Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của chủng vi khuẩn lam nostoc calcicola hn9 1a đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống đậu tương nam đàn (glycine max (l )merr )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.17 MB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN VĂN HÙNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHỦNG VI KHUẨN LAM
Nostoc calcicola HN9-1a ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG ĐẬU TƯƠNG NAM ĐÀN
(Glycine max (L.) Merr.)

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Chuyên ngành: Thực vật học

Nghệ An, 8-2016


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN VĂN HÙNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHỦNG VI KHUẨN LAM
Nostoc calcicola HN9-1a ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG ĐẬU TƯƠNG NAM ĐÀN
(Glycine max (L.) Merr.)
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Chuyên ngành: Thực vật học
Mã số: 60.42.01.11

Người hướng dẫn khoa học: TS. Mai Văn Chung


Nghệ An, 8-2016


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học do tôi trực tiếp
thực hiện, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo TS. Mai Văn Chung (Khoa Sinh
học, Trường Đại học Vinh). Cơng trình này được thực hiện trong khuôn khổ
đề tài KHCN NAFOSTED, mã số 106-NN.03-2014.22 do TS. Mai Văn
Chung làm Chủ nhiệm.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực
và chưa từng được công bố trong bất cứ cơng trình khoa học nào khác ở trong
nước và ở nước ngồi. Mọi trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả

Trần Văn Hùng


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận văn Thạc sĩ Sinh học này, tơi đã trải qua một q
trình học tập, nghiên cứu nghiêm túc và bài bản. Trong quá trình đó tơi đã nhận
được rất nhiều sự tạo điều kiện, giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân và gia đình.
Nhân dịp này, tơi xin được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới
thầy giáo TS. Mai Văn Chung đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình
thực hiện cũng như hồn chỉnh luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ Bộ môn Thực vật học, Khoa
Sinh học, Trường Đại học Vinh, Trung tâm Thực hành-Thí nghiệm, các phịng

thí nghiệm Sinh lý thực vật và Phòng Tảo học (Trường Đại học Vinh) đã giúp
đỡ tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Xin trân trọng cám ơn TS. Nguyễn Lê Ái Vĩnh (Khoa Sinh học, Trường
Đại học Vinh) đã cung cấp dịch vi khuẩn lam, Trung tâm khuyến nông huyện
Nam Đàn đã cung cấp giống đậu tương gốc, gia đình Ơng bà Nguyễn Văn
Chinh (xã Hùng Tiến, huyện Nam Đàn) đã giúp đỡ tơi trong q trình triển khai
thí nghiệm đồng ruộng,
Sự thành cơng của luận văn cịn có sự đóng góp của các thầy giáo, cơ giáo
đã tham gia giảng dạy, các đồng nghiệp sự, bạn bè và sự quan tâm động viên
khích lệ của gia đình, bố mẹ, vợ và con tơi.
Tác giả
Trần Văn Hùng


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU . ................................................................................ iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ANH..................................................................... iv
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN.........................................................v
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài ......................................................................................................2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................3
1.1. Vi khuẩn lam và vai trò của chúng trong sản xuất nông nghiệp ..............................3
1.1.1. Đặc điểm chung về vi khuẩn lam ...........................................................................3
1.1.2. Vai trò của vi khuẩn lam trong sản xuất nông nghiệp ..........................................5
a. Trên thế giới ................................................................................................................5
b. Ở Việt Nam ..................................................................................................................9
1.2. Cây đậu tương và nghiên cứu về cây đậu tương ....................................................10

1.2.1. Đặc điểm chung về cây đậu tương ......................................................................10
1.2.2. Nghiên cứu về cây đậu tương trên thế giới và ở Việt Nam .................................14
1.2.3. Giống đậu tương Nam Đàn .................................................................................18
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............20
2.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................20
2.2. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................20
2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................21
2.3.1. Chuẩn bị dịch VKL ..............................................................................................21
2.3.2. Bố trí thí nghiệm ..................................................................................................22
2.4. Phương pháp phân tích ...........................................................................................23
2.5. Xử lý số liệu ...........................................................................................................23
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .........................................24
3.1. Ảnh hưởng của N. calcicola HN9-1a đến quá trình nảy mầm của giống đậu tương
Nam Đàn ........................................................................................................................24


3.2. Ảnh hưởng của N. calcicola HN9-1a đến chiều cao cây của giống đậu tương Nam
Đàn.................................................................................................................................24
3.3. Ảnh hưởng của N. calcicola HN9-1a đến chỉ số diện tích lá của giống đậu tương
Nam Đàn ........................................................................................................................26
3.4. Ảnh hưởng của N. calcicola HN9-1a đến hàm lượng sắc tố của giống đậu tương
Nam Đàn ........................................................................................................................31
3.5. Ảnh hưởng của N. calcicola HN9-1a đến cường độ quang hợp của giống đậu
tương Nam Đàn .............................................................................................................33
3.6. Ảnh hưởng của N. calcicola HN9-1a đến sự hình thành nốt sần ở rễ đậu tương
Nam Đàn ........................................................................................................................35
3.7. Ảnh hưởng của N. calcicola HN9-1a đến sự ra hoa của giống đậu tương Nam Đàn
.......................................................................................................................................36
3.8. Ảnh hưởng của N. calcicola HN9-1a đến năng suất đậu tương Nam Đàn ............38
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...........................................................................................24

A. Kết luận .....................................................................................................................43
B. Đề nghị ......................................................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................44
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI……….……. 45
PHỤ LỤC ..........................................................................................................


