Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm bình phước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 129 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
_________________________________________

DOÃN THỊ MAI XUÂN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG
SƯ PHẠM BÌNH PHƯỚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGHỆ AN - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
_________________________________________

DOÃN THỊ MAI XUÂN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG
SƯ PHẠM BÌNH PHƯỚC

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. THÁI VĂN THÀNH

NGHỆ AN - 2016


i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn chỉnh luận văn, bản thân
đã được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của các cấp lãnh đạo và q thầy cơ giáo
trường Đại học Vinh. Bằng sự trân trọng đặc biệt và tình cảm chân thành
nhất, tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới q thầy cơ và q vị lãnh
đạo của trường Đại học Vinh.
Xin được tỏ lịng cảm ơn chân tình tới các vị Giáo sư, Tiến sĩ, tập thể
q thầy cơ giáo, cán bộ, nhân viên Khoa sau Đại học trường Đại học Vinh đã
tận tình giảng dạy, giúp đỡ, chỉ dẫn cho tơi trong suốt q trình học tập,
nghiên cứu tại trường.
Đặc biệt, tơi xin tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến Nhà giáo, PGS.TS Thái
Văn Thành, trường Đại học Vinh, người thầy trực tiếp giảng dạy và hướng
dẫn khoa học, đã dành nhiều thời gian quý báu để tận tình hướng dẫn, giúp đỡ
tơi hồn thành luận văn.
Chân thành cảm ơn BGH, các đơn vị phòng, khoa trường Cao đẳng Sư
phạm Bình Phước, các bạn bè, đồng nghiệp, người thân đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi giúp đỡ tơi có được kết quả học tập như ngày hôm nay.
Trong quá trình học tập và hồn thành luận văn tốt nghiệp, mặc dù bản
thân đã rất nỗ lực và cố gắng, song chắc chắn không thể tránh khỏi những hạn
chế, thiếu sót. Vì vậy, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa
học, các nhà giáo, bạn bè và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện.
Xin chân thành cảm ơn!
Vinh, tháng 6 năm 2016

Tác giả

Doãn Thị Mai Xuân


ii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT .............................................................................. v
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM.. 6
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................... 6
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài................................................................ 6
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước ................................................................ 8
1.2. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................ 11
1.2.1. Đạo đức, đạo đức nghề nghiệp ........................................................... 11
1.2.2. Giáo dục đạo đức, giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên
Sư phạm................................................................................................................ 15
1.2.3. Quản lý công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên
Cao đẳng Sư phạm............................................................................................. 17
1.2.4. Giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho
sinh viên Cao đẳng Sư phạm .......................................................................... 21
1.3. Một số vấn đề về giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên Cao
đẳng Sư phạm ............................................................................................................ 22
1.3.1. Đặc điểm tâm lý sinh viên Cao đẳng Sư phạm............................... 22
1.3.2. Mục đích, nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên

Cao đẳng Sư phạm............................................................................................. 24
1.3.3. Phương pháp, hình thức giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh
viên Cao đẳng Sư phạm ................................................................................... 30
1.4. Một số vấn đề về quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên
Cao đẳng Sư phạm ................................................................................................... 35
1.4.1. Sự cần thiết phải giáo dục đạo đức nghề nghiệp ............................ 35
1.4.2. Nội dung quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp ........................... 36
1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác giáo dục đạo đức
nghề nghiệp cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm .......................................... 37


iii
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO
ĐẲNG SƯ PHẠM BÌNH PHƯỚC ................................................................. 41
2.1. Khái quát về trường Cao đẳng Sư phạm Bình Phước ........................ 41
2.2. Khái quát về điều tra thực trạng ................................................................... 43
2.2.1. Mục đích điều tra ................................................................................... 43
2.2.2. Nội dung điều tra .................................................................................... 44
2.2.3. Đối tượng điều tra .................................................................................. 44
2.2.4. Phương pháp điều tra ............................................................................ 45
2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên
trường Cao đẳng Sư phạm Bình Phước .............................................................. 46
2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và một số đại diện
trường Trung học cơ sở về công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp .... 46
2.3.2. Nhận thức của sinh viên về các tiêu chuẩn, phẩm chất đạo đức
của người giáo viên và các nội dung cần giáo dục cho sinh viên sư
phạm ...................................................................................................................... 47
2.3.3. Con đường hiểu biết về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên
trường Cao đẳng Sư phạm Bình Phước........................................................ 51

2.3.4. Mức độ tiến hành công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho
sinh viên của nhà trường .................................................................................. 54
2.3.5. Thực trạng sinh viên tham gia vào các hoạt động giáo dục đạo
đức nghề nghiệp ................................................................................................. 56
2.3.6. Thực trạng về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo
dục đạo đức nghề nghiệp của nhà trường .................................................... 59
2.4. Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp
cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Bình Phước .................................... 63
2.4.1. Nhận thức của Cán bộ quản lý, Giáo viên và một số đại diện
trường trung học cơ sở về công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo
đức nghề nghiệp cho sinh viên ...................................................................... 63
2.4.2. Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức nghề
nghiệp cho sinh viên ......................................................................................... 65
2.4.3. Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho
sinh viên ............................................................................................................... 65
2.4.4. Thực trạng chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho
sinh viên ............................................................................................................... 67
2.4.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức nghề
nghiệp cho sinh viên ......................................................................................... 69
2.5. Đánh giá thực trạng.......................................................................................... 71


iv
2.5.1. Những ưu điểm và hạn chế .................................................................. 71
2.5.2. Nguyên nhân của những hạn chế ....................................................... 73
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG
SƯ PHẠM BÌNH PHƯỚC ............................................................................. 76
3.1. Các nguyên tắc để đưa ra giải pháp ............................................................. 76
3.2. Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho

