea trong quan hệ quốc
tế từ 1991 đến 2015.
- Luận văn là cơng trình khoa học nghiên cứu tương đối tồn diện, rõ
ràng, có hệ thống về vấn đề Crimea và nghiên cứu lập trường quan điểm của
một số nước lớn đối với vấn đề Crimea.

- Những tư liệu thu thập được và kết quả nghiên cứu có thế dùng làm
tài liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu và giảng dạy các chuyên ngành:
Lịch sử thế giới, Quan hệ quốc tế....về vấn đề Crimea.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung
chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Sự bùng nổ và diễn biến của vấn đề Crimea.
Chương 2. Lập trường quan điểm của Liên Hợp quốc, Liên minh châu Âu
và một số nước lớn đối với vấn đề Crimea.
Chương 3. Một số nhận xét về vấn đề Crimea trong quan hệ quốc tế.


8
Chương 1
SỰ BÙNG NỔ VÀ DIỄN BIẾN CỦA VẤN ĐỀ CRIMEA
1.1. Tình hình thế giới, khu vực
1.1.1. Tình hình thế giới
Sau Chiến tranh thế giới thứ II (1939 - 1945), với bản chất chế độ chính
trị khác nhau, hai siêu cường Mỹ - Xơ đã nhanh chóng chuyển từ Liên minh
chống phát xít trở thành đối địch nhau, mỗi siêu cường đã tập hợp chung
quanh mình các đồng minh để thiết lập nên hai hệ thống TBCN và XHCN. Đó
là trật tự hai cực Ianta, và cũng là lần đầu tiên trong lịch sử, các trật tự quốc
tế, thế giới lại được phân đôi với hai siêu cường hùng mạnh bằng cuộc
“Chiến tranh Lạnh” căng thẳng, chạy đua vũ trang ráo riết với khối liên minh
chính trị - quân sự liên tiếp ra đời. Thế giới luôn bên bờ vực của cuộc chiến
tranh hủy diệt và đã diễn ra các cuộc chiến tranh cục bộ mà thực chất là sự đối
đầu giữa hai phe, hai hệ thống, như cuộc chiến tranh giữa hai miền Triều Tiên
(1950 - 1953), cuộc chiến tranh của 3 nước Đông Dương chống đế quốc Mỹ
là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất giữa hai phe (1954 - 1975).
Trong những năm cuối thập niên 80, đầu thập niên 90, những biến đởi

chính trị to lớn đã diễn ra ở Liên Xô và Đông Âu. Công cuộc cải tổ ở Liên Xô
do Gorbachov khởi xướng đã phạm phải những sai lầm nghiêm trọng, gây ra
sự hỗn loạn về chính trị. Ngày 21/12/1991, Liên Xơ tun bố giải thể, 15
nước cộng hòa trở thành các quốc gia độc lập, dẫn đến sự sụp đổ của chế độ
CNXH ở các nước Đông Âu. Trật tự hai cực Ianta đã tồn tại gần nửa thế kỷ
(1945 - 1991) khơng cịn nữa. Cục diện thế giới và quan hệ chính trị quốc tế
đã thay đởi về cơ bản, dẫn đến hình thành trật tự thế giới mới và tập hợp lực
lượng mới. Xuất hiện trật tự thế giới mới: “Nhất siêu (Mỹ), đa cường, đa
trung tâm” và tình hình quốc tế đã khơng phát triển một cách hịa bình, ởn
định như người ta mong đợi. Nhiều mâu thuẫn xuất hiện, mà trước hết, đó là