iii

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của N. calcicola HN9-1a đối với tỷ lệ nảy mầm của giống đậu
tương Nam Đàn ..................................................................................... 24
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của N. calcicola HN9-1a đối với sự tăng trưởng chiều cao cây
đậu tương Nam Đàn ............................................................................... 26
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của dịch chiết N. calcicola HN9-1a đối với diện tích lá của
giống đậu tương Nam Đàn ..................................................................... 28
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của dịch chiết N. calcicola HN9-1a đối với chỉ số diện tích lá
(LAI) của giống đậu tương Nam Đàn ...................................................... 30
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của N. calcicola HN9-1a đối với hàm lượng, tỷ lệ diệp lục a/b
của giống đậu tương Nam Đàn ở giai đoạn sinh trưởng phát triển sinh
dưỡng ..................................................................................................... 32
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của N. calcicola HN9-1a đối với cường độ quang hợp của giống
đậu tương Nam Đàn .............................................................................. 34
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của N. calcicola HN9-1a đối với số lượng nốt sần ở đậu tương
Nam Đàn ................................................................................................ 36
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của N. calcicola HN9-1a đối với sự ra hoa ở đậu tương Nam
Đàn ......................................................................................................... 38
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của dịch chiết N. calcicola HN9-1a đối với các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất thực thu ở đậu tương Nam Đàn ......................... 41



iv

DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH

Hình 1.1. Cây đậu tương ........................................................................................... 11
Hình 1.2. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây đậu tương ..........................12
Hình 2.1. Cây đậu tương Nam Đàn ………………………………………………... 20
Hình 2.2. Chủng Nostoc calcicola HN9-1a ………………………………………. 20
Hình 3.1. Ảnh hưởng của N. calcicola HN9-1a đối với tỷ lệ nảy mầm của giống đậu
tương Nam Đàn ..................................................................................... 24
Hình 3.2. Ảnh hưởng của N. calcicola HN9-1a đối với sự tăng trưởng chiều cao cây

đậu tương Nam Đàn ............................................................................... 26
Hình 3.3. Ảnh hưởng của dịch chiết N. calcicola HN9-1a đối với diện tích lá của
giống đậu tương Nam Đàn ..................................................................... 28
Hình 3.4. Ảnh hưởng của dịch chiết N. calcicola HN9-1a đối với chỉ số diện tích lá
(LAI) của giống đậu tương Nam Đàn .................................................... 30
Hình 3.5. Ảnh hưởng của N. calcicola HN9-1a đối với tỷ lệ diệp lục a/b của giống đậu
tương Nam Đàn....................................................................................... 32
Hình 3.6. Ảnh hưởng của N. calcicola HN9-1a đối với cường độ quang hợp của giống
đậu tương Nam Đàn ............................................................................... 34
Hình 3.7. Ảnh hưởng của N. calcicola HN9-1a đối với số lượng nốt sần ở đậu tương
Nam Đàn ................................................................................................ 36
Hình 3.8. Ảnh hưởng của N. calcicola HN9-1a đối với sự ra hoa ở đậu tương Nam
Đàn ........................................................................................................ 38
Hình 3.9. Ảnh hưởng của dịch chiết N. calcicola HN9-1a đối với các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất thực thu ở đậu tương Nam Đàn ......................... 42



v

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
CĐQH

:

Cường độ quang hợp

CSDTL

:

Chỉ số diện tích lá

NSLT

:

Năng suất lý thuyết

NSTT

:

Năng suất thực thu

N. calcicola

:


Nostoc calcicola

R1

:

Giai đoạn bắt đầu ra hoa

R3

:

Giai đoạn ra hoa rộ

R5

:

Giai đoạn vào quả

V1

:

Giai đoạn cây có 01 lá kép ba

V3

:


Giai đoạn cây có 03 lá kép ba

V5

:

Giai đoạn cây có 05 lá kép ba

VKL

:

Vi khuẩn lam


-1-

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vi khuẩn lam (VKL), trước đây gọi là tảo lam, là những vi khuẩn quang
hợp có cấu trúc tế bào đơn giản nhưng đóng vai trị to lớn trong việc cung cấp
đạm và làm màu mỡ đất trồng cũng như tăng cường quá trình sống của cây
trồng. Nhiều nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam đã ghi nhận, VKL có khả
năng tiết ra các hợp chất có hoạt tính sinh học giúp cây trồng sinh trưởng, phát
triển tốt [18], [24], [40], [43]. Điểm chung của những nghiên cứu này là sử dụng
dịch VKL thu trong pha cân bằng-giai đoạn sinh trưởng thứ ba trong điều kiện
nuôi cấy tĩnh (nuôi cấy không liên tục)-khi VKL đã đạt được sự ổn định trong
tăng trưởng, chuyển hóa. Sau khi đạt sinh khối lớn nhất ở pha cân bằng, do môi
trường giảm dần chất dinh dưỡng và nồng độ ôxi, VKL chuyển sang pha suy

vong với sự gia tăng số lượng tế bào chết nhưng tổng số tế bào khơng thay đổi
vì các tế bào chết phân hủy chậm [2]. So với pha cân bằng, sinh khối VKL ở pha
suy vong có giảm chút ít, nhưng chất lượng sinh khối có thể thay đổi vì có chứa
thêm các sản phẩm phân hủy như axit hữu cơ, ethanol...
Tuy nhiên, việc đánh giá đầy đủ về vai trò sinh lý của VKL trong các pha
sinh trưởng khác nhau để có cơ sở khai thác, ứng dụng hợp lý... còn chưa được
quan tâm nhiều. Giả thuyết được đặt ra là, VKL ở pha cân bằng với đặc trưng là
các hoạt động trao đổi chất diễn ra mạnh, sẽ có tác dụng tích cực; cịn ở pha suy
vong với việc gia tăng các chất độc hại, VKL sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đối với
sinh trưởng phát triển của cây trồng. Việc đánh giá đầy đủ vai trò sinh lý của
VKL ở các pha sinh trưởng khác nhau đối với đời sống cây trồng nhằm lựa chọn
thời gian thu sinh khối VKL cao và chất lượng tốt sẽ cung cấp cơ sở khoa học
cho việc ứng dụng VKL như một nguồn phân bón sinh học vào sản xuất nơng
nghiệp.


