Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ phát huy vai trò của phụ nữ trong xây dựng gia đình sĩ quan trẻ ở binh chủng hóa học hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.43 KB, 96 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

3

VỀ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ
TRONG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH SĨ QUAN
TRẺ Ở BINH CHỦNG HĨA HỌC HIỆN NAY
1.1. Một số vấn đề lý luận về phát huy vai trò của phụ nữ trong

10

xây dựng gia đình sĩ quan trẻ ở Binh chủng Hóa học
1.2. Thực trạng phát huy vai trò của phụ nữ trong xây dựng

10

gia đình sĩ quan trẻ ở Binh chủng Hóa học hiện nay
Chương 2: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRỊ CỦA

30

PHỤ NỮ TRONG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH SĨ QUAN
TRẺ Ở BINH CHỦNG HÓA HỌC HIỆN NAY
2.1. Những yếu tố tác động và yêu cầu phát huy vai trò của

51


phụ nữ trong xây dựng gia đình sĩ quan trẻ ở Binh chủng
Hóa học hiện nay
2.2. Một số giải pháp cơ bản phát huy vai trò của phụ nữ

51

trong xây dựng gia đình sĩ quan trẻ ở Binh chủng Hóa
học hiện nay
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

65
83
85
90

1


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong thế kỷ XXI, trên con đường tìm kiếm những giải pháp hướng tới
sự phát triển bền vững, chúng ta không thể không quan tâm đến việc xây
dựng gia đình. Bởi lẽ, gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi yêu thương nuôi
dưỡng, giáo dục, rèn luyện nhân cách con người, là tổ ấm sau những giờ lao
động mệt mỏi. Tuy nhiên, gia đình ấy có thực sự “no ấm, tiến bộ, hạnh phúc,
bền vững” hay khơng? Có là nhân tố quan trọng đối với sự tồn tại và phát
triển của xã hội hay không? Điều này phụ thuộc rất nhiều vào sự tồn tại và

phát triển của mỗi gia đình. Sự phát triển bền vững của gia đình ở mọi thời
đại lại phụ thuộc rất lớn vào vai trò người phụ nữ - những người lao động,
người vợ, người mẹ, người thầy đầu tiên trong gia đình. Ơng cha ta có câu:
“Đàn ơng xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”, hay “Phúc đức tại mẫu”. Câu nói đó
đến nay vẫn cịn ngun giá trị.
Trong lịch sử, gia đình ln được xã hội coi trọng và gắn chặt với làng,
với nước. Dù đã trải qua bao thăng trầm và thay đổi, gia đình vẫn là một thiết
chế xã hội bền vững. Trong gia đình ấy, người phụ nữ ln là trung tâm.
Bước vào thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH người phụ
nữ Việt Nam càng tỏ rõ phẩm chất và năng lực của mình. Vị trí vai trị
của họ được khẳng định trong gia đình và ngồi xã hội. Phụ nữ Việt
Nam nói chung và phụ nữ BCHH nói riêng với tính năng động, sáng
tạo, lịng trung hậu, sự đảm đang đã thực sự là người sắp xếp, tổ chức
cuộc sống gia đình, là người điều hịa các mối quan hệ trong gia đình
đồng thời cũng là người tích cực tham gia các hoạt động xã hội và góp
phần xây dựng gia đình “no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững ”. Họ
không chỉ là một bộ phận quan trọng trong nguồn nhân lực của Binh
chủng mà còn là người trực tiếp quyết định cuộc sống của con cái nguồn nhân lực tương lai.
2


Phụ nữ có vai trị rất quan trọng đối với sự phát triển của mỗi gia đình và sự
phát triển của Binh chủng. Tuy nhiên, do tư tưởng “trọng nam khinh nữ” còn ăn
sâu vào tiềm thức của mỗi con người nên vai trị của phụ nữ chưa được nhìn nhận
một cách đúng đắn. Hơn nữa, trước những tác động của tình hình thế giới và khu
vực, nhất là những mặt trái của cơ chế thị trường và tiêu cực của xã hội, đã
ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của Binh chủng, của GĐSQT nói
chung và phụ nữ nói riêng. Những tác động đó đã làm xuất hiện những
hiện tượng, hành vi suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống, thiếu thủy
chung, vô trách nhiệm với gia đình, đi ngược lại giá trị truyền thống của

người phụ nữ... đã và đang làm ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị truyền
thống của phụ nữ Việt Nam, cũng như của phụ nữ BCHH. Đặc biệt, một
số chị em phụ nữ cịn có quan niệm lệch lạc về vai trị của mình trong gia
đình, nhất là trong gia đình hiện đại, làm cho các giá trị văn hóa gia đình
truyền thống bị xuống cấp. Để khắc phục tình trạng đó nhằm hướng tới
xây dựng gia đình “no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững” đòi hỏi sự nỗ
lực rất lớn của các thành viên trong gia đình, nhất là GĐSQT, trong đó vai
trị của phụ nữ và việc phát huy vai trò của phụ nữ trong thực hiện các
chức năng gia đình cần đặc biệt chú trọng.
Bên cạnh đó, sự nghiệp đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, CNH,
HĐH đất nước đặt ra yêu cầu mới đòi hỏi phải phát huy mọi nguồn lực,
đặc biệt là nguồn lực con người, trong đó có lao động nữ. Vì vậy, phát huy
vai trò của phụ nữ trong xây dựng GĐSQT ở BCHH sẽ trực tiếp phát huy
vai trò to lớn của lực lượng lao động nữ trong các GĐSQT, đáp ứng được
yêu cầu đặt ra, đồng thời hướng tới vì sự tiến bộ của phụ nữ, tăng cường
vai trò của phụ nữ trong xã hội, đặc biệt trong gia đình hiện nay.
Với những lý do trên, tác giả chọn vấn đề “Phát huy vai trò của phụ nữ
trong xây dựng gia đình sĩ quan trẻ ở Binh chủng Hóa học hiện nay” làm đề tài
luận văn thạc sĩ của mình.
3


2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Vấn đề phụ nữ, giải phóng phụ nữ và vai trị phụ nữ trong gia đình đã
từng được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin và nhiều nhà nghiên
cứu khác tập trung nghiên cứu.
* Nhóm các cơng trình nghiên cứu về phụ nữ Việt Nam
Lê Thị Nhâm Tuyết (2000), Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại, Nxb Văn
hóa - dân tộc, Hà Nội [59]. Tác giả đã khái quát các phẩm chất truyền thống
của phụ nữ Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử khác nhau và phân tích, đi sâu

