Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tài liệu ASEAN-THỊ TRƯỚNG LỚN CHO XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.73 KB, 11 trang )

ASEAN – THỊ TRƯỚNG LỚN CHO XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
I. Tổng quan thị trường các nước ASEAN
II. Không được coi nhẹ thị trường ASEAN
III. ''Form D'' - giấy thông hành vào ASEAN
I. Tổng quan thị trường các nước ASEAN
ASEAN là một thị trường lớn và đầy tiềm năng với số dân 520 triệu; tổng thu nhập khối (GDP) năm 2002
khoảng 570 tỷ USD; tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 712 tỷ USD (năm 2001), trong đó thương mại nội
khối năm 2001 là 160 tỷ USD. Đây là khu vực mậu dịch tự do đầu tiên Việt Nam tham gia.
Theo quy định của Hiệp định chung về Chương trình ưu đãi thuế quan (CEPT) cho Khu vực thương mại tự
do ASEAN (AFTA), sáu nước thành viên cũ bao gồm Brunei, Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan và
Singapore sẽ thực hiện lịch trình cắt giảm thuế quan trong vòng 10 năm, từ 01/01/1993 đến 01/01/2003
xuống 0 - 5%, theo đó là bỏ các hàng rào phi thuế quan. Thực tế từ 01/01/2003, riêng Singapore đã giảm
thuế nhập khẩu xuống 0%, còn năm nước khác giảm thuế nhập khẩu xuống 0 - 5%. Gần đây, ASEAN lại
cam kết sẽ giảm thuế nhập khẩu xuống 0% vào năm 2010 đối với sáu nước thành viên cũ và đến năm
2015 - 2018 đối với bốn nước thành viên mới.
Việt Nam là nước thành viên mới, nên theo cam kết bắt đầu từ 01/01/2001 sẽ giảm thuế các mặt hàng có
mức thuế cao xuống còn 20%, sau đó mỗi năm sẽ giảm tiếp để đến năm 2006 mức thuế của phần lớn các
mặt hàng nhập khẩu từ ASEAN xuống còn 0 - 5% và thời gian loại bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu xuống 0%
sẽ áp dụng vào năm 2015. Việc cắt giảm thuế được chia thành từng nhóm. Nhóm thứ nhất, là nhóm danh
mục cắt giảm thuế quan ngay (IL). Đến năm 2002, Việt Nam đã chuyển 5.550 dòng thuế vào IL, chiếm 85%
trên tổng số 6.523 dòng thuế của biểu thuế nhập khẩu (Danh mục hài hòa thuế quan của ASEAN - AHTN
là 8.770 dòng). Nhóm này đến năm 2006 sẽ giảm mức thuế xuống 0 - 5%. Nhóm thứ hai, là danh mục loại
trừ tạm thời gồm 755 dòng thuế (theo AHTN là 1.415 dòng thuế) sẽ chuyển sang danh mục cắt giảm IL từ
01/7/2003 các dòng thuế có mức thuế cao sẽ đưa xuống 20% và giảm dần xuống 0 - 5% vào năm 2006.
Danh mục này bao gồm các nhóm hàng dầu thực vật, bánh kẹo, rau quả chế biến, clinker, xi măng, thiết bị
vệ sinh, giấy báo, giấy in, giấy vệ sinh, hóa chất, mỹ phẩm, kính xây dựng, điện tử, điện lạnh, quần áo,
giày dép.... Nhóm thứ ba, là danh mục nhạy cảm gồm hàng nông sản chưa chế biến, chủ yếu cần bảo hộ
cao, như thịt, trứng gia cầm, động vật sống, thóc gạo lức, đường mía,... Nhóm này có 53 dòng thuế (theo
AHTN là 89 dòng thuế) bắt đầu giảm thuế từ 01/01/2004 và kết thúc vào 01/01/2013 với mức thuế cuối
cùng là 0 - 5%. Riêng mặt hàng đường sẽ kết thúc vào 01/01/2010. Nhóm thứ tư, là danh mục loại trừ
hoàn toàn (GEL) gồm các sản phẩm không cam kết trong AFTA vì lý do an ninh quốc gia, đạo đức xã hội,


bảo vệ cuộc sống con người và động thực vật, bảo vệ các tác phẩm có giá trị nghệ thuật, lịch sử, khảo cổ
học. Việt Nam cũng đưa vào một số mặt hàng cần bảo hộ cao hơn như ô-tô, xe máy nguyên chiếc có dung
tích dưới 250cc. Nhóm này có 158 dòng thuế (AHTN là 415 dòng). Như vậy, lộ trình cắt giảm theo danh
mục phải cắt giảm ngay IL và danh mục loại trừ tạm thời, lộ trình của Việt Nam chậm hơn sáu nước thành
viên cũ là ba năm. Hai nhóm nhạy cảm và loại trừ hoàn toàn thời gian dài hơn, đến năm 2010 hoặc 2015.