-2-

Đậu tương Nam Đàn (Glycine max (L.) Merr.) là một giống địa phương
có hạt là ngun liệu khơng thể thay thế trong sản xuất “tương Nam Đàn”- một
đặc sản nổi tiếng của tỉnh Nghệ An. Sau khi bị thối hóa, giống đậu tương này
đã được phục tráng thành công vào năm 2009. Để mở rộng quy mô sản xuất đối
với cây đậu tương Nam Đàn, việc nghiên cứu bổ sung các giải pháp khoa học,
kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả canh tác giống đậu tương này là thực sự cần
thiết. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành thực hiện: “Nghiên cứu
ảnh hưởng của chủng vi khuẩn lam Nostoc calcicola HN9-1a đến một số chỉ
tiêu sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống đậu tương Nam Đàn
(Glycine max (L.) Merr.)”
2. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá ảnh hưởng của chủng VKL Nostoc calcicola HN9-1a ở các pha

cân bằng và suy vong đến một số chỉ tiêu sinh lý sinh trưởng phát triển và năng
suất của cây đậu tương Nam Đàn trong vụ Đông xuân năm 2015-2016 trên đất
chuyên canh đậu tương ở xã Hùng Tiến, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.


-3-

CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Vi khuẩn lam và vai trị của chúng trong sản xuất nơng nghiệp
1.1.1. Khái quát về vi khuẩn lam
Vi khuẩn lam (Cyanobacteria), trước đây được gọi là tảo lam (Blue-green
algae), sinh vật quang tự dưỡng có thải ơxi. Trong hệ thống sinh giới, chúng
được xếp cùng với vi khuẩn trong giới Khởi sinh (Monera) thuộc những sinh vật
chưa có nhân chính thức (Prokaryota). Dựa trên những kết quả nghiên cứu hóa
thạch, người ta đã chứng minh được sự có mặt của VKL cách đây 3,5 tỷ năm.
Cấu trúc cơ thể của VKL còn mang nhiều đặc điểm nguyên thủy. VKL phân bố
rất rộng trong mơi trường nước, đất, thậm chí trên vách đá, tường nhà, vỏ cây và
chúng là bộ phận rất quan trọng trong thế giới màu xanh của Trái đất [18].
VKL là những cơ thể quang tự dưỡng có kích thước hiển vi và có sắc tố
làm nhiệm vụ quang hợp. Trong thành phần sắc tố quang hợp của chúng có
phycobilin-sắc tố lam, vì thế mà có tên gọi là tảo lam [25]. Hình thái cơ thể vi
khuẩn lam khá đa dạng bao gồm: đơn bào hay đa bào hình sợi, sống tập đoàn
hay đơn độc. Cơ thể của chúng thường được bao bọc bởi chất nhầy. Các tế bào
tạo nên cơ thể VKL có cấu tạo giống với vi khuẩn nhưng chúng lại quang hợp
giống như thực vật [18].
VKL đa bào dạng sợi, toàn bộ những tế bào nối tiếp nhau hình thành nên
trichom. Các trichom xếp riêng lẻ hoặc thành nhiều dãy, thường được bao quanh
bằng một lớp nhầy, mềm hoặc cứng gọi là bao. Đa số VKL dạng sợi có các dị
bào nang hay cịn gọi là tế bào dị hình (heterocyst). Chúng có 2 lớp màng, nội

chất màu vàng nhạt, xanh da trời hay không màu, không chứa khơng bào khí và
các hạt dự trữ như các tế bào dinh dưỡng khác có ở trên sợi. Vị trí của tế bào dị
hình có thể ở đầu sợi hoặc xen kẽ với các tế bào dinh dưỡng khác. Nếu ở đầu sợi
thì có một thể nút, nếu ở giữa sợi thì có hai thể nút ở hai đầu. Tế bào dị hình có


-4-

thể đơn độc hoặc nối tiếp nhau thành chuỗi. Chức năng của chúng có thể là nơi
diễn ra q trình cố định nitơ, sinh sản, là cơ quan liên kết với các tế bào cạnh
nó, điều hồ q trình hình thành bào tử. Đa số VKLCĐN đều có tế bào dị hình
và chúng đều thích ứng với lối sống trên mặt đất. Tuy nhiên, khả năng cố định
nitơ vẫn gặp ở nhiều lồi khơng có tế bào dị hình [18].
Đa số VKL có phương thức sống là quang tự dưỡng, ngồi ra cịn có
quang khử, quang dị dưỡng, thậm chí hoàn toàn dị dưỡng. Chúng sử dụng các
chất hữu cơ có trong mơi trường dưới dạng nguồn năng lượng bổ sung. Nhờ có
khả năng hỗn dưỡng, VKL có thể tích cực hoạt động trong điều kiện khó khăn
để quang tự dưỡng.
Vi khuẩn lam cố định nitơ (VKLCĐN) đóng vai trị quan trọng trong việc
làm tăng độ phì cho đất một cách tự nhiên. Về sau có nhiều cơng trình nghiên
cứu đã khẳng định khơng phải tất cả các lồi VKL đều có khả năng cố định nitơ
khí quyển mà chỉ có một số trong chúng biểu thị khả năng này, phần lớn
VKLCĐN thuộc về các họ như: Anabaenaceae, Nostocaceae, Rivulariaceae và
Scytonemataceae (dẫn theo [9]). Hơn 250 chủng VKL đã được biết đến là có
khả năng cố định nitơ. Chính vì vậy, các cơng trình tập trung nghiên cứu khả
năng cố định nitơ của VKL đều cho thấy sự đa dạng về thành phần loài và khả
năng phân bố rộng rãi của VKL trong các môi trường sống khác nhau [29], [47],
[48].
Do có khả năng cố định đạm, VKL đóng vai trò to lớn trong việc bổ sung
chất hữu cơ tăng độ phì cho đất, chống xói mịn đất và tạo ra các chất có hoạt

tính sinh học kích thích sự sinh trưởng và phát triển của thực vật bậc cao. Ngịa
ra, một số lồi VKL được dùng làm sinh vật chỉ thị (bioindicator) cho mức độ ô
nhiễm môi trường, cũng như khả năng làm sạch sinh học đối với môi trường đất
và nước [51]. Chính vì thế, VKL đã và đang thu hút sự quan tâm nghiên cứu của
nhiều nhà khoa học ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.