9
mâu thuẫn giữa các nước lớn xung quanh việc thiết lập một trật tự thế giới
mới. Mỹ vẫn tuyên bố về một trật tự thế giới đơn cực do Mỹ đứng đầu, lãnh
đạo thế giới. Nhưng trên thực tế, đã không diễn ra theo ý muốn của Mỹ. Liên
Xô tan rã, nhưng Liên bang Nga vẫn tiếp tục tồn tại và tiềm lực quân sự kế
thừa Liên Xô, không phải là một cường quốc bại trận để chấp nhận một trật tự
thế giới do Mỹ sắp đặt. Các trung tâm kinh tế, các cường quốc khu vực như
Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc, Nhật Bản, đã không ngừng lớn mạnh
và ln tạo cho mình một vị thế đáng kể để chia sẻ quyền lực, chi phối đời
sống chính trị thế giới và thế giới đều mong muốn xây dựng một “trật tự thế
giới đa cực”. Trong thế giới đa cực đó, các mâu thuẫn như mâu thuẫn lợi ích
dân tộc, mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo, mâu thuẫn về hệ tư tưởng, mâu thuẫn
giữa các nước tư bản phát triển với các nước đang phát triển… vẫn tồn tại, với
những biểu hiện mới, đã tác động đến chiều hướng phát triển của quan hệ
quốc tế sau Chiến tranh Lạnh.
Trong thời gian gần đây, thế giới đã chứng kiến nhiều bất ổn và biến
động khôn lường, từ khủng hoảng kinh tế đến bạo lực khủng bố, di cư, ly khai
biệt lập, đối đầu ngoại giao, an ninh quân sự… với quy mô và cấp độ chưa

từng thấy kể từ sau Chiến tranh thế giới II. Cuộc khủng bố 11/9/2001 là một
địn chống váng, thúc đẩy mạnh mẽ hơn mưu tính thiết lập trật tự đơn cực do
Mỹ đứng đầu. Mỹ đã lợi dụng cuộc chiến chống khủng bố để thành lập “liên
minh chống khủng bố” nhằm tập hợp lực lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc hình thành trật tự thế giới mới do Mỹ đứng đầu. Rõ ràng, trật tự thế giới
thay đổi sâu sắc, với xu hướng bất ởn ngày càng gia tăng. Trong đó, nởi lên sự
cạnh tranh khốc liệt về chiến lược toàn cầu của tam giác Nga - Mỹ - Trung.
Trong bối cảnh đó, mục tiêu chiến lược toàn cầu của các nước lớn là
vấn đề quan trọng, có thể chi phối diễn biến quan hệ quốc tế. Hiện nay,
mục tiêu chiến lược toàn cầu của Mỹ vẫn khơng thay đởi. Đó là tiếp tục xác
lập một trật tự thế giới một cực do Mỹ lãnh đạo. Còn các nước Liên minh


10
châu Âu (EU) mong muốn xây dựng trật tự thế giới đa cực, EU sẽ từng
bước giảm dần sự lệ thuộc vào Mỹ kể cả an ninh và kinh tế. Nhưng EU vẫn
ra sức củng cố, mở rộng NATO và EU để xây dựng một châu Âu không
chia cắt, dân chủ, hịa bình, ởn định, vững mạnh cả về kinh tế, chính trị, an
ninh. Mục tiêu chiến lược tồn cầu của Nga là mong muốn tiếp tục xây
dựng thế giới đa cực, xác lập lại vị thế cường quốc của mình như thời Liên
Xơ, thực hiện thành cơng chiến lược về chính trị, an ninh, quân sự, kinh
tế… nhằm phục hồi ảnh hưởng quốc tế đã từng có và phát triển kinh tế ổn
định, vững vàng, bảo đảm an ninh, tồn vẹn lãnh thở đất nước. Mục tiêu
của Trung Quốc là khẳng định vị thế cường quốc khu vực và thế giới, phát
huy ảnh hưởng chính trị, kinh tế, quân sự, muốn trở thành siêu cường lãnh
đạo thế giới trong thế kỷ XXI.
Hiện nay, tam giác Mỹ - Nga - Trung có tầm ảnh hưởng và chi phối đến
cục diện chiến lược toàn cầu và sự phát triển của thế giới. Vì thế, nó được ví
như “thế chân vạc”, trong đó, mỗi cường quốc được coi như một chân vạc,
quan hệ giữa các cực trong tam giác, giữa các chân trong chân vạc đó, vừa