Đây là cơ hội để Việt Nam có thể đẩy mạnh các mặt hàng xuất khẩu của mình sang các nước ASEAN.
Một vấn đề rất cơ bản để hưởng được thuế suất theo chương trình ưu đãi thuế quan (CEPT) cho Khu vực
thương mại tự do ASEAN (AFTA) là hàng xuất khẩu cần phải có giấy chứng nhận xuất xứ ASEAN mà ta
thường gọi là Form D.
Nhưng hai năm qua việc nghiên cứu và khai thác cơ hội này của các doanh nghiệp còn thấp. Tổng kim
ngạch xuất khẩu sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ ASEAN dùng Form D chiếm 0,57% tổng kim ngạch
xuất khẩu sang ASEAN. Năm 2002, số lượng Form D đã cấp là 3.983 bộ, đạt kim ngạch 94,7 triệu USD,
tăng 59% so với năm 2001. Đây cũng là cơ hội để thu hẹp khoảng cách kinh tế giữa các thành viên mới
với các thành viên cũ. Sáu nước thành viên cũ sẽ dành hệ thống ưu đãi hội nhập ASEAN (AISP) cho các
nước mới gia nhập Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam. Theo đó, Brunei sẽ dành một mặt hàng,
Indonesia 50 mặt hàng, Malaysia 173 mặt hàng và Thái Lan 17 mặt hàng cho Việt Nam hưởng AISP. Các
mặt hàng này sẽ được hưởng ngay mức thuế ưu đãi không phải chờ đến khi chuyển vào danh mục cắt
giảm thuế ngay.
Thủ tục xin cấp Form D khá đơn giản, chỉ gồm giấy chứng nhận kiểm tra xuất xứ hàng hóa, tờ khai hải
quan đã được thanh khoản, hóa đơn thương mại và vận đơn. Phòng Quản lý khu vực TP.HCM (Bộ
Thương mại) có thể cấp Form D chỉ trong hai giờ kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ.
Để có được chứng nhận xuất xứ ASEAN, DN phải nhờ một tổ chức có chức năng giám định, thường là hệ
thống của Vinacontrol (Công ty Giám định hàng hóa XNK - Bộ Thương mại). Theo quy định của CEFT,
hàng hóa được coi là xuất xứ từ ASEAN phải có ít nhất 40% hàm lượng xuất xứ từ bất cứ nước thành viên
nào. Đây là khâu tốn nhiều thời gian nhất, song theo một cán bộ Phòng Quản lý XNK khu vực TP.HCM, với
những mặt hàng có xuất xứ thuần tuý tại Việt Nam như hàng nông sản, thuỷ sản... thủ tục chứng minh này
cũng rất đơn giản.
ASEAN là thị trường gần, có nhiều nét tương đồng, dân số đông, tốc độ tăng trưởng cao, chi phí cho
quảng cáo và tiếp thị thấp. Các doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội này thâm nhập vào sáu nước thành viên
cũ tăng thị phần, xây dựng nhãn hiệu của mình. Làm tốt được việc này, thì trong một vài năm tới chúng ta

sẽ vừa tăng thị phần vừa giảm nhập siêu và tiến tới từng bước cân bằng cán cân thương mại với khu vực
ASEAN.