-5-

1.1.2. Vai trò của vi khuẩn lam trong sản xuất nông nghiệp
a. Trên thế giới
VKL là một trong những sinh vật tiên phong tham gia vào q trình
phong hố đá, tạo ra mùn bã sơ cấp và thu nhận các muối khống cần thiết để
tồn tại. Một số lồi VKL trong đất có khả năng tiết các chất nhầy tạo nên một
lớp màng, ngăn cản sự thoát hơi nước cho đất, làm đất ln có độ ẩm, cải tạo
pH của đất và các tính chất lí học của đất.
Trong mơi trường sống, VKL đặc biệt mẫn cảm với cường độ chiếu sáng
cao và được coi là nhóm kén ánh sáng. Vì thế, VKL bị ức chế dưới ánh sáng cao
sẽ làm tăng nhanh sinh khối ở các ruộng lúa đã thu hoạch (chịu cường độ chiếu
sáng lớn nhất < 10000 lux) (dẫn theo [18]).
Nhiệt độ tối ưu cho sinh trưởng của VKL là từ 25÷30oC, nếu nhiệt độ quá
cao hoặc quá thấp đều bất lợi đối với chúng. Sự dao động của nhiệt độ ảnh
hưởng tới sinh khối, thành phần khu hệ và khả năng sinh sản VKL. Một số VKL
chịu được ở nhiệt độ trong các suối nước nóng, điển hình ở một số đại diện như:
Mastigocladus laminosus, Anabaena flosaquae... [22]. Khi gặp điều kiện bất lợi,
một số VKL sẽ tiết ra các chất nhầy để tránh được sự tăng cao của điều kiện môi
trường sống. Đặc điểm này thường gặp ở các lồi tảo có tế bào dị hình thuộc các
chi: Nostoc, Anabaena, Scytonema… [18].
Độ ẩm và nước là hai yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến thành phần loài và
mật độ VKL trong đất, quyết định nhiệt độ đất, độ hoà tan và nồng độ các muối,

hàm lượng CO2, O2 trong đất, là điều kiện có tính chất quyết định đến các hoạt
động sống của VKL.
Những nghiên cứu của Shtina và Gollerbakh (1976) ở Liên Xô (cũ) cho
biết số lượng VKL trong đất với độ ẩm tuyệt đối có thể đạt 43,1x103tb/1 gam
đất, độ ẩm 60% có 2,4x103 tb/1 gam đất. Độ ẩm tối ưu cho tảo đất trong khoảng
60÷80% (dẫn theo [50]). Một số kết quả nghiên cứu khác lại cho thấy khả năng


-6-

chịu hạn của VKL ở vùng Sengal khi mùa khô kéo dài trong 8 tháng thì có đến
95% VKL có tế bào dị hình.
Độ pH của mơi trường là yếu tố quyết định đến sự đa dạng của thành
phần loài VKL trong đất. Nghiên cứu của Dương Đức Tiến (2000) đã chỉ ra: pH
tối ưu cho sự phát triển của VKL là 5÷7,5 [19]. Độ pH của mơi trường ảnh
hưởng trực tiếp đến sự thẩm thấu của các loại ion trong đất. VKL trong quá trình
sống làm thay đổi pH của đất, pH tối ưu cho sinh trưởng của chúng khoảng từ
0,5÷7,0. Tuy nhiên, cũng có một số lồi sinh trưởng trong mơi trường pH là 5÷6
như ở các chi: Calothrix, Scytonema... [6]. Ngoài các yếu tố sinh thái trên thì các
chất khống như nitơ, phosphor… cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển
của VKL.
Ngồi các yếu tố vật lí, hố học và sinh học thì các hoạt động canh tác
như: làm đất, làm cỏ, bón phân… cũng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến
VKL, giữa cỏ dại và sinh khối VKLCĐN có mối quan hệ mật thiết với nhau. Do
vậy, việc hạn chế sự phát triển của cỏ dại có thể giúp cho VKL sinh trưởng và
phát triển mạnh mẽ [44]. Việc sử dụng các loại phân bón và cách thức sử dụng
chúng trong sản xuất nông nghiệp đã tác động đến sự phát triển của VKL bón
phân hữu cơ như phân xanh.
Từ những năm 60 của thế kỷ XX, VKL đã được sử dụng như một biện
pháp sinh học nhằm thay thế một phần phân bón hố học trong sản xuất nơng

nghiệp. Một trong số đó là “cuộc cách mạng xanh” đã được toàn thế giới hưởng
ứng thực hiện, kết quả đã làm tăng sản lượng lương thực trên thế giới, giúp cho
nhiều nước thoát khỏi nạn thiếu lương thực. Trong thành tựu này, vai trò của
VKL đã đóng góp tích cực là nguồn sản xuất phân bón sinh học. Trên những
cánh đồng mía và ngơ, Cylindrospermum licheniforme có thể cung cấp cho đất
khoảng 88 kg N/ ha/năm [48]. Ở xứ lạnh, Nostoc commune sống cộng sinh trong
điạ y, hàng năm có thể cố định một lượng nitơ hàng năm trên một cánh đồng là
15÷51 kg N/ ha [49].