nương tựa vào nhau, vừa cạnh tranh với nhau. Quan hệ phức tạp đó vừa thỏa
hiệp, vừa cạnh tranh, kiềm chế nhau gay gắt, vì lợi ích quốc gia và vì mục tiêu
chiến lược của riêng nước mình [76].
Như vậy là, những sự kiện kinh tế, chính trị, quân sự xảy ra trên thế
giới thời gian qua thể hiện những biến đổi sâu sắc trong cục diện chiến lược
quốc tế nói chung, cục diện chiến lược trong tam giác, tứ giác… nói riêng.
Trong tương lai gần, xu hướng trật tự thế giới “nhất siêu, đa cường” vẫn là
“đa cực”, vai trò của Mỹ tuy suy giảm, nhưng vẫn giữ vị trí nởi trội trong các
cơng việc quốc tế.
1.1.2. Tình hình khu vực các nước hậu Xơ viết (khu vực SNG)
Khủng hoảng Ucraina là sự kiện nổi bật có liên quan và tác động sâu
sắc đến tình hình an ninh khu vực Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) mà
Ucraina và Nga là những thành viên chủ chốt.


11
Tổ chức SNG được thành lập vào ngày 8/12/1991, vào lúc giải thể Liên
Xô. Từ khi ra đời, họ tuyên bố rằng liên minh mới sẽ mở cửa với toàn bộ các
nước cộng hịa thuộc Liên Xơ cũ và cho các quốc gia khác có cùng các mục
tiêu tương tự. Hiến chương SNG tuyên bố rằng toàn bộ thành viên là các quốc
gia có chủ quyền và độc lập và do đó thủ tiêu Liên Xơ trên thực tế.
Tháng 12/1993, Ucraina gia nhập tổ chức này. Kể từ khi bắt đầu, một
trong các mục tiêu chủ yếu của SNG là tạo một diễn đàn để thảo luận các vấn
đề liên quan đến phát triển xã hội và kinh tế của các quốc gia mới độc lập.
Trong số các thành viên của SNG, Nga được xem là thành viên quan
trọng nhất. Chính vì vậy, tình hình nước Nga hiện nay cũng như chính sách
đối ngoại của Nga trong thời gian tới sẽ đóng vai trị then chốt đối với tương
lai của SNG. Bước vào thế kỷ XXI, nước Nga đã dần lập lại được sự ởn định
chính trị. nền kinh tế Nga có được sự phục hồi ngoạn mục, tạo điều kiện thuận
lợi cho việc thực hiện các chính sách xã hội tích cực. Các nước thành viên

nằm ở khu vực Trung Á với vị thế chính trị, địa - chiến lược vô cùng quan
trọng, được coi là khu vực trung tâm của “hòn đảo thế giới”. Kể từ khi trở
thành các quốc gia độc lập, các nước Trung Á này vẫn gặp phải những khó
khăn về nhiều mặt, đồng thời là một trong những điểm nóng khá phức tạp trên
thế giới. Các nước khu vực ngoại Kavkaz, gồm 3 nước: Azerbaijian, Armenia
và Grudia (trong đó, Grudia đã chính thức rút khỏi SNG ngày 18/8/2009).
Azerbaijian là nước khá phát triển, có tiềm năng do sở hữu nguồn dầu mỏ dồi
dào. Ucraina, Belarus và Moldova là ba nước có lãnh thở thuộc về châu Âu.
Ucraina là một nước lớn, có tiềm lực kinh tế mạnh thứ hai trong SNG, chỉ
đứng sau Nga. Tuy nhiên, nền kinh tế này đã bị suy thoái nghiêm trọng trong
thập niên 90 của thế kỷ XX. Bước sang thế kỷ XXI, kinh tế Ucraina dần hồi
phục, nhưng gần đây lại chịu tác động mạnh của cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế thế giới, nên vẫn cịn nhiều khó khăn khơng dễ vượt qua. Mối quan hệ
chính trị của Ucraina với Nga, ngay cả dưới thời Tổng thống V.Yanucovich,


