Tải bản đầy đủ (.docx) (79 trang)

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của công ty may nam đinh vào thị trường hoa kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (472.01 KB, 79 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan khóa luận này là do bản thân tác giả thực hiện và
không sao chép cơng trình nghiên cứu của nguời khác để làm sản phẩm của
riêng mình. Các thơng tin thứ cấp đuợc sử dụng trong khóa luận là có nguồn
gốc và xuất xứ rõ ràng. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và
ngun bản của khóa luận.

Tác giả

1


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................................i
MỤC LỤC..................................................................................................................... ii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ sử DỤNG...............................................................................V
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐẺ VẺ XUẤT KHẨU DỆT MAY CỦA......................3
DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU...............................................................................3
1.1. Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu.................................................................3
1.1.1. Khái niệm........................................................................................................3
1.1.2. Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu....................................................................3
1.1.3. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu.......................................................................4
1.1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu.........................................4
1.1.5............................................................................................................................. Va
i trò của hoạt động xuất khẩu đối với phát triển kinh tế..............................................7
1.2. Khái quát về hàng dệt may..................................................................................12
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của hàng dệt may.......................................................12
1.2.2. Phân loại hàng dệt may...................................................................................12
CHƯƠNG 2. THựC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU DỆT MAY


CỦA CÔNG TY MAY NAM ĐỊNH SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ GIAI
ĐOẠN 2008 - 2014.....................................................................................................16
2.1. Khái quát chung về thị trường Hoa Kỳ..............................................................16
2.1.1. Đặc điểm về nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng Hoa Kỳ........................16
2.1.2. Kênh phân phối...............................................................................................18
2.1.3. Tình hình nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ..............................................20
2.1.4. Tình hình nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào Hoa Kỳ........................22
2.1.5. Những quy định của thị trường Hoa Kỳ đối với mặt hàng dệt may nhập
khẩu............................................................................................................................. 27
2.2. Tình hình xuất khẩu dệt may của cơng ty May Nam Định sang thị
trường Hoa Kỳ.............................................................................................................31
2.2.1 Giới thiệu về công ty May Nam Định..................................................................31


2.2.2. Tình hình xuất khẩu dệt may của cơng ty May Nam Định sang thị
trường Hoa Kỳ.............................................................................................................37
2.2.3. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu của công ty......................................43
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY
CỦA CÔNG TY MAY NAM ĐỊNH VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ.........................48
3.1. Định hướng xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ
trong thịi gian tói.........................................................................................................48
3.2. Ke hoạch hoạt động của cơng ty trong thịi gian tói............................................48
3.2.1. Định hưởng phát triển lâu dài của công ty......................................................48
3.2.2. Kế hoạch cụ thể năm 2015..............................................................................49
3.3. Thuận lọi và khó khăn của cơng ty trong hoạt động xuất khẩu dệt may
của công ty May Nam Định vào thị trường Hoa Kỳ....................................................50
3.3.1. Thuận lợi của công ty......................................................................................50
3.3.2. Khó khăn của cơng ty......................................................................................52
3.4. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của công ty May Nam
Định vào thị trường Hoa Kỳ........................................................................................53

3.4.1. Kiến nghị đối với Nhà nước.............................................................................53
3.4.2. Giải pháp đối với công ty................................................................................58
KÉT UUẬN................................................................................................................. 65
TÀI UIỆU THAM KHẢO...........................................................................................67


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIÉT TẮT

KH-XNK

Kế hoạch - xuất nhập khẩu

KCS

Kiểm tra chất luợng sản phẩm

TW

Trung ương

CMT

Cut - Make - Trim

OEM/FOB

Original Equipment Manufactuaring (mua nguyên liệu,
bán thành phẩm)

ODM


Original Design Manufacturing (thiết kế, mua nguyên
liệu, bán thành phẩm)

OBM

Original Brand Manufacturing (thiết kế, mua nguyên liệu,
bán thành phẩm với thương hiệu riêng)

FDI

Foreign direct investment (đầu tư trực tiếp nước ngoài)

CAGR

Compounded Annual Growth Rate (tốc độ tăng trưởng
hàng năm)

NK

Nhập khẩu

TPP

Trans-Pacific Strategic Economic Partnership
Agreement (Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên

4



DANH MỤC BẢNG sử DỤNG

Bảng 2.1. Kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ theo quốc gia........................................21
Bảng 2.2. Giá trị xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng của dệt may Việt Nam
sang thị trường Hoa Kỳ................................................................................................23
Bảng 2.3. Giá trị xuất khẩu và tỷ trọng xuất khẩu theo mặt hàng sang thị
trường Hoa Kỳ năm 2013.............................................................................................24
Bảng 2.4. Giá cả xuất khẩu mặt hàng vải của một số nước sang thị trường
Hoa Kỳ năm2013.........................................................................................................26
Bảng 2.5. Các thị trường xuất khẩu chính của cơng ty May Nam Định......................35
Bảng 2.6. Kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của công ty
sang thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2008 - 2014............................................................38
Bảng 2.7. Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng của công ty vào Hoa Kỳ giai
đoạn 2008 - 2014.........................................................................................................40
Bảng 3.1. Chỉ tiêu kế hoạch của công ty đề ra năm 2015.............................................50

DANH MỤC BIỂU ĐỒ sử DỤNG

Biểu đồ 2.1. Hành vi mua sắm của người Hoa Kỳ......................................................18
Biểu đồ 2.2. Những địa điểm mua sắm của người dân Hoa Kỳ..................................19
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu thị trường nhập khẩu của công ty May Nam Định năm
2013............................................................................................................................. 36
Biểu đồ 2.4. Nhãn hiệu thể thao ưa thích tại Hoa Kỳ...................................................42


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hiện nay, ở nước ta, ngành công nghiệp dệt may ngày càng có vai trị quan
trọng trong nền kinh tế quốc dân. Với những đặc điểm mang tính chất đặc thù
của may mặc, đây không chỉ là ngành phục vụ cho nhu cầu ngày càng phong