-7-

Trên đất trồng lúa ở Ai Cập, việc sử dụng Tolypothrix tenuis trong điều
kiện khơng bón phân đạm, lân nhưng năng suất lúa vẫn tăng 4,2%. Còn khi dùng
chủng VKL được phân lập từ địa phương (Anabaena oryzae) dù có bón phân
hay khơng năng suất lúa đều tăng 31,6% [49].
Vai trị hữu ích của VKL cố định nitơ cũng đã được chứng minh ở nhiều
nước có diện tích trồng lúa lớn như: Thái Lan, Mianma, Philippine, Liên Xô,
Trung Quốc, Hoa Kỳ và một số nước khác … Hoa Kỳ đã sử dụng hỗn hợp của 8
loài tảo để làm phân bón, có thể cung cấp 100 kg N/ ha/ vụ.
Ở châu Á, từ rất sớm, Watanabe đã bắt đầu thí nghiệm trên quy mô lớn về
ảnh hưởng của vi khuẩn lam đối với sự tăng năng suất lúa. Khi nghiên cứu tác
dụng của chủng Tolypothrix tenuis đối với lúa tại 11 trại thực nghiệm ở Nhật
Bản, một sự tăng luỹ tiến của năng suất lúa được ghi nhận và sau 4 năm lây
nhiễm năng suất lúa tăng 28% so với đối chứng [49].
Vai trò to lớn nhất của VKL đối với sự làm giàu cho đất là khả năng cố
định nitơ khí quyển, chuyển hóa thành các dạng đạm dễ tiêu (NH4+ hay NO3-)
mà cây trồng dễ hấp thu. Vai trị này thường gặp trong các nhóm VKL có khả
năng cố định nitơ, mà phân nhiều trong chúng có các tế bào dị hình
(Heterocysts) có chứa enzyme nitrogenase cần thiết cho quá trình cố định N2.

phần lớn vi khuẩn lam cố định nitơ (VKLCĐN) đa số thuộc về các họ như:
Anabaenaceae, Nostocaceae, Rivulariaceae và Scytonemataceae [18].
Phản ứng cố định ni-tơ phân tử ở VKLCĐN diễn ra theo phản ứng HaberBosch:

Begum và cộng sự (2008) đã thăm dò khả năng cố định ni-tơ của một số
chủng VKL đã được phân lập thuần khiết, riêng biệt [26]. Theo đó, các chủng
này được nuôi riêng rẽ trong môi trường Fogg không đạm. Năng lực cố định nitơ của các chủng được đánh giá sau 30 ngày nuôi cấy dựa trên lượng ni-tơ được


-8-

cố định. Theo đó, Nostoc piscinale là lồi có năng lực cố định N2 cao nhất (5,74
mg N/50 ml môi trường ni cấy/30 ngày), tiếp đó lần lượt là N. ellipsosporum
(5,00), Nostoc linckia (4,84), Anabaena oryzae (4,30), Scytonema mirabile
(3,97), Hapalosiphon welwitschii (3,43), N. carneum (3,26), Calothrix marchica
(2,48). Những loài cố định lượng ni-tơ từ 4,00 mg N /50 ml môi trường ni
cấy/ 30 ngày) được đánh giá là có khả năng cố định đạm tốt.
Các ruộng lúa sử dụng các quần thể vi khuẩn lam cố định đạm (như
Anabaena-vi khuẩn lam cộng sinh với dương xỉ thủy sinh là bèo tấm Azolla)
như là nguồn cung cấp phân đạm.
Ngoài khả năng cố định nitơ, VKL cịn tiết vào mơi trường các chất có
hoạt tính sinh học cao, ảnh hưởng tích cực đến sinh trưởng và phát triển của cây
trồng. Nhiều kết quả thí nghiệm khi ngâm hạt lúa trong dịch vẩn VKL đã kích
thích sự nẩy mầm, sinh trưởng của rễ, tăng trọng lượng hạt và hàm lượng protein
của lúa [18]. Tại Viện lúa Tasken người ta đã gieo các hạt lúa được xử lý bằng
dịch vẩn VKLCĐN cho thấy, năng suất vượt trội hơn so với đối chứng 13,8
tạ/ha. Các chất mà VKL tiết ra mơi trường có thể là hormone, vitamin, axit
amin, polypeptit,… [51].
Trong điều kiện hiện nay, khi sự ô nhiễm môi trường đang trở thành mối
hiểm hoạ đối với sự sống trên hành tinh của chúng ta, VKL còn được sử dụng

như một tác nhân hữu hiệu trong biện pháp sinh học để xử lý các nguồn nước
thải, góp phần làm giảm các chất độc hại và làm tăng ơxi hồ tan. Ngồi vai trị
làm sạch mơi trường nước mặt, đất và nước ngầm, VKL còn tiết ra mơi trường
các chất kháng khuẩn [36].
Tóm lại, VKL là bộ phận góp phần to lớn làm nên màu xanh của trái đất,
là những sinh vật chuyển năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng hóa
học trong các hợp chất hữu cơ, đồng thời tạo ra oxy cho không khí. Chính điều
này có ý nghĩa rất to lớn trong việc ra đời của thế giới sinh vật dị dưỡng đa
dạng, phong phú ngày nay, trong đó có con người. Cấu trúc cơ thể đơn giản,