sinh viên ở trường Cao đẳng Sư phạm Bình Phước ........................................ 77
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý về sự
cần thiết phải quản lý công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh
viên ở trường Cao đẳng Sư phạm Bình Phước ........................................... 77
3.2.2. Xây dựng kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết theo năm học
trong công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ở trường
Cao đẳng Sư phạm Bình Phước ..................................................................... 80
3.2.3. Tổ chức, chỉ đạo đổi mới công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp
cho sinh viên ở trường Cao đẳng Sư phạm Bình Phước .......................... 82
3.2.4. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục đạo đức
nghề nghiệp cho sinh viên ở trường Cao đẳng Sư phạm Bình Phước .. 84
3.2.5. Đảm bảo các điều kiện để quản lý hiệu quả công tác giáo
dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ở trường Cao đẳng Sư
phạm Bình Phước ............................................................................................ 88
3.3. Thăm dị sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất ........... 90
3.3.1. Mục đích thăm dị .................................................................................. 90
3.3.2. Nội dung thăm dị ................................................................................... 91
3.3.3. Phương pháp thăm dò ........................................................................... 91
3.3.4. Đối tượng thăm dò ................................................................................. 92
3.3.5. Kết quả thăm dò...................................................................................... 92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... vii
PHỤ LỤC NGHIÊN CỨU ............................................................................... ix


v
CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

BGH
CBQL

CB-GV-NV
CBCNV
BCH
CĐSP
CNH-HĐH
CSVC
ĐĐNN
ĐHSP
GVCN
GV
GVBM
GD-ĐT
GDĐĐNN
HSSV
LLGD
QLGD
TGQ
THCS
TGQKH
TH-MN
TDTT
VSMT
XHCN

:
:
:
:
:
:

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

Ban giám hiệu
Cán bộ quản lý
Cán bộ-giáo viên-nhân viên
Cán bộ-công nhân viên
Ban chấp hành
Cao đẳng Sư phạm
Cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa
Cơ sở vật chất
Đạo đức nghề nghiệp
Đại học sư phạm

Giáo viên chủ nhiệm
Giáo viên
Giáo viên bộ môn
Giáo dục-đào tạo
Giáo dục đạo đức nghề nghiệp
Học sinh, sinh viên
Lực lượng giáo dục
Quản lý giáo dục
Thế giới quan
Trung học cơ sở
Thế giới quan khoa học
Tiểu học-Mầm non
Thể dục thể thao
Vệ sinh môi trường
Xã hội chủ nghĩa


vi
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Nhận thức của CBQL, giáo viên và một số đại diện trường THCS
về ý nghĩa của hoạt động GDĐĐNN ............................................. 46
Bảng 2.2: Nhận thức của sinh viên về các tiêu chuẩn, phẩm chất đạo đức của
người giáo viên .............................................................................. 47
Bảng 2.3: Mức độ cần thiết của những nội dung GDĐĐNN cho sinh viên ... 49
Bảng 2.4. Mức độ quan trọng của các con đường GDĐĐNN cho sinh viên.. 52
Bảng 2.5. Mức độ tiến hành công tác GDĐĐNN cho sinh viên của trường
CĐSP Bình Phước ......................................................................... 55
Bảng 2.6. Mức độ tham gia của cán bộ, giáo viên vào công tác GDĐĐNN
cho sinh viên .................................................................................. 55

Bảng 2.7. Thực trạng sinh viên trường CĐSP Bình Phước tham gia vào các
hoạt động GDĐĐNN ..................................................................... 56
Bảng 2.8. Đánh giá của CBQL về mức độ tham gia vào các hoạt động
GDĐĐNN của sinh viên ................................................................ 58
Bảng 2.9. Thực trạng về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức GDĐĐNN
của trường CĐSP Bình Phước ....................................................... 59
Bảng 2.10. Mức độ phù hợp của nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức
GDĐĐNN cho sinh viên................................................................ 60
Bảng 2.11. Kết quả khảo sát lý do chưa phù hợp của nội dung, phương pháp,
hình thức tổ chức GDĐĐNN cho sinh viên .................................. 60
Bảng 2.12. Thực trạng kết quả đánh giá của CBQL các trường THCS và giáo
viên trường CĐSP Bình Phước về ý thức ĐĐNN của sinh viên ... 61
Bảng 2.13. Nhận thức của CBQL, Giáo viên và một số đại diện trường THCS
về sự cần thiết phải quản lý hoạt động GDĐĐNN cho sinh viên . 64
Bảng 2.14. Thực trạng công tác quản lý hoạt động GDĐĐNN của CBQL
trường CĐSP Bình Phước ............................................................. 64
Bảng 2.15. Thực trạng công tác tổ chức hoạt động GDĐĐNN cho sinh viên ở
trường CĐSP Bình Phước ............................................................. 66
Bảng 2.16. Thực trạng chỉ đạo hoạt động GDĐĐNN cho sinh viên trường
CĐSP Bình Phước ......................................................................... 67
Bảng 2.17. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDĐĐNN cho
sinh viên ở trường CĐSP Bình Phước ........................................... 69
Bảng 3.1. Mức độ cần thiết của các giải pháp quản lý hoạt động GDĐĐNN
cho sinh viên trường CĐSP Bình Phước ....................................... 93
Bảng 3.2. Mức độ khả thi của các giải pháp quản lý hoạt động GDĐĐNN cho
sinh viên trường CĐSP Bình Phước .............................................. 94