vào nghiên cứu vai trị của phụ nữ ở mỗi thời kỳ đó, đồng thời cũng chỉ ra
những giá trị truyền thống tốt đẹp cần phải phát huy và xây dựng chuẩn mực
người phụ nữ.
Dương Thị Minh (2004), Gia đình Việt Nam và vai trị người phụ nữ trong
giai đoạn hiện nay, Nxb CTQG, Hà Nội [42]. Trong cuốn sách này, tác giả tập
trung phân tích về cấu trúc, chức năng, vị trí, vai trị của người phụ nữ trong gia
đình và mối quan hệ giữa phụ nữ với gia đình. Đồng thời đưa ra những biện
pháp nhằm phát huy vai trò của người phụ nữ trong gia đình hiện nay.
Trần Thị Kim (2004), Quan hệ giữa học vấn và địa vị phụ nữ nông
thôn hiện nay, luận án tiến sĩ xã hội học, Hà Nội [35]. Tác giả luận giải mối
quan hệ giữa học vấn và địa vị người phụ nữ ở nông thôn, đồng thời đưa ra
cách nhìn mới cho người phụ nữ.
Hồng Thị Ái Nhiên (2011), “Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong thời
kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế” Tạp chí Lịch sử Đảng, số 3 [46]: “Đất nước
bước vào kỷ nguyên hội nhập với thế giới, … phụ nữ Việt Nam tiếp tục đóng vai trị
quan trọng, là động lực thúc đẩy chung của xã hội; vừa dung hòa những bản sắc
truyền thống vốn có của mình, vừa thích ứng với những thay đổi của xã hội và hội
nhập”.
Tác giả Nguyễn Linh Khiếu (2001), Gia đình phụ nữ trong biến đổi văn
hố - xã hội nơng thơn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, đã khắc họa một cách
rõ nét thực tiễn sinh động tác động của những biến đổi văn hóa - xã hội nơng
4


thơn đến đời sống của các gia đình và phụ nữ; Nguyễn Linh Khiếu trong bài
"Về gia đình Việt Nam và vai trị người phụ nữ trong gia đình", Tạp chí
Cộng sản, số 18/2002, đã nhấn mạnh vai trị của người phụ nữ không chỉ
trong chức năng giáo dục, mà còn trong chức năng kinh tế [33].
Nguyễn Thị Vinh (2010), “Vị thế người phụ nữ Việt Nam trong xã hội
hiện nay”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 3 [70]. Tác giả nhấn mạnh,

người phụ nữ trong xã hội phong kiến bị đẩy xuống vị trí thấp nhất trong xã
hội, phụ nữ ngày nay được khẳng định và nâng cao - bình đẳng nam nữ.
* Nhóm các cơng trình nghiên cứu về gia đình Việt Nam, gia đình sĩ
quan Qn đội
Tác giả Lê Thi đã có một loạt cơng trình chuyên khảo như: Gia đình, phụ
nữ Việt Nam với dân số, văn hóa và sự phát triển bền vững (2004), Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội [54], Cuộc sống và biến động của hơn nhân gia đình Việt
Nam hiện nay (2007), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội [55]; Lê Thị Quý (2003),
"Suy nghĩ về việc xây dựng chiến lược phát triển gia đình hiện nay", Tạp chí
Cộng sản, số 10 [49]. Các cơng trình và bài viết trên đã đề cập nhiều khía cạnh
của vấn đề gia đình; phân tích mối quan hệ biện chứng giữa phát triển gia đình
và phát triển xã hội; sự biến đổi cơ cấu, quy mơ gia đình và dự báo những xu
hướng phát triển của gia đình.
Tác giả Lê Ngọc Văn có hàng loạt các sách và bài viết chuyên khảo: Gia
đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam (2011), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội [65],
“Một vài nét về thực trạng gia đình Việt Nam hiện nay” (2004), Tạp chí Khoa
học về phụ nữ, số 3 [64]. Tác giả khái qt hóa những vấn đề cơ bản của gia
đình và biến đổi của gia đình ở Việt Nam và đưa ra những kiến nghị chủ yếu để
xây dựng gia đình Việt Nam thời kỳ cơng nghiệp hóa và hội nhập quốc tế.
Luận văn của Nguyễn Hữu Đang (2001), “Xây dựng mối quan hệ tốt
đẹp trong gia đình sỹ quan trẻ ở các trường sĩ quan Quân đội hiện nay”,
luận văn thạc sỹ triết học, Học viện Chính trị quân sự [18]; Nguyễn
Quang Hợp (2007), “Giáo dục lối sống xã hội chủ nghĩa cho thế hệ trẻ
5


trong gia đình sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay ”, luận văn
thạc sĩ, chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Chính trị [31].
Các tác giả đã làm rõ một số vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn của giáo
dục và các mối quan hệ trong gia đình sĩ quan.

* Nhóm các cơng trình nghiên cứu về phụ nữ, phát huy vai trị của
phụ nữ trong gia đình sĩ quan Qn đội và Binh chủng Hóa học
Phạm Thị Nhung trong bài “Vai trị của người phụ nữ trong gia đình ở
Trường Sĩ quan Lục quân 2”, Thông tin Phụ nữ Quân đội, số 61/2012 [45].
Tác giả cho rằng: “Trong môi trường quân sự đặc thù, mỗi gia đình quân
nhân ở Trường Sĩ quan Lục quân 2, người phụ nữ “Vợ người lính” càng
đóng vai trị, vị trí quan trọng gấp bội lần. Việc nước, việc nhà luôn đặt
cạnh nhau. Người vợ, người mẹ khơng chỉ hồn thành tốt mọi nhiệm vụ:
Giảng dạy và nghiên cứu khoa học, ni qn, … mà cịn phải gánh vác
phần trọng trách lớn lao trong gia đình”.
Đặng Thị Hồng Thắng (2014) trong bài “Phát triển đội ngũ trí thức nữ
trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Giáo dục lý luận chính
trị quân sự, số 3 [50]. Tác giả cho rằng: “Trí thức nữ trong Qn đội ln có
những đóng góp vơ cùng to lớn dù trong thời chiến hay thời kỳ đẩy mạnh
CNH, HĐH hiện nay, những nghiên cứu, ứng dụng khoa học của đội ngũ trí
thức nữ đã và đang thiết thực nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng tác góp phần
vào xây dựng Quân đội”.
Đoàn Thị Luyến (2007) trong bài: “Người phụ nữ trong gia đình truyền
thống”, Thơng tin Phụ nữ Quân đội, số 44. Tác giả cho rằng người phụ nữ trong gia
đình truyền thống cũng như hiện nay có vai trò quan trọng là người “truyền lửa” và
“giữ lửa” trong mỗi gia đình.
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một cơng trình khoa học nào nghiên
cứu, đề cập một cách đầy đủ và có tính hệ thống về “Phát huy vai trò của phụ

6


nữ trong xây dựng gia đình sĩ quan trẻ ở Binh chủng Hóa học hiện nay”. Đây vẫn
là đề tài mới, mang tính cấp thiết và có giá trị cả về lý luận và thực tiễn.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu
Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát huy vai trò của phụ nữ
trong xây dựng GĐSQT ở BCHH; trên cơ sở đó, xác định yêu cầu và đề xuất một
số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của người phụ nữ trong xây dựng
GĐSQT ở BCHH hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ một số vấn đề lý luận về vai trò, phát huy vai trò của phụ nữ
trong xây dựng GĐSQT ở BCHH.
Phân tích, đánh giá thực trạng phát huy vai trò của phụ nữ trong xây
dựng GĐSQT ở BCHH hiện nay.
Đề xuất yêu cầu và một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò
của người phụ nữ trong xây dựng GĐSQT ở BCHH hiện nay.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là phát huy vai trò của phụ nữ trong
xây dựng GĐSQT ở BCHH.
* Phạm vi nghiên cứu
Những vấn đề lý luận, thực tiễn cơ bản về phát huy vai trò phụ nữ trong xây
dựng GĐSQT ở BCHH hiện nay; khảo sát thực tiễn ở một số đơn vị thuộc
Binh chủng: Trường sĩ quan Phịng hóa, Kho khí tài K61, Nhà máy X61, Cơ
quan Binh chủng. Các số liệu, tư liệu từ năm 2010 đến nay.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò phụ nữ trong sự
nghiệp cách mạng, xây dựng gia đình hiện nay.
* Cơ sở thực tiễn
7