12
cũng chưa thật sự tốt đẹp. Ngày 18/10/2011, việc Ucraina đã cùng các nước
SNG ký Hiệp định thành lập khu vực thương mại tự do cho thấy, nhiều khả
năng nước này sẽ đẩy mạnh liên kết hơn với SNG.
Trong điều kiện hiện nay, hầu như mọi sự phát triển hay biến động của
thế giới bên ngoài đều tác động trực tiếp đến SNG nói chung, từng nước
thành viên SNG nói riêng. Tuy nhiên, Mỹ và các chủ thể trên đại lục địa Âu Á là những nhân tố bên ngoài tác động mạnh nhất đến đường hướng vận động
của khối liên kết này.
Căn cứ vào xu hướng vận động của các nhân tố nêu trên, có thể nhận
định xu hướng tương lai của khu vực này như sau:
Một là, do vẫn muốn kiềm chế một nước Nga quá mạnh, nên bản thân
các tổ chức EU, NATO cũng muốn chia rẽ SNG, thậm chí muốn SNG tan rã
như Liên Xơ (cho dù SNG không phải là Liên Xô). Điều mà các nước phương
Tây lo ngại là một khi Nga đóng vai trị đầu tàu thúc đẩy SNG phát triển
thành một tở chức liên kết chặt chẽ, hiệu quả, thì sẽ đồng thời làm trỗi dậy cái

họ cho là “tham vọng đế quốc” của nước Nga, mà điều này đe dọa trực tiếp
tới lợi ích của họ. Chính vì vậy, EU, NATO sẽ có những động thái lơi kéo
một cách quyết liệt hơn các thành viên của SNG về phía mình. Nếu như
Grudia đã ra khỏi SNG, và trong trường hợp EU, NATO lại thành công trong
việc kết nạp Grudia và cả Ucraina vào hai tở chức này, thì khơng loại trừ khả
năng các nước SNG còn lại (trừ nước Nga) cũng sẽ đi theo hướng đó. Như
vậy, SNG giải thể là điều khó tránh khỏi.
Hai là, nước Nga - với tư cách là nước lớn nhất, mạnh nhất trong SNG
- hoặc khơng thể, hoặc khơng muốn tiếp tục duy trì SNG. Hệ quả chung là
SNG tình trạng căng thẳng trong quan hệ giữa các nước vốn là thành viên của
SNG nói chung, giữa Nga và một số nước SNG nói riêng.
Ba là so với những thành công, những hạn chế, yếu kém trong liên kết
SNG có phần nhiều hơn, cụ thể là: liên kết chính trị mang tính hình thức,


13
thiếu sự gắn kết, phối hợp với nhau trong xử lý các vấn đề của khối cũng như
trên trường quốc tế; đường lối chính trị của các nước này ngày càng có xu
hướng tách rời Nga. Từ số thành viên ban đầu là 12 nước, về sau một số nước
tỏ ra không mặn mà với SNG, riêng Grudia năm 2009 đã tách hẳn ra khỏi
SNG. Xu thế phân liệt, chia rẽ trên lĩnh vực quân sự - an ninh thể hiện ngày
càng rõ trong SNG. Một số nước SNG bộc lộ ý muốn thốt khỏi “vịng ảnh
hưởng” của Nga, nghiêng về Mỹ và các nước phương Tây. Họ bắt đầu điều
chỉnh cơ cấu quân sự của mình theo các tiêu chuẩn của NATO, tham gia từng
phần vào các cơ chế của NATO.
1.2. Tình hình Nga và Ucraina
1.2.1. Tình hình Nga
Liên bang Nga là quốc gia rộng lớn nhất trong 15 quốc gia thuộc Liên
bang Xô Viết trước đây với diện tích 17.075.200 km2 có vị trí địa lý trải qua
hai châu lục. Lãnh thổ trải dài trên phần lớn đồng bằng Đông Âu và 2/3 lãnh

thổ nằm ở Bắc Á. Liên bang Nga có đường biên giới dài xấp xỉ chiều dài
đường xích đạo, hơn 40.000 km, đất nước trải dài trên 11 múi giờ. Tiếp giáp
với nhiều quốc gia gồm 14 nước Âu - Á: Na Uy, Phần Lan, Estonia, Ba Lan,
Belarus, Ucraina, Gruzia, Azerbaizan, Kazahstan, Trung Quốc, Mông Cổ,
CHDCND Triều Tiên, Latvia, Litva. Tiếp giáp hai đại dương lớn là Bắc
Băng Dương và Thái Bình Dương, ngồi ra cịn giáp biển Caspi, biển Đen,
biển Bantích.
Liên bang Nga nằm ở bán cầu Bắc, nên có thể quan hệ với các nước
châu Âu, các nước châu Á và Bắc Mỹ. Đây là những khu vực có diện tích
rộng lớn, dân số đơng, tiềm lực kinh tế mạnh. Đó là nguồn lực tự nhiên rất
thuận lợi có thể giúp Nga tận dụng mở rộng quan hệ kinh tế với bên ngoài.
Đặc biệt là khu vực Tây Âu, phần phía Đơng nước Nga cách xa những trung
tâm kinh tế của đất nước nhưng lại có nhiều triển vọng trong việc phát triển
mối quan hệ ngoại thương đặc biệt sẽ có vai trị nhất định trong chiến lược
kinh tế của các nước APEC. Một khu vực phát triển kinh tế sôi động nhất hứa


