Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

TƯ TƯỞNG hồ CHÍ MINH về đạo đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.47 KB, 15 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HCM
KHOA CHÍNH TRỊ- LUẬT
-----o0o----

Mơn: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC
VÀ LIÊN HỆ THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC
HIỆN NAY Ở SINH VIÊN

Nhóm:
Thứ:
Tiết:

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2021


BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

Họ tên

STT
theo
dan
h
sách
lớp

Nguyễn Văn
1


A
Nguyễn Văn
2
B
Nguyễn Văn
3
C
Nguyễn Văn
4
D
Nguyễn Văn
5
E
Nguyễn Văn
6
F

Nhiệm vụ

Tìm nội dung,
tổng hợp và
chỉnh sửa bài
word
Thiết
kế
powerpoint,
tìm nội dung
Thiết kế, tổng
hợp
bài

powerpoint
Thiết
kế
powerpoint,
kiểm tra word
Thiết
kế
powerpoint,
thuyết trình
Thiết
kế
powerpoint,
thuyết trình

Tinh thần làm Ý kiến
Ghi
việc
của
chú
nhóm
Có trách nhiệm,
tích cực, nhiệt
tình, họp nhóm
đầy đủ
Có trách nhiệm,
họp nhóm đầy
đủ
Có trách nhiệm,
họp nhóm đầy
đủ, tỉ mỉ, sáng

tạo
Có trách nhiệm,
họp nhóm đầy
đủ
Có trách nhiệm,
họp nhóm đầy
đủ
Có trách nhiệm,
năng nổ

Đồng ý

Đồng ý

Đồng ý

Đồng ý
Đồng ý
Đồng ý


BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHĨM
Thời gian

Địa
điểm

Thành
viên


Nội dung

Cả nhóm Lập dàn ý

Cả nhóm PCCV

Tổng hợp bài làm và ý
Cả nhóm kiến của từng thành
viên

Nhóm trưởng
(ký và ghi rõ họ tên, sdt)

Ghi chú


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................1
I. HỒ CHÍ MINH - LÃNH TỤ, NHÀ TƯ TƯỞNG ĐẶC BIỆT
QUAN TÂM TỚI VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC......................................................2
II. NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ
MINH.............................................................................................................2
2.1. Quan điểm về vai trị và sức mạnh của đạo đức..................................2
2.1.1. Đạo đức là gốc, là nền tảng tinh thần của xã hội, của người
cách mạng...............................................................................................2
2.1.2. Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội.....3
2.2. Những phẩm chất đạo đức cơ bản.......................................................4
2.2.1. Trung với nước, hiếu với dân........................................................4
2.2.2. Cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư.........................................4
2.2.3. u thương con người, sống có tình nghĩa...................................5

2.2.4. Tinh thần quốc tế trong sáng.........................................................6
2.3. Những nguyên tắc cơ bản xây dựng đạo đức mới...............................7
2.3.1. Nêu gương đạo đức, lời nói đi đơi với việc làm...........................7
2.3.2. Xây đi đôi với chống.....................................................................7
III. THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC Ở SINH VIÊN HIỆN NAY....................8
KẾT LUẬN..................................................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................11


MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho Đảng và dân tộc Việt Nam một di sản tinh
thần vô cùng to lớn và quý giá, đó là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc
về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, trong đó có tư tưởng về đạo
đức. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với những chuẩn mực giá trị đúng đắn đã
góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội, thúc đẩy sự phát triển của đất nước.
Bên cạnh tư tưởng về đạo đức, Hồ Chí Minh cịn là tấm gương mẫu mực về thực
hành đạo đức cách mạng.
Tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh mãi mãi soi đường
cho các thế hệ người Việt Nam học tập và noi theo. Đối với dân tộc Việt Nam, tư
tưởng, tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh có giá trị to lớn trong tiến trình phát
triển của đất nước. Xuất phát từ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức
Hồ Chí Minh cho sinh viên, đó cũng là lý do mà nhóm em chọn đề tài “Tư tưởng
Hồ Chí Minh về đạo đức và liên hệ thực trạng đạo đức hiện nay ở sinh viên”.