Từ thực tiễn phát huy vai trò của phụ nữ trong xây dựng GĐSQT ở
BCHH hiện nay, các báo cáo tổng kết, đánh giá phẩm chất, nhân cách, vai
trò và sự đóng góp của người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ CNH, HĐH;
các báo cáo, tổng kết, số liệu thống kê, phân tích kết quả đánh giá phẩm
chất, nhân cách, vai trị và sự đóng góp của người phụ nữ trong xây dựng
GĐSQT ở BCHH hiện nay.
* Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận nghiên cứu: Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở
phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phụ nữ, vai
trò phụ nữ trong xây dựng gia đình.
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp
nghiên cứu của khoa học xã hội và nhân văn; chú trọng các phương pháp:
phân tích - tổng hợp, lơgích - lịch sử, so sánh, điều tra xã hội học, tổng kết
thực tiễn và phương pháp chuyên gia để làm sáng tỏ vấn đề.
6. Ý nghĩa của đề tài
* Ý nghĩa lý luận
Luận văn góp phần làm rõ những vấn đề cơ bản lý luận về vai trị của
phụ nữ trong xây dựng GĐSQT; góp phần nhận thức đúng đắn về vai trò của
phụ nữ trong xây dựng GĐSQT ở BCHH hiện nay.
* Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho các cấp ủy đảng, chính
quyền, các ngành có liên quan của BCHH trong thực hiện phát huy vai trò của
phụ nữ trong xây dựng GĐSQT ở Binh chủng hiện nay.
Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy các môn
khoa học xã hội nhân văn và nghiên cứu khoa học về phụ nữ.
7. Kết cấu của đề tài

8



Gồm phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo và phụ lục.

9


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT HUY
VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH SĨ QUAN TRẺ
Ở BINH CHỦNG HĨA HỌC HIỆN NAY

1.1. Một số vấn đề lý luận về phát huy vai trị của phụ nữ trong xây
dựng gia đình sĩ quan trẻ ở Binh chủng Hóa học
1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của phụ nữ trong gia đình
* Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trị của phụ nữ
Phụ nữ có vai trị quan trọng trong gia đình và xã hội. Trong sự phát
triển chung của lịch sử ở mọi thời đại khác nhau, phụ nữ ln đóng vai trị
quan trọng trong gia đình, họ đảm nhận những cơng việc nội trợ, chăm sóc
giáo dục con cái, đồng thời tham gia các hoạt động kinh tế tạo thu nhập trong
gia đình. Khơng những thế, họ cịn là người lưu giữ và truyền đạt những giá
trị văn hóa gia đình truyền thống cho các thế hệ sau.
Khi nghiên cứu vấn đề gia đình, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra vị trí, vai
trị của phụ nữ trong xã hội nói chung và gia đình nói riêng trải qua những thời
kỳ lịch sử khác nhau. Từ những cơng trình nghiên cứu của Mc-gan và các tài
liệu bổ sung lịch sử cụ thể, Ph.Ăngghen thấy rõ vai trị quyết định của phụ nữ
trong gia đình thị tộc. Ơng khẳng định rằng, hình thức cổ nhất, sớm nhất của gia
đình “là hình thức quần hơn, một hình thức hơn nhân trong đó trọn từng nhóm
đàn ơng và trọn từng nhóm đàn bà quan hệ tình dục với nhau …” [16, tr.64]. Cơ

sở kinh tế của hình thức gia đình này là sự sản xuất và phương thức phân phối
theo lối công xã. Kinh tế trong gia đình ngun thuỷ, phụ nữ đóng vai trị quyết
định. Họ hàng được xác định theo dịng của người mẹ. Vì “người ta khơng biết
chắc chắn cha mình là ai, nhưng người ta lại biết rõ ai là me c ̣ ủa nó … và vì vậy,
chỉ có nữ hệ là được thừa nhận” [16, tr.72-73].
Như vậy, ở giai đoạn đầu trong q trình phát triển của lịch sử, lồi người
sống trong chế độ thị tộc, mẫu quyền, phụ nữ có vai trị quyết định trong gia đình
10


thị tộc. Sự xuất hiện và tồn tại của chế độ mẫu quyền là tất yếu trong một giai
đoạn phát triển nhất định do trình độ lực lượng sản xuất thấp kém. Trong chế độ
mẫu quyền, phụ nữ đóng vai trị quan trọng trong việc tái sản xuất, chăm sóc
nguồn nhân lực mới của xã hội, họ là người tổ chức, quản lý gia đình và phân
phối nguồn thức ăn cho các thành viên. Con cái chỉ biết đến mẹ, thừa kế tài sản
của mẹ. Cịn người chồng có nhiệm vụ đi kiếm thức ăn và những công cụ lao
động cần thiết cho việc kiếm thức ăn. Sự tồn tại một thời gian dài của chế độ
mẫu quyền đã được lịch sử nhân loại ghi nhận. Nó khẳng định uy quyền của
người phụ nữ và người phụ nữ được đề cao trong đời sống hiện thực, từ đó trở
thành biểu tượng thiêng liêng trong tôn giáo nguyên thủy.
Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, của cải ngày càng dồi dào, sở
hữu tư nhân xuất hiện đã đem lại cho người chồng địa vị quan trọng hơn người
vợ. Khi người đàn ông đã nắm được kinh tế trong gia đình, tất yếu họ sẽ dùng địa
vị ngày càng quan trọng của mình để đánh đổ chế độ huyết tộc theo mẹ thay bằng
chế độ huyết tộc theo cha và đồng thời xác lập quyền thừa kế tài sản theo cha.
Chế độ tư hữu là nguyên nhân cơ bản dẫn đến phụ nữ bị nô dịch. Sự ra
đời của chế độ tư hữu đã dẫn đến sự phân chia xã hội thành giai cấp đối kháng
và chế độ mẫu quyền bị lật đổ, quyền lực của người đàn ông được xác lập
trong gia đình - tức là xuất hiện gia đình gia trưởng. “Hình thức gia đình đó
đánh dấu bước chuyển đổi từ chế đô ̣hôn nhân cặp đôi sang hôn nhân một vợ,

một chồng” [16, tr.94], từ chế độ mẫu quyền sang chế độ phụ quyền. Theo
Ph.Ăngghen, sự sụp đổ ấy được coi là “sự thất bại lịch sử có tính chất tồn thế
giới của giới nữ” [16, tr.93]. Điều này cũng có nghĩa, người đàn ơng nắm
quyền cai quản ở mọi phương diện, người phụ nữ bị hạ cấp và phải phục tùng
quyền lực tuyệt đối của người chồng. Từ quá trình chuyển biến này cho thấy,
sự xuất hiện của chế độ sở hữu tư nhân đánh dấu bước phát triển của lực
lượng sản xuất xã hội nhưng nó cũng đồng thời là bước lùi tương ứng về tình
trạng người phụ nữ bị nơ dịch trong gia đình và khơng được tham gia vào nền
11