1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Luật Giáo dục đã ghi rõ: ''Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt
Nam phát triển tồn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề
nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình
thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng
yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc'' (Điều 2: Mục tiêu giáo
dục).
Giáo dục, đào tạo là hoạt động có tổ chức của xã hội, nhằm bồi dưỡng
và phát triển phẩm chất đạo đức, năng lực cho mỗi công dân, góp phần thực
hiện thành cơng mục tiêu giáo dục. Trong quá trình giáo dục ở nhà trường,
nhiệm vụ giáo dục tri thức luôn phải gắn với nhiệm vụ giáo dục đạo đức.
Thông qua “dạy chữ” để “dạy người”, giáo dục đạo đức là một khâu then chốt
để giáo dục nhân cách con người. Lúc sinh thời Hồ Chủ Tịch rất quan tâm
đến vấn đề giáo dục, rèn luyện đạo đức cho thế hệ trẻ. Bác nói: “Dạy cũng
như học phải chú trọng cả Đức lẫn Tài. Đức là đạo đức cách mạng, đó là cái
gốc rất quan trọng. Cơng tác giáo dục đạo đức trong trường học là một bộ
phận quan trọng có tính chất nền tảng của nhà trường XHCN”. Như vậy, Đức
và Tài là hai phạm trù cơ bản để đánh giá nhân cách của một con người. Cho
nên để phát triển nhân cách phải hình thành, rèn luyện phẩm chất đạo đức, giá
trị đạo đức phù hợp.
Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi
mới căn bản và tồn diện giáo dục và đào tạo đã xác định: "Tạo chuyển biến
căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày
càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân
dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất
tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu tổ quốc, yêu


2
đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả...''. Để con người Việt Nam sống tốt

và làm việc hiệu quả thì bậc giáo dục Đại học và Cao đẳng cần coi giáo dục
đạo đức cho HSSV là nhiệm vụ quan trọng trong cơng tác giáo dục. Trong đó,
GDĐĐNN cho sinh viên các trường CĐSP lại càng quan trọng hơn, vì đây là
những sinh viên sẽ trở thành đội ngũ giáo viên, sau này sẽ trực tiếp dạy học
sinh làm người.
Việt Nam đang trong giai đoạn tiến hành CNH-HĐH đất nước, cùng
với sự thay đổi về kinh tế, chính trị, xã hội thì hệ thống giá trị đạo đức cũng
thay đổi. Nhiều giá trị mới được tạo dựng, một số giá trị truyền thống khác
được mở rộng về nội dung, v.v… Ngoài ra, những âm mưu thực hiện chiến
lược ''diễn biến hịa bình'' của các thế lực thù địch ln nhằm vào giới trẻ...
Trong xu thế đó, cần định hình và phát triển những chuẩn mực ĐĐNN cho
sinh viên để khi ra trường các em có thể kết hợp hài hịa giữa năng lực nghề
nghiệp và ĐĐNN.
Trong những năm học vừa qua, bên cạnh những mặt tích cực, tiến bộ
như: đa số sinh viên đã nhận thức đúng đắn việc học tập và tu dưỡng đạo
đức..., thì một bộ phận nhỏ sinh viên của trường CĐSP Bình Phước cũng cịn
có những mặt hạn chế như: mờ nhạt lý tưởng và hoài bão, ước mơ; ngại tham
gia các hoạt động tập thể; một số sinh viên thường vi phạm nội quy nhà
trường nhưng không chịu sửa chữa; sa sút về đạo đức, lười học, đua địi, ích
kỷ, cơ hội, vơ cảm...làm ảnh hưởng tới chất lượng, uy tín của nhà trường.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những mặt hạn chế nói trên, trong đó có
ngun nhân do cơng tác tun truyền, GDĐĐNN của nhà trường chưa
thường xuyên, chưa đầy đủ, chưa đồng bộ; cơng tác quản lý cịn nhiều điểm
bất cập nên hiệu quả chưa cao. Chính vì vậy chúng tơi chọn đề tài: "Một số
giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên
trường Cao đẳng Sư phạm Bình Phước''.


3
2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận về quản lý công tác GDĐĐNN cho sinh viên và
khảo sát thực trạng quản lý GDĐĐNN cho sinh viên tại trường CĐSP Bình
Phước, tìm ra nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động
GDĐĐNN cho sinh viên trường CĐSP Bình Phước, góp phần phát huy tính
tích cực, xây dựng lối sống lành mạnh, tiến bộ và điều chỉnh những hành vi
lệch lạc trong ý thức ĐĐNN của sinh viên.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác GDĐĐNN cho sinh viên trường CĐSP.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Giải pháp quản lý hoạt động GDĐĐNN cho sinh viên trường CĐSP
Bình Phước.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được một số giải pháp quản lý công tác GDĐĐNN cho
sinh viên có tính khoa học và khả thi, thì sẽ góp phần khắc phục được
những mặt hạn chế trong ĐĐNN của sinh viên trường CĐSP Bình Phước.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý hoạt động GDĐĐNN cho
sinh viên trường CĐSP.
5.2. Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐNN cho sinh viên
trường CĐSP Bình Phước.
5.3. Xây dựng các giải pháp quản lý cơng tác GDĐĐNN cho sinh viên
trường CĐSP Bình Phước.
6. Phạm vi nghiên cứu
Sinh viên trường CĐSP Bình Phước.