Trang 1


I. HỒ CHÍ MINH - LÃNH TỤ, NHÀ TƯ TƯỞNG ĐẶC BIỆT QUAN
TÂM TỚI VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC
Hồ Chí Minh bắt đầu sự nghiệp cứu nước bằng cách giáo dục lý tưởng và đạo

đức cách mạng cho mọi người. Đồng thời, Người còn là hiện thân của đạo đức
cách mạng, nêu gương sáng cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Người là bậc đại
trí, đại nhân, đại dũng.
Bản chất đạo đức Hồ Chí Minh: là đạo đức mới, đạo đức cách mạng. Đó là
đạo đức vĩ đại, khơng phải vì lợi ích cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của
dân tộc, của lồi người, vì sự nghiệp giải dân tộc, giải phóng giai cấp và giải
phóng con người.
Đặc điểm đạo đức Hồ Chí Minh:
Một là, đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của một người yêu nước, một chiến sĩ
cộng sản mẫu mực, một con người suốt đời phấn đấu, hy sinh cho đất nước được
độc lập, nhân dân được hưởng tự do, hạnh phúc.
Hai là, đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết tinh những giá trị truyền thống đạo đức tốt
đẹp của dân tộc Việt Nam, của tinh hoa đạo đức nhân loại mà đỉnh cao là đạo đức
của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Ba là, đạo đức Hồ Chí Minh thể hiện tính thống nhất giữa tư tưởng Hồ Chí Minh
về đạo đức và thực tiễn đời sống đạo đức của Người.
Bốn là, đạo đức Hồ Chí Minh thể hiện tính tồn diện và bao qt.
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh ln đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao
động lên trên, lên trước lợi ích của cá nhân mình.
II. NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
2.1. Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức
2.1.1. Đạo đức là gốc, là nền tảng tinh thần của xã hội, của người cách mạng
Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức cách mạng là gốc của người cách mạng, từ
rất sớm và xuyên suốt cuộc đời cách mạng của mình. Người coi đạo đức như gốc
của cây, như nguồn của sơng. Người cách mạng phải có đạo đức, khơng có đạo
đức thì dù tài giỏi mấy cũng khơng lãnh đạo được nhân dân.

Trang 2



Trong điều kiện Đảng cầm quyền theo Hồ Chí Minh Đảng phải “là đạo đức, là
văn minh” thì mới hồn thành được sứ mệnh lịch sử vẻ vang. Người viết: “Đảng
ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo
đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ tư. Phải giữ gìn Đảng ta
thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành
của nhân dân”. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức trong hành động, lấy
hiệu quả thực tế làm thước đo. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh ln đặt đạo đức bên
cạnh tài năng, gắn đức với tài, lời nói đi đơi với hành động và hiệu quả trên thực
tế.
Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành
được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang. Đạo đức trở thành nhân tố quyết định sự thành
bại của mọi công việc, phẩm chất mỗi con người: “Mọi việc thành hay là bại, chủ
chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng, hay là khơng”, “Tuy năng
lực và cơng việc mỗi người có khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ,
nhưng ai giữ được đạo đức cách mạng đều là người cao thượng”.
2.1.2. Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội
Trước hết là ở những giá trị đạo đức cao đẹp, ở phẩm chất của những người
cộng sản ưu tú, bằng tấm gương sống và hành động của mình và chiến đấu cho lý
tưởng xã hội chủ nghĩa thành hiện thực.
Hồ Chí Minh quan niệm, phong trào cộng sản công nhân quốc tế trở thành lực
lượng quyết định vận mệnh của lồi người khơng chỉ do chiến lược và sách lược
thiên tài của cách mạng vơ sản, mà cịn do phẩm chất đạo đức cao quý làm cho
chủ nghĩa cộng sản trở thành một sức mạnh vơ địch.
Hồ Chí Minh là tấm gương đạo đức trong sáng của một nhân cách vĩ đại, song
cũng rất đời thường có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với nhân dân Việt Nam và nhân
dân thế giới. Tấm gương sáng của Người, từ lâu đã là nguồn cổ vũ động viên tinh
thần quan trọng đối với nhân dân ta và nhân loại tiến bộ đoàn kết đấu tranh vì mục
tiêu hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Trang 3