sản xuất xã hội. Do đó, người phụ nữ bị phụ thuộc vào người chồng về mặt
kinh tế và họ bị tha hóa cả trong gia đình và ngồi xã hội.
Nếu chế độ quần hơn là hình thức đặc trưng của thời kỳ ngun thủy
(mơng muội), thì thời kỳ dã man có hơn nhân cặp đơi, thời kỳ văn minh có
chế độ hơn nhân một vợ một chồng. Bước chuyển từ chế độ hôn nhân quần
hôn sang hôn nhân cặp đôi thực hiện chủ yếu nhờ phụ nữ, nhưng từ hôn nhân
cặp đôi sang hôn nhân một vợ một chồng thì cơng lao lại thuộc về người đàn
ơng. Lẽ dĩ nhiên ngay từ đầu hôn nhân một vợ một chồng chỉ là yêu cầu với
phụ nữ “chỉ sau khi phụ nữ gây ra bước chuyển chế độ hôn nhân cặp đơi, thì
đàn ơng mới có thể thực hành một cách chặt chẽ chế độ một vợ một chồng cố nhiên là chỉ đối với phụ nữ mà thôi” [16, tr.88]. Từ đây, quyền tự do tính
giao kiểu chế độ quần hôn của người phụ nữ bị thu hẹp dần, nhưng đối với
đàn ơng thì quyền tự do tính giao ấy vẫn được đảm bảo và tăng cường cả
trong chế độ gia trưởng hay trong chế độ tư bản chủ nghĩa.
Dưới CNTB, sự phát triển của nền đại công nghiệp đã đẩy người đàn bà ra
khỏi nhà, đem họ ra thị trường lao động và đẩy họ vào công xưởng. Những
người phụ nữ vơ sản bị bóc lột nặng nề. Lao động của họ là thứ lao động được
trả rất rẻ mạt, dễ sai bảo, ít chống đối nhưng đem lại nguồn lợi kích xù cho nhà
tư bản. Bởi vì, bản chất của phụ nữ là thường xuyên chăm lo, vun vén cho gia
đình, sẵn sàng chịu thiệt thịi và chấp nhận tiền lương ít ỏi miễn sao có việc

làm, tăng thêm thu nhập để trang trải cuộc sống gia đình. Có thể nói, nền đại
cơng nghiệp đã mở ra cho người phụ nữ vô sản tham gia sản xuất xã hội. Điều
này đã làm thay đổi phần nào địa vị của họ trong gia đình; bản thân người phụ
nữ vơ sản đã có một sự độc lập nào đó về mặt vật chất.
Hơn nhân trong gia đình cơng nhân dưới CNTB không phải là hợp đồng
kinh tế. Ở một chừng mực nhất định, hơn nhân trong gia đình này nảy sinh
mối quan hệ dựa trên tình cảm, tình yêu. Tuy nhiên, C.Mác và Ph.Ăngghen
cũng chỉ ra rằng, việc CNTB sử dụng lao động nữ vào nền sản xuất xã hội đã
12


tạo nên mâu thuẫn cho chính người phụ nữ và mâu thuẫn này khơng dễ gì giải
quyết. Mâu thuẫn này khơng được giải quyết trong CNTB, mà trái lại nó ngày
càng làm trầm trọng hơn. Điều này do chính bản chất của CNTB quy định, họ
buộc người phụ nữ trở thành “nơ lệ trong gia đình”, bị đặt dưới gánh nặng của
việc bếp núc cùng với lao động tạo thu nhập cho gia đình, họ lại vừa bị áp bức
ngồi xã hội... nhưng bản thân lại khơng có quyền gì, bởi vì pháp luật khơng
cho họ quyền bình đẳng nam nữ. Trong hồn cảnh đó, người phụ nữ phải tự
giải phóng mình và chỉ có thực hiện cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa mới là
thực hiện sự giải phóng phụ nữ một cách triệt để nhất. Nó khơng chỉ xố bỏ
áp bức giai cấp mà cịn xố bỏ sự áp bức đối với phụ nữ trong gia đình.
Sự nghiệp giải phóng phụ nữ gắn với giải phóng giai cấp, dân tộc và giải
phóng xã hội. Điều này chính V.I.Lênin đã chỉ ra vai trò phi thường của người
phụ nữ dù trong tình cảnh lao động khó khăn nhất, họ vẫn lo ăn, lo mặc cho gia
đình bằng từng xu nhỏ mà họ phải trả bằng những cố gắng phi thường hàng
ngày. Tuy phụ nữ có vai trị to lớn như vậy, nhưng họ khơng có quyền gì cả vì
pháp luật khơng cho họ có quyền bình đẳng với nam giới và họ bị kẹt dưới cái
gánh công việc bếp núc nhỏ nhặt nhất, lam lũ khổ cực nhất, tiêu tốn nhiều thời
gian, sức lực mà lại khơng giúp ích chút nào cho sự tiến bộ của phụ nữ cả. Vì
thế, theo V.I.Lênin phải thực hiện sự nghiệp giải phóng phụ nữ: “Muốn triệt để

giải phóng phụ nữ, muốn làm cho họ thật sự bình đẳng với nam giới, thì phải có
nền kinh tế chung của xã hội, phải để cho phụ nữ tham gia vào lao động sản xuất
chung. Như thế, phụ nữ mới có địa vị bình đẳng với nam giới” [68, tr.230].
Điều đó có nghĩa là, trong xã hội tư bản chủ nghĩa, sự phát triển của sản
xuất tư bản chủ nghĩa đã tạo ra những điều kiện cho phụ nữ tham gia vào nền
sản xuất xã hội. V.I.Lênin coi việc sử dụng lao động nữ trong nền sản xuất
công nghiệp ở xã hội tư bản chủ nghĩa là một khuynh hướng tiến bộ. Bởi vì,
một mặt nó tạo ra cơ sở kinh tế mới cho sự phát triển của gia đình ở hình thức
cao hơn, mặt khác lại là tác nhân quan trọng làm thay đổi từng bước trong
13


nhận thức của xã hội về vị trí, vai trị của người phụ nữ trong gia đình và xã
hội, dẫn đến những thay đổi trong quan hệ giữa nam và nữ, là nhân tố thúc
đẩy, tiến tới bình đẳng nam nữ. Có thể nói, sự phát triển kinh tế khơng hồn
tồn quyết định mức độ bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ nhưng nó lại là cơ
sở vật chất quan trọng, cần thiết để khẳng định vai trò của phụ nữ trong gia
đình và tiến tới giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng nam nữ.
* Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về
vai trị của phụ nữ
Phụ nữ có vai trị quan trọng trong gia đình, xã hội và trong quá trình
cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh, người kế tục và vận dụng sáng tạo chủ
nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn lịch sử Việt Nam đã phát triển lý luận về vấn
đề phụ nữ trong giai đoạn mới. Tám chữ vàng “Anh hùng, bất khuất, trung
hậu, đảm đang” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh khen tặng đã thể hiện sự đánh giá
cao của Người về vai trị, sự đóng góp của phụ nữ trong cuộc sống gia đình và
xã hội. Đồng thời, Người cũng chỉ rõ, tuy phụ nữ có vai trị quan trọng như
vậy nhưng họ lại sống trên mảnh đất Nho giáo với tư tưởng “trọng nam khinh
nữ” thống trị, họ còn phải gánh chịu những thiệt thịi riêng.
Giải phóng tồn diện phụ nữ phải gắn liền với sự nghiệp cách mạng và