4
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

- Phương pháp phân tích tổng hợp khái quát hóa, hệ thống hóa lý luận
đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi (anket) về thực trạng quản lý
GDĐĐNN cho sinh viên trường CĐSP Bình Phước.
- Phương pháp quan sát các hoạt động GDĐĐNN.
- Phương pháp phỏng vấn giảng viên, CBQL, sinh viên.
- Phương pháp xin ý kiến chuyên gia về các giải pháp quản lý
GDĐĐNN cho sinh viên.
7.3. Nhóm phương pháp tốn học
8. Những đóng góp của luận văn
- Luận văn góp phần hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về quản lí
cơng tác GDĐĐNN cho sinh viên trường CĐSP Bình Phước.
- Luận văn cũng khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác
GDĐĐNN cho sinh viên trường CĐSP Bình Phước, chỉ ra những ưu điểm và
những bất cập, tồn tại của công tác này trong thời gian qua.
- Trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn tại trường CĐSP Bình Phước,
luận văn đề xuất một số giải pháp có tính khoa học và khả thi về việc quản lí
cơng tác GDĐĐNN cho sinh viên, nhằm nâng cao hiệu quả GDĐĐNN và
giáo dục toàn diện của nhà trường.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo, phụ lục nghiên cứu, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho
sinh viên ở trường Cao đẳng Sư phạm


5
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức
nghề nghiệp cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Bình Phước

Chương 3: Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức nghề
nghiệp cho sinh viên ở trường Cao đẳng Sư phạm Bình Phước


6
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ GIÁO DỤC
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN
Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Để tồn tại và phát triển, con người ngay từ thời nguyên thủy đã có quan
hệ gắn bó chặt chẽ với nhau trong tổ chức bầy đàn, thị tộc, bộ lạc...Các quan
hệ đơn giản của xã hội ban đầu chưa có giai cấp, theo tiến trình phát triển của
loài người ngày càng trở nên phong phú và phức tạp, đòi hỏi mỗi cá nhân
sống trong cộng đồng phải thường xuyên tự giác điều chỉnh thái độ, hành vi
của mình trong cách giao tiếp, ứng xử sao cho phù hợp với những chuẩn mực,
quy tắc của xã hội, không vi phạm đến nhu cầu, lợi ích của người khác. Trong
trường hợp đó, cá nhân được tập thể, cộng đồng coi là người có đạo đức.
Ngược lại, những cá nhân biểu hiện thái độ, hành động chỉ vì lợi ích của riêng
mình, gây tổn hại nghiêm trọng đến lợi ích của người khác, của cộng đồng...bị
xã hội chê trách, phê phán, thì cá nhân đó bị coi là người thiếu đạo đức.
Như vậy, đạo đức là một hiện tượng xã hội, là một hình thái ý thức đặc
biệt phản ánh các mối quan hệ hiện thực bắt nguồn từ bản thân cuộc sống con
người, của xã hội lồi người. Đó là những quy tắc, chuẩn mực trong hành vi,
hoạt động đòi hỏi mỗi cá nhân phải tự giác thực hiện. Dựa vào đó ta có thể
đánh giá được hành vi của người nào đó có đạo đức hay phi đạo đức.
Giáo dục đạo đức cho con người là vấn đề đã được đặt ra từ xa xưa và
luôn được đổi mới để thích ứng với thực tiễn của thời đại.
Nhà triết học cổ Hy lạp Platon đề cao giáo dục ''chân, thiện, mỹ'' trong

nghiên cứu triết học. Aristote đã nói đến đức dục trong ba mặt: Thể, Đức, Trí
[17, tr.43]. Đặc biệt Khổng Tử đã đưa ra những chuẩn mực cần có của người


7
quân tử. Theo ông, người quân tử phải sống theo chữ ''Nhân'' và tôn thờ chữ
''Lễ'', giữ kỷ cương trật tự của luật gia, phép nước [18, tr.57]. Ông là người
sáng lập ra thuyết đạo đức của Nho giáo. Theo ông Nhân - Nghĩa là giường
cột của đạo đức, nhân nghĩa được đánh giá theo hành vi. Bàn về vấn đề vai trò
của Nho giáo đối với đời sống xã hội và giáo dục, tác giả Nguyễn Quang Đạm
đã viết: “Nho giáo đã có những cố gắng to lớn bền bỉ, có những cống hiến tích
cực trong việc khun bảo dạy dỗ cho con người yêu thương đồng loại, cho
con người có quan hệ tốt với nhau: Đạo đức Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí - Tín và
Hiếu lễ tuy có phần mơ hồ do hạn chế của những điều kiện lịch sử đương thời,
đều biểu thị rõ tinh thần và ý chí tốt lành thiết tha mong muốn làm cho con
người tránh được, bớt được đau khổ” [3, tr.106].
Ở phương tây, trước cơng ngun có nhiều nhà triết học quan tâm đến
vấn đề đạo đức. Nhà triết học Xôcrát (470-399) hướng triết học vào việc giáo
dục con người sống có đạo đức. Ơng cho rằng: “Ngun nhân sâu xa của hành
vi có hay khơng có đạo đức là do nhận thức”. Arixtốt thì xem đạo đức và
chính trị là triết học về con người. Đạo đức là cái thiện của cá nhân, cịn chính
trị là cái thiện của xã hội. Sau này trên thế giới có nhiều triết gia, nhiều nhà
giáo dục khác bàn về vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức. Trong đó phải kể
đến nhà sư phạm lỗi lạc người Tiệp Khắc J.A.Komenxky (1592- 1670). Theo
ông :“Việc trau dồi đức hạnh cần phải bắt đầu từ lúc còn thơ, trước khi tâm
hồn bị hoen ố” và “Đức hạnh của người có thể trau dồi được bằng cách ln
ln xử sự chân chính’’ [13, tr.106]. Trong các phương pháp giáo dục sinh
động của mình, ơng đề cao giáo dục động cơ và hành vi đạo đức.
Các quan niệm về đạo đức, về thiện, ác lần lượt xuất hiện trong các tác
phẩm của Ph.Ănghen, Hêghen, Phơbach, Kant. Hêghen quan niệm ''ác'' là

những đức vọng xấu xa của con người như ''lòng tham lam'', ''sự thèm muốn'';
Phơbach coi ''cái thiện tuyệt đối'' là tình yêu thương đồng loại [7, tr.7]. Đặc biệt


