Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến cao lanh cosevco 11 quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 113 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM
---------------o0o---------------

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY
CHẾ BIẾN CAO LANH COSEVCO 11
QUẢNG BÌNH

NGÀNH: KINH TẾ XÂY DỰNG
HỆ: CHÍNH QUY

SVTH: Diệp Thái Duy
MSSV: 7091140007

KON TUM, THÁNG 12/NĂM 2014
i


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM
---------------o0o--------------Dán ảnh, đặt
trong bìa lót.

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY
CHẾ BIẾN CAO LANH COSEVCO 11
QUẢNG BÌNH
NGÀNH: KINH TẾ XÂY DỰNG


HỆ: CHÍNH QUY

SVTH: Diệp Thái Duy
MSSV7091140007
GVHD 1: TS. Đặng Văn Mỹ
GVHD 2: KTS. Lê Hoàng Thanh Hải

KON TUM, THÁNG 12/NĂM 2014
ii


LỜI CẢM ƠN
Kính thưa q Thầy cơ giáo !
Trải qua thời gian 4.5 năm học tập trên ghế giảng đường trường đại học em
không những đã được thầy cô truyền thụ những bài học, những kiến thức chun mơn,
mà cịn cả những kinh nghiệm quý báu và đạo lý làm người, giúp em ngày một hoàn
thiện bản thân. Những điều đó sẽ khơng có được nếu khơng có sự quan tâm, ủng hộ
của gia đình, sự sẻ chia của bè bạn và đặc biệt là những kiến thức quý báu của các
thầy cô Khoa Quản lý dự án và các khoa khác. Đó chính là nền móng để em có thể tự
tin bước tiếp trên con đường sự nghiệp trong tương lai.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
Thầy: TS. Đặng Văn Mỹ
: Giáo viên hướng dẫn kinh tế
Thầy : KS. Lê Hoàng Thanh Hải
: Giáo viên hướng dẫn kiến trúc
cùng những thầy cô đã giảng dạy em trong suốt thời gian em theo học tại trường.
Dẫu những ngày tháng làm đồ án tốt nghiệp đã cho em cơ hội để hiểu rõ và có
cái nhìn hồn thiện hơn về ngành học đang theo đuổi, bản thân em vẫn còn nhiều hạn
chế trong lần đầu vận dụng tất cả những kiến thức được học vào đồ án, nên khó tránh
khỏi những sai sót. Kính mong q thầy cơ góp ý và chỉ dẫn để em bổ sung kiến thức

của mình, làm hành trang có thể tiếp bước trên con đường sự nghiệp sau này.
Một lần nữa, em xin kính gửi đến các Thầy cơ giáo lịng biết ơn và tơn kính sâu
sắc. Tình cảm ấy sẽ đọng mãi trong suốt chặng đường sự nghiệp sau này. Em xin kính
chúc các thầy cơ cùng gia đình sức khỏe, hạnh phúc và thành công.
Kon Tum, 12 tháng 12 năm 2014
Sinh viên
Diệp Thái Duy

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................i
MỤC LỤC ......................................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... vii
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
PHẦN THỨ HAI: LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN CAO
LANH COSSEVSO 11...................................................................................................3
CHƯƠNG 1 : SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ ............................................................3
1.1 XUẤT XỨ VÀ CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ HÌNH THÀNH DỰ ÁN ......................3
1.2 CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN, KINH TẾ XÃ HỘI LIÊN QUAN
ĐẾN DỰ ÁN ...................................................................................................................4
1.2.1 Điều kiện tự nhiên ..................................................................................................4
1.3 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN ...............................11
1.4 PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG ..................................................................................12
1.4.1 Các loại dự báo .....................................................................................................12
1.4.2 ỨNG DỤNG CỦA SẢN PHẨM CAO LANH ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG TRONG
NƯỚC. ...........................................................................................................................14
1.5 MỤC TIÊU ĐẦU TƯ ..............................................................................................22
1.6 SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ ĐẦU TƯ ...........................................................23

CHƯƠNG 2: HÌNH THỨC ĐẦU TƯ, CƠNG SUẤT CỦA DỰ ÁN ..........................24
2.1 PHÂN TÍCH CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ ...........................................................24
2.2 PHÂN TÍCH CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP CHO DỰ ÁN .......................25
2.3 LỰA CHỌN HÌNH THỨC ĐẦU TƯ VÀ LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP CHO
DỰ ÁN ..........................................................................................................................27
2.4 PHÂN TÍCH CƠNG SUẤT THÍCH HỢP ..............................................................27
CHƯƠNG 3 : CHƯƠNG TRÌNH SẢN XUẤT VÀ CÁC YÊU CẦU ĐÁP ỨNG ......30
3.1 Cơ cấu sản phẩm.....................................................................................................30
3.2 Đặc tính sản phẩm ..................................................................................................30
3.2.1. Cao lanh thơ: ...................................................................................................30
3.2.2. Bột cao lanh thô: ................................................................................................ 30
3.2.3. Bột cao lanh lọc: .................................................................................................30
3.2.4. Bột cao lanh lọc: ..................................................................................................31
3.2.5. Cát gốm sứ: ..........................................................................................................31
3.2.6. Cát xây dựng:.......................................................................................................31
3.3 NHU CẦU ĐÁP ỨNG: ..........................................................................................31
3.3.1. Nhu cầu nguyên liệu : ..........................................................................................31
3.3.2. Chất keo tụ : ........................................................................................................32
3.3.3. Nhu cầu điện năng : ...........................................................................................32
3.3.4. Nhu cầu về nước ................................................................................................ 33
3.3.5 Nhu cầu nhiên liệu: ...............................................................................................34
3.3.6. Giao thông vận tải và liên lạc: ............................................................................34
CHƯƠNG 4 : PHƯƠNG ÁN ĐỊA ĐIỂM .....................................................................35
4.1. Giới thiệu địa điểm. ..............................................................................................35
4.2. Phương án địa điểm. .............................................................................................35
CHƯƠNG 5 : CÔNG NGHỆ VÀ KỸ THUẬT ............................................................38
5.1 CÔNG NGHỆ DỰ ÁN ............................................................................................38
iv



5.1.1. Định hướng công nghệ chế biến .........................................................................38
5.1.2 Mô tả cơng nghệ ..................................................................................................39
5.2 THIẾT BỊ CƠNG NGHỆ ........................................................................................44
5.2.1. Khâu hồ tách ......................................................................................................44
5.2.2. Khâu phân cấp ....................................................................................................46
5.2.3. Khâu lắng đọng ....................................................................................................46
5.3 DANH MỤC THIẾT BỊ ..........................................................................................50
CHƯƠNG 6: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ....................53
6.1 PHƯƠNG ÁN TỔNG MẶT BẰNG VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN ..................53
6.1.1 Phương án 1 ..........................................................................................................53
6.1.2 Phương án 2 ..........................................................................................................54
6.2 XÁC ĐỊNH TIÊU CHUẨN CẤP HẠNG CƠNG TRÌNH .....................................55
6.3 GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC, GIẢI PHÁP KẾT CẤU ...............................................56
6.3.1 Giải pháp kiến trúc, kết cấu chính ........................................................................56
6.3.2 Diện tích các kho bãi. ...........................................................................................56
6.4 KHỐI LƯỢNG XÂY DỰNG CHỦ YẾU ...............................................................61
6.5 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ .........62
6.5.1. Bụi .......................................................................................................................62
6.5.2 Chất thải rắn..........................................................................................................63
6.6 CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT ...............................................................................63
6.6.1. Hệ thống cung cấp điện .......................................................................................63
6.6.2 Giải pháp hệ thống cấp nước ................................................................................64
6.6.3. Giải pháp hệ thống thoát nước ...........................................................................65
6.6.4. Giải pháp phòng cháy chữa cháy.........................................................................65
6.6.5. Giải pháp về hệ thống chống sét..........................................................................66
CHƯƠNG 7 : GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG .................................................67
7.1 Đánh giá tác động của dự án đối với môi trường ....................................................67
7.1.1 Tác động đến môi trường trong giai đoạn thi công ..............................................67
7.1.2 Tác động đến môi trường trong giai đoạn quá trình dự án đi vào hoạt động .......68
7.2 Giải pháp bảo vệ môi trường ...................................................................................69