Trong số các nước ASEAN, chúng tôi xin giới thiệu 2 thị trường mà chúng tôi cho là có tiềm năng nhất đối
với hàng xuất khẩu Việt Nam, gồm Singapore và Campuchia.
1. Singapore
Trong thời gian qua, Singapore là đối tác thương mại lớn vào hàng thứ hai của Việt Nam. Các hoạt động
thương mại song phương phát triển từng năm một và đã tăng gấp đôi kể từ năm 1993 đến nay. Trị giá
thương mại song phương năm 2000 là 3,7 tỉ USD, và trong nửa đầu năm 2001 đã tăng 21,2% so với cùng
kỳ năm trước, trong đó phần xuất khẩu của Singapore cho Việt Nam tăng 27,4%, phần nhập khẩu của
Singapore từ Việt Nam tăng 7,1%. Như trên đã trình bày, Singapore là một trung tâm thương mại và hậu
cần quốc tế mà các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam, có thể sử dụng hải cảng, không cảng và hệ
thống kho chứa hàng để xuất hàng cho thị trường quốc tế. Trong khi đó tại Việt Nam, các hải cảng ở miền
Bắc, đặc biệt là Hải Phòng, được sử dụng để cung ứng hàng hoá cho các thị trường ở Đông Á như Nhật
Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan.
Gần đây, khi thị trường chứng khoán Việt Nam hình thành và có những bước tiến vững chắc, và nhất là
với sự ra đời của thỏa hiệp thương mại song phương Việt-Mỹ, thêm nhiều công ty Singapore bắt đầu tìm
hiểu khả năng kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam, góp phần đưa mối quan hệ giao thương giữa hai nước
lên một tầm mức mới.
Trong xu thế hợp tác và phát triển hiện nay, đa số các quốc gia ngày càng xoá bỏ dần những rào cản kinh
tế để tạo điều kiện cho thương nhân trong nước tham gia tích cực vào công tác xuất khẩu, đồng thời giúp
các thương nhân nước ngoài dễ dàng tiếp cận với thị trường nước mình. Với tư thế một nước ASEAN dẫn
đầu về mặt phát triển kinh tế, Singapore đã vận dụng một bộ máy quản lý thương mại hữu hiệu để đạt
những mục tiêu đề ra.
Với sự phát triển không ngừng của nền công nghệ điện tử, Singapore chủ trương áp dụng những tiến bộ
mới trong khoa học kỹ thuật vào lãnh vực xuất nhập khẩu, với những cải tiến sau:
Ø Thương mại không giấy tờ (paperless trading): Bằng việc thiết lập hệ thống TradeNet, Singapore đã
cách mạng hoá các thủ tục quản lý thương mại nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng, tạo điều kiện dễ
dàng cho các hoạt động thương mại. TDB đang nghiên cứu với khu vực tư nhằm giảm thiểu hay xoá bỏ
những thủ tục giấy tờ phức tạp trong thương mại quốc tế.
Ø Thương mại điện tử: TDB chú tâm đến việc xây dựng một số dự án về thương mại điện tử nhằm kết

hợp những tiến bộ của công nghệ thông tin với việc thực hiện nhanh chóng các thủ tục thương mại.
Ø Hệ thống cấp phép tự động: TDB phối hợp với các cơ quan luật pháp như Cơ quan phát triển truyền
thông Singapore (IDA) và Cơ quan thanh tra về bức xạ (RPI) để tự động hoá hệ thống cấp giấy phép. Từ
nay, các thương nhân Singapore có thể nhận được giấy phép xuất nhập khẩu trong vòng từ 1 đến 3 phút,
bất kể ngày hay đêm.
Ø Ứng dụng chứng chỉ xuất xứ (CO) trực tuyến: Thương nhân Singapore có thể xin cấp chứng chỉ xuất
xứ trên mạng, với một trong bốn cơ quan có thẩm quyền thuộc hệ thống “Cấp chứng chỉ xuất xứ điện tử”
(ECO), đó là: Phòng thương mại và kỹ nghệ Trung Quốc-Singapore, Liên đoàn kỹ nghệ Singapore, Phòng
thương mại và kỹ nghệ Ấn Độ - Singapore và Phòng thương mại quốc tế Singapore. Được thiết lập vào
tháng 1/2000, hệ thống ECO tối thiểu hoá các dữ liệu mà các thương nhân phải đăng ký. Những thương
nhân có thành tích tốt có thể lập tờ khai hàng năm thay vì phải lập hồ sơ mỗi lần cần có CO. Điều này giúp
họ đỡ phải tốn cả thì giờ lẫn tiền bạc.