2.2. Những phẩm chất đạo đức cơ bản
2.2.1. Trung với nước, hiếu với dân
Đây là phẩm chất đạo đức bao trùm quan trọng nhất và chi phối các phẩm chất
khác.
Hồ Chí Minh khơng gạt bỏ từ ngữ “trung, hiếu” đã ăn sâu, bám rễ trong con người
Việt Nam với một ý nghĩa trách nhiệm, bổn phận của người dân, người con. Từ
chỗ “trung với vua, hiếu với cha mẹ” chuyển thành “trung với nước, hiếu với dân”
là một sự đảo lộn trong quan niệm đạo đức truyền thống.
Theo Hồ Chí Minh “trung với nước, hiếu với dân, trung với nước là trung
thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Hiếu với dân là phải thương dân, tin
dân, thân dân, học hỏi dân, lấy trí tuệ ở dân, kính trọng dân, lấy dân làm gốc, phải
hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, phải yêu kính nhân dân, phải thật sự tôn trọng
quyền làm chủ của nhân dân”. “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân”. “Bao nhiêu quyền
hạn đều của dân". “Trung với nước, hiếu với dân”, theo quan điểm của Người tạo
nên một cuộc cách mạng trong quan niệm về đạo đức.
2.2.2. Cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư
Cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư là nội dung cốt lõi của đạo đức cách
mạng, đó là phẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt động hằng ngày của mỗi người,
là đại cương đạo đức Hồ Chí Minh.
Cần tức là “siêng năng, chăm chỉ, làm việc có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất
cao”; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại,
không dựa dẫm. Phải thấy rõ, “lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống,
nguồn hạnh phúc của chúng ta”.
Kiệm “là tiết kiệm, khơng xa xỉ, khơng hoang phí, không bừa bãi”. Kiệm tức
là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của dân, của nước,
của bản thân mình, khơng phơ trương hình thức, không liên hoan chè chén lu bù.
“Cần với kiệm, phải đi đôi với nhau, như hai chân của con người.”


Trang 4


Liêm “là trong sạch, không tham lam"; là liêm khiết, “ln ln tơn trọng giữ
gìn của cơng, của dân”, “Liêm là không tham địa vị. Không tham tiền tài. Không
tham sung sướng. Khơng ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính
đại, khơng bao giờ hủ hóa. Chỉ một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ”.
Chính “nghĩa là khơng tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn”. “Đối với mình - Chớ tự
kiêu, tự đại”. “Đối với người:... Chớ nịnh hót người trên. Chớ xem khinh người
dưới”. “Đối với việc phải để công việc nước lên trên trước việc tư, việc nhà”. Bác
Hồ đã dạy: “Việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm. Việc ác thì dù nhỏ mấy cũng
tránh”.
Cần, kiệm, liêm, chính đối với cán bộ đảng viên lại càng cần thiết, bởi vì:
“Cán bộ các cơ quan, các đồn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ.
Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của
đút”. Theo Hồ Chí Minh, càng có chức, có quyền càng cần phải cần kiệm, liêm,
chính.
Chí cơng vơ tư, là hồn tồn vì lợi ích chung, khơng vì tư lợi; là hết sức cơng
bằng, khơng chút thiên vị, cơng tâm, ln đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân, của
dân tộc lên trên hết, trước hết. Người nói: “Đem lịng chí cơng vơ tư mà đối với
người, với việc”. “Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi
hưởng thụ thì mình nên đi sau”.
Hồ Chí Minh chỉ cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức tính cơ bản của con người,
giống như bốn mùa của trời, bốn phương của đất; “Thiếu một đức, thì khơng
thành người.”
Hồ Chí Minh chỉ ra “chủ nghĩa cá nhân là một thứ rất gian giảo, xảo quyệt, nó
khéo dỗ dành người ta đi xuống dốc. Nó là một thứ vi trùng rất độc, đẻ ra hàng
trăm thứ bệnh: tham ơ, hủ hố, lãng phí, xa hoa, tham danh trục lợi, thích địa vị
quyền hành, tự cao tự đại, coi thường tập thể, xem khinh quần chúng, độc đoán,
chuyên quyền, quan liêu mệnh lệnh”.