7.2.1 Trong giai đoạn thi công.......................................................................................69
7.2.2 Trong giai đoạn khai thác sử dụng .......................................................................70
7.3 Các chương trình thực hiện quản lý mơi trường .....................................................72
CHƯƠNG 8 : .................................................................................................................73
BỐ TRÍ LAO ĐỘNG VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN ........................................73
8.1 TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ KHAI THÁC .....................................................73
8.1.1. Sơ đồ sản xuất kinh doanh ...................................................................................73
8.1.2. Cơng tác đồ tạo huấn luyện tổ chức bộ phận sản xuất: .....................................74
8.1.3. Công tác tổ chức tiêu thụ: ...................................................................................74
8.2 BỐ TRÍ NHÂN LỰC ..........................................................................................74
8.2.1. Biên chế lao động bộ phận gián tiếp để phục vụ và điều hành sản xuất: .....74
8.2.2 Bộ phận sản xuất trực tiếp : ..................................................................................75
8.2.3 Trả lương lao động cho công nhân viên ...............................................................75
8.2.4 Các chính sách quản ký và khuyến khích lao động. .............................................76
8.3 Tiến độ chi tiết thực hiện đầu tư .............................................................................79
8.3.1. Lập kế hoạch đấu thầu: ........................................................................................79
8.3.2 . Xác định chủ đầu tư dự án ..................................................................................81
CHƯƠNG 9: NGUỒN VỐN VÀ QUY MÔ NGUỒN VỐN CHO DỰ ÁN ................82
v


9.1. Xác định tổng mức đầu tư cho dự án......................................................................82
9.1.1. Cơ sở xác định .....................................................................................................82
9.1.2. Phương pháp xác định tổng mức đầu tư ..............................................................82
9.1.3. Tính tốn tổng mức đầu tư cho dự án ..................................................................83
9.2. Xác định quy mô vốn cho dự án .............................................................................86
CHƯƠNG 10 : ...............................................................................................................88
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN .................................................88
10.1 Xác định chi phí sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm: .................................91
10.1.1. Xác định chi phí sản xuất kinh doanh. .............................................................91

10.1.2. Xác định giá thành sản phẩm............................................................................92
10.2 Xác định doanh thu ................................................................................................ 94
10.3 Dự trù lỗ lãi: ..........................................................................................................95
10.4 Đánh giá hiệu quả tài chính: ..................................................................................96
10.5. Phân tích an tồn tài chính: ..................................................................................96
10.5.1. An tồn về nguồn vốn: ......................................................................................97
10.5.2. An toàn về trả nợ : .............................................................................................97
10.6. Phân tích độ nhạy về tài chính:.............................................................................98
10.7 Phân hiệu quả kinh tế xã hội cho dự án: ................................................................ 99
CHƯƠNG 11: ..............................................................................................................101
HÌNH THỨC QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN MỐI QUAN HỆ
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN ......................101
11.1
HÍNH THỨC QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN ..........................................101
11.1.1 Phân tích các hình thức quản lý thực hiện dự án ...........................................101
11.1.2 Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án ...................................101
11.1.3 Hình thức chủ nhiệm điều hành dự án .............................................................101
11.1.4 Hình thức chìa khố trao tay ............................................................................101
11.1.5 Hình thức tự thực hiện dự án ...........................................................................102
11.1.6 Lựa chọn hình thức quản lý thực hiện dự án phù hợp .....................................102
11.1.7. Dự trù chi phí cho ban quản lý dự án ..............................................................102
11.2 . MỐI QUAN HỆ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN ĐẾN
DỰ ÁN 103
PHẦN THỨ BA ..........................................................................................................104
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................104
KẾT LUẬN .................................................................................................................104
KIẾN NGHỊ .................................................................................................................105
TÀI KIỆU THAM KHẢO...........................................................................................106

vi



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng thành phần hoá của cao lanh thơ ............................................................................7
Bảng thành phần hố của cao lanh lọc ............................................................................7
BẢNG TỔNG HỢP CÁC YÊU CẦU TRÊN ...............................................................34
Bảng 8.1. Lương nhân viên ...........................................................................................77

vii


PHẦN MỞ ĐẦU
Trong mấy chục năm qua, đất nước ta đã có rất nhiều thay đổi quan trọng trọng
nền kinh tế. Từ một nền kinh tế bao cấp, đến nay đã phát triển thành nền kinh tế thị
trường, định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước, có sự tham gia của
nhiều thành phần kinh tế. Cùng với sự đổi mới của đất nước kinh tế đầu tư xây dựng là
một trong những ngành quan trọng được nhà nước định hướng và khuyến khích phát
triển mở rộng.
Đầu tư xây dựng là quá trình sử dụng vốn đầu tư nhằm tái sản xuất giản đơn và
tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế nói chung, của địa
phương, của ngành xây dựng cũng như các ngành khác thông qua việc xây dựng cơ sở
vật chất kỹ như hoạt động xây nhà cửa, cấu trúc hạ tầng, mua sắm lắp đặt máy móc
thiết bị, tiến hành cơng tác xây dựng cơ bản khác và thực hiện các chi phí phục vụ cho
một chu kỳ hoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thuật này.
Do đó, đối với nền kinh tế, hoạt động đầu tư xây dựng là một lĩnh vực hoạt động
nhằm tạo ra và duy trì sự hoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế.
Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, hoạt động đầu tư là một bộ phận trong
hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tăng thêm cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, và vì
thế, là điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ của các doanh nghiệp.
Quá trình đầu tư xây dựng được thể hiện qua các dự án đầu tư. Vậy dự án đầu tư

là gì? Dự án là tổng thể các chính sách, hoạt động và chi phí liên quan với nhau được
hoạch định nhằm đạt được những mục tiêu nào đó trong một thời gian nhất định. Hay
ta có thể hiểu dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn
để tạo mới, mở rộng hoặc chỉ tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được những
sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm
hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định (chỉ bao gồm hoạt động trực tiếp)
Dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết của một công cuộc đầu tư
sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội, làm tiền đề cho các quyết định đầu tư và
tài trợ. Dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động và chi phí cần thiết, được bố trí theo
một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xây dựng để tạo mới, mở rộng
hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định
trong tương lai.
Dự án đầu tư là một trong những công cụ thực hiện kế hoạch kinh tế của doanh
nghiệp, của ngành, của địa phương và của cả nước, nhằm biến kế hoạch thành hành
động cụ thể và đem lại lợi ích kinh tế _xã hội cho đất nước, lợi ích tài chính cho nhà
đầu tư
Cùng với sự phát triển của cả nước tỉnh Quảng Bình đẩy mạnh cơng nghiệp hoá,
hiện đại hoá, huy động và khai thác tốt nguồn nội lực, tích cực thu hút và sử dụng có
hiệu quả nguồn lực từ bên ngồi, nâng cao nhịp độ và chất lượng tăng trưởng trong
1


từng ngành, từng lĩnh vực, từng vùng và địa phương bảo đảm cho nền kinh tế - xã hội
phát triển mạnh mẽ. Tiếp tục tổ chức, sắp xếp lại sản xuất, sử dụng có hiệu quả các cơ
sở cơng nghiệp hiện có, phát triển những ngành có lợi thế có thị trường, có ưu thế về
lao động, về tài nguyên của tỉnh. Hướng chính là phát triển cơng nghiệp chế biến nông
- lâm - thủy sản, công nghiệp vật liệu xây dựng, khuyến khích cơ sở sản xuất hàng
xuất khẩu, sử dụng cơng nghệ tiến tiến.
Hơn nữa Quảng Bình là tỉnh có nguồn nguyên liệu cao lanh lớn dễ khai thác,
nguồn lao động dồi dào. Đây chính là điều kiện cần và đủ để thành lập một nhà máy

sản xuất cao lanh ở đây. Như vậy rất phù hợp với nhu cầu thị trường và đồng thời phù
hợp với chính sách của tỉnh và nhà nước .
Nhìn thấy được những tiềm năng đó cơng ty gốm sứ COSEVCO 11 dự kiến
đầu tư xây dựng nhà máy chế biến cao lanh COSEVCO 11 tại xã Lộc Ninh, thành phố
Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình nhằm đem lại lợi ích kinh tế xã_hội cho đất nước nói
chung và cho tỉnh nhà nói riêng.