phú, đa dạng của con người mà còn là ngành giúp nước ta giải quyết được nhiều
cơng ăn việc làm cho xã hội, đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách quốc gia,
tạo điều kiện để phát triển nền kinh tế.
Trong những năm gần đây, ngành cơng nghiệp dệt may đã có những bước
tiến vượt bậc. Với tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành từ năm 2008 đến
năm 2013 là 14.5 %/năm, Việt Nam là một trong số những quốc gia có tốc độ
tăng trưởng ngành dệt may lớn nhất thế giới. Năm 2014, dệt may là ngành xuất
khẩu lớn thứ hai cả nước với giá trị đạt 20,9 tỷ USD.
về thị trường, Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất về nhập khẩu hàng dệt may
của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ
luôn chiếm khoảng 50% trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may.
Trong khi đó, với nhu cầu thay đổi trang phục thường xuyên, yêu cầu của người
dân Hoa Kỳ đối với yếu tố thời trang không cao, bởi thế, các công ty may vừa
và nhỏ khơng có điều kiện đầu tư về mặt thiết kế cũng vẫn có khả năng xuất
khẩu một lượng hàng dệt may lớn sang thị trường Hoa Kỳ.
Công ty May Nam Định hiện nay là một trong những cơng ty có hoạt động
xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ khá ổn định và đang trên đà
phát triển. Tuy nhiên, trên thực tế, may mặc tại cơng ty cịn gặp nhiều khó khăn
về sản xuất gia cơng, nguồn ngun liệu cịn yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu
của dệt may hiện nay... Trong xu thế hội nhập kinh tế, công ty cũng đang phải
đối mặt với nhiều thách thức trong con đường hội nhập với các nước trong khu
vực cũng như quốc tế cũng như sự cạnh tranh từ các công ty dệt may khác. Do
đó, việc nghiên cứu, đánh giá hoạt động xuất nhập khẩu để đề ra được những
giải pháp cần thiết và kịp thời là vô cùng thiết thực. Dựa trên quan điểm, nội

1


dung chủ đạo đó tác giả chọn đề tài khóa luận là “Giải pháp thúc đẩy
xuất khẩu hàng dệt may của công ty May Nam Định vào thị trường Hoa

Kỳ”.
2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu
- Đổi tượng nghiên cứu\ tình hình xuất khẩu dệt may của cơng ty May
Nam Định sang thị trường Hoa Kỳ.
- Mục đích nghiên cứu\ nghiên cứu thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của
công ty May Nam Định sang thị trường Hoa Kỳ, đặc điểm thị trường Hoa Kỳ,
các chính sách ảnh hưởng đến dệt may, để từ đó xác định được những thuận lợi,
khó khăn nhằm đưa ra những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu dệt may của công ty
May Nam Định sang thị trường Hoa Kỳ.
3. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian: giai đoạn 2008 - 2014.
- Không gian: xuất khẩu dệt may của công ty May Nam Định sang thị
trường Hoa Kỳ.
4. Phương pháp nghiên cứu
Với phương pháp nghiên cứu thống kê, phân tích, tổng hợp, bài báo cáo
tập trung phân tích về số liệu xuất khẩu mặt hàng quần áo và nguyên phụ liệu
trong giai đoạn 2008-2014, trên cơ sở phân tích thực trạng, ưu, nhược điểm của
hoạt động xuất nhập khẩu, để từ đó đề xuất những quan điểm, những giải pháp
mới có tính khả thi để dẫn dắt cho hoạt động của cơng ty đi đúng lộ trình trong
thời gian tới.
5. Ket cấu của khóa luận
Nội dung của khóa luận bao gồm 3 phần chính:
Chương 1: Một sổ vẩn đề về xuất khẩu dệt may của doanh nghiệp xuất khẩu.
Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu dệt may của công ty May Nam
Định sang thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2008 - 2014.
Chương 3: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của công ty May
Nam Định vào thị trường Hoa Kỳ.

2



CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐẺ VẺ XUẤT KHẨU DỆT MAY CỦA
DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU
1.1.

Uý luận chung về hoạt động xuất khẩu
1.1.1. Khái niệm
Xuất khẩu là hoạt động đua các hàng hoá và dịch vụ từ quốc gia này sang

quốc gia khác nhằm thu lợi nhuận. Duới góc độ kinh doanh, xuất khẩu là việc
bán các hàng hoá và dịch vụ giữa quốc gia này với quốc gia khác, còn duới giác
độ phi kinh doanh (làm quà tặng hoặc viện trợ khơng hồn lại) thì hoạt động
xuất khẩu chỉ là việc luu chuyển hàng hoá và dịch vụ qua biên giới quốc gia.
“Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa đuợc đua ra khỏi lãnh thổ Việt Nam
hoặc đua vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổviệt Nam đuợc coi là khu vực
hải quan riêng theo quy định của pháp luật”, (theo khoản 1, điều 28, mục 1,
chuơng 2 luật thuơng mại Việt Nam 2005).
1.1.2. Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu
Xuất khẩu đuợc biết đến nhu một hoạt động cơ bản của kinh tế đối ngoại.
Nó ra đời trên cơ sở sự phân công lao động xã hội và lợi thế so sánh giữa các
nuớc khác nhau.
Hoạt động kinh doanh xuất khẩu là hình thức cơ bản của ngoại thuơng đã
xuất hiện từ rất lâu đời và ngày càng phát triển, tuy hình thức cơ bản đầu tiên là
trao đổi hàng hoá giữa các nuớc nhung hiện nay xuất khẩu đã đuợc thể hiện
duới nhiều dạng khác nhau.
Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, mọi điều kiện kinh tế xuất
khẩu hàng hoá tiêu dùng cho đến xuất khẩu tu liệu sản xuất, từ máy móc thiết bị
đơn giản đến những máy móc có cơng nghệ cao. Tất cả các hoạt động trao đổi
đó đều nhằm mục tiêu đem lại lợi ích cho các quốc gia.
Hoạt động kinh doanh xuất khẩu diễn ra trên phạm vi rất rộng cả về điều

kiện không gian và thời gian. Nó có thể diễn ra trong thời gian rất ngắn nhung
cũng có thể kéo dài nhiều năm, có thể tiến hành trên phạm vi lãnh thổ của một
quốc gia hay của nhiều quốc gia khác nhau.

3


1.1.3.

Các hình thức xuất khẩu chủ yếu

• Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là phuơng thức kinh doanh mà trong đó đơn vị tham gia
hoạt động xuất khẩu có thể trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng với nuớc ngồi;
trực tiếp giao nhận hàng và thanh tốn tiền hàng. Các doanh nghiệp tiến hành
xuất khẩu trực tiếp trên cơ sở tự cân đối về tài chính, có quyền tìm kiếm bạn
hàng, định đoạt giá cả, lựa chọn phuơng thức thanh toán và thị truờng, xác định
phạm vi kinh doanh nhung trong khn khổ chính sách quản lý xuất khẩu của
nhà nuớc.
• Xuất khẩu gián tiếp
Xuất khẩu gián tiếp là hoạt động bán hàng hoá và dịch vụ của cơng ty ra
nuớc ngồi thơng qua trung gian (thơng qua nguời thứ ba). Các trung gian mua
bán không chiếm hữu hàng hố của cơng ty mà trợ giúp cơng ty xuất khẩu hàng
hố sang thị truờng nuớc ngồi. Các trung gian xuất khẩu nhu: đại lý, công ty
quản lý xuất nhập khẩu và cơng ty kinh doanh xuất nhập khẩu.
• Các hình thức xuất khẩu khác
Ngồi hình thức xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp, có một số hình thức xuất
khẩu khác nhu: xuất khẩu tại chỗ, xuất khẩu gia công, xuất khẩu ủy thác, xuất
khẩu tự doanh, xuất khẩu qua đại lý ở nuớc ngoài, tạm nhập khẩu tái xuất khẩu,
chuyển khẩu, xuất khẩu mậu biên.