8
Kant cho ra đời hẳn một học thuyết về đạo đức, được gọi là ''đạo đức học
Kant''.
Những thập kỉ gần đây, vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức cho thế hệ
trẻ thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhà giáo dục. Có thể
kể đến các cơng trình sau:
- Năm (1977- 1978), trung tâm nghiên cứu khoa học về thanh niên của
Bungari trong chương trình nghiên cứu về vấn đề giáo dục đạo đức cho thanh
niên đã đề cập nhiều đến vấn đề định hướng giá trị cho thanh niên trong đó có
giá trị đạo đức.
- Năm 1979 Nhà xuất bản Matxcơva xuất bản cuốn “Giáo dục đạo đức
học sinh - những vấn đề lí luận” của N.I Bơnđưrép đề cập đến vấn đề lí luận
giáo dục đạo đức cộng sản chủ nghĩa cho thanh niên.
- Năm (1986 - 1987) theo đề nghị của UNESCO đã có cuộc điều tra
quốc tế về giá trị đạo đức của con người chuẩn bị bước vào thế kỉ XXI nhằm
mục đích nghiên cứu các vấn đề về giá trị đạo đức và giáo dục về giá trị đạo
đức. Đáng kể đến là tài liệu “Giá trị trong hành động” của trung tâm Canh tân
và công nghệ giáo dục thuộc tổ chức Bộ trưởng Giáo dục Đông Nam Á, xuất
bản năm 1992. Tài liệu trình bày về vấn đề đưa giáo dục giá trị vào nhà
trường và cộng đồng các nước Inđơnêxia, Philíppin, Malaysia và Thái Lan.
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước
Ở Việt Nam, ''đạo đức'' từ lâu đã trở thành tiêu chí đánh giá về tư tưởng,
lối sống của mỗi cá nhân và toàn xã hội. Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII)
về văn hóa coi tư tưởng, lối sống mà cụ thể là việc định hướng giá trị đạo đức
có quan hệ mật thiết đến mức tổ hợp thành một vấn đề trọng tâm và cấp bách
trong q trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân

tộc. Giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung và sinh viên nói riêng là một
vấn đề được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Hiện nay đã có hơn một trăm
cuốn sách về giáo dục đạo đức. Nội dung sách dạy làm người và bổn phận của


9
mỗi người đối với xã hội, cách giao tiếp trong xã hội, thể hiện qua các tựa đề
sách như: Khổng đăng học; Đạo đức và luân lí; Mấy lời khuyên học trị; Huấn
nữ ca; Thơ dạy làm dâu; Phong hố lễ nghi; Tập lễ phép; Phải trái ở đời; Lời
mẹ dạy con… Trong số những tác giả viết loại sách này phải kể đến cụ Phan
Bội Châu, Phan Chu Trinh.
Cụ Phan Bội Châu khi viết “Khổng đăng học”, cụ đã rút ra 6 tính tốt
cần rèn luyện gọi là lục ngơn: Nhân, Trí, Tín, Trực, Dũng, Cương. Trong
thời đại ấy việc giáo dục 6 đức tính đó có tác dụng như sự rèn luyện bản
lĩnh cho con người.
Cụ Phan Chu Trinh trong bài “Đạo đức và ln lí” đã tìm ra sức mạnh
cho dân cho nước ở sức mạnh đạo đức, nhân cách, bản lĩnh con người. Theo
Cụ, từ xưa đến nay bất cứ dân tộc nào đã đứng cạnh tranh hơn thua với các
dân tộc trên thế giới thì chẳng những thuần nhờ sức mạnh mà phải nhờ có đạo
đức làm gốc nữa. Nhất là dân tộc nào đã bị té nhào xuống nay muốn đứng lên
khỏi bị người ta đi lên trên thì lại phải có một nền đạo đức vững chắc hơn dân
tộc đang giàu mạnh hơn mình.
Nghiên cứu về giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ là một nội dung quan
trọng nhằm giúp các nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện nhân
cách người học. Khi cịn sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: ''Có tài
mà khơng có đức là người vơ dụng''. Từ quan điểm đó, Người đã nghiên cứu
về vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức. Tư tưởng đạo đức của Người cụ thể
và gần gũi với mọi đối tượng. Đối với trẻ thơ, Bác chỉ mong chúng “…biết
ăn biết ngủ, biết học hành là ngoan”. Với thiếu niên, nhi đồng, người coi
trọng mục tiêu, nội dung giáo dục đạo đức trong nhà trường và dạy thành 5

điều như: ''yêu tổ quốc'', ''yêu đồng bào'', ''đoàn kết tốt'', ''kỹ luật tốt'', ''khiêm
tốn, thật thà, dũng cảm''. Bác dạy mỗi cơng dân nói chung phải tn theo pháp
luật, kỉ luật lao động, giữ gìn trật tự, hăng hái lao động sản xuất, tiết kiệm …
Đối với các chiến sĩ trong quân đội, Bác dạy phải “Trung với nước, hiếu với


10
dân, nhiệm vụ nào cũng hồn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào
cũng đánh thắng”. Đối với lực lượng công an, Bác dạy thành 6 điều theo 6
mối quan hệ với bản thân, với đồng sự, với chính phủ, với nhân dân, với cơng
việc và với cả kẻ địch. Còn đối với người đảng viên, cán bộ, Bác dạy phải
“cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư ”. Tư tưởng đạo đức của Bác Hồ thật
gần gũi, dễ hiểu, dễ thực hiện nhưng cũng rất chặt chẽ, toàn diện và sâu sắc.
Kế thừa tư tưởng của người, GS.TS. Phạm Minh Hạc - nhà tâm lý học
hàng đầu nước ta đã nêu lên các định hướng giá trị đạo đức của con người
Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bàn về thực trạng
cũng như giải pháp ở tầm vỹ mô về giáo dục - đào tạo con người Việt Nam
theo định hướng trên. Về mục tiêu giáo dục, GS.TS Phạm Minh Hạc nêu rõ:
''Trang bị cho mọi người những tri thức cần thiết về tư tưởng chính trị, đạo
đức nhân văn, kiến thức pháp luật, văn hóa xã hội. Hình thành cho mọi cơng
dân có thái độ đúng đắn, tình cảm, niềm tin, đạo đức trong sáng đối với bản
thân, mọi người, với sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc với mọi hiện
tượng xảy ra xung quanh; tổ chức tốt giáo dục thế hệ trẻ, giúp họ để mọi
người tự giác thực hiện những chuẩn mực đạo đức xã hội, có thói quen chấp
hành quy định, nỗ lực học tập rèn luyện, tích cực cống hiến sức lực, trí tuệ
vào sự nghiệp CNH - HĐH đất nước'' [5, tr.10].
Nghiên cứu về các giá trị đạo đức, nguồn gốc hình thành giá trị đạo đức
Việt Nam và định hướng giá trị đạo đức được Vũ Khiêu, Trần Ngọc Thêm,
Trần Văn Giàu, Trần Văn Kh, Huỳnh Khái Vinh, v.v…trình bày trong các
cơng trình nghiên cứu của mình.