2


PHẦN THỨ HAI
LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN CAO LANH COSSEVSO 11
CHƯƠNG 1 :
1.1

SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ

XUẤT XỨ VÀ CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ HÌNH THÀNH DỰ ÁN

Dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến bột cao lanh Cosevco ở xã Lộc Ninh Thành phố Đồng Hới-Tỉnh Quảng Bình với cơng suất 30000 tấn /năm được lập trên
các cơ sở sau:
-Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ_CP ban hành 10/02/2009 của Chính Phủ về
quy chế quản lý đầu tư và xây dựng
-Căn cứ Nghị định số 15/2013/NĐ_CP ban hành 06/02/2013 của Chính Phủ về
quản lý chất lượng cơng trình xây dựng.
-Căn cứ Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ban hành 14/02/2009 của Chính phủ về
quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơng trình.
-Thơng tư số 04/2010/NĐ_CP ban hành 26/5/2010 của Chính phủ về lập và
quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơng trình.

-Quyết định số 957/QĐ-BXD ban hành 29/9/2009 của Bộ xây dựng cơng bố
Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng cơng trình.
-Thơng tư 176/2011/ TT-BTC Hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng
phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng.
-Quyết định số 643/QĐ-BXD ban hành 09/6/2014 V/v ban hành suất vốn đầu tư
xây dựng cơng trình.
-Bản vẽ do cơng ty tư vấn thiết kế
-Đơn giá xây dựng cơng trình tỉnh Quản Bình được cơng bố ở văn bản số
8209/UBND-CN 12/02/2007- Phần xây dựng.
-Đơn giá xây dựng cơng trình tỉnh Quản Bình được cơng bố ở văn bản số
8210/UBND-CN 12/02/2007- Phần lắp đặt.
-Bảng giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng áp dụng Bảng giá ca máy và
thiết bị thi cơng xây dựng cơng trình cơng bố tại văn bản 8211/UBND-CN ngày
12/02/2007.
-Chênh lệch vật liệu theo thông báo giá số 2166/LS-XD-TC ngày 30/11/2009
của Liên sở tài chính- Xây dựng tỉnh quảng bình.
- Căn cứ tờ trình số 09 của công ty gốm sứ Cosevco 11 về việc xin đầu tư xây
dựng nhà máy chế biến cao lanh.
3


- Căn cứ đề án tổ chức và phát triển sản xuất của công ty gốm sứ trong thời gian
tới và kế hoạch lâu dài.
- Căn cứ công văn số 697/TCT của Tổng công ty xây dựng Miền Trung về việc
đồng ý cho công ty gốm sứ Cosevco 11 đầu tư xây dựng nhà máy chế biến bột cao
lanh với công suất 30000/năm
- Căn cứ nhu cầu thị trường tiêu thụ cao lanh trong Tổng công ty cũng như trên
thị trường trong thời gian qua và các năm đến.
- Căn cứ định hướng phát triển của Tổng Công ty xây dựng Miền Trung và qui
hoạch sản xuất vật liệu xây dựng của bộ xây dựng trình Thủ tướng chính phủ phê

duyệt trong giai đoạn 2010 và 2020 tại các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên.
- Căn cứ báo cáo kết quả cơng tác thăm dị, khảo sát mỏ cao lanh Đồng Hới
Quảng Bình
- Căn cứ cơng văn số 384 QĐ/UB của UBND tỉnh Quảng Bình về việc đồng ý
giao nhiệm vụ và quản lý, một phần mỏ cao lanh Đồng Hới cho công ty gốm sứ
Cosevco11
- Căn cứ tiêu chuẩn xây dựng do bộ xây dựng phát hành
- Căn cứ điều kiện, đặc điểm của vị trí xây dựng.
1.2 CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN, KINH TẾ XÃ HỘI LIÊN
QUAN ĐẾN DỰ ÁN
1.2.1 Điều kiện tự nhiên
1.2.1.1.Vị trí địa lý, địa hình:
Tỉnh Quảng Bình có bờ biển dài 116,04km ở phía Đơng và có chung biên giới
với Lào 201,87 km ở phía Tây, có Quốc lộ I A và đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc
Nam, quốc lộ 12 và tỉnh lộ 20, 16 chạy từ Đông sang Tây qua cửa khẩu Quốc tế Cha
Lo và một số cửa khẩu phụ khác nối liền với Nước CHDCND Lào.
Địa điểm xây dựng nằm ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Đây là khu
vực Bắc trung bộ nên có hai mùa rõ rệt. Từ tháng 1 đến tháng 8 là mùa khô và từ tháng
8 đến tháng 12 là mùa mưa, lượng mưa mùa mưa chiếm 70% cả năm.
Mỏ nằm trên địa hình vùng đồi, độ cao tuyệt đối trung bình là 15m, bị chia cắt
yếu bởi một số khe suối cạn và thung lũng hẹp, độ cao trung bình là 4m - 5m
Sát biên giới phía đơng mỏ là đường sắt bắc nam và quốc lộ 11 chạy qua, xa
hơn khoảng 1km là sân bay Đồng Hới, về phía Đông Nam khoảng 5km là cảng Nhật
Lệ và trung tâm thị xã là tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Bình.
Với vị trí này nhà máy rất thuận lợi cho việc cung cấp nguyên, nhiên liệu cũng
như cung cấp sản phẩm cho thị trường.

4



1.2.1.2.Khí hậu:
Quảng Bình nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa và ln bị tác động bởi khí hậu của
phía Bắc và phía Nam và được chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng
3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm 2.000 - 2.300mm/năm. Thời gian mưa tập
trung vào các tháng 9, 10 và 11. Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 với nhiệt độ trung
bình 24oC - 25oC. Ba tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7 và 8.
-Nhiệt độ trung bình hàng năm: 26,8o C
-Độ ẩm trung bình : 84,6%
-Nhiệt độ cao nhất: 41,5o C
-Nhiệt độ thấp nhất: 10o C
-Độ ẩm thấp nhất : 25%
-Lượng mưa trung bình: 2.276 mm/năm
-Số giờ nắng trong năm: 2346 giờ/năm
Về khí hậu, lượng mưa trong năm là tương đối lớn có thể khó khăn cho việc vận
chuyển nguyên liệu .Tuy vậy do nguồn nguyên liệu là lộ thiên rất dễ khai thác và địa
điểm xây dựng gần đường giao thơng nên khó khăn này sẽ khắc phục dễ dàng. Hơn
nữa số giờ nắng trong một năm cũng lớn cân bằng với lượng mưa trong năm. Ngồi ra
ở Quảng Bình về mùa khơ có gió Phơn Tây Nam khơ nóng gây ảnh hưởng đến năng
suất lao động, tâm lý của công nhân, do vậy cần có biện pháp khắc phục nhược điểm
này.
1.2.1.3. Địa hình: Địa hình Quảng Bình hẹp và dốc từ phía Tây sang phía Đơng. 85%
tổng diện tích tự nhiên là đồi núi. Tồn bộ diện tích được chia thành vùng sinh thái cơ
bản: Vùng núi cao, vùng đồi và trung du, vùng đồng bằng, vùng cát ven biển.
1.2.1.4.Nguồn nước:
Nguồn nước dùng cho sinh hoạt và sản xuất đều lấy từ bể nước ngầm. Để phục
vụ cho việc sản xuất và sinh hoạt, dùng giếng khoan bơm lên bể xử lý rồi đưa vào sử
dụng
1.2.1.5.Các điều kiện khác:
Nguồn điện: Hiện nay tỉnh Quảng Bình được cấp điện từ hệ thống điện Quốc
gia, lưới điện 35KV cách tường rào nhà máy khoảng 30 m và nằm về hướng bắc của

khu vực dự kiến xây dựng nhà máy, để phục vụ cho việc cung cấp điện của nhà máy
cần phải xây dựng trạm hạ thế từ 35 KV xuống 0,4 KV
Nguồn nhiên liệu: Các nhiên liệu như dầu mỏ ..v…v được dùng cho các xe
xúc được mua ngay trên thị trường theo định mức của cơng ty
1.2.1.6.Tài ngun:
Khống sản kim loại có nhiều loại q, đặc biệt là khống sản phi kim loại như:
Đá vơi, cát thạch anh, cao lanh có trữ lượng lớn 36 triệu tấn và các khoáng sản phi kim
5