1.1.4.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu
1.1.4.1. Yeu tổ chỉnh trị
Yếu tố chính trị là một yếu tố rất quan trong, nó khơng những tác động đến
hoạt động xuất khẩu hiện tại mà nó cịn có tác động đến hoạt động xuất khẩu
trong tuơng lai. Thông thuờng đi liền với xung đột về chính trị là xung đột về
ngoại giao và kinh tế. Hệ thống thể chế chính trị có thể tạo điều kiện hay gây
nên rủi ro không luờng truớc đuợc đối với các doanh nghiệp khi tham gia vào
thuơng mại quốc tế hay xuất khẩu hàng hoá vào các quốc gia.
Một nuớc có nền chính trị ổn định thì đã là điều kiện thuận lợi để phát

4


triển, đẩy mạnh sự giao thương, khuyến khích hoạt động xuất khẩu
hơn
rất
nhiều
so với các nước có nền chính trị khơng ổn định.Vì nó tạo cho các nhà kinh
doanh một tâm lý tốt trong các hoạt động thúc đẩy phát triển nền kinh tế.
Thêm
vào nữa,để tạo ra mơi trường chính trị lý tưởng cho doanh nghiệp là ngồi
một
chính phủ ổn định và thân thiện, thì cần chiến lược phát triển kinh tế, pháp
luật
liên quan đến hoạt động xuất khẩu vừa chặt chẽ, lại có những chính sách
ưu
đãi,
đáp ứng được u cầu nội ngoại, tạo ra được các sản phẩm xuất khẩu ngày
càng

phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường thế giới dựa trên cơ sở khai thác tốt
với
nhu cầu của thị trường quốc gia,tạo nên q trình thương mại hóa được
tế,tăng
trưởng kinh tế.

1.1.4.2. Yeu tổ văn hóa
Hiện nay, ngồi các ngành xuất khẩu chính như cơng nghiệp thì nhiều nước
đã chú trọng đến xuất khẩu văn hóa. Nắm bắt được tâm lý của người dân hiện
nay, cũng như áp dụng các tiến bộ sáng tạo của tinh hoa thế giới, từ đây, các
nước này hịa trộn vào nền văn hóa của mình,coi văn hóa cũng là một thị trường
tiềm năng, ví dụ đó là điện ảnh và sau đó là ngành cơng nghiệp giải trí. Họ tạo
được phong cách riêng, quảng bá triệt để nền văn hóa, đất nước mình đến các
nước khác, ngấm dần vào lòng người, dần tạo được sự yêu thích cũng như theo
dõi của nhiều khán giả, đem đến lợi nhuận cao từ xuất khẩu văn hóa và các lợi
ích khác, quảng bá được hình ảnh đất nước, thu hút được sự quan tâm đến các
sản phẩm của họ.
1.1.4.3. Yeu tổ luật pháp
Tình hình chính trị hợp tác quốc tế được biểu hiện ở xu thế hợp tác giữa các
quốc gia. Mỗi quốc gia đều có hệ thống pháp luật khác nhau, từ đây cần sự hiểu
rõ, nắm bắt được hệ thống pháp luật của các quốc gia mình hợp tác. Điều này sẽ
dẫn đến sự hình thành các khối kinh tế, chính trị của một nhóm các quốc gia do
đó sẽ ảnh hưởng đến tình hình thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp. Luật pháp
bao gồm các yếu tố chính như thuế quan, hạn ngạch và trợ cấp xuất khẩu.

5


1.1.4.4. Yếu tổ kinh tế
Kinh tế cũng là một nhân tố chính ảnh hưởng hoạt động xuất khẩu. Trong

đó, một số nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của thị trường xuất khẩu
như là tổng sản phẩm quốc nội (GDP), thu nhập của dân cư, tình hình lạm phát,
tình hình lãi suất. Tình hình phát triền kinh tế tác động mạnh đến nhu cầu cũng
như khả năng thanh toán của khách hàng, từ đây đẩy mạnh sự phát triển của hoạt
động xuất khẩu. Yếu tố kinh tế là rất phức tạp, có thể nói rất rộng, nên nó bao
trùm thêm nhiều yếu tố khác, tác động đến quyết định của doanh nghiệp nhưng
cũng nhờ thế mà các doanh nghiệp có thể đưa ra được nhiều cách thức, biện
pháp cụ thể nhằm thích ứng, đối phó, đem lại nguồn lợi nhuận lớn nhất, trở
thành vịng tuần hồn liên quan đến nhau cùng thúc đẩy phát triển và nâng cao.
1.1.4.5. Các yếu tổ cạnh tranh
Các yếu tố cạnh trạnh là yếu tố không thể thiếu trong việc đẩy mạnh hoạt
động xuất khẩu. Đây cũng là yếu tố tác động trực tiếp, không chỉ trong xuất
khẩu, trong sự phát triển kinh tế, mà còn tác động mạnh mẽ đến cách thức làm
việc, chất lượng sản phẩm cũng như sự hội nhập quốc tế. Nhà nước ln đề ra
các chính sách thúc đẩy để nâng sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước
đối với các doanh nghiệp khác trên thế giới, nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, đầu tư
hiện tại cũng như trong tương lại .Nó cũng là yếu tố rất thiết thực, vì sức ép ngày
càng lớn thì ngày càng khó khăn cho doanh nghiệp muốn thâm nhập, duy trì, mở
rộng thị trường xuất khẩu cho mình.
1.1.4.6. Các yếu tổ tỷ giá hổi đoái
Tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh giữa giá đồng nội tệ và đồng ngoại tệ.
Từ đây cho ta nhận thấy rõ sự lên giá, mất giá của đồng tiền trong nước, sự thu
đổi ngoại tệ, thấy rõ sự phát triển của nền kinh tế.
Tỷ giá hối đoái cũng là một nhân tố thiết yếu đẩy mạnh xuất khẩu trong
hoạt động xuất khẩu, các chiến lược thâm nhập quốc tế. Yếu tố này còn ảnh
hưởng đến hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp, vì để biết rõ yếu tố này thì
doanh nghiệp phải hiểu được cơ chế điều hành tỷ giá hiện hành của nhà nước,
theo dõi biến động của nó từng ngày, từ đây nhằm điều chỉnh tỷ giá theo quá
trình lạm phát.