Trong những năm gần đây, vấn đề đạo đức trong xã hội hiện tại và vấn
đề giáo dục đạo đức, tư tưởng chính trị, lối sống cho thế hệ trẻ trở thành mối
quan tâm của xã hội. Nhiều nhóm tác giả đã đi sâu nghiên cứu theo các đề tài
khoa học cấp nhà nước về định hướng giá trị, lối sống, đạo đức… Có thể kể
đến một số cơng trình sau:


11
-“Giá trị - Định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị” thuộc đề
tài khoa học cấp nhà nước mã số KX- 07- 04 (1995). Các tác giả trình bày về
hệ thống thang bậc giá trị, sự hình thành định hướng giá trị nhân cách cũng
như việc giáo dục giá trị. Trong đó khía cạnh phẩm chất đạo đức trong nhân
cách được coi là giá trị đích thực, cao quí của con người, của mỗi cá nhân mà
xã hội đang đòi hỏi, mong đợi. Các tác giả cũng nhấn mạnh phải coi trọng cả
việc kế thừa những giá trị truyền thống lẫn giá trị hiện đại trong việc giáo dục
giá trị cho thế hệ trẻ.
- “Về phát triển tồn diện con người thời kì cơng nghiệp hóa hiện đại
hóa” thuộc đề tài khoa học cấp nhà nước do Giáo sư - Viện sĩ Phạm Minh
Hạc chủ trì, mã số KHXH 04-04 (2001). Trong đó, các tác giả trình bày thực
trạng đạo đức, nêu rõ mục tiêu giáo dục đạo đức trong giai đoạn hiện nay
cũng như việc đề ra các giải pháp giáo dục đạo đức cho con người Việt Nam
thời kì Cơng nghiệp hóa hiện đại hóa.
Nhìn chung, đã có nhiều cơng trình khoa học trong và ngoài nước đề
cập đến vấn đề giáo dục đạo đức, nhưng nghiên cứu về đạo đức và giáo dục
đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm thì rất ít. Đặc biệt trong điều kiện
tồn cầu hố, thế giới có nhiều biến động, sự hội nhập của các nền văn hoá
trên thế giới, một số hiện tượng tiêu cực đang xuất hiện ngày càng nhiều trong
ngành giáo dục đã có ảnh hưởng không nhỏ tới một bộ phận sinh viên. Chính
vì thế việc nghiên cứu về giải pháp quản lí công tác giáo dục đạo đức nghề
nghiệp cho sinh viên trường CĐSP Bình Phước là hết sức cần thiết.

1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Đạo đức, đạo đức nghề nghiệp
1.2.1.1. Đạo đức
Đạo đức theo nghĩa gốc trong tiếng La tinh là ''mos'' - lề thói, có nghĩa
là nói đến những lề thói tập tục và biểu hiện mối quan hệ nhất định giữa
người và người trong sự giao tiếp với nhau hàng ngày.


12
Dưới góc nhìn của Triết học, Triết học Mac - Lênin định nghĩa: ''Đạo
đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc,
chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh cách đánh giá và cách ứng xử của con
người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện
bởi niềm tin cá nhân, bởi sức mạnh của truyền thống và sức mạnh của dư luận
xã hội'' [9, tr.196].
Dưới góc nhìn của Tâm lý học, đạo đức là một bộ phận, một thành
phần trong cấu trúc nhân cách, bao gồm hệ thống phẩm chất (đức), và hệ
thống năng lực (tài). Trong hệ thống phẩm chất, có phẩm chất xã hội như thế
giới quan, niềm tin, lý tưởng, lập trường, thái độ chính trị, thái độ lao động,
phẩm chất cá nhân gồm các nết, các thói, các ''thú'' (ham muốn); và phẩm chất
ý chí như tính kỷ luật, tính tự chủ, tính mục đích, tính quả quyết, tính phê
phán...
Dưới góc độ đạo đức học, đạo đức gắn với hành vi và động cơ hành vi
của con người, đạo đức chỉ được xác định dựa trên ý nghĩa ''lợi'' hay ''hại'' của
hành vi và động cơ hành vi của con người. G. Banzeladze nói: ''Nếu như động
cơ hành vi của con người là xu hướng đem lại lợi ích cho xã hội thì chúng ta
nói rằng động cơ này là một động cơ có đạo đức, hành vi được quy định bởi
động cơ này là hành vi có đạo đức, và chủ thể của hành vi này là người có đạo
đức. Ngược lại - có nghĩa là làm hại cho xã hội hoặc người khác - là vơ đạo
đức. Cịn nếu như hành vi không làm lợi mà cũng không làm hại cho ai thì