loại khác có điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp sản xuất xi măng, sành sứ,
thuỷ tinh và các loại vật liệu xây dựng khác.
a) Quặng cao lanh
Nguồn nguyên liệu quặng cao lanh lấy tại mỏ cao lanh ở Lộc Ninh -Đồng Hới,
tỉnh Quảng Bình, mỏ có trữ lượng 36,67 triệu tấn, đây là mỏ thuộc loại lớn của nước
ta, mỏ ở dạng lộ thiên dễ khai thác.
Theo quyết định số 384QĐ/UB của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Bình ngày
24/4/1997 cấp cho cơng ty Gốm sứ Cosevco 11 với diện tích mỏ là 10ha, tương đương
với trữ lượng 2.800.000 tấn. Về mặt lý thuyết, với trữ lượng mỏ này đảm bảo cơng ty
có thể khai thác trên 40 năm.
Cao lanh Đồng Hới phân bố trên diện tích rộng 4,6 km2, trong trầm tích
NeOgen-thống dưới(N1) và nằm trên mặt bào mịn của đất đá Eifeli (D2e), các trầm
tích NeOgen thống dưới được chia thành hai tập theo đặc điểm phong hoá và thành
phần thạch học.
- Tập dưới: chủ yếu là cuội sỏi gắn kết yếu, phong hoá yếu, màu đỏ, chứa 1-2
thấu kính, cao lanh nhỏ ít có giá trị công nghiệp.
- Tập trên :Gồm cuội sỏi,cát kết, gắn kết yếu, phân hoá mạnh chứa thân cao lanh
dạng vỉa có giá trị cơng nghiệp bị phân nhánh bởi xen các lớp cuội sỏi, sét dạng thấu
kính, nên được chia thành 3 lớp ở phía Đơng và Đơng Nam mỏ, cịn ở phía Tây và
giữa mỏ thì chung nhập chung.Đặc điểm từ dưới lên của quặng như sau:

+Lớp cao lanh 1:Lớp này duy trì trong tồn mỏ, phần dưới của lớp thường có
màu xám xanh, mức độ phong hố kém hơn.Quặng có màu xám trắng, xám phớt vàng,
phớt hồng. Thành phần thạch học gồm cao lin, cuội sỏi thạch anh được hình thành do
cuội sỏi có thành phần đá phiến Xerixit, đá phiến sét, một ít cuội sỏi cát kết và granite
phong hoá…chiều dày của mỏ bị vát nhỏ về mộ phía, dày nhất là ở trung tâm mỏ, có
chỗ dày đến 46 – 49 m.Trung bình là 30 – 40 m.
+Lớp cao lanh 2: Chỉ phân bố ở phía Đơng Bắc và phía Đơng Nam mỏ. Quặng
thường có màu xám trắng, xám phớt hồng , phớt vàng. Cao lanh lẫn ít cuội sỏi thạch
anh, có chỗ lẫn rất ít hoặc khơng có cuội sỏi. Thành phần thạch học khác lớp 1 là lẫn
chút ít hoặc khơng có cuội sỏi, chiều dày trung bình của lớp 5 – 7m, dày nhất 10–11m.
+Lớp cao lanh 3: Chỉ duy trì ở phía Đơng Nam mỏ, dạng thấu kính, thành phần
thạch học giống lớp 2. Chất lượng quặng không đều, chiều dày trung bình 4 – 5 m, dày
nhất 10 – 11 m
+Phủ trên các trầm tích NaOgen - thống dưới là các trầm tích đệ tứ - thống trên
QIV( hơ lơ xen ) gồm các: Sườn tích, tàn tích và bồi tích.
+Các sườn tích thường có sạn, sỏi,cát lẫn sét, chiều dày 1 – 4 m.
+Các tàn tích gồm: sạn, sỏi, cát sét của NaOgen, chiều dày 1- 2 m.

6


+Bồi tích sơng suối tồn tại trong các thung lũng và đồng bằng, gồm cuội sỏi, cát
thạch anh lẫn ít sét, sét cát, sét đất trồng …Trong các lớp sét có chứa các vỏ sị ốc
nước lợ, hiện đại.
+Chiều dày các trầm tích đệ tứ thay đổi từ vài mét đến 20 – 25m (ở phía đơng
nam khu mỏ), trung bình 10m.
- Các đặc tính của quặng:
Nhằm mục đích xác định thành phần khoáng, hoá, cỡ hạt của quặng và sự biến
thiên của chúng theo vị trí và trạng thái của quặng, ba cơng trình đại diện với 42 mẫu
đã được nghiên cứu về độ mịn theo cách giã đãi, thành phần hoá học theo cấp độ hạt

thành phần khoáng bằng nhiệt vi sai, Rơn gen và các tính chất cơ lý.
+Thành phần khoáng vật:
Kết quả cho thấy các khoáng vật chính trong cao lanh là: kaolinit 40 – 43%;
thạch anh từ 23.8 – 24,3%; Muscovit và hyđromica từ 31 – 33,7%; Các khoáng vật
phụ: Jtorolit từ 2,3 – 2,4%,andaluzit từ 1,6 - 2%.
+Thành phần hoá học:
Việc khảo sát thành phần hoá học cao lanh đã được tiến hành trên hai đối tượng:
nguyên khai và phần dưới và trên các cỡ rây.
Quặng cao lanh nguyên khai của mỏ Đồng Hới có hàm lượng Al 2O3 : 7,18–
19,24%; Fe2O3 : 0,38 – 1,34%; SiO2 : >70%.
Hàm lượng SiO2 có xu hướng giảm nhanh theo cấp độ hạt từ thô đến mịn
Hàm lượng Al2O3 tăng có qui luật từ 1,9 đến 27,84% theo cấp độ hạt từ thô đến
mịn.
Hàm lượng Fe2O3 cũng giảm tuy không nhiều, từ cấp độ hạt từ thô đến mịn.
Các o xít FeO, MgO+CaO, Na2O+K2O có hàm lượng rất thấp (<1%) trong các
cấp độ hạt từ < 0,4mm đến 0,06mm.
lượng mất khi nung (MKN) cũng tăng dần từ cấp độ hạt thô đến hạt mịn, do sự
tăng hàm lượng kaolinit, hyđromica trong các hạt mịn
Qua khảo sát mỏ có chất lượng với các thành phần hố của cao lanh như sau
theo kết quả phân tích tại trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng II
Bảng thành phần hố của cao lanh thơ
SiO2
(%)

Al2O3
(%)

Fe2O3
(%)


TiO2
(%)

CaO
(%)

MgO
(%)

K2 O
(%)

Na2O
(%)

MKN
(%)

74,69

15,58

0,95

0,51

0,45

0,73


2,15

0,13

3,84

Bảng thành phần hố của cao lanh lọc
SiO2
(%)

Al2O3
(%)

Fe2O3
(%)

TiO2
(%)

CaO
(%)

MgO
(%)

K2 O
(%)

Na2O
(%)


MKN
(%)

60,2

25,71

1,14

0,88

0,23

0,18

3,3

0,22

7,46
7


Với tính chất lượng mỏ như trên sản phẩm cao lanh sau khi qua q trình tinh
lọc có thể sử dụng cho các ngành công nghiệp như gốm, cao su và hố chất và các
ngành mỹ phẩm khác.
- Tính chất cơ lý:
+Màu sắc: Cao lanh Đồng Hới chỉ có hai màu chủ yếu là màu phớt vàng,
nhiều cát, ít mi ca ở lớp trên 4m trở lên và màu xám trắng, nhiều cuội thạch