phát huy vai trò của phụ nữ trong quá trình cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh
nói: “Trong xã hội và trong gia đình, người phụ nữ bị hạ thấp tột bậc và không
được hưởng một chút quyền gì. Hỡi chị em! Vì sao chị em phải chịu sự áp bức
bất công này?” [38, tr.351]. Vì vậy, muốn xóa bỏ sự nơ dịch, áp bức, bất bình
đẳng đối với phụ nữ trong đời sống gia đình và ngồi xã hội thì trước hết phải
đánh đuổi thực dân Pháp, lật đổ phong kiến, giải phóng dân tộc. Từ đó, Chủ tịch
Hồ Chí Minh cho rằng, cuộc cách mạng giải phóng dân tộc khơng tách rời cơng
cuộc giải phóng phụ nữ. Người khẳng định: “Chúng ta làm cách mạng là để
tranh lấy bình quyền bình đẳng, trai gái đều ngang quyền như nhau [40, tr.197].
Và “Muốn có nhiều sức lao động để sản xuất thì phải giải phóng sức lao động
14


phụ nữ. Nói phụ nữ là nói phần nửa xã hội. Nếu khơng giải phóng phụ nữ thì
khơng giải phóng một nửa lồi người. Nếu khơng giải phóng phụ nữ là xây dựng
chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa” [39, tr.523]. Vì thế, giải phóng phụ nữ là mục tiêu,
động lực và là một trong mười nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam. Theo Chủ
tịch Hồ Chí Minh, có nữ giới tham gia cách mạng mới thành công. Từ quan
niệm, tư tưởng của Người mà vị trí, vai trị của người phụ nữ Việt Nam trong gia
đình và ngồi xã hội được nâng lên một tầm cao mới.
Do ảnh hưởng của tàn dư tư tưởng phong kiến, người phụ nữ bị coi
thường trong gia đình và ngồi xã hội. Chính vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh
là người đã chỉ đạo và trực tiếp tham gia vào việc soạn thảo, ban hành Hiến
pháp; Luật Hơn nhân và gia đình. Điều 24 Hiến Pháp năm 1959 cụ thể hóa
tư tưởng bình đẳng nam - nữ: “Phụ nữ nước Việt Nam dân chủ cộng hịa có
quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội và gia đình.” [30, tr.32-33]. Người kêu gọi cần bài trừ tư tưởng
tư sản, phong kiến, thói gia trưởng “trọng nam khinh nữ” và cho rằng, người
phụ nữ không chỉ quanh quẩn với việc nội trợ trong nhà, chăm lo cho chồng
con; trách nhiệm của phụ nữ còn lớn hơn nhiều, họ cịn là thành viên của xã

hội, có trách nhiệm tham gia lao động sản xuất, đóng góp cho sự phát triển
của xã hội và đặc biệt có trách nhiệm to lớn trong việc bổ sung nguồn nhân
lực có chất lượng cao, góp phần hồn thiện nhân cách, trình độ của nguồn
nhân lực cho xã hội.
Đảng, Nhà nước phải có chính sách cụ thể quan tâm đến sự phát triển
của phụ nữ. Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ khi đất nước
giành được được độc lập đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn giành sự quan
tâm đặc biệt đến xây dựng gia đình và phát huy vai trò to lớn của người phụ
nữ. Đảng ta cho rằng, giải phóng và phát triển tồn diện phụ nữ là một trong
những mục tiêu của cách mạng Việt Nam, có ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài
đến sự phát triển của đất nước, gia đình.
15


Đảng ta cũng đã có những Nghị quyết, Chỉ thị, chun đề về phụ nữ, Nhà
nước cũng có những chính sách đặc biệt dành riêng cho phụ nữ và những
chương trình hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam như: Nghị định số
19/2003/NĐ - CP ngày 7/3/2003 của Chính phủ quy định trách nhiệm của cơ
quan hành chính nhà nước các cấp trong việc bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp
Phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý nhà nước; Chỉ thị số 27/2004/CT- TTg ngày
15/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường hoạt động vì sự tiến bộ của
phụ nữ ở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và ủy ban nhân
dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Nghị quyết số 11- NQ/TW của
Bộ Chính trị ngày 27/4/2007 về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH
đất nước... Gần đây nhất, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của
Đảng, trong mục tiêu phát triển đất nước giai đoạn 2016 - 2020 chỉ rõ: “Nâng
cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ; thực hiện tốt
bình đẳng giới, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển tài năng” [22, tr.163].
Các quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước được ghi nhận rõ
trong hệ thống các văn kiện của Đảng, trong Hiến pháp, trong hệ thống luật

của Nhà nước và được cụ thể hóa bằng các văn bản, chỉ thị, nghị định đã và
đang được thực thi trong giai đoạn hiện nay, nhằm phát huy vai trò và tiềm
năng của phụ nữ trong gia đình và xã hội.
* Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
Đảng ta về gia đình
Gia đình, ở thời đại nào cũng vậy, hai từ này thường được nhắc đến với
những gì ngọt ngào nhất, trân trọng nhất như: gia đình là tổ ấm, gia đình là cái
nơi thân u, gia đình là trường học đầu tiên của mỗi người hay gia đình là tế
bào của xã hội. Gia đình là một phạm trù mang tính lịch sử, thay đổi và phát
triển cùng với sự thay đổi và phát triển của lịch sử.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, gia đình là một hình thức
cộng đồng xã hội đặc biệt được hình thành và củng cố chủ yếu trên cơ sở hôn
16


nhân và huyết thống. Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, khi luận chứng
những điều kiện, tiền đề cho sự tồn tại của con người, C.Mác chỉ rõ: “…hàng
ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra những
người khác, sinh sôi, nẩy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con
cái, đó là gia đình” [15, tr.41]. Quan niệm này cho thấy, gia đình ra đời và tồn
tại cùng với sự ra đời và tồn tại của xã hội lồi người, cùng với q trình tái
tạo ra bản thân con người. Đồng thời, con người được tạo ra chủ yếu bởi hai
mối quan hệ hôn nhân và huyết thống. Khái niệm gia đình cịn ln gắn liền
với khái niệm xã hội, gia đình được xem là tế bào của xã hội.
Trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà
nước”, Ph.Ăngghen đã phân tích mối quan hệ biện chứng giữa gia đình và xã
hội, đồng thời khẳng định chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, xã hội tiến
bộ tạo điều kiện tốt cho gia đình phát triển lành mạnh, gia đình hạnh phúc góp
phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của xã hội.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng vai trò, vị thế của gia đình.