Ø Tài chánh và bảo hiểm thương mại trên mạng: Hệ thống tài chính thương mại (TFS) do TDB kết hợp
với một số đơn vị khác để xây dựng, giúp các thương nhân có thể thông qua mạng Internet để thực hiện
một số giao dịch với các ngân hàng như xin cấp tín dụng thư (LC) chẳng hạn. Ngoài ra, hệ thống bảo hiểm
thương mại (TIS) cũng bắt đầu hoạt động từ tháng 3/2000, tạo điều kiện dễ dàng cho việc bảo hiểm hàng
hoá xuất nhập khẩu. Các thương nhân có thể xin cấp bản dự kê giá từ các hãng bảo hiểm và trả lời qua
Internet. Việc mua bảo hiểm cho hàng hoá nay đã thuận lợi hơn.
Tháo gỡ phần lớn các biện pháp kiểm soát để khuyến khích thương mại điện tử: Ngày nay, các thương
nhân Singapore quan tâm nhiều hơn vào độ tin cậy của các thông tin thương mại và dữ liệu kinh doanh
phổ biến trên mạng Internet. Sự giảm thiểu hay giải toả những biện pháp kiểm soát sẽ góp phần phát triển
nền thương mại Singapore trong chiều hướng giao thương với nước ngoài.
Tuy nhiên những cải tiến trên không có nghĩa là Nhà nước Singapore đã dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp
kiểm soát hàng xuất nhập khẩu. Vì thế các thương nhân Việt Nam giao dịch với thị trường Singapore cũng
cần nắm danh mục những mặt hàng đặt dưới chế độ kiểm soát nhập khẩu của nước này.
Mậu dịch hai chiều Singapore – Việt Nam (so với tổng trị giá giao dịch của SGP)
Kim ngạch thương mại 2 chiều Singapore – Việt Nam năm 2002 (theo thống kê của Singapore): 5.255,6
triệu S$ (đô-la Singapore) (Việt Nam là bạn hàng thứ 17/100 nước).
Ø Kim ngạch xuất khẩu năm 2002 của Việt Nam: S$ 1.526,4 triệu. Các mặt hàng xuất khẩu chính của
Việt Nam là: dầu thô, gạo, hạt tiêu, hải sản, giày dép các loại, hàng dệt – may, hàng công nghiệp, cà phê,

lạc nhân, hàng rau quả và nước uống công nghiệp.
Ø Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam năm 2002: S$ 3.729,2 triệu. Các mặt hàng nhập khẩu chính của
Việt Nam là: xăng dầu, hóa chất, nguyên liệu thuốc lá, máy móc thiết bị và phụ tùng, nguyên liệu cho
ngành công nghiệp, phân bón, hàng tiêu dùng khác…
Theo đánh giá của ông Toh Hock Ghim, Đại sứ Singapore tại Việt Nam, hai mặt hàng của Việt Nam có
triển vọng trên thị trường Singapore là hàng thủ công và đồ gỗ. Bên cạnh đó, các mặt hàng nông sản, hải
sản, hàng hoá sử dụng trong gia đình, do có truyền thống sản xuất đạt chất lượng yêu cầu nên trong
tương lai, Singapore vẫn có thể tiếp tục nhập khẩu từ Việt Nam. Một điểm không kém phần quan trọng mà
các doanh nhân Việt Nam cũng không thể bỏ qua, đó là do vị trí địa lý và nhiều thế mạnh về kinh tế,
Singapore đang là một trung tâm thương mại quốc tế và hậu cần của khu vực. Nhiều nước trong khu vực
đã sử dụng các thương cảng, phi cảng và nhà kho của Singapore để xuất khẩu sản phẩm của họ cho thị
trường thế giới. Việt Nam có những điều kiện thuận lợi để tận dụng những thế mạnh đó của Singapore,
người bạn hàng lớn của các doanh nhân Việt Nam, hầu đẩy mạnh các hoạt động giao thương của mình
với thế giới bên ngoài.