anh và phiến thạch màu canh mềm có lẫn nhiều cát mi ca từ 4m trở xuống.
Qua quá trình tuyển lọc bằng sàng, độ trắng được tăng lên đáng kể. Cao lanh
lọc qua các cỡ rây 0,063 (10.000 lỗ/cm2) và thiết bị tách từ, độ trắng đặt từ 60
– 80%.
+Độ ẩm quặng khi mới lấy từ lỗ khoan dao động từ 13,6 – 20,65%, trung bình
18,22%.
+Thể trọng ướt dao động từ 1,88 - 2,24 g/cm3
+Thể trọng khô dao động từ 1,59 -1,88 g/cm3
+Kết quả đo độ dẻo 33 mẫu cao lanh lọc qua rây 0,056mm cho thấy tính chất
dẻo của sét tăng lên đáng kếo với cao lanh nguyên khai, chỉ số dẻo đạt từ 15,3
– 31,7 %, trung bình 24%, thuộc loại dẻo vừa, đạt yêu cầu của ngành gốm sứ.
Cao lanh màu trắng xám có độ dẻo cao hơn (21,4 – 30,5), có khả năng tạo
hình tốt .
+Mẫu cao lanh sau khi nghiền, ép, sấy khô cho độ bền uốn mộc khá cao. Mẫu
vật liệu nung ở 1220oC có độ co khá lớn(14,4%) có thể đo trong cao lanh có
hàm lượng hyđromica đáng kể
-Phân bố cao lanh theo cỡ hạt:
Theo chỉ tiêu phân cấp hạt quặng khống sét:
+Sỏi sạn: loại hạt có kích thước > 10 đến 2mm
+Cát : loại hạt có kích thước 2 đến 0,1mm
+Bột: loại hạt có kích thước 0,1 đến 0,05mm
+Sét: loại hạt có kích thước < 0,05mm
Cao lanh Đồng Hới thuộc loại nhiều cát mịn. Trong cao lanh nguyên khai tỷ lệ
hạt bột và sét chiếm tỷ lệ trên 50%. Kết quả nghiên cứa trên 33 mẫu phân tích kích cỡ
hạt lấy từ độ sâu khác nhau của cơng trình thăm dò (từ 5 – 20m) cho thấy :
+Cuội sạn sỏi chiếm từ 0% đến 20,2%
+Cát chiếm từ 24,25% đến 69,1%
+Bột chiếm từ 0,05% đến 26,1%
+Sét chiếm từ 34,6% đến 67,72%
- Độ thu hồi cao lanh qua tuyển lọc:


8


Kết quả tuyển lọc qua các cỡ rây 0,4 mm; 0,2mm; 0,1mm và 0,6mm của 33 mẫu
khoan đã xác định độ thu hồi cao lanh như sau:
+Qua rây 0,4 mm : từ 44,05 – 92,77% trung bình 74,69 %
+Qua rây 0,2 mm : từ 41,1 – 85,19% trung bình 69,13 %
+Qua rây 0,1mm : từ 27,21 – 92% trung bình 57,53 %
+Qua rây 0,06mm : từ 33 – 84,85% trung bình 48,49 %
-Phân bố khống theo cỡ hạt:
Qua kết quả nghiên cứu thành phần hoá học của sét qua các cỡ rây cho thấy cao
lanh dưới rây 0,1 và 0,06 mm có chất lượng tương đối tốt. Dưới rây 0,1 mm, cao lanh
có độ thu hồi trung bình 57,53%, Al2O3 trung bình 26,21%, Fe2O3 trung bình 1,2%,
TiO2 trung bình 0,14%, MKN trung bình 9,43%,
Dưới rây 0,06 mm cao lanh có độ thu hồi trung bình giảm xuống 48,49 %, hàm
lượng Al2O3 tăng đáng kể, đạt 29,77%, hàm lượng TiO2 tăng khá lớn đạt tới 1,17%,
hàm lượng Fe2O3 tăng cao đạt 1,57%, hàm lượng MKN tăng không đáng kể (10,81%)
Từ thực tế trên, cao lanh qua tuyển lọc cỡ rây 0,06mm đã được định hướng phục
vụ cho việc chế biến và thực tế như vậy là hợp lý. Nếu rây đến các cỡ hạt nhỏ hơn thì
qui trình lọc phức tạp, thu hồi giảm mà chất lượng không tăng đáng kể. Kết quả cung
cấp cho thấy hàm lượng chất tạp Fe2O3 ở cao lanh không thể không thể giảm bằng
phương pháp rây tới cỡ hạt nhỏ hơn, mà phải qua công nghệ xử ký khác, chẳng hạn
khử từ hoặc tẩy bằng hoá chất .
Kết quả nghiên cứu chất lượng sét cao lanh mỏ Đồng Hới lọc qua cỡ rây 0,06
mm cũng được xem xét, định hướng sử dụng cho ngành công nghệ gốm sứ, vật liệu
chịu lửa, chất độn…
Ngoài cao lanh, qua tuyển lọc ta còn thu được một lượng cát tương đương
khoảng 40 % khối lượng quặng. Lượng cát này có thể làm nguyên liệu cho gốm sứ,
thuỷ tinh, bao bì, gạch silicat, vật liệu xây dựng….

Đánh giá khả năng sử dụng:
- Nguyên liệu gốm :
Cao lanh Đồng Hới sau khi lọc có hàm lượng hạt mịn (<2  m) và độ dẻo cao,
thích hợp để làm nguyên liệu gốm sứ, nhất là gốm mỹ nghệ tạo hình thủ cơng là chủ
yếu. Mẫu sau khi lọc và xử lý có độ trắng 71 – 73 % như kết quả thí nghiệm đã chỉ rõ,
có thể dùng cho gạch granit nhân tạo, clinke xi măng trắng, gốm sứ mỹ nghệ …
Do hàm lượng cỡ hạt mịn quá cao , việc đổ rót sứ vệ sinh sẽ gặp khó khăn,vì
vậy cần phối hợp với một loại cao lanh có thành phần hạt trung bình(2-15,2  m) để bù
trừ

9


- Nguyên liệu giấy:
Mặc dù có sự chuyển đổi nguyên liệu sang đá calcit, công nghệ sản xuất giấy
vẫn đang sử dụng một lượng cao lanh nhất định và mỗi nhà máy có những yêu cầu
chất lượng khác nhau, như đã trình bày ở trên. Dưới đây là ví dụ cụ thể :
Y/c của nhà máy giấy Việt
Trì
Loại A

Loại B

Chất lượng cao lanh Đồng
Hới

Al2O3 (%)

> 30


> 30

> 30

Fe2O3 (%)

< 1

< 1

< 1,5

Độ trắng (%)

70 - 80

70 - 75

60 - 80

Chỉ số

Cỡ hạt rây 10.000
lỗ/cm

Không qui định

100%

Nhược điểm của cao lanh Đồng Hới là hàm lượng Fe2O3 tương đối cao (trung

bình 1,5%)
Nhờ độ mịn cao, độ trắng trung bình, cao lanh Đồng Hới có thể sử dụng làm
chất phủ cho một loại giấy nhất định, khơng có u cầu cao về độ trắng, cịn làm chất
độn thì khơng thích hợp vì hạt mịn sẽ trôi theo nước qua máy xeo ra ngoài, làm giảm
hiệu quả độn .
- Các ngành khác
Nhờ độ mịn cao cao lanh Đồng Hới rất thích hợp trong việc làm chất độn, chất
mang cho ngành cao su, nhựa sơn, mỹ phẩm…
Với gạch chịu lửa, mặc dù nguyên liệu này đạt độ chịu lửa của gạch sa mốt loại
B, nhưng để sản xuất VLCL này người ta thường sử dụng sét chịu lửa có rất sẵn và rẻ
hơn nhiều .
- Sử dụng sản phẩm phụ :
kết quả thăm dò cho thấy phần cát có kích thước > 0,1mm chiếm một lượng lớn
trong quặng. Cát có khả năng dùng làm nguyên liệu gốm, thuỷ tinh, cát xây dựng
đường sá hoặc bê tông nếu được rửa sạch sét
- Trữ lượng: Mỏ cao lanh Đồng Hới nằm trên diện tích 4,6 km2. Trữ lượng của
mỏ được tính theo các chỉ tiêu rây 0,2 mm như sau:
Tổng trữ lượng các cấp A,B ,C của tồn mỏ 30399.000 tấn
Trong đó:
-

Trữ lượng cấp A: 6.209.000 tấn

-

Trữ lượng cấp B: 4.430.000 tấn

-

Trữ lượng cấp C1: 13.973.000 tấn


-

Trữ lượng cấp C2: 5.787.000 tấn
10


Công ty gốm sứ Cosevco 11 được uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình cấp mỏ với diện
tích 10 ha có trữ lượng 2.800.000
-

Trữ lượng cấp A: 1600.000 tấn

-

Trữ lượng cấp B: 1100.000 tấn

-

Trữ lượng cấp C1: 100.000 tấn

Với trữ lượng mỏ được cấp 2800000 tấn và công suất nhà máy 30.000 tấn/năm
thì nhà máy có thể sản xuất được trên 40 năm
1.3

ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN

Trong thời điểm hiện nay, nước ta đang phát triển nền kinh tế nhiều thành phần
dưới sự quản lý của nhà nước.Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp đang cố
gắng cạnh tranh phát triển và hội nhập cùng thế giới. Nhà nước cho phép và khuyến

khích các doanh nghiệp mở rộng, phát triển.
Thực hiện mục tiêu cùng cả nước trong năm vừa qua tỉnh Quảng Bình có các
mục tiêu tổng quát của kế hoạch 5 năm 2005 – 2010 như sau:
Về kinh tế: Tiếp tục tổ chức, sắp xếp lại sản xuất, sử dụng có hiệu quả các cơ sở
cơng nghiệp hiện có, phát triển những ngành có lợi thế có thị trường, có ưu thế về lao
động, về tài nguyên của tỉnh. Hướng chính là phát triển công nghiệp chế biến nông lâm - thuỷ sản, cơng nghiệp vật liệu xây dựng, khuyến khích cơ sở sản xuất hàng xuất
khẩu, sử dụng công nghệ tiến tiến.
Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng, hiệu quả,
khả năng hội nhập của nền kinh tế, tạo sự chuyển biến tiến bộ các lĩnh vực khoa học
công nghệ, giáo dục đào tạo, giải quyết việc làm; cơ bản xoá hộ đói, giảm mạnh hộ
nghèo, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, củng cố
vững chắc quốc phòng an ninh.
Phương hướng phát triển ngành công nghiệp là tiếp tục tổ chức, sắp xếp lại sản
xuất, sử dụng có hiệu quả các cơ sở cơng nghiệp hiện có, phát triển những ngành có lợi
thế có thị trường, có ưu thế về lao động, về tài ngun của tỉnh. Hướng chính là phát
triển cơng nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản, công nghiệp vật liệu xây dựng,
khuyến khích cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu, sử dụng cơng nghệ tiến tiến.
Ngân hàng Quảng Bình đang tập trung vốn cho các chương trình kinh tế trọng
điểm như: kinh tế trang trại, khuyến khích ni trồng thuỷ sản, các dự án chế biến
hàng nông, lâm, hải sản xuất khẩu, các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn, dự án
khai thác, phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng.
Khống sản kim loại có nhiều loại quý, đặc biệt là khoáng sản phi kim loại như:
Đá vơi, cát thạch anh, cao lanh có trữ lượng lớn hơn 36 triệu tấn và các khoáng sản phi
kim loại khác có điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp sản xuất xi măng, sành
sứ, thuỷ tinh và các loại vật liệu xây dựng khác.

11


Tiềm năng về tài nguyên khoáng sản cao lanh ở Quảng Bình chưa được khai

thác một cách có qui mơ, và nhu cầu về cao lanh trong nước đang rất lớn, phải nhập
khẩu ở nước ngoài.
Sản phẩm cao lanh chủ yếu là sản phẩm trực tiếp làm đầu vào cho các ngành
khác như gốm sứ, xi măng, giấy, sơn…các ngành này phát triển rộng khắp trên đất
nước ngay tại tỉnh Quảng Bình cũng đã có hai nhà máy xi măng, một nhà máy gốm
sứ…Do vậy thành lập nhà máy sản xuất cao lanh ở đây là phù hợp với yêu cầu của thị
trường và định hướng phát triển của tỉnh Quảng Bình.
Thêm vào đó ở đây có lực lượng nhân cơng lớn, hệ thống cơ sở dạy nghề Quảng
Bình đã có bước phát triển về chất lượng và số lượng. Trường trung cấp kỹ thuật công
nông nghiệp dạy nghề Quảng Bình hàng năm đào tạo 400 cơng nhân kỹ thuật. Trường
trung học y tế đào tạo khoảng 150 sơ cấp y, dược phục vụ ngành Y tế. Các trung tâm
đào tạo hướng nghiệp dạy nghề đã đào tạo khoảng 1.500 lượt người/năm. Quảng Bình
có nguồn lao động dồi dào với 425.171 người, chiếm khoảng 52,51% dân số, trong đó
lao động nông nghiệp chiếm 66,18%, lao động công nghiệp chiếm 10,4%. Về chất
lượng lao động, theo điều tra dân số thời điểm 1/4/2012 có: 10.720 người có trình độ
từ cao đẳng trở lên, trong đó 4.676 cao đẳng, 6.042 đại học và trên đại học. Lực lượng
lao động đã qua đào tạo gần 33.000 người chiếm 8% số lao động. Với lực lượng lao
động như vậy sẽ đáp ứng nhu cầu về nhân lực khi dự án đi vào hoạt động.
1.4 PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG
Để nắm bắt tình hình thị trường đối với sản phẩm người ta thường sử dụng
phương pháp dự báo nhu cầu trong kinh doanh. Tất cả các quyết định đều phải dựa
trên thông tin, thông tin quyết định phải bao hàm một dự báo cho tương lai. Do vậy, có
thể nói rằng dự báo có tầm quan trọng nền tảng đối với một doanh nghiệp, nhà máy,
mọi kế hoạch và quyết định đều phải dựa trên dự báo số liệu về tương lai. Dự báo về
nhu cầu sản phẩm ngồi việc dùng để đánh giá tài chính dự án, phát triển sản phẩm
bằng các phương pháp điểm hoà vốn, giá trị hiện tại thuần, hoặc hệ số nội hồn, ngồi
ra cịn liên quan đến định vị cơ sở sản xuất, cách thức sản xuất, bố trí mặt bằng sản
xuất và kế hoạch sản xuất.
1.4.1 Các loại dự báo
-Dự báo dài hạn: Tương lai dự báo là nhiều năm(dự kiến xây dựng một cơ sở

mới)
-Dự báo trung hạn : Từ ba tháng đến hai năm(dự kiến thay thế sản phẩm cũ
bằng một sản phẩm mới..)
-Dự báo ngắn hạn : Dự báo cho vài tuần đến(dự kiến nhu cầu cho vài tuần sau
đó của một sản phẩm..)
Có thể dự báo theo nhiều phương pháp nhưng khơng có phương pháp tốt nhất,
tuỳ theo hoàn cảnh để lựa chọn phương pháp dự báo thích hợp. Có ba phương pháp dự
12


báo cơ bản như sau: Dự báo theo xu hướng, dự báo theo nguyên nhân, dự báo bằng
phán đoán.
1.4.1.1 Dự báo theo xu hướng
Dự báo theo xu hướng mang tính nội tại, trong đó người ta khảo sát các số liệu
nhu cầu lịch sử của chính thơng báo cần dự báo và sử dụng chúngđể dự báo cho tương
lai. Dự báo xu hướng bỏ qua ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài, và chỉ quan tâm đến
số liệu quá khứ
1.4.1.2 Dự báo theo nguyên nhân:
Là dự báo nhân quả một trong các phương pháp dự báo định lượng. Trong kinh
tế có nhiều quan hệ nhân quả, trong đó biến đầu tiên( gọi là biến độc lập) thay đổi thì
biến thứ hai(gọi là biến phụ thuộc) sẽ thay đổi .
Khi quan hệ giữa hai biến có dạng tuyến tính ta có thể viết:
Y= a + b*X
Tại mỗi điểm khảo sát ta có thể viết
Y(i)= a + b*X(i) +E(i)
Người ta có thể dùng tiêu chuẩn Min(MAD) hoặc Min(MSE) để xác định các hệ
số a, b của phương trình. Tiêu chuẩn Min(MSE) (phương pháp bình phương tối thiểu)
hay sử dụng hơn.
MSE 


1 n
1 n
2


D
(
t
)

F
(
t
)


Yi  (a  bX i )2 Min
n i 1
n i 1

Biến đổi biểu thức trên rút ra:
n

b

n

n

i 1

n

i 1

n

i 1

i 1

n ( X iYi )   X i Yi
i 1

n X i2  ( X i ) 2

a =M(Yi) – b*M(Xi)
Trong đó:
M(Yi) =

1 n
Yi
n i 1

M(Xi) =

1 n
 Xi
n i 1

Để đánh giá sự phù hợp của đường hồi quy, ta dùng hệ số xác định. Hệ số xác

định thay đổi từ 01, hệ số này càng gần một tức là hầu hết các biến thiên giá trị
quanh giá trị Y bình qn đều được giải thích bởi đường hồi quy, nghĩa là đường hồi
quy thích hợp. Thực tế khi hệ số xác định hơn 0,5 là tốt .