6


1.1.4.7. Các yếu tổ về công nghệ
Đây là yếu tố không thể thiếu nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Yếu tố
về cơng nghệ có ảnh huởng lớn tới hoạt động xuất khẩu nó thúc đẩy hoặc kìm
hãm hoạt động xuất khẩu.
Hiện nay, công nghệ tác động đến mọi hoạt động sản xuất. Cơng nghệ càng
tiên tiến thì càng thuận lợi trong các hoạt động, kể cả hoạt động xuất khẩu, làm
q trình diễn ra nhanh chóng, giảm đi yếu tố nhân công không cần thiết nhu là
tác động đến q trình sản xuất, gia cơng chế biến hàng hố xuất khẩu. Yếu tố
cơng nghệ cịn tác động tới lĩnh vực vận tải hàng hoá xuất khẩu, kỹ thuật nghiệp
vụ trong ngân hàng... Yếu tố công nghệ, đặc biệt là cơng nghệ thơng tin cho
thấy các lợi ích thiết thực, nó cho phép các nhà kinh doanh nắm bắt một cách
chính xác và nhanh chóng thơng tin, tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi,
điều khiển hàng hoá xuất khẩu, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động
xuất khẩu. Từ đó thúc đẩy sự phát triển lâu dài cũng nhu nâng cao trình độ hiểu
biết, rút ngắn thời gian không cần thiết, ngày càng gần hơn với tri thức phát triển
thế giới.
1.1.5. Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với phát triển kinh tế
1.1.5.1. Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ cơng
nghiệp hóa đất nước
Cơng nghiệp hóa đất nuớc theo những buớc đi thích hợp là con đuờng tất
yếu để khắc phục tình trạng nghèo và chậm phát triển. Để cơng nghiệp hóa đất
nuớc trong một thời gian ngắn, địi hỏi phải có số vốn rất lớn để nhập khẩu máy
móc, thiết bị, kĩ thuật, công nghệ tiên tiến.
Nguồn vốn ngoại tệ để nhập khẩu có thể đuợc hình thành từ các nguồn sau:
đầu tu nuớc ngoài; kinh doanh du lịch, dịch vụ thu ngoại tệ; vay nợ, nhận viện
trợ; xuất khẩu hàng hóa.
Các nguồn vốn ngoại tệ nhu: đầu tu trực tiếp nuớc ngoài, kinh doanh dịch

vụ thu ngoại tệ, vay nợ, nhận viện trợ... tuy quan trọng nhung không đóng góp
nhiều vào việc tăng thu ngoại tệ hoặc các quốc gia vẫn phải trả bằng cách này

7


hay cách khác. Nguồn vốn quan trọng nhất để nhập khẩu, cơng nghiệp
hóa
đất
nuớc là xuất khẩu. Chỉ có xuất khẩu hàng hóa là nguồn thu ngoại tệ lớn của
đất
nuớc, nguồn thu này dùng để nhập khẩu các trang thiết bị hiện đại phục vụ
cơng
nghiệp hóa và trang trải những chi phí cần thiết khác cho q trình này,
xuất
khẩu khơng những nâng cao đuợc uy tín xuất khẩu của các doanh nghiệp
trong
nuớc mà còn phản ánh năng lực sản xuất hiện đại của chính nuớc đó.

Trong tuơng lai, nguồn vốn bên ngoài sẽ tăng lên nhung mọi cơ hội đầu tu,
vay nợ của nuớc ngoài và các tổ chức quốc tế chỉ thuận lợi khi các chủ đầu tu và
nguời cho vay thấy đuợc khả năng xuất khẩu - nguồn vốn duy nhất để trả nợ trở thành hiện thực. Điều này càng nói lên vai trị vơ cùng quan trọng của xuất khẩu.
1.1.5.2. Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cẩu kinh tế, thúc đẩy
sản xuất phát triển
Cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi vơ cùng
mạnh mẽ.Đó chính là thành quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện
đại.Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong q trình cơng nghiệp hóa phù hợp với
xu huớng phát triển của kinh tế thế giới là tất yếu đối với những nuớc đang phát
triển.
Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và

chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Một là: Xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ sản phẩm thừa do sản xuất vuợt quá
tiêu dùng nội địa. Đối với những nuớc nền kinh tế còn lạc hậu, chậm phát triển,
về cơ bản chua đủ tiêu dùng, nếu chỉ thụ động chờ ở sự “thừa ra” của sản xuất
thì xuất khẩu sẽ vẫn cứ nhỏ bé và tăng truởng chậm chạp, sản xuất và sự thay
đổi cơ cấu kinh tế sẽ rất chậm.
Hai là: Coi thị truờng đặc biệt: thị truờng thế giới là huớng quan trọng để
tổ chức sản xuất. Quan điểm thứ hai chính là xuất phát từ nhu cầu của thị truờng
thế giới để tổ chức sản xuất.Điều đó có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Sự tác động này đến sản xuất thể hiện ở chỗ:
• Xuất khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho cách ngành khác có cơ hội phát triển

8


Khi chúng ta xuất khẩu một mặt hàng nào đó kéo theo đó là sự phát triển
các ngành khác phục vụ cho việc xuất khẩu mặt hàng này. Chẳng hạn khi xuất
khẩu các sản phẩm dệt may thì ngành sản xuất nguyên liệu nhu bông, sợi hay
thuốc nhuộm cũng sẽ phát triển theo quy mô xuất khẩu sản phẩm may. Sự phát
triển của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu, dầu thực vật, chè...
có thể kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp chế tạo thiết bị phục vụ cho
nó. Chính điều này làm cho cơ cấu kinh tế thay đổi một cách đồng bộ khơng có
sự mất cân đối giữa các ngành với nhau. Nhu vậy xuất khẩu đã góp phần tạo ra
một cơ cấu kinh tế phù hợp với xu thế phát triển của thế giới.
• Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị truờng tiêu thụ, góp phần cho sản
xuất phát triển và ổn định
Bất kì doanh nghiệp nào cũng muốn mở rộng thị truờng, nâng cao khả năng
chiếm lĩnh thị truờng từ đó thu lợi nhuận cao. Mặt khác mở rộng thị truờng xuất
khẩu là giảm sự phụ thuộc vào thị truờng nội địa khi thị truờng này có sự biến
động ảnh huởng không tốt đến việc kinh doanh của doanh nghiệp và tăng khả

năng thỏa mãn nhu cầu cho nguời tiêu dùng.
Thị truờng nuớc ngoài hầu nhu là những thị truờng có sức tiêu thụ hàng
hóa lớn hơn so với nhu cầu tiêu dùng trong nuớc, chính vì vậy mọi doanh nghiệp
đều luôn cố gắng thỏa mãn tốt nhất nhu cầu này để tăng doanh thu đat lợi nhuận
cao nhung lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn, doanh nghiệp phải chịu sự
cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp khác. Trong điều kiện nhu vậy doanh
nghiệp muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức lại sản xuất
kinh doanh, nâng cao năng lực sản xuất hiện có cả về số luợng và chất luợng
bằng cách nhập các trang thiết bị kĩ thuật hiện đại, áp dụng các thành tựu khoa
học kĩ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất luợng
sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Nhu vậy
xuất khẩu góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất ngày một hiện đại hơn và ổn
định hơn.
• Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế - kĩ thuật nhằm cải tạo và nâng
cao năng lực sản xuất trong nuớc