-9-

hình thái cơ thể đa dạng cho phép VKL có mặt ở khắp nơi trên trái đất; từ các sa
mạc khơ hạn nóng bỏng đến các vùng băng tuyết giá lạnh quanh năm đều có sự
hiện diện của chúng. Đối với nơng học VKL đóng vai trị khơng nhỏ trong việc
tăng độ phì và cải tạo đất trồng, đồng thời kích thích sinh trưởng, phát triển của
cây trồng, tăng năng suất thu hoạch. Tiềm năng ứng dụng VKL vào thực tiễn sản
xuất và đời sống của con người là hết sức rộng lớn. Để khai thác hết các tiềm
năng đó của VKL, chúng ta cần có thêm những hiểu biết về chúng.
b. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, nhiều nghiên cứu đã chứng minh, ngoài khả năng làm giàu
đạm cho đất, VKL cịn ảnh hưởng tích cực đến sinh trưởng và phát triển của
cây trồng [18]. Các chất có hoạt tính sinh học cao trong dịch huyền phù VKL
đã kích thích sự nảy mầm của hạt, sinh trưởng của rễ, tăng trọng lượng và
chất lượng hạt, góp phần tăng năng suất vượt trội hơn so với đối chứng.
Ở khu vực Bắc Trung bộ, các nghiên cứu về vai trò của VKL đối với
cây trồng và ứng dụng chúng trong sản xuất nơng nghiệp đã được nhóm
nghiên cứu của PGS.TS. Nguyễn Đình San (Trường Đại học Vinh) quan tâm,
chú trọng trong những năm gần đây. Nhóm nghiên cứu đánh đánh giá vai trị

của các lồi VKL Nostoc calcicola, Calothrix bervissima lên sinh trưởng phát
triển và năng suất của

Mộc tuyền ở Thanh Hoá; Anabaena iyaengarii,

Scytonema ocellatum đối với giống lúa Khải Phong ở Nghệ An,
Cylindrosperum trichotosperum và S. cincinatum đối với các chỉ tiêu sinh lý
nảy mầm, sinh trưởng phát triển của giống ngô lai đơn 919 ở Nghệ An,
Cylindrosperum licheniforme và N. calcicola đến một số chỉ tiêu sinh trưởng
và năng suất lạc ở Nghệ An, và giống mía ROC10 ở Thanh Hóa [11], [12],
[13], [14], [15], [16]. Những nghiên cứu nói trên đều thu được kết quả rất khả
quan về vai trò của VKL trong việc thúc đẩy cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt
và cho năng suất cao.


-10-

1.2. Khái quát về cây đậu tương và nghiên cứu về cây đậu tương
1.2.1. Khái quát về cây đậu tương
a. Nguồn gốc và đặc điểm phân loại học
Cây đậu tương Glycine max (L.) Merrill thuộc:
Ngành Hạt kín: Angiospermae (hay Ngành Ngọc lan: Magnoliophyta)
Lớp Hai lá mầm: Dicotyledoneae (hay Lớp Ngọc lan: Magnoliopsida)
Phân lớp Hoa hồng: Rosidae
Bộ Đậu: Fabales
Họ Đậu: Fabaceae
Chi Glycine
Glycine là một trong những chi lớn của họ Fabaceae, với 285 loài đã được
biết đến. Đáng chú ý trong chi Glycine Willd. là có cây đậu tương được trồng
trọt Glycine max (L.) Merr. và cây đậu dại Glycine soja Sieb. & Zucc có mối

quan hệ họ hàng đặc biệt. Glycine soja là tổ tiên hoang dại của Glycine max, và
chúng mọc hoang ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, và Nga [45].
b. Đặc điểm hình thái cây đậu tương
Theo Nguyễn Đức Cường (2006) [1], cây đậu tương có một số đặc điểm
hình thái nổi bật, đáng chú ý sau:
+ Thân đậu tương: là thân thảo, có màu xanh hoặc tím nhạt. Trên thân có
nhiều lơng tơ, chiều cao thân thường thay đổi từ 20-50 cm, có khi tới 150 cm.
Trên thân cây đậu tương chủ yếu là cành cấp 1.
+ Lá đậu tương: gồm có 3 loại lá: hai lá mầm; hai lá đơn mọc đối và các
lá kép. Lá kép (lá thật) có 3 lá chét. Hình dạng lá chét khác nhau tùy giống : có
thể hơi dài, hẹp, trịn hình quả trứng hoặc lưỡi mác...


-11-

Hoa

Lá kép ba

Quả

Rễ và nốt sần

Hình 1.1. Cây đậu tương (Nguồn: IITA Image Library)

+ Hoa đậu tương: Hoa có màu trắng, tím hoặc tím nhạt. Hoa thường mọc
thành chùm, mỗi chùm thường từ 3-5 hoa, hoa lưỡng tính. Cơng thức hoa K4-5C5
A5 G(1)(cờ) (9) 1 (10).
+ Quả đậu tương: thường là quả giáp. Mỗi quả có 1-4 hạt, thường là 2
hạt; lúc chín quả thường có màu vàng tro hoặc xám đen. Nhiều giống quả có

lơng tơ bao phủ.
+ Hạt đậu tương: Hạt đậu tương có nhiều hình dáng: trịn bầu dục, trị dài,
trịn dẹt, và có nhiều màu sắc: vàng đậm, vàng nhạt, xanh đen, nâu. Vỏ hạt nhẵn
bóng hoặc xỉn mỡ.
+ Rễ cây đậu tương: Bộ rễ gồm có rễ chính và nhiều rễ phụ. Rễ chính ăn
sâu tới 150 cm, từ rễ chính, các rễ bên mọc sâu xuống còn phát triển ngang tới