2.2.3. Yêu thương con người, sống có tình nghĩa

Trang 5


Tình u thương con người ở Hồ Chí Minh khơng chung chung trừu tượng
kiểu tôn giáo, mà trước hết dành cho những người mất nước, người cùng khổ.
Hồ Chí Minh yêu thương con người với một tình cảm sâu sắc, vừa bao la, vừa gần
gũi, bao trùm cả cộng đồng đến từng số phận con người.
Tình yêu thương con người, là tình cảm rộng lớn, trước hết dành cho những
người nghèo khổ, những người bị mất quyền, những người bị áp bức, bị bóc lột
khơng phân biệt màu da, dân tộc. Người nói “Tơi chỉ có một ham muốn, ham
muốn tuột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn
toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Đây là
yếu tố cốt lõi đầu tiên tạo nên nền tảng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Đó cũng là
lý tưởng chính trị, lý tưởng đạo đức và là lý tưởng nhân văn của Người.
Tình thương yêu con người thể hiện trong mối quan hệ hằng ngày với bạn bè,
đồng chí, anh em, phải được thể hiện ở hành động cụ thể thiết thực, rộng rãi, độ
lượng và giàu lịng vị tha, tơn trọng những quyền của con người, tạo điều kiện cho
con người phát huy tài năng; nâng con người lên, kể cả những người nhất thời lầm
lạc. Trong Di chúc Người viết: “Đầu tiên là cơng việc đối với con người”, “Phải
có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”.
2.2.4. Tinh thần quốc tế trong sáng
Chủ nghĩa quốc tế là sự tôn trọng, hiểu biết, thương u và đồn kết với giai
cấp vơ sản tồn thế giới, với các dân tộc bị áp bức, với tất cả các dân tộc và nhân
dân các nước, với những người tiên bộ trên toàn cầu, chống lại mọi sự chia rẽ, hằn
thù, bất bình đẳng và phân biệt chủng tộc, chống lại chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, sô
vanh, biệt lập và chủ nghĩa bành trướng bá quyền. Hồ Chí Minh chủ trương giúp
bạn là tự giúp mình.
Tinh thần đồn kết quốc tế vơ sản, mà Hồ Chí Minh đã nêu lên bằng mệnh đề

"Bốn phương vô sản đều là anh em"; là tinh thần đoàn kết với các dân tộc bị áp
bức, với nhân dân lao động các nước.
Đoàn kết quốc tế là nhằm thực hiện mục tiêu cách mạng Việt Nam và những
mục tiêu chung của thời đại, theo tinh thần “bốn phương vô sản đều là anh em”.
Trang 6


Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đã dày cơng xây đắp tinh
thần đồn kết hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới.