Người khẳng định: Quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại
mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn,
hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì vậy, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội
là phải chú ý hạt nhân cho tốt. Theo Người, để xây dựng thành công xã hội chủ
nghĩa cần có những gia đình mới và những con người mới. Đó là những gia
đình mà các thành viên trong gia đình phải biết u thương, tơn trọng lẫn nhau,
chia sẻ những khó khăn trong cơng việc cùng nhau, nam nữ bình đẳng. Phải đề
cao và tơn trọng người phụ nữ. Để gia đình thực sự là một tế bào của xã hội, là
cơ sở tạo nên xã hội rộng lớn. Do đó, sự trường tồn của quốc gia, dân tộc phụ
thuộc rất nhiều vào sự tồn tại và phát triển của mỗi gia đình.
Kế thừa và vận dụng sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn đất nước, vấn đề gia đình đã được Đảng
và Nhà nước ta cụ thể hóa qua các kỳ đại hội. Đại hội VI (1986), đại hội
17


đặt nền móng cho đường lối đổi mới của Đảng, đã khẳng định: “ Gia đình
là tế bào của xã hội, có vai trị quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chế
độ mới, nền kinh tế mới, con người mới ...bảo đảm sinh đẻ có kế hoạch và
ni dạy con ngoan, tổ chức tốt cuộc sống vật chất, văn hóa của gia đình”
[19, tr.95 - 96]. Trong Cương lĩnh Xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta khẳng định: “Gia đình là tế bào của xã hội,
là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời, là môi trường quan trọng giáo dục
nếp sống và hình thành nhân cách” [20, tr.15].
Thấy rõ tầm quan trọng của gia đình trong quá trình xây dựng đất nước,
và tiếp nối tư tưởng đó, các kỳ đại hội tiếp theo, nhất là đến Đại hội XI,
Đảng ta nhấn mạnh: “Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc thật sự là
tế bào lành mạnh của xã hội” [21, tr.76 - 77]. Điều này cho thấy, muốn xã hội phát
triển lành mạnh thì trước hết từng “tế bào” phải phát triển bền vững. Gia đình
khơng chỉ là “tế bào” tự nhiên mà còn là một đơn vị kinh tế của xã hội. Khơng có

gia đình tái tạo ra con người để xây dựng xã hội thì xã hội cũng không thể tồn tại
và phát triển được. Điều này được Đại hội XII tiếp tục khẳng định “Thực hiện
chiến lược phát triển gia đình Việt Nam. Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây
dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh” [22, tr.128].
1.1.2. Quan niệm về vai trò và phát huy vai trò của
phụ nữ trong xây dựng gia đình sĩ quan trẻ ở Binh
chủng Hóa học hiện nay
* Quan niệm, đặc điểm gia đình sĩ quan trẻ ở Binh chủng Hóa học
Quan niệm gia đình sĩ quan trẻ ở Binh chủng Hóa học.
Gia đình sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Sĩ quan Quân đội nhân dân
Việt Nam là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được nhà nước phong quân
hàm cấp úy, tá, tướng. Đó là những người có đủ tiêu chuẩn, lý lịch chính trị rõ ràng,
phẩm chất đạo đức, thể chất và được đào tạo một cách căn bản, có trình độ chính trị,
18


khoa học quân sự và khả năng vận dụng sáng tạo lý luận vào nhiệm vụ được giao.
Sĩ quan bao gồm các nhóm: sĩ quan chỉ huy, tham mưu; sĩ quan chính trị, hậu cần,
kỹ thuật và sĩ quan chuyên mơn khác [67].
Gia đình sĩ quan Qn đội nhân dân Việt Nam là gia đình có chồng
hoặc vợ là sĩ quan, hoặc cả hai vợ chồng là sĩ quan đang phục vụ trong Quân
đội. Đây cũng là một hình thức đặc thù của gia đình Việt Nam dưới chủ
nghĩa xã hội. Do có thành viên trong gia đình là sĩ quan Quân đội gắn với
môi trường hoạt động quân sự nên gia đình sĩ quan Qn đội thường có
những đặc điểm: ý thức chính trị xã hội cao, có lối sống mang đậm nét của
người quân nhân cách mạng, có trình độ học vấn cao, năng lực tốt, với mức
thu nhập ổn định nhưng lại chịu sự chi phối lớn của mơi trường hoạt động
qn sự - tính biến động cao. Những đặc điểm này tạo ra sự khác biệt riêng
có của gia đình sĩ quan Qn đội.

Đặc điểm Binh chủng Hóa học.
Binh chủng Hóa học Quân đội nhân dân Việt Nam là binh chủng kĩ thuật,
bảo đảm chiến đấu và chiến đấu bằng phương tiện chun mơn, lực lượng
nịng cốt bảo đảm hóa học, phịng chống vũ khí hủy diệt lớn và tham gia bảo
vệ mơi trường.
Binh chủng Hố học được thành lập ngày 19 tháng 4 năm 1958 đáp
ứng yêu cầu khách quan của lịch sử là sẵn sàng đánh bại kẻ thù mới là đế
quốc Mỹ có tiềm lực về vũ khí hố học, hạt nhân có sức huỷ diệt lớn .
Khi chiến tranh đã lùi xa, hịa bình được thiết lập, đất nước ngày càng
đổi mới. Bộ đội Hóa học vừa tổ chức bố trí lại thế chiến lược vừa xây
dựng theo hướng cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại
luôn nghiên cứu tiếp thu, làm chủ nhiều công nghệ mới, đã sản xuất
nhiều trang thiết bị hiện đại đáp ứng mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ trong
giai đoạn mới. Cùng với nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện, rèn
luyện kỷ luật, xây dựng chính quy, phát triển tiềm lực bảo đảm “phịng
19


chống tốt, chiến đấu giỏi”, Bộ đội Hóa học cịn thực hiện tốt cơng tác đối
ngoại quốc phịng, tích cực thu thập và cung cấp những tư liệu, những
hiện vật rất có giá trị cho Uỷ ban điều tra tội ác của đế quốc Mỹ ở Việt
Nam và là lực lượng nịng cốt cho tồn qn và tồn dân ta trong các
hoạt động bảo vệ môi trường.
Đặc điểm chức năng, nhiệm vụ nổi bật của BCHH hiện nay là tham mưu cho
Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng về xây dựng và phát
triển lực lượng, tiềm lực và thế trận phịng hóa đáp ứng u cầu nhiệm vụ trong
tình hình mới; tham gia xử lý các tình huống hóa học, phóng xạ, sự cố ơ nhiễm
mơi trường xảy ra và bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân; chủ động theo dõi,
nắm tình hình địch, nhất là về mặt vũ khí hóa học, sinh học và hạt nhân; tham gia
xử lý các tình huống hóa chất độc, phóng xạ, cháy nổ, thiên tai, cứu hộ cứu nạn;

duy trì các hoạt động quan trắc phóng xạ, hóa học trên các địa bàn trọng điểm và
phân tích môi trường độc, xạ trong hệ thống quan trắc quốc gia.
Từ các quan niệm, định nghĩa về gia đình, gia đình sĩ quan và đặc điểm
Binh chủng Hóa học, có thể quan niệm:
Gia đình sĩ quan trẻ ở Binh chủng Hóa học là gia đình sĩ quan, tuổi đời
khơng q 40, có vợ hoặc chồng là sĩ quan, hoặc cả hai vợ chồng là sĩ quan
đang phục vụ trong Binh chủng Hóa học.
Gia đình sĩ quan trẻ ở BCHH là một kiểu gia đình, với đặc thù riêng là có
thành viên của gia đình là sĩ quan Quân đội hoạt động ở BCHH. Các gia đình
này gắn với mơi trường hoạt động quân sự trên cương vị công tác ở các cơ
quan đơn vị khác nhau trong BCHH, nên GĐSQT thuộc gia đình hạt nhân và
có những đặc điểm cụ thể riêng.
Đặc điểm gia đình sĩ quan trẻ ở Binh chủng Hóa học.
Thứ nhất, trình độ tri thức và tính tích cực chính trị - xã hội của
GĐSQT ở Binh chủng Hóa học khá cao. Trong gia đình có vợ hoặc
chồng hoặc thậm chí cả vợ và chồng là đều sĩ quan trẻ làm việc trong
20