13



n ( XY )   X  Y
Hệ số xác định = 
 n X 2  (  X ) 2 n *  Y 2  ( Y ) 2













2

Để xác định mức độ chặt chẽ trong tương quan của hai biến X và Y ta sử dụng
hệ số r (là căn số của hệ số xác định)
r=


n X

n ( XY )   X Y
2



 ( X ) 2 n Y 2  (  Y ) 2



Hệ số tương quan r thay đổi từ (-1;1)
r=0 : khơng có tương quan giữa hai biến X, Y
r=1 : tương quan đồng biến hồn hảo, khơng có nhiễu.
r= -1: tương quan nghịch biến hồn hảo, khơng có nhiễu
Thực tế r  0,7 là tương quan tốt
1.4.1.3 Dự báo bằng phán đoán:
Là những đánh giá chủ quan, thường dựa trên ý kiến của các chuyên gia.
Phương pháp này gọi là phương pháp định tính hoặc phương pháp chủ quan. Có lúc
khơng có số liệu, có lúc số liệu khơng đáng tin cậy hoặc khơng thích hợp cho tương
lai, khơng thể sử dụng được phương pháp định lượng thì phương pháp phán đoán là
duy nhất. Phương pháp này dựa trên các nguồn thông tin khác nhau. Đáng giá bằng
các phương pháp:
Dựa trên hiểu biết cá nhân
Thông qua hội thảo và thống nhất
Khảo sát thị trường
Phương pháp tương tự lịch sử(sử dụng thông tin lịch sử )
Phương pháp delphi(Tổng kết ý kiến chuyên gia)
So sánh các phương án phán đoán
Dựa trên nhưng phương pháp trên ta áp dụng phân tích nhu cầu cho dự án.

Những năm gần đây, ở nước ta nhu cầu sử dụng cao lanh trong lĩnh vực sản xuất
vật liệu xây dựng rất lớn, khoảng 400.000 tấn/năm. Ngoài ra các ngành sản xuất gốm
sứ, thuỷ tinh... cũng đòi hỏi đầu vào hàng nghìn tấn nguyên liệu cao lanh chất lượng
cao.
1.4.2 ỨNG DỤNG CỦA SẢN PHẨM CAO LANH ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG
TRONG NƯỚC.
1.4.2.1 Định hướng cho sản phẩm.
Hiện nay, nước ta có nhiều cơ sở sản xuất gạch ceramic, granite, sứ vệ sinh có
cơng nghệ tiên tiến, cơng suất lớn, mỗi năm cần có hàng ngàn tấn nguyên liệu cao
lanh. Nhưng đáng tiếc là các cơ sở khai thác, chế biến cao lanh trong nước không đáp
14


ứng được nguồn nguyên liệu chất lượng cao, nên các cơ sở sản xuất gốm sứ phải nhập
khẩu hàng chục nghìn tấn cao lanh mỗi năm từ Pháp với giá 200 USD/tấn. Tình trạng
trên đã khơng đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu sản xuất trong nước
Theo dự báo của ngành xây dựng: Vào năm 2015 - 2020 nhu cầu tiêu thụ cao
lanh cho sản xuất gốm sứ xây dựng cao cấp sẽ tăng gấp hai nhu cầu hiện nay, do đó
vấn đề khai thác và tuyển lọc cao lanh nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu suất
thu hồi và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên càng trở nên cấp bách.
Việt Nam có nguồn nguyên liệu cao lanh phong phú, hiện có 123 mỏ và điểm
quặng cao lanh với tổng trữ lượng khoảng 397,5 triệu tấn; trong đó một số mỏ đã được
đưa vào khai thác 150.000 tấn/năm sau khi tuyển tách là khống chất cơng nghiệp
được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như giấy, vật liệu chịu lửa, thuỷ
tinh, gốm sứ, xi măng, cao su, chất dẻo, dược, hố mỹ phẩm, phân bón, thuốc trừ sâu...
Trong tương lai cao lanh còn được sử dụng trong xử lý nước, sinh hoá, vật liệu
tổ hợp bền nhiệt cho sản xuất ô tô, bê tông nhẹ. Cao lanh trong tự nhiên lẫn nhiều đá
mẹ, các tạp chất hữu cơ và ơxit kim loại, vì vậy cần được tuyển tách mới có các sản
phẩm cao lanh đáp ứng yêu cầu sử dụng. Việc mở rộng sản xuất đã làm tăng ngân sách
cho địa phương, chủ động nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nước và góp phần

thực hiện cơng nghiệp hố và hiện đại hố đất nước.
1.4.2.2 Đặc tính của sản phẩm.
Cao lanh là sản phẩm phong hoá tàn dư của các loại đá gốc chứa trường thạch,
đó là loại khống sản cơng nghiệp quan trọng. Khống vật quan trọng và phổ biến nhất
của cao lanh là cao_li_nit… Tuỳ theo loại đá gốc và điều kiện phong hố, trong cao
lanh có thể có những loại khống sét khác nhau như halloyits, montmorillonit,
ilit…Các loại khoáng cộng sinh trong cao lanh thường là thạch anh, trường thạch,
mica… Do đặc tính của q trình của q trình phong hố và biến chất trao đổi hình
thành các cao lanh tại các mỏ đá gốc là cao lanh nguyên sinh, trong cao lanh ln có
những khống sản cộng sinh này vì vậy người ta cần phải tuyển lọc cao lanh trước khi
sử dụng.
Cao lanh được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành cơng nghiệp khác nhau.
Các lĩnh vực sử dụng chính có thể kể đến là chất độn, chất phủ cho giấy, nguyên liệu
cho ngành gốm sứ, chất độn và chất mang cho cao su, nhựa, sơn, phân bón, thuốc trừ
sâu, phụ gia trong kem đánh răng , bột giặt…
Các đặc tính của cao lanh có được do nguồn gốc và điều kiện hình thành mỏ
quyết định khả năng sử dụng của nó. Các yêu cầu kỹ thuật đối với cao lanh làm chất
phủ giấy, chất độn cho vật liệu các loại và cao lanh làm gốm sứ rất khác nhau. Vì thế
trước khi đầu tư khai thác và chế biến ta cần nắm vững các đặc tính cơ bản của nguyên
liệu như thành phần khoáng, thành phần hoá, sự phân bổ cỡ hạt, màu sắc_độ trắng
trước và sau khi nung, độ mài mịn, các tính chất lưu biến của mỏ để định hướng công
nghệ chế biến và sử dụng sản phẩm có hiệu quả nhất
15


Từ các đặc tính đó nên cao lanh được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho nhiều
ngành. Cao lanh được sử dụng trong các lĩnh vực sau:
- Công nghiệp dược, mỹ phẩm
- Công nghiệp giấy
- Sản xuất gạch ceramic

- Công nghiệp gốm sứ, vật liệu chịu lửa
- Công nghiệp luyện kim
- Chất tẩy trắng dầu mỡ
- Sứ cách điện
- Tổng hợp Zeolit
Từ nhiều năm nay cao lanh đã được sử dụng trong ngành giấy nhờ những tính chất lý
học phù hợp với khoáng cao linit. Cụ thể trong ngành sản xuất giấy cao lanh được sử
dụng làm chất phủ hoặc làm chất độn. Các đặc tính quan trọng nhất dùng làm chất phủ
là sự phân bổ cỡ hạt khả năng phân tán tính lưu biến, độ bền của màng tính hút mực.
Trong đó hai u cầu quan trọng nhất là có độ mịn và độ trắng cao. Các đặc tính để
làm chất phủ là chúng tăng sự mờ đục, nâng cao độ sáng, độ nhẵn hay tính hồn thiện
tính hút mực và khả năng in, thêm vào đó các chất sét độn để cải thiện bề ngồi cũng
như tính hút và làm tăng mật độ của giấy.
Đối với ngành gốm sứ cao lanh, Các chuyên gia khẳng định rằng Việt Nam có nhiều
mỏ khống sản chất lượng cao, có thể sản xuất men và màu cho sản xuất gốm sứ. Cả
nước hiện có 123 mỏ cao lanh trữ lượng 640 triệu tấn; 184 mỏ sét đỏ trữ lượng 1130
triệu tấn; 39 mỏ sét trắng trữ lượng 53 triệu tấn; 13 mỏ thạch anh và 20 mỏ cát thạch
anh có tổng trữ lượng 2130 triệu tấn; 25 mỏ dolomit trữ lượng 800 triệu tấn...
1.4.2.3 Ứng dụng.
Việt Nam hiện đang có nhiều doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cao lanh. Nhà
máy sản xuất feldspat Yên Bái công suất 100 ngàn tấn/năm, do tổng công ty thuỷ tinh
và gốm xây dựng liên doanh với cơng ty khống sản n Bái đang cung cấp nguồn
nguyên liệu cao cấp cho sản xuất gạch ốp lát, sứ vệ sinh và kính xây dựng. Nhà máy
sản xuất men frit đầu tiên của Việt Nam tại khu công nghiệp Phú Bài, Thừa Thiên-huế
cũng đã đi vào sản xuất từ 6/2010, công suất giai đoạn đầu là 30000 tấn/năm, đáp ứng
khoảng gần 15% nhu cầu men frit của các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ.
Cao lanh được sử dụng rộng rãi trong các loại sơn nước, như làm chất độn chính
có khả năng che và phủ tốt, làm cho sơn có đặc tính chảy như mong muốn. Cao lanh
cũng được sử dụng trong mực như một chất mang. Cao lanh dùng trong sơn và mực
phải có kích thước mịn và màu sắc thích hợp.