Ngoài ra, Singapore còn là thị trường xuất nhập khẩu hoàn toàn tự do, 96% hàng hóa xuất nhập khẩu
không có thuế (thuế suất = 0); Chính phủ không sử dụng những rào cản như biện pháp hạn chế thương
mại; cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu (như thanh toán, trọng tài thương mại,
cảng khẩu …) rất thuận lợi cho nhà xuất nhập khẩu.
2. Campuchia
Thông tin chung thị trường
Campuchia là nước đang phát triển theo hướng kinh tế thị trường. GDP năm 2001 ước tính khoảng 3,2 tỷ
USD), đạt 257 USD bình quân đầu người, nằm ở mức thấp nhất trên thế giới.
Ø Diện tích : 181.035 km
2
Ø Dân số : 12 triệu người
Ø Kim ngạch xuất nhập khẩu: 2.759 triệu USD (năm 2002)
Ø Kim ngạch xuất khẩu: 1.420 triệu SUD (năm 2002). Các mặt hàng xuất khẩu chính của Campuchia:
may mặc và da giày (đạt 1.250 triệu USD năm 2002).
Ø Kim ngạch nhập khẩu: 1.339 triệu USD (năm 2002)
Với một cơ sở hạ tầng lạc hậu xuống cấp, công nghiệp nghèo nàn, nền kinh tế Campuchia chủ yếu dựa

vào hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu. Lượng nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ của Campuchia năm 2000 lên
tới 1,5 tỷ USD trong đó phần lớn là sản phẩm tiêu dùng, sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được một phần
rất nhỏ cho thị trường tiêu dùng nội địa. Nhập khẩu chủ yếu là các mặt hàng giá rẻ, từ các nước láng giềng
do hoạt động buôn lậu.
Campuchia là quốc gia rất nghèo với khu vực kinh tế tư nhân kém phát triển. Campuchia cũng có tiềm
năng về thị trường trong một số lĩnh vực nhưng với mức độ đầu tư trong nước và nước ngoài thấp cộng
với việc thiếu khả năng về tài chính nên tiềm năng vẫn chỉ là tiềm năng. Quỹ đầu tư công cộng của
Campuchia hiện nay vẫn phụ thuộc phần lớn vào sự trợ giúp từ bên ngoài và khoản trợ giúp này chiếm
khoảng 14,6% GDP.
Cơ cấu kinh tế:
Nông nghiệp: lĩnh vực nông nghiệp gồm trồng trọt, chăn nuôi, khai thác rừng sử dụng hơn 75% lao động
của Campuchia. Theo MEF tỷ trọng nông nghiệp đóng góp cho GDP giảm từ 42% năm 1996 xuống 37%
năm 1999. Năm 2000 tỷ trọng này chỉ còn 32%, xu hướng trên phản ánh mức tăng trưởng của ngành may
mặc và du lịch. Vụ mùa bội thu năm 1999 đã góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng hơn, mặc
dù lũ lụt và hạn hán năm 2000-2001 xảy ra liên tiếp nhưng sản lượng lương thực vẫn tương đối ổn định.
Với diện tích canh tác rộng lớn, lượng mưa nhiều, gần với các thị trường quan trọng Thái Lan và Việt Nam,
Campuchia có nhiều tiềm năng phát triển cho lĩnh vực nông nghiệp. Có một số dự án đang thực hiện việc
trồng các loại cây công nghiệp như cọ, điều, cà phê, trà và rau quả. Tuy nhiên do không nhận thức được
các tiềm năng phát triển của nông nghiệp nên trong thực thế Campuchia vẫn phải nhập rau quả từ các
nước láng giềng. Chính phủ Campuchia đã nhận thức được tiềm năng phát triển, vai trò quan trọng của
việc phát triển nông nghiệp và đã chỉ thị tăng cường ngân sách cho Bộ Nông Lâm Ngư. Các yếu tố hạn
chế việc phát triển sản xuất nông nghiệp gồm: quyền sở hữu đất đai không rõ ràng, thiếu các công trình
thuỷ lợi phục vụ nông nghiệp, hệ thống giao thông nông thôn chưa phát triển, công tác tiếp thị chưa có hiệu
quả, kỹ thuật canh tác thấp, các dịch vụ hỗ trợ cho nông nghiệp còn hạn chế.