9


Điều này muốn nói đến xuất khẩu là phuơng tiện quan trọng tạo ra vốn và
kĩ thuật, công nghệ từ các quốc gia khác trên thế giới, nhằm hiện đại hóa nền
kinh tế của đất nuớc, tạo ra một năng lực sản xuất mới. Thơng qua xuất khẩu,
hàng hóa của nuớc ta sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị truờng thế giới và
giá cả chất luợng.Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuất,
hình thành cơ cấu sản xuất ln thích nghi đuợc với thị truờng.
• Các doanh nghiệp truởng thành và tích lũy nhiều kinh nghiệm hơn khi
xuất khẩu hàng hóa ra thị truờng thế giới
Doanh nghiệp muốn có một chỗ đứng trên thị truờng thì phải có kế hoạch
sản xuất kinh doanh sao cho có thể tận dụng hết mọi năng lực sản xuất hiện có
để tạo ra những sản phẩm có chất luợng tốt đáp ứng đuợc địi hỏi của nguời tiêu

dùng về tính năng, cơng dụng của sản phẩm càng nhiều càng tốt nhung lại phải
có mức giá cả hợp lý để vừa có thể cạnh tranh về giá với các doanh nghiệp khác
vừa mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Xuất khẩu cịn địi hỏi các doanh
nghiệp ln cố gắng để sản xuất có hiệu quả tăng cuờng đổi mới và hồn thiện
cơng việc quản trị sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sản xuất, mở rộng thị truờng.
Doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả cũng có nghĩa là nền kinh tế cũng ngày
một đi lên, nhu vậy xuất khẩu không chỉ đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp mà
còn làm cho nền kinh tế ngày một phát triển và ổn định.
1.1.5.3. Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc
làm và cải thiện đời sổng nhân dân
Tác động của xuất khẩu đến viêc làm và đời sống nhân dân bao gồm rất
nhiều mặt:
Thứ nhất, về vấn đề việc làm.
Hiện nay việc hàng trăm triệu nguời lao động đang đổ xô về thành phố
kiếm việc làm đã gây ra nhiều vấn đề xã hội và làm cho sự quản lý của nhà nuớc
thêm khó khăn. Điều đó cũng chứng tỏ nguời dân, đặc biệt là những nguời dân ở
các vùng nông thôn đang thiếu việc làm một cách trầm trọng. Xuất khẩu đã giải
quyết đuợc vấn đề công ăn việc làm, tạo thu nhập ổn định cho nguời lao động.

1
0


Sự gia tăng đầu tư trong ngành sản xuất hàng hóa xuất khẩu đã tạo điều
kiện thúc đẩy sản xuất trong nước tăng lên cả về quy mô và tốc độ phát triển,
các ngành nghề cũ được khôi phục, ngành nghề mới ra đời, sự phân cơng lao
động mới địi hỏi lao động được sử dụng nhiều hơn, đặc biệt là các ngành sản
xuất, chế biến hàng xuất khẩu, đang trực tiếp là nơi thu hút hàng triệu lao động
vào làm việc và có thu nhập khơng thấp. Ngồi ra, trong suốt q trình thực hiện
xuất khẩu hàng hóa, lực lượng lao động tham gia dịch vụ xuất khẩu cũng không

hề nhỏ.
Thứ hai, về vấn đề nâng cao đời sống nhân dân.
Xuất khẩu làm tăng GDP, làm gia tăng nguồn thu nhập quốc dân, từ đó có
tác động làm tăng tiêu dùng nội địa. Điều này dẫn đến việc người dân có nhu
cầu cao hơn về các loại hàng hóa cao cấp cũng như sự phong phú, đa dạng của
sản phẩm.
Bên cạnh đó, xuất khẩu cũng đóng góp vào ngân sách quốc gia một nguồn
vốn ngoại tệ đáng kể. Đây là nguồn vốn dùng để nhập khẩu các vật phẩm tiêu
dùng thiết yếu phục vụ đời sống mà trong nước chưa sản xuất được nhằm phục
vụ nhu cầu ngày càng tăng cao và phong phú, thỏa mãn nhu cầu có nhiều lựa
chọn hơn trong tiêu dùng của người dân, đáp ứng mức sống cao hơn của cuộc
sống hiện đại.
1.1.5.4. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đổi
ngoại của quốc gia
Trong kinh tế, xuất khẩu và các mối quan hệ kinh tế đối ngoại khác có tác
động qua lại phụ thuộc lẫn nhau.
Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại đã làm cho nền kinh tế của mỗi
quốc gia gắn chặt với phân công lao động quốc tế. Thông thường hoạt động xuất
khẩu ra đời sớm hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác nên nó thúc đẩy các
quan hệ này phát triển. Chẳng hạn, xuất khẩu và sản xuất hàng hóa thúc đẩy các
quan hệ tín dụng, đầu tư, bảo hiểm, thanh toán, vận tải quốc tế...
Mặt khác, chính các quan hệ kinh tế đối ngoại lại tạo tiền đề, điều kiện để

1
1


mở rộng xuất khẩu. Khi các hoạt động kể trên phát triển và ngày càng
hiện
đại,

sẽ tạo ra sự tiện lợi, nhanh chóng và dễ dàng hơn cho hoạt động xuất khẩu,
do
đó, xuất khẩu sẽ ngày càng mở rộng và phát triển.

Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu đuợc coi là vấn đề có ý nghĩa chiến luợc để
phát triển kinh tế, thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nuớc nhất là trong
điều kiện hiện nay xu thế toàn cầu hố đang diễn ra mạnh mẽ trên tồn thế giới
và nó là cơ hội cho mỗi quốc gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực
1.2. Khái quát về hàng dệt may
1.2.1.
Khái niệm và đặc điểm của hàng dệt may
Hàng dệt may là những mặt hàng sợi, vải vóc, quần áo và những sản phầm
khác đuợc làm từ vải phục vụ cho đời sống hàng ngày.
Sản phẩm dệt may là loại sản phẩm có yêu cầu rất phong phú, đa dạng tùy
thuộc vào đối tuợng tiêu dùng. Nguời tiêu dùng khác nhau về văn hóa, phong
tục tập quán, tôn giáo, khác nhau về khu vực địa lý, khí hậu, giới tính, tuổi tác... sẽ
có nhu cầu rất khác nhau về trang phục. Nghiên cứu thị truờng để nắm vững nhu
cầu của từng nhóm nguời tiêu dùng trong các bộ phận thị truờng khác nhau có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Sản phẩm dệt may mang tính thời trang cao, phải thuờng xuyên thay đổi
mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, chất liệu để đáp ứng nhu cầu thích đổi mới, độc
đáo và gây ấn tuợng của nguời tiêu dùng. Do đó, tiêu thụ sản phẩm, phải am
hiểu các xu huớng thời trang là rất quan trọng.
Khi buôn bán sản phẩm dệt may cần chú ý đến yếu tố thời vụ. Phải căn cứ
vào chu kì thay đổi của thời tiết trong năm ở từng khu vực thị truờng mà cung
cấp hàng hóa cho phù hợp. Điều này cũng liên quan đến vấn đề thời hạn giao
hàng, nếu nhu không muốn bỏ lỡ cơ hội xuất khẩu thì hơn bao giờ hết, hàng dệt
may cần đuợc giao đúng thời hạn để cung cấp hàng hóa kịp thời vụ.
1.2.2.
Phân loại hàng dệt may

Ngành cơng nghiệp dệt may bao hàm rất nhiều ngành hàng: từ khâu đầu
cung cấp nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng là sợi, vải, hàng may mặc, các

1
2


chuyên ngành phục vụ cho công nghiệp dệt may như máy móc thiết bị,
hóa
chất,
thuốc nhuộm... Ba loại sản phẩm chính của ngành là: sợi, vải, hàng may
mặc.

1.2.2.1.

Phân loại sản phẩm sợi

Sợi có nguồn gốc từ thực vật và có thể chia thành một số loại như: sợi
bông (sợi 100% cotton) gồm hai loại là sợi chải kĩ và sợi chải thô, tơ tằm, sợi
tổng hợp hay sợi nhân tạo được sản xuất từ phụ phẩm của ngành hóa dầu,
sợi pha (sợi pha bông với các thành phần khác như PV, PA, PE...).
Nếu phân loại sợi dựa vào trạng thái của sợi khi xuất khẩu, ta có thể phân
loại như sau:


Sợi chưa tẩy trắng

Sợi chưa tẩy trắng là loại sợi có màu tự nhiên của các loại xơ gốc và chưa
tẩy trắng, nhuộm (cả khối hoặc khơng) hoặc in, hoặc có màu không xác định
được sản xuất từ nguyên liệu tái sinh. Loại sợi này có thể được xử lý bằng cách

hồ không màu hoặc nhuộm không bền màu (mất màu sau khi giặt bình thường
bằng xà phịng) và nếu là xơ nhân tạo thì có thể được xử lý cả khối với tác nhân
khử bóng.


Sợi đã tẩy trắng

Sợi đã tẩy trắng là loại sợi đã qua quá trình tẩy trắng, được làm từ các xơ
đã tẩy trắng hoặc đã được nhuộm tăng trắng (cả khối hoặc khơng hồn tồn cả
khối) hoặc đã được xử lý bằng hồ trắng. Loại sợi này cũng có thể bao gồm hỗn
hợp của xơ đã tẩy trắng và chưa tẩy trắng hoặc là loại sợi xe hoặc sợi cáp được
làm từ sợi đã tẩy trắng và chưa tẩy trắng.


Sợi màu (đã nhuộm hoặc đã in)

Sợi màu là loại sợi đã nhuộm (cả khối hoặc không hồn tồn cả khối) trừ
màu trắng hoặc màu khơng bền, hoặc đã in, hoặc làm từ các loại xơ đã nhuộm
hoặc đã in. Loại sợi này có thể làm từ sợi thô đã in hoặc là loại sợi xe hoặc sợi
cáp và gồm cả sợi đã tẩy trắng hoặc chưa tẩy trắng và sợi màu. Loại sợi này
cũng có thể bao gồm hỗn hợp của các xơ đã nhuộm từ màu khác nhau hoặc hỗn
hợp của xơ chưa tẩy trắng hoặc đã tẩy trắng với các xơ màu hoặc được in một
hay nhiều màu cách khoảng tạo thành các chấm đốm.

1
3


1.2.2.2. Phân loại sản phẩm vải
Nếu phân loại theo sợi cấu thành vải, có thể chia vải thành các loại sau: vải

sợi bông, vải sợi tơ tằm, vải sợi tổng hợp...
Nếu phân loại theo kiểu dệt, ta có các loại: vải dệt thoi, vải dệt kim, vải
không dệt.
Với vải dệt thoi, có thể phân loại dựa theo màu sắc, trạng thái hoặc kết hợp
các yếu tố này cùng với yếu tố chất liệu sợi vải để phân loại vải.

Vải dệt thoi chua tẩy trắng
Đây là loại vải dệt thoi đuợc làm từ sợi chua tẩy trắng và vải đó chua đuợc
tẩy trắng, nhuộm hoặc in. Loại vải này có thể xử lý bằng cách hồ không màu
hoặc nhuộm không bền màu.

Vải dệt thoi đã tẩy trắng
Đây là loại vải dệt thoi đã đuợc tẩy trắng hoặc nhuộm tăng trắng hay xử lý
bằng loại hồ tăng trắng, cũng có thể là loại vải đuợc dệt từ sợi đã tẩy trắng hoặc
loại vải dệt từ sợi tẩy trắng và sợi chua tẩy trắng.

Vải dệt thoi đã nhuộm
Đây là loại vải dệt thoi đuợc nhuộm đồng đều một màu trừ màu trắng (trừ
một số truờng hợp có yêu cầu khác) hoặc đuợc xử lý bằng sự hồn thiện màu
trừ màu trắng. Cũng có thể đây là loại vải đuợc dệt từ sợi đuợc nhuộm đồng đều
một màu.

Vải dệt thoi bằng các loại sợi màu khác nhau
Đây là vải dệt thoi bằng các loại sợi có màu khác nhau hoặc các loại sợi
cùng màu nhung có ánh màu khác nhau, bằng các loại sợi chua tẩy trắng hoặc
đã tẩy trắng và sợi nhuộm màu hoặc dệt bằng sợi macnơ hoặc sợi hỗn hợp.

Vải dệt thoi đã in
Vải dệt thoi đã in là loại vải dệt thoi đã đuợc in ở dạng mảnh, đuợc dệt
hoặc khơng dệt từ các loại sợi có màu khác nhau.


Vải dệt vân điểm
Vải dệt vân điểm là loại vải có cấu trúc trong đó mỗi sợi ngang tuần tự đan

1
4


xen ở trên và ở dưới sợi dọc kế tiếp và mỗi sợi dọc tuần tự đan xen ở
trên


dưới sợi ngang kế tiếp.