động cơ của hành vi, bản thân hành vi và chủ thể đó chẳng mang một giá trị
đạo đức nào cả'' [4, tr.99].
Theo từ điển xã hội học NXB thế giới Hà Nội 1993 - Nguyễn Khắc
Viện (Chủ biên): “Đạo đức bao gồm những chuẩn mực hành vi đạo đức của
con người theo hướng thiện, tránh hướng ác. Mỗi một xã hội, mỗi một nhóm
xã hội và mỗi cá nhân có thể lí giải cái thiện (đạo đức) và cái ác (vô đạo đức)


13
theo những cách khác nhau, tuỳ thuộc vào quan niệm sống và lợi ích của
mình”.
Theo Trần Hậu Kiểm:“Đạo đức là tổng hợp những nguyên tắc, qui tắc,
chuẩn mực xã hội nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình vì
lợi ích xã hội, hạnh phúc của con người trong mối quan hệ giữa con người và
con người, giữa cá nhân và tập thể hay toàn xã hội”.
Như vậy trong các định nghĩa về đạo đức nêu trên đều đề cập đến các
khía cạnh sau:
- Đạo đức là hình thái ý thức xã hội phản ánh quan hệ giữa cá nhân với
xã hội, với người khác và chính mình.
- Đạo đức bao gồm hệ thống các giá trị, phẩm chất, nguyên tắc, quy tắc,
chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh hành vi ứng xử của con người.
Từ những phân tích trên, theo chúng tơi, đạo đức là một hình thái ý
thức xã hội, bao gồm hệ thống các giá trị, phẩm chất, nguyên tắc, quy tắc,
chuẩn mực xã hội được con người lựa chọn và biểu hiện trong hành vi của
mình sao cho phù hợp với yêu cầu của xã hội và cộng đồng.
1.2.1.2. Nghề nghiệp
Nghề nghiệp theo tiếng anh là ''Profession'' có nghĩa là một cơng việc
chun môn.
Theo từ điển tiếng việt: nghề (nghề nghiệp) là công việc chuyên làm
theo sự phân công của xã hội [11, tr.654].

Như vậy, nghề nghiệp là hoạt động đặc thù của con người nảy sinh khi
xã hội có sự phân cơng lao động; nghề nghiệp hình thành cùng với sự phát
triển của xã hội, nó là một lĩnh vực hoạt động mà trong đó con người đem sức
lao động, vật chất hay tinh thần để tạo ra những cái cần thiết cho xã hội, từ đó
con người thỏa mãn nhu cầu của mình để tồn tại và phát triển.
Nói cách khác, nghề nghiệp là một dạng hoạt động lao động đặc thù
của con người, đòi hỏi ở con người một quá trình đào tạo chun biệt, có
những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, có chun mơn nhất định.


14
1.2.1.3. Đạo đức nghề nghiệp
Mỗi một loại hình nghề nghiệp luôn đặt ra những yêu cầu, quy tắc,
chuẩn mực, những nét đặc thù riêng, phản ánh đầy đủ phẩm chất cần có của
một ngành, một nghề cụ thể và địi hỏi những người làm trong lĩnh vực nghề
nghiệp đó phải tự giác thực hiện. Có bao nhiêu loại hình nghề nghiệp thì cũng
có bấy nhiêu loại hình ĐĐNN. Ví dụ: ĐĐNN của người làm trong ngành y là
''lương y như từ mẫu''; ĐĐNN của người lái xe trong thời kỳ chiến tranh là
''yêu xe như con, quý xăng như máu''; ĐĐNN của luật sư là ''hướng dẫn pháp
luật và đạo lý cho người khác, luôn luôn lấy việc bảo vệ công lý, bảo vệ lẻ
phải và công bằng xã hội làm mục tiêu cao quý''; ĐĐNN của người kinh
doanh là ''trung thực, cẩn trọng, chuyên nghiệp, tuân thủ pháp luật''; ĐĐNN
của ngành công an nhân dân là: '' Với tự mình phải cần, kiệm, liêm, chính.
Với đồng sự phải thân ái giúp đỡ. Với chính phủ phải tuyệt đối trung thành.
Với nhân dân phải kính trọng lễ phép. Với cơng việc phải tận tuỵ. Đối với
địch phải cương quyết khôn khéo”...v.v. Khi những quy tắc, chuẩn mực đạo
đức đó khơng được thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng nó sẽ ảnh hưởng
trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của công việc mà cá nhân đảm nhận.
Như vậy, ĐĐNN là hệ thống các chuẩn mực đạo đức đặc trưng thể hiện
trong hoạt động lao động nghề nghiệp cụ thể, phản ánh những yêu cầu, đòi

hỏi của xã hội, của bản thân nghề nghiệp đối với người làm việc trong lĩnh
vực nghề nghiệp đó, giúp họ hồn thành nhiệm vụ của mình với kết quả
cao nhất.
ĐĐNN có ý nghĩa đặc biệt cần thiết, quan trọng; là tài sản quý giá đối
với mỗi con người, đó là điểm tựa giúp mỗi cá nhân đứng vững trong mơi
trường làm việc có nhiều cạnh tranh như hiện nay. ĐĐNN được duy trì dựa
trên những nổ lực của cá nhân, của tổ chức nghề nghiệp và kỳ vọng của xã
hội.