14
hẹn trong thế kỷ XXI. Ngoài ra dọc bờ biển Nga có nhiều hải cảng lớn và nởi
tiếng phía Bắc như: Saint Peterburg, Arkhanghensco, Murmansco; và các
cảng phía Đơng: Nakhotka, Nagadan, Vladivostok. Qua các hải cảng Bắc,
Nga có thể bn bán với các nước Đông, Tây Âu ra các nước ven Đại Tây
Dương và nhiều nơi khác.
Về kinh tế, kể từ sau sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết, Nga đã có
những bước chuyển mình lớn trên phương diện kinh tế, dần hoàn thiện cơ chế
kinh tế thị trường và hội nhập tồn cầu. Cuộc cải tở kinh tế vào những năm
1990 đã dẫn đến việc tư hữu hóa hầu hết các lĩnh vực sản xuất, ngoại trừ các
lĩnh vực liên quan đến quốc phòng và năng lượng. Nga đã trở thành quốc gia
đi đầu trong lĩnh vực sản xuất dầu mỏ, và cũng là nước sản xuất khí đốt tự
nhiên lớn thứ hai trên thế giới nhờ có trữ lượng khí đốt số 1 thế giới. Quốc gia

này cịn nởi tiếng với ngành cơng nghiệp thép và máy móc. Kinh tế Nga là
nền kinh tế lớn thứ 10 trên thế giới sau Ấn Độ (9) và Ý (8) tính đến năm
2015. Mặc dù là nền kinh tế lớn của thế giới nhưng trong những năm gần đây
vẫn chưa toát lên được gam màu sáng, tuy nhiên triển vọng cho nền kinh tế
Nga là khá lớn.
Cùng với phát triển kinh tế, chính sách đối ngoại cũng được điều
chỉnh. Đầu năm 2000, Tổng thống V. Putin đã công bố những văn bản quan
trọng đề cập đến các vấn đề đối ngoại như Chiến lược an ninh quốc gia Nga
(10/01/2001), Học thuyết quân sự của Liên bang Nga (21/04/2001). Một
trong những nội dung căn bản trong chính sách đối ngoại của Nga là “đặt lợi
ích quốc gia lên trên hết”, “Nga ưu tiên hàng đầu cho việc phát triển quan
hệ để củng cớ vị thế của Liên bang Nga”. Vì vậy, một mặt Nga xây dựng
quan hệ song phương với Mỹ và EU, tái khẳng định vai trò trọng tâm trong
Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), duy trì quan hệ với các nước châu Á
và Trung Đơng thì Nga cũng thật sự coi trọng mối quan hệ đối tác chiến
lược với Trung Quốc.


15
Đặc biệt ưu tiên hàng đầu trong chính sách ngoại giao mới của Nga
chính là tăng cường hợp tác với các quốc gia thuộc SNG trong bối cảnh Mỹ
đang không ngừng gia tăng ảnh hưởng đến khu vực này. Ván cờ địa chính trị
có trọng tâm là kiểm sốt cộng đồng các quốc gia độc lập đang diễn ra hết sức
gay gắt giữa Nga và Mỹ. Đây là cuộc tranh giành ảnh hưởng thực sự ngay
trong không gian lịch sử của Nga, gắn liền với tiến triển các liên minh và cán
cân lực lượng ở vùng Âu - Á hậu cộng sản. Nga hiểu rằng muốn trở lại sân
khấu thế giới với tư cách là cường quốc lớn trước hết phải nắm được cộng
đồng các quốc gia độc lập được coi là khu sân sau lịch sử của nước này. Mục
tiêu chiến lược trên được thể hiện trong bài phát biếu của Tông thống Putin tại
Duma quốc gia Nga sau khi nhận chức 5/2012 trong đó khẳng định ưu tiên số