2.3. Những nguyên tắc cơ bản xây dựng đạo đức mới
2.3.1. Nêu gương đạo đức, lời nói đi đơi với việc làm
Đây không chỉ là một nguyên tắc rèn luyện đạo đức, mà còn là ranh giới phân
biệt giữa đạo đức cách mạng và khơng phải đạo đức cách mạng.
Nói đi đôi với làm, là nét đẹp trong đạo đức truyền thống của dân tộc được Hồ
Chí Minh nâng lên một tầm cao mới, Người coi đây là nguyên tắc quan trọng bậc
nhất trong xây dựng nền đạo đức mới. Nguyên tắc cơ bản này là sự thống nhất
giữa lý luận và thực tiễn.
Nêu gương về đạo đức, là một nét đẹp của truyền thống văn hóa phương
Đơng. Hồ Chí Minh địi hỏi cán bộ, đảng viên: “Trước hết, mình phải làm gương,
gắng làm gương trong anh em, và khi đi công tác, gắng làm gương cho dân. Làm
gương về cả ba mặt: Tinh thần, vật chất và văn hóa”. Sự gương mẫu của cán bộ,
đảng viên trong lời nói và việc làm không chỉ là cách thức để giáo dục đạo đức
cho quần chúng, mà còn là một phương pháp để tự giáo dục bản thân mình.
Đạo làm gương, lời nói đi đơi với việc làm của Hồ Chí Minh thực sự có một
sức thu hút mãnh liệt, khiến cho cả dân tộc, nhiều thế hệ, các giai tầng xã hội đều
tin tưởng đi theo tiếng gọi của Người.
2.3.2. Xây đi đôi với chống
Xây, tức là xây dựng các giá trị, các chuẩn mực về đạo đức mới; chống là
chống các biểu hiện, các hành vi vô đạo đức.

Xây dựng đạo đức mới, phải được tiến hành bằng việc giáo dục những phẩm
chất, những chuẩn mực đạo đức mới. Việc giáo dục đạo đức mới phải được tiến
hành phù hợp với từng giai đoạn cách mạng, phù hợp với từng lứa tuổi, ngành
nghề, giai cấp, tầng lớp và trong từng môi trường khác nhau, phải khơi dậy được ý
thức đạo đức lành mạnh ở mỗi người. Theo Hồ Chí Minh. “Mỗi con người đều có
thiện và ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy

Trang 7


nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách
mạng”.
Chống là chống lại cái xấu, cái sai, cái vô đạo đức, phải chống cho được chủ
nghĩa cá nhân; “phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức
cách mạng, bồi dưỡng tư tưởng tập thể, tinh thần đoàn kết, tính tổ chức và tính kỷ
luật”.
2.3.3. Tu dưỡng đạo đức bền bỉ suốt đời
Một nền đạo đức mới chỉ có thể được xây dựng trên cơ sở tự giác tu dưỡng
đạo đức của mỗi người. Hồ Chí Minh hằng quan tâm, phải làm thế nào đó để mỗi
người tự nhận thấy sâu sắc việc trau dồi đạo đức cách mạng một việc “sung sướng
vẻ vang nhất trên đời”. Do vậy: tu dưỡng đạo đức đòi hỏi mỗi người phải tự giác
rèn luyện thông qua các hoạt động thực tiễn, trong cơng việc, trong các mối quan
hệ của mình, phải nhìn thẳng vào mình, khơng tự lừa dối, phải thấy rõ cái hay, cái
tốt, cái thiện của mình để phát huy và thấy rõ cái dở, cái xấu cái ác của mình để
khắc phục, phải kiên trì rèn luyện liên tục, tu dưỡng suốt đời, trong đó, thời tuổi
trẻ đặc biệt quan trọng. Người tổng kết sâu sắc: “Đạo đức cách mạng khơng phải
trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và
củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Có gì
sung sướng vẻ vang hơn là trau dồi đạo đức cách mạng để góp phần xứng đáng
vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và giải phóng lồi người.

III. THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC Ở SINH VIÊN HIỆN NAY
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc giáo dục, rèn luyện,
bồi dưỡng thế hệ trẻ. Người ln đánh giá cao vị trí, vai trò của thế hệ trẻ đối với
sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Chính vì thế, trong “Di chúc”, Người
không quên căn dặn Đảng ta “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc
rất quan trọng và rất cần thiết”. Đối với thế hệ trẻ, lực lượng thanh niên sinh viên
đóng một vai trị rất quan trọng. Đó là lực lượng có sức khỏe, có tri thức, có hồi
bão, ln khát khao vươn tới cái đẹp, dám nghĩ, dám làm, là lực lượng tiếp sức