Dịch vụ: Năm 1999 ước tính thu nhập từ lĩnh vực dịch vụ chiếm 37% GDP, năm 2000 là 38%. Theo dự
báo của Chính phủ lĩnh vực này sẽ tiếp tục tăng mạnh và sẽ chiếm khoảng 45% GDP vào năm 2002.
Trong đó thương mại, giao thông, bưu chính viễn thông và du lịch là các yếu tố chính chiếm trên 50%. Du
lịch Campuchia chủ yếu dựa vào lượng du khách tới tham quan quần thể đền ANGKOR ở tỉnh Xiêm Riệp
miền tây bắc đất nước. Với hệ thống khách sạn cũ, mạng lưới dịch vụ cho du khách vẫn chưa phát triển.
Theo thống kê của Tổng Cục Du lịch, lượng khách tới Campuchia năm 2000 tăng 26% so với năm 1999 và

dự kiến tăng 35% cho năm 2001-2002 nếu không có sự kiện 11-9. Lượng khách du lịch đến Campuchia
trong năm 2001 thực tế chỉ tăng 16% so với năm 2000. Tổng Cục Du lịch hy vọng số du khách tới
Campuchia sẽ tăng và đạt mức 1 triệu người vào năm 2003. Ngành du lịch được coi là một trong những
ngành có triển vọng nhất đối với nền kinh tế Campuchia, với tiềm năng lớn cả về thu hút ngoại tệ và thu
nhập. Ngành này đang được luật đầu tư ưu đãi.
Công nghiệp: Sự tăng trưởng công nghiệp đã chiếm ưu thế bởi việc tăng các xí nghiệp may mặc. Hàng
xuất khẩu dệt may sang thị trường Mỹ tăng 43%, từ 515 triệu USD năm 1999 tới 736 triệu USD năm 2000;
xuất khẩu sang Mỹ đạt 793 triệu USD năm 2001. Hàng xuất khẩu may mặc của Campuchia đạt 1,1 tỷ năm
2001, tăng 13 % so với năm 2000 trong đó lượng xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu tăng chiếm 38%.
Xây dựng cũng là một ngành chủ lực trong lĩnh vực công nghiệp, chiếm 1/3 các hoạt động công nghiệp
mặc dù năm 1999 chỉ tăng ở mức 4,9%. MEF dự kiến lĩnh vực này sẽ tăng 12% trong những năm tới. Tuy
nhiên số dự án được phê chuẩn cho năm 2001 giảm 5% so với năm 2000. Việc nhập khẩu xi măng trong
11 tháng đầu năm 2001 tăng 8% so với cùng kỳ năm 2000, sắt nhập khẩu giảm 8%, điều này phản ánh
khả năng yếu kém của Chính phủ trong việc thu thập thông tin thị trường. Xi măng chiếm 90% giá trị vật
liệu xây dựng nhập khẩu năm 2001. Tuy nhiên những dự án về xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng văn
phòng, nhà ở và khôi phục lại công trình cũng cần cho phát triển lĩnh vực này.
Quan hệ thương mại Campuchia - Việt Nam
Trước năm 1999 hàng Việt Nam chiếm khoảng 4-10% thị phần Campuchia, hiện nay có nhiều doanh
nghiệp Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường Campuchia. Theo đánh giá của Tổng Lãnh sự quán
Campuchia thị phần hàng Việt Nam đã chiếm từ 45-50%. Hàng và sản phẩm dịch vụ của Việt Nam càng
ngày càng phong phú và đa dạng như hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, xây dựng hạ tầng, năng lượng,
điện và điện tử .v.v.
Bảng 2: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam với Campuchia

×