1 trong một chiến lược đối ngoại của Nga là tăng cường liên kết trong không
gian hậu xô viết và đưa Nga trở thành quốc gia lãnh đạo và là trung tâm thu
hút tồn bộ lục địa Á - Âu.
Nhìn chung, ngoại giao Nga trong những năm gần đây đã có những
thành cơng ngoạn mục và Tởng thống V.Putin đã có dấu ấn, khẳng định vị thế
một nước Nga ngày càng ổn định và lớn mạnh. Liên bang Nga đã chuyển tải
thành cơng tới dư luận tồn thế giới bức thơng điệp về một cường quốc có ảnh
hưởng, có trách nhiệm và có quyền tham gia giải quyết một cách hiệu quả tất
cả các vấn đề toàn cầu.
Đa số các nhà nghiên cứu, nhà chính trị ở cả phương Tây lẫn phương
Đông đều cho rằng nước Nga trong tương lai sớm hay muộn sẽ khơi phục
được vị thế của mình trên trường quốc tế với tư cách là một cường quốc lớn.
Z.Brezinski viết: "Nước Nga là một nước, do số phận quy định, bằng cách
này hay cách khác vẫn là một cường quốc trong các vấn đề thế giới, bất luận
những khó khăn mà nó đang gặp phải".
Vị thế của đất nước, sức mạnh kinh tế và đường lối ngoại giao của Nga
đã tác động khơng nhỏ đến tình hình các quốc gia thuộc cộng đồng các quốc


16
gia độc lập đặc biệt là những diễn biến của cuộc khủng hoảng Ucraina và mối
quan hệ giữa Nga và nước này.
1.2.2. Tình hình Ucraina
Về mặt địa lý, dân cư: Vào thế kỉ IX, đa phần Ucraina hiện nay là nơi
sinh sống của người Nga (Russian), họ lập ra nước Nga - Kiev rộng lớn bao
gồm hầu như toàn bộ lãnh thổ Ucraina, Belarus và phần lớn lãnh thổ nước
Nga ngày nay. Trong thế kỉ X và XI, đất nước này trở thành nước lớn nhất và
mạnh nhất ở châu Âu. Trong những thế kỉ tiếp sau trở thành nền móng cho
tính đồng nhất quốc gia của người Ucraina và người Nga. Đến thế kỉ XIII,
khu vực này bị quân Mông Cổ xâm lược và tàn phá. Những thế kỉ tiếp theo,

lãnh thổ Ucraina liên tục bị chia cắt bởi các đế quốc láng giềng, đặc biệt là
vùng phía Tây Ucraina, đã từng thuộc lãnh thổ của Ba Lan, đế quốc Áo Hung. Trong chiến tranh Thế giới thứ nhất, Tây Ucraina bị nhập vào đế quốc
Áo - Hung, trong khi Đơng Ucraina thì thuộc đế chế Nga. Theo Hiệp ước
Riga được kí kết giữa chính quyền Xơ viết và Ba Lan, phần phía Tây Ucraina
sáp nhập vào Ba Lan tháng 3/1919. Đến tháng 9/1939, sau khi Đức xâm lược
Ba Lan, một hiệp định giữa Đức và Liên Xô đã phân chia lại lãnh thở Ba Lan,
vì thế, phần phía Tây trước đây của Ucraina được tái thống nhất với phần cịn
lại của đất nước.
Hình thái lãnh thở Ucraina hiện nay đã được mở rộng hơn bởi chính
quyền Liên bang Xô viết. Trong những năm 1923 - 1933 vùng Donbas và
Novorossi của Nga đã được sáp nhập vào Ucraina và đến năm 1954, bán đảo
Crimea cũng được chính quyền Xơ viết chuyển giao cho Ucraina. Vì vậy, khi
Ucraina tuyên bố độc lập năm 1991, trên lãnh thở Ucraina có khoảng 20%
người Nga và nhiều khu vực đòi độc lập hoặc trở về sáp nhập với Nga, đặc
biệt là bán đảo Crimea.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, xu hướng ly tâm đẩy các quốc gia từng nằm
trong Liên bang Xô viết rời xa Nga, Ucraina không phải ngoại lệ, xu thế bài