1.2.2.3. Phân loại hàng may mặc
về các loại hàng may mặc, có thể phân loại theo chất liệu sản phẩm hoặc
cũng có thể phân theo mục đích sử dụng như sau: hàng mặc mùa đông, quần áo
thể thao, quần âu và sơ mi các loại, đồ lót... Hàng may mặc cũng có thể phân
loại theo tính chất nghề nghiệp như: bộ đồ của thợ lặn, quần áo chống cháy,
quần áo bảo hộ...
Ngồi ra, cịn có một số loại hàng dệt may khác như: túi xách, chăn, ga
gối... Với từng mặt hàng cụ thể, có thể dựa vào màu sắc, chất liệu sợi, độ tuổi
hoặc đặc điểm sản phẩm như cúc, quai, cách dệt... để phân loại sản phẩm.

1
5


CHƯƠNG 2. THựC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU DỆT MAY
CỦA CÔNG TY MAY NAM ĐỊNH SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ GIAI

ĐOẠN 2008 - 2014
2.1. Khái quát chung về thị trường Hoa Kỳ
2.1.1.
Đặc điểm về nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng Hoa Kỳ
2.1.1.1. Mức chi tiêu của người tiêu dùng dành cho việc mua sắm quần áo
Năm 2014, với GDP cả nước là 17,4 nghìn tỷ USD và GDP bình quân đầu
người xấp xỉ 45.863 USD, nền kinh tế của Hoa Kỳ vẫn luôn nằm trong top đầu
của thế giới. Tuy nhiên, không phải người dân Hoa Kỳ nào cũng nhận được
mức thu nhập là 45.863 USD bởi khoảng cách giàu nghèo ở đất nước này là rất
lớn và trong nửa thập kỉ qua, khoảng cách chênh lệch giàu nghèo ở Hoa Kỳ đã
tăng gấp hơn 2 lần. Trên tồn quốc, thu nhập của nhóm người giàu và nhóm
người nghèo là 9,3 lần và ở những thành phố lớn, tỉ lệ này là 11,6 lần. Khoảng
cách chênh lệch về thu nhập giữa nhóm người giàu và nhóm người nghèo sẽ cịn
tiếp tục mở rộng vì sự phục hồi kinh tế sẽ mang nhiều lợi ích cho những người
giàu hơn là những người nghèo.
Với những mức thu nhập khác nhau, những người giàu và người nghèo ở
Hoa Kỳ sẽ có những mức chi tiêu khác nhau. Theo số liệu thống kê, tỉ lệ người
dưới mức nghèo khổ ở Hoa Kỳ vào khoảng 15,1%. Thơng thường, những người
nghèo sẽ có mức chi tiêu dành cho mua sắm tiết kiệm hơn nhưng cũng khơng có
nghĩa những người giàu sẽ vung tiền cho việc mua sắm. Điều thú vị trong cách
người tiêu dùng giàu có ở Hoa Kỳ chi tiền cho mua quần áo là họ không mua
sắm bốc đồng, họ luôn thận trọng trong quyết định chi tiêu của mình. Hơn
nữa, trong mua sắm, họ sẵn sàng trả giá để có được mức giá phù hợp, thậm chí
họ cũng mua sắm quần áo ở những thương hiệu bình dân và đợi
đến đợt hàng giảm giá như những người có thu nhập trung bình hoặc thu
nhập thấp. Giới nhà giàu đang ngày càng trở nên bình dân hơn, họ mua đồ dùng
là những thương hiệu phổ biến bên cạnh những nhãn hàng xa xỉ và nhắm đến
những quảng cáo gần gũi, có tính chất giải trí nhiều hơn.



Tính trung bình, đàn ơng thực ra đầu tu vào quần áo nhiều hơn phụ nữ
(80% so với 64%). Còn xét theo tiêu chí thu nhập tính chung cho cả hai giới,
những nguời có mức thu nhập trên 75.000 USD sẽ dành khoảng 106 USD mỗi
tháng để mua quần áo, trong khi những nguời có thu nhập duới 50.000 USD chỉ
dành ra 45 USD để chi cho việc này. Điều đó cũng lí giải vì sao nguời tiêu dùng
Hoa Kỳ lại trông chờ vào các đợt giảm giá đến vậy.
2.1.1.2. Xu hướng tiêu dùng của người dân Hoa Kỳ
Xu huớng tiêu dùng của nguời dân Hoa Kỳ rất đa dạng và phong phú. Tuy
nhiên, những số liệu điều tra sau đây sẽ tóm tắt lại một vài đặc điểm khi tiêu
dùng của nguời Hoa Kỳ.
Nói về mức độ u thích mua sắm, theo số liệu điều tra của Lifestyle
Monitor năm 2012, có 51% tổng số nguời dân ở Hoa Kỳ thích mua sắm. Nếu
xét về giới tính, có 63% phụ nữ và 34% đàn ơng u thích việc thay đổi trang
phục thuờng xun. Trong đó, có 77% đàn ơng và 64% phụ nữ lập kế hoạch
cho việc mua sắm của mình. Điều đó cho thấy đàn ơng tỏ ra cẩn thận hơn trong
việc mua sắm.
Với giới trẻ ở Hoa Kỳ, họ rất yêu thích mua sắm, họ thuờng xuyên vào
internet để săn hàng giảm giá, ngồi ra, họ cịn sẵn sàng bỏ 40% tiền tiêu vặt của
mình để dành cho việc mua sắm quần áo.
Trong cuộc sống hàng ngày, nguời dân Hoa Kỳ thuờng lựa chọn những bộ
trang phục thoải mái, thấm mồ hơi và có tính ứng dụng cao. Khi đuợc hỏi về
những thứ yêu thích đuợc lựa chọn để mặc trên nguời, họ đã đề cập đến các tiêu
chí: thoải mái, vừa vặn, nhất là những món đồ làm họ cảm thấy tự tin hơn. Theo
điều tra, có 47% các khách hàng nói rằng sự thoải mái là yếu tố quan trọng đầu
tiên, 19% khách hàng ủng hộ yếu tố vừa vặn và 14% khách hàng nghĩ bộ trang
phục đó khiến họ trơng ra sao mới là điều cốt yếu.
Thông thuờng, với cuờng độ hoạt động liên tục và lịch trình dày đặc của
đa số nguời dân Hoa Kỳ, những bộ trang phục họ chọn đều làm từ vải bơng
hoặc sợi bơng pha vì những bộ quần áo làm từ sợi bông, theo họ, sẽ đem lại sự
thoải mái và tự tin cho nguời sử dụng.