BCHH được đào tạo, rèn luyện trong hoặc ngồi mơi trường qn sự, có
trình độ học vấn cao - cơ bản là tốt nghiệp đại học trở lên, năng lực
chuyên mơn tốt, có nhiệt huyết tuổi trẻ, trí tuệ sáng tạo, khả năng thích
ứng nhanh, hiểu biết rộng, có phẩm chất đạo đức, lối sống của người
quân nhân cách mạng. Đó là tấm gương sáng, niềm vinh dự, tự hào của
các GĐSQT ở BCHH. Họ được trang bị toàn diện những kiến thức cơ bản và
trình độ chun mơn nghiệp vụ. Đặc biệt, họ được trang bị tương đối toàn
diện về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước… Mặt khác, do hoạt động
trong lĩnh vực quân sự nên đã hình thành ở họ những phẩm chất nhân cách,
lối sống mang đậm nét hình tượng người lính “Cụ Hồ”. Đây là cơ sở, điều

kiện và là yếu tố quan trọng tác động đến việc hình thành tư duy và tư tưởng
xóa dần sự khác biệt giữa vai trị của nam và nữ trong gia đình. Đồng thời,
họ cũng là những thành viên tích cực trong nhận thức, hành động vì quyền
bình đẳng giới trong gia đình mình, Binh chủng và xã hội.
Thứ hai, thu nhập kinh tế, mức sống còn tương đối thấp, vấn đề nhà ở cơ
bản chưa được đảm bảo, cịn nhiều khó khăn. Ông cha ta có câu “an cư mới lạc
nghiệp” nhưng đối với GĐSQT thu nhập kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào tiền
lương theo cấp bậc quân hàm. Trong khi đó, đời sống ln có sự biến động hàng
ngày, nhất là vấn đề giá cả tiêu dùng còn tiền lương của người sĩ quan trẻ lại
tương đối thấp so với mức chung của các cơng chức ngồi xã hội. Hơn nữa, do
đặc điểm mới xây dựng gia đình, nhu cầu ni dạy con cái và những vấn đề chi
phí khác đã ảnh hưởng lớn đến đời sống vật chất, tinh thần của gia đình đặc biệt
ảnh hưởng lớn đến người phụ nữ. Bởi vì, hơn ai hết họ giữ vai trị là người tổ
chức đời sống trong gia đình. Trong khi chính sách nhà ở cịn hạn chế với sĩ
quan trẻ, bản thân họ không tự đảm bảo được và hầu hết cũng không nhận được
sự giúp đỡ từ bố mẹ, người thân dẫn tới họ phải thuê nhà, hoặc ở nhà công vụ.

21


Điều này càng làm cho gánh nặng kinh tế đặt lên vai người phụ nữ. Họ phải tự
cân đối, chi tiêu, trang trải cuộc sống trong điều kiện thu nhập cho phép.
Thứ ba, môi trường sinh sống, điều kiện chăm sóc, giáo dục con cái
thường chịu ảnh hưởng và chi phối bởi môi trường hoạt động quân sự. Các
GĐSQT ở BCHH đa phần con cịn nhỏ, thời gian kết hơn ngắn, điều kiện sinh
sống còn nhiều thiếu thốn, thường sống trong khu tập thể, nhà công vụ. Đây
là nét đặc thù của GĐSQT. Những người sĩ quan trẻ - người chồng thường
cơng tác ở những mơi trường mang tính biến động, khắc nghiệt và đòi hỏi yêu
cầu kỷ luật cao dù ở thời bình hay thời chiến. Vì vậy, họ thường phải sống xa
gia đình hoặc nếu ở gần gia đình cũng sinh hoạt tập trung trong đơn vị và họ

sẵn sàng nhận nhiệm vụ, đi bất cứ nơi đâu khi tổ chức phân cơng. Chính điều
này làm cho họ khơng có nhiều thời gian gần gũi, chăm sóc, giúp đỡ các
thành viên trong gia đình, nhất là việc chăm sóc bố mẹ già và ni dạy con
cái. Tất cả gánh nặng đó lại đặt lên vai những người vợ - người phụ nữ trong
gia đình. Trong khi người vợ cũng hoạt động trong môi trường quân sự đặc
thù. Họ phải tuân thủ kỷ luật và quy định của đơn vị. Do đó, việc chăm sóc
con cái và tổ chức sinh hoạt trong gia đình phải được bố trí nhanh gọn, chính
xác, thời gian diễn ra thường sớm hơn so với các gia đình bên ngồi. Đây là
khó khăn lớn mà các gia đình sĩ quan trẻ đều gặp phải và là thách thức đối với
việc thực hiện vai trò của người phụ nữ.
Thứ tư, kinh nghiệm tổ chức, xây dựng gia đình cịn ít. Đối với GĐSQT ở
BCHH, tuổi của hai vợ chồng còn trẻ chưa quá 40, thời gian kết hôn ngắn. Do
đặc thù hoạt động quân sự nên thời gian vợ chồng sống chung chưa được nhiều,
lại thường sống xa ơng bà nội ngoại, họ hàng dịng tộc nên ít được sự bảo ban,
truyền đạt kinh nghiệm của các thế hệ trước.
* Vai trò của phụ nữ trong xây dựng gia đình sĩ quan trẻ ở Binh
chủng Hóa học

22


Vai trò của Phụ nữ Việt Nam trước đổi mới thể hiện rất rõ trong cuộc
sống thực với xuất thân bình dị và làm những cơng việc giản đơn trong gia
đình để củng cố hậu phương và tham gia phục vụ tiền tuyến. Họ là những
người không chỉ chiến đấu anh dũng mà cịn cần cù, chịu khó, vượt lên thốt
khỏi cảnh đói nghèo, lạc hậu, góp phần xây dựng đất nước ngày càng tươi đẹp
hơn. Trong thời kỳ đổi mới, phụ nữ có vai trị vị trí hết sức quan trọng trong gia
đình cũng như ngồi xã hội. Họ vừa đảm nhiệm hầu hết các cơng việc gia đình,
là nhân tố chủ yếu trong xây dựng gia đình “no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, bền
vững” và tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng xã hội.