17
Nga, xích lại gần phương Tây trở nên thịnh hành, chủ nghĩa dân tộc lên ngôi.
Với lịch sử phức tạp như vậy, nền chính trị Ucraina ln bị xáo trộn bởi sự
khác biệt giữa hai miền Đông và Tây, sự khác biệt đó thể hiện qua thái độ của
người dân hai miền trong các cuộc bầu cử Tổng thống, người dân miền Đơng
ủng hộ ứng cử viên Tởng thống có xu hướng thân Nga cịn miền Tây thì ủng
hộ ứng cử viên Tởng thống có xu hướng thân phương Tây.
Do vị trí địa chính trị chiến lược, Ucraina nằm giữa Nga và các nước
phương Tây, đặc biệt là giáp ranh với bốn nước thuộc EU, khiến Ucraina trở
thành hành lang năng lượng quan trọng bậc nhất nối tuyến đường cung cấp
năng lượng từ Nga sang châu Âu.

Về mặt Lịch sử - văn hóa: Ucraina trước khi trở thành thành viên trong
Liên bang Xô viết năm 1922. Năm 1954, kỉ niệm 300 năm ngày kí Hiệp ước
Pereiaslav, Crimea được trao cho Ucraina sau hàng trăm năm trực thuộc Nga,
và đa phần dân ở đây là người Nga. Từ đây, Ucraina trở thành nước cộng hịa
có nền kinh tế phồn thịnh, kinh tế phát triển nhất trong Liên bang, chỉ sau
Nga. Tháng 8/1991, Xô viết tối cao Ucraina ra tuyên bố độc lập với tỷ lệ
phiếu 361/1. Cựu Chủ tịch Xô viết tối cao Kravchuk, vốn là được bầu làm
Tổng thống Ucraina vào tháng 12/1991.
Ucraina phải chịu tương tác, ảnh hưởng của quá trình nằm giữa hai nền
văn minh lớn tạo ra cho quốc gia này một nền văn hoá đa bản sắc. Khu vực
phía Tây, có nền văn hóa bị ảnh hưởng của các nước láng giềng phương Tây,
và một bộ phận người dân nơi đây là người Hồi giáo, vì vậy đa số người dân
khu vực này thường có thái độ ủng hộ chính quyền thân phương Tây và bài
Nga. Trong khi đó người dân sống trong vùng phía Đơng Ucraina đa số đi
theo chính thống giáo, khu vực này có rất nhiều người Nga và những người
nói tiếng Nga sinh sống, sự gắn bó về mặt văn hóa làm cho cư dân khu vực
này có thái độ ủng hộ chính quyền thân Nga. Sự cách biệt văn hố giữa hai
miền Đơng và Tây Ucraina khiến nền chính trị Ucraina luôn luôn căng thẳng.


18
Vấn đề về phát triển kinh tế: Kể từ khi tuyên bố độc lập năm 1991,
Ucraina bắt đầu tiến hành q trình chuyển đởi tởng thể hệ thống, q trình
này được thực hiện đồng thời ba nội dung: Xây dựng Nhà nước độc lập và
tách khỏi hệ thống kinh tế thống nhất trước đây; thực hiện chuyển đổi từ
nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, sang nền kinh tế thị trường dựa trên sở
hữu tư nhân (Tiến hành tư nhân hóa hầu hết các cơ sở sản xuất, kinh doanh
của Nhà nước trừ ngành cơng nghiệp quốc phịng); Chuyển đởi từ một Nhà
nước chun chính sang Nhà nước dân chủ, đa ngun theo mơ hình
phương Tây.