Đối với người tiêu dùng thế giới cũng như người tiêu dùng Hoa Kỳ, giá cả
cũng là một yếu tố khơng thể bỏ qua. Đó chính là hành vi tiêu dùng mà các đại lý
bán lẻ đã tạo ra từ hàng thập kỷ trước. Khi quần áo mới nhập về tại các cửa
hàng, thay vì đi mua ngay lập tức, họ sẽ chờ một thời gian cho đến đợt giảm giá
rồi mới mang chúng về tủ đồ của mình.
Biểu đồ 2.1. Hành vi mua sắm của người Hoa Kỳ

Nguồn: Reporting on America 's Attitudes & Behaviors
Những con số thống kê cho thấy, có 66% khách hàng lựa chọn sẽ mua
quần áo vào đợt giảm giá trong khi có 21% lựa chọn mua vào ngay đầu mùa.
Dường như hành vi tiêu dùng này cũng tác động đến hành vi bán hàng của các
nhà bán lẻ. Điều tra cho thấy khoảng 44% hàng may mặc tại các cửa hàng bán lẻ
được giảm giá vào quý đầu tiên năm 2015, con số này đã gia tăng đáng kể so với
con số 37% của 2 năm trước. Đối tượng tiềm năng cho cách bán hàng này: nếu
xét theo giới tính, có khoảng 69% phụ nữ và 60% đàn ông chờ đợi những
đợt giảm giá; nếu xét theo độ tuổi, con số sẽ là 69% với những người trên
độ tuổi 35 và dưới 35 là 60%. Có thể thấy, tuổi tác và kinh nghiệm đã ảnh
hưởng lớn đến hành vi mua sắm của họ.
2.1.2.

Kênh phân phối
Trên thị trường Hoa Kỳ, các công ty lớn, vừa và nhỏ có các kênh thị

trường khác nhau. Các cơng ty lớn tự làm lấy tất cả các khâu từ nghiên cứu, sản
xuất, tiếp thị, phân phối, tự nhập khẩu và có hệ thống phân phối riêng. Các cơng ty
vừa và nhỏ thường nhập khẩu hàng hóa về để bán tại Hoa Kỳ theo các cách phổ
biến sau đây:




Bán cho các cửa hàng bán lẻ
Các mặt hàng thường được phân phối theo hình thức này bao gồm trang
sức, quần áo, đồ chơi, mỹ nghệ, tạp hóa. Hàng hóa bán trực tiếp cho những nhà
bán lẻ thông qua các nhà nhập khẩu, những người bán hàng có tính chất cá
nhân, các công ty nhập khẩu hay các tổ chức bn bán hàng hóa chun nghiệp.

Bán cho nhà phân phối
Hàng hóa được bán cho các nhà phân phối vì họ có hệ thống phân phối
rộng khắp khu vực và có khả năng bán hàng nhanh chóng.

Bán trực tiếp cho các nhà công nghiệp
Các nhà máy công xưởng trực tiếp mua hàng của một số thương nhân nhỏ ở
nước sở tại khi họ khơng có điều kiện để mua trực tiếp của các nhà xuất khẩu
nước ngoài hoặc mua qua các nhà nhập khẩu trong nước.

Bán hàng qua hội chợ triển lãm, chợ ngoài trời, buổi giới thiệu bán hàng
Đây là những kênh phân phối hàng hóa phổ biến và hiệu quả ở Hoa Kỳ.
Đặc biệt, các hội chợ triển lãm chuyên ngành thường xuyên được tổ chức đã
tạo điều kiện cho các nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu gặp gỡ, tiếp xúc và đặt
đơn hàng.
Ngoài ra, người tiêu dùng ở Hoa Kỳ cịn có thể mua hàng hóa qua bưu
điện, catalogue hay internet.
Biểu đồ 2.2. Những địa điểm mua sắm của người dân Hoa Kỳ

Những địa điểm mua sắm của người Hoa Kỳ
Nguồn: Reporting on America 's Attitudes
Behaviors
□ chuôi&

cửa.
hàng
□ của hang đại trà
□ gi an hàng
□ cửa hàng dạc trung
■ cửa hàng bán lè
□internet
Mkhác


Người dân ở Hoa Kỳ sử dụng internet rất thường xuyên. Họ cũng sử dụng
internet để mua hàng trực tuyến, đặc biệt đối với những người ở ngoại thành, xa
khu trung tâm mua sắm. Mua hàng trực tuyến có khá nhiều ưu điểm bởi việc
cập nhật mẫu mã liên tục và nhanh chóng, ngồi ra, người tiêu dùng thơng thái
cịn có thể ngồi ở nhà và so sánh giá của những sản phẩm tương tự ở những
thương hiệu khác nhau, liên tục cập nhật hàng giảm giá, thậm chí có thể dự
đoán mặt hàng này sẽ giảm giá bao nhiêu, vào thời điểm nào. Tuy nhiên, nếu
xét theo số đông, mua hàng trực tuyến chỉ là một trong những phương thức mua
sắm của người dân Hoa Kỳ.
Từ những biểu đồ trên, ta có thể thấy hai địa điểm mua sắm thường xuyên
của người dân Hoa Kỳ lại là các chuỗi cửa hàng và các cửa hàng đại trà bán
những mặt hàng thông dụng. Hai địa điểm này chiếm hơn 50% trong số những
địa điểm được lựa chọn mua săm. Các địa điểm như các gian hàng trong trung
tâm mua sắm và các cửa hàng đặc trưng chiếm khoảng 25% trong số những lựa
chọn của người tiêu dùng. Cửa hàng bán lẻ cũng là một địa điểm được người
tiêu dùng bởi giá cả ở đây rẻ hơn giá bán lẻ thông thường. Hình thức sử dụng
internet để mua sắm hầu như chỉ dành cho những người sống xa trung tâm và
không có nhiều thời gian đi đến những khu trung tâm. Hình thức này chiếm
khoảng 5% trong số các lựa chọn.
Các nước xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ, đặc biệt là Việt

Nam cần hết sức lưu tâm để sản phẩm của mình đến được những chuỗi cửa hàng
và cửa hàng đại trà ở Hoa Kỳ bởi hai địa điểm này có số lượng tiêu thụ hàng
may mặc nhiều nhất. Các nước này cần có chiến lược sản phẩm thích hợp để sản
phẩm của mình phù hợp với những tiêu chí của nơi tiêu thụ.
2.1.3. Tình hình nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ
Với dân số trên ba trăm triệu người, tốc độ tăng trưởng năm 2014 là 2,8%
và thu nhập bình quân đầu người trên 45000 USD, Hoa Kỳ được coi là thị
trường tiêu dùng khổng lồ. Kim ngạch nhập khẩu dệt may khoảng 150 tỷ USD
mỗi năm, Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới bằng
cả EU và Nhật Bản cộng lại.


×