Trang 8


cho thế hệ đi trước, dìu dắt thế hệ đi sau. Việc giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho
thanh niên sinh viên để họ trở thành những người vừa “hồng” vừa “chuyên”, kế
thừa trung thành sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội có ý nghĩa vơ cùng quan
trọng và cấp thiết.
Bên cạnh những thành quả đạt được thì đạo đức sinh viên còn bộc lộ những
hạn chế như: sống thực dụng, coi trọng vật chất hơn tinh thần, cá nhân chủ nghĩa,
chỉ biết mình khơng quan tâm đến mọi người, ăn chơi, đua đòi, sa vào các tệ nạn
xã hội… Việc giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cũng còn nhiều bất cập, thể hiện qua
chủ thể giáo dục, nội dung giáo dục, môi trường giáo dục. Điều đó đã ảnh hưởng
đến chất lượng đào tạo. Thực tế đó đặt ra yêu cầu cấp thiết cần phải nghiên cứu,
đánh giá một cách đầy đủ và khách quan thực trạng đạo đức và giáo dục đạo đức
Hồ Chí Minh cho sinh viên, qua đó tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học hiện nay.
Vậy sinh viên Việt Nam hiện nay cần xem trọng những vấn đề đạo đức nào?
Coi trọng hoạt động giáo dục đạo đức nói chung và đạo đức nghề nghiệp trong
các trường đại học và cao đẳng.
Coi trọng sự tu dưỡng của bản thân. Mỗi học sinh, sinh viên phải xác định rõ
trách nhiệm trước Tổ quốc và nhân dân, sống có lý tưởng, có hồi bão, khát khao

vươn tới cái mới, cái tiến bộ. Bản thân mỗi người tự giác rèn luyện, biết tự kiềm
chế, biết vượt qua những cám dỗ và tiêu cực xã hội, những biểu hiện của chủ
nghĩa cá nhân, ích kỷ, thực dụng, lợi mình hại người.
Phương pháp quan trọng nhất để rèn luyện đạo đức đối với mỗi sinh viên là
“ln ln biết sửa lỗi mình”, thơng qua “tự phê bình”, góp phần hình thành và
phát triển nhân cách cho sinh viên. Đối với mỗi sinh viên, việc tu dưỡng đạo đức

phải được thực hiện trong mọi hoạt động thực tiễn của bản thân: trong sinh
hoạt, học tập, lao động, trong thi đua; trong mối quan hệ từ hẹp đến rộng, từ
nhỏ đến lớn.

Trang 9


Phát huy vai trò tự học tập, tự du dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của học
sinh, sinh viên. Học sinh, sinh viên là lớp người trẻ, khoẻ, có nhiệt tình cách
mạng, nhạy cảm với cái mới, cái tiến bộ. Phát huy vai trò của học sinh, sinh viên
trong tự học tập, tự tu dưỡng đạo đức lối sống là biện pháp quan trọng giúp họ
nhanh chóng tiến bộ, trưởng thành. Đó cịn là điều kiện quyết định kết quả rèn
luyện của mỗi cá nhân.
KẾT LUẬN
Đạo đức Hồ Chí Minh ngày càng giữ vị trí, vai trị quan trọng trong cơng
cuộc xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam, góp phần điều
chỉnh hành vi của mỗi con người Việt Nam theo hướng chân, thiện, mỹ. Sinh viên
là nguồn bổ sung lực lượng lao động có chất lượng, ln chiếm vị trí trung tâm
trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Đảng và Nhà nước ta.

Trang 10



TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. TS.Nguyễn Thị Tú Trinh, TS. Mai Quốc Dũng (Đồng Chủ biên), Tư tưởng Hồ
Chí Minh, NXB Khoa học xã hội Hà Nội – 2021.
[2] Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh , sách Chính Trị - Luật Pháp , Tác giả Bộ
Giáo Dục và Đào Tạo, PGS.TS.Phạm Ngọc Anh (chủ biên), NXB Chính Trị Quốc
Gia Sự Thật Hà Nội - 2018

Trang 11



×