-12-

40- 50 cm. Đặc điểm quan trọng của rễ là hình thành nốt sần với sự cộng sinh
của vi khuẩn Rhizobium japonicum. Nốt sần có phẩm chất tốt là loại nốt sần to,
màu hồng. Số lượng, trọng lượng và phẩm chất nốt sần có quan hệ chặt chẽ với
sự sinh trưởng và năng suất cây đậu tương.
+ Các giai đoạn sinh trưởng cây đậu tương [34]
Tuỳ thuộc vào từng giống và điều kiện ngoại cảnh khác nhau mà các giai
đoạn phát triển của đậu tương có thể kéo dài từ 80 đến 140 ngày, được chia
thành các giai đoạn sau:
- Giai đoạn nảy mầm  mọc (VE-VC):
Giai đoạn này bắt đầu khi hạt hút nước, mầm phôi phát động sinh trưởng,
kết thúc khi xoè 2 lá đơn mọc đối trên 2 lá mầm. Giai đoạn này dài hay ngắn là
tuỳ thuộc vào giống có thể kéo dài 10 - 12 ngày mới mọc (vụ xuân); hoặc chỉ 4 5 ngày đã mọc (vụ hè). Trong giai đoạn này, nước cần có sẵn cho hạt hấp thụ,
nhiệt độ thích hợp để hạt nảy mầm và trụ mầm dưới phát triển là 25 - 30oC, độ
ẩm 65 - 75% trong đất.

Hình 1.2. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây đậu tương [34]


-13-


- Giai đoạn cây non (giai đoạn sinh trưởng thân lá, V1V5)
Giai đoạn này bắt đầu từ khi có một lá kép và kết thúc căn bản vào thời kỳ
nở hoa (giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng), đây là thời kỳ phát triển của thân và
lá. Giai đoạn này kéo dài 20÷40 ngày.
Vào thời kỳ đầu của giai đoạn này, cây con sinh trưởng rất chậm, trong
khi đó bộ rễ của nó lại phát triển nhanh, các nốt sần trên rễ được hình thành và
phát triển. Đến thời kỳ cây chuẩn bị ra nụ, ra hoa thì tốc độ sinh trưởng của cây
tăng nhanh lên. Đây cũng là thời điểm cây đậu tương chịu hạn khá nhất.
- Giai đoạn nở hoa (R1R3):
Thời gian ra hoa kéo dài 15÷20 ngày, có trường hợp kéo dài đến 40 ngày.
Khác với các cây trồng khác, đồng thời với ra hoa, cây đậu tương vẫn phát triển
mạnh về thân, lá, rễ. Đây cũng là thời kỳ cây đậu tương mẫn cảm nhất với điều
kiện ngoại cảnh. Thời tiết thuận lợi cho việc nở hoa là lúc nhiệt độ đạt 25÷28oC,
độ ẩm khơng khí khoảng 75÷80%.
- Giai đoạn hình thành quả và hạt (R3R5):
Giữa thời ra hoa và hình thành quả hạt khơng có ranh giới rõ ràng (thường
thấy cả nụ, hoa, quả trên cùng một cây). Lúc các chùm quả non đã xuất hiện thì
các chất dinh dưỡng trong thân, lá được vận chuyển về làm cho hạt mảy dần, lúc
này sự sinh trưởng của cây bắt đầu chậm lại. Tốc độ tích luỹ chất hữu cơ của hạt
tăng nhanh đều cho đến khi hạt chắc.
- Giai đoạn hạt chín (R5R6):
Đây là giai đoạn ngắn nhất trong đời sống cây đậu tương và chịu ảnh
hưởng nhiều của nhiệt độ. Hạt đạt tốc độ chín sinh lý khi hạt đã cứng lại và có
màu sắc điển hình của giống, vỏ quả đã chuyển sang màu vàng hoặc xám đen.
Đậu tương chín cần thời tiết khơ ráo, cây có khả năng chịu hạn.
- Giai đoạn già và chết (R7R8)
Cây đậu tương kết thúc vòng đời trong giai đoạn này với 5-7 ngày.


-14-


1.2.2. Nghiên cứu về cây đậu tương trên thế giới và ở Việt Nam
a. Nghiên cứu về cây đậu tương trên thế giới
Hiện nay nguồn gen đậu tương được lưu giữ chủ yếu ở 15 nước trên thế
giới: Đài Loan, Australia, Trung Quốc, Pháp, Nigeria, Ấn Độ, Inđônêxia, Nhật
Bản, Triều Tiên, Nam Phi, Thụy Điển, Thái Lan, Mỹ và Liên Xô (cũ) với tổng
số 45.038 mẫu [8].
Một nghiên cứu quốc tế về đánh giá giống đậu tương thế giới (ISVEX) lần
đầu tiên vào năm 1973 đã tiến hành với quy mơ là 90 điểm thí nghiệm được bố
trí ở 33 nước đại diện cho các đới khí hậu khác nhau. Kết quả cho thấy, trong
phạm vi từ xích đạo đến vĩ tuyến 300 và độ cao dưới 500 m, năng suất trung
bình và trọng lượng hạt giảm khi vĩ độ tăng. Tuy vậy, chiều cao cây không đạt
mức tối ưu ở tất cả các đới. Mức đổ cây giảm khi vĩ độ tăng. Mức tách quả rụng
hạt đều không nặng ở tất cả các đới [4].
Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau màu châu Á (AVRDC) đã thiết lập
hệ thống đánh giá (Soybean Evaluation trial Aset) giai đoạn 1 đã phân phát được
trên 20.000 giống đến 546 nhà khoa học của 164 nước Nhiệt Đới và Á Nhiệt
Đới. Kết quả đánh giá giống của Aset với các giống đậu tương là đã đưa vào
trong mạng lưới sản xuất được 21 giống ở trên 10 quốc gia [21].
Trong sản xuất đậu tương, các yếu tố khí hậu bao gồm nhiệt độ, ánh sáng
(chu kỳ và cường độ) và lượng mưa là những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến các
thời kỳ sinh trưởng phát triển, khả năng cố định đạm và năng suất hạt đậu tương.
Thời vụ gieo trồng đậu tương được xác định căn cứ vào giống, hệ thống
luân canh, điều kiện ngoại cảnh, đặc biệt là nhiệt độ. Khoảng nhiệt độ cho đậu
tương sinh trưởng phát triển là từ 20÷30oC. Khi gặp nhiệt độ cao nếu đủ ẩm các
giống đậu tương thường sinh trưởng sinh dưỡng tốt nhưng sinh trưởng sinh thực
lại kém do nhiệt độ cao đã ảnh hưởng khơng thuận lợi cho q trình hình thành
hạt phấn, thụ phấn và kéo dài vòi của hạt phấn [37]. Nhiệt độ trong vụ gieo
trồng đậu tương cao ảnh hưởng xấu đến năng suất hạt và năng suất hạt có thể