1.3. Vấn đề Crimea
1.3.1. Thời kỳ trước năm 1954
Bán đảo Crimea luôn là một điểm giao thoa văn hóa và cũng là nơi ẩn
chứa nhiều mâu thuẫn. Bán đảo có phong cảnh đẹp như tranh này là một vùng
đất nhơ ra từ phía nam phần lục địa. Nó nằm giữa biển Đen và biển Azov,
ngăn cách với Nga ở phía đơng bằng eo biển hẹp Kerch.
Crimea từng có hàng thế kỷ sống dưới chế độ thuộc địa và bị các đế
chế cũng như bộ tộc du mục xâm chiếm. Thời Trung cổ, một phần Crimea bị
Hy Lạp chiếm giữ. Từ thế kỷ XIII có người Tatars, người Ý, người
Scandinavi, người Slave, người Khazar...Thế kỷ XIII, Crimea thống nhất dưới
sự cai trị của Golden Horde - thủ lĩnh người Tatars. Tuy nhiên, bờ biển miền
Nam vẫn là thuộc địa của người Ý, đã có một hợp đồng đặc biệt với người Ý.
Trong thế kỷ XV, Golden Horde chia tách Crimea như một mảnh vỡ của
Horde ở Crimea và Hãn Quốc Crimea được thành lập. Hãn Quốc là đối tác
chính của Nga cho đến thời điểm khi đế chế Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành xâm lược.
Từ khi Crimea thuộc Thổ Nhĩ Kỳ, theo lệnh của Istanbul những người
Hãn Quốc được bở nhiệm, vì vậy Hãn Quốc chiến tranh với Moskva. Các
cuộc tấn công bất tận đã làm kiệt sức Đế chế Nga vào cuối thế kỷ XVIII và
buộc họ phải nhường Crimea cho Hãn Quốc.


19
Crimea trở thành một phần của Đế chế Nga vào năm 1783. Phía bắc
Crimea tiếp giáp với lãnh thở của Nikolaev, Kherson trước đây và hôm nay là
lãnh thổ của Ucraina. Và có thời kỳ, Crimea khơng phải là của ai, hầu như
khơng có người ở. Vì nơi đây ln có các cuộc tấn cơng của Thở Nhĩ Kỳ.
Những người định cư đầu tiên ở Crimea là những điền chủ người Nga đem
theo những nông dân Nga đi cùng. Ở châu Âu, tất nhiên đã không tha thứ cho
Đế chế Nga vì họ đã mất Crimea. Đó là lý do tại sao châu Âu đã gây ra một
cuộc chiến tranh quy mô lớn chống lại Nga trong những năm 1853 - 1856,

chủ yếu trên lãnh thổ Crimea, mặc dù cuộc chiến đó cũng đã xảy ra ở
Kamchatka và Solovki. Tóm lại, đó là sự xâm lược của thế giới phương Tây
chống lại Đế chế Nga (ở phương Tây, người ta gọi cuộc chiến này là chiến
tranh phương Đông). Ở Nga, địa ngục này được nhớ dến dưới cái tên cuộc
chiến tranh Crimea.
Sau Cách mạng tháng Mười 1917, Crimea gia nhập Cộng hòa XHCN
Liên bang Nga (1921) và sau này thuộc thành phần Liên Xô.
Sau khi Chiến tranh Vệ quốc và Chiến tranh thế giới thứ 2 chấm dứt,
dựa trên cơ sở là những người Tatars - Crimea đã chạy sang phía kẻ thù,
Joseph Stalin trục xuất tất cả những người Tatars Crimea và năm 1945, đã bãi
bỏ chế độ tự trị của Crimea trong Liên Xô. Chiến tranh chấm dứt chưa được
bao lâu, đã xảy ra một sự kiện phức tạp khác, đó là chuyển giao Crimea cho
Ucraina. Năm 1954 là năm tổ chức kỷ niệm 300 năm thống nhất Ucraina với
Nga, N.Khrushchev đã quyết định trao Crimea cho Ucraina.
1.3.2. Việc Liên bang Nga tuyên bố sáp nhập Crimea
1.3.2.1. Nguyên nhân Liên bang Nga tuyên bố sáp nhập Crimea
Ngày 16/3/2014, Crimea và Sevastopol đã tổ chức trưng cầu dân ý toàn
dân về vấn đề địa vị của họ, kết quả trưng cầu dân ý cho thấy, 96,77% cử tri
tham gia bỏ phiếu tán thành Crimea gia nhập Liên bang Nga. Ngày 17/3,
Crimea tuyên bố sẽ độc lập trở thành quốc gia có chủ quyền, đồng thời chuẩn


×