Phụ nữ Quân đội là một bộ phận ưu tú của phụ nữ Việt Nam, với lực lượng
khiêm tốn, nhưng lại có mặt ở hầu hết các loại hình đơn vị, đứng chân trên mọi
miền của Tổ quốc, tham gia toàn diện trên các lĩnh vực công tác, cũng mang
những đặc điểm, vai trò chung của phụ nữ Việt Nam nhưng phụ nữ Qn đội cịn
có nét riêng biệt của nữ qn nhân. Họ thật xứng đáng với truyền thống tám chữ
vàng mà Bác Hồ trao tặng: “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” và 10 chữ
vàng mà Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng đã trao tặng: Phụ nữ Quân đội
“Yêu nước, đoàn kết, sáng tạo, trung hậu, đảm đang”. Vị trí, vai trị to lớn đó được
khẳng định trong Văn kiện Đại hội phụ nữ Việt Nam và đặc biệt Văn kiện Đại hội
đại biểu Phụ nữ Quân đội lần thứ V: “Trong những năm qua phụ nữ Quân đội đã
có những bước phát triển mới, vững chắc và toàn diện hơn. Phụ nữ Quân đội trên
mọi lĩnh vực cơng tác, ngày càng khẳng định sự đóng góp to lớn đó và là một
trong những lực lượng tạo nên sức mạnh của Quân đội” [57, tr.32].
Là một bộ phận không thể thiếu của phụ nữ Quân đội, nhưng do đặc thù
hoạt động quân sự và chức năng, nhiệm vụ của BCHH, phụ nữ BCHH có đặc
điểm: số lượng khơng nhiều, chất lượng và trình độ chun mơn khơng đồng
đều, tuổi đời cịn trẻ, đa số mới lập gia đình, hồn cảnh gia đình và hậu phương
cịn nhiều khó khăn; chị em lại hoạt động ở các ngành nghề chuyên môn khác
nhau, trên các cương vị công tác như: giảng viên, nhân viên văn thư lưu trữ,
nhân viên hóa nghiệm, quản lý, nuôi quân, cán bộ nghiên cứu… , trong môi
23


trường đặc thù là Viện nghiên cứu, Trường sĩ quan, Xí nghiệp sản xuất, Kho bảo
quản, lưu trữ trang bị khí tài hóa học, các đơn vị sẵn sàng chiến đấu... thậm chí
một số chị em với tính đặc thù cao, thường xuyên làm việc ở môi trường đặc
biệt, tiếp xúc với hóa chất, khí tài độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe.
Với sự quan tâm, tạo điều kiện của lãnh đạo, chỉ huy các cấp, phụ nữ Binh
chủng luôn chủ động khắc phục khó khăn, rèn luyện đạo đức tác phong của
người nữ quân nhân, công nhân viên chức, phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt

nhiệm vụ trên từng cương vị công tác. Điều này không chỉ tạo nên tính đặc thù
riêng biệt, vốn có của phụ nữ BCHH mà còn khẳng định vai trò to lớn của họ
trong xây dựng Binh chủng vững mạnh. Song hành với nhiệm vụ “giỏi việc
nước”, phụ nữ Binh chủng luôn thực hiện tốt vai trị của mình trong gia đình vai trị người vợ, người mẹ và người “bạn đồng hành” của các thành viên trong
gia đình nhưng mang đậm nét dấu ấn của nữ quân nhân và cũng là nhân tố chủ
yếu trong xây dựng gia đình “no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững”. Vai trị của
người phụ nữ ln được phát huy tốt với sự hỗ trợ, cộng tác của các thành viên
khác trong gia đình nhất là người chồng.
Vai trị đó của người phụ nữ BCHH được thể hiện thông qua việc thực hiện
các chức năng cơ bản của gia đình. Đó là:
Thứ nhất, phụ nữ với việc thực hiện chức năng tái sản xuất ra con người
của gia đình sĩ quan trẻ ở Binh chủng Hóa học.
Đây là chức năng thiêng liêng của phụ nữ, đồng thời cũng là một loại lao
động đặc biệt khơng ai có thể thay thế được. Chức năng này thể hiện rõ nét nhất
vai trò của phụ nữ trong việc bảo tồn và phát triển nòi giống. Để làm tốt thiên
chức người mẹ, người phụ nữ phải có kiến thức về giới tính, hơn nhân và gia
đình, sự am hiểu, tinh tường về luật pháp, có tri thức về ni dạy con cái.
Thực hiện thiên chức tái sản xuất ra con người là niềm vui, là hạnh phúc, là
trách nhiệm cao cả của chính bản thân phụ nữ đối với gia đình và xã hội.
Hiện nay, cịn có rất nhiều quan niệm khác nhau về thiên chức này như:
sinh con để duy trì nịi giống, để “nối dõi tơng đường”… dù quan niệm như thế
24


nào đi nữa nhưng nhu cầu “tái sản xuất ra con người” cần được gắn kết với việc
thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Ý thức rõ điều đó, bản thân mỗi chị em phụ nữ
ở BCHH luôn là những người chủ động trong việc sinh con theo dự tính dựa trên
sự sắp xếp, bố trí hài hịa cơng tác chun mơn và cơng việc gia đình cũng như
những điều kiện đảm bảo để hoạt động chăm sóc, ni dưỡng con cái của mình.
Lẽ tất nhiên, việc thực hiện vai trò này của người phụ nữ cần được sự hỗ trợ,

chia sẻ từ phía người chồng và các thành viên khác trong gia đình.
Thứ hai, phụ nữ với việc thực hiện chức năng giáo dục của gia đình sĩ
quan trẻ ở Binh chủng.
Trong quá trình phát triển của mỗi con người, gia đình là trường học
đầu tiên, là nơi rèn luyện cho trẻ những thói quen tốt - mầm mống cho sự
hình thành nhân cách, là nền tảng của sự phát triển tâm hồn con người và
tình cảm yêu thương của những thành viên trong gia đình đã ni dưỡng,
hình thành hành vi đạo đức tốt đẹp của con người. Trong các GĐSQT ở
BCHH, vai trò người phụ nữ hết sức quan trọng. Người mẹ chính là người
thầy đầu tiên, người trực tiếp giáo dục, nuôi dạy con cái và cũng là người
theo dõi sự trưởng thành của các con. Đồng thời, với phẩm chất dịu hiền,
tảo tần, tình thương u con vơ bờ bến, tấm lịng nhân hậu, thủy chung
son sắc của người mẹ đã để lại cho con những ấn tượng sâu sắc góp phần
hình thành nhân cách của mỗi người.
Nhưng vai trị của người phụ nữ khơng chỉ ảnh hưởng lớn đến việc
giáo dục con cái mà trong phạm vi gia đình nó cịn có sức lan tỏa đến các
mối quan hệ và các thành viên khác. Đối với GĐSQT ở BCHH nói riêng,
người phụ nữ được coi như là “linh hồn” của gia đình trong tổ chức cuộc
sống cả về vật chất lẫn tinh thần, đồng thời, họ là những “kho tàng” lưu giữ
các giá trị văn hóa truyền thống được truyền lại từ các thế hệ trước.
Thứ ba, phụ nữ với việc thực hiện chức năng kinh tế và tổ chức đời sống
gia đình sĩ quan trẻ ở Binh chủng.
25


×