-15-

giảm 17% khi nhiệt độ tăng lên 1oC từ mức 38oC. Trong điều kiện nhiệt độ cao
các giống đậu tương khác nhau có phản ứng khác nhau về chiều cao cây, chỉ số
diện tích lá, tổng sinh khối, khả năng quang hợp và mức độ tổn thương.
Mật độ trồng có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển và năng suất đậu
tương. Do đó muốn đạt năng suất cao cần phải có mật độ quần thể thích hợp. Ở
đậu tương có sự tương tác chặt giữa giống và mật độ trồng. Nghĩa là mỗi giống
đậu tương sẽ cho năng suất cao ở một mật độ gieo trồng thích hợp [32].
Nếu trồng dày quá thì số cây trên đơn vị diện tích nhiều, diện tích dinh
dưỡng cho mỗi cây hẹp, cây sẽ thiếu dinh dưỡng và ánh sáng nên cây ít phân
cành, số hoa, số quả/cây ít, khối lượng 1000 hạt nhỏ; ngược lại nếu trồng thưa
quá diện tích dinh dưỡng của cây rộng nên cây phân cành nhiều, số hoa, quả
/cây nhiều, khối lượng 1000 hạt tăng nhưng mật độ thấp nên năng suất không
cao [39].
Nhu cầu về đạm của đậu tương ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau.
Giai đoạn khủng hoảng đạm nhất ở cây đậu tương là giai đoạn làm hạt và vào
chắc (R5R6). Thiếu đạm ở giai đoạn này lá sẽ bị rụng sớm do đạm trong lá
được di chuyển về cho phát triển hạt. Bổ sung thêm đạm qua lá ở giai đoạn
R5R6 có tác dụng làm tăng năng suất hạt và tăng năng suất sinh khối [33].
Để đạt được năng suất hạt cao (3 tấn/ha) đậu tương cần tích luỹ được 300
kg N/ha. Từ kết quả thí nghiệm đồng ruộng tác giả đã chỉ ra rằng bón 60 kg
N/ha và 120 kg N/ha vào lúc ra hoa đã làm tăng năng suất đậu tương lên tương
ứng 4,8% và 6,7%. Năng suất đậu tương tiếp tục tăng lên tới lượng N bão hoà là
180 kg N/ha. Để đạt năng suất đậu tương cao cần bón cho đậu tương một lượng
N đáng kể vào khoảng 150 kg N/ha. Bổ sung thêm phân N với mức 150 kg/ha ở
thời kỳ bắt đầu làm quả cho giống đậu tương có tập tính sinh trưởng hữu hạn có
tác dụng làm tăng năng suất hạt và hệ số thu hoạch, nhưng lại khơng có tác dụng
với những giống sinh trưởng vô hạn mà chỉ làm cho cây tiếp tục phát triển sinh

dưỡng [27].


-16-

Hàm lượng P dễ tiêu trong đất thấp là yếu tố quan trọng nhất gây ra năng
suất đậu đỗ thấp ở nhiều nước châu Á [28]. Ở Thái Lan, nhiều vùng sản xuất đậu
tương có hàm lượng P dễ tiêu trong đất thấp từ 1÷5 ppm, khi bón phân lân đã
làm năng suất tăng gấp đôi, tác giả cho rằng mức khủng hoảng lân của cây đậu
tương là khoảng 8 ppm. Tại Úc, năng suất đậu tương tăng lên rất đáng kể khi
đậu tương được bón phân lân. Ở Indonêsia, việc bón phân lân cho đậu tương đã
làm tăng năng suất đáng kể.
Hoạt động cố định N của vi khuẩn nốt sần được đo bằng hàm lượng
Legemoglobin vào cuối thời kỳ ra hoa đã tăng 2,5 lần ở 600 ppm P và 800 ppm
K. Nhưng Ca lại làm giảm hoạt động của vi sinh vật. Khi bón nhiều lân, tốc độ
cố định N cao hơn và lượng acid glutamic tăng [41].
Kali có ảnh hưởng đến q trình sinh trưởng phát triển, năng suất và chất
lượng hạt đậu tương. Nghiên cứu của Smit (1988) [46] về phản ứng của đậu
tương với việc bón kali cho thấy: bón K trên lá khơng thay thế cho bón K trước
khi trồng. Tác giả cũng đã kết luận hàm lượng protein trong hạt có tương quan
nghịch với lượng phân kali (cả KCl và K2SO4) bón vào đất, trong khi đó hàm
lượng dầu lại có tương quan thuận với lượng phân K bón vào đất.
Hill và cộng sự (1986) [31] đã nghiên cứu ảnh hưởng của tưới nước
đến sinh trưởng của đậu tương trồng trên cát. Kết quả cho thấy sản lượng đậu
tương trồng ở đất cát có mối tương quan khá lớn với lượng mưa trong thời kỳ
sinh trưởng.
b. Nghiên cứu về cây đậu tương ở Việt Nam
Theo Trần Đình Long và các cs (2005) [8], trong giai đoạn 2001÷2005
các cơ quan nghiên cứu của Việt Nam đã nhập nội 540 mẫu giống đậu tương từ
các nước Mỹ, Ấn Độ. Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Úc bổ sung

vào tập đoàn giống.


×