15
1.2.2. Giáo dục đạo đức, giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên
Sư phạm
1.2.2.1. Giáo dục đạo đức
Giáo dục đạo đức là xây dựng và phát triển các phẩm chất đạo đức
trong mỗi cá nhân, là hoàn thành ý thức đạo đức, tình cảm đạo đức, hành vi
và thói quen đạo đức theo những nguyên tắc đạo đức được xã hội quy định.
Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ là một vấn đề lớn trong chiến lược phát triển
con người của Đảng ta; giáo dục đạo đức có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự
nghiệp CNH-HĐH đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, văn minh. Giáo dục đạo đức là một bộ phận nền tảng, hợp thành của nội
dung giáo dục toàn diện nhằm giúp thế hệ trẻ hình thành lý tưởng, ý thức và
tình cảm đạo đức, tạo nên những hành vi đạo đức của con người mới XHCN.
Giáo dục đạo đức cho sinh viên là q trình tác động có mục đích, có
định hướng, có kế hoạch, có lựa chọn về nội dung, phương pháp, hình thức
cho phù hợp với lứa tuổi và vai trò của nhà giáo dục đến sinh viên, giúp sinh
viên chuyển những chuẩn mực, những nguyên tắc đạo đức từ bên ngoài xã hội
vào bên trong thành cái riêng của mình. Nó là một q trình lâu dài, liên tục
về thời gian, rộng khắp về không gian, từ mọi lực lượng xã hội, trong đó nhà
trường giữ vai trò rất quan trọng.

Giáo dục đạo đức nhằm thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Giáo dục ý thức đạo đức: cung cấp cho người học những tri thức cơ
bản về các phẩm chất và chuẩn mực đạo đức để từ đó giúp người học hình
thành niềm tin đạo đức.
- Giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức: nhằm khơi dậy những rung cảm,
cảm xúc với hiện thực xung quanh để người học biết phân biệt yêu, ghét rõ
ràng và có thái độ đúng đắn trong cư xử.
- Giáo dục hành vi, thói quen đạo đức: là tổ chức cho người học lặp đi
lặp lại nhiều lần những hành động đạo đức trong học tập, sinh hoạt và cuộc


16
sống nhằm có được hành vi đạo đức đúng đắn, từ đó có được thói quen đạo
đức bền vững.
Như vậy, giáo dục đạo đức trong nhà trường là quá trình tác động của
nhà giáo dục tới người học để hình thành cho họ ý thức, tình cảm và niềm tin
đạo đức, mục đích cuối cùng là tạo được những thói quen hành vi đạo đức
đúng đắn.
1.2.2.2. Giáo dục đạo đức nghề nghiệp
Để người học nghề có khả năng lao động tốt trong lĩnh vực nghề
nghiệp sau khi ra trường, thì trường đào tạo nghề phải tiến hành trang bị cho
người học nghề những kiến thức nghề nghiệp cần thiết; Hình thành những kỹ
năng, kỹ xảo mà nghề nghiệp đòi hỏi; ngoài ra, một nhiệm vụ hết sức quan
trọng là giáo dục để người học nghề có đủ những tri thức cơ bản và những
phẩm chất đạo đức đặc thù của lĩnh vực nghề nghiệp (hay nói ngắn gọn là
GDĐĐNN cho người học nghề).
Như vậy, GDĐĐNN là giáo dục các chuẩn mực đạo đức đặc trưng thể
hiện trong hoạt động lao động nghề nghiệp cụ thể, để người học nghề phát
huy vai trị chủ động, sáng tạo của mình trong q trình tự rèn luyện, tự bồi
dưỡng các phẩm chất nghề nghiệp cần thiết phục vụ cho công việc sau này.

1.2.2.3. Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên Sư phạm
GDĐĐNN cho sinh viên sư phạm là một vấn đề lớn trong quy trình đào
tạo giáo viên của trường sư phạm. Vì lao động sư phạm của người làm nghề
dạy học là một loại ''lao động đặc thù'' với ''sản phẩm đặc biệt'' nên nhân cách
sư phạm cũng có những nét đặc trưng riêng so với các lĩnh vực nghề nghiệp
khác. Cụ thể, nhân cách sư phạm gồm các phẩm chất và năng lực như: lòng
yêu trẻ, yêu nghề, lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ, tinh thần trách nhiệm, trung
thực, công bằng, nhân ái, bao dung, độ lượng, năng lực hiểu học sinh, tri thức
và tầm hiểu biết rộng, năng lực nắm vững kỹ thuật dạy học, năng lực ngôn
ngữ...


17
Môi trường sư phạm là một bộ phận của môi trường xã hội, trong đó,
các tác động tích cực được phát huy cao độ, các tác động tiêu cực được hạn
chế một cách tối đa, vì vậy, mơi trường sư phạm sẽ là mơi trường lý tưởng đối
với sự hình thành và phát triển nhân cách nói chung, nhân cách sư phạm nói
riêng.
Về bản chất, ta có thể hiểu khái niệm GDĐĐNN cho sinh viên sư phạm
là quá trình tổ chức các hoạt động để tác động vào nhân cách sinh viên sư
phạm theo mục tiêu đào tạo và theo tiêu chuẩn đạo đức của người giáo viên
nhằm hình thành ở họ những phẩm chất đạo đức mà xã hội và nghề dạy học
yêu cầu, tạo nên sự phát triển toàn diện về nhân cách cho sinh viên sư phạm.
1.2.3. Quản lý công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên
Cao đẳng Sư phạm
1.2.3.1. Quản lý
Khái niệm quản lý được hình thành từ xa xưa, khi lồi người xuất hiện
sự hợp tác, phân công lao động. Lúc này, quản lý là thực hiện những cơng
việc có tác dụng định hướng, điều tiết, phối hợp các hoạt động của những
người dưới quyền.

Theo Tự điển Tiếng Việt thông dụng (NXB Giáo Dục, 1998): Quản lý
là tổ chức, điều khiển hoạt động của một đơn vị, cơ quan. Theo H. Koontz thì:
Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nổ lực hoạt
động cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm [6, tr.12].
Theo Mary Parker Follet (Mỹ): Quản lý là nghệ thuật khiến công việc
được thực hiện thông qua người khác [2, tr.27].
Một số quan niệm khác về khái niệm quản lý:
Quản lý là những tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể
quản lý đến đối tượng bị quản lý trong tổ chức để vận hành tổ chức, nhằm đạt
mục đích nhất định [14, tr.130].


×