Cao lanh cũng được sử dụng làm chất độn trong cao su vì nó có tính gia cố, làm
tăng độ cứng và có giá trị tương đối rẻ. Độ sáng, kích thước hạt và hàm lượng các chất
có khả năng chống mài mịn cao là những yếu tố kỹ thuật quan trọng của cao lanh làm
chất độn cho cao su. Các tính chất khác cần quan tâm là tính lắng nước và tính hút dầu
16


Cao lanh được dùng trong sản xuất chất dẻo vì nó làm cho bề mặt sản phẩm
nhẵn, giảm co để tránh nứt khi bảo dưỡng, xử lý, che phủ các loại sơn gia cố, làm tăng
độ bền điện môi, cải thiện độ bền tát tác dụng hoá học và lão hố, giúp điều chỉnh đặc
tính chảy
Các sét cao lanh được dùng rộng rãi trong sản xuất chất xúc tác Crackinh và các
sàng phân tử. Ở đây cao lanh cần có hàm lượng sun phát và hợp chất sắt thấp. Cao
lanh khi nung đến nhiệt độ khử hydroxit (khoảng 6000C), mạch silica nhôm sẽ giãn ra
và được sử dụng trong việc chế tạo sàng phân tử.
Trong những năm gần đây, cao lanh được sử dụng ngày càng nhiều làm nguyên
liệu sản xuất sợi gốm làm vật kiệu chịu lửa cách nhiệt trong các lị nung tiết kiệm năng
lượng. Ngồi Baxuit, người ta sử dụng cao lanh làm nguyên liệu sản xuất Al2O3
Một số ngành khác đang sử dụng cao lanh có thể kể đến là: Xi măng trắng, ruột
bút chì, thuộc da, dược phẩm, men gốm, chất tẩy, vữa chịu lửa, mỹ phẩm, dệt.
1.4.2.4 Phân tích yếu tố đầu vào và đầu ra cho sản phẩm.
Ở nước ta trong nhưng năm gần đây ngành công nghiệp gốm xây dựng đang
phát triển mạnh mẽ. Theo kết quả thống kê đến cuối 2004 sản lượng đạt
mức100.000.0002 gạch ốp lát cremic và 3,15 triệu sản phẩm sứ vệ sinh, chỉ riêng lĩnh
vực gốm xây dựng mỗi năm cần đến 400 000 tấn cao lanh và có thể tăng lên vào
những năm sau. Nói chung thị trường và nhu cầu về cao lanh trong nước ta rất lớn,
hiện tại những nhà máy sản xuất cao lanh trong nước chưa đáp ứng đủ nên nhà máy
cao lanh COSEVCO 11 ra đời là góp phần giải quyết nhu cầu thực tế này.
Ở nước ta hiện nay có nhiều vùng có mỏ khống sản cao lanh Cao lanh, đất sét
phân bố rộng, trữ lượng lớn, lộ thiên dễ khai thác và chất lượng cao, có thể sản xuất

được đồ sứ cao cấp như: Ven biển Việt Nam có rất nhiều mỏ cao lanh có giá trị như:
Móng Cái, Đồng Hới, Vĩnh Thực... với trữ lượng từ hàng trăm ngàn tấn đến hàng chục
triệu tấn. cao lanh ở Prenn, Trại Mát(Ðà Lạt)trữ lượng 07 triệu tấn…
Vì thế thị trường cung cấp cao lanh cho các doanh nghiệp cũng rất đa dạng
nhiều vùng, nhiều địa điểm. Các doanh nghiệp có thể lựa chọn nơi cung cấp phù hợp ,
với yêu cầu của sản phẩm và chất lượng yêu cầu.
a ) Thống kê một số nhà máy sản xuất cao lanh uy tín trên thị trường.
Một số nhà máy, doanh nghiệp ra đời sớm và có uy tín trên thị trường theo khảo sát
năm 2013:

17


STT

Nhà máy/ công ty

Địa điểm

Công suất(tấn)

1

Nhà máy tuyển lọc cao lanh Thừa
Thiên Huế

TT Huế

30 000


2

Cơng ty khống sản Hà Nam

Lào cai

40 000

3

Nhà máy khai thác và chế biến cao
lanh Phú Thọ

Phú Thọ

50 000

4

Nhà máy cao lanh Bình Dương

Bình Dương

50 000

5

Các nhà máy khác

100 000


b) Định hướng cho dự án.
Các nhà khoa học thuộc Sở Khoa học - công nghệ TP.HCM vừa nghiên cứu và ứng
dụng thành công chất zeolite X (điều chế từ cao lanh) thành sản phẩm tẩy rửa dầu mỡ
có hiệu quả.
Trong tương lai cao lanh cịn được sử dụng trong xử lý nước, sinh hoá, vật liệu
tổ hợp bền nhiệt cho sản xuất ô tô, bê tông nhẹ. Ứng dụng trong dược phẩm: Cao lanh
là một chất làm loãng viên vi nang và viên thuốc, là chất hấp phụ và tác nhân tạo
huyền phù. Cao lanh đã khử trùng được dùng trong các thuốc đắp nóng. Sau khi khai
thác, cao lanh được nghiền nhỏ, các hạt thô được loại bỏ bằng cách sàng lọc hoặc rửa
lắng. Các tạp chất (ví dụ magiê và canxi cacbonat) cũng phải được loại bỏ bằng
phương pháp tách điện từ và axit. Trước khi sử dụng, cao lanh phải được khử trùng ở
nhiệt độ trên 160oC(thời gian khử trùng ít nhất là 1 giờ) để loại bỏ các vi sinh vật có
hại trong đất sét. Cao lanh trong tự nhiên lẫn nhiều đá mẹ, các tạp chất hữu cơ và ôxit
kim loại, vì vậy cần được tuyển tách mới có các sản phẩm cao lanh đáp ứng yêu cầu sử
dụng.
Công ty gốm sứ Quảng Bình nay là cơng ty cổ phần COSEVCO11 được uỷ ban
nhân dân tỉnh Quảng Bình giao quyền khai thác, quản lý và bảo vệ phần mỏ cao lanh
Đồng Hới ngày 24 tháng 4 năm 1997. Từ đó đến nay công ty đã khai thác dùng cho
công nghiệp sản xuất gốm sứ của công ty và bán cho một số công ty như công ty xây
dựng số 6 ở Vinh, Cơng ty thạch bàn ,cơng ty hố chất Đà Nẵng công ty sứ Thiên
Thanh .. với phương pháp khai thác thủ công. Trước đây công ty cũng cấp một số sản
phẩm ở dạng lọc có nghiền hoặc khơng nghiền. Công nghệ áp dụng là loại thô sơ, thủ
công theo các cách như sau:
Cao lanh được khai thác đổ thành đống trên sân đất cứng có lưới chắn, sau khi
đưa vào ngâm trong bể hoà tách và khuấy đảo bằng máy khuấy, phần huyền phù được
tháo ra theo đường dích dắc để lắng gạn loại chất hữu cơ, cát, đất, đá sau đó được loại
và thải ra. Huyền phù cao lanh được tự lắng trong bể, sau đó tháo phần nước bên trên.
18



×